M ột số biện pháp hình thành biểu tượng về số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi <br />
<br />
MỤC LỤC<br />
I. Phần mở đầu ……………………………………………….…….....Trang <br />
2 <br />
I.1. Lý do chọn đề tài.............................................................................. Trang <br />
2<br />
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài......................................................... Trang <br />
2<br />
I.3. Đối tượng nghiên cứu...................................................................... Trang <br />
3<br />
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ………………………………….......Trang <br />
3 <br />
I.5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................Trang <br />
4<br />
II. Phần nội dung ………………………………………………....... . Trang <br />
4 <br />
II.1.Cơ sở lý luận............................................................................. Trang <br />
4,5,6 <br />
II.2. Thực trạng …………………………………………………....... Trang <br />
6<br />
a. Thuận lợi, khó khăn..................................................................... ....Trang <br />
6 <br />
b. Thành công hạn chế........................................................................ Trang <br />
7<br />
c. Mặt mạnh, mặt yếu………………………………………...............Trang <br />
7<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hằng Trường Mầm Non Krông Ana 1<br />
M ột số biện pháp hình thành biểu tượng về số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi <br />
<br />
d. Các nguyên nhân các yếu tố tác động..............................................Trang <br />
8<br />
e. Phân tích đánh giá các vấn đề thực trạng mà đề tài đề ra............... <br />
Trang 9 <br />
II.3. Giải pháp và biện pháp ……………………………………...........Trang <br />
9<br />
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp....................................................Trang <br />
9<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp............ Trang 9 <br />
17<br />
c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp..................................Trang <br />
17<br />
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp và biện pháp................................Trang <br />
18<br />
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu Trang <br />
18,19 <br />
III. Phần kết luận, kiến nghị ………………………………………. Trang <br />
20<br />
III.1. Kết luận........................................................................................ Trang <br />
20<br />
III.2. Kiến nghị.................................................................................... Trang <br />
21<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hằng Trường Mầm Non Krông Ana 2<br />
M ột số biện pháp hình thành biểu tượng về số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi <br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
<br />
MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG SỐ LƯỢNG <br />
CHO TRẺ 5 6 TUỔI<br />
<br />
I. Phần mở dầu<br />
I.1. Lý do chọn đề tài <br />
Dạy trẻ làm quen với toán là một trong những môn học rất quan trọng, mà <br />
cũng là môn học trẻ yêu thích ở trường mầm non. Vì qua môn học này trẻ học tập <br />
vui chơi, trẻ được thực hành đếm số lượng bằng nhiều hình thức, không những thế <br />
trẻ còn được làm quen với các khái niệm sơ đẳng về dài ngắn, rộng hẹp, cao thấp, <br />
kích thước và định hướng trong không gian, trẻ được tiếp xúc, được sờ vào các đồ <br />
vật, quan sát làm quen với các hình dạng của các vật thể của môi trường xung <br />
quanh rất đa dạng và phong phú. Trẻ biết xác định được phía phải, phía trái, phía <br />
trước, phía sau, phía trên, phía dưới của bản thân và của đối tượng khác, cũng như <br />
kỹ năng định hướng trong không gian giúp trẻ phát triển về các giác quan. Qua môn <br />
học này giúp trẻ tích lũy số vốn kiến thức sơ đẳng về hình thành biểu tượng toán <br />
học vận dụng trực tiếp vào cuộc sống hàng ngày của trẻ từ đó giúp trẻ có 1 tâm <br />
thế vững vàng, 1 kiến thức nhất định tạo tiền đề tốt cho việc học tập và hoạt động <br />
chính ở trường phổ thông sau này.<br />
Bộ môn này rất đa dạng phong phú về nội dung có tầm quan trọng như vậy <br />
nên tôi đã suy nghĩ đầu tư và lưạ chọn đề tài này để nghiên cứu xây dựng một số <br />
biện pháp phù hợp để dạy trẻ hình thành biểu tượng toán về số lượng cho trẻ mẫu <br />
giáo 5 6 tuổi theo hướng thích hợp của hoạt động chung.<br />
II.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
Nhằm nâng cao hiệu quả môn toán cho trẻ 5 6 tuổi về hình thành biểu <br />
tượng toán học về số lượng, trẻ biết cách đếm, thêm bớt trong phạm vi từ 1 đến <br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hằng Trường Mầm Non Krông Ana 3<br />
M ột số biện pháp hình thành biểu tượng về số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi <br />
<br />
10, nên việc góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả về mọi mặt, phát triển nhân <br />
cách cho trẻ thì mục đích nghiên cứu là: <br />
Xây dựng một số biện pháp cụ thể, phù hợp với đặc điểm phát triển tâm <br />
sinh lí theo từng lứa tuổi để trẻ dễ dàng tiếp thu kiến thức vừa sức “Học mà chơi, <br />
chơi mà học.” theo hướng tích hợp đổi mới về phương pháp lấy trẻ làm trung tâm, <br />
là hoạt động chủ đạo, còn cô giáo là người gợi ý hướng dẫn giúp trẻ tìm tòi khám <br />
phá, phát huy được tính tích cực sáng tạo của trẻ khi học môn làm quen với toán.<br />
Đối với môn học này, như chúng ta đã biết rất đa dạng và phong phú, về nội <br />
dung có tầm quan trọng cho trẻ phát triển, tạo tiền đề cho việc học tập là hoạt <br />
