SKKN: “Một số biện pháp dạy trẻ về kỹ năng sống cho trẻ mầm non”<br />
<br />
<br />
<br />
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
Trong xã hội ngày nay chúng ta nhận thấy rằng cuộc sống dường như hối <br />
hả, con người sống với một cuộc sống rất nhanh và gấp, đặc biệt là trẻ em, <br />
trẻ đã dần quen với cuộc sống hiện đại,với lối sống gìa hơn với những gì trẻ <br />
đang có với đúng lứa tuổi của trẻ. Còn trẻ nông thôn thì ngược lại trẻ lại <br />
thiếu tự tin, thiếu mạnh dạn, thiếu kỹ năng trong giao tiếp hoặc hành vi ứng <br />
xử chưa phù hợp<br />
Là một giáo viên mầm non tôi luôn mong muốn trẻ được phát triển một <br />
cách tốt nhất, hòa nhập vào cuộc sống, được sống với tuổi thơ của trẻ. Chính <br />
vì vậy tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm và biện pháp về kỹ năng sống <br />
cho trẻ mầm non đã đem lại kết quả tốt và rất mong được sự đóng góp ý <br />
kiến, những kinh nghiệm hay của những đồng nghiệp để đề tài của tôi được <br />
hoàn thiện hơn.<br />
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :<br />
Trong quá trình công tác giảng dạy ở trường tôi nhận thấy rằng địa bàn <br />
tôi công tác đa phần các cháu chưa được chăm sóc tốt về mặt nhận thức, giao <br />
tiếp, trẻ không mạnh dạn trong giao tiếp và có nhiều trẻ ứng xử không phù <br />
hợp với độ tuổi của cháu. Các cháu rất thụ động trong giao tiếp và trong mọi <br />
hành vi bởi tôi hiểu các cháu chưa được bố mẹ quan tâm chưa chu đáo hoặc <br />
quan tâm thái quá trong quá trình lớn lên của trẻ về mọi mặt, tôi hiểu một <br />
điều lỗi không phải ở trẻ mà do người lớn chúng ta đã chưa hiểu rõ được tầm <br />
quan trọng của việc dạy kỹ năng sống cho trẻ, để trẻ tự lớn lên khi chúng ta <br />
không hướng dẫn gợi ý trẻ, lại nói một điều rằng không thể trách hết phụ <br />
huynh bởi nơi tôi ở là vùng nông thôn các bậc phụ huynh phần lớn chỉ biết <br />
mặt chữ và kiến thức chăm con chỉ là theo bản năng, theo tình yêu dành cho <br />
con thôi, khi tôi ra ngoài tiếp xúc với những cháu bé được chăm sóc chu đáo <br />
cả về thể chất lẫn tinh thần, và cả kỹ năng sống cho trẻ. Tôi thấy "nể" sao <br />
1<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Thủy – Trường Mầm non EaTung<br />
SKKN: “Một số biện pháp dạy trẻ về kỹ năng sống cho trẻ mầm non”<br />
<br />
mà các cháu giỏi thế. Trẻ sống và hòa nhập rất tốt mà vẫn không mất đi cái <br />
hồn nhiên đáng yêu của trẻ thơ mà trẻ có. Tôi suy nghĩ nhiều và luôn đặt ra <br />
nhiều câu hỏi và mong muốn làm sao để thay đổi được điều nhỏ nhoi thôi về <br />
kỹ năng sống cho trẻ, tôi muốn các con được hòa nhập cuộc sống một cách <br />
tốt nhất để những điều đó sẽ là nền móng cho trẻ bước vào đời một cách <br />
vững chải.<br />
Tôi yêu trẻ, tôi mong muốn được dạy trẻ về kỹ năng sống một cách tốt <br />
nhất, tôi là giáo viên mầm non và tôi biết " Mẫu giáo tốt mở đầu cho nền <br />
Giáo dục tốt" và tôi cần phải thực hiện ngay mong muốn của mình, để trẻ:<br />
Giao tiếp một cách mạnh dạn tự tin.<br />
trẻ có khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình.<br />
trẻ biết cách ứng xử phù hợp với các yêu cầu, biết giải quyết các vấn đề <br />
cơ bản một cách tự lập.<br />
* Đó là những lý do mà tôi luôn mong muốn có ở trẻ, nên tôi đã chọn : <br />
Đề tài :“ Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non". Mong <br />
được tất cả các đồng nghiệp tham khảo và đóng góp ý kiến.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
a. Mục đích nghiên cứu đề tài:<br />
Việc dạy kỹ năng sống cho trẻ có tầm quan trọng rất lớn đối với trẻ:<br />
trẻ có thể phát triển khả năng giao tiếp với mọi người, khả năng biết tự <br />
kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù hợp với các <br />
yêu cầu, biết giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập có những ảnh <br />
hưởng rất quan trọng đối với kết quả học tập của trẻ tại trường.<br />
Giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt : Phát triển thể chất, phát triển tình <br />
cảm xã hội, phát triển thẩm mĩ, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, <br />
sáng tạo và đặc biệt hơn nữa rèn cho cháu một nè nếp lối sống tự tin trong <br />
sáng từ ngay những ngày đầu.<br />
Cháu có kiến thức cơ bản nhất định và được trang bị chu đáo sẵn sàng cho <br />
2<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Thủy – Trường Mầm non EaTung<br />
SKKN: “Một số biện pháp dạy trẻ về kỹ năng sống cho trẻ mầm non”<br />
<br />
cháu bước vào lớp một. Đây cũng là một nhiệm vụ quan trọng nhất của bậc <br />
học mầm non đặc biệt là ở mẫu giáo lớn.<br />
b. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài:<br />
Xây dựng hệ thống giảng dạy ở các lớp về nội dung kiến thức, phương <br />
pháp phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ theo từng chủ đề, chủ điểm.<br />
Trò chuyện với trẻ mọi lúc mọi nơi giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hòa đồng với <br />
cô và bạn, sưu tầm và làm đồ dùng, đồ chơi tranh ảnh phong phú, đa dạng, <br />
đẹp nhằm tạo hứng thú cho trẻ yêu thích đến lớp học đồng thời kích thích <br />
