M ột số biện pháp hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 56 tuổi tại lớp lá 4 trường mầm non Ea <br />
Na<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
UBND HUYỆN KRÔNG ANA<br />
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tên đề tài: Một số biện pháp hình thành biểu tượng về <br />
số lượng cho trẻ 56 tuổi tại lớp lá 4 trường Mầm non <br />
Ea Na<br />
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức<br />
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Tuyết<br />
Đơn vị: Trường mầm non Ea Na<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết 1<br />
M ột số biện pháp hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 56 tuổi tại lớp lá 4 trường mầm non Ea <br />
Na<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH BIỂU <br />
TƯỢNG SỐ LƯỢNG CHO TRẺ 5 6 TUỔI TẠI LỚP LÁ 4 TRƯỜNG <br />
MẦM NON EA NA<br />
<br />
I. Phần mở đầu:<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Như chúng ta đã biết đối với trẻ em, việc hướng dẫn cho trẻ làm quen với <br />
toán học ngay từ lứa tuổi mầm non là cơ hội tốt để sớm hình thành ở trẻ khả <br />
năng tìm tòi, quan sát, so sánh... tăng cường khả năng ngôn ngữ và tư duy logic. <br />
Quá trình hình thành các biểu tượng ban đầu về toán giữ một vai trò quan trọng, <br />
nó góp phần hình thành và phát triển nhân cách trẻ ngay từ thủa ấu thơ. Những <br />
biểu tượng này trẻ không thể tự hình thành cho mình được mà phải có sự giúp <br />
đỡ, hướng dẫn của người lớn đặc biệt là cô giáo mầm non.<br />
Dạy trẻ làm quen với toán là một trong những môn học rất quan trọng, mà <br />
cũng là môn học trẻ yêu thích ở trường mầm non. Vì qua môn học này trẻ được <br />
học tập vui chơi, trẻ được thực hành đếm số lượng bằng nhiều hình thức, <br />
không những thế trẻ còn được làm quen với các khái niệm sơ đẳng về dài ngắn, <br />
rộng hẹp, cao thấp, kích thước và định hướng trong không gian, trẻ được tiếp <br />
xúc, được sờ vào các đồ vật, quan sát làm quen với các hình khôi c ́ ủa các vật thể <br />
của môi trường xung quanh rất đa dạng và phong phú. Trẻ biết xác định được <br />
phía phải, phía trái, phía trước, phía sau, phía trên, phía dưới của bản thân và của <br />
đối tượng khác, cũng như kỹ năng định hướng trong không gian giúp trẻ phát <br />
triển về các giác quan. Qua môn học này giúp trẻ tích lũy số vốn kiến thức sơ <br />
̉<br />
đăng v ề hình thành biểu tượng toán học vận dụng trực tiếp vào cuộc sống hàng <br />
ngày của trẻ từ đó giúp trẻ có một tâm thế vững vàng, có kiến thức nhất định <br />
tạo tiền đề tốt cho việc học tập và hoạt động chính ở trường phổ thông sau này.<br />
Nhận biết về tính toán là cơ sở ban đầu của nhận thức. Dạy trẻ làm quen <br />
với biểu tượng tập hợp số lượng phép đếm là việc cần thiết để xây dựng <br />
nền tảng trong việc cho trẻ làm quen với biểu tượng sơ đẳng ban đầu về toán. <br />
Vậy ngay từ bậc Mầm non việc tổ chức hướng dẫn trẻ làm quen với toán đã <br />
giúp trẻ có khả năng so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, có tư duy nhất định. Từ đó <br />
trẻ thích khám phá, tìm tòi, sáng tạo, là tiền đề trẻ lĩnh hội kiến thức, kinh <br />
nghiệm của người lớn, khám phá thế giới xung quanh.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết 2<br />
M ột số biện pháp hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 56 tuổi tại lớp lá 4 trường mầm non Ea <br />
Na<br />
<br />
Hoạt động làm quen với toán của trẻ 5 6 tuổi đã được khá nhiều tác giả <br />
trong nước nghiên cứu, ví dụ như: <br />
Đỗ Thị Minh Liên với “Phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với toán” <br />
là cuốn sách nghiên cứu những quy luật của quá trình hình thành các biểu tượng <br />
toán học sơ đẳng cho trẻ thông qua quá trình dạy học có mục đích trong các <br />
trường mầm non dưới sự tổ chức, điều khiển của giáo viên, tức là nghiên cứu <br />
những quy luật của mối quan hệ hữa cơ giữa mục đích, nội dung, phương pháp <br />
dạy học nhằm nâng cao hiệu qủa việc hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng.<br />
Đỗ Thị Minh Liên với “Sử dụng trò chơi học tập nhằm hình thành biểu <br />
tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mẫu giáo” đề cập đến việc sử dụng trò chơi <br />
nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học toán ở trường Mầm non, trong đó có hình <br />
thành và củng cố biểu tượng số lượng cho trẻ.<br />
Lê Thị Thanh Nga với “Phương pháp hướng dẫn trẻ Mầm non làm quen <br />
với biểu tượng toán ban đầu” và Đinh Thị Nhung với “Toán và phương pháp <br />
hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mẫu giáo”… Những cuốn sách này <br />
có nội dung trình bày những thông tin cập nhật về phương pháp hướng dẫn trẻ <br />
làm quen với biểu tượng toán ban đầu và những hoạt động để giúp giáo viên <br />
từng bước tự mình nắm bắt nội dung của bài học và còn rất nhiều những nghiên <br />
cứu của các tác giả khác nữa.<br />
Bản thân tôi là giáo viên mầm non, trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ, rất <br />
tâm huyết với nghề. Tôi luôn mong muốn truyền đạt thật nhiều kiến thức cho <br />
trẻ, giúp trẻ phát triển hết khả năng vốn có của mình. Chính vì vậy tôi luôn trăn <br />
trở, tìm ra những cách thức hay, đạt hiệu quả ca nhất trong phương pháp giảng <br />
dạy. Vì vậy, tôi luôn mong muốn làm sao trẻ phải học tốt môn toán. Bằng tất <br />
cả sự nỗ lực và kinh nghiệm của bản thân, tôi đã mạnh dạn thực hiện đề tài <br />
“Một số biện pháp hình thành biểu tượng về số lượng cho trẻ 5 6 tuổi tại lớp <br />
