CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br />
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:<br />
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHỮ VIẾT <br />
CHO HỌC SINH LỚP 2”<br />
Quảng Bình, tháng 02 năm 2019<br />
<br />
<br />
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br />
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:<br />
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHỮ VIẾT <br />
CHO HỌC SINH LỚP 2”<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Họ và tên: Nguyễn Thị Thương<br />
Chức vụ: Giáo viên<br />
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Phú Thủy<br />
Quảng Bình, tháng 02 năm 2019<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1. Phần mở đầu<br />
1.1 Lý do chọn đề tài:<br />
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Chữ viết cũng là một biểu <br />
hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp <br />
phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như <br />
đối với thầy và bạn đọc bài vở của mình…”.<br />
Những dòng chữ ngay ngắn, thẳng hàng luôn gây được cảm tình cho <br />
người đọc, người xem. Ngược lại, nét chữ xiêu vẹo, nghiêng ngả, chưa được <br />
đẹp … khiến người đọc không hiểu được nội dung văn bản, thì việc chuyển <br />
tải thông tin sẽ gặp nhiều hạn chế. Ông cha ta đã từng nói " Nét chữ nết <br />
người" quả không sai, chúng ta có thể đoán được tính cách một người thông <br />
qua nét chữ của người đó. Bởi cái chữ phản ánh rất đúng cái tính cách, bản chất <br />
của người cầm bút viết nên nó. Nhìn nét chữ ngay ngắn, tròn trĩnh đó là người <br />
có tính cách cẩn thận, chu toàn, gọn gàng, làm việc gì cũng tới nơi tới chốn, còn <br />
nhìn nét chữ nghiêng ngã, xiêu vẹo chứng tỏ người viết có tính cách cẩu thả, <br />
thiếu cẩn thận. Nét chữ là biểu hiện của nết người, là phản ánh ý thức rèn <br />
luyện tư duy vào óc thẩm mĩ của người viết. Từ việc rèn chữ viết đẹp góp <br />
phần rèn luyện cho chính các em đức tính cẩn thận, tính kỷ luật và lòng tự <br />
trọng đối với mình, đối với người khác. Vì thế chữ viết có vai trò rất quan <br />
trọng đối với con người. Chữ viết cần phải đúng, đẹp để tạo sự tôn trọng lẫn <br />
nhau. <br />
Chữ viết là một công cụ dùng để giao tiếp và trao đổi thông tin, là <br />
phương tiện để ghi chép và tiếp nhận những tri thức văn hóa, khoa học và đời <br />
sống... Do vậy, ở trường Tiểu học việc dạy học sinh biết chữ và từng bước <br />
làm chủ được công cụ chữ viết để phục vụ cho học tập và giao tiếp là yêu cầu <br />
quan trọng của môn Tiếng Việt. Ch ữ vi ế t đã tr ở thành m ộ t công c ụ quan <br />
tr ọ ng trong vi ệ c hình thành, phát tri ể n văn hoá, văn minh c ủ a m ỗ i dân <br />
t ộ c. Ngoài ra nó còn góp phần rèn luyện những phẩm chất đáng quý như tính <br />
cẩn thận, lòng yêu cái đẹp, tinh thần trách nhiệm, ý thức tự trọng và thái độ tôn <br />
trọng người khác thông qua chữ viết. Và thông qua việc rèn luyện chữ viết mà <br />
giáo dục nhân cách con người. Do đó việc rèn chữ viết cho học sinh là điều rất <br />
cần thiết và không phải đơn giản, đòi hỏi cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo <br />
viên và học sinh. Giờ đây nhu cầu về cái đẹp ngày càng cao, viết chữ đẹp là <br />
điều đang được mọi người quan tâm và đã gặt hái được nhiều thành công đáng <br />
kể. Đặc biệt phong trào "Vở sạch, chữ đẹp" đang được các ban ngành, nhà <br />
trường, phụ huynh và học sinh quan tâm. <br />
Trẻ em đến trường được học đọc, học viết. Sung sướng biết bao khi các <br />
bậc làm cha làm mẹ được nhìn thấy con em mình tròn môi đọc từng tiếng và <br />
nắn nót viết từng nét chữ thật đẹp. <br />
Nếu như tập đọc giúp trẻ đọc thông, thì tập viết giúp trẻ viết thạo. Đọc <br />
thông mở đường cho viết thạo, viết thạo sẽ giúp trẻ ghi nhanh, ghi rõ ràng <br />
những điều thầy giảng và những điều trẻ nghĩ. Nhìn trang vở tập viết với <br />
những dòng chữ đều tăm tắp, không bị giây mực, quăn mép, lòng ta dấy lên <br />
niềm vui, ta như được củng cố thêm niềm tin vào tương lai của con trẻ. Nhưng <br />
muốn viết thạo, trẻ phải gắng công khổ luyện dưới sự chăm sóc tận tình của <br />
các thầy cô giáo.<br />
Nhưng giờ đây, chúng ta đang ở trong một thời đại mới, thời đại công <br />
