SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
“Một số biện pháp tham mưu xây dựng cơ sở vật chất ở trường mầm non”<br />
Họ và tên: Trần Thị Sông Hồng HT MN Mỹ Thủy<br />
<br />
<br />
1. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1.1. Lý do chọn đề tài:<br />
Bác Hồ đã từng nói: “Mẫu giáo tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”.<br />
Trong hệ thống Giáo dục quốc dân, giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên, là nền <br />
tảng vững chắc nhất của cả hệ thống giáo dục nước nhà. Trường mầm non có mục <br />
tiêu, nhiệm vụ quan trọng là chăm sóc giáo phát triển toàn diện cho trẻ về thể chất, <br />
tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ là cơ sở hình thành nên nhân cách con người mới <br />
XHCN Việt Nam và chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho trẻ vào Trường Tiểu học <br />
được tốt.<br />
Để quá trình CSGD trẻ có chất lượng và hiệu quả cao, từ lâu con người đã tìm ra <br />
và sử dụng nhiều phương pháp khác nhau cho mục đích này và theo đó cơ sở vật chất <br />
phục vụ cho phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ cũng ra đời và phát triển.<br />
Ở trường tôi, trước đây trong điều kiện kinh tế tuy có sư phát triển trước so với <br />
các xã khác trong vùng, song cũng đang còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất còn <br />
nhiều thiếu thốn công tác chăm sóc giáo dục trẻ còn gặp nhiều hạn chế, phòng học còn <br />
nhiều lớp học nhà cấp 4, bàn, ghế thiếu và hư hỏng nhiều phải ngồi ghế nhựa phải <br />
xếp liền nhau trẻ mới ngồi đủ, đồ dùng đồ chơi còn thiếu nhiều và đơn giản nên chưa <br />
huy được tính tích cực cho trẻ.<br />
Hiện nay, sự phát triển nhanh chóng của cơ sở vật chất trang thiết bị đồ dùng, đồ <br />
chơi ở ngành học Mầm non đã và đang đem lại tiềm năng sư phạm to lớn cho việc tổ <br />
chức các hoạt động CSGD trẻ có hiệu quả. Vì thế, chúng ta khẳng định: “cơ sở vật <br />
chất là một điều kiện cần thiết trong quá trình nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục <br />
trẻ”. <br />
1<br />
Trong quá trình xây dựng phong trào giáo dục mầm non nói chung và sự nghiệp <br />
GDĐT tạo nói riêng, việc tham mưu xây dựng cơ sở vật chất là trách nhiệm đầu tiên <br />
của người cán bộ quản lý mà đặc biệt là người hiệu trưởng, muốn chất lượng dạy và <br />
học đạt kết quả cao thì đòi hỏi phải có cơ sở vật chất đầy đủ từ phòng học, phòng <br />
chức năng, các loại đồ dùng trang thiết bị dạy học…..vì đây chính là điều kiện cần thiết <br />
để giúp trẻ phát triển nhanh hơn, đầy đủ hơn . Trong công tác quản lý có lẽ đề tài này <br />
đã được nhiều nhà quản lý giáo dục nghiên cứu, Song đối với bản thân tôi, trường tôi <br />
thì đây là một đề tài đem lại nhiều chuyển biến tốt cho nhà trường, điều kiện kinh tế <br />
của địa phương còn gặp khó khăn, đời sống của người dân quanh năm phụ thuộc vào <br />
nghề nông và nghề làm vườn, văn hóa xã hội phát triển khá tốt, song kinh phí để địa <br />
phương đầu tư cho giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng trong những năm <br />
gần đây chưa nhiều. Điều này đã có phần ảnh hưởng lớn đến chất lượng chăm sóc giáo <br />
dục trong nhiều năm qua, Vì vậy, đối với trường tôi đây là một đề tài mới vừa có tính <br />
thực tiễn vừa mang tính chiến lược lâu dài góp phần to lớn vào quá trình xây dựng hoàn <br />
thiện cơ sở vật chất, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn, diện đáp ứng <br />
nhu cầu bức thiết về giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay.<br />
1.2. Phạm vi áp dụng<br />
Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp tham mưu xây dựng cơ sở vật <br />
chất ở trường mầm non” với mục đích tăng trưởng cơ sở vật chất, phục vụ tốt nhất <br />
cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ, phù hợp với xu thế phát triển giáo dục mầm non <br />
