“Một số biện pháp huy động nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất trong trường mầm <br />
non” _k2a_<br />
TÓM TẮT SÁNG KIẾN<br />
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến<br />
Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) đã thông qua Nghị quyết số 29<br />
NQ/TW “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu <br />
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định <br />
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Như chúng ta đã biết, thế kỷ <br />
XXI là thế kỷ của trí tuệ, là thế kỷ của nền kinh tế tri thức. Với sự thay đổi <br />
của nền kinh tế xã hội và công nghệ hóa. Mục tiêu của giáo dục mầm non <br />
là chăm sóc, giáo dục trẻ phát triển một cách toàn diện, chuẩn bị tốt tâm thế <br />
cho trẻ vào lớp một. Để đạt được mục tiêu đó, mỗi trường mầm non cần <br />
phải có đủ các điều kiện: cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đội ngũ cán <br />
bộ, giáo viên, nhân viên có năng lực và những điều kiện cần thiết khác.<br />
<br />
Từ nhận thức sâu sắc về vai trò của người cán bộ quản lý trong công <br />
tác tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tôi lựa chọn nghiên <br />
cứu và áp dụng đề tài: “Một số biện pháp huy động nguồn vốn để tăng <br />
cường cơ sở vật chất trong tr ường m ầm non ”.<br />
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến<br />
Điều kiện áp dụng sáng kiến: Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, <br />
Hội cha mẹ học sinh, lãnh đạo địa phương, lãnh đạo thành phố.<br />
Thời gian áp dụng sáng kiến : Năm học 2014 – 2015, năm học 2015 – <br />
2016, 2016 2017.<br />
Đối tượng áp dụng sáng kiến: Cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giáo <br />
viên, nhân viên trong trường mầm non và các cháu học sinh…<br />
3. Nội dung sáng kiến<br />
Những biện pháp này giúp cho Hiệu trưởng trường mầm non làm tốt <br />
công tác tham mưu, tranh thủ sự quan tâm của các lãnh đạo cấp có thẩm <br />
quyền để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học trong nhà <br />
trường, đáp ứng được mục tiêu chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong <br />
<br />
1<br />
“Một số biện pháp huy động nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất trong trường mầm <br />
non” _k2a_<br />
thời kỳ đổi mới, hướng tới xây dựng nhà trường có đủ các tiêu chí về cơ sở <br />
vật chất, trang thiết bị dạy học của trường mầm non chuẩn Quốc gia trong <br />
tương lai. <br />
Tính mới, tính sáng tạo thể hiện:<br />
+ Hiệu trưởng làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của <br />
toàn xã hội, huy động sức mạnh tổng hợp của mọi nguồn lực cùng chăm lo <br />
cho giáo dục mầm non. Tham mưu tích cực với các cấp lãnh đạo nhằm tăng <br />
cường cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học…<br />
Khả năng áp dụng của sáng kiến:<br />
+ Đề tài “Một số biện pháp huy động nguồn vốn để tăng cường cơ <br />
sở vật chất trong trường mầm non ” đã được áp dụng trong trường mầm <br />
non tôi đang công tác trong năm học 2014 – 2015 đến nay.<br />
+ Cách thức áp dụng: Trong mỗi biện pháp tôi trình bày rất chi tiết, cụ <br />
thể, có tính thiết thực, đan xen giữa lý luận soi sáng thực tiễn. Thông qua <br />
việc áp dụng các biện pháp trên đã giúp cho cơ sở vật chất, trang thiết bị của <br />
nhà trường ngày càng khang trang, đầy đủ góp phần nâng cao chất lượng <br />
chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.<br />
Lợi ích thiết thực của sáng kiến: Sáng kiến đã giúp cho Hiệu trưởng <br />
nắm chắc thực trạng cơ sở vật chất và sự cần thiết phải đổi mới cho phù <br />
hợp với cơ chế phát triển của xã hội, từ đó nỗ lực tham mưu và tranh thủ sự <br />
hỗ trợ của các cấp, các ngành và toàn xã hội xây dựng nhà trường phát triển <br />
toàn diện.<br />
4. Giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến<br />
Sáng kiến đã được áp dụng có hiệu quả từ năm học 2014 – 2015 đến <br />
nay bằng những kết quả cụ thể và có khả năng áp dụng tại các trường mầm <br />
non trong toàn Thành phố.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
“Một số biện pháp huy động nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất trong trường mầm <br />
non” _k2a_<br />
5. Đề xuất khuyến nghị<br />
Đề nghị Hội đồng khoa học các cấp tạo điều kiện cho việc mở rộng <br />
phạm vi áp dụng của đề tài trong phạm vi các trường mầm non trong Thành <br />
phố Hải Dương.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MÔ TẢ SÁNG KIẾN<br />
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến<br />
1.1. Cơ sở lý luận<br />
Trong công cuộc đổi mới của đất nước, giáo dục có một vị trí hết sức <br />
quan trọng đó là thực hiện mục tiêu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và <br />
bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước. Mục tiêu đó đã được khẳng định rõ trong <br />
Luật giáo dục năm 2005 đó là: “Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong <br />
hệ thống giáo dục Quốc dân, là cơ sở ban đầu cho việc hình thành nhân cách <br />
con người mới xã hội chủ nghĩa và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ <br />
vào bậc Tiểu học”. Chính vì lẽ đó mà sự nghiệp Giáo dục nói chung và Giáo <br />
dục Mầm non nói riêng đang nhận được sự quan tâm rất lớn của Đảng, Nhà <br />
nước và của toàn xã hội. Đặc biệt năm học 2015 – 2016, với nhiệm vụ phát <br />
triển giáo dục theo chương trình hành động số 53CT/TU ngày 12/3/2014 của <br />
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần <br />
thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn <br />
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa <br />
