intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh thông qua công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT

Chia sẻ: Nhi Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

251
lượt xem
39
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo dục ngày nay được coi là nền móng của sự phát triển khoa học-kỹ thuật và đem lại cho sự thịnh vượng cho nền kinh tế quốc dân. Bài SKKN Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh thông qua công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT, mời quý vị tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh thông qua công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT

  1. MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC HỌC SINH THÔNG QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG THPT Nguyễn Thị Phương - Phó HT trường THPT chuyên tỉnh Lào Cai PHẦN I : MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của việc lựa chọn đề tài . Giáo dục ngày nay được coi là nền móng của sự phát triển khoa học-kỹ thuật và đem lại cho sự thịnh vượng cho nền kinh tế quốc dân. Với mục tiêu giáo dục là đào tạo con người, đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, trí thức, sức khoẻ, thẩm mỹ, có nghề nghiệp và kỹ năng sống có thể thích ứng và đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển đất nước trong thời kì công nghiệp hoá-hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Đứng trước những đòi hỏi của sự phát triển nền kinh tế-xã hội trong giai đoạn mới, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao thì mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh và nhất là giáo dục nhận thức, giáo dục đạo đức học sinh được xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu đối với mỗi cấp học, mỗi đơn vị trường học bởi giáo dục trong nhà trường phổ thông bắt đầu từ tuổi trẻ, từ thế hệ trẻ. Đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ giáo viên chủ nhiệm nói riêng trong các trường phổ thông có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh. Thực tế cho thấy trong những năm gần đây ở hầu hết các trường THPT trên địa bàn tỉnh Lào Cai, công tác chủ nhiệm lớp đã được coi trọng, chất lượng dội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp đã nâng lên, chất lượng giáo dục toàn diện học sinh tuy đã được nâng lên qua các năm song chưa vững chắc,vẫn còn biểu hiện cục bộ ở một bộ phận học sinh yếu về nhận thức, mơ hồ về lý tưởng và vi phạm đạo đức học sinh; cùng với đó là tính phức tạp của cơ chế kinh tế mở và các tác động của nền kinh tế thị trường đã tác động không nhỏ đến mọi mặt của đời sống và nhất là với quá trình giáo dục ở các nhà trường, Chính điều đó đòi hỏi các nhà -1-
  2. quản lí trường học phải tìm ra các biện pháp phù hợp nhằm phát huy cao nhất vai trò công tác chủ nhiệm lớp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn trên, tôi lựa chọn và nghiên cứu đề tài “ Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh thông qua công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT chuyên tỉnh Lào Cai”. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, đề xuất một số biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục học sinh ở trường THPT chuyên nói riêng và các trường THPT trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói chung . 