hiện nay, Đề tài đã được áp dụng tại trường tôi và có tính khả thi cao. Vì thế, đề tài <br />
này được áp dụng cho tất cả các trường mầm non ở các vùng miền tại huyện Lệ Thủy <br />
và có thể áp dụng rộng rãi ở các trường mầm non trong toàn tỉnh Quảng bình. <br />
2. PHẦN NỘI DUNG<br />
. Thực trạng<br />
Trường mầm non nơi tôi về nhận công tác là một trường thuộc vùng đồi phía trước <br />
cách trung tâm huyện không xa lắm, trường có 09 nhóm lớp với số lượng hơn 250 cháu, <br />
<br />
2<br />
trường có khá đầy đủ các phòng học cho các độ tuổi, khuôn viên nhà trường cơ bản ổn <br />
định, song điều kiện để cho trẻ vui chơi hoạt động mang tính chất phát triển toàn diện <br />
còn qúa hạn chế diện tích chật hẹp và chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, <br />
giao thông đi lại không thuận lợi.<br />
Trước tình hình khó khăn đó, là một người quản lý tôi luôn suy nghĩ, trăn trở làm <br />
sao để có trường lớp khang trang, cơ sở vật chất đầy đủ đáp ứng nhu cầu cấp thiết của <br />
giáo dục trong giai đoạn mới, đặc biệt là đáp ứng nhu cầu chơi và học của trẻ em ở <br />
vùng khó khăn. Với một chút kinh nghiệm quản lý đã đúc rút được qua một vài năm <br />
công tác tôi đã quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp tham mưu xây dựng cơ sở <br />
vật chất ở trường mầm non” làm đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra các giải pháp xây <br />
dựng cơ sở vật chất cho nhà trường theo hướng kiên cố hóa, đồng bộ hóa và chuẩn hóa <br />
và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia Trong quá trình nghiên cứu bản thân tôi đã gặp <br />
những thuận lợi và khó khăn sau: <br />
a. Thuận lợi: <br />
Thuận lợi trước hết đó là: Xã đạt xã Nông thôn mới năm 2015, lãnh đạo địa <br />
phương đã quan tâm, đồng tình cao về kế hoạch phát triển quy mô trường lớp giai đoạn <br />
20162020 của nhà trường, các cấp ủy đảng, chính quyền thường xuyên chăm lo đến <br />
giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng. Đây là động lực mạnh mẽ nhất giúp <br />
tôi tự tin hơn trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. <br />
Sự phối hợp chăt chẽ giữa các tổ chức, đoàn thể như; Hội phụ nữ, mặt trận, Hội <br />
khuyến học xã và đặc biệt là Ban chấp hành hội phụ huynh trong công tác vận động xã <br />
hội hóa giáo dục.<br />
Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của Lãnh đạo, chuyên <br />
viên Phòng giáo GDĐT, sự quan tâm giúp đỡ của UBND huyện, UBND tỉnh.<br />
Trường có hai khu vực có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và có diện tích khá <br />
rộng; 4.097m2<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
Bên cạnh đó, nhà trường có đội ngũ CB, GV, NV nhiệt tình, chịu thương chịu khó, <br />
có năng lực trong công tác, khả năng tiếp cận chương trình đổi mới nhanh.<br />
Nhân dân và phụ huynh trong những năm gần đây đa nhân th<br />
̃ ̣ ưc v<br />
́ ề giáo dục mà <br />
đặc biệt là về giáo dục mầm non có sự thay đổi lớn.<br />
b. Khó khăn<br />
CSVC của nhà trường còn thiếu thốn, cháu đông song đồ chơi ngoài trời ít, khuôn <br />
viên quy hoạch chưa hoàn thiện, một số hệ thống công trình vệ sinh đã xuống cấp, đồ <br />
dùng, trang thiết bị còn thiếu và đã hư hỏng nhiều. Trường thuộc địa bàn xã ở vùng đồi <br />
trung du kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào nghề làm vườn, làm rẫy, nhận thức của <br />
một bộ phận người dân còn thấp nên việc huy động nguồn lực đầu tư cho giáo dục <br />
mầm non còn gặp nhiều khó khăn<br />
Đội ngũ giáo viên hợp đồng qua hàng năm khá nhiều nên chưa có nhiều kinh <br />
nghiệm, nhất là trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, các hoạt động phong trào.<br />
Để nâng cao hiệu quả trong việc xây dựng CSVC, trang thiết bị cho trường và giải <br />
quyết những khó khăn CSVC thực tế nhà trường, xuất phát từ trách nhiệm của một <br />
