intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi làm quen chữ cái

Chia sẻ: Lê Khiết Anh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:34

1.675
lượt xem
56
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen chữ cái” sẽ mang lại những lợi ích sau: Giúp giáo viên nắm vững được tầm quan trọng, phương pháp, hình thức tổ chức của tiết học, lựa chọn chữ cái phù hợp cho chủ đề, giúp trẻ nhận biết, phát âm chính xác chữ cái tiếng việt,có khả năng ghi nhớ có chủ định, hình thành năng lực hoạt động tư duy, trẻ hứng thú hoạt động sôi nổi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi làm quen chữ cái

“M ột s ố bi ện pháp nâng cao ch ất l ượ ng cho tr ẻ 5­6 tu ổi làm quen ch ữ  cái”<br /> _k2a_<br /> TÓM TẮT SÁNG KIẾN<br /> 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến<br /> Thế  kỷ  XXI là kỷ  nguyên của Công nghệ  thông tin và hội nhập Quốc <br /> tế. Trong thời đại tri thức này chủ yếu là cạnh tranh giữa các nền giáo dục và  <br /> đào tạo. Đứng trước xu thế đó, ngành học mầm non là một mắt xích đầu tiên  <br /> cực kỳ  quan trọng trong hệ  thống giáo dục quốc dân, là bậc học đặt nền <br /> móng cho sự  hình thành và phát triển nhân cách con người. Trên cơ  sở  cung <br /> cấp những tri thức khoa học ban đầu về  tự  nhiên xã hội, phát triển các năng  <br /> lực nhận thức, các thao tác tư  duy và hoạt động thực tiễn. Đồng thời bồi <br /> dưỡng những tình cảm tốt đẹp, những đức tính cao quý để phát triển một con  <br /> người toàn diện.<br />   Ngôn ngữ  mẹ  đẻ  phát triển tốt chính là phương tiện quan trọng để <br /> phát triển trí tuệ giúp cho việc tiếp thu kiến thức học tập tốt ở tất cả các cấp  <br /> học .  Phát triển ngôn ngữ  cho trẻ  có rất nhiều các nội dung khác nhau như <br /> phát âm và dùng ngữ điệu đúng, thích hợp khi sử dụng tiếng mẹ đẻ, phát triển  <br /> vốn từ và nói đúng ngữ pháp. Vậy bộ môn làm quen với chữ cái là một phần <br /> trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ  5­ 6 tuổi,  tạo tiền đề  cho trẻ  biết <br /> đọc, biết viết  ở bậc học tiếp theo. Do đó làm quen với chữ cái nó có ý nghĩa <br /> quan trọng việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.<br /> 2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến<br /> Với mong muốn đưa những hình thức mới lạ, hấp dẫn tới trẻ, để  tiếp  <br /> thu chữ  cái một cách dễ  dàng đạt kết quả  tốt.  Đồng thời góp phần nào đó <br /> giúp cho giáo viên có thể nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen chữ cái , tôi đã <br /> mạnh dạn lựa chọn nội dung: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ <br /> 5­6 tuổi làm quen chữ cái”  để nghiên cứu và áp dụng sáng kiến từ thời điểm  <br /> tháng 9/ 2016 đến tháng 2/2017 tại lớp mẫu giáo 5­6 tuổi mà tôi phụ trách. <br /> Để áp dụng sáng kiến cần có những điều kiện sau:<br /> <br /> <br /> <br /> 1<br /> “M ột s ố bi ện pháp nâng cao ch ất l ượ ng cho tr ẻ 5­6 tu ổi làm quen ch ữ  cái”<br /> _k2a_<br /> + Giáo viên trực tiếp giảng dạy tại trường mầm non có trình độ chuyên <br /> môn đạt chuẩn trở lên.<br /> + Có đầy đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị về đồ dùng, đồ chơi.<br /> 3. Nội dung sáng kiến<br /> 3.1. Tính mới tính sáng tạo của sáng kiến <br />  Lý do tôi lựa chọn nội dung nâng cao chất lượng giáo dục trẻ  5­6 tuổi <br /> làm quen chữ  cái vì môn làm quen chữ  cái là  một  môn học được đưa vào <br /> chương trình giáo dục mầm non, tạo tiền đề cho trẻ biết đọc, biết viết ở bậc  <br /> học tiếp theo. Hơn nữa với mong muốn tạo thêm nhiều hình thức hấp dẫn,  <br /> mới lạ  để  việc học chữ  cái không còn khó khăn đối với trẻ  nên tôi đã lựa <br /> chọn nội dung sáng kiến này. <br /> 3.2. Khả năng áp dụng sáng kiến<br /> Với tùy từng điều kiện nhà trường, tùy khả  năng của giáo viên và học  <br /> sinh mà mức độ  áp dụng sẽ  có sự  chênh lệch. Tuy vậy tôi xin khẳng định <br /> biện pháp này có khả năng áp dụng và triển khai rộng rãi ở tất cả các trường  <br /> mầm non .<br /> 3.3. Lợi ích của sáng kiến <br /> Áp dụng sáng kiến  “Một số  biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục <br /> trẻ mẫu giáo 5­6 tuổi làm quen chữ cái” sẽ mang lại những lợi ích sau:<br /> ­ Giúp giáo viên nắm vững được tầm quan trọng,  phương pháp, hình <br /> thức tổ chức của tiết học, lựa chọn chữ cái phù hợp cho chủ đề.<br /> ­ Giúp trẻ  nhận biết, phát âm chính xác chữ  cái tiếng việt,có khả  năng  <br /> ghi nhớ có chủ định, hình thành năng lực hoạt động tư duy, trẻ hứng thú hoạt <br /> động sôi nổi.<br /> ­ Tăng cường nhận thức của phụ huynh về vấn đề này, từ đó nâng cao <br /> ý thức trách nhiệm cùng kết hợp với giáo viên và nhà trường dạy trẻ làm quen <br /> với chữ cái cũng như các hoạt động khác.<br /> <br /> <br /> <br /> 2<br /> “M ột s ố bi ện pháp nâng cao ch ất l ượ ng cho tr ẻ 5­6 tu ổi làm quen ch ữ  cái”<br /> _k2a_<br /> 4. Khẳng định giá trị, kết quả của sáng kiến<br /> Áp dụng sáng kiến  “Một số  biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục <br /> trẻ 5­6 tuổi làm quen chữ cái”  đã mang hiệu quả cái đáng kể: Giáo viên chủ <br /> động linh hoạt và sáng tạo hơn trong việc xây dựng kế  hoạch, tổ  chức hoạt  <br /> động làm quen chữ  cái. Đa số  trẻ  đã có kiến thức, kỹ  năng cũng như  thái độ <br /> đúng đắn, từ đó hình thành ý thức trong từng hành động cụ thể. Phụ huynh đã  <br /> quan tâm, tích cực kết hợp với giáo viên , thái độ  đúng đắn về  việc học tập <br /> của trẻ.