động chính ở trường phổ thông sau này. Nếu có một số biện pháp phù hợp khi dạy <br />
trẻ thì trẻ sẽ nắm vững vàng kiến thức, kỹ năng học đếm, thêm bớt, chia nhóm đối <br />
tượng để mọi góc độ thì trẻ cũng dễ dàng đếm và đếm một cách chính xác. Tổ <br />
chức cho trẻ học theo phương pháp đổi mới lấy trẻ làm trung tâm, qua đó trẻ được <br />
trải nghiệm, được tự đưa ra ý kiến của trẻ sẽ giúp trẻ rất hứng thú học tập và sáng <br />
tạo, xây dựng đề tài càng mở rộng thì nhận thức của trẻ càng phát triển. <br />
Trong quá trình dạy trẻ một số biện pháp hình thành biểu tượng số lượng <br />
cho trẻ 5 6 tuổi, để trẻ biết cách đếm, thêm bớt, chia nhóm trong phạm vi 10. Qua <br />
các vật thể quen thuộc mà trẻ thực nghiệm thông qua hoạt động chung.<br />
I.3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Trẻ ở trường Mầm Non Krông Ana. <br />
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu <br />
Nghiên cứu qua tài liệu hướng dẫn trong chương trình của môn học làm <br />
quen với toán về số lượng.<br />
Để phát hiện ra quy luật của quá trình hình thành biểu tượng toán học về số <br />
lượng cho trẻ mẫu giáo chúng ta cần phải tìm hiểu nghiên cứu những cuốn sách có <br />
liên quan đến môn học và tâm lý trẻ 5 – 6 tuổi. <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hằng Trường Mầm Non Krông Ana 4<br />
M ột số biện pháp hình thành biểu tượng về số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi <br />
<br />
Tâm lý học đại cương.<br />
Tâm lý học mầm non.<br />
Từ điển.<br />
Phương pháp hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non.<br />
Nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận cuả một số biểu tượng số lượng cho trẻ <br />
56 tuổi thông qua hoạt động chung.<br />
Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của một số biện pháp hình thành biểu tượng <br />
hình dạng cho trẻ 5 6 tuổi thông qua các biểu tượng toán học sơ đẳng.<br />
Thông qua các hoạt động học và hoạt động chơi lồng ghép đan cài lẫn nhau <br />
để trẻ làm trung tâm, được hoạt động tích cực.<br />
Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn tôi nghiên cứu và xây dựng một số biện <br />
pháp hình thành biểu tượng toán học về số lượng cho trẻ 5 6 tuổi cụ thể các biện <br />
pháp.<br />
I.5. Phương pháp nghiên cứu <br />
Xác định loại tiết học, bám sát nội dung yêu cầu của từng loại tiết<br />
Chuẩn bị tài liệu nghiên cứu về đồ dùng trực quan của từng loại tiết <br />
Tìm hiểu các tài liệu có liên quan, trên các phương tiện thông tin đại chúng <br />
về các chương trình giáo dục mầm non theo phương pháp đổi mới. <br />
Tìm hiểu các đối tượng trẻ trong lớp về các mặt: tiếp thu nhanh, tiếp thu <br />
chậm, trẻ hiếu động, thụ động.<br />
Bằng cách kiểm tra đánh giá trên trẻ rồi phân loại trẻ giỏi, khá, trung bình, <br />
để có biện pháp và kế hoạch rèn luyện cho phù hợp.<br />
Sưu tầm, lựa chọn, tự thiết kế và tổ chức các trò chơi nhằm cho trẻ hình <br />
thành các biểu tượng về toán học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hằng Trường Mầm Non Krông Ana 5<br />
M ột số biện pháp hình thành biểu tượng về số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi <br />
<br />
Kết hợp trao đổi với phụ huynh và các đoàn thể hỗ trợ việc hình thành các <br />
biểu tượng toán học cho trẻ, góp phần bồi dưỡng tình cảm nghề nghiệp, đạo đức <br />
phẩm chất người giáo viên mầm non yêu nghề, mến trẻ, có tâm huyết với nghề.<br />
II. Phần nội dung<br />
II.1. Cơ sở lí luận <br />
Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán học về số lượng mọi vật ở <br />
môi trường xung quanh đều mang những dấu hiệu nhất định như đếm nhận biết <br />
nhóm đối tượng có số lượng nhất định, mối quan hệ hơn kém, cách chia nhóm đối <br />
tượng thành 2 phần ở vị trí lắp đặt trong không gian không theo nguyên tắt. Số <br />
lượng là một trong những dấu hiệu của vật cụ thể mà dựa vào chúng con người có <br />
thể tiến hành nhận biết số lượng so sánh và tạo nhóm các vật khác nhau theo dấu <br />
hiệu hình thành những biểu hiện đúng đắn về các hiện tượng xung quanh cung cấp <br />
những tri thức đơn giản có hệ thống giúp trẻ hiểu biết sơ đẳng về cơ sở hình thành <br />
biểu tượng toán học<br />
Các biểu tượng về số lượng vật thể xuất hiện rất sớm ở tr ẻ mầm non, nh ờ <br />
có sự tham gia tích cực của giác quan, đặc biệt là thị giác, xúc giác và thông qua <br />
hoạt động thực tiễn mà trẻ nhận biết được các số lượng. <br />
Khả năng tri giác nhận biết số lượng, đếm, thêm bớt, chia nhóm, nhận biết chữ số <br />
phụ thuộc vào lứa tuổi, vốn kinh nghiệm sống và cảnh quan xung quanh bản thân <br />
trẻ và sự tác động giáo dục của giáo viên.<br />
Phương pháp dạy học với trẻ mầm non được coi là hệ thống các nguyên tắc <br />
chủ yếu nêu lên những phương hướng xác định, mục đích yêu cầu, nội dung và <br />
cách thức dạy học trong những điều kiện cụ thể để đạt mục đích đề ra. Với ý <br />
nghĩa này phương pháp đồng nghĩa với chiến lược hành động chung nhất, phương <br />
hướng để đạt được mục tiêu môn học ở cấp độ hai, phương pháp là cách thức tổ <br />
chức là phương thức tổ chức phối hợp hoạt động chung giữa hoạt động của cô và <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hằng Trường Mầm Non Krông Ana 6<br />
M ột số biện pháp hình thành biểu tượng về số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi <br />
<br />
hoạt động của trẻ nhằm thực hiện được mục đích và yêu cầu nội dung của môn <br />
học. Ở cấp độ cuối cùng phương pháp là thủ pháp đó chính là các hoạt động, các <br />
thao tác cụ thể nối tiếp nhau để thực hiện nhiệm vụ học tập nào đó. Như vậy, <br />