lá 4 trường Mầm non Ea Na”.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.<br />
Mục tiêu: Áp dụng một số biện pháp sư phạm giúp trẻ học tốt môn Làm <br />
quen với toán.<br />
Trẻ biết cách đếm, thêm bớt, chia nhóm trong phạm vi 10. Qua các vật <br />
thể quen thuộc mà trẻ thực nghiệm thông qua hoạt động chung. Có khả năng <br />
đếm thành thạo, đếm liên tục không nhầm lẫn.<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết 3<br />
M ột số biện pháp hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 56 tuổi tại lớp lá 4 trường mầm non Ea <br />
Na<br />
<br />
Tạo nhóm, đặt số, nhớ mặt số.<br />
Trẻ hiểu biểu tượng về số lượng, tập hợp, con số, khả năng tư duy nhạy <br />
bén.<br />
Qua hệ thống câu hỏi, trò chơi trẻ nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin trong <br />
giao tiếp, tham gia tốt các hoạt động khác.<br />
Giáo viên hiểu hơn về tâm sinh lý của trẻ, chọn lọc phương pháp dạy học <br />
để đạt kết quả cao nhất. <br />
Giáo viên xây dựng một số biện pháp cụ thể, phù hợp với đặc điểm phát <br />
triển tâm sinh lí theo từng lứa tuổi để trẻ dễ dàng tiếp thu kiến thức vừa sức <br />
“Học mà chơi, chơi mà học” theo hướng tích hợp đổi mới về phương pháp lấy <br />
trẻ làm trung tâm, là hoạt động chủ đạo, còn cô giáo là người gợi ý hướng dẫn <br />
giúp trẻ tìm tòi khám phá, phát huy được tính tích cực sáng tạo của trẻ .<br />
Nhiệm vụ:<br />
Khảo sát thực tiễn về nhận thức và khả năng tư duy của trẻ 5 6 tuổi về <br />
số lượng.<br />
Chuẩn bị đồ dùng trực quan cho cô và trẻ.<br />
Nghiên cứu hình thức tổ chức, cách dẫn dắt xuyên suốt bài học, trò chơi <br />
phù hợp để lồng ghép, tích hợp kiến thức về số lượng trong các hoạt động.<br />
Ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy học.<br />
Phối kết hợp với cha mẹ trẻ rèn luyện cho trẻ kỹ năng về số lượng, con <br />
số, phép đếm.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu.<br />
Một số biện pháp hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ.<br />
4. Giới hạn của đề tài.<br />
Một số biện pháp hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi của <br />
trường Mầm non Ea Na<br />
Đối tượng khảo sát: trẻ 5 – 6 tuổi lớp lá 4 trường mầm non Ea Na <br />
Thời gian nghiên cứu: Thực hiện từ tháng 09 năm 2017 đến tháng 2 năm <br />
2018 (năm học 2017 – 2018).<br />
5. Phương pháp nghiên cứu.<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết 4<br />
M ột số biện pháp hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 56 tuổi tại lớp lá 4 trường mầm non Ea <br />
Na<br />
<br />
Để áp dụng một số biện pháp sư phạm giúp trẻ hình thành biểu tượng về <br />
số lượng tôi đã sử dụng:<br />
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: <br />
Nghiên cứu tài liệu trong chương trình giáo dục trẻ, sổ tay giáo viên mầm <br />
non, bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi, các module mầm non.<br />
b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:<br />
Phương pháp điều tra, thực nghiệm, quan sát, đàm thoại, thực hành trên <br />
trẻ, điều tra khảo sát.<br />
c) Phương pháp thống kê toán học<br />
II. Phần nội dung<br />
1. Cơ sở lí luận <br />
Bác hồ nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây<br />
Vì lợi ích trăm năm trồng người”.<br />
Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. <br />
Đây là khâu quan trọng đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Trẻ <br />
em là hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của đất nước, việc bảo vệ, chăm <br />
sóc và giáo dục trẻ không phải chỉ là trách nhiệm của mọi người mà của toàn xã <br />
hội và của cả nhân loại. Vì vậy tạo cho trẻ em một nền tảng vững chắc ngay từ <br />
thủa nhỏ, từ khi còn học tại trường mầm non là điều rất quan trọng. Việc hình <br />
thành những biểu tượng là một trong số những yếu tố cần thiết đó.<br />
Biểu tượng được coi là một sản phẩm vừa của quá trình trí nhớ vừa của quá <br />
trình tưởng tượng. Đó là sự phản ánh thực tế khách quan dưới hình thức hình ảnh <br />
cụ thể. Biểu tượng không hiện ra ở não người rõ nét bằng lưu ảnh tri giác, nó có <br />
thể lờ mờ hay biến dạng. Biểu tượng thường là những phần, những đoạn nào đó <br />
của tri giác.<br />
Đặc điểm chính của biểu tượng là vừa mang tính trực quan, vừa mang <br />
tính khái quát nhờ có sự hỗ trợ lẫn nhau giữa hệ thống tín hiệu thứ nhất và hệ <br />
thống tín hiệu thứ hai. Trong đó hệ thống tín hiệu thứ nhất là xuất phát điểm về <br />
những hình ảnh của biểu tượng. Hệ thống tín hiệu thứ hai làm nảy sinh biểu <br />
tượng chung của chủ thể, qua đó phản ánh những đặc trưng, những điểm có ý <br />
nghĩa cơ bản đối với chủ thể hay những cái do bất thường gây nên ấn tượng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết 5<br />
M ột số biện pháp hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 56 tuổi tại lớp lá 4 trường mầm non Ea <br />
Na<br />
<br />
Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán học về số lượng mỗi vật ở <br />
môi trường xung quanh đều mang những dấu hiệu nhất định như đếm nhận biết <br />
nhóm đối tượng có số lượng nhất định, mối quan hệ hơn kém, cách chia nhóm <br />
đối tượng thành 2 phần ở vị trí lắp đặt trong không gian không theo nguyên tắc. <br />
Số lượng là một trong những dấu hiệu của vật cụ thể mà dựa vào chúng con <br />
người có thể tiến hành nhận biết số lượng so sánh và tạo nhóm các vật khác <br />
nhau theo dấu hiệu hình thành những biểu hiện đúng đắn về các hiện tượng <br />
xung quanh cung cấp những tri thức đơn giản có hệ thống giúp trẻ hiểu biết sơ <br />
đẳng về cơ sở hình thành biểu tượng toán học.<br />
Các biểu tượng về số lượng vật thể xuất hiện rất sớm ở trẻ mầm non, <br />
nhờ có sự tham gia tích cực của giác quan, đặc biệt là thị giác, xúc giác và thông <br />
qua hoạt động thực tiễn mà trẻ nhận biết được các số lượng. <br />
Khả năng tri giác nhận biết số lượng, đếm, thêm bớt, chia nhóm, nhận <br />
biết chữ số phụ thuộc vào lứa tuổi, vốn kinh nghiệm sống và cảnh quan xung <br />
quanh bản thân trẻ và sự tác động giáo dục của giáo viên.<br />
Phương pháp dạy học với trẻ mầm non được coi là hệ thống các nguyên <br />
tắc chủ yếu nêu lên những phương hướng xác định, mục đích yêu cầu, nội dung <br />
và cách thức dạy học trong những điều kiện cụ thể để đạt mục đích đề ra. Với <br />
ý nghĩa này phương pháp đồng nghĩa với chiến lược hành động chung nhất, <br />
phương hướng để đạt được mục tiêu môn học ở cấp độ hai, phương pháp là <br />
cách thức tổ chức là phương thức tổ chức phối hợp hoạt động chung giữa hoạt <br />
động của giáo viên và hoạt động của trẻ nhằm thực hiện được mục đích và yêu <br />
cầu nội dung của môn học. Ở cấp độ cuối cùng phương pháp là thủ pháp, đó <br />
chính là các hoạt động, các thao tác cụ thể nối tiếp nhau để thực hiện nhiệm vụ <br />
học tập nào đó. Như vậy, chúng ta có thể tiến hành nghiên cứu phương pháp <br />
dạy học ở cả 3 cấp độ này.<br />
Trên cơ sở đó, phương pháp dạy học ở lứa tuổi mẫu giáo được xem như <br />
là cách thức hướng dẫn của nhà giáo dục với trẻ mầm non nhằm mục đích lĩnh <br />
hội những kiến thức kỹ năng, kỹ xảo, hình thành thế giới quan và phát triển các <br />
năng lực khác. Các nhà nghiên cứu cho rằng, trong dạy học đôi khi hoạt động <br />
nhận biết của trẻ gắn liền với hoạt động thực tiễn và đóng vai trò quan trọng <br />
trong giáo dục dạy học. <br />
Với định nghĩa, phương pháp dạy học mầm non không chỉ được xem dưới <br />
góc độ nhà giáo dục đưa ra ý kiến thức đến trẻ theo cách thức nào, mà còn xem <br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết 6<br />
M ột số biện pháp hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 56 tuổi tại lớp lá 4 trường mầm non Ea <br />
Na<br />
<br />
xét cả hoạt động nhận thức của trẻ diễn ra như thế nào. Bởi những kiến thức <br />
mà trẻ nắm được là sản phẩm của chính hoạt động của trẻ chứ không phải của <br />
nhà giáo dục. Thông qua hoạt động có tính khác nhau mà trẻ nắm được những <br />
kiến thức. Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động cho trẻ đóng vai trò quyết định <br />
nhằm giúp trẻ lĩnh hội kiến thức.<br />
Nên khi xác định phương pháp dạy học không chỉ xuất phát từ hoạt động <br />
của nhà giáo dục mà còn có tính chất nhận biết hoạt động thực tiễn của trẻ.<br />
Số lượng là hình thể bên ngoài của các vật vì vậy giáo viên cần tiếp tục <br />
luyện tập trẻ sử dụng chúng như đếm, thêm bớt, chia nhóm chuẩn để xác định <br />
số lượng của những vật thể xung quanh trẻ và làm phong phú hơn biểu tượng <br />
về các biểu tượng cho trẻ.<br />
Dạy trẻ biện pháp đếm, thêm bớt, chia nhóm nhằm giúp trẻ nắm được <br />
các dấu hiệu đặc trưng của số lượng. Như số lượng của đối tượng, đối tượng <br />
nhiều hay ít, so sánh hai nhóm đối tượng với nhau.<br />
Luyện tập cho trẻ xác định số lượng của các đối tượng, trẻ biết đếm, <br />
thêm bớt, chia nhóm.<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.<br />
Như chúng ta đã biết Toán học là một môn học rất trừu tượng và khó, đặc <br />
biệt với trẻ mẫu giáo. Nhận thức của trẻ mang tính chất là tư duy trực quan <br />
hành động, trẻ tiếp thu kiến thức một cách thụ động máy móc. Dạy trẻ thế nào? <br />
Làm thế nào để tiếp thu bài có hiệu quả? <br />
Vậy để hình thành biểu tượng Toán cho trẻ thì chúng ta cần phải biết xây <br />
dựng cho trẻ một hệ thống các khái niệm về kiến thức toán học cơ bản, ban <br />
đầu từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ trực quan đến hình tượng,... <br />
Đồng thời chỉ ra mối quan hệ tương ứng kiến thức giúp trẻ hiểu và có khả năng <br />
vận dụng kiến thức của trẻ thông qua các hoạt động học, hoạt động chơi để <br />
góp phần phát triển toàn diện cho trẻ.<br />
Tình hình của lớp: tổng số trẻ trong lớp: 26 trẻ; nữ: 10 trẻ; dân tộc: 1 trẻ; <br />
nữ dân tộc: 1 trẻ.<br />
Bảng khảo sát chất lượng về biểu tượng số lượng của trẻ lớp lá 4 trước <br />
thực nghiệm năm học 2017 – 2018 như sau:<br />
<br />
STT Khảo sát về thực hành về số lượng, Đạt Chưa đạt<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết 7<br />
M ột số biện pháp hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 56 tuổi tại lớp lá 4 trường mầm non Ea <br />
Na<br />
<br />
<br />
con số, phép đếm Số trẻ Tỉ lệ Số trẻ Tỉ lệ<br />
1 Đếm đúng số lượng 11/26 42% 15/26 58%<br />
2 So sánh thêm, bớt 9/26 35% 17/26 65%<br />
3 Chia nhóm đối tượng 9/26 35% 17/26 65%<br />
Ưu điểm:<br />
Một số trẻ đã biết sử dụng được một số kỹ năng cơ bản về máy tính, có <br />
các kỹ năng xác định số lượng, đếm, thêm bớt, chia nhóm...<br />
Được sự quan tâm của BGH nhà trường, các cấp lãnh đạo, ban ngành và <br />
hội cha mẹ học sinh. Trong lớp bố trí đủ 2 giáo viên trên một lớp, sự giúp đỡ <br />
của chuyên môn, đồng nghiệp đã tạo điều kiện cho tôi tham dự các buổi tập <br />
huấn, bồi dưỡng chuyên môn và đi dự giờ chuyên đề do phòng GD&ĐT huyện, <br />
cụm chuyên môn tổ chức.<br />
Lãnh đạo trường thường xuyên thăm lớp, dự giờ giáo viên trong trường <br />
để góp ý, rút kinh nghiệm.<br />
Có nhận thức sâu sắc về môn làm quen với toán, luôn nhiệt tình, linh hoạt, <br />
tìm tòi sáng tạo, lắng nghe góp ý của chuyên môn đồng nghiệp trên thực tế và lý <br />
