intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức bữa ăn cho trẻ 18 - 36 tháng

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

1.498
lượt xem
133
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Làm sao trong các bữa ăn hàng ngày của trẻ ở lớp trẻ ăn không kiêng khem, trẻ ăn hết suất của mình một cách ngon lành, không gượng ép. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức bữa ăn cho trẻ 18 - 36 tháng”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức bữa ăn cho trẻ 18 - 36 tháng

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC BỮA ĂN CHO TRẺ 18 - 36 THÁNG
  2. A. Phần mở đầu Ngày nay, trong công cuộc xây dựng đất nước nói chung và xây dựng chiến lược con người nói riêng. Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Sự quan tâm đó đã từng bước được thể chế hoá bằng các văn bản pháp luật, các chỉ thị, các quy định và các quy ước rất cụ thể: Luật GD - 2005 của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng định “Giáo dục mầm non (GDMN) có nhà trẻ và mẫu giáo là cấp học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. GDMN thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi”. Chính vì lẽ đó mà xã hội quan tâm chăm sóc trẻ về mọi mặt để đứa trẻ có một nhân cách tốt, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, hồn nhiên, cơ thể phát triển hài hoà cân đối, đặc biệt là lứa tuổi trẻ nhà trẻ. Trẻ khỏe mạnh và thông minh là niềm hạnh phúc của gia đình là sự phồn vinh của đất nước. Muốn trẻ khoẻ mạnh và thông minh thì vấn đề dinh dưỡng phải hợp lý, chăm sóc nuôi dưỡng phải có khoa học đây là một việc làm không thể thiếu được, là trách nhiệm của gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về thể lực và trí tuệ. Thiếu dinh dưỡng trẻ sẻ trở thành một gánh nặng của mỗi gia đình, của toàn xã hội, ảnh hưởng đến nguồn nhân lực trong tương lai của đất nước. Vì vậy vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trong trường Mầm non là một vấn đề hết sức quan trọng. Muốn tạo được thế hệ trẻ có sức khoẻ tốt, đáp ứng với thời đại khoa học hiện đại thì chúng ta phải chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tốt, trẻ sẽ khoẻ mạnh và thông minh phát triển toàn diện về mọi mặt. Trường Mầm non là nơi là nơi tập trung đông trẻ, bản thân trẻ còn non nớt, chưa chủ động, ý thức được đầy đủ về giáo dục dinh dưỡng. Mặc dầu là trường trọng điểm có chất lượng cao về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ nhưng vẫn còn tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng, mặc dù nhà trường cũng như các giáo viên đã rất chú trọng đến bữa ăn cho trẻ, luôn đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng theo nhu cầu cơ thể trẻ và các chất dinh dưỡng luôn theo tỷ lệ cân đối hợp lý. Công tác tuyên truyền giáo dục các bậc cha mẹ đã được thực hiện tương đối có hiệu quả. Tuy nhiên, trong các bữa ăn ở lớp có nhiều trẻ vẫn còn có cảm giác chán ăn, thích ăn thức ăn này, không thích ăn thức ăn kia. Mặt khác, một số giáo viên kiến thức về dinh dưỡng, kỹ năng tổ chức bữa ăn cho trẻ còn hạn chế. Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp lứa tuổi nhà trẻ 18 - 36 tháng, tôi luôn xem công tác nưôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với bản thân. Nên đứng trước những vấn đề trên, bản thân tôi thực sự băn khoăn, trăn trở làm sao trong các bữa ăn hàng ngày của trẻ ở lớp trẻ ăn không kiêng khem, trẻ ăn hết suất của mình một cách ngon lành, không gượng ép. Do vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài "Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức bữa ăn cho trẻ 18 - 36 tháng" làm sáng kiến cải tiến kỹ thuật năm học 2009- 2010.
  3. B. phần Nội dung: 1- Cơ sở khoa học: Từ ngày xưa, con người đã biết mối quan hệ giữa ăn uống và sức khoẻ. Con người là một thực thể sống, nhưng sự sống không thể tồn tại được nếu con người không được ăn và uống. Danh y Việt Nam, Tuệ Tĩnh (Thế kỷ XIV) đã từng nói: “Thức ăn là thuốc, thuốc là thức ăn., khoa học dinh dưỡng cho chúng ta biết: Thức ăn, các chất dinh dưỡng làm vật liệu xõy dựng cơ thể con người. Cỏc vật liệu này phải thường xuyờn được đổi mới và thay thế thụng qua quỏ trỡnh hấp thụ và chuyển hoỏ cỏc chất trong cơ thể. Ngược lại, khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ khụng thể phỏt triển bỡnh thường và đó là nguyên nhân gây ra bệnh tật như: Suy dinh dưỡng, cũi xương, thiếu mỏu do thiếu sắt... Theo nghiên cứu của Viện dinh dưỡng thì ăn uống có sự ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của trẻ. Trẻ được nuôi dưỡng tốt, ăn uống đầy đủ thỡ da dẻ hồng hào, thịt chắc nịch và cõn nặng đảm bảo. Sự ăn uống khụng điều độ sẽ ảnh hưởng đến sự tiờu hoỏ của trẻ. Nếu cho trẻ ăn uống khụng khoa học, khụng cú giờ giấc, thỡ thường gõy ra rối loạn tiờu hoỏ và trẻ cú thể mắc một số bệnh như tiêu chãy, cũi xương, khô mắt do thiếu VitaminA… Như vậy, vấn đề ăn uống đối với trẻ Mầm non đó được quan tõm từ rất sớm. Tuy nhiờn, cỏc tỏc giả mới chỉ quan tâm đến ảnh hưởng của sự ăn uống về sức khoẻ và bệnh tật của trẻ. Đồng thời cỏc tỏc giả cũng cho rằng: để có cơ thể phỏt triển tốt, tránh được bệnh tật thỡ cần phải đảm bảo một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý và vệ sinh, thức ăn có hỡnh thức đẹp, mựi vị hấp dẫn thỡ sẽ gõy cảm giác thèm ăn của trẻ. Mọi khẩu phần giành cho trẻ em thỡ phải cho ăn cùng một lúc để trẻ quen ăn hết khẩu phần của trẻ. Mọi sự đổi mới trong cấu tạo cơ thể con người, nguồn năng lượng cho cơ thể hoạt động, sinh trưởng và phát triển... đều lấy từ các chất dinh dưỡng khác nhau do thức ăn cung cấp qua khẩu phần ăn hằng ngày. Do đó, trong đời sống con người, dinh dưỡng chiếm một vị trí quan trọng đặc biệt. Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Tình trạng dinh dưỡng tốt của con người phụ thuộc vào khẩu phần dinh dưỡng thích hợp, phụ thuộc vào kiến thức ăn uống khoa học các thói quen của mỗi người. Vì vậy muốn khoẻ mạnh cần được ăn uống hợp lý và đảm bảo vệ sinh. Do đó bữa ăn đối với con người rất quan trọng. Nếu chúng ta ăn mà không biết mình đang ăn gì thì rất là nguy hiểm. Vì vậy việc tổ chức bữa ăn tại trường Mầm non vô cùng quan trọng đối với cơ thể trẻ em. Tổ chức bữa ăn cho trẻ tại nhà trẻ đáp ứng nhu cầu năng lượng tại trường 708 - 826 Kcal/ ngày, ăn đủ các chất dinh dưỡng của trẻ trong thời gian 10 - 12 tiếng mẹ đi làm xa, trẻ được cô giáo chăm sóc nuôi dưỡng tại trường. Trẻ được ăn uống đầy đủ, vui chơi phù hợp với lứa tuổi, được chăm sóc giấc ngủ, kích thích trẻ phát triển thông qua giáo dục, trên cơ sở đó phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần, góp phần nâng cao lượng chăm sóc sức khoẻ. Tổ chức ăn tại nhà trẻ, góp phần giáo dục vệ sinh, dinh dưỡng, giúp trẻ rèn luyện kỹ năng thực hành, tự phục vụ thông qua các bữa ăn và các hoạt động trong ngày.
  4. Tổ chức bữa ăn tại nhà trẻ, đảm bảo được chế độ ăn của trẻ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VS - ATTP). 2- Cơ sở thực tiễn: Chuyên đề "Nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh ATTP" được ngành triển khai trong nhiều năm qua. Trường MN Hoa Mai đã quán triệt và bồi dưỡng chuyên đề đến tận đội ngũ. Trong năm học 2009- 2010 Trường Mầm non Hoa Mai cũng đã chú trọng nhiều đến chuyên đề vệ sinh an toàn thực phẩm và đã phổ biến cụ thể đến từng giáo viên. Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp lứa tuổi nhà trẻ 18 - 36 tháng, qua quá trình thực hiện tôi thấy có những thuận lợi, khó khăn sau: 1- Thuận lợi: - Năm học 2009 - 2010 được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục - Đào tạo Lệ Thủy, của BGH nhà trường về thực hiện chuyên đề VS - ATTP, bản thân tôi cũng được tham gia bồi dưỡng chuyên đề ở cụm và ở trường, tôi đã tiếp thu và làm kinh nghiệm cho mình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. - Nhà trường tạo mọi điều kiện nâng cao kiến thức, phương pháp tổ chức bữa ăn cho trẻ và đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị đầy đủ. - Đa số phụ huynh có nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của bữa ăn cho trẻ hàng ngày đầy đủ các chất dinh dưỡng nên đã đóng góp tiền ăn cho trẻ phù hợp với giá cả thị trường hiện nay. - Bản thân tôi được sự kiểm tra dự giờ thường xuyên của hội đồng chuyên môn nhà trường, được dự giờ kiến tập, thao giảng. Từ đó đã tích luỹ được một số kinh nghiệm trong việc tổ chức bữa ăn cho trẻ. Mặt khác, bản thân vốn yêu nghề mến trẻ, có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc giáo dục trẻ và thấy được tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sức khoẻ trẻ tại trường là vô cùng quan trọng. 2- Khó khăn: - Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu như: Phòng ăn cho trẻ chưa có, còn ăn chung ở trong lớp học, diện tích của phòng học còn nhỏ nên việc bố trí nơi ăn của trẻ chưa được rộng rải, còn chật hẹp. - Kiến thức và kỹ năng thực hành của các giáo viên trong lớp còn hạn chế. - Nhận thức của phụ huynh trong việc tổ chức bữa ăn cho trẻ chưa cao, chưa biết kết hợp với cô giáo để chăm sóc bữa ăn cho trẻ được tốt. - Trong năm học 2009 - 2010 này tôi được phân công dạy lớp 18 - 36 tháng. Qua đợt cân đo đầu năm lớp tôi vẫn còn có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao chiếm 10%. Tỷ lệ suy dinh dưỡng đó một phần phụ thuộc vào chế độ ăn của trẻ, nhưng mặt khác cũng phụ thuộc vào cách tổ chức bữa ăn cho trẻ hàng ngày tại trường. 3- Điều tra thực tiển: - Vào đầu năm học 2009 - 2010 qua cân đo theo dõi sức khoẻ của trẻ bằng biểu đồ phát triển lần 1 tháng 9 năm 2009 cho thấy tỷ lệ cân nặng của trẻ ở lớp tôi đạt sức khỏe bình thường là 90%, trẻ suy dinh dưỡng vừa là 10%. Chiều cao trẻ đạt 93,33%, trẻ thấp độ còi 1 chiếm 6,67%. - Đa số trẻ còn nhỏ chưa tự phục vụ cho mình trong các bữa ăn hàng ngày mà còn phụ thuộc vào sự chăm sóc của cô giáo.
  5. - Một số giáo viên trong lớp mới chuyển từ mẫu giáo xuống nhà trẻ nên khâu tổ chức hướng dẫn các kỹ năng chăm sóc nuôi dưỡng, tổ chức bữa ăn cho trẻ còn nhiều lúng túng. Với những kết quả trên, bản thân tôi luôn băn khoăn suy nghĩ, tìm tòi ra một số biện pháp phù hợp để từng bước nhằm nâng cao chất lượng tổ chức bữa ăn cho trẻ 18 - 36 tháng tại trường Mầm non. 3. Biện pháp thực hiện: 3. 1- Luôn tự học tập, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng thực hành về dinh dưỡng và tổ chức bữa ăn cho trẻ 18 - 36 tháng một cách khoa học và hợp lý: - Luôn học tập và nghiên cứu các văn bản, Chỉ thị và Nghị quyết của cấp trên đề ra về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) như: Công văn số 9252/BGDĐT ngày 3/8/2008 về việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục. Công văn số 969/UBND-YT ngày 25/12/2008 của Huyện Lệ Thủy về việc tăng cường đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Công văn số 661 về việc đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống các dịch bệnh về mùa hè và “Quy chế Nuôi dạy trẻ” để có kế hoạch chăm sóc trẻ tốt hơn. - Tham gia tốt các cuộc tập huấn chuyên môn do phòng, cụm liên trường và nhà trường tổ chức. Trong đó chú trọng vấn đề kiến thức dinh dưỡng, kỹ năng thực hành khâu vệ sinh ăn uống cho trẻ và tổ chức bữa ăn cho trẻ phải khoa học và hợp lý. - Thường xuyên tìm tòi sách báo, nghiên cứu và tìm hiểu thêm về vai trò tầm quan trọng của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể trẻ lứa tuổi 18 - 36 tháng. - Tham gia tốt các đợt thao giảng dự giờ bạn đồng nghiệp để học hỏi thêm kinh nghiệm về tổ chức bữa ăn cho bản thân. - Thường xuyên tổ chức bữa ăn cho trẻ theo đúng quy trình của độ tuổi 18 - 36 tháng. 3.2. Tham mưu với nhà trường mua sắm đầy đủ cơ sở vật chất. - Tôi đã tích cực tham mưu với nhà trường để mua sắm đầy đủ đồ dùng phục vụ cho bữa ăn của trẻ như: Bát, thìa bằng in óc, bàn nghế đúng quy cách, soong nồi đựng cơm, canh, thức ăn mặn riêng, dĩa đựng cơm rơi, khăn, tạp dề, khẩu trang, mũ đủ cho cô. - Kết hợp với nhà bếp, tham mưu với nhà trường tu sửa lại hệ thống bếp ga, hệ thống nước, các đồ dùng như: Dao, thớt, thau, chậu, rá nhựa, cối xay thịt... 3.3. Cho trẻ làm quen với các nhóm thực phẩm và giáo dục trẻ biết về tầm quan trọng của các chất dinh dưỡng của các nhóm thực phẩm đó đối với cơ thể trẻ. - Việc cho trẻ làm quen với các nhóm thực phẩm giàu chất dinh dưỡng rất cần thiết đối với cơ thể trẻ. Khi trẻ đã làm quen và biết được tầm quan trọng của các chất dinh dưỡng đó đối với cơ thể thì trẻ sẻ hứng thú và thích tìm hiểu về các thực phẩm đó. Vì vậy tôi đã chú trọng đến việc xây dựng môi trường giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở trong lớp như: Tìm kiếm các loại tranh ảnh về các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực vật; Tranh chuyện
  6. về bữa ăn của bé, bữa ăn gia đình. Sưu tầm, sáng tác các bài thơ, câu đố, trò chơi về các món ăn, các loại thực phẩm, các bài hát, bài đồng dao. Làm thêm các đồ dùng, đồ chơi ở các góc như: Đồ chơi về rau, củ, quả, tranh lô tô dinh dưỡng. 3.4. Tích cực lồng ghép vào các hoạt động trong ngày và trong các bữa ăn: + Lồng ghép vào các hoạt động học tập: - Có thể lồng ghép dinh dưỡng thông qua việc cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh, thông qua hoạt động tạo hình, âm nhạc, thông qua việc cho trẻ làm quen với văn hoc... - Thông qua các hoạt động đó trẻ sẽ biết được tên gọi, các chất dinh dưỡng và tác dụng của các thực phẩm chẳng hạn như: Trong hoạt động làm quen với môi trường xung quanh qua đề tài “Làm quen với một số động vật nuôi trong gia đình” "Làm quen với một số loại quả" thì trẻ sẻ biết được các động vật, các loại quả đó cung cấp nhiều chất đạm, Vitamin giúp cho cơ thể khỏe mạnh như thế nào. - Trong hoạt động tạo hình trẻ được làm quen với các loại quả qua: Xâu vòng quả, các con vật, xếp các loại quả, nặn các loại quả...Thông qua đó cô giáo đã giáo dục cho trẻ biết được các chất dinh dưỡng. Thông qua các bài thơ, câu chuyện, bài hát trẻ cũng biết được về các thực tế và các chất dinh dưỡng của các loại thực phẩm đó. - Mặt khác thông qua các hoạt động đó còn giúp trẻ nhận biết các loại thức ăn có sẵn ở địa phương, giúp trẻ biết lợi ích thức ăn đối với sức khỏe của cơ thể, biết một số bệnh liên quan đến ăn uống. + Thông qua các bữa ăn hàng ngày: - Trong các bữa ăn cô giới thiệu cho trẻ biết món ăn và các chất dinh dưỡng mà trẻ sẽ được ăn trong món ăn, các món ăn đó được chế biến là nhờ bàn tay khéo léo của các cô nhà bếp bằng việc phối hợp các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng tạo sự hứng thú cho trẻ khi ăn, đặc biệt là các món ăn mới, động viên trẻ ăn ngon, ăn hết suất không kén chọn, kiêng khem mà phải ăn các thức ăn do cô nhà bếp chế biến theo thực đơn quy định các chất dinh dưỡng phù hợp lứa tuổi. - Giáo dục trẻ có nề nếp ăn uống sạch sẽ, văn minh, lịch sự như: Rửa tay sạch trước khi ăn, biết mời cô và các bạn ăn cơm, ngồi ngay ngắn trước khi ăn, không co chân lên ghế trong khi ăn, ăn uống từ tốn, ăn chậm nhai kĩ, không ngậm cơm, biết lấy tay che miệng, quay chổ khác khi hắt xì hơi, không để thức ăn rơi vãi ra sàn nhà hoặc bàn, không bốc cơm, thức ăn hoặc xúc thức ăn từ bát này sang bát khác tránh mất vệ sinh. - Giáo dục trẻ biết ăn uống đúng cách để có lợi cho sức khỏe như: Ăn chín, uống sôi, ăn sạch, uống sạch, ăn chậm nhai kĩ, ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, ăn uống giúp cho cơ thể khỏe mạnh, thông minh, chống lớn mới ngoan và học giỏi. - Cô cần đi đến từng trẻ động viên, nhắc nhỡ, đút cơm, cháo cho những trẻ ăn chậm, trẻ mới ốm dậy, trẻ mới đi học để tạo cho trẻ tâm thế thoải mái trong khi ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng hết khẩu phần ăn của trẻ. +Thông qua hoạt động vui chơi: - Thông qua hoạt động vui chơi cũng có thể lòng ghép được chuyên đề dinh dưỡng chẳng hạn: Thông qua giờ hoạt động góc thì ở đó trẻ được chơi nhiều trò
  7. chơi mà nổi bật là trò chơi “Chơi với búp bê” trong trò chơi đó trẻ được chơi nấu ăn, cho búp bê ăn, chơi với các loại quả, con vật...Thông qua các trò chơi đó trẻ sẽ biết sử dụng đồ dùng phục vụ việc ăn uống, tạo ra một số thức ăn, nước uống đơn giản, hình thành ở trẻ thói quen ăn uống tốt và giúp trẻ có thói quen vệ sinh, hành vi văn minh, lao động tự phục vụ ở trẻ, giáo dục trẻ tinh thần tập thể, đoàn kế giúp đỡ lẫn nhau trong mọi hoạt động, hình thành kĩ năng sống cho trẻ. + Các thời điểm khác trong ngày: Qua các thời điểm như: Giờ đón trẻ, trả trẻ, tổ chức cho trẻ xem các loại tranh ảnh, chơi lô tô về các món ăn, các loại thực phẩm, kể tên về các món ăn trẻ được ăn ở gia đình. 3.5. Phối hợp chặt chẽ với nhà bếp và các nhóm lớp để lựa chọn thực phẩm hợp lý với trẻ. - Hằng ngày trong bữa ăn của trẻ tôi luôn để ý đến những món ăn và những món ăn đó có đảm bảo năng lượng phù hợp với trẻ nhà trẻ tại trường đạt: 708 - 826 Kcal/ ngày và đầy đủ các chất dinh dướng như: Prôtêin là 13%, Lipít là 35%, Gluxít là 50% không. Mặt khác tôi còn tham khảo, trao đổi với các nhóm, lớp xem những món ăn đó như thế nào có phù hợp với trẻ hay không. Nếu những món ăn đó không phù hợp và chưa đảm bảo được năng lượng thì tôi sẽ trao đổi với nhà bếp, BGH nhà trường để lựa chọn thực phẩm phù hợp và cùng với nhà bếp nghiên cứu để xây dựng thực đơn hàng tuần, hàng tháng phù hợp với trẻ hơn, với điều kiện thực tế các thực phẩm sẵn có ở địa phương. 3.6. Phải nắm được quy trình của việc tổ chức một bữa ăn cho trẻ: Thông thường tổ chức bữa ăn cho trẻ được tiến hành 3 bước: a- Trước khi ăn: - Cô cần làm tốt khâu chuẩn bị đồ dùng phương tiện, vệ sinh cho cô và trẻ. Đồ dùng phương tiện phải đầy đủ sạch sẽ như bát thìa được nhúng nước sôi, số thìa phải dư so với số trẻ, dĩa để thức ăn và cơm rơi, dĩa để khăn, khăn đã được giặt sạch, bàn ghế sạch sẽ được sắp xếp sẵn và thuận tiện khi chăm sóc, nước được rót ra ở cốc khi trẻ ăn xong để trẻ uống, bố trí nơi ăn của trẻ phải rộng rãi thoáng mát, thức ăn phải dược dựng trong dụng cụ sạch có nắp đậy kín. - Trước khi ăn cô và trẻ phải vệ sinh sạch sẽ như: Rửa tay, lau mặt theo đúng quy trình, cho trẻ đi tiểu tiện. Cô rửa tay sạch, đầu tóc, áo quần sạch sẽ gọn gàng, đeo khẩu trang, mang tạp dề để đảm bảo an toàn vệ sinh. b- Trong khi ăn: - Trẻ ngồi ngay ngắn ở bàn ăn - Cô giới thiệu giờ ăn đã đến rồi và nhắc nhở trẻ ngồi ngay ngắn nghiêm túc, không co chân lên ghế, không xô đẫy bàn ghế. - Cô chia đều cơm thức ăn mặn ra bát chia xong cô trộn đều thức ăn với cơm bưng về cho trẻ. - Cô giới thiệu tên các món ăn và chất dinh dưỡng của các món ăn đó. - Cô nhắc trẻ mời cô, mời cac bạn cùng ăn cơm, sau đó cô mời các cháu ăn cơm trẻ mới được ăn. - Trong khi trẻ ăn cô cần bao quát hết trẻ, chú ý nhắc nhở động viên trẻ ăn không để cơm rơi vãi không nói chuyện riêng không được xúc cơm và thức ăn
  8. sang bát của bạn, nhắc trẻ ăn uống từ tốn, ăn chậm nhai kỷ, ăn các thức ăn do cô nhà bếp chế biến theo thực đơn hàng ngày mới đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng. - Trẻ ăn xong bát thứ nhất cô tiếp tục chia bát thứ hai chan canh cho trẻ. c- Sau khi ăn: - Trẻ ăn xong nhắc trẻ đưa bát cất vào chậu, cô lau miệng, lau tay cho trẻ và cho trẻ uống nước súc miệng sạch sẽ, đi vệ sinh vào chuẩn bị nằm ngủ. - Cô thu dọn bàn, cơm rơi vãi trên bàn, không hắt cơm xuống sàn nhà, lau bàn bằng khăn ướt, giặt sạch và phơi khô. Quét sạch thức ăn, cơm rơi dưới sàn nhà. Lau sạch sàn nhà sau mỗi bữa ăn. - Rửa bát thìa, soong nồi bằng nước rữa bát và nước sạch, tráng lại ít nhất hai lần bằng nước sạch. Phơi nắng bát thìa riêng của lớp. Sau khi phơi khô đậy kĩ cất ở nơi quy định và chỉ dùng các dụng cụ trên khi chia thức ăn cho trẻ. 3.7- Làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh: Công tác tuyên truyền phối kết hợp giữa nhà trường với gia đình và cộng đồng xã hội là việc làm không thể thiếu được ở trường Mầm non nói chung và Trường Mầm non Hoa Mai nói riêng. Vì vậy lớp đã chuẩn bị trước nội dung tuyên truyền sau: - Nuôi con bằng sữa mẹ - Theo dõi sức khoẻ trẻ bằng biểu đồ phát triển. - Phòng chống các bệnh suy dinh dưỡng. - Vệ sinh an toàn thực phẩm. - Phối hợp với đơn vị Y tế khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ 2 lần/năm. - Thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh về tầm quan trọng của việc tổ chức bữa ăn cho trẻ bằng nhiều hình thức như : Qua các buổi họp phụ huynh, qua các giờ đón, trả trẻ, qua các hội thi, qua góc tuyên truyền cha mẹ cần biết của lớp. - Phối hợp chăt chẽ với phụ huynh trong việc tổ chức bữa ăn cho trẻ như: trao đổi những kinh nghiệm, những biện pháp để nâng cao chất lượng tổ chức bữa ăn cho trẻ nhằm đem lại cho trẻ có một sức khỏe tốt. - Ngoài ra nhà trường kết hợp với hội phụ huynh và các giáo viên trong trường về công tác giám sát dinh dưỡng, chế độ ăn của trẻ hàng ngày để gây được lòng tin trong phụ huynh. VD: Kết hợp với hội phụ huynh và các giáo viên trong trường kiểm tra đột xuất nhà bếp về thu - chi trong ngày, cách chế biến, VSATTP. - Nhờ công tác phối kết hợp với phụ huynh chặt chẽ nên trong năm vừa qua phụ huynh tin tưởng để gữi con vào trường đông tạo điều kiện cho nhà trường làm tốt công tác huy động số lượng đạt 100% và vượt chỉ tiêu trên giao. 4. Những kết quả bước đầu và bài học kinh nghiệm.
  9. 4.1. Những kết quả bước đầu. Qua quá trình cố gắng và đưa hết khả năng của mình vào thực hiện chuyên đề, cộng với sự ủng hộ của các giáo viên trong lớp, cùng với sự chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường, sự phối hợp của các bậc phụ huynh, gia dinh cũng như các ban ngành, Tôi đã sử dụng các biện pháp nói trên một cách hợp lý nên đến nay chất lượng bữa ăn đã được nâng lên rõ rệt và đạt được những kết quả sau: 1. Đã thực hiện tốt các công văn, văn bản vận dụng “Quy chế nuôi dạy trẻ" vào quá trình chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, đặc biệt chú trọng công tác chăm sóc sức khỏe vệ sinh và đảm bảo an toàn thực phẩm trong nhà trường. 2. Nhà trường cũng đã mua sắm đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho bữa ăn của trẻ như: Bát, thìa, dĩa, khăn, giá rữa tay, xô, chậu, xà phòng, dụng cụ đựng cơm, thức ăn, bàn ghế đày đủ. 3. Thông qua việc xây dựng môi trường giáo dục dinh dưỡng và lồng ghép dinh dưỡng vào các hoạt động trong ngày đã gây được sự chú ý của trẻ và đem lại hứng thú cho trẻ với các món ăn trong các bữa ăn, trẻ luôn ăn hết suất của mình đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng trong ngày. 4. Phụ huynh ngày càng tin tưởng vào cô giáo và nhà trường hơn đã chú trọng hơn vào việc đóng góp tiền ăn và tổ chức bữa ăn của trẻ, kiến thức về dinh dưỡng ngày một nâng cao. Thường xuyên trao đổi tình hình sức khỏe của trẻ với giáo viên từ đó việc kết hợp giữa nhà trường và gia đình ngày càng gắn bó hơn. 5.Thông qua việc thường xuyên tổ chức bữa ăn theo quy định đã tạo cho trẻ có thói quen ăn uống sạch sẽ, văn minh, lịch sự, hình thành cho trẻ một số thói quen như: Biết rửa tay sạch trước khi ăn, biết chào mời, ngồi ngay ngắn trước khi ăn, không co chân lên ghé trong khi ăn, không để cơm rơi vãi, không nói chuyện riêng khi ăn. Ăn uống từ tốn, ăn chậm nhai kĩ, không xúc cơm và thức ăn sang bát của bạn. 6. Đối với bản thân phải hiểu và nắm chắc được kiến thức, kĩ năng thực hành về dinh dưỡng và tổ chức bữa ăn cho trẻ một cách hợp lý và khoa học. 7. Với những biện pháp cơ bản trên và bằng những việc làm cụ thể của bản thân, sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường nên chất lượng tổ chức bữa ăn ngày càng được nâng lên rõ rệt và đem lại hiệu quả cao trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, tỉ lệ suy dinh dưởng giảm hẳn so với đầu năm học, 100% trẻ đều đạt sức khỏe cân nặng và chiều cao bình thường không có trẻ suy dinh dưỡng. 4.2. Một số bài học kinh nghiệm. Qua nhiều năm thực hiện, từ những việc làm cụ thể trên. Bản thân tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm sau: 1- Muốn thực hiện tốt tổ chức bữa ăn cho trẻ 24 - 36 tháng tại trường được tốt thì trước hết cô giáo phải không ngừng tự học tập bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng thực hành về dinh dưỡng và tổ chức bữa ăn cho trẻ một cách khoa học và hợp lý phù hợp với lứa tuổi của trẻ. 2- Đẩy mạnh công tác tham mưu với BGH nhà trường, với các bậc phụ huynh để mua sắm đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho việc tổ chức bữa ăn hàng ngày của trẻ tại trường.
  10. 3- Phải thường xuyên cho trẻ làm quen với các chất dinh dưỡng qua các hoạt động trong ngày, từ đó giáo dục cho trẻ biết tầm quan trọng của các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Để từ đó kích thích trẻ chú ý vào các bữa ăn hứng thú hơn. Chất lượng bữa ăn của trẻ ngày được nâng cao, giúp trẻ ăn ngon miệng hết suất, đúng tiêu chuẩn Kcal trong ngày. 4- Làm tốt công tác phối kết hợp với nhà bếp và các nhóm lớp để lựa chọn thực phẩm phù hợp đối với trẻ vì khi trẻ ăn những món ăn phù hợp thì trẻ sẻ ăn hết suất của mình và góp phần nâng cao chất lượng tổ chức bữa ăn chăm sóc sức khỏe cho trẻ. 5- Giáo viên phải nắm chắc được quy trình của việc tổ chức bữa ăn cho trẻ. Vì khi đã nắm chắc được quy trình tổ chức bữa ăn thì sẻ gây được hứng thú cho trẻ trong khi ăn, trẻ ăn có nề nếp hơn và đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng hết suất. 6- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, trạm y tế để phối hợp chăm sóc sức khỏe trẻ tốt hơn. c- Kết luận Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở Trường Mầm non là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng là yếu tố quyết định của Trường Mầm non, chăm sóc trẻ ở lứa tuổi 18 - 36 tháng tốt là nền móng đầu tiên cho việc phát triển một con người toàn diện và đây là trách nhiệm của mỗi giáo viên Mầm non, mỗi gia đình, của mỗi cộng đồng bằng nhiều biện pháp tích cực và việc làm cụ thể. Với khẩu hiệu “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai" vì một tương lai ngày mai của đất nước. Trẻ em có sức khoẻ tốt sẽ phát triển toàn diện mọi mặt về "Đức - trí - Thể - Mỹ”. Hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách con người mới XHCN Việt Nam. Chuẩn bị mọi điều kiện đầy đủ cho trẻ lên mẫu giáo. Một trong những nội dung cho trẻ 18 - 36 tháng có được các điều kiện trên đó là công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong Trường Mầm non. Mỗi một giáo viên cần phải nắm vững trách nhiệm của mình là đảm bảo nuôi dưỡng trẻ khỏe mạnh và an toàn. Chính vì vậy mà trong năm học qua bản thân tôi đã tích cực học tập, nghiên cứu, thực hành nhằm tìm ra các biện pháp để năng cao chất lượng tổ chức bữa ăn cho trẻ 18 - 36 tháng. Hoạt động đó đã đem lại kết quả đáng phấn khởi như: Kiến thức dinh dưỡng, kỹ năng thực hành tổ chức bữa ăn ngày càng đạt kết quả cao. Nâng cao được nhận thức của phụ huynh về công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ được nâng lên một bước, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm so với đầu năm học là: Quy trình tổ chức bữa ăn được thực hiện thường xuyên và đạt hiệu quả cao. Trên đây là những vấn đề qua thực tế học hỏi mà bản thân tôi đã thực hiện được. Kính mong hội đồng khoa học nhà trường và hội đồng khoa học của Phòng giáo dục Lệ Thủy xét duyệt, bổ sung, góp ý chân thành để sáng kiến kinh nghiệm của tôi mang tính khả thi cao hơn, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở lứa tuổi 18 - 36 tháng tốt hơn, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục Mầm non trong giai đoạn hiện nay. Xin chân thành cảm ơn!
  11. Xác nhận của HĐKH Hoa Mai, ngày 20 tháng 5 năm 2010 Trường Mầm non hoa mai Người viết sáng kiến cải tiến kỹ thuật Nguyễn Thị Hoa
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2