chúng ta có thể tiến hành nghiên cứu phương pháp dạy học ở cả 3 cấp độ này.<br />
Trên cơ sở đó, phương pháp dạy học ở lứa tuổi mẫu giáo được xem như là <br />
cách thức hướng dẫn của nhà giáo dục với trẻ mầm non nhằm mục đích lĩnh hội <br />
những kiến thức kỹ năng, kỹ xảo, hình thành thế giới quan và phát triển các năng <br />
lực khác. Các nhà nghiên cứu cho rằng, trong dạy học đôi khi hoạt động nhận biết <br />
của trẻ gắn liền với hoạt động thực tiễn và đóng vai trò quan trọng trong giáo dục <br />
dạy học. <br />
Với định nghĩa, phương pháp dạy học mầm non không chỉ được xem dưới góc <br />
độ nhà giáo dục đưa ra ý kiến thức đến trẻ theo cách thức nào, mà còn xem xét cả <br />
hoạt động nhận thức của trẻ diễn ra như thế nào. Bởi những kiến thức mà trẻ nắm <br />
được là sản phẩm của chính hoạt động của trẻ chứ không phải của nhà giáo dục. <br />
Thông qua hoạt động có tính khác nhau mà trẻ nắm được những kiến thức. Vì vậy, <br />
việc tổ chức các hoạt động cho trẻ đóng vai trò quyết định nhằm giúp trẻ lĩnh hội <br />
kiến thức.<br />
Nên khi xác định phương pháp dạy học không chỉ xuất phát từ hoạt động của <br />
nhà giáo dục mà còn có tính chất nhận biết hoạt động thực tiễn của trẻ. Biện pháp <br />
hình thành biểu tượng về số lượng<br />
Số lượng là hình thể bên ngoài của các vật vì vậy giáo viên cần tiếp tục <br />
luyện tập trẻ sử dụng chúng như đếm, thêm bớt, chia nhóm chuẩn để xác định số <br />
lượng của những vật thể xung quanh trẻ và làm phong phú hơn về các biểu tượng <br />
cho trẻ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hằng Trường Mầm Non Krông Ana 7<br />
M ột số biện pháp hình thành biểu tượng về số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi <br />
<br />
Dạy trẻ biện pháp đếm, thêm bớt, chia nhóm nhằm giúp trẻ nắm được các <br />
dấu hiệu đặc trưng của các số lượng. Như số lượng của đối tượng, đối tượng <br />
nhiều hay ít, so sánh hai nhóm đối tượng với nhau.<br />
Luyện tập cho trẻ xác định số lượng của chúng đếm, thêm bớt, chia nhóm <br />
II.2. Thực trạng<br />
a. Thuận lợi khó khăn<br />
* Thuận lợi:<br />
Được sự quan tâm của Đảng, nhà nước đặc biệt là bộ giáo dục đào tạo đã đổi <br />
mới về phương pháp dạy và học củng cố bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn <br />
cho giáo viên nói chung và bậc học mầm non nói riêng. Được sự quan tâm của nhà <br />
trường động viên tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học các lớp chuyên đề để áp <br />
dụng vào đề tài. Một lớp 2 cô, trẻ ở cùng một độ tuổi, để tiện cho việc dạy trẻ <br />
mọi lúc mọi nơi, được sự ủng hộ và động viên và ý kiến đóng góp của đồng <br />
nghiệp để tôi hoàn thành thực hiện đề tài của mình<br />
* Khó khăn<br />
Một số phụ huynh chưa quan tâm đến con em mình trong quá trình học tập<br />
Trong lớp có một số cháu về mặt nhận thức quá chậm, có một số cháu chưa đi <br />
học các lớp dưới nên kỹ năng đếm, nhận biết mối quan hệ, chia nhóm còn hạn <br />
chế.<br />
b. Thành công, hạn chế<br />
Sau khi áp dụng vào một số biện pháp hình thành biểu tượng về số lượng cho <br />
trẻ 5 6 tuổi. Trẻ tham gia tích cực trong mọi hoạt động vui vẻ. Trẻ thích được <br />
học môn toán, trẻ biết sử dụng được một số kỹ năng cơ bản về máy tính (Nhấp <br />
chuột, bấm chuột...) trẻ biết cách đếm ở nhiều cách khác nhau, chia nhóm, thêm <br />
bớt thành thạo.<br />
Bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm để tìm các biện pháp:<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hằng Trường Mầm Non Krông Ana 8<br />
M ột số biện pháp hình thành biểu tượng về số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi <br />
<br />
Hiệu quả qua kiểm tra chất lượng kiến thức của trẻ tính ra số trẻ khá giỏi, <br />
trung bình, yếu. Từ đó, tôi lên kế hoạch xây dựng biện pháp ôn luyện bằng nhiều <br />
hình thức trong các tiết học và ngoài các tiết học dưới mọi hình thức tôi thấy đạt <br />
kết quả hơn so với đầu năm.<br />
* Khảo sát chất lượng đầu năm:<br />
Tổng số học sinh trong lớp: 35 cháu<br />
Trẻ đạt: 18 cháu<br />
Trẻ không đạt: 17 cháu<br />
Sau quá trình áp dụng dạy trẻ theo các biện pháp đề ra, tôi kiểm tra các cháu <br />
theo các phương tiện, kiểm tra từng trẻ theo từng tiêu chí để cho ra kết quả chung: <br />
sau thời gian dạy trẻ theo các biện pháp tôi kiểm tra trên trẻ về các tiêu chí đếm <br />
theo hàng thẳng, hàng ngang, hàng dọc, đếm xuôi, đếm ngược, đếm không theo vị <br />
trí nhất định, nhận biết mối quan hệ hơn kém biết sử dụng từ nhiều hơn – ít hơn <br />
nhận ra kết quả nhiều hơn – ít hơn là mấy, biết cách thêm vào và bớt ra cho đúng <br />
yêu cầu, biết cách chia nhóm đối tượng thành 2 phần và nhận xét được kết quả của <br />
2 phần mà trẻ tự chia hay chia theo yêu cầu của cô.<br />
* Kết quả cho thấy sau khi áp dụng các biện pháp<br />
Trẻ đạt: 29 cháu<br />
Trẻ không đạt: 6 cháu <br />
c. Mặt mạnh mặt yếu<br />
* Mặt mạnh<br />
Trẻ tham gia tích cực vui vẻ thoải mái mạnh dạn trình bày ý kiến <br />
Trẻ có cơ hội để được trò chuyện, được thể hiện mình, được làm người lớn, <br />
được giúp đỡ bạn bè<br />
Rèn cho trẻ thói quen gọn gàng ngăn nắp<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hằng Trường Mầm Non Krông Ana 9<br />
M ột số biện pháp hình thành biểu tượng về số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi <br />
<br />
Qua các hoạt động trẻ thực hiện cô nắm được đặc điểm tâm sinh lý cũng như <br />
tính cách, nhận thức của trẻ để có biện pháp giáo dục trẻ tốt hơn<br />
Qua đó thể hiện sự thân thiện giữa cô và trẻ. Quá trình theo dõi của cô thông <br />
