SKKN: Một số biện pháp bồi dưỡng các kỹ năng sư phạm cơ bản nhằm nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học trong đội ngũ giáo viên tại trường
lượt xem 74
download
Sáng kiến “Một số biện pháp bồi dưỡng các kỹ năng sư phạm cơ bản nhằm nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học trong đội ngũ giáo viên tại trường” đã đúc rút được một số biện pháp hữu ích từ thực tế chỉ đạo đã góp phần bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động dạy học trên lớp đối với đội ngũ, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong phong trào thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, giúp học sinh chủ động tìm tòi sáng tạo nhưng vai trò của giáo viên không bị hạ thấp. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến trên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Một số biện pháp bồi dưỡng các kỹ năng sư phạm cơ bản nhằm nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học trong đội ngũ giáo viên tại trường
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG CÁC KỸ NĂNG SƯ PHẠM CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRONG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TẠI TRƯỜNG
- PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài Trong sự nghiệp “Trồng người” ý nghĩa và tầm quan trọng của người giáo viên là không thể phủ nhận. Giáo viên là nhân tố chủ chốt quyết định đến chất lượng giáo dục có ảnh hưởng đến nhân cách và trình độ của mỗi học sinh. Người thầy giáo giữ một vai trò quan trọng, thật vẻ vang nhưng nhiệm vụ thật nặng nề và khó nhọc. Giá trị, vị trí, vai trò của đội ngũ giáo viên là khâu đột phá có ý nghĩa quyết định đến chất lượng giáo dục. Con người là giá trị cao nhất, giá trị sáng tạo ra mọi giá trị. Giáo dục - Đào tạo là con đường cơ bản để hình thành phát triển nhân cách con người và là chìa khóa để mở cửa vào tương lai. Vậy làm thế nào để có đông đảo đội ngũ giáo viên vững vàng về chuyên môn vừa hồng, vừa chuyên mà đặc biệt là các kỹ năng sư phạm (Kỹ năng nói, viết, diễn đạt trình bày; kỹ năng giao tiếp ứng xử; kỹ năng lập kế hoạch bài học; kỹ năng tổ chức các hoạt động dạy học….tất cả đều được điều chỉnh một cách phù hợp đáp ứng yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học của công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông. Hướng vào trọng tâm yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học “ Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh” những kỹ năng sư phạm cơ bản của nhà giáo không thể thiếu, không thể non yếu. nếu các kỹ năng ấy còn hạn chế thì phong trào đổi mới PPDH không bao giờ đạt được giá trị đích thực của nó; các hoạt động học tập của học sinh sẽ rời rạc, đơn điệu, không tạo được hứng thú trong học tập; không tạo được cơ hội để mọi học sinh được tham gia học tập, bộc lộ mình trong quá trình phát hiện kiến thức, chiếm lĩnh kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực hành. Học sinh sẽ không hình thành được phương pháp tự học, đối tượng học sinh trung bình, yếu đễ đẫn đến tình trạng bỏ ngõ kiến thức, kỹ năng thực hành hạn chế, chất lượng dạy học khó có sự chuyển biến theo yêu cẩu. Nhận thức được vấn đề đó, ngay từ những năm đầu tiên triển khai thay đổi chương trình và sách giáo khoa tiểu học và mãi đến bây giờ, với những định hướng chỉ đạo tích cực, ráo riết trên diện rộng về phong trào thực hiện Đổi mới phương pháp dạy học ở cấp Tiểu học của Phòng giáo dục và Đào tạo Lệ Thủy, là người phụ trách chuyên môn, bản thân tôi luôn suy nghĩ trăn trở nên làm gì? Làm thế nào? Làm bằng cách nào? để có những biện pháp tối ưu nhất trong quá trình chỉ đạo bồi dưỡng đội ngũ gáo viên vừa có tâm huyết, vừa có kiến thức, vừa có năng lực để dạy tốt giúp học sinh học tốt. Chính vì vậy, phạm vi đề tài này tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp bồi dưỡng các kỹ năng sư phạm cơ bản nhằm
- nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học trong đội ngũ giáo viên tại trường. - Nhiệm vụ nghiên cứu: Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu giải quyết vấn đề vai trò của người chỉ đạo chuyên môn trong việc bồi dưỡng một số kỹ năng sư phạm cơ bản cho đội ngũ ở trường tiểu học. - Đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu chỉ đạo dạy của giáo viên, học của học sinh tại trường. - Phương pháp nghiên cứu: Quan sát, đàm thoại so sánh đối chiếu- Nghiên cứu sản phẩm thực tế qua phong trào dạy học tại trường. 1.2. Điểm mới của đề tài Đề tài “Một số biện pháp bồi dưỡng các kỹ năng sư phạm cơ bản nhằm nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học trong đội ngũ giáo viên tại trường” đã đúc rút được một số biện pháp hữu ích từ thực tế chỉ đạo đã góp phần bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động dạy học trên lớp đối với đội ngũ, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong phong trào thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, giúp học sinh chủ động tìm tòi sáng tạo nhưng vai trò của giáo viên không bị hạ thấp. PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG 1. Thực trạng ở Trường 1.1. Điều tra, phân tich, xử lí tình huống - Tình hình đội ngũ đầu năm: 19 trong đó giáo viên hợp đồng ngắn hạn 07, có những đồng chí mới hợp đồng dạy năm đầu tiên. + Trình độ đạt chuẩn: 19 ( kể cả giáo viên hợp đồng ngắn hạn ) + Trình độ trên chuẩn: 19/19 đạt tỉ lệ 100% - Năng lực giảng dạy: + 08 % tổng số giáo viên nắm chắc kiến thức toàn cấp học, có kỹ năng sư phạm tốt, đạt tỉ lệ 42,10 %. + Số giáo viên có thể dạy toàn cấp: 08, đạt tỉ lệ 42,10 %. - Năng lực sư phạm: + Giáo viên dạy giỏi cấp huyện: 08, đạt tỉ lệ 42,10 %. + Giáo viên dạy giỏi cấp trường: 04 đạt tỉ lệ 21,1% + Không có giáo viên yếu kém. * Ưu điểm: Cùng với phong trào đổi mới PPDH trong toàn huyện nói chung, trường tiểu học số 2 Liên Thủy nói riêng đã có nhiều kết quả đáng khích lệ trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Nhiều giáo viên đã mạnh
