intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Một số biện pháp quản lý các lớp LKĐT ở Trung tâm GDTX-HN tỉnh

Chia sẻ: Trần Văn Gan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

56
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu đề tài là lý luận và thực trạng công tác quản lý LKĐT ở Trung tâm GDTX-HN tỉnh đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường quản lý các lớp LKĐT và nâng cao chất lượng đào tạo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Một số biện pháp quản lý các lớp LKĐT ở Trung tâm GDTX-HN tỉnh

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT<br /> <br /> <br /> TT Tên danh mục viết tắt Kí hiệu viết tắt Ghi chú<br /> <br /> 1 Giáo dục thường xuyên GDTX<br /> <br /> 2 Giáo dục thường xuyên - hướng GDTX-HN<br /> nghiệp<br /> <br /> 3 Liên kết đào tạo LKĐT<br /> <br /> 4 Học viên HV<br /> <br /> 5 Cán bộ, giáo viên, nhân viên CB,GV,NV<br /> <br /> 6 Cán bộ quản lý CBQL<br /> <br /> 7 Giáo viên chủ nhiệm GVCN<br /> <br /> 8 Trung học cơ sở THCS<br /> <br /> 9 Ủy ban Nhân dân UBND<br /> <br /> 10 Giáo dục và đào tạo GD&ĐT<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu<br /> MỞ ĐẦU<br /> <br /> I. Lý do chọn đề tài<br /> Giáo dục là vấn đề quan tâm của mọi quốc gia, mọi dân tộc. Một xã hội<br /> muốn phát triển đòi hỏi phải coi trọng giáo dục vì giáo dục có tác động tới tất cả<br /> các lĩnh vực của đời sống; đặc biệt giáo dục gắn với hình thành và phát triển con<br /> người, động lực của mọi sự phát triển kinh tế xã hội. Sự nghiệp đổi mới và công<br /> nghiệp hóa, hiện đại hóa mà Việt Nam đang tiến hành trong điều kiện mới có<br /> thành công hay không phụ thuộc hoàn toàn vào sức sáng tạo nguồn nhân lực<br /> Việt Nam.<br /> Chính vậy, Đại hội Đại biểu đảng bộ tỉnh Lai Châu lần thứ XII, nhiệm kỳ<br /> 2010-2015 đã thông qua bốn chương trình trọng điểm trong đó đặc biệt quan<br /> tâm việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.<br /> Lai Châu là một tỉnh miền núi biên giới, nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam có<br /> diện tích tự nhiên 9.067,87 km2, dân số hơn 382.436 người vào năm 2010 với trên<br /> 85% là đồng bào dân tộc thiểu số. Do đó việc nâng cao chất lượng và trình độ của<br /> nguồn nhân lực đang là vấn đề cần thiết hiện nay đối với Lai Châu.<br /> Thực hiện Quyết định số 1636/QĐ-UBND ngày 29/12/2011 của Ủy ban<br /> Nhân dân (UBND) tỉnh Lai Châu về quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh<br /> đến năm 2020, chú trọng công tác đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực chất lượng<br /> cao cho tỉnh. Trên tinh thần đó Nghị quyết của Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai<br /> Châu năm học 2012-2013 đã khẳng định mục tiêu công tác liên kết đào tạo<br /> (LKĐT) là: “Mở rộng các hình thức LKĐT, nâng cao chất lượng đào tạo”<br /> Trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013 của Giám đốc<br /> Sở Giáo dục và Đào tạo Lai Châu, phòng GDTX-CN Sở đã nêu rõ mục tiêu chất<br /> lượng đối với công tác giáo dục chuyên nghiệp đó là: “Chỉ đạo có hiệu quả công<br /> tác LKĐT đối với các cơ sở có chức năng liên kết”<br /> Trong những năm vừa qua dưới sự lãnh đạo của ban giám đốc Trung tâm<br /> GDTX-HN tỉnh, bản thân tôi trực tiếp lãnh đạo công tác LKĐT tuy đã đạt kết<br /> quả nhất định góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương, nâng cao chất<br /> lượng và chuẩn hóa đội ngũ; tạo cơ hội học tập cho nhiều người và xây dựng xã<br /> Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu 2<br /> hội học tập; nhưng kết quả đó còn khiêm tốn chất lượng đào tạo chưa đáp ứng<br /> được mục tiêu đào tạo, còn hiện tượng học viên (HV) vi phạm nội quy học tập<br /> Xuất phát từ thực trạng nói trên, việc quản lý các lớp LKĐT ở Trung tâm<br /> GDTX-HN tỉnh với biện pháp phù hợp là vấn đề thiết thực và cấp bách. Chính<br /> vì vậy bản thân tôi quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp quản lý các lớp<br /> LKĐT ở Trung tâm GDTX-HN tỉnh” với mong muốn đóng góp một phần nhỏ<br /> kinh nghiệm bản thân vào việc nâng cao hiệu quả quản lý các lớp LKĐT ở<br /> Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả<br /> đào tạo.<br /> II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu<br /> 1. Phạm vi nghiên cứu<br /> Đề tài giới hạn trong phạm vi nghiên cứu một số biện pháp quản lý các<br /> lớp LKĐT ở Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu năm học 2012-2013<br /> 2. Đối tượng nghiên cứu<br /> Một số biện pháp quản lý các lớp LKĐT ở Trung tâm GDTX-HN tỉnh<br /> Lai Châu<br /> III. Mục đích nghiên cứu<br /> Nghiên cứu lý luận và thực trạng công tác quản lý LKĐT ở Trung tâm<br /> GDTX-HN tỉnh đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường quản lý các lớp<br /> LKĐT và nâng cao chất lượng đào tạo<br /> IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu<br /> Đề tài nghiên cứu, phân tích chỉ ra thực trạng quản lý các lớp LKĐT hiện<br /> nay ở Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu<br /> Từ trước ở Trung tâm chưa có đề tài nghiên cứu về công tác quản lý<br /> các lớp liên kết đào tạo. Do đó, đề tài đã đóng góp một số biện pháp quản lý<br /> các lớp LKĐT ở Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu nhằm nâng cao hiệu<br /> quả quản lý công tác liên kết đào tạo và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực<br /> địa phương.<br /> *<br /> <br /> * *<br /> Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu 3<br /> Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ<br /> LIÊN KẾT ĐÀO TẠO Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN<br /> <br /> I. Một số khái niệm cơ bản<br /> 1. Quản lý<br /> Quản lý là một hoạt động lao động tất yếu trong quá trình phát triển của<br /> xã hội loài người, nó được bắt nguồn và gắn chặt với sự phân công và hợp tác<br /> lao động. Sự cần thiết của hoạt động quản lý đã được C.Mác khẳng định bằng ý<br /> tưởng độc đáo và đầy sức thuyết phục: “Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều<br /> khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”<br /> Quản lý gắn liền với cuộc sống và hoạt động của con người, vì thế nó rất<br /> đa dạng và phức tạp. Một số định nghĩa về quản lý như sau:<br /> Theo tác giả Vũ Ngọc Hải: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng<br /> đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra”<br /> Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Hoạt động quản lý bao gồm hai quá trình<br /> tích hợp vào nhau, quá trình “quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn để duy trì tổ chức ở<br /> trạng thái ổn định, quá trình “lý” gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới đưa hệ vào<br /> phát triển”.<br /> Theo tác giả Phạm Khắc Chương: “Quản lý là một khái niệm ghép “Quản”<br /> có hàm nghĩa rất phong phú: cai quản, thống trị, giữ gìn, theo dõi… Theo góc độ<br /> điều khiển, “quản” có thể hiểu là lái, điều khiển, chỉ huy, kiểm soát…Do đó,<br /> trong đời sống xã hội ngày càng phát sinh những khái niệm liên quan đến từ<br /> “quản” như quản giáo, quản thúc, quản tượng, quản gia, quản trị; “lý” theo hàm<br /> nghĩa là khoa học, khách quan nâng cao hiệu quả hoạt động “quản”.<br /> Với cách hiểu quản lý là quản lý tổ chức của con người, hoạt động của<br /> con người, tác giả Bùi Văn Quân định nghĩa khái niệm quản lý như sau: “quản<br /> lý là quá trình tiến hành những hoạt động khai thác, lựa chọn, tổ chức và thực<br /> hiện các nguồn lực, các tác động của chủ thể quản lý theo kế hoạch chủ động và<br /> phù hợp với quy luật khách quan để gây ảnh hưởng đến đối tượng quản lý nhằm<br /> tạo ra sự thay đổi hay tạo ra hiệu quả cần thiết vì sự tồn tại (duy trì), ổn định và<br /> phát triển của tổ chức trong một môi trường luôn biến động”<br /> Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu 4<br /> Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn có thể định nghĩa khái niệm quản lý<br /> như sau: Quản lý là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức của chủ thể quản<br /> lý lên khách thể quản lý bằng việc vận dụng các chức năng và phương tiện quản<br /> lý, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, tiềm năng và cơ hội của tổ<br /> chức để đạt được mục tiêu đề ra<br /> 2. Quản lý giáo dục<br /> Có thể xem khái niệm quản lý giáo dục theo 2 cấp độ: Quản lý hệ thống<br /> giáo dục và quản lý trường học<br /> Ở cấp độ quản lý hệ thống giáo dục: Quản lý giáo dục là những tác động<br /> có hệ thống, có ý thức, hợp quy luật của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau<br /> đến tất cả các mắt xích của hệ thống giáo dục nhằm đảm bảo cho hệ thống giáo<br /> dục vận hành bình thường và liên tục phát triển, mở rộng cả về số lượng cũng<br /> như chất lượng<br /> Ở cấp độ quản lý trường học: Quản lý giáo dục là hệ thống những tác<br /> động có chủ đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến tập thể giáo<br /> viên, nhân viên, người học, cha mẹ người học và các lực lượng xã hội trong và<br /> ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục.<br /> 3. Quản lý Trung tâm GDTX<br /> Trung tâm GDTX là môi trường học tập. Đó là dấu hiệu đặc trưng nổi<br /> bật nhất của Trung tâm GDTX. Không xây dựng được môi trường học tập thì<br /> không còn là Trung tâm GDTX nữa. Đây là trách nhiệm của tất cả các chủ thể<br /> trong Trung tâm GDTX để tồn tại và phát triển. Trung tâm GDTX là một<br /> cộng đồng học tập không chỉ đối với học viên, học sinh mà còn đối với cả<br /> giám đốc và giáo viên. Do đó, bản chất Trung tâm GDTX thể hiện ở ba khía<br /> cạnh: một là, bản chất sư phạm; hai là, bản chất xã hội; ba là, bản chất giai cấp.<br /> Có thể hiểu rằng: Quản lý Trung tâm GDTX là hệ thống tác động có mục<br /> đích, có tổ chức của giám đốc Trung tâm GDTX đến con người (Giáo viên, cán<br /> bộ, nhân viên, học viên) và các nguồn lực khác (cơ sở vật chất, tài chính, thông<br /> tin) hợp quy luật (quy luật quản lý, quy luật giáo dục, quy luật kinh tế, quy luật<br /> xã hội…) bằng việc vận dụng các chức năng và phương tiện quản lý, nhằm sử<br /> <br /> Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu 5<br /> dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, tiềm năng và cơ hội của Trung tâm GDTX<br /> để đạt được mục tiêu đề ra.<br /> 4. Đào tạo, liên kết đào tạo<br /> Đào tạo đề cập đến dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay kiến thức<br /> liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh hội và nắm vững những tri<br /> thức, kỹ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích<br /> nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được một công việc nhất định<br /> Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: Đào tạo là quá trình tác động đến một<br /> con người nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ<br /> xảo một cách hệ thống nhằm chuẩn bị thích nghi với cuộc sống và khả năng<br /> nhận một sự phân công nhất định góp phần của mình vào việc phát triển xã hội,<br /> duy trì và phát triển nền văn minh của loài người.<br /> Trong đào tạo LKĐT là hình thức phối hợp, hỗ trợ, tạo sự gắn bó chặt chẽ<br /> với nhau giữa các cơ sở đào tạo hoặc giữa các cơ sở đào tạo với các đối tác khác<br /> nhau nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của cơ sở đào tạo.<br /> Theo Quyết định số 42/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28/7/2008 của Bộ trưởng<br /> Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) LKĐT được hiểu là sự hợp tác giữa các bên<br /> để tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo cấp bằng tốt nghiệp trung cấp<br /> chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học<br /> Mục đích của hoạt động LKĐT nhằm thực hiện chủ trương đào tạo theo<br /> nhu cầu xã hội; huy động tiềm năng của các trường nhằm đào tạo nguồn nhân<br /> lực tại chỗ cho địa phương; tạo cơ hội học tập cho nhiều người trên cơ sở đảm<br /> bảo chất lượng, hiệu quả giáo dục, góp phần thực hiện mục tiêu công bằng và xã<br /> hội hóa giáo dục<br /> II. Nội dung quản lý liên kết đào tạo<br /> Quyết định số 42/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28/7/2008 của Bộ trưởng Bộ<br /> Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quy định về LKĐT trình độ trung cấp chuyên<br /> nghiệp, cao đẳng, đại học quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của các bên<br /> tham gia LKĐT như sau:<br /> 1. Quyền của các bên tham gia liên kết<br /> <br /> Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu 6<br /> Thứ nhất, chủ động điều tra nhu cầu về nguồn nhân lực của thị trường lao<br /> động, nhu cầu được đào tạo của người học và được tìm hiểu, lựa chọn đối tác để<br /> LKĐT nếu đủ các điều kiện quy định<br /> Thứ hai, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, chấp thuận việc<br /> LKĐT, nếu có đủ các điều kiện quy định<br /> Thứ ba, thống nhất mức thu lệ phí tuyển sinh, học phí, tài liệu, giáo trình<br /> và phí bảo hiểm (tự nguyện) theo quy định về bảo hiểm<br /> Thứ tư, chủ động và trực tiếp ký hợp đồng LKĐT không thông qua bất kỳ<br /> một đối tác trung gian nào khác<br /> Thứ năm, đơn vị chủ trì đào tạo được hoàn toàn chủ động trong việc<br /> tổ chức quá trình đào tạo gồm: xây dựng chương trình, chuẩn bị các điều<br /> kiện đảm bảo chất lượng đào tạo (đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, thiết<br /> bị); lập kế hoạch đào tạo; tổ chức tuyển sinh; phân công giảng dạy; hợp<br /> đồng thỉnh giảng; ra đề chấm thi/kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn<br /> luyện; xét công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp cho người học<br /> Thứ sáu, đơn vị phối hợp đào tạo được quyền đề xuất đơn vị chủ trì<br /> đào tạo bổ sung vào chương trình đào tạo những nội dung thiết thực, phù<br /> hợp với nhu cầu của thị trường lao động; được cử đại diện tham gia quản<br /> lý, nhận xét, đánh giá người dạy và người học theo thỏa thuận hợp đồng<br /> LKĐT.<br /> 2. Trách nhiệm của các bên tham gia liên kết<br /> Thứ nhất, đơn vị chủ trì đào tạo chịu trách nhiệm toàn diện về LKĐT: xây<br /> dựng chỉ tiêu, tổ chức tuyển sinh, tổ chức quá trình đào tạo phù hợp với năng lực<br /> đào tạo của đơn vị mình, các điều kiện đảm bảo thực hiện chương trình, đánh<br /> giá công nhận kết quả và cấp bằng tốt nghiệp cho người học; thực hiện các quy<br /> định hiện hành của nhà nước về thu học phí, lệ phí; chịu trách nhiệm về chất<br /> lượng đào tạo của các lớp liên kết; chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan<br /> nhà nước về giáo dục trên địa bàn đặt lớp và tất cả các hoạt động LKĐT. Cụ thể:<br /> Về tổ chức tuyển sinh gồm: Thông báo công khai và đầy đủ các thông tin<br /> về kỳ tuyển sinh trên các phương tiện thông tin đại chúng về: số lượng, đối<br /> <br /> Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu 7<br /> tượng, hình thức, lệ phí, địa điểm, lịch và những thông tin có liên quan như:<br /> ngành nghề, thời gian, hình thức, học phí, tiền mua tài liệu và các phí bảo hiểm<br /> nếu có. Tổ chức tuyển sinh theo quy định hiện hành về công tác tuyển sinh đối<br /> với từng trình độ đào tạo<br /> Tổ chức đào tạo gồm: Xây dựng chương trình phù hợp với mục tiêu đào<br /> tạo; đáp ứng các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo (đội ngũ giảng viên hoặc<br /> giáo viên, cán bộ quản lý, giáo trình, tài liệu các thiết bị phục vụ dạy học); lập<br /> kế hoạch thực hiện; phân công giảng dạy; đánh giá, công nhận kết quả học tập<br /> và rèn luyện, cấp phát văn bằng, chứng chỉ.<br /> Chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục tại<br /> địa bàn về các hoạt động tổ chức tuyển sinh, đào tạo, thu học phí, lệ phí, cấp<br /> bằng tốt nghiệp.<br /> Quản lý người học trong suốt quá trình đào tạo theo quy định hiện hành<br /> của Bộ GD&ĐT; đảm bảo quyền lợi học tập chính đáng cho người học.<br /> Thứ hai, đơn vị phối hợp đào tạo chịu trách nhiệm:<br /> Phối hợp với đơn vị chủ trì đào tạo chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cơ sở<br /> vật chất; phòng học, máy móc, thiết bị, học liệu, cơ sở thực hành cho hoạt động<br /> dạy học; bố trí ăn ở thuận tiện cho người dạy và người học<br /> Phối hợp theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch đào tạo, nền nếp<br /> dạy học đối với các lớp liên kết đặt tại cơ sở mình và phản ánh kịp thời với<br /> đơn vị chủ trì đào tạo những biểu hiện sai phạm để kịp thời chấn chỉnh. Phối<br /> hợp với đơn vị chủ trì đào tạo để thực hiện chế độ, chính sách đối với người<br /> học (nếu có), quản lý người học trong suốt quá trình đào tạo theo quy chế<br /> hiện hành<br /> Duy trì việc đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh lớp học và môi trường xung<br /> quanh và có trách nhiệm liên hệ với đơn vị y tế khi có những sự cố xảy ra đe dọa<br /> đến sức khỏe người dạy và người học<br /> Hai bên có trách nhiệm thực hiện các cam kết trong hợp đồng liên kết và<br /> các thỏa thuận khác giữa các bên; phối hợp, theo dõi giám sát lẫn nhau về các<br /> vấn đề thực hiện các quy chế về tuyển sinh, đào tạo; thực hiện chương trình,<br /> <br /> Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu 8<br /> quản lý quá trình dạy học, đảm bảo chất lượng đào tạo, đảm bảo quyền lợi cho<br /> người dạy, người học và việc thực hiện hợp đồng liên kết trong suốt quá trình<br /> thực hiện khóa đào tạo.<br /> 3. Quản lý giảng viên<br /> Một là, theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch lên lớp, duy trì nền nếp<br /> dạy học của giảng viên; thanh toán chế độ theo hợp đồng thỏa thuận; bố trí nơi<br /> ăn ở thuận tiện và tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, thiết bị đảm bảo tốt<br /> việc giảng dạy, thực hành (nếu có)<br /> Hai là, phối hợp thường xuyên với giảng viên trong việc quản lý học viên<br /> Ba là, nhận xét, đánh giá giảng viên khi kết thúc môn học<br /> 4. Quản lý học viên<br /> Một là, theo dõi đánh giá ý thức học tập, chấp hành các nội quy, quy chế<br /> của nhà trường đối với HV, tổ chức khen thưởng, xử lý kỷ luật HV.<br /> Hai là, tạo điều kiện cho HV tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học<br /> và các hoạt động khuyến khích học tập khác<br /> Ba là, tuyên truyền, phổ biến cho HV các quy định của Bộ GD&ĐT, của<br /> nhà trường về quyền, nghĩa vụ và những hành vi HV không được làm.<br /> Bốn là, tạo điều kiện cho HV tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ,<br /> thể thao, các hoạt động phong trào trong nhà trường, phát huy vai trò chủ động,<br /> kinh nghiệm, sáng tạo của HV<br /> Năm là, tổ chức tư vấn học tập cho HV, tạo điều kiện giúp đỡ HV khuyết<br /> tật, HV có hoàn cảnh khó khăn.