qua các hoạt động của trẻ góp phần đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.<br />
* Mặt yếu<br />
Lớp có 35 cháu nhưng có một số cháu chưa qua lớp mầm và lớp chồi nên kỹ <br />
năng học về số lượng hạn chế.<br />
Trong lớp có 3 cháu cá biệt, cháu không chú ý, mặt nhận thức của cháu hạn <br />
chế hơn nhiều so với trẻ khác. Dẫn đến thời gian hoạt động dành cho cháu hơi <br />
nhiều.<br />
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động<br />
Sau khi xây dựng biện pháp trên nhận thức của trẻ về môn làm quen với toán <br />
về số lượng. Nhìn chung việc đổi mới của ngành học mầm non hiện nay là rất phù <br />
hợp với yêu cầu đổi mới của đất nước để đáp ứng với yêu cầu đòi hỏi giáo viên <br />
mầm non phải học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tiếp cận với <br />
chương trình đổi mới để thực hiện dễ dàng hơn. Nên việc xây dựng những biện <br />
pháp tại lớp để dạy trẻ là hoàn toàn chính xác và phù hợp. Nhưng bên cạch những <br />
yêu cầu đó thì tôi gặp không ít khó khăn về nhận thức của 35 cháu trong lớp, một <br />
số cháu chưa qua những lớp dưới lên việc tiếp cận học đếm, nhận biết mối quan <br />
hệ hơn kém, chia nhóm đối tượng thành 2 phần rất khó khăn, còn một số cháu <br />
chậm phát triển về mặt trí tuệ, có cháu cá biệt không thích làm theo cô mà chỉ tự ý <br />
làm theo ý mình nên việc tiếp cận học môn toán về số lượng còn hạn chế về cách <br />
đếm không theo một vị trí nhất định.<br />
Việc hình thành biểu tượng toán học về số lượng cho trẻ rất quan trọng vì <br />
môn học này giúp trẻ tích luỹ một số vốn kiến thức sơ đẳng vận dụng trực tiếp <br />
vào cuộc sống hàng ngày của trẻ xác định số lượng, đếm, thêm bớt, chia nhóm từ <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hằng Trường Mầm Non Krông Ana 10<br />
M ột số biện pháp hình thành biểu tượng về số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi <br />
<br />
đó giúp trẻ có một tâm thế vững vàng, một kiến thức nhất định tạo tiền đề tốt cho <br />
việc học tập là hoạt động chính ở trường phổ thông sau này. <br />
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra<br />
Qua quá trình cho trẻ làm quen một số biện pháp hình thành biểu tượng về số <br />
lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi tôi nhận thấy rằng:<br />
Khả năng kỹ năng đếm, chia nhóm một số trẻ còn chậm, không đồng đều dẫn <br />
đến kỹ năng đếm, chia nhóm còn chậm.<br />
Phòng học chưa đúng quy cách còn chật hẹp.<br />
Từ việc phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng, việc cho trẻ làm quen <br />
một số biện pháp hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi có hiệu quả. <br />
Tôi đưa ra một số biện pháp cụ thể như sau:<br />
II.3. Giải pháp, biện pháp<br />
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp <br />
Xác định loại tiết để chọn phương pháp thích hợp .<br />
Sử dụng đồ dùng trực quan: Tăng cường làm đồ dùng và chú trọng sử dụng đồ <br />
dùng trực quan hợp lý, phù hợp với nội dung bài dạy, đồ dùng đa dạng màu sắc <br />
kích thước phong phú.<br />
Lồng ghép vào các tiết học khác và các trò chơi .<br />
Củng cố và làm quen kiến thức mọi lúc mọi nơi, dạy trẻ kiến thức hình thành <br />
biểu tượng toán học vào cuộc sống .<br />
Hệ thống câu hỏi, phù hợp với đặc điểm của từng cháu để cháu hiểu và nắm <br />
rõ kiến thức cần chuyền đạt.<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
Thực hiện trên tiết học là hoạt động chủ đạo của trẻ, giáo viên là người <br />
hướng dẫn, gợi ý, kích thích họat động, sáng tạo tích cực.<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hằng Trường Mầm Non Krông Ana 11<br />
M ột số biện pháp hình thành biểu tượng về số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi <br />
<br />
Tăng cưòng làm đồ dùng và và chú trọng sử dụng trực quan. Biện pháp hữu <br />
hiệu giúp tiết học đạt kết quả là gây sự chú ý của trẻ bằng cách sử dụng đồ dùng <br />
trực quan đẹp kết hợp với sự khéo léo của giáo viên khi sử dụng đồ dùng trực quan <br />
giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách trọn vẹn, chính xác, phấn khởi. <br />
Thông qua các môn học khác lồng ghép đan cài các hoạt động.<br />
Củng cố các kiến thức mọi lúc mọi nơi, dạy trẻ vận dụng các kiến thức vào <br />
trong cuộc sống, ôn luyện mọi lúc mọi nơi cũng là cách hữu hiệu giúp cho chất <br />
lượng dạy học ngày càng nâng lên. Tôi luôn chú trọng đến việc ôn tập cho trẻ vì <br />
đặc điểm của trẻ là mau nhớ nhưng cũng rất mau quên nên phải thường xuyên <br />
củng cố.<br />
Biện pháp 1: Xác đinh loại tiết để chọn phương pháp thích hợp, lấy trẻ làm <br />
trung tâm.<br />
Thực hiện trên tiết học là hoạt động chủ đạo của trẻ, giáo viên là người <br />
hướng dẫn, gợi ý, kích thích trẻ họat động, sáng tạo tích cực.<br />
Ví dụ: Trẻ đếm đến 6, nhận biết các nhóm có 6 đối tượng. Nhận biết số 6. <br />
Chủ đề “Thế giới động vật” Chủ đề nhánh “Con vật đáng yêu quanh bé” Cô phải <br />
chuẩn bị cho mỗi trẻ 6 con vật đẹp, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để <br />
tạo sự phát triển trí lực cho trẻ nhận biết các dấu hiệu trong bản chất của cách <br />
đếm, cách thêm bớt nhằm giúp trẻ nhấn mạnh tính bất biến của môn học thì cô <br />
giáo phải dùng lời nói dễ hiểu, gần gũi với trẻ để khơi gợi trẻ chú ý và suy nghĩ ví <br />
dụ: Cô soạn trên giáo án điện tử, ở trong mỗi chuồng có 4 hoặc 5 và 6 con chó, con <br />
gà, con vịt, con mèo… ôn gợi nhớ cô cho trẻ lên tìm con vật bé yêu có số lượng là 5 <br />
và chọn số tương ứng, nếu bé chọn đúng con vật có số lượng 5 thì có tiếng vỗ tay <br />
và khen bé chọn đúng rồi còn bé chọn sai thì hiện lên hình mặt người khóc và nói <br />
