<br />
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi tham gia tích cực vào hoạt động làm quen văn học<br />
<br />
I. Phần mở đầu.<br />
1. Lý do chọn đề tài.<br />
Non sông Việt Nam có được vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có <br />
bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không <br />
chính là nhờ phần lớn ở công học tập của các cháu. Câu nói của Hồ Chủ Tịch <br />
đã đi vào lòng người, tạo ra động lực to lớn cho hàng triệu người dạy và học. <br />
Đó chính là lễ và văn mà chúng ta phải truyền lại cho các lớp kế cận, cho <br />
những chủ nhân trong tương lai của đất nước. Đất nước ta đang trong thời <br />
đại bùng nổ thông tin buộc chúng ta phải đạt được những mục tiêu và quyết <br />
tâm cao, lẽ tất nhiên chúng ta chưa thực hiện được các kế hoạch đề ra, vì vậy <br />
nhiệm vụ đó đang trông chờ vào thế hệ mầm non chủ nhân tương lai của <br />
đất nước. Ưu thế mà ta có được hiện nay là thế hệ trẻ khoẻ, có sự đồng <br />
nhất cả về năng lực và trí tuệ, có tiềm năng sáng tạo. Vì thế chúng ta phải tin <br />
vào thế hệ trẻ tương lai sẽ đứng vững trên nền truyền thống lịch sử vẻ vang <br />
đó. Đảng và nhà nước ta đánh giá rất cao về vai trò của giáo dục, đầu tư vào <br />
giáo dục là đầu tư đúng hướng và được coi là quốc sách hàng đầu. Mục tiêu <br />
của công tác chăm sóc giáo dục mầm non phát triển và hình thành nhân cách <br />
cho trẻ, việc cho trẻ tham gia tích cực vào hoạt động làm quen văn học sẽ <br />
giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong giao tiếp trẻ dễ dàng tiếp <br />
cận với các môn học khác như môn toán, tạo hình, âm nhạc,…Đặc biệt cho <br />
trẻ làm quen với văn học là cho trẻ hoạt động nhiều để phát triển cho trẻ vốn <br />
từ, luyện phát âm và dạy trẻ nói đúng ngữ pháp.<br />
Chúng ta đã biết thơ truyện là món ăn tinh thần của mỗi con người. Ngày <br />
từ khi còn nhỏ con người đã tiếp xúc với những lời ru của bà, của mẹ, những <br />
câu chuyện, bài thơ đó có sưc hấp dẫn kỳ lạ nó giúp cho tâm hồn trẻ thơ <br />
được phong phú trí tưởng tượng phát triển và đặc biệt là làm giàu cho tâm <br />
hồn trẻ thơ.<br />
<br />
<br />
<br />
H Dinh Byă 2 Trường Mầm Non Sơn Ca<br />
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi tham gia tích cực vào hoạt động làm quen văn học<br />
<br />
Người xưa có câu: “Văn học là nhân học” học văn tức là học để làm <br />
người nên khi tiếp xúc với một tác phẩm văn học hay, có tính nhân văn sâu <br />
sắc đã giúp cho trẻ thơ biết yêu thương, kính trọng con người, biết phân biệt <br />
cái thiện, cái ác, cái tốt, cái xấu,… và sẽ là vô cùng nguy hiểm nếu ở lứa tuổi <br />
này chúng ta, những người lớn không làm cho trẻ yêu thích văn học nói chung, <br />
thơ truyện nói riêng và việc đó sẽ làm cho tâm hồn trẻ thơ bị nghèo nàn, khó <br />
rung động với những tình cảm tốt đẹp.<br />
Chính vì vậy thơ truyện phù hợp với lứa tuổi sẽ tạo ấn tượng sâu sắc <br />
trong tâm hồn trẻ thơ là kho báu tinh thần và là hành trang cần thiết trong <br />
cuộc đời tuổi trẻ từ đó hình thành ở trẻ một nhân cách và một bản ngã hướng <br />
thiện.<br />
Có người nói: “Trẻ con bây giờ ngày càng hư” thực tế có phải như vậy <br />
không? Câu hỏi đó thật cần thiết: Nó khiến cho mọi người cần suy nghĩ tới. <br />
Phải chăng việc “Ngày càng hư” đó của trẻ là do cách giáo dục của mỗi gia <br />
đình hay do trẻ con ngày nay quá thông minh để tiếp nhận những cái xấu, <br />
những cái không tốt của xã hội ngày nay, những sách báo, những bộ phim <br />
hoạt hình mang nội dung mang tính giáo dục ngày càng ít đi nhường chỗ cho <br />
những sách truyện không lành mạnh, những bộ phim hoạt hình mang tính bạo <br />
lực. Bởi vậy, khi Bộ giáo dục và đào tạo, vụ giáo dục mầm non chỉ đạo thực <br />
hiện chuyên đề “Một số biện pháp giáo dục trẻ 5 – 6 tuổi tham gia tích cực <br />
vào hoạt động làm quen văn học” tôi cảm thấy rất tâm đắc. Bởi tôi thiết nghĩ <br />
một tác phẩm văn học hay sẽ hình thành ở trẻ những tình cảm lành mạnh trẻ <br />
có thái độ yêu ghét rõ ràng.<br />
Trên thực tế qua mấy năm thực hiện chuyên đề này ở trường chúng tôi, <br />
đặc biệt là lớp mẫu giáo lớn 56 tuổi do tôi phụ trách tôi thấy rằng để phát <br />
huy tính tích cực của môn học với trẻ và để trẻ chủ động tiếp thu hào hứng <br />
thì hàng ngày người giáo viên luôn gần gũi trẻ chủ động gợi mở trò chuyện <br />
cùng trẻ ở mọi lúc, mọi nơi cùng với việc sử dụng các phương pháp, biện <br />
<br />
H Dinh Byă 3 Trường Mầm Non Sơn Ca<br />
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi tham gia tích cực vào hoạt động làm quen văn học<br />
<br />
pháp, hình thức tổ chức linh hoạt, sáng tạo trong việc cho trẻ làm quen với tác <br />
phẩm văn học sẽ giúp cho trẻ phát triển về tâm hồn, trí tưởng tượng phát <br />
triển.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
* Mục tiêu: Giúp trẻ phát triển cả thể chất lẫn tinh thần. Giúp trẻ phát <br />
triển trí tưởng tượng, óc quan sát, khả năng tư duy độc lập trong suy nghĩ.<br />
Văn học là loại hình nghệ thuật đóng vai trò quan trọng trong việc hình <br />
thành và phát triển nhân cách trẻ. Trong quá trình dạy trẻ làm quen văn học tôi <br />
cảm thấy khả năng cảm thụ văn học lớp tôi còn nhiều hạn chế, cứng nhắc. <br />
Mặt khác với việc tiếp cận chương trình mầm non mới như hiện nay đòi hỏi <br />
trong tiết học trẻ phải được trải nghiệm và hoạt động một cách tích cực sáng <br />
tạo của trẻ, lấy trẻ làm trung tâm hướng đến giúp trẻ phát triển một cách <br />
toàn diện nhất.<br />
* Nhiệm vụ: Nhằm giúp trẻ nhận ra tính liên tục của cốt truyện trong <br />