2.T×nh h×nh nghiªn cøu. 2.1- Cơ sở lí luận. -Quản lý trường phổ thông nói chung và trường THPT nói riêng cần phải dựa trên cơ sở lý luận. Quản lý giáo dục là quản lý việc đào tạo con người, việc hình thành và hoàn thiện nhân cách, việc tái sản xuất nguồn lực người. - Đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ yếu quan trọng nhất trong tập thể sư phạm, làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục, là người quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường , trong đó đội ngũ giáo viên chủ nhiệm là người quản lý giáo dục toàn diện học sinh một lớp, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh. Đất nước phải có những người thầy giỏi về chuyên môn, tầm hiểu biết sâu rộng, có lương tâm, trách nhiệm và đầy tình yêu thương trẻ mới có thể có những học trò ngoan- giỏi . - Đội ngũ giáo viên là tập thể lao động sư phạm. Các nhà quản lý có trách nhiệm phát huy tiềm năng của từng giáo viên, tạo ra sức mạnh tổng hợp cho tập thể sư phạm nhà trường nhằm thực hiện tốt nhất mục tiêu và nhiệm vụ nhà trường. 2.2- Cơ sở thực tiễn Trong các nhà trường những năm gần đây, công tác chủ nhiệm lớp đã được coi trọng song vẫn có trình trạng trong nhận thức ở một số nhà quản lý coi công tác -2-
  3. chủ nhiệm lớp thuần tuý là công tác kiêm nhiệm ai làm cũng được hoặc cực đoan theo hướng giáo viên phải dạy giỏi mới chủ nhiệm giỏi. Thực trạng đội ngũ giáo viên nói chung và một bộ phận giáo viên chủ nhiệm lớp nói riêng còn hạn chế về năng lực quản lý học sinh, nghiệp vụ, kinh nghiệm , vốn hiểu biết và kỹ năng sống để có thể tự tin trong tổ chức, quản lý, giáo dục học sinh nhất là trong bối cảnh và yêu cầu đổi mới giáo dục và phát triển kinh tế- xã hội của đất nước trong thời kỳ mới với nền kinh tế thị trường, nền kinh tế tri thức. Trường THPT chuyên Lào Cai là được thành lập từ năm 2003, là một trường thuộc tỉnh đởng ở trung tâm Thành phố với đối tượng tuyển sinh trên địa bàn toàn tỉnh. Để có thể đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng giáo dục toàn diên mà trên hết là giáo dục nhân cách, đạo đức học sinh, nhà trường đã xác định việc xây dựng nền nếp, kỷ cương trường học và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp được coi là một trong những nhiệm vụ quan trong hàng đầu; với đội ngũ giáo viên chủ nhiệm nhiệt tình, tâm huyết với nghề nên công tác giáo viên chủ nhiệm của trường đã thu được thành tích nhất định, song hàng năm vẫn còn có giáo viên hạn chế về năng lực, phương pháp quản lý-giáo dục học sinh , còn có học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu , trung bình và đó là vấn để đòi hỏi Hiệu trưởng phải tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất để đảm bảo duy trì và nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện học sinh trong nhà trường. 3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 3.1- Mục đích nghiên cứu: Đề ra một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh thông qua công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT chuyên tỉnh Lào Cai. 3.2- Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT. Khảo sát thực trạng chất lượng công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT chuyên Lào Cai Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh thông qua công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT . -3-
  4. 4. Đối tượng và phạm vi Mét sè biÖn ph¸p qu¶n lý nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh thông qua công tác chủ nhiệm lớp ở tr−êng THPT chuyªn Lµo Cai nãi riªng vµ c¸c tr−êng THPT trªn ®Þa bµn tØnh Lµo Cai nãi chung tõ ®ã gãp phÇn n©ng cao chÊt l−îng toµn diÖn ®éi ngò nhµ gi¸o và chất lượng giáo dục toàn diện học sinh trong nhà trường. -4-
  5. PHẦN II: NỘI DUNG I- Thực trạng công tác giáo viên chủ nhiệm lớp của đơn vị 1. Thực trạng về qui mô số lượng lớp học và đội ngũ GVCN Bảng 1: Thực trạng về qui mô lớp, cơ cấu học sinh trường THPT chuyên Lào Cai các năm Năm học Tổng số TS lớp Nữ Dân tộc Con TB-LSỹ học sinh SL % SL % SL % 2008-2009 716 21 462 64,5 51 7,1 4 0,5 2009-2010 714 21 458 64,1 51 7,1 3 0,4 2010-2011 737 22 481 65,3 55 7,5 3 0,4 Trường được thành lập từ năm 2003 với qui mô ban đầu 392 học sinh biên chế 11 lớp, các năm tiếp theo qui mô trường lớp tăng nhanh cả về số lượng học sinh, số lớp chuyên và tổng số lớp. Từ năm học 2006-2007 đến nay qui mô học sinh tương đối ổn định với trên 700 học sinh biên chế ở 21 lớp trong đó có 18 lớp chuyên và 3 lớp không chuyên; riêng năm học 2010-2011 tuyển sinh mới 01 lớp chuyên Trung đưa tổng số học sinh toàn trường lên 737 và biên chế 22 lớp học. Với đối tượng tuyển sinh trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó số học sinh từ các huyện học tại trường chuyên chiếm khoảng 30% , số học sinh dân tộc chiếm trung bình trên 7% , tỷ lệ học sinh nữ chiếm tỉ lệ cao thường trên 64%; với đặc điểm qui mô và đối tượng học sinh như trên đòi hỏi nhà trường phải có biện pháp quản lý phù hợp nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện học sinh. Bảng 2: Thực trạng về qui mô, độ tuổi đội ngũ GVCN trường THPT chuyên Lào Cai các năm Năm học Số lương GVCN Cơ cấu GVCN phân theo độ tuổi (%) Nam Nữ Dưới 30 tuổi 30-40 tuổi Từ 41-50 Từ 51-55 tuổi tuổi 2008-2009 4 17 30,1 42,3 28,6 0 2009-2010 4 17 47,6 28,5 23,8 0 2010-2011 2 20 63,6 22,8 13,6 0 Số lượng đội ngũ giáo viên được tăng cường: Từ 25 cán bộ, giáo viên năm học đầu tiên, đến nay đã tăng lên 69. Trường có đội ngũ giáo viên khá trẻ với tuổi đời -5-
  6. bình quân dưới 40, trong đó hàng năm thường có từ 5-6 giáo viên đang trong thời gian tập sự, đó là những giáo viên mới ra trường đầy nhiệt huyết và niềm say mê nghề nghiệp, khao khát được phấn đấu khẳng định mình. Số giáo viên trên 40 tuổi chiếm tỉ lệ thấp (13,6%)song đều là những giáo viên trụ cột về chuyên môn, có năng lực và nghiệp vụ sư phạm vững vàng, có kinh nghiệm trong công tác quản lý học sinh, kinh nghiệm đó là lực lượng chủ yếu trong việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nhà trường. Hiệu trưởng đã chú trọng trong công tác chủ nhiệm lớp, với nhiệm vụ chính trị của đơn vị, dựa vào thực trạng đội ngũ, đặc điểm đối tượng học sinh để phân công GVCN song vẫn bộc lộ mặt hạn chế , bất cập đó là: Còn có sự mất cân đối khá lớn về cơ cấu GVCN theo giới và độ tuổi, số GVCN là nữ chiếm tỷ lệ cao (90%), số GVCN trẻ có tuổi đời dưới 30 tuổi được phân công đảm nhận công tác chủ nhiệm cũng chiếm tỉ lệ cao (63,6%), vì vậy nếu tiến tới sử dụng một cơ cấu GVCN hợp lý hơn sẽ đem lại hiệu quả giáo dục học sinh cao hơn. 2.Thực trạng về chất lượng đạo đức học sinh và chất lượng đội ngũ GVCN Bảng 3: Thực trạng về chất lượng giáo dục học sinh trường THPT chuyên lào Cai các năm Năm học Tổng Xếp loại hạnh kiểm (%) Xếp loại học lực(%) số Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu 2008-2009 716 90,6 8,6 0,8 0 25,4 73,1 1,5 0 2009-2010 714 84,5 14,2 0,4 0,9 24,9 70,3 4,8 0 2010-2011 (HK I) 737 85,0 14,4 0 0,6 24,6 65,9 9,3 0,2 Với sự chỉ đạo sát sao, trực tiếp của Sở GD&ĐT đối với nhà trường ở mọi lĩnh vực công tác, với sự chủ động, quyết tâm của lãnh đạo nhà trường, sự nhiệt tình, tâm huyết của đội ngũ giáo viên nói chung và nhất là đội ngũ GVCN, những năm qua nhà trường đã đạt được những thành tích nhất định trong việc duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh : Tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm khá, tốt luôn ở mức cao trên 99%; tỉ lệ học sinh xếp loại học lực khá, giỏi đạt trên 95% (riêng học kỳ I năm học 2010-2011 là 90,5%). Số học sinh tham gia và đạt giải -6-
  7. trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp tăng qua các năm, năm 2010-2011 có học sinh đạt giải cấp tỉnh và 21 giải Quốc gia, 29 giải khu vực Duyên hải Bắc bộ. Mặt tồn tại thể hiện ở kết quả tu dưỡng, rèn luyện của một số học sinh còn yếu, còn học sinh vi phạm nội qui, qui định phải xử lý kỉ luật, còn một bộ phận nhỏ học sinh năng lực học tập yếu phải chuyển lớp, chuyển trường, đó là thực trạng thường ít có ở các trường THPT chuyên khác đòi hỏi nhà trường phải tìm ra biện pháp để khắc phục tồn tại tiến tới đạt mục tiêu 100% học sinh xếp loại hạnh kiểm và học lực từ khá trở lên, phù hợp với yêu cầu của đề án phát triển hệ thống trường THPT chuyên trong giai đoạn mới. Bảng 4: Thực trạng về cơ cấu chất lượng đội ngũ GVCN lớp trường THPT chuyên Lào Cai Năm học Số Trình độ chính trị(%) Trình độ CM (%) Trình độ QL (%) lượng Sơ cấp Trung Cao CĐ ĐH Trên Chưa Đã qua GVCN cấp cấp ĐH qua ĐT ĐT 2008-2009 21 100 0 0 0 85,7 14,3 100 0 2009-2010 21 100 0 0 0 85,7 14,3 100 0 2010-2011 22 100 0 0 0 86,3 13,7 100 0 Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt và có niềm đam mê , nhiệt huyết với nghề, ham học hỏi và hết lòng với học trò, nhiều GVCN đã tạo được sự tin tưởng và quí trọng của học sinh, gia đình và xã hội, kết quả hàng năm đã xuất hiện nhiều tập thể học sinh xuất sắc với thành ticvhs cao trong các hoạt động giáo dục. Về trình độ đào tạo 100% GVCN có trình độ từ đạt chuẩn trở lên , trong đó bình quân 14 % GVCN đạt trên chuẩn . Về năng lực chuyên môn, quản lý và nghiệp vụ sư phạm: Số giáo viên giỏi vừa giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ giàu kinh nghiệm trong giảng dạy và kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm, quản lý học sinh đẫ tăng lên qua các năm Bên cạnh việc đầu tư cho chuyên môn sâu nhiều giáo viên chủ nhiệm còn tich cực tự học ngoại ngữ, tin học để có thể thích ứng được trước những yêu cầu mới trong giáo dục học sinh của thời kì hội nhập. -7-
  8. - Mặt tồn tai thể hiện rõ trong cơ cấu chất lượng đội ngũ đó là 100% GVCN mới ở trình độ chính trị sơ cấp và chưa qua các lớp bồi dưỡng lý luận quản lý bởi mỗi GVCN là người quản lý giáo dục toàn diện học sinh một lớp; số GVCN trẻ tuy không thiếu nhiệt tình và trách nhiệm nhưng chưa đủ độ chín để tập hợp sức mạnh tập thể học sinh một lớp. Một số giáo viên trẻ thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy, thiếu hụt kiến thức về văn hoá, xã hội và lĩnh vực khác vì vậy khả năng thuyết phục học sinh có hạn chế. 3. Thực trạng các biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở đơn vị 3.1. Những điểm nổi bật trong quản lý Hiệu trưởng nhà trường coi trọng và duy trì công tác giáo dục nhận thức về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của GVCN cho đội ngũ giáo viên trong đơn vị; tiến hành đánh giá, phân loại đội ngũ giáo viên hàng năm trên cơ sở đó lựa chọn phân công GVCN phù hợp; lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với GVCN lớp; công tác chủ nhiệm lớp được đưa vào đánh giá thi đua-khen thưởng giáo viên hàng năm. Duy trì và thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường - GVCN lớp- Cha mẹ học sinh trong việc phối kết hợp quản lý, giáo dục đạo đức học sinh. 3.2. Những tồn tại, hạn chế trong quản lý Hiệu trưởng tuy đã chủ động trong việc tuyển chọn, sắp xếp phân công nhiệm vụ cho giáo viên trước khi bắt đầu năm học song việc lựa chọn, bổ nhiệm GVCN các lớp vẫn còn biểu hiện rơi vào tình trạng lúng túng, một số lớp không ổn định về GVCN, vì các lý do khác nhau nên vẫn có lớp phải thay đổi GVCN trong một năm học hoặc cá biệt có khoá học bổ nhiệm lại tới 3-4 GVCN ở một lớp học. Hiệu quả của biện pháp giáo dục nhận thức về vài trò, nhiệm vụ, quyền của GVCN chưa được cao như mong muốn, vẫn còn có bộ phận GVCN chỉ chú trọng về chuyên môn, coi việc chủ nhiệm lớp ai làm cũng được vì học sinh THPT đã lớn hoặc ngược lại coi làm chủ nhiệm lớp là công việc khó nhọc, vất vả, mất nhiều thời gian, ít quyền lợi…việc tồn tại nhận thức đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng giáo dục học sinh. -8-
  9. Việc tuyên truyền, giáo dục cho học sinh nhận thức đầy đủ , biết tri ân về người thầy chủ nhiệm tuy đã thực hiện song chưa thường xuyên, chưa đủ thấm đối với học trò. Việc thực hiện đãi ngộ đối với GVCN còn khiêm tốn, chủ yếu về mặt tinh thần chưa đủ mạnh kích thích giáo viên phấn đấu trở thành GVCN giỏi. II- Đề xuất một số giải pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức học sinh trong trường THPT. 1- Biện pháp 1: Tăng cường bồi dưỡng nâng cao nhận thức chính trị , đạo đức và lý tưởng nghề nghiệp cho giáo viên Với đặc điểm lao động sư phạm của giáo viên đó là: Vừa là nhà sư phạm, vừa là nhà tổ chức, vừa tham gia các hoạt động chính trị xã hội; phương tiện lao động của giáo viên là phẩm chất, nhân cách và trí tuệ của chính giáo viên, do đó người giáo viên phải được bồi dưỡng nâng cao trình độ toàn diện, vì vậy đây được coi là biện pháp mở đường cho các biện pháp khác. Nội dung chính Tập trung bồi dưỡng nâng cao nhận thức chính trị cho giáo viên nhằm nâng cao nhận thức về thế giới quan, nhân sinh quan của người giáo viên, tạo sức mạnh, niềm tin và có thái độ tích cực và khả năng thích ứng về mọi mặt của đời sống xã hội trong thời kì đổi mới. Giáo dục về nhận thức nghề nghiệp, vị trí và trách nhiệm của người thầy đặc biệt là thầy chủ nhiệm trước học sinh, trước xã hội, khơi dậy sự tự tôn, tự trọng nghề nghiệp trong mỗi cá nhân từ đó tạo động lực vươn lên trong học tập, trong nghiên cứu khám phá thế giới xung quanh, nâng tầm hiểu biết giúp mỗi giáo viên có đủ tự tin, đủ kiến thức cơ bản, đủ đam mê nghề để có thể chủ động tiếp cận trước các vấn đề của giáo dục và thời đai, nhất là với đặc điểm của trường chuyên có nhiều học sinh có năng lực học tập khá, giỏi, ham học hỏi và có nhu cầu hiểu biết rộng bên cạnh đó là một bộ phận nhỏ học sinh chưa chăm ngoan dễ bị tác động bởi các yếu tố ngoại cảnh của xã hội. -9-
  10. 2. Biện pháp 2: Nâng cao nhận thức về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của GVCN lớp ở trường THPT Biện pháp này nhằm tác động làm thay đổi cách nhìn, cách đánh giá, nâng cao nhận thức của các lực lượng tham gia giáo dục về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của GVCN trong trường phổ thông. Nội dung chính: - Hiệu trưởng và tập thể ban lãnh đạo nhà trường phải thống nhất nhận thức về vị trí, vai trò của công tác chủ nhiệm trong thực hiện các mục tiêu giáo dục của nhà trường, từ đó mới có thể chỉ đạo , quản lý, sử dụng đội ngũ GVCN phù hợp, hiệu quả bởi trong thực tế vẫn có những hiệu trưởng nhận thức về chức danh chủ nhiệm lớp chưa tương xứng với tầm quan trong của nó, thường coi trọng giáo viên giỏi về chuyên môn, có thể một giáo viên dạy giỏi thường làm công tác chủ nhiệm giỏi song cũng không phải khi nào cũng đúng như vậy. - Hiệu trưởng bằng phương pháp tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục giúp giáo viên chủ nhiệm nhận thức rõ về vai trò, chức năng và nhiệm vụ của mình trong nhà trường, giúp họ hiểu được trên cơ sở hiểu và làm tốt các vai trò, chức năng đó thì họ có thể là người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của người thầy. - Nội dung này hiệu trưởng có thể thực hiện với nhiều hình thức linh hoạt, phong phú thông qua các hội thảo, các Hội nghị, các buổi sinh hoạt về công tác chủ nhiệm, xây dựng tủ sách quản lý, tạo điều kiện cho và hướng dẫn GVCN được tiếp xúc, trình bày, trao đổi kinh nghiệm trước đồng nghiệp, trước phụ huynh học sinh về các vấn đề liên quan đến công việc của họ, qua đó cần khảng định: GVCN có chức năng là người quản lý giáo dục toàn diện học sinh một lớp, tổ chức tập thể học sinh hoạt động tự quản nhằm phát huy tiềm năng tích cực của mọi học sinh; là cầu nối giữa tập thể học sinh với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường, là người đánh giá khách quan kết quả rèn luyện của mỗi học sinh và phong trào chung của lớp. Để thực hiện chức năng trên, GVCN có nhiệm vụ nắm vững mục tiêu ,chương trình dạy học của lớp, trường; tìm hiểu nắm vững cơ cấu tổ chức của trường; người GVCN phải tự hoàn thiện phẩm chất, nhân cách - 10 -
  11. của người thầy giáo, không ngừng học tập nâng cao năng lực chuyên môn trở thành người thày vừa có tài vừa có tâm trong lòng mỗi học sinh.; 3. Biện pháp 3: Rà soát hàng năm về khả năng cá nhân và năng lực đội ngũ giáo viên làm cơ sở cho bổ nhiệm và dự báo bổ nhiệm GVCN lớp. Hiệu trưởng xây dựng và thống nhất được các tiêu chuẩn cần có ở một GVCN lớp nói chung trong đó có GVCN các lớp chuyên và lớp không chuyên, thực hiện rà soát, đánh giá khả năng cá nhân và năng lực đội ngũ để chủ động trong bổ nhiệm và dự báo nguồn giáo viên làm công tác chủ nhiệm hàng năm của đơn vị. Nội dung chính: Hiệu trưởng căn cứ vào các tiêu chuẩn, qui định để tuyển chọn những giáo viên có phẩm chất, tư cách tốt, say mê, tâm huyết với nghề, với công tác chủ nhiệm, có năng lực, trình độ và khả năng quản lý học sinh để bổ nhiệm giáo viên chủ nhiệm vào các lớp một cách phù hợp với tình hình thực tiễn của nhà trường. Việc bổ nhiệm giáo viên chủ nhiệm lớp phải được thực hiện sớm trước khi chính thức khai giảng năm học và đảm bảo tính ổn định về GVCN ở mỗi lớp trong suốt năm học và trong một khoá học; trong một lớp học càn hạn chế việc thay đổi nhiều GVCN bởi do đặc thù của đối tượng học sinh, của tâm lý lứa tuổi để có thể giáo dục học sinh có kết quả tốt thì người GVCN phải hiểu các em một cách đúng đắn, đầy đủ và cụ thể về mọi mặt như: Hoàn cảnh sống, những đặc điểm về thể chất, tâm, sinh lí, nắm được tính cách và hành vi đạo đức của từng học sinh… điều này đòi hỏi phải có một quá trình tìm hiểu, theo dõi, giáo dục trong suốt thời gian các em học trong trường. Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả công tác chủ nhiệm hàng kỳ, hàng năm làm cơ sở cho việc có thể điều chỉnh bổ nhiệm trong trường hợp thật cần thiết) để đảm bảo chất lượng và hiệu qảu giáo dục HS. 4. Biện pháp 4: Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý học sinh lớp chủ nhiệm và năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. Việc bồi dưỡng năng lực quản lý học sinh lớp chủ nhiệm cho đội ngũ GVCN là trang bị về cơ sở lý luận, kiến thức, truyền thụ kinh nghiệm, hình thành kỹ năng - 11 -
  12. trong công tác quản lý cho mỗi giáo viên chủ nhiệm. Trong thực tế hiện nay ở hầu hết các trường học, đội ngũ GVCN chưa được đào tạo bài bản; muốn thực hiện chức năng quản lý giáo dục toàn diện; GVCN phải có những tri thức cơ bản về tâm lý học, giáo dục học và các kỹ năng sư phạm như kỹ năng tiếp cận đối tượng, kỹ năng đánh giá, kỹ năng lập kế hoạch và có nhạy cảm sư phạm để có dự đoán đúng, chính xác sự phát triển nhân cách của học sinh,định hướng giúp học sinh tự hoàn thiện về mọi mặt. Nội dung chính: - Bồi dưỡng nâng cao năng lực kế hoạch hoá trong đó bao hàm những kỹ năng xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp cho đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm: Chủ nhiệm lớp là người chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về lớp và các thành viên trong lớp chủ nhiệm vì vậy GVCN phải nắm vững mục tiêu của cấp học, của nhà trường và của lớp,chương trình giảng dạy và kế hoạch năm học của nhà trường; nắm được cơ cấu tổ chức của nhà trường và đặc biệt nghiên cứu nắm vững đặc điểm của đối tượng học sinh lớp chủ nhiệm để lập kế hoạch chủ nhiệm một cách khoa học, phù hợp và có tính khả thi cao trong thực hiện. - Bồi dưỡng những kỹ năng, kiến thức về công tác chủ nhiệm lớp : Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, người GVCN phải thực hiện tốt các nội dung sau: + Tìm hiểu, phân loại học sinh lớp chủ nhiệm trên cơ sở giáo viên nắm được hoàn cảnh sống , đặc điểm về thể chất, tâm, sinh lý, tính cách, những hành vi đạo đức của từng học sinh. +Xây dựng được tập thể học sinh lớp chủ nhiệm, trước hết là kiện toàn bộ máy tự quản của lớp và qui định rõ chức năng, nhiệm vụ và hướng dẫn ghi chép đối với mỗi cán bộ tự quản đồng thời có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tự quản. + Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục toàn diện: Giáo dục đạo đức, pháp luật, tổ chức hoạt động học tập, lao động hướng nghiệp, văn hoá-văn nghệ- thể dục thể thao cho học sinh. - 12 -
  13. + Liên kết với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục học sinh: Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với giáo viên bộ môn, đoàn thanh niên, với gia đình, địa phương và các tổ chức xã hội khác …để có biện pháp giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm một cách phù hợp và hiệu quả. + Đánh giá kết quả giáo dục học sinh: Giáo viên cần tổ chức học sinh tham gia vào quá trình học sinh tự đánh giá kết hợp với đánh giá sẽ giúp các em tự điều chỉnh thái độ, hành vi của mình qua đó rèn luyện cho học sinh năng lực tự hoàn thiện nhân cách. Cách thực hiện : Bằng nhiều hình thức, bằng nhiều con đường để triển khai hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực chủ nhiệm cho đội ngũ, trong điều kiện cụ thể hiện nay ở các nhà trường, mỗi giáo viên đều có thể chủ động vào tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nhằm hướng tới người giáo viên chủ nhiệm biết tự hoàn thiện phẩm chất, nhân cách của người thầy giáo, cụ thể là: Sở GD&ĐT có kế hoạch mở các Hội nghị, hội thảo về công tác chủ nhiệm hàng năm, giới thiệu các điển hình về giáo viên chủ nhiệm giỏi, tổ chức thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp tỉnh… giúp mỗi giáo viên có thể trau dồi, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp. Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm và duy trì chế độ sinh hoạt GVCN hàng tháng theo qui định (1lần/tháng) với các nội dung, chủ đề phù hợp.; tổ chức Hội thảo về công tác chủ nhiệm hàng năm tại đơn vị. Tổ chức kháo sát hoặc thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường theo định kỳ; tổ chức cho giáo viên chủ nhiệm đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm quản lý học sinh ở các trường THPT khác. - Bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm được coi là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng đối với mỗi giáo viên chủ nhiệm bởi đứng trước những đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục trong điều kiện nền kinh tế tri thức thì trong mỗi học trò đều kỳ vọng ở người thầy chủ nhiệm của lớp mình là người vừa có tâm vừa có tài. Hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên hàng năm, một giai đoan. Mỗi giáo viên cần có kế hoạch tự bồi dưỡng - 13 -
  14. chuyên môn sâu và ở tất cả các lĩnh vực tri thức, phương pháp giáo dục. Khi mỗi giáo viên vừa được trang bị kỹ năng sống- vừa là giáo viên chủ nhiệm giỏi - vừa là giáo viên dạy giỏi thì hiệu quả giáo dục toàn diện HS sẽ đạt cao nhất. 5. Biện pháp 5: Xây dựng và thực hiện chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ GVCN Việc xây dựng và thực hiện được một số chế độ đãi ngộ đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp nhằm tạo thêm động lực làm việc, khích lệ thêm niềm say mê , tận tuỵ với nghề của giáo viên. Nội dung chính: - Thực hiện và đảm bảo về định mức làm việc theo qui định đồng thời xây dựng chế độ đãi ngộ đội ngũ GVCN bằng chính sách tiền lương, thăng tiến, đào tạo và phúc lợi để khích lệ giáo viên tận tâm với công việc. - Tổ chức và nâng cao hiệu quả của hoạt động tham quan, giao lưu học hỏi kinh nghiệm quản lý học sinh với các trường học trong và ngoài nước nhằm giúp các GVCN vừa trao đổi, học hỏi kinh nghiệm giảng dạy, kinh nghiệm quản lý học sinh , vừa tăng mối quan hệ hiểu biết lẫn nhau về nhiều mặt giũa các trường và giữa các giáo viên chủ nhiệm, qua con đường này góp phần thay đổi nhận thức, trau dồi thêm vốn hiểu biết và kinh nghiệm quản lý học sinh lớp chủ nhiệm cho giáo viên đồng thời cũng thể hiện sự đãi ngộ đối với GVCN. - Đưa hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp là tiêu chí quan trọng trong bình xét các danh hiệu thi đua giáo viên hàng năm; có chế độ đãi ngộ riêng đối với GVCN lớp có chất lượng giáo dục toàn diện học sinh cao. Cả 5 biện pháp quản lý được đề xuất trên tuy có tính độc lập tương đối ở mỗi biện pháp nhưng giữa chúng lại có mối quan hệ ràng buộc và chi phối lẫn nhau; biện pháp này có thể là cơ sở hoặc là kết quả kiểm chứng cho thực hiện các biện pháp tiếp theo và dù có nói đến biện pháp nào thì cũng được xây dựng trên cơ sở cùng đối tượng giáo dục và hướng tới cùng mục đích chung là nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục toàn diện học sinh trong các trường THPT . - 14 -
  15. PHẦN III: KẾT LUẬN Đây là một đề tài có phạm vi nghiên cứu rộng, liên quan đến tất cả các cấp học và liên quan đến nhiều lực lượng tham gia giáo dục, trong bài này đề tài chỉ xin phép đề cập trong giới hạn ở cấp THPT trên cơ sở thực tiễn trường THPT chuyên Lào Cai. Mặc dù đề tài đã đề xuất được 5 biện pháp quản lí công tác chủ nhiệm như đã nêu trên, nhưng vẫn còn những biện pháp khác chưa có điều kiện đề cập tới, đó chính là phương hướng tiếp tục nghiên cứu của đề tài trong những năm tiếp theo. Qua 3 năm áp dụng các biện pháp trên ( từ năm học 2007-2008), chất lượng toàn diện của đội ngũ giáo viên nói chung và nhất là chất lượng đội ngũ GVCN của trường đã nâng lên rất rõ , nhiều giáo viên chủ nhiệm đã rất thành công trong công tác chủ nhiệm lớp, số lượng tập thể học sinh xuất sắc tăng qua các năm, chất lượng giáo dục toàn diện học sinh của nhà trường đạt ở mức cao so với các trường THPT trong khu vực và cả nước. Phạm vi áp dụng: Đề tài có thể áp dụng vào công tác quản lý của Hiệu trưởng các trường THPT trong tỉnh, các biện pháp cần được vận dụng một cách linh hoạt, tuỳ theo điều kiện cụ thể và ở những thời điểm khác nhau thì vị trí, tầm quan trong của mỗi biện pháp có thể khác nhau trên cơ sở thống nhất về nhận thức và quản điểm quản lý giáo dục. Năm học 2010-2011 là năm học thứ 8 của nhà trường, sau một số năm được làm công tác quản lý tại trường, tôi tự nhận thấy đối với một trường chuyên của một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, khi đứng trước những yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp phát triển giáo dục trong thời kì CNH-HĐH đát nước và hội nhập Quốc tế thì nhiệm vụ đặt ra cho các nhà quản lý và giáo viên nhà trường ngày càng nặng nề hơn, đòi hỏi người quản lý phải luôn cải tiến phương pháp chỉ đạo mọi hoạt động của nhà trường, tìm ra được những biện pháp quản lý thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trong đó quan trọng nhất là quản lý, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng toàn diên đội ngũ nhà giáo trong đó có đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp, coi đó là điểm mấu chốt để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học - 15 -
  16. sinh, đào tạo ra những thế hệ trò giỏi, có ước mơ, hoài bão và kỹ năng sống, tạo dựng uy tín của nhà trường trong xã hội, góp phần vào sự phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo của địa phương và đất nước. Phần IV : DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Điều lệ trường THCS,THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học. Qui chế trường THPT chuyên 2. Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà trường.NXB Chính trị QG.Hà Nội 2007. 3. Cẩm nang nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo viên. NXB Chính trị QG. Hà Nội 2007 4. Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông. Nhà xuất bản Giáo dục 5. Một số văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT Lào Cai. 6. Báo cáo đánh giá tổng kết công tác chủ nhiệm lớp hàng năm của nhà trường. ------------------------- Lào Cai, tháng 3 năm 2011 - 16 -
  17. - 17 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2