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập <br />
quốc tế”, tập trung phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non có <br />
năng lực, có tâm huyết với nghề, đặc biệt phải có cơ sở hạ tầng (lớp học, <br />
<br />
3<br />
“Một số biện pháp huy động nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất trong trường mầm <br />
non” _k2a_<br />
sân chơi, bãi tập, phòng chức năng, phòng thực hành…) được kiên cố hóa, <br />
các trang thiết bị (bàn ghế, giá kệ, máy chiếu, máy tính, đồ dùng phục vụ bán <br />
trú…) đạt chuẩn đáp ứng được yêu cầu của giáo dục mầm non trong thời kỳ <br />
đổi mới. Với trách nhiệm lớn lao đó, hơn ai hết Hiệu trưởng nhà trường <br />
phải năng động, sáng tạo, biết phát huy sức mạnh tổng hợp của các ban <br />
ngành đoàn thể, lực lượng toàn xã hội cùng chăm lo cho thế hệ tương lai.<br />
1.2. Cơ sở thực tiễn<br />
Trong những năm qua, cơ sở vật chất của các trường mầm non trong <br />
toàn thành phố nói chung đã được Đảng và Nhà nước quan tâm song vẫn còn <br />
nhiều bất cập và khó khăn như: Một số đơn vị quy hoạch trường lớp chưa <br />
khoa học, còn thiếu phòng học, sân chơi, bãi tập, phòng học không đạt yêu <br />
cầu so với quy định, một số công trình đã xuống cấp song chưa được sửa <br />
chữa kịp thời, hệ thống đồ dùng, đồ chơi theo danh mục quy định còn thiếu, <br />
đồ chơi ngoài trời nghèo làn, đơn điệu...<br />
Trường mầm non tôi đang quản lý có 16 phòng học, phân đều về 03 <br />
điểm trường, trong đó có 01 điểm được xây từ năm 2011, có khuôn viên rộng <br />
rãi, các phòng học đủ diện tích, thoáng mát, công trình vệ sinh khép kín đúng <br />
tiêu chuẩn, còn 02 điểm được xây dựng từ năm 1980, một số phòng chỉ đạt <br />
được từ 30 – 35m2, hệ thống nhà vệ sinh riêng biệt và dùng chung trong toàn <br />
trường, các phòng chức năng chưa đủ theo quy định… đồ dùng, trang thiết bị <br />
phục vụ công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tuy được bổ sung hàng <br />
năm song chưa đủ theo yêu cầu từng lứa tuổi, mặc dù nhà trường đã khuyến <br />
khích giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo song giá trị sử dụng, tính thẩm <br />
mỹ còn hạn chế. Hệ thống đồ dùng, đồ chơi ngoài trời một số đã cũ. <br />
Với trách nhiệm là Hiệu trưởng tôi luôn trăn trở, suy nghĩ mình phải <br />
làm gì, làm như thế nào để có một nhà trường với hệ thống trường lớp, trang <br />
thiết bị dạy học khang trang, hiện đại đáp ứng được yêu cầu của giáo dục <br />
mầm non trong giai đoạn hiện nay, vì vậy tôi lựa chọn nghiên cứu và áp <br />
<br />
4<br />
“Một số biện pháp huy động nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất trong trường mầm <br />
non” _k2a_<br />
dụng đề tài: “Một số biện pháp huy động nguồn vốn xây dựng cơ sở <br />
vật chất trong trường m ầm non ”.<br />
2. Điều tra thực trạng<br />
Để tiến hành đề tài: “Một số biện pháp huy động nguồn vốn để tăng <br />
cường cơ sở vật chất trong tr ường m ầm non ” tôi tiến hành khảo sát những <br />
nội dung sau đây:<br />
Bảng 1: Khảo sát tình hình cơ sở vật chất (từ năm học 2014 – 2015, <br />
2015 – 2016)<br />
Tổng số Phòng học Phòng học chưa Số phòng chức <br />
Năm học<br />
phòng học đúng quy cách đúng quy cách năng còn thiếu<br />
2014 2015 16 06 10 02<br />
2015 2016 16 08 08 01<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tổng số Bếp ăn đúng Bếp ăn chưa đúng Bếp ăn còn thiếu<br />
Năm học<br />
bếp ăn quy cách quy cách<br />
2014 2015 03 01 02 0<br />
2015 2016 03 02 01 0<br />
<br />
Bảng 2: Khảo sát kết quả về kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật <br />
chất và trang thiết bị trường học (đơn vị: đồng)<br />
Kinh phí đầu tư các nguồn (sửa chữa + mua sắm)<br />
Các đoàn thể và <br />
Năm học<br />
Hỗ trợ tỉnh Thành phố nguồn học phí, ngân Dân đóng góp<br />
sách<br />
20142015 900.000.000 117.049.000 70.100.000<br />
2015 2016 400.000.000 700.000.000 120.870.000 46.600.000<br />
Qua kết quả khảo sát cho thấy: <br />
Tổng số diện tích trong toàn trường là 1415m2, diện tích sân chơi là <br />
600m2, tổng số phòng học tính đến tháng 9 năm 2016 là 16 phòng học, trong <br />
đó đúng quy cách là 08 phòng, số phòng chức năng còn thiếu là 01 phòng.<br />
<br />
<br />
5<br />
“Một số biện pháp huy động nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất trong trường mầm <br />
non” _k2a_<br />
Một số phòng học chưa đúng quy cách, chưa đảm bảo diện tích theo <br />
quy chuẩn, một số phòng đã xuống cấp có hiện tượng bị bong tróc, rộp, vữa <br />
trần bong ra từng mảng, nhà vệ sinh còn dùng chung, tường bao quanh trường <br />
một số chỗ bị đổ, rạn nứt, bếp ăn bán trú chưa đủ diện tích, chưa đúng theo <br />
tiêu chuẩn bếp ăn một chiều, sân chơi, tập của trẻ chật hẹp, phòng chức năng <br />
còn thiếu so với quy định, cổng trường cũ nát, tường bao đổ siêu vẹo, không <br />
đảm bảo về an ninh và an toàn cho trẻ ... đồ dùng, trang thiết bị dạy học còn <br />
hạn chế chưa đáp ứng đủ nhu cầu theo từng độ tuổi. Mặc dù giáo viên tích cực <br />
làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo song tính thẩm mỹ và giá trị sử dụng chưa cao.<br />
Công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo về việc xây dựng, sửa chữa <br />
cơ sở vật chất của Hiệu trưởng đã rất cố gắng song hiệu quả chưa cao.<br />
Nhà trường chưa huy động tối đa sức mạnh tổng hợp của các tổ <br />
chức xã hội vào công cuộc xây dựng và phát triển nhà trường.<br />
Tốc độ cải tạo cơ sở vật chất và mở rộng diện tích khuôn viên <br />
trường học còn chậm so với nhu cầu thực tế.<br />
Công tác xã hội hóa giáo dục mức độ huy động còn thấp so với điều <br />