<br /> 5. Đề xuất, khuyến nghị<br /> + Đối với cấp trường:<br /> ­ Tổ chức các tiết làm quen chữ cái mẫu cho giáo viên được dự và học tập. <br /> ­ Chia sẻ những tiết học hay lên trang web của nhà trường để tất cả giáo viên  <br /> được học tập. <br /> + Đối với cấp Phòng, Sở giáo dục:<br /> ­ Tổ chức nhiều hơn nữa các lớp bồi dưỡng chuyên môn, chuyên đề liên quan <br /> đến môn làm quen chữ cái và các môn học khác.<br /> ­ Trang bị  thêm các tài liệu, tạp san, đồ  dùng, đồ  chơi phục vụ  cho công tác <br /> dạy và học tại trường mầm non. <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 3<br /> “M ột s ố bi ện pháp nâng cao ch ất l ượ ng cho tr ẻ 5­6 tu ổi làm quen ch ữ  cái”<br /> _k2a_<br /> MÔ TẢ SÁNG KIẾN<br /> 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến <br /> Như Bác Hồ đã từng nói:             <br /> “Trẻ em như búp trên cành<br /> Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan”<br /> Hiện nay, bậc học mầm non đang được Đảng và nhà nước ta quan tâm <br /> đặc biệt hàng đầu. Bởi đây là giai đoạn bắt đầu hình thành và phát triển nhân <br /> cách con người.  Và chính cô giáo, gia  đình là những  người  phải có trách <br /> nhiệm giúp trẻ  phát triển một cách toàn diện cả  về  thể  chất lẫn tinh thần,  <br /> phát triển đồng bộ về các mặt. Để thực hiện được tốt mục tiêu đó thì người <br /> giáo viên phải linh hoạt chủ động lựa chọn các nội dung có sự  sắp xếp một <br /> cách nhẹ  nhàng. Việc dạy trẻ  mầm non cũng như  trồng cây cây non, trồng  <br /> cây non tốt thì sau này cây sẽ tốt.<br />  Do đặc điểm của tuổi mầm non là vui chơi, nhưng vui chơi ở đây cũng <br /> chính là hình thức cơ bản giúp trẻ phát triển khả năng suy nghĩ, giao tiếp tích  <br /> cực. Là một giáo viên mầm non  trực tiếp đứng lớp chăm sóc và giảng dạy  <br /> trong năm học vừa qua , tôi luôn cố  gắng tìm tòi, học hỏi áp dụng mọi hình  <br /> thức đổi mới nâng cao phương pháp trong quá trình giảng dạy. <br /> Đối với trẻ mẫu giáo có rất nhiều các hoạt động như học tập, vui chơi,  <br /> lao động…. Thông qua đó để  giáo dục trẻ. Song một trong những hoạt động <br /> không thể thiếu được với trẻ  đó là phát triển ngôn ngữ  cho trẻ. Vì ngôn ngữ <br /> là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất. Nhờ  có ngôn ngữ  mà con người <br /> hiểu được nhau, cùng nhau hành động vì mục đích chung: lao động, đấu tranh, <br /> xây dựng và phát triển xã hội. Không có ngôn ngữ, không thể giao tiếp được, <br /> thậm chí không thể tồn tại được, nhất là đứa trẻ­một sinh thể yếu ớt, rất cần  <br /> sự chăm sóc, bảo vệ của người lớn. Ngôn ngữ làm cho đứa trẻ trở thành một <br /> thành viên của xã hội loài người. <br /> <br /> <br /> <br /> 4<br /> “M ột s ố bi ện pháp nâng cao ch ất l ượ ng cho tr ẻ 5­6 tu ổi làm quen ch ữ  cái”<br /> _k2a_<br /> Nếu đối với người lớn, ngôn ngữ cần như cơm ăn, áo mặc, thì đối với <br /> đứa trẻ  còn hơn thế  nữa. Ngôn ngữ là một công cụ  hữu hiệu để  trẻ  có thể <br /> bầy tỏ  những nguyện vọng của mình khi còn rất nhỏ  để  người lớn có chăm <br /> sóc, giáo dục, điều khiển trẻ. Là một điều kiện để trẻ tham gia vào mọi hoạt <br /> động hình thành nhân cách trẻ. Quá trình trưởng thành của đứa trẻ  bên cạnh <br /> thể  chất là trí thức công cụ  để  phát triển tư  duy trí thức chính là ngôn ngữ. <br /> Ngôn ngữ  là công cụ  để  trẻ  học tập và vui chơi những hoạt động chủ  yếu <br /> của trường mầm non. Ngôn ngữ  được trong tất cả  các loại hình giáo dục,  ở <br /> mọi nơi, mọi lúc, như vậy, ngôn ngữ cần cho tất cả các hoạt động và ngược <br /> lại mọi hoạt động tạo cơ hội cho ngôn ngữ trẻ phát triển.<br />  Chính vì vậy, ngôn ngữ  còn là phương tiện để  giáo dục trẻ  một cách <br /> toàn diện về  5 mặt giáo dục, đức, trí, lao, thể, mỹ.  Phát triển ngôn ngữ  cho <br /> trẻ có rất nhiều các nội dung khác nhau như phát âm và dùng ngữ điệu đúng, <br /> thích   hợp   khi   sử   dụng   tiếng   mẹ   đẻ,   phát   triển   vốn   từ   và   nói đúng   ngữ <br /> pháp. Vậy bộ môn làm quen với chữ cái là một phần,trong chương trình chăm <br /> sóc giáo dục trẻ 5­ 6 tuổi, do đó làm quen với chữ cái nó có ý nghĩa quan trọng <br /> việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.<br /> Trước hết làm quen với chữ cái là rèn luyện khả năng nghe , khả năng <br /> phát âm, khả  năng hiểu ngôn ngữ  tiếng việt . Thông qua việc làm quen với <br /> chữ  cái cung cấp thêm vốn từ về  thế  giới xung quanh. Cho trẻ  làm quen với <br /> chữ cái còn giúp trẻ hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói với ngôn ngữ <br /> viết, trẻ  hiểu thế  nào là đọc và viết sau này  ở  trường phổ  thông, thông qua <br /> việc tìm kiếm các chữ cái khác nhau ở các vị trí khác nhau của từ giúp trẻ phát <br /> triển óc quan sát, ghi nhớ  có chủ  định cho trẻ  làm quen với chữ  cái còn góp <br /> phần kích thích phát triển tư  duy và hình thành tính tích cực của trẻ, nó giúp <br /> trẻ  định hướng trong không gian, giúp trẻ  điều khiển những hoạt động của <br /> các giác quan. Làm quen với chữ cái còn giáo dục tình cảm, mở rộng hiểu biết <br /> cho trẻ, chuẩn bị tích cực cho trẻ vào trường tiểu học.