người làm công tác quản lý, với lương tâm nghề nghiệp tôi đã đi sâu nghiên cứu và tìm <br />
ra cho trường một hướng đi mới bằng một số biện pháp cụ thể.<br />
2.2. Một số biện pháp thực hiện: <br />
* Biện pháp 1. Nghiên cứu các tài liệu quy định về chuẩn CSVC và trang thiết <br />
bị ở trường mầm non. <br />
Đây là giải pháp đầu tiên và vô cùng quan trọng đối với người quản lý. Người <br />
quản lý phải nghiên cứu đầy đủ các loại tài liệu và nắm chắc được những yêu cầu tối <br />
thiểu, cụ thể về các điều kiện về CSVC, trang thiết bị của Trường mầm non lúc đó <br />
mới có căn cứ để lập kế hoạch phát triển. Để xây dựng được kế hoạch có tính khả thi <br />
cao tôi đã tập trung nghiên cứu Điều lệ Trường Mầm non ban hành theo Quyết định <br />
số:14/2008/QĐBGDĐT; QĐ số 36/2008/QĐBGD&ĐT ngày 16/7/2008 của Bộ <br />
GD&ĐT Ban hành Quy chế công nhận trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia; Thông tư <br />
<br />
4<br />
số 02/2010/TTBGDĐT về quy định danh mục thiết bị mầm non tối thiểu phục vụ <br />
chương trình mầm non; Các văn bản trên quy định tiêu chuẩn cụ thể về cơ sở vật chất <br />
cần thiết đối với trường mầm non như: diện tích phải đảm bảo yêu cầu tối thiểu <br />
1,5m2/trẻ, phòng học 55m2/phòng, diện tích hiên chơi rộng 2m, lan can cao 0,8m… diện <br />
tích các phòng chức năng, các phòng hiệu bộ.. đều phải đảm bảo diện tích tối thiểu phù <br />
hợp với các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Ngoài ra ở trường mầm non các loại đồ <br />
dùng đồ chơi trang thiết bị cũng cần đủ về số lượng và đạt và chất lượng (theo TT02) <br />
như: các loại đồ dùng học tập: bộ học toán, lô tô, vở các loại….; đồ chơi lắp ghép, xếp <br />
hình, …Các trang thiết bị như: ti vi, máy tính, đầu đĩa…Các loại đồ dùng đồ chơi đó <br />
đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hoạt động của trẻ ở các độ tuổi bởi vì <br />
thông qua các loại đồ dùng đồ chơi nhân cách trẻ hình thành và phát triển. Các tiêu chí <br />
về cơ sở vật chất trường học được đưa vào chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng <br />
nông thôn mới 20152020 của Chính phủ. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
* Biện pháp 2. Lập kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất<br />
Kế hoạch là khâu đầu tiên trong chu trình quản lý. Nếu không có kế hoạch sẽ <br />
không thực hiện được chức năng quản lý. Kế hoạch chính là yếu tố then chốt trong <br />
việc thực hiện nhiệm vụ duy trì và phát triển nhà trường. Vì vậy tôi luôn luôn coi trọng <br />
và thực hiện nghiêm túc việc xây dựng, hoạch định kế hoạch đối với tất cả các mặt. <br />
Đối với công tác lập kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất, đây là một trong những giải <br />
pháp quan trọng mang tính chiến lược lâu dài xuyên suốt quá trình hoạt động của nhà <br />
trường, xây dựng cơ sở vật chất không chỉ một năm, hai năm mà phải 10 năm, 15 năm <br />
thậm chí 20 năm vẫn còn giá trị sử dụng. Để làm được điều này, là một người quản lý <br />
khi xây dựng kế hoạch cần phải có cái nhìn tổng thể và tầm nhìn chiến lược, cần phải <br />
xác định rõ mục tiêu cần đạt được là gì. Tổ chức rà soát toàn bộ CSVC, đối chiếu theo <br />
<br />
5<br />
cac tiêu chu<br />
́ ẩn, xác định các hạng mục còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu để đưa vào <br />
trong kế hoạch phát triển, Trên cơ sở căn cứ vào thực trạng hiện có, các thuận lợi cũng <br />
như khó khăn để xây dựng kế hoạch mang tính khả thi. Như vậy, sự thành công của các <br />
kế hoạch đề ra là hoàn toàn có cơ sở và sẽ đạt được mục tiêu. <br />
<br />
Có nhiều loại kế hoạch cần xây dựng đó là: kế hoạch dài hạn, kế hoạch trung <br />
hạn, kế hoạch ngắn hạn. Kế hoạch dài hạn gọi là chiến lược phát triển giáo dục mầm <br />