tính sáng tạo ham học hỏi tìm tòi khám phá thế giới xung quanh.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Đối tượng là trẻ lớp 5 6 tuổi lớp lá 1 trường mầm non EaTung <br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu<br />
'' Một số biện pháp dạy trẻ về kỹ năng sống cho trẻ mầm non" <br />
Trường Mầm non EaTung Xã EaNa, Huyện Krông Ana, Tỉnh DakLak.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Để đạt được kết quả trong việc duy trì sĩ số học sinh tôi dùng các phương <br />
pháp nghiên cứu sau:<br />
1. Giúp giáo viên nhận thức sâu sắc về việc dạy trẻ kỷ năng sống <br />
2. Xác định những kỹ năng sống cơ bản cần dạy trẻ ở lứa tuổi mầm non <br />
3. Cụ thể hóa nội dung những kỹ năng cơ bản mà giáo viên cần dạy trẻ <br />
4. Xác định nhiệm vụ cơ bản đối với từng đối tượng trong việc dạy trẻ kỹ <br />
năng sống <br />
5. Biện pháp tuyên truyền với các bậc cha mẹ cách dạy trẻ kỷ năng sống <br />
trong gia đình <br />
6. Đề ra những biện pháp hướng dẫn giáo viên, giúp các bậc cha mẹ thực <br />
hiện dạy trẻ các kỷ năng sống cơ bản <br />
7. Biện pháp giúp trẻ phát triển các kỹ năng sống qua việc tổ chức các hoạt <br />
động tập thể vui tươi, lành mạnh trong nhà trừơng. <br />
3<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Thủy – Trường Mầm non EaTung<br />
SKKN: “Một số biện pháp dạy trẻ về kỹ năng sống cho trẻ mầm non”<br />
<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
2. Cơ sở lý luận<br />
Ở Việt nam, từ năm học 20082009, Bộ Giáo dục Đào tạo đã phát động <br />
phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”, với yêu cầu <br />
tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động <br />
giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng với thái độ tự giác, chủ động và ý <br />
thức sáng tạo. Trong năm nội dung thực hiện có nội dung rèn luyện kỹ năng <br />
sống cho học sinh. Về phía các bậc cha mẹ trẻ em luôn quan tâm đến việc <br />
làm sao để kích thích tính tích cực học tập của trẻ, ai cũng muốn con mình <br />
được học đọc và học viết ngay trong những năm tháng học ở mẫu giáo, đặc <br />
biệt là các bậc cha mẹ có con chuẩn bị vào lớp một. Đối với giáo viên mầm <br />
non thường tập trung lo lắng cho những trẻ có những vấn đề về hành vi và <br />
khả năng tập trung trong những năm tháng đầu tiên trẻ đến trường. Đơn giản <br />
là vì những trẻ này thường không có khả ăng chờ đến lượt, không biết chú ý <br />
lắng nghe và làm việc theo nhóm, điều này làm cho trẻ không thể tập trung <br />
lĩnh hội những điều cô giáo dạy! Vì vậy, giáo viên phải tốn rất nhiều thời <br />
gian vào đầu năm học để giúp trẻ có được những kỹ năng sống cơ bản ở <br />
trường mầm non. Nghi thức văn hóa trong ăn uống là một nét văn hóa mà <br />
trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng ít được quan tâm chú ý tới <br />
và ít người biết được rằng: Văn hóa trong ăn uống là một trong những tiêu chí <br />
đánh giá nhân cánh của con người. Vì thế, trẻ cần được rèn luyện kỹ năng <br />
thực hiện các nghi thức văn hóa ăn uống. Trong quá trình rèn kỹ năng sống <br />
cho trẻ nhằm thực hiện nội dung phong trào“ Xây dựng trường học thân <br />
thiệnhọc sinh tích cực”<br />
2. Thực trạng<br />
a. Thuận lợi:<br />
Bộ Giáo dục Đào tạo đã phát động phong trào“ Xây dựng trường học thân <br />
thiện học sinh tích cực” với những kế hoạch nhất quán từ trung ương đến <br />
4<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Thủy – Trường Mầm non EaTung<br />
SKKN: “Một số biện pháp dạy trẻ về kỹ năng sống cho trẻ mầm non”<br />
<br />
địa phương, Phòng giáo dục Đào tạo cũng đã có kế hoạch từng năm học với <br />
những biện pháp cụ thể để rèn kỹ năng sống cho học sinh một cách chung <br />
nhất cho các bậc học, đây chính là những định hướng giúp giáo viên thực hiện <br />
như: Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, <br />
thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm; rèn luyện sức khỏe và ý <br />
thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và <br />
các tai nạn thương tích khác; rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống <br />
hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội. Trường học nơi tôi công <br />
tác là ngôi trường được xây mới, đang trên lộ trình đạt chuẩn quốc gia nên <br />
thuận lợi trong việc thực hiện nội dung xây dựng môi trường giáo dục sạch <br />
đẹp, an toàn cho trẻ. <br />
Giáo viên đạt chuẩn về trình độ là một người giáo viên tôi luôn có sự ham <br />
thích, nhiệt tình, sáng tạo, có tinh thần tự học, tự rèn luyện, tìm tòi, học hỏi <br />
đồng nghiệp để khám phá nghiên cứu bài dạy tốt hơn. Đồ dùng dạy học <br />
tương đối đầy đủ, tất cả vì học sinh thân yêu.<br />
Được sự quan tâm của ban giám hiệu, cấp ủy chính quyền điạ phương, các <br />
đoàn thể đã hướng tới sự nghiệp giáo dục .<br />
“ Mẫu giáo tốt, mở đầu nền giáo dục tốt”<br />
Phòng học sạch sẽ thoáng mát, giáo viên nhiệt tình trong công tác, lập <br />
trường tư tưởng vững vàng và luôn có lòng yêu nghề mền trẻ.<br />
Ban giám hiệu và chuyên môn phòng giáo dục quan tâm và tạo điều kiện để <br />
giáo viên học tập, tập huấn kịp thời các chuyên đề.<br />
