Đề tài : Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số <br />
lớp 4<br />
<br />
I. MỞ ĐẦU<br />
1. Đặt vấn đề <br />
<br />
Trong xã hội hiện nay, tuy có nhiều phương tiện đánh chữ, in ấn hiện đại, <br />
nhưng từ xưa cha ông ta đã có câu “ Nét chữ Nết người” những câu nói ấy vẫn <br />
còn nguyên giá trị. Bởi viết chữ cẩn thận, viết đúng, viết đẹp không chỉ thể hiện <br />
được đức tính cẩn thận, óc thẩm mĩ của người viết mà còn thể hiện thái độ yêu <br />
quý tiếng Việt, chữ viết của tiếng Việt, tôn trọng bản thân và tôn trọng người <br />
đọc.<br />
<br />
Chính vì vậy, trong chương trình Tiểu học, phân môn Chính tả (thuộc môn <br />
Tiếng Việt) có vị trí rất quan trọng. Bởi vì, giai đoạn Tiểu học là giai đoạn then <br />
chốt trong quá trình hình thành kỹ năng viết chính tả và góp phần hoàn thiện nhân <br />
cách học sinh. Tuy nhiên, trong một đất nước thống nhất, cùng chung một ngôn <br />
ngữ thì bao giờ cũng có nhiều phương ngôn khác nhau với những cách phát âm <br />
khác nhau dựa trên một cơ sở chính tả chung. Điều này dẫn đến những lỗi chính <br />
tả đặc trưng cho từng khu vực.<br />
<br />
Trong những năm vừa qua chất lượng dạy học phân môn chính tả ở trường <br />
Tiểu học Y Ngông đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Phong trào viết chữ đẹp <br />
được đa số học sinh tích cực hưởng ứng. Tuy nhiên, đối tượng học sinh là chủ <br />
yếu con em đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn. Bố mẹ chưa thực <br />
sự quan tâm đến việc học tập của các em. Trong giao tiếp các em chủ yếu nói <br />
bằng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai. Vì vậy việc nắm bắt <br />
luật viết chính tả còn những hạn chế nhất định dẫn đến các em thường viết sai <br />
chính tả. Vậy làm thế nào tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học môn chính tả <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoa – GV trường Tiểu học Y Ngông<br />
Đề tài : Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số <br />
lớp 4<br />
<br />
trong nhà trường đó là lý do tôi chọn đề tài. “ Một số biện pháp rèn viết đúng <br />
chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4.”<br />
<br />
2. Mục đích nghiên cứu<br />
Nghiên cứu, lựa chọn một số biện pháp dạy học phù hợp nhằm nâng cao <br />
chất lượng dạy và học phân môn chính tả lớp 4.<br />
Thông qua khảo sát chất lượng thực trạng đầu năm học của học sinh khối <br />
lớp 4 tại đơn vị để lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp <br />
giúp học sinh nắm vững kỹ năng viết đúng chính tả; và hạn chế tối đa lỗi chính <br />
tả mà các em thường mắc phải. Góp phần nâng cao chất lượng dạy học của của <br />
nhà trường.<br />
<br />
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
1. Cơ sở lí luận của vấn đề<br />
<br />
Nghị quyết số 29NQ/TW của Trung ương Đảng, khóa XI “Về đổi mới căn <br />
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại <br />
hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập <br />
quốc tế” đã nhấn mạnh: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự <br />
nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát <br />
triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tếxã <br />
hội”. Đây là quan điểm được đặt ở vị trí đầu tiên trong 7 quan điểm về đổi mới <br />
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, thể hiện tinh thần nhất quán của Đảng ta <br />
là xác định Giáo dục và Đào tạo không chỉ là quốc sách hàng đầu, mà còn là một <br />
trong những kế sách được ưu tiên đi trước tạo tiền đề, động lực thúc đẩy các lĩnh <br />
vực khác phát triển.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoa – GV trường Tiểu học Y Ngông<br />
Đề tài : Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số <br />
lớp 4<br />
<br />
Phân môn chính tả đóng một vai trò rất quan trọng trong việc học tiếng Việt <br />
nói chung và các môn học khác nói riêng. Giúp học sinh hình thành năng lực và <br />
thói quen viết đúng chính tả, nói và viết đúng tiếng Việt. Ngoài ra, còn rèn cho <br />
học sinh một số phẩm chất như tính cẩn thận, óc thẩm mỹ, bồi dưỡng cho học <br />
sinh lòng yêu quý tiếng Việt và chữ viết của tiếng Việt.<br />
<br />
Được sự quan tâm của Ban lãnh đạo Phòng giáo dục cũng như lãnh đạo nhà <br />
trường trong việc nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh dân tộc thiểu số. <br />
Đội ngũ giáo viên nhận thức được tầm quan trọng dạy tiếng Việt cho học sinh. <br />
Vì vậy chất lượng dạy học môn tiếng Việt nói chung và phân môn chính tả nói <br />
riêng được nâng dần lên trong nhà trường. Tuy nhiên, cha mẹ các em chưa thực sự <br />
quan tâm đến việc học tập của con em mình; một số em thường hay nghỉ học để <br />