non từ 5 đến 10 năm và được xây dựng trên cơ sở giáo dục đào tạo của UBND huyện <br />
20102020; Kế hoạch trung hạn có thời gian 5 năm, kế hoạch này cần phải bám sát <br />
Nghị quyết của Đảng bộ xã theo nhiệm kỳ, kế hoạch của Phòng GDĐT đây là cơ sở <br />
để xây dựng kế hoạch ngắn hạn (23 năm). Kế hoạch ngắn hạn thường có tính khả thi <br />
và hiệu quả thực hiện cao hơn, tiến độ nhanh hơn, đặc biệt là những trường nằm trong <br />
kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I sau 5 năm. Các kế hoạch trên <br />
đều được bổ sung theo kế hoạch từng năm học. Một điều cần lưu ý khi xây dựng kế <br />
hoạch là: Kế hoạch phải phù hợp với điều kiện của địa phương và đặc điểm tình hình <br />
của nhà trường. Chính vì thế, khi xây dựng kế hoạch tôi đã bám sát các văn bản hướng <br />
dẫn của ngành, của địa phương như: Quyết định số 7705/QĐUBND ngày 30/12/2015 <br />
của UBND huyện về phê duyệt Kế hoạch phát triển Gió dục Đào tạo giai đoạn 2016<br />
2020; Nghị quyết đảng ủy xã khóa XII, kế hoạch thể hiện rõ mục tiêu từ tổng thể đến <br />
chi tiết, thời gian bắt đầu thực hiện, các tổ chức tham gia thực hiện, nguồn đầu tư, <br />
tổng kinh phí thực thiện và dự kiến móc hoàn thành. Bên cạnh đó kế hoạch cần nêu rõ <br />
các hạng mục đầu tư mới hay tu sữa nâng cấp hoàn chỉnh, mua sắm các loại trang thiết <br />
bị phục vụ cho công tác quản lý, hành chính, công tác dạy và học, công tác bán trú… <br />
Không những thế, trước khi xây dựng kế hoạch cần nắm chắc số lượng trẻ hiện tại và <br />
dự đoán số lượng trẻ sẽ huy động vào lớp trong những năm tiếp theo để có số lượng <br />
trẻ tương ứng với số phòng học, số lớp, các loại đồ dùng, đồ chơi cần thiết như: Bàn <br />
nghế, giá góc, sạp, chăn, chiếu và ấn định số lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên. <br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
Ví dụ: Kế hoạch trung hạn 20162020 phấn đấu xây dựng duy trì trường đạt chuẩn <br />
quốc gia mức độ I sau 5 năm, kế hoạch này phù hợp với Nghị quyết Đảng ủy xã khóa <br />
XII; Xây dựng duy trì trường mầm non đạt chuẩn quốc gia sau 5 năm vào năm 2017. Sau <br />
khi hoàn thành kế hoạch trung hạn trên cơ sở kế hoạch của UBND huyện và của Phòng <br />
GDĐT tôi bắt tay vào xây dựng kế hoạch trung hạn, lúc này trường chúng tôi vẫn đang <br />
trong thực trạng chưa có đủ phòng hiệu bộ, quy hoạch khuôn viên chưa ổn định, có 04 <br />
lớp học chưa có nhà vệ sinh khép kính, chưa có nhà vệ sinh dành cho CB GV, NV, nhà <br />
xe, đồ chơi ngoài trời chỉ được 12 loại không đủ để cháu vui chơi...<br />
Những hạng mục cần thiết chúng ta nên đưa vào kế hoạch hàng năm để tranh thủ <br />
các nguồn vốn huy động được từ công tác xã hội hóa nhà trường chủ động bàn bạc thực <br />
hiện trước như: tu sửa, mua sắm các loại đồ dùng bổ sung… Một điều cần lưu ý khi <br />
xây dựng kế hoạch nữa đó là: Người quản lý năng động, sáng tạo trong quản lý, điều <br />
hành, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nâng cao chất lượng giáo dục, uy tín thương <br />
hiệu nhà trường sẽ được khẳng định. Phân phối nguồn lực, hay sử dụng nguồn lực <br />
được tốt thì chất lượng sẽ tốt.<br />
Biện pháp 3: Công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo chính quyền địa <br />
phương về xây dựng CSVC<br />
<br />
Để kế hoạch xây dựng CSVC, trang thiết bị trở thành hiện thực thì công tác tham <br />
mưu của Hiệu trưởng nó quyết định đến sự thành công hay thất bại kế hoạch đó. Vậy, <br />
hiệu trưởng phải xác định được đối tượng mình cần tham mưu đó là Phòng GD&ĐT <br />
Đảng ủy HĐND UBND xã. Chính vì thế, s au khi đã lập xong kế hoạch một cách tỷ <br />
mỷ tôi chủ động tham mưu với Đảng ủy, HĐND, UBND xã và phải xác định tham mưu <br />
vấn đề lớn không thể ngày một ngày hai là được, mà phải kiên trì, tham mưu nhiều lần <br />
vào những thời điểm khác nhau, tham mưu kết hợp tuyên truyền. Tham mưu quy hoạch <br />