<br /> Sáu là, thực hiện công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn,<br /> phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội theo quy định của Bộ GD&ĐT và<br /> nhà trường<br /> Bảy là, thông báo kết quả tuyển sinh, kết quả, tình hình học tập và rèn<br /> luyện của HV theo định kỳ hàng năm và cuối khóa đến cơ quan, đơn vị cử người<br /> đi học. Cơ quan đơn vị cử người đi học tạo điều kiện để HV đảm bảo các yêu<br /> cầu, nhiệm vụ của người học.<br /> <br /> <br /> <br /> Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu 9<br /> Chương II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ<br /> LIÊN KẾT ĐÀO TẠO Ở TRUNG TÂM GDTX-HN TỈNH LAI CHÂU<br /> <br /> I. Thực trạng công tác liên kết đào tạo tỉnh Lai Châu<br /> Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, chỉ đạo của UBND tỉnh về tăng cường<br /> liên kết với các trường đại học, học viện trong nước nhằm đào tạo nguồn nhân<br /> lực cho tỉnh, trong những năm qua, các cơ sở giáo dục đủ điều kiện thực hiện<br /> liên kết đào tạo trên địa bàn tỉnh gồm: trường Cao đẳng Cộng đồng Lai Châu,<br /> Trung tâm GDTX-HN tỉnh, trường Trung cấp Y, Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ<br /> nông dân - Hội Nông dân tỉnh đã liên kết với 02 học viện, 11 trường đại học, 01<br /> trường cao đẳng, 01 trường trung cấp. Duy trì 42 lớp đào tạo tại tỉnh với trên 20<br /> chuyên ngành. Trong quá trình liên kết các đơn vị đã phối hợp theo dõi, giám sát<br /> việc thực hiện kế hoạch đào tạo, nền nếp dạy - học đối với các lớp liên kết; đảm<br /> bảo quyền lợi của người dạy và người học. Thực hiện việc quản lý người học<br /> trong suốt quá trình đào tạo theo quy chế hiện hành; duy trì việc đảm bảo an<br /> ninh, trật tự, vệ sinh lớp học và môi trường xung quanh. Sau gần 10 năm thực<br /> hiện liên kết đào tạo, với hàng ngàn học viên, sinh viên tốt nghiệp các lớp trung<br /> cấp, cao đẳng, đại học tại tỉnh. Riêng giai đoạn từ năm 2010 - 2012 có 1.260 học<br /> viên đã tốt nghiệp các lớp liên kết đào tạo trình độ đại học, hàng trăm học viên<br /> tốt nghiệp các lớp trung cấp, cao đẳng; bổ sung một nguồn nhân lực có kiến<br /> thức, trình độ cho tỉnh. Qua đó tạo cơ hội học tập cho con em các dân tộc trên<br /> địa bàn tỉnh, đồng thời góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật cho đội<br /> ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại các cơ quan,<br /> đơn vị trong tỉnh.<br /> Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động liên kết đào tạo trên địa bàn tỉnh còn nhiều<br /> hạn chế, bất cập: các đơn vị phối hợp đào tạo chưa phát huy được các quyền của<br /> đơn vị phối hợp đào tạo; chưa chú trọng đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng<br /> các lớp liên kết đào tạo; công tác quản lý học viên còn lỏng lẻo; việc trao đổi<br /> thông tin hai chiều giữa các đơn vị phối hợp và đơn vị chủ trì đào tạo chưa<br /> thường xuyên. Một số giảng viên của các đơn vị chủ trì đào tạo chưa thực hiện<br /> <br /> <br /> Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu 10<br /> nghiêm túc kế hoạch giảng dạy; tình trạng học viên bỏ học nhiều, ý thức học tập<br /> của học viên chưa cao, chất lượng học tập hạn chế.<br /> II. Thực trạng quản lý liên kết đào tạo ở Trung tâm GDTX-HN tỉnh<br /> Lai Châu<br /> 1. Kết quả đạt dược<br /> <br /> Trung tâm GDTX-HN tỉnh thực hiện công tác LKĐT từ năm 2005 đã liên<br /> kết với 07 trường đại học, 01 trường cao đẳng, duy trì được 19 lớp đại học hệ<br /> vừa làm vừa học; 04 lớp đại học hệ từ xa, 01 lớp cao đẳng liên thông, 01 lớp<br /> trung cấp với tổng số 2.223 học viên, 15 chuyên ngành đào tạo: luật, luật kinh<br /> tế, nông lâm, nông lâm tổng hợp, kinh tế nông nghiệp, trồng trọt, kế toán, điện<br /> lực, công tác xã hội, sư phạm Mầm non, sư phạm Tiểu học, sư phạm Văn, sư<br /> phạm Toán, Quản lý giáo dục, công trình xây dựng, địa chính. Trong quá trình<br /> LKĐT Trung tâm đã đạt được những kết quả sau:<br /> 1.1. Số lượng đào tạo<br /> - Số lớp đã tốt nghiệp: 12 lớp/971HV.<br /> <br /> Thời gian Sĩ số<br /> Đơn vị chủ trì<br /> TT Lớp Hệ ĐT<br /> đào tạo ĐT Trúng Tốt<br /> Thi TN<br /> (Năm) tuyển nghiệp<br /> 1 ĐH Luật KT K1 Từ xa Viện ĐH Mở HN 5 11/4/10 163 139<br /> 2 ĐH Kế toán K39A VLVH ĐH Kinh tế QD 5 19/6/10 78<br /> 139<br /> 3 ĐH Kế toán K39B VLVH ĐH Kinh tế QD 5 19/6/10 78<br /> 4 ĐHSP Tiểu học K2 Từ xa ĐHSP Hà Nội 3 27/3/10 187 155<br /> 5 ĐHSP Mầm non K1 Từ xa ĐHSP Hà Nội 3 28/3/10 169 142<br /> 6 ĐHSP Văn K1 VLVH ĐHSP Hà Nội 3 13/10/10 56 50<br /> 7 ĐHSP Toán K1 VLVH ĐHSP Hà Nội 3 13/10/10 56 55<br /> 8 Cử nhân QLGD K1 VLVH ĐHSP Hà Nội 3 13/10/10 64 59<br /> <br /> 9 ĐH Nông lâm K1 VLVH ĐH Nông lâm TN 4,5 23/01/11 84 79<br /> <br /> 10 ĐH Nông lâm K2 VLVH ĐH Nông lâm TN 4,5 09/8/11 75 52<br /> <br /> 11 ĐH Nông lâm K3 VLVH ĐH Nông lâm TN 4,5 20/6/12 61 47<br /> <br /> 20,<br /> 12 ĐH Điện lực K1 VLVH ĐH Điện lực HN 5 69 54<br /> 21/10/12<br /> <br /> Tổng 1.140 971<br /> <br /> Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu 11<br /> - Số lớp đang đào tạo: 12 lớp/1.252 HV.<br /> <br /> TG HV<br /> Đơn vị chủ trì Số HV đang<br /> Năm Ngành đào tạo Hệ ĐT đào trúng<br /> đào tạo lớp đào tạo<br /> tạo tuyển<br /> <br /> Trường ĐH Luật<br /> ĐH Luật K1A VLVH 5 01 120<br /> HN<br /> 2010 251<br /> Trường ĐH Luật<br /> ĐH Luật K1B VLVH 5 01 87<br /> HN<br /> <br /> ĐH Công tác xã hội K1A VLVH 3 Trường ĐHSP HN 01 112<br /> 220<br /> ĐH Công tác xã hội K1B VLVH 4,5 Trường ĐHSP HN 01 63<br /> <br /> ĐH Kỹ thuật Công trình Trường ĐH<br /> VLVH 5 01 130 97<br /> Xây dựng K1 Thành Tây<br /> 2011<br /> ĐH NL K4 ngành NL tổng Trường ĐH Nông<br /> VLVH 4,5 01 113 88<br /> hợp Lâm TN<br /> <br /> CĐ đẳng Nông<br /> Trung cấp Địa chính K1 VLVH 3 nghiệp và phát triển 01 121 93<br /> nông thôn Bắc Bộ<br /> <br /> ĐH Mầm non K1 hệ<br /> 2012 VLVH 3 Trường ĐHSP HN 02 188 186<br /> VLVH<br /> <br /> ĐH Tiểu học K2 VLVH 3 Trường ĐHSP HN 01 141 136<br /> <br /> Viện Đại học Mở<br /> ĐH Luật Kinh tế K2 VLVH 4,5 01 119 101<br /> Hà Nội<br /> 2012<br /> Viện Đại học Mở<br /> ĐH Luật Kinh tế K2 Từ xa 4,5 01 110 99<br /> Hà Nội<br /> <br /> ĐH NL K5 ngành Kinh tế Trường ĐH Nông<br /> VLVH 4,5 01 81 70<br /> Nông nghiệp Lâm TN<br /> <br /> Tổng 12 1.474 1.252<br /> <br /> <br /> 1.2. Chất lượng đào tạo<br /> <br /> Tỷ lệ tốt nghiệp các lớp đạt 100% từ trung bình trở lên, cụ thể<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu 12<br /> Số SV Xếp loại tốt nghiệp<br /> Đơn vị chủ trì<br /> TT Lớp Hệ ĐT tốt<br /> đào tạo TB Trung<br /> nghiệp Giỏi Khá<br /> khá bình<br /> 1 ĐH Luật KT K1 Từ xa Viện ĐH Mở HN 139 0 05 112 22<br /> 2 ĐH Kế toán K39A VLVH ĐH Kinh tế QD<br /> 139 0 0 0 139<br /> 3 ĐH Kế toán K39B VLVH ĐH Kinh tế QD<br /> 4 ĐHSP Tiểu học K2 Từ xa ĐHSP Hà Nội 155 0 10 115 30<br /> 5 ĐHSP Mầm non K1 Từ xa ĐHSP Hà Nội 142 0 01 117 24<br /> 6 ĐHSP Văn K1 VLVH ĐHSP Hà Nội 50 0 46 04 0<br /> 7 ĐHSP Toán K1 VLVH ĐHSP Hà Nội 55 08 43 0 04<br /> 8 Cử nhân QLGD K1 VLVH ĐHSP Hà Nội 59 04 55 0 0<br /> 9 ĐH Nông lâm K1 VLVH ĐH Nông lâm TN 79 0 27 50 02<br /> <br /> 10 ĐH Nông lâm K2 VLVH ĐH Nông lâm TN 52 0 19 33 0<br /> <br /> 11 ĐH Nông lâm K3 VLVH ĐH Nông lâm TN 47 0 23 24 0<br /> <br /> 12 ĐH Điện lực K1 VLVH ĐH Điện lực HN 54 0 11 42 01<br /> <br /> Tổng 971 12 240 497 222<br /> <br /> 1.3. Công tác tổ chức liên kết đào tạo<br /> a. Quản lý học viên<br /> - Phối hợp với đơn vị chủ trì đào tạo thực hiện công tác quản lý người học<br /> trong suốt quá trình đào tạo theo đúng các quy định hiện hành: Điểm danh,<br /> theo dõi điểm chuyên cần, việc thực hiện nền nếp lớp học, tổ chức các kỳ thi,<br /> kiểm tra<br /> - Phản ảnh kịp thời với đơn vị chủ trì đào tạo những biểu hiện sai phạm của<br /> HV để kịp thời chấn chỉnh.<br /> b. Quản lý giảng viên<br /> Giảng viên lên lớp giảng dạy theo kế hoạch của đơn vị chủ trì đào tạo có sự<br /> giám sát của giáo viên chủ nhiệm (GVCN) và lãnh đạo Trung tâm<br /> c. Đánh giá kết quả học tập các khóa học<br /> Kết quả học tập của HV được đánh giá chính xác, công bằng khách quan và<br /> được công bố công khai trước lớp, trên trang thông tin điện tử Trung tâm.<br /> d. Mối quan hệ giữa đơn vị phối hợp với đơn vị chủ trì<br /> <br /> Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu 13<br /> Được thực hiện theo đúng các nội dung trong Hợp đồng đào tạo, đảm bảo<br /> thông tin hai chiều thường xuyên và kịp thời.<br /> e. Cơ sở vật chất dành cho công tác LKĐT<br /> Cơ sở vật chất, thiết bị đảm bảo phục vụ cho việc giảng dạy và học tập.<br /> Hiện tại Trung tâm bố trí 02 giảng đường cho các lớp liên kết, 02 phòng máy<br /> tính thực hành, hệ thống trang âm, máy chiếu phục vụ tương đối tốt việc học tập.<br /> 2. Hạn chế, nguyên nhân<br /> 2.1. Hạn chế<br /> Bên cạnh kết quả đạt được công tác quản lý LKĐT ở Trung tâm còn nhiều<br /> tồn tại hạn chế đó là:<br /> Thứ nhất, hiện tượng HV vi phạm nội quy, nền nếp học tập (nghỉ học<br /> không lý do, nghỉ học quá số tiết/môn học, đi học muộn, nhờ người khác<br /> điểm danh hộ), ý thức học tập chưa cao (nghe điện thoại, nói chuyện riêng,<br /> không chép bài, làm việc riêng trong giờ học), bỏ học nhiều.<br /> Thứ hai, chất lượng đào tạo một số lớp liên kết hiệu quả chưa cao<br /> Thứ ba, việc đôn đốc, kiểm tra các lớp LKĐT của lãnh đạo Trung tâm<br /> chưa thường xuyên, liên tục<br /> Thứ tư, còn hiện tượng một số giảng viên đơn vị chủ trì đào tạo lên muộn,<br /> về sớm so kế hoạch giảng dạy được duyệt hoặc rút ngắn, cắt xén giờ dạy<br /> Thứ năm, chưa thực hiện nhận xét đánh giá kết quả học tập của HV theo kỳ<br /> học đến cơ quan cử người đi học.<br /> Số liệu minh chứng về hạn chế trong 02 năm học: 2010-2011 và 2011-2012<br /> TT Hạn chế chủ yếu Năm học 2010 - 2011 (tỉ lệ) Năm học 2011 – 2012 (tỉ lệ)<br /> <br /> Số HV nghỉ học 25%/tổng số<br /> 01 37/479 = 7.7% 32/773 = 4.1%<br /> tiết/môn học<br /> <br /> 02 Số HV bỏ học 122/479 = 26% 100/773=13%<br /> <br /> Số HV xếp loại điểm học phần<br /> 03 19/479= 4% 25/773= 3,2%<br /> không đạt<br /> Số giảng viên lên muộn, về<br /> 04 7/25= 28% 9/31= 29%<br /> sớm so kế hoạch<br /> <br /> <br /> Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu 14<br /> 2.2. Nguyên nhân<br /> a. Nguyên nhân khách quan:<br /> - Những mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động đến tư tưởng, thái độ<br /> học tập của học viên<br /> - Tỉnh ta có địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí<br /> hạn chế, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động liên kết đào tạo tuy đã được quan<br /> tâm đầu tư nhưng còn thiếu và chưa đồng bộ nên chưa thu hút được các trường<br /> đại học thương hiệu liên kết mở lớp; giảng viên chưa nhiệt tình lên giảng dạy<br /> b. Nguyên nhân chủ quan:<br /> - Do một bộ phận HV thiếu tự giác và ý thức học tập chưa tốt, còn nhận<br /> thức đi học để nhằm chuẩn hóa bằng cấp theo tiêu chuẩn chức danh để được bổ<br /> nhiệm, chuyển ngạch; một số học viên đi học chưa được sự đồng ý của cơ quan<br /> hoặc hoàn cảnh gia đình khó khăn.<br /> - Việc kiểm tra nền nếp dạy - học của giảng viên và học viên của Lãnh đạo<br /> phụ trách LKĐT chưa được chú trọng<br /> - Công tác đánh giá, nhận xét giảng viên, học viên phòng Quản lý Đào tạo<br /> còn nể nang và chưa chặt chẽ<br /> - Một số GVCN lớp chưa sát sao với công tác chủ nhiệm, quản lý học viên<br /> còn lỏng lẻo<br /> - Việc khảo sát nhu cầu đào tạo chưa sát với nhu cầu người học và điều<br /> kiện phát triển kinh tế - xã hội địa phương<br /> Để khắc phục những tồn tại, yếu kém trong công tác quản lý các lớp liên<br /> kết ở Trung tâm GDTX - HN tỉnh, cùng các nguyên nhân đã được chỉ ra; vì vậy,<br /> người quản lý Trung tâm cần phải tìm những biện pháp tốt nhất để tăng cường<br /> công tác quản lý các lớp liên kết nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> *<br /> <br /> * *<br /> <br /> <br /> Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu 15<br /> Chương III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÁC LỚP<br /> LIÊN KẾT ĐÀO TẠO Ở TRUNG TÂM GDTX-HN TỈNH LAI CHÂU<br /> <br /> I. Biện pháp 1: Đẩy mạnh công tác giáo dục tuyên truyền, tư vấn giúp<br /> học viên nâng cao ý thức chấp hành nội quy nền nếp học tập<br /> 1. Mục đích<br /> Nhằm nâng cao ý thức chấp hành nội quy nền nếp và tầm quan trọng việc<br /> học tập nâng cao trình độ phục vụ bản thân, công việc góp phần nâng cao chất<br /> lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập hiện nay<br /> 2. Nội dung<br /> - Tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết, chủ trương của Đảng, Nhà nước,<br /> của tỉnh, ngành về công tác đào tạo tại chức và LKĐT;<br /> - Tăng cường tuyên truyền giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, tác phong,<br /> lối sống cho HV<br /> + Tuyên truyền tới toàn thể HV những văn bản quy định đối với HV hiện<br /> hành của Bộ GD&ĐT, của trường liên kết, Nội quy Trung tâm, quy định lớp học.<br /> + Kiên quyết xử lý HV có thái độ vô tổ chức, vi phạm nội quy, thiếu văn<br /> hóa, thiếu tôn trọng giảng viên, CBGVNV, HV.<br /> + Kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng HV, giải quyết triệt để và dứt điểm<br /> thắc mắc, kiến nghị của HV.<br /> + Tổ chức cho tất cả HV đều được học tập nội quy Trung tâm và ký cam<br /> kết không vi phạm nội quy.<br /> - Quy định việc thực hiện nội quy, nền nếp đối với HV<br /> + Đi học đúng giờ, nghỉ học phải có giấy xin phép, có xác nhận của cơ quan;<br /> nếu nghỉ quá số tiết quy định (25%/tổng số tiết/môn học) không đủ điều kiện dự thi<br /> + Để phương tiện thẳng hàng, đúng nơi quy định<br /> + Nộp học phí, các khoản phụ phí khác đầy đủ, đúng thời gian quy định<br /> + Khi đến Trung tâm học phải đeo thẻ HV, không hút thuốc, uống rượu, bia<br /> + Trong giờ học không sử dụng điện thoại (tắt máy hoặc để chế độ im lặng),<br /> không ăn quà, không làm việc riêng, không ngủ gật (ăn quà giờ ra chơi phải bỏ rác đúng<br /> nơi quy định).<br /> Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu 16<br /> + Không gian lận trong học tập, thi: Điểm danh hộ, học hộ, thi hộ hoặc nhờ<br /> người khác điểm danh, học, thi hộ…<br /> + Nếu có vướng mắc cần phản ánh trước tiên với ban cán sự lớp và giáo viên<br /> chủ nhiệm, không phản ánh vượt cấp<br /> - Quy định giao tiếp, ứng xử và trang phục<br /> + Trong giao tiếp và ứng xử có thái độ lịch sự, tôn trọng giảng viên, cán bộ,<br /> giáo viên trong Trung tâm. Ngôn ngữ giao tiếp phải rõ ràng, không nói tục ,<br /> không chửi bậy, không nói tiếng nóng, không nói to gây ồn ào. Xưng hô với<br /> giảng viên, giáo viên: thầy - em, cô - em, với bạn bè: Bạn - tôi, cậu - mình,<br /> không được xưng hô mày - tao.<br /> + Ăn mặc gọn gàng, lịch sự, không được mặc quần lửng tua rua, áo cổ trễ,<br /> áo không có tay, áo sơ mi quá mỏng, quá ngắn hở hang gây phản cảm.<br /> 3. Cách thức thực hiện<br /> - Phân công phó giám đốc phụ trách công tác LKĐT, Trưởng phòng Quản<br /> lý Đào tạo (QLĐT) chịu trách nhiệm thực hiện công tác giáo dục tuyên truyền<br /> bằng các hình thức khác nhau: thông qua họp lớp, hội thảo, bảng tin, trang thông<br /> tin điện tử Trung tâm.<br /> - Quy định nội bộ về công tác giáo dục tuyên truyền đối với cán bộ, viên<br /> chức phòng (QLĐT) trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục HV các lớp LKĐT ở<br /> Trung tâm<br /> II. Biện pháp 2: Tăng cường nâng cao chất lượng đào tạo các lớp liên<br /> kết đào tạo<br /> 1. Mục đích<br /> Nâng cao chất lượng đào tạo để xây dựng thương hiệu đào tạo, địa chỉ đào<br /> tạo có uy tín thu hút người học, tạo niềm tin với cơ quan quản lý và xã hội. Từ<br /> đó thu hút người học đến Trung tâm nhằm tạo nguồn tuyển sinh dồi dào những<br /> năm tiếp theo<br /> 2. Nội dung<br /> - Mở rộng khảo sát nhu cầu đào tạo để tham mưu với cơ quan quản lý<br /> cấp trên phê duyệt kế hoạch mở lớp sát thực tế, phù hợp với nhu cầu đào tạo<br /> <br /> Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu 17<br /> người học và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đồng thời hạn chế tình<br /> trạng HV bỏ học hoặc lớp học không đảm bảo số lượng dự tuyển ban đầu<br /> tránh lãng phí.<br /> - Quy định cụ thể thực hiện quản lý các lớp liên kết<br /> 2.1. Đối với GVCN lớp:<br /> - Quản lý hồ sơ lớp chủ nhiệm gồm: Sổ chủ nhiệm, sổ điểm danh, sổ lên<br /> lớp hàng ngày, kế hoạch giảng dạy, danh sách lớp, nghị quyết lớp, tập lý lịch<br /> trích ngang HV có dán ảnh, các văn bản có liên quan đến công tác mở lớp, tuyển<br /> sinh, đào tạo, thi, kiểm tra, khen thưởng, kỷ luật, hợp đồng đào tạo, các văn bản<br /> quy định của Trung tâm<br /> - Thực hiện các công việc:<br /> + Ghi chép các loại hồ sơ, sổ sách thường xuyên, chính xác, điểm danh<br /> hàng ngày, chốt số buổi nghỉ học và thông báo trước lớp khi kết thúc mỗi môn<br /> học; dự các buổi họp lớp, chỉ đạo lớp thực hiện công khai tài chính, thi, kiểm tra,<br /> thực hiện nội quy nền nếp.<br /> + Phối hợp với giảng viên, khoa đào tạo các trường liên kết trong việc lập<br /> kế hoạch học tập, lập danh sách HV đủ điều kiện dự thi, kiểm tra theo quy định<br /> Bộ GD&ĐT và thông báo công khai trước lớp.<br /> + Phổ biến kịp thời các văn bản có liên quan tới lớp, lập báo cáo tình hình<br /> lớp sau mỗi kỳ học hoặc năm học; thường xuyên xin ý kiến, báo cáo tình hình<br /> của lớp tới Trưởng phòng.<br /> + Trực tiếp cùng ban cán sự lớp tiếp đón giảng viên, cán bộ trường liên kết<br /> đến giảng dạy, công tác.<br /> + Phối hợp với Trưởng phòng Tổ chức Hành chính chốt số tối nghỉ của<br /> giảng viên, cán bộ trường liên kết đến giảng dạy, làm việc; phối hợp với bộ phận<br /> tài vụ thanh toán chế độ cho giảng viên.<br /> + Nhận xét đánh giá kết quả học tập của HV theo kỳ học đến cơ quan cử<br /> người đi học.<br /> 2.2. Đối với Trưởng phòng QLĐT:<br /> - Duyệt, ký lập các loại sổ của GVCN lớp<br /> <br /> Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu 18<br /> - Quản lý việc thực hiện kế hoạch, thời gian lên lớp của giảng viên, nhận<br /> xét đánh giá giảng viên sau kết thúc môn học<br /> - Quản lý công tác chủ nhiệm các lớp liên kết<br /> 2.3. Đối với giảng viên<br /> - Trình kế hoạch giảng dạy trước khi lên lớp, được Trung tâm thông báo<br /> thời gian, nền nếp và cách thức phối hợp quản lý HV<br /> - Thực hiện nghiêm túc kế hoạch, thời gian lên lớp do đơn vị chủ trì đào tạo<br /> phê duyệt<br /> - Phản ánh và kiến nghị kịp thời với GVCN hoặc Trưởng phòng QLĐT về<br /> các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị; công tác vệ sinh lớp học, ý thức chấp hành<br /> nội quy nền nếp học tập HV.<br /> 3. Cách thức thực hiện<br /> - Phân công phó giám đốc phụ trách, Trưởng phòng QLĐT chịu trách<br /> nhiệm đôn đốc, chỉ đạo việc thực hiện công tác LKĐT: kế hoạch, chất lượng đào<br /> tạo, việc lên lớp giảng viên, công tác chủ nhiệm, quản lý HV<br /> - Tăng cường công tác phối hợp trường liên kết, phối hợp giữa giảng viên<br /> và GVCN trong việc đánh giá, xét điều kiện dự thi của HV …<br /> - Duyệt nhận xét đánh giá kết quả học tập của HV theo kỳ học đến cơ quan<br /> cử người đi học<br /> - Nhận xét khách quan, chính xác việc lên lớp của giảng viên, kiên quyết<br /> không giải quyết cho giảng viên đơn vị chủ trì đào tạo lên muộn, về sớm so kế<br /> hoạch phê duyệt<br /> III. Biện pháp 3: Tăng cường đôn đốc, kiểm tra công tác quản lý các<br /> lớp liên kết đào tạo<br /> 1. Mục đích<br /> Nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý đã khẳng định: “Quản lý và kiểm<br /> tra là một, quản lý mà không kiểm tra coi như không quản lý”. Tăng cường đôn<br /> đốc kiểm tra công tác quản lý các lớp liên kết giúp cho cán bộ quản lý (CBQL),<br /> giảng viên, GVCN nhìn nhận đúng thông tin cần thiết về mục tiêu, kế hoạch đào<br /> tạo, về kết quả học tập của HV; phát hiện những mặt tốt, mặt tích cực cũng như<br /> <br /> Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu 19<br /> những hạn chế thiếu sót để kịp thời bổ sung, điều chỉnh nhằm không ngừng nâng<br /> cao chất lượng đào tạo. Đồng thời tăng cường tính chủ động, sáng tạo, tinh thần<br /> trách nhiệm của cán bộ, viên chức, làm cho công tác LKĐT đi vào nền nếp có<br /> kỷ cương, kỷ luật, đảm bảo hiệu quả.<br /> 2. Nội dung<br /> - Kiểm tra việc thực hiện nội quy nền nếp, ý thức học tập của HV.<br /> - Kiểm tra công tác chỉ đạo các lớp liên kết của Trưởng phòng QLĐT, việc<br /> quản lý hồ sơ liên kết theo quy định<br /> - Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, thời gian lên lớp của giảng viên<br /> - Kiểm tra việc quản lý GVCN lớp, sự phối hợp giữa GVCN và giảng viên<br /> trong việc quản lý, xem xét điều kiện thi, kiểm tra của HV; việc nhận xét đánh<br /> giá của GVCN về kết quả học tập của HV đến cơ quan cử người đi học<br /> - Kiểm tra việc GVCN niêm yết công khai kết quả học tập của lớp tại bảng<br /> thông báo phòng QLĐT và trên trang thông tin điện tử Trung tâm<br /> 3. Cách thức thực hiện<br /> - Kiểm tra thường xuyên, đột xuất sĩ số chuyên cần, ý thức học tập, việc<br /> đeo thẻ của HV, việc điểm danh hàng ngày của GVCN và việc thực hiện kế<br /> hoạch lên lớp, thời gian lên lớp của giảng viên<br /> - Thông qua dự họp lớp sau khi kết thúc kỳ học, kiểm tra hồ sơ chủ nhiệm,<br /> kiểm tra kết quả đánh giá HV; lấy ý kiến góp ý HV về công tác quản lý, công tác<br /> chủ nhiệm, việc lên lớp giảng viên, hoạt động ban cán sự lớp, công tác vệ sinh<br /> lớp học.<br /> Qua nghiên cứu cho thấy, một số biện pháp quản lý đã đề xuất ở trên có<br /> mối quan hệ mật thiết với nhau, chịu sự tác động qua lại với nhau; mỗi biện<br /> pháp có vai trò, vị trí chức năng, tầm quan trọng giải quyết từng nội dung của<br /> công tác quản lý LKĐT. Nếu triển khai đồng bộ các biện pháp sẽ tạo được sự<br /> thay đổi tích cực về “chất và lượng” trong công tác LKĐT ở Trung tâm GDTX-<br /> HN tỉnh<br /> <br /> *<br /> <br /> * *<br /> Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu 20<br /> Chương IV: HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÁC LỚP<br /> LIÊN KẾT ĐÀO TẠO Ở TRUNG TÂM GDTX-HN TỈNH LAI CHÂU<br /> <br /> I. Trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm<br /> Tiến hành kiểm tra việc thực hiện nội quy nền nếp, ý thức học tập của học<br /> viên, việc thực hiện kế hoạch, thời gian lên lớp của giảng viên và quản lý lớp,<br /> quản lý hồ sơ của GVCN ở 03 lớp kết quả như sau:<br /> 1. Đối với học viên<br /> Nội dung kiểm tra<br /> Số Thực hiện nội quy, Ý thức học tập HV<br /> TT Lớp nền nếp<br /> HV bỏ học<br /> Chưa Chưa<br /> Tốt Khá Tốt Khá<br /> tốt tốt<br /> 1 Đại học Nông lâm K5 70 18 26 26 18 26 26 11<br /> 2 Đại học Luật K2 101 27 39 35 27 39 35 18<br /> 3 Trung cấp địa chính 93 28 33 32 28 33 32 28<br /> Tổng 264 73 98 93 73 98 93 57<br /> <br /> 2. Đối với giảng viên<br /> Nội dung kiểm tra<br /> Số Thực hiện kế hoạch Thực hiện thời gian<br /> TT Lớp Giảng giảng dạy lên lớp<br /> viên Đảm Lên<br /> Về sớm<br /> Đảm Vào Ra<br /> bảo muộn bảo muộn sớm<br /> 1 Đại học Nông lâm K5 06 04 01 01 03 03 0<br /> 2 Đại học Luật K2 05 03 02 0 04 01 0<br /> 3 Trung cấp địa chính 03 02 01 0 03 0 0<br /> Tổng 14 09 04 01 10 04 0<br /> <br /> 3. Đối với GVCN<br /> <br /> Số Nội dung kiểm tra<br /> TT Lớp Quản lý lớp chủ nhiệm Quản lý hồ sơ chủ nhiệm<br /> GVCN Tốt Khá Chưa tốt Tốt Khá Chưa tốt<br /> 1 Đại học Nông lâm K5 01 0 0 01 0 0 01<br /> 2 Đại học Luật K2 01 0 01 0 0 01 0<br /> 3 Trung cấp địa chính 01 0 0 01 0 0 01<br /> Tổng 03 0 01 02 0 01 02<br /> <br /> II. Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm<br /> Tiếp tục kiểm tra việc thực hiện nội quy nền nếp, ý thức học tập của<br /> học viên, việc thực hiện kế hoạch, thời gian lên lớp của giảng viên và quản lý<br /> lớp, quản lý hồ sơ của GVCN ở 03 lớp trước đó kết quả như sau:<br /> Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu 21<br /> 1. Đối với học viên<br /> Nội dung kiểm tra HV<br /> Số Thực hiện nội quy, Ý thức học tập<br /> TT Lớp bỏ<br /> Hv nền nếp<br /> học<br /> Tốt Khá Chưa tốt Tốt Khá Chưa tốt<br /> 1 Đại học Nông lâm K5 70 33 32 05 33 32 05 0<br /> 2 Đại học Luật K2 101 47 43 11 47 43 11 0<br /> 3 Trung cấp địa chính 93 44 42 07 93 44 42 0<br /> Tổng 264 124 117 23 124 117 23 0<br /> 2. Đối với giảng viên<br /> Nội dung kiểm tra<br /> Số Thực hiện kế hoạch Thực hiện thời gian<br /> TT Lớp Giảng giảng dạy lên lớp<br /> viên Đảm Lên Về Đảm Vào Ra<br /> bảo muộn sớm bảo muộn sớm<br /> 1 Đại học Nông lâm K5 03 03 0 0 03 0 0<br /> 2 Đại học Luật K2 04 03 01 0 04 0 0<br /> 3 Trung cấp địa chính 04 04 0 0 04 0 0<br /> Tổng 11 10 01 0 11 0 0<br /> 3. Đối với GVCN<br /> <br /> Số Nội dung kiểm tra<br /> TT Lớp Quản lý lớp chủ nhiệm Quản lý hồ sơ chủ nhiệm<br /> GVCN Tốt Khá Chưa tốt Tốt Khá Chưa tốt<br /> 1 Đại học Nông lâm K5 01 0 01 0 0 01 0<br /> 2 Đại học Luật K2 01 01 0 0 01 0 0<br /> 3 Trung cấp địa chính 01 0 01 0 0 01 0<br /> Tổng 03 01 02 0 01 02 0<br /> So sánh kết quả kiểm tra của 03 lớp trước khi áp dụng sáng kiến kinh<br /> nghiệm và sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm cho thấy:<br /> - Số HV thực hiện nội quy nền nếp và ý thức học tập tốt tăng 19%, khá<br /> tăng 7.3%; số HV thực hiện nội quy nền nếp và ý thức học tập chưa tốt giảm<br /> 26.3%; không còn HV bỏ học<br /> - Số giảng viên thực hiện kế hoạch giảng dạy đảm bảo tăng, lên muộn<br /> giảm; không có tình trạng giảng viên về sớm so kế hoạch và 100% giảng viên<br /> thực hiện đảm bảo thời gian lên lớp.