phụ giúp gia đình đi học chưa chuyên cần. Môn tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai <br />
cho nên khi các em viết chính tả vẫn còn hạn chế. Dẫn đến chất lượng dạy học <br />
của lớp nói riêng và chất lượng của đơn vị nói chung. Đó chính là nguyên nhân các <br />
em viết chưa tốt trong phân môn chính tả.<br />
<br />
Để giúp các em khắc phục những lỗi chính tả đó đòi hỏi giáo viên cần phải <br />
tìm tòi để đưa ra những giải pháp, biện pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng <br />
học sinh ; giúp cho các em khắc phục được những lỗi chính tả thường gặp <br />
<br />
2. Thực trạng vấn đề<br />
<br />
Trường tiểu học Y Ngông đóng trên địa bàn xã Dur Kmăl là trường học vùng sâu, <br />
xùng xa có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn. Đa số các em là con em đồng bào <br />
dân tộc thiểu số chiếm 98%. Học sinh khối lớp 4 của trường những năm trước đã <br />
nắm được những kiến thức kĩ năng cơ bản của môn học. Tuy nhiên, trong việc <br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoa – GV trường Tiểu học Y Ngông<br />
Đề tài : Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số <br />
lớp 4<br />
<br />
học phân môn chính tả các em ngày càng có những bước chuyển biến tiến bộ rõ <br />
rệt như một số phong trào hội thi viết chữ đẹp các cấp.<br />
<br />
Việc khắc phục những hạn chế viết chính tả của các em những năm trước đây, <br />
hầu hết các thầy cô giáo đã làm và đạt được những kết quả khá tốt . Một số giáo <br />
viên đã áp dụng đưa ra được một số giải pháp, biện pháp mang lại hiệu quả cao <br />
trong công tác dạy học. Đa số các em có thức vươn lên trong học tập ngày càng <br />
cao bởi các em yêu thích môn học và tự rèn luyện chữ viết cho bản thân. Bên <br />
cạnh đó một số biện pháp, giải pháp chưa phù hợp với đối tượng học sinh. Kĩ <br />
năng viết chính tả của các em vẫn còn những hạn chế nhất định. <br />
<br />
Đối tượng học sinh không đồng đều ảnh hưởng không nhỏ đến việc dạy <br />
học, cũng như việc áp dụng một số phương pháp hình thức tổ chức dạy học rèn <br />
chữ viết cho các em đạt kết quả chưa cao. Môi trường giao tiếp của các em chủ <br />
yếu là tiếng mẹ đẻ, vì vậy kĩ năng nói và viết tiếng Việt còn hạn chế. Đa số học <br />
sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn; đi học chưa <br />
chuyên cần. Cha mẹ các em chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em <br />
mình. Tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai, môi trường giao tiếp tiếng Việt của các em <br />
còn nhiều hạn chế sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng dạy <br />
học. Khi viết bài các em còn mắc những lỗi chính tả nhiều như viết còn thiếu <br />
dấu thanh, viết sai chính tả chưa nắm được qui tắc viết chính tả; hoặc viết sai <br />
danh từ riêng, danh từ chung. Chính vì điều này sẽ làm ảnh hưởng đến chất <br />
lượng dạy và học của khối lớp nói riêng và của đơn vị nói chung. Cụ thể là chất <br />
lượng khảo sát đầu năm của lớp 4C năm học: 2016 2017 và lớp 4A năm học: <br />
2017 2018 như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoa – GV trường Tiểu học Y Ngông<br />
Đề tài : Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số <br />
lớp 4<br />
<br />
Năm học Lớ TS Lỗi thường mắc SL TL<br />
p HS<br />
<br />
Sót dấu, sai dấu thanh 20 100<br />
<br />
20162017 4C 20 Sai phụ âm đầu, âm cuối 20 100<br />
<br />
Không viết hoa danh từ riêng, danh từ chung 20 100<br />
<br />
Sót dấu, sai dấu thanh 19 90,5<br />
<br />
20172018 4A 21 Sai phụ âm đầu, âm cuối 19 90,5<br />
<br />
Không viết hoa danh từ riêng, danh từ chung 19 90,5<br />
<br />
Từ thực trạng trên để tiếp tục phát huy ưu điểm và giúp học sinh khắc phục <br />
hạn chế khi viết chính tả. Đòi hỏi người giáo viên cần phải tìm được những giải <br />
pháp phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp đó là biện pháp rèn viết đúng dấu <br />
thanh, rèn ghi nhớ một số quy tắc viết chính tả... để khắc phục những loại lỗi <br />
chính tả. Nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn chính tả lớp 4 trong nhà <br />
trường.<br />
<br />
3. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề<br />
<br />
3.1. Phân các loại lỗi học sinh thường mắc phải<br />
<br />
Trong dạy học phân môn chính tả việc phân ra các loại lỗi mà học sinh <br />
thường mắc phải. Nhằm mục đích giúp cho người giáo viên lập kế hoạch dạy <br />
học phù hợp với đối tượng học sinh. Tìm ra giải pháp biện pháp giúp cho các em <br />
rèn viết đúng chính tả, hiểu rõ một số từ ngữ phổ thông tiếng Việt...Giúp cho các <br />
em thấy được lỗi sai của mình để tự biết cách điều chỉnh lỗi sai trong khi viết.<br />
<br />
<br />
<br />
5<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoa – GV trường Tiểu học Y Ngông<br />
Đề tài : Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số <br />
lớp 4<br />
<br />
Việc nâng cao chất lượng trong phân môn chính tả đối với đối tượng học <br />
sinh trong lớp. Nhằm phát huy những mặt đã đạt được từ năm học trước, đồng <br />
thời khắc phục những hạn chế về việc học thực tiễn của các em trong lớp. <br />
Người giáo viên cần phải trao đổi ngay những tuần đầu tiên của năm học với <br />
giáo viên chủ nhiệm năm học trước. Tìm hiểu những thông tin cơ bản về từng em <br />
mà giáo viên trước phản hồi để làm căn cứ cho năm học tiếp theo . Từ thực tế trên <br />
giáo viên đã tiến hành khảo sát phân loại các lỗi sai mà học sinh thường mắc <br />
phải. Để xây dựng kế hoạch dạy học sao cho phù hợp với từng loại lỗi các em <br />
thường mắc phải và đưa ra biện pháp giảng dạy tốt nhất. Thống kê cụ thể một <br />
số lỗi cơ bản mà học sinh thường mắc của lớp 4C năm học 2016 2017 và lớp 4A <br />
trường Tiểu học Y Ngông năm học 2017 2018. Thông qua khảo sát giáo viên lựa <br />
chọn những phương pháp phù hợp nhất để giúp học sinh khắc phục những lỗi <br />
viết hàng ngày của các em.<br />
<br />
Qua việc khảo sát giáo viên đã nắm được một số lỗi sai cơ bản đối với học <br />
sinh dân tộc thiểu số đó là: Sai chủ yếu về viết thiếu dấu thanh<br />
<br />
Ví dụ: Nghe viết bài “ Khuất phục tên cướp biển” sau khi học sinh viết xong <br />
câu văn “ Trông bac sĩ luc nay vơi ga kia thât khac nhau môt trơi môt vưc” kết quả <br />
viết thiếu dấu thanh rất là nhiều hầu hết cả lớp viết thiếu dấu thanh. Đó chính là <br />
lỗi viết sai nhiều nhất đối với học sinh dân tộc thiểu số. Ngoài ra các em còn viết <br />
sai lỗi viết chính tả như viết sai phụ âm đầu, âm cuối.<br />
<br />
Ví dụ: Nghe viết bài “ Thắng biển” học sinh viết các câu văn “ Dó đã bắc <br />
đầu mạnh. Dó lên, nước biển càng rữ.” <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoa – GV trường Tiểu học Y Ngông<br />
Đề tài : Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số <br />
lớp 4<br />
<br />
Hoặc khi viết còn viết sai danh từ riêng, danh từ chung như khi viết tên riêng <br />
của một số địa danh, tên riêng của một số anh hùng các em thường không viết <br />
hoa.<br />
<br />
Nguyên nhân các em thường mắc về lỗi viết thiếu dấu thanh là do các em còn <br />
mang âm hưởng chữ viết tiếng Ê đê viết không có dấu. Cách phát âm thiếu dấu <br />
thanh dẫn đến người nghe hiểu sai về từ ngữ tiếng Việt. Trong khi viết bài các <br />
em còn chưa hiểu một số từ ngữ phổ thông; chưa nắm được một số qui tắc viết <br />
chính tả hoặc chưa nắm được thế nào là danh từ riêng và thế nào là danh từ <br />
chung. Do đó dẫn đến khi viết bài các em còn mắc lỗi chính tả.<br />
<br />
Từ kết quả khảo sát và phân loại đối tượng học sinh vào từng nhóm của <br />
những loại lỗi để xây dựng một kế hoạch dạy học cho từng tiết học phù hợp với <br />
khả năng tiếp thu của các em. Giáo viên cần tiến hành xây dựng kế hoạch giúp <br />
học sinh rèn viết chính tả qua những tiết học chính khóa, tiết luyện tiếng Việt và <br />
những buổi phụ đạo học sinh khó khăn về học tập. Nhằm tìm ra biện pháp dạy <br />
học cho phù hợp với đối tượng học sinh đạt hiệu quả cao. Trong khi khi xây dựng <br />
kế hoạch dạy học cho phù hợp với nội dung chương trình. Thì việc đầu tiên cần <br />
khắc phục những loại lỗi mà các em thường mắc lỗi nhiều nhất, để giúp các em <br />
có kĩ năng viết chính xác tốt hơn.<br />
<br />
Vậy phải làm thế nào trong công tác dạy học nhằm nâng cao hiệu quả chất <br />
lượng dạy học đồng thời hạn chế những lỗi mà các em thường mắc phải. Đó <br />
cũng chính là nỗi trăn trở của rất nhiều giáo viên hiện nay. Vì thế, việc lựa chọn <br />
nội dung và phương pháp dạy học góp phần rất lớn trong việc hướng dẫn các em <br />
rèn viết đúng chính tả. Trong mỗi phương pháp dạy học đều phát huy tính tích <br />
cực, chủ động của học sinh. Người giáo viên cần phải biết lựa chọn sao cho phù <br />
<br />
<br />
7<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoa – GV trường Tiểu học Y Ngông<br />
Đề tài : Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số <br />
lớp 4<br />
<br />
hợp với từng loại bài, dạng bài sao cho phù hợp. Không nên chỉ lạm dụng một <br />
phương pháp hình thức tổ chức dạy học. Cần phải xác định được mục tiêu cần <br />
đạt theo Chuẩn kiến thức kĩ năng của bài dạy trong môn chính tả.<br />
<br />
3.2. Hướng dẫn học sinh viết đúng chính tả<br />
3.2.1. Giúp học sinh nắm vững qui tắc viết chính tả<br />
Việc nắm được qui tắc viết chính tả của học sinh trong quá trình học tập là <br />