tiếc quá bé chọn nhầm rồi. Ngoài ra ở mọi hoạt động trong ngày cô luôn lồng ghép <br />
để trẻ đếm.<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hằng Trường Mầm Non Krông Ana 12<br />
M ột số biện pháp hình thành biểu tượng về số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi <br />
<br />
Quá trình thực hiện cần chú ý đến những yêu cầu sau:<br />
Theo phương pháp đổi mới lấp trẻ làm trung tâm, trẻ là chủ thể tích cực nên <br />
tôi đã áp dụng phương pháp này .<br />
Ví dụ: Khi vào tiết học “Đếm 6 nhận biết các nhóm có 6 đối tượng. Nhận biết <br />
số 6”.<br />
Cô cho trẻ ôn số lượng 5, chuẩn bị tiết mục văn nghệ chọn 5 cháu lên biểu <br />
diễn, cho trẻ chọn số quà tương ứng với bạn mang tặng, cho trẻ tìm chữ số tương <br />
ứng ở góc bé học chữ số trong lớp. <br />
Bài mới: Tổ chức cho trẻ luyện tập cả lớp thực hiện cùng bài hướng dẫn của <br />
cô để thời gian trẻ chơi trò chơi luyện tập nhiều hơn. <br />
Luyện tập cá nhân: Cho 2 4 trẻ thi đua nhau chọn mua con vật bé yêu có số <br />
lượng 6 đem nó về đúng nơi ở của nó <br />
Tổ chức trò chơi để củng cố kiến thức số trẻ trong lớp cùng tham gia chơi: <br />
Trò chơi về đúng chuồng, chia lớp thành 4 đội, mỗi đội chọn một con vật yêu thích, <br />
cùng con vật đi kiếm ăn khi nào có hiệu lệnh của cô trẻ chạy về chuồng có con vật <br />
đó có số lượng 6, nếu trẻ nào chạy sai thì con vật trẻ yêu không có chuồng. <br />
Phát huy tính tích cực cho trẻ <br />
Giáo viên cần tạo điều kiện cho trẻ suy nghĩ và tự hành động, thậm chí còn để <br />
trẻ tự suy nghĩ cả bài mới là biện pháp kích thích gợi mở hướng dẫn để trẻ hoạt <br />
động tích cực (dựa vào sự nhận thức của trẻ)<br />
Ví dụ: Khi trẻ bắt đầu hoạt động đếm đến 7 nhận biết các nhóm có 7 đối <br />
tượng, nhận biết số 7 thì giáo viên cần dạy trẻ tự tìm, tự đếm, tự xếp theo yêu cầu <br />
của cô, trẻ biết tự nhận xét nhóm đồ dùng đồ chơi đó có số lượng là 7, và để <br />
tương ứng với nhóm đồ dùng đó trẻ tự tìm số 7 gắn vào hoạt cô cho trẻ chọn đối <br />
tượng để tương ứng với số 7. Nhưng trên các tiết học tiếp theo sau khi trẻ đến 7 <br />
nhận biết các nhóm có 7 đối tượng, nhận biết số 7, trẻ được học thêm bớt trong <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hằng Trường Mầm Non Krông Ana 13<br />
M ột số biện pháp hình thành biểu tượng về số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi <br />
<br />
phạm vi 7 và chia nhóm 7 đối tượng thành 2 phần. Cô giáo có thể thiết kế tiết dạy <br />
thông qua các trò chơi để gây hứng thú ở trẻ và giúp trẻ nhớ lâu và quan trọng trẻ <br />
tích cực tham gia vào các hoạt động. Ví dụ: Thiết kế bài dạy của cô trên giáo án <br />
điện tử, nếu sử dụng đồ dùng trực quan thì đồ dùng cần đẹp ngộ nghĩnh gần gũi <br />
với trẻ và phù hợp với chủ điểm, còn phần thực hành của trẻ nên sử dụng thông <br />
qua trò chơi, luyện tập cá nhân cho trẻ chơi “Ai nhanh hơn” “Ai tinh mắt” cô gọi 2 <br />
trẻ lên chơi cho trẻ tìm thêm con vật và đem nó về đúng với môi trường sống của <br />
chúng như cá sống dưới nước, voi sống trong rừng, gà sống trong nhà. (Cô chuẩn bị <br />
ngôi nhà, rừng cây, hồ nước). Còn tổ chức trò chơi để luyện tập cả lớp như trò <br />
chơi “Ai nhanh tay” Cô chia lớp thành 3 tổ cho tổ 1 tìm con vật nuôi trong gia đình, <br />
tổ tìm con vật sống trong rừng, tổ 3 tìm con vật sống dưới nước và mỗi trẻ tìm đủ <br />
7 con không cùng một loại (động vật nuôi trong nhà có gà, vịt chó, mèo…) có số <br />
lượng 7, cô cho trẻ thêm và và bớt ra theo yêu cầu tổ chức cho 3 tổ thi đua nhau để <br />
trẻ hứng thú.<br />
Dạy học vừa sức: <br />
Trên cở sở giáo viên phải cân nhắc lựa chọn nội dung sao cho phù hợp, hợp lí <br />
giữa nội dung các kiến thức lí tính và cảm tính <br />
Để đảm bảo tính vừa sức cho trẻ những kiến mới truyền đạt cho trẻ cần <br />
được phức tạp dần được củng cố dần qua các bài tập luyện phong phú và được <br />
ứng dụng vào các dạng hoạt động khác nhau của trẻ như vậy sự mở rộng dần, <br />
phức tạp dần nội dung dạy học sẽ giúp trẻ dễ dàng lĩnh hội kiến thức và kỹ năng <br />
tạo cho trẻ hứng thú học toán .<br />
Đảm bảo tính khoa học : <br />
Trên cơ sở của những khoa học toán học, sinh lý. Tâm lí học và giáo dục học <br />
mầm non trong qúa trình dạy toán cho trẻ cần đảm bảo sự thống nhất giữa các thao <br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hằng Trường Mầm Non Krông Ana 14<br />
M ột số biện pháp hình thành biểu tượng về số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi <br />
<br />
tác, kiến thức kỹ năng và thái độ thông qua các hoạt động giúp trẻ hình thành biểu <br />
tượng số lượng trong thực tế.<br />
Trong quá trình hình thành biểu tượng toán học về các hình dạng cần phải <br />
đảm bảo tính chính xác khoa học và tất cả mọi mặt như ngôn ngữ kí hiệu hình vẽ . <br />
Kiến thức suy luận thông qua hoạt động mà tư duy và ý thức phát triển tốt <br />
Biện pháp nhằm đảm bảo tính ý thức và phát huy tính tích cực của trẻ <br />
Để đảm bảo tính ý thức và phát huy tính tích cực của trẻ trong quá trình lĩnh <br />
hội kiến thức cần dạy trẻ nhận biết những dấu hiệu nhận biết của đối tượng <br />
bằng cách thay đổi các dấu hiệu trong bản chất và giữ nguyên bản chất của đối <br />
tượng. Đồ dùng đa dạng màu sắc tươi sáng, sắp xếp đồ dùng trực quan ở nhiều vị <br />
trí khác nhau để trẻ đếm. Qua hiểu cách đếm trẻ nắm bắt được các dấu hiệu đặt <br />
trưng của số lượng và có biểu tượng chính xác về chúng.<br />
Biện pháp 2: Sử dụng đồ dùng trực quan<br />
Tăng cường làm đồ dùng và chú trọng sử dụng đồ dùng trực quan hợp lý, phù <br />