mạng lưới trường lớp vừa mang tính tổng thể vừa mang tính chi tiết như: Điều tra, dự <br />
đoán số lượng trẻ theo kế hoạch trung hạn từ 2016 đến năm 2020 ở các độ tuổi để dự <br />
kiến số lớp tương ứng với số phòng học cần có; Để làm được điều này thì việc trước <br />
7<br />
hết cần làm tốt công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo, các ban ngành hiểu thêm về <br />
nhiệm vụ, chức năng của ngành học củng như yêu cầu cấp thiết của công tác chăm sóc <br />
giáo dục trẻ trong giai đoạn hiện nay. Tham mưu đầy đủ với các ban ngành như: Đảng <br />
ủy, Hội đồng nhân dân, UBND, UB Mặt trận và trước hết là các đồng chí lãnh đạo chủ <br />
chốt, không chỉ tham mưu ở cấp địa phương mà còn phải tranh thủ ý kiến của lãnh đạo <br />
Phòng GDĐT, ý kiến của UBND huyện. Chính vì thế tôi đã nhiều lần gặp gỡ, trao đổi <br />
và làm tờ trình trình lên các cấp lãnh đạo đề đạt nguyện vọng, những khó khăn của nhà <br />
trường và nhu cầu cần thiết của công tác chăm sóc giáo dục. Sau nhiều lần tham mưu <br />
nhà trường đã nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo; cụ thể: Năm 2014 UBND <br />
tỉnh hỗ trợ 4,0 tỷ đồng xây dựng 4 phòng học cao tầng; Năm 2015: UBND huyện đầu tư <br />
450.000.000đ xây dựng nhà xe và nhà vệ sinh cho CB, GV, NV, Năm 2016 UBND tỉnh <br />
hỗ trợ 450.000.000đ triệu từ nguồn vốn dự phòng xây dãy nhà hai tầng để làm khu phát <br />
triển thể chất, vườn cổ tích; Huy động xã hội hóa được 41. 600.000đ để đóng sạp ngủ, <br />
mua bàn ghế cho trẻ; huyện hỗ trợ kinh phí xây dựng hệ thống khuôn viên, sân chơi ở <br />
cụm trung tâm gần 1,2 tỷ đồng, trong đó UBND xã đối ứng gần 350.000.000đ. Bên cạnh <br />
đó Sở GDĐT hỗ trợ đồ dùng đồ chơi ngoài trời, nhiều loại đồ dùng khác….Ngoài ra <br />
nhà trường còn nhận được sự hỗ trợ từ các ban ngành, tổ chức như: Hội cha mẹ học <br />
sinh, Hội phụ nữ, các doanh nghiệp….trong địa bàn. <br />
<br />
Như vậy, qua thực tế cho thấy việc xây dựng cơ sở vật chất ở các trường học <br />
đòi hỏi phải có nguồn kinh phí rất lớn, ngoài nguồn kinh phí mà Nhà nước cấp thì phần <br />
lớn còn tùy thuộc vào tình hình kinh tế của từng địa phương, còn đối với nguồn đóng <br />
góp của phụ huynh chỉ có mức, vì nhân dân đời sống sống nghèo, kinh tế phụ thuộc vào <br />
thời tiết trên biển, dân trí thấp. Tuy nhiên, trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước <br />
ta rất quan tâm đến ngành học mầm non, đã có nhiều chính sách ưu tiên cho bậc học <br />
như: Đầu tư xây dựng các chương trình kiên cố, hỗ trợ nhiều loại đồ dùng đồ chơi cho <br />
các trường như: đồ chơi ngoài trời, giá góc, đồ dùng giáo dục thể chất, các chế độ đãi <br />
<br />
<br />
8<br />
ngộ cho các cháu và CB, GV, NV sự quan tâm này đã góp phần to lớn đến sự nghiệp <br />
phát triển giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay. <br />
<br />
Biện pháp 4. Công tác tuyên truyền vận động các cấp, các ban ngành, đoàn <br />
thể, hội cha mẹ học sinh và phụ huynh thực hiện xã hội hóa giáo dục.<br />
Như Bác Hồ đã nói: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu<br />
Khó vạn lần dân liệu cũng xong”<br />
Dù ở trong thời đại nào, hoàn cảnh nào đi nữa thì chúng ta phải “Lấy dân làm <br />
gốc”, không có việc gì khó mà dân không làm được, chỉ mỗi việc là chúng ta có biết <br />
cách huy động sức dân hay không thôi. Đây là nguyên tắc mà từ trước đến nay Đảng và <br />
Nhà nước ta luôn coi trọng hàng đầu trong công cuộc xây dựng đất nước. Trong sự <br />
nghiệp giáo dục cũng thế, muốn xây dựng một nhà trường vững mạnh thì trước hết <br />
chúng ta phải dựa vào các tầng lớp nhân dân, mà vai trò nồng cốt là Ban đại diện cha <br />
mẹ học sinh và các bậc phụ huynh.<br />
Đối với xã tôi, nhân dân, phụ huynh trong những năm gần đây nhận thức về công <br />