rất cần thiết. Bởi vì nếu có nắm được qui tắc viết chính tả sẽ giúp cho các em <br />
hạn chế rất nhiều lỗi viết sai trong chính tả. Còn ngược lại khi các em chưa nắm <br />
bắt được qui tắc viết chính tả sẽ dẫn đến khi viết các em sẽ rất lúng túng viết <br />
chậm, viết sai nhiều lỗi chính tả. <br />
Hướng dẫn các em nắm được quy tắc viết chính tả trong môn học là rất <br />
quan trọng. Bước đầu hình thành cho các em những kĩ năng cơ bản khi viết bài. <br />
Có nắm được quy tắc viết chính tả thì mới giúp cho các em hạn chế những lỗi sai <br />
mà các em thường mắc phải. Trong dạy học người giáo viên phải kết hợp lồng <br />
ghép giúp đỡ các em nhớ được quy tắc viết giữa các phụ âm đầu thường kết hợp <br />
với những âm nào để tạo thành tiếng. Nếu chưa nắm vững quy tắc chính tả cũng <br />
là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến viết sai chính tả. Trong khối lớp <br />
4 các em mắc lỗi chủ yếu là do chưa nắm vững quy tắc viết các con chữ thường <br />
gặp<br />
Để giúp cho các em viết đúng chính tả là cả một quá trình lâu dài. Thông <br />
thường các em đọc như thế nào thì viết như thế đó. Vậy làm cách nào để cho các <br />
em viết đúng. Trước hết giáo viên cần giúp cho các em nắm được qui tắc viết <br />
chính tả. <br />
Trong tiếng việt vốn từ ngữ rất đa dạng và phong phú, bởi vậy nếu chỉ cần <br />
viết sai phụ âm đầu thì nghĩa của từ đó làm cho người đọc cũng rất khó hiểu. Vì <br />
<br />
8<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoa – GV trường Tiểu học Y Ngông<br />
Đề tài : Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số <br />
lớp 4<br />
<br />
thế việc rèn viết đúng là một việc làm của người giáo viên ai cũng mong đợi điều <br />
đó. Tuy nhiên trong thực tế đối với việc rèn viết đúng chính tả cho học sinh đồng <br />
bào dân tộc thiểu số. Giáo viên cần phải lựa chọn những biện pháp tối ưu nhất có <br />
thể giúp học sinh khắc phục những lỗi mà các em thường mắc phải như viết lẫn <br />
lộn âm đầu và âm cuối..<br />
Nguyên nhân các em chưa nắm chắc qui tắc viết chính tả bởi vì có một số <br />
âm đầu đọc thì giống nhau, nhưng khi viết kết hợp với âm khác thì cách viết lại <br />
khác nhau. Đối với học sinh dân tộc thiểu số việc điền sai âm l và âm n chỉ chiếm <br />
một số ít. Khi các em viết bài thường hay lẫn lộn giữa âm c với âm k, vì thế mà <br />
dẫn đến viết sai. Trường hợp này giáo viên cần đưa ra những tiếng có phụ âm c <br />
luôn đi với âm nào hoặc những tiếng có phụ âm k thường đi kèm với âm nào để <br />
học sinh dễ dàng nhận biết quy tắc và cách viết của hai con chữ này.<br />
o, ô, ơ<br />
Âm c a , ă, â Âm k ê, i<br />
u.ư <br />
Từ sơ đồ trên các em sẽ nhận biết được rõ hơn về âm k chỉ đi kèm với âm ê, i <br />
; còn âm c có thể đi kèm với các con chữ o, ô, ơ, a, ă, â, u, ư. Quy tắc viết âm ngh <br />
ghép với âm ng đơn thường đi với các con chữ nào. Đứng trước nguyên âm i, e, ê, <br />
iê được ghi bằng ngh ; đứng trước các nguyên âm o, ô, ơ, a, u, ư được ghi bằng <br />
ng.<br />
Ví dụ : nghỉ – nghe nghệ nghiêng... ; ngô, ngỡ, nga, ngủ...<br />
Quy tắc viết d, gi phụ âm (dờ ) có thể được viết bằng d, gi. Viết bằng hình <br />
thức <br />
nào là căn cứ vào nghĩa của chúng chứ không có căn cứ ngữ âm học. Muốn viết <br />
đúng chính tả trường hợp này học sinh cần nhớ và cách viết tương ứng.<br />
<br />
<br />
9<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoa – GV trường Tiểu học Y Ngông<br />
Đề tài : Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số <br />
lớp 4<br />
<br />
Ví dụ: da dẻ gia giẻ ; gia đình – da đình...<br />
.hoặc âm d với âm gi như da dẻ gia giẻ; gia đình – da đình ...<br />
Vì vậy, trong các tiết chính tả, giáo viên cần hướng dẫn giúp các em củng <br />
cố lại những quy tắc chính tả nói chung, và chú trọng các quy tắc chính tả dễ nhớ <br />
nhất để giúp các em nắm vững quy tắc một cách dễ dàng.<br />
Hình thức tổ chức trò chơi cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc ghi <br />
nhớ các phụ âm đầu âm cuối hoặc vần. Trò chơi nhằm kích thích sự linh hoạt <br />
trong học tập; ngoài ra còn tạo cho các em cảm giác học tập không bị nhàm chán; <br />
không bị gò bó. Trò chơi sẽ giúp cho các em có ý thức tinh thần cao trong tập thể; <br />
biết hỗ trợ trao đổi gúp đỡ lần nhau trong học tập, các em sẽ tự tin mạnh dạn <br />
hơn trong giao tiếp. Vậy trò chơi như thế nào để giúp cho các em hạn chế <br />
những lỗi viết sai trong chính tả là điều rất cần thiết. Người giáo viên cần phải <br />
tìm tòi, lựa chọn hình thức chơi sao cho phù hợp với tiết dạy; nhất là đối với bài <br />
viết mà các em cần phải viết trong tiết học đó. Giáo viên chuẩn bị một số câu văn <br />
có rất nhiều tiếng từ cần phải viết dấu thanh hoặc một số câu văn cần phải điền <br />
một số phụ âm đầu, âm cuối hoặc vần. <br />
Ví dụ: Điền vào chỗ trống ên hay ênh ? Vở bài tập tiếng Việt lớp 4 tập 2<br />
Mẹ rằng : Quê mẹ, Bảo Ninh<br />
M…..mông song biển, l……đ…..mạn thuyền.<br />
Sớm chiều, nước xuống triều l…..<br />
Cựa thân từ thuở mới l….chín mười.<br />
TỐ HỮU<br />
Hình thức chơi: Chia thành các nhóm mỗi nhóm số lượng học sinh bằng <br />
nhau. Giáo viên đưa ra luật chơi, cách chơi cụ thể để cho các em nắm được sau <br />
đó mới tiến hành chơi,. Khi chơi thi đua giữa các nhóm, nhóm nào chơi nhanh và <br />
<br />
<br />
10<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoa – GV trường Tiểu học Y Ngông<br />
Đề tài : Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số <br />
lớp 4<br />
<br />
điền đúng là nhóm đó thắng cuộc. Sau mỗi cuộc chơi cần đánh giá kết quả chơi <br />
và những hạn chế trong trò chơi để cho các em khắc phục sau mỗi lần chơi khác. <br />
Yêu cầu học sinh đọc lại câu văn hoặc khổ thơ sau khi đã điền để giúp cho các <br />
em hiểu nghĩa trọn vẹn của câu văn, khổ thơ. <br />
Trò chơi không những chỉ đem lại cho các em một cách chơi thích thú mà <br />
còn giúp cho các em nắm vững cách viết tiếng từ ngữ phổ thông chính xác. Thông <br />
qua trò chơi còn bồi dưỡng cho các em một kĩ năng giao tiếp, kĩ năng phán đoán, <br />
hình thành cho các em óc tò mò linh hoạt sáng tạo, có được sự tự tin trong học <br />
tập. <br />
Việc củng cố các quy tắc chính tả được tiến hành theo nhiều hình thức khác <br />
nhau. Như (kiểm tra bài cũ, qua các bài tập âm vần trong sách giáo khoa; trong các <br />
tiết ôn luyện chính tả...), và phải được củng cố thường xuyên. Bên cạnh đó, đối <br />
với những học sinh có khả năng ghi nhớ thấp. Cần khuyến khích các em ghi vào <br />
sổ tay các quy tắc chính tả, lỗi chính tả các em thường mắc phải và cách sửa lỗi. <br />
Khi các<br />
em đã nhớ các qui tắc viết chính tả thì khi viết bài sẽ hạn chế việc mắc lỗi. Từ <br />
đó<br />
các em cảm thấy tự tin hơn khi viết một bài viết.<br />
3.2.2. Giúp học sinh hiểu nghĩa một số từ ngữ tiếng Việt<br />
Nghĩa của từ tiếng Việt rất đa dạng và phong phú khi dùng một số từ ngữ <br />
đứng trong một câu văn thì nghĩa của từ cũng hoàn toán khác nhau. Chính vì thế <br />
việc giúp cho học sinh hiểu được nghĩa của từ là rất quan trọng. Bởi nếu có hiểu <br />
được nghĩa của từ thì khi viết một số từ ngữ, câu văn mới đem lại cảm xúc cho <br />
người đọc người nghe hiểu được trọn vẹn ý của câu văn muốn nói về vấn đề gì. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoa – GV trường Tiểu học Y Ngông<br />
Đề tài : Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số <br />
lớp 4<br />
<br />
Còn nếu không hiểu được từ ngữ sẽ dẫn đến viết sai chính tả làm cho người đọc, <br />
người nghe sẽ không hiểu được ý trọn vẹn của câu văn. <br />
Nguyên nhân các em viết sai chính tả là do các em chưa hiểu hết nghĩa của <br />
từ tiếng Việt. Ở nhà các em thường gọi tên một số sự vật, đồ vật bằng tiếng mẹ <br />
đẻ; khi đến lớp học tiếng Việt một số tên gọi đồ vật, sự vật khác hẳn hoàn toàn <br />
với tên gọi hằng ngày của các em. Do đó khi các em học tập trên lớp có rất nhiều <br />
từ ngữ các em khó hiểu hoặc hiểu nghĩa của từ bị sai. <br />
Ví dụ: Một số từ tên gọi một số đồ vật thông dụng tiếng Việt phổ thông như <br />
cái bàn, con dao, cái bút, quyển vở…nhưng tiếng dân tộc Êđê lại gọi các đồ vật <br />
này là jhưng, Dhong, Giê Cih, HDruôm Hră…<br />
Trong trường hợp này giáo viên cần giúp đỡ các em hiểu nghĩa của từ phổ <br />
thông bằng cách cho các em quan sát đồ vật thật, hoặc mô hình tranh ảnh. Hướng <br />
dẫn cách so sánh từ ngữ phổ thông tên gọi các sự vật đó với từ ngữ địa phương <br />
của các em thường gọi ở nhà giống và khác nhau ở điểm nào ? Để các em hiểu rõ <br />
sự vật đó Khi các em quan sát sự vật đó thì mới giúp cho các em hiểu được nghĩa <br />
của từ. <br />
Người giáo viên cần giúp cho các em hiểu một số từ ngữ và giải thích rõ cho <br />
các em thấy được việc viết đúng chính tả sẽ làm cho văn bản viết có giá trị. Còn <br />
nếu viết sai chính tả thì văn bản viết sẽ hiểu theo một cách khác và không còn giá <br />
trị. <br />
Ví dụ: “ Cây bàn ở sân trường luôn tươi tốt quanh năm”. Khi đọc câu văn thì <br />
ta<br />
cảm thấy câu văn rất lủng củng không hiểu vấn đề gì. Bởi thế việc viết đúng âm<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoa – GV trường Tiểu học Y Ngông<br />
Đề tài : Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số <br />
lớp 4<br />
<br />
cuối sẽ làm cho người đọc sẽ hiểu được câu văn trọn ý như “ Cây bàng ở sân <br />
trường em luôn tươi tốt quanh năm” hay vần ang các em thường viết thành vần <br />
an… <br />
Nghe và viết đúng là cả một quá trình rèn luyện không những chỉ dừng lại <br />
một số biện pháp nhất định. Mà cần phải sử dụng linh hoạt nhiều hình thức tổ <br />
chức dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh trong quá trình dạy học. Vì <br />
thế cần phải giúp đỡ cho các em hiểu nghĩa từ tiếng Việt không chỉ ở phân môn <br />
Chính tả mà cần phải kết hợp giải nghĩa từ trong phân môn Luyện từ và câu.<br />
Khi các em hiểu và nắm được từ ngữ tiếng Việt thì sẽ giúp cho các em khi <br />
viết chính tả sẽ hạn chế được những lỗi viết sai của mình. Qua đó hình thành cho <br />
các em hiểu nghĩa vốn từ ngữ tiếng Việt phổ thông; giúp cho các em tự tin trong <br />
giao tiếp với mọi người xung quanh. Các em biết yêu quí vốn từ ngữ tiếng Việt <br />
3.2.3. Giúp học sinh rèn viết đúng dấu thanh<br />
Rèn viết đúng dấu thanh cho học sinh dân tộc thiểu số không những chỉ để <br />
hiểu<br />
rõ từ ngữ tiếng Việt, mà còn giúp cho các em có kỹ năng đọc viết tiếng Việt tốt <br />
hơn. Khi học sinh đã biết tự sửa những lỗi sai mà mình thường mắc phải. Thì sẽ <br />
giúp cho các em không những học tốt môn chính tả nói chung và các môn học khác <br />
nói riêng. <br />
Đối với môn Chính tả thường thì các em phát âm như thế nào thì viết như <br />
vậy .Hầu hết các em bị ảnh hưởng do ảnh hưởng của cách phát âm tiếng địa <br />
phương, tiếng dân tộc thiểu số; dẫn đến khi viết còn mắc lỗi chính tả nhiều. <br />
Việc đọc và viết tiếng Việt là rất khó khăn đối với các em, cho nên các em <br />
thường đọc và phát âm sai dấu thanh là chủ yếu. Đa số các em khi viết bài không <br />
viết dấu thanh vào những tiếng có dấu thanh và ngược lại những tiếng có dấu <br />
<br />
<br />
13<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoa – GV trường Tiểu học Y Ngông<br />
Đề tài : Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số <br />
lớp 4<br />
<br />
thanh thì các em lại viết dấu thanh vào, dẫn đến việc hiểu nghĩa của từ là chưa <br />
chính xác.<br />
Trong công tác dạy học không những học sinh đọc đúng tiếng Việt mà còn <br />
phải đòi hỏi đọc chuẩn xác tiếng từ ngữ phổ thông. Biện pháp rèn viết dấu thanh <br />
trước phải rèn cho các em kĩ năng đọc đúng tiếng Việt thông qua dạy học chủ <br />
yếu ở<br />
phân môn tập đọc và ngoài ra ở các môn học khác. <br />
Ví dụ: Học môn Tập Đọc bài “ Hoa học trò” sách tiếng Việt 4 tập 2<br />
Học sinh đọc câu: “Câu chăm lo học hanh, rồi lâu cũng quên mất mau la <br />
phượng” Khi các em đọc một câu văn này bị thiếu dấu thanh rất nhiều dẫn đến <br />
người nghe hiểu nghĩa của câu cũng khác đi hoàn toàn. Có rất nhiều em đọc thiếu <br />
dấu thanh. Trong trường hợp này người giáo viên cần hướng dẫn các em luyện <br />
đọc những tiếng từ mà các em đọc còn thiếu dấu thanh nhiều lần, qua bước <br />
luyện đọc cá nhân lần một. Tuy nhiên tùy theo từng đối tượng học sinh, người <br />
giáo viên không nhất thiết cần phải luyện đọc cho các em chỉ ở bước này, mà cần <br />
phải linh hoạt hướng dẫn các em luyện đọc tất cả ở những bước tiếp theo. Tuy <br />
nhiên, việc hướng dẫn luyện đọc đúng dấu thanh là một quá trình dàn trải lâu dài, <br />
xuyên suốt quá trình học tập của các em. Vì thế người giáo viên cần phải lựa <br />
chọn, cần phải luyện đọc phát âm tiếng từ nào trước. Trường hợp một số em khó <br />
phát âm giáo viên có thể gọi một số em đọc mẫu, đọc chuẩn xác trước, sau đó <br />
những em khác nghe và phát âm theo. Ngoài ra giáo viên cũng có thể đọc mẫu phát <br />
ân chuẩn xác để các em đọc theo. <br />
Phân môn Tập đọc trong tiếng Việt đóng một vai trò hết sức quan trọng <br />
trong việc rèn luyện đọc đúng phát âm chính xác. Từ môn học này sẽ góp phần <br />
trong việc học phân môn Chính tả đạt được hiệu quả cao. Tuy nhiên trong việc <br />
<br />
<br />
14<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoa – GV trường Tiểu học Y Ngông<br />
Đề tài : Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số <br />
lớp 4<br />
<br />
dạy học môn Chính Tả điều quan trọng trước khi viết bài giáo viên cũng cần phải <br />
luyện đọc cho các em đọc một số từ ngữ khó đọc nhất là một số từ ngữ có dấu <br />
thanh mà các em thường đọc sai. <br />
Ví dụ: Khi dạy bài chính tả nghe viết“ Sầu riêng” (Sách tiếng việt lớp 4 tập <br />
2) Có những em thường viết lẫn lộn dấu thanh sau đây: <br />
Tưng chum (từng chùm); Vai nhuy (vài nhụy)<br />
Sâu riềng (sầu riêng); Lung lăng (lủng lẳng)<br />
Giáo viên cần giúp cho các em so sánh từ ngữ có dấu thanh và từ ngữ không<br />
có dấu thanh giống nhau và khác nhau ở điểm nào ? Khi các em đọc hai từ ngữ <br />
này thì cách đọc có giống nhau hay là khác nhau ? Cách hiểu nghĩa từ có giống <br />
nhau và khác nhau hay không ? Nêu câu hỏi cho một số tiếng từ các em thường <br />
viết thiếu dấu thanh chẳng hạn “tưng chum” muốn viết thành “từng chùm” chúng <br />
ta thêm dấu thanh gì ? hoặc từ “lung lăng” muốn viết thành “lủng lẳng” chúng ta <br />
thêm dấu thanh gì ? Khi học sinh trả lời được chính xác là cần phải điền dấu <br />
thanh gì tức là các em đã nắm được mối quan hệ giữa ngôn ngữ và chữ viết. <br />
<br />
Việc dạy và học khắc phục những lỗi dấu thanh đạt hiệu quả cao nhất, yêu <br />
cầu quan trọng đặt ra là việc đọc mẫu của giáo viên phải chuẩn xác phát âm rõ <br />
tiếng, đúng chuẩn tốc độ đọc phải phù hợp với tốc độ viết của học sinh. Đồng <br />
thời chú ý luyện sửa phát âm đúng chuẩn, nhiều lần cho các em một số từ ngữ <br />
thường đọc thiếu dấu thanh….bằng nhiều hình thức khác nhau. Ghi nhớ mối liên <br />
hệ giữa âm thanh ngôn ngữ và ký hiệu chữ viết cho học sinh để phân biệt các dấu <br />
thanh. <br />
<br />
Trong trường hợp học sinh viết sai dấu thanh hỏi và thanh ngã đối với học <br />
sinh là rất phức tạp. Do đó giáo viên phải kiên trì từng bước hướng dẫn các em <br />
đọc đúng chuẩn xác một số từ ngữ có dấu thanh thường đi kèm với nhau như: <br />
<br />
15<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoa – GV trường Tiểu học Y Ngông<br />
Đề tài : Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số <br />
lớp 4<br />
<br />
Học sinh viết sai dấu thanh hỏi và thanh ngã đối với học sinh là rất phức tạp. Do <br />
đó giáo viên phải kiên trì từng bước hướng dẫn các em đọc đúng chuẩn xác một <br />
số từ ngữ có dấu thanh thường đi kèm với nhau như:<br />
<br />
Tiếng có dấu hỏi đi với tiếng có dấu hỏi: đủng đỉnh, bủn rủn, lẩn thẩn, <br />
lỏng lẻo…<br />
Tiếng có dấu sắc đi với tiếng có dấu hỏi : sáng sủa, rẻ rúng, hối hả…<br />
Tiếng có dấu huyền đi với tiếng có dấu ngã : mỡ màng, não nùng, dễ <br />
ràng…<br />
Tiếng có dấu ngã đi với tiếng có dấu ngã : lõm bõm, lõa xõa, lẵng nhẵng…<br />
Tiếng có dấu nặng đi với tiếng có dấu ngã: nũng nịu, thõng thẹo, rộng <br />
rãi..<br />
Tuy nhiên biện pháp này cần phải được rèn luyện thường xuyên để giúp cho <br />
các em ghi nhớ cách viết chính tả đối với những tiếng có dấu thanh này. Ngoài ra <br />
cần hướng dẫn học sinh cách luyện viết tiếng từ và cách so sánh giữa tiếng viết <br />
đúng dấu thanh, và tiếng viết thiếu dấu thanh để giúp cho các em hiểu nghĩa của <br />
chúng. <br />
Ngoài việc học sinh viết những bài chính tả trong sách giáo khoa và làm các <br />
bài tập phân biệt dấu thanh có thể giáo viên cho học sinh viết thêm một số bài <br />
sưu tầm vào phiếu học tập để các em tự điền dấu.<br />
Ví dụ : em hãy điền dấu thanh gì vào những chữ in nghiêng dưới đây ?<br />
“ Cơn tức giận của tên cướp dư dội. Hắn đứng phắt dậy, rút soạt dao ra, lăm <br />
lăm chực đâm. Bác sĩ Ly vẫn dong dạc và qua quyết .” ( Trích SGK lớp 4 tập 2)<br />
Việc kết hợp rèn đọc, viết chính xác dấu thanh và thực hành làm các dạng <br />
bài tập điền dấu thanh, sẽ giúp cho các em khi viết chính tả sẽ hạn chế được <br />
những lỗi viết thiếu dấu thanh. Hình thành cho các em kĩ năng viết đầy đủ dấu <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoa – GV trường Tiểu học Y Ngông<br />
Đề tài : Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số <br />
lớp 4<br />
<br />
thanh ngoài ra khi đọc bài viết dẫn đến người nghe sẽ hiểu trọn vẹn văn bản cần <br />
nói đến vấn đề gì.<br />
Để hạn chế những lỗi viết thiếu dấu thanh người giáo viên chủ nhiệm cần <br />
rèn luyện đọc cho các em và đồng thời giúp cho các em cách ghi nhớ dấu thanh <br />
qua việc luyện viết một số tiếng từ khó… là chủ yếu. Bên cạnh đó cần phải phối <br />
kết hợp với các giáo viên bộ môn khác để giúp đỡ các em đọc đúng dấu thanh. <br />
Việc làm này ngay từ đầu năm học giáo viên chủ nhiệm cần phải nắm bắt từng <br />
đối tượng học sinh để trao đổi với giáo viên bộ môn khác biết về khả năng đọc <br />
của từng em. Từ đó giáo viên bộ môn khác sẽ có cơ sở biện pháp giúp đỡ. <br />
3.2.4. Rèn viết hoa đầu câu, danh từ riêng, danh từ chung. <br />
Viết đúng danh từ riêng, danh từ chung hình thành cho các em thói quen khi <br />
viết tên riêng không những cho bản thân và cả cho những người khác. Ngoài ra <br />
giúp cho các em nắm được một số kiến thức cơ bản về một số địa danh trong <br />
nước và trên thế giới. <br />
Việc học sinh bị mắc lỗi khi viết hoa đầu câu do các em chưa nắm vững cấu <br />
tạo câu văn. Hoặc chỉ viết theo quán tính chưa nghe kĩ thầy cô đọc kết thúc sau <br />
mỗi câu văn; chưa nắm được thành phần của câu văn dẫn đến các em thường <br />
