Một số biện pháp giúp học sinh lớp Ba viết đúng chính tả<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
<br />
Mỗi chúng ta đã biết chính tả là phân môn đảm nhiệm việc hình thành và phát <br />
triển cho học sinh kỹ năng rèn chữ viết, một kỹ năng quan trọng hàng đầu của <br />
học sinh ở cấp tiểu học, cấp học đầu tiên trong trường phổ thông. Vì học sinh <br />
phải dùng chữ viết để học tập và giao tiếp. Đây cũng là một công cụ giúp học <br />
sinh học tốt các môn học. Qua chữ viết đúng, đẹp giáo viên bồi dưỡng tình yêu <br />
tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt <br />
cho học sinh. Ngoài ra, còn bồi dưỡng cho học sinh một số đức tính và thái độ <br />
cần thiết trong công việc như: tính cẩn thận, chính xác; có óc thẩm mĩ, lòng tự <br />
trọng và tinh thần trách nhiệm. <br />
<br />
Qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy chữ viết của học sinh Tiểu học nói <br />
chung đặc biệt là học sinh trường Tiểu học Tây Phong nói riêng, đã có sự đầu tư <br />
nên nhiều em viết chữ không chỉ đúng mà còn rất đẹp; trình bày bài viết sạch sẽ, <br />
khoa học, sáng tạo. Song bên cạnh đó vẫn còn một số em viết chưa đẹp, bài viết <br />
còn mắc nhiều lỗi chính tả, trình bày bài thiếu cẩn thận. Cụ thể hơn đối với lớp <br />
Ba tôi chủ nhiệm kĩ năng viết của các em chưa cao. Đa số học sinh hoàn thành <br />
bài viết nhưng tốc độ chưa đồng đều. Số em viết đúng, đẹp văn bản chưa <br />
nhiều. Cách trình bày bài, viết chữ sáng tạo trong một bài văn, bài thơ còn hạn <br />
chế. Một số em tốc độ viết còn chậm, trình bày bài bẩn, bài viết mắc nhiều lỗi. <br />
Viết sai nhiều ở những tiếng có âm ch/tr; n/l; x/s; d/gi thanh hỏi/ thanh ngã. Đối <br />
với giáo viên chưa thực sự mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học; hình thức <br />
tổ chức chưa được linh hoạt; sử dụng đồ dùng dạy học hiệu quả chưa cao; đôi <br />
lúc còn rập khuôn, máy móc theo sách giáo khoa, theo sách tham khảo. Đây cũng <br />
là một trong những nguyên nhân làm cho học sinh chưa chủ động, tích cực trong <br />
học tập, nên chưa nâng cao được chất lượng môn Tiếng Việt nói chung và kỹ <br />
năng viết nói riêng. <br />
<br />
Là một giáo viên tôi nhận thấy mình cần phải làm như thế nào để nâng cao kĩ <br />
năng viết chính tả cho học sinh, giúp các em thuận lợi hơn trong quá trình học <br />
1<br />
Giáo viên Nguyễn Thị Thảo – Trường Tiểu học Tây Phong<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp Ba viết đúng chính tả<br />
tập các môn học. Nên tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp Ba <br />
viết đúng chính tả”.<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài <br />
<br />
a) Mục tiêu<br />
Sử dụng một số biện pháp rèn kỹ năng viết qua dạy phân môn Chính tả để <br />
giúp học sinh viết đúng chính tả, viết đúng tốc độ, viết đẹp.<br />
<br />
b) Nhiệm vụ<br />
Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài<br />
Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh còn gặp khó <br />
khăn khi viết hoặc kỹ năng viết chưa tốt ; đề xuất một số biện pháp, phương <br />
pháp giảng dạy để nâng cao kỹ năng viết, sự ham thích học phân môn Chính tả <br />
cho học sinh trong lớp cũng như trong khối, trong trường học nói chung.<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Các biện pháp, phương pháp dạy học, kỹ năg sư phạm nhằm rèn kỹ năng <br />
viết đúng chính tả cho học sinh.<br />
<br />
4. Giới hạn của đề tài<br />
<br />
Các biện pháp, phương pháp nâng cao kỹ năng viết cho học sinh lớp 3, trường <br />
TH Tây Phong từ năm học 2015 – 2016 đến nay <br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu<br />
Phương pháp điều tra<br />
<br />
Phương pháp thống kê<br />
Phương pháp đàm thoại<br />
<br />
Phương pháp làm mẫu<br />
Phương pháp thực hành, luyện tập<br />
<br />
2<br />
Giáo viên Nguyễn Thị Thảo – Trường Tiểu học Tây Phong<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp Ba viết đúng chính tả<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục<br />
<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
<br />
1. Cơ sở lý luận <br />
<br />
Người ta thường nói: Một trong những hạnh phúc lớn nhất của trẻ là được <br />
đến trường, được học đọc, học viết. Bởi vậy vấn đề rèn luyện chữ viết cho học <br />
sinh Tiểu học là vô cùng quan trọng và cấp thiết. Ngày nay khi công nghệ thông <br />
tin ngày càng phát triển thì việc viết chữ dần dần trở thành thứ yếu. Tuy nhiên, <br />
đối với giáo viên, học sinh tiểu học thì việc rèn ch ữ viết vẫn chiếm một vai trò <br />
rất quan trọng, bởi lẽ tiểu học đặt nền móng cơ bản cho toàn bộ quá trình học <br />
tập, rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt. Cố vấn Phạm Văn <br />
Đồng đã nói: “ Nét chữ biểu hiện nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết <br />
cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng <br />
đối với mình cũng như với thầy và bạn đọc bài vở của mình...”<br />
Theo Sách giáo viên Tiếng Việt 3, mục tiêu của môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu <br />
học nói chung và mục tiêu của phân môn Chính tả nói riêng là: hình thành và phát <br />
triển ở học sinh các kỹ năng dùng tiếng Việt ( nghe, nói, đọc, viết) để học tập <br />
và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và <br />
học tiếng Việt, góp phần rèn luyện cho học sinh các thao tác của tư duy. Cung <br />
cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về <br />
văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và <br />
hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần <br />
hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. <br />
<br />
Phân môn Chính tả có nhiệm vụ cơ bản là giúp học sinh nắm vững quy tắc <br />
chính tả, rèn luyện kỹ năng viết chính tả và kỹ năng nghe. Ngoài ra, còn bồi <br />
dưỡng cho học sinh một số đức tính và thái độ cần thiết trong công việc như: <br />
tính cẩn thận, chính xác; có óc thẩm mĩ, lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm. <br />
Phân môn Chính tả có một vị trí rất quan trọng ở bậc Tiểu học bởi vì bậc Tiểu <br />
học là giai đoạn then chốt trong quá trình hình thành kĩ năng chính tả cho học <br />
sinh. Chính tả được bố trí thành một phân môn độc lập, có tiết dạy riêng trong <br />
3<br />
Giáo viên Nguyễn Thị Thảo – Trường Tiểu học Tây Phong<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp Ba viết đúng chính tả<br />
khi bậc trung học cơ sở không có. Phân môn Chính tả ở chương trình tiểu học <br />
nói chung và lớp 3 nói riêng có nội dung dạy học và các hình thức luyện tập cụ <br />
thể. Hình thức luyện tập có hai kiểu bài là Chính tả đoạn bài gồm Tập chép; <br />
Nghe viết; Nhớ viết (kiểu bài này có độ dài trên dưới 60 chữ) và Chính tả âm <br />
vần. Nội dung các bài chính tả âm vần là luyện viết đúng chữ ghi tiếng có âm, <br />
vần dễ viết sai chính tả do không nắm vững quy tắc của chữ quốc ngữ hoặc do <br />
ảnh hưởng cách phát âm phương ngữ. Người giáo viên muốn học sinh có kĩ năng <br />
viết đúng chính tả, năng lực học tập tốt thì mỗi thầy, cô giáo cần phải nhiệt tình <br />
trong công tác giảng dạy, sử dụng phương pháp dạy học phù hợp nhằm thu hút <br />
sự ham học của các em. Để từ đó các em có thói quen ham thích học phân môn <br />
chính tả cũng như các môn học khác.<br />
<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu<br />
<br />
Trường Tiểu học Tây phong thuộc địa bàn vùng sâu, vùng xa, có 3 phân hiệu <br />
nằm cách xa nhau. Khối Ba có 4 lớp rải đều ở các phân hiệu, tổng số học sinh <br />
trên 90 em, tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số chiếm trên 30% học sinh của khối. Cơ <br />
sở vật chất phục vụ việc dạy và học tương đối đầy đủ, khang trang.<br />
<br />
Trong những năm qua việc rèn chữ viết cho học sinh toàn trường cũng như <br />
học sinh lớp Ba ở trường Tiểu học Tây Phong rất được quan tâm. Việc rèn chữ <br />
viết được thực hiện ngay từ đầu năm học. Ngoài việc kiểm tra, giúp đỡ của giáo <br />
viên còn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ Ban giám hiệu nhà trường nên nhiều năm qua <br />
số lượng học sinh tham gia dự thi chữ viết đẹp cấp trường được nâng lên, cấp <br />
huyện dự thi đủ số lượng và đạt giải cao. Để việc rèn chữ viết cho học sinh đạt <br />
hiệu quả cao hơn nữa chuyên môn nhà trường cũng như tổ chuyên môn đã tổ <br />
chức các chuyên đề nhằm nâng cao kĩ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh. <br />
Bản thân giáo viên có trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy, chịu khó tìm tòi, <br />
học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, tài liệu, sách báo,… để nâng cao năng lực <br />
chuyên môn; có kế hoạch dạy học cụ thể, sử dụng đồ dùng dạy học thường <br />
xuyên có hiệu quả; kiên trì, nhiệt tình dẫn dắt, hướng dẫn học sinh đến nơi đến <br />
chốn qua các tiết học nói chung và tiết Chính tả nói riêng. Nhiều năm làm công <br />
<br />
4<br />
Giáo viên Nguyễn Thị Thảo – Trường Tiểu học Tây Phong<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp Ba viết đúng chính tả<br />
tác chủ nhiệm nên bản thân nắm được tâm lý, khả năng nhận thức của học sinh <br />
từ đó thiết kế bài giảng, sử dụng phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng <br />
học sinh hơn. Học sinh tin tưởng, yêu quý giáo viên. Nhìn chung các em ngoan có <br />
ý thức học tập, chữ viết tương đối rõ ràng. Một số em có chữ viết đẹp, đúng <br />
chính tả. Đa số các gia đình quan tâm đến việc học tập của con em, mua sắm <br />
đầy đủ đồ dùng học tập. Giáo viên dạy thay, giáo viên bộ môn giảng dạy nhiệt <br />
tình, có trách nhiệm rèn chữ viết cho học sinh qua các tiết học. <br />
Song bên cạnh đó trong quá trình dạy học nói chung, dạy phân môn Chính tả <br />
nói riêng vẫn còn gặp những khó khăn, tồn tại: về phía giáo viên chuẩn bị bài <br />
vẫn còn phụ thuộc vào sách giáo viên, sách thiết kế nên bài dạy còn đơn điệu. <br />
Việc chọn từ khó luyện viết trước khi cho học sinh viết chính tả chưa được da <br />
dạng. Chưa linh động, sáng tạo nhiều trong phương pháp giảng dạy và thiết kế <br />
bài dạy, chưa khai thác hết ý đồ của sách giáo khoa trong một số bài luyện tập <br />
chính tả. Đối với học sinh kỹ năng viết chưa được đồng đều. Các em chưa nắm <br />
vững âm, vần, chưa phân biệt được cách phát âm của giáo viên, chưa hiểu rõ <br />
nghĩa của từ, chưa chú ý khi viết chính tả. Các em đến từ nhiều vùng miền khác <br />
nhau, một số em thì Tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai nên cách phát âm cũng có sự <br />
khác nhau. Mỗi phương ngữ, thổ ngữ có sự sai dịch nhất định so với chính âm. <br />
Do vậy mà trong quá trình viết chính tả các em còn mắc nhiều lỗi. Có thể kể tới <br />
một số loại lỗi chủ yếu sau:<br />
<br />
+ Lỗi chính tả do học sinh không nắm vững cấu trúc của âm tiết tiếng Việt.<br />
Ví dụ: quét → quyét; khuếch → khuyếch; huênh → huyênh…<br />
<br />
+ Lỗi chính tả do học sinh không nắm vững quy tắc chính tả tiếng Việt.<br />
Ví dụ: quanh → qoanh / quoanh; ghế → gế; nghĩ → ngĩ...<br />
<br />
+ Lỗi chính tả do ảnh hưởng cách phát âm của phương ngữ hoặc do không <br />
nắm vững chính âm.<br />
<br />
Đối với phương ngữ Bắc Bộ, trọng điểm chính tả là phân biệt các chữ âm <br />
đầu: ch / tr; s / x; l / n, r / gi / d; các chữ ghi âm vần iu / ưu.<br />
<br />
5<br />
Giáo viên Nguyễn Thị Thảo – Trường Tiểu học Tây Phong<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp Ba viết đúng chính tả<br />
Ví dụ: long lanh → nong nanh; sửa xe → xửa se; lá trầu → lá chầu,….<br />
Đối với phương ngữ Bắc Trung Bộ, trọng âm chính tả là phân biệt các dấu <br />
thanh hỏi / ngã …<br />
Ví dụ: que củi → que cũi, cây gỗ → cây gổ, kỉ niệm → kĩ niệm, <br />
<br />
Đối với phương ngữ Nam Bộ, trọng âm chính tả là phân biệt các chữ ghi âm <br />
đầu v / d, các chữ ghi âm cuối n / ng; t / c, các chữ ghi vần iêu / iu, ươu / ưu …<br />
<br />
Ví dụ: máy bay → mái bai,…. <br />
+ Lỗi chính tả do học sinh không hiểu mối quan hệ giữa chữ và nghĩa: Tổ <br />
quốc → Tổ cuốc, để dành → để giành…<br />
<br />
Ngoài ra ở một số bài viết, học sinh còn mắc các lỗi khác như: Trình bày <br />
chưa sạch, chữ viết còn thiếu nét, thừa nét, lỗi viết hoa. Về phía cha mẹ học <br />
sinh, nhiều gia đình từ các nơi khác đến lập nghiệp, cuộc sống còn gặp nhiều <br />
khó khăn, trong đó không ít là người dân tộc thiểu số, nên trình độ còn thấp, ít <br />
quan tâm đến việc học của các em. Có thói quen giao tiếp với con em bằng <br />
phương ngữ. Bên cạnh đó, một số cha mẹ có tư tưởng khoán trắng cho nhà <br />
trường và giáo viên nên việc kết hợp giữa gia đình với giáo viên trong việc giáo <br />
dục học sinh còn nhiều hạn chế.<br />
<br />
Thực trạng trên đây là rất đáng lo ngại đòi hỏi mỗi chúng ta cần phải nghiên <br />
cứu và tìm ra nhiều biện pháp giúp đỡ các em khắc phục khó khăn để viết đúng <br />
chính tả.<br />
<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br />
<br />
a. Mục tiêu của giải pháp<br />
<br />
Các giải pháp đưa ra giúp giáo viên nắm được các hình thức, phương pháp rèn <br />
kỹ năng viết đúng cho học sinh, giảm tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành môn Tiếng <br />
Việt ở mức thấp nhất. Từ đó nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học <br />
sinh. <br />
<br />
6<br />
Giáo viên Nguyễn Thị Thảo – Trường Tiểu học Tây Phong<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp Ba viết đúng chính tả<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp<br />
<br />
Qua thực trạng và những nguyên nhân dẫn đến kỹ năng viết của học sinh lớp <br />
3 còn hạn chế, bài viết còn sai nhiều lỗi chính tả. Để giúp các em học tốt môn <br />
Tiếng Việt nói chung và phân môn Chính tả tôi xin đưa ra một số giải pháp khắc <br />
phục cụ thể như sau:<br />
<br />
b.1. Phân loại đối tượng học sinh<br />
<br />
Muốn thành công trong việc rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp <br />
mình, đòi hỏi giáo viên phải nắm được kỹ năng viết của từng học sinh trong lớp. <br />
Chính vì vậy tôi đã tiến hành khảo sát tình hình thực tế việc viết chính tả của <br />
học sinh ngay từ đầu năm học để nắm lỗi chính tả phổ biến của các nhóm học <br />
sinh. Khi xác định được trọng điểm chính tả cần dạy cho học sinh ở từng khu <br />
vực, từng địa phương, từ đó lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học phù hợp <br />
(đặc biệt ở phần luyện viết đúng trước khi viết chính tả đoạn bài, và phần bài <br />
tập lựa chọn trong các bài tập chính tả âm vần). Dạy học chính tả theo khu vực <br />
thực chất cũng là chú ý tới đặc điểm ngôn ngữ của học sinh. Phải xuất phát từ <br />
tình hình thực tế mắc lỗi chính tả, từ sự ảnh hưởng tiêu cực của cách phát âm <br />
đến chữ viết của học sinh từng vùng, miền để lựa chọn nội dung rèn luyện phù <br />
hợp. Như vậy mới nâng cao được kĩ năng viết đúng chính tả cho các em. <br />
<br />
b.2. Luyện phát âm<br />
<br />
Muốn học sinh viết đúng chính tả, trước hết giáo viên phải giúp học sinh <br />
luyện phát âm đúng. Vì giữa cách đọc và cách viết thống nhất với nhau. Nếu <br />
giáo viên và học sinh chưa phát âm chuẩn, phát âm sai do ảnh hưởng cách phát <br />
âm ở địa phương dẫn đến hiện tượng viết sai chính tả. Để giúp học sinh phát <br />
âm đúng cần hướng dẫn theo một số hình thức sau:<br />
<br />
Luyện đọc từng tiếng, từng từ, từng câu, từng đoạn, cả bài nhiều lần để <br />
các em quen với mặt chữ.<br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
Giáo viên Nguyễn Thị Thảo – Trường Tiểu học Tây Phong<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp Ba viết đúng chính tả<br />
Hướng dẫn cá nhân luyện đọc tiếng khó, từ khó nhiều lần. Thường xuyên <br />
nhắc nhở, theo dõi để uốn nắn kịp thời khi các em phát âm chưa chuẩn. Nếu đọc <br />
sai chỗ nào thì yêu cầu đọc lại đúng thì mới đọc tiếp. Nếu 3 lần đều sai thì giáo <br />
viên đọc mẫu lại. Xếp học sinh ngồi đầu bàn để tiện việc giúp đỡ. Cho học sinh <br />
có kỹ năng phát âm tốt kèm thêm những em phát âm chưa đúng trong những giờ <br />
luyện thêm. Vận dụng phương pháp luyện đọc theo mẫu, yêu cầu học sinh nghe <br />
và nhìn giáo viên (học sinh đọc tốt) đọc mẫu thật chuẩn, học sinh chú ý nghe và <br />
nhìn miệng để đọc theo. Giáo viên cần giảng, phân tích một cách đơn giản khi <br />
học sinh phát âm để phát âm đúng: s/x; r/d/gi; ch/tr; l/n… Việc luyện phát âm <br />
được thực hiện thường xuyên trong các tiết Tập đọc và một số môn học khác, <br />
nhưng nó cũng là việc làm rất cần thiết trong tiết chính tả. Để học sinh dễ nhận <br />
diện nhằm khắc sâu cách phát âm đúng ta có thể hướng dẫn: <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ví dụ: “con sâu”, “xâu kim”<br />
<br />
<br />
s<br />
âu <br />
x<br />
<br />
+ Rèn cho học sinh phát âm theo đúng chữ viết.<br />
<br />
Ví dụ: phát âm “cây tre” chứ không phải “cây che” <br />
<br />
“lo lắng” chứ không phải “no nắng” <br />
<br />
+ Hướng dẫn cho học sinh phát âm đúng thanh hỏi, thanh ngã<br />
<br />
Ví dụ: “nỗi buồn” chứ không phải “nổi buồn”<br />
<br />
“một nửa” chứ không phải “một nữa”<br />
<br />
Khi đọc cho học sinh viết chính tả giáo viên phải phát âm chuẩn, rõ ràng, tốc <br />
độ đọc vừa phải mới có thể giúp học sinh viết đúng chính tả.<br />
8<br />
Giáo viên Nguyễn Thị Thảo – Trường Tiểu học Tây Phong<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp Ba viết đúng chính tả<br />
b.3. Phân tích so sánh<br />
<br />
Song song với việc luyện phát âm cho học sinh, khâu phân tích so sánh tiếng, <br />
từ cũng rất quan trọng trong giờ học chính tả. Vì qua việc so sánh tiếng, từ giúp <br />
các em dễ dàng nhận diện các âm, vần dễ viết sai. Việc phân tích so sánh tiếng, <br />
từ thường được thực hiện trong môn tiếng Việt, nhưng nhiều nhất là trong kiểu <br />
bài Chính tả âm. Trong quá trình dạy với những tiếng khó, giáo viên áp dụng <br />
biện pháp phân tích cấu tạo tiếng, so sánh. Với những tiếng dễ lẫn lộn, giáo <br />
viên cần nhấn mạnh những điểm khác nhau để học sinh ghi nhớ.<br />
<br />
Ví dụ :<br />
Dạy bài Chính tả (Tập chép): Cậu bé thông minh – Tập 1, tr.4<br />
<br />
Cho học sinh nhìn bảng viết đoạn 3: từ “Hôm sau …đến xẻ thịt chim”. Trước <br />
khi viết bài, giáo viên phân tích cho học sinh hiểu nghĩa một số tiếng dễ lẫn lộn <br />
như: <br />
+ xẻ (thịt chim) ≠ sẻ: xẻ là mổ xẻ, bổ ra còn sẻ là chim sẻ, san sẻ.<br />
<br />
Dạy bài Chính tả (Nghe – viết): Ông ngoại Tập 1, tr.34 – Chép đoạn 3<br />
Trong đoạn viết có câu: “Trong cái vắng lặng của ngôi trường cuối hè, …<br />
trong đời đi học của tôi sau này”.<br />
Khi viết tiếng “lặng” học sinh dễ lẫn lộn với tiếng “nặng”, giáo viên yêu cầu <br />
học sinh phân tích cấu tạo hai tiếng này:<br />
lặng = l + ăng + thanh nặng (im lặng, lặng lẽ,…)<br />
<br />
nặng = n+ ăng + thanh nặng (vác nặng, nặng nhọc,…) <br />
So sánh để học sinh thấy sự khác nhau, tiếng “lặng” có âm đầu là “l ” còn <br />
tiếng “nặng” có âm đầu là “n”. Từ đó học sinh ghi nhớ cách phát âm đúng và sẽ <br />
viết đúng.<br />
<br />
b.4. Giải nghĩa từ<br />
<br />
Do phương ngữ của từng vùng miền khác nhau, cách phát âm đôi khi chưa <br />
thống nhất với chữ viết nên học sinh cần nắm rõ nghĩa của từ để viết cho đúng. <br />
9<br />
Giáo viên Nguyễn Thị Thảo – Trường Tiểu học Tây Phong<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp Ba viết đúng chính tả<br />
Việc giải nghĩa từ thường được thực hiện trong tiết Tập đọc, Luyện từ và câu, <br />
Tập làm văn, nhưng nó là việc làm không thể thiếu trong tiết chính tả khi mà <br />
học sinh không thể phân biệt từ khó dựa vào phát âm hay phân tích cấu tạo <br />
tiếng. Có nhiều cách để giải nghĩa từ cho học sinh. Giáo viên giải nghĩa từ mới <br />
ở phân môn Tập đọc kết hợp đặt câu. Nếu học sinh đặt câu đúng tức là học sinh <br />
đã hiểu nghĩa từ; tìm từ cùng nghĩa, trái nghĩa, miêu tả đặc điểm hoặc sử dụng <br />
vật thật, mô hình, tranh ảnh,… Với những từ nhiều nghĩa giáo viên phải đặt từ <br />
đó trong văn cảnh cụ thể để giải nghĩa từ.<br />
<br />
Ví dụ:<br />
Dạy Chính tả (Nghe – viết): Người mẹ – Tập 1, tr.30<br />
Nội dung viết: Nhờ Thần Đêm Tối chỉ đường, bà vượt qua bao nhiêu khó <br />
khăn, hi sinh cả đôi mắt của mình để giành lại đứa con đã mất.<br />
<br />
Học sinh đọc và viết “giành” thành “dành”. Giáo viên giúp học sinh hiểu <br />
nghĩa: giành là tranh giành, giành phần hơn về mình được viết là (gi) còn dành là <br />
để dành, dành dụm, dỗ dành được viết là (d)<br />
<br />
b.5. Giúp học sinh viết đúng chính tả qua các bài tập<br />
<br />
Các dạng bài tập chính tả thường gặp ở lớp Ba trong HKI là các dạng bài: <br />
Bài tập điền vào chỗ trống (Bài tập điền khuyết); Bài tập tìm từ; Bài tập tìm <br />
tiếng; Bài tập giải câu đố; Bài tập lựa chọn. Sang HKII có thêm dạng Bài tập <br />
đặt câu (Bài tập phân biệt hai từ trong từng cặp từ). Muốn các em làm tốt các <br />
dạng bài tập thì giáo viên phải hướng cho học sinh biết xây dựng cái đúng, loại <br />
bỏ cái sai. Bên cạnh việc cung cấp cho học sinh những qui tắc chính tả, hướng <br />
dẫn học sinh thực hành, luyện tập nhằm hình thành kĩ năng, kĩ xảo chính tả, cần <br />
đưa ra những trường hợp viết sai để hướng dẫn học sinh phát hiện sửa chữa rồi <br />
từ đó hướng học sinh đi đến cái đúng. Khi thực hành làm các bài tập sau chúng ta <br />
nên tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau. Có thể cho cá nhân tự làm bài vào <br />
vở, cũng có thể cho hoạt động theo nhóm để tạo không khí thi đua sôi nổi và <br />
kích thích hứng thú học tập cho học sinh. Giáo viên cần luyện cho các em viết <br />
đúng chính tả qua các dạng bài tập cụ thể như sau: <br />
10<br />
Giáo viên Nguyễn Thị Thảo – Trường Tiểu học Tây Phong<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp Ba viết đúng chính tả<br />
a) Bài tập điền vào chỗ trống: Với dạng bài tập này thường giúp học sinh <br />
điền đúng âm đầu, vần vào chỗ chấm. <br />
<br />
Ví dụ: Bài tập 2 a) – TV3, Tập 1, tr. 22<br />
<br />
Điền vào chỗ trống tr hay ch?<br />
<br />
Cuộn …òn, …ân thật, chậm …ễ<br />
b) Bài tập tìm từ <br />
<br />
Hướng dẫn học sinh tìm từ ngữ chứa âm, vần dễ lẫn qua gợi ý nghĩa của từ, <br />
qua gợi ý từ cùng nghĩa, trái nghĩa<br />
<br />
Bài tập 3a) TV3, Tập 1, tr. 52<br />
<br />
Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x có nghĩa như sau:<br />
<br />
+ Cùng nghĩa với chăm chỉ : …..<br />
+ Trái nghĩa với gần : …..<br />
<br />
+ (Nước) chảy rất mạnh và nhanh : …..<br />
c) Bài tập tìm tiếng <br />
<br />
Bài tập 2b) TV3,Tập 1, tr. 18<br />
Tìm những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng sau:<br />
<br />
gắn, gắng<br />
nặn, nặng<br />
<br />
Giúp học sinh ghép từ đúng, khi từ đó phải có nghĩa:<br />
Ví dụ: <br />
<br />
gắn: gắn bó, hàn gắn, gắn kết,…<br />
gắng: cố gắng, gắng sức, gắng lên,…<br />
<br />
d) Bài tập giải câu đố<br />
Bài tập 2b) TV3, Tập 1, tr. 22<br />
<br />
11<br />
Giáo viên Nguyễn Thị Thảo – Trường Tiểu học Tây Phong<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp Ba viết đúng chính tả<br />
Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã ? Giải câu đố sau:<br />
Vừa dài mà lại vừa vuông<br />
<br />
Giúp nhau ke chỉ, vạch đường thăng băng<br />
<br />
(Là cái gì?)<br />
<br />
e) Bài tập lựa chọn<br />
Bài tập 3b) TV3, Tập 1, tr. 132<br />
<br />
Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống trong các câu sau:<br />
(bão, bảo) : Mọi người ….. nhau dọn dẹp đường làng sau cơn …..<br />
<br />
(vẽ, vẻ) : Em ….. mấy bạn …..mặt tươi vui đang trò chuyện.<br />
g) Bài tập đặt câu (Bài tập phân biệt)<br />
<br />
Với dạng bài tập này sang HKII, học sinh làm quen với bài tập: tập đặt câu <br />
để phân biệt hai từ trong từng cặp từ để hiểu nghĩa của từng cặp từ.<br />
<br />
Bài tập 3b) TV3, Tập 2, trang 48 (Tuần 23).<br />
Đặt câu phân biệt hai từ trong từng cặp từ sau:<br />
<br />
+ trút – trúc; lụt – lục<br />
<br />
Ví dụ: + trút: Trời mưa như trút nước.<br />
<br />
+ trúc: Bố em có cây sáo trúc. <br />
<br />
Sau khi học sinh điền xong yếu tố cần thiết hoặc tìm và sửa lỗi sai, giáo viên <br />
có thể yêu cầu học sinh giải thích vì sao? Cũng có thể khi học sinh điền xong, <br />
giáo viên hỏi thêm: Tại sao không ghép gắn với sức? ghép gắng với bó?... hoặc <br />
có thể yêu cầu học sinh đặt câu với từ vừa ghép được. Như vậy học sinh sẽ <br />
nắm được dấu hiệu chính tả trên cơ sở nắm nghĩa của từ. Nhờ vậy mà kiến <br />
thức được lưu giữ một cách bền vững hơn. Sau khi học sinh hoàn thành xong <br />
cần tổ chức cho các em luyện đọc. Như vậy là vừa giúp học sinh nhận diện ra <br />
được chữ viết sai cả trên cơ sở ngữ âm lẫn cơ sở chính tả. Nhờ vậy mà học sinh <br />
ghi nhớ được cách viết đúng. Luyện tập một nội dung nhưng được xây dựng <br />
12<br />
Giáo viên Nguyễn Thị Thảo – Trường Tiểu học Tây Phong<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp Ba viết đúng chính tả<br />
bằng nhiều hình thức khác nhau, nên tránh được sự trùng lặp, nhàm chán. Qua <br />
mỗi bài tập, giáo viên tổng kết ý kiến và chốt lại nội dung kiến thức cần ghi <br />
nhớ và kỹ năng cần rèn luyện. Tuyên dương, khen thưởng, động viên kịp thời <br />
tạo hứng thú cho các em trong mỗi giờ học chính tả. <br />
<br />
b.6. Giúp học sinh ghi nhớ mẹo luật chính tả<br />
<br />
Ngay từ lớp Một, các em đã được làm quen với luật chính tả đơn giản như:<br />
<br />
Các âm đầu: k, gh, ngh đứng trước các nguyên âm i, e, ê, iê<br />
Các âm đầu: c, g, ng đứng trước các nguyên âm o, ô, ơ, a, ă, â, u, ư.<br />
<br />
Giáo viên còn có thể cung cấp thêm cho học sinh một số mẹo luật khác như <br />
sau:<br />
<br />
a) Phân biệt âm đầu s/x : các từ chỉ tên cây và tên con vật thường bắt đầu <br />
bằng s.<br />
Ví dụ: sắn, sung, súng, sầu riêng, sả, sim, sậy,…; sáo, sâu, sứa, sóc, sói, sư <br />
tử,…<br />
b) Phân biệt âm đầu tr/ch: các từ chỉ đồ vật trong nhà và tên con vật thường <br />
bắt đầu bằng ch.<br />
Ví dụ: chổi, chum, chén, chảo, chai, chày, chăn, chiếu,…; chó, chuột, châu <br />
chấu, chuồn chuồn, chào mào, chiền chiện,…<br />
<br />
b.7. Giúp học sinh viết dúng chính tả qua các môn học khác<br />
<br />
Không những giúp học sinh viết đúng chính tả ở các giờ học chính tả mà <br />
chúng ta còn giúp học sinh viết đúng chính tả trong các môn học khác như: Tập <br />
làm văn, Luyện từ và câu, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Toán, Thủ công,… Đối <br />
