PHÒNG GD&ĐT KRÔNG ANA<br />
TRƯỜNG MẦM NON HOA CUC ́<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÊN SÁNG KIẾN: <br />
<br />
MÔT SÔ BI<br />
̣ ́ ỆN PHÁP BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN DẠY TỐT <br />
MÔN LÀM QUEN VƠI TOAN 56 TU<br />
́ ́ ỔI<br />
Thuộc lĩnh vực: Chuyên môn<br />
<br />
<br />
<br />
Họ và tên tác giả: Đặng Thị Ngọc Nhài.<br />
Chức danh: Phó hiệu trưởng.<br />
Trình độ chuyên môn cao nhất: Đại học sư pham.<br />
̣<br />
Chuyên ngành đào tạo: Sư pham mâm non<br />
̣ ̀<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
MỤC LỤC<br />
I. Phần mở đầu….............................................................................................…<br />
3<br />
1. Lý do chọn đề tài :..........................................................................................3<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:....................................................................4<br />
3. Đối tượng nghiên cứu:...................................................................................4<br />
4. Giới hạn của đề tài:.......................................................................................4<br />
5. Phương pháp nghiên cứu:.............................................................................4<br />
II. Phần nội dung:..............................................................................................5<br />
1. Cơ sở lý luận:..................................................................................................5<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:...................................................................6<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:.........................................................7<br />
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:<br />
……………………………………………7<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:<br />
…………………………………..8<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:<br />
………………………………....12<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và <br />
hiệu quả ứng dụng:………………..……………………………………………<br />
13<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị:........................................................................13<br />
1. Kết luận:.......................................................................................................13<br />
2. Kiến nghị:......................................................................................................14<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
I. Phần mở đầu:<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài.<br />
<br />
Nghị quyết đại hội đại biểu lần thứ IX của Đảng đã nhấn mạnh: “ <br />
Phát triển giáo dục đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc <br />
đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy <br />
nguồn nhân lực, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế <br />
bền vững”.<br />
<br />
Có thể thấy rằng, giáo dục có một vai trò rất quan trọng đối với vận <br />
mệnh của đất nước. Trải qua bao thập kỷ, Đảng và Nhà nước ta luôn xem <br />
giáo dục là quốc sách hàng đầu. Điều đó có nghĩa là sự nghiệp giáo dục và <br />
chính sách giáo dục có tầm quan trọng hàng đầu, các cơ quan có thẩm quyền <br />
và mọi người, mọi tầng lớp nhân dân trong cả nước đều phải coi trọng như <br />
vậy và phải làm đúng như vậy. Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống <br />
