SKKN: Một số biện pháp xử lý bệnh Hystaria ở học sinh nữ
lượt xem 14
download
Một căn bệnh thường xảy ra đối với học sinh nữ lứa tuổi từ 11, 12 trở lên là bệnh Hysterya (trạng thái rối loạn phân ly). Đây không phải là một bệnh nặng gây nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng bệnh ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm thần, khi nó xảy ra phối hợp cùng một bệnh khác sẽ gây khó khăn phức tạp cho công tác điều trị. Hơn nữa các triệu chứng bệnh xảy ra đột ngột, có khi như có luồng điện theo phản ứng dây chuyền, từ một người lên cơn sẽ truyền sang hàng loạt người khác, gây nhiều hoang mang cho học sinh cũng như giáo viên và gia đình học sinh. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Một số biện pháp xử lý bệnh Hystaria ở học sinh nữ” để làm tốt hơn nữa công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu ở trường học, góp phần hoàn thành nhiệm vụ nuôi dạy học sinh của nhà trường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Một số biện pháp xử lý bệnh Hystaria ở học sinh nữ
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG PT. DÂN TỘC NỘI TRÚ LIÊN HUYỆN TÂN PHÚ – ĐỊNH QUÁN Mã số: ……………….. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “MỘT SỐ KINH NGHIỆM XỬ LÝ BỆNH HYSTARIA Ở HỌC SINH NỮ” Người thực hiện: Vũ Thị Thu Hường Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục: - Phương pháp dạy học bộ môn: - Phương pháp giáo dục: - Lĩnh vực khác: Chăm sóc sức khoẻ học sinh Có đính kèm Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác Năm học: 2012 - 2013
- SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I/THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Vũ Thị Thu Hường 2. Ngày tháng năm sinh: 23/07/1970 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: Tổ 15 khu 10 thị trấn Tân Phú – huyện Tân Phú – tỉnh Đồng Nai 5. Điện thoại (CQ) 0613.856483 ĐTDĐ(CN): 01627164507 6. Chức vụ: Nhân viên y tế 7. Đơn vị công tác: Trường PT. DTNT liên huyện Tân Phú – Định Quán II/TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Trung cấp Y tế - Năm nhận bằng (chứng nhận): 1990 - Chuyên ngành đào tạo: Y sỹ đa khoa – CK Sản Nhi III/KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Công tác y tế học đường - Chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho học sinh - Số năm có kinh nghiệm: 18 năm - Các kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: * Một số kinh nghiệm trong việc quản lý chăm sóc sức khoẻ học sinh ở trường PTDTNT ( Năm học 2010-2011). * Một số biện pháp làm tốt công tác VS trường học (Năm học 2011-2012)
- I./ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, Người nói: “Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh khỏe"; "dân cường thì quốc thịnh"; “Có sức khỏe tốt thì làm việc gì cũng thành công”. Tư tưởng nhân văn của Người thể hiện rõ sức khỏe không những là tài sản quý của cá nhân mỗi con người mà nó còn là tài sản chung của cả quốc gia, dân tộc. Thấm nhuần tư tưởng của Người, ngày nay Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Học sinh hiện chiếm số lượng là ¼ dân số cả nước, đây là lứa tuổi đang lớn nhanh và phát triển mạnh mẽ cả về thể chất và tinh thần. Hơn nữa, học sinh luôn là cầu nối hữu hiệu giữa gia đình – nhà trường - xã hội. Chính vì lẽ đó công tác chăm sóc sức khoẻ cho học sinh trong trường học là công tác quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp giáo dục, là mối quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước, gia đình và toàn xã hội. Chăm sóc giáo dục sức khoẻ học sinh ở trường học là góp phần tạo ra một thế hệ trẻ trong tương lai toàn diện về mọi mặt: Đức – Trí - Thể - Mỹ - Nghề nghiệp. Đây là nguồn lực quý báu cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong tương lai. Như chúng ta đã biết trường học là nơi tập trung đông người, là nơi có nhiều nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm như: Cúm mùa, cúm A-H5N1, cúm A- H1N1, Tay-chân - miệng, viêm gan siêu vi, tiêu chảy, lao, giun sán... Nguy cơ mắc các bệnh học đường như: Cận thị, cong, vẹo cột sống... Ngoài ra, với xu hướng phát triển hiện đại và sự đa dạng hóa của các phương tiện thông tin đại chúng, học sinh là lứa tuổi tiếp thu rất nhanh và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ những tác động cả xấu lẫn tốt của những nguồn thông tin khác nhau. Bên cạnh đó học sinh còn chịu nhiều những áp lực từ mọi phía (gia đình, nhà trường và xã hội). Vì vậy nguy cơ mắc một số bệnh về tâm, sinh lý ảnh hưởng nhiều tới chất lượng sức khoẻ học sinh như bệnh: trầm cảm, tự kỷ, tâm thần, hoang tưởng ... Một căn bệnh thường xảy ra đối với học sinh nữ lứa tuổi từ 11, 12 trở lên là bệnh Hysterya (trạng thái rối loạn phân ly). Đây không phải là một bệnh nặng gây nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng bệnh ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm thần, khi nó xảy ra phối hợp cùng một bệnh khác sẽ gây khó khăn phức tạp cho công tác điều trị. Hơn nữa các triệu chứng bệnh xảy ra đột ngột, có khi như có luồng điện theo phản ứng dây chuyền, từ một người lên cơn sẽ truyền sang hàng loạt người khác, gây nhiều hoang mang cho học sinh cũng như giáo viên và gia đình học sinh. Thực trạng ở trường PTDT nội trú Tân Phú, đối tượng học sinh trung học cơ sở, tỷ lệ học sinh nữ nhiều hơn nam. Các em đang ở độ tuổi chuyển biến mạnh về tâm, sinh lý. Đặc thù là trường nội trú nên các em phải xa gia đình về đây sống và sinh hoạt tập thể, ít nhiều cuộc sống của các em cũng thiếu thốn tình cảm do đó
- tình trạng bệnh Hysteria thường xuyên xảy ra. Nhiều lần, một em tự nhiên ngất xỉu tiếp sau đó như có luồng điện lan chuyền ba, bốn em thậm chí có tới cả vài chục em học sinh nữ cũng tự xỉu xuống, sau đó là lên cơn la hét, đập chân tay, nằm la liệt, gây náo loạn, hoang mang cho mọi người. Bệnh có lúc diễn biến phức tạp, đa dạng mỗi em mỗi lý do, nguyên nhân khác nhau. Sau khi hết cơn bệnh các em bình thường trở lại, nhưng có biểu hiện mệt mỏi, tinh thần bi quan, không thoải mái, cộng với nhiều thành kiến khi nhìn nhận bệnh này chưa đúng mức kể cả đội ngũ cán bộ, nhân viên, do đó ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ tinh thần của các em học sinh. Thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh tại trường trong nhiều năm qua, khi tiếp xúc, tìm hiểu xử lý tình trạng bệnh, có em bị cơn Hysteria cộng thêm với bệnh mãn tính khác lên cơn liên tục phải nghỉ học hoặc phải nằm viện nhiều ngày. Cảm thông với các em khi mắc hội chứng bệnh Hysteria, tôi luôn trăn trở làm sao để xử lý tốt và hạn chế được căn bệnh này giúp các em luôn ổn định sức khỏe để học tập. Bước vào đầu năm học tôi mạnh dạn đề xuất với lãnh đạo nhà trường một số biện pháp xử lý bệnh Hysteria để làm tốt hơn nữa công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu ở trường học, góp phần hoàn thành nhiệm vụ nuôi dạy học sinh của nhà trường. II./TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1.Cơ sở lý luận . - Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa: “Sức khoẻ là một trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ không có bệnh hoặc thương tật”. -Sức khoẻ tinh thần là hiện thân của sự thoả mãn về mặt giao tiếp xã hội, tình cảm và tinh thần. Thể hiện ở sự sảng khoái, ở cảm giác dễ chịu, cảm xúc vui tươi, thanh thản; ở những y nghĩ lạc quan yêu đời; ở những quan điểm sống tích cực, dũng cảm chủ động ở khả năng chống lại những quan niệm bi quan, lối sống không lành mạnh (Y học hiện đại). - Căn cứ Thông tư 03/TTLB-BYT-BGD&ĐT ngày 1 tháng 3 năm 2000 về hướng dẫn công tác y tế trường học. - Căn cứ quyết định số 73/2007/QĐ-BGDĐT ngày 4 tháng 12 năm 2007 về quy định nhiệm vụ y tế trường học. -Theo các nhà tâm thần học “Hysteria” hiện nay gọi là rối loạn phân ly, đây là một bệnh lý trong tâm thần học, là một bệnh thuộc rối loạn tâm căn. Bệnh thường xuất hiện sau một chấn thương tâm lý, ở những người có nhân cách yếu (thuật ngữ “nhân cách” dùng trong y học hoàn toàn khác với khái niệm nhân cách về mặt đạo đức xã hội). Tỷ lệ gặp ở 0,3 - 0,5% dân số. Bệnh thường gặp ở phụ nữ, nhất là ở phụ nữ trẻ. Tần suất bệnh gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới khoảng 10 lần. - Bệnh được ông tổ ngành Y, Hypocrates mô tả đầy đủ các triệu chứng từ trước công nguyên. “Hysteria” theo tiếng Hy Lạp nghĩa là tử cung, tên này do Plato đặt vì cho rằng bệnh chỉ xảy ra ở phụ nữ khi tử cung rung, di chuyển trong cơ thể phát tín hiệu lên não và gây hội chứng bệnh. Đến thế kỷ XVII, một thầy thuốc
- danh tiếng là Charles Lepois tuyên bố bệnh xuất phát từ não, không phải do tử cung vì ông đã phát hiện được bệnh này ở nam giới tuy số người mắc ít hơn nhiều so với nữ. - Căn cứ tình hình diễn biến của bệnh Hysteria ở học sinh nữ tại trường phổ thông Dân tộc nội trú liên huyện Tân Phú, Định Quán trong những năm qua, mức độ bệnh và sự ảnh hưởng của bệnh tới sức khoẻ, tâm lý học sinh nói chung và học sinh nữ nói riêng. Mức độ và sự ảnh hưởng của sức khỏe tới chất lượng giáo dục học sinh trong nhà trường. 2. Nội dung và biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, thực trạng bệnh Hysteria ở học sinh nữ tại trường, tôi xin trình bày một số nội dung, biện pháp để xử lý bệnh như sau: 2.1) Xác định các triệu chứng của bệnh Hysteria và phân biệt với một số bệnh khác Triệu chứng của bệnh Hysteria hay Rối loạn phân li rất phong phú và đa dạng. Các triệu chứng bệnh có thể “bắt chước” nhiều triệu chứng của các bệnh khác. Xác định bệnh Hysteria cần căn cứ vào các biểu hiện triệu chứng như sau: - Cơn hysteria: cơn co giật, co cứng, sững sờ sau trấn thương tâm lý. Bệnh nhân giãy giụa, la hét, vật vã đập mạnh chân tay, đôi khi đập cả đầu vào vật cứng ... nhưng ý thức vẫn tỉnh táo vẫn nhận biết được xung quanh, thích mọi người chú ý. Sau đó có thể ngủ lịm, ngất lịm đi nhưng mắt còn nhấp nháy hoặc lim dim, không ảnh hưởng đến ý thức. - Rối loạn vận động: Người đang bình thường từ từ ngất xỉu, hoặc nằm xuống (chỗ nằm an toàn), tiếp sau đó có biểu hiện rối loạn rất đa dạng như lắc đầu, gật đầu, nháy mắt, múa giật, múa vờn... Hay gặp nhất lại là run toàn thân hoặc run cục bộ một phần cơ thể, run tăng lên khi chú ý. Triệu chứng liệt phân ly cũng hay gặp ở các mức độ khác nhau, gặp cả liệt cứng và liệt mềm, một chi, hai chi hoặc cả tứ chi, nhưng trương lực cơ không thay đổi. Có thể gặp chứng rối loạn phát âm như khó nói, nói lắp, không nói. Các triệu chứng trên không phù hợp với phân vùng thần kinh chi phối hoặc cơ quan phát âm không bị tổn thương. - Rối loạn cảm giác: Mất hoặc tăng cảm giác (một kích thích nhỏ bệnh nhân cảm giác lớn hơn bình thường), thường gặp trong phân ly là cảm giác đau. Các khu vực mất cảm giác không đúng với vùng định khu của thần kinh cảm giác. - Rối loạn các giác quan: Đột nhiên sau trấn thương tâm lý bệnh nhân mù, điếc, mất vị giác và khứu giác, các rối loạn thực vật – đau trong nội tạng nhưng không hề có tổn thương thực thể… - Rối loạn tâm thần: quên, rối loạn cảm xúc, rối loạn tư duy, thời gian ngắn sau đó trở lại bình thường... - Các rối loạn lên đồng và bị xâm nhập: Bệnh nhân mất ý thức tạm thời. Hành động của cá nhân như một nhân cách khác, một linh hồn khác, một vị thần hoặc một lực lượng nào đó điều khiển. Xuất hiện một số động tác, tư thế, lời nói
- hạn chế và lặp lại. Các rối loạn đó xuất hiện không tự ý, không mong muốn và xuất hiện. Để phòng tránh tình trạng chủ quan, chẩn đoán nhầm bệnh Hysteria với một số bệnh gây hậu quả xấu cho bệnh nhân, chúng ta cần phân biệt bệnh Hysteria với một số bệnh hoặc triệu chứng các bệnh khác như sau: - Phân biệt với bệnh Động kinh, cơn động kinh cũng sảy ra đột ngột, co giật, co cứng nhưng khác là khi lên cơn bệnh nhân có thể ngã vật ra bất cứ chỗ nào (vũng nước, chỗ bẩn, chỗ nguy hiểm) trong cơn co giật có sùi bọt mép, tinh thần bất tỉnh sau cơn không biết gì, không nhớ gì, có thể đại tiểu tiện không tự chủ. Còn cơn Hysteria không bao giờ ngã ở chỗ bẩn, chỗ nguy hiểm, chỗ không có người khác, trong cơn tinh thần vẫn tỉnh táo, mọi người xung quanh nói gì đều biết, đặc biệt không bao giờ đại, tiểu tiện ra quần. - Phân biệt ngất xỉu, đau tức ngực với bệnh nhân suy tim ngất xỉu: Ngất do suy tim đây là triệu chứng rất nguy hiểm đến tính mạng con người, trước đó bệnh nhân có dấu hiệu mệt