I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
<br />
Như chúng ta đã biết Tập đọc là phân môn đảm nhiệm việc hình thành và <br />
phát triển cho học sinh kỹ năng đọc, một kỹ năng quan trọng hàng đầu của học <br />
sinh ở cấp tiểu học, cấp học đầu tiên trong trường phổ thông. Đọc giúp học sinh <br />
chiếm lĩnh được một ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập, đây là một <br />
công cụ giúp học sinh học tốt các môn học. V iệc dạy Tập đọc sẽ giúp các em <br />
hiểu biết hơn, bồi dưỡng ở các em lòng yêu cái thiện, cái đẹp, dạy cho các em <br />
biết suy nghĩ một cách lô gíc cũng như có hình ảnh về các sự vật có xung quanh <br />
cuộc sống của chúng ta. Như vậy, dạy Tập đọc có một ý nghĩa to lớn vì nó bao <br />
gồm các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục tình cảm chuẩn mực đạo đức và phát <br />
triển trí tuệ, tư duy.<br />
<br />
Qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy kỹ năng đọc của học sinh Tiểu <br />
học nói chung đặc biệt là học sinh lớp Ba tôi chủ nhiệm chưa cao. Một số em <br />
đọc bài chưa được trôi chảy, tốc độ đọc còn chậm, phát âm sai do phương ngữ, <br />
đọc sai nhiều ở những tiếng có âm ch/tr; n/l; x/s; thanh hỏi/ thanh ngã. Đa số học <br />
sinh đọc đúng văn bản nhưng chưa có sự đồng đều về âm lượng và chưa hiểu <br />
được nội dung của câu văn, đoạn văn. Số em biết đọc diễn cảm một văn bản <br />
(thuộc văn bản nghệ thuật) chưa nhiều, cách ngắt nghỉ giữa các từ, cụm từ, cách <br />
ngắt nhịp thơ, cách thể hiện giọng đọc hay trong một bài văn, bài thơ còn hạn <br />
chế. Giáo viên chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học; hình thức tổ <br />
chức chưa được linh hoạt; sử dụng đồ dùng dạy học hiệu quả chưa cao; đôi lúc <br />
còn rập khuôn, máy móc. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho học <br />
sinh không chủ động, tích cực trong học tập nên chưa nâng cao được chất lượng <br />
môn Tiếng Việt nói chung và kỹ năng đọc nói riêng. <br />
Là một giáo viên tôi luôn trăn trở, suy nghĩ: Làm thế nào để nâng cao kỹ <br />
năng đọc cho học sinh giúp các em thuận lợi hơn trong quá trình học tập các môn <br />
học. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho HS lớp <br />
Ba”.<br />
1<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài <br />
<br />
a) Mục tiêu<br />
Sử dụng một số biện pháp rèn kỹ năng đọc thông qua dạy phân môn Tập <br />
đọc để giúp học sinh đọc đúng, đọc rõ ràng, đọc hiểu được nội dung bài, đọc <br />
diễn cảm.<br />
b) Nhiệm vụ<br />
Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài<br />
Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh còn gặp <br />
khó khăn hoặc kỹ năng đọc chưa tốt; đề xuất một số biện pháp, phương pháp <br />
giảng dạy để nâng cao chất lượng, sự ham thích học phân môn Tập đọc cho học <br />
sinh trong lớp cũng như trong khối, trong trường học nói chung.<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Biện pháp sư phạm nhằm rèn kỹ năng đọc cho học sinh.<br />
<br />
4. Giới hạn của đề tài<br />
<br />
Các biện pháp nâng cao kỹ năng đọc cho học sinh lớp 3, trường TH Tây <br />
Phong từ năm học 2014 – 2015 đến nay<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu<br />
<br />
Phương pháp điều tra<br />
Phương pháp thống kê<br />
<br />
Phương pháp đàm thoại<br />
Phương pháp làm mẫu<br />
<br />
Phương pháp thực hành, luyện tập<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục<br />
<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
2<br />
1. Cơ sở lý luận <br />
<br />
Tiếng Việt là thứ tiếng ghi âm bằng công cụ chữ quốc ngữ, có đặc điểm <br />
