Một số biện pháp quản lí chỉ đạo chuyên môn nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học<br />
<br />
<br />
MỤC NỘI DUNG TRANG<br />
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1 Lí do chọn đề tài 1<br />
2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tải 1<br />
3 Đối tượng nghiên cứu 1<br />
4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 1<br />
5 Phương pháp nghiên cứu 1<br />
PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG<br />
6 Cơ sở lí luận 2<br />
7 Cơ sở thực tiễn 3<br />
8 Thực trang 3,4,5<br />
9 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động 5<br />
10 Phân tích, đánh gia các vấn đề về thực trạng 6<br />
11 Giải pháp, biện pháp 6<br />
12 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 7<br />
13 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 7<br />
a. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền<br />
b. Xây dựng kế hoạch 8<br />
c. Sắp xếp thời khóa biểu 9<br />
d. Chuẩn bị các hồ sơ biểu mẫu<br />
g. Công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV 11<br />
h. Tổ chức các phong trào nhằm n/ cao chất lượng dạy và 14<br />
học<br />
i. Các công tác khác<br />
J. Công tác kiểm tra<br />
14 Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp 16<br />
15 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 16<br />
16 Kết quả 17<br />
17 Phần kết luận, kiến nghị 17<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Dương Thị Hà – Trường TH Hà Huy Tập 1<br />
Một số biện pháp quản lí chỉ đạo chuyên môn nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
KINH NGHIỆM<br />
“ MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO CHUYÊN MÔN NÂNG CAO <br />
CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC”<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU:<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Công tác chuyên môn là hoạt động quan trọng, chủ yếu, quyết định sự tồn <br />
tại và phát triển của nhà trường. Một nhà trường chỉ có thể thay đổi bằng chính <br />
nội lực của mình. Động lực quan trọng để giúp nhà trường phát triển chính là mối <br />
quan hệ, sự tương tác, giúp đỡ lẫn nhau trong khối đoàn kết và sự nỗ lực vươn <br />
lên của mỗi cá nhân. Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) của Đảng đã khẳng <br />
định đội ngũ nhà giáo là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Để nâng cao <br />
chất lượng giáo dục, trước hết phải nâng cao chất lượng đội ngũ. Chất lượng <br />
đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là “chìa khóa vàng” và là điều kiện <br />
tiên quyết để nâng cao chất lượng và đổi mới giáo dục toàn diện GD&ĐT. Là <br />
một cán bộ quản lí công tác chuyên môn tôi luôn băn khoăn, trăn trở trước những <br />
khó khăn và thuận lợi trong công tác quản lí, tôi hiểu được tầm quan trọng của <br />
việc quản lí chuyên môn, bản than thấy sự cần thiết tìm đến việc nghiên cứu đề <br />
tài. Vậy làm thế nào để làm tốt công tác quản lí chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng <br />
́ ượng dạy và học ở trường tiểu học ? Tìm câu trả lời cho vấn đề này, tôi <br />
cao chât l<br />
mạnh dạn đề xuất "Một số biện pháp quản lí chỉ đạo chuyên môn nâng cao <br />
chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học”<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:<br />
Mục tiêu: Đưa ra các giải pháp, biện pháp tích cực, thiết thực nhất việc <br />
quản lí chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho <br />
học sinh.<br />
Nhiệm vụ: Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, thực trạng về quản lí chỉ đạo <br />
chuyên môn của nhà trương đ̀ ề xuất các giải pháp có tính khả thi để nâng cao <br />
chất lượng dạy và học.<br />
3. Đối tượng: <br />
Biện pháp, cách thức chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy <br />
và học.<br />
<br />
Người thực hiện: Dương Thị Hà – Trường TH Hà Huy Tập 2<br />
Một số biện pháp quản lí chỉ đạo chuyên môn nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học<br />
<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:<br />
Thời gian: Từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 1 năm 2016.<br />
Giáo viên – học sinh trường Tiểu học Hà Huy Tập<br />
5. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Phương pháp điều tra.<br />
Phương pháp phân tích.<br />
Phương pháp tổng hợp.<br />
Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và nghiên cứu các tài liệu văn bản để <br />
hiểu được cơ sở lý luận về quản lí chuyên môn ở trương tiêu hoc. <br />
̀ ̉ ̣<br />
Phương pháp quan sát: Thông qua việc kiêm tra nôi dung, cach th<br />
̉ ̣ ́ ưc qu<br />
́ ản lí <br />
cũng như hiệu quả trong chuyên môn để có những số liệu về thực trạng giúp cho <br />
việc nghiên cứu.<br />
Phương pháp đàm thoại: Trao đổi, chia sẻ với các cán bộ quản lý và giáo <br />
viên tiểu học để thu thập thông tin phục vụ cho mục đích và nhiệm vụ nghiên <br />
cứu. <br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tập hợp lại những kinh nghiệm <br />
nghiên cứu và thực tiễn về đánh giá đề xuất các biện pháp. <br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lí luận<br />
Công cụ lao động của giáo viên vừa là những tri thức mà giáo viên truyền đạt <br />
cho học sinh, hoạt động mà giáo viên thu hút học sinh tham gia một cách tích cực. <br />
Đồng thời chính nhân cách của họ cũng ảnh hưởng sâu sắc đến học sinh. Vậy thì <br />