<br /> - Số GVCN quản lý lớp và hồ sơ chủ nhiệm tốt, khá tăng 33.3%; chưa tốt<br /> giảm từ 67% xuống 0%.<br /> <br /> <br /> Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu 22<br /> KẾT LUẬN<br /> <br /> I. Những bài học kinh nghiệm<br /> Qua quá trình công tác và quản lý công tác LKĐT ở Trung tâm GDTX-<br /> HN tỉnh, tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau:<br /> Thứ nhất, muốn nâng cao chất lượng đào tạo và hiệu quả quản lý các lớp<br /> LKĐT trước hết phải nâng cao chất lượng quản lý<br /> Thứ hai, tiếp tục đổi mới công tác chủ nhiệm, tăng cường vai trò của<br /> GVCN và ban cán sự lớp<br /> Thứ ba, đảm bảo công bằng, dân chủ, công khai trong tuyển sinh, đào tạo,<br /> thu, chi tài chính và xét điều kiện dự thi, kiểm tra.<br /> Thứ tư, kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện kế hoạch đào tạo<br /> của giảng viên, công tác quản lý của GVCN lớp và nền nếp học tập của HV<br /> Thứ năm, quản lý tốt hồ sơ các lớp liên kết theo quy định và quan tâm<br /> giải quyết kiến nghị đề xuất chính đáng của người học<br /> II. Ý nghĩa của một số biện pháp quản lý các lớp LKĐT<br /> Một số biện pháp quản lý các lớp LKĐT ở Trung tâm GDTX-HN tỉnh<br /> trước tiên đã góp phần:<br /> Một là, chấn chỉnh nền nếp, ý thức học tập của HV, từng bước nâng cao<br /> nhận thức HV, cán bộ, viên chức về công tác đào tạo tại chức<br /> Hai là, nêu cao tinh thần, trách nhiệm của GVCN lớp và giảng viên<br /> Ba là, nâng cao chất lượng đào tạo và uy tín trong đào tạo nhằm đáp ứng<br /> yêu cầu đòi hỏi xã hội và xu thế hội nhập hiện nay.<br /> Bốn là, giúp lãnh đạo phụ trách công tác LKĐT điều chỉnh công tác quản<br /> lý phù hợp<br /> III. Khả năng ứng dụng, triển khai<br /> Từ kết quả thu được một số lớp liên kết trong năm học 2012-2013, bản<br /> thân tôi rất muốn được tiếp tục áp dụng một số biện pháp quản lý các lớp liên<br /> kết trong năm học tiếp theo ở Trung tâm và có khả năng triển khai ở một số cơ<br /> sở liên kết trong tỉnh. Bởi vì nâng cao chất lượng công tác LKĐT sẽ góp phần<br /> <br /> <br /> Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu 23<br /> nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của địa phương. Từ đó đúc rút thêm<br /> kinh nghiệm về biện pháp quản lý các lớp liên kết đảm bảo hiệu quả, thiết thực.<br /> IV. Những kiến nghị, đề xuất<br /> 1. Đối với UBND tỉnh<br /> Tiếp tục quan tâm tạo điều kiện cho phép Trung tâm thực hiện công tác<br /> LKĐT với nhiều ngành, nghề phù hợp điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của<br /> tỉnh và nguyện vọng của người học<br /> 2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo<br /> - Tăng cường kiểm tra tư vấn, giúp đỡ các đơn vị có chức năng LKĐT<br /> - Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong việc phê duyệt kế hoạch đào<br /> tạo, các văn bản đề nghị về LKĐT để Trung tâm chủ động thực hiện công tác<br /> tuyển sinh đúng kế hoạch<br /> Trên đây, là nội dung sáng kiến kinh nghiệm của tôi về “Một số biện<br /> pháp quản lý các lớp liên kết đào tạo ở Trung tâm GDTX-HN tỉnh”. Do thời<br /> gian nghiên cứu có hạn nên khó tránh khỏi hạn chế. Kính mong Hội đồng<br /> khoa học Trung tâm, Hội đồng khoa học Ngành, Tỉnh xem xét, góp ý để đề tài<br /> hoàn thiện hơn.<br /> Trân trọng cảm ơn !<br /> TÁC GIẢ ĐĂNG KÝ THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ<br /> SÁNG KIẾN TÁC GIẢ ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN<br /> (Họ, tên và chữ ký) (Họ, tên, chữ ký và đóng đâu)<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Chu Thị Thanh Loan<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> *<br /> <br /> * *<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Chu Thị Thanh Loan – Trung tâm GDTX-HN tỉnh Lai Châu 24<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> <br /> 1. Bộ GD&ĐT: Quyết định số 42/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28/7/2008 của<br /> Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành về liên kết đào tạo trình độ trung cấp chuyên<br /> nghiệp, cao đẳng, đại học; Quyết định số 36/2007/QĐ-BGDĐT ngày 28/6/2007<br /> của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành “Quy chế đào tạo đại học và cao<br /> đẳng hình thức vừa làm vừa học”; Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày<br /> 02/01/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành quy chế tổ chức và hoạt động<br /> của trung tâm giáo dục thường xuyên; Quyết định số 44/2008/QĐ-BGDĐT ngày<br /> 30/7/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành quy chế tổ chức và hoạt động<br /> của Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp.<br /> 2. Luật giáo dục - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.<br /> 3. Khoa học quản lý giáo dục, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2012.<br /> 4. UBND tỉnh Lai Châu: Nghị quyết Đại hội Đại biểu đảng bộ tỉnh Lai<br /> Châu lần thứ XII, nhiệm kỳ 2010 - 2015; Quyết định số 1636/QĐ-UBND ngày<br /> 29/12/2011 của UBND tỉnh về quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh đến<br /> năm 2020.<br /> 5. Sở GD&ĐT Lai Châu: Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học<br /> 2012-2013.<br /> 6. Trung tâm GDTX-HN tỉnh: Báo cáo tổng kết năm học 2011-2012,<br /> Nghị quyết của Trung tâm năm học 2012-2013.<br /> 7. Hợp đồng LKĐT với trường Đại học, Cao đẳng, Viện Đại học mở<br /> Hà Nội.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Chu Thị Thanh Loan – Trung tâ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0