hợp với nội dung bài dạy, đồ dùng đa dạng màu sắc kích thước phong phú.<br />
Tăng cường làm đồ dùng và và chú trọng sử dụng trực quan. Biện pháp hữu <br />
hiệu giúp tiết học đạt kết quả là gây sự chú ý của trẻ bằng cách sử dụng đồ dùng <br />
trực quan đẹp kết hợp với sự khéo léo của giáo viên khi sử dụng đồ dùng trực quan <br />
giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách trọn vẹn, chính xác, phấn khởi.<br />
Ví dụ: Cô cùng trẻ tổ chức làm đồ dùng học tập vào buổi chiều cuối tuần, <br />
qua buổi làm đồ dùng giúp cô nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý và năng khiếu của trẻ <br />
hơn.<br />
Đầu tuần cô cho trẻ biết tuần này trẻ đang học chủ điểm gì của tuần “Nghề <br />
bộ đội” cô hỏi trẻ thích tặng chú bộ đội món quà gì nhân ngày thành lập quân đội <br />
nhân dân việt nam 22/12. sau đó cô định hướng nguyên vật liệu như hộp sữa chua, <br />
hộp bánh… đến cuối tuần cô cùng trẻ thực hiện sử dụng nguyên vật liệu trẻ đem <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hằng Trường Mầm Non Krông Ana 15<br />
M ột số biện pháp hình thành biểu tượng về số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi <br />
<br />
đến cùng làm, cô cho trẻ chọn 6 bạn một nhóm, nhóm 1 rửa hộp sữa chua cho <br />
sạch, nhóm 2 lau hộp sữa chua cho khô, nhóm 3 chọn giấy màu cô yêu cầu, nhóm 4 <br />
cùng cô dán lá cờ và ngôi sao vào cây, nhóm 5 đổ cát và xi măng nước cô chuẩn bị <br />
sẵn và cho trẻ trộn cho đều, nhóm 6 cho trẻ hồ đã trộn vào trong hộp sữa chua rồi <br />
cắm cột cờ vào. Sau khi trẻ hoàn thành cho cho trẻ đếm xem trẻ làm được mấy cột <br />
cờ (6 cột cờ). Cho trẻ tham gia làm đồ chơi trẻ phấn khởi vui vẻ tích cực hoạt <br />
động gúp trẻ nhớ lâu hơn về nhà trẻ tự khoe với ba mẹ hôm nay con làm được 6 lá <br />
cờ. Qua đó nhằm giúp trẻ củng cố kiến thức kỹ năng đếm chính xác và nhớ lâu hơn <br />
Sử dụng vật mẫu <br />
Đồ dùng trực quan. Là biện pháp hữu hiệu giúp tiết học đạt kết quả, gây sự <br />
hứng thú chính là đồ dùng trực quan nhằm giúp trẻ lĩnh hội, nội dung học tập, mặt <br />
khác việc sử dụng đồ dùng trực quan đẹp cộng với sự khéo léo của giáo viên sẽ <br />
giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách chính xác, trọn vẹn và phấn khởi, đồ dùng học <br />
tập hợp lý còn tạo điều kiện cho sự chuyển dần từ quá trình lĩnh hội vào tri giác, <br />
nên đối với đồ dùng phải có màu sắc đẹp kích thước to, nhỏ khác nhau, đa dạng <br />
phong phú, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.<br />
Biện pháp 3: Lồng ghép vào các tiết học khác và các trò chơi .<br />
Thông qua các môn học khác lồng ghép đan cài các hoạt động. Trong quá trình <br />
sử dụng lồng ghép đan cài cô nên sử dụng trực quan và thực hành, thiết kế hình <br />
thức “Học mà chơi, chơi mà học” thông qua hình ảnh chơi nhẹ nhàng để trẻ hứng <br />
thú và tích cực hoạt động thì hiệu quả học đếm tốt hơn.<br />
Ví dụ: Trong tiết dạy trẻ mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 7. Cô lồng ghép <br />
vào hoạt động ngoài trời thông qua trò chơi dân gian và trò chơi tự do cô chia lớp <br />
thành nhóm có 7 trẻ chơi trò chơi “Bẫy chuột” cô hỏi có 7 bạn mà có 2 bạn làm <br />
bẫy còn mấy bạn làm chuột, nhóm có 4 bạn làm bẫy có mấy bạn làm chuột. Cô <br />
lồng ghép vào hoạt động góc để trẻ nắm số 7 cô cho trẻ chọn hoa theo màu và <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hằng Trường Mầm Non Krông Ana 16<br />
M ột số biện pháp hình thành biểu tượng về số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi <br />
<br />
trong mỗi bông hoa cô gắn số 7 cho trẻ nhận dạng, ở mỗi góc chơi cô cho 7 bạn <br />
một góc, ở góc nghệ thuật cô cho trẻ tô vẽ nặn động vật nuôi trong gia đình có số <br />
lượng 7, ở góc học tập cô cho trẻ đồ lại theo nét chấm mờ những nhóm con vật <br />
thêm vào cho đủ số lượng 7. Trong giờ làm quen văn học dạy thơ, khi gọi trẻ đọc <br />
thơ theo nhóm cô có thể gọi 7 trẻ đọc một lần, đếm cuối buổi học cô chuẩn bị <br />
chọn 7 trẻ đọc thơ hay, cho trẻ vỗ tay khen 7 bạn, mỗi bạn vỗ một tiếng (Tr ẻ bi ết <br />
vỗ 7 tiếng) trong quá trình trẻ vỗ tay trẻ đếm, nếu trẻ nào vỗ sai cô chú ý và bồi <br />
dưỡng cho trẻ đó để trẻ học đếm tốt hơn. <br />
Sử dụng trò chơi <br />
Nhằm tạo cho trẻ thoải mái “Học mà chơi , chơi mà học“. Sử dụng lồng ghép <br />
vào các tiết học như trên tiết dạy tôi sử dụng các trò chơi, câu đố thơ ca để kích <br />
thích trẻ hoạt động lồng ghép một số môn học phù hợp như văn học thể dục, tạo <br />
hình nhất là tổ chức các trò chơi mới lạ ở hoạt động chung. Ví dụ: hoạt động góc ở <br />
góc nghệ thuật cho trẻ tô màu những con vật có số lượng 7, góc học tập cho trẻ tô <br />
theo nét chấm mờ những nhóm có con vật có số lượng 7. <br />
Trong lớp trên tiết dạy tôi sử dụng câu đố trò chơi, thơ ca để kích thích trẻ <br />
hoạt lồng ghép vào một số môn học phù hợp. Cho trẻ cắt con vật hay một số loại <br />
hoa …trong có số lượng đúng với tiết học để dán và đóng thành Anbum, có thể <br />
thực hiện vào giờ chơi tự do hay hoạt động góc. Ở góc thiên nhiên của lớp, nếu <br />
học đến số 6 chuần bị 6 cây và chuẩn bị 6 hạt cho trẻ chăm sóc cây và gieo 6 hạt, <br />
đến học số lượng 7 thêm 1 cây và gieo thêm 1 hạt nửa cứ như vậy cho đến số <br />
lượng 10, cho trẻ thay phiên nhau mỗi ngày được chơi ở góc thiên nhiên, qua góc <br />
chơi này cho trẻ đếm xen trẻ tưới chăm sóc mấy cây, đếm xem có bao nhiêu hạt <br />
được gieo xuống đất, bao nhiêu cây nẩy mầm. Các môn học lồng ghép đan xen lẫn <br />
nhau tái tạo khắc sâu kiến thức nhẹ nhàng thoải mái “Học mà chơi , chơi mà học"<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hằng Trường Mầm Non Krông Ana 17<br />
M ột số biện pháp hình thành biểu tượng về số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi <br />
<br />
Sử dụng lồng ghép vào các tiết học như trên tiết dạy tôi sử dụng các trò chơi, <br />
câu đố thơ ca để kích thích trẻ hoạt động, lồng ghép một số môn học phù hợp như <br />
văn học thể dục, tạo hình nhất là tổ chức các trò chơi mới lạ ở hoạt động chung. <br />
Biện pháp 4: Củng cố và làm quen kiến thức mọi lúc mọi nơi, dạy trẻ kiến <br />
thức hình thành biểu tượng toán học vào cuộc sống .<br />
Củng cố các kiến thức mọi lúc mọi nơi, dạy trẻ vận dụng các kiến thức vào <br />
trong cuộc sống, ôn luyện mọi lúc mội nơi cũng là cách hữu hiệu giúp cho chất <br />
lượng dạy học ngày càng nâng lên. Tôi luôn chú trọng đến việc ôn tập cho trẻ vì <br />
đặc điểm của trẻ là mau nhớ nhưng cũng rất mau quên nên phải thường xuyên <br />
củng cố.<br />
Ví dụ: Đồ dùng đồ chơi của trẻ tôi đều gắn ký hiệu là số: Ly uống nước của <br />
trẻ tổ có hoa màu xanh, tổ hoa màu đỏ, tổ có hoa vàng mỗi bông hoa có số từ 1 đến <br />
10 mỗi trẻ có một số làm ký hiệu, đến giờ uống sữa trẻ tự tìm ly của mình sau khi <br />
uống xong tôi quy định cho trẻ úp ly vào đúng nơi quy định. Khăn mặt của trẻ cũng <br />
treo theo tổ, khăn được thêu ký hiệ riêng của trẻ, khi trẻ treo khăn cũng treo theo số <br />
của mình, bạn A số 1 thì treo khăn ở móc số 1 và thứ tự đến bạn số 10. tất cả đồ <br />
dùng đồ chơi của trẻ đều có ký hiệu bằng số và khi cất cũng phải thứ tự. Qua đó <br />
để giúp trẻ nhận mặt số dễ dàng, ngoài ra trẻ biết học đếm trong khi trẻ lấy và cất <br />
đồ dùng. 10 trẻ trong tổ thay nhau kiểm tra sau khi bạn cất đồ dùng đồ chơi, cho <br />
trẻ đếm xem đủ đồ dùng đồ chơi không và bạn đã cất thứ tự đúng số của mình <br />
chưa, Trẻ tự phát hiện những sai sót của bạn và cùng bạn sửa sai. Qua đó trẻ biết <br />
tự phục vụ bản thân tự rèn cho mình thói quen nề nếp và quan trọng nhất trẻ tự rèn <br />
kỹ năng đếm để biết cách thêm bớt trong phạm vi 10 một cách thành thạo nhanh <br />
nhẹn. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hằng Trường Mầm Non Krông Ana 18<br />
M ột số biện pháp hình thành biểu tượng về số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi <br />
<br />
Cho trẻ vận dụng toán học vào cuộc sống, ôn luyện mọi lúc mọi nơi cũng là <br />
biện pháp hữu hiệu giúp cho chất lượng ngày được nâng cao, vì đặc điểm trẻ nhỏ <br />
mau nhớ và mau quên nên phải thường xuyên củng cố .<br />
Ví dụ :Hoạt động ngoài trời cho trẻ chơi kết nhóm tương ứng với số lượng <br />
trẻ học để tham gia vào các hoạt động chơi. Cho chơi tự do vào giờ đón trẻ và hoạt <br />
động chiều cũng chơi theo nhóm và tô vẽ nặn tương ứng với số lượng trẻ học<br />
Phối hợp với phụ huynh cho trẻ về nhà vẽ, nặn …những đề tài tạo hình mà <br />
trẻ chưa làm được trên lớp gắn với số lượng trẻ học trên lớp.<br />
Biện pháp 5: <br />
Hệ thống câu hỏi giúp trẻ phát huy được tính tích cực sáng tạo, giúp trẻ nắm <br />
được kiến thức một cách lôgic, câu hỏi đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức <br />
tạp.<br />
Kế hoạch kèm cháu yếu.<br />
Trao đổi với phụ huynh thống nhất phương pháp dạy.<br />
Mỗi ngày dành 5 đến 10 phút trước và sau giờ đón trẻ để ôn tập bằng nhiều <br />
hình thức như đếm, thêm bớt, chia nhóm trong phạm vi 6,7,8,9,10. Khi thấy trẻ đạt <br />
yêu cầu nâng cao dần, cho cháu giỏi kèm cháu yếu để cùng đếm, nhận biết mối <br />
quan hệ hơn kém và cách chia thành 2 nhóm.<br />
Bằng hệ thống câu hỏi: Và bài tập nhằm kích thích trẻ phát triển về trí lực <br />
của trẻ một cách hưng phấn dẫn dắt trẻ tự tìm ra kết quả, tự đưa ra kết luận khái <br />
quát bằng lời giáo viên cần đặt ra cho trẻ vào các tình huống có vần đề buộc trẻ <br />
phải suy nghĩ .<br />
Ví dụ: Cho trẻ so sánh hai nhóm đồ vật để trẻ tự nhận xét về 2 nhóm đồ vật <br />
cô sử dụng một số câu hỏi gợi mở để trẻ suy nghĩ. Cô hỏi 2 nhóm như thế nào với <br />
nhau? (Trẻ có thể trả lời 2 nhóm không bằng nhau, gợi ý cho trẻ khác trẻ lời nhóm <br />
nhiều hơn nhóm thì ít hơn) tại sao con biết 2 nhóm không bằng nhau? (Trẻ trả lời <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hằng Trường Mầm Non Krông Ana 19<br />
M ột số biện pháp hình thành biểu tượng về số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi <br />
<br />
vì nhóm có 7, nhóm có 6 đối tượng, nhóm dư 1 nhóm thiếu 1…) Trẻ tự suy nghĩ và <br />
tìm ra câu trẻ lời, và cô là người động viên khuyến khích trẻ để trẻ được trình bày <br />
ý kiến của mình.<br />
Hệ thống câu hỏi bài tập cô đặt ra câu hỏi dựa trên tri giác và trí nhớ tái tạo <br />
của trẻ nhằm ghi nhận những kiến thức của đối tượng yêu cầu trẻ miêu tả những <br />
kiến thức mà trẻ vừa quan sát hay nhắc lại nhiệm vụ của cô giáo .<br />
Ví dụ: Có bao nhiêu con ? hai nhóm như thế nào với nhau ? Tại sao không <br />
bằng nhau ? Muốn bằng nhau làm thế nào?<br />
Câu hỏi tái tạo có nhận thức nhằm giúp trẻ nắm vững và củng cố những kiến <br />
thức một cách sâu sắc hơn <br />
Ví dụ : Tìm và chọn thêm con vật, bông hoa…cho đủ số lượng 7 (Số lượng <br />
của tiết học)<br />
Câu hỏi sáng tạo có nhận thức nhằm giúp trẻ sử dụng những kiến thức đã <br />
nắm được để giải quyết tình huống hay nhiệm vụ khác nhau . <br />
Ví dụ: Trong bình hoa của con có bao nhiêu bông hoa, có bao nhiêu cành hoa ? <br />
muốn mỗi cành đều có bông hoa các con làm thế nào? Dùng đồ dùng gì thực hiện <br />
thêm bông hoa? (Dùng kéo và giấy màu cắt hoa, dùng bút chì đen và màu sáp vẽ tô <br />
thêm hoa, dùng giấy màu xé dán bông hoa, dùng kéo cắt hình ảnh bong hoa…) <br />
Khi sử dụng câu hỏi giáo viên cần chú ý đặt câu hỏi phải ngắn gọn cụ thể đủ <br />
ý, nội dung câu hỏi phải vừa sức trẻ , các khái niệm trong câu hỏi phải quen thuộc <br />
với trẻ nên đặt nhiều dạng câu hỏi cho một vấn đề các câu hỏi phải có hệ thống , <br />
phải kích thích sự suy nghĩ của giáo viên , phải đặt câu hỏi mang tính đa dạng để <br />
mở rộng vốn từ cho trẻ , tập cho trẻ hiểu và sử dụng nhiều cách đặt câu hỏi để <br />
cho trẻ ứng dụng vào các tìn huống khác nhau của cuộc sống .<br />
c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
Về một số biện pháp hình thành biểu tượng cho trẻ 5,6 tuổi.<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hằng Trường Mầm Non Krông Ana 20<br />
M ột số biện pháp hình thành biểu tượng về số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi <br />
<br />
Bằng thực nghiệm sư phạm đã thực hiện qua hoạt động chung thấy rằng giả <br />
thiết khoa học để xây dựng một số biện pháp hình thành các biểu tượng toán học <br />
về số lượng là đúng, phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ và thực tế của từng <br />
địa phương.<br />
Dự giờ đồng nghiệp, quan sát các trình tự tổ chức một tiết học để rút kinh <br />
nghiệm cho tiết học tốt hơn và đánh giá kiến thức trẻ đã nhận biết về số lượng , <br />
tôi đã khảo sát trên 40 cháu:<br />
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
Từ những biện pháp và những giải pháp trên cho thấy chúng có mối quan hệ <br />
chặt chẽ với nhau, để hỗ chợ cho nhau, một trong những biện pháp hay giải pháp <br />
không thực hiện thì qúa trình thực hiện rời rạc và dẫn đến kết quả trên trẻ đạt <br />
không cao. e. Kết quả khảo <br />
nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
*Kết quả khảo nghiệm: <br />
Tính khả thi các biện pháp: Từ các biện pháp đã xây dựng đưa vào thực tế dạy <br />
trẻ tôi thấy rất phù hợp và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, giúp trẻ hoạt động tích <br />
cực, tư duy, trí nhớ, chú ý, tưởng tượng, phát triển. Đặc biệt ngôn ngữ phát triển <br />
tăng vốn hiểu biết cho trẻ phù hợp với yêu cầu đổi mới của bậc học mầm non.<br />
Tính hiệu quả của biện pháp : <br />
+ Trẻ tích cực hoạt động , nhiều giữa cô và trẻ , giữa trẻ với trẻ <br />
+ Thông qua trò chơi giúp trẻ phát triển óc sáng tạo. Trí nhớ , tư duy và các <br />
giác quan nhanh nhẹn , qua vui chơi tạo cho trẻ tinh thần thoải mái tiếp thu kiến <br />
thức nhẹ nhàng <br />
+ Đồ dùng trực quan đẹp đa dạng hấp dẫn phong phú , trẻ rất hứng thú học <br />
tập không bị nhàm chán và ghi nhớ tái tạo phát triển , giúp trẻ hoạt động sáng tạo .<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hằng Trường Mầm Non Krông Ana 21<br />
M ột số biện pháp hình thành biểu tượng về số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi <br />
<br />
+ Trong biện pháp hệ thống câu hỏi rất quan trọng tạo điều kiện phát triển trí <br />
tuệ cho trẻ từ câu hỏi đã kích thích trẻ hoạt động sáng tạo <br />
+ Dạy trẻ học vừa sức đã tạo sự thống nhất hài hòa cho từng độ tuổi và đặc <br />
biệt là nhận thức của trẻ .<br />
+ Trong biện pháp giáo dục trẻ ở hoạt động chung cũng như hoạt động mọi <br />
lúc mọi nơi phải có hệ thống khoa học , thống nhất tạo sự tiếp thu cho trẻ một <br />
cách lô gic . Từ đó trẻ phát huy tính tích cực trong mọi hoạt động .<br />
* Giá trị khoa học: <br />
Để xây dựng một số biện pháp hình thành các biểu tượng toán học về số <br />
lượng là đúng, phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ và thực tế tại lớp mình.<br />
* Kết quả<br />
Qua biện pháp để dạy trẻ hình thành biểu tượng toán học về số lượng cho trẻ <br />
5 6 tuổi điều tra trước thực nghiệm điều tra mức độ hoàn thành biểu tượng hình <br />
thành ở 2 giai đoạn, giai đoạn đầu diễn ra điều tra 36 cháu bằng bài khảo sát chia <br />
trẻ làm 2 nhóm có số lượng tương đương nhau về mọi mặt như : Khá, giỏi, trung <br />
bình .<br />
Kết quả trước khi thực nghiệm<br />
Gi <br />
Sĩ số ỏi Khá Trung bình Yế<br />
u<br />
Thực nghiệm <br />
18 3 4 8 3<br />
Đối chứng <br />
18 3 4 8 3<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hằng Trường Mầm Non Krông Ana 22<br />
M ột số biện pháp hình thành biểu tượng về số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi <br />
<br />
Qua kết quả so sánh 2 nhóm (Nhóm thức nghiệm và nhóm đối chứng) cho thấy <br />
kết quả của một cô dạy các cháu có chất lượng như nhau sau khi tiến hành các tiết <br />
học thử nghiệm và tiết học đối chứng <br />
Kết quả sau khi thực nghiệm<br />
Gi <br />
Sĩ số ỏi Khá Trung bình Yếu<br />
Thực nghiệm <br />
18 5 7 5 1<br />
Đối chứng <br />
18 3 4 8 3<br />
<br />
Kết quả của nhóm thực nghiệm chất lượng đạt cao hơn, nhóm đối chứng <br />
chất lượng thấp hơn<br />
Từ đó chương thực nghiệm dạy kết quả đạt cao hơn biện pháp xây dựng hình <br />
thành biểu tượng toán học về số lượng đã có kết quả cao hơn<br />
Việc hình thành biểu tượng toán học cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt <br />
động chung là một trong những nội dung lớn của việc hình thành những biểu tượng <br />
toán học về số lượng cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi nhằm phát triển trí tuệ, tư duy, <br />
tưởng tượng và các mặt khác của nhân cách phát triển toàn diện ở trẻ mầm non, <br />
góp phần cho trẻ học toán ở phổ thông<br />
III. Kết luận và kiến nghị<br />
III.1 Kết luận:<br />
Sau khi xây dựng biện pháp trên nhận thức của giáo viên. Nhìn chung việc đổi <br />
mới của bậc học mầm non hiện nay là rất phù hợp với yêu cầu đổi mới của đất <br />
nước để đáp ứng với yêu cầu đòi hỏi giáo viên mầm non phải học t