b. Khó khăn.<br />
Về phía các bậc cha mẹ trẻ em luôn nóng vội trong việc dạy con; do đó, <br />
khi trẻ về nhà mà chưa biết đọc, viết chữ, hoặc chưa biết làm toán thì lo lắng <br />
một cách thái quá! Đồng thời lại chiều chuộng, cung phụng con cái khiến trẻ <br />
không có kỹ năng tự phục vụ, chỉ chú ý đến khâu dạy, không chú ý đến con <br />
mình ăn, uống như thế nào, trẻ có biết sử dụng những đồ dùng, vật dụng <br />
<br />
5<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Thủy – Trường Mầm non EaTung<br />
SKKN: “Một số biện pháp dạy trẻ về kỹ năng sống cho trẻ mầm non”<br />
<br />
trong ăn uống hay không? Và vì sao chúng ta cần những đồ dùng, vật dụng <br />
đó? Những đồ dùng đó để làm gì? Đối với giáo viên mầm non Phong trào“ <br />
Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tập trung nhiều nội dung <br />
chung cho các bậc học, giáo viên chưa hiểu nhiều về nội dung phải dạy trẻ <br />
lứa tuổi mầm non những kỹ năng sống cơ bản nào, chưa biết vận dụng từ <br />
những kế hoạch định hướng chung để rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm <br />
non. Đa số giáo viên lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm nhưng việc đổi mới <br />
phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ <br />
động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh <br />
còn gặp nhiều khó khăn; giáo viên trẻ tuổi ít hơn, năng động, sáng tạo nhưng <br />
lại khó trong công tác bồi dưỡng do nhận thức về nghề chưa sâu sắc.<br />
Với độ tuổi 56 tuổi cháu chuẩn bị vào lớp 1, được tiếp xúc với môi trường <br />
mới hoàn toàn khác lạ đối với môi trường mẫu giáo nếu cháu không được <br />
trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản nhất định thì cháu sẽ không hòa nhập <br />
với môi trường mới. Bước vào lớp một là một bước ngoặt quan trọng trong <br />
đời sống của đứa trẻ. Thế nhưng các bậc phụ huynh lại có rất nhiều người <br />
nghĩ rằng con mình đang còn nhỏ và trẻ tự lớn lên, mà quên người dẫn dắt, <br />
hướng dẫn trẻ <br />
Một số phụ huynh chưa hiểu được tầm quan trọng của bậc học mầm non <br />
và dạy kỹ năng sống cho trẻ<br />
Đó là những khó khăn cực kì nan dải đối với những giáo viên mầm non nhất <br />
là với bản thân tôi là một giáo viên trẻ kinh nghiệm còn rất ít.<br />
<br />
b. Thành công<br />
Năm học 20132014 tôi tiến hành tìm hiểu về nguyên nhân vì sao trẻ ít <br />
mạnh dạn trong giao tiếp chưa có các hành vi ứng xử trong mọi hoạt động <br />
phù hợp, khi tìm hiểu được nguyên nhân tôi đã tiến hành áp dụng các <br />
phương pháp mình đề ra và có sự tiến bộ rõ rệt.<br />
<br />
Hạn chế<br />
6<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Thủy – Trường Mầm non EaTung<br />
SKKN: “Một số biện pháp dạy trẻ về kỹ năng sống cho trẻ mầm non”<br />
<br />
Tuy nhiên vẫn có một số vấn đề gặp khó khăn trong lúc tôi thực hiện , <br />
trẻ rất chậm vì từ lúc nhỏ đến lớn trẻ đã quen với cuộc sống trẻ thời gian <br />
tiếp xúc của trẻ với cô còn ít, phụ huynh còn chưa hợp tác, đôi lúc muốn bỏ <br />
cuộc, tinh thần không vui vẻ.<br />
<br />
c. Mặt mạnh<br />
Là một giáo viên trẻ tâm huyết với nghề và yêu trẻ, mong trẻ đạt được <br />
những điều tốt đẹp nhất cũng như hình thành và phát triển 5 mặt (đức, trí, <br />
thể, mỹ, lao động). Đối tượng tôi tiến hành thử nghiệm là lớp 5 6 tuổi là <br />
năm cuối để chuyển sang bậc học mới.<br />
<br />
Mặt yếu<br />
Có thể do tôi là giáo viên trẻ nên có nhiều tâm tư tình cảm và sự chia sẽ <br />
không bằng các đồng nghiệp khác .<br />
<br />
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động<br />
<br />
Do nhận thức của phụ huynh về tâm quan trọng của bậc học mầm non <br />
còn hạn chế<br />
<br />
Nhận thức về cuộc sống của phụ huynh chưa cao trong vi ệc rèn kỹ <br />
năng sống cho trẻ.<br />
<br />
e. Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra<br />
<br />
Mục đích thực nghiệm trong quá trình nghiên cứu thực trạng kỹ năng sống <br />
của trẻ lớp mẫu giáo lớn trường Mầm non EaTung, tôi nhận thấy trong <br />
những kỹ năng sống mà trẻ chưa được hình thành như: Kỹ năng thể hiện <br />
văn hoá giao tiếp, kỹ năng chăm sóc bản thân, kỹ năng tôn trọng người khác <br />
thì kỹ năng thể hiện văn hoá giao tiếp là một kỹ năng quan trọng, nó là sự <br />
tổng hợp của nhiều kỹ năng như kỹ năng quan sát, lắng nghe, hiểu lời <br />
nói...Nhận thấy mức độ cần thiết của việc hình thành kỹ năng thể hiện văn <br />
hóa giao tiếp người nghiên cứu đề ra một số biện pháp và lựa chọn những <br />
<br />
7<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Thủy – Trường Mầm non EaTung<br />
SKKN: “Một số biện pháp dạy trẻ về kỹ năng sống cho trẻ mầm non”<br />
<br />
hoạt động phù hợp nhằm hình thành kỹ năng này ở trẻ. Cũng trong quá trình <br />
nghiên cứu, tôi nhận thấy giáo viên còn lúng túng trong việc xây dựng <br />
những biện pháp tác động sư phạm và những phương pháp cụ thể để hình <br />
thành một kỹ năng sống nào đó cho trẻ. Từ những lý do trên người nghiên <br />
cứu tiến hành xây dựng một số biện pháp tác động sư phạm nhằm hình <br />
thành kỹ năng sống cho trẻ. Tuy nhiên, vì một số điều kiện khách quan cũng <br />