thuyết.<br />
Nghiêm túc thực hiện chuyên đề, nắm vững phương pháp bộ môn, yêu <br />
cầu các tiết, từng độ tuổi.<br />
Trẻ cùng dộ tuổi, yêu thích đến trường, gần gũi với giáo viên.<br />
Một số cha mẹ trẻ đã quan tâm đến giáo dục con ngay từ lứa tuổi mầm <br />
non đặc biệt là cho trẻ làm quen với toán.<br />
Hạn chế:<br />
Đồ dùng trong việc dạy trẻ chưa có sự sáng tạo.<br />
Việc hiểu và tự làm theo yêu cầu của trẻ trong việc thêm bớt, chia tách <br />
đối tượng còn hạn chế.<br />
Sự quan tâm, kiểm tra của cha mẹ trẻ đến trẻ còn chưa nhiều nên việc <br />
học ở nhà của trẻ bị sao nhãng gây khó khăn cho việc phối hợp.<br />
Về bản thân còn lung túng trong việc xử lý tình huống, lựa chọn hình thức <br />
tổ chức phù hợp với trẻ.<br />
Nguyên nhân thành công của thực trạng:<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết 8<br />
M ột số biện pháp hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 56 tuổi tại lớp lá 4 trường mầm non Ea <br />
Na<br />
<br />
Giáo viên nắm vững phương pháp của môn làm quen với toán.<br />
Được sự quan tâm ủng hộ của ban giám hiệu, đồng nghiệp, sự nhiệt tình <br />
của bản thân, lựa chọn được các biện pháp phù hợp với trẻ.<br />
Trẻ đến lớp đều được tham gia các hoạt động làm quen với toán do giáo <br />
viên tổ chức.<br />
Nguyên nhân hạn chế:<br />
Cơ sở vật chất còn thiếu, đồ dùng chưa sáng tạo, giáo viên còn hạn chế <br />
trong công nghệ thông tin.<br />
Chưa sáng tạo trong hình thức tổ chức các hoạt động làm quen với toán.<br />
Một số trẻ ở xa bố mẹ, ở với ông bà từ nhỏ ít được quan tâm và tiếp xúc <br />
nhiều với thế giới xung quanh nên trẻ còn nhút nhát, chưa quan tâm đến việc <br />
học của trẻ.<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:<br />
a) Mục tiêu của giải pháp<br />
Lên kế hoạch, xác định loại tiết phù hợp, lấy trẻ làm trug tâm làm kích <br />
thích trẻ phát triển về tư duy lôgic, số lượng, con số đòi hỏi trẻ phải tập trung <br />
suy nghĩ, giúp trẻ nhanh nhạy, có tư duy tốt, khả năng tập trung cao.<br />
Tổ chức các hoạt động làm quen với toán giúp trẻ có khả năng ghi nhớ, <br />
nhận biết con số, số lượng, khả năng đếm tốt, đếm liên tục.<br />
Lồng ghép vào các tiết học, trò chơi tạo cho trẻ hứng thú trong các hoạt <br />
động, có thể suy nghĩ, giải quyết các tình huống trong hoạt động khác, trẻ được <br />
củng cố kiến thức mọi lúc, mọi nơi, hình thành biểu tượng toán học vào cuộc <br />
sống.<br />
Sử dụng đồ dùng trực quan, hệ thống câu hỏi tạo hứng thú, gây sự chú ý <br />
của trẻ giúp trẻ lĩnh hội kiến thức chính xác, trọn vẹn, phấn khởi.<br />
b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.<br />
Biện pháp 1: Lên kế hoạch, xác định loại tiết để chọn phương pháp thích <br />
hợp, lấy trẻ làm trung tâm.<br />
Thực hiện trên kế hoạch, trên tiết học là hoạt động chủ đạo của trẻ, giáo <br />
viên là người hướng dẫn, gợi ý, kích thích trẻ họat động, sáng tạo tích cực.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết 9<br />
M ột số biện pháp hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 56 tuổi tại lớp lá 4 trường mầm non Ea <br />
Na<br />
<br />
Ví dụ: Trẻ đếm đến 8, nhận biết các nhóm có 8 đối tượng. Nhận biết số <br />
8. Chủ đề “Thế giới động vật” chủ đề nhánh “Con vật đáng yêu quanh bé” giáo <br />
viên phải chuẩn bị cho mỗi trẻ 8 con vật đẹp, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý <br />
của trẻ để tạo sự phát triển trí lực cho trẻ nhận biết các dấu hiệu trong bản <br />
chất của cách đếm, cách thêm bớt nhằm giúp trẻ nhấn mạnh tính bất biến của <br />
môn học thì giáo viên phải dùng lời nói dễ hiểu, gần gũi với trẻ để khơi ngợi <br />
trẻ chú ý và suy nghĩ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ví dụ: Giáo viên soạn trên giáo án điện tử, ở trong mỗi chuồng có 5 hoặc <br />
7 và 8 con chó, con gà, con vịt, con mèo… Ôn gợi nhớ giáo viên cho trẻ lên tìm <br />
“con vật bé yêu” có số lượng là 7 và chọn số tương ứng, nếu trẻ chọn đúng con <br />
vật có số lượng 7 thì có tiếng vỗ tay và khen trẻ chọn đúng rồi còn trẻ chọn sai <br />
thì hiện lên hình mặt người khóc và nói “tiếc quá bé chọn nhầm rồi”. Ngoài ra ở <br />
mọi hoạt động trong ngày giáo viên luôn lồng ghép để trẻ đếm, tổ chức cho trẻ <br />
chơi hoạt động góc ở mỗi góc có 8 trẻ, giờ ăn một bàn có 8 trẻ, tổ chức trò chơi <br />
một nhóm 8 bạn chơi.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
→ →<br />
* Quá trình thực hiện cần chú ý đến những yêu cầu sau:<br />
Theo phương pháp đổi mới lấy trẻ làm trung tâm, trẻ là chủ thể tích cực <br />
nên tôi đã áp dụng phương pháp này.<br />
Ví dụ: Khi vào tiết học “Đếm 8 nhận biết các nhóm có 8 đối tượng. Nhận <br />
biết số 8”. Giáo viên cho trẻ ôn số lượng 7, chuẩn bị tiết mục văn nghệ chọn 7 <br />
trẻ lên biểu diễn, cho trẻ chọn số quà tương ứng với bạn mang tặng, cho trẻ <br />
tìm chữ số tương ứng ở góc “bé học chữ số” trong lớp. <br />
Bài mới: Tổ chức cho trẻ luyện tập cả lớp thực hiện cùng bài hướng dẫn <br />
của cô để thời gian trẻ chơi trò chơi luyện tập nhiều hơn. <br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết 10<br />
M ột số biện pháp hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 56 tuổi tại lớp lá 4 trường mầm non Ea <br />
Na<br />
<br />
Luyện tập cá nhân: Cho 2 4 trẻ thi đua nhau chọn mua con vật bé yêu có <br />
số lượng 8 đem nó về đúng nơi ở của nó.<br />
Tổ chức trò chơi để cũng cố kiến thức số trẻ trong lớp cùng tham gia <br />
chơi: Trò chơi về đúng chuồng, chia lớp thành 4 đội, mỗi đội chọn một con vật <br />
yêu thích, cùng con vật đi kiếm ăn khi nào có hiệu lệnh của giáo viên trẻ chạy <br />
về chuồng có con vật đó có số lượng 8, nếu trẻ nào chạy sai thì con vật trẻ yêu <br />
không có chuồng. <br />
* Phát huy tính tích cực cho trẻ <br />
Giáo viên cần tạo điều kiện cho trẻ suy nghĩ và tự hành động, thậm chí <br />
còn để trẻ tự suy nghĩ cả bài mới là biện pháp kích thích gợi mở hướng dẫn để <br />
trẻ hoạt động tích cực (dựa vào sự nhận thức của học sinh).<br />
Ví dụ: Khi trẻ bắt đầu hoạt động đếm đến 6 nhận biết các nhóm có 6 đối <br />
tượng, nhận biết số 6 thì giáo viên cần dạy trẻ tự tìm, tự đếm, tự xếp theo yêu <br />
cầu của giáo viên, trẻ biết tự nhận xét nhóm đồ dùng đồ chơi đó có số lượng là <br />
6 và để tương ứng với nhóm đồ dùng đó trẻ tự tìm số 6 gắn vào, cô cho trẻ <br />
chọn đối tượng để tương ứng với số 6. Nhưng trên các tiết học tiếp theo sau khi <br />
trẻ đếm đến 6 nhận biết các nhóm có 6 đối tượng, nhận biết số 6, trẻ được học <br />
thêm bớt trong phạm vi 6 và chia nhóm 6 đối tượng thành 6 phần. Giáo viên có <br />
thể thiết kế tiết dạy thông qua các trò chơi để gây hứng thú ở trẻ và giúp trẻ <br />
nhớ lâu và quan trọng trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động. Ví dụ: Thiết kế <br />
bài dạy của giáo viên trên giáo án điện tử, nếu sử dụng đồ dùng trực quan thì đồ <br />
dùng cần đẹp ngộ nghĩnh, gần gũi với trẻ và phù hợp với chủ đề, còn phần thực <br />
hành của trẻ nên sử dụng thông qua trò chơi, luyện tập cá nhân cho trẻ chơi “ ai <br />
nhanh hơn”, “ai tinh mắt” cô gọi 2 trẻ lên chơi cho trẻ tìm thêm con vật và đem <br />
nó về đúng với môi trường sống của chúng như cá sống dưới nước, voi sống <br />
trong rừng, gà sống trong nhà (giáo viên chuẩn bị ngôi nhà, rừng cây, hồ nước). <br />
Còn tổ chức trò chơi để luyện tập cả lớp như trò chơi “Ai nhanh tay” giáo viên <br />
chia lớp thành 3 tổ cho tổ 1 tìm con vật nuôi trong gia đình, tổ tìm con vật sống <br />
trong rừng, tổ 3 tìm con vật sống dưới nước và mỗi trẻ tìm đủ 6 con không cùng <br />
một loại (động vật nuôi trong nhà có gà, vịt, chó, mèo…) có số lượng 6, cô cho <br />
trẻ thêm vào và bớt ra theo yêu cầu tổ chức cho 3 tổ thi đua nhau để trẻ hứng <br />
thú.<br />
* Dạy học vừa sức <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết 11<br />
M ột số biện pháp hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 56 tuổi tại lớp lá 4 trường mầm non Ea <br />
Na<br />
<br />
Trên cở sở giáo viên phải cân nhắc lựa chon nội dung sao cho phù hợp, <br />
hợp lí giữa nội dung các kiến thức lí tính và cảm tính. Để đảm bảo tình vừa sức <br />
cho trẻ những kiến mới truyền đạt cho trẻ cần được phức tạp dần, được củng <br />
cố dần qua các bài tập luyện phong phú và được ứng dụng vào các dạng hoạt <br />
động khác nhau của trẻ như vậy sẽ giúp trẻ dễ dàng lĩnh hội kiến thức và kỹ <br />
năng tạo cho trẻ hứng thú học toán.<br />
Ví dụ: Dạy trẻ thêm bớt trong phạm vi 6, dạy trẻ dạy trẻ đếm 6 đối <br />
tượng, cho trẻ thêm bớt tự do và trẻ nhận xét kết quả thêm bớt, cho trẻ bớt theo <br />
yêu cầu bớt 1, 2, 3... thêm vào 1, 2, 3... cho trẻ thêm bớt nhanh dần không theo <br />
thứ tự 6 bớt 2 còn mấy, 4 thêm 2 là mấy?<br />
* Đảm bảo tính khoa học<br />
Trên cơ sở của những khoa học toán học, tâm lí học và giáo dục học mầm <br />
non trong qua trình dạy toán cho trẻ cần đảm bảo sự thống nhất giữa các thao <br />
tác, kiến thức kỹ năng và thái độ thông qua các hoạt động giúp trẻ phổ thông <br />
ngôn ngữ về số lượng trong thực tế. Trong quá trình hình thành biểu tượng toán <br />
học về các hình dạng cần phải đảm bảo tính chính xác khoa học và tất cả mọi <br />
mặt như ngôn ngữ kí hiệu, hình vẽ. Kiến thức suy luận thông qua hoạt động mà <br />
tư duy và ý thức phát triển tốt. <br />
Biện pháp nhằm đảo bảo tính ý thức và phát huy tính tích cực của trẻ. <br />
Để đảm bảo tính ý thức và phát huy tính tích cực của trẻ trong quá trình <br />
lĩnh hội kiến thức cần dạy trẻ nhận biết những dấu hiệu nhận bi ết c ủa đối <br />
tượng bằng cách thay đổi các dấu hiệu trong bản chất và giữ nguyên bản chất <br />
của đối tượng. Đồ dùng đa dạng màu sắc tươi sáng, sắp xếp đồ dùng trực quan <br />
ở nhiều vị trí khác nhau để trẻ đếm. Qua hiều cách đếm trẻ nắm bắt được các <br />
dấu hiệu đặc trưng của số lượng và có biểu tượng chính xác về chúng. Cần xác <br />
định mục đích yêu cầu để cung cấp đứng kiến thức của tiết đó, không dạy thêm <br />
bớt hay chia nhóm. Đồ dùng trực quan chính xác.<br />
Biện pháp 2: Sử dụng đồ dùng trực quan<br />
Tăng cường làm đồ dùng và chú trọng sử dụng đồ dùng trực quan hợp lý, <br />
phù hợp với nội dung bài dạy, đồ dùng đa dạng màu sắc kích thước phong phú.<br />
Biện pháp hữu hiệu giúp tiết học đạt kết quả là gây sự chú ý của trẻ <br />
bằng cách sử dụng đồ dùng trực quan đẹp kết hợp với sự khéo léo của giáo viên <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết 12<br />
M ột số biện pháp hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 56 tuổi tại lớp lá 4 trường mầm non Ea <br />
Na<br />
<br />
khi sử dụng đồ dùng trực quan giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách trọn vẹn, <br />
chính xác, phấn khởi.<br />
Ví dụ: Giáo viên cùng trẻ tổ chức làm đồ dùng học tập vào buổi chiều <br />
cuối tuần, qua buổi làm đồ dùng giúp cô nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý và năng <br />
khiếu của trẻ hơn.<br />
Đầu tuần giáo viên cho trẻ biết tuần này trẻ đang học chủ đề gì của tuần <br />
“Chú bộ đội” giáo viên hỏi trẻ thích tặng chú bộ đội món quà gì nhân ngày thành <br />
lập quân đội nhân dân việt nam 22/12. Sau đó cô định hướng nguyên vật liệu <br />
như hộp sữa chua, hộp bánh… đến cuối tuần giáo viên cùng trẻ thực hiện sử <br />
dụng nguyên vật liệu trẻ đem đến cùng làm, giáo viên cho trẻ chọn 5 bạn một <br />
nhóm, nhóm 1 rửa hộp sữa chua cho sạch, nhóm 2 lau hộp sữa chua cho khô, <br />
nhóm 3 chọn giấy màu giáo viên yêu cầu, nhóm 4 cùng giáo viên dán lá cờ và <br />
ngôi sao vào cây, nhóm 5 đổ cát và xi măng vào nước giáo viên chuẩn bị sẵn và <br />
cho trẻ trộn đều, nhóm 6 cho trẻ đổ hồ đã trộn vào trong hộp sữa chua rồi cắm <br />
cột cờ vào. Sau khi trẻ hoàn thành cho cho trẻ đếm xem trẻ làm được mấy cột <br />
cờ (7 cột cờ). Cho trẻ tham gia làm đồ chơi trẻ phấn khởi vui vẻ tích cực hoạt <br />
động gúp trẻ nhớ lâu hơn về nhà trẻ tự khoe với ba mẹ hôm nay con làm được <br />
gì. Qua đó nhằm giúp trẻ củng cố kiến thức kỹ năng đếm chính xác và nhớ lâu <br />
hơn. <br />
* Sử dụng vật mẫu <br />
Vật mẫu phải có màu sắc đẹp kích thước to, rõ về màu sắc, hình dạng.<br />
Ví dụ: Dạy trẻ thêm bớt trong phạm vi 6 giáo viên nên sử dụng vật mẫu <br />
một số loại hoa, rõ về đặc điểm bên ngoài, màu sắc. Qua đó ngoài học toán cung <br />
cấp cho trẻ biết tên hoa, màu sắc của hoa, nhận dạng được một số loại hoa <br />
(Khuyến khích sử dụng hoa thật).<br />
Biện pháp 3: Lồng ghép vào các tiết học khác và các trò chơi .<br />
Thông qua các môn học khác lồng ghép đan cài các hoạt động. Thiết kế <br />
hình thức “Học mà chơi, chơi mà học” thông qua hình ảnh chơi nhẹ nhàng để <br />
trẻ hứng thú và tích cực hoạt động thì hiệu quả học đếm tốt hơn.<br />
Ví dụ: Trong tiết dạy trẻ mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 6. Giáo <br />
viên lồng ghép vào hoạt động ngoài trời thông qua trò chơi dân gian và trò chơi <br />
tự do giáo viên chia lớp thành nhóm có 5 trẻ chơi trò chơi “Bẫy chuột” giáo viên <br />
hỏi có 6 bạn mà có 2 bạn làm bẫy còn mấy bạn làm chuột, nhóm có 3 bạn làm <br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết 13<br />
M ột số biện pháp hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 56 tuổi tại lớp lá 4 trường mầm non Ea <br />
Na<br />
<br />
bẫy có mấy bạn làm chuột. Giáo viên lồng ghép vào hoạt động góc để trẻ nắm <br />
số 6 giáo viên cho trẻ chọn hoa theo màu và trong mỗi bông hoa giáo viên gắn số <br />
6 cho trẻ nhận dạng, Ở mỗi góc chơi giáo viên cho 6 bạn một góc, ở góc nghệ <br />
thuật giáo viên cho trẻ tô vẽ nặn động vật nuôi trong gia đình có số lượng 6, ở <br />
góc học tập giáo viên cho trẻ đồ lại theo nét chấm mờ những nhóm con vật <br />
thêm vào cho đủ số lượng 6. Trong giờ làm quen văn học dạy thơ, khi gọi trẻ <br />
đọc thơ theo nhóm giáo viên có thể gọi 6 trẻ đọc một lần, đếm cuối buổi học <br />
giáo viên chuẩn bị chọn 6 trẻ đọc thơ hay, cho trẻ vỗ tay khen 6 bạn, mỗi bạn <br />
vỗ một tiếng (Trẻ biết vỗ 6 tiếng) trong quá trình trẻ vỗ tay trẻ đếm, nếu trẻ <br />
nào vỗ sai giáo viên chú ý và bồi dưỡng cho trẻ đó để trẻ học đếm tốt hơn. <br />
* Sử dụng trò chơi <br />
Tôi lồng ghép sử dụng các trò chơi, câu đố thơ ca để kích thích trẻ hoạt <br />
động. Ví dụ: Hoạt động góc ở góc nghệ thuật cho trẻ tô màu những con vật có <br />
số lượng 6, góc học tập cho trẻ tô theo nét chấm mờ những nhóm có con vật có <br />
số lượng 6. Cho trẻ cắt con vật hay tìm các con vật… Trong đó có số lượng <br />
đúng với tiết học để dán và đóng thành album, có thể thực hiện vào giờ chơi tự <br />
do hay hoạt động góc hay các trò chơi như:<br />
Trò chơi: Thỏ tìm chuồng<br />
Mục đích: Củng cố biểu tượng số lượng từ 1 10, củng cố kỹ năng đếm <br />
cho trẻ. Phát triển khả năng quan sát, so sánh, tính nhanh nhẹn, hoạt bát của trẻ.<br />
Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị 4 chuồng, mỗi chuồng gắn các thẻ có <br />
chấm tròn khác nhau. Mỗi trẻ có 1 thẻ số tương ứng với số chấm tròn của 1 <br />
trong 4 chuồng. Khuôn viên chỗ chơi rộng.<br />
Cách tiến hành: Cho trẻ đi xung quanh như những chú thỏ đang đi tìm đồ <br />
ăn. Trên tay mỗi trẻ cầm một thẻ số tương ứng với số chấm tròn trên các chuồng <br />
thỏ. “bầy thỏ” vừa chạy nhảy trong vườn vừa hát bài “Trời nắng trời mưa”. Khi <br />
hát tới câu “Mưa to rồi! Nhanh nhanh đi về thôi!”, trẻ phải tìm được chuồng có số <br />
chấm tròn tương ứng với thẻ số của mình, nếu tìm sai hoặc chậm sẽ thua cuộc, <br />
phải nhảy lò cò.<br />
Giáo viên cho trẻ chơi khoảng 4 – 5 lần. Sau mỗi lần cô thay đổi số chấm <br />
ở mỗi chuồng hoặc cho các trẻ thay đổi thẻ số cho nhau.<br />
Trò chơi: Chiếc nón kì diệu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết 14<br />
M ột số biện pháp hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 56 tuổi tại lớp lá 4 trường mầm non Ea <br />
Na<br />
<br />
Mục đích: Củng cố biểu tượng số lượng từ 1 10, củng cố kỹ năng đếm <br />
cho trẻ. Phát triển khả năng quan sát, so sánh, tính nhanh nhẹn, hoạt bát của trẻ.<br />
Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị vòng xoay chiếc nón kì diệu. Mỗi ngăn của <br />
vòng xoay gắn một số từ 1 đến 10. Các thẻ có chấm tròn từ 1 đến 10. Mỗi trẻ <br />
có 1 thẻ số.<br />
Cách tiến hành: Cho trẻ đứng thành hình vòng cung quay mặt về chiếc <br />
nón. Cô phổ biến cách chơi và luật chơi. Trên tay mỗi trẻ có một thẻ số tương <br />
ứng với các số có trên chiếc nón kỳ diệu. Khi cô xoay chiếc nón kỳ diệu. Chiếc <br />
nón xoay vào ô số nào thì trẻ có thẻ số tương ứng với ô số đó lên và chọn thẻ có <br />
chấm tròn tương ứng với thẻ số trẻ cầm trên tay. Nếu chọn sai là người thua <br />
cuộc sẽ bị phạt.<br />
Trò chơi: Ô cửa bí mật<br />
Mục đích: Củng cố biểu tượng số lượng từ 1 10, củng cố kỹ năng <br />