- dạn thực hiện các phương pháp dạy học hiện đại kết hợp với các phương pháp dạy học truyền thống, đưa các hình thức dạy học theo nhóm, học cá nhân, học ở hiện trường, tổ chức các trò chơi học tập.. hình thành ở học sinh cách học đúng đắn, nhờ đó phát triển ở các em những kỹ năng cơ sở của quan sát, thu thập thông tin, đưa ra những suy luận phán đoán và kết luận đúng với tinh thần là “ Bậc học rèn kĩ năng”góp phần phát triển năng lực học tập của học sinh tiểu học. Hầu hết giáo viên lo lắng, nhiệt tình và hiếm có trường hợp sai phạm về kiến thức cơ bản tối thiểu. Một bộ phận giáo viên có năng lực vững vàng, họ đã có kỹ năng thiết lập hoạch định kế hoạch dạy học; tổ chức các hoạt động dạy học linh hoạt, trong giờ dạy giáo viên có thể ít nói, giảng ít nhưng thường xuyên làm việc trực tiếp với học sinh hay từng nhóm học sinh đáp ứng kịp thơì những tình huống có thể xảy ra trong lớp học. Hệ thống; câu hỏi dẫn dắt rõ ràng, tường minh, giao việc cụ thể, có gợi ý tiếp sức học sinh phù hợp với yêu cầu môn học, lớp học; biết sử dụng phương tiện đồ dùng dạy học bổ trợ cho các hoạt động dạy học đạt hiệu quả ( Tranh ảnh, vật thật, CNTT...). Ngôn ngữ giản dị, rõ ràng, gần gũi tôn trọng học sinh...Quan tâm đến các đối tượng theo tinh thần 227 .......của Phòng giáo dục đào tạo Lệ Thủy. Kết quả bước đầu đã tạo ra được “Bộ mặt mới, sức sống mới ” về chất lượng và hiệu quả giảng dạy trong trường học. * Những tồn tại: Trong quá trình lên lớp một số tiết giáo viên tuổi nghề còn ít, dạy hợp đồng ngắn hạn, kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều, phong cách lên lớp chưa thật mạnh dạn nên nặng thuyết giảng, có phát vấn và gợi mở nhưng còn máy móc, rập khuôn theo sách giáo viên, chưa có sự phối hợp nhuần nhuyễn, linh hoạt các phương pháp, lạm dụng phương tiện dạy học CNTT, chưa thực sự quan tâm đến hiệu quả hoạt động nhóm, ngại khó trong việc sử dụng đồ dùng dạy học; chưa thực sự khắc sâu kiến thức trọng tâm sau phần hình thành kiến thức mói hoặc cuối tiết học đối với các dạng bài ôn tập tổng hợp. Đây đó vẫn còn một số tiết dạy, tiết thao giảng giáo viên chỉ tập trung làm việc đến một bộ phận học sinh khá, giỏi, một số học sinh trung bình, học sinh yếu còn bị bỏ rơi hoặc chưa được hướng dẫn tiếp sức tĩ mĩ, cụ thể. Giao việc chưa thật cụ thể cho lớp hay các nhóm hoặc giao việc thì nhóm nhưng khi tổ chức báo cáo kết quả thì huy động cá nhân, đôi lúc xử lí tình huống sư phạm chưa thật linh hoạt. Hình thức đánh giá kết quả học tập của học sinh chưa linh hoạt, chưa tạo mọi cơ hội để học sinh được hợp tác đánh giá lẫn nhau.... Phân định thời gian cho mỗi hoạt động chưa thật hợp lí, có tình trạng kéo dài thời gian hơn 40 phút / tiết dạy; ngôn ngữ diễn đạt của một bộ phận giáo viên chưa thật lưu loát, khả năng truyền cảm hạn
- chế, do còn lạm dụng nhiều từ đệm không hợp lí như: “Bây giờ”, “ ki bài”, “ như vậy”, “phải không nờ”...Chính những yếu tố nêu trên dẫn đến tiết dạy chưa thật tự nhiên, nhẹ nhàng, hiệu quả. Qua 15 tiết dự giờ kiểm tra thường xuyên, thao giảng theo tổ chuyên môn, chuyên đề củng cố khắc sâu đổi mới phương pháp dạy học các môn vào giai đoạn đầu năm học 2012-2013 cho thấy: Số tiết dự, khảo sát đối với giáo viên Xếp loại chung Loại tốt Loại khá 15 SL % SL % 06 40.0 09 60.0 III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG CÁC KỸ NĂNG SƯ PHẠM CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN. 1.Đổi mới trên bình diện nhận thức - Từ cán bộ quản lí đến giáo viên cần xác định rõ vị trí, trách nhiệm của mình trong việc thực hiện đường lối chủ trương của Đảng, Nhà nước, của ngành về vấn đề Đổi mới Giáo dục phổ thông, coi Giáo dục là quốc sách hàng đầu. - Chúng ta phải thẩm thấu rằng “ Đổi mới phương pháp dạy học, thực chất không phải là thay thế các phương pháp dạy học cũ bằng một loạt phương pháp dạy học mới mới. Về mặt bản chất, đổi mới phương pháp dạy học chỉ là đổi mới cách tiến hành các phương pháp, các phương tiện và hình thức triển khai phương pháp trên cơ sở khai thác triệt để các phương pháp cũ và vận dụng triệt để ưu điểm của các phương pháp cũ và vận dụng linh hoạt một số phương pháp mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực chủ động, sáng tạo của người học. Đổi mới phương pháp dạy học phải thiết thực góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học, điều kiện để cá thể hóa dạy học và khuyến khích dạy học phát hiện ra nội dung mới của bài học. Làm được như vậy sẽ phát hiện dược các năng lực, sở trường của học sinh , rèn luyện học sinh trở thành những người lao động chủ động, sáng tạo. Với định hướng đổi mới phương pháp dạy học là làm cho tiết học “nhẹ nhàng hơn, tự nhiên hơn và có chất lượng hơn”. “Dạy học hướng tập trung vào học sinh, đừng lấy việc giảng bài làm chính, đừng nói thay, làm thay học trò, đặt học trò vào vai thụ động ngồi nghe diễn thuyết. “Dạy học không phải là chất đầy vào cái thúng rỗng mà thắp sáng lên những ngọn lửa” – Lời nói thâm thúy này