cơ bản "nói sao viết vậy". Từ đó, tình trạng nói sai dễ dẫn đến tình trạng viết <br />
sai. Dạy tốt phân môn Tập đọc thì học sinh sẽ có kỹ năng đọc tốt, là tạo cho học <br />
sinh một nền tảng vững chắc để học tốt môn Tiếng Việt và tất cả các môn học <br />
khác. Có đọc đúng, đọc trôi chảy mới cảm thụ được bài văn và đọc đúng sẽ hiểu <br />
tất cả các văn bản khác. Những năng lực này không phải tự nhiên mà có. Giáo <br />
viên phải từng bước hình thành cho các em trong thời gian học các lớp ở cấp <br />
Tiểu học. Tập đọc là một phân môn thực hành, nhiệm vụ quan trọng nhất là <br />
hình thành năng lực đọc cho học sinh từ 4 yêu cầu về chất lượng “đọc”: Đọc <br />
đúng, đọc nhanh, đọc hiểu và đọc diễn cảm. Phương pháp dạy tập đọc phải dựa <br />
trên những cơ sở của ngôn ngữ học như: chính âm, chính tả, ngữ điệu,… Để tổ <br />
chức dạy đọc cho học sinh chúng ta cần hiểu rõ quá trình đọc, nắm được bản <br />
chất kỹ năng đọc. Đọc là một hoạt động trí tuệ phức tạp mà cơ sở tiếp nhận <br />
thông tin bằng chữ viết dựa vào hoạt động của cơ quan thị giác. <br />
Theo Sách giáo viên Tiếng Việt 3 tập I, mục tiêu của môn Tiếng Việt ở <br />
bậc Tiểu học và mục tiêu của phân môn tập đọc là:<br />
Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng Việt <br />
(nghe, nói, đọc ,viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động <br />
của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao <br />
tác của tư duy; cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và <br />
những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học <br />
của Việt Nam và nước ngoài. Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói <br />
quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân <br />
cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. <br />
Phân môn Tập đọc rèn cho học sinh các kỹ năng đọc (đọc thành tiếng, <br />
đọchiểu, nghe và nói). Bên cạnh đó thông qua hệ thống bài đọc theo chủ điểm <br />
và những câu hỏi, những bài tập khai thác nội dung bài đọc, phân môn Tập đọc <br />
cung cấp cho học sinh những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội và con người, cung <br />
<br />
3<br />
cấp vốn từ, cách diễn đạt, những hiểu biết vế tác phẩm văn học và góp phần <br />
rèn luyện nhân cách cho học sinh. <br />
<br />
Mặt khác, tháng 2/1966 thủ tướng Phạm Văn Đồng đã phát động phong <br />
trào Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, trong đó việc đọc đúng, viết đúng <br />
tiếng Việt rất được quan tâm. Người Việt phải nói và viết đúng tiếng nước nhà, <br />
cố gắng giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Đó không chỉ là biểu hiện của <br />
lòng tự trọng bản thân mình mà còn là biểu hiện sơ khởi nhất của tinh thần quý <br />
trọng ti<br />
ếng mẹ đẻ giàu đẹp, của lòng yêu nước. <br />
<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu<br />
<br />
2.1. Thuận lợi<br />
<br />
Ban giám hiệu nhà trường có năng lực, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ những khó <br />
khăn trong công tác chuyên môn, cũng như những công việc khác đối với mọi <br />
người trong đơn vị nói chung, bản thân tôi nói riêng. Bản thân có trách nhiệm cao <br />
trong công tác giảng dạy, chịu khó tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, <br />
tài liệu, sách báo,… để nâng cao năng lực chuyên môn; có kế hoạch dạy học cụ <br />
thể, sử dụng đồ dùng dạy học thường xuyên có hiệu quả; kiên trì, nhiệt tình dẫn <br />
dắt, hướng dẫn học sinh đến nơi đến chốn qua từng tiết học. Nhiều năm làm <br />
công tác chủ nhiệm nên bản thân nắm được tâm lý, khả năng nhận thức của <br />
học sinh từ đó thiết kế bài giảng, sử dụng phương pháp dạy học phù hợp với <br />
đối tượng học sinh hơn. Học sinh tin tưởng, yêu quý giáo viên. Nhìn chung các <br />
em ngoan có ý thức học tập. Đa số các gia đình quan tâm, chuẩn bị đầy đủ đồ <br />
dùng học tập, tạo mọi điều kiện cho con em học tập. Giáo viên dạy thay, giáo <br />
viên dạy bộ môn giảng dạy nhiệt tình. <br />
<br />
2.2. Khó khăn<br />
<br />
Trường có 3 phân hiệu cách xa nhau, khối Ba có 3 lớp rải đều các phân hiệu, <br />
tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số chiếm trên 30% học sinh của khối. Một số em do <br />
bất đồng về ngôn ngữ, cha mẹ chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em <br />
mình nên học sinh còn hạn chế về kỹ năng đọc như: một số em phát âm chưa <br />
<br />
4<br />
chuẩn các âm, vần do ảnh hưởng từ tiếng địa phương, đọc chưa đúng tốc độ, <br />
ngắt nghỉ câu chưa phù hợp nhất là những câu dài, đọc phân vai, đọc diễn cảm <br />
chưa tốt; đọc được bài nhưng chưa hiểu nội dung. <br />
<br />
2.3. Thực trạng về việc rèn kỹ năng đọc cho học sinh<br />
<br />
Trong những năm qua việc dạy đọc cho học sinh lớp Ba ở trường Tiểu học <br />
Tây Phong rất được quan tâm. Ban giám hiệu nhà trường cũng như tổ chuyên <br />
môn đã tổ chức các chuyên đề nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. <br />
Đối với giáo viên: Có trách nhiệm với học sinh, giảng dạy nhiệt tình, chịu <br />
khó học hỏi đồng nghiệp và tìm hiểu qua tài liệu để đúc rút kinh nghiệm cho <br />
bản thân nhằm năng cao chất lượng giảng dạy. Tuy nhiên khi chuẩn bị bài vẫn <br />
còn phụ thuộc vào sách giáo viên, sách thiết kế nên bài dạy còn đơn điệu chưa <br />
được phù hợp với từng đối tượng học sinh. Việc chọn từ và giải nghĩa từ vẫn <br />
còn rập khuôn (bám sát từ ở phần chú giải trong sách giáo khoa); chưa phân biệt <br />
lựa chọn từ mới để cung cấp cho nội dung bài. Giáo viên chưa chú ý nhiều đến <br />
học sinh có khả năng tiếp thu chậm vì sẽ mất thời gian. Ngoài ra, giáo viên chưa <br />
linh động, sáng tạo nhiều trong phương pháp giảng dạy và thiết kế bài dạy, <br />
chưa khai thác hết ý đồ của sách giáo khoa.<br />
Đối với học sinh:<br />
<br />
Một số em có ý thức học tập, chăm chỉ học bài ở lớp cũng như ở nhà. <br />
Trong giờ học tích cực xây dựng bài, đọc bài tốt, biết tìm hiểu nội dung bài đọc. <br />
Bên cạnh đó còn nhiều em chưa có sự chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp, ít <br />
đọc sách, không chịu đọc sách. Nếu có đọc thì các em cũng chưa biết cách đọc, <br />
chỉ đọc một cách qua loa, đại khái, đọc cho có đọc, lười tìm hiểu. Một số em <br />
đọc rất chậm, còn đánh vần, chưa ý thức được thói quen tập trung chú ý khi đọc <br />
thầm. Phát âm chưa chuẩn, chưa biết cách ngắt nghỉ hơi khi đọc, quen đọc theo <br />
tiếng địa phương như:<br />
<br />
+ Đọc chưa đúng phụ âm đầu: ch/tr; d/r/gi; l/n; v/d; …..<br />
Ví dụ: “che chẻ” (tre trẻ) ; “đi nàm” (đi làm) <br />
<br />
5<br />
+ Đọc chưa đúng vần: ăn/ăng;.......<br />
Ví dụ : “thằng lằng” (thằn lằn)<br />
<br />
+ Đọc chưa đúng thanh hỏi, thanh ngã:<br />
Ví dụ: “trôi nỗi” (trôi nổi)<br />
<br />
“kiên nhẩn” (kiên nhẫn)….<br />
Đối với cha mẹ học sinh: Đa số gia đình học sinh từ các nơi đến lập <br />
nghiệp, cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn, trong đó không ít là người dân tộc <br />
thiểu số, nên trình độ còn thấp, ít quan tâm đến việc học của học sinh. Bên cạnh <br />
đó, còn có một số cha mẹ có tư tưởng khoán trắng cho nhà trường và giáo viên <br />
chủ nhiệm nên việc kết hợp giữa gia đình với giáo viên trong việc giáo dục học <br />
sinh còn nhiều hạn chế. <br />
<br />
3. Nội dung, hình thức của giải pháp<br />
<br />
a) Mục tiêu của giải pháp<br />
<br />
Các giải pháp đưa ra giúp giáo viên có sự nhìn nhận đúng hơn, sâu hơn về <br />
tầm quan trọng của việc rèn đọc. Qua đó giáo viên biết lưạ chọn, tìm ra những <br />
biện pháp tốt nhất, phương pháp phù hợp với đặc trưng của phân môn giúp học <br />
sinh đọc tốt hơn. Từ đó nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt. <br />
<br />
b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp <br />
<br />
b.1. Giáo viên chuẩn bị chu đáo cho tiết dạy<br />
<br />
Khâu chuẩn bị bài là một trong những yếu tố không kém phần quan trọng <br />
dẫn đến sự thành công của tiết dạy. Vậy nên để có tiết dạy phân môn Tập đọc <br />
đạt hiệu quả ta cần chuẩn bị:<br />
<br />
Tranh ảnh liên quan đến bài tập đọc<br />
Sách giáo khoa, sách giáo viên<br />
<br />
Sách thiết kế bài giảng để tham khảo<br />
<br />
<br />
6<br />
Thiết kế bài dạy: Giáo viên phải đọc bài Tập đọc nhiều lần từ việc đọc <br />
nhanh, đọc hiểu đến đọc diễn cảm và cảm thụ bài đọc; dựa vào chuẩn kiến <br />
thức, đối tượng học sinh của lớp để xây dựng mục tiêu bài dạy và đề ra phương <br />
án tiến hành. Tham khảo thêm tài liệu có liên quan đến bài dạy (sách giáo viên, <br />
sách thiết kế, các tư liệu khác…) để thiết kế bài phù hợp với đối tượng, tình <br />
hình thực tế của lớp. Vận dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học linh <br />
hoạt, phù hợp với các đối tượng theo hướng phát huy tính năng động, sáng tạo <br />
của học sinh. Dự kiến các tình huống có thể xảy ra trên lớp như: từ khó học sinh <br />
đọc dễ sai, từ mới học sinh khó hiểu, cách ngắt, nghỉ hơi ở một số cụm từ, câu <br />
văn dài, đoạn văn… Ngoài việc rèn đọc đúng, chính xác, giáo viên cần hướng <br />
dẫn học sinh ngắt nghỉ hợp lý và thể hiện giọng đọc đúng nội dung với một số <br />
câu tiêu biểu.<br />
<br />
Ví dụ: Dạy bài: “Cậu bé thông minh”; Sách giáo khoa Tiếng Việt 3 Tập I, <br />
Trang 4, ta cần chuẩn bị cụ thể:<br />
<br />
Tranh Cậu bé thông minh, trong bộ đồ dùng dạy học môn Tiếng việt lớp <br />
3, tập I. <br />
<br />
Sách Tiếng Việt lớp 3, tập I; Sách giáo viên Tiếng việt lớp 3, tập I; Sách <br />
thiết kế bài giảng Tiếng Việt lớp 3, tập I. <br />
<br />
Bảng phụ ghi câu, đoạn khó đọc:<br />
+ Ngày xưa,/ có một ông vua muốn tìm người tài ra giúp nước.// Vua hạ <br />
lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ/ nộp một con gà trống biết đẻ trứng, / nếu <br />
không có thì cả làng phải chịu tội. // <br />
<br />
+ Cậu bé kia, / sao dám đến đây làm ầm ĩ ?// <br />
<br />
+ Thằng bé này láo, / dám đùa với trẫm! // Bố ngươi là đàn ông thì đẻ sao <br />
được? // <br />
<br />
+ Muôn tâu, /vậy sao Đức vua lại hạ lệnh cho làng con / phải nộp gà trống <br />
biết đẻ trứng ạ?// .<br />
<br />
b.2. Dạy theo đối tượng học sinh qua các tiết Tập đọc<br />
7<br />
Như chúng ta đã biết dạy học phân hóa là dạy theo từng loại đối tượng, <br />
phù hợp với tâm sinh lý, khả năng, nhu cầu và hứng thú của người học nhằm <br />
phát triển tối đa tiềm năng riêng vốn có. Đặc điểm của dạy học phân hóa là phát <br />
hiện và bù đắp lỗ hổng kiến thức, tạo động lực thúc đẩy học tập cho các em. <br />
Để nâng cao kỹ năng đọc cho từng đối tượng học sinh cần thực hiện các bước <br />
sau:<br />
<br />
b.2.1. Đối với học sinh đọc chậm, phát âm chưa đúng<br />
Giáo viên hướng dẫn luyện đọc theo một số hình thức sau:<br />
<br />
Luyện đọc từng tiếng, từng từ, từng câu, từng đoạn, cả bài nhiều lần để <br />
các em quen với mặt chữ.<br />
<br />
Từng học sinh đọc, nhóm đọc, cả lớp đọc đồng thanh.<br />
Hướng dẫn cá nhân; luyện đọc tiếng khó, từ khó nhiều lần để học sinh <br />
đọc đúng. <br />
Thường xuyên nhắc nhở, theo dõi để uốn nắn kịp thời khi các em đọc chưa <br />
đạt yêu cầu. Nếu đọc sai chỗ nào thì yêu cầu đọc lại đúng thì mới đọc tiếp. Nếu <br />
3 lần đều sai thì giáo viên đọc mẫu lại. Ngoài việc đọc đúng giáo viên cần xây <br />
dựng nề nếp học tập, thói quen đọc tiếp sức câu, đoạn. Xếp học sinh ngồi đầu <br />
bàn để tiện việc rèn đọc cho học sinh. Tổ chức cho học sinh có kỹ năng đọc tốt <br />
kèm thêm học sinh đọc chậm, phát âm chưa đúng trong giờ Tập đọc (đọc sách ở <br />
Thư viện) hoặc luyện đọc ngoài giờ.<br />
<br />
Vận dụng phương pháp luyện đọc theo mẫu, yêu cầu học sinh nghe và <br />
nhìn; giáo viên (học sinh khá, giỏi) đọc mẫu thật chuẩn, học sinh chú ý nghe và <br />
nhìn miệng để đọc theo. Biện pháp này giáo viên cần giảng, phân tích một cách <br />
đơn giản khi học sinh phát âm để phát âm đúng: s/x; r/d/gi; ch/tr; l/n…để học <br />
sinh nhận diện nhằm khắc sâu trí nhớ cách đọc đúng cho học sinh.<br />
Ví dụ: “con sâu”, “xâu kim”<br />
<br />
<br />
s<br />
âu <br />
x 8<br />
+ Rèn cho học sinh phát âm theo đúng chữ viết.<br />
<br />
Ví dụ: phát âm “ưu tiên” chứ không phải “ưu tiêng” <br />
+ Hướng dẫn cho học sinh phát âm đúng thanh hỏi, thanh ngã<br />
<br />
Ví dụ: “nỗi buồn” chứ không phải “nổi buồn”<br />
“một nửa” chứ không phải “một nữa”<br />
<br />
b.2.2. Đối với học sinh ngắt nghỉ hơi chưa hợp lí<br />
Khi đọc một văn bản nếu ngắt nghỉ hơi chưa phù hợp sẽ hiểu nội dung văn <br />
bản đi hướng khác. Do đó dạy Tập đọc giáo viên cần chú trọng rèn học sinh <br />
ngắt, nghỉ hơi đúng. Trước hết, cần hướng dẫn các em nghỉ hơi ở những chỗ có <br />
dấu kết thúc câu. Các dấu (dấu chấm, chấm hỏi, chấm than, hai chấm, chấm <br />
lửng ở cuối câu hoặc dấu ngăn cách câu với nhau) cần nghỉ hơi một quãng bằng <br />
khoảng thời gian đọc một chữ. Khi đọc câu có (dấu phẩy, chấm phẩy, gạch <br />
ngang, ngoặc đơn ở giữa câu) thời gian ngắt hơi bằng bằng nửa quãng nghỉ hơi <br />
sau dấu chấm. Trong trường hợp dấu kết thúc câu đồng thời cũng kết thúc một <br />
đoạn để xuống dòng, quãng nghỉ sẽ dài gấp đôi khoảng thời gian phát âm một <br />
tiếng. <br />
Bên cạnh những dấu kết thúc câu hoặc ngăn cách các bộ phận câu, còn có <br />
một số dấu câu có cách dùng đặc biệt là dấu chấm lửng thể hiện lời nói ngắt <br />
quãng cụ thể là: <br />
<br />
Ngắt quãng giữa một tiếng <br />
VD câu : Bỗng một tiếng “kít...ít” làm cậu sững lại. (trong bài Trận bóng <br />
dưới lòng đường, tr 54). Trong trường hợp này các em không nghỉ hơi mà phát <br />
âm kéo dài chỗ có dấu chấm lửng. <br />
<br />
Ngắt quãng giữa tiếng hoặc từ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
9<br />
VD : Ông ơi... cụ ơi...! Cháu xin lỗi cụ. (Tiếng Việt 3, tập một, tr 55). <br />
Trong trường hợp này, các em cần nghỉ ở chỗ có dấu chấm lửng một quãng <br />
bằng thời gian phát âm một tiếng.<br />
Sự nghỉ hơi cũng được diễn ra ở giữa những cụm từ dài để lời nói được <br />
mạch lạc, rõ ràng. VD : Khi dạy HS đọc câu : Mùa hoa này, bằng lăng nở hoa <br />
mà không vui vì bé Thơ, bạn của cây, phải nằm viện. (trong bài Chú sẻ và bông <br />
hoa bằng lăng). Nếu học sinh đọc liền một mạch không nghỉ hơi giữa hai vế câu <br />
“ bằng lăng nở hoa mà không vui / vì bé Thơ...” thì sẽ làm người nghe không <br />
hiểu rõ ý. Khi đồng thanh, tới câu này, giáo viên cần hướng dẫn nghỉ hơi đúng, <br />
viết câu văn đó lên bảng, đánh dấu nghỉ hơi cho học sinh nhớ. <br />
Khi hướng dẫn học sinh nghỉ hơi giữa cụm từ lưu ý các em đọc tự nhiên, <br />
tránh cường điệu, đọc nhát gừng vì hiểu ngắt giọng một cách máy móc hoặc đọc <br />
quá to những tiếng cần nhấn giọng. <br />
Ngoài việc đọc đúng, chính xác, giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh <br />
cách nhấn giọng ở những từ in đậm và ngắt nhịp giữa các dòng thơ đúng chỗ, <br />
thể hiện giọng đọc đúng với nội dung.<br />
<br />
Ví dụ: Trong bài thơ “Bận” Sách giáo khoa Tiếng Việt Tập I trang 59.<br />
<br />
Trời thu / bận xanh / Còn con / bận bú /<br />
<br />
Sông Hồng / bận chảy / Bận ngủ / bận chơi /<br />
<br />
Cái xe / bận chạy / Bận / tập khóc cười /<br />
<br />
Lịch bận tính ngày .// Bận / nhìn ánh sáng. //<br />
<br />
Với bài này đọc với giọng vui, khẩn trương, thể hiện sự bận rộn của m ọi <br />
vật, mọi người.<br />
b.2.3. Đối với học sinh đọc vẹt, chưa hiểu nội dung<br />
Để giúp học sinh hiểu nội dung bài cần rèn cho học sinh kĩ năng đọc thầm. <br />
Đọc thầm giúp học sinh dễ cảm nhận nội dung bài học. Đây là hình thức đọc <br />
hiểu mà đòi hỏi học sinh phải có tính tự giác. Do đó, trước khi cho học sinh đọc <br />
10<br />
thầm, giáo viên cần giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh nhằm định hướng rõ <br />
việc đọc hiểu (đoạn văn hay khổ thơ nào, đọc để biết, hiểu, nhớ hay suy nghĩ <br />
và trao đổi về điều gì,…)<br />
Kết hợp quan sát, theo dõi từng học sinh để biết học sinh đọc đến đâu. Có <br />
như vậy mới nâng cao được chất lượng đọc thầm nhằm giúp các em hiểu được <br />
nội dung bài đọc. Học sinh được rèn kĩ năng đọc thầm, đọc lướt thường chủ <br />
yếu ở phần tìm hiểu bài ở phân môn Tập đọc.<br />
Giáo viên nên chọn từ trọng tâm và giải thích ngắn gọn, dứt khoát, dễ hiểu. <br />
Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài trước ở nhà, tìm hiểu nội dung bài theo từng câu <br />
hỏi ở sách giáo khoa.<br />
Ngoài ra, giáo viên cần xây dựng cho học sinh thói quen tìm đọc sách ở Thư <br />
viện và ghi chép những thông tin cần thiết khi đọc nhằm hỗ trợ cho các môn học <br />
khác. Từ đó rèn được kĩ năng đọc hiểu cho học sinh.<br />
b.2.4. Đối với học đọc hiểu và đọc diễn cảm<br />
Muốn giúp người nghe cảm nhận được cái hay, cái đẹp của văn bản đòi <br />
hỏi người đọc phải đọc diễn cảm văn bản. Để giúp học sinh đọc cảm nhận văn <br />
bản, hiểu văn bản thì trong việc dạy môn tập đọc phải chú ý rèn luyện khả năng <br />
đọc hiểu cho học sinh. Đó là vấn đề cần thiết, quan trọng đối với học sinh lớp <br />
3. Hiểu nội dung bài văn, bài thơ thì mới có cách đọc đúng, đọc hay và diễn cảm <br />
được. Việc luyện đọc hiểu thường được thực hiện trong bước đọc thầm. Đọc <br />
diễn cảm là một yêu cầu đặt ra khi đọc những câu văn bản văn chương hoặc có <br />
các yếu tố của ngôn ngữ nghệ thuật. Đó là việc đọc thể hiện ở kỹ năng làm chủ <br />
ngữ điệu, chỗ ngừng giọng, cường độ giọng,... để biểu đạt đúng ý nghĩ và tình <br />
cảm mà tác giả đã gửi gắm trong bài đọc, đồng thời biểu hiện được sự thông <br />
hiểu, cảm thu của người đọc đối với tác phẩm. Đọc diễn cảm thể hiện năng lực <br />
đọc ở trình độ cao và chỉ thực hiện được trên cơ sở đọc đúng và đọc lưu loát. Để <br />
phát huy năng lực đọc nên gọi các em đọc mẫu. Khuyến khích cách đọc sáng tạo <br />
của học sinh, tránh áp đặt một cách đọc theo khuôn mẫu. Sau khi tìm hiểu nội <br />
dung bài, giáo viên cần mở rộng nội dung bài; đặt câu hỏi mở rộng phù hợp với <br />
11<br />
nội dung bài để học sinh suy nghĩ, phán đoán, tạo cho học sinh có cơ hội phát <br />
huy năng lực tìm tòi, sáng tạo trong học tập.<br />
<br />
Ví dụ: dạy bài “Giọng quê hương”<br />
Trước khi tìm hiểu nội dung đoạn 3, gọi 1 học sinh đọc đoạn 3. Đồng thời <br />
cả lớp đọc thầm. Giáo viên giao nhiệm vụ: Vì sao anh thanh niên cảm ơn <br />
Thuyên và Đồng? Những chi tiết nói lên tình cảm tha thiết của các nhân vật đối <br />
với quê hương? Qua câu chuyện, em nghĩ gì về giọng quê hương?<br />
<br />
b.3. Làm tốt công tác phối hợp với cha mẹ học sinh<br />
<br />
Phối hợp là hoạt động cùng nhau giữa hai hay nhiều tổ chức để đạt mục <br />
tiêu chung. Ở trường ngoài giáo viên trực tiếp giảng dạy, để nâng cao chất <br />
lượng giáo dục phải phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh và giáo viên bộ <br />
môn, các tổ chức trong và ngoài nhà trường. Để giúp học sinh có kỹ năng đọc tốt <br />
giáo viên phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh. Giáo viên tổ chức họp định kỳ <br />
với cha mẹ học sinh qua các giai đoạn: Đầu năm, cuối học kỳ I, cuối học kỳ II <br />
(3 lần/1 năm) để cha mẹ học sinh nắm được tình hình học tập của con em mình. <br />
Trong cuộc họp đầu năm giáo viên nêu đặc điểm tình hình chung của lớp, hướng <br />
dẫn cha mẹ cách hướng dẫn con học ở nhà. Giáo viên phối hợp với gia đình giúp <br />
học sinh sắp xếp thời gian ở nhà hợp lý để các em có thời gian rảnh tìm đọc <br />
sách, truyện, chuẩn bị trước bài khi đến lớp. Yêu cầu gia đình thường xuyên <br />
quan tâm đến việc học tập của con em mình, tạo không khí học tập thoải mái <br />
cho các em. Cha mẹ nên nhờ con đọc giúp bài báo hay tin tức,... đó cũng là cách <br />
để kiểm tra con đọc và tạo hứng thú cho con em. Nếu có gì chưa rõ về việc học <br />
của con em mình thì cần trao đổi kịp thời với giáo viên bằng cách gặp trực tiếp <br />
hoặc liên hệ qua điện thoại.<br />
<br />
c) Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Các biện pháp trên có quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau. Nếu <br />
giáo viên thực hiện đồng bộ các giải pháp trên; học sinh chịu khó luyện đọc; kết <br />
hợp với sự định hướng, giúp đỡ của giáo viên, của bạn bè trong qua trình học <br />
chắc chắn kỹ năng đọc của các em được nâng lên. <br />
12<br />
d) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, <br />
phạm vi và hiệu quả ứng dụng<br />
<br />
Khi chưa áp dụng các biện pháp hướng dẫn học sinh luyện đọc. Qua kết <br />
quả khảo sát và thực tế giảng dạy tôi nhận thấy phần kỹ năng đọc của các em <br />
còn hạn chế. Các em đọc còn sai về âm, vần, ngắt nghỉ hơi chưa đúng, tốc độ <br />
đọc còn chậm, chưa nắm được nội dung, đọc bài nhỏ chưa trôi chảy….<br />
<br />
Qua thực tế giảng dạy khi áp dụng các biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học <br />
sinh ở lớp tôi chủ nhiệm có tiến bộ rõ rệt. Các em tự tin, hứng thú hơn trong học <br />
tập. <br />
Kết quả cụ thể như sau :<br />
<br />
Trước khi thực hiện đề tài Sau khi thực hiện đề tài<br />
<br />
Đọc Đọc <br />
Đọc Đọc Đọc Đọc <br />
Đọc đúng diễn Đọc đúng diễn <br />
nhanh hiểu nhanh hiểu<br />
Năm TSHS cảm cảm<br />
<br />
S<br />
SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % %<br />
L<br />
<br />
2014<br />
15 6 40.0 3 20.0 3 20.0 1 6.6 5 33.3 4 26.6 4 26.6 2 13.3<br />
2015<br />
<br />
2015<br />
35 15 42.8 7 20.0 7 20.0 2 5.7 12 34.2 9 25.7 9 25.7 5 14.2<br />
2016<br />
<br />
2016<br />
2017 11 40.7 5 18.5 3 11.1 1 3.7 11 40.7 7 25.9 5 18.5 3 11.1<br />
27<br />
(HKI)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
<br />
1 Kết luận<br />
13<br />
Khi áp dụng các biện pháp nêu trên vào thực tế giảng dạy tôi thấy các biện <br />
pháp có tính hiệu quả cao, giúp cho kĩ năng đọc của học sinh tiến bộ rõ rệt. <br />
Đồng thời phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập. Một <br />
khi các em đọc tốt thì không những góp phần nâng cao chất lượng môn Tiếng <br />
Việt mà còn giúp các em học tốt hơn những môn học khác.<br />
Như vậy, để giúp các em có kĩ năng đọc đúng, ngày càng đọc lưu loát, đọc <br />
hiểu, đọc diễn cảm hơn thì giáo viên cần phối hợp các biện pháp trên một cách <br />
thường xuyên, linh hoạt. Có làm như thế mới theo sát được từng học sinh, kịp <br />
thời uốn nắn, sửa chữa những chỗ sai của từng em, giúp các em ngày một tiến <br />
bộ hơn trong học tập. Bên cạnh đó chúng ta cần chú ý đến những vấn đề sau:<br />
<br />
Nắm được đặc điểm, tâm sinh lí của học sinh trong lớp.<br />
Phân hóa các đối tượng học sinh để có kế hoạch dạy phù hợp.<br />
<br />
Gặp gỡ cha mẹ học sinh trao đổi kết quả học tập của con em và yêu cầu <br />
phụ huynh cần quan tâm nhắc nhở các em rèn đọc trong thời gian ở nhà. Hướng <br />
cho các em nói đúng chính âm khi giao tiếp với mọi người, hạn chế phát âm theo <br />
tiếng địa phương.<br />
<br />
2. Kiến nghị<br />
<br />
a) Đối với nhà trường<br />
<br />
Hằng năm tổ chức hội thi “đọc thơ, văn diễn cảm” để các em học sinh của <br />
trường có dịp cọ xát học hỏi lẫn nhau. Đồng thời cũng tạo ra không khí thi đua <br />
rèn đọc tốt, khích lệ các em phấn đấu, luyện đọc để có giọng đọc ngày càng <br />
hay. Bên cạnh đó, để các em được bộc lộ tài năng, óc sáng tạo của mình qua hội <br />
thi.<br />
<br />
b) Đối với chuyên môn<br />
<br />
Tổ chức chuyên đề về phương pháp dạy phân môn tập đọc.<br />
Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân tôi đã tiến hành rèn kỹ năng <br />
đọc cho học sinh khi dạy phân môn Tập đọc ở lớp 3. Những ý kiến đó có thể <br />
<br />
14<br />
còn thiếu sót, cách giải quyết vẫn còn hạn chế, kính mong Ban giám khảo cùng <br />
đồng nghiệp đóng góp ý kiến để chúng tôi dạy được tốt hơn nữa trong những <br />
năm tiếp theo. <br />
Băng Adrênh, ngày 12 tháng 03 năm 2017<br />
<br />
Người viết <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Thảo <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
15<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
…………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………….….................................<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
1. “Phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học” của Phó tiến sĩ Lê <br />
Phương Nga – Đỗ Xuân Hảo Lê Hữu Tĩnh .<br />
<br />
2. Tài liệu “ Bồi dưỡng thường xuyên” cho giáo viên chu kì III Tập II của <br />
Bộ Giáo Dục & ĐT Vụ Giáo Dục tiểu học.<br />
<br />
3. “Dạy và học môn Tiếng Việt ở tiểu học” theo chương trình mới của <br />
Tiến sĩ Nguyễn Trí .<br />
<br />
4. Tài liệu “ Bồi dưỡng giáo viên” SGK lớp 3 theo chương trình tiểu học <br />
mới của Đặng Huỳnh Mai.<br />
<br />
5. Sách giáo khoa, Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 3 của Bộ Giáo dục và Đào <br />
tạo, sách thiết kế bài giảng Tiếng Việt lớp 3<br />
<br />
6. Tài liệu “Để có một giờ dạy nhẹ nhàng hơn, tự nhiên hơn, chất lượng <br />
hơn và hiệu quả hơn” của Nguyễn Hữu Du Sở Giáo dục và Đào tạo Vũng Tàu.<br />
<br />
7. Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở Tiểu học của Bộ Giáo dục và <br />
Đào tạo.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
17<br />
18<br />