kiện kinh tế của phụ huynh học sinh.<br />
Công tác tuyên truyền của cán bộ, giáo viên, nhân viên về các hoạt <br />
động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và thu hút sự quan tâm của phụ huynh <br />
học sinh với cơ sở vật chất nhà trường còn hạn chế. <br />
Sau đây là một số hình ảnh minh họa thực trạng cơ sở vật chất, trang <br />
thiết bị của nhà trường:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
“Một số biện pháp huy động nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất trong trường mầm <br />
non” _k2a_<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ảnh 1: Tường lớp học bị bong tróc, ẩm mốc, môi trường không an toàn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ảnh 2: Một số bức tường bị nứt, thấm giột mất an toàn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
“Một số biện pháp huy động nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất trong trường mầm <br />
non” _k2a_<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ảnh 3: Phòng học chật hẹp, không đảm bảo diện tích<br />
* Từ kết quả khảo sát thực trạng trên tôi tìm ra một số biện pháp <br />
nhằm khắc phục như sau:<br />
3. Các biện pháp thực hiện<br />
3.1. Biện pháp 1: Công tác tự bồi dưỡng của Hiệu trưởng và bồi dưỡng <br />
cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên<br />
3.1.1. Công tác tự bồi dưỡng của Hiệu trưởng<br />
Phẩm chất và năng lực là hai yếu tố rất cơ bản của người cán bộ <br />
quản lý và có tính chất quyết định sự phát triển của mỗi nhà trường, do vậy <br />
người Hiệu trưởng trước hết phải là chỗ dựa, là niềm tin, là gương sáng cho <br />
cán bộ, giáo viên, nhân viên về tư tưởng, phẩm chất chính trị, trình độ <br />
chuyên môn nghiệp vụ, năng lực lãnh đạo quản lý. Chính vì vậy, trong quá <br />
trình quản lý nhà trường, người quản lý cần không ngừng tu dưỡng, học tập, <br />
nắm chắc các Chỉ thị, Nghị quyết, các văn bản chỉ đạo của các cấp, Điều lệ <br />
trường mầm non, tiêu chuẩn trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia, Quy định <br />
danh mục thiết bị mầm non tối thiểu theo từng độ tuổi, Nghị quyết số 29<br />
NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về <br />
8<br />
“Một số biện pháp huy động nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất trong trường mầm <br />
non” _k2a_<br />
Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu <br />
công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng <br />
xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, Đề án phát triển giáo dục giai đoạn <br />
2015 – 2020… <br />
Bên cạnh đó, người Hiệu trưởng cần nắm vững những vấn đề chung <br />
về quản lý và phát triển cơ sở vật chất trường học, xác định được thực <br />
trạng cơ sở vật chất của nhà trường, không được trông chờ, ỷ lại vào sự <br />
đầu tư của ngân sách Nhà nước và mang tính bao cấp, quan tâm đến điều <br />
kiện kinh tế hiện tại, quan điểm chỉ đạo của lãnh đạo địa phương… từ đó <br />
hiểu rõ được tầm quan trọng, sự cần thiết của hệ thống trường lớp đúng <br />
quy cách đối với sự phát triển của giáo dục mầm non. Khi quy hoạch phải <br />
hàm chứa toàn bộ cơ sở vật chất nhà trường trong một tổng thể thống nhất, <br />
hợp lý, khoa học, bố trí các phòng chức năng, phòng học, sân chơi, bãi tập, <br />
nhà vệ sinh…phù hợp với diện tích thực tế, phù hợp với địa hình, không <br />
gian, cảnh quan xung quanh nhà trường.<br />
3.1.2. B ồi d ưỡ ng tư t ưở ng chính trị, đạ o đứ c lối sống cho độ i ngũ <br />
cán bộ, giáo viên, nhân viên<br />
Ban Giám hiệu nhà trường bồi dưỡng công tác tư tưởng chính trị cho <br />
đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: Triển khai đầy đủ, kịp thời các chủ <br />
trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước, của ngành, của trường để <br />
từ đó xác định lập trường quan điểm của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên, <br />
củng cố niềm tin và giúp mỗi người xác định được vị trí việc làm của mình <br />
trong sự nghiệp giáo dục.<br />
Thông qua các buổi họp Hội đồng sư phạm quán triệt, tuyên truyền <br />
các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, các văn bản quy phạm pháp <br />
luật, kế hoạch xây dựng, cải tạo, mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy <br />
học…giúp cho cán bộ, giáo viên, nhân viên có lập trường và quan điểm đúng <br />
<br />
<br />
<br />
9<br />
“Một số biện pháp huy động nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất trong trường mầm <br />
non” _k2a_<br />
đắn, có nhận thức sâu rộng và làm tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh <br />
học sinh. <br />
Phát động tới 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên hưởng ứng các cuộc <br />
vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc <br />
vận động “Hai không”, cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương <br />
đạo đức tự học và sáng tạo” và các phong trào thi đua, đặc biệt phong trào <br />
làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo, phong trào trang trí tạo môi trường giáo dục…<br />
Quan tâm và thực hiện tốt công tác phát triển Đảng: Trường là một <br />
tập thể tốt, một Chi bộ vững mạnh cần có lực lượng đảng viên tiên phong <br />
gương mẫu tham gia vào các vị trí chủ chốt trong nhà trường.<br />
Quan tâm đến quyền lợi tập thể, cá nhân: Nền kinh tế thị trường <br />
phát triển có ảnh hưởng rất lớn tới đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong <br />
khi điều kiện nguồn thu nhập còn hạn hẹp và không có điều kiện làm thêm <br />
để phát triển kinh tế gia đình. Vì vậy tôi luôn quan tâm đến đời sống vật <br />