điều đầu tiên mà người cán bộ quản lí có quan điểm nhất quán là muốn chất <br />
lượng giáo dục phát triển phải xây dựng được những con người lao động “ Vừa <br />
hồng vừa chuyên”. Nhiệm vụ của người cán bộ quản lí là phải tạo điều kiện cho <br />
giáo viên có trong tay công cụ tốt để thực hiện hoạt động dạy học và giáo dục. <br />
Cần thông cảm và xử lí công việc có lí có tình, làm mọi việc có thể để giúp giáo <br />
viên tập trung toàn bộ tâm trí vào lao động, giải phóng cho họ những tư tưởng <br />
cũng như công việc thứ yếu không cần thiết. Muôn nâng cao chất lượng, trước <br />
hết phải nâng cao trình độ tay nghề và năng lực của giáo viên. Đây là công việc <br />
đòi hỏi người cán bộ quản lí phải có năng lực và bản lĩnh, nhận thức đúng đắn từ <br />
đó có biện pháp tác động tốt phù hợp mới thúc đẩy được sự phát triển của Nhà <br />
trường.<br />
*Cơ sở nghiên cứu.<br />
Người thực hiện: Dương Thị Hà – Trường TH Hà Huy Tập 3<br />
Một số biện pháp quản lí chỉ đạo chuyên môn nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học<br />
<br />
Điều lệ trường Tiểu học; <br />
Căn cứ Quyết định số 16/2006/QĐBGD&ĐT, ngày 05/5/2006 của Bộ <br />
trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo quy địh về chuẩn kiến thức, kỹ năng của học sinh <br />
tiểu học.<br />
Căn cứ Thông tư 30/2014/TTBGDĐT hướng dẫn về thực hiện đánh giá, <br />
nhận xét học sinh Tiểu học.<br />
Công văn số 9832/BGD&ĐTGDTH, ngày 01/9/2006 của Bộ Giáo dục và <br />
Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện chương trình các môn học lớp 1, 2, 3, 4, 5.<br />
Công văn số 9890/BGD&ĐTGDTH, ngày 17/9/2007 của Bộ Giáo dục và <br />
Đào tạo về việc Hướng dẫn nội dung, phương pháp giáo dục cho học sinh có <br />
hoàn cảnh khó khăn.<br />
Quyết định số 55/2007/QĐBGD&ĐT, ngày 20/9/2007 của Bộ trưởng Bộ <br />
Giáo dục và đào tạo về việc ban hành quyết định mức tối thiểu chất lượng của <br />
trường Tiểu học.<br />
Chỉ thị số 40/2008/CTBGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về xây dựng <br />
trường học thân thiện, học sinh tích cực.<br />
Căn cứ Quyết định số 04/2008/QĐBGD&ĐT, ngày 04/02/2008 của Bộ <br />
trưởng Bộ Giáo dục &ĐT về việc ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất <br />
lượng giáo dục.<br />
Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 20152016 của Bộ Giáo dục& <br />
Đào tạo, Sở Giáo dục Đào tạo và của Phòng Giáo dục Đào tạo huyện Krông <br />
Ana.<br />
2. Thực trang:<br />
Thực tiễn cho thấy, trường nào mà công tác quản lí, chỉ đạo chuyên môn có <br />
hiệu quả, chất lượng chuyên môn tốt thì chất lượng giáo dục được nâng cao, tháo <br />
gỡ kịp thời những khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của <br />
giáo viên, phong trào thi đua dạy và học tốt, chất lượng học tập của học sinh <br />
từng bước được nâng lên. Ngược lại, trường nào công tác quản lí thiếu khoa học, <br />
buông lỏng quản lí chuyên môn thì chất lượng giảng dạy của nhà trường đó đạt <br />
hiệu quả thấp.<br />
Một giáo viên tiểu học nhất là giáo viên làm công tác chủ nhiệm và dạy các <br />
môn của một lớp rất bận. Mỗi tuần dạy 6 7 buổi, nghiên cứu tài liệu, lập kế <br />
hoạch bài dạy, theo dõi đánh giá học sinh, chuẩn bị phương tiện thiết bị dạy học, <br />
làm công tác chủ nhiệm và các công việc khác chiếm rất nhiều thời gian. Làm <br />
Người thực hiện: Dương Thị Hà – Trường TH Hà Huy Tập 4<br />
Một số biện pháp quản lí chỉ đạo chuyên môn nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học<br />
<br />
thế nào để giáo viên hào hứng, chủ động và thực hiện có kỉ luật cao trong công <br />
tác chuyên môn là cả một vấn đề cần quan tâm của công tác quản lí chuyên môn <br />
trong nhà trường, đòi hỏi phải có sự quản lí chặt chẽ về mặt thời gian, về nội <br />
dung. Mọi hoạt động chuyên môn trong nhà trường giống như một bộ máy liên <br />
hoàn, từ Ban giám hiệu đến GV, nhân viên.<br />
* Thực trạng đội ngũ giáo viên:<br />
Trường có 24 GV, 2 CBQL, 6 nhân viên. Nhìn chung, đội ngũ giáo viên nhà <br />
trường ổn định, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín với học sinh và <br />
nhân dân địa phương, nhiệt tình trong công việc và có khả năng hoàn thành tốt <br />
nhiệm vụ. Hoạt động chuyên môn của nhà trường trong nhiều năm có nền nếp, <br />
chất lượng dạy và học được nâng lên qua từng năm học. Tuy vậy, cũng như một <br />
số trường khác, vấn đề quản lí, chỉ đạo chuyên môn không phải là không còn một <br />
vài thiếu sót. Trong tình hình thực tế hiện nay, hoạt động dạy và học ở trường <br />
phổ thông ít nhiều cũng bị ảnh hưởng bởi các tác động: sự phát triển kinh tế xã <br />
hội ngày càng cao, nhận thức của một số bộ phận chưa thông suốt trong việc <br />
quản lí và giáo dục con em của mộ số phụ huynh….Vì vậy người cán bộ quản lí <br />
phải vững vàng, đề ra những biện pháp chuyên môn phù hợp với điều kiện của <br />
nhà trường nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.<br />
2.1. Thuận lợi – Khó khăn<br />
* Thuận lợi.<br />
Được sự quan tâm sâu sát của cấp ủy Đảng, PGD Krông Ana; sự quan tâm <br />
hỗ trợ nhiệt tình của Ban đại diện CMHS. <br />
Ban giám hiệu nhà trường nhiệt tình, năng động trong công việc.<br />
Đội ngũ giáo viên tâm huyết với nghề, có ý thức tự học, tự rèn, 100% giáo <br />
viên có trình độ chuẩn, ý thức được việc nâng cao chất lượng, giáo dục học sinh <br />
phát triển toàn diện là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu trong công tác giảng dạy. <br />
Giáo viên có kế hoạch giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh.<br />
Học sinh chăm ngoan, có ý thức, chịu khó vươn lên trong học tập, đa số là <br />
con em người Kinh, học sinh DTTS ít.<br />
Trường được thực hiện dạy học theo Mô hình trường học mới từ năm học <br />
20132014, đến nay đã 3 năm; Mô hình VNEN này có nhiều ưu thế vượt trội bởi <br />
phương pháp dạy học tích cực.<br />
b. Khó khăn<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Dương Thị Hà – Trường TH Hà Huy Tập 5<br />
Một số biện pháp quản lí chỉ đạo chuyên môn nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học<br />
<br />
Gần 100% GV của trường công tác xa nhà ( cách trường từ 2030 km) và đều <br />
là GV nữ đang ở độ tuổi nuôi con nhỏ nên việc phát triển các phong trào cũng như <br />
các hoạt đông khác gặp nhiều khó khăn, hạn chế.<br />
Xã Dray Sáp là một xã thuần nông, nên đa số học sinh là con em gia đình làm <br />
nông, việc quan tâm, chăm lo học tập cho con em của phụ huynh cũng như việc <br />
tiếp thu kiến thức của các em có phần hạn chế.<br />
Ở tại Phân hiệu Đồng Tâm, rất nhiều gia đình, vì hoàn cảnh gia đình quá khó <br />
khăn về kinh tế, cha mẹ các em gửi con cho ông bà nội, ngoại đã già để đi làm ăn <br />
xa nên việc quản lí việc học tập cũng như giáo dục con em mình còn nhiều hạn <br />
chế. <br />
Có không ít gia đình có mẹ là những phụ nữ đơn thân cách nhìn nhận hay <br />
quan niệm về cuộc sống có phần đơn giản phần nào ảnh hưởng đến việc xây <br />
dựng nhân cách cho con trẻ, đặc biệt là sự học của các em rất bị ảnh hưởng.<br />
2.2. Thành công – Hạn chế<br />
* Thành công: Trường đã được công nhận Đạt chuẩn quốc gia từ tháng <br />
12/2014, trường lớp khang trang, phụ huynh phấn khởi, tin tưởng tập thể sư <br />
phạm khi gửi gắm con em mình.<br />
Đa số đội ngũ GV còn trẻ, giàu nhiệt huyết, có đủ điều kiện về kinh tế, có <br />
sức khỏe tốt để hoàn thành nhiệm vụ.<br />
Được sự thống nhất cao, đồng lòng, đồng sức trong việc xây dựng phong <br />
trào.<br />
* Hạn chế: <br />
Những năm trước đây, trường chưa xây dựng chuẩn, Tiểu học Hà Huy Tập là <br />
một đơn vị thiếu tính nhất quán cũng như tinh thần đoàn kết tập thể chưa cao <br />
dẫn đến đội ngũ giáo viên vẫn còn dư âm tư tưởng ngại trình bày ý kiến, chỉ <br />
bằng lòng với những gì hiện có, nhịp sống và làm việc cứ thế và cứ thế như lập <br />
trình đã có sẵn. Và tất nhiên người cán bộ quản lí làm thay đổi được tư tưởng <br />
của họ không phải nói ngay là làm ngay được.<br />
II.3. Mặt mạnh Mặt yếu<br />
* Mặt mạnh<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Dương Thị Hà – Trường TH Hà Huy Tập 6<br />
Một số biện pháp quản lí chỉ đạo chuyên môn nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học<br />
<br />
Cán bộ quản lí là những con người mới, tư tưởng mới, luôn hướng tới <br />
cách làm mới với sự kiên định nhất quán; là những con người luôn đề cao kỉ luật <br />
trong lao động.<br />
Trường Đạt chuẩn, đội ngũ giáo viên đã có những bước ngoặt thay đổi tư <br />
tưởng, yêu lao động, yêu nghề và có trách nhiệm, xóa bỏ tư tưởng cá nhân.<br />
* Mặt yếu<br />
Đa số GV công tác xa nhà, thêm vào đó cán bộ quản lí cũng là những người <br />
từ địa phương khác được bổ nhiệm luân chuyển đến. Một số rất ít giáo viên tại <br />
địa phương là những GV đã ở độ tuổi sắp về hưu vì thế rất vất vả cho công tác <br />
phát triển mọi phong trào.<br />
II.4. Nguyên nhân, yếu tố tác động<br />
* Khách quan: <br />
Sự chuyển mình theo hướng phát triển chung của xã hội, trong đó có tích <br />
cực và cả chưa tích cực. <br />
+ Tích cực bởi sự phát triển kinh tế, văn hóa tại địa phương cũng làm thay <br />
đổi tư tưởng của mỗi người dân trong xã hội đó. Truyền thông, thông tin đại <br />
chúng từ các cấp ban ngành tại địa phương giúp họ phát huy truyền thống văn <br />
hóa, bản sắc của họ. Họ biết lựa chọn những gì tốt nhất cho con em họ. Và tất <br />
nhiên không ngoại trừ đội ngũ làm công tác giáo dục, họ phải thay đổi, phải vận <br />
động theo xu thế phát triển chung của xã hội.<br />
+ Chưa tích cực bởi xã hội phát triển theo nền kinh tế thị trường, kéo theo <br />
các dịch vụ cũng phát triển, cụ thể là các mạng xã hội, sự phát triển Internet, con <br />
trẻ có cơ hội tiếp cận sớm các dịch vụ đó mà các em không biết cách ( hoặc <br />
không được kiểm soát) làm cho các em chểnh mảng sự học. Với những cái chưa <br />
tiêu cực đó cũng đủ để gây nhiều khó khăn cho những người làm giáo dục.<br />
* Chủ quan:<br />
Cơ sở vật chất của trường được khang trang giúp giáo viên an tâm công tác, <br />
phấn khởi cống hiến sức mình cho giáo dục. Với phương pháp dạy học lấy học <br />
sinh làm trung tâm theo Mô hình trường học mới, học sinh tự khám phá, tự chiếm <br />
lĩnh, học sinh được phát triển nhiều kĩ năng, đặc biệt là kĩ năng sống dưới sự hỗ <br />
trợ hướng dẫn của giáo viên. Tuy nhiên tư tưởng cá biệt số ít giáo viên còn ngại <br />
sáng tạo trong phương pháp dạy học, chưa hiểu hoặc hiểu chưa đúng việc tự <br />
Người thực hiện: Dương Thị Hà – Trường TH Hà Huy Tập 7<br />
Một số biện pháp quản lí chỉ đạo chuyên môn nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học<br />
<br />