giáo dục Quốc dân, là nền móng, nền tảng cho sự phát triển con người toàn <br />
diện. Vì vậy giáo dục mầm non ngày càng được xã hội quan tâm và chú trọng. <br />
Những kiến thức ở bậc học này chỉ là những kiến thức sơ đẳng song lại vô <br />
cùng quan trọng cho việc tiếp nhận kiến thức sau này của học sinh “ Mẫu <br />
giáo tốt mở đầu cho nền giáo dục tốt”. <br />
<br />
Để quá trình Giáo dục mầm non đạt hiệu quả đòi hỏi phải có đội ngũ <br />
giáo viên có đầy đủ phẩm chất, năng lực và trình độ chuyên môn đáp ứng yêu <br />
cầu đổi mới hiện nay của ngành học và thực hiện theo tinh thần Nghị quyết <br />
<br />
<br />
3<br />
TW II khoá VIII "Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng Giáo <br />
dục".<br />
Trường Mầm non Hoa Cúc thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế, xã hội <br />
tương đối phát triển, trình độ dân trí cao nên nhân dân nhận thức rõ được tầm <br />
quan trong của việc cho con em đi học mầm non. Nhưng điều này cũng là một <br />
thách thức lớn đối với trường. Đòi hỏi nhà trường cần phải nâng cao chất <br />
lượng giáo dục để đáp ứng với điều kiện kinh tế xã hội phát triển giai đoạn <br />
hiện nay.<br />
Nhận thức rõ được điều này bản thân là một cán bộ quản lý tôi luôn <br />
trăn trở làm thế nào để bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có đầy đủ phẩm chất, <br />
năng lực và trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay của ngành <br />
học? Làm thế nào để việc bồi dưỡng đạt hiệu quả cao? Tôi thiết nghĩ việc <br />
bồi dưỡng giáo viên không thể nóng vội, không phải việc làm một sớm một <br />
chiều mà cần có thời gian, có lộ trình cụ thể. Để đạt hiệu quả như mong <br />
muốn chúng ta cần bồi dưỡng theo từng lĩnh vực, từng môn học khác nhau. <br />
Và đây cũng chính là lý do để tôi lựa chọn đề tài “ Một số biện pháp bồi <br />
dưỡng giáo viên dạy tốt môn làm quen với toán 56 tuổi ”<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.<br />
<br />
Mục tiêu: Bồi dưỡng cho giáo viên dạy khối lá nắm vững phương pháp <br />
soạn giảng môn Làm quen với toán 56 tuổi. Giúp giáo viên nâng cao các kỹ <br />
năng sự phạm như: Kỹ năng tổ chức linh hoạt, sáng tạo các hoạt động giáo <br />
dục, kỹ năng truyền thụ kiến thức hấp dẫn, lôi cuốn trẻ, kỹ năng xử lý tính <br />
huống sư phạm… và bồi dưỡng giúp giáo viên xây dựng môi trường hoạt <br />
động cho trẻ phong phú nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo <br />
của trẻ.<br />
Nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cụ thể. Nghiên cứu tìm ra <br />
một số biện pháp hữu ích bồi dưỡng cho giáo viên khối lá nắm vững phương <br />
pháp soạn giảng môn Làm quen với toán 56 tuổi.<br />
<br />
4<br />
3. Đối tượng nghiên cứu.<br />
<br />
Nghiên cứu một số biện pháp bồi dưỡng cho giáo viên khối lá nắm <br />
vững phương pháp soạn giảng môn Làm quen với toán 56 tuổi nhằm nâng <br />
cao chất lượng giáo dục.<br />
<br />
4. Giới hạn của đề tài.<br />
<br />
Biện pháp sư phạm nhằm bồi dưỡng giáo viên khối lá Trường Mầm <br />
non Hoa Cúc dạy tốt môn làm quen với toán 56 tuổi. Đề tài được áp dụng <br />
cho các giáo viên và học sinh khối lá Trường Mầm non Hoa Cúc.<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu.<br />
<br />
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận.<br />
Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu;<br />
Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập.<br />
b) Nhom ph<br />
́ ương pháp nghiên cứu thực tiễn<br />