tác giáo dục đã có sự thay đổi lớn, phụ huynh đã nắm bắt được các chế độ, chính sách <br />
đối với giáo dục nên đã có sự quan tâm đúng mục đến con em của mình đặc biệt là ở <br />
bậc mầm non. Đó cũng là nhờ nhà trường đã làm tốt công tác tuyên truyền vận động. <br />
Tuyên truyền ở đây không phải sử dụng panô, áp phích treo đầy đường, hay phát <br />
thanh rầm rộ trên thông tin đại chúng mà bằng những việc làm cụ thể thiết thực như: <br />
Nhà trường tạo được uy tín về chất lượng chăm sóc giáo dục, chất lượng đội ngũ, tổ <br />
chức tốt các phong trào, các hoạt động trong nhà trường có kết quả, nên mới tạo được <br />
lòng tin với phụ huynh, với các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương. <br />
<br />
Mặt khác tuyên truyền phải làm sao để mọi người hiểu ra rằng: “Nếu toàn xã <br />
hội và các gia đình quan tâm với công tác XHH thì con em họ được hưởng môi trường <br />
giáo dục tốt hơn”. Việc tuyên truyền phải là một chủ trương đúng đắn với mục đích <br />
dành những gì đẹp nhất cho trẻ, cải thiện điều kiện học tập của trẻ, đổi mới cách dạy <br />
<br />
9<br />
của cô và cách học của trẻ.v.v… Trong quá trình tham mưu tạo mối quan hệ thật tốt với <br />
lãnh đạo, các ban ngành đoàn thể trong địa phương, lắng nghe ý kiến đóng góp của mọi <br />
lực lượng xã hội, duy trì thường xuyên liên tục, sinh động, đa dạng và có hiệu quả việc <br />
tuyên truyền các chủ trương, nội dung XHHGD của Đảng và Nhà nước trên các phương <br />
tiện thông tin đại chúng, thông qua các đợt sơ, tổng kết đoàn thể trong toàn xã v v… <br />
.Đồng thời hiệu trưởng tranh thủ kêu gọi sự đóng góp của cộng đồng, phân tích cặn kẽ <br />
các chủ trương huy động của nhà trường, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người <br />
dân và cộng đồng xã hội, thể hiện trách nhiệm của xã hội đối với trong việc chăm lo <br />
phát triển giáo dục. ví dụ: Qua từng năm học Ủy ban mặt trận xã đều có thư kêu gọi gửi <br />
các tổ chức, các ban ngành, các bậc phụ huynh và các nhà hảo tâm trong và ngoài địa bàn <br />
hỗ trợ tài lực, vật lực cho giáo dục của xã nhà. Mặt khác căn cứ vào các văn bản hướng <br />
dẫn của UBND huyện và Phòng GDĐT nhà trường xây dựng kế hoạch cụ thể về tu <br />
sữa, mua sắm CVSC, các loại đồ dùng trang thiết bị dạy và học trình và xin ý kiến <br />
UBND sau đó chủ động phối hợp với công đoàn nhà trường, Hội cha mẹ học sinh thành <br />
lập ban vận động về tiến hành vận động nguồn lực từ phía phụ huynh, các doanh <br />
nghiệp, Hội phụ nữ xã, hội khuyến học và đã đạt được kết quả theo kế hoạch đề ra <br />
như: Năm học 20152016 và 20162017: BCH Hội huy động XHH từ phụ huynh: <br />
101..600.000đ; Hội khuyến học: 3,200.000đ, các doanh nghiệp: 20.000.000đ….Ngoài ra <br />
nhà trường còn làm tốt công tác vận động phụ huynh mua đầy đủ các loại đồ dùng học <br />
tập cho các cháu, vận động phụ huynh, đoàn thanh niên, Hội người cao tuổi tham gia 45 <br />
công/năm lao động giúp nhà trường làm hàng rào, san đất, làm đường đi cho trẻ, trồng <br />
cây…<br />
<br />
Muốn làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục trước hết phải làm tốt công tác tuyên <br />
truyền bằng chính nội lực của mình, phải tạo uy tín với cộng đồng bằng việc nâng cao <br />
chất lượng giáo dục, sử dụng có hiệu quả nguồn huy động, trân trọng sự đóng góp của <br />
cộng đồng, quan tâm chăm lo đến mọi đối tượng học sinh, đồng thời phải chăm lo đầu <br />
tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tạo được môi trường học tập cho <br />
10<br />
học sinh mới được phụ huynh và cộng đồng quan tâm ủng hộ, công tác xã hội hóa giáo <br />
dục mới có hiệu quả và duy trì được lâu dài.<br />
<br />
Biện pháp 5. Tăng cường công tác quản lý, sử dụng, bảo quản CSVC của nhà <br />
trường<br />
Song song với việc xây dựng tăng trưởng cơ sở vật chất thì nhà trường cần làm <br />