<br /> <br /> 5<br /> “M ột s ố bi ện pháp nâng cao ch ất l ượ ng cho tr ẻ 5­6 tu ổi làm quen ch ữ  cái”<br /> _k2a_<br /> Làm quen với chữ  cái không phải là môn học độc lập riêng mà là một  <br /> phần, một bộ phận của phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi trong chương trình <br /> chăm sóc giáo dục . Vì vậy nó có ý nghĩa trực tiếp trong việc phát triển ngôn  <br /> ngữ cho trẻ, giúp trẻ rèn luyện kỹ năng nghe , nói và giúp trẻ phân biệt được  <br /> các âm khó thông qua chữ  cái . Cũng qua môn học này rèn luyện cho trẻ  các  <br /> thao tác trí tuệ  và rèn luyện cho trẻ  tinh thần thích hoạt động trí óc qua đó <br /> hình thành tính ham hiểu biết, thích khám phá những điều mới lạ  trong quá <br /> trình làm quen chữ cái. Qua giờ học hình thành và rèn luyện cho trẻ khả năng  <br /> tập chung chú ý có chủ  định và sự  hình thành nỗ  lực chú ý để  giải  quyết <br /> nhiệm vụ năm học, tập lắng nghe sự chỉ dẫn của cô giáo. <br /> Mặt khác, môn Làm quen chữ cái còn giúp trẻ  nhận biết thế  giới xung <br /> quanh, giúp trẻ giao tiếp với mọi người. Có thể nói môn Làm quen chữ cái là  <br /> tiền đề vững chắc giúp trẻ tự tin bước vào trường phổ thông. Đối với trẻ lớp  <br /> mẫu giáo lớn 5­6 tuổi thì rất thích đọc truyện nhưng đa số các bé thì chỉ thích <br /> xem hình hơn là đọc chữ. Làm thế  nào để  giúp trẻ  hứng thú trong việc đọc, <br /> tích cực luyện phát âm, vận dụng sự hiểu biết và khả  năng của trẻ  vào hoạt <br /> động hằng ngày. <br /> Điều này làm tôi suy nghĩ cố gắng tìm tòi mọi biện pháp như soạn giáo  <br /> án điện tử, sáng tác trò chơi, sưu tầm trò chơi vận dụng vào các hoạt động <br /> Làm quen chữ cái, chuẩn bị môi trường chữ mới lạ, đẹp mắt nhằm kích thích <br /> trẻ  tự  nguyện tham gia vào hoạt động Làm quen chữ  cái một cách tích cực,  <br /> nhẹ nhàng thoải mái. <br /> 2. Cơ sở lý luận<br />    Để chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo học tiếng mẹ đẻ ở lớp 1 thì việc cho trẻ <br /> làm quen dần với chữ  cái là hết sức cần thiết. Nội dung này chỉ  có trong <br /> chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ 5­6 tuổi. Tuy nhiên việc trẻ hứng thú,  <br /> ham thích say mê với chữ cái như thế nào còn phụ thuộc vào hoàn cảnh sống, <br /> điều kiện gia đình, giáo dục của người lớn xung quanh. <br /> <br /> 6<br /> “M ột s ố bi ện pháp nâng cao ch ất l ượ ng cho tr ẻ 5­6 tu ổi làm quen ch ữ  cái”<br /> _k2a_<br /> Vì vậy vấn đề  đặt ra là cần tổ  chức tốt các hoạt động  ở  trường lớp  <br /> mẫu giáo mà trong đó hoạt động làm quen với chữ cái cũng rất là quan trọng,  <br /> giúp trẻ ghi nhớ tốt các chữ cái là nền tảng vững chắc cho trẻ khi vào lớp 1. <br /> Việc tổ chức hoạt động cho trẻ  làm quen với các chữ  cái ngộ  nghĩnh mà trẻ <br /> chưa từng được tiếp cận, đó cũng là một vấn đề  được đề  cập đến để  giúp  <br /> trẻ  nhận biết được dễ  dàng hơn trong việc ghi nhớ  mặt chữ, để  cho trẻ  có <br /> một   kiến  thức   vững   vàng   về   chữ   cái,  để   khi   bước   vào  ngưỡng   cửa   của <br /> trường tiểu học, khi được tiếp xúc với các chữ  cái thì trẻ  không phải ngạc  <br /> nhiên mà lại thích thú hơn khi được tiếp xúc.<br /> Trong quá trình trực tiếp giảng dạy, tôi thấy trẻ chưa hứng thú tham gia <br /> hoạt động, nhiều trẻ  chưa nhớ  chữ  cái, còn nhầm lẫn chữ  nọ  sang chữ  kia. <br /> Khi phát âm nhiều trẻ còn phát âm nhỏ, ngọng, chưa chính xác. Từ thực tế đó <br /> tôi đã mạnh dạn đi tìm kiếm những biện pháp hữu hiệu để giúp nâng cao chất  <br /> lượng trẻ 5­6 tuổi làm quen với chữ cái.<br /> 3. Thực trạng<br /> 3.1. Thuận lợi <br />         ­ Trường có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục  <br /> vụ môn làm quen chữ cái.<br />         ­ Ban giám hiệu luôn sát sao chỉ đạo giáo viên về  chuyên môn, thường <br /> xuyên dự giờ thăm lớp để nâng cao chất luộng giảng dạy.<br />         ­ Bản thân được thường xuyên tham dự những buổi thao giảng, dự giờ,  <br /> thi giáo viên giỏi do trường, phòng giáo dục tổ chức.<br />          ­ Được sự phối hợp giúp đỡ  của đồng nghiệp trong việc rèn trẻ  cũng <br /> như  đóng góp cho lớp nhiều nguyên vật liệu làm đồ  dùng dạy học,thiết kế <br /> bài dạy trên máy tính phục vụ cho môn làm quen chữ cái.<br />          ­ Đa số trẻ đã được qua lớp mẫu giáo nhỡ nên việc rèn nề nếp học tập  <br /> cũng gặp thuận lợi, có khả năng tiếp thu kiến thức do cô truyền đạt.<br /> <br /> <br /> <br /> 7<br /> “M ột s ố bi ện pháp nâng cao ch ất l ượ ng cho tr ẻ 5­6 tu ổi làm quen ch ữ  cái”<br /> _k2a_<br />          Từ những thực trạng trên tôi nghĩ rằng việc tổ chức cho trẻ hoạt động <br /> làm quen với các chữ  cái thông qua các giờ  học, hoạt động là một việc khó, <br /> nhưng nếu tìm ra những biện pháp thực hiện đúng đắn thì sẽ  tháo gỡ  được  <br /> những khó khăn hiện nay. Và tôi đã nghiên cứu tìm tòi về  phương pháp đổi  <br /> mới và làm sao để  trẻ  có thể  làm quen tiếp cận và ghi nhớ  các chữ  cái một  <br /> cách dễ dàng và tôi đã tìm ra một số biện pháp để thực hiện.<br /> 3.2. Khó khăn<br /> ­ Bản thân còn trẻ kinh nghiệm nghề nghiệp còn hạn chế.<br />   ­ Do trình độ nhận thức của trẻ không đồng đều. Số trẻ nam nhiều gấp  <br /> 2 lần số trẻ nữ. Nhiều cháu chưa mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, trẻ còn nói <br /> nhỏ, nói ngọng.<br /> ­ Môi trường học tập của trẻ chưa đảm bảo yêu cầu của trương trình<br /> ­ Phương tiện để dạy học còn sơ sài chưa thu hút trẻ vào hoạt động<br /> ­ Đa số  phụ  huynh đều làm nghề  mộc, buôn bán nhỏ, ít có thời gian <br /> quan tâm đến trẻ.<br /> ­  Người   dân  địa  phương   nói ngọng nhiều do  vậy  trẻ  trong lớp  nói  <br /> ngọng.<br /> ­ Vào đầu năm học tôi thấy hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái còn <br /> khô cứng, trẻ thụ động trong hoạt động, phát âm còn nhỏ  và chưa chính xác, <br /> vẫn còn nhầm lẫn các chữ cái…Vì vậy tôi nghĩ muốn giúp trẻ học tôt chữ cái <br /> thì các giờ học phải gây được hứng thú cho trẻ . Do vậy tôi đã tiến hành khảo <br /> sát trên 30 trẻ lớp tôi và kết quả như sau:<br /> Mức độ đạt được<br /> Số trẻ <br /> Stt Khả năng Trung <br /> KS Tốt Khá<br /> bình<br /> 1 Trẻ nhận biết và phát âm đúng. 30 5 12 13<br /> Nhận ra chữ  cái trong từ, câu trọn <br /> 2 30 4 10 16<br /> vẹn.