Phương pháp điều tra;<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục; <br />
Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;<br />
Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm.<br />
c) Phương pháp thống kê toán học.<br />
Thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu nhằm phục vụ cho quá trình phân <br />
tích, nghiên cứu.<br />
<br />
II. Phần nội dung<br />
<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
<br />
Cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện nay <br />
thì <br />
đổi mới giáo dục theo hướng hội nhập quốc tế ở nước ta cũng đang được <br />
Đảng và nhà nước hết sức coi trọng. Việc n âng cao chất lượng đội ngũ nhà <br />
giáo và CBQL giáo dục là một nhiệm vụ, giải pháp trong Kế hoạch hành <br />
5<br />
động của ngành Giáo dục triển khai Chương trình hành động của Chính phủ <br />
thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nghị <br />
quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016 <br />
2020 và Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2016 2021.<br />
Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục nhấn mạnh việc rà soát, xây <br />
dựng các chuẩn nghề nghiệp giáo viên, giảng viên, chuẩn/tiêu chuẩn cán bộ <br />
quản lý cơ sở giáo dục để làm căn cứ xây dựng và triển khai các chương trình <br />
đào tạo, bồi dưỡng; thực hiện tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, ki ểm tra, <br />
đánh giá, khen thưởng và tôn vinh đội ngũ theo chuẩn.<br />
<br />
Chỉ đạo rà soát, đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng <br />
viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp theo chuẩn/tiêu chuẩn mới; xây dựng <br />
kế hoạch và triển khai đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên và cán bộ <br />
quản lý giáo dục các cấp để nâng cao năng lực, đáp ứng yêu cầu đổi mới; rà <br />
soát tinh giản, bố trí, sắp xếp đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý <br />
đảm bảo chất lượng, hiệu quả công việc.<br />
<br />
Giáo dục mầm non cũng đã và đang cùng với toàn ngành Giáo dục và <br />
Đào tạo đổi mới chương trình giáo dục và bồi dưỡng nâng cao chất lượng <br />
đội ngũ giáo viên để đáp ứng nhu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay.<br />
<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu <br />
<br />
Làm quen với toán 56 tuổi nằm trong lĩnh vực phát triển nhận thức là <br />
một trong các môn học quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ, phát triển nhân <br />
cách trẻ mầm non và đây cũng là bước khởi đầu tốt nhất để chuẩn bị cho trẻ <br />
học toán tốt ở trường Tiểu học. Trước đây nhà trường cũng đã rất chú trọng <br />
đến vấn đề bồi dưỡng cho giáo viên phương pháp để dạy tốt môn làm quen <br />
với toán, giáo viên đã nắm bắt được phương pháp khi soạn giảng, lên kế <br />
hoạch giáo dục phù hợp với đặc điểm lứa tuổi lớp mình. Giáo dục tuy nhiên <br />
một số giáo viên hiện nay vẫn còn hạn chế về một số vấn đề như: Hình thức <br />
<br />
<br />
6<br />
tổ chức chưa linh hoạt; chưa thực sự sáng tạo trong soạn giảng; khả năng <br />
truyền thụ kiến thức chưa hấp dẫn, lôi cuốn trẻ; tổ chức cho trẻ hoạt động <br />
làm quen với toán chưa thực sự là dạy học lấy trẻ làm trung tâm; trẻ chưa có <br />
nhiều cơ hội trải nghiệm để thể hiện khả năng của mình...<br />
<br />
Vào đầu năm học tôi đã kiểm tra, khảo sát về hoạt động dạy học môn <br />
lam quen <br />
̀ với toán để nắm bắt khả năng của từng giáo viên cụ thể như sau:<br />
