PHÒNG GD & ĐT HUYỆN KRÔNG ANA<br />
TRƯỜNG MẦM NON EA NA<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÊN SÁNG KIẾN:<br />
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC<br />
LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TẠI<br />
LỚP LÁ 2 TRƯỜNG MẦM NON EA NA<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Hải Yến<br />
Chức danh: Giáo viên<br />
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm<br />
Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Mầm non<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
I. Phần mở đầu:<br />
1. Lý do chọn đề tài.<br />
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc <br />
dân. Giáo dục mầm non thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo <br />
dục trẻ em từ 3 tháng tuổi đến sáu tuổi. Mục tiêu của giáo dục mầm non là <br />
giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, ngôn ngữ, tư duy, thẩm mỹ, hình <br />
thành những yếu tố đầu tiên nhân cách của trẻ.<br />
Không những thế, theo ý kiến các chuyên gia tại module mầm non 1d thì <br />
các nhà giáo dục đều phải thừa nhận một điều rằng “Cách tiếp cận tốt nhất <br />
để giáo dục trẻ đó là lấy trẻ làm trung tâm và ứng dụng các phương pháp dạy <br />
học tích cực nhằm thúc đẩy sự phát triển, tính chủ động, khả năng tư duy <br />
phản biện và giải quyết vấn đề của trẻ”. <br />
Để đạt được hiệu quả cao trong công tác giáo dục không ai khác là đội <br />
ngũ giáo viên đây chính là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Nhiệm vụ <br />
năm học 2016 – 2017 của ngành học mầm non là tiếp tục thực hiện nền giáo <br />
dục có chất lượng trong chương trình giáo dục mầm non mới, tổ chức tốt các <br />
hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. <br />
Muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì trước hết phải nâng cao chất <br />
lượng đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn, vững vàng về nghiệp vụ, có <br />
phẩm chất đạo đức tốt, có kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, nhiệt tình yêu nghề <br />
mến trẻ gần gũi trẻ. Biết ứng dụng công nghệ thông tin và khai thác những <br />
thông tin trên mạng nhằm áp dụng vào các hoạt động thiết thực một cách hợp <br />
lý và mang tính giáo dục cao. Biết phối hợp chặt chẽ với cha mẹ trẻ để nuôi <br />
dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ. Tăng cường tổ chức các hoạt động cho trẻ theo <br />
hướng lấy trẻ làm trung tâm.<br />
Tại trường Mầm non Ea Na. Đội ngũ giáo viên đã thực hiện được <br />
chương trình giáo dục mầm non mới song khi thực hiện giáo dục “Lấy trẻ <br />
làm trung tâm” còn lúng túng, trong cách lựa chọn biện pháp, hình thức tổ <br />
chức các hoạt động sao cho trẻ được tích cực hứng thú, chưa có kinh nghiệm <br />
thực tiễn trong việc tổ chức các hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. <br />
Đa số còn dạy trẻ theo hướng lấy giáo viên làm trung tâm, cô hướng dẫn <br />
nhiều, nói nhiều, trẻ ít được thực hành và trao đổi.<br />
Bản thân tôi trực tiếp được tham gia khóa học bồi dưỡng thường xuyên <br />
qua đợt tập huấn module trực tuyến tại Sở Giáo dục và Đào tạo Đăk Lăk <br />
trong đó có module mầm non 1d đề cập đến phương pháp giáo dục lấy trẻ <br />
làm trung tâm, thiết kế môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và cách lập <br />
kế hoạch trên quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Bản thân tôi đã nắm <br />
bắt và áp dụng ngay trong lớp học nơi đơn vị tôi công tác.<br />
Theo Tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền: “Chương trình giáo dục mầm non tốt là <br />
một chương trình lấy trẻ làm trung tâm. Có nghĩa là nó được xây dựng dựa <br />
<br />
2<br />
trên hứng thú, nhu cầu, kinh nghiệm và khả năng của trẻ. Chương trình này <br />
sẽ tạo cơ hội cho trẻ được phát triển toàn diện, không chỉ chú trọng tới sự <br />
phát triển trí tuệ mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển thể chất và khả năng <br />
giao tiếp xã hội của trẻ.”<br />
Đây là bài học mang nhiều lợi ích cho bản thân tôi cũng như đồng nghiệp <br />
giáo viên trong trường Mầm non Ea Na khi tổ chức hoạt động cho trẻ theo <br />
hướng “Lấy trẻ làm trung tâm ”. Cách tổ chức này là điều còn mới mẻ với <br />
đội ngũ giáo viên trong trường tôi. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề <br />
tài “Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5 – 6 tuổi tại <br />
lớp Lá 2, trường Mầm non Ea Na”. <br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.<br />
Mục tiêu: Đề tài được thực hiện với mục tiêu đặt ra là. Áp dụng một số <br />
biện pháp sư phạm giúp trẻ học tốt, thể hiện hết năng lực, nhu cầu và hứng <br />
thú theo định hướng giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm ”.<br />
Nhiệm vụ của đề tài:Tìm hiểu về đặc điểm nhận thức của trẻ mầm <br />
non. Trong thực tế vì sao chất lượng giáo dục mà trẻ lĩnh hội chưa cao? Tại <br />
sao chưa phát huy hết khả năng, tiềm thức của mỗi đứa trẻ. Trong thực tế trẻ <br />
còn học dưới hình thức cũ, trẻ học còn bị chi phối nhiều của giáo viên, trẻ <br />
chưa được phát huy đúng hướng lấy trẻ làm trung tâm, nghĩa là trẻ chưa thể <br />
hiện được hết khả năng, nhu cầu và hứng thú trong các hoạt động học. <br />
Phải xây dựng kế hoạch giảng dạy và lựa chọn hình thức tổ chức hoạt <br />
động nhằm lấy trẻ làm trung tâm thì mới mang lại hiệu quả, sát với thực tế, <br />
phù hợp với tình hình nhận thức của trẻ trong lớp.<br />
Tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm là một <br />
nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc thực hiện chương trình giáo dục <br />