<br /> <br /> <br /> 8<br /> “M ột s ố bi ện pháp nâng cao ch ất l ượ ng cho tr ẻ 5­6 tu ổi làm quen ch ữ  cái”<br /> _k2a_<br /> Trẻ   hứng   thú,   tích   cực   tham   gia <br /> 3 30 8 12 10<br /> hoạt động làm quen chữ cái.<br /> Biết   cách   cầm   sách,   mở   sách   ra <br /> 4 30 12 10 8<br /> xem và quy trình đọc.<br /> <br /> => Kết quả  trên cho thấy số  trẻ  có khả  nhận biết phát âm và nhận ra  <br /> chữ cái trong từ, câu trọn vẹn tốt là gần 4,5 trẻ chỉ chiếm 15 %, khá là 11 trẻ <br /> chiếm 36,7% và trung bình là gần 15 trẻ chiếm 48.3% Với kết quả như trên ta <br /> thấy :Đa số trẻ  đã nhận ra chữ cái, biết phát âm chữ  cái, tuy nhiên nhiều trẻ <br /> còn chưa phát âm chuẩn, còn bị ngọng một số chữ cái khó.<br /> Ngoài ra, qua quá trình quan sát, trò chuyện với trẻ tôi nhận thấy:<br /> ­ Về kỹ năng: Một số trẻ đã có kỹ năng cầm sách, mở sách ra xem tuy <br /> nhiên trẻ  vẫn chưa có kĩ năng cầm đọc, nhiều trẻ  chưa biết cách chỉ  từ  trên <br /> xuống dưới, từ trái qua phải.<br /> ­ Thái độ: Đa số trẻ hứng thú tham gia các hoạt động làm quen chữ cái. <br /> Từ  kết quả trên, tôi băn khoăn, suy nghĩ cần phải làm thế  nào để  giúp <br /> trẻ phát triển ngô ngữ, diễn đạt và phát âm chính xác tiếng mẹ đẻ. Bằng kiến <br /> thức đã học và kinh nghiệm giảng dạy tôi đã đề ra một số biện pháp để giúp  <br /> trẻ  phat triển ngôn ngữ  thông qua hoạt động làm quen chữ  cái. Cụ  thể  như <br /> sau:<br /> 4. Các giải pháp,biện pháp thực hiện<br /> 4.1. Tạo môi trường làm quen chữ cái<br /> Môi trường có tác dụng tốt đến quá trình giáo dục trẻ. Đặc biệt với  trẻ <br /> mẫu giáo thì những gì mới lạ đẹp mắt hấp dẫn là gây được sự chú ý của trẻ.  <br /> Để  trẻ  được làm quen với chữ  cái  ở  mọi góc trong và ngoài lớp,tôi luôn cố <br /> gắng tạo môi trường thật đẹp để cuốn hút trẻ .Ở lớp tôi trang trí các góc chơi  <br /> bằng chính các sản phẩm của cô và trẻ.Ở  góc bé làm quen chữ  cái tôi dùng <br /> nhám dính để trẻ có thể thay thế những chữ cái khác nhau theo đúng chủ đề,  <br /> theo thứ tự : Chữ cái bé đã học­ chữ cái bé đang học­ chữ cái bé sắp học. <br /> <br /> 9<br /> “M ột s ố bi ện pháp nâng cao ch ất l ượ ng cho tr ẻ 5­6 tu ổi làm quen ch ữ  cái”<br /> _k2a_<br /> Từ đó có vừa có sự  liên kết giữa các chủ đề, vừa giúp trẻ  được ôn lại <br /> chữ cái thường xuyên, mọi lúc mọi nơi.<br /> <br /> <br /> <br /> <br />    Không những  ở  góc “Bé vui học chữ  cái” mà xung quanh lớp, tôi đều <br /> viết tiếng và từ  tương  ứng, như  hộp đựng hoá lá, rổ  đựng hình... Treo xung <br /> quanh lớp một số cụm từ như bảng thời tiết, tên của trẻ, tất cả những cái đó <br /> đều phải vừa tầm nhìn với trẻ. <br /> Hoặc có những bức vẽ của trẻ được viết tên trẻ vào phía trái, làm như <br /> thế trẻ được sử dụng ngay trên hoạt động làm quen chữ cái trẻ học đến nhóm <br /> chữ  cái gì tôi cho trẻ  tìm xung quanh lớp nhóm chữ  cái đó, phía dưới tôi đặt  <br /> giá để  đựng đồ  dùng phục vụ  môn chữ  cái đồ  dùng của cô và trẻ  như  bút  <br /> chì,bút màu, vở tập tô ... ngoài ra còn có đồ  dùng phục vụ cho buổi chơi như <br /> mũ đội có gắn chữ, hoa lá, hột hạt, chữ  cái rời, các chấm tròn để  trẻ  ghép  <br /> chữ, lô tô . Kết quả các biện pháp này theo đánh giá đạt 90%.<br /> 4.2. Biện pháp gây hứng thú cho trẻ trên hoạt động "Làm quen chữ cái"<br /> Như chúng ta đã biết, trẻ em là một thực thể tự nhiên, giáo dục bắt đầu  <br /> từ đứa trẻ, trẻ là trung tâm của mọi hoạt động. Muốn đạt được mục tiêu đó <br /> trước tiên tôi phải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Trẻ ở đây sự  tập  <br /> trung chú ý chưa bền vững, trẻ  thích những cái đẹp, mới lạ  có hấp dẫn cao,  <br /> <br /> <br /> 10<br /> “M ột s ố bi ện pháp nâng cao ch ất l ượ ng cho tr ẻ 5­6 tu ổi làm quen ch ữ  cái”<br /> _k2a_<br /> nên việc gây hứng thú cho trẻ ở bộ môn này lại càng quan trọng hơn bởi tính <br /> chất cứng nhắc và khô khan có phần "kỷ luật". Nếu như cô giáo cứ  ép buộc <br /> trẻ ngồi học một cách tuân thủ như một học sinh tiểu học hoặc một tiết dạy  <br /> không có sáng tạo, dập khuôn chưa có hình thức đổi mới còn theo phương  <br /> pháp cũ dẫn đến trẻ uể oải trong tiết học phân tán tư tưởng, nhàm  chán, tiếp  <br /> thu bài hạn chế. Và tôi đã tìm ra một số giải pháp gây sự hứng thú cho trẻ đó <br /> là: Trước hết là chuẩn bị  đầy đủ  đồ  dùng cho cô và trẻ  vì đồ  dùng rất cần  <br /> thiết, trẻ  mẫu giáo suy nghĩ bằng hình thức tư  duy hình tượng, tư  duy gắn  <br /> liền với tình cảm. Trẻ ghi nhớ những gì gây ấn tượng mạnh, một câu chuyện  <br /> hấp dẫn hay một bức tranh đẹp mới lạ ....<br /> Chính vì thế, khi dạy một tiết "Làm quen chữ  cái" tôi cho rằng: Đồ <br /> dùng trực quan là yếu tố  đầu tiên yêu cầu điểm đặc biệt phải bảo đảm an  <br /> toàn.<br /> Ví dụ:  Trẻ làm  quen với chữ G, Y (chủ điểm phương tiện giao thông).<br /> Trước tiên là cách vào bài đã gây sự hứng thú đối với trẻ, tôi cho cả  lớp đọc <br /> thơ <br /> "Cô dạy con". <br /> "Mẹ, Mẹ ơi cô dạy<br /> Bài phương tiện giao thông <br /> Máy bay bay đường không <br /> Ôtô chạy đường bộ<br /> Tàu thuyền ca nô đó<br /> Là đường thuỷ mẹ ơi .... <br /> Qua đó, trẻ  tri giác và hiểu rõ hơn về  phương tiện giao thông và đặc <br /> biệt là được đọc và làm quen từng chữ cái, tiếp đến tôi đưa bức tranh vẽ  về <br /> nhà ga, hỏi bức tranh này vẽ về cái gì ? (Nhà ga). Trong nhà ga có những dòng  <br /> người qua lại đón khách, trả  khách .... Qua bức tranh trẻ hiểu rõ hơn và tăng <br /> thêm tính tò mò hấp dẫn. Sau đó cô giới thiệu dưới bức tranh có từ "Nhà ga"  <br /> <br /> 11<br /> “M ột s ố bi ện pháp nâng cao ch ất l ượ ng cho tr ẻ 5­6 tu ổi làm quen ch ữ  cái”<br /> _k2a_<br /> bạn nào hãy lên chỉ  những chữ  cái đã được học và cô cho trẻ  làm quen với  <br /> chữ "G".<br /> Tiếp đến chữ "Y" cô hỏi trẻ: Ngoài tầu hoả  ra thì còn có phương tiện <br /> giao thông gì nữa ? Trả lời: "Máy bay .... ". Cô và trẻ cùng đàm thoại về máy  <br /> bay dùng để làm  gì ? Bay  ở đâu ? Cô đưa máy bay nhựa ra cho trẻ quan sát,  <br /> đàm thoại và hỏi: Ai có thể lên rút cho cô 2 chữ cái giống nhau trong từ "Máy  <br /> bay" và trẻ lên rút chữ "Y".<br /> Hoặc là để chuẩn bị cho trò chơi ở  tiết 2 lúc ngoài trời tôi cùng trẻ  trò  <br /> chuyện về  trò chơi "Các phương tiện giao thông vào bến". Tôi huy động trẻ <br /> sưu tầm bìa catton, tranh  ảnh, hoạ  báo về  các phương tiện như: Máy bay, <br /> đoàn tàu, ôtô, thuyền buồm.... Hướng dẫn trẻ  cắt sát mép các hình  ảnh đó. <br /> Khi vào trò chơi cô giới thiệu các bến và phương tiện giao thông nào thì phải <br /> vào bến được làm quen tìm tòi cắt dán sẽ  tạo cho sự khéo léo của đôi tay và <br /> thuận lợi trong việc viết chữ, dán các chữ cái lên các phương tiện giao thông, <br /> trẻ hứng thú hơn với chính đồ dùng mình làm ra.<br /> Ví dụ khác:  <br /> Với chủ  điểm mà mùa xuân với tiết học "Làm quen chữ  cái" L, M, N. <br /> Tôi cho trẻ sưu tầm hoa khô, lá khô, các loại hột, hạt. Những vật liệu đó đều  <br /> phải chứa các chữ cái L, M, N như: Lá na, hạt mơ .... Cô cùng trẻ phết hồ dán <br /> tên các loại lá, loại quả, hạt...rồi gắn và rổ đựng. Với cách làm đồ  dùng, đồ <br /> chơi như vậy tôi thấy có những hiệu quả đáng kể. Trước hết là giảm sự đầu <br /> tư  của nhà trường cũng như  giáo viên trong điều kiện kinh tế  eo hẹp và cái <br /> được lớn nhất ở đây là trẻ có hứng thú khi tham gia làm đồ dùng cho tiết học, <br /> trẻ sôi nổi hơn vì mình có phần trong đó. Một số sáng kiến của tôi trong việc  <br /> làm đồ dùng cho trẻ là không bao giờ theo khuôn mẫu và tôi thường thay đổi,  <br /> sáng tạo về cả hình dạng, màu sắc, kích thước thực tế của nó.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 12<br /> “M ột s ố bi ện pháp nâng cao ch ất l ượ ng cho tr ẻ 5­6 tu ổi làm quen ch ữ  cái”<br /> _k2a_<br /> Kết quả từ việc cô và trẻ cùng chuẩn bị làm đồ  dùng học tập, tôi thấy <br /> trẻ hứng thú hơn vào tiết học, bản thân cô giáo lên lớp tự tin hơn, gần gũi với  <br /> trẻ hơn.<br /> 4.3. Biện pháp tổ chức trên tiết học<br /> Hình thức cho trẻ làm quen với chữ cái thông qua hoạt động học tập là  <br /> hình thức cơ bản và chủ yếu, vì nó thực hiện được mục đích yêu cầu của văn <br /> học. Kiến thức mà trẻ thu nhận được có hệ thống lôgíc.<br /> Để  tiết học đi vào tâm hồn trẻ  một cách sống động, không khô khan, <br /> cứng nhắc thì điều điều đầu tiên là cô giáo thực sự phải có một tài nghệ dẫn <br /> dắt. Hoạt động học làm quen với chữ  cái đưa thế  giới chữ  cái đến với trẻ <br /> bằng nhiều phương pháp, hình thức khác nhau. Các phương pháp, hình thức  <br /> đó gắn liền với nhau một cách chặt chẽ. Mỗi phương pháp, hình thức đều có  <br /> ưu thế và hạn chế nhất định. Vì vậy khi dạy trẻ làm quen với chữ cái cô giáo  <br /> cần lựa chọn các phương pháp, hình thức phù hợp với yêu cầu của từng tiết  <br /> dạy, để  thu hút sự  tập trung chú ý tạo hứng thú của trẻ  trong tiết học, giúp  <br /> cho giờ học đạt hiệu quả cao. <br /> Muốn vậy cô giáo phải:  ­ Lấy trẻ làm trung tâm.<br /> ­ Phát huy tính tích cực của trẻ.<br /> ­ Dạy trẻ theo hướng lồng ghép tích hợp.<br /> Một yêu cầu đặt ra đối với giáo viên khi cho trẻ "Làm quen chữ cái" là <br /> các kiến thức khi truyền thụ đến trẻ  phải hết sức ngắn gọn, tuyệt đối tránh <br /> hình thức, dập khuôn, luôn sáng tạo đổi mới vì thế trước khi lên lớp một tiết  <br /> dạy "Làm quen chữ cái" tôi phải chuẩn bị đồ dùng, soạn bài và nghiên cứu kỹ <br /> bài soạn. Nắm rõ yêu cầu của bài dạy  chọn trò chơi phù hợp với nguyên tắc  <br /> động ­tĩnh phù hợp với chủ đề.<br /> Ngoài ra, để  tạo hứng thú thì cô phải có nghệ  thuật lên lớp ngôn ngữ <br /> diễn đạt ngắn gọn để hấp dẫn trẻ vào tiết học. Trước khi vào bài tôi thường <br /> <br /> <br /> <br /> 13<br /> “M ột s ố bi ện pháp nâng cao ch ất l ượ ng cho tr ẻ 5­6 tu ổi làm quen ch ữ  cái”<br /> _k2a_<br /> kể  chuyện (dựa trên chủ  đề) hoặc sáng tác thơ, vè hay những trò chơi luôn <br /> cuốn hút trẻ vào thực tế để trẻ dễ nhớ, dễ hiểu tránh gò bó. <br /> Ví dụ: Khi cho trẻ làm quen với chữ cái U­Ư tôi cho trẻ được vừa chơi <br /> vừa học dưới nhiều hình thức khác nhau: được đọc câu trọn vẹn­ tìm chữ cái  <br /> chưa học­ đọc thẻ chữ cái­ chơi trò chơi ghép đôi...<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình ảnh: Giờ học làm quen chữ cái<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Ví dụ:  Cho trẻ làm quen với chữ B, D, Đ chủ điểm "Mùa xuân" tôi giới <br /> thiệu:  Hôm nay chúng mình tổ chức hội hoa xuân, các loài hoa về dự hội rất <br /> là đông đủ. Nào chúng mình cùng xem có những loài hoa gì ? (Trẻ  đi và hát  <br /> bài "Màu hoa" sau đó kể  tên hoa hồng, hoa đào, hoa phù dung, hoa cánh  <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 14<br /> “M ột s ố bi ện pháp nâng cao ch ất l ượ ng cho tr ẻ 5­6 tu ổi làm quen ch ữ  cái”<br /> _k2a_<br /> bướm.... lần lượt đưa từng tranh ra cho trẻ  xem tranh hoa bướm và trẻ  làm  <br /> quen với chữ D). <br /> 4.4. Biện pháp dạy trẻ làm quen với chữ cái qua trò chơi<br /> Dựa vào đặc điểm của trẻ  mẫu giáo là hay bắt chước và dạy nói cho  <br /> trẻ dựa trên hình thức nói theo cô, trẻ chưa biết phân tích cách cấu tạo về âm.  <br /> Do đó có nhiều lỗi phát âm trong tiếng việt. Chính vì vậy cô giáo cần xây <br /> dựng các trò chơi luyện phát âm đúng các âm phù hợp. <br /> Ví dụ: Các trò chơi "Bắt chước tiếng kêu của các con vật" để rèn luyện <br /> phát âm cho trẻ như: Gà con kêu "chiếp chiếp", ếch kêu " ộp ộp", vịt con kêu <br /> "vít vít"... để trẻ phát âm theo cô một cách tự nhiên và cô không cần phải giải  <br /> quyến cho trẽ cách khép môi, bật hơi. <br /> Hay với chủ  điểm "Trường mầm non" với nhóm chữ  cái O, Ô,  Ơ  vào  <br /> bài tôi kể cho trẻ nghe câu chuyện "Vịt con trong ngày khai trường" sau đó hỏi  <br /> trẻ, ngày đầu tiên đến lớp Vịt con chuẩn bị trong cặp được những gì ? Trẻ nói <br /> bảng con, vở, hộp màu .... tôi cho trẻ làm quen chữ O qua từ  "bảng con" khi  <br /> Vịt con viết trên bảng đã thành thạo cô giáo Ngan bảo Vịt con lấy gì ? (Hộp  <br /> màu) và cô cho trẻ làm quen chữ Ô trong từ "hộp màu" cô giáo Ngan ra bài tập <br /> về  nhà vào đâu "Quyển vở". Cũng như   ở  phần trên tôi cho trẻ  chơi trò chơi  <br /> tạo dáng thành chữ  cái. Bạn nào có thể  tạo dáng chữ  O trên cơ  thể  nào ? Cô <br /> cho trẻ  được tạo như cong ngón tay lại, cháu thì há miệng, cháu thì dùng hai  <br /> cánh tay.... <br /> Trên cơ thể bộ phận nào giống chữ O, trẻ nói: Mắt, đầu.... <br /> Hai bạn có thể tạo thành chữ O không ? (trẻ cầm tay nhau giang rộng).<br /> Ai có thể tạo thành chữ Ô.<br /> Cô muốn cả lớp mình cùng tạo một chữ Ô thật lớn nào ? Trẻ cầm tay  <br /> nhau  đứng thành vòng trong rộng và trẻ trẻ là đấu Ô. <br /> Với chữ cái Ơ cô cũng cho thực hiện như thế.<br /> <br /> <br /> <br /> 15<br /> “M ột s ố bi ện pháp nâng cao ch ất l ượ ng cho tr ẻ 5­6 tu ổi làm quen ch ữ  cái”<br /> _k2a_<br /> Hoặc với trò chơi "Tìm đồ  dùng học tập" trên các đồ  dùng học tập có <br /> chứa các chữ cái con vừa học bây giờ cô sẽ  phát cho mỗi bạn chữ  cái khi có <br /> hiệu lệnh các con phải lấy ngay đồ  dùng có chứa chữ  cái đó. Ví dụ: Trẻ  có  <br /> chữ Ơ thì phải lấy thước kẻ, cô cho trẻ vừa đi vừa hát bài "Vịt con học chữ"  <br /> sau đó cô kiểm tra số trẻ lấy đúng đồ  dùng và cho trẻ  nói tác dụng của từng <br /> đồ dùng đó.<br /> Trò chơi cũng không thể  thiếu trong tiết học này tôi lựa chọn trò chơi <br /> cho phù hợp với bài hát "Màu hoa" sau đó kể  tên hoa hồng, hoa đào, hoa phù <br /> dung, hoa cánh bướm".... Lần lượt tôi đưa từng trang cho trẻ  xem tranh hoa <br /> bướm và trẻ  làm quen với chữ  B. Hoa phù dung để  trẻ  được làm  quen với <br /> chữ D và hoa đào được làm  quen với chữ Đ. <br /> Tôi lựa chọn trò chơi cho phù hợp với chủ điểm có những trò chơi như:  <br /> ­ Tìm chữ cái trong câu đố.<br /> ­ Đi chợ tết.<br /> ­ Tổ chức tìm tên các loại hoa có chứa chữ cái vừa học.<br /> * Cách hướng dẫn trò chơi:  <br /> Cô giới thiệu mùa xuân đến các ông Đồ  thường làm gì ?  Các con có <br /> muốn viết chữ giống ông Đồ không ?  Cô cho 8 trẻ đứng thành 2 hàng đợi cô  <br /> chuẩn bị 2 câu đối có các chữ B, D, Đ khi nghe hiệu lệnh 2 đội lên gạch chân <br /> những chữ cái cô vừa nêu, thời gian quy định là một bài  hát mùa xuân lúc nào <br /> hát xong và kết thúc trò chơi. Sau đó cô cho nhiều chữ  cái và đúng với yêu  <br /> cầu. Khi chuyển tiếp sang trò chơi thứ hai đó là trò chơi  "Đi chợ tết" (Tất cả <br /> các trẻ đều được chơi). Trước ngày tết bố mẹ các con thường làm gì ? (Trẻ <br /> nghĩ ngay đến trang hoàng nhà cửa và đi sắm tết)  cô chuẩn bị các gói có các <br /> loại hoa quả bánh kẹo ở trên, mỗi thứ đều gắn các chữ  cái B, D, Đ. Cô phát  <br /> cho trẻ mỗi cái giỏ  nói nào chúng mình cùng đi chợ tết. Tổ 1 hãy mua những  <br /> món hàng có chữ B, đó là những thứ gì ? Trẻ nói bánh quy, bánh chưng, bánh <br /> bèo .... tổ thứ 2 mua những món hàng có chữ  cái D, đó là những thứ  gì ? quả <br /> <br /> 16<br /> “M ột s ố bi ện pháp nâng cao ch ất l ượ ng cho tr ẻ 5­6 tu ổi làm quen ch ữ  cái”<br /> _k2a_<br /> dừa, quả dứa.... tổ thứ 3 mua những món hàng chứa chữ cái Đ.... khi mua hàng <br /> xong trẻ  phải nói được đó là loại gì ? và có chữ  cái gì ? các tổ  kiểm tra lẫn <br /> nhau và đọc to chữ cái. <br /> Đến trò chơi tìm tên các loại hoa có chữa chữ  cái B, D, Đ "Mùa xuân <br /> đến cho chúng mình được đi chơi ở những đâu ?" (Được đi xem pháo hoa, đi  <br /> công viên) trong công viên có rất nhiều loại hoa bây giờ  cô cho các con đọc <br /> bài "Rềnh rềnh ràng ràng" đến các loại hoa nào các con đoán hoa đó và giơ <br /> tranh lô tô đọc to chữ cái chúng mình vừa học.<br /> Ví dụ:   Rềnh rềnh ràng ràng<br /> Tìm các loài hoa<br /> Hoa gì ngoài Bắc<br /> Cánh nhỏ màu hồng<br /> Cùng vui đón tết.<br /> Trẻ giơ  lô tô hoa đào và nói hoa đào có chữ  Đ. Cứ  như thế cô đọc cho  <br /> trẻ đoán chữ B, D sau đó cho trẻ đọc và từng nhóm bạn đối nhau.<br />    * Ví dụ: “Trò chơi với những con chữ đáng yêu i, t, c, b, d, đ ”. <br /> + Trò chơi đầu tiên “Tôi là ai”. Cô đọc tên chữ cái và giới thiệu cấu tạo  <br /> chữ cái, và khi cô hô hãy chọn tôi đi tôi là ai thì trẻ phải chọn nhanh chữ cái và  <br /> giơ lên <br /> + Tiếp theo trò thứ  2: cô tổ  chức cho trẻ  chơi dưới dạng “ Tìm lá cho <br /> hoa tìm hoa cho lá”. Trẻ  chơi dưới hình thức vừa đi vùa hát bài Hoa lá mùa <br /> xuân , khi cô yêu cầu tìm lá cho hoa tìm hoa cho lá thì trẻ  phải chạy thật  <br /> nhanh và chọn đúng theo yêu cầu của cô .<br /> + Trò chơi thứ  3 : “Ai tinh mắt”:cô dùng các thủ  thuật như  câu đố  và  <br /> cho trẻ  xem trình chiếu một số bông hoa có chứa chữ cái i, t, c, b, d, d. và cô <br /> đưa ra các đáp án cô yêu cầu trẻ chú ý lắng nghe và nhìn thật tinh rồi chọn <br /> đáp án đúng .<br /> <br /> <br /> <br /> 17<br /> “M ột s ố bi ện pháp nâng cao ch ất l ượ ng cho tr ẻ 5­6 tu ổi làm quen ch ữ  cái”<br /> _k2a_<br /> + Trò chơi cuối cùng “Thi xem bạn nào nhanh” , cô chia trẻ làm 2 đội và  <br /> nhiệm vụ của trẻ là lên gạch chân các chữ cái thuộc nhóm i, t, c, b, d, đ.<br /> * Trò chơi : “Gạch chân chữ cái đã học”<br /> ­ Chuẩn bị : Các hình ảnh và bài thơ ,từ dưới tranh.<br /> ­ Cách chơi : Trong thời gian một bài hát đội nào gạch đúng chữ cái cô <br /> yêu cầu và gạch được nhiều chữ cái thì đội đó thắng cuộc .<br /> * Trò chơi “Chọn chữ theo yêu cầu”<br /> Cô phát âm, nói cấu tạo chữ hay cho chữ cái nào biến mất thì trẻ  trọn  <br /> chữ cái đó và phát âm.<br /> Với trò này có tác dụng luyện cho trẻ sự tinh nhanh, khả năng ghi nhớ <br /> và tư duy về cấu tạo chữ để nhặt chữ đúng và phát âm chuẩn.<br /> * Trò chơi “Côn trùng hái lá”<br /> ­   Luật chơi: Trẻ  hái đúng trong vòng 3 phút ,đội nào hái được nhiều <br /> chiếc lá có chữ cái  là đội thắng cuộc. <br /> ­ Cách  chơi: Trẻ đóng vai một số côn trùng chạy đến cây dùng miệng  <br /> hái những chiếc lá có chữ cái theo yêu cầu của cô mang về đổ vào rổ của đội <br /> mình, đội nào hái được nhiều hơn thì đội đó thắng cuộc.<br />      *Trò chơi : “ Vòng quay kỳ diệu”<br /> Cô gắn thẻ chữ vào vòng quay như hình minh hoạ, cho trẻ lên quay khi <br /> kim chỉ vào chữ nào trẻ phát âm chữ đó.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 18<br /> “M ột s ố bi ện pháp nâng cao ch ất l ượ ng cho tr ẻ 5­6 tu ổi làm quen ch ữ  cái”<br /> _k2a_<br /> Hình ảnh: Trẻ hứng thú được học chữ cái qua trò chơi vòng quay  kì diệu<br /> Việc tổ  chức trò chơi làm   quen với chữ  cái phải theo một “chương  <br /> trình” xuyên suốt ,cô giáo là người dẫn chương trình kết hợp khéo léo các trò <br /> chơi, có khoảng thời gian cho trẻ  thư  giãn bằng các trò chơi linh động xen  <br /> kẽ ,để trẻ cảm thấy thoải mái, và tích cực tham gia.<br /> Bằng các trò chơi mới trẻ  sẽ  hứng thú khám phá những điểm mới của <br /> bài học, tạo được sức hút mạnh mẽ của trẻ vào bài học và giúp trẻ khắc sâu  <br /> trí nhớ về cấu tạo chữ được làm quen.<br /> Cho nên với mỗi tiết dạy tôi luôn tìm tòi, sáng tạo những trò chơi mới, <br /> cách chơi mới ứng dụng với các hình thức khác nhau, thường  xuyên thay đổi  <br /> trò chơi để tạo sự mới lạ hứng thú với trẻ.<br /> ­ Trong khi dạy muốn trẻ  ghi nhớ  các chữ  cái được lâu hơn cô cần <br /> phải liên hệ thực tế hỏi trẻ chữ cái đó có giống cái gì hay con gì hay đồ vật gì  <br /> ? Để phát huy tính tích cực và tư duy của trẻ. Ví dụ: Chữ O giống quả trứng, <br /> quả cam, chữ Y giống cái nạng, chữ H giống cái ghế...<br /> 4.5. Biện pháp lồng ghép tích hợp các môn học khác <br /> Cô giáo là người xác định chủ  đề lên kế  hoạch tổ  chức lồng ghép tích  <br /> hợp các môn học một cách hợp lý để trẻ  phát huy hứng thú khuyến khích trẻ <br /> tích cực chủ động say mê trong tiết học.<br /> Ngoài việc dẫn dắt bằng ngôn ngữ  thì sự  linh hoạt sáng tạo,  ứng xử <br /> nhanh của cô giáo trong một tiết dạy mang lại sự chú ý cho trẻ, cô giáo phải  <br /> kết hợp nhuần nhuyễn các bộ môn khác vào chi tiết học làm quen chữ cái và <br /> phù hợp với chủ điểm.<br /> * Tích hợp văn học <br /> Khi vào một tiết học làm quen chữ cái tôi thường tích hợp bộ môn văn  <br /> học vì nó phù hợp với bộ  môn chữ  cái. Đây là một mà bộ  môn mà Bộ  giáo  <br /> dục chọn làm chuyên đề mũi nhọn cùng lúc với chữ cái. Khi tích hợp một câu <br /> <br /> <br /> <br /> 19<br /> “M ột s ố bi ện pháp nâng cao ch ất l ượ ng cho tr ẻ 5­6 tu ổi làm quen ch ữ  cái”<br /> _k2a_<br /> chuyện hay một bài thơ có các nhân vật, sự vật, con vật có tên gọi trong đó có <br /> chứa chữ cái mà cô định cho trẻ làm quen. <br /> Ví dụ:  Câu chuyện "Sự tích Hồ Gươm" cô kể cho trẻ nghe câu chuyện <br /> sau đó đưa tranh "Rùa vàng" ra cho trẻ lên rút chữ cái đã được học. Hôm nay  <br /> cô sẽ dạy các con chữ cái V và R.<br /> Và các chữ cái khác cũng vậy tôi thường sử  dụng thơ  ca hò vè câu đố <br /> để gây hứng thú.<br /> Ví dụ:   Câu đố chứa chữ Â :<br /> Chữ gì một nét còng tròn.<br /> Bên phải nét thẳng, trên đầu có ô.<br /> Hoặc chữ V: <br /> Quả gì tên gọi dịu êm<br /> Như dòng sữa mẹ nuôi em thuở nào (quả vú sữa).<br /> Thơ ca, hò, vè dễ nhớ, dễ đọc rất gây hứng thú cho trẻ  như  bài "Rềnh  <br /> rềnh ràng ràng", "Vè con cua" hay một số bài thơ cô tự sáng tác.<br /> * Tích hợp môn âm nhạc <br /> Và cũng như trên một tiết học giáo viên đưa bộ môn âm nhạc vào cũng  <br /> không thể thiếu bởi nó có tính chất vui nhộn với bộ môn làm quen với chữ cái  <br /> tôi thường chọn những bài hát phù hợp với loại tiết và phù hợp với từng chủ <br /> điểm. Ví dụ: Nhóm chữ O, Ô, Ơ tôi cho trẻ hát và vận động bài "chữ O tròn"<br /> "Chữ  O là chữ  O tròn như  vầng trăng đêm rằm chiếu sáng, chữ  Ô là <br /> chữ Ô cô dạy chúng em biết được bài khác’’. Qua những bài hát đó tăng thêm <br /> sự chú ý ở trẻ.<br /> * Tích hợp môn khám phá khoa học<br /> Bộ  môn này thường gặp  ở  mọi tiết và nhất là tiết chữ  cái, muốn cho  <br /> trẻ  làm quen chữ  cái một cách hiệu quả  phải có tranh  ảnh, mô hình vật thật <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 20<br /> “M ột s ố bi ện pháp nâng cao ch ất l ượ ng cho tr ẻ 5­6 tu ổi làm quen ch ữ  cái”<br /> _k2a_<br /> có chứa các chữ  cái mà cô định cho trẻ  làm quen mà những cái đó đều xuất <br /> phát từ môi trường xung quanh.<br /> Ví dụ:  Khi dạy một tiết chữ cái H, K. <br /> Tôi cho trẻ  tìm hiểu chữ H qua từ  "Hoa hồng" trẻ  được quan sát bông <br /> hoa, trẻ  nói rõ cấu tạo, đặc điểm hương thơm, màu sắc của loại hoa.... làm  <br /> như  thế  tăng thêm về  các biểu tượng và sự  hứng thú. Hoặc trò chơi thi gắn <br /> chữ  cái. Tôi gắn các chữ  cái vào hoa quả, hoa lá, hay các con vật   hoặc <br /> phương tiện giao thông phù hợp chủ  điểm, tăng thêm sự  tích cực hoạt động <br /> trong trò chơi.