như chủ quan,tôi chỉ tiến hành thực nghiệm hình với kỹ năng thể hiện văn <br />
hoá giao tiếp của trẻ lớp mẫu giáo lớn.<br />
<br />
Đó là những khó khăn nhất định đối với cô, Tuy nhiên được sự giúp <br />
đở của nhà trường, sự chia sẽ của đồng nghiệp nên tôi nghĩ rằng "tình yêu <br />
trẻ thơ" sẽ vượt qua được tất cả.<br />
<br />
3. Giải pháp, biện pháp thực hiện<br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp<br />
Để hoàn thành vai trò giáo viên dạy kỹ năng sống cho trẻ, trong những <br />
tháng công tác tôi đã cố gắng tìm ra những giải pháp thiết thực và đảm bảo <br />
dạy trẻ kỹ năng sống bằng những kinh nghiệm, giải pháp. Sau đây tôi xin <br />
trình bày để các đồng nghiệp cùng tham khảo:<br />
3.2. Giải pháp thực hiện<br />
<br />
Biện pháp 1: giúp giáo viên nhận thức sâu sắc về việc dạy trẻ kỷ <br />
năng sống<br />
<br />
Đầu năm học, tôi nghiên cứu thực trạng và giải pháp ở đơn vị trong <br />
việc hưởng ứng phong trào“ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích <br />
cực” do Bộ Giáo dục Đào tạo phát động; qua đó giúp bản thân tôi hiểu được <br />
rằng chương trình học chính khoá thường cho trẻ tiếp xúc từ từ với các kiến <br />
thức văn hoá trong suốt năm học, còn thực tế trẻ sẽ học tốt nhất khi có được <br />
cách tiếp cận một cách cân bằng, biết cách phát triển các kỹ năng nhận thức, <br />
cảm xúc và xã hội. Vì thế, khi trẻ tiếp thu được những kỹ năng giao tiếp xã <br />
<br />
8<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Thủy – Trường Mầm non EaTung<br />
SKKN: “Một số biện pháp dạy trẻ về kỹ năng sống cho trẻ mầm non”<br />
<br />
hội và các hành vi ứng xử cơ bản trong nhóm bạn, thì trẻ sẽ nhanh chóng sẵn <br />
sàng và có khả năng tập trung vào việc học văn hoá một cách tốt nhất. <br />
<br />
Biện pháp 2: giúp giáo viên xác định những kỹ năng sống cơ bản <br />
cần dạy trẻ ở lứa tuổi mầm non.<br />
<br />
Đối với tâm sinh lý trẻ em dưới sáu tuổi thì có nhiều kỹ năng quan <br />
trọng mà trẻ cần phải biết trước khi tập trung vào học văn hoá. Thực tế kết <br />
quả của nhiều nghiên cứu đều cho thấy các kỹ năng quan trọng nhất trẻ phải <br />
học vào thời gian đầu của năm học là chính là những kỹ năng sống như: sự <br />
hợp tác, tự kiểm soát, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu và giao <br />
tiếp. Việc xác định được các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp tôi <br />
lựa chọn đúng những nội dung trọng tâm để dạy trẻ . <br />
<br />
Biệp pháp 3: cụ thể hóa nội dung của những kỹ năng cơ bản mà <br />
giáo viên cần dạy trẻ: <br />
<br />
Kỹ năng sống tự tin : Một trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên <br />
cần chú tâm là phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Nghĩa là giúp trẻ <br />
cảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với <br />
những người khác. Kỹ năng sống này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi <br />
tình huống ở mọi nơi. <br />
<br />
Kỹ năng sống hợp tác: Bằng các trò chơi, câu chuyện, bài hát giáo viên <br />
giúp trẻ học cách cùng làm việc với bạn, đây là một công việc không nhỏ đối <br />
với trẻ lứa tuổi này. Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cảm thông và cùng làm <br />
việc với các bạn. <br />
<br />
Kỹ năng thích tò mò, ham học hỏi, khả năng thấu hiểu: Đây là một trong <br />
những kỹ năng quan trọng nhất cần có ở trẻ vào giai đoạn này là sự khát khao <br />
được học. Giáo viên cần sử dụng nhiều tư liệu và ý tưởng khác nhau để khêu <br />
gợi tính tò mò tự nhiên của trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, các câu <br />
<br />
9<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Thủy – Trường Mầm non EaTung<br />
SKKN: “Một số biện pháp dạy trẻ về kỹ năng sống cho trẻ mầm non”<br />
<br />
chuyện hoặc các hoạt động và tư liệu mang tính chất khác lạ thường khêu <br />
gợi trí não nhiều hơn là những thứ có thể đoán trước được.<br />
<br />
Kỹ năng giao tiếp: Giáo viên cần dạy trẻ biết thể hiện bản thân và diễn <br />
đạt ý tưởng của mình cho người khác hiểu, trẻ cần cảm nhận được vị trí, <br />
kiến thức của mình trong thế giới xung quanh nó. Đây là một kỹ năng cơ bản <br />
và khá quan trọng đối với trẻ. Nó có vị trí chính yếu khi so với tất cả các kỹ <br />
năng khác như đọc, viết, làm toán và nghiên cứu khoa học. Nếu trẻ cảm thấy <br />
thoải mái khi nói về một ý tưởng hay chính kiến nào đó, trẻ sẽ trở nên dễ <br />
dàng học và sẽ sẵn sàng tiếp nhận những suy nghĩ mới. Đây chính là yếu tố <br />
cần thiết để giúp trẻ sẳn sàng học mọi thứ. Ngoài ra, ở trường mần non giáo <br />
viên cần dạy trẻ nghi thức văn hóa trong ăn uống qua đó dạy trẻ kỹ năng lao <br />
động tự phục vụ, rèn tính tự lập như: Biết tự rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, chỉ <br />
ăn uống tại bàn ăn, biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống <br />
một cách đúng đắn, ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gây <br />
tiếng ồn, ngậm miệng khi nhai thức ăn, biết mời trước khi ăn, cảm ơn sau khi <br />
ăn, biết tự dọn, cất đúng chỗ bát, chén, thìa … hoặc biết giúp người lớn dọn <br />