mầm non một cách hiệu quả, đảm bảo chất lượng và sự phát triển toàn diện <br />
phù hợp với từng cá nhân trẻ, đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra. Thực hiện <br />
điều trên đã góp phần nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động cho trẻ <br />
trong nhà trường, nâng cao kết quả dạy học cho giáo viên và phù hợp với trẻ <br />
tuổi mầm non theo yêu cầu phát triển của ngành học Mầm non.<br />
Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, Chúng khác nhau về thể chất, tình <br />
cảm, xã hội, trí tuệ, hoàn cảnh gia đình, văn hóa và tâm lý, vì thế mà mỗi trẻ <br />
có nhu cầu, hứng thú, cách học và cách tiếp thu khác nhau nhưng chúng đều <br />
có thể thành công. Ở lứa tuổi mầm non, hoạt động chủ đạo của trẻ “Chơi mà <br />
học, học mà chơi ” thông qua các hoạt động đa dạng phong phú mà trẻ lĩnh <br />
hội kiến thức trong cuộc sống xung quanh trẻ nhờ có sự can thiệp, hổ trợ của <br />
nhà giáo dục. Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những <br />
điều kiện tự nhiên, xã hội cần thiết, trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động <br />
chăm sóc, giáo dục, hiệu quả của những hoạt động này nhằm góp phần thực <br />
hiện mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ.<br />
<br />
3<br />
Thực tế cho thấy việc tổ chức các hoạt động theo hướng lấy trẻ làm <br />
trung tâm đã tạo ra một không gian mở cho trẻ, khuyến khích trẻ phát triển tư <br />
duy và phương pháp giải quyết vấn đề. Nếu trẻ được tạo nhiều cơ hội tự <br />
tham gia trải nghiệm khám phá, giải quyết được một số tình huống có vấn đề <br />
thì như vậy trẻ đã có thể được phát triển tư duy sáng tạo, giúp trẻ có nhiều <br />
cơ hội phát triển ngôn ngữ, tình cảm xã hội, phát triển thẩm mỹ, thể chất, <br />
phát triển nhận thức. Những lợi ích đó có liên hệ trực tiếp với phương pháp <br />
dạy của các giáo viên, đó chính là các biện pháp tổ chức các hoạt động cho <br />
trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.<br />
Vì sao cần dạy trẻ theo hình thức “Lấy trẻ làm trung tâm ”. Vì con người <br />
chỉ muốn nghe và làm những gì mà bản thân chưa biết, trẻ em cũng vậy, <br />
chúng chỉ tích cực hoạt động khám phá, tìm tòi, thích học cái chưa thấy và <br />
chưa biết.<br />
Vậy muốn trẻ học tập tích cực thì giáo viên không nên dạy trẻ những gì <br />
trẻ đã biết mà phải dạy cái mà trẻ cần, điều mà trẻ thích nghe, hoặc giáo viên <br />
cần hỗ trợ cho trẻ thực hiện được ý tưởng mà trẻ phát minh được. Thế nên <br />
mọi hoạt động phải hướng vào trẻ, nghĩa là lấy trẻ làm trung tâm của quá <br />
trình giáo dục.<br />
̉ ̉ ̣ ̣<br />
Đê thay đôi hiên trang trên, đê tai nghiên c<br />
̀ ̀ ưu nay đa h<br />
́ ̀ ̃ ướng dẫn tôi cách <br />
bố trí môi trường hoạt động, cách tổ chức xây dựng các hoạt động cho trẻ <br />
theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. <br />
Thông qua một số phương pháp sư phạm như: Quan sát, khảo nghiệm, <br />
thực hành nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là hướng <br />
đến hình thành và phát triển toàn diện cho trẻ.<br />
Chính vì thế nhiệm vụ của mỗi giáo viên mầm non là phải lựa chọn nội <br />
dung, xác định mục tiêu và đổi mới trong hình thức tổ chức hoạt động, nhằm <br />
lôi cuốn sự tham gia tích cực của trẻ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.<br />
Tổ chức hoạt động luôn đặt trẻ vào trung tâm của quá trình giáo dục, có <br />
nghĩa là tạo mọi cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động như:<br />
Trải nghiệm: Trẻ được học qua thực tế, qua việc làm, qua khám phá tìm <br />
tòi.<br />
Giao tiếp: Chia sẻ với bạn và học từ mọi người.<br />
Suy ngẫm: Suy nghĩ và vận dụng những điều đã lĩnh hội áp dụng vào <br />
việc giải quyết vấn đề.<br />
Trao đổi: Diễn đạt và chia sẻ suy nghĩ và nhu cầu khám phá của bản <br />
thân.<br />
Giải quyết vấn đề: Tìm ra hướng giải quyết để đạt được kết quả trong <br />
quá trình chơi và học.<br />
<br />
<br />
4<br />
Giáo viên chỉ là người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi mở giúp trẻ được <br />
chiếm lĩnh tri thức.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu. <br />
Các biện pháp sư phạm giúp trẻ phát huy mọi tiềm lực trong mọi hoạt <br />
động trên cơ sở lấy trẻ làm trung tâm.<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài.<br />
“Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 56 tuổi tại <br />
lớp Lá 2, trường Mầm non Ea Na ”, theo hình thức luyện tập cá nhân, nhóm, <br />
lớp và mở rộng ra toàn khối.<br />
Đối tượng nghiên cứu: Trẻ 5 – 6 tuổi lớp Lá 2, trường Mầm non Ea Na.<br />
Thời gian thực hiện từ tháng 9/2016 2/2017 trong năm học 2016 – <br />
2017, tại trường Mầm non Ea Na xã Ea Na huyện Krông Ana tỉnh Đắk <br />
Lăk.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Căn cứ vào đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu trong đề tài tôi <br />
chọn các phương pháp sau:<br />
a. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tôi đã nghiên cứu về các biện <br />
pháp lấy trẻ làm trung tâm, bằng cách dựa vào lí luận thực tiễn, qua các tài <br />
liệu trong chương trình mầm non mới, qua các module mầm non, trang web <br />
nhằm phân tích tổng hợp tài liệu.<br />
b. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Qua quan sát đàm thoại, trực <br />
quan sinh động, thực hành – luyện tập, điều tra.<br />
c. Phương pháp thống kê toán học: Điều tra kiểm tra, xử lí số liệu đã <br />
thu thập được.<br />
II. Phần nội dung:<br />
1. Cơ sở lý luận.<br />
<br />