Khối lá: Tổng số lớp: 05. Tổng số học sinh: 170.<br />
Tổng số giáo viên: 10.<br />
Tỉ lệ giáo viên/lớp: 02/lớp.<br />
Tông số<br />
̉ <br />
NÔI DUNG<br />
̣ giáo viên Kêt qua<br />
́ ̉<br />
Hình thức tổ chức linh hoạt, sáng tạo. 4/10 40%<br />
Khả năng truyền thụ kiến thức hấp dẫn, lôi cuốn 3/10 30%<br />
trẻ.<br />
Khẳ năng xử lý tính huống sự phạm. 3/10 30%<br />
Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ. 5/10 50%<br />
Tạo môi trường hoạt động phong phú cho trẻ 3/10 30%<br />
Bảng 1: Bảng kết quả kháo sát đầu năm khi chưa áp dụng đề tài<br />
Từ những ưu điểm của những phương pháp có sẵn tôi mạnh dạn <br />
nghiên cứu để tìm các phương pháp mới nhằm khắc phục những tồn tại, hạn <br />
chế của giáo viên khi soạn giảng môn làm quen với toán 56 tuổi.<br />
<br />
Nguyên nhân chủ quan: <br />
<br />
Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, ham học hỏi, chịu khó <br />
tìm tòi, sáng tạo. Luôn có ý thức học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp <br />
vụ của bản thân. Cán bộ quản lý luôn quan tâm đến hoạt động bồi dưỡng <br />
chuyên của nhà trường. <br />
Năng lực của giáo viên không đồng đều, một số giáo viên lớn tuổi do <br />
thời gian áp dụng những phương pháp dạy học cũ (chương trình cải cách) kéo <br />
dài đã ăn sâu vào nhận thức cộng thêm tuổi tác đã lớn, khả năng nắm bắt linh <br />
<br />
<br />
7<br />
hoạt các phương pháp dạy học mới và ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn <br />
chế.<br />
<br />
Nguyên nhân khách quan: <br />
<br />
Được sự quan tâm của cấp Uỷ đảng, chính quyền địa phương. Sự quan <br />
tâm, chỉ đạo tận tình của Phòng Giáo dục & Đào tạo đối với ngành học Mầm <br />
non trong huyện. Phòng Giáo dục & Đào tạo cùng với bộ phận chuyên môn <br />
mầm non đã tổ chức tập huấn nhiều chuyên đề bổ ích cho cán bộ quản lý <br />
cũng như giáo viên học hỏi để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của mình. Sự <br />
phối kết hợp của Ban đại diện cha mẹ học sinh góp phần cùng với nhà <br />
trường nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.<br />
Do đặc thù, tính chất công việc chiếm nhiều thời gian nên nhiều giáo <br />
viên chưa thực sự đầu tư vào việc nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của mình. <br />
<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:<br />
<br />
a. Mục tiêu của giải pháp<br />
<br />
Mục tiêu của các giải nhằm giúp giáo viên khối lá nắm vững phương <br />
pháp soạn giảng môn làm quen với toán.<br />
<br />
Khi vận dụng các giải pháp vào thực tiễn giáo viên sẽ nâng cao được <br />
các kỹ năng sự phạm như: Kỹ năng tổ chức linh hoạt, sáng tạo các hoạt động <br />
giáo dục, kỹ năng truyền thụ kiến thức hấp dẫn, lôi cuốn trẻ, kỹ năng xử lý <br />
tính huống sư phạm… nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn <br />
hiện nay.<br />
<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.<br />
<br />
Qua một thời gian nghiên cứu từ lý luận đến thực tiễn tôi đã đưa vào <br />
thực hiện bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên một số biện pháp sau:<br />
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cụ thể.<br />
Vai trò của cán bộ quản lý là hết sức quan trọng, cán bộ quản lý là <br />
những người đầu tàu, gương mẫu và luôn là điểm tựa cho giáo viên, giúp giáo <br />
8<br />
viên định hướng đúng mục tiêu giáo dục để giáo dục vì vậy để việc bồi <br />
dưỡng giáo viên có hiệu quả cần xây dựng kế hoạch một cách cụ thể rõ ràng <br />
theo từng tháng, học kỳ…phù hợp tạo điều kiện cho giáo viên tham gia bồi <br />
dưỡng.<br />
Lựa chọn đội ngũ giáo viên cốt cán tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng <br />
do Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, cụm chuyên môn tổ chức. Tổ chức cho giáo <br />
viên cốt cán, giáo viên giỏi đi dự giờ học tập kinh nghiệm ở các trường bạn <br />
trong huyện, cũng như trong tỉnh để về tập huấn chuyên đề lại cho các giáo <br />
viên trong trường<br />
Biện pháp 2: Lựa chọn hình thức bồi dưỡng hiệu quả.<br />
Bồi dưỡng thông qua các tiết dạy dự giờ, thao giảng, chuyên đề.<br />
Môn làm quen với toán so với môn học khác khá khô khan, trẻ sẽ dễ <br />
cảm thấy nhàm chán vì vậy, để gay sự chú ý cho trẻ và lôi cuốn trẻ tích cực <br />
hoạt động đòi hỏi giáo viên phải thật sự linh hoạt, sáng tạo, có hình thức tổ <br />
chức hấp dẫn, xây dựng nhiều trò chơi phù hợp để trẻ hứng thú tham gia. Vì <br />
vậy khi tham gia dự giờ các hoạt động Ban giám hiệu nhà trường sẽ nắm bắt <br />
được khả năng của giáo viên và có hướng bồi dưỡng để giáo viên có thể tổ <br />
chức tốt tiết dạy làm quen với toán.<br />
Sau khi dự giờ, giáo viên được trao đổi, nhận xét, đánh giá đúc rút kinh <br />
nghiệm cho bản thân.<br />
Ví dụ: Tiết toán “ Đếm đến 8. Nhận biết nhóm có 8 đối tượng. Nhận <br />
biết số 8”<br />
Hoat đông 1<br />
̣ ̣ : Be trò chuy<br />
́ ện cùng cô.<br />
Nhạc kịch “Con chim Vành Khuyên”<br />
Mỗi nhóm trẻ là một đội chim đến tham gia dự thi.<br />
Trò chuyện về hội thi “Giọng hát hay của các loại chim”<br />
Hoat đông 2: <br />
̣ ̣ ́ ̣<br />
Be vui hoc toan.<br />
́<br />
+ Ôn gợi nhơ :<br />
́<br />
<br />
<br />
9<br />
Cho trẻ tìm những con vật và đồ vật có số lượng 7, chia nhóm và gắn <br />
số tương ứng.<br />
+ Bai m<br />
̀ ơi : <br />
́<br />
Trẻ đếm kiểm tra xem các đội đã đủ số thành viên theo yêu cầu chưa?<br />
* Mời đội chim chích bông nào.<br />
Lớp xếp và đếm xem có mấy con chim Chích Bông?<br />
Đội chim Chích Bông có mấy thành viên? <br />
Như vậy đội Chim Chích Bông đã đủ số thành viên theo yêu cầu chưa <br />
nhỉ?<br />
* Tiếp theo mời đội chim Chào Mào.<br />
Lớp xếp và đếm xem có mấy con chim Chào Mào? <br />
́ ượng Chích Bông và Chào Mào như thế nào với nhau? <br />
Sô l<br />
Tại sao không bằng nhau? <br />
Dư ra một con thì nhiều hơn hay ít hơn?<br />
Nhiều hơn bao nhiêu? Ít hơn bao nhiêu?<br />
Để đội Chào Mào bằng đội Chích bông ta phải làm gì? <br />
Cho cả lớp đếm lại sô Chích Bông và chim Chào Mào.<br />
́<br />
Giờ hai đội như thế nào với nhau? <br />
Đều bằng mấy? <br />
* Tiếp theo mời nhóm chim Vành Khuyên. <br />
Trẻ đếm lại cả 3 nhóm.<br />
Để biểu thị nhóm có số lượng 8 dùng chữ số mấy?<br />
Cô giới thiệu số 8.<br />
Cho lớp, nhóm, cá nhân đọc số 8. <br />
Số 8 được cấu tạo như thế nào?<br />
* Động tác chống mỏi. Trẻ đứng lên hát và vỗ tay “ hay hay hay thật là <br />
hay hay hay ” mỗi lần vỗ tay tương ứng với một tiếng trong câu hát. Tương <br />
tự “ vui vui....”<br />
<br />
<br />
10<br />
́ ố chim Chào Mào va sô chim Vành Khuyên đ<br />
Cât s ̀ ́ ể lập dãy số từ 1 <br />
đến 8. Cho lớp đọc xuôi và ngược. <br />
Hỏi số liền trước, liền sau của số 7 là số mấy?<br />
Cho trẻ đọc và cất số. <br />
* Thi xem ai nhanh<br />
Cho trẻ lên bấm máy gắn số lượng chim và gắn số tương ứng, cả lớp <br />
kiểm tra lại.<br />
Hoat đông 3:<br />
̣ ̣ Vui chơi cùng bé:<br />
* Đội nào nhanh nhất.<br />
Trẻ đi thành vòng tròn khi nghe tiếng xắc xô, chạy nhanh về nhóm <br />