mỏi, có tiền sử bệnh tim, bệnh nhân ngất lịm đi, không biết gì; dấu hiệu đặc biệt là môi tím tái, đau tức ngực, khó thở. Nghe tim rối loạn nhịp, hoặc tiếng tim yếu, có tiếng ral bệnh lý. Còn triệu chứng ngất xỉu hay đau tức ngực của bệnh nhân Hysteria không có dấu hiệu tím tái, tiếng tim nghe bình thường, không loạn nhịp, không mất ý thức. - Phân biệt trạng thái phân ly với bệnh tâm thần phân liệt; Rối loạn ở trạng thái phân ly xảy ra trong thời gian nhất định, tạm thời sau đó trở lại bình thường, không có rối loạn ý thức. Còn rối loạn ở bệnh nhân tâm thần phân liệt thì ngược lại, nếu không được điều trị đúng, kịp thời bệnh nhân sẽ ngày càng nặng hơn. Khám cận lâm sàng bệnh có tổn thương ở não, có nguyên nhân do hoàn cảnh sống, tác động của môi trường xã hội hoặc yếu tố di chuyền. Các biểu hiện rối loạn tâm thần nặng nề, kèm theo mất ý thức. - Phân biệt với cơn Tetani của bệnh nhân hạ canxi huyết; giống nhau là cơn phát sinh khi có kích thích mới biểu hiện rõ ví dụ như: cãi nhau, tức giận, buồn bã, căng thẳng, mệt mỏi hoặc sốt, nhiễm khuẩn.... Đặc trưng bệnh hạ canci huyết là khởi đầu bằng các triệu chứng tê môi, tê lưỡi, tê đầu chi. Sau đó là sự co cơ khắp cơ thể, co cơ ở tay tạo ra dấu hiệu “bàn tay đỡ đẻ” (bàn tay gập lại, các ngón tay không xòe ra được); co cơ ở chân tạo ra “dấu bàn đạp xe” (bàn chân duỗi ra như thể đang đạp xe). Trong những trường hợp nặng hơn có thể gây co giật. Xử lý và điều trị bệnh này tương tự giống như cơn Hysteria, nhất thiết phải bổ sung canxi. - Phân biệt với những cơn đau ngoại khoa như: Viêm ruột thừa cấp, cơn đau quặn thận, sỏi đường tiết niệu, sỏi túi mật... Đây là những cơn đau biểu hiện triệu chứng của các bệnh cấp cứu nguy hiểm đến tính mạng con người, nếu chẩn đoán không chính xác và kịp thời. Các cơn đau thường có điểm đau khu trú, kèm theo hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc như sốt cao, ói, tiêu chảy... Còn cơn đau
- Hysteria là cơn đau do rối loạn cảm giác, phát hiện ra bằng cách khám và làm một vài động tác giả. Trên đây là những lưu ý của cán bộ y tế khi gặp bệnh Hysteria, nếu bản thân nhân viên y tế chưa chắc chắn chẩn đoán chính xác bệnh, nhất là cơn Hysteria kèm theo một bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn khác thì cần xử lý sơ cứu ban đầu theo quy trình bệnh sau đó nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến bệnh viện để được các bác sỹ khám và chẩn đoán qua kết quả kiểm tra cận lâm sàng, từ đó có phương pháp điều trị chính xác, phù hợp hơn. 2.2) Biện pháp phân loại, liệt kê đối tượng bệnh để xử lý Như trên ta đã biết, bệnh Hysteria là một bệnh tâm thần có căn nguyên tâm lý. Bệnh xảy ra ở những người có nhân cách yếu, thần kinh yếu không có sức chịu đựng. Bệnh thường xảy ra ở đối tượng học sinh nữ (trong 18 năm công tác ở trường chưa có trường hợp học sinh nam mắc bệnh). Để giúp chẩn đoán, xử lý chính xác, phòng ngừa tái phát, phòng ngừa những cơn Hysterya tập thể, ngay đầu năm học tôi đã thực hiện tìm hiểu nguyên nhân, phân loại, liệt kê đối tượng như sau: Trước hết, tôi điểm lại đối tượng đã lên cơn bệnh từ những năm học trước (đối với học sinh từ lớp 7 đến lớp 9), nhận dạng đúng đối tượng bệnh (thần kinh yếu, thích mọi người chú ý đến mình, hay mơ mộng, có sức chịu đựng kém), tìm hiểu hoàn cảnh gia đình (đa số đối tượng này đều là con út, gia đình có điều kiện kinh tế khá hoặc được bố mẹ nuông chiều quá mức). Điểm lại tần xuất lên cơn của từng em, phân loại qua các biểu hiện triệu chứng. Đồng thời khi phát hiện học sinh lên cơn thì cần tìm hiểu nguyên nhân để phối hợp với xử lý. Ví dụ: Loại biểu hiện khi lên cơn thì ngất lịm, ngất xỉu... ( tôi đặt là loại I): triệu chứng đầu tiên là ngất xỉu, người mềm nhũn, mắt lim dim, sau đó tỉnh dậy kêu khó thở, đau tức ngực, cảm giác liệt tay, chân... Loại này có số lần lên cơn nhiều và cơn dày hơn (khi xảy ra cơn đầu tiên có thể liên tiếp lên cơn hai hoặc nhiều lần hơn). Nguyên nhân loại này thường do thần kinh yếu khi bị kích động không theo ý mình (bị điểm kém, bạn trêu chọc, thầy cô trách phạt...) là lên cơn. Loại kích động mạnh (tôi đặt làloại II), xảy ra khi bị kích động mạnh, hưng phấn hoặc ức chế cao, bệnh nhân cảm thấy không có lối thoát, tức giận hoặc sợ hãi cao độ..., bệnh nhân loại này thường biểu hiện co giật, co cứng như bệnh nhân động kinh, la hét, đập chân tay, kêu đau và khó thở nhiều. Loại kết hợp (tôi đặt là loại III) khi có các biểu hiện bệnh lý thì kèm theo lên cơn. Là bệnh nhân ở một trong hai loại trên, khi cơ thể có biểu hiện triệu chứng bệnh lý như sốt, viêm họng, đau cơ do trấn thương... Có thể đến thời kỳ dậy thì, các em gái có những lo lắng băn khoăn về biến đổi tâm, sinh lý, ức chế tình cảm... rồi phát sinh lên cơn. Bảng có bố cục như sau:
- BẢNG PHÂN LOẠI LIỆT KÊ BỆNH HYSTERIA HỌC SINH NỮ NĂM HỌC 2012 - 2013 Số lần lên cơn trong Loại năm học 2012-2013 STT HỌ VÀ TÊN LỚP Loại I Loại II III T9 T10 T.. Cộng 1 Ka’ N... 8.. x X 1 1 2 2 X X 2 1 3 ... Tổng cộng Để liệt kê phân loại được những đối tượng này, tôi phải tìm hiểu tính cách, hoàn cảnh gia đình từng em trong quá trình khám điều trị bệnh và chăm sóc sức khỏe cho các em tại trường. Cần chú ý biểu hiện bệnh lần đầu. Đối tượng bệnh ở lớp 6 (thường ít hơn), khi lên cơn cần hỏi xem ở gia đình em đã bị như thế bao giờ chưa?, nếu trong năm học lớp 6 em nào có biểu hiện lên cơn cần chú ý tập trung giáo dục tâm lý đối tượng ngay từ đầu, quan tâm giúp đỡ các em hòa nhập cuộc sống tập thể để các em mạnh dạn, tự tin, rèn luyện thần kinh, nhân cách tốt hơn, sau đó căn cứ vào triệu chứng biểu hiện, tính cách đưa vào bảng liệt kê phân loại. Dựa vào bảng liệt kê phân loại trên tôi có thể dễ dàng nắm bắt đối tượng, chẩn đoán xử lý kịp thời, cắt cơn bệnh nhanh, hạn chế tái cơn và tránh kích động gây phản ứng dây chuyền dẫn đến những cơn Hysteria tập thể. Đồng thời với bảng liệt kê này, tôi cùng giáo viên chủ nhiệm, giáo viên thể dục, quản lý nội trú phối hợp với nhau trong quá trình quản lý, theo dõi nắm bắt tâm lý, để có các biện pháp giáo dục phù hợp với những đối tượng này. 2.3) Biện pháp xử lý bệnh khi xuất hiện các triệu chứng Hysteria 