mắc những lỗi này. Chính vì vậy dẫn đến các em thường không viết hoa đầu câu. <br />
Để khắc phục những lỗi hạn chế này người giáo viên cần hướng dẫn giúp đỡ các <br />
em hiểu rõ thành phần của câu văn hoặc cách diễn đạt ý trọn vẹn của câu văn. <br />
Sâu mỗi câu văn các em cần phải viết dấu chấm và bắt đầu viết chữ cái đầu tiên <br />
cần phải viết hoa.<br />
Nguyên nhân các em thường viết sai là do các em chua nắm và phân biệt <br />
được đâu là danh từ riêng, danh từ chung hầu hết chữ viết của tiếng Ê đê là <br />
không có dấu thanh. Hoặc một số em kĩ năng viết chữ hoa còn hạn chế nên các <br />
<br />
<br />
17<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoa – GV trường Tiểu học Y Ngông<br />
Đề tài : Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số <br />
lớp 4<br />
<br />
em nghĩ rằng miễn làm sao viết được tên là được. Các em chưa nhận rõ tầm quan <br />
trọng của danh từ riêng và danh từ chung. Chính vì điều này giáo viên cần giải <br />
thích cho các em hiểu danh từ riêng, danh từ chung luôn luôn cần phải viết hoa. <br />
Ví dụ : Nghe viết bài : “ Họa sĩ Tô Ngọc Vân ” Sách tiếng Việt 4 tập 2<br />
“ Tô Ngọc Vân là một nghệ sĩ tài hoa. Ông tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mĩ <br />
thuật Đông Dương năm 1931 và sớm nổi danh từ trước Cách mạng tháng Tám với <br />
các bức tranh Ánh mặt trời. Thiếu nữ bên hoa huệ, Thiếu nữ bên hoa sen...Nước <br />
nhà độc lập, ông hăng hái tham gia công tác cách mạng bằng tài năng hội họa của <br />
mình. Trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, ông đi cùng bộ đội, dân công hóa <br />
tuyến, vẽ nhiều tranh và kí họa về họ. Đáng tiếc, chỉ trước ngày chiến thắng gần <br />
một tháng, người nghệ sĩ tài năng đã ngã xuống khi chưa đầy 50 tuổi. ” <br />
Em hãy tìm những từ ngữ trong đoạn viết có chữ in hoa ; một số em tìm và <br />
nêu một số từ: Tô Ngọc Vân, Đông Dương, Điện Biên Phủ. Vì sao những từ ngữ <br />
đó lại được in hoa ? Giáo viên cần khắc sâu kiến thức cho các em nhớ khi viết <br />
những danh từ này chúng ta cần phải lưu ý và phải viết hoa.<br />
Hiệu quả của việc nắm được danh từ riêng và danh từ chung trong từ ngữ <br />
tiếng Việt là điều cần thiết. Hình thành cho các em kĩ năng, thói quen khi viết bài <br />
không mắc phải lỗi viết hoa tùy tiện. Hoặc khi gặp những danh từ riêng, danh từ <br />
chung các em cần phải viết hoa. Từ đó hạn chế những lỗi viết sai trong môn <br />
chính tả<br />
nói riêng và môn tiếng Việt nói chung.<br />
3.2.5. Hướng dẫn học sinh tự sửa lỗi chính tả<br />
<br />
Tự sửa lỗi tự đánh giá lẫn nhau trong quá trình học tập theo hướng dẫn của<br />
thông tư 22 hiện nay. Nhằm giúp cho các em nhận ra được những điểm nổi bật và <br />
hạn chế của mình, từ đó sẽ khắc phục được những hạn chế của bản thân. Qua <br />
<br />
<br />
18<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hoa – GV trường Tiểu học Y Ngông<br />
Đề tài : Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số <br />
lớp 4<br />
<br />
việc đánh giá nhận xét lẫn nhau sẽ giúp cho các em học tập sôi nổi, tự tin và yêu <br />
thích môn học. Biết chia sẻ trình bày ý kiến của mình với kết quả học tập với <br />
bạn.<br />
Ví dụ: Nghe viết bài: “Nghe lời chim nói” sách tiếng Việt 4 tập 2<br />
“ Lắng nge lời chim nói<br />
Về những cánh đồng cuê<br />
Mùa nối mùa bận rộn<br />
Đất với người sai mê…”<br />
Trong bài chính tả vừa qua em đã mắc những lỗi nào ? Những lỗi đó thường <br />
viết sai ở bộ phận nào của tiếng ? Khi các em nhận ra được những lỗi mình <br />
thường viết sai thường mắc phải thì các em mới tự tìm ra những kĩ năng viết <br />
chính xác hơn<br />
Thông thường giáo viên thường giao nhiệm vụ hai em ngồi cùng bàn trao đổi <br />
bài viết của mình để tự tìm ra những lỗi sai bằng cách dùng bút chì gạch chân <br />
những tiếng từ của bạn viết sai. Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo sự hướng dẫn <br />
của giáo viên rồi trình bày trao đổi với bạn; giúp bạn thấy những lỗi sai. Sự chia <br />
sẻ này các em cảm thấy rất thoải mái khi chia sẻ về bài viết. Sau khi phần chia <br />
sẻ xong các em sẽ thấy được mình đã viết sai những tiếng từ nào và cần phải <br />
viết lại tiếng từ đó vào phần ô lỗi. <br />
Kết hợp việc đánh giá nhận xét kết quả thực hiện của các em bằng cách yêu <br />
cầu đại diện nhóm trình bày trước lớp. Bằng cách đưa ra một số câu hỏi gợi mở <br />
nhằm khắc sâu kiến thức mà các em đã học như bạn A đã viết chính xác những <br />
tiếng từ nào nhất ? Hoặc bạn thường viết chưa chính xác những lỗi cơ bản nào <br />
nhất. Và việc nhận xét hỗ trợ kịp thời của giáo viên sẽ dễ dàng giúp cho các em <br />
có kĩ năng viết đúng chính tả tốt hơn.<br />
<br />