tốt công tác sử dụng và bảo quản CSVC. Đây không phải là việc làm riêng của cán bộ <br />
quản lý mà đòi hỏi tất cả những người tham gia vào công tác giáo dục đều có trách <br />
nhiệm bảo quản, nhưng trước hết là đội ngũ CB, GV, NV trong nhà trường là những <br />
người đầu tiên phải làm tốt việc sử dụng và bảo quản CSVC. Bởi vì đội ngũ giáo viên, <br />
nhân viên là người trực tiếp sử dụng. Trong quá trình sử dụng, muốn phát huy hết công <br />
dụng, công suất, sự lâu bền của các loại đồ dùng trang thiết bị, thì nhà trường cần có cơ <br />
chế quản lý theo phương thức tự quản; có nghĩa là: những đồ dùng, trang thiết bị máy <br />
móc cần thiết cho người nào sử dụng thì phải có biên bản bàn giao, và người sử sụng <br />
phải có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn, có sự kiểm tra việc sử dụng và bảo quản <br />
CVSC, thành lập Ban kiểm kê tài sản và tiến hành kiểm kê 2 lần/năm, thanh lý những <br />
tài sản hư hỏng theo quy định.<br />
Ví dụ: Tài sản nhà bếp nhà trường giao cho cô dinh dưỡng và giáo viên làm cụm <br />
trưởng quản lý, các loại đồ dùng ở các lớp giáo cho giáo viên các lớp sử dụng và bảo <br />
quản.<br />
Ban kiểm kê tài sản có đầy đủ các thành phần gồm; Trưởng ban thanh tra nhân <br />
dân, CBQL phụ trách công tác cơ sở vật chất, tổ trưởng các khu vực, kế toán và GV các <br />
lớp. khi kiểm kê cập nhật danh mục đầy đủ và lập biên bản tại chổ, phân thành các <br />
loại tài sản khác nhau để thuận lợi trong việc quản lý. Ở trường mầm có một khối <br />
lượng tài sản rất lớn ngoài tài sản kiên cố hệ thống các phòng học, phòng chức <br />
năng….bên trong còn có các loại tài sản, đồ dùng trang thiết bị như: máy vi tính, ti vi, <br />
đầu đĩa…, các loại đồ dùng như: bàn ghế, đồ chơi, tài liệu trị giá đến hàng trăm triệu <br />
đồng, kinh phí này không chỉ của nhà nước mà còn là của nhân dân phụ huynh đóng góp, <br />
11<br />
nếu chúng ta sử sụng không đúng mục đích và bảo quản không tốt không những làm <br />
ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục mà còn làm tổn thất đến tài sản chung của nhân <br />
dân, của Nhà nước. Chính vì thế trong quá trình sử dụng tài sản cơ sở vật chất nhà <br />
trường cần nêu cao vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân, gắn trách nhiệm cụ thể vào <br />
tiêu chí thi đua và thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra hàng tháng, hàng kỳ, hàng năm <br />
không bị thất thoát, hư hỏng. Đối với phòng học nhà trường chỉ đạo giáo viên các lớp <br />
thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, giáo dục trẻ không viết, vẽ bậy lên tường, trang trí <br />
phòng học hợp lý, tạo sự thoáng mát sạch sẽ. Các phòng học tuy đã xây dựng 3 4 năm <br />
song tường nhà vẫn luôn mới, vững chắc và bền đẹp. <br />
2.3. Kết quả đạt được<br />
Trong ba năm tích cực tham mưu và áp dụng nhiều phương pháp như trên nhà <br />
trường đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ trong việc xây dựng cơ sở vật chất.<br />
Cụ thể: Năm 20142015 Xây dựng hoàn thành 4 phòng học cao tầng kinh phí 4,1 tỷ <br />
đồng từ nguồn kinh phí của UBND tỉnh, Xã hội hóa 25.000.000 quy hoạch khuôn viên.<br />
Năm học 20152016: Xây nhà vệ sinh và nhà xe cho giá viên với kinh phí <br />
450.000.000đ huyện hỗ trợ; Huy động xã hội hóa 42.000.000 xây bể nước, mua sắm cac <br />
loại đồ dùng phục vụ bán trú….<br />
Năm học 20162017 tu sửa nâng cấp dãy nhà cấp 4, xây phòng bảo vệ, khu phát <br />
triển thể chất, xây vườn cổ tích…. mua sắm các loại đồ dùng đồ chơi: 35 bộ bàn ghế <br />
cho trẻ; đồ dùng học tập cho trẻ: đồ chơi ngoài trời: 2 bộ từ nguồn xã hội hóa, đồ dùng <br />
phục vụ mở bán trú năm đầu….. với tổng kinh phí gần 1,5 tỷ đồng.<br />
Ngoài các nguồn hỗ trợ trên qua hàng năm các bậc phụ huynh đều chung tay ủng <br />
hộ nhiều loại đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. <br />