đếm cho trẻ. Phát triển khả năng quan sát, so sánh, tính nhanh nhẹn, hoạt bát <br />
của trẻ.<br />
Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị một quả bóng và một ô khung gỗ chia làm <br />
nhiều ngăn, mỗi ngăn là một ô cửa có gắn số từ 1 đến 10. Một số tranh có vẽ <br />
đồ vật tương ứng với số gắn ở mỗi ngăn. <br />
Cách tiến hành: Cho trẻ ngồi thành hình vòng cung quay mặt về ô cửa. <br />
Giáo viên phổ biến cách chơi và luật chơi. Giáo viên thả quả bóng vào ô phía <br />
trên khung cửa. Khi bóng rơi trúng vào ô cửa có số nào thì trẻ đồng thanh đọc to <br />
số đó lên. Đồng thời, ô cửa rơi ra một tranh có vẽ đồ vật. Trẻ đếm xem đồ vật <br />
trong tranh có trùng với số ở ô cửa không. <br />
Giáo viên tiến hành chơi khoảng 2 – 3 lần. Sau đó cho một số trẻ lên thả <br />
bóng để các bạn ở dưới nhận biết số.<br />
Sử dụng lồng ghép vào các tiết học như trên tiết dạy tôi sử dụng các trò <br />
chơi, câu đố, thơ ca để kích thích trẻ hoạt động, lồng ghép một số môn học phù <br />
hợp như văn học, thể dục, tạo hình nhất là tổ chức các trò chơi mới lạ ở hoạt <br />
động chung. <br />
Biện pháp 4: Củng cố và làm quen kiến thức mọi lúc mọi nơi, dạy trẻ <br />
kiến thức hình thành biểu tượng toán học vào cuộc sống.<br />
Ví dụ: Đồ dùng đồ chơi của trẻ tôi đều gắn ký hiệu là số: Ly uống nước <br />
của trẻ tổ có hoa màu xanh, tổ có hoa màu đỏ, tổ có hoa vàng mỗi bông hoa có <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết 15<br />
M ột số biện pháp hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 56 tuổi tại lớp lá 4 trường mầm non Ea <br />
Na<br />
<br />
số từ 1 đến 10 trẻ có một số làm ký hiệu, đến giờ uống sữa trẻ tự tìm ly của <br />
mình sau khi uống xong tôi quy định cho trẻ úp ly vào đúng nơi quy định. Khăn <br />
mặt của trẻ cũng treo theo tổ, khăn được thêu ký hiệu riêng của từng trẻ, khi trẻ <br />
treo khăn cũng treo theo số của mình, bạn A số 1 thì treo khăn ở móc số 1 và thứ <br />
tự đến bạn số 10 tât ć ả đồ dùng đồ chơi của trẻ đều có ký hiệu bằng số và khi <br />
cất cũng phải thứ tự. Qua đó để giúp trẻ nhận mặt số dễ dàng, ngoài ra trẻ biết <br />
học đếm trong khi trẻ lấy và cất đồ dùng. 5 trẻ trong tổ thay nhau kiểm tra sau <br />
khi bạn cất đồ dùng đồ chơi, cho trẻ đếm xem đủ đồ dùng đồ chơi không và <br />
bạn đã cất thứ tự đúng số của mình chưa, trẻ tự phát hiện những sai sót của bạn <br />
và cùng bạn sửa sai. Qua đó trẻ biết tự phục vụ bản thân tự rèn cho mình thói <br />
quen nề nếp và quan trọng nhất trẻ tự rèn kỹ năng đếm để biết cách thêm bớt <br />
trong phạm vi 10 một cách thành thạo nhanh nhẹn. <br />
Biện pháp 5: Sử dụng hệ thống câu hỏi.<br />
Hệ thống câu hỏi giúp trẻ phát huy được tính tích cực sáng tạo, giúp trẻ <br />
nắm được kiến thức một cách lôgic, câu hỏi đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến <br />
phức tạp.<br />
Mỗi ngày dành 5 đến 10 phút trước và sau giờ đón trẻ để ôn tập bằng <br />
nhiều hình thức như đếm, thêm bớt, chia nhóm trong phạm vi 10. Khi thấy trẻ <br />
đạt yêu cầu nâng cao dần, cho cháu giỏi kèm cháu yếu để cùng đếm, nhận biết <br />
mối quan hệ hơn kém và cách chia thành 2 nhóm.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết 16<br />
M ột số biện pháp hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 56 tuổi tại lớp lá 4 trường mầm non Ea <br />
Na<br />
<br />
Kết hợp bài tập nhằm kích thích trẻ phát triển về trí lực của trẻ một cách <br />
hưng phấn dẫn dắt trẻ tự tìm ra kết quả, tự đưa ra kết luận khái quát bằng lời <br />
giáo viên cần đặt ra cho trẻ vào các tình huống có vần đề buộc trẻ phải suy <br />
nghĩ.<br />
Ví dụ: Cho trẻ so sánh hai nhóm đồ vật để trẻ tự nhận xét về 2 nhóm đồ <br />
vật cô sử dụng một số câu hỏi gợi mở để trẻ suy nghĩ. Giáo viên hỏi 2 nhóm <br />
như thế nào với nhau? (Trẻ có thể trả lời 2 nhóm không bằng nhau, gợi ý cho <br />
trẻ khác trẻ lời nhóm nhiều hơn nhóm thì ít hơn) tại sao con biết 2 nhóm không <br />
bằng nhau? (Trẻ trả lời vì nhóm có 5, nhóm có 4 đối tượng, nhóm dư 1 nhóm <br />
thiếu 1…). Trẻ tự suy nghĩ và tìm ra câu trả lời, và giáo viên là người động viên <br />
khuyến khích trẻ để trẻ được trình bày ý kiến của mình.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hệ thống câu hỏi bài tập giáo viên đặt ra câu hỏi dựa trên tri giác và trí <br />
nhớ tái tạo của trẻ nhằm ghi nhận những kiến thức của đối tượng yêu cầu trẻ <br />
miêu tả những kiến thức mà trẻ vừa quan sát hay nhắc lại nhiệm vụ của giáo <br />
viên.<br />
Ví dụ: Có bao nhiêu con? Hai nhóm như thế nào với nhau? Tại sao không <br />
bằng nhau? Muốn bằng nhau làm thế nào?<br />
Câu hỏi tái tạo có nhận thức nhằm giúp trẻ nắm vững và củng cố những <br />
kiến thức một cách sâu sắc hơn.<br />
Ví dụ: Tìm và chọn thêm con vật, bông hoa…cho đủ số lượng 5 (Số <br />
lượng của tiết học và phù hợp với chủ đề)<br />
Câu hỏi sáng tạo có nhận thức nhằm giúp trẻ sử dụng những kiến thức đã <br />
nắm được để giải quyết tình huống hay nhiệm vụ khác nhau. <br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết 17<br />
M ột số biện pháp hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 56 tuổi tại lớp lá 4 trường mầm non Ea <br />
Na<br />
<br />
Ví dụ: Trong bình hoa của con có bao nhiêu bông hoa, có bao nhiêu cành <br />
hoa? Muốn mỗi cành đều có bông hoa các con làm thế nào? Dùng đồ dùng gì <br />
thực hiện thêm bông hoa? (Dùng kéo và giấy màu cắt hoa, dùng bút chì đen và <br />
màu sáp vẽ tô thêm hoa, dùng giấy màu xé dán bông hoa, dùng kéo cắt hình ảnh <br />