- của một triết gia Hi Lạp cổ nên được chọn làm phương châm hành động của mỗi cán bộ giáo viên. 2. Lập kế hoạch bồi dưỡng: - Trước hết phó hiệu trưởng cần xác định: Công tác bồi dưỡng các kỹ năng sư phạm cơ bản cho đội ngũ là việc làm không dễ phải thực hiện trong thời gian dài, kiên trì, nhiệt tình, tâm huyết, năng động, sáng tạo; bằng sự cộng đồng đầy trách nhiệm của nhiều yếu tố. Là người trực tiếp chỉ đạo hoạt động chuyên môn dạy học trong nhà trường vì vậy phải thường nghiên cứu kỹ những định hướng chỉ đạo sâu sát của Lãnh đạo Phòng Giáo dục đào tạo Lệ Thủy, của sở Giáo dục Quảng Bình, nắm bắt những điểm mới để làm tốt công tác tham mưu với Hiệu trưởng thiết lập quy trình bồi dưỡng cụ thể, tỉ mỉ theo từng thời điểm, lựa chọn hình thức, nội dung cần bồi dưỡng đảm bảo vừa gọn nhẹ, vừa khoa học, vừa mang tính khả thi cao, tạo được niềm tin trong đội ngũ. Chú ý xây dựng lực lượng cốt cán cùng hiến kế trí tuệ tập thể ( phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên dạy giỏi các cấp... ). Phân công trách nhiệm cho mỗi thành viên bồi dưỡng rõ người, rõ việc. Ví dụ: Tháng 9 thực hiện chuyên đề củng cố, rút kinh nghiệm về đổi mới PPDH các phân môn Tiếng Việt; tháng 10 chuyên đề đổi mới PPDH môn Toán ( Dạng bài mới, bài luyện tập hoặc luyện tập tổng hợp...Điều quan trọng là thực hiện các chuyên đề phải đảm bảo nguyên tắc khép kín quy trình, làm dứt điểm từng nội dung cần làm. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ bằng nhiều hình thức bồi dưỡng( Bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng thông qua sử dụng một số băng đĩa catset,đĩa CD-ROM..ghi lại các tiết dạy mẫu theo phương pháp mới để tham khảo. rút kinh nghiệm, thông qua thao giảng một số tiết dạy mẫu, dự giờ...Công tác bồi dưỡng là vấn đề cốt lõi phải được tiến hành thường xuyên, lâu dài, có tính xuyên suốt không chỉ ngày một ngày hai là có ngay kết quả. Vấn đề được quan tâm nhiều nhất trong công tác bồi dưỡng chuyên môn là làm thế nào để hình thành được một số năng sư phạm như: kỹ năng nghiên cứu sử dụng sách giáo khoa, kỹ năng lập kế hoạch bài dạy; kỹ năng sư phạm tổ chức dạy học trên lớp..... Cách làm: Chuyên môn chịu trách nhiệm bồi dưỡng về mặt lí luận, phương pháp, sử dụng mạng lưới cốt cán, giáo viên dạy giỏi dạy một số dạng bài minh họa. Sau đó tổ chức rút kinh nghiệm những thành công, những hạn chế cần điều chỉnh...Từ đó thống nhất cách dạy các dạng bài cụ thể nhân rộng thực hiện đại trà trên các khối lớp, trên các môn học.
- 3. Bồi dưỡng một số kỹ năng sư phạm cơ bản 3.1. Biện pháp để khai thác nội dung sách giáo khoa Khi nghiên cứu nội dung bài học cần tập trung khai thác: Mục tiêu bài học, hệ thống kiến thức, kỹ năng trọng tâm và những kiến thức có liên quan, xem xét dụng ý trình bày mạch kiến thức của sách giáo khoa, mối quan hệ lôgic của chúng, hệ thống bài tập, phân loại bài tập với các kĩ năng tương ứng phù hợp với từng đối tượng học sinh, nội dung kiến thức thực tế liên quan và đồ dụng thiết bị dạy học cần thiết. Dự kiến những sai lầm học sinh thường gặp, cách xử lí những sai lầm đó. 3.2. Biện pháp lựa chọn phương pháp và kĩ thuật dạy học Bản thân tôi là thành viên trong hội đồng chuyên môn nên có nhiều thuận lợi, được tham gia nhiều lớp tập huấn thay sách, tham gia chuyên đề chuyên môn theo cụm trường, với những định hướng có tính khả thi từ chỉ đạo của lãnh đạo Phòng Giáo dục Lệ Thủy là: Tập trung bồi dưỡng một số kỹ năng không thể thiếu, không thể non yêu đó là kỹ năng thiết kế các hoạt động học tập trong bước soạn bài và các kỹ năng của người tổ chức, người hướng dẫn, người điều hành. các hoạt động học tập. Chính vì vậy tôi đã áp dụng chỉ đạo tại đội ngũ 3.2.1. Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức ( vai trò của người tổ chức): Trước hết mỗi giáo viên phải xác định đúng mục tiêu kiến thức, kỹ năng cần đạt của mỗi bài học; hoạch định các hoạt động rõ ràng, cụ thể ( rõ nhiệm vụ học tập, rõ người thực hiện, rõ phương tiện hoạt động, rõ thời gian cho mỗi hoạt động. Trong đó: Về nhiệm vụ học tập, câu lệnh, câu hỏi, nội dung yêu cầu học sinh thực hiện phải rõ ráng, tường minh, ngắn gọn. Về rõ người thực hiện, có thể từng cá nhân hay toàn lớp hoặc nhóm nhỏ, nhóm lớn hay theo dãy bàn. 3.2.2. Bồi dưỡng kỹ năng hướng dẫn. Trên cơ sở phân công, giao việc người GV cần có sự hướng dẫn, gợi ý, tiếp sức cần thiết phù hợp với trình độ năng lực từng đối tượng, từng cá nhân hoặc từng nhóm. Việc hưỡng dẫn có thể xuất phát từ bài mẫu hoặc có thể lựa chọn nội dung từng phần bài học mà HS có thể gặp khó khăn trong quá trình phát hiện, khám phá kiến thức để HS khỏi vấp vào tình trạng bất cập. Trên cơ sở đó phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh trong quá trình học tập, đồng thời gây được hứng thú cho HS trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức.
- Việc hướng dẫn tiếp sức cho học sinh có thể sử dụng linh hoạt các hình thức và mức độ khác nhau. Có thể do giáo viên đặt câu hỏi gợi ý tiếp sứ thêm. Có thể GV gợi ý hoặc sử dụng HS khá, giỏi tiếp sức cho HS yếu (nhưng không làm thay, không thả nổi, khoán trắng cho học sinh). 3.2.3. Bồi dưỡng kỹ năng điều hành các hoạt động học tập của học sinh trên lớp Công việc điều hành các hoạt động học tập của học sinh trên lớp chủ yêu với những nội dung sau: - Định rõ quy trình thao tác, công việc các bước một cách cụ thể, rõ ràng. Kiểm soát được quá trình thao tác của từng HS và từng nhóm HS. - Điều chỉnh sự lệch lạc, sai sót của HS một cách kịp thời, chủ động về thời gian để đảm bảo thời lượng của bài học. - Đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng đổi mới với các hình thức GV đánh giá, HS tự đánh giá hoặc HS tự đánh giá lẫn nhau. Kết hợp với việc dạy cho cả lớp với dạy từng học sinh. Thông qua một số HS để dạy cho cả lớp. Cá biệt hoá trong dạy học. Luôn tạo ra không khí thi đua trong lớp học làm cho học sinh vui học, thích học. Để thể hiện rõ vai trò của thầy giáo là người tổ chức, hướng dẫn và điều hành các hoạt động học tập của học sinh, đòi hỏi giáo viên cần phối hợp và vận dụng nhuần nhuyễn, linh hoạt các phương pháp dạy học. 3.2.4. Bồi dưỡngkỹ năng sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại và ứng dụng Xác định thiết bị dạy học là một phương tiện vật chất vô cùng quan trọng, nó là phương tiện giúp giáo viên tổ chức cho học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động nhất, nhanh nhất và hấp dẫn nhất với phương thức “ Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một sờ”. Nếu trong tiết dạy chỉ dạy cho các em bằng “ sách vở” mà không gắn với đời sống muôn màu, muôn vẻ xung quanh các em, không gắn với thiết bị đồ dùng dạy học để mô phỏng, minh họa, tái tạo cuộc sống muôn màu muôn vẻ có trong kiến thức ấy thì thật là nhàm chán. Thông qua hình ảnh trực quan sẽ giúp các em đễ dàng lĩnh hội, chiếm lĩnh kiến thức chủ động, hấp dẫn và ghi nhớ sâu sắc. Vì lẽ đó, hàng tuần có 1 buổi tổ chức bồi dưỡng kỹ năng sử sụng máy vi tính, soạn giáo án điện tử, cách chọn lấy hình ảnh và chèn hình ảnh bổ trợ cho phương pháp dạy học. Phần này nhờ giáo viên dạy Tin học trong trường chịu trách nhiệm hỗ trợ mặt kĩ thuật. Đồng thời thường xuyên coi trọng công tác bồi dưỡng kỹ năng sử dụng đồ dùng dạy học trong bộ thiết bị dạy học do Bộ giáo dục cung cấp.
- Với cách làm trên dẫn đến đội ngũ đa phần sử dụng khá thành thạo máy vi tính để soạn bài, nhiều đồng chí soạn thành thạo giáo án điện tử; biết cóp được nhiều tư liệu tranh ảnh qua mạng entơnet phục vụ tiết dạy; các tiết dạy cơ bản đã sử dụng đồ dùng dạy học hợp lí tạo được hứng thú trong học sinh. 3.2.5. Rèn luyện phong cách ngôn ngữ sư phạm theo hướng chuẩn mực Vệc đổi mới PPDH không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu sách giáo khoa, lựa chọn PP hình thức dạy học, bồi dưỡng kĩ năng sư phạm tổ chức dạy học trên lớp mà người giáo viên cần phải thường xuyên “trau chuốt” ngôn ngữ nói của mình, “ điều chỉnh” phong cách lên lớp. Ngôn ngữ của giáo viên phải rõ ràng, trong sáng, mạch lạc và có sức thu hút, phong cách lên lớp nhẹ nhàng, thoải mái tự nhiên có khả năng bao quát lớp học và xử lí tế nhị, linh hoạt tình huống sư phạm có thể xảy ra trong từng tiết học. Ví dụ: Qua các tiết dự giờ tôi đã quan sát, lắng nghe, ghi nhớ lại trong tiết dạy giáo viên đã dùng bao nhiêu từ đệm không hợp lí ( như vậy, bây giờ, ki bài; phải không nờ....hoặc cách nói tạo cơ hội để học sinh chắp đuôi theo.... ) sau đó góp ý điều chỉnh. Với cách làm trên đã giảm được hiện tượng nói lặp, tạo học sinh chắp đuôi hoặc diễn đạt thiếu lưu loát...ngôn ngữ diễn đạt của giáo viên đã chuyến biến tốt. 4. Chỉ đạo tổ chức thực hành dạy học trên lớp theo từng loại bài học Đây là khâu quan trọng bao gồm: Phương pháp tổ chức, hướng dẫn, điều hành, phong cách giáo viên...được đan xen lôgic trong các hoạt động dạy nó có mối liên hệ chặt chẽ hỗ trợ lẫn nhau và có vai trò quyết định thành công tiết dạy. Vì vậy người giáo viên phải nắm chắc phương pháp dạy từng loại bài học để định ra cách tổ chức, hướng dẫn cho học sinh tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới. 4.1. Ví dụ: Dạy học bài Tập đọc lớp 4 Bài: con sẻ ( tuần 27, SGK Tiếng Việt 4, tập 2, trang 90,91 ) 1. Mục đích - Yêu cầu: + Học sinh đọc lưu loát được toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng chỗ. ( Biết đọc diễn cảm bằng ngữ điệu phù hợp với nội dung bài đọc ( thể hiện sự hòi hộp khi sẻ mẹ phải đối đầu với chó săn, sự thán phục của tác giả trước hành động dũng cảm bảo vệ con của sẻ mẹ), biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả hành động, dáng vẻ của sẻ già khi lao xuống cứu con. + Hiểu được nội dung ý nghĩ của bài: ca ngợi hành động dũng cảm của sẻ mẹ để bảo vệ con.
- 2. Chuẩn bị: Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK, bảng phụ ghi đoạn cần hướng dẫn đọc diễn cảm. 3. Các hoạt động dạy học A. Bài cũ: Kiểm tra bài Dù sao trái đất vẫn quay B. Dạy bài mới ( 37 phút) 1. Giới thiệu: Dùng tranh ở sách giáo khoa hướng dẫn học sinh quan sát ( Trang 91): quan sát tranh minh họa câu chuyện, các em chú ý : chó săn vượt lên trước người đi săn, há miệng uy hiếp một con sẻ bé bỏng đáng lấy thân mình che chở cho sẻ con. Câu chuyện diến ra và kết thúc ra sao? Các em hãy cùng đọc bài văn “ Con sẻ” 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a. Luyện đọc ( 10 phút ): Để củng cố nâng cao kỹ năng đọc trơn, đọc thầm và rèn kỹ năng đọc diễn cảm ở lớp 4, Gv thường xuyên phải sử dụng biện pháp hướng dẫn HS luyện đọc cả hai hình thức đọc thành tiếng và đọc thầm. Tùy theo mục đích và yêu cầu luyện tập khác nhau, Gv lựa chọn những cách hướng dẫn sao cho phù hợp. - 1HS giỏi hoặc khá đọc toàn bài văn trước lớp, yêu cầu đọc rõ ràng, rành mạch, cả lớp đọc thầm theo. Giáo viên nhận xét sơ bộ cách đọc của học sinh. - Hướng dẫn đọc đoạn nối tiếp : Bài chia ba đoạn, mỗi lượt đọc 5 em + Lần 1: 5 HS đọc, lớp đọc thầm theo, Gv lắng nghe phát hiện lỗi phát âm sai, ngắt hơi không hợp lí ở cụm từ hoặc câu có biện pháp giúp đỡ cá nhân hoặc nhắc nhở chung với cả lớp. + Lần 2: 5 HS đọc, lớp đọc thầm theo kết hợp giao việc học sinh nắm nghĩa của những từ ngữ khó. Ví dụ đoạn 1( SGK ) chú giả Tuồng như là gì? Đoạn 3- Từ Khản đặc dùng để chỉ tiếng kêu của con chim như thế nào? Đoạn 4 – Từ bối rối Chỉ thái độ ra sao? Ngoài ra hỏi thêm: Từ thán phục diễn tả thái độ như thế nào? Đoạn 5 giả nghĩa từ kính cẩn được chú giải trong sách giáo khoa. + Lần 3: 5 học sinh đọc ( giáo viên hướng dẫn học sinh đánh giá nhận xét sự tiến bộ của HS, Gv uốn nắn, khích lệ... ) Phần luyện đọc đoạn trước lớp Gv phải tạo cơ hội để nhiều Hs được thực hành đọc. Qua thực hành H được chỉ dẫn, uốn nắn chu đáo chuẩn bị luyện tập kĩ năng mới: đọc diễn cảm Rõ ràng 3 lần đọc có 3 ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.
- - Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài (lưu ý nhấn giọng ở các từ ngữ miêu tả hành động, thái độ, tình cảm của nhân vât; giọng đọc lúc chậm rải, lúc hơi nhanh theo diễn biến của câu chuyện) b. Tìm hiểu bài (10 phút): Dựa theo các câu hỏi ử sách giáo khoa + Gv yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi 1: trên đường đi, con chó thấy gì? Theo em, nó định làm gì? ( HS phát hiện kiến thức, nhiều HS khác nhận xét bổ sung; Gv chốt lại: Trên đường đi, chó săn đánh hơi thấy một chú sẻ non rơi từ trên tổ xuống. Nó tiến đến để có thể ăn thịt hoặc ngoạm lấy sẻ non ) + Gv yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 2,3,4 và hoạt động nhóm theo bàn để trả lời câu hỏi 2: Việc gì đột ngột xảy ra khiến chó săn phải dừng lại? ( Các nhóm Hs phát hiện: sẻ già lao từ trên cây xuống để cứu con; dáng vẻ của sẻ già hung dữ, khiến chó săn phải dừng lại lùi bước vì cảm thấy trước mặt nó có một sức mạnh làm nó phải ngần ngại). + Gv yêu cầu lớp đọc thầm lướt nhanh đoạn 2,3,4 và trả lời câu hỏi 3: hình ảnh sẻ mẹ dũng cảm lao xuống cứu con được miêu tả như thế nào? ( Hs phát hiện : sẻ già lao xuống như hòn đá rơi xuống trước mõm con chó ....lông dựng ngược, miệng rít lên tuyệt vọng và thảm thiết....nhảy về phía cái mõm há rộng đầy răng của con chó; lấy thân mình phủ kín sẻ con.....giọng yếu ớt nhưng hung dữ và khản đặc. Gv chốt: Hình ảnh sẻ mẹ lao xuống....được miêu tả rất sinh động, gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc. Sẻ mẹ tuy bé nhưng đã thể hiện ý chí quyết tâm rất cao và lòng dũng cảm tuyệt vời con chó tuy to lớn như một con quỹ khống lồ nhưng hpải bối rối dừng lại và lùi bước. ( Giáo viên trình chiếu tranh minh họa trong SK được phóng to lên bảng để học sinh nhận thấy rõ hơn cảnh đối lập đó). + Giáo viên đạt hỏi thêm: vì sao sẻ mẹ có được lòng dũng cảm và sức mạnh tinh thần to lớn như vậy? ( Hs phát hiện: Vì sẻ mẹ rất thương sẻ con bé bỏng, sẵn sàng đem tất cả sức lực, tính mạng của mình để cứu con thoát chết). - Gv gọi 1 Hs đọc đoạn cuối, lớp đọc thầm sau đó hoạt động nhóm 4 trao đổi câu hỏi 4: vì sao tác giả bày tỏ lòng kính phục đối với con sẻ nhỏ bé? ( Sẻ gia fdungx cảm đối đầu với con chó săn to lớn hung dữ để cứu con là hành động đáng được trân trọng khiến con người cũng phải khâm phục. GV nhấn mạnh: lòng thương con, tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng đáng trân trọng ( Liên hệ thực tế thêm ) Qua bài giúp em hiểu được điều gì? (hs phát hiện ca ngợi hành động dũng cảm của sẻ mẹ để bảo vệ con)
- c. Đọc diễn cảm: Để phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh sau khi đã tìm hiểu bài, nắm được nội dung ý nghĩa của bài đọc, muốn đọc diễn cảm tốt phải lựa chọn được giọng điệu, ngữ điệu phù hợp với tình huống miêu tả, thể hiện được tình cảm thái độ của tác giả đối với nhân vật và nội dung miêu tả trong văn bản, giáo viên cần hướng dẫn từ thấp đến cao. Ví dụ: Hai câu đầu đọc bình thường, ngữ điệu kể, câu thứ ba thể hiện sự hồi hộp, bất ngờ ( chú ý ngắt hơi: chợt nó dừng chân và bắt đầu bò, / tuồng như đánh hơi thấy vật gì), nhấn giọng các từ ngữ gợi tả sẻ non ( mép vàng óng , trên đầu có một nhúm lông tơ ) Đoạn 2,3 nhấn giọng những từ ngữ gợi tả hành động, dáng vẻ của sẻ già khi lao xuống cứu con ( ví dụ: lao xuống hư hòn đá....Lông sẻ già dựng ngược, miệng rít lên tuyệt vọng và thảm thiết...giọng nó yếu ớt nhưng hung dữ và khản đặc... Đoạn 4,5 đọc chậm thể hiện thái độ thán phục một cách chân thành của tác giả ( chú ý nhấn giọng: vâng lòng tôi đầy thán phục......kính cẩn, nghiêng mình......bé bỏng, dũng cảm....trước tình yêu của nó ). - Gv yêu cấu từng cặp học sinh lần lượt đọc cho nhau nghe các đoạn 2,3,4,5 ( luyện đọc trong 3 đến 4 phút ) sau đó tổ chức thi đọc diễn cảm; gv học sinh cùng tham gia bình chọn, khen ngợi biểu dương những bạn đọc tốt. 3. Củng cố, dặn dò ( 2- 3 phút ): - Theo em câu chuyện con sẻ ca ngợi điều gì? - nhận xét chung về tiết học, dặn về nhà hãy tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Tìm hiểu thêm em yêu thích nhân vật nào? Vì sao? 4.2. Dạy học bài mới về môn Toán lớp 1 Đối với dạy học bài mới, phần bài học thường được nêu cùng một loại tình huống có vấn đề, giáo viên cần hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ (tranh, ảnh) ở sách giáo khoa hoặc sử dụng đồ dùng dạy học thích hợp để tự học sinh nêu ra vấn đề cần giải quyết. Ví dụ: Khi dạy bài mới: “Phép trừ trong phạm 3” Đây là bài đầu tiên về phép trừ vì vậy giáo viên cần hiểu và giới thiệu cho học sinh khái niệm ban đầu về phép trừ thông qua trực quan và hình vẽ ở sách giáo khoa. Hướng dẫn học sinh tự nêu lên được bài toán, chẳng hạn: “Lúc đầu có 2 con ong đậu trên bông hoa, sau đó 1 con ong bay đi. Hỏi còn lại mấy con ong?” Học sinh tự trả lời câu hỏi của bài toán “Có 2 con ong đậu trên bông hoa, một
- con ong bay đi còn lại 1 con ong. Giáo viên nhắc lại: 2 bớt 1 còn 1 và giới thiệu phép trừ 2 - 1 = 1. Sau đó giáo viên cho học sinh tiếp tục quan sát hình vẽ ở sách giáo khoa và hướng dẫn cho học sinh là phép trừ : 3 - 1 = 2, 3 - 2 = 1 tương tự như đối với phép trừ 2 - 1 = 1. Sau khi học sinh chiếm lĩnh được kiến thức mới, giáo viên cần có biện pháp để giúp học sinh nhớ kiến thức mới đó (công thức tính 3 - 1 = 2, 3 – 2 = 1 và cho học sinh thực hành vận dụng để giải quyết các vấn đề liên quan trong phần bài tập). Phần này hết sức quan trọng cho nên giáo viên cần theo dõi việc làm bài tập của học sinh để khẳng định học sinh đã tự chiếm lĩnh kiến thức mới ở mức độ nào và có biện pháp giúp đỡ kịp thời đối với những học sinh chưa nắm được bài học 4.3.. Dạy bài thực hành luyện tập Khi dạy loại bài này nhiệm vụ chủ yếu nhất là củng cố các kiến thức mà học sinh mới chiếm lĩnh được. Trước hết giúp học sinh nắm kiến thức mới học trong các dạng bài tập khác nhau . Khi học sinh nhận ra các kiến thức đã học thì các em dễ dàng làm được bài, nếu học sinh không nhận ra được các kiến thức đã học trong các bài tập đó thì giáo viên có thể đưa ra những câu hỏi gợi mở để giúp học sinh nhớ lại những kiến thức đã học và vận dụng vào thực hành. Ví dụ: Sau khi học bài “Phép trừ trong phạm vi 4” các em thực hành luyện tập các bài có dạng: 4 -1 = ..... 4 - 2 = ... 4 - 3 = ..... Đối với các bài tập này thì học sinh dễ dàng nhớ lại công thức đã học để vận dụng làm bài. Nhưng với những loại bài tập có dạng : .....- 1 = 3 4 - .....= 2 4 - ...... =1 Nếu học sinh không làm được thì giáo viên đưa ra những câu hỏi gợi mở giúp học sinh nhớ lại những kiến thức đã học như: mấy trừ 1 bằng 3, 4 trừ mấy bằng 2, 4 trừ mấy bằng 1..... Hoặc dạng bài tập : 4 - 1 ....... 3 + 1 ; 4 - 3 ....... 4 - 2 Đây là loại bài tập khó giáo viên cần phải hướng dẫn cho học sinh dựa vào bảng cộng, trừ đã học để thực hiện tính kết quả ở hai vế sau đó so sánh kết quả tính được để lựa chọn dấu thích hợp điền vào chỗ chấm. 4.4.. Giải toán có lời văn Đây là nội dung mà nhiều học sinh còn lúng túng không biết cách giải, cách trình bày cho nên giáo viên cần cho học sinh nắm chắc cách trình bày của một bài toán gồm: Câu lời giải, phép tính, đáp số. Trong đó muốn có lời giải đúng, phù hợp với bài toán cần dựa vào câu hỏi của bài toán; kết quả phép tính, đáp số
- cần ghi tên đơn vị. Khi lập kế hoạch giải giáo viên cần cho học sinh phát hiện các “Từ khoá” trong toán như: Thêm, bớt, bay đi, biếu, gộp, tất cả, bỏ đi ... để dựa vào đó học sinh chọn phép tính thích hợp. Mức độ yêu cầu giải toán có lời văn ở lớp1 phải thực hiện từ thấp đến cao cụ thể là: + Nhìn hình vẽ điền phép tính thích hợp + Nhìn hình vẽ biết nêu tình huống thích hợp (nêu bài toán) + Nhận biết các thành phần của bài toán có lời văn + Giải bài toán có lời văn, các phần của bài giải + Trình bày bài giải hoàn chỉnh + Giải bài toán về thêm, bớt có một phép tính Vì vậy giáo viên phải nắm chắc để yêu cầu học sinh thực hiện khi học toán có lời văn 4.5. Sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học trong dạy học Thiết bị - đồ dùng dạy học là những yếu tố cực kì quan trọng, không thể thiếu được nó góp phần nâng cao hiệu quả dạy học. Đặc biệt là đối với học sinh lớp 1, với đặc điểm tâm sinh lí nhỏ tuổi, tư duy trừu tượng của các em còn hạn chế vì vậy sử dụng đồ dùng dạy học trong quá trình giảng dạy Toán lớp 1 là hết sức cần thiết. Sử dụng đồ dùng dạy học mới có thể gíup cho học sinh có những cảm nhận trực quan, khắc sâu được kiến thức. Sử dụng đồ dùng dạy học là con đường kết hợp chặt chẽ giữa cụ thể và trừu tượng. Khi sử dụng cần coi trọng việc xây dựng cho học sinh biết quan sát một cách có tổ chức, có kế hoạch, biết suy nghĩ tư duy một cách độc lập, linh hoạt sáng tạo, biết nghi nhớ hợp lý, biết tưởng tượng đúng hướng. Sử dụng đồ dùng dạy học chính là tạo điều kiện cho giáo viên đa dạng hoá, cụ thể hoá hoạt động học tập, rèn luyện phát huy tiềm năng của học sinh. Muốn sử dụng đồ dùng dạy học hợp lí có hiệu quả trước hết giáo viên phải biết được cấu tạo, đặc điểm, tính năng tác dụng và cách sử dụng của các bộ phận ở trong bộ thiết bị dạy Toán lớp 1. Ngoài ra giáo viên nên hiểu các hình vẽ (tranh, ảnh) ở sách giáo khoa, các phiếu học tập hoặc bảng phụ ghi sẵn một số phép tính là những đồ dùng rất cần thiết giúp cho giáo viên và học sinh trong dạy và học. Ngoài những ĐDDH đã có giáo viên cần phải tăng cường tự làm thêm những ĐDDH đơn giản, phù hợp tạo cho tiết học nhẹ nhàng, sinh động hơn Ví dụ: Khi dạy bài “Phép trừ trong phạm vi 8” - Giáo viên, học sinh chuẩn bị đồ dùng dạy học gồm: + Bộ đồ dùng dạy học Toán lớp 1 + 8 Hình tam giác, 8 hình vuông, 8 hình tròn bằng bìa
- - Các sử dụng (ở hoạt động thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 7) + Bước 1: Thành lập 8 – 1 = 7 và 8 – 7 = 1 * Giáo viên đính 8 hình tam giác ở bảng phụ và hỏi: “Trên bảng có mấy hình tam giác?” * Học sinh trả lời: Trên bảng có 8 hình tam giác * Giáo viên: “ Tám hình tam giác bớt đi một hình tam giác còn lại mấy hình tam giác?” (Giáo viên vừa nói vừa dùng phấn đánh dấu / thể hiện hình tam giác bớt đi như sách giáo khoa trình bày). * Học sinh: 8 hình tam giác bớt đi 1 hình tam giác còn lại 7 hình tam giác Từ trực quan đó giáo viên đã hình thành cho học sinh phép tính 8 – 1 = 7. Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ ở sách giáo khoa đặt bài toán cho phép tính 8 – 7 = ..... và hình thành được phép tính 8 –7= 1. + Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ ở sách giáo khoa và đồ dùng học tập của mình để hình thành được phép tính: 8–2=6 8–6=2 8–3=5 8– 5 = 3 Mỗi dạng bài có đặc điểm khác nhau, điều quan trọng là giáo viên cần xác định đúng trọng tâm kiến thức, kĩ năng cần đạt của tiết học , hoạch định các hoạt động dạy học rạch ròi; lựa chọn các biện pháp, các kĩ năng sư phạm tố chức dạy học sao cho đúng với đặc trương của từng môn học , tiết học. Với cách làm chỉ đạo dạy một số dạng bài khác nhau/các môn học sau đó rút kinh nghiệm và nhân rộng điển hình. Cách làm này mang lại nhiều hữu ích thiết thực trong đội ngũ. PHẦN III. KẾT LUẬN 1. Kết luận: Với lòng yêu nghề, sự hiểu biết và những kinh nghiệm của bản thân, là người trực tiếp chỉ đạo hoạt động chuyên môn, trong nhiều năm qua tôi đã kiên trì giúp cho đội ngũ của mình từng bước, từng bước đổi mới phương pháp dạy học, nhất là thiết lập được quy trình các thao tác kỹ thuật dạy học trên lớp với vai trò là “người tổ chức, người hướng dẫn, người điều hành, sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học...”. các hoạt động học tập của học sinh đã thực sự đem lại nhiều hiệu quả cao trong dạy học. Cùng với sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi của giáo viên trong quá trình tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ năng lực sư phạm. Với cách đa dạng hóa hình thức bồi dưỡng ( Hội thảo chuyên đề, dự giờ, thao giảng, chuyên môn liên trường...) và thực tế giảng dạy của giáo viên tại trường, phải khẳng định rằng: Nhận thức của giáo viên đã có những chuyển biến đáng kể, từ vai trò người dạy chuyển sang vai trò người tổ chức, hướng dẫn, điều
- hành nhưng vai trò của người giáo viên không bị hạ thấp mà ngược lại đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị và lao động công phu hơn. Với cách dạy mới đã khắc phục được lối dạy cũ thầy giảng trò nghe, thầy đọc trò chép một cách thụ động. Chất lượng giờ dạy của giáo viên được nâng lên rõ rệt, giáo viên giao việc rõ ràng cụ thể; có gợi mở hướng dẫn tiếp sức khi cần thiết; điều hành các hoạt động dạy học đảm bảo phù hợp với dung dung bài học; ngôn ngữ giáo viên dễ hiểu, rõ ràng, diễn đạt lưu loát giảm được những từ, tiếng đệm không hợp lí....kích thích được hứng thú trong học sinh, học sinh tích cực chủ động trong việc tìm tòi phát hiện để tự chiếm lĩnh kiến thức. Biết vận dụng kiến thức vào thực hành luyện tập, chất lượng học tập của học sinh được duy trì giữ vững có tính thuyết phục đối với chính quyền địa phương, nhân dân và phụ huynh học sinh. Học sinh tích cực, tự giác hơn trong học tập, tham gia các hoạt động một cách tích cực; biết mạnh dạn trao đổi những ý kiến của mình cùng bạn bè; tạo sự hợp tác trong quá trình học nhóm. 2. Kết quả đạt được: Qua những lần thanh tra toàn diện của Phòng GD-ĐT Lệ Thuỷ ( Năm học 2003-2004; 2007-2008; 2011-2012 ) chất lượng học sinh đạt cao hơn so những năm học trước: TB trở lên đạt 99,8%, trong đó khá giỏi đạt trên 90%. Kết quả giờ dạy của giáo viên đạt Tốt, khá 100 % ( Ba lần thanh tra toàn diện đều được đoàn thanh tra đề nghị biểu dương tập thể hội đồng sư phạm ) - Năm học 2012-2013: Về kết quả giờ dạy (qua thao giảng ở tổ chuyên môn, hội thảo chuyên đề; dự giờ kiểm tra của phó hiệu trưởng ). TT TS dự Xếp loại Tốt Xếp loại khá Tăng loại tốt so Giảm loại khá với đầu năm so với đầu năm Thao giảng 33 22 66,7 11 33,3 / / / / Dự giờ GV 45 32 71,1 13 28,9 / / / / Tổng cộng 78 54 69,2 24 30,8 / 26,7 / 29,2 - Năm học 2012-2013 có 02 đống chí dự thi Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện và đều đạt kết quả tốt. Đến tại thời điểm này đội ngũ đã có 10/13 đồng chí đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện ( chỉ tính giáo viên trong biên chế ) so với thời điểm năm học 2002 – 2003 chỉ có 01 đồng chí, tăng 09 đồng chí. 3. Một số bài học kinh nghiệm 1. Để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học thành công theo yêu cầu mới, điều quan trọng là người cán bộ quản lí phải coi trọng công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, tập trung giải quyết những bất cập, vướng mắc trong giảng dạy phù hợp với điều kiện của lớp, của trường phù hợp với xu thế đổi mới không
- ngừng của Giáo dục. Đa dạng hóa các loại hình bồi dưỡng, xác định đây là việc làm cấp thiết, công phu, phải tiến hành thường xuyên, liên tục, lâu dài và đồng bộ. 2. Xây dựng nhiều nhân tố điển hình, lực lượng cốt cán tổ khối trưởng, giáo viên dạy giỏi, bởi đây là lực lượng chủ yếu để cùng chuyên môn bồi dưỡng đội ngũ, tạo sự kiến kế trí tuệ tập thể. 3. Phải tổ chức cho giáo viên xác định rõ vị trí, mục đích, nội dung kiến thức, tầm quan trọng của việc dạy học theo các môn học đang đảm nhiệm để xác định đúng được vị trí, mục tiêu, nội dung kiến thức, kĩ năng từng tiết học, môn học, tìm tòi để đưa ra phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn. 4. Giáo viên phải biết đổi mới cách đánh giá kết qủa chất lượng học tập của học sinh, kịp thời khuyến khích học sinh đúng lúc, đúng chỗ tạo cơ hội cho các em tự đánh giá mình, đánh giá bạn, đem lại niềm tin cho các em trong học tập. 5. Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để phụ huynh cùng phối kết hợp giáo dục hình thành cho học sinh nền nếp học tập, chuẩn bị tốt các điều kiện sách vở, đồ dùng học tập… Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi đã được áp dụng và đúc rút từ thực tế chỉ đạo bồi dưỡng các kỹ năng sư phạm cơ bản cho đội ngũ tại trường trong năm học 2012-2013. Với cách làm trên đã giúp đội ngũ có những chuyển biến tích cực về nhận thức, về kỹ năng sư phạm tổ chức dạy học trên lớp, góp phần thực hiện thành công việc đổi mới phương pháp dạy học trong xu thế mới. Chất lượng dạy học được duy trì, chuyển biến vững chắc. Những kinh nghiệm này rất hữu hiệu vì vậy sẽ được tiếp tục áp dụng, rút kinh nghiệm vào những năm học tới. Rất mong sự đóng góp ý kiến của quý lãnh đạo cấp trên. Lệ Thủy, ngày 18 tháng5 năm 2013 Người viết Phó hiệu trưởng Đặng Thị Lan PHẦN PHỤ LỤC NỘI DUNG TRANG 1. PHẦN MỞ ĐẦU Trang1 đến 2 1.1. Lí do chọn đề tài
- 2.2. Điểm mới của đề tài 2. PHẦN NỘI DUNG: 1. Thực trạng ở Trường 1.1. Điều tra, phân tich, xử lí tình huống Trang 3 đến II. Một số biện pháp bồi dưỡng các ký năng sư phạm cho đội ngũ trang 4 giáo viên 1.Đổi mới trên bình diện nhận thức Trang 4 2. Lập kế hoạch bồi dưỡng 3. Bồi dưỡng một số kỹ năng sư phạm cơ bản Trang 5 3.1. Biện pháp khai thác sách giáo khoa 3.2. Biện pháp lựa chọn các phương pháp và kỹ thuật dạy học. 3.2.1. Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức các hoạt động dạy học 3.2.2. Bồi dưỡng kỹ năng hướng dẫn các hoạt động dạy học Trang 6,7 3.2.3. Bồi dưỡng kỹ năng điều hành các hoạt động dạy học 3.2.4. Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại và ứng dụng CNTT 3.2.5. Bồi dưỡng phong cách ngôn ngữ sư phạm theo hướng - Từ trang 8 chuẩn mực đến trang 14 4. Chỉ đạo tổ chức dạy thực hành trên lớp theo từng loại bài học - Dạy bài tập đọc lớp 4 ( bài Con sẻ, SGK Tiếng Việt 4 tập 2, trang 90,91) - Dạy bài mới về Toán lớp 1. - Dạy bài Thực hành luyện tậpToán lớp 1 - Sử dụng đồ dùng trong dạy học 3. Phần kết luận: Trang 15,16 - Ý nghĩa của đề tài. - Những kết quả đạt được - Những bài học kinh nghiệm Phần kiến nghị đề xuất: Không
- TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU PHỤC VỤ CHO VIẾT ĐỀ TÀI 1. Đổi mới phương pháp dạy học tiểu học ( Tài liệu bồi dưỡng giáo viên- Nhà xuất bản Giáo dục năm 2005 ) 2. Bài viết về bồi dưỡng các kỹ năng sư phạm cơ bản - Đồng chí Hoàng Đình Khuyên, Phó trưởng phòng Giáo dục &Đào tạo Lệ Thủy- Năm 2007. 3. Hỏi đáp dạy học Tiếng Việt lớp 4 - Trần Mạnh Hưởng- Bộ giáo dục & Đào tạo, năm 2007. 4. Sách giáo viên Tiếng Việt 4, tập 2- Nhà xuất bản giáo dục năm 2010. 5. Sách giáo khoa Tiếng Việt 4, tập 2- Nhà xuất bản giáo dục năm 2007. 6. Sách giáo viên Toán lớp 1- Nhà xuất bản giáo dục năm 2011. 7. Sách giáo khoa Toán lớp 1 - Nhà xuất bản giáo dục năm 2011. 8. Vở bài tập Toán lớp 1- Nhà xuất bản giáo dục năm 2011.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi giải toán qua mạng Internet
11 p | 830 | 125
-
SKKN: Một số biện pháp học tập tích cực của học sinh tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Anh 7
18 p | 442 | 112
-
SKKN: Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5 tại trường tiểu học số 1 Kiến Giang
12 p | 1079 | 110
-
SKKN: Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý khối 9 theo hướng bền vững
18 p | 987 | 107
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo rèn chữ viết cho học sinh lớp 1
23 p | 508 | 65
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường Tiểu học Nghi Thuận
24 p | 321 | 54
-
SKKN: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG Lịch sử khối THPT chuyên
0 p | 219 | 43
-
SKKN: Một số biện pháp bồi dưỡng và nâng cao tay nghề giáo viên
14 p | 400 | 43
-
SKKN: Một số biện pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở trường mẫu giáo Họa Mi
17 p | 514 | 38
-
SKKN: Một số biện pháp trong việc dạy Tập viết cho học sinh lớp 2
11 p | 459 | 34
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng giáo viên về việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa ở trường tiểu học
11 p | 218 | 19
-
SKKN: Một số biện pháp tổ chức hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở Trường Trung học cơ sở Nguyễn Tự Tân trong năm học 2010-2011
19 p | 152 | 19
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn trường TH Phan Bội Châu - Năm học 2015-2016
17 p | 193 | 16
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện các phương pháp dạy học tích cực cho trẻ tại trường Mầm non Sao Mai
23 p | 141 | 9
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên ở trường THPT số 1 Bảo Thắng năm học 2010-2011
14 p | 179 | 9
-
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường THCS Bình Khê
35 p | 53 | 3
-
SKKN: Một số biện pháp bồi dưỡng giáo viên nâng cao chất lượng môn làm quen chữ cái
26 p | 61 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn