Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 2017<br />
MỤC LỤC <br />
<br />
TT Nội dung Trang<br />
<br />
I Phần mở đầu<br />
<br />
1 Lý do chọn đề tài 2<br />
<br />
2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 34<br />
<br />
3 Đối tượng nghiên cứu 4<br />
<br />
4 Giới hạn của đề tài 4<br />
<br />
5 Phương pháp nghiên cứu 4<br />
<br />
II Phần nội dung<br />
<br />
1 Cơ sở lí luận 45<br />
<br />
2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu 5 12<br />
<br />
3 Nội dung và hình thức của biện pháp 12 27<br />
<br />
a Mục tiêu của biện pháp 12<br />
<br />
b Nội dung và cách thức thực hiện của các biện pháp 13 24<br />
<br />
́ ̣ ưa cac biên phap<br />
c Môi quan hê gi ̃ ́ ̣ ́ 2425<br />
<br />
Kết quả thu được qua khao nghiêm, gia tri khoa hoc cua vân đê<br />
̉ ̣ ́ ̣ ̣ ̉ ́ ̀ <br />
d 2527<br />
nghiên cưu.<br />
́<br />
<br />
III Phần kết luận, kiến nghị<br />
<br />
1 Kết luận 2728<br />
<br />
2 Kiến nghị 2829<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trần Năng Hiếu Trường Tiểu học Ea Bông <br />
1 <br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 2017<br />
<br />
<br />
Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng<br />
<br />
Giáo dục toàn diện thông qua phong trào “ Xây dựng trường học thân <br />
<br />
thiện, học sinh tích cực”<br />
<br />
I. Phần mở đầu<br />
<br />
1. Lí do chọn đề tài.<br />
<br />
Trường Tiểu học là đơn vị cơ sở Giáo dục bậc Tiểu học bậc học nền <br />
tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường Tiểu học phải có đủ những <br />
tiêu chuẩn cần thiết để đảm bảo chất lượng, hiệu quả giáo dục theo yêu cầu <br />
của từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương nói riêng <br />
và của đất nước nói chung, nhằm đưa nước Việt Nam hội nhập với các nước <br />
trong khu vực và trên thế giới. Trường Tiểu học chính là chiếc nôi văn hoá, ở <br />
đó trẻ em được đảm bảo quyền lợi và các nghĩa vụ của mình, được bảo vệ, <br />
chăm sóc, học tập tu dưỡng, vui chơi, giải trí và phát triển. Nơi đây sẽ giúp <br />
các em có tâm trạng vui vẻ lúc ở nhà, tinh thần thoải mái khi đến trường học <br />
tập và vui chơi đạt kết quả tốt. Tinh thần thoải mái làm cho các em thân thiết <br />
với mọi thành viên trong gia đình, thân thiện với bạn bè và trường lớp, với <br />
thiên nhiên, vui vẻ yêu thích đến trường và tích cực học tập.<br />
<br />
Học sinh Tiểu học rất hồn nhiên, sáng trong như tờ giấy trắng, đa số các <br />
em thích hoạt động, thích được khẳng định mình trước bè bạn, đây là một <br />
nhu cầu bình thường mà mỗi học sinh của chúng ta đều có. Các em cũng rất <br />
thích thi đua, không những vì cá nhân mà còn vì tập thể lớp của trẻ được khen <br />
ngợi, được đánh giá tốt dưới ánh mắt của mọi người. Nhưng để khơi gợi sự <br />
ham muốn đó và tạo cơ hội, điều kiện cho mong muốn của trẻ được phát huy <br />
là một việc để đội ngũ thầy cô giáo chúng ta, người cán bộ quản lý cần phải <br />
suy nghĩ đề ra những giải pháp thích hợp giúp cho các hoạt động của cá nhân <br />
trẻ được đi đúng hướng. Đối với trẻ, mái trường là chỗ dựa tinh thần và bền <br />
vững nhất, tinh túy nhất, tin cậy nhất và có sức hấp dẫn nhất. Vì vậy, chúng <br />
ta phải làm sao cho trẻ thích đến trường học tập và các em thực sự cảm nhận <br />
được rằng: “ Đi học là hạnh phúc và mỗi ngày đến trường là một ngày vui .” <br />
Và nhà giáo chúng ta phải tìm cho được mảnh đất tốt để những ý tưởng sáng <br />
<br />
Trần Năng Hiếu Trường Tiểu học Ea Bông <br />
2 <br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 2017<br />
tạo của trẻ được nảy mầm bén rễ. Lớp học thân thiện, trường học thân thiện <br />
chính là mảnh đất ấy. Nhưng khai phá mảnh đất ấy thế nào để mọi hạt nhân <br />
sáng tạo có thể nảy mầm, thành công bén rễ tốt tươi, đơm hoa kết trái trên đó <br />
thì cần có những con người với một mong muốn cháy bỏng là làm sao cho trẻ <br />
có được môi trường học tập và phát triển nhân cách tốt nhất. Để thực hiện <br />
hóa mong muốn đó, cần nỗ lực cả trong tư duy và hành động của mỗi người <br />
thầy “trồng người” trong xã hội hiện nay.<br />
<br />
Trải qua hơn nửa chặng đường triển khai thực hiện, phong trào thi đua: <br />
“Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực” ở trường chúng tôi đã <br />
đạt được những kết quả khả quan, đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo và sự <br />
đánh giá, ghi nhận của lãnh đạo phòng Giáo dục, của phụ huynh và các cấp. <br />
Hưởng ứng phong trào thi đua, trường chúng tôi đã tổ chức nhiều hoạt động <br />
với những yếu tố đổi mới nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục <br />
nói chung và giáo dục Tiểu học Ea Bông nói riêng. Đó là niềm say mê cháy <br />
bỏng và tất cả tâm huyết của những hiện thực hóa ở mong muốn ấy. Trong <br />
phạm vi bài viết này, tôi xin chia sẻ cùng đồng nghiệp một số kinh nghiệm <br />
thực tế đã áp dụng thành công: “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất <br />
lượng giáo dục toàn diện thông qua phong trào Xây dựng trường học <br />
thân thiện, học sinh tích cực”. Đây thực sự là một ý tưởng mà tôi rất tâm <br />
đắc và nhận thấy có tính khả thi cao. Phong trào vừa là mục tiêu vừa là <br />
phương tiện để người quản lí lãnh đạo tập thể hội đồng Sư phạm làm tròn <br />
nhiệm vụ của mình. Qua thực hành và trải nghiệm thực tế 8 năm ở Tiểu học <br />
Ea Bông, tuy mới khởi đầu nhưng bản thân đã đóng góp những giải pháp để <br />
xây dựng thành công lớp học thân thiện làm tiền đề vững chắc cho trường <br />
học thân thiện tại ngôi trường mà tôi vô cùng yêu quý, đã từng gắn bó và tâm <br />
huyết; Những hoạt động này đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng con <br />
người mới của thế kỷ XXI: Biết sống và biết hợp tác, hình thành nhiều kỹ <br />
năng sống trong thời niên thiếu. Điều đó giúp các em tự tin để phát triển năng <br />
lực, góp phần tạo nên sự năng động trong học tập, sinh hoạt của học sinh <br />
dưới mái trường và trong cuộc sống đời thường. Đây cũng là cơ hội và điều <br />
kiện để nhà quản lí, giáo viên Tiểu học “Trình diễn nghề” của mình.<br />
<br />
2. Mục tiêu và nhiệm vụ.<br />
<br />
a) Mục tiêu<br />
<br />
Trần Năng Hiếu Trường Tiểu học Ea Bông <br />
3 <br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 2017<br />
Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng cơ sở vật chất, thực tế giáo viên, <br />
học sinh trường tiểu học Ea Bông làm căn cứ cho việc tìm kiếm mô hình giải <br />
pháp xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở trường cho những <br />
năm tới. Tạo môi trường trường học Xanh, sạch đẹp, học sinh tích cực, tự tin, <br />
năng động , sáng tạo. Giáo viên hòa đồng, thân thiện.<br />
<br />
b) Nhiệm vụ<br />
<br />
Khảo sát và phân tích thực trạng cơ sở vật chất, thực tế giáo viên, học <br />
sinh trường tiểu học Ea Bông để tìm ra những ưu điểm cần tiếp tục phát huy <br />
và những tồn tại, yếu kém cần khắc phục. Từ đó đưa ra những giải pháp tạo <br />
ra môi trường nhà trường thân thiện <br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu.<br />
<br />
Về các hình thức, biện pháp tạo môi trường dạy học thân thiện tại <br />
trường tiểu học Ea Bông. <br />
<br />
4. Giới hạn của đề tài.<br />
<br />
Môi trường giáo dục tại Trường Tiểu học Ea Bông huyện Krông Ana, <br />
tỉnh Đăk Lắk.<br />
<br />
Từ ngày 28 tháng 11 năm 2015 đến 18 tháng 02 năm 2017.<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu.<br />
<br />
a) Phương pháp luận lý luận<br />
<br />
Vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, <br />
các quan điểm của Đảng, Nhà nước và của ngành về vấn đề Giáo dục và đào <br />
tạo.<br />
<br />
b) Phương pháp cụ nghiên cứu thực tiễn<br />
<br />
Khảo sát thống kê, điều tra xã hội học những số liệu về các đối tượng <br />
nghiên cứu về những vấn đề có liên quan đến đề tài.<br />
<br />
Tiến hành phân tích, tổng hợp, so sánh về các số liệu, các vấn đề có liên <br />
quan đến môi trường, cảnh quan của nhà trường.<br />
<br />
Nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lí giáo viên, học sinh tại trường.<br />
<br />
<br />
Trần Năng Hiếu Trường Tiểu học Ea Bông <br />
4 <br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 2017<br />
II. Phần nội dung<br />
<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
<br />
Ngay từ đầu năm học 20082009, trong thư của Chủ tịch nước Nguyễn <br />
Minh Triết gửi nhân ngày khai giảng đã nhấn mạnh yêu cầu “Ngành giáo dục <br />
cần tiếp tục triển khai mạnh mẽ các chủ trương của Đảng, Nhà nước và của <br />
ngành, đặc biệt là thực hiện tốt chủ đề năm học “Đẩy mạnh ứng dụng công <br />
nghệ thông tin, đổi mới quản lý tài chính và triển khai phong trào xây dựng <br />
trường học thân thiện, học sinh tích cực”, tiếp tục thực hiện cuộc vận động <br />
“Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” <br />
nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”.<br />
<br />
Phong trào thi đua “ Xây dựng Trường học thân thiện – học sinh tích <br />
cực” trong ngành học phổ thông từ năm học 20082009 và giai đoạn 2008<br />
2013 của Bộ giáo dục phát động nhằm xây dựng trường học có chất lượng <br />
giáo dục toàn diện và hiệu quả giáo dục không ngừng được nâng cao. Đó là <br />
sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và cộng đồng xã hội nhằm hướng tới <br />
một môi trường giáo dục an toàn, bình đẳng, thân thiện, hiệu quả, tạo hứng <br />
thú cho học sinh học tập và tham gia các hoạt động khác, góp phần đảm bảo <br />
quyền trẻ em, nâng cao chất lượng giáo dục trên cơ sở tập trung mọi nguồn <br />
lực của nhà trường vì học sinh thân yêu. Phong trào đã và đang thổi luồng gió <br />
mới, tạo thêm sinh khí cho toàn xã hội, cho ngành giáo dục có thêm sức mạnh <br />
để hoàn thành thiên chức “trồng người” của mình. Các thầy cô giáo phải thân <br />
thiện trong giảng dạy, thân thiện trong đánh giá kết quả học tập và rèn luyện <br />
của học sinh, công bằng, khách quan với lương tâm và trách nhiệm cuả nhà <br />
giáo. Trường học thân thiện gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích cực <br />
của học sinh. Trong môi trường phát triển toàn diện đó, học sinh hứng thú học <br />
tập, chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự dìu dắt của người thầy, gắn chặt <br />
giữa học và hành, biết tổ chức thư giãn khoa học, biết rèn luyện kỹ năng và <br />
phương pháp học tập, trong đó đặc biệt là phát huy khả năng tự tìm hiểu, <br />
khám phá, tư duy sáng tạo. Trong suốt quá trình thực hiện đổi mới giáo dục, <br />
thực hiện phong trào thi đua trên, các biện pháp giáo dục tích cực là cơ sở để <br />
hình thành mô hình trường học thân thiện học sinh tích cực.<br />