Trong lý luận dạy và học có những quan niệm khác nhau về vai trò của <br />
nhà giáo dục và vai trò của học sinh, nhưng quy tụ lại có hai hướng: Hoạt <br />
động lấy giáo viên làm trung tâm hoặc hoạt động lấy học sinh làm trung tâm, <br />
những năm gần đây các tài liệu giáo dục và dạy học ở nước ngoài và trong <br />
nước thường nói tới việc cần thiết phải chuyển từ dạy học lấy giáo viên làm <br />
trung tâm sang dạy học lấy học trẻ làm trung tâm, đây là một xu hướng tất <br />
yếu của nền giáo dục mà chúng ta nên áp dụng và đổi mới.<br />
<br />
Vậy trong công tác giảng dạy người giáo viên luôn quan tâm trước hết <br />
đến việc hoàn thành trách nhiệm của mình là truyền thụ tới trẻ cho hết nội <br />
dung quy định trong chương trình, cố gắng làm cho mọi học sinh hiểu và nhớ <br />
<br />
5<br />
những lời cô dạy. Cũng từ đó hình thành kiểu học thụ động, thiên về ghi nhớ, <br />
ít chịu suy nghĩ. Để khắc phục tình trạng đó, cần phát huy tính tích cực chủ <br />
động học tập của trẻ, quan tâm đến nhu cầu khả năng của mỗi cá nhân trẻ <br />
trong tập thể lớp. Các phương pháp “Dạy học tích cực”, “Lấy người học làm <br />
trung tâm” đã đưa lại hiệu quả cao. <br />
<br />
Theo tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền, chuyên gia về giáo dục đầu đời tại Việt <br />
Nam cho biết “Cách tiếp nhận tốt nhất để giáo dục các phương pháp dạy <br />
học tích cực nhằm thúc đẩy sự phát triển tính chủ động, khả năng tư duy <br />
phản biện và giải quyết vấn đề cho trẻ là cách tiếp cận tốt, thường thể hiện <br />
tính tích hợp cao và kết nối việc học với thực tế đời sống của trẻ”.<br />
<br />
Hiện nay trên thế giới có một số mô hình, cách tiếp cận trong giáo dục <br />
đầu đời được các nhà chuyên gia giáo dục đánh giá cao. Điển hình như các mô <br />
hình đã có từ lâu nhưng vẫn có giá trị là Montessori (Italy) hay các mô hình <br />
mới được xây dựng gồm Reggo Emilia (Italy), High Scope (Mỹ)......<br />
<br />
Mỗi mô hình, cách tiếp cận có thể có những ưu điểm và nhược điểm <br />
khác nhau, nhưng hầu hết các nhà giáo dục hàng đầu trên thế giới đều thừa <br />
nhận những mô hình kể trên đều tốt. Điển hình như chương trình High Scope <br />
(Mỹ), 70% trẻ thực hiện chương trình đến 5 tuổi đạt được 90 + IQ trong khi <br />
chỉ có có 30% trẻ không đi học mầm non đạt mức độ trên.<br />
<br />
Tại trường Mầm non Ea Na, căn cứ vào kế hoạch nhiệm vụ năm học <br />
20162017 của trường: Chương trình giáo dục Mầm non theo Thông tư <br />
17/2009/TTBGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục <br />
và Đào tạo<br />
<br />
Ở lứa tuổi Mầm non: Hoạt động chủ đạo của trẻ “Chơi mà học, học mà <br />
chơi” thông qua các hoạt động đa dạng phong phú mà trẻ lĩnh hội kiến thức <br />
trong cuộc sống xung quanh trẻ.<br />
<br />
Chương trình giáo dục mầm non mới là lấy trẻ làm trung tâm, tạo điều <br />
kiện cho mỗi đứa trẻ được hoạt động tích cực phù hợp với sự phát triển của <br />
bản thân trẻ, đáp ứng tối đa nhu cầu và hứng thú của trẻ trong quá trình giáo <br />
dục.<br />
<br />
Thực tế cho thấy việc tổ chức các hoạt động theo hướng lấy trẻ làm <br />
trung tâm đã tạo ra một không gian mở cho trẻ, khuyến khích trẻ phát triển tư <br />
duy và phương pháp giải quyết vấn đề. Nếu trẻ được tạo nhiều cơ hội tự <br />
tham gia trải nghiệm khám phá, thì như vậy trẻ đã có thể được phát triển tư <br />
duy sáng tạo, giúp trẻ có nhiều cơ hội phát triển ngôn ngữ, tình cảm xã hội, <br />
phát triển thẩm mỹ, thể chất, phát triển nhận thức. Những lợi ích đó có liên <br />
<br />
<br />
6<br />
hệ trực tiếp với phương pháp dạy của các giáo viên, đó chính là cách tổ chức <br />
các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.<br />
<br />
2.Thực trạng. <br />
Thực tế trong giảng dạy cho trẻ 5 6 tuổi trong tr ường hiện nay, còn <br />
nhiều vấn đề cần khắc phục như: Sự am hiểu tính cách độ tuổi từng trẻ, <br />
cách xây dựng kế hoạch, lựa chọn chỉ số, lối dẫn dắt lôi cuốn trẻ, đa số còn <br />
dạy trẻ theo hướng lấy giáo viên làm trung tâm, cô hướng dẫn nhiều, nói <br />
nhiều, trẻ ít được thực hành, trao đổi, một phần cũng do đồ dùng đồ chơi ít, <br />
chưa đầy đủ để trẻ hoạt động.<br />
Để tháo gỡ khó khăn này, tôi đã chọn phương pháp giáo dục lấy trẻ làm <br />
trung tâm, thiết kế môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và cách lập kế <br />
hoạch trên quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.Vì vậy đòi hỏi giáo viên <br />
phải có trình độ chuyên môn cao, sáng tạo, năng động trong giảng dạy để trẻ <br />
đạt được kết quả tốt nhất khi cho trẻ tự khám phá tìm tòi cái mới trong mọi <br />
hoạt động .<br />
Chất lượng giáo dục trẻ 5 – 6 tuổi tại lớp lá 2 được thể hiện qua các số <br />
liệu như sau:<br />
Tổng số trẻ: 42 trẻ; nữ: 18 trẻ; dân tộc: 4 trẻ; Khuyết tật: 01 trẻ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bảng khảo sát chất lượng của trẻ đầu năm học 2016 – 2017 như sau:<br />
Đạt Chưa đạt<br />
STT Tiêu chí Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ %<br />
<br />
1 Trẻ hứng thú tham gia vào 18/42 43 24/42 57<br />
<br />
7<br />
giờ học<br />
Trẻ có ý thức tự thực hiện <br />
2 17/42 40 25/42 60<br />
tốt yêu cầu của tiết học<br />
Trẻ nắm vững kiến thức, <br />
3 kỹ năng vận dụng linh 19/42 45 23/42 55<br />
hoạt, sáng tạo vào thực tế.<br />
Trẻ có kỹ năng sử dụng <br />
4 14/42 38 28/42 66<br />
ngôn ngữ rõ rang, mạch lạc<br />
* Nghiên cứu và áp dụng đề tài này có một số ưu và nhược điểm sau:<br />
+ Ưu điểm.<br />
Trường Mầm Non Ea Na là một trường đạt chuẩn quốc gia, một ngôi <br />
trường khang trang, sạch đẹp nằm ở trung tâm xã Ea Na với điều kiện cơ sở <br />
vật chất rất đầy đủ và đa dạng, địa điểm rộng rãi, thoáng mát, có đầy đủ các <br />
phòng học theo tiêu chuẩn phòng ốc của quốc gia trong việc chăm sóc – giáo <br />
dục trẻ. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lễ đón bằng công nhận chuẩn quốc gia cấp độ một<br />
Trường luôn tạo điều kiện cho các giáo viên tham gia các lớp học tập <br />
huấn về chuyên đề.<br />
Ban giám hiệu trường luôn sát sao chỉ đạo giáo viên về chuyên môn, <br />
thường xuyên dự giờ thăm lớp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.<br />
Trường mầm non Ea Na có 5 phân hiệu và 14 lớp học, có đội ngũ giáo <br />
viên trẻ khỏe, yêu nghề.<br />
<br />
<br />
8<br />
Được sự chỉ đạo sát sao của phòng, và luôn được cụm thường xuyên <br />
chuyên đề cập nhật cái mới.<br />
Có sự quan tâm của nhà trường, sự nhiệt tình giúp đỡ của chuyên môn, <br />
đồng nghiệp.<br />
Qua thực hiện chuyên đề, cùng nhiều năm trong nghề, tôi đã tích góp <br />
được nhiều kinh nghiệm, nắm chắc phương pháp dạy học, lập kế hoạch đối <br />
với từng hoạt động, từng độ tuổi.<br />
Cha mẹ học sinh luôn quan tâm tới con em, phối kết hợp với nhà <br />
trường trong quá trình chăm sóc, nuôi dạy trẻ tốt.<br />
Trẻ cùng độ tuổi, đi học chuyên cần, biết tôn trọng và vâng lời giáo <br />
viên, có thói quen trong học tập và các hoạt động.<br />
Bản thân tôi là người luôn yêu nghề, mến trẻ gần gũi trẻ và rất thích <br />
tiếp cận phương thức giáo dục mới.<br />
+Hạn chế.<br />
Giáo viên tổ chức các giờ hoạt động chung còn gò bó, chưa sáng tạo, <br />
chưa gây được hứng thú cho trẻ, chưa biết cách lấy trẻ làm trung tâm trong <br />
các giờ học.<br />
Giáo viên chưa mạnh dạn đổi mới phương thức dạy học .<br />
Công tác phối kết hợp của giáo viên với cha mẹ học sinh trong việc cho <br />
trẻ tự học, tìm tòi trải nghiệm, trao đổi còn chưa cao.<br />
Trẻ trong cùng độ tuổi nhưng khả năng tiếp thu không đồng đều .<br />
Kinh nghiệm nhận thức của trẻ còn nghèo, khả năng chú ý, ghi nhớ và <br />
khả năng diễn đạt của trẻ còn hạn chế.<br />
Trẻ chưa biết cách giải quyết tình huống có vấn đề, còn lóng ngóng, <br />
chưa tích cực sáng tạo, còn dựa vào sự can thiệp của giáo viên.<br />
Ví dụ: Khi trẻ chơi cùng bạn, trẻ gặp tình huống khó, trẻ không tự tìm <br />
cách giải quyết hay trao đổi với bạn mà dễ dàng bỏ cuộc, hay nhờ đến sự <br />
giải quyết của giáo viên.<br />
Các học liệu cho trẻ trong mọi hoạt động còn ít, chưa phong phú, đa <br />
dạng.<br />
Trẻ mới vào đầu năm học nên một số trẻ còn nhút nhát chưa phát huy <br />
hết năng lực của trẻ.<br />
Tính sáng tạo trong sự thiết kế bài dạy cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm <br />
trung tâm chưa cao, dẫn đến khi thực hiện chương trình đổi mới còn nhiều <br />
khó khăn. Từ những hạn chế trên đã làm cho đội ngủ giáo viên thiếu sự tự tin <br />
khi lập kế hoạch và soạn giảng, bởi giáo viên quên cách dạy truyền đạt nên <br />
giờ học đối với trẻ còn nhàm chán, bởi cô nói và làm còn trẻ thụ động.<br />
<br />
<br />
9<br />
* Nguyên nhân chủ quan: Đề tài đã tập trung khai thác, nêu bật lên những <br />
phương pháp, cách làm gần gũi với giáo viên đứng lớp. Các biện pháp dễ <br />
hiểu dễ áp dụng trong thực tế. <br />
Nhà trường đặc biệt là chuyên môn và tổ khối luôn đề cao việc giảng <br />
dạy “Lấy trẻ làm trung tâm” đây chính là nòng cốt của việc dạy và học dựa <br />
trên nhu cầu và năng lực của trẻ.<br />
Trẻ cùng độ tuổi, luôn đi học chuyên cần.<br />
Trẻ mầm non rất thích được nghe và làm những cái mới, thích được tìm <br />
hiểu, sáng tạo dựa trên những điều đã hiểu biết, nên khi đưa trẻ vào các bài <br />
giảng hay các hoạt động khác như hoạt động góc mà giáo viên nắm được kỹ <br />
năng, phương thức học “Lấy trẻ làm trung tâm” Thì sự phát triển tư duy của <br />
trẻ mang lại càng cao.<br />
Về phía phụ huynh cũng dành nhiều thời gian quan tâm hơn đến con em <br />
mình, Phối kết hợp với nhà trường trong quá trình giúp đỡ trẻ học tốt, và <br />
phần đa phụ huynh đã thừa nhận cách cho trẻ học theo hướng “ Lấy trẻ làm <br />
trung tâm” trẻ phát triển các mặt rất mạnh, đặc biệt ý thức của trẻ phát triển <br />
vược bật, trẻ ít khi nhờ người khác làm giúp vì trẻ tự giải quyết được và tự <br />
hòa về điều đó <br />
*Nguyên nhân khách quan: Giáo viên chưa linh hoạt trong cách tổ chức <br />
dạy học lấy trẻ làm trung tâm và sử dụng các biện pháp, thủ thuật giúp trẻ <br />
phát huy tối ưu khả năng nhận thức của trẻ.<br />
Cơ sở vật chất còn thiếu, một số giáo viên còn hạn chế về công nghệ <br />
thông tin, chưa mạnh dạn cho trẻ tự thảo luận khám phá, đôi khi giáo viên <br />
còn ôm đồm quá nhiều đồ dùng vào trong tiết dạy nhưng chưa khai thác sử <br />
dụng triệt để vì cô còn làm nhiều và nói nhiều chưa thực sự lấy trẻ làm trung <br />
tâm nên chưa mang lại hiệu quả cao trong giờ học, chưa sáng tạo trong cách <br />
tổ chức tiết học. <br />
* Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra:<br />
Việc xây dựng thiết kế các phương pháp, biện pháp thủ thuật theo mục <br />
đích lấy trẻ làm trung tâm là rất cần thiết, giúp giáo viên xây dựng kế hoạch <br />
phù hợp với độ tuổi và đối tượng lĩnh hội kiến thức.<br />
Trong mọi hoạt động nhà giáo dục đều lấy trẻ làm trung tâm thì sẽ giúp <br />
trẻ hiểu và ghi nhớ rất nhanh những việc tốt, việc gì không tốt, việc nên làm, <br />
việc không nên làm một cách dễ dàng. Chính vì vậy việc giúp trẻ học tốt, thể <br />
hiện được nhu cầu hứng thú của chính bản thân điều này giữ một vai trò hết <br />
sức quan trọng trong quá trình lĩnh hội tri thức của trẻ. <br />
Không những nhà giáo dục mà hơn ai hết chính cha mẹ học sinh đều <br />
mong muốn trẻ hình thành và phát triển nhân cách sớm, đặc biệt là có thói <br />
quen tốt và hành vi có đạo đức tốt để hình thành nhân cách cho trẻ sau <br />
này.Với vai trò quan trọng như vậy, thử hỏi nếu chúng ta không làm tốt hoạt <br />
10<br />
động lấy trẻ làm trung tâm, giúp cho trẻ thể hiện nhận thức của trẻ thì có <br />
mang lại được kết quả như mong đợi không? Hay chúng ta cứ tiếp tục dạy <br />
trẻ theo kiểu cô nói trẻ lắng nghe nếu việc dạy học của giáo viên không đổi <br />
mới kịp thời thì vô tình chúng ta đang kìm hảm sự phát triển về mọi mặt của <br />
trẻ. Vì trẻ đến trường chỉ ngồi lắng nghe thì làm sao tiềm năng trong mỗi trẻ <br />
được khơi nguồn và phát triển. <br />
Muốn vậy giáo viên phải lựa chọn những đề tài và hình thức tổ chức <br />
như thế nào nhằm thu hút lôi cuốn trẻ? Thay đổi hình thức tổ chức như thế <br />
nào cho trẻ không nhàm chán? Để trẻ có hứng thú không bị nhàm chán trong <br />
các tiết học, muốn vậy trước hết ta phải giải quyết các vấn đề trên và thay <br />
đổi cách tổ chức giờ học, cách truyền đạt, cách đầu tư chuẩn bị đồ dùng, <br />
nghiên cứu các đề tài tạo trẻ hứng thú hơn với tất cả hoạt động trong một <br />
ngày ở trường mầm non bé học. Trước đây trẻ chưa làm được thì cô làm thay <br />
nhưng khi đã lấy trẻ làm trung tâm thì cô giáo chỉ giữ vai trò gợi mở, cô sẽ <br />
cho trẻ hoạt động, thảo luận theo nhóm, lắng nghe quá trình thuyết trình của <br />
các nhóm để hổ trợ cho sự thiếu hụt mà đội mình chưa tìm ra.<br />
Lấy trẻ làm trung tâm thì mỗi giáo viên cần phải giàu tri thức, sáng kiến, <br />
linh hoạt trong cách tổ chức và áp dụng được những thủ thuật tạo ra nguồn <br />
cảm hứng cho trẻ, kích thích tư duy trẻ hoạt động, có thể trong một tiết học <br />
nhưng quá tình hoạt động của trẻ lại mang lại những nhận thức khác nhau <br />
cách lĩnh hội kiến thức khác nhau về chiều sâu của nhận thức.<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp.<br />
a. Mục tiêu của biện pháp.<br />
Người giáo viên khi thiết kế các hoạt động qua từng chủ đề là phải lựa <br />
chọn xây dựng kế hoạch bám sát kế hoạch của chuyên môn tổ khối của <br />
trường, từ đó xây dựng kế hoạch phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ <br />
lớp mình trực tiếp giảng dạy.<br />
Tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm làm nòng cốt là đã <br />
hình thành ở trẻ tính tự lập, giúp trẻ phát huy tính tích cực là tiền đề tốt cho <br />
trẻ bước vào các cấp học tiếp theo.<br />
Giáo viên tổ chức các hoạt động linh hoạt theo từng chủ đề nhưng cần <br />
phải xây dựng lấy trẻ làm trung tâm làm nòng cốt.<br />
Khi tổ chức các hoạt động lấy trẻ làm trung tâm trẻ sẽ được thỏa mản <br />
nhu cầu khám phá, thể hiện được kỹ năng tiềm ẩn của bản thân, mặt khác <br />
giáo viên dể dàng lồng ghép tích hợp trong các hoạt động. <br />
Giúp cha mẹ trẻ hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của các hoạt động <br />
giáo dục ở trường mầm non, nhằm tạo sự gắn bó giữa cha mẹ trẻ và trường <br />
lớp mầm non.<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp.<br />
<br />
11<br />
Biện pháp 1: Chú trọng bồi dưỡng chuyên môn cho bản thân .<br />
Tham gia các buổi chuyên đề cấp cụm, tìm hiểu và học bồi dưởng <br />
thường xuyên đặc biệt là học module mầm non trực tuyến, ví dụ chuyên đề <br />
mới đây nhất được tổ chức ở cụm là chuyên đề Chuyên đề về ngày hội đồng <br />
diễn thể dục ; Lồng ghép hoạt động tăng cường tiếng Việt; Chuyên đề lồng <br />
ghép biển và hải đảo thông qua môn Làm quen văn học; Chuyên đề môn Làm <br />
quen văn học dành cho lớp ghép đã được tổ chức.<br />
Bản thân tôi cũng tham gia xây dựng các tiết dạy mẫu để rút ra kinh <br />
nghiệm, tham gia khóa học Module trực tuyến do Sở Giáo dục và Đào tạo tập <br />
huấn.<br />
Tham gia thi giáo viên giỏi trường, huyện nhằm nâng cao trình độ chuyên <br />
môn nghiệp vụ.<br />
Tự học hỏi và thiết kế được các giáo án điện tử trong phần mềm power <br />
point<br />
Ví dụ: Chúng ta thiết kế ô cửa bí mật với các nhân vật, chữ cái hay con <br />
số chuyển động giúp học sinh nảy sinh sự tò mò thích khám phá và chú ý tốt. <br />
Như các câu hỏi được hé mở qua các ô cửa bí mật.<br />
<br />
<br />
<br />
Nhân vật nào xuất hiện ?<br />
Vì sao de trắng lại<br />
1<br />
Khi gặp sói dê trắng<br />
thế nào ? 2<br />
bị sói ăn thịt ?<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
- Khi gặp sói<br />
<br />
3 4<br />
dê đen thế nào ? - Vì sao Dê đen<br />
Dê đen không bị Sói ăn thịt ?<br />
trả lời như thế nào?<br />
<br />
<br />
Tham khảo tài liệu sách báo, nói về chuyên đề để nâng cao trình độ <br />
chuyên môn nghiệp vụ.<br />
Sáng tạo trong thiết kế thiết bị đồ dùng dạy học thông dụng cho các môn <br />
học.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
Đối với biện pháp 2: Tăng cường thiết bị, đồ dùng dạy học và tạo <br />
môi trường cho trẻ hoạt động lấy trẻ làm trung tâm. <br />
Đây là biện pháp quan trọng mà người giáo viên cần phải có đó là sự <br />
sáng tạo trong thiết kế xây dựng, lựa chọn đề tài cũng như tạo dụng cụ dạy <br />
học đồ dùng đồ chơi, cách sưu tầm tranh ảnh, xây dựng mô hình, tạo và lựa <br />
chọn môi trường hoạt động học trong và ngoài lớp cho trẻ giúp trẻ có điều <br />
kiện tiếp cận với cách học mới gây được sự tò mò thích khám phá trong trẻ <br />
hơn. Khi sử dụng biện pháp này trẻ được tiếp xúc với cách học mới mà trẻ <br />
hằng mong đợi ở tường, đồ dùng, thiết bị học càng phong phú thì trẻ sẽ có <br />