<br /> * Tích hợp bộ môn tạo hình<br /> Sau khi trẻ đã hoạt động nhiều thì môn tạo hình rất phù hợp với trạng  <br /> thái tĩnh. Tôi cho trẻ màu khoảng trống có chứa các chữ cái gì đó theo yêu cầu <br /> của cô hoặc trẻ được cắt ra dán, xé dán các chữ cái.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> *  Tích hợp bộ môn làm quen với toán<br />   Với trẻ  học phải đi đôi với hành và khi kết hợp lồng ghép  môn toán <br /> với tiết chữ  cái  tôi thường được đưa vào trò chơi như: “Thi đội nào nhanh” <br /> trẻ thi đua nhau gắn chứa đó đếm số lượng và cùng kiểm tra kết quả đội nào  <br /> nhiều hơn, nhiều hơn là mấy . Cô cùng trẻ  đọc chữ  cái và đếm xem gạch <br /> được bao nhiêu chữ cái .<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 21<br /> “M ột s ố bi ện pháp nâng cao ch ất l ượ ng cho tr ẻ 5­6 tu ổi làm quen ch ữ  cái”<br /> _k2a_<br /> 4.6. Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy trẻ làm quen với chữ cái<br /> Mục đích: Trẻ được làm quen và nhận biết, phát âm các chữ cái, được  <br /> tham gia vào các trò chơi trên máy tính như sử dụng chuột bấm chuột di chuột  <br /> để chọn chữ.Kết hợp với những âm thanh sống động kích thích trẻ  tham gia <br /> vào hoạt động tốt nhất .Vì vậy khi tiếp cận với máy tính trẻ  rất thích.Vì thế <br /> ngoài tiết dạy theo kiểu truyền thống tôi còn sử  dụng máy tính để  soạn giáo <br /> án điện tử  đề  dạy trẻ.Tuỳ  từng bài tôi có thể  sử  dụng phần mềm giáo án  <br /> điện tử đã có sẵn.Nhưng có bài tôi không thể dùng được phần mềm có sẵn tôi <br /> soạn giáo án điện tử bằng các cách như sau:<br />    + Dùng máy chụp hình hoặc Scan hình  ảnh từ  ngoài vào dùng phần  <br /> mềm Photoshop để cắt xén,chỉnh sửa.<br />    + Tạo hiệu ứng cho các nhân vật cử động.<br />    + Đi quay phim lấy những hình  ảnh sống động đưa vào chương trình  <br /> Powerpoint để trình chiếu.<br />     Ví dụ: Khi dạy trẻ tiết chữ cái h­k trong chủ đề thực vật <br /> Tôi lựa chọn nội dung và phương pháp, hình thức tổ  chức sau đó kết  <br /> hợp với phần mềm tin học đã được cài đặt sẵn trong máy cùng với khai thác <br /> tài liệu trên mạng Internet để  lựa chọn hình  ảnh, phông nền, kiểu chữ  cho  <br /> phù hợp với chủ đề và nội dung bài dạy<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 22<br /> “M ột s ố bi ện pháp nâng cao ch ất l ượ ng cho tr ẻ 5­6 tu ổi làm quen ch ữ  cái”<br /> _k2a_<br /> <br /> <br /> <br /> <br />    ­ Xây dựng bài giảng điện tử  bằng cách tạo ra các sile trình chiếu và <br /> kết hợp với hình ảnh, hiệu ứng âm thanh phù hợp với từng sile chiếu hình.<br />     ­ Cho trẻ  xem hình  ảnh, chơi trò chơi tìm hình  ảnh qua ô chữ  để  trẻ <br /> được ôn chữ cái đã học. Sau khi mở hết ô chữ thì hình ảnh xuất hiện <br /> ­ Trẻ nhận xét tranh sau đó đọc từ dưới tranh cùng cô. Trẻ được tri giác  <br /> chữ cái mới bằng hiệu ứng cho chữ xuất hiện .<br />     ­ Phần luyện tập: Trẻ được cô giáo hướng dẫn theo nhóm sử dụng máy <br /> tính qua trò chơi, ghép nét chữ, tạo ra chữ  cái và tìm chữ  còn thiếu trong từ <br /> dưới tranh. <br /> 4.7. Biện pháp cho trẻ làm quen với chữ cái ở mọi lúc, mọi nơi<br /> Các hoạt động ngoài giờ  học cũng góp phần rất lớn vào việc cho trẻ <br /> làm quen với chữ  cái. Việc làm quen với chữ  cái  ở  đây nhằm thoả  mãn nhu <br /> cầu giải trí cho trẻ, bổ sung nhiều mặt về kiến thức của các tiết học trên lớp, <br /> giúp trẻ hiểu sâu và nhớ lâu các chữ cái đã làm quen, biết cách phát âm đúng, <br /> không nói ngọng, không nói tiếng địa phương. Từ  đó giúp trẻ  trau dồi kiến <br /> thức chữ cái của mình.<br /> 4.7.1. Thông qua giờ đón ­ trả trẻ­ các hoạt động<br /> + Giờ đón trẻ : <br /> <br /> <br /> 23<br /> “M ột s ố bi ện pháp nâng cao ch ất l ượ ng cho tr ẻ 5­6 tu ổi làm quen ch ữ  cái”<br /> _k2a_<br /> ­ Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.<br /> ­ Khi trẻ  đến lớp có thể  cho trẻ  tìm kí hiệu của mình gắn đúng vào <br /> bảng “Bé đến lớp, bé ở nhà” Hoặc cho trẻ gắn ký hiệu vào bảng thời tiết : Ví  <br /> dụ : Mưa thì phải gắn chữ m,nắng thì phải gắn chữ n....Có thể cho trẻ  luyện  <br /> phát âm  qua đọc thơ, đọc đồng dao như luyện phát âm chữ g cho trẻ đọc bài <br /> đồng dao “Gánh gánh gồng gồng”<br /> +Giờ hoạt động góc:<br />    Các góc chơi đều có môi trường chữ  ,cô cho trẻ  tự  tìm hiểu như  làm <br /> các bài tập gắn, tô và gài chữ  theo mẫu. Như góc học tập  trẻ gắn những chữ <br /> cái đã học và cùng phát âm. Bên cạnh đó tôi còn hướng trẻ  vào chữ  cái đang <br /> học bằng cách cho trẻ  tự tìm các chữ  cái rời xếp thành tên của mình sao cho  <br /> tên của trẻ  đó phải có chữ  cái đang học. VD: đang học chữ  i,t,c thì trẻ  nào <br /> thấy tên của mình có một trong 3 chữ cái đó thì lên gắn vào.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình ảnh: Trẻ tìm chữ cái đã học gắn tên mình<br /> + Giờ hoạt động ngoài trời : <br />         Cô cho trẻ  xếp các hột, hạt, hòn sỏi thành các chữ  đã học, hay dùng <br /> phấn viết lên sân những chữ đã học rồi cùng phát âm.<br /> + Giờ  ăn : Khi đến giờ  ăn tôi giới thiệu các món ăn và giải thích các  <br /> món ăn như món cá gồm có hai chữ cái ghép lại đó là chữ c và a và dấu sắc. <br /> Cho trẻ nhận bát ,thìa  ký hiệu bằng các chữ cái.<br /> <br /> 24<br /> “M ột s ố bi ện pháp nâng cao ch ất l ượ ng cho tr ẻ 5­6 tu ổi làm quen ch ữ  cái”<br /> _k2a_<br /> + Giờ ngủ: Trước khi ngủ cô có thể ngâm thơ ,kể chuyện cho trẻ nghe  <br /> để trẻ có thể phát triển lời nói .<br /> + Giờ hoạt động chiều:<br />     Cô cho trẻ tô chữ in mờ, chữ in chữ rỗng và tìm cắt chữ trong hoạ báo <br /> dán thành sách làm bộ s
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2