các mối liên quan đến nhân vật trung tâm của tác phẩm, nói năng lưu loát, <br />
diễn đạt gãy gọn biết sử dụng từ đúng lúc, đúng chỗ. Khi cho trẻ làm quen <br />
với tác phẩm văn học góp phần mở rộng nhận thức, phát triển trí tuệ, giáo <br />
dục đạo đức, giáo dục thẫm mỹ, phát triển ngôn ngữ, phát triển ở trẻ sự <br />
hứng thú khi kể chuyện, đọc thơ.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu.<br />
Một số biện pháp giúp trẻ mầm non 56 tuổi truờng Mầm non Sơn Ca <br />
tích cực tham gia vào hoạt động làm quen văn học.<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu<br />
Hoạt động có chủ đích và hoạt động ở mọi lúc mọi nơi trẻ mầm non lớp <br />
56 tuổi tại trường Mầm non Sơn Ca, xã Dray sáp, huyện Krông Ana, tỉnh <br />
Đăk Lăk.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu.<br />
<br />
<br />
<br />
H Dinh Byă 4 Trường Mầm Non Sơn Ca<br />
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi tham gia tích cực vào hoạt động làm quen văn học<br />
<br />
Muốn đề tài này được thành công tôi đã sử dụng những phương pháp <br />
sau:<br />
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận<br />
Phương pháp đọc sách, nghiên cứu tài liệu<br />
b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục<br />
Phương pháp dùng từ (giảng giải, chỉ dẫn)<br />
Phương pháp thực hành nghệ thuật<br />
Phương pháp dự giờ<br />
c) Phương pháp thống kê toán học<br />
Phương pháp xử lý số liệu…<br />
II. Phần nội dung.<br />
1. Cơ sở lí luận.<br />
Văn học là loại hình nghệ thuật đóng vai trò quan trọng trong việc hình <br />
thành và phát triển nhân cách trẻ. Qua văn học chúng ta có thể giáo dục lễ <br />
giáo, giáo dục đạo đức cho trẻ như: Thưa gởi, chào hỏi, kính trên nhường <br />
dưới, không tranh giành đồ chơi với bạn,…<br />
Giáo dục môn làm quen văn học cho trẻ mầm non là môn học vô cùng <br />
quan trọng. Tình yêu thiên nhiên là khởi điểm đầu của tình yêu quê hương đất <br />
nước, yêu con người, giáo dục lòng nhân ái cho trẻ. Việc cho trẻ làm quen với <br />
tác phẩm văn học giúp trẻ thêm yêu quê hương đất nước, yêu lãnh tụ, yêu ông <br />
bà cha mẹ, anh chị em và bạn bè của mình hơn. Từ đó tôi nhận thấy rằng bộ <br />
môn làm quen văn học có tầm quan trọng trong việc phát triển nhận thức, giáo <br />
dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ và qua đọc thơ kể chuyện làm giàu vốn từ <br />
cho trẻ, rèn luyện khả năng phát âm và cách diễn đạt mạch lạc. Các tác phẩm <br />
thơ chuyện chỉ có thể phát huy tác dụng của nó khi cô biết chuyển tải được <br />
tư tưởng cảm xúc của tác giả và nội dung tác phẩm thông qua các hình thức <br />
nghệ thuật hấp dẫn, phong phú, đa dạng. Qua đó giúp trẻ phát huy được tính <br />
<br />
H Dinh Byă 5 Trường Mầm Non Sơn Ca<br />
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi tham gia tích cực vào hoạt động làm quen văn học<br />
<br />
tích cực cá nhân tự tin độc lập sáng tạo hình thành tư duy khả năng ghi <br />
nhớ có chủ đích, những tình cảm đạo đức tốt đẹp có khả năng hoạt động <br />
nghệ thuật, sáng tạo.<br />
Qua tác phẩm văn học còn giúp trẻ phát triển về mặt thẩm mỹ, thông <br />
qua những từ ngữ, hình ảnh đẹp trong tác phẩm văn học giúp cho trẻ cảm <br />
nhận được cái hay, cái đẹp trong cuộc sống xung quanh mình.<br />
2.Thực trạng.<br />
+ Ưu điểm<br />
Nhờ sự quan tâm của ban giám hiệu Nhà trường cùng sự nhiệt tình <br />
của phụ huynh, sự nổ lực học hỏi của giáo viên đứng lớp.<br />
Đa số trẻ của lớp nhanh nhẹn, có sức khỏe tốt để tham gia vào các <br />
hoạt động của lứa tuổi.<br />
Trẻ được tham gia nhiều hoạt động của nhà trường, giúp trẻ được thể <br />
hiện và nâng cao tính tự tin.<br />
Trẻ có cơ hội được cảm thụ, được thể hiện mình, được biểu diễn <br />
theo sự sáng tạo của trẻ.<br />
Các giáo viên của lớp nhiệt tình, có đủ trình độ chuyên môn, có tố <br />
chất về nghệ thuật.<br />
Giáo viên yêu thích, say mê với các tác phẩm văn học, có khả năng tổ <br />
chức hoạt động biểu diễn đóng kịch, chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện <br />
chương trình ngay từ đầu năm học.<br />
Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi <br />
cho giáo viên có đủ phương tiện để chăm sóc và dạy trẻ như mở các lớp bồi <br />
dưỡng công nghệ thông tin cho giáo viên, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp <br />
vụ,…<br />
Đa số phụ huynh nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phải rèn luyện <br />
kỹ năng đọc thơ, kể chuyện làm tiền đề cho trẻ bước vào lớp 1.<br />
+ Hạn chế<br />
<br />
H Dinh Byă 6 Trường Mầm Non Sơn Ca<br />
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi tham gia tích cực vào hoạt động làm quen văn học<br />
<br />
Nhà trường đã cố gắng sửa sang về cơ sở vật chất, tuy nhiên một số <br />
lớp học vẫn còn chật hẹp và các phương tiện học tập còn hạn chế chưa đáp <br />
ứng được với điều kiện của chương trình Mầm Non mới hiện nay.<br />
Chưa chủ động linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động đóng kịch <br />
cho trẻ, nếu có thì chủ yếu là trong tiết học. Còn trong các giờ chơi, các buổi <br />
sinh hoạt thì hầu như chưa có.<br />
Hầu hết các vở kịch còn thiếu các yếu tố phụ trợ như: âm thanh, cảnh <br />
trí, trang phục,…làm cho hoạt động đóng kịch không thu hút được sự chú ý <br />
của trẻ. Khả năng cảm nhận các tác phẩm văn thơ, chuyện còn hạn chế <br />
giọng đọc và cách phối hợp ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, minh họa chưa bộc lộ <br />
cảm xúc hấp dẫn cuốn hút trẻ, phương pháp lồng ghép tích hợp chưa linh <br />
hoạt sáng tạo, kết quả trên trẻ chưa cao, trẻ chưa thực sự say mê, hào hứng. <br />