chất, tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên. Tạo điều kiện cải thiện đời <br />
sống, kinh tế, điều kiện làm việc cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên.<br />
Thực hiện đầy đủ chế độ chính sách của Nhà nước: Chi lương từ <br />
mùng 5 – 10 hàng tháng, tăng lương đúng định kỳ, tăng lương sớm cho những <br />
người lập thành tích xuất sắc theo quy chuẩn của nhà trường, chế độ nghỉ hè <br />
hàng năm, chế độ thai sản, chế độ dưỡng sức, tiết kiệm nguồn học phí, tăng <br />
thu nhập cuối năm…tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên nhân viên yên tâm, <br />
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.<br />
Quan tâm đến quyền lợi chính trị, tinh thần cho cán bộ, giáo viên, <br />
nhân viên: Tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội phát triển về mọi mặt <br />
như học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính <br />
trị…, phấn đấu thành giáo viên giỏi các cấp, phấn đấu thành đảng viên hoặc <br />
có hướng phát triển.<br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
“Một số biện pháp huy động nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất trong trường mầm <br />
non” _k2a_<br />
Bên cạnh những việc làm trên, kỷ luật trong nhà trường phải thật <br />
nghiêm minh, kiên quyết xử lý với những tổ, cá nhân vi phạm các điều cấm <br />
làm ảnh hưởng đến đạo đức nhà giáo, hình ảnh của nhà trường.<br />
3.1.3. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo <br />
viên, nhân viên nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ<br />
Để có lòng tin đối với các cấp lãnh đạo, lòng tin đối với nhân dân thì <br />
hiệu quả chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu <br />
trong mỗi nhà trường. Khi đã tạo được niềm tin thì việc tuyên truyền kêu <br />
gọi sự tự nguyện, sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình sẽ rất thuận lợi. <br />
Nhận thức được vấn đề này, tôi đã chỉ đạo từ Ban giám hiệu đến các tổ <br />
chuyên môn phải thường xuyên nghiêm túc làm tốt công tác tự bồi dưỡng <br />
chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện nghiêm túc chương trình thời gian biểu, <br />
luôn đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động. Hình thức <br />
bồi dưỡng thông qua các chuyên đề do Sở Giáo dục – đào tạo, Phòng Giáo <br />
dục – đào tạo tổ chức, các tổ chuyên môn sinh hoạt chuyên đề đảm bảo có <br />
chiều sâu, đạt hiệu quả cao, chọn cử giáo viên tham gia các lớp đào tạo nâng <br />
cao, các lớp bồi dưỡng, tập huấn do cấp trên tổ chức..., tích cực tổ chức các <br />
tiết dạy mẫu, nhân điển hình gương người tốt, việc tốt, tham gia tích cực <br />
Hội thi do các cấp tổ chức như Hội thi “Giáo viên giỏi” các cấp, tham gia các <br />
hoạt động ngoại khóa , các sân chơi dành cho trẻ do các cấp tổ chức. <br />
Với chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có chuyên môn <br />
nghiệp vụ vững vàng, có lòng nhiệt tình yêu nghề, mến trẻ, đã tạo được <br />
niềm tin tưởng và sự ủng hộ của lãnh đạo địa phương, các ban ngành đoàn <br />
thể, phụ huynh học sinh...từ đó đã tạo điều kiện thuận lợi về việc hỗ trợ <br />
vật lực, tài lực cho nhà trường.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
“Một số biện pháp huy động nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất trong trường mầm <br />
non” _k2a_<br />
3.2. Biện pháp 2: Làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của <br />
toàn xã hội về tầm quan trọng của giáo dục mầm non<br />
Để không ngừng nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục <br />
mầm non trong thời kỳ đổi mới thì Hiệu trưởng phải làm tốt công tác tuyên <br />
truyền về vị trí, vai trò, ý nghĩa của việc đầu tư cho giáo dục, trong đó quan <br />
tâm đến hệ thống trường lớp. Làm tốt công tác truyền thông tạo ra sự <br />
chuyển biến, nhận thức của các ban ngành, các cấp, các lực lượng xã hội, <br />
cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh cùng chăm lo cho sự nghiệp <br />
giáo dục mầm non. Hình thức tuyên truyền tôi thực hiện như sau:<br />
Xây dựng các góc tuyên truyền của trường và lớp với hình ảnh và <br />
nội dung thẩm mỹ, ngắn gọn, dễ hiểu ở những vị trí dễ quan sát, ví dụ: <br />
tuyên truyền nội dung chương trình giáo dục mầm non, giáo dục trẻ tự kỷ, <br />
trẻ khuyết tật hòa nhập, phổ biến kiến thức nuôi con theo khoa học, mô hình <br />
sơ đồ xây dựng phòng học, phòng chức năng…cùng với hòm thư góp ý, trao <br />
đổi thông tin qua truy cập hệ thống camera giám sát, mạng xã hội <br />
Facebook…<br />
Tổ chức họp phụ huynh học sinh từ 2 – 3 lần/năm: thông qua các chủ <br />
trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, kế hoạch cụ thể của <br />
nhà trường cùng thảo luận thống nhất một số khoản thu mua sắm đồ dùng, <br />
đồ chơi theo công văn hướng dẫn của Ủy ban nhân dân Tỉnh, đồng thời phát <br />
động tinh thần ủng hộ xã hội hóa giáo dục, kêu gọi sự hỗ trợ của các nhà <br />
hảo tâm để bổ sung trang thiết bị cho nhà trường.<br />
Hàng tháng viết tin bài gửi Đài truyền thanh của phường phát tin tới <br />
các khu dân cư trên địa bàn phường với những nội dung:<br />
Ví dụ: Công tác phổ cập giáo dục, công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, <br />
giáo dục trẻ, công tác phòng chống dịch bệnh, kế hoạch xây dựng, sửa chữa, <br />
mua sắm của nhà trường.<br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
“Một số biện pháp huy động nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất trong trường mầm <br />
non” _k2a_<br />
Phối hợp với đài truyền hình, đài phát thanh Thành phố đến đưa tin <br />
khi nhà trường tổ chức các ngày hội, ngày lễ trọng đại như: “Ngày Hội đến <br />
trường của bé” kết hợp với đón “Giấy chứng nhận trường mầm non đạt tiêu <br />
chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 3”…<br />
Tổ chức tốt các phong trào thi đua, các hoạt động ngoại khóa cho trẻ <br />
để tạo động lực trong việc huy động tiềm năng đóng góp của cộng đồng, có <br />
sự chứng kiến tham gia trực tiếp của cộng đồng như tổ chức các hoạt động <br />
ngày hội, ngày lễ như: Lễ hội Trung thu, ngày Hội chào xuân, ngày hội tạo <br />
hình…có sự tham gia của giáo viên, phụ huynh. Tổ chức tốt Hội thi “Giáo <br />
viên giỏi” cấp cơ sở, tham dự tích cực đạt hiệu quả trong Hội thi “Giáo viên <br />
giỏi” cấp thành phố nhân điển hình, tôn vinh người tốt, việc tốt, mời phụ <br />
huynh học sinh tham dự buổi khám sức khỏe định kỳ cho các cháu…Kết quả <br />
đã nhận được nhiều quà trao tặng như: hệ thống tủ úp ca cốc Inox, váy múa <br />
cho học sinh…<br />
Với những hình thức tuyên truyền trên đã huy động được sức mạnh <br />
tổng hợp của các ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm, <br />
cha mẹ học sinh…góp phần đẩy mạnh chất lượng giáo dục toàn diện, khai <br />
thác, huy động tiềm năng của cộng đồng hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang <br />
thiết bị cho nhà trường.<br />
3.3. Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch tăng cường cơ sở vật chất và trang <br />
thiết bị trường học<br />
Muốn cơ sở vật chất nhà trường được quan tâm thì việc xây dựng kế <br />
hoạch là một vấn đề rất cần thiết và quan trọng đối với người cán bộ quản <br />
lý. Có đầu tư xây dựng kế hoạch mới giúp chúng ta làm việc theo đúng kế <br />
hoạch và đạt kết quả cao, song kế hoạch phải phù hợp với kinh phí của đơn <br />
vị, tình hình kinh tế của địa phương và phải mang tính chiến lược, lâu dài, <br />
phải dựa trên các kết quả khảo sát chi tiết cụ thể toàn bộ cơ sở vật chất, <br />
trang thiết bị dạy học qua từng năm và điều kiện thu nhập của nhân dân địa <br />
<br />
13<br />
“Một số biện pháp huy động nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất trong trường mầm <br />
non” _k2a_<br />
phương, căn cứ vào tỉ lệ huy động trẻ đến trường hàng năm để xây dựng kế <br />
hoạch một cách phù hợp, sát với thực tế của đơn vị.<br />
Kế hoạch xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết <br />
bị phục vụ công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ được xây dựng và <br />
được cụ thể hóa theo từng năm học:<br />
* Kế hoạch xây dựng và sửa chữa cơ sở vật chất:<br />
Năm học 2014 – 2015: Dự kiến Xây mới công trình vệ sinh khép kín <br />
(05 phòng vệ sinh); sửa lại bếp nấu ăn; làm lại toàn bộ hệ thống lan can <br />
tầng 2 cho khu B; quét lại vôi ve cho khu A và khu B. Xây mới phòng hoạt <br />
động âm nhạc, cải tạo làm tường ngăn để mở thêm một lớp học tại khu C; <br />
Năm học 2015 – 2016: Dự kiến xây lại toàn bộ tường bao mở rộng <br />
diện tích sân chơi cho khu A, khu B; Làm mới lại biển trường cho cả 3 khu; cải <br />
tạo lại phòng làm việc cho Phó hiệu trưởng tại khu B; <br />
+ Năm học 2016 – 2017: Dự kiến xây mới bếp ăn theo đúng tiêu chuẩn <br />
bếp ăn một chiều, phòng y tế, nhà kho, cải tạo lại nhà vệ sinh, sửa chống dột <br />
cho khu A; ốp lát lại toàn bộ nền nhà lớp học, làm nhà vòm cho khu C; <br />
* Kế hoạch mua sắm trang thiết bị đồ dùng:<br />
Năm học 2014 – 2015: Dự kiến mua sắm 04 bộ máy tính, 05 máy in, <br />
bổ sung đồ dùng, đồ chơi quy định theo danh mục tối thiểu với từng độ <br />
tuổi.lắp hệ thống điện 3 pha ưu tiên cho cả 3 khu; lắp đặt hệ thống điều hòa <br />
2 chiều; lắp hệ thống cửa kính khung lõi thép cho khu A; Lắp đặt hệ thống <br />
Camera cho 100% nhóm lớp và các bếp ăn trong toàn trường, 01 bộ âm li loa <br />
đài cho khu B, bổ xung hệ thống bàn ghế đúng quy cách, giá tủ đồ chơi, tủ <br />
đựng đồ dùng cá nhân cho một số nhóm lớp, <br />
Năm học 2015 – 2016: Dự kiến mua sắm bổ xung 03 bộ điều hòa <br />
không khí hai chiều, bổ xung hệ thống bàn ghế đúng quy cách cho một số <br />
nhóm lớp, một máy tính laptop , bổ sung đồ dùng, đồ chơi quy định theo danh <br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
“Một số biện pháp huy động nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất trong trường mầm <br />
non” _k2a_<br />
mục tối thiểu với từng độ tuổi; Mua tủ cơm điện cho khu A, khu C, tủ sấy bát <br />
cho khu A.<br />
Năm học 2016 – 2017: Dự kiến mua sắm 01 tủ sấy bát cho khu B, hệ <br />
thống đồ dùng phục vụ công tác bán trú, bổ sung đồ dùng, đồ chơi quy định <br />
theo danh mục tối thiểu với từng độ tuổi và đồ chơi vận động ở góc vận <br />
động.<br />
Hàng năm, các kế hoạch trên sau khi xây dựng được thông qua Hội <br />
đồng trường có Quyết nghị và thông qua Hội đồng sư phạm nhà trường công <br />
khai với phụ huynh học sinh trình lên các cấp có thẩm quyền phê duyệt.<br />
3.4. Biện pháp 4: Công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo đầu tư kinh <br />
phí để tăng cường cơ sở vật chất cho nhà trường<br />
Để kế hoạch tăng cường cơ sở vật chất trong nhà trường trở thành <br />
hiện thực, thì Hiệu trưởng nhà trường phải làm tốt công tác tham mưu với <br />
các cấp có thẩm quyền để tranh thủ các nguồn vốn từ dự án cấp Tỉnh, cấp <br />
Thành phố cấp cho giáo dục mầm non, từ dự án xây dựng kiên cố hóa <br />
trường học, nguồn kinh phí của địa phương và huy động sự tài trợ của các <br />
cấp, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, các tổ chức xã hội và từ phụ huynh <br />
học sinh… Để tìm tiếng nói chung cho từng chủ trương, từng việc làm, từng <br />
bước đi trong công tác này thì việc xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà <br />