bông hoa…) <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Khi sử dụng câu hỏi giáo viên cần chú ý đặt câu hỏi phải ngắn gọn cụ <br />
thể đủ ý, nội dung câu hỏi phải vừa sức trẻ, các khái niệm trong câu hỏi phải <br />
quen thuộc với trẻ nên đặt nhiều dạng câu hỏi cho một vấn đề các câu hỏi phải <br />
có hệ thống, phải kích thích sự suy nghĩ của giáo viên, phải đặt câu hỏi mang <br />
tính đa dạng để mở rộng vốn từ cho trẻ, tập cho trẻ hiểu và sử dụng nhiều cách <br />
đặt câu hỏi để cho trẻ ứng dụng vào các tình huống khác nhau của cuộc sống.<br />
Biện pháp 6: Phối hợp với cha mẹ trẻ để rèn luyện các kỹ năng về số <br />
lượng, con số và phép đếm cho trẻ.<br />
Bước đầu phối hợp với cha mẹ trẻ tuyên truyền về nội dung, phương <br />
pháp dạy trẻ làm quen với toán, về nội dung chương trình học của trẻ qua việc <br />
trao đổi với cha mẹ trẻ. <br />
Tôi đã phối hợp sưu tầm nghiên cứu và làm dồ dùng, đồ chơi, học liệu <br />
cho trẻ học tập được tốt hơn.<br />
Trao đổi với cha mẹ trẻ về tầm quan trọng của toán học, giúp cha mẹ trẻ <br />
hiểu về toán và trao đổi cách dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi khi ở nhà. <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết 18<br />
M ột số biện pháp hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 56 tuổi tại lớp lá 4 trường mầm non Ea <br />
Na<br />
<br />
Ví dụ: Khi ở nhà mẹ thường gần gũi trò chuyện với trẻ như: <br />
+ Nhà mình có mấy người ? <br />
+ Khi ăn cơm cần bao nhiêu cái bát? Bao nhiêu đôi đũa?<br />
+ Nhà mình có bao nhiêu cái ghế?<br />
+ Mẹ có mấy quả cam? Mấy quả chuối? Mấy quả na?<br />
+ Nhà mình có bao nhiêu người? Mấy nam? Mấy nữ?<br />
+ Nhà mình có mấy phòng?<br />
Trao đổi với cha mẹ trẻ về tình hình học tập của trẻ ở trường, những trẻ <br />
tiếp thu chậm, chưa nắm được các kiến thức kỹ năng về số, số lượng ở trên <br />
lớp để về nhà cha mẹ trẻ tạo điều kiện kèm cặp thêm cho trẻ. <br />
c) Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau, thì cần có <br />
những biện pháp then chốt và hỗ trợ. Biện pháp xây dựng kế hoạch phù hợp với <br />
tình hình của lớp, của trẻ là biện pháp cốt lõi của đề tài cùng với những biện <br />
pháp hỗ trợ như tích hợp toán học vào trong các hoạt động hàng ngày, tạo môi <br />
trường toán học, sử dụng các phương tiện trực quan, tổ chức tiết học nhẹ nhàng <br />
lôi cuốn trẻ, phối hợp với cha mẹ trẻ. Mỗi một biên pháp đều có tác dụng riêng <br />
và giải quyết từng vấn đề của thực trạng nhưng đều có một nhiệm vụ là cung <br />
cấp biểu tượng toán học cho trẻ. Trẻ mạnh dạn, hứng thú, phát triển về ngôn <br />
ngữ, điều đó làm nên thành công của sáng kiến kinh nghiệm cùng hướng tới <br />
mục tiêu hình thành cho trẻ biểu tượng số lượng.<br />
Trình tự nhất định khi thực hiện của các giải pháp biện pháp:<br />
Biện pháp 1: Lên kế hoạch, xác định loại tiết để chọn phương pháp thích <br />
hợp, lấy trẻ làm trung tâm.<br />
Biện pháp 3: Lồng ghép vào các tiết học khác và các trò chơi.<br />
Biện pháp 4: Củng cố và làm quen kiến thức mọi lúc mọi nơi, dạy trẻ <br />
kiến thức hình thành biểu tượng toán học vào cuộc sống.<br />
Biện pháp 5: Sử dụng hệ thống câu hỏi.<br />
Biện pháp 6: Phối hợp với cha mẹ trẻ để rèn luyện các kỹ năng về số <br />
lượng, con số, phép đếm cho trẻ.<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết 19<br />
M ột số biện pháp hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 56 tuổi tại lớp lá 4 trường mầm non Ea <br />
Na<br />
<br />
Biện pháp 2: Sử dụng đồ dùng trực quan.<br />
d) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
*Kết quả khảo nghiệm: <br />
Sau một thời gian đưa biện pháp đã xây dựng đưa vào thực tế tại trường <br />
Mầm non Ea Na. Cùng với sự nỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ của Ban giám <br />
hiệu, của đồng nghiệp kết quả đạt được của lớp tôi có nhiều tiến bộ rõ rệt:<br />
Trẻ tích cực hoạt động giữa giáo viên và trẻ, giữa trẻ với trẻ.<br />
Thông qua trò chơi giúp trẻ phát triển óc sáng tạo, trí nhớ, tư duy và các <br />
giác quan nhanh nhẹn, qua vui chơi tạo cho trẻ tinh thần tho ải mái tiếp thu kiến <br />
thức nhẹ nhàng. <br />
Đồ dùng trực quan đẹp, đa dạng, hấp dẫn phong phú, trẻ rất hứng thú học <br />
tập không bị nhàm chán và ghi nhớ tái tạo phát triển, giúp trẻ hoạt động sáng <br />
tạo.<br />
Trong biện pháp hệ thống câu hỏi rất quan trọng tạo điều kiện phát triển <br />
trí tuệ cho trẻ từ câu hỏi đã kích thích trẻ hoạt động sáng tạo.<br />
Dạy trẻ học vừa sức đã tạo sự thống nhất hài hòa cho từng độ tuổi và đặc <br />
biệt là nhận thức của trẻ.<br />
Trong biện pháp giáo dục trẻ ở hoạt động chung cũng như hoạt động mọi <br />
lúc mọi nơi phải có hệ thống khoa học, thống nhất tạo sự tiếp thu cho trẻ một <br />
cách logic. Từ đó trẻ phát huy tính tích cực trong mọi hoạt động.<br />
Môn làm quen với toán cung cấp kiến thức nhất định, đảm bảo sự thống <br />
nhất giữa các thao tác kiến thức, kỹ năng và thái độ thông qua các hoạt động, rèn <br />
luyện ngôn ngữ chính xác ở trẻ. Ngoài ra trẻ tích cực tham gia vào mọi hoạt <br />
động vui vẻ thoải mái, thích trình bày ý kiến của mình.<br />
Trẻ nắm được các kỹ năng cơ bản của môn làm quen với toán về số <br />
lượng, biết cách đếm, thêm bớt, chia nhóm trong phạm vi 10 thành thạo, tự tin, <br />
hứng thú khi học môn toán.<br />
* Giá trị khoa học: <br />
Qua đề tài tôi nhận thấy phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ và thực <br />
tế tại lớp mình. Những biện pháp có tính khả thi sau 6 tháng áp dụng tại lớp lá 4 <br />
trường Mầm non Ea Na. Chất lượng trẻ được nâng lên, qu