Một số biện pháp dạy tăng cường tiếng Việt trong môn Tiếng Việt cho học sinh<br />
dân tộc thiểu số lớp 3 trường Tiểu học Võ Thị Sáu<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC Trang<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU <br />
1. Lí do chọn đề 2<br />
tài…………………………………………………. 3<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề 3<br />
tài…………………………………… 3<br />
3. Đối tượng nghiên 4<br />
cứu……………………………………………<br />
4. Phạm vi nghiên 4<br />
cứu……………………………………………… 6<br />
5. Phương pháp nghiên 6<br />
cứu………………………………………… 7<br />
II. PHẦN NỘI DUNG 7<br />
1.Cơ sở lí luận ................................................................................3 7<br />
2. Thực trạng...................................................................................3 7<br />
2.1. Những thuận lợi, khó khăn......................................................4 8<br />
2.2. Thành công, hạn chế................................................................5 8<br />
2.3. Mặt mạnh, mặt yếu ................................................................5 9<br />
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động....................................5 15<br />
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã 15<br />
đặt 16<br />
ra......................................................................................................... 16<br />
3. Giải pháp, biện <br />
pháp…………………………………………….. 16<br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện 17<br />
pháp…………………………….. 19<br />
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp .<br />
…………………….<br />
3.4. Mối quan hệ giữa giải pháp, biện <br />
pháp…………………….......<br />
3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên <br />
cứu<br />
4. Kết <br />
quả…………………………………………………………...<br />
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết <br />
luận..........................................................................................<br />
<br />
1<br />
Bùi Thị Thư Trường Tiểu học Võ Thị Sáu Năm học: 2015 2016<br />
Một số biện pháp dạy tăng cường tiếng Việt trong môn Tiếng Việt cho học sinh<br />
dân tộc thiểu số lớp 3 trường Tiểu học Võ Thị Sáu<br />
<br />
2. Kiến <br />
nghị........................................................................................<br />
Tài liệu tham <br />
khảo..............................................................................<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
ĐỀ TÀI<br />
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT TRONG <br />
MÔN TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ LỚP 3 <br />
TRƯỜNG TIỂU HỌC VÕ THỊ SÁU<br />
<br />
<br />
I. PHÂN M<br />
̀ Ở ĐÂU<br />
̀<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
<br />
Ngày nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc phát triển kinh <br />
tế, văn hoá xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số. Sự nghiệp văn hoá giáo <br />
dục ở vùng đồng bào dân tộc nói chung, dân tộc Ê đê ở Đắk Lắk nói riêng đã <br />
có nhiều tiến bộ, góp phần tích cực vào sự ổn định xã hội và phát triển kinh <br />
tế địa phương. Tuy vậy, trình độ dân trí của đồng bào còn hạn chế nhất định, <br />
cộng với đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nên hạn chế đến việc <br />
chăm lo học hành cho con em. <br />
Với nhiệm vụ chung của năm học: Tiếp tục thực hiện cuộc vận động <br />
"Mỗi thầy giáo cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và <br />
phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Đẩy <br />
<br />
2<br />
Bùi Thị Thư Trường Tiểu học Võ Thị Sáu Năm học: 2015 2016<br />
Một số biện pháp dạy tăng cường tiếng Việt trong môn Tiếng Việt cho học sinh<br />
dân tộc thiểu số lớp 3 trường Tiểu học Võ Thị Sáu<br />
<br />
mạnh việc "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" theo Chỉ <br />
thị số 03 của Bộ Chính trị. <br />
Tập trung chỉ đạo việc quản lí, tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ <br />
năng. Điều chỉnh nội dung dạy học và đánh giá, xếp loại theo TT <br />
30/BGD&ĐT phù hợp đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học. Tăng cường <br />
giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống. Đổi mới phương pháp dạy học. <br />
Tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Tăng <br />
cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số. Đổi mới mạnh mẽ công tác <br />
quản lí chỉ đạo, bồi dưỡng giáo viên, đề cao trách nhiệm, khuyến khích sự <br />
sáng tạo cũng như đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy <br />
học và quản lí.<br />
Để góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của năm học, cũng như góp <br />
phần từng bước nâng cao chất lượng giáo dục tại địa bàn xã mà dân tộc Ê đê <br />
chiếm phần lớn dân số của xã Ea Bông, đặc biệt trường Tiểu học Võ Thị Sáu <br />
thì học sinh dân tộc Ê đê chiếm 98,1% . Do vậy các em gặp không ít khó khăn <br />
khi phải học tập và tiếp nhận sự giáo dục bằng tiếng Việt, bởi vì:<br />
+ Hầu hết các em còn rất hạn chế về ngôn ngữ nói, như : Nói chưa <br />
chuẩn, chưa đúng về một số hoặc nhiều tiếng, từ tiếng Việt, tuỳ theo khu <br />
vực khác nhau của xã (buôn ở gần với người Kinh thì trẻ em nói được nhiều <br />
tiếng Việt chuẩn hơn buôn ở xa người kinh).<br />
+ Kỹ năng giao tiếp, diễn đạt bằng ngôn ngữ tiếng Việt còn hạn chế. <br />
Các em chỉ giao tiếp với nhau bằng tiếng Việt trong các tiết học hoặc khi tiếp <br />
xúc với thầy, cô giáo. Mà chủ yếu giao tiếp với nhau bằng tiếng mẹ đẻ. Mặt <br />
khác do bản tính rụt rè, ít nói chuyện, ít giao tiếp với người khác, đặc biệt là <br />
người Kinh nên vốn từ tiếp thu được rất hạn chế. Chính vì vậy mà đại bộ <br />
phận học sinh có khi hiểu nhưng lại diễn đạt sai dẫn đến hiểu sai nghĩa. Ví <br />
dụ: cô đi đâu ? thì học sinh lại nói : đâu đi cô? hoặc Em đi học chưa? thì các <br />
em nói : Chưa học đi em ?<br />
+ Kỹ năng nghe hiểu viết của học sinh nhìn chung là chậm, khả <br />
năng hiểu và xác định nghĩa của từ tiếng Việt còn hạn chế hay dùng sai từ <br />
trong khi nói và viết.<br />
+ Do ảnh hưởng thói quen nói tiếng mẹ đẻ, khả năng nhận diện con <br />
chữ chậm. Dẫn đến khả năng đọc của các em chậm, việc đọc liền mạch từ, <br />
câu gặp rất nhiều khó khăn. Khả năng đọc diễn cảm còn hạn chế.<br />
+ Khả năng tiếp nhận thông tin, tư duy để xử lý, tái tạo nội dung thông <br />
tin của học sinh còn chậm.<br />
Vậy làm thế nào để dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc <br />
thiểu số lớp 3, làm giàu thêm vốn tiếng Việt cho các em, giúp các em lĩnh hội <br />
và chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động và đạt được chuẩn kiến thức kỹ <br />
năng các môn học theo yêu cầu, tôi là một giáo viên công tác 30 năm trên địa <br />
3<br />
Bùi Thị Thư Trường Tiểu học Võ Thị Sáu Năm học: 2015 2016<br />
Một số biện pháp dạy tăng cường tiếng Việt trong môn Tiếng Việt cho học sinh<br />
dân tộc thiểu số lớp 3 trường Tiểu học Võ Thị Sáu<br />
<br />
bàn xã khó khăn có đến 98,1% học sinh toàn trường là người dân tộc Ê đê, <br />
trăn trở với suy nghĩ làm thế nào để có thể làm phong phú hơn vốn từ tiếng <br />
Việt cho các em cũng như giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn trong quá trình <br />
giao tiếp bằng tiếng phổ thông tôi quyết định lựa chọn đề tài:“ Một số biện <br />
pháp dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 3 <br />
trường Tiểu học Võ Thị Sáu”.<br />
Mong được chia sẻ và nhận được những đóng góp chân tình từ các bạn <br />
đồng nghiệp.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài <br />
<br />
* Mục tiêu:<br />
Mục tiêu của đề tài là nhằm tìm ra một số biện pháp, hình thức tổ chức <br />
dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số (Ê đê) lớp 3 phù hợp <br />
với tình hình thực tế của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy – học.<br />
* Nhiệm vụ:<br />
Nhiệm vụ của đề tài là nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn có <br />
liên quan đến vấn đề dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu <br />
số (Ê đê) lớp 3. Đánh giá đúng thực trạng học tập của học sinh và công tác <br />
dạy học của giáo viên.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Một số biện pháp dạy học tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc<br />
thiểu số (Ê đê) lớp 3, nhằm nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục tại <br />
trường Tiểu học Võ Thị Sáu – Huyện Krông Ana – Tỉnh Đăk Lăk.<br />
4. Phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
Do khuôn khổ thời gian cũng như khả năng của bản thân có hạn …Đề <br />
tài <br />
<br />
chủ yếu đề cập tới vấn đề tìm hiểu một số biện pháp dạy tăng cường tiếng <br />
Việt cho học sinh dân tộc thiểu số (Ê đê) lớp 3 tại trường Tiểu học Võ Thị <br />
Sáu – Huyện Krông Ana – Tỉnh Đăk Lăk. Từ năm học 2014 2015 đến Cuối <br />
học kì I năm học 2015 2016.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu <br />
<br />
Để thực hiện được mục đích trên tôi dùng một số phương pháp sau:<br />
Nghiên cứu tài liệu<br />
<br />
4<br />
Bùi Thị Thư Trường Tiểu học Võ Thị Sáu Năm học: 2015 2016<br />
Một số biện pháp dạy tăng cường tiếng Việt trong môn Tiếng Việt cho học sinh<br />
dân tộc thiểu số lớp 3 trường Tiểu học Võ Thị Sáu<br />
<br />
Đọc các tài liệu sách, báo, tạp chí giáo dục, tài liệu hướng dẫn về tăng <br />
cường tiếng Việt của dự án PEDC, Bổ trợ tiếng Việt cho học sinh dân tộc <br />
thiểu số lớp 3 … có liên quan đến nội dung đề tài.<br />
Đọc sách giáo khoa, sách giáo viên, các loại sách tham khảo. <br />
Nghiên cứu thực tế<br />
Dự giờ, thao giảng trao đổi ý kiến với đồng nghiệp về nội dung cần <br />
đạt đối với học sinh lớp 3.<br />
Tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học.<br />
Khảo sát, thống kê chất lượng học tập của học sinh dân tộc thiểu số.<br />
Phương pháp vấn đáp, gợi mở.<br />
Phương pháp trực quan.<br />
Phương pháp luyện tập, thảo luận theo nhóm.<br />
Phương pháp trắc nghiệm.<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
<br />
Nghe – nói đọc viết là bốn kỹ năng của tiếng Việt, để đạt các yêu <br />
cầu so với chuẩn kiến thức và kỹ năng theo Quyết định số 16/2006/QĐ – <br />
BGD&ĐT v/v ban hành chương trình giáo dục phổ thông ban hành ngày 05 <br />
tháng 5 năm 2006; Công văn 9890/BGD&ĐT – GDTH ngày 17 tháng 9 năm <br />
2007 v/v Hướng dẫn nội dung, phương pháp giáo dục cho học sinh có hoàn <br />
cảnh khó khăn; Công văn 8114/BGD&ĐT – GDTH v/v Nâng cao chất lượng <br />
dạy học cho học sinh dân tộc thiểu số ban hành ngày 15 tháng 9 năm 2009; <br />
Công văn 5842/BGD&ĐT – VP ngày 01 tháng 9 năm 2011. Hướng dẫn điều <br />
chỉnh nội dung dạy học các môn cấp tiểu học và Thông tư 30/2014/TT <br />
BGD&ĐT, ngày 28 tháng 8 năm 2014, Qui định đánh giá học sinh tiểu học… <br />
Việc học tiếng Việt đối với học sinh là dân tộc Ê đê rất khó vì đây là ngôn <br />
ngữ thứ hai của các em. Để giúp các em đạt được chuẩn theo yêu cầu của <br />
môn Tiếng Việt cần tuỳ theo đối tượng học sinh như: Năng lực tư duy, khả <br />
năng giao tiếp bằng tiếng Việt, ý thức của học sinh, điều kiện, môi trường <br />
sống và học tập. Vì vậy cần tăng cường những nội dung mà học sinh còn hạn <br />
chế về: <br />
<br />
<br />
+ Về kỹ năng nghe<br />
Khả năng nghe của hầu hết học sinh là chậm bởi những lý do sau đây:<br />
Khả năng phản ứng của học sinh khi nghe tiếng Việt rất chậm. Đặc <br />
biệt học sinh ít có khả năng nghe rõ và ít phát hiện được âm sắc khi nghe <br />
<br />
5<br />
Bùi Thị Thư Trường Tiểu học Võ Thị Sáu Năm học: 2015 2016<br />
Một số biện pháp dạy tăng cường tiếng Việt trong môn Tiếng Việt cho học sinh<br />
dân tộc thiểu số lớp 3 trường Tiểu học Võ Thị Sáu<br />
<br />
người khác đọc và nói là do không được thường xuyên giao tiếp bằng tiếng <br />
Việt.<br />
Khả năng nghe chậm còn do học sinh còn lạ và chưa hiểu một số từ <br />
của tiếng Việt. Bởi vậy trong các giờ học, tôi thường xuyên tổ chức cho các <br />
em hoạt động nhóm đôi, nhóm bốn để các em nghe bạn trao đổi đóng góp ý <br />
kiến tạo thói quen nghe nói cho các em. Mặt khác, ngay từ đầu năm học, tôi <br />
ra quy định khi đến trường các em không nên giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ mà <br />
phải giao tiếp bằng tiếng Việt và giao nhiệm vụ cho các tổ theo dõi phát <br />
hiện những bạn hay giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ cuối tuần xếp loại thi đua. <br />
+ Về kỹ năng nói<br />
Phần lớn học sinh khi nói thường nói thêm dấu thanh, hoặc mất dấu <br />
đối với nhiều tiếng từ: <br />
Ví dụ Trống chiêng với trông chiếng, mặt trăng – mặt trặng; …<br />
Khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt của học sinh còn hạn chế, thường <br />
nói câu cụt, ít có đầu có cuối, thường diễn đạt và nói ngược. <br />
Ví dụ : Khi cô hỏi : Hôm qua các em học Tập đọc bài gì ? Các em chỉ <br />
trả lời Gà Trống và Cáo….hoặc Mí em có ở nhà không ? Các em chỉ trả lời: <br />
có Một số em khi trả lời thường có sự pha trộn giữa tiếng mẹ đẻ với tiếng <br />
Việt làm cho người nghe không hiểu. Vì vậy trong các giờ học kể chuyện, <br />
tôi thường gọi nhiều em kể, mỗi em chỉ cần kể 2 – 3 câu, kể một đoạn. <br />
Trong các tiết học khác, giao cho mỗi em làm nhóm trưởng một lần nhằm rèn <br />
kĩ năng nói trước lớp.<br />
+ Về kỹ năng đọc thành tiếng, đọc hiểu<br />
Do khả năng nhận mặt chữ chậm, nhiều học sinh khả năng đọc liền <br />
mạch còn yếu dẫn đến trong khi đọc câu văn hoặc đoạn văn các em ngắt, <br />
nghỉ tùy tiện không đúng chỗ. Cũng như kỹ năng nói, học sinh thường đọc sai <br />
tiếng do thêm bớt dấu thanh của các tiếng …Do vậy, làm mất nghĩa của từ <br />
hoặc của cả câu văn. Mặt khác, khả năng hiểu văn bản của các em khi đọc <br />
còn chậm và hạn chế. Để học sinh dân tộc đọc đúng đạt với yêu cầu thì rất <br />
cần sự nhiệt tình của giáo viên. <br />
+ Về kỹ năng viết<br />
Do ảnh hưởng của kỹ năng nghe nên học sinh viết chậm, viết sai tiếng <br />
do<br />
thiếu, thừa các dấu thanh.<br />
Đa số học sinh viết chữ chưa đều, chữ viết chưa đúng độ cao, cách <br />
trình bày chưa đẹp (một phần do sử dụng bút bi để viết).<br />
Khả năng sử dụng từ còn nhiều hạn chế, vốn từ còn nghèo, câu văn <br />
lủng<br />
6<br />
Bùi Thị Thư Trường Tiểu học Võ Thị Sáu Năm học: 2015 2016<br />
Một số biện pháp dạy tăng cường tiếng Việt trong môn Tiếng Việt cho học sinh<br />
dân tộc thiểu số lớp 3 trường Tiểu học Võ Thị Sáu<br />
<br />
củng, nhiều học sinh nói như thế nào thì viết như vậy và chỉ viết bắt chước <br />
người khác cho nên hiệu quả trong viết văn rất thấp.<br />
2. Thực trạng<br />
<br />
2.1. Thuận lợi khó khăn<br />
<br />
* Thuận lợi <br />
Trong những năm học gần đây Phòng Giáo dục và Đào tạo cũng như <br />
trường đã tổ chức cho học sinh dân tộc thiểu số chương trình giao lưu “ <br />
Tiếng Việt của chúng em” và tổ chức các hoạt động giáo dục khác nên đã <br />
phần nào giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp.<br />
Học sinh được cấp phát đầy đủ sách.<br />
Đa số các em đã biết đọc, biết viết và hiếu học, hơn nữa lứa tuổi các em <br />
còn nhỏ dễ uốn nắn, biết nghe lời thầy cô giáo.<br />
Nhà trường đã trang bị đầy đủ đồ dùng dạy học (tranh, ảnh), cũng như <br />
một số trang thiết bị về công nghệ thông tin như máy tính , máy chiếu…<br />
Trong giai đoạn hiện nay, công nghệ thông tin tương đối phát triển nên <br />
ngoài học ở trường học sinh có nhiều cơ hội tiếp xúc với các lĩnh vực thông <br />
tin khác như xem phim, nghe đọc truyện qua Ra đi ô, xem các chương trình <br />
quảng cáo, du lịch qua màn ảnh nhỏ,…<br />
Bản thân tôi là một giáo viên sở tại dạy học ở trường đã 30 năm. Nên tôi <br />
am hiểu về phong tục tập quán của học sinh cũng như những lỗi học sinh <br />
thường mắc phải khi học các môn học nhất là môn Tập đọc. <br />
Nhiều gia đình phụ huynh học sinh đã quan tâm nhiều hơn đến việc học <br />
hành của con em mình và mong muốn con em mình được đi học để sau này có <br />
một tương lai tốt đẹp hơn.<br />
* Khó khăn <br />
Năm học 2015 2016, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 3A với tổng <br />
số 29 em, trong đó có 27 em là dân tộc Ê đê chiếm 98,1%. Một số em ở lại lớp <br />
nhiều năm, việc đọc, viết chưa thành thạo. Kết quả khảo sát đầu năm của <br />
môn Tiếng Việt là : <br />
<br />
TSHS HSDT 9 10 7 8 5 6 DƯỚI 5<br />
SL % SL % SL % SL %<br />
29 27<br />
1 3,7 5 18,5 8 29,6 13 48,1<br />
<br />
Khả năng học tiếng Việt của các em còn nhiều hạn chế. Đa số các em <br />
có kĩ năng đọc, viết, nghe nói rất yếu. Nói và viết sai dấu thanh, cụ thể các <br />
tiếng có dấu thanh khi đọc và viết các em bỏ dấu đi, những tiếng không có <br />
7<br />
Bùi Thị Thư Trường Tiểu học Võ Thị Sáu Năm học: 2015 2016<br />
Một số biện pháp dạy tăng cường tiếng Việt trong môn Tiếng Việt cho học sinh<br />
dân tộc thiểu số lớp 3 trường Tiểu học Võ Thị Sáu<br />
<br />
dấu thanh khi đọc và viết lại thêm dấu vào ( ví dụ : hình dáng các em đọc là <br />
hinh dang hoặc nhà danh học kiệt xuất các em đọc là nha dành học kiết xuật, <br />
nói câu cụt không có chủ ngữ…<br />
2.2. Thành công hạn chế <br />
<br />
* Thành công<br />
Sau khi thực hiện đề tài đã có dấu hiệu khả thi rõ rệt : khả năng giao <br />
tiếp bằng tiếng Việt của các em được tốt hơn, các em có kĩ năng nghe, nói, <br />
đọc, viết ít sai dấu hơn. <br />
* Hạn chế <br />
Tốn nhiều thời gian và đòi hỏi giáo viên phải công phu, kiên trì trong <br />
quá trình thực hiện.<br />
2.3. Mặt mạnh mặt yếu <br />
<br />
* Mặt mạnh<br />
Giúp giáo viên phát hiện những thiếu sót trong quá trình giảng dạy, kịp <br />
thời phát hiện những khó khăn, yếu kém trong học tập của các em. Được <br />
đồng nghiệp góp ý sửa chữa ngay những khiếm khuyết của mình, từ đó đưa <br />
ra cách thức cũng như phương pháp giảng dạy phù hợp.<br />
* Mặt yếu<br />
Đánh giá kết quả học tập của học sinh chỉ dựa vào kết quả của các tiết <br />
lên<br />
lớp sẽ không khách quan mà ta chưa xem xét đến các điều kiện cần thiết khác <br />
như các hoạt động ngoài giờ lên lớp, …<br />
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động đến đề tài<br />
<br />
Do đứng trước những thực trạng của lớp, của trường chất lượng học <br />
môn Tiếng Việt của học sinh quá thấp dẫn đến khả năng nhận biết trong giao <br />
tiếp, trong cuộc sống của phần lớn học sinh dân tộc thiểu số quá kém, bởi <br />
vậy tôi đã tìm ra một số biện pháp để dạy tăng cường tiếng Việt nhằm nâng <br />
cao hiệu quả sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số (Ê <br />
đê) lớp 3 tại trường Tiểu học Võ Thị Sáu.<br />
Do giáo viên chưa năng động, chưa mạnh dạn linh hoạt trong việc tổ <br />
chức các hoạt động nhằm tạo cơ hội cho các em được giao tiếp .<br />
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt <br />
ra<br />
<br />
<br />
8<br />
Bùi Thị Thư Trường Tiểu học Võ Thị Sáu Năm học: 2015 2016<br />
Một số biện pháp dạy tăng cường tiếng Việt trong môn Tiếng Việt cho học sinh<br />
dân tộc thiểu số lớp 3 trường Tiểu học Võ Thị Sáu<br />
<br />
Muốn lồng ghép tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số <br />
(Ê đê) lớp 3 có hiệu quả giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ mục tiêu bài. Xem <br />
những nội dung nào quan trọng trong giờ dạy để từ đó lồng ghép tăng cường <br />
tiếng Việt để củng cố cho học sinh cách đọc – nói – nghe – viết cho chuẩn. <br />
Nên tập trung vào những tiếng, từ các em đọc, viết chưa chuẩn mà lồng ghép, <br />
tránh lồng ghép một cách tràn lan và không phù hợp. Giáo viên cũng cần chọn <br />
lọc cô đọng các tiếng, từ mà các em thường xuyên đọc, viết hay sai tiếng, dấu <br />
thanh, hạn chế tối đa các sai sót khi lồng ghép tăng cường tiếng Việt. Khi làm <br />
tốt điều này giáo viên sẽ thu về được một kết quả tốt, giúp các em tự tin, hòa <br />
đồng, cố gắng phấn đấu, nhất là tinh thần giúp đỡ nhau trong học tập.<br />
Các tiết dạy được lồng ghép tăng cường tiếng Việt các em hưởng ứng <br />
rất nhiệt tình, hứng thú và tiếp thu bài tốt, không khí lớp học sôi nổi, học sinh <br />
chủ động hợp tác. Kết quả học tập được nâng lên.<br />
Giáo viên chủ động tiếp xúc, gần gũi, thực sự yêu nghề, mến trẻ phải <br />
là một “Tấm gương sáng cho học sinh noi theo”, tôn trọng, đối xử công bằng <br />
với học sinh, tích cực đi thực tế gia đình học sinh để nắm bắt được tâm tư, <br />
nguyện vọng, điều kiện kinh tế, hoàn cảnh gia đình của từng học sinh nhiều <br />
hơn nữa thì hiệu quả rèn cho các em học tăng cường tiếng Việt cho học sinh <br />
dân tộc thiểu số ngày càng đạt kết quả cao hơn.<br />
Giáo viên phải luôn luôn đổi mới phương pháp dạy học, dạy lồng ghép <br />
các hoạt động, các trò chơi bổ ích để gây hứng thú cho các em không chán <br />
nản trong học tập, tạo cho các em cảm giác “Mỗi ngày đến trường là một <br />
niềm vui”. Từ đó các em sẽ gây hứng thú trong học tập và thích đến trường, <br />
đến lớp để học tập.<br />
Trong quá trình giảng dạy hoặc tiếp xúc nói chuyện với học sinh, với <br />
đồng nghiệp, với tất cả mọi người cũng phải nói chuẩn tiếng Việt không <br />
được nói tiếng địa phương để các em bắt chước và học theo.<br />
Trong giờ dạy giáo viên phải quan tâm chú ý nhiều hơn đến học sinh <br />
đọc, viết sai chính tả (dấu thanh, các phụ âm đầu, các vần khó) để uốn nắn <br />
các em đọc, viết cho chính xác và chuẩn tiếng Việt. <br />
Bản thân phải theo học lớp dạy tiếng Ê đê để hiểu biết vốn ngôn ngữ, <br />
phong tục tập quán của người dân tộc địa phương nơi đang công tác, để phát <br />
huy hết khả năng của mình trong công tác giảng dạy.<br />
Đặc biệt cần quan tâm nhiều hơn đến đối tượng học sinh khó khăn <br />
trong học tập, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhằm cảm hoá các em <br />
để các em coi thầy, cô giáo là chỗ dựa tinh thần và tạo được mối quan hệ tình <br />
cảm thầy trò, làm cho các em thích đến trường hơn ở nhà thì các em sẽ đi <br />
học chuyên cần và tích cực học tập do đó giảm thiểu được tối đa các em phát <br />
âm sai (dấu thanh, các phụ âm đầu, các vần khó).<br />
<br />
9<br />
Bùi Thị Thư Trường Tiểu học Võ Thị Sáu Năm học: 2015 2016<br />
Một số biện pháp dạy tăng cường tiếng Việt trong môn Tiếng Việt cho học sinh<br />
dân tộc thiểu số lớp 3 trường Tiểu học Võ Thị Sáu<br />
<br />
3. Giải pháp, biện pháp tiến hành<br />
<br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp <br />
<br />
Nhằm nâng cao chất lượng học môn Tiếng Việt và sử dụng tiếng phổ <br />
thông vào trong cuộc sống hằng ngày. Giúp các em hòa nhập với cộng đồng.<br />
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp <br />
<br />
Các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Chính tả, Tập <br />
làm văn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tích hợp lẫn nhau, góp phần hình <br />
thành nên các kỹ năng Nghe Nói Đọc Viết của môn Tiếng Việt. Vì vậy tôi <br />
đã vận dụng một số biện pháp sau nhằm nâng cao hiệu quả trong giảng dạy <br />
cho các em:<br />
Biện pháp 1: Thường xuyên tăng cường khả năng nghe và nói tiếng <br />
Việt cho học sinh thông qua dạy Tập đọc. <br />
Nghe và nói tiếng Việt có liên quan mật thiết với nhau. Có nghe được <br />
mới nói được, nghe đúng mới nói đúng. Do vậy, tôi phải nói rõ ràng, nói đúng, <br />
đồng thời phải nói chậm rãi để học sinh dễ tiếp thu và hướng dẫn cách phát <br />
âm, cách nói để học sinh nói theo. Khả năng nói tiếng Việt của học sinh được <br />
xác định là khả năng phát âm chuẩn, khả năng sử dụng tiếng từ đúng và <br />
phong phú trong khi nói, khi tham gia giao tiếp với người khác. Khả năng nói <br />
tiếng Việt là nền tảng ban đầu quan trọng nhất để hình thành các kỹ năng <br />
khác của môn Tiếng Việt. Đặc biệt đối với học sinh dân tộc Ê đê các em nói <br />
thế nào viết thế ấy thì việc tập cho các em nói đúng lại càng có ý nghĩa vô <br />
cùng quan trọng. Thực tế trong giảng dạy tôi thấy khả năng nói tiếng Việt <br />
của các em là rất yếu, nói lẫn lộn giữa tiếng mẹ đẻ và tiếng Việt. Đó là do <br />
vốn từ về tiếng Việt của các em còn quá ít, các em không diễn đạt được khi <br />
nói, khi giao tiếp. Học sinh phát âm không chuẩn, phát âm không đúng; còn rụt <br />
rè trong giao tiếp... Để giúp cho học sinh hạn chế những tồn tại này, tôi <br />
thường xuyên tăng cường khả năng nói tiếng Việt cho các em bằng cách cung <br />
cấp thêm từ ngữ mới, thông qua việc luyện nói câu hỏi, luyện nói câu trả lời, <br />
luyện đối thoại. Thông qua đó mà giúp cho các em làm quen với việc sử dụng <br />
nhiều từ ngữ khác nhau của tiếng Việt, góp phần làm phong phú thêm vốn từ <br />
cho học sinh. <br />
Khó sửa nhất về kỹ năng nói của học sinh Ê đê là nói thừa hoặc thiếu <br />
dấu thanh dẫn đến đọc, nói sai tiếng, từ. Do vậy, khi giảng từ, giải nghĩa từ, <br />
hướng dẫn phát âm tôi hướng dẫn kỹ, phát âm mẫu nhiều lần, sửa sai cụ thể <br />
cho các em. <br />
<br />
10<br />
Bùi Thị Thư Trường Tiểu học Võ Thị Sáu Năm học: 2015 2016<br />
Một số biện pháp dạy tăng cường tiếng Việt trong môn Tiếng Việt cho học sinh<br />
dân tộc thiểu số lớp 3 trường Tiểu học Võ Thị Sáu<br />
<br />
Ví dụ: Khi dạy bài Tập đọc: “Mồ Côi xử kiện” tôi gọi một em đọc tốt <br />
đọc mẫu để cả lớp cùng được nghe sau đó yêu cầu các em phát hiện những <br />
tiếng, từ mà các em hay đọc và nói sai sau đó hướng dẫn phát âm đúng các từ <br />
đó. Ví dụ như từ : công đường, thản nhiên, … bằng cách cho các em phân tích <br />
lại cấu tạo các tiếng, từ rồi gọi nhiều em đọc, em nào đọc chưa chuẩn tôi cho <br />
các em đọc lại từ đó nhiều lần, rồi tôi cùng sửa cho các em. Đối với em khó <br />
khăn về đọc, tôi hướng dẫn các em đánh vần sau đó đọc trơn lại và nhiều em <br />
được luyện đọc từ khó. Khi đọc đoạn, tôi lắng nghe phát hiện và sửa sai ngay <br />
những tiếng, từ các em còn đọc sai. Bên cạnh đó, tôi còn giúp các hiểu nghĩa <br />
của các từ ngữ trong phần chú giải và cung cấp thêm từ mới sau đó giải nghĩa <br />
để học sinh hiểu được nghĩa của từ “công đường”, " bồi thường” và cho các <br />
em nhắc lại nghĩa của từ đó. Phần tìm hiểu bài, tôi đưa ra câu hỏi và yêu cầu <br />
các em suy nghĩ trả lời đầy đủ câu. Nếu em nào trả lời chưa đủ câu, tôi cho <br />
các em trả lời lại hay gọi em khác trả lời đầy đủ hơn và yêu cầu em đó nhắc <br />
lại câu trả lời của bạn. Cứ như thế một thời gian sau các em dần sửa được <br />
cách nói câu cụt. <br />
Trong giờ dạy, tôi chú ý tạo điều kiện cho tất cả các em đều được <br />
tham gia trả lời, giao tiếp tuỳ thuộc vào khả năng của từng đối tượng và dành <br />
nhiều thời gian tập và hướng dẫn thật kĩ nên hiệu quả nâng cao. Mặt khác, <br />
việc tập nói tiếng Việt cho học sinh phải được thực hiện dưới nhiều hình <br />
thức và phương pháp dạy học khác nhau như: dạy trong tiết dạy tăng cường <br />
tập nói tiếng Việt, dạy tích hợp vào các tiết học khác, thông qua các tiết hoạt <br />
động ngoài giờ lên lớp, thông qua trò chơi, nói chuyện.....với các phương pháp <br />
trực quan, phương pháp thực hành luyện tập theo mẫu, phương pháp giao <br />
tiếp, phương pháp đàm thoại. Việc phối hợp hệ thống các phương pháp dạy <br />
tập nói tiếng Việt giúp các em dễ hiểu dễ nhớ về nghĩa của từ thông qua các <br />
hình ảnh trực quan, nói đúng cấu trúc câu theo mẫu, hạn chế cách nói ngược <br />
theo tiếng địa phương. Tập cho học sinh khả năng diễn đạt theo tình huống, <br />
tự tin trong học tập, giao tiếp với bạn bè với thầy cô giáo bằng tiếng Việt. <br />
Tuy vậy, cần phải có sự linh hoạt sáng tạo, không rập khuôn máy móc, mà <br />
phải tuỳ theo từng mức độ của đối tượng để lựa chọn nội dung và phương <br />
pháp cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả theo các việc sau đây:<br />
Lựa chọn tiếng, từ để tập nói cho phù hợp.<br />
Luyện nói theo câu hỏi, câu trả lời có chứa các tiếng, từ mới cung cấp <br />
cho học sinh.<br />
Tạo tình huống cho học sinh đối thoại, được giao tiếp trong đó chú ý <br />
tạo môi trường giao tiếp học sinh với học sinh dưới sự hướng dẫn của tôi .<br />
Biện pháp 2: Rèn luyện kỹ năng viết (Chính tả Tập làm văn)<br />
<br />
11<br />
Bùi Thị Thư Trường Tiểu học Võ Thị Sáu Năm học: 2015 2016<br />
Một số biện pháp dạy tăng cường tiếng Việt trong môn Tiếng Việt cho học sinh<br />
dân tộc thiểu số lớp 3 trường Tiểu học Võ Thị Sáu<br />
<br />
a. Viết đúng chính tả: Viết đúng chính tả bao gồm những nội dung sau:<br />
Viết đúng con chữ của Tiếng Việt.<br />
Viết đúng âm vần, ghép đúng các con chữ để tạo thành các tiếng đúng.<br />
Sử dụng đúng các dấu thanh.<br />
Biết cách trình bày một bài viết đẹp.<br />
Làm thế nào giúp các em viết đúng chính tả ? Đây là việc làm đòi hỏi <br />
tôi phải viết chữ đúng mẫu và đẹp, hiểu điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn của <br />
học sinh, từ đó mới đề ra các biện pháp trong việc rèn luyện kỹ năng viết <br />
đúng chính tả cho học sinh. Vậy để học sinh viết đúng, đầu tiên tôi hướng <br />
dẫn tư thế ngồi học, ngồi viết, cách cầm phấn, cầm bút, cách để vở ... cho <br />
toàn bộ học sinh một cách kỹ lưỡng với việc làm mẫu nhiều lần của tôi cũng <br />
như học sinh. Đồng thời phải thường xuyên uốn nắn giúp đỡ về tư thế ngồi <br />
học trong các tiết học khác để các em có thói quen ngồi học đúng tư thế. Tôi <br />
dạy thật kỹ, dạy nhiều lần, hướng dẫn làm mẫu nhiều lần các nét của con <br />
chữ như : nét khuyết, nét sổ thẳng, nét cong, nét móc, nét thắt..... Mặt khác, <br />
tôi giới thiệu chữ mẫu và hướng dẫn cách viết cụ thể về đặc điểm, cấu tạo <br />
của các chữ, giúp các em nhận ra sự giống và khác nhau về cấu tạo của các <br />
chữ. Từ những việc làm này đã giúp cho học sinh dễ nhận diện, dễ nhớ mặt <br />
chữ, hạn chế những sai sót trong khi viết chính tả.<br />
Bên cạnh đó việc sử dụng đúng các dấu thanh cũng không kém phần <br />
quan trọng nên khi hướng dẫn luyện tập nói, luyện đọc tôi chỉ rõ những sai <br />
sót khi các em đọc sai dấu, thừa, thiếu các dấu thanh và yêu cầu đọc lại cho <br />
đúng. Trước khi viết, tôi cho các em luyện viết và chữa kỹ những tiếng các <br />
em thường mắc lỗi về sử dụng dấu thanh để hạn chế những sai sót do nói <br />
thế nào viết thế vậy.<br />
VD: Quả chuối quả chuôi; năm mới năm mơi; phấp phới phấp <br />
phơi; buổi tối buôi tôi.. ( viết thiếu dấu sắc)<br />
Thanh điệu: thanh hỏi, thanh ngã…<br />
VD: cửa sổ cưa sô; vội vã vôi va…<br />
Tôi cho học sinh đọc nội dung đoạn viết sau đó cho các em tìm những <br />
tiếng, từ khó: chiều, lạc đường, nhòa, rưng rưng, rồi hướng dẫn phân tích <br />
cấu tạo ,.., đọc, viết các từ đó trên bảng lớp và giấy nháp ( viết cá nhân ). <br />
Sau đó sửa sai và viết mẫu cho các em quan sát. Trước khi cho các em viết <br />
vào vở, tôi hướng dẫn cách trình bày bài viết và yêu cầu các em nhắc lại tư <br />
thế ngồi viết.<br />
Trong quá trình dạy học, tôi còn hướng dẫn thêm những quy tắc thông <br />
thường về viết chính tả như cách sử dụng dấu hỏi, ngã trong từ láy. Ngoài ra, <br />
tôi chọn nội dung phù hợp với thực tiễn các dạng bài tập như phân biệt giữa <br />
các vần an / anh, âng / ân, …, các chữ có dấu hỏi / ngã, sắc / huyền,… giúp <br />
cho các em hiểu nghĩa của từ một cách chắc chắn từ đó viết đúng chính tả. <br />
12<br />
Bùi Thị Thư Trường Tiểu học Võ Thị Sáu Năm học: 2015 2016<br />
Một số biện pháp dạy tăng cường tiếng Việt trong môn Tiếng Việt cho học sinh<br />
dân tộc thiểu số lớp 3 trường Tiểu học Võ Thị Sáu<br />
<br />
Một điều không kém phần quan trọng giúp cho học sinh viết đúng chính <br />
tả thì tôi phải phát âm chuẩn, đọc vừa đủ to, rõ. Đối với học sinh dân tộc thì <br />
phải chẻ nhỏ câu theo từ hoặc cụm từ để đọc tránh đọc cả câu dài, đồng thời <br />
phải đọc nhắc lại nhiều lần. Tuy vậy, việc đọc chính tả phải đảm bảo đúng <br />
quy định về cách đọc. <br />
Ví dụ: Đọc lần 1, lần 2 thì chẻ nhỏ theo từ, ngữ nhưng lần 3(có thể lần <br />
4) thì phải đọc liền mạch ít nhất đến dấu phẩy. Nếu viết chính tả đối với bài <br />
thơ thì việc đọc theo từ, ngữ đều phải tuân thủ theo nhịp của bài thơ.<br />
Tóm lại muốn học sinh viết đúng, viết đẹp tôi phải biết tác động một <br />
cách toàn diện để giúp học sinh có được các kỹ năng nghe nói đọc viết <br />
đúng tiếng Việt. Trước khi cho học sinh viết chính tả cần thực hiện các bước <br />
sau:<br />
Rèn cho học sinh đọc đoạn viết.<br />
Cho học sinh luyện đọc, luyện viết những tiếng, từ thường đọc, viết <br />
sai.<br />
Trước khi cho học sinh viết phải dặn dò tư thế ngồi viết, cách trình bày <br />
và các yêu cầu trong khi viết.<br />
Tôi đọc cho học sinh viết bài, đọc cho học sinh soát lỗi.<br />
Yêu cầu học sinh đổi chéo vở để soát lỗi, sửa lỗi cho nhau.<br />
b. Kỹ năng Tập làm văn:<br />
Kỹ năng Tâp làm văn của học sinh phụ thuộc vào những yếu tố sau:<br />
Khả năng sử dụng từ phù hợp với chủ đề, với văn cảnh.<br />
Khả năng viết đúng câu, liên kết câu văn, đoạn văn .<br />
Như vậy, để học sinh có kỹ năng làm bài Tập làm văn tốt thì phải giúp <br />
các em có được một vốn từ nhất định về tiếng Việt thông qua việc luyện nói. <br />
Do đó, giáo viên phải hướng dẫn cho các em nắm chắc được yêu cầu, xác <br />
định đúng thể loại của bài văn. Từ đó giúp các em sử dụng từ ngữ phù hợp <br />
với chủ đề, với văn cảnh, đúng với yêu cầu của đề bài . <br />
Ví dụ: Đề bài: Nghe và kể lại câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng<br />
Với đề bài này học sinh phải xác định được: <br />
Thể loại: Nghe và kể lại câu chuyện.<br />
Theo yêu cầu của đề bài tôi phải kể câu chuyện trong tranh cho học <br />
sinh nghe và gọi vài em kể lại. Sau đó đòi hỏi học sinh quan sát tranh ảnh để <br />
sử dụng từ phù hợp với trình tự tả theo câu hỏi gợi ý. Tôi đưa ra một hệ <br />
thống câu hỏi gợi ý, gợi mở giúp các em hình dung, tái tạo những điều mà các <br />
em đã quan sát qua tranh, ảnh từ đó viết được câu văn có nghĩa,…<br />
Ví dụ : <br />
Chàng trai ngồi bên vệ đường làm gì ? HS trả lời: Đang đan sọt.<br />
<br />
13<br />
Bùi Thị Thư Trường Tiểu học Võ Thị Sáu Năm học: 2015 2016<br />
Một số biện pháp dạy tăng cường tiếng Việt trong môn Tiếng Việt cho học sinh<br />
dân tộc thiểu số lớp 3 trường Tiểu học Võ Thị Sáu<br />
<br />
Vì sao quân lính đâm giáo vào đùi chàng trai ? (Vì mải đan sọt và suy <br />
nghĩ việc nước không biết nhà vua đi qua.)<br />
Vì sao Trần Hưng Đạo đưa chàng trai về kinh đô ? (Vì thấy chàng trai <br />
có long yêu nước tha thiết…)<br />
Tình cảm của em đối với Trần Hưng Đạo như thế nào ? ( Em rất kính <br />
phục Trần Hưng Đạo vì là một vị vua tốt có lòng yêu nước thương dân và <br />
trọng người tài…)<br />
Khả năng viết văn của các em hiện nay còn hạn chế bởi vì vốn hiểu <br />
biết của các em còn hạn hẹp. Câu văn còn cụt, chưa có hình ảnh. Cách diễn <br />
đạt chủ yếu mang tính liệt kê. Các tiết luyện nói hầu hết các em chưa phát <br />
huy được khả năng của mình còn bắt chước vào việc làm mẫu của bạn và <br />
của cô. Chính vì vậy mà không phát huy khả năng sáng tạo, tiếp thu bài thụ <br />
động chỉ nói lại lời của giáo viên. Vậy làm thế nào để hạn chế điều đó ? Tôi <br />
đã dạy kỹ tập cho học sinh chủ động tìm câu từ để trả lời câu hỏi. Đối với <br />
những câu hỏi dài, tôi phải chẻ nhỏ để cho học sinh dễ trả lời, đặc biệt là tạo <br />
cơ hội để học sinh khó khăn về học tập tham gia phát biểu, hướng dẫn kĩ, cụ <br />
thể hơn, chi tiết hơn, mở rộng các cách diễn đạt khác nhau của cùng một nội <br />
dung để các học sinh khác nhau có cách diễn đạt khác nhau. Tôi không làm bài <br />
mẫu mà để học sinh tự viết, sau đó chữa lỗi kỹ cho học sinh từ bố cục đến <br />
cách dùng từ, đặt câu và nội dung còn mắc phải của bài văn. Sau khi chữa <br />
xong tôi yêu cầu học sinh viết lại .<br />
Với cách làm như trên, sau một thời gian học sinh đã phát huy tính tự <br />
lập, khả năng sử dụng từ ngữ, đặt câu, diễn đạt của học sinh sẽ có tiến bộ <br />
nhất định, hạn chế dần sự phụ thuộc vào lời văn của người khác. <br />
Biện pháp 3: Tăng cường Luyện từ và câu<br />
<br />
Luyện từ và câu là một phân môn của môn Tiếng Việt. Luyện từ và <br />
câu giúp cho học sinh:<br />
Hiểu biết thêm những từ mới theo chủ đề, chủ điểm; biết sử dụng hợp <br />
lý các từ vào việc giao tiếp theo chủ đề và giao tiếp trong cuộc sống hàng <br />
ngày của các em. Từ đó làm phong phú thêm vốn từ ngữ về tiếng Việt của <br />
học sinh.<br />
Cung cấp cho học sinh những kiến thức về cấu trúc của câu từ đơn <br />
giản đến phức tạp, đồng thời rèn cho các em có thói quen và kỹ năng viết <br />
đúng cấu trúc ngữ pháp.<br />
Bước đầu giúp học sinh hiểu biết về khái niệm, tác dụng của những <br />
từ loại cơ bản nhất của Tiếng Việt .<br />
Việc hướng dẫn, cung cấp từ mới cho học sinh được thực hiện từ dễ <br />
đến khó, từ những sự vật, sự việc gần gũi diễn ra xung quanh các em đến <br />
14<br />
Bùi Thị Thư Trường Tiểu học Võ Thị Sáu Năm học: 2015 2016<br />
Một số biện pháp dạy tăng cường tiếng Việt trong môn Tiếng Việt cho học sinh<br />
dân tộc thiểu số lớp 3 trường Tiểu học Võ Thị Sáu<br />
<br />
những sự vật hiện tượng xa các em. Do vậy, để việc cung cấp từ mới của <br />
tiếng Việt cho học sinh dân tộc có hiệu quả tôi đã kết hợp tốt với việc luyện <br />
nói cho học sinh. Bao gồm từ việc phát âm mẫu đến giải nghĩa, đặc biệt là <br />
tạo tình huống trả lời các câu hỏi, tình huống giao tiếp có các từ mới. Tăng <br />
cường luyện và rèn khả năng đặt câu với từ mới song song với việc sửa sai <br />
trong dùng từ đặt câu cho học sinh. Một điểm cần quan tâm là năng lực tư duy <br />
tiếng Việt của học sinh còn hạn chế, bởi vậy để cho học sinh dễ nhớ thì giáo <br />
viên phải chủ động chuẩn bị đồ dùng dạy học trực quan như tranh ảnh, mẫu <br />
vật thật phục vụ cho việc cung cấp và giải nghĩa từ mới cho học sinh. Mặt <br />
khác, tôi cũng phải có hiểu biết nhất định về tiếng Ê đê để hỗ trợ việc giải <br />
nghĩa từ của giáo viên khi cần thiết.<br />
Ví dụ: Khi dạy bài tập 2, bài tập 3 tiết 8 “Mở rộng vốn từ cộng đồng. <br />
Ôn tập câu Ai làm gì? ” trang 65 sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3, tập 1. Tôi tổ <br />
chức cho các em xác định yêu cầu đề bài sau đó hướng dần học sinh làm bài:<br />
Bài tập 2: Giải thích từ “cật” trong câu “Chung lưng đấu cật”: lưng, <br />
phần lưng ở chỗ ngang bụng (Bụng đói cật rét) ý nói sự đoàn kết, góp sức <br />
cùng nhau làm việc .<br />
Bài tập 3: Tìm các bộ phận của câu:<br />
+ Gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì)? <br />
+ Gạch 2 gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi làm gì?<br />
Đàn sếu đang sải cánh trên cao.<br />
Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về.<br />
Các em tới chỗ ông cụ lễ phép hỏi.<br />
<br />
Hoặc do vốn tiếng Việt còn hạn chế nên học sinh thường mắc một số <br />
lỗi câu như: dùng từ không đúng, từ xưng hô không phù hợp do không hiểu <br />
nghĩa của từ. Học sinh thường nói trống không, nói câu không có chủ ngữ câu <br />
không đầy đủ, câu không đúng trật tự .... <br />
Để khắc phục những lỗi trên tôi cung cấp cho học sinh một số đặc <br />
điểm về cấu tạo từ, hệ thống từ xưng hô… <br />
Tôi chọn một số mẫu câu chuẩn cho học sinh luyện tập nói theo mẫu <br />
câu chuẩn. Có thể tổ chức cho học sinh luyện nói theo trình tự :<br />
Tôi nêu tình huống câu cần nói: <br />
Ví dụ: Khi gia đình có khách đến thăm và cho em quà em cần phải làm <br />
gì? <br />
Tôi giới thiệu câu nói mẫu lần 1 <br />
Ví dụ: Cháu chào bác ạ ! <br />
Cháu xin. Cháu cảm ơn Bác! <br />
Tôi nói mẫu lần 2 học sinh nói theo.<br />
Học sinh luyện nói (cá nhân, trong nhóm)<br />
15<br />
Bùi Thị Thư Trường Tiểu học Võ Thị Sáu Năm học: 2015 2016<br />
Một số biện pháp dạy tăng cường tiếng Việt trong môn Tiếng Việt cho học sinh<br />
dân tộc thiểu số lớp 3 trường Tiểu học Võ Thị Sáu<br />
<br />
Lưu ý: Tôi nói mẫu cần chuẩn, chậm, nói rõ từ, nhấn vào từ ngữ đánh <br />
dấu dạng câu : <br />
Ví dụ: ai, cái gì?, làm gì?, ở đâu?, như thế nào? (đối với câu hỏi), ngoài <br />
ra cần lưu ý tới ngữ điệu, nét mặt khi nói.<br />
Để giúp học sinh nắm chắc từ loại, cấu trúc câu, ngoài việc phải chốt <br />
chặt, khắc sâu kiến thức thông qua dạy bài mới, luyện tập, thực hành thì tôi <br />
cần phải tận dụng tốt góc học tập tiếng Việt có ghi các mẫu câu đã học được <br />
tôi trang trí trong lớp học. <br />
Thường xuyên tích hợp việc cung cấp, giảng từ, xác định từ loại, nhận <br />
xét cấu trúc ngữ pháp của câu khi dạy các phân môn khác của tiếng Việt cũng <br />
như các môn học khác. Từ đó khắc phục được một phần hạn chế của học <br />
sinh là khó nhớ nhưng dễ quên.<br />
Để tiết dạy Luyện từ và câu đạt hiệu quả, tôi cần thực hiện các bước <br />
sau :<br />
Cho học sinh phát hiện các từ ngữ theo chủ đề, giáo viên nhận xét, chốt <br />
lại và giải nghĩa các từ đã đưa ra.<br />
Tôi phát âm mẫu, học sinh đọc từ được chốt lại và ghi ở bảng.<br />
Đặt câu với từ đã cho.<br />
Mở rộng câu với các tình huống khác nhau trên cơ sở các từ đã cho.<br />
Tóm lại: Luyện từ và câu là một phân môn khó của môn Tiếng Việt <br />
không chỉ đối với học sinh dân tộc mà cả đối với học sinh người kinh. Vì <br />
vậy, tôi phải linh hoạt trong việc lựa chọn hình thức tổ chức và phương pháp <br />
dạy học tạo sự hứng thú, tích cực học tập cho các em. Bên cạnh đó, tôi dành <br />
thời gian cho việc phụ đạo, luyện tập và sinh hoạt ngoại khóa cho học sinh. <br />
Có như vậy mới nâng cao chất lượng học tập cho các em.<br />
Biện pháp 4: Một số giải pháp hổ trợ<br />
1. Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp tạo cơ hội học sinh được <br />
giao tiếp.<br />
Ngoài những biện pháp nêu ở trên, tôi còn tổ chức cho các em được <br />
tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp để tạo cơ hội cho các em được giao <br />
tiếp, ví dụ như:<br />
Sinh hoạt ca múa hát tập thể, trò chơi dân gian trong giờ chào cờ, giờ <br />
sinh hoạt tập thể.<br />
Tham gia biểu diễn văn nghệ, thi kể chuyện, hoạt động thể dục thể <br />
thao.<br />
Tham gia lễ hội.<br />
Các hoạt động cải tạo môi trường sống như trồng hoa, trồng và chăm <br />
sóc cây, dọn dẹp vệ sinh môi trường trong trường,…<br />
Các buổi sinh hoạt tập thể theo chủ đề, chủ điểm.<br />
16<br />
Bùi Thị Thư Trường Tiểu học Võ Thị Sáu Năm học: 2015 2016<br />
Một số biện pháp dạy tăng cường tiếng Việt trong môn Tiếng Việt cho học sinh<br />
dân tộc thiểu số lớp 3 trường Tiểu học Võ Thị Sáu<br />
<br />
Thông qua các hoạt động trên mà tạo ra các tình huống thực cho học <br />
sinh được giao tiếp bằng tiếng Việt với nhiều người, học sinh với học sinh, <br />
của nhóm này với nhóm khác hoặc tập thể của lớp này với lớp khác dưới sự <br />
hướng dẫn tích cực của giáo viên phụ trách và chị Tổng phụ trách Đội. Từ các <br />
hoạt động này làm cho học sinh tự tin trong giao tiếp.<br />
2. Tạo môi trường tiếng Việt thông qua các phương tiện hổ trợ như:<br />
Tranh ảnh, sách báo ở thư viện.<br />
Chương trình phát thanh, bản tin của liên đội hàng tuần.<br />
Thông qua đồ dùng dạy học, trang trí lớp học.<br />
Thông qua ti vi, đài phát thanh.<br />
Làm tốt những giải pháp hỗ trợ nêu ở trên vừa góp phần tăng cường <br />
khả năng Tiếng Việt của học sinh đồng thời góp phần tích cực vào thực hiện <br />
cuộc vận động “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ <br />
GD&ĐT đã phát động.<br />
3.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Để thực hiện tốt các giải pháp, biện pháp trên đòi hỏi giáo viên phải <br />
chủ động, sáng tạo, lập kế hoạch dạy học phù hợp cho các tiết học, môn học, <br />
đặc biệt là đối tượng học sinh trong lớp. <br />
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phải đầy đủ.<br />
3.4. Mối quan hệ giữa giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Các giải pháp, biện pháp trên có quan hệ chặt chẽ với nhau chúng được <br />
thực hiện đồng bộ, chúng là cầu nối tạo nên thành công trong giảng dạy tiếng <br />
Việt cho học sinh dân tộc thi