dẹp, ngồi ngay ngắn, ăn hết suất. không làm ảnh hưởng đến người xung <br />
quanh. <br />
<br />
Biện pháp 4: xác định nhiệm vụ cơ bản và phân công trách nhiệm <br />
trong việc dạy trẻ kỹ năng sống <br />
<br />
4.1. Trách nhiệm của trường mầm non <br />
<br />
Ban giám hiệu trao đổi với giáo viên để xác định mục tiêu của trường, <br />
kết quả mong đợi phù hợp với tiềm năng phát triển của trẻ và xây dựng kế <br />
hoạch năm học cho từng độ tuổi phù hợp với đặc điểm của chương trình. <br />
<br />
Tạo điều kiện cho giáo viên tổ chức tốt các họat động nuôi dưỡng, <br />
chăm sóc giáo dục trẻ theo thời gian biểu của nhà trường đã đưa ra. <br />
<br />
<br />
10<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Thủy – Trường Mầm non EaTung<br />
SKKN: “Một số biện pháp dạy trẻ về kỹ năng sống cho trẻ mầm non”<br />
<br />
Tập huấn cho giáo viên về các kỹ năng làm việc với cha mẹ, tạo cơ <br />
hội, tổ chức nhiều hoạt động nhằm giúp giáo viên tăng cường phối hợp nhất <br />
quán với gia đình để dạy trẻ kỹ năng sống đạt hiệu quả. <br />
<br />
4.2. Giáo viên có thể làm được gì để dạy kỹ năng sống cho trẻ? <br />
<br />
Giáo viên cần tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến <br />
khích sự chuyên cần, tích cực của trẻ, giáo viên cần phải biết khai thác phát <br />
huy năng khiếu, tiềm năng sáng tạo ở mỗi trẻ. Vì mỗi đứa trẻ là một nhân <br />
vật đặc biệt, phải giáo dục trẻ như thế nào để trẻ cảm thấy thoải mái trong <br />
mọi tình huống của cuộc sống. <br />
<br />
Giáo viên cần thường xuyên tổ chức các họat động giáo dục chăm sóc <br />
giáo dục trẻ một cách thích hợp tuân theo một số quan điểm: Giúp trẻ phát <br />
triển đồng đều các lĩnh vực: thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm xã hội <br />
và thẩm mỹ. Phát huy tính tích cực của trẻ, giúp trẻ hứng thú, chủ động khám <br />
phá tim tòi, biết vận dụng vốn kiến thức, kỹ năng vào việc giải quyết các tinh <br />
huống khác nhau. <br />
<br />
Giáo viên cần giúp trẻ có được những mối liên kết mật thiết với <br />
những bạn khác trong lớp, trẻ biết chia sẻ chăm sóc, trẻ cần phải học về cách <br />
hành xử, biết lắng nghe trình bày và diễn đạt được ý của mình khi vào trong <br />
các nhóm trẻ khác nhau, giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin khi tiếp nhận các thử <br />
thách mới. Điều này liên quan tới việc đứa trẻ có cảm thấy thoải mái, tự tin <br />
hay không đối với mọi người xung quanh, cũng như việc mọi người xung <br />
quanh chấp nhận đứa trẻ đó như thế nào? Cần chuẩn bị cho trẻ sự tự tin, <br />
thoải mái trong mọi trường hợp nhất là trong việc ăn uống để chúng ta không <br />
phải xấu hổ vì những hành vi không đẹp của trẻ. <br />
<br />
Thường xuyên liên hệ với phụ huynh để kịp thời nắm tình hình của <br />
trẻ, trao đổi với phụ huynh những nội dung và biện pháp chăm sóc và giáo <br />
dục trẻ tại nhà, bàn bạc cách giải quyết những khó khăn gặp phải. <br />
11<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Thủy – Trường Mầm non EaTung<br />
SKKN: “Một số biện pháp dạy trẻ về kỹ năng sống cho trẻ mầm non”<br />
<br />
Biện pháp 5: tuyên truyền các bậc cha mẹ cách dạy trẻ kỹ năng <br />
sống trong gia đình <br />
<br />
Có thể thấy, trẻ thường dễ dàng kết bạn khi chơi theo đôi bạn trong <br />
môi trường của riêng chúng hơn là chơi trong một nhóm bạn tại trường. <br />
Nhiều giáo viên thấy rằng, một số trẻ có khó khăn trong việc kết bạn hoặc <br />
chia sẻ với bạn theo nhóm lớn, lại có thể hình thành mối liên kết thân thiết <br />
với bạn mới trong môi trường gia đình của trẻ. Cha mẹ có thể giúp trẻ phát <br />
triển kỹ năng cảm xúc và xã hội bằng cách tạo ra các mối liên kết bạn bè tại <br />
gia đình. Cha mẹ hãy hỏi trẻ muốn mời ai về nhà chơi? Mối quan hệ này <br />
được trẻ duy trì khi đến trường, khi có được mối liên kết với một trẻ nào đó <br />
trong lớp, các mối quan hệ khác sẽ hình thành tiếp theo một cách dễ dàng <br />
hơn. <br />
<br />
Tuyên truyền để cha mẹ trẻ không nên bực bội khi trẻ về đến nhà <br />
hoặc cho rằng trẻ chỉ biết chơi suốt ngày. Cha mẹ cần có niềm tin với sự <br />
hướng dẫn của giáo viên và năng khiếu tò mò bẩm sinh của trẻ, trẻ có thể <br />
lĩnh hội kinh nghiệm nhằm giải quyết các vấn đề quan trọng, đọc, làm toán, <br />
thử nghiệm một số kỹ năng khoa học khi chơi với nhau. <br />
<br />
Cha mẹ trẻ cần phối hợp với giáo viên một cách chặt chẽ và hợp lý <br />
bằng việc tham gia tình nguyện vào quá trình giáo dục trong nhà trừơng. Cha <br />
mẹ nên tham gia vào các buổi trao đổi với giáo viên, tham gia các buổi họp <br />
của nhà trường và dự một số giờ học, dự các hoạt động ngoại khoá; chỉ bằng <br />
cách đó thôi cha mẹ đã giúp trẻ hiểu rằng học là phải học cả đời. <br />
<br />
Cần giáo dục để trẻ cảm thấy thoải mái tự tin trong mọi tình huống <br />
của cuộc sống. Nếu cha mẹ múôn giáo dục trẻ biết tự giữ kỷ luật, trứơc hết <br />
cần đánh thức sự tự ý thức của trẻ, cố gắng khơi gợi để trẻ luôn nghĩ về bản <br />
thân mình một cách tích cực và đừng bao giờ phá vở suy nghĩ tích cực về bản <br />
thân trẻ.<br />
<br />