2.3.1) Xử lý khi xuất hiện cơn có các triệu chứng đầu tiên là ngất lịm, ngất xỉu (loại I). Những đối tượng này thường biểu hiện một hoặc nhiều các triệu chứng sau: Đang bình thường nếu có tác động tâm lý thì từ từ ngất lịm hoặc ngất xỉu, gọi hỏi không nói, mắt mấp máy, chân tay lạnh, co cứng hoặc mềm nhũn không nâng nổi tay chân lên, run toàn thân, có khi liệt mềm, liệt cứng. Khám thực thể bệnh nhân không có biểu hiện bệnh lý, mạch, huyết áp, nhịp tim bình thường. Đây là một dạng triệu chứng bệnh phổ biến hay gặp. Khi gặp bệnh này tôi xử lý như sau: Trước tiên bình tĩnh, trấn an tinh thần học sinh, đưa người bệnh ra chỗ thoáng mát, nới lỏng quần áo, tránh tụ tập đông, nhất là các đối tượng học sinh nữ hay có biểu hiện bệnh này. Tiếp theo kiểm tra nhiệt độ, mạch, huyết áp để phát hiện các biểu hiện bất thường và các triệu chứng bệnh khác (nếu có) để có hướng điều trị. Sau đó tôi cho bệnh nhân uống một ly trà đường ấm và tiếp tục theo dõi các biểu hiện trạng thái tâm lý. Trong khi xử lý bệnh phải có thái độ dứt khoát, trấn an tinh thần bệnh nhân, động viên để các em yên
- tâm không lo lắng. Đặc biệt phải tôn trọng các em, không để người khác coi đây là một bệnh “giả vờ” hay do “thiếu đàn ông”...Bước tiếp theo: tìm hiểu bạn bè bên cạnh xem có xích mích, mâu thuẫn với bệnh nhân không (thường lý do buồn vì điểm kém, vì bị giáo viên nhắc nhở, vì xích mích với bạn, vì nghĩ bạn coi thường mình...). Cần chú ý tránh tình trạng quan tâm chăm sóc lo lắng quá mức của bạn bè, giáo viên hay người nhà, bệnh nhân sẽ lâu tỉnh và hay tái lại cơn. Nếu bệnh nhân không có biểu hiện bất thường cho các em uống 1 viên thuốc Calci (dạng sủi) hoặc 1 viên thuốc vitamin C, B1 hay Magie B6 (thuốc có tác dụng bổ sung calci, vitamin và điều trị tâm lý); sau đó để các em nằm yên tĩnh, ngay ngắn giữa giường, những đồ vật xung quanh dẹp ra xa để tránh bệnh nhân gạt đổ vỡ, nhắc mọi người ra ngoài hết nhưng chú ý, thường xuyên quan sát, tránh bệnh nhân ngã xuống đất do xoay chuyển người, khoảng 30 phút đến 1 giờ sau bệnh nhân sẽ trở lại bình thường như không có gì xảy ra. (Trong thực tế tất cả các loại thuốc cho bệnh nhân uống hoặc tiêm, truyền dịch không có tác dụng chữa bệnh này mà nó chỉ có tác dụng hỗ trợ và là một liệu pháp tâm lý làm cho bệnh nhân yên tâm, do đó bệnh sẽ có dấu hiệu giảm hoặc khỏi bệnh ngay sau dùng thuốc). Cũng có những bệnh nhân khi lên cơn ngất lịm, xỉu xuống, tôi chỉ cần vỗ mạnh vào người là tỉnh lại, sau đó cho uống trà đường, uống thuốc, rồi tôi ngồi gợi chuyện, tìm nguyên nhân, giải thích và động viên các em. Đôi khi còn nói chuyện hài hước một chút để cho các em thực sự tin tưởng, giải tỏa tâm lý, chỉ ít phút sau bệnh nhân lại như không có chuyện gì xảy ra, lên lớp tiếp tục học. 2.3.2) Xử lý khi bệnh nhân có biểu hiện các triệu chứng kích động mạnh như co cứng, co giật, la hét... (loại II). Dạng bệnh biểu hiện kích động thần kinh, thần kinh yếu do sang trấn tâm lý: Cơn Hysteria xuất hiện khi hệ thần kinh bị kích thích quá độ, làm mất sự điều chỉnh bình thường của hệ vỏ não. Cơn khởi phát sau sang chấn thần kinh, biểu hiện lo sợ, tức giận... Những bệnh nhân này bị hoàn cảnh xung đột dồn nén, các tình huống đòi hỏi phải quyết định, đương đầu nhưng bệnh nhân lại không đủ bản lĩnh và khả năng để giải quyết, phải đối mặt nên trạng thái bệnh phân ly xuất hiện như một tình huống đệm, để bệnh nhân lẩn trốn thực tại. Bên cạnh đó, nhân cách được coi là yếu tố chính, thường là loại thần kinh yếu, tính cách "nghệ sĩ" (thích hình thức, thích được chú ý), kém chịu đựng khó khăn, dễ bị xúc động hay tự ái, cả tin, dễ bị ám thị. Các triệu chứng dạng kích động thần kinh rất mạnh mẽ: Co giật mạnh liên tục, vật vã, la hét kêu đau, có thể đập đầu mạnh vào tường, cắn vào tay, leo trèo, bỏ chạy, hoặc cấm khẩu, không nói được, có bệnh nhân xuất hiện cơn mù mắt không nhìn thấy gì, hay hụt hơi khó thở. Có em biểu hiện sau hồi ngất lịm thì cứ gật đầu lia lịa như gà mổ thóc kéo dài tới 30 phút (Ánh H năm học 2010-2011). Cũng có em la hét sợ hãi do tưởng tượng có ma, có ai đuổi, ai hại mình... dạng bệnh này rất nguy hiểm và dễ kích động những đối tượng khác. Ví dụ: trường hợp em Ka’ B (năm học 1998-2002), em Ka’ Th (khóa học 2008 -2012); Em Ka’ Thanh Th... hiện đang học lớp 8, khi lên cơn các em thường đập đầu vào tường, la hét to hoảng
- hốt vùng bỏ chạy, thậm chí trèo lên cao ngồi chót vót, nếu mà không tận mắt chứng kiến tôi không thể tưởng tượng nổi. Em Điểu Thị V hiện tại đang học lớp 8, em này có sức khỏe yếu, năm học 2010-2011 em bị lên cơn liên tục, một ngày có khi bị 5 -7 lần, mỗi khi lên cơn thường vật vã, khó thở. Nhiều lúc em hoảng hốt nói nhảm (thấy bóng ma trước mắt, thấy người đang rượt đuổi mình...), có lúc em khóc tức tưởi nói: “Cô ơi mắt em không nhìn thấy gì rồi” hoặc ngọng lưỡi nói không ra câu... Đa số khi những em này lên cơn thường gây hoảng hốt lo sợ cho những em khác, do đó dễ gây nên cơn Hysteria tập thể nếu không được xử lý kịp thời. Đối với bệnh nhân có các triệu chứng kích động mạnh như trên thì cũng cần bình tĩnh, nhanh chóng tách bệnh nhân ra khỏi đám đông, đưa bệnh nhân vào chỗ rộng rãi, thoáng mát để nằm, cho người canh chừng khỏi ngã hoặc giữ bệnh nhân để tránh tai nạn (nếu có động tác đập đầu vào vật cứng, đập chân tay mạnh hay vùng dậy bỏ chạy). Bước hai: kiểm tra mạch, nhiệt độ, huyết áp (có thể tăng nhẹ do kích động), sau đó phải trấn an tinh thần bệnh nhân ngay như giải thích các hiện tượng em thấy là không có thật hoặc chỉ tạm thời diễn ra một thời gian ngắn thôi, bình tĩnh lại sẽ hết hoặc nếu vật vã la hét nhiều sẽ ảnh hưởng tới thần kinh, em không bình tĩnh lại cô sẽ chuyển qua bệnh viện nằm điều trị (tâm lý học sinh rất sợ nằm viện). Bước ba: Hướng dẫn cho bệnh nhân hít sâu, thở ra đều đặn, cho uống trà đường ấm. Nếu bệnh nhân vật vã kích động nhiều cho uống thuốc an thần nhẹ, thuốc giảm đau, tiếp theo thực hiện động tác massage, bấm huyệt vùng đầu để giảm căng thẳng cho bệnh nhân. Sau chừng 30 phút đến 1 giờ bệnh nhân sẽ ổn. Cuối cùng điều trị phòng và hạn chế cơn tái phát bằng thuốc trợ sức, chăm sóc chế độ ăn uống, kết hợp biện pháp tìm hiểu nguyên nhân, giáo dục tâm lý để chấm dứt căng thẳng. Trường hợp bệnh nhân không có dấu hiệu thuyên giảm, vật vã nhiều, kích động tăng, cơn tái đi, tái lại mật độ dày hơn thì cần chú ý theo dõi diễn biến trạng thái tinh thần của người bệnh hoặc cần khám kỹ xem bệnh nhân có biểu hiện bệnh lý khác là nguyên tác động như các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc .... hay không để có hướng xử lý và điều trị. 2.3.3) Xử Lý khi bệnh nhân lên cơn Hysteria kèm theo bị bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc, trấn thương hoặc thay đổi tâm lý tuổi dậy thì ...(loại III) Những học sinh có đặc điểm nhân cách yếu, thần kinh yếu, sức chịu đựng kém, hay nhõng nhẽo, thích sự chú ý của người khác ngoài yếu tố bị kích động tâm lý còn xuất hiện cơn khi đồng thời có các biểu hiện bệnh lý như cơ thể yếu mệt, nhiễm khuẩn, nhiễm độc, chấn thương hoặc thời kỳ dậy thì, đây là một trong những yếu tố góp phần làm xuất hiện cơn Hysteria vì bệnh nhân tưởng tượng mình bệnh rất nặng, luôn luôn sợ hãi, đòi hỏi mọi người phải quan tâm đến mình. Khi đối tượng cơ thể yếu, bị nhiễm khuẩn như: cúm bội nhiễm, viêm họng, viếm phế quản, viêm tiết niệu... lên cơn, trước tiên cũng cũng xử lý cắt cơn tương tự như trên, tùy theo mức độ biểu hiện triệu chứng ở loại nào. Mục đích để ổn định tư tưởng, hạn chế tái cơn sau. Tiếp theo phải điều trị loại trừ yếu tố tác động theo phác đồ từng bệnh. Ví dụ các bệnh nhiễm khuẩn dùng thuốc kháng sinh, hạ sốt,
- dùng vitamin để hỗ trợ sức đề kháng, nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân ( Lưu ý: trường hợp nhẹ xử lý và điều trị tại trường để đảm bảo thời gian học tập của học sinh, trường hợp nặng chuyển bệnh viện). Bệnh nhân nhiễm độc lên cơn dùng các biện pháp loại trừ độc tố như: tìm cách cho nôn hết thức ăn (nếu ngộ độc thực phẩm); loại trừ độc tố xâm nhiễm thần kinh, da và các cơ quan khác... bước tiếp theo chuyển bệnh viện ngay nếu có dấu hiệu nhiễm độc thần kinh sốt, ói mửa, lờ đờ co giật.... Chú ý chế độ chăm sóc cho những đối tượng này phải tạo niềm tin khỏi bệnh, tạo quan hệ tốt giữa thầy thuốc và bệnh nhân. Theo sát và yêu cầu bệnh nhân uống thuốc đúng giờ, ăn uống đúng bữa, đủ xuất đảm bảo dinh dưỡng và tăng cường Calci và các vitamin. Trường hợp bệnh nhân thể trạng yếu, bệnh nặng, diễn biến bệnh không tốt, cần làm các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán và có phác đồ điều trị tốt hơn thì chuyển bệnh nhân lên tuyến trên khám và điều trị. Khi chuyển bệnh nhân lên tuyến trên thì bản thân nhân viên y tế phải cung cấp những thông tin liên quan ngoài các bệnh thực thể của bệnh nhân như cơn Hysterya kèm theo, mật độ lên cơn để bác sỹ nắm được theo dõi phối hợp điều trị. Trường hợp ở tuổi dậy thì, những thay đổi bất thường về tâm sinh lý và sự thiếu hiểu biết, không được giáo dục, hướng dẫn khiến những đối tượng này có suy nghĩ hoang mang, mặc cảm, không tự tin dẫn đến lên cơn bệnh. Đây là hiện tượng phổ biến và tương đối phức tạp ở trường học. Những biểu hiện tâm sinh lý thay đổi khiến các em bối rối như thay đổi hình dáng, thay đổi ở bộ phận sinh dục, thay đổi nội tiết tố do đó da nổi mụn, có kinh nguyệt, thay đổi tình cảm: các em biết yêu, có tình cảm đặc biệt với bạn khác giới. Các em chú ý tới hình thức bên ngoài hơn, bắt đầu từ ăn mặc, trang điểm để làm đẹp... Thời kỳ này các em rất nhạy cảm trong giao tiếp ứng xử, dễ buồn, dễ vui, dễ bị kích động, các em chưa có nhiều kinh nghiệm để quyết định hay xử lý một số tình huống do đó xuất hiện trạng thái phân ly. Nhiều khi các em sợ mập, ăn ít, nhịn ăn sáng, mặc quần áo bó sát dẫn đến hiện tượng hạ đường huyết, hạ calci huyết và ngất xỉu. Trạng thái này thường xen lẫn với cảm xúc dẫn đến hội chứng Hysteria trong những giờ học và những giờ nghỉ ngơi ở tập thể đối với học sinh nội trú. Xử lý những trường hợp này các bước tương tự như trên. Cần chú ý quan sát cách ăn mặc, quan sát kỹ hình dáng, theo dõi diễn biến tâm lý qua cử chỉ hành động, lời nói để tìm nguyên nhân. Căn cứ vào nguyên nhân mà hướng dẫn giáo dục định hướng cho các em như: chỉ cho học sinh những hiện tượng thay đổi của cơ thể là bình thường, cần phải làm thế nào khi thấy những biểu hiện khác lạ, nên tin tưởng và tâm sự với người lớn như mẹ, chị gái, cô giáo để họ hướng dẫn những kỹ năng đơn giản như vệ sinh kinh nguyệt, vệ sinh ăn mặc ở tuổi dậy thì... Đối tượng bệnh Hysteria ở tuổi dậy thì, cần có một quá trình theo dõi diễn biến tâm lý dài hơi, phải thường xuyên quan tâm sâu sát và có sự kết hợp đồng bộ của các lực lượng giáo dục trong nhà trường và gia đình. Luôn tạo cho các em sự tin tưởng tuyệt đối, khi các em có những cảm xúc mới lạ trong sáng cần chia sẻ, không nên can thiệp thô bạo, thiếu tế nhị sẽ làm cho các em cảm thấy bị chế giễu
- và hổ thẹn dẫn đến ức chế tâm lý sẽ bị lên cơn tức thì hoặc đầu óc phân tán dẫn đến kết quả học tập và sức khỏe giảm sút. 2.3.4) Xử lý khi bệnh nhân lên cơn Hysteria tập thể Khi xuất hiện một bệnh nhân lên cơn Hysteria, nếu xử lý không khéo để bệnh nhân kích động, hoặc quan tâm lo lắng quá mức, gây phản ứng dây chuyền có từ hai em đến hàng loạt lên cơn, gọi là cơn Hysteria tập thể. Khi xuất hiện cơn Hysteria tập thể, trước tiên phải nhanh chóng cắt đứt phản ứng dây chuyền bằng cách giải tán đám đông càng nhanh càng tốt. Huy động lực lượng giáo viên, quản sinh hoặc những học sinh nam khỏe mạnh hỗ trợ canh giữ khi có bệnh nhân đập đầu, đập chân tay, co giật, la hét....(đề nghị lực lượng này không nói nhiều, không có thái độ coi thường, chế diễu người bệnh, nhưng cũng không quá quan tâm lo lắng). Bản thân cán bộ y tế phải “lớn tiếng” một chút đề nghị bệnh nhân im lặng để cắt đi luồng phản ứng đang tiếp tục lan chuyền, nhất là những đối tượng bị bệnh vẫn đang đứng gần đó chăm chú theo dõi những cử chỉ hoạt động của người lên cơn. Xử lý từng bệnh nhân theo quy trình như trên (nếu có điều kiện nên cách ly riêng từng bệnh nhân). Đối với trường hợp vật vã, la hét nhiều nhất thì cho uống một viên thuốc an thần để bệnh nhân đó ngủ đi không kích động các em khác, tiếp tục trấn an tinh thần cho bệnh nhân bằng những lời giải thích, động viên nhẹ nhàng kiên quyết, không mơn trớn, không chăm sóc quá mức, nếu các em nằm dịu đi thì để các em nghỉ ngơi, một lúc sau tất cả cũng sẽ chìm vào giấc ngủ, hoặc tỉnh lại bình thường. Ví dụ: Sau khi nhà trường tổ chức giải bóng đá nữ cho học sinh để chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, thời gian các buổi chiều gần ngày lễ. Vào lúc 19 giờ ngày 17/11/2011, khi học sinh lên lớp học buổi tối thì xuất hiện hàng loạt học sinh nữ lên cơn Hysteria. Nguyên nhân do sự kích thích hưng phấn cao độ cộng với sự đau nhức căng cơ do vận động mạnh không thường xuyên. Xuất hiện đầu tiên là em Ka’ Quế Anh kêu đau nhức chân tay, đau tức ngực khó thở khóc lóc kêu la, chỉ ít phút sau có tới chục em lần lượt tự nhiên ngất xỉu sau đó tỉnh lại khóc lóc, la hét, kêu khó thở tức ngực vật vã...làm náo loạn khu lớp học. Xác định là hiện tượng Hysteria tập thể, tôi nhanh chóng yêu cầu giáo viên ổn định học sinh các lớp, đưa những em lên cơn về nội trú, tách riêng những em la hét lớn vật vã nhiều riêng ra để xử lý, yêu cầu quản sinh và một số học sinh lớn khỏe mạnh hỗ trợ canh chừng những đối tượng vật vã đập đầu, chân tay vào vật cứng như: Quế Anh, Thanh Thảo, Ka’Linh, Kim Yến.... Tôi lớn tiếng nói: “Tất cả các em phải im lặng, giữ trật tự cô mới khám bệnh và cho thuốc uống được, nếu kêu la nhiều cô cho hết sang bệnh viện nằm mà la!”. Sự “lớn tiếng” có tác dụng tức thì, la hét vật vã giảm. Tôi lần lượt kiểm tra mạch, huyết áp từng em (tất cả đều bình thường), đồng thời nhờ quản sinh pha nước trà đường nóng cho các em uống. Sau đó cho mỗi em uống một viên thuốc giảm đau Efpheragan 500mg, tiếp theo dùng dầu nóng xoa bóp những chỗ đau. Sau khi được chăm sóc, uống thuốc và động viên giải thích tại sao lên cơn tập thể như thế, một số em bình thường trở lại, lên lớp tự học tiếp, còn
- một số nằm ngủ. Trong đêm chỉ còn hai em tái cơn lại khoảng 30 phút. Những ngày tiếp theo do chủ động nhắc nhở, chăm sóc, giáo dục, phối hợp với giáo viên chủ nhiệm nên không còn hiện tượng lên cơn Hysteria tập thể nữa. 2.4) Phòng bệnh bằng biện pháp phối kết hợp tuyên truyền giáo dục. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, đây là một phương châm quan trọng, cần ghi nhớ của những người làm công tác chăm sóc sức khỏe. Đối với bệnh nhân Hysteria là một bệnh phức tạp thuộc tâm căn, vậy để hạn chế, phòng bệnh này đòi hỏi phải giáo dục tâm lý, phối kết hợp đồng đều giữa các lực lượng quản lý giáo dục để nâng cao nhận thức và ý thức phòng bệnh cho học sinh. Để làm tốt điều này, trước hết tôi thực hiện việc khảo sát tìm hiểu mức độ hiểu biết về bệnh Hysteria của đội ngũ giáo viên, công nhân viên cũng như học sinh. Căn cứ vào mức độ nhận thức, hiểu biết về bệnh, ngay đầu năm học tôi xin ý kiến của Ban giám hiệu nhà trường được thực hiện tuyên truyền giải thích những yếu tố, nguyên nhân gây bệnh, những khó khăn phức tạp của bệnh nhân cho các thầy cô giáo và nhân viên quản lý học sinh, để họ biết và cảm thông từ đó có biện pháp giáo dục, giúp các em bị bệnh. Đặc biệt tránh hiểu sai về bệnh là do “thiếu đàn ông” như suy nghĩ của một số cá nhân dẫn tới những hành động, lời nói với đối tượng bệnh không đúng, do đó làm cho học sinh càng có phản ứng, mặc cảm, lên cơn liên tục sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và việc học tập của các em. Thực hiện việc khảo sát tìm hiểu nhận thức của học sinh đối với bệnh Hysteria. Phiếu khảo sát có nội dung như sau: PHIẾU KHẢO SÁT NHẬN THỨC VỀ BỆNH HYSTERIA ( Em hãy suy nghĩ và chọn các câu trả lời đúng bằng đánh dấu X ở đầu câu ) 1. Em có biết một bạn đang bình thường tự nhiên có các biểu hiện ngất sỉu, sau đó la hét, đập tay chân, kêu đau tức ngực, khó thở... và tiếp theo còn có hiện tượng một loạt bạn khác cũng lên cơn như thế là bệnh gì? -Là một bệnh lý trong tâm thần học. -Là bệnh thiếu đàn ông. -Là bệnh giả vờ -Là bị lên đồng do ma nhập. -Không biết bệnh gì. 2. Em làm gì khi bạn bị bệnh? - Dìu bạn đến nơi tháng mát có chỗ nằm, báo cho y tế hoặc người lớn. -Mặc kệ bạn, lúc sau sẽ tỉnh lại. -Hô to lên để mọi người chú ý đến xem, đến giúp bạn. 3. Đối với bạn hay bị lên cơn như thế em cần làm gì?
- -Tránh xa không chơi với bạn vì sợ lây. -Trêu chọc để bạn mắc cỡ không bệnh nữa. - Thông cảm, chơi với bạn, giúp bạn bằng cách tâm sự, chia sẻ, lôi kéo bạn tích cực tham gia các hoạt động tập thể trong nhà trường. Sau khi khảo sát kết quả đa số các em rất ít hiểu biết về bệnh, hoặc hiểu về bệnh theo chiều hướng tiêu cực, do đó tôi phải thực hiện tuyên truyền giải thích nguyên nhân, yếu tố phát bệnh, mức nguy hiểm của bệnh cho từng đối tượng. Nội dung cụ thể như sau: 1. Khái niệm bệnh: Theo các nhà tâm thần học “Hysteria” hiện nay gọi là rối loạn phân ly, đây là một bệnh lý trong tâm thần học, là một bệnh thuộc rối loạn tâm căn.... 2. Các biểu hiện triệu chứng của bệnh: -Tự nhiên ngất lịm, xỉu xuống, sau một hồi tỉnh lại kêu đau( đầu, ngực, tay, chân, bụng...), khó thở, liệt không nhấc nổi tay chân hoặc cứng tay chân. - Có bệnh nhân biểu hiện la hét, khóc, vật vã,có những rối loạn vận động như lắc rung, múa vờn... -Có bệnh nhân rối loạn cảm xúc nói nhảm, tự ám thị... -Bệnh có phản ứng dây chuyền: từ một người sang nhiều người triệu chứng giống nhau. -Sau hết cơn bệnh, đối tượng bệnh trở lại bình thường. 3. Nguyên nhân: Đối tượng bệnh là những người có thần kinh, nhân cách yếu, không có sức chịu đựng bị tác động ức chế tâm lý, hoặc bị các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc, trấn thương hay những thay đối tâm sinh lý ở tuổi dậy thì...là lên cơn. 4. Cách xử lý bệnh Hysteria: -Tách ra khỏi đám đông, đưa bệnh nhân về nơi thoáng mát, yên tĩnh, nới lỏng quần áo. -Pha nước trà đường ấm cho bệnh nhân uống -Báo nhân viên y tế xử lý -Phối hợp động viên, giúp đỡ, giáo dục bệnh nhân hòa nhập tập thể để hạn chế cơn, phòng tái phát, phòng cơn Hysteria tập thể. 5. Sự ảnh hưởng của bệnh tới sức khỏe tâm thần: -Khi bị các bệnh khác đồng thời cùng những cơn Hysteria khó theo dõi và điều trị; -Lên cơn liên tục, kéo dài, lạp lại nhiều lần dễ biến chứng sang bệnh tâm thần khác như tâm thần phân liệt, tự kỷ...
- -Bệnh hay có phản ứng kéo theo nhiều người ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý, việc học tập của nhiều người. Riêng đối tượng bệnh Hysteria, tôi tổ chức tuyên truyền giáo dục các em bằng hình thức những buổi nói chuyện với từng nhóm từ 5 đến 10 em, trong đó có cả những em bình thường không bị bệnh nhưng chơi thân với đối tượng bệnh, tôi nói rõ mục đích, lý do buổi nói chuyện, tạo tâm lý cởi mở thoải mái để các em có thể rãi bày tâm sự. Tiếp theo, tôi hỏi đối tượng bệnh: có biết tại sao các em thường có những biểu hiện bất bình thường như tự nhiên ngất xỉu, tay, chân co cứng, co giật...?; Khi thấy bạn lên cơn tại sao bản thân cũng như “bắt chước bạn” sau đó hàng loạt lên cơn giống nhau?... Sau đó tôi cho các em cùng bị bệnh nói lên cảm giác, suy nghĩ của mình mỗi khi lên cơn. Tổng hợp lại những câu trả lời và ý kiến liên quan đến bệnh như sau: Đầu tiên là buồn bực, tức giận vì một lý do nào đó, tiếp theo là cảm giác hụt hơi không khống chế nổi bản thân rồi, xỉu xuống, đôi khi cảm giác rùng mình và sau đó không biết gì nữa, hoặc cảm giác rất đau, rất khó thở... Các em đặt câu hỏi “tại sao chúng em lại có cơn như thế, nhưng chỉ sau cơn ít phút em lại bình thường trở lại?”; Cô ơi có người nói là “bệnh giả vờ”, là “bệnh thiếu đàn ông” có phải không?... Để trả lời các em tôi tiếp tục hỏi trực tiếp về hoàn cảnh gia đình, về những điều xảy ra trước khi các em lên cơn sau đó chỉ rõ những điểm giống nhau ở các em, phân tích nguyên nhân, tác động gây nên hội chứng bệnh. Nhấn mạnh đây thực sự là một hội chứng bệnh chứ không phải “giả vờ”, không phải là bệnh “thiếu đàn ông”, không phải là bệnh do “ma quỷ” phá... bằng chứng cụ thể tự bản thân các em biết, khi lên cơn tinh thần người bệnh vẫn tỉnh táo nhưng không thể khống chế được hành động, lời nói. Đồng thời khẳng định với các em bệnh sẽ khỏi hoàn toàn nếu các em biết hòa đồng với tập thể, tích cực tham gia các hoạt động bổ ích, rèn luyện nhân cách, rèn luyện sức chịu đựng để có hệ thần kinh vững vàng. Cần tránh xa những suy nghĩ tiêu cực, tạo cho mình cuộc sống vui vẻ lạc quan yêu đời... Còn đối với những học sinh bạn thân của đối tượng bệnh, các em ngồi nghe bạn rãi bày tâm sự, nghe tôi giải thích, các em rất thông cảm và thương bạn. Nắm bắt được điều này tôi giao cho các em hàng ngày ở nội trú thường xuyên quan tâm, chơi với bạn, giúp bạn tham gia các hoạt động tập thể nhất là lúc thấy bạn buồn có tâm sự thì nhanh chóng kéo bạn đi chơi, đi dạo hoặc trao đổi bài học để bạn quên đi. Khi bạn bị lên cơn thì tự em cũng có thể xử lý ban đầu như đưa người bệnh vào nơi yên tĩnh thoáng mát, nới lỏng quần áo, cho uống nước trà đường nóng và chăm sóc động viên bạn, sau đó báo với y tế hoặc quản sinh. Đối với những học sinh bình thường khác, tôi cũng tổ chức buổi nói chuyện tập thể tuyên truyền với nội dung như trên. Giải thích phổ cập cho các em đây là hội chứng bệnh thực sự, bạn là người yếu đuối, thần kinh yếu, sức chịu đựng kém, nguyên nhân và tác hại của bệnh đến sức khỏe và sự ảnh hưởng chung đến tập thể, người bệnh cũng rất buồn, muốn thoát ra khỏi bệnh nhưng cần có thời gian, cần sự giúp đỡ của người thân, bạn bè, thầy cô... Sự giúp đỡ chân tình của mọi người
- xung quanh bệnh nhân là một liều thuốc tốt cho người bệnh... do đó chúng ta không nên chế giễu bạn, tạo áp lực cho bạn, cần giúp bạn vượt qua mặc cảm sống vui tươi, hòa đồng lạc quan hơn. Qua những buổi tuyên truyền giáo dục như thế, đối tượng bệnh nhân nhận biết được đặc điểm của bệnh, nguyên nhân phát sinh bệnh từ đó các em đã cố gắng rèn luyện vượt qua mặc cảm, tự tin hơn, biết giữ gìn sức khỏe tốt, hòa đồng với bạn bè, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, có em trong năm học đã chấm dứt hẳn các cơn bệnh; Đối với những em khác sau khi được nghe tuyên truyền giáo dục bệnh này thì luôn có thái độ tốt, thông cảm và giúp đỡ khi bạn lên cơn, từ đó hạn chế rất nhiều cơn bệnh đặc biệt những cơn Hysteria tập thể. Từ tuyên truyền giáo dục nhận thức rõ nguyên nhân, cơ chế phát sinh bệnh cho đội ngũ cũng như học sinh, tôi đề nghị ban giám hiệu chỉ đạo giáo viên và đội ngũ nhân viên cùng hỗ trợ, phối hợp với tôi trong công tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh nói chung và phối hợp xử lý, giáo dục tâm lý cho học sinh bị bệnh Hysteria nói riêng như sau: Phối hợp với thầy cô giáo quản lý nội trú, đây là lực lượng quản lý học sinh 24/24 giờ. Hiện tượng cơn Hysteria ở học sinh nữ có thể xảy ra bất chợt lúc nào, do đó tôi đã cung cấp danh sách những học sinh hay bị bệnh, hướng dẫn họ cách nhận biết cơn bệnh và xử lý ban đầu khi tôi chưa có mặt. Hoặc khi có biểu hiện tâm lý bất thường, mâu thuẫn phát sinh, thì đội ngũ quản sinh kịp thời can thiệp, ngăn chặn lại để hạn chế phát sinh bệnh. Vào những thời gian nghỉ ngơi ở nội trú, các em sinh hoạt vui chơi với nhau thường xảy ra những mâu thuẫn, buồn bực thì quản sinh phải chú ý những đối tượng này, nhờ những em khác lôi kéo, hướng dẫn bạn tham gia các hoạt động vui chơi giải trí hoặc tâm sự tìm hiểu nguyên nhân...Trong thời gian qua các thầy cô quản lý nội trú đã làm rất tốt, đồng thời giúp đỡ rất nhiều em nữ giải tỏa những khúc mắc trong sinh hoạt ở nội trú, giúp các em bị bệnh vui vẻ hòa đồng, mạnh mẽ tự lập, hạn chế và chấm dứt cơn bệnh trong thời gian dài. Đối với giáo viên chủ nhiệm là người có uy tín nhất đối với học sinh. Căn cứ vào danh sách đối tượng học sinh bệnh Hysteria ở lớp mình, các thầy cô sẽ gần gũi các em, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, những suy nghĩ từ trong tâm thức học sinh, từ đó định hướng giáo dục cho các em những tình cảm tốt đẹp, lối sống trong sáng, hạn chế những suy nghĩ nông cạn, biểu hiện tiêu cực, lối sống ích kỷ..., giáo viên là người tạo niềm tin cho các em tự tin vào bản thân vượt qua mặc cảm bệnh tật, giữ gìn sức khỏe tốt để đạt được hiệu quả cao trong học tập và rèn luyện. Đặc biệt thầy cô luôn quan tâm chú ý, động viên các đối tượng bệnh, cho các em tham gia các hoạt động tập thể để tập cho các em tính mạnh dạn và sự tự tin. Qua theo dõi tôi nhận thấy giáo viên chủ nhiệm là người có ảnh hưởng rất lớn và giáo dục tâm lý rất tốt đối với học sinh nữ bị bệnh Hysteria. Phối hợp với giáo viên thể dục, thời gian luyện tập và bài luyện tập thể dục thể thao căng thẳng là những yếu tố hay xuất hiện những cơn Hyteria. Khi những
- đối tượng hay lên cơn có biểu hiện mệt mỏi thì giáo viên thể dục nên cho các em tập những động tác nhẹ nhàng. Đối với những bài chạy bền, hoặc những bài yêu cầu vận động mạnh giáo viên nên cho học sinh khởi động kỹ, làm công tác tư tưởng trước khi thực hiện bài học sẽ hạn chế được tình trạng lên cơn hoặc ngất xỉu của bệnh Hysteria. Đối với gia đình các em tôi luôn tìm cách trao đổi, tìm hiểu cách sống, dạy dỗ con cái của phụ huynh đồng thời chỉ và phân tích cho họ thấy rõ tình trạng, nguyên nhân lên cơn Hysteria ở con họ và yêu cầu gia đình cùng phối hợp thay đổi cách giáo dục con, giúp các em tiến bộ về nhân cách để đảm bảo sức khỏe học tập. Hiểu được nguyên nhân cơ chế gây bệnh, các bậc phụ huynh rất đồng lòng phối hợp giáo dục, quan tâm đến sự biến chuyển tâm lý con cái. III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI: Qua nhiều năm làm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh nội trú, theo dõi xử lý các loại bệnh nói chung và bệnh Hysteria ở học sinh nữ nói riêng, bản thân tôi đã rút kinh nghiệm, tự học hỏi nghiên cứu và sáng tạo các biện pháp để áp dụng xử lý tình huống bệnh tật trong học sinh đảm bảo cho các em có sức khỏe và tinh thần tốt để học tập. Ngoài một số bệnh thông thường, hội chứng bệnh Hysteria và Hysteria tập thể ở học sinh nữ là một trong những bệnh thường xảy ra. Tuy bệnh không gây nguy hiểm nhưng khi kết hợp với các bệnh nhiễm khuẩn khác thì việc chăm sóc và điều trị khó khăn hơn. Hơn nữa nếu để cơn bệnh liên tục, kéo dài sẽ ảnh hưởng và biến chứng sang một số bệnh tâm thần khác. Với kinh nghiệm của bản thân, và được sự quan tâm sâu sát tạo điều kiện tối đa của ban giám hiệu nhà trường, sự phối kết hợp chặt chẽ của đội ngũ giáo viên, công nhân viên, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh tại trường nội trú trong năm học này đạt hiệu quả cao hơn. Đặc biệt bệnh nhân Hysteria và những cơn Hysteria tập thể đã giảm đi rất nhiều, số lần lên cơn của bệnh nhân giảm và thưa hơn. Trong tập thể đội ngũ CB,GV,CNV và học sinh đã nhận thức đúng đắn về bệnh này từ đó luôn đồng hành cùng các em trong việc quản lý, chăm sóc sức khỏe và nuôi, dạy học sinh đạt hiệu quả cao. Hạn chế được bệnh Hysteria và cơn Hysteria tập thể trong học sinh nữ góp phần giảm số lượng học sinh bị bệnh trong năm học. Quan trọng hơn nữa, hạn chế được bệnh này đã tạo cho các em bị bệnh thay đổi nhận thức, rèn luyện nhân cách, rèn luyện ý trí, nghị lực, có kỹ năng sống tự lập, biết thương yêu và giúp đỡ mọi người xung quanh, hòa nhập vào cuộc sống tập thể cũng như cộng đồng. Hạn chế được bệnh Hysteria là góp phần tránh và hạn chế được một số bệnh như: tâm thần phân liệt, hoang tưởng, trầm cảm, tự kỷ... do ức chế tâm lý thường xuyên và những biến chứng không lường trước. Trong khi thực hiện đề tài tôi cũng gặp nhiều khó khăn như trình độ chuyên môn có hạn, tài liệu nghiên cứu ít, đối tượng học sinh nữ đang ở độ tuối chuyển biến mạnh mẽ về tâm, sinh lý..., các em xa gia đình, sống tự lập ở tập thể ít nhiều cũng thiếu thốn tình cảm của người thân, do đó yếu tố, điều kiện để phát sinh những cơn bệnh là điều không tránh khỏi.
- Song bằng nỗ lực của bản thân, được sự khuyến khích động viên tạo điều kiện tốt của ban giám hiệu nhà trường, của tập thể giáo viên công nhân viên, và sự nỗ lực, yêu thương, gắn bó giúp đỡ nhau trong tập thể học sinh nội trú là nhân tố chính cho sự thành công trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh nói chung và học sinh nữ nói riêng. Sau đây là những số liệu so sánh kết quả trước và sau khi thực hiện đề tài: Trước khi thực hiện Sau khi thực hiện STT Nội dung (NH. 2011 - 2012) (NH. 2011 - 2012) Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Nhận thức đúng về bệnh 1 Hysteria, đối với đội ngũ (40 26 65% 40 100% người) Nhận thức đúng về bệnh 2 Hysteria, đối với học sinh 60 22.2% 240 88.8% (270 em) 3 Số em nữ mắc bệnh Hysteria 24 em 16 em trong năm học 4 Số lượt học sinh nữ lên cơn 36 lượt 26 lượt Hysteria trong năm 5 Số lần học sinh nữ lên cơn 4 lần 0 lần Hysteria tập thể 6 Số học sinh nữ lên cơn 8 em 0 Hysteria phải nằm viện 7 Số lượng học sinh nữ lên cơn 16 em 5 em nhiều lần (từ 3 lần trở lên) IV./ĐỀ XUẤT VÀ KHUYẾN NGHỊ Để thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho các em ở trường học, phòng tránh và hạn chế những bệnh về sức khỏe tâm thần cho học sinh nói chung và học sinh nữ nói riêng, nhất là bệnh Hysteria ở học sinh nữ, tôi đề xuất ý kiến như sau: - Việc phòng bệnh phải đồng bộ mang tính chiến lược bằng các chương trình chăm sóc sức khoẻ tâm lý học đường. Cần tập cho học sinh rèn luyện trong các môi trường khác nhau, làm quen tiếp xúc dần với những khó khăn phúc tạp trong đời sống. -Giáo dục truyền thông rộng rãi kiến thức bệnh Hysteria cho đội ngũ CB,GV.CNV, học sinh và phụ huynh để có nhận thức đúng về bệnh này.
- - Giáo dục cho học sinh lòng nhân ái, vị tha sống hòa đồng với mọi người, có tinh thần tập thể cao, tương thân, tương ái luôn giúp đỡ bạn bè, nhất là ở môi trường tập thể nội trú. -Cần giảm áp lực học tập cho học sinh, không dồn ép quá mức tới độ mất cân bằng mà phát sinh bệnh. -Tăng cường và cân đối giữa học tập, nghỉ ngơi và vui chơi giải trí để có sức khỏe tâm thần hài hòa với cuộc sống hiện nay. Với đề tài: “Một số biện pháp xử lý bệnh Hysteria ở học sinh nữ” đã đem lại hiệu quả thiết thực cho công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu nói chung và giáo dục sức khỏe học sinh nữ nói riêng ở trường Phổ thông Dân tộc nội trú Tân Phú, đây là đề tài mà tôi tâm đắc nhất. Qua đề tài này tôi rất mong các đồng nghiệp và các thầy cô giáo cùng trao đổi tham gia đóng góp ý kiến, để giáo dục, tuyên truyền cho mọi người hiểu sâu hơn nữa về bệnh này. Từ đó giúp đối tượng bệnh có được một nhân cách tốt, một tinh thần tốt, tự tin vào bản thân, vượt qua mặc cảm bệnh tật, vươn lên để có một sức khoẻ tốt tham gia học tập. Tôi xin chân thành cảm ơn! V./TÀI LIỆU THAM KHẢO: - Báo, tạp chí sức khỏe và đời sống, Báo điện tử Sức khỏe; - Cuốn sách “Bác sỹ ơi tại sao?” (tài liệu tư vấn sức khỏe học đường của GS -TS Bùi Đại). -Tài liệu giáo dục sức khỏe trong cuốn Quản lý công tác y tế trường học của NGND.PGS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh. -Sách thực hành lâm sàng thần kinh học của PGS.TS.BS Nguyễn Văn Chương, Bệnh viện Quân đội 103. -Bài “Hysteria và chứng Rối loạn phân ly của BS CKII. Nguyễn Hoàng Điệp, Ban biên tập trang Web BVTTTW1. Tân phú, ngày 10 tháng 5 năm 2013 Người thực hiện Vũ Thị Thu Hường
- MỤC LỤC Mục Trang -SƠ YẾU LÝ LỊCH .......................................................................................................... 1 -LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI............................................................................................... 2 -TỔ CHỨC THỰC HIỆN............................................................................................ 3 +Cơ sở lý luận.......................................................................................................... 3 +Nội dung và biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài: 4 *Xác định các triệu chứng của bệnh Hysteria và phân biệt với một số bệnh khác.......................................................................................................... 4 * Biện pháp phân loại, liệt kê đối tượng bệnh để xử lý 6 *Biện pháp xử lý bệnh khi xuất hiện các triệu chứng Hysteria 7 *Phòng bệnh bằng biện pháp phối kết hợp tuyên truyền giáo dục....................................................................................................................... 12 - HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI: .................................................................................... 16 - ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ.................................................................................. 17 - TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số biện pháp để làm tốt công tác kế toán trường THPT Trị An
19 p | 2756 | 435
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn phương pháp tạo hình trong trường mầm non
11 p | 501 | 55
-
SKKN: Một số biện pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm đồ chơi, đáp ứng với yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non
9 p | 242 | 28
-
SKKN: Một số biện pháp về xây dựng đội ngũ giáo viên
11 p | 147 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn