Đề tài : Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 trong giờ tập đọc<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC <br />
<br />
Trang<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU …….…….………………......………………………2<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài ...…………………………………….....…………….2<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài …………………………….....…………3<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu ………………..………….....………..…………3<br />
<br />
4. Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………….3<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu ………………………..………….………….3<br />
<br />
II. PHẦN NỘI DUNG ..……..………………………………...…………3<br />
<br />
1. Cơ sở lý luận ………………………..……………………………….... 3<br />
<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu……………………………….………….4<br />
<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp.......................................................5<br />
<br />
a. Mục tiêu giải pháp........……………..………………………………..…5<br />
<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp…….……………………….6<br />
<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp. ………..…….……….. 15<br />
<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi <br />
<br />
và hiệu quả ứng dụng………………………………………….......…..…16<br />
<br />
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ …….…….……………………….……17<br />
<br />
1. Kết luận………………………………………………….……………17<br />
<br />
2. Kiến nghị ………………………………………………….………….18<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Lê Thị Liên 1 Đơn vị: Trường Tiểu học Y <br />
Ngông <br />
Đề tài : Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 trong giờ tập đọc<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
<br />
Trong Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học, Tiếng Việt <br />
là môn học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học <br />
sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong bốn dạng hoạt <br />
động, tương ứng với chúng là bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Tập đọc là <br />
một phân môn cơ bản làm cơ sở cho học sinh học tốt các phân môn khác <br />
của môn Tiếng Việt nói riêng cũng như các môn học khác trong chương <br />
trình tiểu học.<br />
<br />
Phân môn Tập đọc lớp 4 tiếp tục rèn kĩ năng đọc cho học sinh với <br />
yêu cầu củng cố, nâng cao kĩ năng đọc trơn, đọc thầm, đồng thời tiến hành <br />
đọc diễn cảm và phát triển kĩ năng đọc hiểu lên mức cao hơn. Bên cạnh <br />
đó, nội dung các bài tập đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4 phản ánh <br />
một số vấn đề cơ bản về đạo đức, phẩm chất, sở thích, thú vui lành <br />
mạnh…của con người thông qua ngôn ngữ văn học và những hình tượng <br />
giàu chất thẩm mĩ và nhân văn. Do đó, nó có tác dụng mở rộng tầm hiểu <br />
biết, tầm nhìn về tự nhiên, xã hội và đời sống, bồi dưỡng tư tưởng, tình <br />
cảm và nhân cách cho học sinh.<br />
<br />
Xác định đúng vai trò của phân môn Tập đọc trong việc nâng cao <br />
chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp 4 nói riêng và các môn học khác <br />
trong chương trình, trong những năm học vừa qua, công tác rèn kĩ năng đọc <br />
cho học sinh luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo nhà <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Lê Thị Liên 2 Đơn vị: Trường Tiểu học Y <br />
Ngông <br />
Đề tài : Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 trong giờ tập đọc<br />
<br />
<br />
trường, tổ chuyên môn và sự trăn trở của đội ngũ giáo viên. Vì vậy, chất <br />
lượng học tập của các em đã có nhiều chuyển biến tích cực. <br />
<br />
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đối tượng học sinh trong một lớp học <br />
thường không đồng đều, kĩ năng đọc của học sinh lớp 4 còn có những hạn <br />
chế nhất định; kĩ năng sư phạm của một số giáo viên còn hạn chế; giờ dạy <br />
phân môn Tập đọc chỉ diễn ra từ 35 40 phút… Làm thế nào để giúp học <br />
sinh thực hiện tốt cả ba yêu cầu (đọc đúng, hiểu nội dung bài, đọc diễn <br />
cảm hay) trong mỗi tiết học và đạt chuẩn kiến thức kĩ năng chung là vấn <br />
đề nhiều giáo viên luôn băn khoăn, trăn trở để tìm giải pháp hữu hiệu nhất. <br />
Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài “Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc <br />
cho học sinh lớp 4 trong giờ tập đọc.”<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
<br />
Nghiên cứu và lựa chọn một số giải pháp phù hợp với đối tượng học <br />
sinh, nhằm giúp giáo viên thực hiện hiệu quả việc rèn kĩ năng đọc cho học <br />
lớp 4. Từng bước nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt và các <br />
môn học khác trong chương trình.<br />
<br />
Thông qua việc nghiên cứu, khảo sát nhằm lựa chọn và thực hiện các <br />
giải pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 đảm bảo tính bền vững, hiệu <br />
quả.<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Nghiên cứu thực trạng việc dạy và học môn Tiếng Việt nói chung và <br />