Không chỉ nhà trường thu được kết quả xây dựng từ các nguồn kinh phí mà còn có sự <br />
đồng tình ủng hộ cao của nhân dân, phụ huynh, sự quan tâm chăm lo của lãnh đạo chính <br />
quyền địa phương. Nhân dân, các đoàn thể đã tin tưởng vào sự phấn đấu của đội ngũ <br />
CB, GV, NV nhà trường, các cháu được học trong ngôi trường an toàn, sạch đẹp. <br />
<br />
12<br />
Từ kết quả trên đã đem đến thành tích cho Đảng bộ, nhân dân và nhà trường những <br />
danh hiệu cao quý đó là: Năm 20142015 nhà trường đạt tập thể lao động Xuất sắc, <br />
năm 20152016 nhà trường đạt tập thể lao động Xuất sắc, năm học 20162017 đề nghị <br />
UBND tỉnh công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ II, Những thành tích trên là <br />
động lực mạnh mẽ thúc đẩy ý chí quyết tâm của tập thể Hội đồng sư phạm nhà trường <br />
trong những năm học tiếp theo.<br />
3. KẾT LUẬN<br />
3.1 Ý nghĩa: <br />
Cơ sở vật chất ở trường mầm non đóng vai quan trọng quyết định đến hiệu quả <br />
chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Trong quá trình tham mưu xây dựng cơ sở vật chất ở <br />
trường tôi, mặc dầu kết quả đạt được so với các trường bạn thì còn rất khiêm tốn, song <br />
sự tham mưu đó đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của giáo dục xã nhà và <br />
thành tích của ngành GDĐT Lệ Thủy nói chung và bậc học Mầm non nói riêng. Đồng <br />
thời tạo dựng được nền tảng cơ sở vật chất vững chắc cho sự phát triển giáo dục của <br />
xã trong tương lai.<br />
Tóm lại: Xây dựng cơ sở vật chất ở trường mầm non có một vai trò, vị trí quan <br />
trọng, <br />
nó là nền tảng, là điều kiện cần thiết để nuôi dạy các cháu, là phượng tiện để giúp trẻ <br />
phát triển một cách toàn diện về các mặt: đạo đức thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình <br />
cảm xã hội và thẩm mỹ. Nếu như chúng ta nuôi dạy các cháu trong điều kiện CSVC <br />
thiếu thốn, không đảm bảo an toàn thì sẽ không đem lại cho các cháu một môi trường <br />
giáo dục toàn diện, không đáp ứng được nhu cầu vui chơi học tập của các cháu. Vì vậy, <br />
xác định công tác tham mưu xây dựng CSVC ở trường lớp mầm non là vấn đề trọng <br />
tâm, một nhiệm vụ hàng đầu mà người cán bộ quản lý nhà trường mà trước hết là <br />
người hiệu trưởng phải làm tốt công tác này. Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn <br />
dân, nên các cấp chính quyền địa phương, ban ngành đoàn thể cùng chăm lo thì mới có <br />
thể duy trì và phát triển được, nếu chỉ đơn thuần một ngành giáo dục thì chắc chắn sẽ <br />
<br />
13<br />
gặp nhiều khó khăn. Chính vì thế mà người hiệu trưởng phải làm công tác tham mưu <br />
với lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương, phối hợp các ban ngành đoàn thể, các bậc <br />
phụ huynh và với toàn dân trong địa bàn mình phụ trách, phải thực hiện tốt công tác “xã <br />
hội hóa giáo dục” trong việc huy động nguồn lực xây dựng CSVC. Xây dựng các điều <br />
kiện, các phương tiện để chăm sóc, nuôi dưỡng và giảng dạy các cháu đạt theo mục <br />
tiêu yêu cầu của ngành học đề ra, đáp ứng nhu cầu đổi mới của đất nước. <br />
Đề tài “Một số biện pháp tham mưu xây dựng cơ sở vật chất ở trường mầm <br />
non” là đề tài mà tôi đã tập trung trí tuệ, tích cực nghiên cứu và đã được áp dụng vào <br />
thực tế đưa lại hiệu quả cao trong quá trình thực hiện, Nội dung và các biện pháp phù <br />
hợp với tình hình của địa phương, của nhà trường. Trong quá trình nghiên cứu với thời <br />
gian nghiên ngắn, phạp vi áp dụng còn hẹp chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Mong <br />
muốn được các bạn đóng góp ý kiến thêm để đề tài được áp dụng rộng rãi và có hiệu <br />
quả hơn trong những năm tiếp theo./.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
Ý kiến của Hội đồng khoa học Phòng GDĐT Lệ Thủy<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
15<br />