<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu<br />
<br />
<br />
Trần Năng Hiếu Trường Tiểu học Ea Bông <br />
5 <br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 2017<br />
Thực hiện phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh <br />
tích cực chính là tiếp tục phấn đấu để đạt được các chuẩn mực quốc gia đã <br />
qui định. Do vậy, chuẩn quốc là sự hội tụ đầy đủ các tiêu chí của phong trào <br />
thi đua. Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực là sự cụ thể hóa <br />
của yêu cầu “ Dạy tốt, học tốt” mà chúng ta đã tiến hành thực hiện trước đây, <br />
tuy nhiên trong hoàn cảnh hiện nay dạy tốt không chỉ là hoạt động của các cá <br />
nhân giáo viên, mà còn là hoạt động của tập thể thầy cô, là sự tham gia của <br />
gia đình, đoàn thể vào quá trình sư phạm, là tạo môi trường thân thiện cho các <br />
em. Dạy tốt không chỉ là nói cho các em nghe, chỉ cho các em làm mà còn là <br />
tạo điều kiện để các em nói, để các em tự đề xuất việc mình cần làm và tự <br />
làm. Dạy tốt không chỉ có các thầy cô là người dạy, mà các em, qua các hoạt <br />
động tích cực trong học tập, hoạt động tập thể, hoạt động xã hội mà tự giúp <br />
nhau trưởng thành, tự rèn luyện. Các em không chỉ là đối tượng cần được <br />
giáo dục mà thông qua hoạt động tích cực các em chính là những người nuôi <br />
dưỡng và phổ biến văn hóa dân tộc, truyền thống cách mạng của đất nước.<br />
<br />
Các biện pháp giáo dục trước đây đã cho thấy những mặt hạn chế là <br />
chưa phát huy được tính tích cực và sự hứng thú học tập cho học sinh. Hưởng <br />
ứng phong trào thi đua “Xây dựng Trường học thân thiện – học sinh tích cực”, <br />
ngay từ đầu của đợt phát động, cùng những kinh nghiệm được tích lũy qua chỉ <br />
đạo phong trào “ dạy tốt học tốt” trước đây, tôi đã có thêm hành trang tự tin để <br />
áp dụng các biện pháp chỉ đạo tích cực nhằm tạo mô hình lớp học thân thiện ở <br />
trường Tiểu học Ea Bông (2 năm học trước) và trường trong năm học 2015 <br />
2016, phát huy cao nhất khả năng tích cực, chủ động và vốn sống của học <br />
sinh ở các lớp trong trường mình phụ trách.<br />
<br />
Thực trạng mô hình “Trường học thân thiện học sinh tích cực” của <br />
trường tiểu học Ea Bông từ năm 2010 đến 2016<br />
<br />
a) Thuận lợi<br />
<br />
Trường có diện tích 6.840m2, nằm trên địa bàn của thôn 10/3, Buôn <br />
kNul, Buôn Riăng, xã Ea Bông huyện Krông Ana.<br />
<br />
Nhà trường luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo huyện, xã và <br />
đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao, tận tình của lãnh đạo phòng Giáo dục trong các <br />
hoạt động của nhà trường.<br />
Cơ cấu tổ chức lãnh đạo phù hợp đặc điểm trường hạng hai.<br />
Trần Năng Hiếu Trường Tiểu học Ea Bông <br />
6 <br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 2017<br />
Lãnh đạo trường chỉ đạo sát sao mọi hoạt động của trường.<br />
Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tận tụy, tâm huyết với nghề, yêu thương <br />
trẻ, có tinh thần trách nhiệm trong mọi công việc, hoàn thành mọi nhiệm vụ <br />
được giao. Tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp <br />
vụ và năng lực Sư phạm cho bản thân.<br />
Cơ sở vật chất trang thiết bị, phương tiện hiện đại được đầu tư đáp <br />
ứng yêu cầu giáo dục Tiểu học trong giai đoạn hiện nay.<br />
Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường quan tâm, chăm lo đến việc <br />
học tập của các em, tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường. <br />
Tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đến trường đạt kế hoạch được giao. <br />
b) Khó khăn<br />
Trường Tiểu học Ea Bông là một trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn <br />
của huyện và có chất lượng giáo dục chưa cao. Là một trường có số lượng <br />
lớp và học sinh dân tộc thiểu số khá đông với hơn 70% HS là HSDT thiểu số <br />
vì vậy việc quản lý chỉ đạo trong trường học cũng gặp tương đối khó khăn và <br />
phức tạp. Khi thực hiện vấn đề này tôi nhận thấy có một số giáo viên chủ <br />
nhiệm suy nghĩ chủ nghĩa bình quân nên chưa tích cực, chủ động trong công <br />
tác này. Bên cạnh đó cũng còn một vài giáo viên quan niệm: giảng dạy tốt <br />
mới là việc phải làm, phải phấn đấu. Từ đó dẫn đến thực hiện công tác chủ <br />
nhiệm còn hình thức, khuôn mẫu chưa có tính sáng tạo. Tuy nhà trường cũng <br />
đã có nhiều biện pháp để giải quyết những vấn đề khó khăn trước mắt của <br />
công tác chỉ đạo nhưng đây là vấn đề đòi hỏi người quản lý cần tính kiên trì, <br />
bền bỉ.<br />
Học sinh trong địa bàn nhà trường tuyển sinh là con em của nhân dân ở <br />
các Buôn Knul, Buôn Riăng, Thôn 10/3. Dân cư chủ yếu là người Dân tộc <br />
ÊĐê thuộc vùng đặc biệt khó khăn, người kinh thuộc vùng kinh tế mới từ <br />
miền Bắc vào làm ăn, sinh sống . Qua điều tra có tới 98% hộ gia đình làm <br />
nông nghiệp, nhìn chung có trình độ học vấn thấp, điều kiện, hoàn cảnh kinh <br />
tế còn khó khăn. Thực tế, trong địa bàn một bộ phận hộ có kinh tế khá giả, <br />
thì tập trung gần mặt đường giao thông, con em họ thường chọn học trường <br />
có điều kiện vật chất khá hơn (trường chuẩn Quốc gia) để theo học. Bởi <br />
vậy, số học sinh học đúng tuyến ở trường thường là gia đình có điều kiện <br />
kinh tế khó khăn hơn. Số hộ thuộc diện nghèo vẫn còn khá đông 168/319 học <br />
sinh thuộc hộ nghèo. Những năm học gần đây, số học sinh thuộc diện nghèo, <br />
khó khăn, hộ đồng bào dân tộc phải nhận trợ cấp của nhà nước từ chương <br />
trình 135. Nhiều gia đình quá khó khăn hoặc mải lo cái ăn, cái mặc cả vợ <br />
chồng phải đi làm nương rẫy cà phê cách nhà rất xa, khoảng 10 đến 15 cây <br />
số, phải ở lại rẫy hàng tuần mới về nhà, nhất là trong các đợt vào mùa. Vì <br />
<br />
Trần Năng Hiếu Trường Tiểu học Ea Bông <br />
7 <br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 2017<br />
vậy việc quan tâm chăm sóc con cái học hành, việc tiếp cận thông tin và nhận <br />
thức về giáo dục còn nhiều hạn chế.<br />
<br />
Mặt khác, cán bộ chính quyền địa phương và các đoàn thể mặc dù đã có <br />
nhiều quan tâm chỉ đạo công tác giáo dục của địa phương, song cũng mới chỉ <br />
tập trung quan tâm về xây dựng cơ sở vật chất. Kinh nghiệm chỉ đạo, lãnh <br />
đạo về giáo dục tại địa phương còn hạn chế nhất định như công tác điều tra, <br />
vận động phối hợp với gia đình để giáo dục học sinh ... Tất cả vấn đề nêu <br />
trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả giáo dục của nhà <br />
trường từ những khó khăn thuận lợi trên, trên cơ sở thực tế nhà trường để áp <br />
dụng các biện pháp giáo dục và đã có những thành công và hạn chế sau<br />
<br />
c. Những thành công và hạn chế <br />
<br />
* Những thành công<br />
<br />
Về phát triền số lượng học sinh<br />
<br />
Hàng năm, trường đã huy động tối đa học sinh trong độ tuổi đến trường, <br />
tỉ lệ học sinh nghỉ bỏ, bỏ học hàng năm không có.<br />
<br />
Chất lượng học sinh 2 năm qua<br />
<br />
Hoàn thành <br />
chương trình <br />
Năng lực Phẩm chất tiểu học<br />
Ghi <br />
Năm học (tốt nghiệp lớp <br />
chú<br />
5)<br />
Chưa Chưa Số Tỉ lệ <br />
Đạt Đạt <br />
đạt đạt lượng (%)<br />
2014 308/320 12/320 308/320 12/320 62/62 100<br />
2015<br />
96.25% 3.75% 96.25% 3.75%<br />
Năm học 319/322 3/320 319/320 3/320 68/68 100%<br />
20152016<br />
99% 1% 99% 1%<br />
<br />
Ngoài những kết quả chất lượng học tập của học sinh được nâng lên <br />
năm sau cao hơn năm trước. Các hoạt động ngoài giờ lên lớp để giáo dục đạo <br />
<br />
Trần Năng Hiếu Trường Tiểu học Ea Bông <br />
8 <br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 2017<br />
đức học sinh: Tổ chức viết thư UPU, quyên góp tặng quà cho đơn vị bộ đội <br />
nhân ngày 22/12, ủng hộ bạn nghèo, ủng hộ vùng bão lụt, thiên tai, ủng hộ <br />
học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh khó khăn… xây dựng các công <br />
trình măng non để tạo cảnh quan nhà trường ... tất cả các hoạt động đó đều <br />
có kết quả cụ thể góp phần lớn vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh cùng <br />
với các môn học khác.<br />
<br />
Xếp loại giáo viên theo quyết định 14 cuối năm học 2015 2016<br />
TSCB Xếp loại giáo viên theo QĐ 14/2007 Lý luận <br />
VC chính trị<br />
Xuất sắc Khá Trung bình Kém<br />
33 16 14 3 0 0<br />
<br />
Hiện nay,số cán bộ, giáo viên của trường đạt chuẩn và trên chuẩn là <br />
100%. Trường có 05 giáo viên đã dược nhận huy chương vì sự nghiệp giáo <br />
dục; có 05 giáo viên giỏi cấp huyện. Số giáo viên đang theo học trên chuẩn là <br />
05 đồng chí để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Nhìn chung kinh <br />
nghiệm giảng dạy của đội ngũ giáo viên đã nâng lên rõ rệt theo thời gian do <br />
tinh thần ham học hỏi của mỗi cá nhân, đặc biệt là từ khi thay sách giáo khoa <br />
với phương pháp giảng dạy mới.<br />
<br />
Về cơ sở vật chất của trường<br />
<br />
Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo ngành, chính quyền và các đoàn <br />
thể địa phương và cha mẹ học sinh, cách đây 5 năm nhà trường cơ sở vật chất <br />
còn tạm bợ: phòng học xuống cấp, sân chơi còn là sân đất… Đến nay, <br />
trường đã có 12 phòng học đúng quy cách, sân chơi đã được bêtông hóa. <br />
Khuôn viên của nhà trường đang được quy hoạch trồng cây xanh bóng mát và <br />
cây cảnh phù hợp tạo cảnh quan môi trường sư phạm xanh sạch đẹp. Năm <br />
học 2015 – 2016 trường được nhà nước Xây dựng 2 nhà vệ sinh đạt tiêu <br />
chuẩn và toàn bộ tường rào tại phân hiệu. Trường tiếp tục huy động Hội cha <br />
mẹ học sinh tự nguyện đóng góp xây dựng thêm phòng học và các công trình <br />
phụ trợ nhằm sớm đưa nhà trường đạt mức chất lượng tối thiểu, tiến tới xây <br />
dựng trường đạt chuẩn Quốc gia năm 2020<br />
<br />
* Các tổ chức đoàn thể <br />
<br />
<br />
<br />
Trần Năng Hiếu Trường Tiểu học Ea Bông <br />
9 <br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 2017<br />
Mặc dù nhiệm vụ chính là thực hiện công tác giảng dạy theo quy định <br />
nhưng các hoạt động đoàn thể: Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội chữ thập đỏ <br />
vẫn được sự tham gia nhiệt tình của đội ngũ. Các hoạt động đoàn thể đã góp <br />
phần làm cho chất lượng công tác ngày càng được nâng cao với nội dung sinh <br />
hoạt phong phú và thiết thực. Các công tác như: kết nghĩa thôn buôn, tổ chức <br />
quyên góp, tặng quà, ủng hộ đồng bào bị bão lụt, xây dựng quỹ vì người <br />
nghèo, quỹ xây nhà “Mái ấm công đoàn”, quỹ hỗ trợ giúp đỡ nhau làm kinh tế <br />
gia đình, tổ chức thăm hỏi động viên các trường hợp của đội ngũ; tổ chức cho <br />
các hội viên tham gia các hội thi, hội thao do ngành và các đoàn thể các cấp tổ <br />
chức… Các hoạt động đó dược duy trì thành nề nếp sinh hoạt đều đặn và <br />
ngày càng nâng cao về chất lượng hoạt động. Những năm qua, nhà trường đã <br />
từng đạt giải cao trong các hội thi và nhiều cuộc thi khác đạt giải nhất kéo co <br />
( nam nữ, kéo co nữ cấp huyện. <br />
<br />
Ngoài ra, tổ chức hội cha mẹ học sinh, Hội khuyến học cũng đóng góp <br />
một phần lớn vào thành tích của nhà trường trong công tác xã hội hóa giáo <br />
dục, trong công tác vận động đóng góp tự nguyện để tu sửa cơ sở vật chất <br />
nhà trường ngày một khang trang hơn: làm sân chơi, bãi tập, công trình vệ <br />
sinh; khen thưởng, quyên góp ủng hộ giúp đỡ học sinh nghèo vượt khó, thăm <br />
hỏi động viên thầy cô giáo… vì thế đã tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ, giáo <br />
viên hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy, dần nâng cao chất lượng đội ngũ.<br />
<br />
* Hạn chế <br />
<br />
Về công tác phát triển số lượng, chất lượng học sinh<br />
<br />
Về số lượng học sinh mặc dù đã huy động được số lượng học sinh đúng <br />
độ tuổi ra lớp với tỷ lệ cao 100% nhưng số học sinh nghỉ học theo mùa vụ <br />
vẫn còn nhiều từ 57%<br />
<br />
Tỉ lệ học sinh chưa đạt, lưu ban vẫn còn 3%. Công tác bồi dưỡng học <br />
sinh năng khiếu và phụ đạo học sinh chưa đạt hiệu quả chưa cao chưa đạt chỉ <br />
tiêu đề ra . Việc tổ chức học 2 buổi/ngày chưa xây dựng được thời khóa biểu <br />
phù hợp để tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh dạy học phát huy được <br />
hiệu quả, nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập. Các hoạt động ngoài giờ <br />
lên lớp chưa tổ chức được để đem lại hiệu quả thiết thực, là hoạt động bổ <br />
trợ giúp học sinh phát triển toàn diện. Ngoài ra, trường cũng chưa thực hiện <br />
được đồng phục cho học sinh khi đến trường vào các ngày trong tuần.<br />
<br />
<br />
Trần Năng Hiếu Trường Tiểu học Ea Bông <br />
10 <br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 2017<br />
Về tình hình đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường<br />
<br />
Công tác quản lý, chỉ đạo còn thiếu kinh nghiệm. Chất lượng giảng dạy <br />
chưa cao; thời gian đầu tư cho việc soạn giảng còn hạn chế, nhất là việc làm <br />
và sử dụng đồ dùng dạy học; số lượng giáo viên dạy giỏi các cấp còn ít. Việc <br />
sử dụng máy vi tính để phục vụ cho công tác soạn giảng của giáo viên chưa <br />
đạt yêu cầu, nhiều giáo viên chưa biết sử dụng giáo án điện tử, trình độ <br />
chuyên môn giáo viên chưa đồng đều.<br />
<br />
Về cơ sở vật chất của trường<br />
<br />
Trường chưa có các phòng chức năng, hệ thống công trình vệ sinh chưa <br />
đảm bảo tiêu chuẩn, một số phòng học đã xuống cấp chưa có kinh phí để tu <br />
sửa, nâng cấp; hệ thống nước sinh hoạt chưa đảm bảo vệ sinh. Bàn ghế học <br />
sinh còn một số chưa đảm bảo đúng quy cách theo quy định của Bộ Giáo dục. <br />
Các trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập vẫn còn thiếu thốn chưa đáp <br />
ứng nhu cầu để giảng dạy theo phương pháp mới; công tác thiết bị dạy học <br />
chưa đảm bảo. Các công trình phụ trợ chưa đáp ứng nhu cầu về các tiêu trí <br />
xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực. Cảnh quan môi trường còn <br />
một số nơi chưa xanh, sạch, đẹp<br />
<br />
d) Nguyên nhân, các yếu tố tác động.<br />
Điều kiện, hoàn cảnh của nhân dân địa phương đa số vẫn còn nhiều khó <br />
khăn. Trình độ dân trí còn thấp hoặc không đều nên nhận thức về việc xã hội <br />
hóa giáo dục của họ còn rất hạn chế, đặc biệt là đối với bậc tiểu học.<br />
<br />
Trình độ lý luận, tin học và nhận thức về giáo dục nói chung của đội ngũ <br />
vẫn còn hạn chế: chưa thấy rõ tầm quan trọng, chưa thật sự đầu tư có hiệu <br />
quả vào giảng dạy; điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu của thời <br />
đại: các thiết bị giảng dạy phục vụ dạy – học còn thiếu về số lượng và chưa <br />
đảm bảo về chất lượng.<br />
<br />
Điều kiện của đội ngũ cán bộ giáo viên vẫn còn nhiều khó khăn. Về <br />
trình độ tay nghề của đội ngũ giáo viên chưa đồng đều, một số tay nghề còn <br />
hạn chế; việc tiếp cận phương pháp dạy học mới của giáo viên chưa nhanh <br />
nhạy, chưa hiệu quả.<br />
<br />
Một bộ phận học sinh còn chưa chủ động, sáng tạo trong học tập theo <br />
phương pháp học tập mới, còn tỏ ra nhút nhát thụ động ít chịu khó tìm tòi, <br />
<br />
Trần Năng Hiếu Trường Tiểu học Ea Bông <br />
11 <br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 2017<br />
độc lập suy nghĩ, sáng tạo học hỏi. Tất cả điều đó đều làm ảnh hưởng lớn <br />
đến chất lượng giảng dạy của nhà trường.<br />
<br />
Môi trường học tập còn chưa đáp ứng yêu cầu vui chơi, giải trí của các <br />
em. Cây xanh chưa đủ bóng mát. Sân chơi bãi tập chưa đáp ứng nhu cầu hiện <br />
nay. Về điều kiện đất đai không thuận lợi mấy cho việc cải tạo môi trường <br />
xanh, sạch đẹp.<br />
e) Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra<br />
<br />
Vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện hiện nay là một vấn đề <br />
nan giải mà Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm. Nhà nước dùng một <br />
khoản lớn ngân sách cho giáo dục tuy nhiên việc nâng cao chất lượng giáo <br />
dục ở các trường gặp hàng rào cản lớn từ hệ thống quản lý bên trên và sức ỳ <br />
trong nhận thức cũng như hành động từ chính những người trong cuộc. Để <br />
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện phải có kế hoạch đầu tư sâu cho đội <br />
ngũ giáo viên thông qua việc nâng cao trình độ chuyên môn và lý luận chính trị <br />
cho giáo viên và tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng tích <br />
cực, sáng tạo của học sinh nhiệm vụ đặt ra chúng ta phải sắp xếp con người <br />
hợp lí nhất. Trong đó vai trò vô cùng to lớn là vai trò lãnh đạo của chi bộ <br />
Đảng, sự quản lí của Lãnh đạo nhà trường và việc nâng cao chất lượng giáo <br />
viên.<br />
Một trong những yếu tố không thể thiếu trong việc nâng cao chất lượng <br />
giảng dạy đội ngũ giáo viên là việc tăng cường công tác hành chính, quản trị, <br />
tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của nhà trường đây là yếu tố <br />
góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ <br />
giáo viên từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.<br />
Yếu tố không thể thiếu trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy là xây <br />
dựng cảnh quan môi trường Sư phạm chính yếu tố này góp phần cho giao <br />
viên, học sinh hứng thú thích đến trường đến lớp, yêu trường, yêu lớp. <br />
Việc Bố trí sắp xếp đôi ngũ giáo viên phù hợp đây là yếu tố vô cùng <br />
quan trọng góp phần lớn trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ nói riêng và <br />
chất lượng giáo dục nói chung. Việc sắp xếp bố trí này phát huy năng lực sở <br />
trường của từng người, từng nhân tố trong nhà trường.<br />
Đồng thời việc kết hợp giữa Gia đình – Nhà trường Xã hội cũng là vấn <br />
đề lớn để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và Xây dựng “ Trường học <br />
thân thiện, học sinh tích cực nói riêng” Chính vì thực trạng trên tôi đưa ra một <br />
số biện pháp Chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thông qua <br />
phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”<br />
3. Nội dung và hình thức của biện pháp<br />
<br />
Trần Năng Hiếu Trường Tiểu học Ea Bông <br />
12 <br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 2017<br />
a) Mục tiêu của biện pháp<br />
<br />
Trường học thân thiện là mô hình do Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc <br />
(UNICEF) đề xướng, xây dựng và triển khai trong hơn chục năm qua tại nhiều <br />
nước trên thế giới và đã thu được những kết quả tốt đẹp. Ở Việt Nam, Bộ <br />
Giáo dục đã tổ chức thí điểm tại 50 trường trung học cơ sở trên cả nước đã có <br />
kết quả tốt. Đến năm học 20082009, Bộ GD&ĐT quyết định mở rộng mô <br />
hình này không ngoài mục đích nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả công <br />
tác giáo dục toàn diện cho học sinh. Phong trào này có tính chất gợi ý cho các <br />
trường, tuy nhiên trong quá trình nhân rộng và triển khai phong trào, vận dụng <br />
một cách linh hoạt, chủ động, sáng tạo phù hợp với tình hình thực tế của <br />
trường lớp mình, các trường cần phải bám chắc vào các nội dung chính của <br />
Chỉ thị, có như thế kết quả phong trào đạt được mới tập trung và hiệu quả <br />
cao. Trên cơ sở đó, trước tình hình thực tế của trường Tiểu học Ea Bông, tôi <br />
đề ra các nội dung thiết thực phù hợp tình hình thực tế của nhà trường để chỉ <br />
đạo, tổ chức cho giáo viên toàn trường thực hiện các việc làm này không vượt <br />
quá khả năng, không sáo rỗng – hình thức, mang tính khả thi cao, đó là:<br />
<br />
1. Xây dựng môi trường lớp học thân thiện: bảo đảm lớp học an toàn, <br />
sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát và ngày càng đẹp hơn. Học sinh được gần <br />
gũi với thiên nhiên, tích cực tham gia tạo cảnh quan trang trí lớp học, giữ gìn <br />
vệ sinh lớp học và cá nhân.<br />
<br />
2. Giảng dạy tích cực: Giáo viên thân thiện với học sinh, gần gũi, quan <br />
tâm tới trẻ, đồng thời tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến <br />
khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn <br />
luyện khả năng tự học của học sinh. Hiệu quả dạy và học ngày càng cao.<br />
<br />
3. Rèn luyện kỹ năng học, sinh hoạt theo nhóm và kỹ năng sống, kỹ năng <br />
ứng xử hợp lý với các tình huống bằng trò chơi học tập tích cực.<br />
<br />
4. Hoạt động vui tươi, lành mạnh qua các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt <br />
dưới cờ.<br />
<br />
5. Giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc và anh hùng cách mạng qua tủ <br />
sách lớp em và các câu chuyện kể; Học sinh tham gia tìm hiểu ý nghĩa ngôi <br />
trường mình đang học tập, tu dưỡng, rèn luyện.<br />
<br />
<br />
Trần Năng Hiếu Trường Tiểu học Ea Bông <br />
13 <br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 2017<br />
Ngoài những nội dung trên tôi còn chỉ đạo xây dựng, phát triển mối quan <br />
hệ thân thiện giữa: Trò –Thầy, giữa Trò – Trò, giữa Thầy – Trò – Phụ huynh <br />
nhằm củng cố và duy trì, phát huy những thành quả đã xây dựng được từ <br />
phong trào.<br />
<br />
b) Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp<br />
<br />
Biện pháp1: Xây dựng môi trường trường học, lớp học thân thiện, gần <br />
gũi với thiên nhiên<br />
<br />
Một trường học thân thiện thì kiến trúc của toàn bộ trường học cũng <br />
cần được thiết kế phù hợp với lứa tuổi và tâm sinh lý học sinh. Trong điều <br />
kiện chưa đáp ứng được mô hình theo kiến trúc người lãnh đạo nên lập kế <br />
hoạch chỉ đạo, tổ chức cho giáo viên và học sinh tự thiết kế phù hợp với lớp <br />
của mình trước. Chính vì thế, từng em, từng nhóm được được trực tiếp tham <br />
gia các công việc làm cụ thể hằng ngày, hằng tuần về xây dựng lớp học, <br />
trường học của mình ngày càng xanh, sạch, đẹp hơn ( trồng cây, chăm sóc <br />
cây, vệ sinh trường lớp...). Đồng thời, không những chỉ chú trọng phát triển <br />
mảng xanh trong khuôn viên trường, lớp, xây dựng môi trường học tập hiệu <br />
quả còn được đặt ra ở từng lớp học. Và nhiệm vụ này do chính giáo viên, học <br />
sinh đảm nhận. Tìm cây xanh, hoa lá trang trí trong lớp với giáo viên, học sinh <br />
không khó. Cây cỏ quanh nhà, ngay trong sân vườn đây thôi. Quan trọng là <br />
tạo lập, rèn luyện cho học sinh thói quen gần gũi và quan tâm đến tập thể, <br />
môi trường, thiên nhiên. Đến lúc các em có thể cảm nhận: có thêm chậu cây, <br />
lớp học như thêm bạn. Hoa lá trong lớp dần trở thành góc khám phá vô tận: <br />
hình như có thêm một mầm non, một chiếc lá sắp nhú; hình như, có chiếc lá <br />
đã già cỗi, bắt đầu ngả vàng; hình như thân cây đã dài thêm được một đoạn <br />
… Chan hòa cùng sắc màu thiên nhiên, lúc này những căng thẳng, mệt mỏi <br />
trong học tập vì thế sẽ giãn ra rất nhiều.<br />
Một trường học, lớp học xanh mát, ngập tràn sắc màu thiên nhiên, để <br />
mỗi ngày đến lớp, các em học sinh có cảm giác như mình đang vào công viên. <br />
Quả là tâm trạng tuyệt vời. Nhìn ở phương diện khoa học: cây cỏ, lá hoa <br />
được ví như lá phổi thanh lọc những khí chất độc hại cho cơ thể. Ở góc độ <br />
đời sống tinh thần, màu xanh thiên nhiên có tác dụng giúp tâm hồn thư giãn, <br />
sảng khoái … <br />
<br />
<br />
<br />
Trần Năng Hiếu Trường Tiểu học Ea Bông <br />
14 <br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 2017<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
( Trường học xanh sạch đẹp, thân thiện)<br />
Trong trường học, hai hoạt động chính đó là dạy và học. Hai hoạt động <br />
này thực hiện chủ yếu trong lớp học nhưng môi trường học tập này thật đơn <br />
điệu và kém hấp dẫn. Trang bị trong một lớp học phổ biến ngoài bàn ghế học <br />
sinh, bàn ghế giáo viên, bục giảng, bảng đen, giá để mũ nón cuối lớp và bốn <br />
bức tường. Học sinh phải ngồi trong lớp học cả ngày trong hàng năm trời thì <br />
tránh sao khỏi nhàm chán. Học sinh cần được khuyến khích tự tạo ra môi <br />
trường học tập trong lớp theo sở thích của các em. Cùng với trồng những bình <br />
chậu cây lá, hãy để các em trang trí lớp học bằng tranh ảnh hay các vật trang <br />
trí khác để lớp học thật gần gũi và ấm cúng như là góc học tập ở nhà của các <br />
em sẽ tạo thêm hứng thú học tập cho các em. Hãy để các em tự nêu ra khẩu <br />
hiệu học tập và rèn luyện cho chính các em.<br />
Đến với 15 lớp học của trường tôi sẽ cảm nhận được: môi trường học <br />
tập thân thiện đã được quan tâm thực hiện đồng bộ: ngoài các bàn ghế và <br />
diện tích lớp học đạt chuẩn quy định, các biện pháp tích cực khác do Lãnh <br />
Trần Năng Hiếu Trường Tiểu học Ea Bông <br />
15 <br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 2017<br />
đạo tham mưu bổ sung và lên kế hoạch chi tiết để chỉ đạo giáo viên và phụ <br />
huynh cùng kết hợp thực hiện. Chúng tôi chỉ đạo theo các nội dung và việc <br />
làm sau (trong đó còn khuyến khích thêm phần sáng tạo của GV HS để phù <br />
hợp với lớp của các em hơn). Phần cứng đó là:<br />
Biện pháp tích cực Hoạt động tích cực của Các biện pháp tích cực <br />
thực hiện học sinh hỗ trợ<br />
1.1) Trang trí góc Học sinh chủ động tìm Giáo viên gợi ý, phân <br />
cửa sổ của lớp học kiếm, suy nghĩ tìm đồ vật, công các chủ đề yêu <br />
theo chủ đề, màu cây cối hợp chủ đề, phối thích cho các tổ.<br />
sắc. hợp trong nhóm tổ cùng Phụ huynh hỗ trợ tìm <br />
trang trí thi đua. kiếm đồ vật, cây cối <br />
yêu thích giúp các em.<br />
1.2) Trang trí lồng Học sinh tự bàn bạc theo Giáo viên hướng dẫn tổ, <br />
ghép các khẩu hiệu nhóm và đưa ra các khẩu nhóm thảo luận nội quy <br />
thực hiện nội quy hiệu thực hiện theo nội lớp và phụ huynh tham <br />
lớp và hình ảnh yêu quy lớp. Học sinh được tuỳ khảo đóng góp.<br />
thích. chọn các tranh yêu thích <br />
gần gũi để trang trí.<br />
1.3) Bảng theo dõi Môi trường thân thiện của Giáo viên thể hiện biểu <br />
thi đua các tổ kết cả lớp được thể hiện như dương khen thưởng <br />
hợp hình ảnh đoàn ở ở gia đình. Khuyến khích tổng kết theo tuần, <br />
kết thân thiện lớp tự phấn đấu thi đua của tháng, và khuyến khích <br />
học. học sinh, tổ nhóm để nhận trực quan thi đua giữa <br />
được hoa đỏ gắn trên bảng các em.<br />
thi đua. Phụ huynh đóng góp <br />
hình ảnh cá nhân con em <br />
và thường xuyên theo <br />
dõi được sự tiến bộ của <br />
trẻ.<br />
1.4) Góc tủ sách lớp Học sinh tự đóng góp, và ý Giáo viên hướng dẫn và <br />
em. thức việc tự quản lý. Phát phát huy khả năng tự <br />
huy khả năng ham đọc tham gia quản lý tủ <br />
sách, tự tìm hiểu qua sách sách, và thể hiện những <br />
báo. điều hay qua sách.<br />
Phụ huynh yên tâm về <br />
<br />
Trần Năng Hiếu Trường Tiểu học Ea Bông <br />
16 <br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 2017<br />
nội dung và khuyến <br />
khích con em tự tìm <br />
hiểu qua sách báo<br />
1.5) Trang trí các Học sinh tự tìm cây lá xanh Giáo viên định hướng ý <br />
chậu cây lá xanh trang trí lớp, học sinh ý thức cảm nhận yêu <br />
trong lớp. thức việc tự phân công thiên nhiên, bảo vệ môi <br />
chăm sóc cây xanh tạo lập, trường ở học sinh.<br />
rèn luyện cho học sinh thói Phụ huynh khuyến <br />
quen quan tâm đến tập thể, khích và phát triển qua <br />
môi trường, thiên nhiên. các sinh hoạt ở nhà và <br />
xã hội.<br />
Ngoài ra, do điều kiện hạn chế về diện tích trang trí trong lớp học, tôi <br />
cũng đã chỉ đạo giáo viên quan tâm kết hợp dành những góc riêng để trưng <br />
bày các sản phẩm, tác phẩm các em tự sáng tác trong các lĩnh vực của môn <br />
thủ công, mỹ thuật, tập viết,...điều này đã thực sự kích thích các em thi đua <br />
sáng tạo, thi đua học tập tốt để có được sản phẩm đẹp, tác phẩm hay và tự <br />
được dán, trưng bày cho các bạn cùng lớp xem đã tạo được một môi trường <br />
lớp học thân thiện như ở nhà của mình.<br />
<br />
Ví dụ: Trưng bày " Sản phẩm của em ": các sản phẩm đẹp do các em <br />
làm ra sau khi học thủ công, mĩ thuật, hay các tác phẩm đi thi đạt giải ... được <br />
trang trí trên tường để học sinh trong lớp cùng xem, học tập lẫn nhau, kích <br />
thích học sinh phấn đấu hoàn thiện làm đẹp sản phẩm của mình để được <br />
biểu dương trước lớp. <br />
Bên cạnh đó, Góc văn thơ – kết hợp ở tủ sách lớp: Yêu cầu GV nên chọn <br />
những học sinh viết chữ đẹp trong các bài tập viết, viết một số bài thơ trong <br />
chương trình đã học trong tuần… treo lên phần trưng bày, để tất cả học sinh <br />
cùng đọc nhằm kích thích sự yêu mến văn thơ, yêu thích viết chữ đẹp trong <br />
các em. <br />
Góc tủ sách lớp em thật sự đã trau dồi kỹ năng đọc, giúp học sinh thư <br />
giãn, chúng tôi tổ chức các đợt vận động học sinh đóng góp truyện, sách báo <br />
hay ở lứa tuổi các em,...Chúng tôi rất vui khi thấy các em dần hình thành thói <br />
quen đọc sách theo nhóm hằng tuần, các em tham gia làm giàu cho tủ sách một <br />
cách tích cực, hăng hái hơn. Tổ chức hợp lí để giáo viên cho các em mượn <br />
sách về nhà đọc, các em rất thích thú, mỗi lần như thế giáo viên dặn các em <br />
biết giữ gìn sách sạch sẽ, quý trọng sách, và trả đúng thời hạn. Khi các em <br />
mang sách về nhà đọc, phụ huynh cũng thấy được lợi ích từ việc đọc sách <br />
Trần Năng Hiếu Trường Tiểu học Ea Bông <br />
17 <br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016 2017<br />
của các em, nên chúng tôi nhận được sự hưởng ứng tích cực từ phía phụ <br />
huynh, nhiều phụ huynh còn tặng sách để làm giàu thêm cho tủ sách của lớp, <br />
của nhà trường. Vui nhất là nhờ đọc sách đã đem lại sự tiến bộ cho các em <br />
trong học tập, vốn sống của các em được mở rộng thêm rất nhiều. Từ đọc <br />
sách các em đã chủ động chọn lựa những câu chuyện hay, chuyện ưa thích có <br />
tính chất giáo dục. Các bài dự thi kể chuyện đạt giải của nhiề lớp trong các <br />
đợt thi đều nằm trong các nội dung các câu chuyện mà các em đã yêu thích <br />
chọn lựa từ tủ sách. Đối với các môn Đạo đức, tự nhiên –xã hội, các em tích <br />
cực chủ động phát biểu xây dựng bài, biết ứng xử phù hợp với các tình huống <br />
giáo dục, đối với môn Tiếng Việt những mảng kiến thức được các em tiếp <br />
thu một cách chủ động hơn, tích cực hơn trong các hoạt động tập thể.<br />
Tôi vẫn tâm đắc nhất là ý tưởng sẽ hình thành ở các lớp góc thi đua của <br />
lớp được trang trí hình ảnh cô giáo đứng lớp, cùng chân dung của từng học <br />
sinh tạo một hình ảnh thân thiện giữa cô giáo và học sinh. Đó là nơi gắn hoa <br />
biểu dương tổ chăm ngoan, giữ vệ sinh tốt, tích cực phát biểu, thân ái giúp đỡ <br />
bạn ....giúp các em phấn khởi học tập tốt, chấp hành tốt nội qui nhà trường, <br />
lớp học. Đó cũng là nơi biểu dương bạn học tốt, chăm ngoan: nơi này sẽ gắn <br />
hoa khen thưởng hằng tuần ở chân dung những học sinh giỏi, chăm ngoan để <br />
làm gương và là niềm vui cho các em. Vừa là cơ sở để khuyến khích học sinh <br />
khác phấn đấu noi theo. Đồng thời để cuốn hút sự quan tâm của các phụ <br />
huynh khi đến lớp, qua đó nắm bắt được tình hình học tập của con em mình, <br />
cũng như các học sinh trong lớp, một mối quan hệ thân thiện cũng dần được <br />
hình thành qua đó trong môi trường thân thiện của lớp học. <br />
Đây quả là một thực tế cụ thể sinh động, có tác dụng giáo dục học sinh <br />
và đôi khi còn có ý nghĩa hơn bài học trong sách giáo khoa. Việc “Trang trí <br />
lớp học thân thiện, tích cực” đã đem lại nhiều niền ham thích cho học sinh. <br />
Dẫn chứng khi bản thân lãnh đạo nhà trường đến thăm các lớp, cụ thể như <br />
lớp 5A, 3A, 1A, 1C,... tôi có hỏi các em học sinh thì đều nhận được câu trả <br />
lời là: “ Rất yêu thích hoạt động này vì nó đem lại cho các em nhiều điều bổ <br />
ích, như được bày tỏ những điều mình mong muốn, được tự tay làmtrồng và <br />
chăm bón hằng ngày, được trưng bày những sản phẩm mình làm ra, được <br />
cùng các bạn bàn bạc để tạo nên phong cách cho lớp mình… ”. Qua đó cũng <br />
cho thấy mỗi lớp đều có sự đầu tư, suy nghĩ và cách sáng tạo riêng đã làm cho <br />
lớp học trở nên vui tươi có nhiều màu sắc, giúp các em có cảm giác hưng <br />
phấn khi bước chân vào lớp học hàng ngày. Lớp học xanh – sach – đẹp đã <br />
thật sự tạo ra môi trường học tập, sinh hoạt, vui chơi an toàn, thú vị, hấp dẫn <br />
đố