trường với cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, các ngành, các cấp và các <br />
bậc phụ huynh là nhiệm vụ nòng cốt của Hiệu trưởng, từ đó làm cho các lực <br />
lượng hữu quan thấy được thực trạng, trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi cá <br />
nhân, từng tổ chức đối với giáo dục mầm non trong giai đoạn trước mắt và <br />
lâu dài.<br />
Trước hết, để tham mưu có hiệu quả, người cán bộ quản lý phải chọn <br />
đúng thời cơ, xác định đúng đối tượng mình cần tham mưu, có như vậy mới <br />
lên kế hoạch, xây dựng chủ trương sát và đúng với thực tế.<br />
Ví dụ:<br />
<br />
15<br />
“Một số biện pháp huy động nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất trong trường mầm <br />
non” _k2a_<br />
+ Tham mưu với lãnh đạo địa phương về kế hoạch xây dựng cơ sở <br />
vật chất của nhà trường theo Đề án của ngành học, Đề án của Uỷ ban nhân <br />
dân Thành phố, Đề án phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi của Tỉnh.<br />
+ Tham mưu với Phòng Giáo dục Đào tạo Thành phố trong việc xây <br />
dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất theo từng giai đoạn, tham mưu hỗ trợ <br />
thêm kinh phí đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị dạy học.<br />
+ Tham mưu với chính quyền địa phương, Hội cha mẹ học sinh, các tổ <br />
chức xã hội về việc mua sắm trang thiết bị từ ngân sách địa phương và nhân <br />
dân đóng góp.<br />
+ Tham mưu với Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hỗ trợ công <br />
sức và kinh phí trồng cây xanh.<br />
+ Tham mưu với Trạm Y tế phường trong công tác chăm sóc sức khỏe <br />
cho trẻ theo định kỳ 2 lần/năm, tổ chức tiêm phòng vắc xin, hỗ trợ phun <br />
thuốc sát khuẩn theo định kỳ.<br />
+ Tham mưu với các bậc phụ huynh: Hỗ trợ kinh phí mua sắm đồ <br />
dùng, đồ chơi phục vụ giảng dạy, hệ thống điều hòa hai chiều cho nhóm <br />
lớp.<br />
Khi tham mưu Hiệu trưởng phải xác định được đối tượng, cấp có <br />
thẩm quyền, thời gian, địa điểm cần tham mưu cho phù hợp và phải bền bỉ, <br />
kiên trì, tế nhị, rõ ràng ở từng góc độ và vừa sức để đạt được kết quả. Khi <br />
xác định được đối tượng tham mưu thì phải hoàn thiện khẩn trương hệ <br />
thống hồ sơ và hệ thống hồ sơ phải đảm bảo đúng quy trình. <br />
Ví dụ: Quy trình trước khi trình hồ sơ về nhu cầu xây mới và sửa chữa <br />
cơ sở vật chất:<br />
+ Tổ chức họp lãnh đạo mở rộng gồm các thành phần chủ chốt: Ban <br />
Giám hiệu, Ban chấp hành công đoàn, Ban Thanh tra nhân dân trường học, tổ <br />
trưởng chuyên môn, tổ kế toán tài vụ (tùy theo tính chất cuộc họp có thể mời <br />
thêm Đại diện hội cha mẹ học sinh)… Sau khi kiểm tra hiện trạng về tình <br />
<br />
16<br />
“Một số biện pháp huy động nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất trong trường mầm <br />
non” _k2a_<br />
trạng thực tế cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học thảo lu ận thống nh ất <br />
làm biên bản, hồ sơ báo cáo lãnh đạo địa phương.<br />
+ Phối hợp với lãnh đạo địa phương lập hồ sơ, tờ trình đề nghị lãnh <br />
đạo Thành phố, lãnh đạo Tỉnh thẩm định khảo sát thực tế đưa vào kế hoạch <br />
xin cấp kinh phí xây mới, sửa chữa phòng học công trình phụ trợ và đồ dùng, <br />
trang thiết bị dạy học.<br />
Các hình thức tham mưu: Có thể thông qua hội họp, thông qua báo <br />
cáo định kỳ, báo cáo tham luận, thông qua việc mời các đoàn lãnh đạo xuống <br />
trực tiếp nhà trường để xem xét nắm bắt tình hình.<br />
3.5. Biện pháp 5: Nâng cao vai trò trách nhiệm của nhà trường trong <br />
công tác xã hội hóa giáo dục<br />
Với quan điểm chỉ đạo “Đẩy mạnh xã hội hóa, tạo điều kiện thuận <br />
lợi về cơ chế , chính sách để mọi tổ chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia <br />
giáo dục mầm non” (Đề án Phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006 – <br />
2015 của Thủ tướng Chính phủ), có thể nói xã hội hóa giáo dục có vai trò rất <br />
lớn, ảnh hưởng nhiều đến thành tựu của ngành giáo dục đặc biệt với bậc <br />
học mầm non. Trong thực tế, sự hỗ trợ của phụ huynh và các tổ chức xã hội <br />
đã góp phần tăng cường các điều kiện, phương tiện để nâng cao chất lượng <br />
chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ đáp ứng được mục tiêu của giáo dục <br />
mầm non trong thời kỳ đổi mới. Công tác xã hội hóa giáo dục tôi rất quan <br />
tâm và đã tìm ra những giải pháp hữu hiệu như sau:<br />
Trước hết, để thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục cần đảm bảo <br />
quy trình sau:<br />
+ Xây dựng kế hoạch huy động nguồn xã hội hóa bao gồm: Mục đích <br />
huy động, đối tượng huy động, đối tượng được hưởng lợi, hình thức huy <br />
động, dự kiến nguồn huy động, cách thức tổ chức….<br />
+ Họp Hội đồng sư phạm bàn kế hoạch thực hiện xã hội hóa.<br />
<br />
<br />
<br />
17<br />
“Một số biện pháp huy động nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất trong trường mầm <br />
non” _k2a_<br />
+ Họp Ban đại diện Hội Cha mẹ học sinh – Ban Giám hiệu nhà <br />
trường.<br />
+ Công khai nội dung huy động nguồn xã hội hóa giáo dục.<br />
+ Tổ chức niêm yết công khai tại đơn vị từ 10 – 15 ngày.<br />
+ Trình Ủy ban nhân dân phường, Phòng Giáo dục Đào tạo Thành <br />
phố.<br />
+ Sau khi nhất trí với chủ trương xã hội hóa giáo dục, nhà trường tiến <br />
hành thực hiện.<br />
Để đạt được kết quả, nhà trường đã làm tốt công tác tuyên truyền <br />
đường lối chính sách, quan điểm của Đảng và tầm quan trọng của giáo dục <br />
mầm non trong thời kỳ đổi mới. Tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức <br />
khác nhau như ở các góc trong trường, lớp với những nội dung thiết thực, <br />
ngắn gọn, dễ hiểu, ngoài ra còn tổ chức tuyên truyền qua các buổi họp phụ <br />
huynh và qua các phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời xây dựng cơ <br />
chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng trong tổ chức xã <br />
hội…<br />
* Kết quả huy động: Được sự quan tâm của phụ huynh và các tổ chức <br />
xã hội, từ năm học 2014 2015 đến năm học 2016 2017, Xây mới và cải <br />
tạo được một số phòng học, phòng chức năng, bếp ăn, nhà vệ sinh đúng tiêu <br />
chuẩn theo như dự kiến ban đầu (còn nhà vòm và lát lại nền nhà lớp học cho <br />
khu C sẽ thực hiện vào dịp hè của năm học 2016 – 2017) và nhà trường cũng <br />
đã mua sắm trang bị được nhiều trang thiết bị dạy học hiện đại, cải tiến các <br />
điều kiện làm việc và nâng cao chất lượng sinh hoạt cho trẻ tại trường như <br />
hệ thống máy tính, máy chiếu, hệ thống điều hòa hai chiều, bình ủ nước <br />
nóng mùa đông, hệ thống đồ chơi ngoài trời, tủ cơm, máy sấy bát tiệt <br />
trùng… Hội Cha mẹ học sinh tặng 16 tủ úp ca cốc Inox chất lượng cao… <br />
Để đảm bảo công tác công khai, minh bạch và dân chủ, việc thu chi từ <br />
nguồn xã hội hóa giáo dục phải tuân thủ đúng mục tiêu, đúng nguyên tắc tài <br />
<br />
18<br />
“Một số biện pháp huy động nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất trong trường mầm <br />
non” _k2a_<br />
chính và được công khai minh bạch, nhà trường tôn trọng đóng góp của các <br />
đối tượng qua hòm thư góp ý hoặc trực tiếp.<br />
4. Kết quả đạt được<br />
Sau gần 3 năm áp dụng sáng kiến tại cơ sở đã đạt được kết quả sau:<br />
Bảng 1: Kết quả về cơ sở vật ch ất của nhà trườ ng (từ năm <br />
học 2013 – 2014 đến năm học 2016 – 2017):<br />
<br />
<br />
Năm học Tổng số Phòng học Phòng học chưa Số phòng chức <br />
phòng học đúng quy cách đúng quy cách năng còn thiếu<br />
2014 2015 16 6 10 2<br />
2015 2016 16 8 8 1<br />
2015 2016 16 10 6 0<br />
<br />
Bảng 2: Kết quả về kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và <br />
trang thiết bị trong nhà trường (đơn vị: đồng):<br />
<br />
Kinh phí đầu tư các nguồn (sửa chữa + mua sắm)<br />
Các đoàn thể và từ <br />
Năm học<br />
Hỗ trợ tỉnh Thành phố nguồn học phí, ngân Dân đóng góp<br />
sách<br />
900.000.00<br />
20142015 117.049.000 70.100.000<br />
0<br />
700.000.00<br />
20152016 400.000.000 120.870.000 46.600.000<br />
0<br />
110.000.00<br />
2016 2017 500.000.000 125.803.000 26.700.000<br />
0<br />
Nhận xét: <br />
Trong những năm học vừa qua, được sự quan tâm của các cấp lãnh <br />
đạo Tỉnh, Thành phố, cấp ủy Đảng, chính quyền, nhân dân và phụ huynh <br />
học sinh cùng với sự quyết tâm cố gắng, nỗ lực khắc phục mọi khó khăn <br />
của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường, Ban Giám hiệu tích <br />
cực tham mưu với các cấp, các ngành hàng năm đã được đầu tư kinh phí từ <br />
19<br />
“Một số biện pháp huy động nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất trong trường mầm <br />
non” _k2a_<br />
nguồn kinh phí của Nhà nước để tăng cường cơ sở vật chất cho nhà trường <br />
với những kết quả cụ thể như sau:<br />
+ Cơ sở vật chất, cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp. Tổng số <br />
kinh phí đầu tư cho xây dựng mới và cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất từ <br />
năm học 2014 – 2015 đến năm học 2016 – 2017 hỗ trợ của Tỉnh và Thành <br />
phố là 2.610.000.000 đồng.<br />
+ Nhà trường đã tích cực làm công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo <br />
để xây dựng khu trung tâm theo tiêu chí trường chuẩn Quốc gia, công trình <br />
được chia làm 3 giai đoạn, hiện nay đang hoàn tất giai đoạn 2 (dự kiến tháng <br />
8 năm 2017 sẽ đưa vào sử dụng). Huy động từ các nguồn xã hội hóa giáo <br />
dục và từ nguồn chi không thường xuyên, nguồn dân góp đã mua sắm được <br />
100 bàn và 200 ghế học sinh, 16 bộ điều hòa Funuki 2 chiều, trang bị 02 tủ <br />
sấy bát tiệt trùng, 02 tủ cơm, bình ủ nước nóng, hệ thống đồ dùng phục vụ <br />
công tác bán trú, xây mới phòng hoạt động âm nhạc, vẽ tranh tường có nội <br />
dung tuyên truyền phù hợp với trường mầm non tại cả 03 điểm trường <br />
trang bị đủ đồ dùng, đồ chơi trong lớp và ngoài trời theo đúng quy định.<br />
+ Ngoài ra, trường còn vận động giáo viên và phụ huynh cùng <br />
hưởng ứng phong trào tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp như <br />
trồng cây xanh, cây cảnh, cây bóng mát, cụ thể: đầu năm học đã huy động <br />
được 51 cây xanh, cây cảnh, chậu hoa các loại… <br />
Mối quan hệ và sự phối hợp giữa nhà trường với các cấp, các <br />
ngành và các tổ chức xã hội ngày càng được gắn bó và được sự quan tâm <br />
sâu sắc, năm học 2015 – 2016 H ội ch ữ th ập đỏ, UBMTTQ phường tặng <br />
13 xuất quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhân ngày 1/6, tết trung <br />
thu, tết Nguyên đán, mỗi xuất quà có trị giá từ 100.000 – 300.000 ngàn <br />
đồng; UBND phường tặng quà cho các cháu nhân dịp tết Trung thu, ngày <br />
1/6… động viên CBGVNV nhân ngày 20/11, ngày 8/3, ngày tết Nguyên <br />
đán….<br />
<br />
20<br />
“Một số biện pháp huy động nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất trong trường mầm <br />
non” _k2a_<br />
Trình độ chuyên môn, năng lực quản lý lãnh đạo của đội ngũ cán <br />
bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường ngày càng được nâng cao, nề nếp, <br />
kỷ cương được củng cố và hoàn thiện, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ <br />
ngày càng nâng cao (có học sinh giải A trong “Tri ển lãm sản phẩm tạo <br />
hình của bé” cấp Tỉnh; có giáo viên đạt giải nhất trong hội thi “Giáo viên <br />
dạy giỏi, nhân viên nuôi dưỡng giỏi” cấp Thành phố, tạo đượ c niềm tin <br />
đối với các bậc phụ huynh học sinh.<br />
* Với tất cả những kết quả trên đã khẳng định được vị trí của nhà <br />
trường, luôn giữ vững là tập thể Lao động tiên tiến trong nhiều năm liền. <br />
Sau đây là một số hình ảnh minh họa cho kết quả huy động nguồn vốn để <br />
xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị của nhà trường.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ảnh 5: Toàn cảnh nhà trường sau khi sửa chữa và cải tạo<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
21<br />
“Một số biện pháp huy động nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất trong trường mầm <br />
non” _k2a_<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ảnh 6: Phòng học khang trang sau khi sửa chữa<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ảnh 7: Phòng Hoạt động âm nhạc<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
22<br />
“Một số biện pháp huy động nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất trong trường mầm <br />
non” _k2a_<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ảnh 8: Bếp ăn bán trú sau khi được sửa chữa<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ảnh 9: Bếp ăn bán trú sau khi được sửa chữa.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
23<br />
“Một số biện pháp huy động nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất trong trường mầm <br />
non” _k2a_<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ảnh 10: Hệ thống camera giám sát hoạt động của trường<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ảnh 11: Tủ cơm điện, máy sấy bát tiệt trùng<br />
<br />
<br />
24<br />
“Một số biện pháp huy động nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất trong trường mầm <br />
non” _k2a_<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ảnh 12: Nhà vệ sinh sau khi được sửa chữa<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
25<br />
“Một số biện pháp huy động nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất trong trường mầm <br />
non” _k2a_<br />
<br />
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận<br />
Công tác huy động nguồn vốn tăng cường cơ sở vật chất, mua sắm <br />
trang thiết bị trong nhà trường là một nhiệm vụ rất quan trọng với Hiệu <br />
trưởng – người đứng đầu đơn vị. Đây là một việc làm rất khó khăn vì vậy đòi <br />
hòi bản thân Hiệu trưởng phải có trình độ năng lực, thường xuyên cập nhật <br />
được những vấn đề mới và phải biết quy tụ xây dựng một tập thể cán bộ, <br />
giáo viên, nhân viên đoàn kết, nhất trí, biết phát huy sức mạnh và tranh thủ sự <br />
ủng hộ của các ban ngành, đoàn thể, lực lượng toàn xã hội, đồng thời làm tốt <br />
công tác tham mưu chọn đúng thời cơ, thời điểm, đối tượng để tham mưu làm <br />
cho các cấp lãnh đạo hiểu và nhận thức đúng đắn về vấn đề tăng cường cơ <br />
sở vật chất cho các trường mầm non. Bên cạnh đó, công tác huy động từ các <br />
nguồn lực thật sự cần thiết, công tác xã hội hóa giáo dục đã góp phần hỗ trợ <br />
nguồn kinh phí để giảm bớt khó khăn về ngân sách đầu tư của tỉnh, thành phố <br />
và tăng cường bổ sung hàng năm trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi, <br />
cảnh quan môi trường an toàn và hiện đại, tạo tiền đề cho nhà trường phát <br />
triển phấn đấu thành trường chuẩn Quốc gia trong những năm học tiếp theo.<br />
2. Khuyến nghị<br />
Đối với cấp Tỉnh và cấp Thành phố: Cần đầu tư kinh phí hỗ trợ <br />
việc xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho các nhà <br />
trường trong điều kiện kinh tế địa phương còn khó khăn.<br />
Đối với địa phương: Nhà trường cùng với địa phương tích cực tham <br />
mưu để đẩy nhanh tiến độ xây dựng giai đoạn 3 của khu trung tâm, phấn <br />
đấu đưa vào sử dụng theo đúng kế hoạch (tháng 8/2017) đếp đáp ứng nhu <br />
cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay, cũng như đáp ứng nhu cầu <br />
gửi trẻ của phụ huynh.<br />
Đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: Tích cực bồi dưỡng <br />
năng lực, chuyên môn nghiệp vụ phát huy hết khả năng, nâng cao chất lượng <br />
<br />
26<br />
“Một số biện pháp huy động nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất trong trường mầm <br />
non” _k2a_<br />
chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, làm tốt công tác tuyên truyền tới các bậc <br />
phụ huynh để khẳng định thương hiệu uy tín của nhà trường.<br />
Sau thời gian nghiên cứu và áp dụng đề tài “Một số biện pháp huy <br />
động nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất trong trường mầm non” , <br />
tôi đã từng bước gặt hái được những thành công trong công tác quản lý. Tu y <br />
nhiên, trong quá trình thực thi đề tài không tránh khỏi những hạn chế. Rất <br />
mong sự đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học các cấp và các bạn đồng <br />
nghiệp./.<br />
Tôi xin chân thành cảm ơn!<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
27<br />
“Một số biện pháp huy động nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất trong trường mầm <br />
non” _k2a_<br />
MỤC LỤC<br />
TÓM TẮT SÁNG KIẾN <br />
<br />
.....................................................................................<br />
<br />
1<br />
1.Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến <br />
<br />
....................................................................<br />
<br />
1<br />
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến <br />
<br />
..................................<br />
<br />
1<br />
3. Nội dung sáng kiến <br />
<br />