chiếm lĩnh, tự khám phá kiến thức của học sinh dưới sự hỗ trợ của giáo viên mà <br />
phó thác cho học sinh tự trao đổi.<br />
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng<br />
Thống kê chất lượng học sinh qua các năm gần đây<br />
<br />
<br />
Năm TS Giỏi Khá TB Yếu<br />
học HS SL % SL % SL % SL %<br />
2012 270 63 23,3 65 24,1 138 51,1 4 1,5<br />
2013<br />
2013 262 61 23,3 71 27,1 127 48,5 3 1,1<br />
2014<br />
2014 262 68 26,0 72 27,5 121 46,2 1 0,4<br />
2015<br />
Trường Tiểu học Hà Huy Tập là một trường có nhiều đặc thù. Thứ nhất <br />
gần 100% GV có gia đình và sống ở thành phố Buôn Ma Thuột, cách nơi công tác <br />
2030 km . Thứ hai đa số GV trẻ còn đang ở độ tuổi nuôi con nhỏ, chồng phần <br />
nhiều là bộ đội công tác xa nhà nên phần nào cũng đã ảnh hưởng đến việc thực <br />
hiện nhiệm vụ chung. Những năm trước đây trường TH Hà Huy Tập là một <br />
trường nằm trong số các trường có nhiều khó khăn, khó khăn về con người, về <br />
địa hình, địa lí, đời sống của người dân cũng còn nhiều khó khăn vì vậy phần nào <br />
ảnh hưởng đến chất lượng học của học sinh.<br />
3. CÁC GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP CHỦ YẾU<br />
Nhằm thực hiện nhiệm vụ trọng tâm nâng cao chất lượng dạyhọc ở trường <br />
Tiểu học. Công tác quản lý chỉ đạo chuyên môn và đổi mới phương pháp dạy học <br />
cần tập trung các biện pháp sau:<br />
* Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, đổi mới nhận thức <br />
cho giáo viên về việc thực hiện các văn bản chỉ đạo chuyên môn ở trường Tiểu <br />
học<br />
* Xây dựng kế hoạch <br />
* Sắp xếp thời khóa biểu<br />
* Chuẩn bị các hồ sơ biểu mẫu<br />
<br />
Người thực hiện: Dương Thị Hà – Trường TH Hà Huy Tập 8<br />
Một số biện pháp quản lí chỉ đạo chuyên môn nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học<br />
<br />
* Quy định nề nếp chuyên môn ngay từ đầu năm học<br />
*. Đánh giá phân loại tay nghề GV đầu năm<br />
* Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên<br />
* Tổ chức các phong trào nhằm nâng cao chất lượng dạy học<br />
* Các công tác khác<br />
* Công tác kiểm tra<br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
Bộ máy quản lí nói chung và trong trường học nói riêng rất quan trọng, quyết <br />
định sự phát triển của đơn vị đó. Những giải pháp đưa ra nhằm mục đích hướng <br />
tới cái đích phát triển bền vững, đúng quy phạm pháp luật. Các giải pháp đó giúp <br />
người quản lí điều hành bộ máy vận động một cách tích cực và hiệu quả. Một <br />
khi những người đứng đầu cơ qua có cách làm việc khoa học, nhất quán thì bộ <br />
máy vận hành đi đúng hướng theo sự phát triển chung cảu xã hội.<br />
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
a. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, đổi mới <br />
nhận thức cho giáo viên về việc thực hiện các văn bản chỉ đạo chuyên môn <br />
ở trường Tiểu học<br />
Quán triệt tinh thần chỉ đạo chung của ngành Giáo dục về công tác dạy học <br />
trong năm học 2015 – 2016. Trên cơ sở đó cụ thể hoá kế hoạch hoạt động dạy và <br />
học tại trường.<br />
Năm học 2015 – 2016, tiếp tục đẩy mạnh các cuộc vận động “Hai không” <br />
với bốn nội dung của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Đó là “Nói không với tiêu cực <br />
trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, “ Nói không với vi phạm đạo đức <br />
nhà giáo và việc ngồi nhầm lớp”.<br />
Hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ <br />
Chí Minh” lồng ghép với cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm <br />
gương đạo đức tự học và sáng tạo”. <br />
Phong trào thi đua này ẩn sâu bên trong chứa đựng những thành tựu của nền <br />
giáo dục, cũng là lương tâm, trách nhiệm và tình thương của thầy, cô giáo. Thầy <br />
cô giáo giảng bài phải bằng trái tim và trí tuệ của mình. Sự trân trọng đối với <br />
Người thực hiện: Dương Thị Hà – Trường TH Hà Huy Tập 9<br />
Một số biện pháp quản lí chỉ đạo chuyên môn nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học<br />
<br />
nghề, đức hi sinh tất cả vì học sinh thân yêu sẽ làm nên hình ảnh cao đẹp của <br />
nhà giáo… <br />
b. Xây dựng kế hoạch<br />
Ngay đầu năm học, tôi kiểm tra lại các số liệu để xây dựng kế hoạch cho <br />
năm học. Kế hoạch hoạt động chuyên môn rất quan trọng, nó là một bộ phận của <br />
kế hoạch năm học của Nhà trường gồm các mục tiêu có lien quan chặt chẽ với <br />
nhau, thống nhất với nhau bởi mục tiêu chung và hệ thống các biện pháp được <br />
xây dựng trước một giai đoạn nhất định. Kế hoạch chuyên môn là chương trình <br />
hành động của tập thể giáo viên được xây dựng trên cơ sở những nhiệm vụ <br />
chung của Nhà trường.<br />
c. Sắp xếp thời khóa biểu.<br />
Trường Tiểu học Hà Huy Tập là một trường có nhiều đặc thù về hoàn cảnh <br />
gia đình, nơi công tác xa nhà, trường có 14 lớp nhưng lại có đầy đủ GV dạy môn <br />
chuyên, trong đó có 2 GV dạy tiếng Anh. Môn tiếng Anh từ lớp 35 dạy học theo <br />
Đề án 4 tiết / tuần, các lớp còn lại tiếng Anh làm quen. Bấy nhiêu thôi cũng đủ <br />
để thấy được việc sắp xếp thời khóa biểu khoa học, hợp lí là cả một vấn đề.<br />
Từ các điều kiện trên mới thấy được chất lượng dạy học ảnh hưởng rất <br />
nhiều đến việc sắp xếp thời khóa biểu. Chất lượng của thời khóa biểu chi phối <br />
đến toàn bộ quá trình giảng dạy của Nhà trường. Nếu sắp xếp không khoa học <br />
thì chất lượng tiết dạy không cao. Việc sắp xếp TKB còn phụ thuộc nhiều yếu <br />
tố trong đó chú ý nhiều đến tâm lí học sinh tiểu học, tạo điều kiện cho GV ở xa <br />
có đủ thời gian, khoảng cách đi từ nhà đến trường mà vẫn đảm bảo an toàn cho <br />
GV.<br />
Ví dụ: Sáng thứ Hai và sáng thứ Sáu hằng tuần, tôi thường sắp xếp 100% <br />
là GVCN đứng lớp để họ có điều kiện nắm bắt, cập nhật các hoạt động của học <br />
sinh cũng như của Nhà trường. Đặc biệt vào các ngày học 1 buổi/ ngày thì không <br />
thể thoát li 2 môn Toán và Tiếng việt, vì sao ? Vì HS phải được học 5 tiết Toán/ <br />
tuần, nghĩa là 1 tiết Toán/ ngày, tuyệt đối không để 2 tiết Toán chính/ ngày<br />
Với TKB / ngày giữa 2 phân hiệu ( với khoảng cách khoảng 3 km), việc <br />
sắp xếp phải khoa học hơn, thời gian giữa các tiết không đủ để GV kịp đi sang <br />
phân hiệu. Vậy nên, có thể sắp xếp GV đó dạy môn chuyên cùng một buổi tại <br />
Người thực hiện: Dương Thị Hà – Trường TH Hà Huy Tập 10<br />
Một số biện pháp quản lí chỉ đạo chuyên môn nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học<br />
<br />
phân hiệu, nếu có chuyển tiết thì trước giờ ra chơi hoặc sau ra chơi để GV đủ <br />
thời gian đi giữa các phân hiệu.<br />
Với những GV con nhỏ hoặc nhà cách trường khoảng 3040 km, tiết đầu <br />
tôi sắp xếp tiết chuyên cho GV ở gần hơn, tránh trường hợp đi không kịp, ảnh <br />
hưởng đến công tác dạy và học.<br />
c. Chuẩn bị các hồ sơ, biểu mẫu<br />
Để GV thực hiện đầy đủ hồ sơ sổ sách thống nhất chung thì ngay đầu năm <br />
học tôi lên danh mục các loại hồ sơ sổ sách theo quy định của ngành.<br />
Các loại hồ sơ này hỗ trợ rất nhiều cho quá trình kiểm tra cũng như thực <br />
hiện nhiệm vụ chuyên môn của người giáo viên, đặc biệt là GV mới ra trường.<br />
d. Quy định nề nếp chuyên môn ngay từ đầu năm học<br />
Vào đầu tháng 9, tôi trao đổi với Hiệu trưởng để xây dựng “ Quy chế chuyên <br />
môn” mang tính pháp lí, đầy đủ nội dung từ cụ thể đến khái quát. “ Quy chế <br />
chuyên môn” được thông qua trong Hội nghị CBVC để GV nắm bắt kịp thời. <br />
Ví dụ: Quy định thời gian ra vào lớp ( tùy vào thời tiết,..)<br />
Chuẩn bị tốt trước khi lên lớp<br />
Thực hiện đúng chương trình giảng dạy,….<br />
e. Đánh giá phân loại tay nghề GV đầu năm<br />
Là người cán bộ quản lí thì điều đầu tiên phải nắm được tay nghè của từng <br />
giáo viên để từ đó có cách điều chỉnh, nâng cao tay nghè cho những GV còn non, <br />
những GV mới ra trường.<br />
g. Công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên<br />
* Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ GV thông qua dự giờ<br />
Hàng tháng, hàng tuần tôi lên kế hoạch cụ thể, chi tiết trong cuộc họp, <br />
trong bảng thông báo để toàn thể GV nắm bắt kịp thời. Tổ trưởng tổ chuyên môn <br />
làm công tác nhắc việc và phối hợp với Nhà trường để lên kế hoạch dự giờ. Dự <br />
giờ, khuyến khích phát huy những cái sáng tạo đồng thời bổ cứu những cái chưa <br />
hiệu quả cao trong tiết dạy là nhiệm vụ hết sức quan trọng. <br />
Người thực hiện: Dương Thị Hà – Trường TH Hà Huy Tập 11<br />
Một số biện pháp quản lí chỉ đạo chuyên môn nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học<br />
<br />
Ví dụ: Qua một tiết dạy, GV trực tiếp dạy sẽ đưa ý kiến đánh giá mặt <br />
mạnh và phương pháp đã sử dụng hiệu quả cao trong tiết dạy, hiệu quả đã tập <br />
trung vào học sinh được chiếm lĩnh hay chưa hay tiết dạy đang sa vào diễn ?<br />
Hoạt động hay phương pháp, hình thức tổ chức nào chưa đạt hiệu quả, <br />
do đâu ? Và nếu có hiệu quả thì đã triệt để hay chưa ? Nếu giả sử GV sử dụng <br />
phương pháp khác thì hiệu quả sẽ cao hơn như thế nào ?,….<br />
Từ những ý kiến phân tích góp ý đó, GV như được trải lòng mình, vỡ ra <br />
nhiều điều còn hạn chế của mình.<br />
Bản thân tôi cũng sắp xếp công việc một cách khoa học dành nhiều thời <br />
gian để thường xuyên dự giờ, thăm lớp, đặc biệt ở những GV tay nghề còn non, <br />
GV mới ra trường.<br />
* Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên thông qua <br />
các buổi họp tổ chuyên môn và các tiết thao giảng<br />
Tổ chuyên môn tổ chức sinh hoạt đúng định kì 2 lần / tháng theo quy định <br />
và quy chế chuyên môn đã xây dựng, nội dung sinh hoạt phải phong phú, bám sâu <br />
vào chuyên môn. <br />
Ví dụ: Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn:<br />
+ Đầu năm sinh hoạt thảo luận, thống nhất cách sắp xếp thời khóa biểu <br />
hợp lí, lập kế hoạch lồng ghép cụ thể vào tháng theo chủ điểm, theo tuần học và <br />
theo nội dung mỗi bài học.<br />
+ Thống nhất sắp xếp lịch dạy thay trong tổ khoa học theo định mức giờ <br />
dạy của Nhà trường. <br />
+ Thực hiện các báo cáo nhanh đầu năm chính xác với minh chứng cụ thể; <br />
trao đổi thảo luận cách sử dụng một số phương pháp hình thức tổ chức dạy học <br />
hiệu quả nhất; cách trang trí lớp học theo Mô hình trường học mới,…<br />
Hàng tháng tổ chuyên môn có kế hoạch Thao Hội giảng của tổ, báo cáo lên <br />
nhà trường lịch cụ thể, các tiết thao giảng có thể được thực hiện đều trong khối, <br />
cũng có thể được tổ chức tách ra trong buổi chiều thức 6 ( thứ 6 học 1 buổi/ <br />
ngày)<br />
Người thực hiện: Dương Thị Hà – Trường TH Hà Huy Tập 12<br />
Một số biện pháp quản lí chỉ đạo chuyên môn nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học<br />
<br />
* Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên thông qua <br />
việc tổ chức chuyên đề<br />
Công tác chuyên đề là hoạt động chuyên môn nhằm tháo gỡ những vướng <br />
mắc trong hoạt động dạy và học của GV HS, đồng thời cùng trao đổi chuyên <br />
môn phát huy những điểm mạnh trong cách sử dụng phương pháp và hình thức tổ <br />
chức dạy học cũng như nhiều lĩnh vực khác. Mỗi tháng sẽ có 12 chuyên đề. Tôi <br />
sắp xếp mở một số chuyên đề trước khi vào năm học mới: “ Viết chữ đẹp”, “ <br />
công tác chủ nhiệm”, “ Đánh giá học sinh theo Thông tư 30”,…Các chuyên đề này <br />
hỗ trợ rất nhiều đến chất lượng dạy và học.<br />
Chỉ đạo tổ chuyên môn khi thực hiện tiết chuyên đề cần nghiên cứu kĩ để <br />
xác định cái đích, mục tiêu của chuyên đề và tất nhiên là phải chuẩn bị chu đáo về <br />
ĐDDH, về con người, về không gia lớp học, về nội dung chuyên đề mang tính <br />
thiết thực. Người quản lí cần tổ chức trao đổi chuyên môn qua tiết chuyên đề với <br />
các gợi ý đóng góp:<br />
+ Sử dụng phiếu học tập có hiệu quả không, thay vì sử dụng phiếu nếu <br />
người dạy khai thác triệt để kênh thông tin trong Tài liệu học thì hiệu quả tốt hơn <br />
không, trong khi lợi thế các thông tin của Tài liệu học được trình bày chính xác, <br />
khoa học và là công cụ hằng ngày của học sinh ?<br />
+ Sử dụng bảng phụ đã hiệu quả chưa ?<br />
+ Hình thức tổ chức đã sáng tạo chưa hay còn gượng gạo, máy móc, ít hiệu <br />
quả ?<br />
+ Sử dụng công cụ học tập hỗ trợ đã triệt để chưa ?<br />
Cuối buổi thảo luận phải để GV nói lên những ý kiến lựa chọn phương <br />
pháp, hình thức dạy học hay nhất, hiệu quả nhất cho học sinh.<br />
h. Tổ chức các phong trào nhằm nâng cao chất lượng dạy và học<br />
Công tác phát triển các phong trào thi đua dạy và học trong nhà trường rất <br />
quan trọng. Đây là tiêu chí tạo nên những động lực có tính truyền thống lâu dài <br />
nhằm phát huy và đẩy mạnh phong trào mũi nhọn của nhà trường.<br />
* Phong trào giáo viên dạy giỏi<br />
Người thực hiện: Dương Thị Hà – Trường TH Hà Huy Tập 13<br />
Một số biện pháp quản lí chỉ đạo chuyên môn nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học<br />
<br />
Hằng năm, việc tổ chức phong trào giáo viên dạy giỏi được tổ chức sôi nổi. <br />
Trong kế hoạch đầu năm, dựa vào kế hoạch chung của nhà trường tôi cụ thế hóa <br />
công việc theo từng thời điểm. Thời gian thi GVDG cấp trường được tổ chức bắt <br />
đầu từ tháng 10 đến tháng 11 ( vòng 1 và phần thi năng lực), thời gian tiếp theo sẽ <br />
được tổ chức thi vòng 2. Giám khảo ngoài Ban giám hiệu còn là tổ trưởng tổ <br />
chuyên môn, GV dạy giỏi cấp tỉnh. Thời gian thi sẽ được cụ thể trong các tuần, <br />
ngày trong tuần theo các khối chuyên môn để không ảnh hưởng đến chất lượng <br />
dạy học của GVHS.<br />
Ví dụ: Tuần Một, Hai của tháng 10: Tổ Một<br />
Tuần Ba, Bốn của tháng 10 : tổ Hai Ba<br />
Tuần Một, Hai của tháng 11 : tổ Bốn<br />
Tuần Ba, Bốn của tháng 11: tổ Năm<br />
* Phong trào “ Thi đua dạy tốt học tốt”<br />
Bám sát kế hoạch năm học của Phòng Giáo dục, các chủ điểm các tháng để <br />
lên kế hoạc phát động phong trào trong toàn trường. Việc phát động phong trào <br />
cần có kiểm tra, khuyến khích, không “ Đầu voi đuôi chuột”. <br />
Những đợt thi đua mà Nhà trường vẫn thường tổ chức:<br />
+ Hưởng ứng phong trào xây dựng trường học thân thiện Học sinh tích cực, <br />
tổ chức thi” Lớp học thân thiện” trong đó tiêu chí đưa ra như: tạo không gian lớp <br />
học, thư viện lớp học đã phong phú các đầu sách hay chưa ? Công cụ hỗ trợ giờ <br />
học theo chủ điểm của tháng đã phát huy hết hiệu quả chưa ?,…<br />
+ Tổ chức “ Giờ học tốt, tuần học tốt”,…<br />
+ Tổ chức các buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp nhằm giáo dục kĩ năng sống <br />
cũng như giúp học sinh được thể hiện bản thân,..<br />
* Tập trung nhiều phong trào mũi nhọn<br />
Phong trào mũi nhọn của các trường học luôn chú trọng nhất vẫn là các cuộc <br />
thi, cuộc thi” Giải toán qua Internet” và “ Tiếng Anh qua Intternet” các cấp, “ Giao <br />
lưu học sinh DTTS” cùng nhiều phong trào khác nhằm phát triển toàn diện cho <br />
học sinh.<br />
Người thực hiện: Dương Thị Hà – Trường TH Hà Huy Tập 14<br />
Một số biện pháp quản lí chỉ đạo chuyên môn nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học<br />
<br />
Những năm gần đây trường TH Hà Huy Tập gặt hái được nhiều thành tích <br />
trong phomg trào mũi nhọn, góp phần đưa cất lượng chung ngày một được nâng <br />
cao trong toàn ngành.<br />
* Phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm<br />
Sáng kiến kinh nghiệm là bản nghiên cứu và báo cáo qua trải nghiệm, thực <br />
nghiệm của người viết. Trên đó người viết được trình bày, thể hiện nhiều kĩ <br />
năng bằng ngôn ngữ viết. Tạo ra một sản phẩm tức là người viết được tìm tòi, <br />
khám phá, học hỏi nhiều điều và tự mình đúc rút kinh nghiệm quý báu.<br />
Trước hết Nhà trường ra quyết định thành lập Hội đồng tư vấn viết SKKN <br />
để giúp GV được góp ý, định hướng khi nghiên cứu đề tài. Ai là người thuộc tổ <br />
tư vấn ? Ban giám hiệu, Tổ trưởng chuyên môn, những GV có sáng kiến đạt giải <br />
và đánh giá cao trong kì thi các cấp, từ cấp huyện trở lên; Ban giám hiệu họp tổ <br />
tư vấn để đưa ra tiêu chí đánh giá một đề tài<br />
Việc tổ chức chấm SKKN cấp trường cũng không kém phần quan trọng. Các <br />