với các môn học ghi bài vào vở, học sinh thường ghi đề sai, giáo viên thường <br />
xuyên theo dõi vở ghi hằng ngày để phát hiện lỗi sai và sửa chữa kịp thời.<br />
Ví dụ: + Đạo đức: Tự làm lấy việc của mình <br />
<br />
Học sinh lại viết: Tự nàm lấy việc của mình<br />
<br />
13<br />
Giáo viên Nguyễn Thị Thảo – Trường Tiểu học Tây Phong<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp Ba viết đúng chính tả<br />
+ Tự nhiên và xã hội: Hoạt động nông nghiệp<br />
<br />
Có học sinh viết: Hoạt động nông ngiệp<br />
<br />
Giáo viên còn sửa chữa lỗi sai trong vở bài tập Luyện từ và câu và nhất là <br />
phân môn Tập làm văn, giáo viên cần chú ý hơn vì nếu các em viết văn sai âm, <br />
vần, thanh thì nghĩa sẽ khác đi, bài văn đó sẽ khó đạt yêu cầu và người đọc sẽ <br />
không hiểu ý bài văn viết gì. Kịp thời động viên, khuyến khích học sinh nếu <br />
trong vở ghi bài hàng ngày không sai lỗi, trình bày bài sạch sẽ. Với những em vở <br />
được xếp loại A cuối mỗi tháng, giáo viên tuyên dương trước lớp để cả lớp nêu <br />
gương.<br />
<br />
b.8. Hướng dẫn viết và chữa bài<br />
<br />
Chuẩn bị và nghe viết chính tả<br />
+ Cho học sinh đọc bài chính tả sẽ viết (SGK), nắm nội dung chính của bài <br />
viết.<br />
+ Hướng dẫn học sinh nhận xét những hiện tượng chính tả trong bài.<br />
<br />
+ Luyện viết những chữ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn (tiếng mang vần khó, <br />
tiếng có âm, vần dễ viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ hay thói quen).<br />
<br />
+ Khi đọc cho học sinh viết bài, giáo viên cần phát âm rõ ràng, tốc độ vừa <br />
phải, tạo điều kiện cho học sinh chú ý đến những hiện tượng chính tả cần viết <br />
đúng.<br />
Chữa bài<br />
<br />
+ Cho học sinh tự chữa lỗi của mình qua bài mẫu trên bảng cụ thể, chu đáo, <br />
không sửa qua loa, lấy lệ và hướng dẫn kĩ để học sinh dễ nhớ.<br />
<br />
+ Sửa lỗi chính tả theo nhóm, phân những học sinh thường cùng mắc một <br />
loại lỗi chính tả thành một nhóm. Mỗi nhóm do một em học tốt trong lớp phụ <br />
trách dưới sự gợi ý của giáo viên, nhóm trưởng hướng dẫn các bạn trong nhóm <br />
phát hiện ra lỗi chính tả trong các bài viết của các bạn cùng nhóm, cùng bàn bạc <br />
thống nhất cách sửa lỗi đó.<br />
<br />
14<br />
Giáo viên Nguyễn Thị Thảo – Trường Tiểu học Tây Phong<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp Ba viết đúng chính tả<br />
Đối với những học sinh mắc nhiều lỗi do ảnh hưởng của tiếng địa phương <br />
hoặc thói quen, giáo viên cần chữa bài cho các em đó, chỉ ra từng lỗi sai và cho <br />
các em viết lại các từ đã sửa dưới bài viết. Nếu các em sai trên 5 lỗi thì cho chép <br />
lại toàn bài.<br />
<br />
c) Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Các biện pháp trên có quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau. Nếu học <br />
sinh nắm chắc kiến thức của từng dạng bài luyện tập chính tả, quy tắc viết <br />
từng dạng bài luyện tập một cách chính xác, phát âm chuẩn, có trí tưởng tượng <br />
phong phú, suy luận logic kết hợp với sự định hướng, giúp đỡ của giáo viên, của <br />
bạn bè trong qua trình thảo luận nhóm các em sẽ viết đúng chính tả. Thực hiện <br />
đồng bộ các giải pháp trên thì chất lượng môn Tiếng Việt nói chung và phân <br />
môn Chính tả sẽ được nâng lên.<br />
<br />
d) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm <br />
vi và hiệu quả ứng dụng<br />
<br />
Trong quá trình giảng dạy, tôi đã áp dụng các biện pháp trên và nhận thấy <br />
học sinh đã có sự tiến bộ rõ rệt. Các em có hứng thú trong giờ học chính tả. Số <br />
lỗi của từng bài viết giảm dần, tỉ lệ học sinh viết sai chính tả không còn nhiều. <br />
Kết quả số lỗi trong bài kiểm tra thuộc phân môn chính tả cụ thể qua từng đợt <br />
trong 2 năm như sau:<br />
<br />
Đầu năm Cuối năm<br />
Trên 5 Trên 5 <br />
Tổng 0 lỗi 12 lỗi 34 lỗi 0 lỗi 12 lỗi 34 lỗi<br />
Năm lỗi lỗi<br />
số<br />
học<br />
SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %<br />
<br />
2015 35 2 5.7 4 11.4 15 42.9 14 40.0 7 20.0 14 40.0 10 28.9 4 11.4<br />
2016<br />
<br />
2016 27 1 3.7 3 11.1 14 51.9 9 33.3 5 18.6 11 40.7 8 29.6 3 11.1<br />
2017<br />
<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
<br />
15<br />
Giáo viên Nguyễn Thị Thảo – Trường Tiểu học Tây Phong<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp Ba viết đúng chính tả<br />
1. Kết luận<br />
<br />
Việc phát hiện lỗi chính tả, thống kê, tìm nguyên nhân mắc lỗi, từ đó đưa ra <br />
các biện pháp khắc phục là rất cần thiết không thể thiếu trong quá trình dạy học <br />
Tiếng Việt. Để việc dạy học chính tả đạt hiệu quả ngay từ khi các em mới bắt <br />
đầu làm quen với tiếng Việt, giáo viên cần:<br />
Hướng dẫn các em thật tỉ mỉ về các qui tắc chính tả, qui tắc kết hợp từ, qui <br />
tắc ghi âm chữ quốc ngữ và cung cấp cho các em một số mẹo luật chính tả,… <br />
<br />
Không ngừng học hỏi, tự tìm hiểu, nghiên cứu tham khảo ở sách, báo và <br />
kinh nghiệm của đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn, cần phải có <br />
kiến thức về ngữ âm học, từ vựng học, ngữ nghĩa học, tra “từ điển” các từ có <br />
liên quan đến chính tả; <br />
Nắm vững phương pháp đặc trưng của phân môn Chính tả, kết hợp linh <br />
hoạt các phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh <br />
của lớp mình; <br />
<br />
Dùng nhiều hình thức rèn luyện, khen thưởng và động viên học sinh kịp <br />
thời; hạn chế trách phạt, chê các em trước lớp. Bên cạnh đó giáo viên còn phải <br />
khích lệ, động viên học sinh kiên trì, chăm chỉ rèn luyện mới đạt được kết quả <br />
tốt. <br />
<br />
2. Kiến nghị<br />
<br />
a) Đối với học sinh<br />
Có một cuốn sổ tay chính tả (dùng viết những từ khó có trong bài Tập đọc <br />
và bài Chính tả).<br />
<br />
Có đầy đủ dụng cụ học chính tả như: bút chì, bảng con, phấn, giẻ lau bảng <br />
Đọc trước các bài Tập đọc và luyện viết các từ khó có trong bài Tập đọc <br />
hoặc trong bài Chính tả.<br />
Tạo thói quen giao tiếp bằng tiếng phổ thông ở mọi lúc, mọi nơi. <br />
<br />
b) Đối với nhà trường<br />
16<br />
Giáo viên Nguyễn Thị Thảo – Trường Tiểu học Tây Phong<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp Ba viết đúng chính tả<br />
Ban giám hiệu chỉ đạo cho cán bộ thư viện mua sắm đầy đủ sách tham <br />
khảo, tài liệu, từ điển tiếng Việt để giáo viên mượn và sử dụng trong giảng dạy <br />
môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Chính tả nói riêng. <br />
Mở chuyên đề phân môn Chính tả tại trường để giáo viên giảng dạy, học <br />
tập rút kinh nghiệm.<br />
Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân tôi đã tiến hành rèn kỹ năng viết <br />
đúng cho học lớp 3. Những ý kiến đó có thể còn thiếu sót, cách giải quyết vẫn <br />
còn hạn chế, kính mong Ban giám khảo cùng đồng nghiệp đóng góp ý kiến để <br />
chúng tôi dạy được tốt hơn nữa trong thời gian tới.<br />
<br />
<br />
<br />
Băng Adrênh, ngày 8 tháng 03 năm 2018<br />
<br />
Người viết <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Thảo <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
17<br />
Giáo viên Nguyễn Thị Thảo – Trường Tiểu học Tây Phong<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp Ba viết đúng chính tả<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
…………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………….….................................<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
HIỆU TRƯỞNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
18<br />
Giáo viên Nguyễn Thị Thảo – Trường Tiểu học Tây Phong<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp Ba viết đúng chính tả<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
<br />
<br />
1. Sách giáo viên Tiếng Việt 3 – Tập 1 và 2<br />
<br />
2. Một số phương pháp dạy Tiếng Việt trong tập (Đổi mới phương pháp <br />
dạy học ở Tiểu học) – Tài liệu Bồi dưỡng giáo viên<br />
<br />
3. Từ điển chính tả Tiếng Việt – Hoàng Phê chủ biên (NXB Giáo dục, HN <br />
1988)<br />
<br />
4. Từ điển Tiếng Việt (NXB Giáo dục)<br />
5. Mẹo luật chính tả (Lê Trung Hoa) Sở Văn hóaThông tin Long An, <br />
XB:1984<br />
6. Chữa lỗi chính tả cho học sinh của Phan Ngọc (NXB Giáo dục Hà Nội, <br />
1982) <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
19<br />
Giáo viên Nguyễn Thị Thảo – Trường Tiểu học Tây Phong<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp Ba viết đúng chính tả<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
20<br />
Giáo viên Nguyễn Thị Thảo – Trường Tiểu học Tây Phong<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp Ba viết đúng chính tả<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
21<br />
Giáo viên Nguyễn Thị Thảo – Trường Tiểu học Tây Phong<br />