phân môn Tập đọc nói riêng qua các năm học ở trường Tiểu học Y Ngông. <br />
Qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học đọc cho <br />
học sinh theo định hướng rèn kĩ năng đọc trong giờ tập đọc.<br />
<br />
4. Phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
<br />
Người viết: Lê Thị Liên 3 Đơn vị: Trường Tiểu học Y <br />
Ngông <br />
Đề tài : Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 trong giờ tập đọc<br />
<br />
<br />
Giáo viên, học sinh trường Tiểu học Y Ngông, xã Dur Kmăl, huyện <br />
Krông Ana năm học 2016 2017 và một số tài liệu, văn bản hướng dẫn có <br />
liên quan đến việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh trong trường tiểu học.<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu.<br />
<br />
Phương pháp khảo nghiệm.<br />
<br />
Phương pháp điều tra nghiên cứu các sản phẩm hoạt động.<br />
<br />
Phương pháp thống kê toán học.<br />
<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
<br />
1. Cơ sở lí luận<br />
<br />
Thực tế cho thấy, những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu <br />
văn hóa, khoa học, tư tưởng, tình cảm của các thế hệ trước và cả những <br />
người đương thời phần lớn đã được ghi lại bằng chữ viết. Vì vậy, đọc <br />
thông, đọc một cách có ý thức sẽ giúp người đọc tiếp thu được nền văn <br />
minh của loài người, có khả năng chế ngự một phương tiện văn hóa cơ <br />
bản để giao tiếp, bồi dưỡng tâm hồn và hình thành được một nhân cách <br />
toàn diện. <br />
<br />
Cùng với các môn học khác trong chương trình lớp 4, phân môn Tập <br />
đọc góp phần trang bị kiến thức, rèn luyện kĩ năng, mở rộng vốn sống, khả <br />
năng tư duy lôgic, tư duy hình tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ <br />
và hình thành nhân cách cho học sinh. Các bài tập đọc trong chương trình <br />
lớp 4 phản ánh nhiều lĩnh vực khác nhau, mở tầm nhìn xa rộng hơn so với <br />
các lớp dưới, góp phần cung cấp cho các em những hiểu biết về thiên <br />
nhiên, xã hội, con người, từ đó nâng cao trình độ văn hóa và phát triển nhân <br />
cách cho học sinh.<br />
<br />
Người viết: Lê Thị Liên 4 Đơn vị: Trường Tiểu học Y <br />
Ngông <br />
Đề tài : Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 trong giờ tập đọc<br />
<br />
<br />
Để lĩnh hội được tri thức qua các bài tập đọc trong chương trình, đòi <br />
hỏi học sinh phải đọc thông, đọc một cách có ý thức. Vì vậy, trong quá <br />
trình dạy học, nếu đưa ra được những biện pháp giúp học sinh rèn kĩ năng <br />
đọc tốt, đọc một cách có ý thức thì chất lượng học đọc của học sinh sẽ <br />
được nâng lên, góp phần nâng cao chất lượng học tập các môn học và hoạt <br />
động giáo dục trong nhà trường.<br />
<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu<br />
<br />
Trường Tiểu học Y Ngông được thành lập năm 2008 với ba điểm <br />
trường đóng trên ba buôn đặc biệt khó khăn của xã Dur Kmăl. Tỉ lệ học <br />
sinh dân tộc thiểu số hàng năm chiếm đến 98% tổng số học sinh toàn <br />
trường. Hầu hết các em thuộc diện gia đình có hoàn cảnh khó khăn, trình <br />
độ dân trí thấp, nhận thức về giáo dục và chăm lo việc học hành của cha <br />
mẹ học sinh đối với con em còn nhiều hạn chế vì vậy việc phối hợp với <br />
cha mẹ học sinh để nâng cao chất lượng học tập cho các em gặp rất nhiều <br />
khó khăn. <br />
<br />
Trong những năm vừa qua, được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của <br />
lãnh đạo phòng giáo dục cũng như sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường đã <br />
tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp giáo viên được bồi dưỡng nâng cao tay <br />
nghề bằng nhiều hình thức khác nhau. Chính sự quan tâm đó đã giúp đội <br />
ngũ giáo viên vững vàng hơn về chuyên môn nghiệp vụ, góp phần không <br />
nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học.<br />
<br />
Hầu hết giáo viên đã nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng đặc biệt <br />
của việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh trong giờ tập đọc. Song trong thực <br />
tiễn vẫn còn một bộ phận giáo viên chủ quan, chưa chú tâm mấy đến khâu <br />
chuẩn bị bài, chưa tìm được biện pháp rèn kĩ năng đọc phù hợp vì vậy chất <br />
lượng học đọc của học sinh còn có những hạn chế nhất định. <br />
<br />
<br />
Người viết: Lê Thị Liên 5 Đơn vị: Trường Tiểu học Y <br />
Ngông <br />
Đề tài : Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 trong giờ tập đọc<br />
<br />
<br />
Trong chương trình lớp 4, Tập đọc là một phân môn cơ bản làm cơ <br />
sở cho học sinh học tốt các phân môn khác của môn Tiếng Việt cũng như <br />
những môn học khác. Lên lớp 4, đa số học sinh đã có kĩ năng đọc tốt hơn so <br />
với các lớp 1,2,3. Tuy nhiên, do ảnh hưởng tiêu cực của tiếng mẹ đẻ, tiếng <br />
địa phương nên các em thường phát âm thiếu hoặc thừa dấu thanh… Nhiều <br />
em chưa nắm vững quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng, từ; chưa xác định <br />
đúng cách ngắt nghỉ trong câu khi đọc; kĩ năng đọc hiểu, đọc diễn cảm… <br />
còn nhiều hạn chế. <br />
<br />
Xuất phát từ thực trạng trên, để tiếp tục phát huy những điểm mạnh <br />
đồng thời khắc phục những hạn chế, cần phải đưa ra một số giải pháp <br />
thiết thực hơn, phù hợp đối tượng học sinh, điều kiện của đơn vị, địa <br />
phương để thực hiện hiệu quả việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh trong giờ <br />
tập đọc, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục học sinh trong nhà <br />
trường.<br />
<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br />
<br />
a. Mục tiêu của giải pháp<br />
<br />
Giúp giáo viên thực hiện hiệu quả một số giải pháp rèn kĩ năng đọc <br />
cho học sinh trong giờ tập đọc. <br />
<br />
Từng bước nâng cao kĩ năng đọc nhằm giúp học sinh học tốt môn <br />
Tiếng Việt và các môn học khác để hoàn thành chương trình lớp học; tạo <br />
tiền đề để học tập, lĩnh hội tri thức của các lớp học, cấp học tiếp theo; góp <br />
phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh trong nhà trường. <br />
<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp<br />
<br />
b.1. Chuẩn bị cho giờ dạy<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Lê Thị Liên 6 Đơn vị: Trường Tiểu học Y <br />
Ngông <br />
Đề tài : Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 trong giờ tập đọc<br />
<br />
<br />
Khâu chuẩn bị của giáo viên có vai trò quan trọng, quyết định sự thành <br />
công của mỗi tiết dạy. Vì vậy, để việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh trong <br />
mỗi giờ học tập đọc đạt hiệu quả tốt nhất, giáo viên cần chuẩn bị những <br />
nội dung sau:<br />
<br />
Nghiên cứu kĩ Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt cho mỗi bài, phù hợp <br />
với khả năng trình độ của từng đối tượng học sinh học sinh trong lớp.<br />
<br />
Đọc bài nhiều lần để đọc tốt và hiểu thấu đáo nội dung bài đọc. Phải <br />
trả lời các câu hỏi và các câu trả lời này sẽ giúp giáo viên xác định mục <br />
đích, yêu cầu, nội dung và phương pháp các bài tập đọc như: <br />
<br />
+ Trong bài vừa đọc học sinh dễ mắc những lỗi nào về phát âm ? (đó <br />
thường là những tiếng khó, những chỗ ngắt nhịp khó, đặc biệt hoặc câu <br />
quá dài). <br />
<br />
+ Giọng điệu chung của cả bài như thế nào ? Đoạn nào cần nhấn <br />
giọng, cần đọc diễn cảm, cần bộc lộ cảm xúc gì ?<br />
<br />
+ Bài cần được đọc trong thời gian bao lâu ? (xác định tốc độ).<br />
<br />
+ Những từ ngữ nào cần được giải nghĩa, những nội dung nào cần <br />
hướng dẫn học sinh tìm hiểu ?... <br />
<br />
Xem xét hệ thống câu hỏi cuối mỗi bài để có sự điều chỉnh phù hợp <br />
với cách hiểu của mình về bài đọc cũng như phù hợp với đối tượng học <br />
sinh trong lớp. Bên cạnh đó, giáo viên cần chuẩn bị đồ dùng dạy học phục <br />
vụ cho giờ dạy, ví dụ đồ dùng trực quan (tranh ảnh, vật thật…), bảng <br />
phụ…<br />
<br />
Những nội dung trên cần được xem là căn cứ quan trọng để giáo viên <br />
xác định mục tiêu cần đạt cho mỗi tiết học, lựa chọn phương pháp, hình <br />
thức tổ chức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh khi thiết kế bài dạy. <br />
<br />
<br />
Người viết: Lê Thị Liên 7 Đơn vị: Trường Tiểu học Y <br />
Ngông <br />
Đề tài : Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 trong giờ tập đọc<br />
<br />
<br />
Chính khâu chuẩn bị này giúp giáo viên tránh được việc quá lệ thuộc vào <br />
sách giáo viên, sách thiết kế bài giảng, bị động khi tổ chức các hoạt động <br />
dạy học trên lớp, áp đặt học sinh tham gia các hoạt động học một cách máy <br />
móc, dập khuôn, không phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh <br />
trong học tập.<br />
<br />
b.2. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng<br />
<br />
b.2.1. Đọc thành tiếng để luyện đọc đúng<br />
<br />
Phân môn Tập đọc ở lớp 4 tiếp tục rèn kĩ năng đọc cho học sinh với <br />
yêu cầu củng cố, nâng cao kĩ năng đọc trơn, đọc thầm, đồng thời tiến hành <br />
luyện đọc diễn cảm. Để thực hiện tốt các yêu cầu này, giáo viên thường <br />
xuyên phải sử dụng biện pháp hướng dẫn học sinh đọc với cả hai hình <br />
thức đọc thành tiếng và đọc thầm theo những mục đích và yêu cầu luyện <br />
tập khác nhau. <br />
<br />
Đọc thành tiếng để giúp học sinh luyện đọc đúng. Đọc đúng là sự tái <br />
hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác, không có lỗi, không đọc <br />
theo cách phát âm địa phương lệch chuẩn. đọc đúng bao gồm việc đọc <br />
đúng các âm, thanh, nghỉ ngắt hơi đúng chỗ (đọc đúng ngữ điệu). <br />
<br />
Vì vậy, trước khi lên lớp giáo viên phải dự tính để ngăn ngừa các lỗi <br />
khi đọc. Căn cứ vào đối tượng học sinh, giáo viên xác định các lỗi phát âm <br />
mà học sinh địa phương hoặc các vùng dân tộc thiểu số dễ mắc phải để <br />
định ra các tiếng, từ, cụm từ, câu khó luyện đọc trước. Ví dụ, học sinh <br />
người dân tộc Ê Đê thường phát âm thiếu hoặc thừa dấu thanh, không nắm <br />
vững quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng, từ…Đối với học sinh dân tộc thiểu <br />
số, khi hướng dẫn học sinh luyện đọc đúng, giáo viên cần lưu ý không để <br />
hệ thống ngữ âm tiếng mẹ đẻ ảnh hưởng tiêu cực đến phát âm tiếng Việt. <br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Lê Thị Liên 8 Đơn vị: Trường Tiểu học Y <br />
Ngông <br />
Đề tài : Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 trong giờ tập đọc<br />
<br />
<br />
Giáo viên hướng dẫn học sinh cần phải dựa vào nghĩa, vào quan hệ <br />
ngữ pháp giữa các tiếng, từ để ngắt hơi cho đúng. <br />
<br />
Ví dụ: Khi đọc, không được tách một từ làm hai, không ngắt hơi: <br />
<br />
“Dải mây/ trắng đỏ dần trên đỉnh núi<br />
Sương hồng/ lam ôm ấp nóc nhà gianh.”<br />
<br />
Không tách từ chỉ loại với danh từ mà nó đi kèm, không đọc:<br />
<br />
“Thằng/ em bé nép đầu bên yếm mẹ.”<br />
“Con/ bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau.”<br />
<br />
Đối với những câu văn dài, để xác định đúng cách ngắt nghỉ trong câu <br />
khi đọc, giáo viên cần hướng dẫn học sinh căn cứ vào những đặc điểm sau: <br />
ý nghĩa của các từ, cụm từ trong câu và ý nghĩa của cả câu văn; diễn biến <br />
nội dung câu chuyện (bài đọc); đặc điểm, tính cách, thái độ, tình cảm, lới <br />
nói nhân vật; diễn biến tâm lí, cảm xúc khi đọc. Như vậy, ngoài việc ngắt, <br />
nghỉ ở các dấu câu còn có các trường hợp ngắt, nghỉ như: ngắt, nghỉ tâm lí; <br />
ngắt, nghỉ theo ý nghĩa; ngắt, nghỉ tình huống.<br />
<br />
Ví dụ: “ Đến khi/ cậu bé chỉ quả táo cắn dở/ đang căng phồng trong túi <br />
áo/ của quan coi vườn ngự uyển/ thì ai nấy đều bật cười thành tiếng//.” <br />
(Tập đọc: Vương quốc vắng nụ cười Tiếng Việt 4 tập 2). Đây là cách <br />
ngắt, nghỉ theo ý nghĩa, căn cứ vào ý nghĩa của các từ, cụm từ trong câu và <br />
ý nghĩa của cả câu văn. Trong câu văn này, các hình ảnh cần chú ý là: quả <br />
táo cắn dở; túi áo căng phồng (vì trong đó có quả táo cắn dở); quan coi <br />
vườn ngự uyển. Như vậy, khi đọc không thể tách ra: quả táo/ cắn dở; đang <br />
căng phồng/ trong túi áo của quan/ coi vườn ngự uyển.<br />
<br />
Việc ngắt hơi phải phù hợp với các dấu câu (nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ <br />
lâu hơn ở dấu chấm), đọc đúng các ngữ điệu câu (lên giọng ở cuối câu hỏi, <br />
hạ giọng ở cuối câu kể, thay đổi giọng cho phù hợp với tình cảm diễn đạt <br />
<br />
Người viết: Lê Thị Liên 9 Đơn vị: Trường Tiểu học Y <br />
Ngông <br />
Đề tài : Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 trong giờ tập đọc<br />
<br />
<br />
trong câu cảm)…Như vậy đọc đúng đã bao gồm một số tiêu chuẩn của đọc <br />
diễn cảm. Rèn kĩ năng đọc đúng là tiền đề để học sinh đọc diễn cảm tốt. <br />
Vì vậy, để giúp học sinh thực hiện tốt kĩ năng này, trong quá trình học sinh <br />
luyện đọc, giáo viên cần lắng nghe để nhận xét, gợi ý, hướng dẫn về cách <br />
phát âm, về ngắt, nghỉ hơi hay tốc độ đọc cho phù hợp.<br />
<br />
b.2.2. Đọc thành tiếng để luyện đọc nhanh (hoặc đọc lưu loát, trôi <br />
chảy)<br />
<br />
Đọc nhanh là nói đến tốc độ đọc. Vấn đề tốc độ đọc chỉ đặt ra sau <br />
khi đã đọc đúng. Đọc nhanh không phải là đọc liến thoắng. Đọc nhanh chỉ <br />
thực sự có ích khi nó không tách rời việc hiểu rõ điều được đọc. Khi đọc <br />
cho người khác nghe thì người đọc phải xác định tốc độ nhanh nhưng để <br />
cho người nghe hiểu kịp được. Đơn vị để đọc nhanh là cụm từ, câu, đoạn, <br />
bài. Vì vậy, để rèn kĩ năng đọc nhanh cho học sinh tiểu học, giáo viên <br />
thường hướng dẫn học sinh làm chủ tốc độ bằng cách đọc mẫu.<br />
<br />
Đọc mẫu là một biện pháp có tác dụng nhất định trong quá trình dạy <br />
học phân môn Tập đọc ở tiểu học. Tuy nhiên, thực tế dạy học cho thấy, <br />
đến lớp 4, một số học sinh đã có kĩ năng đọc khá tốt (đọc lưu loát và bước <br />
đầu diễn cảm). Để phát huy tính tích cực và tạo hứng thú trong giờ học <br />
Tập đọc, giáo viên nên giao việc đọc toàn bài (làm mẫu) trước khi luyện <br />
đọc cho một hoặc hai học sinh đã đạt được trình độ đọc khá chuẩn mực <br />
(nếu có). Sau khi luyện đọc củng cố, trước khi tìm hiểu bài và luyện đọc ở <br />
mức cao hơn (đọc diễn cảm), giáo viên đọc mẫu toàn bài để vừa có ý <br />
“chốt” lại hoạt động trước (luyện đọc) vừa định hướng tiếp cho các hoạt <br />
động sau (tìm hiểu bài, đọc diễn cảm), hiệu quả rèn kĩ năng đọc nhanh cho <br />
học sinh vì thế sẽ cao hơn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Lê Thị Liên 10 Đơn vị: Trường Tiểu học Y <br />
Ngông <br />
Đề tài : Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 trong giờ tập đọc<br />
<br />
<br />
Việc sử dụng biện pháp đọc mẫu của giáo viên cần linh hoạt, tùy <br />
thuộc trình độ học sinh ở các vùng miền khác nhau. Đối với một số vùng <br />
dân tộc thiểu số, có hoàn cảnh khó khăn, ở giai đoạn đầu lớp 4, giáo viên <br />
có thể phải đọc mẫu toàn bài để dễ hướng dẫn học sinh luyện đọc. Tuy <br />
nhiên, đó chỉ là cách dạy tạm thời, giáo viên cần nâng dần chất lượng đọc <br />
của học sinh để có thể thực hiện dạy theo quy trình phân môn Tập đọc lớp <br />
4, đồng thời phát huy được nét riêng sáng tạo của học sinh về cách đọc. <br />
Bên cạnh đó, giáo viên cần vận dụng linh hoạt các biện pháp đọc nối tiếp <br />
trên lớp, đọc nhẩm có sự kiểm tra của thầy, của bạn… để điều chỉnh tốc <br />
độ đọc cho học sinh.<br />
<br />
b.2.2. Đọc thành tiếng để luyện đọc diễn cảm<br />
<br />
Đọc diễn cảm là việc đọc thể hiện ở kĩ năng làm chủ ngữ điệu, chỗ <br />
ngừng giọng, cường độ giọng…để biểu đạt đúng ý nghĩ và tình cảm mà tác <br />
giả gửi gắm trong bài đọc, đồng thời biểu hiện được sự thông hiểu, cảm <br />
thụ của người đọc đối với tác phẩm. Kĩ năng đọc diễn cảm thường được <br />
luyện tập thông qua các văn bản nghệ thuật, sau khi học sinh đã đạt được <br />
những yêu cầu tối thiểu về trình độ đọc (đọc đúng, rõ ràng, rành mạch…), <br />
đã tìm hiểu bài và nắm được nội dung, ý nghĩa bài đọc.<br />
<br />
Đối với lớp 4, để giúp học sinh làm quen và từng bước hình thành kĩ <br />
năng đọc diễn cảm, giáo viên cần căn cứ vào nội dung, phong cách văn bản <br />
để dẫn dắt, gợi mở học sinh tìm ra cách đọc và tập thể hiện bằng giọng <br />
đọc. Đối với văn bản nghệ thuật, giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn <br />
cảm thông qua việc dẫn dắt, gợi mở học sinh thể hiện tình cảm, thái độ <br />
qua giọng đọc phù hợp với sự việc, hình ảnh, cảm xúc, tính cách nhân <br />
vật…trong bài. Đối với loại hình văn bản phi nghệ thuật, giáo viên hướng <br />
dẫn học sinh xác định ngữ điệu đọc sao cho phù hợp với mục đích thông <br />
<br />
<br />
Người viết: Lê Thị Liên 11 Đơn vị: Trường Tiểu học Y <br />
Ngông <br />
Đề tài : Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 trong giờ tập đọc<br />
<br />
<br />
báo (làm rõ những thông tin cơ bản) giúp người nghe tiếp nhận được <br />
những vấn đề quan trọng hay nổi bật trong văn bản. <br />
<br />
Để phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh trong quá trình <br />
luyện đọc diễn cảm, giáo viên không nên áp đặt cho học sinh một cách đọc <br />
theo khuôn mẫu. Cần tránh thiên về tìm hiểu, phân tích quá chi tiết về cách <br />
đọc (Ví dụ: xác định chỗ ngắt hơi, cao giọng, thấp giọng…) rồi sau đó mới <br />
luyện đọc thể hiện theo cách đọc giống nhau. Đọc diễn cảm cũng còn phụ <br />
thuộc vào cảm nhận riêng của từng cá nhân. Vì vậy, nên tổ chức cho học <br />
sinh luyện tập “tự bộc lộ” trên cơ sở đọc mẫu của giáo viên và kết quả <br />
của việc tìm hiểu bài, qua đó mà chỉ dẫn, điều chỉnh về cách đọc cho học <br />
sinh. Tuy nhiên, cần khắc phục những cách đọc thiên về hình thức hoặc <br />
“diễn cảm” tùy tiện của học sinh. Căn cứ vào đối tượng học sinh, giáo viên <br />
có thể hướng dẫn luyện đọc diễn cảm như sau:<br />
<br />
Cách 1: Sau khi tìm hiểu bài, giáo viên yêu cầu học sinh đọc thật tốt <br />
một đoạn nhằm “thăm dò” khả năng thể hiện sự cảm nhận nội dung bằng <br />
giọng đọc của học sinh. Qua kết quả đọc của học sinh, giáo viên dẫn dắt, <br />
gợi ý để học sinh phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế và tự tìm ra <br />
cách đọc sao cho hợp lí. <br />
<br />
Ví dụ: <br />
<br />
+ Đoạn văn vừa rồi được đọc với giọng đọc như thế nào (vui hay <br />
buồn) ?<br />
<br />
+ Để nêu bật đặc điểm của nhân vật, bạn đã chú ý nhấn giọng ở <br />
những từ ngữ nào ?<br />
<br />
+ Lời nói của nhân vật cần đọc với thái độ như thế nào ?...<br />
<br />
Cách 2: Giáo viên đọc mẫu nhằm minh họa, gợi ý hoặc “tạo tình <br />
huống” cho học sinh nhận xét, giải thích, tự tìm ra cách đọc. <br />
<br />
Người viết: Lê Thị Liên 12 Đơn vị: Trường Tiểu học Y <br />
Ngông <br />
Đề tài : Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 trong giờ tập đọc<br />
<br />
<br />
Ví dụ: Nghe và phát hiện cách đọc của cô đã ngừng nghỉ (ngắt nhịp) ở <br />
những chỗ nào, nhấn giọng hay cao giọng, kéo dài giọng ở từ ngữ nào ? Vì <br />
sao cô nhấn giọng hay cao giọng, kéo dài giọng ở từ ngữ đó ? Chỗ nào <br />
trong cách đọc của cô mà em thích, vì sao ?...<br />
<br />
Cần tạo điều kiện cho từng học sinh được thực hành luyện đọc diễn <br />
cảm (cá nhân, theo nhóm) để tự rút kinh nghiệm. Tổ chức cho học sinh thi <br />
đọc diễn cảm trước lớp để các em được học tập lẫn nhau và được giáo <br />
viên động viên hay uốn nắn… <br />
<br />
b.3. Rèn kĩ năng đọc thầm<br />
<br />
Nếu đọc thành tiếng là nhằm giúp học sinh củng cố kĩ năng đọc đúng, <br />
đọc diễn cảm thì đọc thầm lại nhằm giúp học sinh nắm bắt đúng và đủ <br />
lượng thông tin cơ bản, cảm thụ tốt văn bản nghệ thuật. Vì vậy, giáo viên <br />
cần căn cứ vào nội dung rèn luyện kĩ năng đọc hiểu ở lớp 4 để hướng <br />
dẫn học sinh luyện tập các thao tác thích hợp trong giờ tập đọc.<br />
<br />
Đọc thầm là hình thức đọc bằng mắt không phát âm thành tiếng. Mục <br />
đích của đọc thầm thường để tìm hiểu bài theo yêu cầu câu hỏi hoặc thực <br />
hiện bài tập ngắn trong sách giáo khoa, đọc thầm lướt qua (đọc nhanh) để <br />
nắm nội dung, tóm tắt ý hoặc chọn ý. Ngoài ra, giáo viên còn hướng dẫn <br />
học sinh đọc thầm theo bạn (giáo viên) để nắm được cách đọc. Vì vậy, để <br />
tránh trình trạng học sinh đọc cho có lệ, giáo viên cần nắm vững đặc trưng <br />
quan trọng của phương pháp này, từ đó định hướng cho học sinh đọc thầm <br />
đạt hiệu quả cao nhất.<br />
<br />
Đọc thầm theo bạn (giáo viên) là hình thức đọc thường được thực <br />
hiện ở giai đoạn bước đầu vào bài mới hay khi hướng dẫn học sinh luyện <br />
đọc diễn cảm. Yêu cầu chỉ đơn giản là học sinh nhìn lướt theo nội dung mà <br />
bạn (giáo viên) đọc to thành tiếng. Theo dõi để xác định giọng đọc của bài <br />
<br />
Người viết: Lê Thị Liên 13 Đơn vị: Trường Tiểu học Y <br />
Ngông <br />
Đề tài : Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 trong giờ tập đọc<br />
<br />
<br />
như: nên đọc nhanh hay chậm, chỗ nào cần nhấn giọng, chỗ nào cần ngắt <br />
nghỉ…Trong thực tế, khi dạy phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4, phần <br />
đọc mẫu toàn bài lần một thường là học sinh khá đọc. Tuy nhiên giáo viên <br />
cần căn cứ vào đối tượng học sinh để định hướng học sinh đọc thầm hiệu <br />
quả.<br />
<br />
Ví dụ: <br />
<br />
Đối với trường thuận lợi, có học sinh đọc mẫu tốt, giáo viên chỉ nêu <br />
yêu cầu cho học sinh đọc thầm theo bạn để xác định giọng đọc của bài <br />
(nên đọc nhanh hay chậm, chỗ nào cần nhấn giọng, chỗ nào cần ngắt <br />
nghỉ….)<br />
<br />
Đối với đối tượng học sinh vùng khó khăn, thời gian đầu lớp 4, kĩ <br />
năng đọc còn hạn chế. Trước khi học sinh đọc mẫu, giáo viên có thể định <br />
hướng giọng đọc cơ bản của bài (bài này các em cần đọc…, cần nhấn <br />
giọng ở các từ, ngữ…), đến phần đọc diễn cảm giáo viên mới hướng dẫn <br />
học sinh xác định cụ thể hơn. Bởi phần đọc diễn cảm thường chỉ yêu cầu <br />
luyện đọc một hay hai đoạn của bài. <br />
<br />
Đọc thầm để trả lời câu hỏi hoặc thực hiện bài tập ngắn trong sách <br />
giáo khoa thường được thực hiện ở bước tìm hiểu bài. Hiệu quả của bước <br />
đọc thầm này được đo bằng khả năng thông hiểu nội dung văn bản đọc. <br />
Khi thực hiện hình thức này, giáo viên cần có biện pháp giúp học sinh hiểu <br />
bài đọc. Căn cứ vào nội dung, từng yêu cầu, đối tượng học sinh để tổ chức <br />
cho học sinh hoạt động cá nhân hoặc nhóm cho phù hợp. Cần giao nhiệm <br />
vụ cụ thể cho học sinh nhằm định hướng rõ việc đọc hiểu (Ví dụ: đọc <br />
câu, đoạn hay khổ thơ nào ? Đọc để biết, hiểu, nhớ hay suy nghĩ và trao <br />
đổi về điều gì ?...). Từ đó, từng bước hình thành cho học sinh thói quen tập <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Lê Thị Liên 14 Đơn vị: Trường Tiểu học Y <br />
Ngông <br />
Đề tài : Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 trong giờ tập đọc<br />
<br />
<br />
trung chú ý khi đọc để thu nhận thông tin, để “nhập thân” và cảm thụ văn <br />
bản nghệ thuật.<br />
<br />
Trong suốt quá trình học, giáo viên cần rèn cho học sinh cách trả lời <br />
câu hỏi, diễn đạt ý bằng câu văn gãy gọn, mạch lạc, dùng từ đúng, không <br />
đọc nguyên văn bài đọc khi trả lời câu hỏi… Đối với học sinh vùng khó <br />
khăn, học sinh khó khăn trong học tập, nếu câu hỏi dài, khó hiểu, giáo viên <br />
nên phân ra nhiều câu hỏi nhỏ hoặc thêm câu hỏi phụ để dẫn dắt học sinh <br />
trả lời được câu hỏi theo cách diễn đạt của mình.<br />
<br />
Ví dụ: Trong bài “Đôi giày ba ta màu xanh” (Tiếng Việt 4 tập 1) có <br />
câu hỏi “Tác giả của bài văn đã làm gì để động viên cậu bé lái trong ngày <br />
đầu đến lớp ? Tại sao tác giả lại chọn cách làm này ?”. Giáo viên có thể <br />
chia thành các câu hỏi nhỏ như sau: Chị phụ trách đội được giao việc gì ? <br />
Chị phát hiện ra Lái thích cái gì, vì sao chị biết điều đó ? Chị đã làm gì để <br />
động viên cậu bé Lái trong ngày đầu tới lớp ? Tại sao chị chọn cách làm <br />
đó ?<br />
<br />
Bên cạnh đó, giáo viên có thể hướng dẫn và rèn cho học sinh kĩ năng <br />
nhận dạng loại câu hỏi (Ví dụ: Đây là câu hỏi “vì sao” hay “cái gì” hay <br />
“như thế nào” và các từ quan trọng trong câu hỏi để từ đó giúp học sinh xác <br />
định đúng yêu cầu câu hỏi. <br />
<br />
Ví dụ: Trong bài “Rất nhiều mặt trăng” (Tiếng Việt 4 tập 1) có câu <br />
hỏi “Cách nghĩ của chú hề có gì khác với các đại thần và các nhà khoa <br />
học ?”. Đối với câu hỏi này, giáo viên cần giúp học sinh thấy được yêu cầu <br />
của câu hỏi là so sánh, thể hiện qua cụm từ “có gì khác với”, mà yêu cầu <br />
của “so sánh” là phải có ít nhất hai đối tượng (đối tượng so sánh và đối <br />
tượng được so sánh). <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Lê Thị Liên 15 Đơn vị: Trường Tiểu học Y <br />
Ngông <br />
Đề tài : Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 trong giờ tập đọc<br />
<br />
<br />
Nhận dạng đúng câu hỏi sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời đầy đủ câu <br />
hỏi theo cách diễn đạt của mình, tránh được việc đọc nguyên văn bài đọc <br />
khi trả lời câu hỏi.<br />
<br />
Đọc thầm (lướt) để nắm ý hoặc chọn ý là hình thức thường được sử <br />
dụng để tìm hiểu nội dung bài; ý chính của từng đoạn văn, khổ thơ; phát <br />
hiện những từ ngữ nào được nhắc lại nhiều lần trong đoạn, bài; những <br />
hành động thể hiện rõ tính cách nhân vật trong đó…Đây là hình thức có yêu <br />
cầu khó hơn so với các hình thức trên. Để tổ chức hiệu quả hình thức này, <br />
giáo viên cần từng bước đề ra nhiệm vụ hay yêu cầu từ dễ đến khó nhằm <br />
giúp học sinh làm quen dần với cách đọc thầm nhanh (mở rộng trường <br />
nhìn, đọc lướt toàn câu hoặc cả đoạn). <br />
<br />
Ví dụ: Đọc thầm thật nhanh để phát hiện từ ngữ nào được nhắc lại <br />
nhiều lần trong đoạn văn; đọc thầm trong khoảng một phút và cho biết bài <br />
thơ bộc lộ tình cảm gì của tác giả ? đọc lướt toàn bài để tìm ra những hành <br />
động thể hiện rõ tính cách của nhân vật…<br />
<br />
Đọc thầm lướt là hình thức khó, tuy nhiên, giáo viên nên có những câu <br />
hỏi nhỏ gợi mở để dẫn dắt học sinh, không máy mọc theo sách giáo khoa <br />
hoặc sách hướng dẫn. Cần tạo điều kiện để tất cả các đối tượng học sinh <br />
trong lớp đều được tham gia, nâng cao dần thói quen tư duy suy nghĩ độc <br />
lập cho các em, tránh chỉ tập trung vào đối tượng học sinh khá giỏi. <br />
<br />
b.4. Rèn kĩ năng luyện đọc theo nhóm<br />
<br />
Hình thức tổ chức luyện đọc theo nhóm thường có tác dụng tích cực <br />
hóa hoạt động học tập của học sinh, tạo cơ hội cho từng cá nhân được <br />
thực hành trong quá trình học đọc. Việc tổ chức cho học sinh luyện đọc <br />
theo nhóm phải đem lại hiệu quả thiết thực, tránh hình thức thì mới đạt <br />
hiệu quả như mong muốn. <br />
<br />
Người viết: Lê Thị Liên 16 Đơn vị: Trường Tiểu học Y <br />
Ngông <br />
Đề tài : Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 trong giờ tập đọc<br />
<br />
<br />
Khi tổ chức cho học sinh luyện đọc theo nhóm, chỉ nên cho học sinh <br />
luyện đọc theo nhóm đôi (theo cặp). Cần tính toán thời gian luyện đọc của <br />
học sinh và số lần tổ chức sao cho phù hợp, thiết thực. Tránh tình trạng cho <br />
học sinh làm việc trong thời gian quá ngắn hoặc tổ chức quá nhiều lần <br />
luyện đọc nhóm trong một tiết dạy nhưng ít hiệu quả.<br />
<br />
Giáo viên cần đưa ra yêu cầu cụ thể cho học sinh về mục đích, nhiệm <br />
vụ khi luyện đọc trong nhóm như: luyện đọc cá nhân, đọc diễn cảm cho <br />
bạn nghe; nghe bạn đọc để cùng chia sẻ kinh nghiệm về cách đọc tốt hoặc <br />
đọc và bày tỏ ý kiến thảo luận về vấn đề do giáo viên nêu ra…Hình thành <br />
thói quen tự giác làm việc và ý thức kỉ luật cho học sinh như: thực sự tham <br />
gia vào quá trình luyện đọc; đọc thành tiếng với mức độ vừa phải, không <br />
làm ảnh hưởng đến nhóm khác; thái độ trao đổi nhẹ nhàng, lịch sự và tôn <br />
trọng ý kiến của bạn…<br />
<br />
Trong quá trình học sinh luyện đọc theo nhóm, giáo viên thường xuyên <br />
giám sát, động viên hay giúp đỡ học sinh (nhất là đối với học sinh đọc chưa <br />
tốt). Giáo viên cần nắm được cơ chế luyện tập và kiểm tra để bước đọc <br />
thầm tránh được hình thức, đọc cho có bước. Cần đánh giá đúng kết quả <br />
luyện tập của học sinh để có biện pháp dạy học tiếp theo sao cho phù hợp, <br />
hiệu quả.<br />
<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Các giải pháp, biện pháp trong đề tài có mối quan hệ chặt chẽ, lôgic <br />
với nhau. Nếu giáo viên chuẩn bị bài chu đáo thì sẽ lựa chọn được những <br />
giải pháp rèn kĩ năng đọc phù hợp cho mỗi đối tượng học sinh trong lớp. <br />
Vấn đề tốc độ đọc (đọc nhanh) chỉ đặt ra sau khi học sinh đã đọc đúng. <br />
Đọc đúng đã bao gồm một số tiêu chuẩn của đọc diễn cảm. Rèn kĩ năng <br />
đọc đúng là tiền đề để học sinh đọc diễn cảm tốt. Nếu đọc thành tiếng là <br />
<br />
<br />
Người viết: Lê Thị Liên 17 Đơn vị: Trường Tiểu học Y <br />
Ngông <br />
Đề tài : Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 trong giờ tập đọc<br />
<br />
<br />
nhằm giúp học sinh củng cố kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm thì đọc thầm <br />
lại nhằm giúp học sinh nắm bắt đúng và đủ lượng thông tin cơ bản, cảm <br />
thụ tốt văn bản nghệ thuật. Bên cạnh đó, luyện đọc theo nhóm là hình thức <br />
có tác dụng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, tạo cơ hội cho <br />
từng cá nhân được thực hành trong quá trình học đọc. <br />
<br />
Vì vậy, để việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh đạt được hiệu quả cao <br />
nhất, giáo viên cần linh hoạt khi thực hiện các giải pháp, biện pháp trên.<br />
<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên <br />
cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng<br />
<br />
Đề tài thực hiện đã góp phần thiết thực trong việc rèn kĩ năng đọc <br />
cho học sinh lớp 4 trong giờ tập đọc tại đơn vị. Các giải rèn kĩ năng đọc <br />
cho học sinh được triển khai và thực hiện hiệu quả trong nhà trường. Kỹ <br />
năng đọc của học sinh được nâng lên; các em mạnh dạn, tự tin hơn trong <br />
giao tiếp; tích cực, tự giác hơn trong học học tập. Kết quả khảo nghiệm về <br />
kĩ năng đọc của học sinh lớp 4 năm học 2016 2017 cụ thể như sau:<br />
<br />
Trước khi thực hiện đề tài Sau khi thực hiện đề tài <br />
Tổng (đầu năm học) (cuối năm học)<br />
số Kĩ năng đọc Kĩ năng đọc Kĩ năng đọc Kĩ năng đọc <br />
học đạt chuẩn chưa đạt chuẩn đạt chuẩn chưa đạt <br />
sinh kiến thức, kĩ kiến thức, kĩ kiến thức, kĩ chuẩn kiến <br />
lớp 4 năng của môn năng của môn năng của môn thức, kĩ năng <br />
<br />
học. học. học. của môn học.<br />
<br />
TS % TS % TS % TS %<br />
<br />
70 48 68.6 22 31.4 68 97.1 02 2.9<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Lê Thị Liên 18 Đơn vị: Trường Tiểu học Y <br />
Ngông <br />
Đề tài : Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 trong giờ tập đọc<br />
<br />
<br />
Chất lượng học tập phân môn Tập đọc được nâng lên đã góp phần <br />
không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng học tập môn Tiếng Việt nói <br />
riêng và chất lượng các môn học, hoạt động giáo dục khác của học sinh <br />
trong toàn khối. Trong năm học 20172018, những kinh nghiệm trên tiếp <br />
tục được vận dụng, thực hiện cho đối tượng học sinh lớp 4, lớp 5 và thu <br />
được những kết quả rất khả quan. <br />
<br />
Thông qua khảo nghiệm, giúp bản thân nắm bắt được một cách <br />
chính xác thực trạng của vấn đề mà đề tài nghiên cứu. Từ đó đưa ra các <br />
giải pháp hợp lý nhất nhằm giải quyết vấn đề; kiểm tra, đánh giá kết quả <br />
thực hiện các giải pháp để có những điều chỉnh hợp lý trong quá trình thực <br />
hiện.<br />
<br />
Đề tài thực hiện đã có tác động tích cực đến ý thức của đội ngũ giáo <br />
viên trong việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh và trang bị cho mình các kỹ <br />
năng, kiến thức cần thiết để đảm nhiệm công việc một cách tự tin hơn. <br />
<br />
Các giải pháp, biện pháp trong đề tài dễ thực hiện, có thể áp dụng cho <br />
học sinh lớp 4 các trường tiểu học trong huyện.<br />
<br />
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
<br />
1. Kết luận<br />
<br />
Rèn kĩ năng đọc cho học sinh là một giải pháp nhằm nâng cao chất <br />
lượng dạy học môn Tiếng Việt và các môn học, hoạt động giáo dục khác <br />
cho học sinh. Đây là việc làm xuyên suốt trong hoạt động dạy học. Muốn <br />
thực hiện tốt các giải pháp trên, giáo viên cần thực hiện tốt một số vấn đề <br />
sau:<br />
<br />
Luôn có ý thức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Lựa chọn các nội <br />
dung bồi dưỡng thường xuyên phù hợp với nhiệm vụ năm học, tình hình <br />
<br />
<br />
Người viết: Lê Thị Liên 19 Đơn vị: Trường Tiểu học Y <br />
Ngông <br />
Đề tài : Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 trong giờ tập đọc<br />
<br />
<br />
thực tế của đơn vị, địa phương và nhu cầu cần bồi dưỡng nhằm nâng cao <br />
năng lực chuyên môn của bản thân, đáp ứng được yêu cầu dạy học.<br />
<br />
Cần nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng đặc biệt của việc rèn kĩ <br />
năng đọc cho học sinh trong giờ tập đọc nói riêng và trong tất cả các môn <br />
học khác nhằm từng bước nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh, góp phần <br />
nâng cao chất lượng dạy học. <br />
<br />
Chuẩn bị bài chu đáo trước mỗi giờ lên lớp. Lựa chọn và vận dụng <br />
linh <br />
hoạt các giải pháp rèn kĩ năng đọc phù hợp với mỗi đối tượng học sinh để <br />
việc rèn kĩ năng đọc cho các em đạt được hiệu quả cao nhất. Tích cực hóa <br />
hoạt động học tập của học sinh, tạo cơ hội cho từng cá nhân được thực <br />
hành trong quá trình học đọc. <br />
<br />
2. Kiến nghị<br />
<br />
Đối với nhà trường: Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao năng lực <br />
chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, đặc biệt là tổ chức các chuyên đề liên <br />
quan đến rèn kĩ năng đọc cho học sinh.<br />
<br />
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân trong việc rèn kĩ năng <br />
đọc cho học sinh lớp 4 trong giờ tập đọc. Rất mong nhận được sự đóng <br />
góp ý kiến của đồng nghiệp để những kinh nghiệm trên được đầy đủ và <br />
hoàn thiện hơn.<br />
<br />
Xin chân thành cảm ơn ! <br />
<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lê Thị Liên<br />
<br />
Người viết: Lê Thị Liên 20 Đơn vị: Trường Tiểu học Y <br />
Ngông <br />
Đề tài : Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 trong giờ tập đọc<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
…………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………… <br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
Hiệu trưởng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Vũ Văn Tuyển<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
STT Tên tài liệu Tác giả<br />
<br />
Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 <br />
1 Nhà xuất bản Giáo dục <br />
(tập 1, tập 2)<br />
<br />
Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 4 <br />
2 Nhà xuất bản Giáo dục <br />
(tập 1, tập 2)<br />
<br />
Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, <br />
3 Nhà xuất bản Giáo dục <br />
kĩ năng các môn học ở tiểu học lớp 4<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Lê Thị Liên 21 Đơn vị: Trường Tiểu học Y <br />
Ngông <br />