tổ chuyên môn tổ chức chấm cấp tổ, phân loại từng đề tài. Sau khi hoàn thành <br />
cấp tổ, nộp đề tài tham gia thi cấp trường. Giám khảo cấp trường là những thành <br />
viên trong tổ tư vấn. Lấy kết quả cấp trường để tham gia thi cáp huyện. Những <br />
đề tài đủ tiêu chí thi cấp huyện, Hội đồng tư vấn tiếp tục giúp đỡ, bổ cứu cho <br />
những đề tài đó tiếp tục hoàn thiện hơn. <br />
* Phong trào tự làm đồ dùng dạy học<br />
Đồ dùng dạy học là phương tiện hỗ trợ học tập không thể thiếu được, đồ <br />
dùng minh họa phong phú vô cùng. Việc khuyến khích tự làm đồ dùng dạy học và <br />
cách sử dụng đồ dung dạy học có hiệu quả là một việc làm thường xuyên, liên <br />
tục. Ngoài ra cần khuyến khích tự chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ học tập khi lên <br />
lớp.<br />
Nhà trường tổ chức cuộc thi “ Đồ dùng dạy học tự làm” “ Cách sử dụng đồ <br />
dùng dạy học sẵn có”. Các cuộc thi đã tác động sâu đến sự sáng tạo của GV, họ <br />
hứng thú và biết cách lựa chọn những phương pháp dạy học có sử dụng ĐDDH.<br />
Năm học này Nhà trường đã tổ chức thi và có sự tham gia của cá nhân và cả <br />
tổ chuyên môn với các đồ dùng như: <br />
Người thực hiện: Dương Thị Hà – Trường TH Hà Huy Tập 15<br />
Một số biện pháp quản lí chỉ đạo chuyên môn nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học<br />
<br />
Đề tài: “Đất nước em”, đó là mô hình thư viện mang hình đất nước với 3 <br />
miền : Bắc – Trung – Nam, mỗi miền có những giá trị truyền thống riêng, một nét <br />
đẹp riêng, bản sắc riêng. Với bản thuyết trình thuyết phục nhóm tác giả khối 45 <br />
đã đạt giải nhất cấp trường với ĐDDH tự làm.<br />
Và còn các đề tài thuyết trình cách sử dụng đồ dùng sẵn có rất thuyết phục <br />
và hiệu quả.<br />
i. Các công tác khác<br />
* Phân công công việc đúng người đúng việc<br />
Đầu năm công tác phân công chuyên môn không kém phần quan trọng, ham <br />
mưu với hiệu trưởng để phân công nhiệm vụ, phải thấy được chỗ mạnh, chỗ <br />
yếu, sở trường và hoàn cảnh cụ thể của từng giáo viên, phân công một cách hợp <br />
lí, tạo niềm tin cho họ. Hằng tuần, hang tháng phải theo dõi việc dạy cũng như <br />
học để kịp thời điều chỉnh những hạn chế mà họ mắc phải, tránh việc chỉ sử <br />
dụng cứng nhăc kỉ luật quản lí, chỉ theo dõi mà không nhắc nhở, điều chỉnh kịp <br />
thời dẫn đến không bphats huy khả năng tự chủ của giáo viên.<br />
j. Công tác kiểm tra<br />
Kiểm tra là công việc không thể thiếu đối với người cán bộ quản lí. Kiểm <br />
tra để nhắc nhở, kịp thời điều chỉnh; kiểm tra để đánh giá xếp loại GV cũng như <br />
đánh giá chuyên môn công bằng, khách quan; kiểm tra để tìm ra những ưu điểm <br />
nhằm khen ngợi đồng thời cũng phát hiện những hạn chế yếu kém để uốn nắn <br />
sữa chữa, tránh trường hợp để giáo viên hiểu theo hướng không tích cực<br />
Hằng năm phải xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học, trong đó xây <br />
dựng nội dung, hình thức, thời gian cụ thể; phân công thành phần kiểm tra và tổ <br />
chức thực hiện thường xuyên theo kế hoạch. <br />
Kiểm tra chuyên đề để nhằm xác định tính khả thi của các nội dung đã <br />
triển khai.<br />
Kiểm tra đột xuất nhằm rèn cho giáo viên tính tự giác trong mọi trường <br />
hợp.<br />
Đặc biệt chú trọng kiểm tra công tác soạn giảng của giáo viên; kiểm tra giáo <br />
án trên lớp, quan tâm đến công tác chuẩn bị, đến những nội dung giáo viên áp <br />
Người thực hiện: Dương Thị Hà – Trường TH Hà Huy Tập 16<br />
Một số biện pháp quản lí chỉ đạo chuyên môn nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học<br />
<br />
dụng theo vùng, miền. Kiểm tra phương pháp và hình thức tổ chức dạy học có sát <br />
với thực tế không.<br />
Kiểm tra chất lượng dạy học của giáo viên thông qua dự giờ, khảo sát chất <br />
lượng học sinh …<br />
Kiểm tra hồ sơ chuyên môn của giáo viên để đánh giá được sự đầu tư, trình <br />
độ của giáo viên thông qua sắp xếp, trình bày văn bản. <br />
Kiểm tra công tác tự học tự rèn thông qua việc cập nhật thông tin bài giảng.<br />
Kiểm tra việc thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân <br />
thiện, học sinh tích cực”. Nội dung này đã được triển khai sâu rộng trước giáo <br />
viên và học sinh và đã đi vào thực hiện có hiệu quả. Cụ thể là:<br />
+ Giáo viên chủ nhiệm đã vận động được phụ huynh cùng tham gia thực <br />
hiện cuộc vận động này như góp phần làm vệ sinh lớp học, mua chậu hoa cây <br />
cảnh, trang trí lại lớp học cho đẹp…. Điều này đã tạo được sức mạnh tổng hợp, <br />
tình cảm gần gũi, thân thương giữa cô giáo, học sinh, phụ huynh làm cho không <br />
khí trường học, lớp học thân thiện và đoàn kết hơn.<br />
+ Nhà trường lúc nào cũng Xanh – Sạch – Đẹp và được bổ sung cây cảnh <br />
làm đẹp cho trường, đã gây được cảm tình đối với mọi người; trường ra trường; <br />
lớp ra lớp…<br />
+ Giáo viên – học sinh đã có nề nếp thi đua dạy và học có hiệu quả khá cao. <br />
Còn những hạn chế trong chuyên môn của giáo viên dần dần được khắc phục <br />
dưới sự giúp đỡ của người thanh tra, kiểm tra chuyên môn.<br />
Công tác kiểm tra, thanh tra chuyên môn gắn liền với công tác dự giờ đột <br />
xuất, khảo sát chất lượng học sinh sau khi dự giờ xong tiết đó nhằm đánh giá <br />
thực chất việc dạy của giáo viên. Đây là việc làm thường xuyên của công tác <br />
quản lý chuyên môn trong trường học để tác động đến giáo viên dạy thực chất, <br />
