Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên ra đề kiểm tra môn Khoa học theo Thông tư 22/2016<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU <br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Trong những năm học gần đây, việc kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học <br />
liên tục đổi mới, cụ thể: Thông tư 32 (năm 2009); Thông tư 30 (năm 2014) và <br />
Thông tư 22 (năm 2016) sửa đổi, bổ sung Thông tư 30. Mục đích của việc đổi <br />
mới trong kiểm tra, đánh giá nhằm giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương <br />
pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học; kịp thời phát hiện những cố gắng, <br />
tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa <br />
thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định đúng <br />
những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi học sinh để có giải pháp kịp <br />
thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học <br />
sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học. Đồng thời, giúp học sinh <br />
có khả năng tự nhận xét, tham gia nhận xét; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao <br />
tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ. <br />
Công tác đổi mới trong kiểm tra, đánh giá học sinh luôn được Bộ Giáo dục <br />
Đào tạo, các cấp lãnh đạo quan tâm và chỉ đạo sát sao. Tại Phòng GD&ĐT <br />
Krông Ana, tháng 12 năm 2014 đã tổ chức thành công chuyên đề Xây dựng Thư <br />
viện đề kiểm tra cho các trường tiểu học trong huyện, giúp các đơn vị ra đề có <br />
chất lượng và lưu trữ hiệu quả; ngày 24/2/2016 Phòng cũng đã tổ chức tập huấn <br />
thành công việc nâng cao năng lực ra đề kiểm tra theo Thông tư 22/2016<br />
BGDĐT.<br />
Mặc dù đã được tập huấn, chuyên đề nhiều về công tác ra đề song phần <br />
lớn với môn Toán, Tiếng Việt giáo viên thực hiện tương đối nhuần nhuyễn, còn <br />
một số môn học ít tiết như Khoa học, Lịch sử Địa lí,... giáo viên còn lúng túng, <br />
chưa biết cách lập ma trận trước khi ra đề, kĩ năng xây dựng câu hỏi và đề kiểm <br />
tra định kì chưa đúng các mức độ và tỉ lệ theo quy định. Nội dung kiến thức và <br />
hình thức các câu hỏi trắc nghiệm khách quan chưa phong phú, đa dạng. Vì thế, <br />
tôi chọn đề tài Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên ra đề kiểm tra môn Khoa <br />
học theo Thông tư 22/2016 <br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
Đề tài đưa ra một số giải pháp, biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng xây <br />
dựng câu hỏi và đề kiểm tra định kì môn Khoa học theo bốn mức độ cho đội ngũ <br />
giáo viên trong nhà trường.<br />
Giúp giáo viên có kĩ năng thiết kế ma trận đề theo từng giai đoạn kiểm tra, <br />
bám sát ma trận để xây dựng hoàn chỉnh các đề kiểm tra định kì phù hợp với các <br />
đối tượng học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. <br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Minh Hoàng Trường TH Tây Phong 1 <br />
Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên ra đề kiểm tra môn Khoa học theo Thông tư 22/2016<br />
Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên ra đề kiểm tra môn Khoa học theo <br />
Thông tư 22/2016 BGDĐT. <br />
4. Giới hạn của đề tài <br />
Xây dựng câu hỏi và đề kiểm tra định kì môn Khoa học của đội ngũ giáo <br />
viên tại trường tiểu học Tây Phong năm học 2015 2016 đến nay.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp nghiên cứu tài liệu;<br />
Phương pháp điều tra;<br />
Phương pháp thử nghiệm;<br />
Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh;<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
Khoa học là môn học tích hợp các lĩnh vực vật lí, hóa học, sinh học, sức <br />
khỏe hướng đến việc cung cấp cho học sinh những hiểu biết về môi trường tự <br />
nhiên, môi trường nhân tạo; về con người, sức khỏe, bệnh tật và sự an toàn; về <br />
sự đa dạng của thế giới tự nhiên. Bên cạnh trang bị cho học sinh một số kiến <br />
thức cơ bản về thế giới tự nhiên; hình thành và phát triển những kĩ năng, năng <br />
lực như biêt s<br />
́ ử dụng một số dụng cụ thí nghiệm; biết phân tích và xử lí thông <br />
tin; vận dụng được kiến thức khoa học vào tình huống trong học tập và cuộc <br />
sống; mô tả, dự đoán, giải thích hiện tượng; phát hiện và giải quyết các vấn <br />
đề, qua đó giáo dục học sinh biết yêu con người, thiên nhiên, đất nước và có ý <br />
thức bảo vệ môi trường xung quanh. Nội dung kiến thức của môn Khoa học <br />
mang tính trừu tượng, yêu cầu học sinh phải ghi nhớ. <br />
Với mục tiêu giáo dục tiểu học là đào tạo ra con người chủ động, sáng <br />
tạo, sớm thích nghi với lao động, hoà nhập thế giới và góp phần phát triển cộng <br />
đồng. Cùng với các thành tố khác, kiểm tra, đánh giá là một khâu then chốt của <br />
quá trình đổi mới giáo dục phổ thông. Vì vậy, để thực hiện tốt mục tiêu giáo <br />
dục, bên cạnh việc đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học,.... thì <br />
kiểm tra, đánh giá đã thực sự đổi mới theo hướng phát triển trí thông minh, sáng <br />
tạo, tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh.<br />
Việc xây dựng câu hỏi theo bốn mức độ và thiết kế ma trận, đề kiểm tra <br />
theo Thông tư 22/2016BGDĐT giúp cho các đơn vị giáo dục cũng như giáo viên <br />
chủ động và thuận lợi hơn trong việc đánh giá kết quả học tập của từng học <br />
sinh một cách chính xác, sát thực. Để việc kiểm tra, đánh giá của người dạy thực <br />
<br />
Người thực hiện: Lê Minh Hoàng Trường TH Tây Phong 2 <br />
Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên ra đề kiểm tra môn Khoa học theo Thông tư 22/2016<br />
sự khuyến khích và thúc đẩy được sự tự kiểm tra đánh giá của người học thì <br />
cần phải xây dựng được đề kiểm tra đảm bảo về nội dung, tính khoa học, đáp <br />
ứng được yêu cầu về chuẩn kiến thức và kĩ năng, phù hợp mục đích yêu cầu <br />
kiểm tra, đánh giá của các hình thức kiểm tra và phù hợp đối tượng học sinh.<br />
2. Thực trạng<br />
* Thuận lợi:<br />
100% học sinh học 2 buổi/ngày và được học đầy đủ các môn. Cha mẹ học <br />
sinh quan tâm đúng mức đến việc học hành của con cái. Tập thể giáo viên đa <br />
phần là trẻ, nhiệt tình, có lập trường tư tưởng vững vàng, trình độ chuyên môn <br />
tốt, có tinh thần đoàn kết, trách nhiệm cao trong công việc, sẵn sàng khắc phục <br />
khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ.<br />
Hàng năm, nhà trường thường xuyên tổ chức chuyên đề các hoạt động <br />
chuyên môn, trong đó có nội dung xây dựng đề kiểm tra định kì các môn học. Cơ <br />
bản các tổ chuyên môn đã thực hiện tương đối đảm bảo quy trình ra đề và duyệt <br />
đề kiểm tra định kì. Và thông qua kết quả kiểm tra, đánh giá không những giúp <br />
học sinh tích cực, chủ động trong học tập mà còn giúp giáo viên thực hiện tốt <br />
hơn việc đổi mới phương pháp dạy học phù hợp đối tượng học sinh, góp phần <br />
nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.<br />
* Khó khăn:<br />
Trường có phân hiệu Buôn Cuê ... 100% học sinh là người dân tộc thiểu <br />
số, việc nắm bắt kiến thức các môn học, bài học còn rất nhiều hạn chế. <br />
Trường có ba phân hiệu cách xa nhau, nhiều giáo viên nhà ở cách xa <br />
trường (10 đến 40 km) nên cũng ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng công việc.<br />
Trình độ giáo viên không đồng đều; giáo viên trong đơn vị không ổn định, <br />
luân chuyển hàng năm nên khó khăn trong công tác phân công chuyên môn. Hơn <br />
nữa, nhà trường thường xuyên tiếp nhận giáo viên mới ra trường, một số giáo <br />
viên là người dân tộc tại chỗ nên giáo viên còn lúng túng, chưa biết cách lập ma <br />
trận trước khi ra đề, kĩ năng xây dựng câu hỏi và đề kiểm tra định kì chưa đúng <br />
các mức độ và tỉ lệ theo quy định. Vì thế, kiểm tra định kì thường lựa chọn đề <br />
của tổ trưởng tổ chuyên môn là chủ yếu.<br />
Từ những thuận lợi và khó khăn trên, việc đổi mới kiểm tra, đánh giá học <br />
sinh là vấn đề luôn được các cấp quản lý giáo dục quan tâm. Bởi thực hiện tốt <br />
đổi mới kiểm tra, đánh giá sẽ tạo động lực thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy <br />
học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Đề kiểm tra là <br />
<br />
Người thực hiện: Lê Minh Hoàng Trường TH Tây Phong 3 <br />
Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên ra đề kiểm tra môn Khoa học theo Thông tư 22/2016<br />
phương tiện giúp giáo viên thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá học sinh. <br />
Thực tế, ngày 06/11/2016 Thông tư 22/2016BGDĐT mới có hiệu lực và đầu <br />
tháng 02/2017 việc tập huấn ra đề kiểm tra theo TT22/2016 từ cấp tỉnh đến cấp <br />
huyện, trường mới thực hiện xong. Nhưng tại đơn vị TH Tây Phong, ngay đầu <br />
tháng 10 chúng tôi đã triển khai đến đội ngũ giáo viên sớm nắm bắt tinh thần chỉ <br />
đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về các điểm mới được bổ sung, điều chỉnh <br />
một số điều của TT30/2014; mạnh dạn chỉ đạo các khối lớp xây dựng ma trận <br />
và đề kiểm tra định kì học kì I (kể cả môn Khoa học lớp 4, 5) theo bốn mức độ <br />
nhằm giúp giáo viên làm quen trước. Việc ra đề kiểm tra theo ba hay bốn mức <br />
độ trước đây giáo viên cũng đã thực hiện, song điều khó khăn nhất là giáo viên <br />
(đặc biệt là giáo viên người đồng bào, giáo viên trẻ mới ra trường) chưa xác định <br />
chính xác mức độ của các câu hỏi và ra đề chưa đầy đủ tỉ lệ số câu, số điểm, <br />
các mức theo quy định. Vì vậy, công tác bồi dưỡng giáo viên có kĩ năng xây dựng <br />
câu hỏi, đề kiểm tra theo các mức độ và đảm bảo tính khoa học, chất lượng luôn <br />
là vấn đề chúng tôi quan tâm.<br />
* Nguyên nhân khách quan:<br />
Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình nhưng còn thiếu kinh nghiệm trong công <br />
tác giảng dạy và chưa thực sự linh hoạt đổi mới trong công tác kiểm tra, đánh <br />
giá kết quả học tập của học sinh. <br />
Công tác ra đề kiểm tra thực hiện chưa đúng quy trình, chủ yếu là lấy đề <br />
của đồng chí tổ trưởng tổ chuyên môn. <br />
* Nguyên nhân chủ quan:<br />