điều kiện tiếp cận nhiều hơn làm khắc sâu hình tượng và ghi nhớ và nảy sinh <br />
nhiều sáng kiến với đồ dùng hơn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đồ dùng tự tạo động vật sống dưới nước<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
13<br />
Cửa hàng lưu niệm<br />
Thiết bị dạy học và môi trường giảng dạy là quá trình phối hợp linh <br />
hoạt và hợp lý những kinh nghiệm, thành tựu sử dụng, điều kiện cơ sở vật <br />
chất và cải tiến phương pháp dạy học của giáo viên. Đổi mới phương pháp <br />
nhằm tích cực hoá các hoạt động dạy học, khuyến khích bản thân chủ động, <br />
sáng tạo, dạy học tập trung vào trẻ, lấy trẻ làm trung tâm để phát triển mọi <br />
khả năng của trẻ, tổ chức hướng dẫn trẻ học tập bằng cách tự phát hiện khả <br />
năng của mình và có niềm tin trong lao động, học tập. <br />
Tổ chức tiết dạy bản thân tôi xây dựng như sau:<br />
* Đối với giáo viên:<br />
Nghiên cứu kỹ nội dung đề tài, xác định trọng tâm kiến thức, kỹ năng <br />
bài học và các hình thức tổ chức hoạt động diễn ra trong tiết dạy.<br />
Chuẩn bị hệ thống câu hỏi, mục đích giải quyết, dự kiến các tình <br />
huống ở trẻ và hướng khắc phục.<br />
Lựa chọn hình thức tổ chức tiết học phù hợp với điều kiện cơ sở vật <br />
chất của lớp, phù hợp với đề tài và lĩnh vực mà mình đã chọn. Để tổ chức tốt <br />
tiết dạy phải tuỳ nội dung và mục đích cụ thể của bài dạy để xác định cách <br />
tổ chức hoạt động cho trẻ làm thế nào để có kết quả cao nhất.<br />
* Đối với trẻ:<br />
Phải khuyến khích trẻ mạnh dạn tham gia vào các hoạt động cùng cô <br />
và các bạn, giúp trẻ tự tin trong giao tiếp, tạo sự gần gũi giữa cô với trẻ, tạo <br />
tâm thế thoải mái cho trẻ khi bước vào hoạt động.<br />
<br />
14<br />
Giúp trẻ chủ động, tích cực trong qúa trình chiếm lĩnh tri thức, tạo cơ <br />
hội cho tất cả trẻ đều được tham gia vào quá trình nhận thức, tìm tòi, khám <br />
phá tri thức, trẻ được thể hiện sự hiểu biết, suy nghĩ của trẻ thông qua các <br />
hoạt động cụ thể.<br />
* Đối với biện pháp 3: Thực hiện tổ chức tốt các hoạt động lấy trẻ <br />
làm trung tâm.<br />
Ở độ tuổi 56 tuổi, hoạt động chủ đạo của trẻ “Chơi mà học, học mà <br />
chơi” thông qua các hoạt động đa dạng phong phú mà trẻ lĩnh hội tri thức <br />
trong cuộc sống xung quanh trẻ, chương trình giáo dục mầm non mới lấy trẻ <br />
làm trung tâm, tạo điều kiện cho mỗi đứa trẻ được hoạt động tích cực phù <br />
hợp với sự phát triển của bản thân trẻ, đáp ứng được tối đa nhu cầu và hứng <br />
thú, dựa vào khả năng của mỗi trẻ.<br />
Khi tổ chức các hoạt động tôi đã chia trẻ thành từng nhóm, mỗi nhóm có <br />
đội trưởng, nhằm cho các thành viên tự quan sát, khảo nghiệm thảo luận, rồi <br />
mời nhóm trưởng thuyết trình ý kiến của nhóm mình đưa ra. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Qua đó giáo viên sẽ là người tổng hợp mọi ý kiến của các nhóm và bổ <br />
sung ý kiến, đưa ra kết quả chung cho cả lớp hiểu vấn đề.<br />
Ví dụ: Khi hoạt động góc. Cô sẽ gợi ý cho những trẻ năng động, linh <br />
hoạt đóng vai trò chủ đạo, làm trưởng nhóm để có thể bao quát, xây dựng <br />
trong quá trình chơi của nhóm.<br />
<br />
<br />
15<br />
Hình: Trẻ chơi góc âm nhạc<br />
Tổ chức tốt các hoạt động cho trẻ theo biện pháp và hình thức lấy trẻ <br />
làm trung tâm đã tạo ra được một không gian mở cho cô và trẻ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình : Trẻ chơi đóng vai bác sĩ<br />
Đối với biện pháp 4: Lựa chọn nội dung và trò chơi phù hợp để <br />
rèn luyện tính tích cực hoạt động của trẻ.<br />
Nói đến việc giáo dục ở trường mầm non thì không thể không nói đến <br />
việc thực hiện chương trình, chương trình là phương tiện cơ bản để giáo dục <br />
toàn diện. Muốn thực hiện tốt chương trình thì đòi hỏi phải nắm được nội <br />
dung chương trình giáo dục mầm non.<br />
<br />
<br />
16<br />
Để thực hiện chương trình giáo dục có hiệu quả, không bị gián đoạn tôi <br />
đã xây dựng chương trình, kế hoạch năm, tháng, tuần theo từng chủ đề. Sau <br />
khi lên kế hoạch xong tôi đã nhờ chuyên môn xét duyệt, góp ý kiến, thống <br />
nhất chương trình giảng dạy, phù hợp với kế hoạch đã lên của chuyên môn. <br />
Tôi đã xây dựng mục tiêu chủ đề, mạng nội dung, mạng hoạt động, lựa <br />
chọn các chỉ số, lên kế hoạch hoạt động góc, hoạt động chung và hướng dẫn <br />
cho giáo viên khai thác triệt để nội dung của bài dạy sao cho không gò bó áp <br />
đặt trẻ. Lựa chọn nội dung phù hợp với đặc điểm tâm lý trẻ theo độ tuổi <br />
mình phụ trách, nội dung phải đi từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, <br />
tất cả những nội dung đó phải toát lên được trọng tâm của chủ đề. Lên kế <br />
hoạch dạy phải đảm bảo phù hợp với thực tiễn của lớp, của trường, địa <br />
phương mình.<br />
*Trò chơi tích hợp:<br />
Với đặc điểm chương trình mầm non mới hiện nay, các môn học luôn <br />
được đan xen, lồng ghép nhằm nâng cao tính hiệu quả, với đặc điểm của giáo <br />
dục mầm non, cho trẻ học mà chơi, thông qua chơi mà học. Qua trò chơi giáo <br />
viên có thể đánh giá được kiến thức mà trẻ thu lượm được ở mức độ nào, cao <br />
hay thấp. Đưa trò chơi vào lớp học là một sự lồng ghép khéo léo, làm sao cho <br />
giờ học thêm sinh động. Trò chơi dù tổ chức dưới hình thức nào cũng phải <br />
đảm bảo tính vừa sức và hứng thú đối với trẻ, không lạm dụng, ôm đồm thái <br />
quá làm nhạt đi nội dung chính của đề tài đặt ra.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình ảnh trò chơi phục vụ tiết học khám phá một số loại hoa<br />
Sau khi trẻ khám phá xong nội dung dạy, để kết thúc bài cô cho trẻ chơi <br />