12<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Thủy – Trường Mầm non EaTung<br />
SKKN: “Một số biện pháp dạy trẻ về kỹ năng sống cho trẻ mầm non”<br />
<br />
Trong gia đình, việc dạy trẻ những nghi thức văn hóa trong ăn uống <br />
rất cần thiết. Để trẻ có được những kỹ xảo, thói quen sử dụng đồ dùng một <br />
cách chính xác và thuần thục và khéo léo, không chỉ đòi hỏi trẻ phải thường <br />
xuyên luyện tập, mà còn phải đáp ứng được những nhu cầu của trẻ, đó là <br />
cung cấp cho trẻ những mẫu hành vi văn hóa, những hành vi đúng, đẹp, văn <br />
minh của chính cha mẹ và những người xung quanh trẻ. <br />
<br />
Biện pháp 6: chỉ dẫn cho giáo viên và tuyên truyền các bậc cha mẹ <br />
thực hiện dạy trẻ các kỷ năng sống cơ bản <br />
<br />
6.1 Trứơc hết, người lớn phải gương mẫu, yêu thương, tôn trọng, đối <br />
xử công bằng với trẻ và đảm bảo an tòan cho trẻ. <br />
<br />
6.2. Tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ vui chơi. Giáo viên cần tạo các tình <br />
huống chơi trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Vì đối với trẻ chơi trò <br />
chơi có một vai trò rất quan trọng trong việc rèn kỷ năng sống cho trẻ. Trẻ <br />
lớn lên, học hành và khám phá thông qua trò chơi. Các hành động chơi đòi hỏi <br />
trẻ phải suy nghĩ, giải quyết các vấn đề, thực hành các ý tưởng. Ví dụ: Giáo <br />
viên có thể giới thiệu với trẻ về chữ cái và các con số thông qua các trò chơi <br />
đóng vai, các trò chơi xây dựng, các trãi nghiệm văn học và âm nhạc. <br />
<br />
6.3. Liên tục đọc sách, trò chuyện, kể chuyện cho trẻ nghe <br />
<br />
Giáo viên cần tranh thủ đọc sách cho trẻ nghe trong mọi tình huống <br />
như những giờ hoạt động góc ở một nhóm nhỏ, hoặc đọc sách trẻ nghe trong <br />
giờ trưa đối với những trẻ khó ngủ. <br />
<br />
Tăng cường kể cho trẻ nghe các câu chuyện cổ tích qua đó rèn luyện <br />
đạo đức cho trẻ, giúp trẻ hoàn thiện mình, biết đọc sách, dạy trẻ yêu thương <br />
bạn bè, yêu thương con người. Tạo hứng thú cho trẻ nhỏ qua các truyện bằng <br />
tranh tùy theo lứa tuổi, gợi mở tính tò mò, ham học hỏi, phát triển khả năng <br />
thấu hiểu ở trẻ. Ví dụ: Khi kể chuyện “ Ba cô gái” giáo viên đặt những câu <br />
<br />
<br />
13<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Thủy – Trường Mầm non EaTung<br />
SKKN: “Một số biện pháp dạy trẻ về kỹ năng sống cho trẻ mầm non”<br />
<br />
hỏi gợi mở như: Nếu là con khi hay tin mẹ bị ốm, con sẽ làm gì? gợi mở tính <br />
tò mò thay đổi đoạn kết của truyện có hậu hơn, đặt tên khác cho câu chuyện <br />
v,v…. <br />
<br />
Trong gia đình, cha mẹ luân phiên cùng anh chị lớn đọc sách cho trẻ <br />
nghe, hoặc thống nhất giờ đọc sách của gia đình, vào giờ đó các thành viên <br />
trong gia đình đều đọc sách, báo hoặc đọc một thứ gì đó của mình. <br />
<br />
Khi còn nhỏ cha mẹ cần dành ra 15 phút / ngày để trò chuyện, đọc <br />
sách cho trẻ nghe các loại sách phù hợp với lứa tuổi. Khi trẻ có thể tự đọc <br />
được lúc đó việc đọc sách trở thành là niềm vui có giá trị và có ý nghĩa hơn <br />
giúp trẻ phát triển sự ham hiểu biết, tìm tòi phát triển nhân cách của trẻ. <br />
<br />
6.4. Cô giáo, cha mẹ luôn khuyến khích trẻ nói lên quan điểm của trẻ, <br />
nói chuyện với các thành viên trong lớp, trong gia đình về cảm giác và về <br />
những lựa chọn của mình, cần giúp trẻ hiểu rằng nên có thông số để theo đó <br />
mà lựa chọn, cố gắng không chỉ trích các quyết định của trẻ. Việc này sẽ hình <br />
thành kỹ năng tự kiểm soát bản thân, rèn luyện tính tự tin cho trẻ khi tham gia <br />
các hoạt động và các buổi thảo luận tại trừơng sau này. <br />
<br />
6.5. Cô giáo, cha mẹ giúp trẻ phát triển sở thích, ý thích của mình và <br />
đảm bảo rằng ngừơi lớn có thể cung cấp thêm phương tiện để trẻ thực hiện <br />
ý thích đó. Ví dụ như trẻ thích vẽ, ngoài việc cho trẻ học năng khiếu vẽ thì cô <br />
giáo, cha mẹ có thể cho trẻ thêm bút màu, giấy vẽ và hãy chỉ cho trẻ cách lưu <br />
giữ các bức tranh để tạo thành một bộ sưu tập tranh vẽ của chính trẻ hoặc <br />
triển lãm tranh của trẻ ở góc nhỏ trong nhà. <br />
<br />
6.6. Cô giáo, cha mẹ cần dạy trẻ những nghi thức văn hóa trong ăn <br />
uống, biết cách sử dụng các đồ dùng ăn uống; hơn nữa trẻ sẽ được dạy cách <br />
sử dụng các đồ dung đúng chức năng một cách chính xác và thuần thục.Việc <br />
này được thực hiện trong giờ học, giờ sinh hoạt hàng ngày của trẻ tại lớp và <br />
trong bửa cơm gia đình. Cụ thể: Trẻ được làm quen với những đồ dùng, vật <br />
14<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Thủy – Trường Mầm non EaTung<br />
SKKN: “Một số biện pháp dạy trẻ về kỹ năng sống cho trẻ mầm non”<br />
<br />
dụng khác nhau, (bộ đồ bếp, bộ đồ ăn, bộ đồ uống). Sự sạch sẽ, gọn gàng, <br />
một thói quen nề nếp, sự sắp đặt ngăn nắp, ngay ngắn những bộ đồ dùng, <br />
vật dụng, thái độ, ăn uống từ tốn, không vội vã, không khí cởi mở, thoải mái <br />
và đầm ấm, những cuộc trao đổi nhẹ nhàng, dễ chịu… tất cả những yếu tố <br />
trên sẽ giúp trẻ có thói quen tốt để hình thành kỷ năng tự phục vụ và ý nghĩa <br />
hơn là kỹ năng sống tự lập sau này. <br />
<br />
Biện pháp 7: giúp trẻ phát triển các kỹ năng sống qua việc tổ <br />
chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh trong nhà trừơng<br />
<br />
Nội dung phong trào“ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích <br />
cực”, trong đó có nội dung: Nhà trường cần tổ chức các hoạt động văn nghệ, <br />
thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của <br />
học sinh. Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích <br />
cực khác phù hợp với lứa tuổi của học sinh. Căn cứ vào nội dung trên, tôi đã <br />
xây dựng kế hoạch và thực hiện nhiều hoạt động một cách thiết thực, <br />
khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của trẻ.<br />
<br />
c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp.<br />
Để thực hiện tốt các giải pháp, biện pháp ta cần đảm bảo các điều <br />
kiện sau đây:<br />
<br />
Lồng ghép đan xen các biện pháp, giải pháp với nhau.<br />
<br />
Tiến hành một cách có khoa học hợp lý, có tổ chức.<br />
<br />
Được tiến hành thường xuyên và lâu dài.<br />
<br />
Giáo dục nghiêm túc và thấy được ưu điểm của các giải pháp, biện <br />
pháp mình đã đề ra.<br />
<br />
d. Mối quan hệ giữa các biện pháp, giải pháp<br />
<br />
Như ta đã biết để thực hiện được các giải pháp, biện pháp nhằm giúp <br />
trẻ phát triển kỷ năng sống, để đem lại kết quả một cách tốt nhất và hoàn <br />
15<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Thủy – Trường Mầm non EaTung<br />
SKKN: “Một số biện pháp dạy trẻ về kỹ năng sống cho trẻ mầm non”<br />
<br />
thiện nhất ta cần hiểu được mối quan hệ giữa các biện pháp, giải pháp tôi <br />
nghĩ rằng đó là một mối quan hệ cộng hưởng, tồn tại cùng nhau và liên kết <br />
xuyên suốt với nhau biện pháp này.<br />
<br />
Thực hiện thì biện pháp sau sẽ hỗ trợ cho giải pháp đầu tiên chúng liên <br />
kết thành một thể thống nhất tồn tại trong hoạt động hằng ngày và đều đem <br />
đến một ý nghĩa to lớn nhất đó là hình thành cho trẻ được đức tính tốt trong <br />
con người mới của trẻ.<br />
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu <br />
Những phương pháp trên đã đem lại hiệu quả giúp tôi hoàn thành tốt rèn kỷ <br />
năng sống cho trẻ ở lứa tuổi mầm non và đem lại kết quả như sau:<br />
Năm học 2013 2014<br />
Mục tiêu cần đạt Đầu năm Cuối năm Ghi chú<br />
Trẻ mạnh dạn tự Trẻ nhút nhát, cô trẻ tự tin trong giao <br />
tin trong giao tiếp hỏi trẻ trả lời, thụ tiếp, biết đặt câu hỏi <br />
động trong giao với cô<br />
tiếp<br />
Trẻ có khả năng Trẻ sợ khi cô Trẻ có hành vi tốt <br />
biết tự kiểm soát, gọi, khi cô mời lên hơn, biết thể hiện <br />
thể hiện các cảm đọc trẻ không lên, cảm xúc, trẻ giao <br />
giác của mình. ít nói và thể hiện tiếp nhiều hơn với <br />
cảm xúc mọi người<br />
Trẻ biết cách ứng trẻ chưa có cách Trẻ đã biết cách ứng <br />
xử phù hợp với các ứng xử phù hợp, xử phù hợp với các <br />
yêu cầu, biết giải trẻ chưa thể tự yêu cầu cơ bản, biết <br />
quyết các vấn đề giải quyết các vấn giải quyết vấn đề <br />
cơ bản một cách tự đề hoặc có nhưng một cách có hiệu <br />
lập. chỉ mang tính chất quả.<br />
" có"<br />
<br />
<br />
16<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Thủy – Trường Mầm non EaTung<br />
SKKN: “Một số biện pháp dạy trẻ về kỹ năng sống cho trẻ mầm non”<br />
<br />
4. Kết quả<br />
Qua quá trình nghiên cứu và thực nghiệm áp dụng các phương pháp mà <br />
tôi đã đề ra tôi thấy và đạt được một số kết quả nhất định:<br />
Giao tiếp một cách mạnh dạn tự tin.<br />
Trẻ có khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình.<br />
Trẻ biết cách ứng xử phù hợp với các yêu cầu, biết giải quyết các <br />
vấn đề cơ bản một cách tự lập.<br />
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
1. kết luận<br />
Việc dạy trẻ kỷ năng sống trong bậc học mầm non là một việc cần <br />
thiết và quan trọng bởi trẻ có nền móng vững chắc cả về chất và về lượng <br />
thì trẻ sẽ phát triển toàn diện nhân cách cũng như thể chất.<br />
Thời gian trẻ ở với cô 810h trong ngày, nhiều hơn thời gian ở với bố <br />
mẹ vì vậy cô phải có sự tâm huyết với nghề, phải có lòng yêu nghề mến trẻ <br />
có lương tâm và trách nhiệm thì mới thu hút được cháu và hoàn thành tốt <br />
nhiệm vụ.<br />
Cần cố gắng trao đổi học hỏi kinh nghiệm của các giáo viên trong <br />
trường và không ngừng rèn luyện bản thân để nâng cao trình độ chuyên môn <br />
nghiệp vụ.<br />
Luôn luôn lắng nghe ý kiến đóng góp xây dựng của mọi người, nhận ra <br />
khuyết điểm để sửa sai và phát huy những ưu điểm mà bản thân mình có.<br />
Tôi sẽ luôn cố gắng để những năm công tác tiếp theo sau này đem lại <br />
kết quả khả quan hơn và góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp trồng người, xứng <br />
đáng với câu nói của Bác Hồ: <br />
“Vì lợi ích mười năm trồng cây<br />
Vì lợi ích trăm năm trồng người”<br />
<br />
<br />
2. Kiến nghị<br />
17<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Thủy – Trường Mầm non EaTung<br />
SKKN: “Một số biện pháp dạy trẻ về kỹ năng sống cho trẻ mầm non”<br />
<br />
Đối với phòng giáo dục: Đưa ra những phương pháp biện pháp nhằm <br />
quán triệt đến các lớp 1 ở tiểu học không nhận học sinh gửi và học sinh chưa <br />
qua lớp mẫu giáo. Nâng cao tầm quan trọng của giấy chứng nhận học sinh đã <br />
qua học mấu giáo.<br />
Tập huấn chuyên môn nhiều hơn nữa để giáo viên nắm bắt được <br />
phương pháp giảng dạy mới hiệu quả hơn. Hỗ trợ thêm đồ dùng đồ chơi cho <br />
giáo viên và học sinh khi lên lớp.<br />
Đối với nhà trường: Nhà trường tăng cường sử dụng các thông tin <br />
đại chúng như nhờ loa đài của địa phương, trong các buổi họp phụ huynh để <br />
tuyên truyền về tầm quan trọng của ngành học mầm non .<br />
Chỉ đạo giáo viên điều tra trẻ trong độ tuổi chính xác để giáo viên chủ <br />
nhiệm nắm bắt và vận động các bậc phụ huynh đưa con em mình tới lớp.<br />
Tạo mọi điều kiện về trang thiết bị đồ dùng dạy học các tài liệu tham <br />
khảo để giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm hơn nữa.<br />
Đối với chính quyền địa phương: Luôn luôn tạo mọi điều kiện giúp <br />
đỡ về vật chất cho những em học sinh nghèo và những em học sinh có hoàn <br />
cảnh khó khăn để các em được đến trường như các bạn khác và tham gia vận <br />
động học sinh ra lớp đúng độ tuổi.<br />
Đối với Phụ huynh học sinh: Hiểu được tầm quan trọng của ngành <br />
học mầm non, cho con em ra lớp đúng độ tuổi. Cần quan tâm nữa về việc <br />
học tập của con em mình và ngành học mầm non, ta phải xác định đây là nền <br />
tảng cho sự phát triển phồn vinh của đất nước, phụ huynh cũng cần thật sự là <br />
tấm gương sáng cho học sinh noi theo. <br />
Eana , Ngày 10 tháng 12 năm 2014<br />
Người viết sáng kiến<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Thủy<br />
<br />
<br />
18<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Thủy – Trường Mầm non EaTung<br />
SKKN: “Một số biện pháp dạy trẻ về kỹ năng sống cho trẻ mầm non”<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
XÉT DUYỆT CỦA NHÀ TRƯỜNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
....................................................................................................................................................<br />
....................................................................................................................................................<br />
....................................................................................................................................................<br />
....................................................................................................................................................<br />
....................................................................................................................................................<br />
<br />
HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
(Ký tên, đóng dấu)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
19<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Thủy – Trường Mầm non EaTung<br />
SKKN: “Một số biện pháp dạy trẻ về kỹ năng sống cho trẻ mầm non”<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
M ỤC L ỤC<br />
STT Nội dung Ghi chú<br />
I. Phần mở đầu: <br />
I.1. Lý do chọn đề tài.<br />
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.<br />
I.3. Đối tượng nghiên cứu<br />
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu<br />
I.5. Phương pháp nghiên cứu.<br />
II. Phần nội dung <br />
II.1. Cơ sở lý luận<br />
II.2.Thực trạng<br />
a. Thuận lợi khó khăn<br />
b. Thành công hạn chế<br />
c. Mặt mạnh mặt yếu<br />
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động…<br />
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trang <br />
mà đề tài đã đặt ra.<br />
II.3. Giải pháp, biện pháp: <br />
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện <br />
pháp<br />
c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn <br />
đề nghiên cứu <br />
II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học <br />
của vấn đề nghiên cứu<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị <br />
III.1. Kết luận: <br />
<br />
III.2.Kiến nghị:<br />
<br />
<br />
20<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Thủy – Trường Mầm non EaTung<br />
SKKN: “Một số biện pháp dạy trẻ về kỹ năng sống cho trẻ mầm non”<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
STT Tên tài liệu Tác giả<br />
1 Sổ tay giáo viên mầm non Nhà xuất bản đại học <br />
sư phạm<br />
2 Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì 1, Nhà xuất bản giáo <br />
chu kì 2 dục<br />
3 Hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt Nhà xuất bản giáo dục<br />
động giáo dục trong trường mầm non theo <br />
chủ đề<br />
4 Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, Nhà xuất bản giáo dục<br />
truyện, câu đố theo chủ đề<br />
5 Thomas Gordon, giáo dục không trừng ( nhà xuất bản tri thức <br />
phạt 2011)<br />
6 Thương Lãng, Trưởng thành cùng con NXB Lao động –Xã <br />
hội (2011)<br />
7 Gynthia Ulrich Tobias, Mỗi đứa trẻ một NXB Lao động –Xã <br />
cách học hội (2011)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
21<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Thủy – Trường Mầm non EaTung<br />