SKKN: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh khối 4, 5
lượt xem 4
download
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong đổi mới giáo dục phổ thông, là nhịp cầu giúp các em biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh, loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày; trang bị cho trẻ khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử, ứng phó tích cực trước tình huống trong cuộc sống hàng ngày nhằm xây dựng và hoàn thiện nhân cách cho học sinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh khối 4, 5
- PHẦN 1: THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong đổi mới giáo dục phổ thông, là nhịp cầu giúp các em biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh, loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày; trang bị cho trẻ khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử, ứng phó tích cực trước tình huống trong cuộc sống hàng ngày nhằm xây dựng và hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Qua trực tiếp giảng dạy khối 4 và 5, bản thân tôi nhận thấy phần lớn học sinh còn chưa tự tin trong giao tiếp, chưa biết cách giữ an toàn cho bản thân, cách ph òng tránh xâm hại, bạo lực, ít tham gia vào hoạt động vui chơi tập trung của trường trong giờ ngoại khóa. Kết quả khảo sát đầu năm: 9/2018 Học sinh của khối Quy tắc ứng xử văn hóa trong trò chơi tập thể Tự tin trong giao tiếp Rụt rè, nhút nhát, chưa tự tin giao tiếp Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Khối 4: 163/86 nữ 47 28.8 116 71.2 Khối 5: 138/69 nữ 59 42.8 79 57.2 Học sinh của khối Được hướng dẫn, chia sẻ, trao đổi cách phòng tránh bị xâm hại Được hướng dẫn, chia sẻ, trao đổi Không được hướng dẫn, chia sẻ, trao đổi Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Khối 4: 163/86 nữ 34 20.9 129 79.1 Khối 5: 138/69 nữ 46 33.3 92 66.7 Học sinh của khối Biết phòng tránh bạo lực Biết phòng tránh bạo lực Chưa biết phòng tránh bạo lực Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Khối 4: 163/86 nữ 54 33.1 109 66.9 Khối 5: 138/69 nữ 62 44.9 76 55.1 Với thực trạng ấy, bản thân tôi mạnh dạn chọn những biện pháp cụ thể, thiết thực để cụ thể hóa nội dung qua đề tài: “ Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh khối 4, 5”. PHẦN 2: NỘI DUNG CẦN GIẢI QUYẾT Giáo dục kỹ năng sống thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ để học sinh tự đánh giá, nhận xét qua các hành vi, từ đó hình thành các kiến thức, kỹ năng cơ bản cho các em; đây không phải là công việc “một sớm, một chiều” mà đòi hỏi cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kiên nhẫn và bằng cả tâm huyết của Tổng phụ trách, Ban phụ trách đội; sự phối hợp tốt của cả ba môi trường giáo dục. Với kinh nghiệm nhiều năm làm giáo viên Tổng phụ trách, bản thân mạnh dạn đưa ra một số biện pháp để giáo dục kỹ năng sống cho các em nhằm góp phần hoàn thiện nhân cách cho học sinh: Giáo dục kỹ năng giao tiếp thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp. 1
- Phối kết hợp với gia đình để giáo dục kỹ năng phòng tránh xâm hại cho trẻ. Xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh, thân thiện; phòng chống bạo lực học đường. PHẦN 3: BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT Nhằm tạo ra sản phẩm là con người đúng như mục tiêu giáo dục đề ra, cần đa dạng hóa sự tác động của thầy đối với học sinh, đa dạng hóa các hoạt động học tập của học sinh qua từng tiết sinh hoạt giáo dục ngoài giờ và hoạt động ngoại khóa để tạo ra môi trường học tập tích cực, môi trường giáo dục lành mạnh phù hợp tâm sinh lí lứa tuổi. Các biện pháp được áp dụng, phối hợp với nhau thật hài hòa và cụ thể hóa với từng giải pháp, bản thân tôi tự nghiên cứu và áp dụng các biện pháp cụ thể như sau: 1. Đổi mới phương thức hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm hình thành kỹ năng giao tiếp cho các em: Tổng phụ trách xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ngay từ đầu năm học. Trực tiếp tham mưu Ban giám hiệu để phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên chuyên và Ban đại diện cha mẹ học sinh nhằm rèn kỹ năng sống cho các em học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp. Đối với học sinh, các em cần nhiều sự tác động của người thầy mới có thể tiếp cận tri thức mới và hình thành các kỹ năng cơ bản. Do đó, người thầy phải đa dạng hóa các tác động. Mỗi động tác, lời nói, cử chỉ đến các phương tiện trực quan, thực hành, các đồ dùng dạy học, công nghệ thông tin, … đều phải đáp ứng nhu cầu và gây hứng thú của các em. Học sinh là nhân vật trung tâm còn thầy lúc này là người tổ chức, hướng dẫn hay hỗ trợ cho học sinh thực hiện. 1.1 Hình thành kỹ năng giao tiếp thông qua hoạt động đội: Tổng phụ trách phối hợp với Ban phụ trách đội để tổ chức các hoạt động sinh hoạt đội theo chủ điểm của từng tháng, đúng theo kế hoạch năm đã đề ra. Hoạt động đội là hoạt động tập thể có ý nghĩa quan trọng đối với các em học sinh; trong quá trình tham gia hoạt động đội, các em thường hay nhút nát, rụt rè trong giao tiếp trước đông người; các em sẽ được Ban phụ trách đội, Ban phụ trách Liên – Chi đội uốn nắn, giúp đỡ để các em cảm thấy mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong giao tiếp hàng ngày với mọi người xung quanh như thầy cô, bạn bè. Chính hoạt động đội đã giúp các em thấy mình dường như được lớn lên, trưởng thành hơn. Vào đội, các em được giao lưu, học hỏi với các bạn đội viên khác trong trường, được hoạt động chung, được tham gia các phong trào, các cuộc thi do đội tổ chức như: văn nghệ, kể chuyện, dán lồng đèn, nghi thức. 2
- Qua hoạt động đội rèn cho các em nhiều kỹ năng giao tiếp mới đó là giao tiếp với các anh chị phụ trách Chi đội, các đội viên, giao tiếp với các bạn trong Ban chỉ huy liên đội, tạo cho các em giao tiếp trong các mối quan hệ đa dạng hơn. Tóm lại: Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho các em phải phù hợp với các tình huống diễn ra trong hoạt động đội; đồng thời tạo không khí vui tươi, gây hứng thú khi tham gia; giúp các em gần gũi, chia sẻ, biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. 1.2 Hình thành kỹ năng giao ti ếp thông qua sinh ho ạt c ủa các câu lạ c bộ : Ngay đầu năm học, Tổng phụ trách tham mưu Ban giám hiệu để thành lập câu lạc bộ trong trường học. Hiện nay, trường đã thành lập được bảy Câu lạc bộ: cờ vua, đá cầu, âm nhạc, mĩ thuật, cầu lông, tin học trẻ, kỹ năng sống; đồng thời tổ chức các hội thi để cho các em giao lưu với hình thức cá nhân hoặc tập thể. Đây là hoạt động trọng tâm của việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học mà đặc biệt là học sinh khối 4 và khối 5, vì trong quá trình sinh hoạt câu lạc bộ, các em sẽ thể hiện rõ tính cách trong giao tiếp ứng xử của từng cá nhân, Tổng phụ trách phải trực tiếp tham gia cùng các em để kịp thời uốn nắn, giáo dục, nhắc nhở về những hành vi, ngôn phong trong giao tiếp, trực tiếp hướng dẫn những em có xưng hô chưa hay, chưa đúng. Dần dần, các em mạnh dạn nhận xét những hành vi ứng xử nào chưa tốt, chưa hay và các em tự hứa nhắc nhở nhau để không xảy ra những hành vi ứng xử chưa tốt, cách xưng hô chưa hay, chưa đúng trong mọi tình huống diễn ra hàng ngày. Ví dụ: Câu lạc bộ Âm nhạc * Thời gian thực hiện: 16 giờ 10 phút đến 17 giờ chiều thứ 6 ngày 12 tháng 10 năm 2018. * Địa điểm: Hội trường 1. * Tổ chức thực hiện: Tổng phụ trách và giáo viên Âm nhạc trực tiếp hướng dẫn các em tham gia sinh hoạt theo chủ đề: Ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông. 3
- Tổng phụ trách tổ chức cho các em diễn tiểu phẩm An toàn giao thông đã chuẩn bị ở buổi sinh hoạt trước với chủ đề tuyên truyền “Ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông”. Thành viên của năm nhóm xem và nhận xét các tình huống ứng xử của năm tiểu phẩm. Tổng phụ trách đưa ra nhận xét cuối cùng, đồng thời khen các nhóm có cách ứng xử trong tiểu phẩm đúng với chủ đề sinh hoạt. * Hiệu quả của buổi sinh hoạt: Buổi sinh hoạt diễn ra trong không khí sôi nổi, các em cảm thấy hứng thú khi tham gia sinh hoạt câu lạc bộ. Tạo sân chơi bổ ích, phát huy khả năng diễn xuất, ca hát của học sinh. Giúp học sinh mạnh dạn, tự tin trước đông người, biết cách giao tiếp, ứng xử phù hợp với mọi người xung quanh. Tóm lại: qua buổi sinh hoạt câu lạc bộ, học sinh biết được thế nào là hành vi ứng xử có văn hóa trong mọi hoạt động diễn ra hàng ngày. Qua đó, góp phần hình thành cho học sinh về kỹ năng giao tiếp với mọi người xung quanh như: bạn bè, thầy cô, người thân trong gia đình. * Thành tích của câu lạc bộ Âm nhạc đạt được: Các thành viên câu lạc tham gia hội thi văn nghệ cấp trường đều đạt giải cao. Tham gia hội thi An toàn giao thông cấp huyện: đạt giải nhất. Tham gia hội thi An toàn giao thông cấp tỉnh: đạt giải nhì. 1.3 Giáo dục k ỹ năng giao ti ếp thông qua các hoạ t độ ng tậ p thể khác: Đối với học sinh tiểu học khi đến trường các em vừa được học tập và vui chơi, hoạt động tập thể là một hoạt động cần thiết. V ì vậy, việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học không chỉ trong học tập, trong sinh hoạt đội mà còn phải chú ý rèn 4
- kỹ năng giao tiếp cho học sinh trong cả các hoạt động tập thể như: hoạt động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt lớp, sinh hoạt đầu giờ, chào cờ đầu tuần. Thông qua những hoạt động sẽ tạo cho các em biết giao tiếp một cách lịch sự, biết khuyên các bạn cố gắng khắc phục những khuyết điểm, phát huy những ưu điểm để thực hiện một cách tốt hơn trong tuần tiếp theo. Đồng thời biết lắng nghe ý kiến của nhau, giao tiếp cởi mở và thân thiện. Tôi khuyến khích các em cùng tham gia, cùng chia sẻ những cảm nhận, những suy nghĩ của mình một cách thoải mái, không gò ép nhằm để giáo dục đạo đức tình cảm của học sinh; hoặc giờ ra chơi bản thân cùng các bạn tham gia trò chơi dân gian, trò chơi giúp các em phát triển trí tuệ; kỹ năng tự phục vụ, biết lao động vừa sức, biết trang trí lớp xanh – sạch – đẹp, nhằm giúp các em yêu trường, yêu lớp hơn cũng được tôi tận dụng triệt để trong giáo dục ngoài giờ lên lớp. Tóm lại: Việc rèn kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho học sinh thông qua hoạt động tập thể, đòi hỏi Tổng phụ trách phải kiên trì, quan tâm giúp đỡ học sinh vượt qua những khó khăn để các em có được niềm tin vào bản thân, tự tin hơn trong giao tiếp; cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. 2. Phối kết hợp với gia đình để giáo dục kỹ năng phòng tránh xâm hại cho trẻ: 2.1 Dạy trẻ quy tắc bàn tay giao tiếp qua 5 ngón tay: Quy tắc bàn tay giao tiếp là một trong những quy tắc cực kì quan trọng trong việc giúp các em nhận thức được sự quan trọng trong từng mối quan hệ được tiếp xúc thế nào và từ đó ngăn ngừa trẻ bị xâm hại bởi những người không đáng tin. Tổng phụ trách hướng dẫn để Ban phụ trách đội phối hợp với phụ huynh cần dạy trẻ biết quy tắc bàn tay giao tiếp (mỗi ngón tay là một quy tắc) theo h ướng dẫn sau đây: 5
- Ngón cái đưa lên: Chỉ ôm hôn với những người thân ruột thịt trong một nhà (anh chị em ruột, bố mẹ, ông bà) mới được ôm hôn mình để thể hiện tình yêu thương thôi con nhé. Ngón trỏ đưa lên: Chỉ khoác tay, nắm tay với những ng ười trong họ hàng, thầy cô, bạn bè nhé. Nếu ai vượt hơn giới hạn này như ôm hôn con thì phải có bố mẹ, nếu không hãy nói không. Ngón giữa đưa lên: Con chỉ bắt tay giao thiệp khi gặp người mà mình quen biết nhé. Ngón áp út đưa lên: Vẫy tay xin chào thể hiện sự thân thiện và hiếu khách nếu gặp người lạ đến nhà hoặc ngoài phố. Ngón út– ngón an nguy đưa lên: Hãy nhắc trẻ luôn nhớ ngón này. Trẻ cần xua tay từ chối (nói không) để phòng tránh nguy hiểm, tránh xâm hại nếu người lạ đang muốn tiếp xúc. Hãy dạy trẻ phải biết xua tay và không tiếp xúc hoặc nếu nguy cấp, phải biết hét to để cầu cứu, báo động và bỏ chạy nếu có người xa lạ chưa từng gặp tiến lại gần và có những cử chỉ thân mật quá mức khiến trẻ bất an, khó chịu. 2.2 Dạy trẻ về giới tính và các vùng nhạy cảm trên cơ thể: Kỹ năng đầu tiên về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em mà chúng ta cần hướng dẫn đó là những kiến thức về giới tính và nhận biết các vùng nhạy cảm trên cơ thể như: vùng mặt và vùng cơ thể… Nhiều trường hợp trẻ bị xâm hại mà không thể tự nhận biết được mức độ nghiêm trọng của vấn đề; do còn quá nhỏ, thiếu hiểu biết về các vấn đề trên. Thế nên những kẻ biến thái có thể dễ dàng đụng chạm vào cơ thể của bé mà các bé không nhận thức đó là vùng cấm. 6
- Hãy chỉ cho trẻ nhận biết rằng các vùng nhạy cảm trên c ơ thể là nơi quan trọng nghiêm cấm bất kỳ ai động chạm. Kể cả cô chú người thân quen có xin phép th ì con cũng hãy từ chối và nhớ quy tắc bàn tay giao tiếp để cân nhắc về mối quan hệ. 2.3 Dạy trẻ tránh xa những người lạ mặt cố làm quen: Hãy dạy cho trẻ cách nói “KHÔNG” và tránh xa người lạ mặt. Trẻ sẽ không nên bắt chuyện hay làm quen với bất kỳ ai mà bé gặp trên đường nếu không có sự đồng ý của cha mẹ. Bởi bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng khiến bé rời xa cha mẹ và gây hại cho bé; hãy dạy con về điều này và đảm bảo trẻ không dễ bị dụ dỗ bởi những món bé yêu thích. Hãy tránh xa người lạ để tự bảo vệ mình con nhé! Đồng thời, cha mẹ nên cảnh báo cho trẻ những nguy hiểm có thể gặp phải khi bé đi chơi một mình với ng ười lạ mặt hoặc đi đến những nơi vắng vẻ, những nơi tối tăm, kín đáo. Đừng quá tò mò về lời người khác kể và đi theo một ai đó. Và khi ai đó cho con thứ gì (bánh kẹo), hãy từ chối vì con sẽ gặp nguy hiểm và cha mẹ sẽ lo lắng cho con lắm đấy. 2.4 Dạy trẻ không cho người lạ mặt vào nhà: Khi trẻ ở nhà một mình, cha mẹ cần dạy trẻ tuyệt đối không được cho bất kỳ người lạ mặt nào vào nhà, kể cả người thân là chú bác cô dì. 7
- Khi có ai kêu cửa, trẻ cần phải thông báo/gọi điện cho cha mẹ biết nếu có ai đó kêu mở cửa. Khi chưa có sự đồng ý của cha mẹ thì tuyệt đối con không được mở cửa và không ai được phép bước vào nhà. Tuyệt đối không cho người lạ vào nhà, phải thông báo cha mẹ ngay. Cha mẹ cũng nên chú ý không cho trẻ đi chơi một mình, và kể cả là sang nhà hàng xóm hay đến nhà người quen mà không có sự theo dõi của cha mẹ ở đó. 3. Xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh, thân thiện; phòng chống bạo lực học đường: Để môi trường giáo dục được an toàn, lành mạnh, thân thiện không có bạo lực. Vì vậy, chúng ta phải chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và kịp thời xử lý các hành vi vi phạm nhằm giảm thiểu bạo lực học đường trong trường học cụ thể như sau: 3.1 Xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh, thân thiện trong trường học: Tham mưu Ban giám hiệu để xây dựng và thực hiện có hiệu quả bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học. Hàng năm, nhà trường đều có bản cam kết với cơ quan quản lý cấp trên về việc đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và không có bạo lực. Tổng phụ trách tham mưu Ban giám hiệu thành lập tổ tư vấn tâm lý trong nhà trường gồm có chín thành viên; tổ chức có hiệu quả các hoạt động trải nghiệm tập thể có tính cộng đồng xã hội, mở lớp tập huấn kỹ năng sống nhằm trang bị những kiến thức cơ bản về kỹ năng sống cho các em góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho các em. Giáo dục, trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng về phòng, chống bạo lực học đường và phòng, chống bạo hành học sinh thông qua sự tương tác giữa thầy – trò, trò – trò; tổ chức, giao việc, trao đổi, bàn bạc, chia sẻ trong nhóm; sự vui mừng khi hoàn 8
- thành một công việc hay phấn khích khi lời nhận xét, đánh giá của giáo viên mang tính chất khích lệ, động viên theo đúng văn bản hợp nhất số 03/VBHNBGDĐT ngày 28/9/2016. 3.2 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về phòng, chống bạo lực học đường: Tổng phụ trách tham mưu Ban giám hiệu để triển khai kế hoạch “Đảm bảo môi trường an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường” trong họp hội đồng sư phạm nhà trường. Phối hợp với Ban chấp hành đoàn thể của chính quyền địa phương xây dựng tài liệu, tổ chức tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, chấp hành pháp luật trong đội ngũ CBGVCNV, phụ huynh và cộng đồng về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường và trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác và ngăn ngừa hành vi bạo lực học đường. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục lòng nhân ái, tình yêu thương con người. lên án những hành vi bạo lực, tác hại của trào lưu “Nói là làm”, các trào lưu không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc, lứa tuổi của các em thông qua hệ thống phát thanh măng non, bản tin liên đội, các phương tiện truyền thông trực quan, hoạt động của đội tuyên truyền măng non tại Liên đội. Công khai kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường và các kênh tiếp nhận thông tin, tố giác về bạo lực học đường; đồng thời thực hiện các phương pháp giáo dục tích cực, không bạo lực đối với người học. Tuyên truyền các gương điển hình trong công tác phòng, chống bạo lực học đường trên các trang web, cổng thông tin điện tử, các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức khác cho người học, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên trong cơ sở giáo dục, gia đình người học và cộng đồng. 3.3 Động viên, khen thưởng kịp thời: Để động viên khuyến khích học sinh thực hiện tốt việc rèn kỹ năng sống, Tổng phụ trách phải tham mưu với Ban giám hiệu và Hội cha mẹ học sinh để có nguồn kinh phí khen thưởng kịp thời nhằm động viên các em, tạo cho các em có động cơ tốt trong việc duy trì thực hiện. Theo dõi hàng ngày, thông qua sổ trực cờ đỏ, đội tự quản, đội xung kích chữ thập đỏ của trường để biết các em có biểu hiện tốt thì giáo viên Tổng phụ trách ghi vào sổ tay để trong giờ sinh hoạt dưới cờ kịp thời tuyên dương. Đây là một hình thức động viên về tinh thần rất có giá trị và hiệu quả. Các em sẽ nhanh nhẹn h ơn, có đạo đức tốt hơn, mạnh dạn hơn trong giao tiếp, tự tin hơn trong cuộc sống. PHẦN 4: KẾT QUẢ 9
- 1. Chưa áp dụng đề tài: ( Đầu năm học 2018 – 2019) Kết quả khảo sát đầu năm: 9/2018 Học sinh của khối Quy tắc ứng xử văn hóa trong trò chơi tập thể Tự tin trong giao tiếp Rụt rè, nhút nhát, chưa tự tin giao tiếp Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Khối 4: 163/86 nữ 47 28.8 116 71.2 Khối 5: 138/69 nữ 59 42.8 79 57.2 Học sinh của khối Được hướng dẫn, chia sẻ, trao đổi cách phòng tránh bị xâm hại Được hướng dẫn, chia sẻ, trao đổi Không được hướng dẫn, chia sẻ, trao đổi Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Khối 4: 163/86 nữ 34 20.9 129 79.1 Khối 5: 138/69 nữ 46 33.3 92 66.7 Học sinh của khối Biết phòng tránh bạo lực Biết phòng tránh bạo lực Chưa biết phòng tránh bạo lực Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Khối 4: 163/86 nữ 54 33.1 109 66.9 Khối 5: 138/69 nữ 62 44.9 76 55.1 2. Khi áp dụng đề tài: Cuối năm học 2018 – 2019: Học sinh của khối Quy tắc ứng xử văn hóa trong trò chơi tập thể Tự tin trong giao tiếp Rụt rè, nhút nhát, chưa tự tin giao tiếp Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Khối 4: 163/86 nữ 148 90.8 15 9.2 Khối 5: 138/69 nữ 132 95.7 6 4.3 Học sinh của khối Được hướng dẫn, chia sẻ, trao đổi cách phòng tránh bị xâm hại Được hướng dẫn, chia sẻ, trao đổi Không được hướng dẫn, chia sẻ, trao đổi Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Khối 4: 163/86 nữ 163 100 0 0 Khối 5: 138/69 nữ 138 100 0 0 Học sinh của khối Biết phòng tránh bạo lực Biết phòng tránh bạo lực Chưa biết phòng tránh bạo lực Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Khối 4: 163/86 nữ 156 95.7 7 4.3 Khối 5: 138/69 nữ 134 97.1 4 2.9 Sau khi áp dụng những biện pháp trên vào thực tế tại nhà trường, bản thân nhận thấy các em có tiến bộ rõ rệt cụ thể như sau: Kỹ năng giao tiếp: khối lớp 4 tăng 62%; khối lớp 5 tăng 52.9%. Kỹ năng phòng tránh xâm hại: khối lớp 4 tăng 79.1%; khối lớp 5 tăng 66.7%. Kỹ năng phòng chống bạo lực: khối lớp 4 tăng 62.6%; khối lớp 5 tăng 52.2%. * Tóm lại: Ngạn ngữ có câu: “Gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách”. Trước tốc độ phát triển của xã hội hiện nay thì việc giáo dục kỹ năng sống cho 10
- học sinh là vô cùng quan trọng và cần thiết nhất, đó không chỉ là trách nhiệm của gia đình, nhà trường mà là toàn xã hội. PHẦN 5: KẾT LUẬN 1. Tóm lược giải pháp: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ để học sinh tự đánh giá, nhận xét qua các hành vi, từ đó hình thành các kiến thức, kỹ năng cơ bản cho các em. Thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp góp phần hình thành kỹ năng giao tiếp cho các em được diễn ra trong hoạt động đội, sinh ho ạt c ủa các câu lạc bộ và các ho ạt độ ng t ập th ể khác ; nhằm giúp các em biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp hơn , biết được thế nào là hành vi ứng xử có văn hóa. Các em được trang bị những kiến thức cần thiết, bổ ích để biết tự bảo vệ cho chính bản thân mình tránh bị xâm hại, bị tổn thương như quy tắc bàn tay giao tiếp qua năm ngón tay, biết được giới tính và các vùng nhạy cảm trên cơ thể, trẻ biết tránh xa những người lạ mặt cố làm quen, không cho người lạ mặt vào nhà, trẻ biết chạy thật nhanh hoặc nhờ sự giúp đỡ của người khác. Trường học được đảm bảo an toàn, lành mạnh, thân thiện; không có bạo lực học đường; các em sẽ cảm thấy tự tin trong các mối quan hệ thân thiện, cởi mở giữa thầy – trò, tạo sự hứng thú, chủ động, sáng tạo trong học tập; góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. 2. Phạm vi áp dụng đối tượng: Qua thực tế nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh khối 4, 5” và áp dụng thực tế đối với 301 em học sinh khối 4, 5 tại trường tiểu học Huỳnh Văn Đảnh trong năm học 2018 – 2019 đã đạt hiệu quả cao. Tôi nhận thấy sáng kiến này có thể áp dụng rộng rãi cho tất cả các trường trong và ngoài huyện./. 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy tốt và học tốt môn thể dục ở trường tiểu học
18 p | 3697 | 1083
-
SKKN: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường mầm non
12 p | 5481 | 477
-
SKKN: Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS
12 p | 2095 | 197
-
SKKN: Một số biện pháp giúp HS lớp 1 học tốt giải Toán có lời văn
59 p | 1597 | 189
-
SKKN: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn
9 p | 988 | 164
-
SKKN: Một số biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học Cây Gáo A
10 p | 1296 | 127
-
SKKN: Một số biện pháp xây dựng nhà trường văn hoá ở trường THPT số 2 Bắc Hà
30 p | 1279 | 121
-
SKKN: Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt ở trường THCS Nguyễn Tân
18 p | 721 | 117
-
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Toán lớp 4
15 p | 1407 | 100
-
SKKN: Một vài biện pháp giáo dục học sinh cá biệt trong quá trình chủ nhiệm lớp
16 p | 606 | 95
-
Một số biện pháp giáo dục trẻ mầm non thông qua các câu chuyện cổ tích Việt Nam
17 p | 916 | 89
-
SKKN: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo
31 p | 1403 | 86
-
SKKN: Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ trong giờ làm quen với môi trường xung quanh.
37 p | 943 | 47
-
SKKN: Một số biện pháp bồi dưỡng và nâng cao tay nghề giáo viên
14 p | 404 | 43
-
SKKN: Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh thông qua công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT
17 p | 251 | 39
-
SKKN: Một số biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm đổi mới PPDH ở trường THPT số 2 Bảo Yên trong giai đoạn hiện nay
31 p | 204 | 25
-
SKKN: Một số biện pháp về xây dựng đội ngũ giáo viên
11 p | 147 | 10
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên ở trường THPT số 1 Bảo Thắng năm học 2010-2011
14 p | 179 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn