intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy văn học trung đại Việt Nam cấp THCS

Chia sẻ: Trần Thị Ta | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:17

84
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy văn học trung đại Việt Nam cấp THCS.” nhằm giúp học sinh tiếp thu kiến thức trong tác phẩm văn học trung đại một cách đầy đủ toàn diện, cảm nhận cái hay cái đẹp của tác phẩm.Đồng thời cũng nhằm góp phần nâng cao chất lượng học của sinh giáo viên cũng như chất lượng giảng dạy của giáo viên bộ môn ngữ văn ở cấp THCS.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy văn học trung đại Việt Nam cấp THCS

  1.   CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số:…………………………………………….    Tên sáng kiến:Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy văn học trung đại  Việt Nam cấp THCS. 1.Lĩnh vực áp dụng: Đề tài ” Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy văn  học trung đại 8 và toàn cấp nói chungđối với môn ngữ văn cấp THCS”  2.Mô tả bản chất của sáng kiến: 2.1.Tình trạng giải pháp đã biết:  Ngữ văn là một trong những môn học có nhiều tiết học nhất trong  chương trình giáo dục THCS. Điều đó cho thấy vị  trí và tầm quan trọng của  bộ  môn này trong quá trình học tập của học sinh. Bộ  môn này cũng có mặt  trong danh sách các môn thi bắt buộc của học sinh. Tuy nhiên trên thực tế,   không nhiều học sinh yêu thích môn học này. Thậm chí, rất nhiều em chán  ghét và sợ, mỗi khi đến giờ học Ngữ văn. Một trong những nguyên nhân dẫn  đến hiện tượng trên, phải kể  đến khối lượng các tác phẩm mà các em phải   tiếp nhận trong suốt 4 năm học. Chương trình Ngữ  văn THCS có phạm vi  thời gian kéo dài từ Văn học dân gian cho đến Văn học hiện đại, trải dài theo   chiều dài lịch sử  của đất nước. Học sinh của thế  kỷ  21 phải học những tác  phẩm của hàng ngàn, hàng trăm  năm về  trước. Sự  chênh lệch thời gian kéo  theo sự thiếu hiểu biết về nhiều lĩnh vực khác nhau, nên khi tìm hiểu một tác  phẩm văn học các em gặp phải không ít những khó khăn.  Văn học trung đại   là một bộ phận quan trọng trong chương trình Ngữ  văn bậc trung học cơ sở.   Văn học trung đại Việt Nam bắt đầu từ   thế  kỷ  thứ X đến hết thế  kỷ  XIX,  nhiều tác phẩm đạt đến mức điêu luyện, tinh xảo về nghệ thuật và nội dung,   đã góp phần không nhỏ  về  mọi mặt cho nền văn học hiện đại sau này. Vì  vậy, việc giảng dạy từ ngữ trong giờ văn thời kì này rất quan trọng và cần   thiết, không những làm cho học sinh cảm thụ  được cái hay, cái đẹp của tác   phẩm văn chương mà còn góp phần vào việc rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn   ngữ cho học sinh, cung cấp cho học sinh một số vốn kiến thức về một thời kì   lịch sử  hào hùng, oanh liệt của dân tộc Việt Nam, đồng thời cũng cung cấp  cho học sinh một số  vốn từ  ngữ  cơ  bản để  vận dụng trong giao tiếp hàng   ngày và trong viết văn. 
  2.       Việc giảng dạy tác phẩm văn học trung đại bên cạnh một số  thuận lợi   vẫn còn có không ít những khó khăn vẫn còn là nỗi khốn khổ, gây nhiều khó   khăn, phiền toái cho người dạy lẫn người học. Hiểu được những tác phẩm   đó chẳng phải là chuyện dễ  dàng gì; truyền thụ  cái hay, cái đẹp của nó cho   người học hiểu  được lại càng khó khăn gấp bội phần do   nhiều nguyên  nhân,bởi những tác phẩm  ấy đều viết bằng ngôn ngữ   Hán văn cổ  hay chữ  Nôm có phần xa lạ với ngôn ngữ Tiếng Việt hiện đại hôm nay. Thêm vào đó  là người tiếp nhận văn bản dù muốn hay không phải có kiến thức chắc chắn,  ít nhiều phải hiểu rõ môi trường văn hoá trung đại, tư tưởng ý thức hệ chính  thống thời trung đại, điển cố  điển tích, thể loại văn học ...VËy mµ ®èi tîng tiÕp nhËn ë ®ây l¹i lµ häc sinh THCS, vèn sèng Ýt ái. kh¶ n¨ng ng«n ng÷ cha hoµn thiÖn, vËy lµm sao ®Ó c¶m ®ược c¸i hay c¸i ®Ñp cña v¨n häc trung ®¹i mang tÝnh b¸c häc?  Chỉ bấy  nhiêu thứ cũng đủ làm cho người dạy lẫn người học đau đầu, mệt trí thì thử  hỏi làm sao mà lắng lòng, mà bình tâm để  cảm nhận cho được cái tinh hoa  cùng vẻ  đẹp của văn chương qua cách biểu đạt “ý tại ngôn ngoại” của các  bậc thi nhân tiền bối đã gởi gắm trong từng câu chữ. Làm thế nào để cho giờ  dạy tác phẩm văn học trung đại  đạt chất lượng, hiệu quả  ? Giáo viên cần  phải chọn những từ ngữ nào để giảng dạy cho học sinh? Dạy thế nào để học  sinh cảm thụ  được hết cái hay, cái đẹp của tác phẩm trung đại này? Đó là  vấn đề    nan giải.Tình trạng học sinh học đến phần văn học trung đại có  chiều hướng lơ là, không thích thú, điều này có nhiều lí do như khó hiểu, khó  thuộc, khó phân tích và phải nắm vững điều kiện, hoàn cảnh lịch sử…      Xuất phát từ thực tế, qua nhiều năm bản thân tôi đã dạy các khối lớp 6,7,8  trong đó có các tác phẩm văn học trung đại rất hay nhưng lại khó. Vì vậy bản  thân tôi đã  nghiên cứu tài liệu, thử nghiệm, áp dụng một số kinh nghiệm vào  quá trình giảng dạy môn Ngữ văn THCS (phần văn học trung đại), đúc kết lại 
  3. những kinh nghiệm giảng dạy này trong đề tài:  Một số biện pháp nâng cao  hiệu quả dạy văn học trung đại Việt Nam cấp THCS. .2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến a.Mục đích của giải pháp:     Đề tài  “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy văn học trung đại Việt   Nam cấp THCS.”  nhằm giúp học sinh tiếp thu kiến thức trong tác phẩm văn   học trung đại một cách  đầy đủ toàn diện, cảm nhận cái hay cái đẹp của tác   phẩm.Đồng thời cũng nhằm góp phần nâng cao chất lượng học của sinh giáo  viên cũng như   chất lượng giảng dạy của giáo viên bộ  môn ngữ  văn ở   cấp   THCS.   b. Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp Với đề tài “” Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy văn học trung  đại 8 và toàn cấp nói chungđối với môn ngữ văn cấp THCS”   ” không những  giúp học sinh nắm vững kiến thức,hiểu hoàn cảnh lịch sử thời ấy, cảm nhận  cái hay cái đẹp của tác phẩm.      *Ưu điểm:  ­Tập trung  khắc phục đặc điểm khó tiếp cận của các thể văn nghị  luận cổ hoàn toàn xa lạ đối với học sinh .           ­Vận dụng triệt để các kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống   trong bài học, để  mở  rộng và khắc sâu thêm kiến thức Văn học. Ví dụ: vận  dụng kiến thức lịch sử để hiểu rõ về các tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác  phẩm; vận dụng kiến thức địa lý để  nắm được vị  trí địa lý cũng như  những  thuận lợi và khó khăn của cố đô Hoa Lư và thành Đại La; vận dụng kiến thức   GDCD để giáo dục tình yêu Tổ Quốc, truyền thống đền ơn đáp nghĩa, ý thức   học tập để bảo vệ và xây dựng đất nước….        ­Sử  dụng  kênh hình để  hiểu được không khí thời đại (khi tác phẩm ra  đời) và đối chiếu với tình hình hiện tại của đất nước, từ đó khắc sâu ý nghĩa   của các văn bản được học.      ­ So với giải pháp cũ, sáng kiến lần này của tôi chú trọng vận dụng kiến  thức Văn học gắn với đời sống qua   việc sử  dụng kiến thức liên môn để  hướng dẫn học sinh tiếp nhận và khắc sâu kiến thức.        *Hạn chế: 
  4. ­Một số  học sinh học đến phần văn học trung đại có chiều hướng lơ  là, không thích thú, điều này có nhiều lí do như  không dành thời gian tìm hiểu  tác phẩm, khó hiểu, khó thuộc, khó phân tích và phải nắm vững điều kiện,  hoàn cảnh lịch sử… ­Do thời lượng các tiết dạy không nhiều nên việc cung cấp kiến thức  để hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài còn hạn chế về thời gian. Giáo viên dạy  cần tự điều chỉnh thời gian các tiết dạy trong tuần cho hợp lý.        c.Mô tả bản chất của giải pháp  Trên thực tế  giảng dạy,  tôi đã nhiều lần tìm tòi để  đổi mới phương   pháp. có thể đúc kết lại những thao tác cụ thể đã từng làm sau đây: 1. Chuẩn bị về kiến thức:            1.1 Nắm vững thể loại và các đặc trưng của thể loại:  * Về thể loại ­ Chiếu: Là thể loại văn cổ, do vua  ( chúa hay thủ lĩnh) dùng để ban bố  mệnh lệnh ­ Hịch:  Là thể  văn nghị  luận thời xưa, thường được vua chúa, tướng  lĩnh  hay thủ lĩnh một phong trào dùng để cổ vũ động viên, thuyết phục hoặc   kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. ­ Cáo: Là một thể  văn nghị  luận cổ, thường được vua chúa, hoặc thủ  lĩnh dùng để  trình bày một chủ  trương hay công bố  kết quả  của một sự  nghiệp để mọi người cùng biết. ­ Tấu:  là một loại văn thư  của bề  tôi, thần dân gửi lên vua chúa để  trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị. * Về đặc trưng ­ Thuyết phục bằng lí trí và tình cảm:  nghệ thuật nghị luận chặt chẽ,   sắc bén, từ ngữ và hình ảnh cô đọng, gợi ấn tượng sâu sắc. Ví dụ: Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ  gối, ruột đau như  cắt,  nước mắt đầm đìa…( Hịch tướng sĩ ­  Trần Quốc Tuấn) ­ Dùng lối văn biền ngẫu biến hoá linh hoạt, nhịp nhàng. Khi thì là văn  xuôi, khi là văn vần. ­  Văn ­  sử ­ triết bất phân ­   In đậm thế  giới quan con người trung đại  : Tư  tưởng mệnh trời ,   thần, chủ tâm lí sùng cổ, sùng bái tổ tiên… 1.2  Phân biệt sự khác nhau của 4 thể loại nghị luận: ­ Khác nhau về mục đích:  + Chiếu:  Trình bày  một chủ  trương, đường lối để  mọi người chấp 
  5. thuận bằng cách dùng lí lẽ để lập luận hướng tới mục đích. + Hịch: Kêu gọi, cổ vũ động viên bằng cách dùng tình cảm và lập luận  để tác động vào tinh thần. + Cáo: Công bố kết quả của một sự nghiệp bằng cách nêu quan điểm  lập trường của sự nghiệp đó. + Tấu:  Nêu ý kiến, đưa ra đề  nghị, yêu cầu bằng cách lập luận xác  đáng  và thuyết phục. ­ Khác nhau về đối tượng viết và nhận: + Chiếu, hịch, cáo: do vua, chúa hoặc thủ  lĩnh viết và thần dân, binh  lính…tiếp nhận. + Tấu ( biểu, sớ): do thần tử, bề tôi, quan tướng viết dâng lên vua chúa. 1.3 Nắm vững kiến thức về văn học sử:  Một trong những hạn chế của chương trình sgk mới là phá vỡ  tính hệ  thống của văn học sử, do việc chọn Tập làm văn làm tiêu chí lựa chọn văn  bản giảng dạy. Do hạn chế này nên học sinh không được tiếp xúc với những  bài dạy về văn học sử. Mà cả 4 văn bản trung đại được học đều có mối liên   quan mật thiết đến lịch sử. Giáo viên cần nắm chắc kiến thức lịch sử để  có  cái nhìn bao quát, từ đó có thể lựa chọn phương pháp phù hợp khi hướng dẫn   các em hiểu văn bản từ  góc độ  lịch sử. Có như  vậy thì giá trị  của tác phẩm  văn học mới được hiểu một cách cặn kẽ . 1.4 Chuẩn bị vốn từ  Hán Việt,nắm chắc các điển tích, điển cố văn   học. ­ Do đặc điểm viết bằng chữ Hán nên khi dịch sang tiếng Việt, các văn  bản không tránh khỏi việc phải sử dụng nguyên vẹn các từ Hán. Bên cạnh đó,  còn có một khối lượng điển tích, điển cố  rất hay. Việc dùng các điển tích  điển cố  có tác dụng giúp cho sự  diễn đạt trở  nên ngắn gọn mà vẫn giàu ý  nghĩa   và   thuyết   phục   người   đọc,   người   nghe   một   cách   ấn   tượng.   Ngoài  những chú thích được giải nghĩa trong sgk, giáo viên cần tìm hiểu để nắm kĩ  hơn nội dung của chúng. Khi cần thiết, để  tăng sự  hứng thú cho các em dễ  hình dung và nắm bắt kiến thức, giáo viên có thể kể ngắn gọn.       ­Việc dạy điển tích, điển cố      Khi dạy điển tích, điển cố, giáo viên cần phải hiểu rõ ràng đến nơi đến  chốn. Giáo viên biết để  giảng cho học sinh hiểu   chứ  không phải là giảng  hết. Khi không hiểu hoặc chưa hiểu thấu đáo thì không nên giảng.      Ví dụ 1:        Dạy  bài “Hịch tướng sĩ”  (Lớp 8 )  của Trần  Quốc Tuấn có rất nhiều  điển tích, điển cố: Kỉ  Tín, Do Vu, Dự Nhượng, Thân Khoái, Kính Đức, Cảo   Khanh ... Tất cả những điển tích này sách giáo khoa đã chú thích rất rõ. Giáo  viên chỉ  cần phân tích ý nghĩa của các điển cố  này  ở  chỗ  chúng nêu gương  trung quân ái quốc, những điển hình của lí tưởng phong kiến. Đây là những   người xả thân  cho lí tưởng: trung với vua, với chủ... Cũng cần hiểu rằng thời  
  6. đại của Trần Quốc Tuấn là thời đại của điền trang, thái ấp, thời đại của nhà  nước phong kiến và chủ  nô đang gắn bó với quyền lợi của đất nước, của  nhân dân. Trần Hưng Đạo đã nêu những gương xả  thân vì lí tưởng phong   kiến như  vậy nhằm kích thích tinh thần chiến đấu vì lí tưởng của các nghĩa   sĩ.        Ví d ụ 2:          Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, khi giảng dạy đoạn trích “Chị  em   Thúy   Kiều”,   (Lớp   9   tiết   28)   cần   giảng   điển   cố   “nghiêng   nước   nghiêng   thành”, tác giả  lấy ý tứ  từ  điển cố  “nhất cố  khuynh thành, tái cố  khuynh   quốc” (một lần quay lại, tướng giữ thành bị mất thành, quay lại lần nữa, nhà   vua mất nước). Câu thơ  của Nguyễn Du tạo sự   súc tích, có sức gợi lớn, nó  còn gợi cho ta liên tưởng tới nụ  cười của Bao Tự, cái liếc mắt của Điêu   Thuyền, một chút nũng nịu của Dương Quý Phi, cái nhăn mặt của Tây Thi,  hay một nét sầu não của Chiêu Quân – những người đã từng làm xiêu đổ  bao  thành trì và triều đại phong kiến Trung Quốc. Tác giả  ngầm so sánh Kiều  cũng có sắc đẹp như các mĩ nhân ấy.       1.5 Một vài kinh nghiệm giảng dạy từ ngữ trong từng loại thể của   văn học trung đại:      Văn chương trung đại có nhiều loại thể. Mỗi loại thể có một đặc điểm,   phong cách ngôn ngữ riêng. Giáo viên cần nắm vững những đặc điểm đó mới   có nội dung phân tích từ ngữ thích hợp với từng loại thể. Trong chương trình  Văn học trung đại ở trương THCS có những loại thể sau: - Thơ Đương luật, - Truyện thơ Nôm, - Văn cổ (truyện, hịch, cáo, chiếu, tấu), - Ngoài ra còn có thể thơ song thất lục bát, thơ lục bát.      a. Dạy thơ Đường luật      Ta thường gặp trong chương trình Trung học cơ sở các bài thơ Đường luật  thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt  của: Trần Quang Khải, Trần Nhân Tông,  Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến .....      ở thơ Đường luật, các từ ngữ được đặt trong hệ thống niêm luật chặt chẽ.   Thơ thất ngôn bát cú chỉ gói gọn trong tám câu, bảy chữ, năm mươi sáu tiếng.   Các tiếng đó được cấu trúc thành tám câu theo trật tự  sóng đôi hai câu một.   Chính đặc điểm này bắt buộc nhà thơ  phải lựa chọn từ  ngữ  và sử  dụng từ  ngữ  giàu sức gợi cảm, những từ  mang tính nhiều nghĩa. Đặc biệt thơ  thất   ngôn tứ tuyệt thì số chữ chỉ còn bằng một nửa thơ thất ngôn bát cú. Cho nên,  các từ ngữ ấy thường có nhiều lớp nghĩa. Trong một bài thơ thường có nhiều   từ ngữ ta gọi là từ “đắt”, từ ngữ “thần”. Trong thơ Đường luật có những bài  các từ ngữ thường mang tính hình ảnh ước lệ, đó là do tâm lý thời đại phản   ánh vào ngôn ngữ. Tiếng chuông buổi chiều, tiếng mõ, mục đồng, ngư, tiều, 
  7. canh, mục, tùng, cúc, trúc, mai... đều là những hình  ảnh mang tính chất  ước  lệ. Tuy nhiên, khi phân tích các từ  ngữ   ấy  cần đặt chúng vào đúng thực tế  của xã hội Việt Nam để học sinh có thể hiểu rõ nội dung.               Đặc biệt, Khi phân tích từ  ngữ  trong thơ  Đường luật cũng cần làm   sáng tỏ các lớp nghĩa của từ.      Ví dụ:          Trong bài  “Nam quốc sơn hà”  (lớp 7 tiết 17) từ  “thiên thư” tức “sách  trời” cần cho học sinh hiểu “trời” trong quan niệm của ta và người đương  thời là lực lượng siêu nhiên, trùm lên tất cả, sinh ra tất cả. Đến vua, hoàng đế  trị  vì muôn dân cũng chỉ  là con trời.  ở  đây, trời đã công nhận, đã ghi vào bộ  sách của mình quyền làm chủ  đất nước của vua Nam thì tức là chân lý đã   công nhận điều đó.        Thơ  Đường luật  ở  Việt Nam có những bài đã được Việt hóa có những   điểm khác. Chúng ta thường gặp nhiều tính từ có nhiều lớp nghĩa, các tính từ  có nhiều sức gợi tả như từ tượng hình, từ tượng thanh: Lom khom dưới núi tiều vài chú,                                            Lác đác bên sông chợ mấy nhà    Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Hoặc các tính từ mang hình ảnh tượng trưng có sức tạo liên tưởng lớn:                                        Rắn nát mặc dầu tay kể nặn                                        Mà em vẫn giữ tấm lòng son. Vì vậy, khi phân tích cần chú ý đến các tính từ và phân tích các lớp nghĩa của   chúng. Khi chọn từ phải đọc kỹ toàn bài.        ở thơ  Đường luật được Việt hóa nhiều khi không tuân thủ  mọi quy tắc  niêm luật, giáo viên cần lưu ý để giảng giải cho học sinh.      Ví dụ:       Khi phân tích bài “Qua Đèo Ngang” (lớp 7 tiết 29) ta cần giảng giải đảo  ngữ trong hai câu thực: Lom khom dưới núi tiều vài chú, Lác đác bên sông chợ mấy nhà.       Từ láy “lom khom”, “lác đác” được đảo ra đầu câu đã làm nổi bật được  hình ảnh cúi người cong lưng xuống của mấy chú tiều và hình ảnh thưa thớt  của mấy nhà chợ  bên sông. Điều này làm tăng thêm vẻ  hoang vắng  ở  Đèo   Ngang, có con người đấy nhưng vừa ít ỏi, vừa nhỏ  bé, họ  như  bị  chìm lút đi  dưới bóng núi và ở bên kia sông còn có vài túp lều tranh rời rạc cách xa nhau   gợi cho người đọc một cảm giác buồn tẻ, mênh mang, vắng lặng.       Trong thơ Đường luật còn sử dụng phép đối. Phép đối không chỉ làm cho   câu thơ có vẻ của sự cân đối mà còn có tác dụng tạo nghĩa mới mà các từ ngữ  đó nếu nằm riêng rẽ, không đối nhau sẽ không tạo ra được. Khi phân tích từ  ngữ cần làm sáng rõ hơn tín hiệu đó.      Ví dụ:
  8.       Trong bài “Qua Đèo Ngang” (Lớp 7 tiết 29), hai câu luận sử  dụng phép  đối rất chỉnh: Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.       Phép đối làm cho giọng thơ  có âm điệu du dương, trầm bổng của khúc  nhạc rừng, của khúc nhạc lòng người lữ  khách. Nghệ  thuật đối kết hợp với  nghệ  thuật đảo ngữ, lối chơi chữ, phép nhân hóa và cách dùng điển cố  một  cách điêu luyện, tài tình thể  hiện được cái vắng lặng trên đỉnh Đèo Ngang   trong khoảnh khắc hoàng hôn đồng thời còn thể  hiện được nỗi nhớ  kinh kì  Thăng Long thân thuộc của nữ sĩ. Cũng như phép đảo ngữ, phép đối không có  trong chương trình Ngữ  văn THCS nhưng khi dạy, giáo viên cũng nên mở  rộng kiến thức cho học sinh để các em hiểu bài tốt hơn.      b. Dạy truyện thơ Nôm:       Ngôn ngữ  của truyện thơ  Nôm vừa là ngôn ngữ  truyện vừa là ngôn ngữ  thơ. Ngôn ngữ truyện là ngôn ngữ người kể, ngôn ngữ tác giả, ngôn ngữ nhân   vật, ngôn ngữ đối thoại. Nói đến ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ cô đúc, giàu hình   tượng và nhạc tính. Đa số  truyện thơ Nôm viết theo thể thơ  lục bát, thể  thơ  nhịp nhàng, uyển chuyển duyên dáng. Vì vậy, khi giảng dạy từ  ngữ  trong  truyện thơ Nôm cần lưu ý những điểm sau.     *Phân tích từ  ngữ, ngôn ngữ  truyện thơ  Nôm với tư  cách là từ  ngữ, ngôn   ngữ truyện        Phân tích từ  ngữ, ngôn ngữ  truyện thơ  Nôm với tư  cách là từ  ngữ, ngôn  ngữ truyện tức là phân tích ngôn ngữ miêu tả, ngôn ngữ kể chuyện, ngôn ngữ  đối thoại trong truyện thơ Nôm. ­ Về ngôn ngữ miêu tả:       Ví dụ:        Khi phân tích  văn  bản  “Kiều  ở   lầu Ngưng Bích” (Lớp 9 tiết 32,33)  đoạn“Buồn   trông   cửa  bể   chiều   hôm...  ầm   ầm  tiếng   sóng   kêu  quanh   ghế   ngồi”, tác giả  sử  dụng những từ  ngữ  miêu tả  cảnh vật:  cửa bể  chiều hôm,  thuyền ai thấp thoáng, ngọn nước mới sa, hoa trôi man mác, nội cỏ dầu dầu,  mặt đất một màu xanh xanh, gió cuốn  ầm  ầm tiếng sóng ... Cần chú ý phân  tích các từ  láy: thấp thoáng, xa xa, man mác, dầu dầu, xanh xanh, xa xa, ầm   ầm. Tất cả  đã tạo nên bức tranh thiên nhiên có màu sắc đượm buồn cũng  chính  là cảnh trong lòng người. Với  gam màu lạnh, nhà thơ Nguyễn Du, nhà   họa  sĩ  đã  vẽ  và treo lên bốn bức tranh liên hoàn tâm trạng từ mong đợi đến  băn khoăn, day dứt tiếp tới là buồn chán, thất vọng và cuối cùng là bàng   hoàng, lo sợ hãi hùng.       ­ Về ngôn ngữ kể chuyện:      Ví dụ:                                       “Vân Tiên ghé lại bên đàng                                 Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô...
  9.                                     Vân Tiên tả đột hữu xông                                Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dương”         Đây là đoạn trích trong bài “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” (Lớp  9 tiết 38 ­ 39). Tác giả  sử  dụng các từ  ngữ: ghé lại, bẻ  cây, xông vô, tả  đột   hữu xông miêu tả  trận giao chiến không cân sức giữa Lục Vân Tiên và bọn   cướp. Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu không miêu tả tỉ mỉ trận đánh mà chỉ dùng  ngôn ngữ  kể  chuyện, kể  ngắn gọn bằng mấy dòng thơ, một câu so sánh và   dăm ba từ đặc sắc nêu trên để kể việc Lục Vân Tiên chiến đấu vì người dân  gặp nạn, cứu dân trừ ác xuất phát từ lòng nhân. Giản dị vô tư mà đẹp đẽ biết  bao!      Phân tích từ ngữ, ngôn ngữ truyện thơ Nôm với tư cách là từ ngữ của thơ,   ngôn ngữ của thơ tức là phân tích biện pháp tu từ, từ láy, từ có tính biểu cảm  và từ nhiều nghĩa ... Phân tích từ ngữ gắn với phân tích hình ảnh thơ thể hiện  tâm trạng cùng cảm xúc của tác giả          c. Dạy văn cổ (truyện, hịch, cáo, chiếu...):      *Đối với việc dạy truyện:      ở lớp 6 có hai truyện trung đại được học đó là truyện “Con hổ có nghĩa”  và truyện “Thầy thuốc giỏi cốt nhất  ở tấm lòng”.  ở  chương trình lớp 9 có  truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”. Trong truyện trung đại, trình  độ  xây dựng cốt truyện còn đơn giản. Cần phân tích tính cách nhân vật chủ   yếu qua lời kể của người dẫn truyện và qua hành động, ngôn ngữ đối thoại   của nhân vật cũng có nghĩa là giáo viên nên chú ý phân tích các từ  ngữ  kể   chuyện của tác giả, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật.      Ví dụ:       Dạy bài “Thầy thuốc giỏi cốt nhất  ở tấm lòng” (lớp 6 tiết 65). Đây là  loại truyện có cách viết gần với cách ghi chép sự  việc (ký). Ghi chép truyện   thật lịch sử  thường mang tính chất giáo huấn. Khi phân tích truyện này cần  chú ý đến ngôn ngữ nhân vật. Cách diễn đạt lời nói của nhân vật có khả năng   chứa  đựng nhiều  ý nghĩa tư  tưởng buộc người  đọc phải suy nghĩ. Trong   truyện, khối lượng lời văn dành cho việc kể  lại hành động của nhân vật  chiếm nhiều nhất. Tác giả tập trung vào việc kể những hành động của nhân   vật trong tình huống có tính chất gay cấn, từ đó làm nổi bật phẩm chất, tính  cách, bản lĩnh của nhân vật. Cần chú ý phân tích cách xây dựng tình huống:  Đưa ra lời nói đầy tức giận của quan trung sứ “ Phận làm tôi, sao được như   vậy? ông định cứu tính mạng người ta mà không cứu tính mạng mình chăng?”.  Đây là tình huống bất ngờ  đặt ra cho vị  Thái y một sự  khó xử. Nếu không  tuân lệnh nhà vua sẽ tự hại mình bởi phận làm tôi trái lời vua là có tội. Đây là   một tình huống gay cấn đặt vị thái y trước những mâu thuẫn quyết liệt (chọn   việc cứu người dân thường hay là cứu tính mạng mình trước uy quyền của   nhà vua?). Trong tình huống đó, giải pháp của vị thái y như thế nào? Giáo viên  chú ý phân tích lời nói của vị thái y: “Tôi mắc tội, tôi cũng không biết làm thế  
  10. nào. Nếu người kia không được cứu, sẽ  chết trong khoảnh khắc, chẳng biết   trông vào đâu. Tính mệnh của tiểu thần còn trông cậy vào chúa thượng, may   ra thoát. Tội tôi xin chịu”. Câu nói ấy đã bộc lộ rõ nhân cách của một vị lương  y: cứu người là trên hết. Câu nói thể hiện đạo đức của một người thầy thuốc  giỏi có tấm lòng nhân hậu đồng thời thể  hiện rõ bản lĩnh, khả  năng trí tuệ  trong cách  ứng xử  của vị  Thái y. Cũng cần chú ý đến lời của vua Trần Anh   Vương: “Người là bậc danh y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng   nhân đức...” lời nói của vua chứng tỏ  ông là vị  vua có lòng nhân đức, trọng   người tài, trọng người có đức, một vị vua nhân từ, hiểu lẽ phải.      *Đối với việc dạy thể hịch:       ở lớp 8 tiết 93 ­ 94 có bài  “Hịch tướng si” của Trần Quốc Tuấn. Yêu cầu  về  hịch là phải có nội dung, cấu trúc ngôn ngữ  khích lệ, động viên được  người đọc để  kích thích ý chí chiến đấu và niềm tin chiến thắng, thấy được  phải trái, thấy được sức mạnh của chính nghĩa. Vì vậy, người dạy phải  phân  tích sự phản ánh tâm lý trong ngôn ngữ và tác dụng của ngôn ngữ đối với tâm   lý trong bài hịch.       Ví dụ:       Khi phân tích đoạn nói về tội ác của bọn giặc cần chú ý đến các từ ngữ  “đi lại nghênh ngang”, “sỉ  mắng triều đình”, “bắt nạt tể  phụ”, “đòi ngọc   lụa”, “thu bạc vàng”, “vét của kho”, tác giả  liệt kê rất cụ  thể  hành vi ngạo  mạn vi phạm chủ quyền quốc gia dân tộc Đại Việt của bọn sứ  giả  phương  Bắc. Các hình ảnh ẩn dụ  “cú diều”, “dê chó”, “hổ  đói” tác giả đã cho người  đọc thấy rõ chúng không phải là con người đại diện cho một quốc gia, một  dân tộc nữa mà chỉ là loài ác thú gian manh. Các từ ngữ ấy thể hiện rõ thái độ  căm thù của Trần Quốc Tuấn với bọ giặc xâm lược. Hình ảnh đẹp nhất trong  bài hịch là đoạn: “Ta thường tới bữa quên ăn.... ta cũng vui lòng”. Lòng căm  thù giặc của Trần Quốc Tuấn không chỉ  dừng lại  ở  thái độ  u uất, đau xót,  trăn trở mà còn dâng lên đến mức cao hơn, quyết liệt hơn: “chỉ căm tức chưa   xả  thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù”. Các động từ  “xả, lột, nuốt,   uống” rồi những điển tích “trăm thân, nghìn xác” gây xúc động lòng người,  tạo được sự đồng cảm của các tướng sĩ. Bài văn thuộc thể loại văn thư quân  sự  nhưng lời lẽ không chỉ đanh thép mà còn mềm mại, thắt buộc, kích động,  đằng sau lý lẽ đanh thép  ấy, mệnh lệnh dứt khoát ấy ẩn chứa một tấm lòng   ưu ái và tin tưởng  của một vị chủ tướng.      * Đối với việc dạy thể cáo:       Trong chương trình lớp 8 tiết 97 có học bài  “Bình Ngô đại Cáo”. Với thể  loại này cần phân tích ngôn ngữ  chính luận và ngôn ngữ  đặc tả  vì đặc trưng  của thể loại cáo như chúng ta đã biết là sử dụng ngôn ngữ chính luận. ở lớp 8  chỉ học phần đầu có tên là “Nước Đại Việt ta”. Khi hướng dẫn học sinh tìm 
  11. hiểu văn bản, giáo viên cho học sinh tìm hiểu từ “nhân nghĩa” (như đã nêu ở  trên). Suy rộng câu văn của Nguyễn Trãi và tìm hiểu cuộc khởi nghĩa Lam  Sơn ta hiểu hai chữ  “ nhân nghĩa” này mang một triết lý sâu sắc. Vì thương   người mà chiến đấu, vì ý nghĩ thương dân mà đánh giặc. Qua đó, ta hiểu tư  tưởng  nhân nghĩa  vô cùng cao đẹp, là nguồn gốc của sức mạnh dân tộc.   Nguyễn Trãi đã đứng trên tầm cao của thời đại, phát ngôn cho triết lý nhân  nghĩa Đại Việt. Ngoài ra cũng cần nhấn mạnh cho học sinh hiểu việc tác giả  dùng từ “văn hiến”. Cần hỏi học sinh tại sao tác giả lại đặt từ “văn hiến” lên  vị  trí hàng đầu so với các yếu tố  khác để  xác định độc lập, chủ  quyền dân   tộc. Ta có thể  hiểu, đặt trong bất cứ  hoàn cảnh nào thì yếu tố  “văn hiến”  cũng là yếu tố cơ bản nhất để xác định tư cách tồn tại của một dân tộc. Thời   đại đó bọn phong kiến phương Bắc rất coi thường dân ta, gọi dân ta là man  di, mọi rợ. Với lời  lẽ  này, Nguyễn Trãi  đã đập thẳng vào luận điệu coi   thường đó của chúng, khẳng định chủ quyền của dân tộc, khẳng định nền văn  hóa cổ  truyền của dân tộc ta. Cái khung bờ  cõi của dân tộc Đại Việt không   thể là cái mà bọn phong kiến phương Bắc có thể tùy tiện kéo về mình. Nước  Việt, cái nội dung mà người Việt làm chủ, là phong tục tập quán, là một nền   văn hiến đã có từ lâu đời. Một đất nước như  thế thì triều đại của nó kém gì  các triều đại ở phương Bắc, hai vương triều, hai nước song song tồn tại, phát   triển như hai lực lượng đối diện: “Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền   độc lập. Cung Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ  một phương”.  Chỉ một đoạn cáo ngắn gọn nhưng đã đề cập đến nhiều nội dung. Đoạn mở  đầu như  một bản tuyên ngôn độc lập, kế  thừa và phát huy những tư  tưởng   thời phong kiến phồn vinh. Và khi Nguyễn Trãi viết những dòng chính luận  này trong một văn bản chính cần nhấn mạnh cho học sinh thấy rõ lời văn   trang nghiêm, trịnh trọng, đanh thép, đĩnh đạc, uy nghi trong bài cáo. Hình như  Nguyễn Trãi cân nhắc từng chữ, từng lời, từng ý. Mỗi chữ dùng đều có chọn  lọc sao cho có sức biểu cảm âm vang, tất cả đều hợp lý, không một câu lép ý,   không một chữ nhẹ lời. Nhà thơ  Xuân Diệu đã nhận xét: “Bình Ngô đại cáo   hạ  một chữ như  đổ  một trái núi” đúng là một áng thiên cổ  hùng văn bất hủ,   ông đã khẳng định tính độc lập của nền văn hóa dân tộc.      *Đối với việc dạy thể chiếu:       ở lớp 8, tuần 23, tiết 90 có bài  “Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn. Chiếu  là thể văn cổ mang chức năng hành chính do vua dùng để ban bố mệnh lệnh.   Một số  bài chiếu thể  hiện tư  tưởng chính trị  lớn lao, có  ảnh hưởng đến cả  triều đại, đất nước. “Chiếu dời đô” gắn với sự  kiện lịch sử  ­ chính trị  hết  sức quan trọng của năm 1010 đưa đến một bước ngoặt vĩ  đại cho sự   phát  triển của dân tộc  Đại Việt. Ngoài việc thể  hiện những chức năng của thể  chiếu, văn bản này còn có những đặc điểm riêng mà giáo viên cần lưu ý cho  học sinh đó là tính chất tâm tình bên cạnh tính chất mệnh lệnh, bên cạnh ngôn  ngữ  đơn thoại, một chiều của một vị vua ban bố mệnh lệnh còn có ngôn từ 
  12. mang tính chất đối thoại, trao đổi. Đó chính là yếu tố trữ tình thể hiện trong   bài chiếu. Bộc bạch trực tiếp tâm tư, mong muốn của mình với tâm hồn cởi   mở, người ban chiếu đã tìm đến sự  giao cảm, đồng lòng của thần dân trong   nước. Những câu: “Trẫm rất đau xót về  việc đó”, “Trẫm muốn dựa vào sự   thuận lợi của đất ấy để  định chỗ  ở. Các khanh nghĩ thế  nào?” cho thấy thái  độ  của Lý Công Uẩn là rất đau xót cho muôn dân phải sống nơi chật hẹp,  vạn vật không thích nghi, triều đại ngắn ngủi, đất nước không phát triển   thịnh vượng. Từ  đó, tác giả  bày tỏ  thái độ  dứt khoát về  việc phải dời đô.  Ngôn ngữ đối thoại có tính chất trao đổi ấy đã tạo sự  đồng cảm giữa mệnh  lệnh của vua với thần dân. Nhờ đó mà bài chiếu có sức thuyết phục. Nói tóm lại, mỗi thể  văn cổ  đều có những đặc trưng riêng, khi giảng  dạy các từ ngữ trong từng thể loại, giáo viên cần chú ý đến những đặc trưng  cơ bản đó để giúp học sinh tiếp thu bài hiệu quả hơn. 2. Chuẩn bị về phương pháp: Trong mỗi bài dạy  giáo viên cần chuẩn bị tốt về việc lựa chọn phương   pháp thích hợp. Nguyên tắc dạy học theo hướng tích hợp cần được tận dụng  triệt để. Những hướng tích hợp nên tận dụng thuộc một số lĩnh vực sau đây: 2.1 Tích hợp ngang: Là tích hợp với các đơn vị kiến thức cùng môn học   như Tiếng Việt và Tập làm văn.  ­  Tích hợp với Tiếng Việt: Giáo viên luôn xác định dùng kiến thức của  Tiếng Việt là để  giúp học sinh cảm nhận nội dung văn bản một cách sâu   sắc .Nhất thiết không được biến  một phần bài học thành giờ học tiếng Việt.   Cũng không nên quá cứng nhắc trong tích hợp với tiếng Việt, khi những đơn   vị kiến thức tích hợp không mấy liên quan đến bài học. Giáo viên chỉ nên tập   trung vào những đơn vị  kiến thức Tiếng Việt có tác dụng trực tiếp đến sự  cảm thụ của học sinh. 2.2. Tích hợp dọc: Là tích hợp với các kiến thức thuộc các môn học khác  hoặc kiến thức đời sống xã hội… Như  trên đã trình bày, các văn bản nghị  luận này đều có chung đặc  trưng là tính văn học sử rất rõ ràng. Vì  thế, cần sử dụng kiến thức lịch sử để  tích hợp. Tất cả  các bài dạy đều liên quan đến những sự  kiện lịch sử  nổi   tiếng của đất nước. Giáo viên cần tìm hiểu, lựa chọn kiến thức sẽ  đưa vào   tích hợp để  tránh được việc giờ  học Ngữ  văn biến thành một bài giảng   lịch sử thuần tuý. 3. Sử dụng hệ thống câu hỏi 3.1 Loại câu hỏi tái hiện:  Với loại câu hỏi này, học sinh sẽ được yêu cầu phát biểu, trình bày lại   vấn đề. Câu hỏi này chỉ  là để  chuyển tiếp tới nội dung phức tạp hơn. Các  câu hỏi này không cần thời gian suy nghĩ mà chỉ  cần sự  phát hiện  của học  sinh.
  13. Ví dụ  1:  Bài  Nước Đại Việt ta  (  Trích  Bình Ngô đại cáo  ­ Nguyễn  Trãi) ? Em hiểu nội dung của hai câu văn:  Việc nhân nghĩa cốt  ở  yên dân;   Quân điếu phạt trước lo trừ bạo như thế nào?        3.2 Loại câu hỏi rèn năng lực tư duy và sử dụng ngôn ngữ: Trên cơ ở học sinh đã hiểu nội dung, giáo viên sử dụng loại câu hỏi này  để  yêu cầu học sinh phát hiện và trình bày lại về  nội dung tư  tưởng, quan   điểm nghệ thuật của tác phẩm. Loại câu hỏi này không thể dựa vào kết quả  có sẵn đã biết. Học sinh cần vận dụng năng lực tư duy của mình để sắp xếp  lại các sự  kiện, chi tiết, lựa chọn ngôn từ, cách lập luận….để  diễn đạt một  cách chính xác, rõ ràng vấn đề. Dạng câu hỏi này dùng để kiêm tra kiến thức,   ôn tập, củng cố Ví dụ: Bài Nước Đại Việt ta  ? Ý thức về  độc lập, chủ  quyền và toàn vẹn lãnh thổ  của đất nước  được Nguyễn Trãi khẳng định rất rõ trong văn bản. Em hãy chứng minh điều  đó? Với câu hỏi này, học sinh phải biết sắp xếp các dữ  liệu để  làm dẫn  chứng khi chứng minh ( nền văn hiến, núi sông, phong tục, các triều đại, biên   giới phân chia….). Đồng thời học sinh phải biết dùng lí lẽ khi lập luận: Đại   Việt có đủ  căn cứ  để  khẳng định chân lý về  sự  tồn tại độc lập và có chủ   quyền) 2.3.Khả năng ứng dụng  của giải pháp.                 Đề tài” Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy văn học trung đại Việt  Nam cấp THCS”    áp dụng đối với bộ môn ngữ văn  cấp THCS giáo viên vận  dụng trong các tiết dạy văn học trung đại Việt Nam các khối  lớp 6, 7,8 ,9.            2.4. Hiệu quả lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp  dụng giải pháp   Qua việc áp dụng thử  nghiệm sáng kiến này, tôi nhận thấy học sinh đã có   định hướng rõ rệt trong việc học văn bản nghị  luận trung đại. Các em có  hứng thú tđối với bài học,tỉ lệ học sinh phát biểu ý kiến xây dựng bài nhiều   hơn, giờ  học cũng vì thế  mà đạt hiệu quả  cao hơn. Đặc biệt, tỉ  lệ  học sinh   làm bài kiểm tra phần Văn học trung đại đạt kết quả  từ  trung bình khá trở  lên. Kĩ năng  ứng xử  và lối sống của học sinh cũng thay đổi nhiều nhờ  việc  tích lũy kiến thức xã hội và vận dụng vào chính bản thân mình.
  14. ­ Với giáo viên: sáng kiến đã tháo gỡ  cho giáo viên một số  khó khăn cơ  bản khi dạy kiểu bài này cho đối tượng học sinh THCS. Việc soạn giảng có   những căn cứ  và cơ  sở  nhất định nên thuận tiện trong việc cung cấp kiến   thức và cuốn hút học sinh say mê học tập.        Bằng các biện pháp, các hình thức tổ chức phù hợp nói trên tôi đã đạt kết   quả  qua bảng thống kê sau:                         Sau khi áp dụng sáng kiến ­ Năm học 2016 ­ 2017  Lớp Số   học  Số   học  Tỉ lệ Bài khảo sát trên  Điểm 8­10 sinh sinh  trung bình phát  Số  Tỉ lệ Số  Tỉ lệ biểu lượng lượng 1 8 36 8­9 22.2­ 33 91.6% 6 16.7% 25% 2 8 37 9­11 24.3­ 34 91.8% 8 21.6% 29.7% 3 8 38 7­10 18.4­ 32 84.2% 7 18.4% 26.3%  Sau khi áp dụng sáng kiến ­ Năm học 2017 ­ 2018  Lớp Số   học  Số   học  Tỉ lệ Bài khảo sát trên  Điểm 8­10 sinh sinh  trung bình phát  Số  Tỉ lệ Số  biểu lượng lượng 3 8 36 8­9 22.2­ 33 91.6% 6 25% 4 8 37 9­11 24.3­ 34 91.8% 8 29.7% 5 8 38 7­10 18.4­ 32 84.2% 7 26.3% 2.5.Tài liệu đính kèm(không có)  
  15.         D. Kiểm nghiệm:          Có thể  nói, dạy từ  ngữ  rất quan trọng đối với việc dạy Văn học trung   đại Việt Nam. Để dạy học sinh hiểu sâu sắc một bài văn, một bài thơ  trung  
  16. đại thì giáo viên phải phân tích các hình tượng nghệ  thuật nói chung đồng   thời phải có phương pháp phân tích ngôn ngữ thích hợp, thích đáng. Vì tất cả  những gì ở tác giả, hoàn cảnh lịch sử, cá tính, thực tế  cuộc sống, quan điểm   chính trị, nghệ  thuật... tạo nên một tác phẩm phải thông qua ngôn ngữ  mới   thể  hiện được. Đề  tài này chỉ  là một vài kinh nghiệm nhỏ  trong quá trình  giảng dạy tôi tích lũy được. Trong mức độ hạn hẹp tôi chỉ xin đưa ra một tiết  giáo thực tế để minh họa kiểm nghiệm.
  17.         
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2