của mình, đếm số thành viên trong nhóm và chọn chữ số tương ứng đưa lên.<br />
* Ai giỏi hơn.<br />
Tìm và dán cho đủ số lượng chim là 8 theo yêu cầu.<br />
Bồi dưỡng thông qua các buổi chuyên đề.<br />
Thông qua các buổi chuyên đề giáo viên được tiếp thu về thuyết sau đó <br />
dự dự tiết dạy thực hành, kiến thức được tiếp thu một cách liên tục, có hệ <br />
thống, giúp giáo viên dễ dàng nắm bắt chuyên đề tốt hơn.<br />
Để tổ chức chuyên đề có hiêu quả tôi lập kế hoạch bồi dưỡng theo <br />
từng thời điểm thích hợp sau khi thực hiện xong có tổng kết, đánh giá rút kinh <br />
nghiệm.<br />
Bồi dưỡng thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn.<br />
Đẩy mạnh sinh hoạt tổ chuyên môn là điều vô cùng thiết yếu, các <br />
thành viên trong tổ gắn bó, gần gũi giúp đỡ nhau, bổ trợ cho nhau một cách <br />
thiết thực nhất. Kết hợp với tổ chuyên môn xây dựng nhiều tiết dạy mẫu làm <br />
quen với toán. Các tiết số lượng, không gian, hình dạng, các tiết đo…giáo <br />
viên tham dự phải ghi chép đầy đủ, chi tiết, có phần nhận xét và xếp loại.<br />
Bồi dưỡng thông qua hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
Mỗi lần tham các hội thi giáo viên được cọ xát nhiều, không những <br />
được cọ xát với các giáo viên trong trường mà họ còn được thi đua và học hỏi <br />
các giáo viên trong huyện, trong tỉnh kiến thức kỹ năng, nghiệp vụ sẽ được <br />
nâng cao và có nhiều kinh nghiệm hơn trong công tác soạn giảng.<br />
Sau khi lựa chọn và áp dụng các hình thức bồi dưỡng vào thực tiễn tôi <br />
thấy đa số giáo đều tiến bộ. giáo viên đã chủ động, linh hoạt và sáng tạo hơn <br />
trong soạn giảng môn làm quen với toán.<br />
Biện pháp 3: Kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên.<br />
Có bồi dưỡng thì phải có kiểm tra, đánh giá. Kiểm tra, đánh giá nhằm <br />
mục đích nắm bắt kết quả của việc bồi dưỡng bồi dưỡng.<br />
Việc kiểm tra đánh giá mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng và có <br />
mối liên hệ khăng khít với nhau, trong đó kiểm tra là phương tiện còn đánh <br />
giá là mục đích.<br />
Công tác kiểm tra, đánh giá không chỉ thực hiên sau khi bồi dưỡng <br />
chuyên môn mà cần thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá xếp <br />
loại giáo viên. Kiểm tra để nhận định, phán đoán và phân tích xem năng lực và <br />
hiệu quả công việc của giáo viên đến đâu. Kểm tra để nắm bắt được những <br />
thế mạnh và hạn chế gì. Từ đó có kế khoạch bồi dưỡng giúp họ phát huy <br />
hơn nữa thế mạnh của mình và khắc phục những hạn chế còn tồn tại.<br />
Việc kiểm tra đánh giá cần khách quan, công bằng, đúng thực chất, xây <br />
dựng các tiêu chí đánh giá phù hợp đặc điểm tình hình đơn vị, đánh giá đúng <br />
năng lực của giáo viên mới mang lại hiệu quả cao.<br />
Biện pháp 4: Đổi mới công tác quản lý.<br />
Cán bộ quản lý là người gánh trên vai trách nhiệm rất lớn. Phải là <br />
người vừa nắm bắt thông tin, vừa kiểm soát thông tin và biết cách xử lý thông <br />
tin hợp tình, hợp lý và phải có tính sáng tạo. Việc nắm bắt và xử lý thông tin <br />
của cán bộ quản lý cũng phải khách quan, độ lượng. Quản lý dựa trên hành <br />
lang pháp lý để phát huy mọi khả năng của từng cá nhân, các bộ phận. Sự <br />
<br />
<br />
12<br />
tương tác đó sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp để phát triển nhà trường theo <br />
chiều hướng đi lên. <br />
Phải biết chia sẻ, động viên, giúp đỡ kịp thời cới giáo viên và làm tốt <br />