Khi đánh giá thường xuyên, một số giáo viên chưa biết cách phân hóa đối <br />
tượng học sinh. Trong các tiết học, giáo viên chưa chú trọng đưa thêm hệ thống <br />
câu hỏi “mở” nhằm phát huy tối đa năng lực học tập của những học sinh năng <br />
khiếu nên đa phần các em chưa giải quyết được câu hỏi mức 4 trong bài kiểm <br />
tra định kì.<br />
Khi ra đề kiểm tra định kì, một số giáo viên chưa biết cách lựa chọn và <br />
trải đều các kiến thức học sinh đã học nên đề thường mắc lỗi “nhiều về số câu, <br />
thiếu về nội dung” hoặc câu hỏi và bài tập đồng dạng, lặp lại kiến thức. <br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br />
a) Mục tiêu của giải pháp<br />
Nâng cao kĩ năng xây dựng câu hỏi theo bốn mức độ cho đội ngũ giáo <br />
viên trong nhà trường. <br />
Người thực hiện: Lê Minh Hoàng Trường TH Tây Phong 4 <br />
Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên ra đề kiểm tra môn Khoa học theo Thông tư 22/2016<br />
Giúp giáo viên thiết lập được ma trận đề, sử dụng hiệu quả ma trận đề <br />
để ra hoàn chỉnh các đề kiểm tra định kì môn Khoa học theo Thông tư <br />
22/2016/TTBGDĐT nhằm đánh giá đúng năng lực học tập của các đối tượng <br />
học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.<br />
b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp<br />
b.1. Giúp giáo viên nắm chắc các điểm mới khi đánh giá định kì và ra đề <br />
kiểm tra<br />
Như chúng ta đã biết, Thông tư 30/2014/TTBGDĐT ngày 28/8/2014 quy <br />
định về kiểm tra đánh giá học sinh tiểu học có hiệu lực từ ngày 15/10/2014. Sau <br />
hai năm thực hiện có một số điểm không phù hợp, đặc biệt hồ sơ đánh giá còn <br />
quá cồng kềnh, tạo gánh nặng cho giáo viên. Vì thế, năm học 2016 2017, Bộ <br />
Giáo dục và Đạo tạo đã ban hành Thông tư 22/2016/TTBGDĐT ngày 26/8/2016 <br />
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 30/2014/TTBGDĐT. Đặc biệt, tại <br />
Điều 10 của Thông tư 22/2016 có sửa đổi nội dung các khoản về “đánh giá định <br />
kì”, như: <br />
Khoản 1. Làm rõ khái niệm về đánh giá định kì<br />
Khoản 2. Sửa đổi đánh giá định kì về học tập: cách đánh giá từng môn học <br />
và hoạt động giáo dục; thời điểm làm bài kiểm tra định kì (bổ sung thêm số lần <br />
kiểm tra đối với hai môn Toán, Tiếng Việt lớp 4 và 5); cách thiết kế đề kiểm tra <br />
định kì theo các mức độ.<br />
Vì giữa hai thông tư có nhiều “điều”, “khoản” sửa đổi, bổ sung nên ngay <br />
vào đầu năm học, tôi đã chỉ đạo đội ngũ giáo viên sớm tiếp cận Thông tư bằng <br />
cách tự nghiên cứu trên các trang mạng, Websai,... Khi Thông tư chính thức có <br />
hiệu lực (ngày 06/11/2016), bản thân đã tổ chức tập huấn cấp trường làm rõ hơn <br />
điểm giống và khác nhau khi đánh giá định kì, đặc biệt việc thiết kế đề kiểm tra <br />
định kì theo các mức độ. Cụ thể:<br />
Nội dung Thông tư 30/2014 Thông tư 22/2016<br />
1. Đánh Vào cuối học kì I và cuối năm Vào giữa học kì I, cuối học kì <br />
giá định học, giáo viên chủ nhiệm họp với I, giữa học kì II và cuối năm học, <br />
kì về các giáo viên dạy cùng lớp, thông giáo viên căn cứ vào quá trình <br />
từng môn qua nhận xét quá trình và kết quả đánh giá thường xuyên và chuẩn <br />
học học tập, hoạt động giáo dục khác KTKN để đánh giá học sinh đối <br />
để đánh giá học sinh đối với từng với từng môn học, hoạt động <br />
môn học, hoạt động giáo dục giáo dục thuộc 1 trong 3 mức sau: <br />
thuộc 1 trong 2 mức sau: Hoàn thành tốt<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Minh Hoàng Trường TH Tây Phong 5 <br />
Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên ra đề kiểm tra môn Khoa học theo Thông tư 22/2016<br />
<br />
Hoàn thành Hoàn thành<br />
Chưa hoàn thành Chưa hoàn thành<br />
Các môn học làm bài kiểm tra <br />
Các môn học làm bài kiểm tra <br />
định kì: Tiếng Việt, Toán, Khoa định kì: Tiếng Việt, Toán, Khoa <br />
2. Các học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại <br />
học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại <br />
môn học ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc. ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc.<br />
làm bài Thời điểm kiểm tra: cuối học Thời điểm kiểm tra: <br />
kiểm tra kì I và cuối năm học. + Cuối học kì I và cuối năm <br />
định kì và học: tất cả các môn học trên.<br />
thời điểm + Giữa học kì I và giữa học kì <br />
kiểm tra II: Đối với lớp 4, lớp 5 có thêm <br />
bài KTĐK môn Tiếng Việt và <br />
Toán <br />
3. Các Mức 1: Nhận biết Mức 1: Nhận biết<br />
mức độ <br />
Mức 2: Hiểu và vận dụng Mức 2: Hiểu <br />
của đề <br />
kiểm tra Mức 3: Vận dụng cao Mức 3: Vận dụng <br />
định kì Mức 4: Vận dụng cao / sáng tạo<br />
Từ việc làm trên đã giúp giáo viên nắm rõ đề kiểm tra định kì phù hợp với <br />
chuẩn kiến thức, kĩ năng và gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo bốn <br />
mức độ nhận thức của học sinh. Đây chính là một trong những điểm mới trong <br />
sửa đổi, bổ sung thông tư về kiểm tra, đánh giá học sinh hiện nay.<br />
b.2. Bồi dưỡng kĩ năng xây dựng câu hỏi theo bốn mức độ <br />
Đề bài kiểm tra định kì phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng, từng bước định <br />
hướng phát triển năng lực và đảm bảo phù hợp với đối tượng học sinh của đơn <br />
vị. Vì thế, tùy theo yêu cầu của từng Chuẩn để đặt câu hỏi ở các mức độ thích <br />
hợp.<br />
* Đầu tiên, cho giáo viên nắm được 6 bước xây dựng câu hỏi theo các <br />
mức độ:<br />
+ Xác định mục tiêu đanh gia (VD: nh<br />
́ ́ ằm đánh giá Chuẩn nào? Yêu cầu <br />
cần đạt mỗi chuẩn đó là gì?).<br />
+ Xác định mức độ cần đánh giá (Mức 1: nhận biết; Mức 2: hiểu; Mức 3: <br />
vận dụng ở mức độ đơn giản; Mức 4: vận dụng ở mức cao).<br />
+ Lựa chọn tình huống, bối cảnh (trường hợp mức độ vận dụng).<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Minh Hoàng Trường TH Tây Phong 6 <br />
Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên ra đề kiểm tra môn Khoa học theo Thông tư 22/2016<br />
+ Lựa chọn hình thức câu hỏi(như các dạng: Đúng – Sai; nhiều lựa chọn; <br />
ghép nối; điền khuyết; trả lời ngắn; tự luận; …)<br />
+ Biên soạn câu hỏi; hướng dẫn đánh giá và đáp án.<br />
+ Trong quá trình sử dụng, có thể có những điều chỉnh câu hỏi cho phù <br />
hợp hơn.<br />
* Hướng dẫn giáo viên nắm được nội dung của từng mức độ và cách sử <br />
dụng một số từ/cụm từ/động từ để hỏi trong từng mức độ. <br />
Cụ thể:<br />
Các Sử dụng các từ/ cụm từ / <br />
Nội dung<br />
mức độ động từ để hỏi<br />
Nhớ, nhận ra được, nhắc lại Ai, cái gì, ở đâu, khi nào, thế <br />
Mức 1<br />
được những kiến thức, kĩ nào; nêu, mô tả, kể tên, liệt kê; <br />
năng đã học. bài tập điền từ (đã cho sẵn từ <br />
trước),…<br />
Hiểu biết kiến thức, kĩ năng Trình bày, nêu, so sánh, phân <br />
đã học để trình bày, giải thích, biệt, điền từ vào chỗ chấm <br />
Mức 2 so sánh, … được kiến thức đó. (không cho từ trước), bài tập <br />
đúng – sai, nêu những việc nên <br />
hoặc không nên làm, tìm ví dụ <br />
minh họa,…<br />
Vận dụng kiến thức, kĩ năng Dự đoán, suy luận, giải thích <br />
đã học để giải quyết những vì sao, vì sao nói; sắp xếp thứ tự <br />
Mức 3 tình huống đơn giản, quen các ý trong một thí nghiệm; vẽ sơ <br />
thuộc, tương tự trong học tập, đồ,…. <br />
cuộc sống. <br />
Vận dụng các kiến thức, kĩ Bình luận, đánh giá hoặc giải <br />
năng đã học để giải quyết tình quyết tình huống bằng cách liên <br />
huống mới, phức tạp hoặc hệ với thực tiễn,…<br />
Mức 4<br />
đưa ra những phản hồi hợp lí <br />
trong học tập, cuộc sống một <br />
cách linh hoạt.<br />
* Căn cứ vào nội dung từng mức độ và một số từ/cụm từ/động từ để hỏi <br />
(theo gợi ý trên), yêu cầu giáo viên xác định mức độ của mỗi câu hỏi sau:<br />
Câu 1. Vật tự phát ra ánh sáng là:<br />
A. Mặt Trời C. Mặt Trăng <br />
B. Trái Đất D. Điện <br />
Người thực hiện: Lê Minh Hoàng Trường TH Tây Phong 7 <br />
Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên ra đề kiểm tra môn Khoa học theo Thông tư 22/2016<br />
Câu 2. Điền các từ chiếu sáng; rọi đèn, cản sáng vào chỗ chấm cho phù <br />
hợp:<br />
Phía sau vật chiếu sáng khi được……….. có bóng của vật đó. Bóng của <br />
một vật thay đổi khi vị trí của vật ……..…… đối với vật đó thay đổi.<br />
Câu 3. Sắp xếp các ý từ a đến g theo trình tự phù hợp các bước làm thí <br />
nghiệm lọc nước. <br />
a. Đổ nước đục vào bình.<br />
b. Rửa sạch cát.<br />
c. Quan sát nước sau khi lọc.<br />
d. Quan sát nước trước khi lọc.<br />
e. So sánh kết quả nước trước và sau khi lọc để rút ra nhận xét.<br />
g. Cho cát và bông vào bình lọc.<br />
Trả lời : ……………………………………………………………….............<br />
Câu 4. Lựa chọn các cụm từ vỏ hạt, chất dinh dưỡng dự trữ, phôi (có cụm <br />
từ có thể được dùng hai lần) để điền vào ô phù hợp trong hình vẽ dưới đây: <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Câu 5. Ở nhà và ở trường, em thường nghe có những tiếng ồn khiến em <br />
khó chịu. Em có thể làm gì để góp phần hạn chế tiếng ồn cho bản thân và cho <br />
người khác. <br />
Giáo viên sẽ dễ dàng xác định và giải thích được: câu 1 và câu 2 (mức 1 – <br />
đọc thầm và điền ngay được), câu 3 (mức 3, vì phải hiểu rõ thí nghiệm lọc <br />
<br />
Người thực hiện: Lê Minh Hoàng Trường TH Tây Phong 8 <br />
Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên ra đề kiểm tra môn Khoa học theo Thông tư 22/2016<br />
nước, nắm chắc về quy trình lọc nước thì mới sắp xếp được), câu 4 (mức 2 vì <br />
phải lựa chọn, cân nhắc từ nào điền 2 lần), câu 5 (mức 4, vì giải quyết tình <br />
huống bằng cách liên hệ với thực tiễn).<br />
* Hướng dẫn giáo viên xây dựng câu hỏi theo từng mạch kiến thức của <br />
môn học. Nghĩa là, với mỗi mạch kiến thức, yêu cầu giáo viên ra câu hỏi cho 4 <br />
mức độ của mạch kiến thức đó.<br />
Ví dụ: Với chủ đề Vai trò của các chất dinh dưỡng (Khoa học Lớp 4)<br />
Câu hỏi mức 1. Khoanh vào chữ cái trước ý đúng cho mỗi câu hỏi dưới <br />
đây:<br />
1. Phát biểu nào sau đây là phát biểu đúng về vai trò của chất béo?<br />
A. Giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vitamin A, D, E<br />
B. Xây dựng và đổi mới cơ thể.<br />
C. Không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần thiết để bảo đảm hoạt động <br />
bình thuyường của bộ máy tiêu hóa. <br />
D. Không có giá trị dinh dưỡng nhưng giúp chống táo bón.<br />
2. Cơ thể con người cần được cung cấp đủ dinh dưỡng và năng lượng để:<br />
A. Đảm bảo phát triển bình thường, có sức khỏe tốt và ít bệnh tật.<br />
B. Để phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa.<br />
C. Để phòng bệnh lão hóa xương.<br />
D. Để chống còi xương.<br />
Câu hỏi mức 2. Nối các chất dinh dưỡng ở cột A với các loại thức ăn ở cột B <br />
sao cho phù hợp:<br />
A B<br />
1. Chất bột đường a) Khoai lang<br />
<br />
2. Chất đạm b) Cá<br />
c) Chuối<br />
3. Chất béo<br />
d) Thịt heo<br />
<br />
4. Vi ta min e) Bánh mì<br />
<br />
Câu hỏi mức 3. Vì sao cần ăn rau và quả chín hàng ngày ?<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Minh Hoàng Trường TH Tây Phong 9 <br />
Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên ra đề kiểm tra môn Khoa học theo Thông tư 22/2016<br />
Câu hỏi mức 4. Khi ăn phải phối hợp nhiều loại thức ăn. Em hãy xây <br />
dựng khẩu phần ăn trong một ngày cho gia đình mình.<br />
* Chủ đề Các bệnh truyền nhiễm (Khoa học Lớp 5):<br />
Câu hỏi mức 1. Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi <br />
dưới đây:<br />
1. Trong các bệnh sau, bệnh nào là bệnh truyền nhiễm ?<br />
A. Sốt xuất huyết C. Sốt rét<br />
B. Viêm não D. Cảm lạnh<br />
2. Bệnh sốt rét nguyên nhân do đâu ?<br />
A. Do ăn uống thiếu chất.<br />
B. Do ngủ không mắc màn.<br />
C. Do vệ sinh nhà và môi trường xung quanh chưa sạch sẽ.<br />
D. Bệnh này do kí sinh trùng gây ra.<br />
Câu hỏi mức 2. Trình bày những biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết.<br />
Câu hỏi mức 4. Hiện nay dịch sốt xuất huyết đang bùng phát. Em cần <br />
làm gì để phòng tránh bệnh sốt xuất huyết cho gia đình?<br />
* Sau khi giáo viên đã xác định được mức độ của từng câu hỏi, biết thực <br />
hành viết câu hỏi theo 4 mức độ, tôi hướng dẫn giáo viên cách chuyển câu hỏi <br />
từ mức độ thấp sang mức độ cao hơn hoặc ngược lại.<br />
Ví dụ 1.<br />
Khoanh vào ý trả lời đúng cho câu hỏi sau: <br />
Cho vào cốc nước nóng một thìa bằng kim loại và một thìa bằng nhựa, <br />
một lúc sau em thấy cán thìa nào nóng hơn ? <br />
A. Thìa kim loại<br />
B. Thìa nhựa<br />
+ Câu hỏi trên thuộc mức độ mấy ? + Mức độ 1<br />
+ Muốn chuyển câu hỏi trên thành Giáo viên trao đổi và có thể đưa ra <br />
mức độ 2, anh (chị) sẽ xây dựng nội một số phương án chuyển.<br />
dung như thế nào ? VD (mức 2): Cho vào cốc nước nóng <br />
một thìa bằng kim loại và một thìa <br />
bằng nhựa, một lúc sau em thấy cán <br />
thìa nào nóng hơn ? Vì sao ?<br />
Nhận xét, kết luận: Câu hỏi trên <br />
được chuyển sang dạng hình thức tự <br />
luận, học sinh chỉ cần trả lời ngắn và <br />
giải thích nhằm tái hiện lại kiến thức <br />
Người thực hiện: Lê Minh Hoàng Trường TH Tây Phong 10 <br />
Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên ra đề kiểm tra môn Khoa học theo Thông tư 22/2016<br />
đã học. Ta có câu hỏi mới ở mức độ 2 <br />
rất phù hợp.<br />
Tương tự: <br />
Ví dụ 2. Xác định mức độ của câu hỏi sau và chuyển câu hỏi đó sang mức <br />
độ cao hơn.<br />
Câu hỏi: Em nên và không nên làm gì để bảo vệ nguồn nước ?<br />
Trả lời: + Câu hỏi đã cho thuộc mức 2.<br />
+ Ta có thể chuyển:<br />
Câu hỏi mức 3: Tại sao mọi người cần phải bảo vệ nguồn nước ?<br />
Câu hỏi mức 4: Nhà bạn An ở cạnh nhà em hằng ngày thường gom rác và <br />
vứt cạnh bờ sông. Theo em, hành động trên sẽ gây ra tác hại như thế nào ? Bản <br />
thân em sẽ làm gì để hạn chế việc làm trên ?<br />
Từ việc làm trên, giúp giáo viên thực sự hiểu rõ mức độ của từng câu hỏi <br />
và biết xây dựng câu hỏi theo đúng từng mức độ, đặc biệt là câu hỏi ở mức 2, <br />
mức 3.<br />
b.3. Bồi dưỡng kĩ năng xây dựng hoàn chỉnh đề kiểm tra định kì<br />
Kiểm tra định kì là quá trình tổ chức cho tất cả học sinh làm bài kiểm tra <br />
theo từng môn học để kiểm tra kiến thức các em đã học sau từng giai đoạn học <br />
tập. Môn Khoa học kiểm tra định kì được thực hiện 2 lần/năm. Khi ra đề, giáo <br />
viên đều phải bám vào Chuẩn kiến thức kĩ năng, Hướng dẫn 5842 của Bộ Giáo <br />
dục Đào tạo và đối tượng học sinh của đơn vị để xây dựng đề kiểm tra định kì <br />
phù hợp, nhằm đáp ứng yêu cầu các môn học. <br />
Thông thường, đề bài kiểm tra được thiết kế kết hợp cả hai hình thức <br />
trắc nghiệm và tự luận. Theo Thông tư 22/2016/TTBGDĐT, đề kiểm tra định kì <br />
môn Khoa học được chia tỉ lệ như sau:<br />
Chia theo cấu trúc đề: + Trắc nghiệm: khoảng 70 – 80%<br />
+ Tự luận: khoảng 20 – 30%<br />
Chia theo các mức độ nhận thức: + Mức 1&2: khoảng 60%<br />
+ Mức 3 : khoảng 30%<br />
+ Mức 4 : khoảng 10%<br />
Căn cứ tình hình thực tế của từng trường, khối lớp để xây dựng tỉ lệ câu <br />
trắc nghiệm và tự luận phù hợp cho mỗi hình thức kiểm tra.<br />
Đề kiểm tra định kì được thực hiện theo quy trình 6 bước như sau:<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Minh Hoàng Trường TH Tây Phong 11 <br />
Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên ra đề kiểm tra môn Khoa học theo Thông tư 22/2016<br />
Bước 1: Xác định mục tiêu kiểm tra <br />
Cần xác định rõ bài kiểm tra dùng để đánh giá kết quả học tập của học <br />
sinh vào cuối học kì hay cuối năm đối với môn Khoa học.<br />
Bước 2: Xác định nội dung đánh giá <br />
Việc xác định các nội dung cần đánh giá để đưa vào đề kiểm tra phải dựa <br />
trên những mục tiêu giáo dục đã được cụ thể hóa bằng các chuẩn kiến thức, kĩ <br />
năng ghi trong chương trình từng môn học. Đây là việc làm công phu đòi hỏi <br />
người làm phải quán triệt các mục tiêu cụ thể của từng bài, từng chủ đề của <br />
chương trình. Khi ra đề, giáo viên cần bám vào Chuẩn kiến thức, kĩ năng; <br />
Hướng dẫn số 5842/BGDĐT, để xác định yêu cầu cần đạt của đề kiểm tra phù <br />
hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học theo từng giai đoạn kiểm tra.<br />
Việc xác định nội dung kiểm tra được thực hiện theo những bước sau:<br />
Liệt kê các lĩnh vực kiến thức và kĩ năng cần kiểm tra.<br />
Ví dụ: Yêu cầu cần đạt của đề kiểm tra định kì cuối kì I môn Khoa học <br />
khối lớp 4 và 5 như sau :<br />
Khối lớp Học kì I Cuối năm<br />
Trao đổi chất ở người Không khí<br />
Dinh dưỡng Âm thanh<br />
Phòng bệnh Ánh sáng<br />
4 An toàn trong cuộc sống Nhiệt<br />
Nước Trao đổi chất ở thực vật<br />
Không khí Trao đổi chất ở động vật<br />
Chuỗi thức ăn trong tự nhiên<br />
Sự sinh sản và phát triển của Sự biến đổi của chất <br />
cơ thể người Sử dụng năng lượng <br />
Vệ sinh phòng bệnh Sự sinh sản của thực vật <br />
5 An toàn trong cuộc sống Sự sinh sản của động vật <br />
Đặc điểm và công dụng của Môi trường và tài nguyên <br />
một số vật liệu thường dùng Mối quan hệ giữa môi trường và <br />
con người <br />
<br />
Xác định các mức độ ứng với các kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra.<br />
+ Mức độ nhận biết và thông hiểu: học sinh chỉ cần nhớ và nhận ra <br />
được, giải thích, so sánh, minh hoạ, tìm ví dụ v.v... <br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Minh Hoàng Trường TH Tây Phong 12 <br />
Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên ra đề kiểm tra môn Khoa học theo Thông tư 22/2016<br />
+ Các mức độ vận dụng: học sinh phải vận dụng được vào những tình <br />
huống từ đơn giản tới phức tạp; từ quen thuộc tới mới. Đây là yêu cầu nắm <br />
kiến thức và kĩ năng ở trình độ “vận dụng” (trong trường hợp tình huống phức <br />
tạp, mới thì là vận dụng mức độ cao).<br />
Ví dụ: Phân tích Chuẩn “Chủ đề: Vật chất và Năng lượng” lớp 4 thành <br />
các mức độ yêu cầu:<br />
Mạch<br />
Mức 1 va M<br />
̀ ức 2 Mức 3 va M<br />
̀ ức 4<br />
nội dung<br />
Nêu được một số tính chất của nước và Biết vận dụng tính chất của <br />
ứng dụng một số tính chất đó trong đời nước trong việc giải thích một <br />
sống. số hiện tượng/ giải quyết một <br />
Nêu được nước tồn tại ở ba thể : lỏng, số vấn đề đơn giản <br />
khí, rắn. Thể hiện vòng tuần hoàn của <br />
Mô tả vòng tuần hoàn của nước trong nước trong tự nhiên bằng sơ đồ.<br />
tự nhiên. Thực hiện tiết kiệm nước và <br />
Nước Nêu được vai trò của nước trong đời bảo vệ nguồn nước.<br />
sống, sản xuất và sinh hoạt. <br />
Nêu được một số cách làm sạch nước. <br />
Nêu nguyên nhân làm ô nhiễm nước và <br />
cần sử dụng nước hợp lí; một số biện <br />
pháp bảo vệ nguồn nước; một số hiện <br />
tượng liên quan tới vòng tuần hoàn của <br />
nước trong tự nhiên<br />
Nêu được một số tính chất và thành Biết vận dụng tính chất của <br />
phần của không khí. không khí trong việc giải thích <br />
Nêu được ví dụ ứng dụng một số tính một số hiện tượng/ giải quyết <br />
chất của không khí trong đời sống. một số vấn đề đơn giản<br />
Nêu được vai trò và ứng dụng của <br />
không khí trong sự sống và sự cháy. <br />
Không <br />
Nêu được một số tác hại của bão và <br />
khí<br />
cách phòng chống.<br />
Nêu được một số nguyên nhân gây ô <br />
nhiễm không khí và một số biện pháp <br />
bảo vệ không khí trong sạch.<br />
Nêu được vai trò của không khí đối với <br />
sự cháy <br />
Nhiệt Biết vật nóng hơn có nhiệt độ cao hơn. Sử dụng được nhiệt kế để xác <br />
Nhận biết được vật ở gần vật nóng định nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ <br />
hơn thì thu nhiệt nên nóng lên ; vật ở không khí.<br />
gần vật lạnh hơn thì toả nhiệt nên lạnh Thực hiện được một số biện <br />
đi. pháp an toàn, tiết kiệm khi sử <br />
Nhận biết được chất lỏng nở ra khi nóng dụng các nguồn nhiệt trong sinh <br />
lên, co lại khi lạnh đi. hoạt.<br />
Người thực hiện: Lê Minh Hoàng Trường TH Tây Phong 13 <br />
Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên ra đề kiểm tra môn Khoa học theo Thông tư 22/2016<br />
Kể tên và nêu được vai trò của một số Biết vận dụng đặc điểm nở ra <br />
nguồn nhiệt. khi nóng lên của chất lỏng trong <br />
Kể được tên một số vật dẫn nhiệt tốt việc giải thích một số hiện <br />
và dẫn nhiệt kém. tượng/ giải quyết một số vấn <br />
đề đơn giản trong cuộc sống<br />
Phân biệt được vật tự phát sáng và vật Tránh được những trường <br />
được chiếu sáng hợp ánh sáng quá mạnh chiếu <br />
Phân biệt được một số vật cho ánh vào mắt, không đọc, viết dưới <br />
sáng truyền qua và một số vật không cho ánh sáng quá yếu<br />
Ánh ánh sáng truyền qua. Biết cách vận dụng đặc điểm <br />
sáng của sự tạo thành bóng tối trong <br />
việc giải thích một số hiện <br />
tượng/ giải quyết một số vấn <br />
đề đơn giản.<br />
<br />
Nhận biết âm thanh do vật rung động Thực hiện các quy định không <br />
phát ra. gây ồn nơi công cộng.<br />
Nhận biết được tai nghe thấy âm thanh Biết cách phòng chống tiếng <br />
khi rung động lan truyền từ nơi phát ra ồn trong cuộc sống.<br />
âm thanh tới tai.<br />
Âm <br />
Nêu ví dụ chứng tỏ âm thanh có thể <br />
thanh<br />
truyền qua chất khí, chất lỏng, chất rắn.<br />
Nêu được ví dụ về ích lợi của âm thanh <br />
trong cuộc sống. <br />
Nêu được VD về tác hại của tiếng ồn <br />
và một số biện pháp chống tiếng ồn.<br />
Bước 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra<br />
Việc thiết kế ma trận cho các đề kiểm tra định kì là khâu cực kì quan <br />
trọng không thể bỏ qua, nhằm xác định các tiêu chí cần kiểm tra, đánh giá. <br />
Khung ma trận đề kiểm tra định kì cần thể hiện đầy đủ các nội dung: Yêu cầu <br />
cần đạt của nội dung hay mạch kiến thức cần kiểm tra theo các mức độ trong <br />
phạm vi kiểm tra ; tỉ lệ số điểm, số câu hỏi, loại câu hỏi cho mỗi mức độ tương <br />
ứng từng mạch kiến thức; tổng số điểm, số câu hỏi của bài kiểm tra. Khi xây <br />
dựng khung ma trận, giáo viên cần căn cứ Chuẩn kiến thức, kĩ năng, hướng dẫn <br />
5842/BGDĐT và mức độ nhận thức của đối tượng học sinh từng khối lớp, từng <br />
trường để xây dựng số lượng câu hỏi, loại câu hỏi và tỉ lệ điểm phù hợp cho <br />
mỗi mức độ.<br />
Để tránh tạo áp lực cho giáo viên trong khâu ra đề, chúng tôi yêu cầu khối <br />
trưởng chịu trách nhiệm chính thiết kế khung ma trận. Sau khi thống nhất lựa <br />
<br />
Người thực hiện: Lê Minh Hoàng Trường TH Tây Phong 14 <br />
Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên ra đề kiểm tra môn Khoa học theo Thông tư 22/2016<br />
chọn nội dung các mạch kiến thức kiểm tra với giáo viên giảng dạy môn Khoa <br />
học trong tổ, tổ trưởng tổ chuyên môn xây dựng ma trận đề theo trình tự sau:<br />
Lập bảng hai chiều, chiều dọc ghi lĩnh vực nội dung (kiến thức, kĩ năng) <br />
cần kiểm tra; chiều ngang là các cấp độ nhận thức cần đánh giá (mức độ 1 <br />
nhận biết, mức độ 2 thông hiểu, mức độ 3 vận dụng, mức độ 4 vận dụng <br />
cao). <br />
Liệt kê nội dung các mạch kiến thức cần kiểm tra (vào cột đầu tiên).<br />
Chia tỉ lệ số câu hỏi, số điểm cho mỗi chuẩn tương ứng.<br />
Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột.<br />
Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết.<br />
Số câu Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng<br />
Mạch<br />
và số <br />
nội dung KQ TL KQ TL KQ TL KQ TL KQ TL<br />
điểm<br />
Số câu<br />
1. …………<br />
Số điểm<br />
Số câu<br />
2. ………<br />
Số điểm<br />
3. Số câu<br />
……………… Số điểm<br />
Số câu<br />
4…..<br />
Số điểm<br />
Số câu<br />
Tổng:<br />
Số điểm<br />
<br />
Bước 4: Biên soạn câu hỏi theo ma trận<br />
Đề bài kiểm tra định kì được tiến hành trong thời gian một tiết học <br />
(khoảng 40 phút). Đề cần có đủ các nội dung cơ bản về kiến thức, kĩ năng và <br />
yêu cầu tối thiểu học sinh cần đạt theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học ở <br />
mỗi giai đoạn kiểm tra. Vì thế, viên soạn câu hỏi theo ma trận đề kiểm tra cần <br />
đảm bảo nguyên tắc: loại câu hỏi, số câu hỏi, nội dung, cấp độ nhận thức câu <br />
hỏi do ma trận đề quy định.<br />
Các câu hỏi trong đề kiểm tra cần đảm bảo tính chính xác, khoa học, phù <br />
hợp đối tượng học sinh theo đặc điểm vùng miền và phù hợp với thời gian kiểm <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Minh Hoàng Trường TH Tây Phong 15 <br />
Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên ra đề kiểm tra môn Khoa học theo Thông tư 22/2016<br />
tra. Nội dung các câu hỏi cần được diễn đạt rõ ràng, đơn nghĩa và được thiết kế <br />
theo các mức độ nhận thức của học sinh. <br />
Đối với câu hỏi trắc nghiệm khách quan: nên thiết kế nhiều dạng trắc <br />
nghiệm như điền khuyết, ghép đôi, đúng – sai, nhiều lựa chọn để làm cho đề <br />
kiểm tra phong phú, không gây nhàm chán cho học sinh khi làm bài. Trong đó:<br />
+ Dạng câu hỏi có nhiều lựa chọn: Mỗi câu hỏi thiết kế 4 phương án, <br />
trong đó phương án đúng phải rõ ràng, chính xác; các phương án khác có độ <br />
nhiễu vừa phải và tương đồng nhau. Hạn chế ra loại câu hỏi phủ định. <br />
+ Dạng câu hỏi đúng sai: không nên xây dựng nội dung của 01 bài học, <br />
cần dàn trải mỗi phương án là nội dung của 01 bài học.<br />
Ví dụ: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống.<br />
A. Động vật sống được là nhờ thức ăn, không cần không khí.<br />
B. Nhiệt độ sôi của nước là 100 OC.<br />
C. Các loài thực vật đều có nhu cầu nước, chất khoáng như nhau.<br />
+ Dạng câu hỏi ghép đôi và điền khuyết: Thông tin ở cột A ít hoặc nhiều <br />
hơn thông tin ở cột B.<br />
Ví dụ: Nối ô chữ ở cột A với ô chữ ở cột B sao cho phù hợp<br />
A B<br />
<br />
1. Len<br />
a) Dẫn nhiệt tốt<br />
<br />
2. Đồng<br />
<br />
<br />
3.Nhôm<br />
b) Dẫn nhiệt kém<br />
4. Gỗ<br />
<br />
<br />
+ Câu hỏi điền khuyết: Nếu cho trước từ ngữ (mức 1); nêu không cho <br />
trước từ ngữ (mức 2). Số từ cho trước để yêu cầu điền nhiều hơn chỗ trống <br />
nhằm gây nhiễu, phát huy tính tư duy của học sinh.<br />
Bước 5: Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án và thang điểm)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Minh Hoàng Trường TH Tây Phong 16 <br />
Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên ra đề kiểm tra môn Khoa học theo Thông tư 22/2016<br />
Hướng dẫn chấm là phương thức tái hiện lại toàn bộ nội dung câu trả lời <br />
cho từng câu hỏi trong đề kiểm tra. Hướng dẫn chấm càng cụ thể, càng chi tiết <br />
sẽ giúp cho giáo viên dễ dàng khi chấm.<br />
Vì vậy, căn cứ nội dung các câu hỏi, yêu cầu giáo viên xây dựng hướng <br />
dẫn chấm cụ thể, chi tiết, thể hiện rõ các phương án lựa chọn hoặc thứ tự từ <br />
ngữ điền khuyết (dạng câu hỏi trắc nghiệm) và viết rõ nội dung từng ý, thang <br />
điểm chấm (câu hỏi tự luận). Tránh tình trạng xây dựng chung chung, nội dung <br />
sơ sài.<br />
Bước 6: Điều chỉnh và hoàn thiện đề kiểm tra. <br />
Sau khi biên soạn xong, cần kiểm tra lại việc biên soạn đề kiểm tra: <br />
tính <br />
chính xác, tính khoa học, phù hợp với chuẩn đánh giá, cấp độ nhận thức cần <br />
đánh giá và thời gian dự kiến làm bài. Tiến hành điều chỉnh câu hỏi cho phù hợp <br />
nếu thấy cần thiết (như: tăng/giảm độ khó trong câu hỏi bằng cách tăng/giảm <br />
thông tin, độ nhiễu, yêu cầu,….) của câu hỏi hoặc tình huống đã đưa ra.<br />
Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.<br />
Ví dụ: Minh họa ma trận đề kiểm tra và đề kiểm tra định kì cuối năm học <br />
môn Khoa học (Lớp 4):<br />
Ma trận đề kiểm tra: <br />
Số câu Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng<br />
Mạch<br />
và số <br />
nội dung KQ TL KQ TL KQ TL KQ TL KQ TL<br />
điểm<br />
Số câu<br />
1. Không khí<br />
Số điểm<br />
Số câu<br />
2. Âm thanh<br />
Số điểm<br />
Số câu<br />
3. Ánh sáng <br />
Số điểm<br />
Số câu<br />
4. Nhiệt<br />
Số điểm<br />
5. Trao đổi Số câu<br />
chất ở thực vật Số điểm<br />
6. Trao đổi Số câu<br />
chất ở động <br />
vật Số điểm<br />
7. Chuỗi thức Số câu<br />
ăn trong tự <br />
nhiên Số điểm<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Minh Hoàng Trường TH Tây Phong 17 <br />
Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên ra đề kiểm tra môn Khoa học theo Thông tư 22/2016<br />
Số câu<br />
Tổng:<br />
Số điểm<br />
Minh họa đề kiểm tra theo ma trận:<br />
Câu 1.(2 điểm) Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi <br />
câu sau:<br />
1. Bão có thể gây ra những tác hại là:<br />
A. Làm đổ nhà cửa. C. Phá hại hoa màu.<br />
B. Gây ra tai nạn cho con người. D. Cả 3 ý trên<br />
2. Những yếu tố gây nên ô nhiễm không khí là: <br />
A. Khói, bụi, khí độc<br />
B. Các loại rác thải không được xử lí hợp vệ sinh<br />
C. Tiếng ồn, khói, bụi, khí độc, các loại rác thải không được xử lí hợp vệ <br />
sinh<br />
D. Tiếng ồn<br />
3. Vật tự phát ra ánh sáng là:<br />
A. Mặt Trời B. Mặt Trăng C. Trái Đất D. <br />
Điện <br />
4. Âm thanh có thể lan truyền qua:<br />
A. Chất khí, chất lỏng C. Chất lỏng, chất rắn <br />
B. Chất khí, chất rắn D. Chất khí, chất lỏng, chất rắn<br />
Câu 2.(2 điểm) Nối ô chữ ở cột A với ô chữ ở cột B sao cho phù hợp<br />
A B<br />
<br />
1. Len<br />
a) Dẫn nhiệt tốt<br />
<br />
2. Đồng<br />
<br />
<br />
3.Nhôm<br />
b) Dẫn nhiệt kém<br />
4. Gỗ<br />
<br />
<br />
Câu 3.(1,5 điểm) Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống.<br />
A. Động vật sống được là nhờ thức ăn, không cần không khí.<br />
B. Nhiệt độ sôi của nước là 100 OC.<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Minh Hoàng Trường TH Tây Phong 18 <br />
Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên ra đề kiểm tra môn Khoa học theo Thông tư 22/2016<br />
C. Các loài thực vật đều có nhu cầu nước, chất khoáng như nhau.<br />
Câu 4.(1,5 điểm) Điền các từ cỏ, thỏ, cáo vào ô trống để chỉ mối quan hệ <br />
thức ăn trong sơ đồ sau:<br />
<br />
1. …………. 2. …………. 3. ………….<br />
<br />
<br />
Câu 5. (1 điểm) Nêu tác hại của tiếng ồn đối với con người.<br />
...................................................................................................................................................<br />
...........................................................................................................................................................<br />
Câu 6. (1 điểm) Em cần làm những gì để góp phần bảo vệ bầu không khí ?<br />
............................................................................................................................