Lời thoại khi dẫn chuyện còn dài dòng khó hiểu, còn nặng nề trong việc dẫn <br />
chuyện làm cho kịch bản trở nên rời rạc, kém hấp dẫn khi tập cho trẻ kể <br />
chuyện.<br />
Khả năng tiếp thu ghi nhớ của trẻ còn hạn chế, trẻ học trước quên <br />
sau nên cần nhắc cho trẻ đọc, kể nhiều lần mọi lúc mọi nơi và tích hợp với <br />
môn học khác nhiều lần thì trẻ mới nhớ được lời bài thơ, câu chuyện.<br />
Đa số các cháu nhút nhát, chưa mạnh dạn tham gia biểu diễn. Giờ học <br />
còn chưa chú ý nhiều. Kỹ năng thực hiện các hoạt động của các cháu còn hạn <br />
chế.<br />
Sự phát triển tâm sinh lý không đồng đều, đa số các cháu con nông dân <br />
tiếp thu những thông tin truyền thông bên ngoài còn chậm, một số cháu <br />
không có điều kiện đi học ngay từ lớp mầm, lớp chồi chỉ học lớp lá nên ảnh <br />
hưởng đến chất lượng học của trẻ.<br />
Sự sáng tạo của giáo viên còn hạn chế, đồ dùng còn hạn chế về phục <br />
vụ tiết học, vài trẻ cá biệt chưa thật sự ham muốn học còn thụ động và chưa <br />
tích cực tham gia vào hoạt động.<br />
<br />
H Dinh Byă 7 Trường Mầm Non Sơn Ca<br />
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi tham gia tích cực vào hoạt động làm quen văn học<br />
<br />
Khả năng cảm nhận các tác phẩm văn thơ chuyện còn hạn chế giọng <br />
đọc và cách phối hợp ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, minh hoạ chưa bộc lộ cảm <br />
xúc hấp dẫn cuốn hút trẻ, phương pháp lồng ghép tích hợp chưa linh hoạt <br />
sáng tạo, kết quả trên trẻ chưa cao, trẻ chưa thực sự say mê, hào hứng.<br />
Lời thoại khi dẫn chuyện còn dài dòng khó hiểu, còn nặng nề trong <br />
việc dẫn chuyện làm cho kịch bản trở nên rời rạc kém hấp dẫn khi tập cho <br />
trẻ kể chuyện.<br />
Sự phối hợp với phụ huynh cũng có nhiều khó khăn, các cô có ít thời <br />
gian để trao đổi với từng phụ huynh về đặc điểm riêng, những mặt mạnh <br />
mặt yếu của con em họ. Bên cạnh đó nhận thức của một số phu huynh về <br />
tầm quan trọng của việc rèn luyện các kỹ năng cần thiết để chuẩn bị cho trẻ <br />
vào học lớp 1 chưa cao.<br />
+ Nguyên nhân chủ quan.<br />
Xuất phát từ sự ham muốn là phải làm sao để cho lớp mình được <br />
mạnh dạn, tự tin khi biểu diễn và thu hút trẻ tích cực tham gia vào hoạt động.<br />
+ Nguyên nhân khách quan<br />
Đa số trẻ là con em nông dân, điều kiện kinh tế còn khó khăn, nên <br />
việc cho trẻ tiếp xúc với công nghệ thông tin còn ít.<br />
Thời gian làm đồ dùng và tham khảo sưu tầm các tài liệu còn hạn hẹp.<br />
Không đủ đồ dùng dụng cụ phục vụ cho tiết dạy kể chuyện hay đóng <br />
kịch.<br />
Đồ dùng như tranh ảnh, rối còn đơn điệu, chưa được đẹp nên không <br />
cuốn hút trẻ trong tiết học.<br />
Sử dụng đồ dùng dạy học chưa có khoa học, dẫn đến giờ học trẻ ít <br />
tập trung chú ý hiệu quả trên tiết học chưa cao.<br />
Kết quả tham gia các hoạt động trong lớp một cách tích cực còn hạn <br />
chế, chưa hứng thú vào môi trường trong lớp. Cụ thể thực trạng khi chưa vận <br />
dụng biện pháp mới tôi đã thống kê bằng bảng khảo sát sau:<br />
<br />
H Dinh Byă 8 Trường Mầm Non Sơn Ca<br />
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi tham gia tích cực vào hoạt động làm quen văn học<br />
<br />
Những kỹ năng hình thành Số trẻ Chưa<br />
Stt Đạt<br />
trên trẻ khảo sát đạt<br />
1 Trẻ hứng thú tham gia khi học 30 23% 77%<br />
2 Trẻ tham gia nhưng còn thờ ơ 30 60% 40%<br />
3 Trẻ mạnh dạn tự tin 30 17% 83%<br />
4 Trẻ đọc thơ kể truyện rõ rang diễn đạt 30 20% 80%<br />
tốt<br />
5 Khả năng thể hiện nét mặt cử chỉ điệu 30 17% 83%<br />
bộ<br />
6 Khả năng thể hiện sử dụng các dụng cụ 30 13% 87%<br />
rối, tranh ảnh<br />
Đứng trước thực trạng đó tôi đã suy nghĩ, xây dựng và áp dụng. Một số <br />
biện pháp giúp trẻ tích cực tham gia vào hoạt động làm quen văn học ở <br />
trường mầm non Sơn Ca, tìm ra những biện pháp triển khai để trẻ được hoạt <br />
động cá nhân một cách tích cực, kiến thức của trẻ được bổ sung và củng cố <br />
phong phú, giúp trẻ phát hiện ra nhiều điều mới lạ để góp phần nhỏ bé vào <br />
sự phát triển toàn diện nhân cách của trẻ.<br />
3. Nội dung và hình thức thực hiện biện pháp, giải pháp.<br />
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
Nhằm giúp trẻ nâng cao khả năng cảm thụ văn học<br />
Để thu hút, lôi cuốn trẻ vào giờ học<br />
Nhằm hình thành khả năng cảm thụ văn học của trẻ qua giọng đọc, <br />
giọng kể của mình<br />
Gây hứng thú giúp trẻ nhanh chóng hiểu nội dung chuyện, nhớ chuyện, <br />
thuộc thơ và đọc kể diễn cảm.<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.<br />
Từ xưa đến nay giáo viên thường chỉ chú ý đến việc tổ chức các hoạt <br />
động cho trẻ một cách cứng nhắc và rặp khuôn, chưa linh hoạt sáng tạo cũng <br />
như chưa phát huy được tính tích cực chủ động tự giác của trẻ. Vì vậy hiệu <br />
quả giáo dục đạt chưa cao, kỹ năng của trẻ chưa được rèn luyện nhiều. <br />
H Dinh Byă 9 Trường Mầm Non Sơn Ca<br />
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi tham gia tích cực vào hoạt động làm quen văn học<br />
<br />
Muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ chúng ta có <br />
nhiều biện pháp, trong đó biện pháp tạo môi trường hoạt động tích cực cho <br />
trẻ mang lại hiệu quả rất cao. Những lợi ích đầu tiên đó sẽ tạo ra môi trường <br />
học tập thân thiện, gần gũi, tích cực cho trẻ. Thu hút trẻ đến trường và nâng <br />
cao chất lượng công tác chăm sóc giáo dục. Phát triển khả năng hợp tác giữa <br />
các trẻ với trẻ và với cô giáo. Việc tạo ra môi trường học tập tốt, tạo cho các <br />
em sự gần gũi coi lớp học như gia đình của mình là trách nhiệm của mỗi cô <br />
giáo chúng ta, để trẻ thấy mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui. Bộ <br />
môn làm quen văn học có tầm quan trọng trong việc phát triển nhận thức, giáo <br />
dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ và qua đọc thơ kể chuyện làm giàu vốn từ <br />
cho trẻ, rèn luyện khả năng phát âm và cách diễn đạt mạch lạc. Các tác <br />
phẩm thơ chuyện chỉ có thể phát huy tác dụng của nó khi cô biết chuyển tải <br />
được tư tưởng cảm xúc của tác giả và nội dung tác phẩm thông qua các hình <br />
thức nghệ thuật hấp dẫn, phong phú, đa dạng. Qua đó giúp trẻ phát huy được <br />
tính tích cực cá nhân độc lâp sáng tạo hình thành tư duy khả năng ghi nhớ <br />
có chủ đích, những tình cảm đạo đức tốt đẹp có khả năng hoạt động nghệ <br />
thuật, sáng tạo.<br />
* Biện pháp 1: Tạo môi trường cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học<br />
Để giúp trẻ nâng cao khả năng cảm thụ văn học thì việc tạo cơ hội cho <br />
trẻ làm quen với tác phẩm văn học phải thường xuyên. Ngay từ đầu năm học <br />
tôi đã chú ý xây dựng “Góc văn học” ở đây trẻ được xem tranh truyện, tạp <br />
hóa, họa báo, các hình ảnh của các nhân vật trong truyện mà trẻ yêu thích. Khi <br />
xây dựng “Góc văn học” thì mục đích chính của tôi là “Góc văn học” tôi muốn <br />
giới thiệu thêm nhiều các tác phẩm văn học trong chương trình và ngoài <br />
chương trình giáo dục để giới thiệu đến trẻ, bởi trong tiết học thì việc cho <br />
trẻ được tiếp xúc với các tác phẩm văn học cũng có nhưng chưa đáp ứng đủ <br />
nhu cầu ham học hỏi của trẻ ở lứa tuổi này.<br />
<br />
<br />
<br />
H Dinh Byă 10 Trường Mầm Non Sơn Ca<br />
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi tham gia tích cực vào hoạt động làm quen văn học<br />
<br />
Qua “Góc văn học” tôi tổ chức các hoạt động đọc thơ, kể chuyện, cho <br />
trẻ đóng kịch để trẻ được nói những ngôn ngữ của các nhân vật trong truyện <br />
để từ đó trẻ làm giàu vốn từ của bản thân. Để xây được sự hứng thú của trẻ <br />
khi tham gia vào các hoạt động đó thì việc tạo không gian mang đậm tính văn <br />
học là rất cần thiết, ngay từ đầu năm học tôi đã vận động phụ huynh đóng <br />
góp tranh thơ, truyện tranh ngoài chương trình để kể cho trẻ nghe vào hoạt <br />
động chiều và cho trẻ chơi trong các giờ hoạt động góc.<br />
Bản thân tôi luôn tìm tòi, sưu tầm sách truyện, các họa báo, tạp chí cũ, <br />
tìm tòi cách làm rối từ các nguyên liệu bỏ đi như vỏ chai, lõi cuộn chỉ, các <br />
mảnh vải vụn làm rối tay để làm các nhân vật trong truyện phục vụ cho tiết <br />
học.<br />
Để tạo hứng thú cho trẻ khi tham gia hoạt động văn học thì việc tạo môi <br />
trường với các nhân vật ngộ nghĩnh cho trẻ được làm quen là rất cần thiết. <br />
Tôi đã sử dụng những chiếc môi nhựa trắng để làm khuôn mặt của cô gái, <br />
dùng những sợi len tết thành những bím tóc,…<br />
Để thu hút trẻ tham gia vào các hoạt động kể chuyện và tập đóng kịch <br />
ngay từ đầu năm học tôi dùng một mảng tường để trang trí thành một sân <br />
khấu mi ni chỉ với một mảnh vải làm khung sân khấu đằng sau là một bảng <br />
nhám dính để tôi có thể dễ dàng trang trí khung cảnh sao cho phù hợp với <br />
từng cảnh trong truyện.<br />
Qua việc tạo môi trường cho trẻ làm quen với văn học như vậy tôi thấy <br />
được trẻ rất hào hứng tham gia các hoạt động đọc thơ, kể chuyện để từ đó <br />
ngôn ngữ của trẻ được phát triển một cách tự nhiên mà có hiệu quả cao nhất.<br />
* Biện pháp 2: Cho trẻ kể lại truyện và tập đóng kịch.<br />
Dạy trẻ kể lại truyện là một nội dung của chương trình làm quen văn <br />
học ở trường mầm non. Đây là hoạt động cơ bản giúp trẻ rèn luyện, thực <br />
hành, trải nghiệm nghệ thuật nó có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển nhân <br />
<br />
<br />
<br />
H Dinh Byă 11 Trường Mầm Non Sơn Ca<br />
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi tham gia tích cực vào hoạt động làm quen văn học<br />
<br />
cách, chuẩn bị cho trẻ bước vào trường phổ thông trong mọi lĩnh vực nhất là <br />
ngôn ngữ.<br />
Để giúp trẻ kể lại và nhớ nội dung truyện một cách tốt nhất, ngoài việc <br />
đọc cho trẻ nghe, tôi còn ứng dụng thêm công nghệ thông tin vào trong giảng <br />
dạy để mang lại kết quả tốt nhất.<br />
VD: Câu chuyện “ Cáo, Thỏ và gà trống” tôi xây dựng đoạn phim hoạt <br />
hình về nội dung câu chuyện ngoài ra tôi làm đoạn phim về các con vật kết <br />
hợp với nhạc đệm rất hứng thú làm cho trẻ nhớ lời thoại của các nhân vật <br />
trong truyện.<br />
Mục đích của tôi khi sử dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy là <br />
để trẻ được trực tiếp xem hành động, cử chỉ của các nhân vật và qua đấy trẻ <br />
đựơc tiếp xúc với giọng kể hay với ngôn từ phongphú và đúng với tính cách <br />
nhân vật. Qua cách làm quen như vậy, trẻ biết nhận xét đánh giá về đặc điểm <br />
tính cách của các nhân vật thông qua ngôn ngữ của mình. Bên cạnh việc kể <br />
chuyện cho trẻ nghe và cho trẻ xem bằng truyện, tôi còn chú ý đến việc giúp <br />
trẻ ghi nhớ cốt truyện với nội dung và các tình tiết chính, các nhân vật chính <br />
của câu chuyện thông qua hệ thống câu hỏi, nhắc trẻ lôgíc của câu chuyện, <br />
mối liên hệ và tác động của các nhân vật.<br />
Ngoài việc sử dụng các hình ảnh sống động trên máy vi tính tôi còn tận <br />
dụng chức năng ghi âm của chiếc máy điện thoại để ghi lại giọng kể của trẻ <br />
khi trẻ kể chuyện. Sau đó tôi còn dùng dây kết nối giữa điện thoại với loa <br />
thùng để bật lại cho trẻ nghe. Ngoài việc ghi âm giọng kể của trẻ bằng điện <br />
thoại tôi còn tận dụng chức năng quay phim để quay lại những vở kịch mà <br />
các cháu đã đóng. Qua việc sử dụng chiếc điện thoại để quay phim và ghi âm <br />
giọng kể của trẻ tôi thấy được hiệu quả rõ ràng trẻ hào hứng tham gia được <br />
tập kể chuyện và đóng kịch hơn, trẻ biết chau chuốt lời nói của nhân vật và <br />
nhập vai tốt hơn. Sau khi trẻ xem các vở kịch mà trẻ đóng tôi cho nhận xét <br />
đánh giá giọng kể của các bạn trong lớp.<br />
<br />
H Dinh Byă 12 Trường Mầm Non Sơn Ca<br />
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi tham gia tích cực vào hoạt động làm quen văn học<br />
<br />
Có rất nhiều hình thức dạy trẻ kể lại chuyện. VD: Kể lại chuyện theo <br />
tranh, kể lại chuyện bằng rối tay,…<br />
* Hình thức kể chuyện theo tranh.<br />
Trước khi cho trẻ kể lại chuyện theo tranh tôi cho trẻ làm quen với câu <br />
chuyện qua các hoạt động góc, hoạt động chiều. Tôi kể cho trẻ nghe chuyện <br />
bằng những quyển truyện tranh to với những hình ảnh của các nhân vật rõ <br />
ràng, sống động, đẹp mắt, nội dung câu chuyện rõ ràng, ngắn gọn. Ngoài ra, <br />
tôi còn cho trẻ xem bưng truyện trước giờ trả trẻ với mục đích giúp trẻ ghi <br />
nhớ nội dung truyện, nhớ nhân vật truyện và lời thoại của các nhân vật trong <br />
truyện.<br />
VD: Câu chuyện “ Chuyện của dê con” <br />
Hình thức tổ chức hoạt động góc<br />
Chuẩn bị: Bàn nhỏ, truyện tranh to<br />
Tiến hành: Tôi cho trẻ ngồi ở góc văn học, trước khi tổ chức cho trẻ kể <br />
lại câu chuyện “Chuyện của dê con” tôi kể cho trẻ nghe và cho trẻ xem băng <br />
truyện ở hoạt động chiều trước khi trả trẻ. Mục đích để trẻ nhớ nội dung và <br />
các nhân vật trong truyện. Trước khi tiến hành cho trẻ kể lại truyện, tôi đàm <br />
thoại với trẻ về các nhân vật và tính cách của các nhân vật trong truyện.<br />
VD:<br />
+ Các con thấy chú Dê con trong câu chuyện như thế nào?<br />
+ Dê mẹ bị làm sao?<br />
+ Dê mẹ dặn Dê con điều gì?<br />
+ Khi mẹ dặn, Dê con đã làm gì?<br />
+ Khi Dê con vào rừng, Dê con đã gặp ai?<br />
+ Dê con tưởng hươu là con vật gì?<br />
+ Hươu tả chó Sói như thế nào?<br />
+ Dê con thấy ai trên cành cây cao?<br />
+ Dê con tưởng Sóc là ai?<br />
<br />
H Dinh Byă 13 Trường Mầm Non Sơn Ca<br />
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi tham gia tích cực vào hoạt động làm quen văn học<br />
<br />
+ Sóc tả chó Sói như thế nào?<br />
+ Dê con nghe Sóc nói hết câu không?<br />
+ Cuối cùng thì Dê con đã gặp ai?<br />
+ Ai đã cứu Dê con?<br />
+ Sói đã đuổi theo ai?<br />
+ Thỏ đã nhanh chóng trốn vào đâu?<br />
+ Từ đó Dê con có nghe lời mọi người không?<br />
Sau khi đàm thoại xong, trẻ đã nhớ lại nội dung truyện, tôi tổ chức cho <br />
trẻ lên kể lại theo các hình ảnh có trong truyện tranh, dạy trẻ khi kể đến nhân <br />
vật nào thì dùng que chỉ vào từng hình ảnh trong truyện sao cho phù hợp với <br />
nội dung truyện. Khi trẻ kể xong truyện, tôi cho các bạn trong nhóm nhận xét <br />
bạn kể. Kể truyện theo tranh tổ chức ở hoạt động góc thì trẻ được thay nhau <br />
kể, trẻ được thoải mái thể hiện giọng kể của mình, sử dụng ngôn ngữ sáng <br />
tạo trong khi kể không bị gò bó như ở trong tiết học. Qua hoạt động ở góc <br />
văn hoá, trẻ được đàm thoại, tranh luận trực tiếp với nhau để từ đó ngôn ngữ <br />
của trẻ được linh hoạt hơn trong cuộc sống.<br />
* Hình thức kể lại truyện theo rối tay<br />
Việc sử dụng rối tay trong tiết học gây được sự chú ý, tò mò của trẻ, tạo <br />
điều kiện cho trẻ tiếp cận với nghệ thuật múa rối. Ngoài ra, việc sử dụng rối <br />
tay khi cho trẻ kể lại truyện không chỉ phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua việc <br />
kể chuyện mà còn giúp trẻ biết thể hiện các cử chỉ, điệu bộ trong giao tiếp <br />
để tăng tính linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả trong giao tiếp.<br />
VD: Với câu chuyện “Chú thỏ thông minh”, tôi sử dụng mô hình sân <br />
khấu là một đầm lầy nhỏ, có hoa, cỏ, cây… nhân vật trong truyện đựơc cách <br />
điệu đầu chú thỏ là một quả bóng nhỏ, tôi dùng len móc thành chiếc váy cho <br />
chú thỏ thêm ngộ nghĩnh. Khi dạy trẻ kể chuyện bằng rối, trước tiên tôi cung <br />
cấp nội dung câu chuyện cho trẻ nghe vào hoạt động chiều, hoạt động góc. <br />
Bên cạnh việc cung cấp nội dung truyện cho tr ẻ, tôi còn hướng dẫn trẻ cách <br />
<br />
H Dinh Byă 14 Trường Mầm Non Sơn Ca<br />
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi tham gia tích cực vào hoạt động làm quen văn học<br />
<br />
sử dụng rối tay, tôi dạy trẻ dùng cánh tay lồng vào con rối, điều khiển con rối <br />
bằng 3 ngón tay (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa) sao cho những cử chỉ phù hợp <br />
với lời thoại trong truyện.<br />
Thời gian đầu khi mới làm quen với rối tay, trẻ rất lóng ngóng , khó thực <br />
hiện được các động tác theo ý muốn. Để khắc phục được điều này, tôi đã làm <br />
thật nhiều những con rối tay đặt ở góc văn học, sắp xếp sao cho trẻ thấy dễ <br />
dàng. Khi hoạt động ở góc văn học, trẻ thoải mái sử dụng rối tay. Ban đầu, <br />
trẻ sử dụng rối tay theo ý thích của mình, có khi là dùng rối tay để nói chuyện <br />
với bạn, từ đó việc sử dụng rối tay với trẻ trở nên dễ dàng hơn, dần dần tôi <br />
yêu cầu trẻ sử dụng rối tay vào từng câu chuyện.<br />
Nhờ việc sử dụng rối tay trong tiết học mà số trẻ có khả năng cảm thụ <br />
văn học đạt cao, đa số trẻ nhớ nội dung truyện, lời thoại của nhân vật và qua <br />
đó trẻ biết dùng ngôn ngữ của mình để nhận xét đánh giá nhân cách của nhân <br />
vật trong truyện như: Ai là người xấu, ai là người tốt.<br />
* Trò chơi đóng kịch<br />
Là hoạt động giúp trẻ phát triển trí nhớ và giáo dục trẻ tinh thần tập thể. <br />
Qua hoạt động đóng kịch, trẻ truyền đạt lại nội dung câu chuyện làm sống <br />
động lại tâm trạng, hành động, ngôn ngữ hội thoại của các nhân vật trong <br />
truyện, đồng thời thể hiện tình cảm và đánh gía các nhân vật trong truyện. <br />
Khi đóng kịch, trẻ dễ dàng nắm được nội dung, ý nghĩa tác phẩm, nắm được <br />
tính liên tục của câu chuyện, điều này góp phần đẩy mạnh phát triển tư duy, <br />
cảm thụ các tác phẩm văn học một cách sâu sắc ở trẻ. Để đạt được điều đó <br />
thì trước khi cho trẻ đóng kịch, tôi cho trẻ ôn luyện lại nội dung câu chuyện, <br />
đàm thoại về nhân vật trong truyện để từ đó trẻ biết thể hiện những sắc thái <br />
khác nhau về ngữ điệu, tính cách, tâm trạng của các nhân vật trong truyện. <br />
Muốn trẻ nhớ được ngôn ngữ, lời thoại của nhân vật trong truyện để đóng <br />
kịch thì trước hết cho trẻ nhớ lời thoại của nhân vật sau đó cho trẻ đóng vai <br />
theo tổ hoặc nhóm. VD: Trong truyện “ Chú dê đen”, tôi cho tổ 1 làm dê trắng, <br />
<br />
H Dinh Byă 15 Trường Mầm Non Sơn Ca<br />
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi tham gia tích cực vào hoạt động làm quen văn học<br />
<br />
tổ 2 làm dê đen, tổ 3 làm chó sói để trẻ tự thể hiện hành động điệu bộ của <br />
nhân vật cho quen, thành thạo. Sau đó cho trẻ nhắc lại lời thoại của các nhân <br />
vật trong truyện mà trẻ sẽ đóng. Nhiệm vụ của cô giáo lúc này là người dẫn <br />
chuyện và trẻ diễn theo nội dung câu chuyện. Khi diễn xong tôi cho trẻ tự <br />
nhận xét vai chơi của mình, từ đó trẻ xác định được thái độ của nhân vật <br />
trong truyện là yêu hay ghét.<br />
Trò chơi đóng kịch thực sự giúp trẻ cảm nhận tác phẩm văn học và phát <br />
triển ngôn ngữ một cách sâu sắc và để đạt được điều đó thì việc trang trí sân <br />
khấu và hóa trang cho trẻ rất quan trọng, với câu truyện “Tích chu” tôi làm <br />
sân khấu có màn che, rồi trang trí cảnh phù hợp. Bên cạnh việc làm mô hình <br />
sân khấu thì việc hoá trang cho trẻ đóng kịch cũng rất cần thiết với nhân vật <br />
người bà trong câu truyện “ Tích chu” tôi cho trẻ quấn khăn mặc quần áo <br />
nâu….Việc hoá trang và bố trí sân khấu phù hợp, trang phục đẹp sẽ giúp trẻ <br />
tự tin nhập vai tạo cho trẻ hứng thú với từng vai diễn.<br />
Việc xác định giọng nói của các nhân vật trong truyện có vai trò quan <br />
trọng trong việc dạy trẻ tập đóng kịch, trẻ xác định được giọng của nhân vật <br />
thì trẻ sẽ nhập được vào vai chơi một cách tốt nhất. Ví dụ: Trong truyện <br />
“Tích chu”<br />
+ Tôi hỏi trẻ giọng của bà khi ốm như thế nào? (run run)<br />
+ Giọng của cháu lúc ham chơi thì như thế nào? (Thái độ không vâng lời)<br />
+ Sau khi nhận lỗi của mình thì giọng của cậu bé như thế nào? (Giọng <br />
trầm hối hận)<br />
+ Giọng bà tiên như thế nào? (vang, trong,sáng)<br />
Tôi cho trẻ đọc lời thoại trích dẫn của các nhân vật trong truyện<br />
Thông qua việc tổ chức cho trẻ tập đóng kịch tôi thấy khả năng thể hiện <br />
ngôn ngữ của trẻ trong giao tiếp tiến bộ rất nhiều trẻ tự nhiên, thoải mái hơn <br />
trong giao tiếp bởi trong quá trình trẻ đóng kịch trẻ được trực tiếp giao lưu, <br />
<br />
<br />
<br />
H Dinh Byă 16 Trường Mầm Non Sơn Ca<br />
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi tham gia tích cực vào hoạt động làm quen văn học<br />
<br />
đối thoại trực tiếp với bạn diễn từ đó ngôn ngữ của trẻ phát triển một cách <br />
linh hoạt và khéo léo.<br />
* Biện pháp 3:Cho trẻ làm quen văn học thông qua các bài đồng dao, ca <br />
dao.<br />
Đồng dao, ca dao như một bức tranh với nhiều màu sắc thể hiện sự <br />
phong phú, đa dạng của cuộc sống, từ đời sống sinh hoạt vật chất và tinh <br />
thần, tình cảm của con người, nó có giá trị về mặt trí tuệ, tình cảm và ngôn <br />
ngữ, ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành, phát triển nhân cách trẻ.<br />
Các bài đồng dao có 2, 3, 4, 6 chữ… có vần, với lối ngắt nhịp 11, 22,.. <br />
thường có lối kết cấu vòng tròn, trùng điệp. Ngôn ngữ trong đồng dao, ca dao <br />
là ngôn ngữ hát, kể, giàu tính nhạc, giàu hình ảnh, có sức tạo hình. Nó rất phù <br />
hợp với việc rèn cho trẻ phát âm, tích luỹ vốn từ, hiểu nghĩa từ, nắm ngữ <br />
pháp, lối nói trôi chảy, uyển chuyển.<br />
Để phát huy tính tích cực của ngôn nhữ qua các bài đồng dao, ca dao đối <br />
với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ thì việc tổ chức các hoạt động cho trẻ đọc <br />
thuộc đồng dao, ca dao là rất quan trọng. Hiện nay, hoạt động dạy trẻ đồng <br />
dao, ca dao chưa có ở các hoạt động chung, chính vì vậy mà tôi lồng ghép <br />
hoạt động đọc đồng dao, ca dao cho trẻ vào các hoạt động chơi trò chơi dân <br />
gian được tổ chức ở hoạt động ngoài trời, hoạt động đón và trả trẻ, hoạt <br />
động sau khi ngủ dạy. Bên cạnh việc dạy trẻ đọc thuộc những bài đồng dao, <br />
ca dao thì tôi luôn tìm tòi những bài đồng dao, ca dao có nội dung của các chủ <br />
điểm mà trẻ đang học. VD: Chủ điểm gia đình: dạy trẻ đọc bài đồng dao.<br />
“Công cha như núi Thái sơn<br />
Nghĩa mẹ như nước tronh nguồn chảy ra<br />
Một lòng thờ mẹ kính cha<br />
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”<br />
VD: Chủ điểm Thế giới động vật dạy trẻ đọc bài đồng dao “con vỏi con <br />
voi”<br />
<br />
H Dinh Byă 17 Trường Mầm Non Sơn Ca<br />
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi tham gia tích cực vào hoạt động làm quen văn học<br />
<br />
VD: Chủ điểm Thế giới thực vật: Dạy trẻ đọc bài “lúa ngô là cô đậu <br />
nành”<br />
Qua đó tôi thấy được hiệu quả rõ ràng, trẻ hào hứng tham gia trò chơi <br />
đọc đồng dao, ca dao và nhớ bài lâu hơn.<br />
* Tổ chức đọc đồng dao, ca dao cho trẻ ở hoạt động ngoài trời.<br />
Sau mỗi giờ học ở trường mầm non là hoạt động ngoài trời. Hoạt động <br />
ngoài trời thường kéo dài từ 30 35 phút chính vì vậy tôi đã tận dụng hoạt <br />
động ngoài trời để phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua việc cho trẻ đọc <br />
đồng dao, ca dao. Bên cạnh việc dạy trẻ đọc đồng dao, ca dao tôi lồng ghép <br />
các bài đồng dao vào các trò chơi dân gian để tạo hứng thú cho trẻ khi đọc <br />
nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách tốt nhất.<br />
VD: Bài “Dung dăng dung dẻ”<br />
Dung dăng / dung dẻ<br />
Dắt trẻ / đi chơi<br />
Đến ngõ / nhà trời<br />
Lậy cậu / lậy mợ<br />
Cho cháu / về quê<br />
Cho dê / đi học<br />
Cho cóc / ở nhà<br />
Cho gà / bới bếp<br />
Xì xà / xì xụp<br />
Ngồi thụp / xuống đây<br />
Tôi dạy trẻ đọc theo nhịp 22<br />
Cách chơi: Trẻ nắm tay nhau, vừa đi vừa đọc và tay vung theo nhịp của <br />
bài hát. Đến câu “Ngồi thụp xuống đay’ trẻ nắm tay nhau ngồi thụp xuống <br />
sau đó đứng dậy lại đi tiếp.<br />
* Tổ chức đọc đồng dao, ca dao cho trẻ trong giờ đón, trả trẻ.<br />
<br />
<br />
<br />
H Dinh Byă 18 Trường Mầm Non Sơn Ca<br />
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi tham gia tích cực vào hoạt động làm quen văn học<br />
<br />
Khi trẻ đọc thuộc đồng dao, ca dao tôi thường đọc đi đọc lại nhiều lần <br />
để trẻ ghi nhớ, học thuộc sau đó tôi yêu cầu trẻ đọc nhanh dần lên, tổ chức <br />
thi đua đọc nhanh giữa các tổ với nhau. Đó là cách làm cho trẻ rèn luyện bộ <br />
máy phát âm, trau dồi ngôn ngữ, sự nhạy bén, linh hoạt của tư duy. VD: Bài <br />
“Lúa ngô là cô đậu nành”, “ Chim ri là dì sáo sậu”, “ Con kiến mà leo cành đa” <br />
là những câu hát đồng dao mà trẻ rất thích đọc vì nó đem lại tiếng cười vui <br />
vẻ, tạo không khí thi đua tự nhiên, cởi mở.<br />
Ngoài những bài lựa chọn để giúp trẻ học đọc theo chủ đề, chủ điểm, <br />
tôi còn khích lệ trẻ thi đua đọc ra những câu đồng dao, ca dao trẻ đã thuộc từ <br />
cha mẹ, anh chị, bạn bè trong xóm. Hình thức thi đua là động lực lôi cuốn, <br />
thúc đẩy trẻ cố gắng nỗ lực, tích cực học tập. Việc thi đua có thể kéo dài 1 <br />
tuần, sau 1 tuần tôi kiểm tra số lượng bài trẻ thuộc, có tuyên dương, khen <br />
thưởng để khuyến khích trẻ trong học tập.<br />
* Tổ chức cho trẻ đọc đồng dao, ca dao sau khi trẻ ngủ dậy<br />
Sau khi ngủ dậy, trẻ thường rất mệt mỏi, uể oải vì còn ngái ngủ nên tôi <br />
thường cho trẻ đọc bài đồng dao, ca dao quen thuộc để trẻ lấy lại tinh thần <br />
sảng khoái, đầu óc thoải mái để bước vào giờ học buổi chiều, đồng thời giúp <br />
trẻ phát triển thêm khả năng ngôn ngữ.<br />
VD: Bài “Nu na nu nống”<br />
Nu na nu nống<br />
Cái trống nằm trong<br />
Cái ong nằm ngoài<br />
Củ khoai chấm mật<br />
Bụt ngồi bụt khóc<br />
Con cóc nhảy ra<br />
Con gà ú ụ<br />
Bà mụ thổi xôi<br />
Nhà tôi nấu chè<br />
<br />
H Dinh Byă 19 Trường Mầm Non Sơn Ca<br />
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi tham gia tích cực vào hoạt động làm quen văn học<br />
<br />
Nhà tôi chân rút<br />
* Cách chơi:<br />
Trẻ ngồi bệt, cùng chiều với nhau, sát cạnh nhau, 2 chân duỗi thẳng, vừa <br />
lấy tay đập vào từng cẳng chân, mỗi từ trong bài đồng dao được đập nhẹ vào <br />
một chân theo thứ tự đầu đến cuối rồi lại ngược lại cho đến chữ “rút” chân <br />
ai gặp từ “ rút” thì co chân lại cứ như thế cho đến khi các chân co lại hết thì <br />
chơi lại từ đầu.<br />
* Biện pháp 4: Cho trẻ làm quen văn học thông qua việc dạy trẻ đọc thơ <br />
diễn cảm.<br />
Nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ là một nhiệm vụ có tầm quan trọng hàng <br />
đầu ở các lứa tuổi, nó đặc biệt quan trọng trong quá trình tổ chức hoạt động <br />
dạy trẻ đọc thơ diễn cảm cho trẻ ở lứa tuổi mầm non. Đó là một trong những <br />
phương pháp rèn luyện phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ. Khi đọc thuộc lòng <br />
thơ trẻ sẽ làm cho ngôn ngữ của mình thêm sinh động, uyển chuyển, biểu <br />
cảm giúp trẻ thể hiện tình cảm, suy nghĩ của tác giả.<br />
Nhận thấy rõ được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ thông <br />
qua việc dạy trẻ đọc thơ diễn cảm tôi luôn tìm tòi những phương pháp biện <br />
pháp tốt nhất để trẻ phát âm và diễn đạt được mạch lạc.<br />
Với lứa tuổi này tôi chọn các bài thơ có sắc thái khác nhau: êm dịu, nhẹ <br />
nhàng, vui vẻ, hóm hỉnh,…nhằm giúp trẻ cảm nhận cái hay, cái đẹp trong <br />
ngôn ngữ tiếng việt và trong cuộc sống, giúp trẻ phát triển đời sống tình cảm.<br />
Để trẻ cảm thụ tốt ngôn ngữ của câu thơ, điều quan trọng nhất là phải <br />
đọc diễn cảm, thể hiện nhịp điệu, âm điệp và sắc thái của bài thơ. Tôi tập <br />
đọc diễn cảm và thuộc bài thơ trước khi đọc cho trẻ nghe.<br />
Để trẻ cảm thụ tốt bài thơ, nên trò chuyện với trẻ về nội dung bài thơ, <br />
giải thích nghĩa của một từ, ý của các câu thơ, vẻ đẹp của các câu thơ mô tả, <br />
kết hợp với tranh minh họa hoặc làm các động tác minh họa. Tôi đọc cho trẻ <br />
<br />
<br />
<br />
H Dinh Byă 20 Trường Mầm Non Sơn Ca<br />
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi tham gia tích cực vào hoạt động làm quen văn học<br />
<br />
nghe nhiều lần, đọc thơ theo cá nhân, theo nhóm, luyện tập cách đọc diễn <br />
cảm.<br />
Để thu hút trẻ đọc thơ hơn thì việc chuẩn bị đồ dùng trực quan trong <br />
dạy học để gây hứng thú cho trẻ cũng rất quan trọng, trong quá trình dạy trẻ <br />
đọc thơ diễn cảm tôi sử dụng các bức tranh thơ, sa bàn, con rối, vật thật.<br />
Ví dụ: Dạy trẻ đọc thơ bài “Tình bạn”<br />
* Hoạt động 1: Cô cùng trẻ hát bài hát “Lớp chúng mình” trò chuyện với <br />
trẻ về bài hát, giới thiệu cho trẻ bài thơ “Tình bạn”<br />
* Hoạt động 2: Đàm thoại với trẻ về nội dung bài thơ.<br />
+ Bài thơ tên gì?<br />
+ Các bạn đến lớp thấy vắng ai?<br />
+ Bạn Gấu trả lời như thế nào?<br />
+ Bạn Thỏ bị làm sao?<br />
+ Các bạn rủ nhau đi đâu?<br />
+ Bạn Mèo mua gì để đến thăm bạn Thỏ?<br />
+ Bạn Hươu mua gì?<br />
+ Bạn Nai mua gì?<br />
Sau mỗi câu hỏi tôi đọc thơ những câu thơ trích dẫn cho trẻ để trẻ nhớ <br />
được nội dung bài thơ.<br />
* Hoạt động 3: Trẻ đọc thơ, cô hướng dẫn trẻ đọc sao cho đúng từ thể <br />
hiện được nhịp điệu của bài thơ.<br />
Khi dạy trẻ đọc thơ giọng của cô phải chuẩn xác, diễn đạt trôi chảy phù <br />
hợp với từng bài, cô phát âm không ngọng.<br />
Khi dạy trẻ đọc thơ tôi chú ý nghe trẻ đọc và phát hiện ra trẻ nói ngọng, <br />
đọc sai để sửa cho trẻ như tôi đọc lại để cho trẻ đọc theo nhiều lần và động <br />
viên trẻ “ Con đọc gần giỏi rồi” thi đua giữa các tổ với nhau để phát hiện tổ <br />
nào đọc tốt hơn để nhiều trẻ đọc tốt.<br />
<br />
<br />
<br />
H Dinh Byă 21 Trường Mầm Non Sơn Ca<br />
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi tham gia tích cực vào hoạt động làm quen văn học<br />
<br />
Dạy trẻ nói đủ câu, tôi nói trước trẻ nhắc lại nhiều lần hoặc cho trẻ <br />
khác giúp đỡ các bạn.<br />
Trong giờ học tôi luôn chú ý bao quát chung để tìm hiểu đặc điểm của <br />
từng trẻ gần gũi động viên trẻ giúp đỡ những trẻ còn yếu kém, đưa trẻ vào <br />
hoạt động với các bạn có nền nếp hơn, hứng thú hơn.<br />
* Biện pháp 5:Trò chuyện với trẻ ở mọi lúc mọi nơi<br />
Trong giờ ăn: Trò chuyện với trẻ về các món ăn. Hôm nay chúng ta ăn <br />
món gì? Có ngon không? Bạn Lan có thích ăn không? Và tập cho trẻ thói quen <br />
mời cô và các bạn trước khi ăn thông qua bài thơ “ Mời bạn ăn”.<br />
Trong giờ ngủ: Trước khi đi ngủ tôi cho trẻ đọc bài thơ “ Giờ đi ngủ” <br />
và nói lời chúc “ chúc các bạn ngủ ngon”….<br />
* Biện pháp 6: Phối kết hợp với phụ huynh<br />
Như chúng ta đã thấy môi trường tiếp xúc của trẻ chủ yếu là gia đình và <br />
nhà trường. Chính vì vậy việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường là một <br />
biện pháp không thể thiếu.<br />
Trong cuộc họp đầu năm tôi nêu tầm quan trọng của lĩnh vực phát triển <br />
ngôn ngữ cho trẻ đặc biệt là thông qua hoạt động dạy trẻ đọc ca dao đồng <br />
dao, đọc thơ, kể truyện. Hàng tháng tuyên truyền với phụ huynh về các câu <br />
chyện sáng tạo của cô và trẻ. Qua đó phụ huỳnh thấy ngôn ngữ của trẻ được <br />
phát triển như thế nào và có biện pháp kích thích sự phát triển ngôn ngữ cho <br />
trẻ tại gia đình.<br />
Tôi sử dụng một mảng tường ở ngoài cửa lớp để làm bảng tuyên truyền <br />
với phụ huynh về chương trình dạy trẻ theo chủ đề và thay tin hàng tuần để <br />
phụ huynh biết và phối hợp với giáo viên rèn luyện ở nhà.<br />
Ví dụ: Tôi cung cấp một số bài đồng dao để các bậc phụ huynh cùng <br />
học với trẻ để trẻ được đọc từ chính xác không bị nói ngọng.<br />
Tôi trao đổi với phụ huynh về những câu chuyện bài thơ trẻ được học ở <br />
trường, yêu cầu phụ huynh về nhà cùng đọc với trẻ và cho trẻ kể lại câu <br />
<br />
H Dinh Byă 22 Trường Mầm Non Sơn Ca<br />
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi tham gia tích cực vào hoạt động làm quen văn học<br />
<br />
chuyện đó hoặc kích thích trẻ kể lại câu chuyện. Như vậy ngôn ngữ của trẻ <br />
phát triển một cách phong phú và đa dạng.<br />
Trong năm học tôi đã tổ chức 3 lần họp phụ huynh.<br />
+ Lần thứ 2 tôi tổ chức 1 hoạt động phát triển nhôn ngữ cho trẻ để phụ <br />
hunh được trực tiếp xem các cháu học. Qua cuộc họp đó tôi trao đổi với phụ <br />
huynh những cháu nói ngọng như cháu Đạt, cháu Đăng, cháu Ly, cháu Thiên,<br />
…Để phối hợp cùng gia đình giúp cháu phát âm chuẩn hơn bên cạnh những <br />
cháu phát âm còn ngọng thì tôi cũng nêu ra những cháu mạnh dạn năng động <br />
trong các hoạt động như kể chuyện, đọc thơ như: Cháu Bảo An,, cháu Như, <br />
cháu Trân để phát huy tính tích cực của các cháu.<br />
=>Bằng cách đó cô giáo và phụ huynh luôn có được thông tin hai chiều <br />
của trẻ ở nhà như ở trường, trẻ lớp tôi được học và việc phát triển ngôn ngữ <br />
của trẻ cũng được cũng cố và mở rộng hơn.<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.<br />
Khi giáo viên thực hiện các giải pháp, biện pháp thì cần phải chú ý đến <br />
những trình tự nhất định, phải bắt đầu từ đâu và kết thúc từ đâu, và các giải <br />
pháp, biện pháp khi thực hiện đề tài có mối quan hệ mật thiết với nhau, biện <br />
pháp này nó sẽ hỗ trợ cho biện pháp kia nhằm hoà quyện các nội dung lại với <br />
nhau để đi đến một thể thống nhất là tìm ra giải pháp tối ưu nhất nhưng vẫn <br />
đảm bảo được tính chính xác, khoa học và lôgíc giữa các giải pháp và biện <br />
pháp. <br />
d. Kết quả khảo nghiệm giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.<br />
Sau một thời gian thực hiện, là một giáo viên trực tiếp đứng lớp tôi rất <br />
phấn khởi khi kết quả đạt được rất cao.<br />
Trước khi Sau khi áp <br />
Những kỹ năng hình thành<br />
Stt áp dụng dụng các <br />
trên trẻ<br />
biện pháp biện pháp<br />
1 Trẻ hứng thú tham gia khi học 23% 100%<br />
2 Trẻ tham gia những còn thờ ơ 60% 7%<br />
3 Trẻ mạnh dạn tự tin 17% 97%<br />
<br />
H Dinh Byă 23 Trường Mầm Non Sơn Ca<br />
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi tham gia tích cực vào hoạt động làm quen văn học<br />
<br />
Trẻ đọc thơ kể truyện rõ ràng diễn đạt <br />
4 20% 93%<br />
tốt<br />
Khả năng thể hiện nét mặt cử chỉ điệu <br />
5