học sinh học thực chất và có hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh Tiểu học.<br />
3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
Người quản lí phải tạo cho mình một tâm thế làm việc chủ động, có kỉ luật, <br />
có kĩ thuật, sự kiên trì bền bỉ và đặc biệt là phải có kĩ năng sắp xếp công việc <br />
cũng như điều hành công việc có đường lối cụ thể. Trong công việc, người quản <br />
lí luôn hài hòa giữa tình và lí, hiểu thấu đáo lí lẽ đặc biệt luôn có kỉ luật trong lời <br />
nói và việc làm.<br />
<br />
Người thực hiện: Dương Thị Hà – Trường TH Hà Huy Tập 17<br />
Một số biện pháp quản lí chỉ đạo chuyên môn nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học<br />
<br />
3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
Các giải pháp, biện pháp tương quan lẫn nhau, tác động qua lại. Ngay từ <br />
đầu người quản lí lập cho mình một hệ thống làm việc có khoa học thì nó như <br />
một cỗ máy sẽ hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả<br />
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề <br />
nghiên cứu<br />
* Kết quả các Hội thi của học sinh trong hai năm học gần đây:<br />
Năm học: 20142015<br />
HS đạt vở sạch chữ đẹp cấp huyện : 19<br />
HS thi Tiếng Anh qua mạng cấp huyện: 7<br />
HS thi Toán qua mạng cấp huyện: 11<br />
Cấp tỉnh: 2<br />
Năm học: 20152016<br />
HS thi Tiếng Anh qua mạng cấp tỉnh: Đạt giải khuyến khích: 2 em<br />
HS thi Toán qua mạng cấp huyện: 27<br />
Cấp tỉnh: 16 em tham gia<br />
Kết quả học sinh đạt được như trên đã phản ánh phần lớn khả năng sư phạm <br />
của giáo viên Tiểu học có tiến bộ, có đổi mới phương pháp tổ chức dạy học, <br />
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.<br />
Giáo viên.<br />
Giáo viên dạy giỏi cấp trường: 19/24 đ/c;<br />
Giáo viên dạy giỏi cấp huyện: 04 đ/c;<br />
Giáo viên đạt viết chữ đẹp cấp huyện: 02 đ/c;<br />
Đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở: 05 đ/c;<br />
UBND tỉnh tặng Bằng khen: 01 đ/c;<br />
UBND huyện tặng Giấy khen: 07 đ/c;<br />
Đạt danh hiệu Lao động tiên tiến: 30 đ/c.<br />
Tập thể đạt danh hiệu lao động xuất sắc.<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
<br />
1. Kết luận<br />
<br />
Người thực hiện: Dương Thị Hà – Trường TH Hà Huy Tập 18<br />
Một số biện pháp quản lí chỉ đạo chuyên môn nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học<br />
<br />
Quá trình quản lý chỉ đạo chuyên môn ở trường Tiểu học Hà Huy Tập năm <br />
học 2015 2016, bản thân tôi rút ra bài học kinh nghiệm như sau:<br />
1. Quán triệt các văn bản chỉ đạo chuyên môn của ngành giáo dục và các <br />
quyết định của Bộ giáo dục & Đào tạo, trong đó đặc biệt chú trọng kế hoạch <br />
nhiệm vụ năm học của Phòng Giáo dục và đào tạo Krông Ana và các văn bản <br />
khác có liên quan đến chuyên môn.<br />
2. Xây dựng kế hoạch chuyên môn có lộ trình, có nội dung biện pháp thực <br />
hiện rõ ràng.<br />
3. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra giám sát việc thực hiện chuyên <br />
môn đối với giáo viên Tiểu học.<br />
4. Công tác tổ chức phối hợp: Làm tốt công tác sinh hoạt giáo dục ngoài giờ <br />
lên lớp.<br />
5. Tổ chức tốt các cuộc thi đua “Dạy tốt – học tốt” tập trung cho việc tiếp <br />
tục đổi mới giáo dục phổ thông và “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh <br />
tích cực”.<br />
Đạt được kết quả trên là nhờ sự lãnh đạo của Chi bộ, Ban Giám hiệu nhà <br />
trường và sự quyết tâm đầy trách nhiệm của đội ngũ giáo viên.<br />
2. Kiến nghị<br />
Với người cán bộ quản lí: Luôn là người sáng tạo, học cách giải quyết vấn <br />
đề, ứng xử có tình có lí; có cách nhìn rộng, biết cách sắp xếp công việc khoa học, <br />
hợp lí.<br />
Đối với mỗi GV: Nghiên cứu và thực hiện tốt “ Điều lệ trường Tiểu học” , <br />
luôn là nhà giáo gương mẫu, gương mẫu trước học sinh, phụ huynh và xã hội.<br />
Trên đây là một vài kinh nghiệm trong công tác quản lý, chỉ đạo chuyên môn <br />
ở trường Tiểu học Hà Huy Tập trong năm học 2015 2016. Rất mong được sự <br />
góp ý của Hội đồng Khoa học nhà trường và Hội đồng Khoa học phòng Giáo dục <br />
huyện.<br />
Tôi xin chân thành cảm ơn !<br />
Krông Ana, ngày 07 tháng 01 năm 2016<br />
NGƯỜI VIẾT<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Dương Thị Hà – Trường TH Hà Huy Tập 19<br />
Một số biện pháp quản lí chỉ đạo chuyên môn nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học<br />
<br />
Dương Thị Hà<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN CẤP TRƯỜNG <br />
...................................................................................................................................<br />
...................................................................................................................................<br />
...................................................................................................................................<br />
...................................................................................................................................<br />
...................................................................................................................................<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Tuyết Loan<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Dương Thị Hà – Trường TH Hà Huy Tập 20<br />