MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 1<br />
<br />
<br />
<br />
I.ĐẶT VẤN ĐỀ:<br />
1. LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN<br />
Môn Tiếng Việt ở trường tiểu học có nhiệm vụ vô vùng quan trọng đó là hình <br />
thành 4 kỹ năng: Nghe – nói đọc – viết cho học sinh. Tập đọc là một phân môn của <br />
chương trình Tiếng Việt bậc tiểu học. Đây là phân môn có vị trí đặc biệt trong chương <br />
trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển kỹ năng đọc, một kỹ năng quan <br />
trọng hàng đầu của học sinh ở bậc tiểu học đầu tiên. Kỹ năng đọc có nhiều mức độ: <br />
đọc đúng, đọc nhanh (lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung <br />
những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm. Khi học sinh đọc tốt <br />
viết tốt thì các em mới có thể tiếp thu các môn học khác một cách chắc chắn. Từ đó học <br />
sinh mới hoàn thành được năng lực giao tiếp của mình. Những kỹ năng này không phải <br />
tự nhiên mà có. Nhà trường phải từng bước hình thành và trường tiểu học nhận nhiệm <br />
vụ đặt viên gạch đầu tiên .Đặc biệt đối với học sinh lớp 1 lớp đầu cấp việc dạy đọc <br />
cho các em thật vô cùng quan trọng bởi các em có đọc tốt được ở lớp 1 thì khi học các <br />
lớp tiếp theo các em mới nắm bắt được những yêu cầu cao hơn của môn Tiếng Việt. <br />
Việc dạy đọc ở lớp 1 cũng quan trọng bởi từ chỗ các em còn phải đọc đánh vần từng <br />
tiếng đến việc đọc thông thạo được một văn bản là việc tương đối khó với các em mà <br />
mục tiêu của giờ dạy Tiếng Việt là phải hướng đến giáo dục học sinh chậm Tiếng <br />
Việt bằng cách nêu bật sức mạnh biểu đạt của Tiếng Việt, sự giàu đẹp của âm thanh, <br />
sự phong phú của ngữ điệu trong việc biểu đạt nội dung. Thế nhưng hiện nay, ở trường <br />
tiểu học, mặt âm thanh của ngôn ngữ, đặc biệt ngữ điệu chưa được chú ý đúng mức. <br />
Đó là một trong những lý do cho học sinh của chúng ta đọc và nói chưa tốt. Đó cũng là lý <br />
do khiến cho trong nhiều trường hợp, học sinh học xong lớp 1 nhưng đọc vẫn còn chậm <br />
văn bản ngắn . Nhằm thực hiện tốt cuộc đổi mới giáo dục và thực hiện nghiêm túc chủ <br />
chương chính sách của Đảng và nhà nước nói chung của ngành giáo dục nói riêng về <br />
việc nói không với tiêu cực và bệnh thành tích từ năm học 20092010 đã thể hiện rất <br />
rõ.Theo thống kê trên toàn quốc nói chung và của các trường tiểu học nói riêng đã có <br />
biết bao học sinh ở lại lớp và học sinh còn chậm ngồi nhầm chỗ. Học sinh bỏ học do <br />
quá chậm không theo học được . Điều đó khiến tôi rất trăn trở làm thế nào để nâng cao <br />
chất lượng đọc cho học sinh . Giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản ngay từ đầu <br />
lớp 1 bởi lớp 1 là nền móng cho sự phát triển của học sinh sau này. Với lớp 1 điều quan <br />
trọng nhất là đọc, viết được có đọc được tốt, học sinh mới hiểu được nội dung văn bản <br />
để lên lớp trên học sinh mới học tốt được các môn học khác .TrườngTiểu học Phú <br />
Thủy đã chú trọng tổ chức phụ đạo riêng cho đối tượng học sinh còn chậm. Chính vì lẽ <br />
đó bản thân mỗi giáo viên chủ nhiệm phải có biện pháp để phụ đạo học sinh của lớp <br />
mình . Chính vì lẽ đó mà tôi chọn sáng kiến “Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh <br />
lớp 1”.<br />
2. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU:<br />
Muốn nâng cao chất lượng giờ dạy môn Tiếng Việt và rèn đọc cho học sinh .<br />
a.Lý luận :<br />
Giáo viên tích cực tham khảo tài liệu như sách giáo khoa, sách hướng dẫn cho <br />
giáo viên và chương trình bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ .<br />
Tham gia dự giờ thăm lớp học hỏi kinh nghiệm giảng dạy và phương pháp dạy <br />
học Tham gia đầy đủ các buổi họp chuyên môn , sinh hoạt tổ chuyên môn .<br />
b.Thực tiễn :<br />
Cơ sở vật chất của nhâ trường còn hạn chế , đồ dùng dạy học còn thiếu .<br />
Phụ huynh chưa thật sự quan tâm cho con em. Học sinh chưa thực sự ham <br />
học .Chất lượng dạy học đều giao khoán trắng cho GV chủ nhi ệm và giáo viên bộ <br />
môn.<br />
II.CƠ SỞ NGHIÊN CỨU ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:<br />
A.Phạm vi và thời gian của đề tài . <br />
Đề tài này được áp dụng trong tất cả các giờ Tiếng Việt ở lớp 1. Trong thời gian <br />
1 năm từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 5 năm 2017, tại trường Tiểu học Phú Thủy– Lệ <br />
Thủy Quảng Bình.<br />
2. Cơ sở nghiên cứu: <br />
Nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến rèn đọc cho học sinh lớp1 Đề xuất một <br />
số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 1 . Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu về rèn đọc <br />
cho học sinh lớp 1 B. <br />
* Các phương pháp nghiên cứu 1. <br />
1. Phương pháp quan sát <br />
2. Phương pháp điều tra. <br />
3.Phương pháp tổng kết kinh nghiệm<br />
4. Phương pháp thực nghiệm khoa học giáo dục<br />
5. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm <br />
III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:<br />
1.Nôi dung cua đê tai<br />
̣ ̉ ̀ ̀<br />
a.Thực trạng ,tình hình qua khảo sát điều tra: Vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo <br />
sát nhỏ trong lớp 1B Trường tiểu học Phú Thủy với nội dung sau :<br />
Tìm hiểu số học sinh đi học mẫu giáo và số học sinh không đi học mẫu giáo <br />
hoặc đi học không đều .tìm hiểu lý do học sinh không đi học mẫu giáo . Kiểm tra sự sự <br />
nắm bắt , nhận diện chữ cái đã học trong trường mầm non Phú Thủy.Kết quả thu được <br />
như sau : <br />
Tổng số : 24 em<br />
Học sinh không đi học mẫu giáo : <br />
01 Em : Hoàng Thị Ni Na. <br />
01 Em Hoàng Thành Đạt học sinh chậm biết 5 – 19 chữ cái <br />
Học sinh đi học không đều : 10 em <br />
Học sinh đi học đều : 12 em .<br />
* Kết quả khảo sát nhận diện chữ cái : Tổng số : 24 em <br />
+ Không biết chữ cái : 1 em <br />
+ Không biết dấu Thanh 24 em<br />
+ Nhận biết mặt chữ chậm 10 em <br />
+ Nhận biết các chữ : 12 em <br />
Qua đó tôi thấy tỉ lệ học sinh nhận diện chưa chắc chắn chính xác bảng chữ cái <br />
quá thấp nên dẫn đến kết quả học tập của học sinh sẽ không cao. Một trong những lí <br />
do dễ thấy là vì các em chưa được sự quan tâm của gia đình. Các em chưa chăm chỉ <br />
học.Vì vậy là giáo viên chúng ta phải biết được đặc điêm tình hình của từng đối tượng <br />
phát huy những mặt tích cực của học sinh. Biết lựa chọn phương pháp, hình thức tổ <br />
chức tiết học sao cho các em luôn cảm giác thoải mái thích thú , thích được tham gia học <br />
một cách tự nguyện không gò ép. Giáo viên phải gần gũi yêu thương động viên kịp thời <br />
để học sinh thích học. Nhận thức được điều này và thấy rõ được những khó khăn cơ <br />
bản tôi đã thực hiện một số biện pháp. Rèn kĩ năng đọc cho các em học sinh lớp 1 để <br />
các em có điều kiện học tốt cùng các bạn trong lớp. Đó cũng chính là tôi đã thực hiện <br />
tốt các cuộc vân động do ngành đề ra, thực hiện tốt nhiệm vụ năm học không để học <br />
sinh ngồi nhầm lớp.2 Bi ện pháp a. Biện pháp tác động giáo dục Từ những thực trạng <br />
trên tôi đã tiến hành họp phụ huynh học sinh đề nghị và yêu cầu thống nhất trang bị đủ <br />
sách vở đồ dung cần thiết phục vụ cho môn học.Cùng bàn thảo luận với phụ huynh đưa <br />
ra các quy định học ở lớp cũng như học ở nhà . Yêu cầu, đề nghị phụ huynh nhắc nhở <br />
uốn nắn kịp thời việc học và làm bài ở nhà của học sinh Tham mưu với nhà trường để <br />
giáo viên có đủ đồ dung tranh ảnh và tài liệu tham khảo phục vụ bài dạy. Đồng thời <br />
mượn đồ dùng học tập ,sách cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Xây dựng đôi bạn <br />
học sinh HTT HS chưa HTT kèm cặp nhau . Xây dựng nề nếp kiểm tra bài 15 phút đầu <br />
giờ của từng bàn sau đó ghi điểm thi đua cho các nhóm vào “Góc bông hoa điểm 10” ở <br />
không gian môi trường học tập thân thiện . Cùng với tổ chuyên môn thảo luận về ý <br />
tưởng các biện pháp rèn đọc cho học sinh của mình . Chuẩn bị bài dạy thật kĩ, có kiến <br />
thức phù hợp cho cả 3 đối tượng học sinh, lựa chọn các phương pháp, hình thức dạy <br />
học phù hợp tạo hứng thú cho học sinh. <br />
b. Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh và Hs còn chậm lớp 1<br />
+ Trong quá trình rèn đọc giáo viên cần rèn luyện một cách linh hoạt các phương <br />
pháp khác nhau để phù hợ với đặc trưng của phân môn và phù hợp với nội dung của bài <br />
dạy. Quá trình hướng dẫn học sinh rèn đọc trước hết giáo viên phải sử dụng phương <br />
pháp làm mẫu. Nghĩa là giáo viên làm mẫu cho học sinh nghe, yêu cầu giọng đọc của <br />
giáo viên phẩi chuẩn, diễn cảm thể hiện đúng nội dung, ý nghĩa của bài học để học <br />
sinh bắt trước đọc theo. Sau đó giáo viên phải kết hợp phương pháp luyện đọc theo <br />
mẫu, luyện đọc đúng, đọc chính xác các phụ âm đầu, âm chính, âm cuối, dấu thanh <br />
Ngoài ra để phần rèn đọc đạt kết quả tốt thì cần phải có các yếu tố khác như cơ sở vật <br />
chất đầy đủ, đồ dùng học tập. Bên cạnh đó giáo viên phải luôn tích cực tự học, tự rèn <br />
luyện để nâng cao trình độ năng lực. Nếu phối hợp các yếu tố trên sẽ giúp học sinh đọc <br />
đúng, diễn cảm tốt. Từ đó thể hiện được nội dung của bài học, thấy được cái hay, cái <br />
đẹp của cuộc sống qua từng bài học.<br />
A. Phần học các nét chữ cơ bản :<br />
Ngay sau những buổi đầu rèn nề nếp, tôi cho học sinh học các nét chữ cơ bản. <br />
Tôi đã dạy thật kỹ, thật tỉ mỉ tên gọi và cách viết các nét chữ đó. Để cho học sinh dễ <br />
hiểu, dễ nhớ nhứng nét chữ cơ bản tôi phân theo cấu tạo các nét có tên gọi và cấu tạo <br />
gần giống nhau thành từng nhóm để học sinh dễ nhận biết và so sánh. Dựa vào các nét <br />
chữ cơ bản này mà học sinh phân biệt được các chữ cái, kể cả các chữ cái có hình dáng <br />
cấu tạo giống nhau. Ví dụ: Các nét chữ cơ bản và tên gọi. | Nét sổ thẳng Nét gạch <br />
ngang Nhóm 1. \ Nét xiên phải / Nét xiên trái Nét móc trên Nhóm 2. Nét móc dưới Nét <br />
móc hai đầu Nhóm 3. Nét cong trái Nét tròn Nét khuyết trên Nhóm 4. Nét khuyết dưới <br />
Nét khuyết thấp Nét thắt .<br />
B. Phần học âm : Sau khi các em nắm được tên gọi và cấu tạo các nét cơ bản, <br />
thì các em được học phần âm. Dạy phầm âm vô cùng quan trọng. Việc nắm chữ cái <br />
chắc thì giúp các em ghép được các tiếng đơn, từ tiếng đơn giúp các em ghép thành từ <br />
đơn , từ đôi ... Từ từ các em ghép tạo thành câu mức độ đơn giản , ví dụ : Đu đủ nhà <br />
na ...<br />
Giai đoạn này , trong quá trình dạy giáo viên cần cho học sinh phân tích cụ thể từng nét <br />
chữ cơ bản trong từng chữ cái . nếu chữ cái đó có tên gọi giống nhau , nhưng khác nhau <br />
về cách viết thì GV cần cho Hs phân tích và chỉ rỏ các âm này giống nhau và khác nhau <br />
như thế nào ? từ đó học sinh nắm vững hơn về âm. Ví dụ c, k, q đọc là cờ , viết khác <br />
nhau...Đối với chương trình công nghệ 1. Phần viết giáo viên cho học sinh nhận thấy <br />
sự khác biệt giữa con chữ viết thường và chữ viết in thường trên sách, báo ....khác với <br />
chữ viết vào vở nhưng giống nhau cách đọc.<br />
Lưu ý khi dạy các âm ghép ch , nh ,th, ph ,gh, ng , ngh, kh ,tr. Giáo viên cần phân <br />
loại các cặp âm như : ch – tr : s – x ..... Hướng dẩn phân biệt , phát âm chính xá <br />
tránh nhầm lẩn hoặc khi dạy tiếng có dấu thanh hỏi , ngã cần giúp các em đọc hoặc <br />
đánh vần chính xác: ví dụ dổ/ giỗ ... Không những thế , qua từng ngày, từng bài , nghỉ <br />
ra một số cách kiểm tra, đánh giá , củng cố kiến thức các em. Tránh những nội dung ôn <br />
tập hoặc những kiến thức đơn diệu không phát huy được sự thông minh tháo vát của <br />
học sinh .<br />
Ví dụ thông qua bài học âm t, cho hs tìm một số tiếng mới , từ có chứ âm đamg học <br />
như : <br />
ti tỉ , từ từ,...nhằm giúp hs sáng tạo, hào hứng trong tìm kiếm kiến thức.Nhằm giúp hs <br />
củng cố về âm, từ ngày càng phong phú hơn.<br />
C. Học phần vần:<br />
+ Sang phần vần, học sinh đã học được chữ hoa nên trong cácđoạn văn học ở lớp <br />
, tôi luyện cho hs nhận biết được chữ sau chấm phải viết hoa, các danh từ riêng , tên địa <br />
danh , tên phiên âm nước ngoài cách đọc , cách đọc, cách viết . <br />
Ví dụ : Bài đọc Nhã ý ví dụ tên nước ngoài : A lếch xăng.....chữ Chủ viết hoa <br />
C....<br />
+ Vì thường xuyên theo giỏi học sinh nên tôi phân loại học sinh lớp thành các Đối <br />
tượng :<br />
Học sinh HTT, Học sinh HT và HS chưa HT và phân công theo giỏi. Học sinh <br />
hoàn thành tốt kèm học sinh chưa hoàn thành...<br />
+ Đúng thế, dạy trẻ ngôn ngữ bằng ngôn ngữ cuả trẻ dể hòa đồng với nhau. Tuy <br />
nhỏ song trẻ có lòng tự trọng thấy bạn dạy mình như vậy , nên cũng cố gắng hơn để <br />
khỏi thua bạn<br />
+ Từ những điều các em học được từ cô thầy , các em có thể chuyển tải lại cho <br />
bạn một cách tự tin hơn .Song không ỷ lại cho hS (HTT), GV thường xuyên kiểm và <br />
kèm HS còn chậm, HSchưa hoàn thành môn học.Ngoài ra ,hằng ngày giaó viên ghi <br />
phiếu ghi sẳn từ, tiếng , câu và đoạn văn ngắn chứa vần đang học và đã học . Nhằm <br />
củng cố kiến thức đã học ngày càng vững vàng hơn.<br />
Kết quả : Sau khi học phần vần xong đạt 97 % hs nắm chắc kiến thức. Cuối năm <br />
học sang tuần 33 học sinh còn chậm giảm hẳn. Song còn 1 em Hoàng Thành Đạt đọc , <br />
viết Toán còn quá chậm do thiểu năng trí tuệ.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Tóm lại ở tất cả tường hợp HS chậm đọc, việc quan tâm của giáo viên đến từng <br />
học sinh và phương pháp giảng dạy sát đối tượng học sinh, kịp thời động viên khích lệ, <br />
đáp ứng đúng những điều các em còn thiếu về kiến thức, kĩ năng nhận chữ nhanh...Sẻ <br />
giúp các em dần theo kịp yêu cầu chất lượng đọc ở cấp tiểu học.<br />
Song nhiệm vụ của người GV vẫn là sự tiến bộ chung của toàn lớp . Vì thế tôi <br />
nghĩ , trong tất cả các khâu soạn giảng kiến thức người giáo viên phải lấy trình độ <br />
chung của lớp mình làm chuẩn mực để hướng tới . Vấn đề là HS chậm đọc,GV cần <br />
quan tâm , dành cho các em sự ưu ái , sự dạy bảo ân cần, luôn động viên khích lệ trong <br />
mọi tình huống....Vì sự tiến bộ của học sinh là sự một món quà quí giá đối với thầy cô <br />
giáo.<br />
* MỘT SỐ KIẾN NGHỊ: <br />
Để cuối năm xóa hết được số học sinh chậm đọc lớp 1 tôi có một số kiến nghị <br />
như sau : <br />
Về phía phụ huynh cần quan tâm đến việc học của con em, ngay từ lớp mầm <br />
non cần cho các em đi học đúng độ tuổi và chuyên cần. Đến lớp 1 cần chuẩn bị đầy đủ <br />
dụng cụ học tập, sách vở để các em có điều kiện học tốt . Tạo mọi điều kiện để con <br />
em đi học chuyên cần , thường xuyên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm để nắm bắt tình <br />
hình học tập của con em mình.<br />
Về phía nhà trường cần tổ chức phụ đạo riêng số học sinh và HS chậm đọc <br />
ngay từ đầu năm học .Trang bị thêm tranh ảnh phục vụ dạy học môn Tiếng Việt.<br />
Về phía giáo viên phải thực sự quan tâm yêu thương gần gũi và tạo không khí <br />
vui để học giúp các em học chậm yêu thích môn học .Vận dụng linh hoạt các hình thức , <br />
phương pháp dạy học tích cực để các em có cơ hội phát triển kiến thức của mình.tăng <br />
cường ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy để tiết học có hiệu quả tốt <br />
.Cần tăng cường rèn kĩ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động luyện nói . <br />
Về phía học sinh phải đi học chuyên cần , thực hiện tốt các yêu cầu của cô <br />
giáo . Trên đây là một số kiến nghị của tôi . Rất mong các cấp lãnh đạo quan tâm giúp <br />
đỡ tạo điều kiện để học sinh và hs đọc chậm, đọc tốt hơn . Do điều kiện có hạn nên <br />
sáng kiến chưa thật sự đầy đủ và hoàn chỉnh, có nhiều chỗ còn sơ suất, tôi rất mong <br />
được sự góp ý của các cấp lãnh đạo và các đồng chí đồng nghiệp để sáng kiến được <br />
hoàn thiện hơn . <br />
<br />
<br />
<br />
<br />