công tác thi đua khen thưởng để động viên về mặt tinh thần cho giáo viên. <br />
Tuy đó chỉ là những quan tâm nhỏ, nhưng lại có tác dụng động viên tới tinh <br />
thần của giáo viên rất lớn từ đó họ cũng an tâm công tác và sẽ cống hiến <br />
nhiều hơn.<br />
Luôn tìm ra các giải pháp mới để phát triển nhà trường chứ không chỉ <br />
bằng lòng với những gì mình đã làm hoặc đã có. Một giáo viên phải giúp học <br />
sinh khai mở tri thức như vậy mới là người thầy thực thụ. Giáo viên gắn bó <br />
với nghề không chỉ vì nhu cầu đồng lương mà còn vì nhu cầu giao tiếp, nhu <br />
cầu học tập và nhu cầu tự khẳng định mình. Tổ chuyên môn vừa là môi <br />
trường học tập, giao tiếp vừa là tổ ấm để mọi người thân thiện và gắn bó <br />
với nhau hơn.<br />
Biện pháp 5: Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục.<br />
Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo <br />
dục. Chúng ta có thể huy động các nguồn lực của nhân dân (cả về vật chất <br />
lẫn tinh thần) vào công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên <br />
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.<br />
<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.<br />
<br />
Mỗi giải pháp, biện pháp có một chức năng và nhiệm vụ khác nhau <br />
nhưng có chung một mục đính là mang lại thành công của đề tài.<br />
Có câu “ Chuẩn bị tốt là thành công một nửa” vì vậy xây dựng kế <br />
hoạch bồi dưỡng cụ thể sẽ đưa việc bồi dưỡng của mình đi đúng hướng, dự <br />
kiến được thời gian hoàn thành nên biện pháp này được coi là tiền đề.<br />
Nếu biện pháp lập kế hoạch bồi dưỡng là biện pháp tiền đề thì biện <br />
pháp lựa chọn hình thức bồi dưỡng lại mang tính quyết định sự thành công <br />
<br />
<br />
<br />
13<br />
của đề tài. Đây là biện pháp then chốt quyết định sự thành công, nếu lựa chọn <br />
hình thức bồi dưỡng phù hợp sẽ mang lại hiệu quả cao và ngược lại.<br />
Những biện pháp còn lại mang tính chất hỗ trợ nhưng lại là điều kiện <br />
cần để thực hiện thành công đề tài này.<br />
Các biện pháp được sắp xếp một cách trình tự : lập kế hoạch bồi <br />
dưỡng, chọn hình thức bồi dưỡng tiến hành bồi dưỡng, kiểm tra đánh giá kết <br />
quả…<br />
<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, <br />
phạm vi và hiệu quả ứng dụng.<br />
<br />
Sau khi thực hiện những biện pháp trên tất cả các đồng chí giáo viên <br />
khối lá đều có những chuyển biến rõ nét, tự tin, linh hoạt, sáng tạo hơn, xử lý <br />
tinh huống sư phạm tốt hơn, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy môn làm <br />
quen với toán, chất lượng giảng dạy ngày một nâng cao. Đội ngũ giáo viên <br />
vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ hơn. Tre đ<br />
̉ ược trải nghiệm nhiều hơn, <br />
̣ ̣ ự tin và ham thích học toán. Trẻ biết vận dụng môn toán vào các <br />
manh dan, t<br />
hoạt khác.<br />
Kết quả<br />
Trước khi Sau khi áp <br />
NÔI DUNG<br />
̣<br />
áp dụng dụng<br />
Hình thức tổ chức linh hoạt, sáng tạo. 4/10 40% 8/10 80%<br />
Khả năng truyền thụ kiến thức hấp dẫn, lôi cuốn 3/10 30% 7/10 70%<br />
trẻ.<br />
Khẳ năng xử lý tính huống sự phạm. 3/10 30% 7/10 70%<br />
Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ.<br />
5/10 50% 9/10 90%<br />
Tạo môi trường hoạt động phong phú cho trẻ 3/10 30% 8/10 80%<br />
Bảng 2: Bảng so sánh kết quả khi chưa áp dụng đề tài và sau khi áp <br />
dụng đề tài.<br />
<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị<br />
<br />
1. Kết luận: <br />
<br />
Để bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo có hiệu quả không thể <br />
14<br />
nóng vội, không phải việc làm một sớm một chiều mà cần có thời gian, có lộ <br />
trình cụ thể. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, nội dung bồi dưỡng phải phù <br />
hợp với tình hình thực tế của trường. Chọn các hình thức bồi dưỡng bám sát <br />
thực tiễn để mang lại hiệu quả cao. Chú ý tạo mọi điều kiện cho giáo viên <br />
tham gia đầy đủ các lớp, các đợt bồi dưỡng. Công tác bồi dưỡng giáo viên <br />
phải được thực hiện thường xuyên với nhiều hình thức, đa dạng và phong <br />
phú tạo cơ hội cho giáo viên học tập trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, đặc biệt <br />
là chú trọng việc tổ chức các tiết dạy thực hành trên lớp giúp giáo viên có <br />
kiến thức, có kỹ năng sư phạm vững vàng để có thể chủ động, linh hoạt và <br />
sáng tạo trong quá trình lên lớp.<br />
<br />
Sau khi nghiên cứu và đưa vào thực tiễn áp dụng tất cả các giáo viên <br />
khối lá đều có những chuyển biến tích cực: tự tin, linh hoạt, sáng tạo hơn... <br />
có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy môn làm quen với toán, chất lượng <br />
giảng dạy ngày một nâng cao. Đội ngũ giáo viên vững vàng về chuyên môn <br />
nghiệp vụ hơn. Tre đ<br />
̉ ược trải nghiệm nhiều hơn, manh dan, t<br />
̣ ̣ ự tin và ham <br />
thích học toán. Đề tài sẽ được phổ biến áp dụng tiệp tục trong năm học 2016<br />
2017 và những năm học tiếp theo.<br />
<br />
Tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu trên tinh thần vừa kế thừa vừa thay đổi để <br />
đề tài phù hợp với từng giai đoạn giáo dục.<br />
<br />
2. Kiến nghị: <br />
<br />
Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo.<br />
Mở nhiều lớp tập huấn, chuyên đề về chuyên môn nghiệp vụ, cũng <br />
như những vấn đề mới liên quan đến đổi mới căn bản toàn diện giáo dục <br />
hiện nay cho đội ngũ quản lý và giáo viên Mầm non. Giúp chúng tôi nắm bắt <br />
kịp thời những chủ trương chính sách mới của Đảng và Nhà nước về giáo <br />
dục trong giai đoạn hiện nay.<br />
Đối với Nhà trường:<br />
<br />
<br />
15<br />
Làm tốt hơn nữa công tác quản lý các hoạt động bồi dưỡng chuyên <br />
môn cho đội ngũ giáo viên trong trường. Tạo điều kiện cho giáo viên được <br />
tham quan học hỏi đúc rút kinh nghiệm từ các trường bạn. Động viên, khích <br />
lệ tinh thân cho giáo viên để họ yên tâm công tác.<br />
Rất mong sự quan tâm góp ý của các bạn bè đồng nghiệp.<br />
<br />
<br />
Buôn Trấp, ngày 20 tháng 02 năm 2017<br />
Người viết <br />
<br />
<br />
<br />
Đặng Thị Ngọc Nhài<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
....<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
TM/HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN<br />
HIỆU TRƯỞNG<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị <br />
Thịnh<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
STT Tên tài liệu Tác giả<br />
TS Đinh Thị Tứ và PGSTS <br />
Sách tâm lý học trẻ em lúa tuổi mầm <br />
1 Phan Trọng Ngọ. Do NXB <br />
non<br />
giáo dục phát hành<br />
NXB Giáo dục Việt Nam.<br />
2 Chương trình giáo dục Mầm non<br />
<br />
3 Tạp chí giáo dục Mầm non. Bộ Giáo dục và Đào tạo<br />
Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ từ Trần Thị Trọng<br />
4<br />
56 tuổi Phạm Thị Sửu<br />
5 Bồi dưỡng thường xuyên<br />
Website Giáo dục mầm non: <br />
6 Vụ Giáo dục Mầm non.<br />
http://www.mamnon.com<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
17<br />