trò chơi tích hợp nhằm củng cố kiến thức với trò chơi “ Mua hoa”<br />
Trẻ được đi theo đường dích dắc mua bông hoa theo yêu cầu của đội <br />
mình để cắm vào lẵng hoa sao đủ số lượng 9.<br />
<br />
17<br />
Qua trò chơi này cô giáo đã cho trẻ được học các môn học như thể dục <br />
kỹ năng, toán... <br />
Đối với biện pháp 5. Sử dụng phần mềm power point trong tổ <br />
chức các hoạt động chung:<br />
Đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động cho trẻ đòi hỏi người giáo viên <br />
phải tích cực tìm tòi, học hỏi để luôn sáng tạo, đổi mới cách thức tổ chức các <br />
hoạt động nhằm tạo cơ hội tốt nhất để trẻ được tham gia vào các hoạt động, <br />
tiếp thu kiến thức một cách chủ động giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể <br />
lực và trí tuệ. Với những hình thức cho trẻ hoạt động như:<br />
* Sử dụng phần mềm cho trẻ tìm hiểu môi trường xung quanh.<br />
Môi trường xung quanh đối với trẻ vô cùng rộng lớn khó hiểu, trẻ lại tò <br />
mò hiếu động, luôn đặt ra vô vàn câu hỏi. Nó là cái gì ? Như thế nào ? Vì sao <br />
nó lại như vậy?... Chính vì thế cô giáo phải biết áp dụng phương pháp dạy <br />
học tích cực, dám đổi mới và lựa chọn ra những hình thức khác nhau trong <br />
mỗi một chủ đề tránh nhàm chán đối với trẻ khi có những chủ đề kéo dài ba <br />
đến bốn tuần mà cô chỉ với một hình thức hát hay đọc thơ thì không thể lôi <br />
cuốn thu hút trẻ trong quá trình hoạt động.<br />
Ví dụ: Cho trẻ “Quan sát một số con vật sống trong rừng ”. Nếu chỉ quan <br />
sát tranh thì tiết học sẽ trở nên đơn điệu, trẻ sẽ nhàm chán. Nhưng cô ứng <br />
dụng phần mềm, sáng tạo ra câu chuyện về các con vật, cô vừa kể truyện <br />
vừa cho trẻ quan sát các con vật đang di chuyển trong rừng, những con vật “ <br />
thật ” thì trẻ sẽ rất thích thú, trẻ tập trung vào hoạt động tích cực hơn, giờ <br />
học đạt kết quả như mong muốn. Qua đó giáo dục trẻ biết tự chăm sóc, bảo <br />
vệ bản thân trước những con vật hung dữ, trước sự thay đổi thời tiết, biết <br />
yêu thương, chăm sóc cho cây cối, con vật nuôi.<br />
Những sự vật, hiện tượng xung quanh đều có ý nghĩa đối với trẻ. Để <br />
những cái đẹp đi vào tâm hồn trẻ một cách sâu sắc, điều quan trọng là cô giáo <br />
phải truyền thụ thế nào cho trẻ tiếp thu nhẹ nhàng, thoải mái để trẻ nhớ lâu. <br />
* Sử dụng phần mềm hướng dẫn trẻ hoạt động tạo hình.<br />
Cũng giống như bất cứ hoạt động chung nào, việc tạo cảm xúc khi vào <br />
bài là một vấn đề quan trọng, nó đưa đến sự thành công và sáng tạo của trẻ <br />
trong suốt thời gian hoạt động.Tuy phần này nó chiếm ít thời gian nhưng nó <br />
có vị trí không kém phần quan trọng, vừa lôi cuốn được trẻ, vừa khéo léo giúp <br />
trẻ hình thành những vấn đề mà trẻ cần giải quyết. <br />
Ví dụ: Cho trẻ “vẽ vườn hoa ” để sản phẩm của trẻ sáng tạo thì đòi hỏi <br />
cô giáo phải cung cấp đầy đủ các biểu tượng, hình ảnh về sự vật, không đơn <br />
thuần chỉ là tranh ảnh mà trẻ phải được trực tiếp quan sát các loài hoa. Cô <br />
cung cấp cho trẻ qua phần mềm, cho trẻ được trực tiếp xem các loài hoa rung <br />
rinh trong gió, đua nhau khoe sắc. Từ đó làm giàu hình ảnh, biểu tượng trong <br />
sản phẩm của trẻ.<br />
18<br />
* Sử dụng phần mềm cho trẻ làm quen với toán và tổ chức trò chơi củng <br />
cố kiến thức.<br />
Sau khi truyền thụ kiến thức mới cho trẻ để củng cố lại vốn kiến thức <br />
đó. Giáo viên nghiên cứu, sáng tạo đưa ra các trò chơi. Tuỳ thuộc vào nội <br />
dung bài học mà giáo viên lựa chọn ra các trò chơi khác nhau, nhằm cung cấp <br />
cho trẻ nhận biết các chữ số, tạo nhóm, hay so sánh thêm bớt tạo sự bằng <br />
nhau..., một cách chính xác và rèn cho tr ẻ kỹ năng khi lựa chọn ch ữ số, t ạo <br />
nhóm, hay so sánh các hình, khối..., theo yêu cầu của cô qua trò chơi. <br />
Ví dụ: Dạy trẻ đếm đế n 9 nhận biết các nhóm có số lượ ng 9, nhận <br />
biết số 9, sau khi cung c ấp ki ến th ức cho tr ẻ, cho tr ẻ ch ơi trò chơi “Chọn <br />
chữ số tươ ng ứng v ới số l ượng con v ật ” hay trò chơi “ Sắp xếp các <br />
phươ ng tiện giao thông theo nơi ho ạt động của chúng”..., trên phần mềm <br />
Power Point.<br />
<br />
* Sử dụng ph ần mềm h ướng d ẫn tr ẻ ho ạt độ ng làm quen tác phẩm <br />
Văn học: <br />
Để tác phẩm thơ, truy ện đi vào lòng trẻ một cách nhẹ nhàng, thoải <br />
mái, đòi hỏi cô giáo không chỉ có giọng đọc, kể diễn cảm mà phải biết <br />
cách lựa chọn các nội dung trên mạng phù hợp với nội dung bài dạy, hình <br />
ảnh phải sinh động nhằm thu hút sự tập trung, chú ý của trẻ.<br />
Ví dụ: Với câu truyện “Thỏ con bi ết vâng lời ” cô vào trang web để <br />
tải về hình ảnh chú Thỏ ngộ nghĩnh, đáng yêu đang làm những công việc <br />
mà Thỏ mẹ giao cho, nh ững c ử ch ỉ nh ư: Th ỏ bi ết vòng tay xin lỗi mẹ, thái <br />
độ ngoan, lễ phép..., sẽ khắc sâu trong tâm trí trẻ lâu hơn, mục đích giáo <br />
dục sát với đời sống thực của tr ẻ h ơn.<br />
<br />
* Biện pháp 6: Lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục vào các <br />
hoạt động cho trẻ. <br />
Giáo dục mầm non tích hợp là cách thức cung c ấp s ự định hướ ng mở, <br />
linh hoạt cho giáo viên tổ chức các hoạt động xoay quanh ch ủ đề bằng <br />
cách phối hợp một cách tự nhiên những hoạt độ ng cho trẻ trải nghi ệm <br />
như quan sát, tìm hiểu môi trườ ng tự nhiên, xã hội vận độ ng tham gia trò <br />
chơi, làm quen với âm nhạc, hát, kể truyện, đọc thơ, làm quen với toán và <br />
các hoạt động sáng tạo như tô, vẽ, nặn, cắt dán..., qua đó phát triển ở trẻ <br />
lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, thể lực, nh ận th ức tình cảm xã hộ i, cách <br />
tiếp cận này cho phép giáo viên có thể điều chỉnh giáo án một cách linh <br />
hoạt có thể đưa ra các tình huống xẩy ra tình cờ, ngẫu nhiên vào kế hoạch <br />
dạy, đưa ra những nội dung tích hợp không nặng nề ôn tồn mang tính chất <br />
số cộng mà tích hợp ở đây nhằm tổ chức các hoạt độ ng thông qua chơi <br />
với những nội dung nh ẹ nhàng, mang tính bao quát theo nội dung ho ạt <br />
<br />
19<br />
động cá nhân làm nổi bật chủ đề cô đưa ra để đáp ứng sự hứng thú củ a <br />
trẻ, làm phong phú dần vốn kinh nghi ệm c ủa tr ẻ và tạo không khí sinh <br />
động, nhẹ nhàng trong l ớp h ọc.<br />
* Phối kết hợp v ới các hoạt động:<br />
+ Hoạt động ngoài trời: <br />
Để đạt đượ c kết quả cao v ề nhận th ức c ủa tr ẻ cần lồng ghép thêm <br />
cho trẻ trong ho ạt động ngoài trời , ngoài việc truyền thụ kiến thức trên <br />
tiết học, cần luy ện tập cho tr ẻ ngoài giờ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ví dụ :Trong quá trình đi dạo, cô cho trẻ vừa đi, vừa đọc những bài thơ <br />
hay bài hát đã học theo chủ đề. Hoặc dạo chơi dưới bóng mát, tổ chức cho tự <br />
thảo luận nhận xét về không gian thời gian, về hiện tượng tự nhiên (“Vì sao <br />
cành cây lại đung đưa?”, hay “Trời âm u thì hiện tượng gì sẻ xảy ra?”). Cũng <br />
có thể cho trẻ xem truyện tranh, dùng phấn vẽ lên sân những chữ cái và con <br />
số đã tô và học tạo hình trên những chiếc lá bàng rơi...<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
20<br />
* Đối với biện pháp 7: Phối kết hợp với cha mẹ trẻ giúp trẻ học <br />
tốt qua các hoạt động.<br />
* Phối hợp thực hiện:<br />
Nhận thức được tầm quan trọng của tổ chức hoạt động chung cho trẻ 5<br />
6 tuổi tạo tiền đề cho trẻ lĩnh hội kiến thức tốt. Ngay từ đầu cần phải lên kế <br />
hoạch phối hợp giữa gia đình, nhà trường, kế hoạch đó được xây dựng cụ thể <br />
theo từng chủ đề. <br />
Tham gia xây dựng kế hoạch, phối kết hợp kiểm tra đánh giá công tác <br />
chăm sóc, giáo dục trẻ của lớp.<br />
* Tham gia xây dựng cơ sở vật chất:<br />
Tham gia lao động vệ sinh trường lớp, trồng cây xanh, sưu tầm nguyên <br />
vật liệu thiên nhiên, làm đồ dùng đồ chơi phục vụ trẻ chơi và học. <br />
* Hình thức phối hợp:<br />
Mỗi lớp xây dựng góc tuyên truyền, thông báo cho cha mẹ trẻ biết các <br />
kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non, những nội dung hoạt <br />
động của trẻ ở lớp, chế độ ăn của trẻ hàng ngày, những yêu cầu của nhà <br />
trường đối với gia đình hoặc những nội dung mà gia đình cần phối hợp với cô <br />
giáo.<br />
Thông qua cuộc họp cha mẹ trẻ giáo viên đưa ra kế hoạch hoạt động <br />
chăm sóc giáo dục trẻ cho cha mẹ học sinh nắm được, tuyên truyền cha mẹ <br />
học sinh cùng tham gia vào giáo dục rèn luyện các cháu, vận động cha mẹ học <br />
sinh đóng góp các trang thiết bị, cung cấp tài liệu, nguyên vật liệu phục vụ <br />
<br />
21<br />
hoạt động cho các cháu đầy đủ. Đây là một việc làm rất thiết thực thu hút cha <br />
mẹ trẻ cùng tham gia, cùng giáo dục trẻ với cô giáo và nhà trường nhằm tổ <br />
chức tốt việc chăm sóc giáo dục trẻ cũng như hướng dẫn trẻ tham gia hoạt <br />
động một cách đạt kết quả. <br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp và biện pháp:<br />
Các giải pháp và biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ đan xen bổ sung cho <br />
nhau nhờ vào những biện pháp chủ đạo và những biện pháp hỗ trợ. Biện <br />
pháp xây dựng chương trình, kế hoạch phù hợp tình hình của lớp và của trẻ là <br />
biện pháp làm nòng cốt của đề tài cùng với những biện pháp bổ trợ như tích <br />
hợp đan xen giữa các hoạt động. Qua đó tạo được môi trường mở cho trẻ <br />
thực hiện cùng với đồ dùng trực quan phong phú và đa dạng sẽ tạo ra được <br />
hứng thú, nhu cầu muốn tham gia hoạt động của trẻ. Mỗi một biện pháp có ý <br />
nghĩa và tác dụng riêng nhằm giải quyết từng vấn đề của thực trạng nhưng <br />
chúng đều có chung một nhiệm vụ là tạo nguồn hứng thú, kích thích tính tự <br />
lập, suy nghĩ giải quyết vấn đề cao, tự tin thể hiện được nhu cầu, nhận thức <br />
của bản thân trẻ. Đây cũng là kết quả mang đến thành công của đề tài sáng <br />
kiến nhằm hướng và đạt tới mục tiêu giúp trẻ học tốt và thể hiện hết mình <br />
trong mọi hoạt động. Giáo viên khi sử dụng linh hoạt các biện pháp trên giáo <br />
viên sẽ đạt được hiệu quả cao trong công tác dạy học.<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:<br />
Kết quả khảo nghiệm: Sau một thời gian thực hiện các giải pháp, biện <br />
pháp thử nghiệm tại lớp Lá 2, trường Mầm non Ea Na. Tôi hoàn toàn hài lòng <br />
với kết quả mà trẻ tiếp thu kiến thức, qua các hoạt động hàng ngày mà tôi đã <br />
lấy trẻ làm trung tâm.<br />
Giá trị khoa học: Mong rằng từ những kinh nghiệm trên sẽ giúp ích cho <br />
các giáo viên trong trường có được cách truyền thụ kiến thức cho trẻ ngày <br />
càng đạt hiệu quả cao, hấp dẫn và lôi cuốn trẻ.<br />
Những biện pháp trên đã có tính khả thi sau sáu tháng áp dụng tại lớp Lá <br />
2, trường Mầm non Ea Na. Chất lượng học của trẻ nâng lên, qua khảo sát, <br />
qua dự giờ các lớp 100% trẻ thực sự thích thú khi được tìm tòi khám phá, đáp <br />
ứng được nhu cầu của bản thân, tích cực tham gia, hào hứng vào các hoạt <br />
động tập thể từ đó giúp trẻ phát triển nhận thức, quan sát và khả năng tư duy <br />
độc lập.<br />
<br />
<br />
Kết quả khảo sát<br />
<br />
Tiêu chí Trước khi áp dụng đề Sauk hi áp dụng đề <br />
ST tài tài<br />
T<br />
Đạt Chưa đạt Đạt Chưa <br />
<br />
22<br />
đạt<br />
Tỷ Tỷ Tỷ <br />
Số Số Tỷ