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thời đại thông tin bùng nổ, mọi người <br />
thường ngồi với chiếc máy vi tính của mình để soạn thảo một văn bản thay vì <br />
cầm bút viết từng nét chữ trên từng trang giấy. Việc rèn chữ viết của mọi <br />
người đang dần bị chìm vào quên lãng.<br />
Đối với tôi, là một giáo viên dạy lớp 2 thì việc dạy học sinh viết chữ đẹp <br />
là điều không dễ dàng và đòi hỏi người giáo viên cần có những kĩ năng và <br />
phương pháp phù hợp bởi đối với học sinh lớp 2 nhất là lúc đầu năm học, mặc <br />
dù các em đã được làm quen với việc viết chữ ở lớp 1 nhưng việc tập trung để <br />
viết chữ đúng và đẹp là rất khó khăn bởi trình độ nhận thức của các em còn hạn <br />
chế, chưa chú ý vào việc tập viết, các em viết nhanh, viết ẩu và viết sai rất <br />
nhiều, sai về độ cao, về khoảng cách, về cấu tạo các con chữ... Thế nên cần có <br />
những biện pháp phù hợp giúp các em học sinh lớp 2 rèn viết chữ đúng và đẹp <br />
hơn góp phần nâng cao chất lượng học tập.<br />
Là một giáo viên dạy lớp 2 tôi luôn trăn trở, tự hỏi làm thế nào để giúp <br />
cho các em học sinh lớp 2 có thể viết đúng, viết đẹp. Với những lí do trên mà <br />
tôi chọn đề tài "Một số biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học <br />
sinh lớp 2" giúp các em học sinh lớp 2 có được những kĩ năng và phương pháp <br />
để rèn viết chữ đúng và đẹp.<br />
1.2. Điểm mới của đề tài<br />
Đề tài "Một số biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh <br />
lớp 2" đã đưa ra những biện pháp mới rèn luyện kỹ năng viết chữ cho học sinh <br />
trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, phù hợp với tình hình thực tế hiện <br />
nay, giúp cho các em yêu Tiếng Việt hơn, có ý thức luyện viết cẩn thận hơn, <br />
đẹp hơn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2. Phần nội dung<br />
2.1. Thực trạng khi giảng dạy phân môn tập viết cho học sinh lớp 2<br />
“Tập viết” là một trong những phân môn có tầm quan trọng đặc biệt ở <br />
tiểu học, nhất là đối với các lớp ở đầu cấp. Phân môn tập viết trang bị cho học <br />
sinh bộ chữ viết Tiếng Việt và những yêu cầu về kĩ thuật để sử dụng bộ chữ <br />
cái này trong học tập và giao tiếp. Với ý nghĩa đó, tập viết không những có quan <br />
hệ mật thiết tới chất lượng học tập của các môn học khác mà còn góp phần rèn <br />
luyện một trong những kĩ năng hàng đầu của việc học Tiếng Việt trong nhà <br />
trường đó là kĩ năng viết chữ. Nếu viết đúng, viết đẹp, tốc độ nhanh thì học <br />
sinh có điều kiện ghi chép bài học tốt, nhờ vậy kết quả học tập sẽ cao hơn. <br />
Rèn luyện chữ viết không chỉ giúp cho học sinh nắm những kiến thức cơ <br />
bản về chữ viết mà còn rèn kĩ thuật viết chữ. Trong các tiết tập viết, học sinh <br />
nắm bắt được các tri thức cơ bản về cấu tạo các chữ cái Tiếng Việt được thể <br />
hiện trên bảng lớp, bảng con, ở vở tập viết, vở ghi bài các môn học khác. Đồng <br />
thời, học sinh được giáo viên hướng dẫn các yêu cầu kĩ thuật viết từng nét chữ <br />
để hình thành nên một chữ cái rồi đến tiếng, từ, cụm từ, câu và cả đoạn văn... <br />
Song song với việc rèn chữ hoa, học sinh còn được rèn viết văn bản có thể là <br />
nhìn một đoạn văn, đoạn thơ chép lại cho đúng (tập chép) hoặc nghe cô giáo <br />
đọc mẫu, học sinh viết vào vở (nghe viết). <br />
Ở trường tiểu học, trong những năm gần đây, học sinh viết chữ chưa đẹp <br />
là một tình trạng đáng báo động. Hiện nay, học sinh lựa chọn đủ các loại bút để <br />
viết nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chữ viết. Vẫn còn nhiều học <br />
sinh viết chữ chưa đúng mẫu, chưa đúng độ cao các con chữ, kỷ thuật nối nét <br />
chưa đúng, thế chữ không ổn định, viết sai các nét khuyết trên và nét khuyết <br />
dưới. Nhiều em viết các chữ viết hoa chưa đúng độ cao, độ rộng, hình dạng <br />
con chữ. Ít có học sinh có ý thức và chăm chỉ luyện viết thêm ở nhà. Mặt khác, <br />
chữ viết của một số giáo viên chưa đúng quy định cũng ảnh hưởng rất nhiều <br />
đến việc rèn chữ viết của học sinh. Mỗi thầy, cô giáo được xem như là một <br />
tấm gương phản chiếu để học sinh soi rọi vào đó. Học sinh tiểu học là lứa tuổi <br />
hay “bắt chước” giáo viên viết như thế nào thì học sinh viết như thế đó, đặc <br />
biệt là các lớp đầu cấp.<br />
Thực tế qua giảng dạy ở lớp tôi chủ nhiệm, tôi nhận thấy vẫn còn nhiều <br />
học sinh viết chữ chưa đẹp, chưa đúng mẫu, thế chữ không ổn định, viết sai <br />
chính tả ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của các môn học khác. <br />
Cụ thể, kết quả khảo sát kỹ năng viết sau 4 tuần học ở lớp tôi giảng dạy như <br />
sau:<br />
HS viết chữ HS viết chữ HS viết thế HS sai kỷ HS viết chưa <br />
Tổng đẹp, đúng chưa đúng mẫu, chữ không ổn thuật nối nét đúng các con <br />
số HS mẫu sai lỗi chính tả định chữ viết hoa<br />
SL % SL % SL % SL % SL %<br />
<br />
34 4 11,8 30 88,2 25 73,5 30 88,2 28 82,4<br />
2.2 Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 rèn chữ viết đúng, viết đẹp<br />
Chữ viết có tầm quan trọng đặc biệt ở bậc tiểu học, học sinh phải dùng <br />
chữ viết để học tập và là phương tiện giao tiếp. Vì vậy, chữ viết không những <br />
có quan hệ mật thiết tới chất lượng học tập ở các môn học khác mà còn góp <br />
phần rèn luyện một trong những kĩ năng hàng đầu của việc học môn Tiếng <br />
Việt trong trường tiểu học đó là kỹ năng viết chữ. Nếu học sinh viết đúng, <br />
đẹp, rõ ràng, đảm bảo tốc độ quy định thì học sinh có điều kiện để ghi chép bài <br />
học tốt, nhờ vậy mà kết quả học tập tốt hơn, ngược lại viết xấu sẽ ảnh hưởng <br />
không nhỏ đến chất lượng học tập của các em. Chữ viết mang tính thực hành <br />
cao, ngoài việc học sinh nắm được các kiến thức cơ bản của việc viết chữ và <br />
kỹ thuật viết thì rèn viết chữ đẹp là một yêu cầu cũng hết sức quan trọng và <br />
cần thiết, vì vậy chúng ta cần chú ý rèn cho học sinh tính cẩn thận, sự sáng tạo <br />
khi viết ngay từ đầu để tạo thành thói quen và kĩ năng cho các em. <br />
Để làm được điều đó, giáo viên phải là người có những kiến thức chuẩn <br />
về những mẫu chữ và những quy tắc cần thiết trong dạy học Tập viết để đưa <br />
ra những biện pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm mang lại hiệu <br />
quả cao:<br />
2.2.1. Giáo viên phải nắm rõ kiến thức về những quy định viết chữ<br />
Trong quá trình hình thành chữ viết cho học sinh, giáo viên cần nắm chắc <br />
những quy định về các nét chữ, các dấu thanh, cấu tạo các con chữ, cách viết <br />
các con chữ... Cụ thể, giáo viên thường gọi các nét cơ bản để mô tả hình dạng, <br />
cấu tạo và quy trình viết một chữ cái theo các nét viết đã quy định ở bảng mẫu, <br />
gồm có nét viết và nét cơ bản. Nét viết là một đường viết liền mạch, không <br />
phải dừng lại để chuyển hướng ngòi hay nhấc bút. Nét viết có thể là một hay <br />
nhiều nét cơ bản tạo thành, ví dụ như nét viết chữ cái o là nét cong kín, nét chữ <br />
e là hai nét cong phải, trái tạo thành. Còn nét cơ bản là nét bộ phận dùng để tạo <br />
thành nét viết hay hình chữ cái. Nét cơ bản có thể đồng thời là nét viết hoặc nét <br />
kết hợp hai, ba nét cơ bản để tạo thành một nét viết. Ví dụ nét cong trái là nét <br />
viết chữ c, nét cong phải kết hợp với nét cong trái thì tạo thành chữ e. <br />
Các loại nét cơ bản đó là nét thẳng có 3 dạng: thẳng đứng, thẳng ngang, <br />
thẳng xiên; nét cong có 2 dạng: nét cong kín, nét cong hở (cong hở trái, cong hở <br />
phải); nét móc có 3 dạng: móc xuôi, móc ngược, móc hai đầu; nét khuyết có 2 <br />
dạng: khuyết trên, khuyết dưới và nét hất.<br />
Giáo viên cần cung cấp cho học sinh những đặc điểm, cấu tạo, độ cao, <br />
độ rộng và cách viết từng con chữ như con chữ a có độ cao 1 ô li, cấu tạo là <br />
một nét cong kín và một nét móc ngược, con chữ b có độ cao là 2 ô li rưỡi, gồm <br />
có nét khuyết trên và nét móc ngược, hay con chữ d có độ cao là 2 ô li rưỡi,, <br />
gồm có 2 nét: nét cong kín và nét móc ngược phải; con chữ g có độ cao là 2 ô li <br />
rưỡi, gồm nét cong kín và nét khuyết dưới; con chữ t có độ cao là 1 ô li rưỡi, <br />
gồm nét hất, nét móc ngược phải, nét ngang,... Bên cạnh đó, giáo viên cần cung <br />
cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về cách viết các con chữ hoa như con <br />
chữ H cao 5 ô li, gồm có 2 nét: nét 1 là sự kết hợp giữa nét cong trái và nét lượn <br />
ngang, nét 2: là sự kết hợp của 3 nét: khuyết trên, khuyết dưới và nét móc <br />
ngược phải, nét 3: nét thẳng đứng.<br />
Ngoài ra giáo viên cần hướng dẫn cho các em biết được điểm đặt bút, <br />
dừng bút đúng cách để hoàn thành viết một con chữ và xác định cách rê bút, lia <br />
bút. Rê bút là nhắc nhẹ đầu bút nhưng vẫn chạm vào mặt giấy theo đường nét <br />
viết trước hoặc tạo ra vệt mờ để sau đó có nét viết khác đè lên. Từ rê được <br />
hiểu theo nghĩa di chuyển chậm đều đều, liên tục trên bề mặt, do đó giữa đầu <br />
bút và mặt giấy không có khoảng cách.<br />
Lia bút là chuyển dịch đầu bút từ điểm dừng này qua điểm dừng khác, <br />
không chạm vào mặt giấy. Từ lia xuất phát từ nghĩa ném hoặc đưa ngang thật <br />
nhanh. Vì vậy khi lia bút ta phải nhắc đầu bút lên để đưa nhanh sang điểm khác, <br />
tạo một khoảng cách nhất định giữa đầu bút và mặt giấy.<br />
Cần cung cấp cho học sinh đầy đủ về mẫu chữ mẫu chữ cái viết <br />
thường cỡ chữ vừa: Các chữ cái được viết với độ cao 2,5 đơn vị (ô li): b, l, h, k, <br />
g, y. Các chữ cái được viết với độ cao 2 đơn vị (ô li): d, đ, q, p. Các chữ cái <br />
được viết với độ cao 1,5 đơn vị (ô li): t. Các chữ cái được viết với độ cao 1,25 <br />
đơn vị (ô li): r, s. Các chữ cái còn lại được viết với độ cao 1 đơn vị (ô li): o, ô, <br />
ơ, a, ă, â, u, ư, i, c, e, ê, n, m. Các dấu thanh được viết trong phạm vi 1 ô vuông <br />
có cạnh 0,5 đơn vị (ô li).<br />
Với mẫu chữ cái viết hoa: Các chữ cái được viết với độ cao 5 đơn vị (ô <br />
li). Còn mẫu chữ số được viết với độ cao 2 đơn vị (ô li).<br />
Giáo viên cần lưu ý khi dạy viết ứng dụng các chữ ghi tiếng có chữ cái <br />
viết hoa đứng đầu (tên riêng, chữ viết hoa đầu câu...), cần hướng dẫn học sinh <br />
cách viết tạo sự liên kết bằng nối nét hoặc để khoảng cách hợp lí giữa chữ cái <br />
viết hoa và chữ cái viết thường. <br />
Cụ thể: Có 17 chữ cái viết hoa A, Ă, Â, G, H, K, L, M, Q, R, U, Ư, Y <br />
(kiểu 1), A, M, N, Q (kiểu 2) có điểm dừng bút hướng tới chữ viết thường kế <br />
tiếp như Hà Nội, Quỳnh Trâm...<br />
Có 17 chữ cái viết hoa B, C, D, Đ, E, Ê, I, N, O, Ô, P, S, T, V, X (kiểu 1), <br />
V (kiểu 2) có điểm dừng bút không hướng tới chữ cái viết thường kế tiếp, do <br />
đó khi viết cần căn cứ vào từng trường hợp để tạo sự liên kết bằng cách viết <br />
chạm đầu nét của chữ cái viết thường vào nét chữ cái viết hoa đứng trước hoặc <br />
để khoảng cách ngắn (bằng 1/2 khoảng cách giữa 2 chữ cái viết thường) giữa <br />
chữ hoa với chữ thường. Ví dụ như Đà Nẵng, Tây Nguyên, Phan Đình Phùng...<br />
Khi viết chữ cần chú ý cho học sinh nối chữ liền mạch, đảm bảo tốc độ <br />
viết nhanh. Viết liền mạch là viết tất cả các hình cơ bản của chữ cái trong một <br />
chữ ghi tiếng rồi mới đặt dấu phụ và dấu thanh.<br />
Việc đặt dấu thanh cũng hết sức quan trọng, và việc này đã được xử lí <br />
thống nhất trong sách giáo khoa của chương trình Tiểu học mới do Nhà Xuất <br />
bản Giáo dục ấn hành, cụ thể: Dấu thanh ( huyền, hỏi, sắc, ngã, nặng) được <br />
đánh ở âm chính: khóa, thùy, ...), khi âm chính là một âm đôi, xuất hiện trong âm <br />
tiết mở (không có âm tiết cuối) thì dấu thanh được đánh ở yếu tố đầu của <br />
nguyên âm đôi đó: bìa, bùa... Khi âm chính là một âm đôi, xuất hiện trong âm <br />
tiết đóng (có âm cuối) thì dấu thanh được đánh ở yếu tố cuối của nguyên âm <br />
đôi đó: miếng, buồm, vượn,... Cách đặt dấu thanh trong chữ viết Tiếng Việt <br />
cũng cần đảm bảo sự hài hòa, cân đối và mang tính thẩm mĩ, nên các dấu thanh <br />
thường được đặt vào vị trí khoảng giữa (trên, dưới) đối với chữ cái a, ă, o, ơ, e, <br />
i (y), u, ư như cài, gỡ, hỏi, nặng; riêng đối với các chữ cái â, ê, ô thì dấu huyền, <br />
sắc được đặt ở phía bên phải của dấu mũ: gối, khế, cấy...<br />
2.2.2. Các bước chuẩn bị, tiến hành hướng dẫn học sinh luyện viết <br />
a. Chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, đồ dùng học tập trước khi lên lớp<br />
Điều kiện cơ sở vật chất: Ánh sáng phòng học, bảng lớp, bàn ghế học <br />
sinh không thể thiếu đối với việc dạy học nói chung, đối với việc rèn chữ nói <br />
riêng. Vì vậy, nó phải đảm bảo để học sinh học tập tốt hơn.<br />
Hoạt động chủ đạo của học sinh trong giờ học Tập viết là thực hành <br />
luyện tập nhằm mục đích hình thành kĩ năng viết chữ thành thạo, dưới sự <br />
hướng dẫn của giáo viên, học sinh được thực hành luyện viết trên 2 hình thức: <br />
viết trên bảng và viết trong vở Tập viết. Để thực hành luyện viết đạt kết quả <br />
tốt, học sinh cần có ý thức chuẩn bị và sử dụng có hiệu quả một số đồ dùng <br />
học tập thiết yếu sau: <br />
Thứ nhất: bảng con màu đen (hoặc xanh đậm), bề mặt có độ nhám vừa <br />
phải, dòng kẻ ô rõ ràng, đều đặn dễ tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh viết <br />
phấn. Bảng con là công cụ thực hành tiện lợi và hiệu quả đối với học sinh, có <br />
tác dụng tích cực trong quá trình dạy tập viết ở tiểu học. Loại bảng viết bằng <br />
phấn và loại bảng viết bằng bút dạ có những mặt ưu và một số hạn chế nhất <br />
định khi sử dụng, song tác dụng của chúng đối với rèn kĩ năng viết cho học sinh <br />
là rất quan trọng.<br />
Thứ hai: Phấn trắng có chất lượng tốt sẽ làm nổi rõ hình chữ trên bảng. <br />
Nếu viết bút dạ thì bút phải cầm vừa tay, đầu bút nhỏ, ra mực đều mới viết <br />
được rõ ràng. <br />
Thứ ba: Khăn lau sạch, có độ ẩm vừa phải, dễ cầm tay sẽ giúp cho việc <br />
xóa bảng hợp vệ sinh và không ảnh hưởng đến chữ viết.<br />
Thứ tư: Vở tập viết phải đúng mẫu theo quy định của Bộ Giáo dục. Học <br />
sinh phải giữ vở sạch sẽ, bao bìa kính ở ngoài, có ghi tên, lớp rõ ràng. Khi sử <br />
dụng vở tập viết thì học sinh lưu ý không được làm dơ, bẩn, trình bày chữ viết <br />
sạch sẽ, đẹp, khoa học, không bôi xóa lung tung. <br />
Thứ năm: Bút, với bút mực thì phải sử dụng bút không nhạt quá, cũng <br />
không đậm quá. Với bút máy thì phải chọn bút máy chuẩn, ngòi mềm, đầu bút <br />
thanh, vừa tay cầm và chuẩn bị mỗi bạn một lọ mực, một cái khăn và một cái <br />
bìa kê tập. Khi viết bút mực giáo viên cần lưu ý cho học sinh viết cẩn thận, <br />
không để mực dây ra tập, quần áo, không được viết nhanh, viết ẩu, viết ngoáy.<br />
b. Hướng dẫn học sinh tư thế ngồi viết, cách cầm phấn, cầm bút<br />
Quá trình hình thành kĩ năng viết chữ trải qua hai giai đoạn:<br />
Giai đoạn nhận biết, hiểu về chữ viết thông qua hoạt động của các giác <br />
quan mắt, tai và hoạt động của vùng ngôn ngữ trong bộ não.<br />
Giai đoạn điều khiển vận động (cơ, xương bàn tay), thường có hiện <br />
tượng "lan tỏa", dễ ảnh hưởng tới một số bộ phận khác trong cơ thể (ví dụ: <br />
miệng méo, vai gù, lệch...). Nhận thức rõ tầm quan tr ọng của giai đoạn này <br />
trong quá trình tập viết, chương trình Tiểu học Pháp từ năm 1991 đã xác định: <br />
“Tập viết là môn học của bàn tay và cơ thể, đòi hỏi sự chính xác của nét bút, <br />
sự khéo léo trong trình bày, sự nhảy cảm về thẩm mĩ khi viết.”<br />
Bởi vậy trong quá trình viết chữ học sinh cần lưu ý đến tư thế ngồi viết <br />
cũng như cách cầm bút và phấn.<br />
Tư thế ngồi viết: học sinh cần ngồi thẳng lưng, không tì ngực vào bàn, <br />
đầu hơi cúi, mắt cách vở khoảng 25 30 cm, nên cầm bút (phấn) bằng tay phải, <br />
tay trái tì nhẹ lên mép vở (bảng) để trang viết (bảng) không bị xê dịch, hai chân <br />
để song song, thoải mái.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tư thế ngồi viết<br />
<br />
<br />
Cách cầm phấn: Cầm bằng 3 ngón tay, đầu ngón cái cách đều viên phấn <br />
khoảng 1 cm, cầm phấn chắc vừa phải, khi đưa phấn lên cần nhẹ tay để tạo <br />
nét thanh, khi đưa xuống cần miết đầu phấn mạnh hơn chút để tạo nét đậm. <br />
Nhưng phải từ từ, tránh đột ngột.<br />
Cách cầm bút: Cầm bằng ba ngón tay (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa) với <br />
độ chắc vừa phải, không chặt quá, không lỏng quá. Khi viết dùng ba ngón tay di <br />
chuyển bút nhẹ nhàng từ trái qua phải (không nhấn mạnh đầu bút xuống mặt <br />
giấy), cán bút nghiêng về bên phải, cổ tay, khuỷu tay, cánh tay cử động mềm <br />
mại, thoải mái. Khi viết cần tạo nét thanh bằng cách đưa bút lên nhẹ, còn khi <br />
đưa xuống cần miết ngòi bút xuống để tạo nét đậm. Ngoài ra khi viết chữ <br />
đứng, học sinh cần để vở ngay ngắn trước mặt, nếu viết chữ nghiêng cần để <br />
vở hơi nghiêng sao cho mép vở phía dưới cùng với mép bàn tạo thành một góc <br />
khoảng 15 độ. Khi viết chữ về bên phải, quá xa lề vở cần xê dịch vở sang bên <br />
sáng để mắt nhìn thẳng nét chữ, tránh nhoài người về bên phải để viết tiếp. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Cách cầm bút<br />
<br />
<br />
<br />
c. Hướng dẫn học sinh viết đúng, viết đẹp<br />
* Củng cố cho học sinh những kiến thức căn bản của cách viết: <br />
Vào đầu năm học giáo viên đã củng cố kiến thức cơ bản về độ cao, độ <br />
rộng, khoảng cách các con chữ và chữ, các quy tắc đặt dấu thanh, cách cầm <br />
phấn, cầm bút, tư thế ngồi viết để học sinh nắm chắc nhằm tạo cho các em <br />
những thói quen tốt trong việc rèn viết chữ.<br />
Giáo viên giúp học sinh xác định lại vị trí đường kẻ trong vở học sinh, tọa <br />
độ của các nét chữ, chữ trong khung chữ mẫu<br />
Về cơ bản, hình dạng 29 chữ cái viết thường cỡ chữ vừa có thể chia <br />
thành ba nhóm, có cấu tạo các nét cơ bản gần gũi với nhau. Luyện viết theo <br />
từng nhóm chữ giúp cho kĩ năng viết các nét cơ bản thành thạo, tạo thói quen <br />
viết đều nét và đẹp chữ. Dựa vào mẫu chữ viết trong trường Tiểu học, tùy <br />
điều kiện giáo viên có thể cho học sinh luyện viết theo hai cách: <br />
Ở giai đoạn của việc luyện viết, giáo viên nên chọn loại vở kẻ ô vuông <br />
nhỏ (dòng kẻ 4 ô ly), để dễ xác định chiều cao và bề rộng cho đúng tỉ lệ. Biện <br />
pháp thực hiện chủ yếu là từ dễ đến khó theo từng nhóm chữ:<br />
Nhóm 1: i, u, ư, t, n, , m, v, r: các chữ cái ở nhóm này có chiều cao 1 đơn <br />
vị (ô li), riêng chữ cái r có cao 1, 25 đơn vị (ô li), chữ t cao 1, 5 đơn vị (ô li). Bề <br />
rộng cơ bản của chữ là 3/4 đơn vị (ô li), riêng chữ cái m rộng 1, 5 đơn vị (ô li). <br />
Chữ cái ở nhóm này thường được cấu tạo bởi các nét móc (móc xuôi, móc <br />
ngược, móc hai đầu). Khi luyện viết chữ hai nét móc xuôi và móc hai đầu cần <br />
chú trọng vì chúng khó viết hơn nét móc ngược, 4 chữ cái n, m, v, r cần được <br />
luyện tập nhiều lần để nét viết mềm mại, đẹp mắt.<br />
Nhóm 2: l, b, h, k, y, p: các chữ cái này có chiều cao 2, 5 đơn vị (ô li), <br />
riêng chữ cái p cao 2 đơn vị (ô li), bề rộng cơ bản của chữ là 3/4 đơn vị (ô li). <br />
Về cấu tạo chữ cái ở nhóm này có nét khuyết (khuyết trên, khuyết dưới), có <br />
những điểm gần gũi với chữ cái ở nhóm 1 (nửa dưới của chữ b giống với chữ <br />
v, nửa dưới của chữ h giống với chữ n, nửa trên của chữ y giống với chữ u). <br />
Khi luyện viết chữ hai nét khuyết trên và khuyết dưới đều cần được chú trọng, <br />
tập trung luyện viết cho đẹp bốn chữ cái l, b, h, n (tạo vòng xoắn ở chữ b và k <br />
vừa phải, hợp lí trong hình chữ). <br />
Nhóm 3: o, ô, ơ, a, ă, â, d, d, q, g, c, x, e, ê, s : các chữ cái ở nhóm 3 có 3 <br />
loại độ cao khác nhau, song chúng đều có độ cao 1 đơn vị (ô li) (10/15 chữ), các <br />
chữ d, đ, q cao 2 đơn vị (ô li), chữ g cao 2, 5 đơn vị (ô li), riêng chữ s cao 1, 25 <br />
đơn vị (ô li). Bề rộng cơ bản của hầu hết các chữ cái là 3/4 đơn vị (riêng chữ s <br />
rộng 1 đơn vị, chữ x rộng 1, 5 đơn vị). Nhóm chữ này thường được cấu tạo bởi <br />
các nét cong (cong kín, cong hở), trong đó nét cong kín (chữ o) có mặt ở mười <br />
chữ cái, tạo sự liên hệ gần gũi về hình dạng giữa các chữ. Vì vậy muốn luyện <br />
viết đẹp các chữ cái ở nhóm 3 cần tập trung luyện viết thật đẹp chữ o, từ chữ <br />
o, dễ dàng chuyển sang viết các chữ ô, ơ, a, ă, â, d, d, q, g, dễ tạo được các nét <br />
cong kín để viết được các chữ còn lại. <br />
Với chữ hoa gồm có 29 chữ tuy hình dạng khác nhau nhưng nhìn chung có <br />
thể chia làm 5 nhóm có cấu tạo các nét cơ bản. Hầu hết các chữ viết hoa cao 2, <br />
5 đơn vị (ô li), còn chữ G, Y có chiều cao 4 đơn vị (ô li). Do vậy khi luyện viết <br />
các chữ hoa cần tập tung vào việc tạo các đường cong hoặc lượn khi phối hợp <br />
các nét cơ bản cho mềm mại, đẹp mắt và việc thực hiện đó được tiến hành từ <br />
dễ đến khó theo các nhóm chữ:<br />
Nhóm 1: U, Ư, Y, X, (N, M, V kiểu 2) : khi viết các chữ hoa ở nhóm này <br />
học sinh cần tập trung luyện kĩ nét móc hai đầu, điều khiển nét bút ở phần cong <br />
sao cho chuẩn, mềm mại, đúng hình dạng.<br />
Nhóm 2: A, Ă, Â, N, M: chủ yếu là rèn luyện nét móc ngược, đưa bút từ <br />
trên dưới lên, độ nghiêng hoặc lượn ở đầu nét móc và phần cong cuối nét móc <br />
sao cho vừa phải, đúng mẫu.<br />
Nhóm 3: C, G, E, Ê, T: các chữ cái viết hoa ở nhóm này chủ yếu được <br />
tạo bởi nét cong và sự phối hợp biến điệu của những nét cong. Bởi thế khi viết <br />
cần luyện cách điều khiển đầu bút để tạo những nét cong đúng mẫu. Trong các <br />
chữ ở nhóm này thì chữ C và chữ E tương đối khó viết nên học sinh cần chú ý <br />
quan sát kĩ khi giáo viên viết mẫu và phải luyện viết nhiều để tạo dáng chữ <br />
mềm mại.<br />
Nhóm 4: P, R, B,D, I, K, H, S, L,V: các chữ này đều có nét cơ bản được <br />
biến điệu hoặc có sự kết hợp hài hòa các nét cơ bản trong một nét viết.<br />
Nhóm 5: O, Ô, Ơ, Q, ( A, Q kiểu 2): các chữ hoa ở nhóm này được viết <br />
bởi 1 hoặc 2 nét nhưng có nét đòi hỏi viết liền mạch và điều khiển đầu bút theo <br />
nhiều hướng. <br />
Ngoài ra giáo viên cần cho học sinh hiểu rõ các khái niệm cơ bản về <br />
dòng, khoảng cách... Dòng (thể hiện chữ viết) được hiểu theo nghĩa là khoảng <br />
để viết hoặc xếp chữ kế tiếp nhau thành hàng, ví dụ: giấy có kẻ dòng, chấm <br />
xuống dòng. Vở tập viết của học sinh được trình bày theo các ô vuông, có các <br />
dòng kẻ ngang. Mỗi dòng viết gồm 5 dòng kẻ ngang, chia thành 4 li (mỗi li <br />
khoảng cách giữa hai dòng kẻ 0, 25cm). Mẫu chữ viết trong trường Tiểu học <br />
có độ cao tính theo đơn vị (bằng chiều cao chữ cái ghi nguyên âm), tương ứng <br />
với li trong vở Tập viết như sau: viết theo cỡ chữ nhỏ thì chiều cao chữ cái ghi <br />
nguyên âm là 1li, chữ viết theo cỡ vừa chiều cao chữ cái là 2 li. Từ đó có thể <br />
hiểu mẫu chữ cái trong bảng mẫu chữ do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành <br />
được trình bày theo cỡ vừa (chiều cao chữ cái ghi nguyên âm là 2 li 1 đơn vị, <br />
chữ cái viết thường có chiều cao lớn nhất là 5 li, hầu hết chữ cái viết hoa có <br />
chiều cao 5 li. <br />
* Hướng dẫn học sinh luyện viết: <br />
Đây là khâu rất quan trọng vì nếu chúng ta hướng dẫn kỹ sẽ giúp học <br />
sinh thực hành nhanh và chính xác hơn. Tôi tiến hành luyện viết cho học sinh <br />
theo các bước như sau:<br />
Bước 1: Viết mẫu: <br />
Để tạo được hiệu quả dạy học, giúp học sinh hình dung ra các chữ <br />
thường cũng như chữ hoa một cách sinh động, rõ ràng thì giáo viên cần chuẩn bị <br />
những mẫu chữ viết sẵn có các dòng kẻ sau đó giáo viên sẽ hướng dẫn lại cách <br />
viết để giúp học sinh khắc sâu hơn. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát chữ <br />
mẫu: nhận biết về hình dạng, cấu tạo nét, so sánh với chữ cái đã học trước đó. <br />
Giáo viên hướng dẫn học sinh về quy trình viết chữ: điểm đặt bút, rê bút, lia <br />
bút, chuyển dịch đầu bút, điểm dừng bút... Hình thức: chỉ dẫn trên mẫu chữ, <br />
viết mẫu trên khung chữ, viết mẫu trên dòng kẻ (giống vở Tập viết). Hướng <br />
dẫn học sinh viết trên bảng con: giáo viên theo dõi, kiểm tra, uốn nắn, hướng <br />
dẫn học sinh rút kinh nghiệm.<br />
Ví dụ: Để dạy viết chữ hoa L, câu ứng dụng Lá lành đùm lá rách. Tôi <br />
chuẩn bị sẵn 1 bảng mẫu chữ đã viết sẵn chữ hoa L, câu ứng dụng Lá lành <br />
đùm lá rách có các dòng kẻ sẵn trên nền vàng cho học sinh quan sát trước, sau <br />
đó giáo viên chuẩn bị thêm một bảng phụ để viết mẫu chữ hoa L, câu ứng <br />
dụng Lá lành đùm lá rách lên cho học sinh quan sát các điểm đặt bút, rê bút, <br />
dừng bút và độ cao các con chữ. Điều này giúp học sinh hình thành kiến thức <br />
trong đầu trước khi các em viết lên bảng con của mình, nhằm tạo hiệu quả cao <br />
trong việc rèn chữ viết.<br />
Việc viết mẫu của giáo viên là một thao tác trực quan trên bảng lớp giúp <br />
học sinh nắm bắt được quy trình viết từng nét của từng chữ cái. Do vậy, giáo <br />
viên phải viết chậm, đúng theo quy tắc viết chữ vừa giảng giải, vừa phân tích <br />
cho học sinh. <br />
Khi viết mẫu, giáo viên cần tạo điều kiện để học sinh nhìn thấy tay của <br />
giáo viên viết từng nét chữ. Khi viết, giáo viên vừa kết hợp giảng giải, phân <br />
tích: đưa bút như thế nào, thứ tự các nét viết ra sao, giáo viên cũng cần chú ý <br />
phân tích cả cách viết dấu phụ và dấu thanh.<br />
Bước 2: Luyện viết bảng con: <br />
Sau khi hướng dẫn viết mẫu trên bảng lớp, giáo viên yêu cầu học sinh <br />
viết bảng con. Quan sát học sinh viết bảng con để sửa cho các em ngay tại lúc <br />
đó, chỉ ra chỗ sai cho các em rút kinh nghiệm. Giới thiệu những em viết đúng, <br />
viết đẹp trước lớp để các em khác rút kinh nghiệm. Đối với những em viết sai, <br />
giáo viên nhắc nhở ngay và hướng dẫn các em điều chỉnh lại cho đúng. Khâu <br />
này rất quan trọng vì nếu các em làm đúng ở bảng con thì khi viết vào vở sẽ ít <br />
bị sai. <br />
Bước 3: Hướng dẫn học sinh viết vở: <br />
Đây là bước quan trọng trong một tiết luyện viết, bởi có thể đánh giá <br />
chất lượng chữ viết của các em sau khi xem bài viết của học sinh: xấu hay đẹp, <br />
đúng hay sai, hoàn thành tốt, hoàn thành hay chưa hoàn thành. Sau khi cho học <br />
sinh thực hành viết bảng con và giáo viên đã sửa lỗi thì giáo viên cho học sinh <br />
viết bài vào vở. <br />
Trước khi viết bài giáo viên cho học sinh nhắc lại tư thế ngồi viết, cách <br />
cầm bút để học sinh ngồi đúng và đẹp trong quá trình viết. Trong khi học sinh <br />
viết bài, giáo viên phải theo dõi, quan sát, nhắc nhở học sinh viết đúng và viết <br />
đẹp.<br />
Khi dạy từ ngữ ứng dụng, ngoài việc hướng dẫn học sinh viết chữ ghi <br />
tiếng, giáo viên còn phải quan tâm, nhắc nhở các em viết đúng khoảng cách <br />
giữa các chữ đều đặn, hợp lí. Khoảng cách giữa các chữ thường được ước <br />
lượng bằng một chữ cái o viết thường. Giữa các từ ứng dụng, học sinh viết <br />
theo điểm đặt bút, dừng bút. <br />
Khi dạy viết câu ứng dụng, giáo viên cần lưu ý về cách viết và đặt dấu <br />
câu: dấu chấm, dấu phẩy, dấu hỏi...<br />
Bước 4: Nhận xét chữa bài:<br />
Việc nhận xét bài của học sinh cũng rất quan trọng, thường căn cứ vào <br />
mục đích, yêu cầu đặt ra cho từng bài học theo chương trình quy định. Qua việc <br />
nhận xét bài, giáo viên cần giúp cho học sinh tự nhận thức được ưu điểm để <br />
phát huy, thấy rõ những thiếu sót để khắc phục, kịp thời phát hiện, động viên <br />
những cố gắng, nổ lực của học sinh khi viết chữ. Giáo viên cần viết lại những <br />
chữ học sinh viết sai để học sinh thấy được cái sai và sửa lại cho đúng và ghi <br />
lời nhận xét ngắn gọn.<br />
Sau mỗi tiết học Tập viết, Chính tả, luyện viết, khi nhận xét bài cho học <br />
sinh, giáo viên cần nhận xét thật tỉ mỉ các nét chữ trong con chữ mà học sinh <br />
vừa viết và phân tích rõ nguyên nhân học sinh viết chưa đúng, chưa đẹp để lần <br />
sau học sinh rút kinh nghiệm cho những lần viết sau.<br />
Qua việc nhận xét bài thường xuyên trên lớp, tôi phát hiện một số học <br />
sinh viết chữ còn chưa đẹp các nét khuyết của các con chữ (l, b, g, h, k), nét móc <br />
xuôi của các con chữ (n, m, p). Tôi tập trung các em thành nhóm theo đối tượng <br />
và hướng dẫn cách viết. <br />
Tôi thường chú ý đến các giai đoạn của quá trình tập viết chữ. Việc <br />
hướng dẫn học sinh luyện tập, thực hành phải tiến hành từ thấp đến cao, từ dễ <br />
đến khó, từ đơn giản đến phức tạp để học sinh dễ tiếp thu. Lúc đầu là việc <br />
viết đúng hình dáng, cấu tạo, kích thước và cỡ chữ, sau đó là viết đúng dòng và <br />
đúng tốc độ quy định. Việc rèn luyện kĩ năng viết chữ phải được tiến hành <br />
đồng bộ ở lớp . <br />
Sau một thời gian rèn luyện, tôi thấy số lượng học sinh viết chữ chưa <br />
đẹp ngày càng giảm đi nhiều. <br />
Song song với việc rèn chữ, giữ vở sạch là vấn đề không kém phần quan <br />
trọng đối với mỗi học sinh. Vì vậy, tôi luôn giáo dục học sinh ý thức giữ vở <br />
sạch sẽ: vở sạch là vở không quăn góc, không xộc xệch, bao bọc cẩn thận, có <br />
nhãn vở, có bao bìa. Bên trong vở, các em trình bày bài rõ ràng, không giây bẩn..<br />
Đối với những em chưa có ý thức giữ vở, tôi liên hệ kịp thời với phụ <br />
huynh để nhắc nhở việc giữ vở sạch và sắp xếp vở ngăn nắp, gọn gàng. Có <br />
như vậy, khi soạn vở, các em đỡ tốn thời gian và giữ vở được tốt hơn.<br />
Trước đây chúng ta thường nghe nói: “Chữ tốt là do hoa tay, hoa văn hay <br />
là do trí óc”. Trong thực tế, xưa và nay cho thấy điều đó không hoàn toàn đúng, <br />
mà quan trọng cả là ở sự “rèn luyện”. <br />
Rèn chữ đẹp, giữ vở sạch cho học sinh là một công việc đòi hỏi tôi kiên <br />
trì nhẫn nại và không nôn nóng. Tôi không những rèn cho các em viết đúng mà <br />
tiến hành đến viết đẹp.<br />
Bước 5: Hướng dẫn học sinh luyện viết ở trường, ở nhà: <br />
+ Luyện viết ở trường: <br />
Hiện nay, các trường đều thực hiện dạy hai buổi/ngày nên các em có thời <br />
gian luyện viết vào buổi chiều. Ở những tiết luyện viết trước hết tôi hướng <br />
dẫn cho các em sử dụng bảng cài để ôn lại các từ khó, dễ lẫn, các từ các em <br />
hay viết sai.<br />
Sau đó yêu cầu học sinh viết bảng con nhiều lần những từ cần viết và <br />
cuối cùng viết vào vở (Trình tự như nêu ở trên nhưng các bước thực hiện nhẹ <br />
nhàng hơn vì các em đã nắm kỹ cách viết ). <br />
+ Luyện viết ở nhà<br />
Ở trường, thời gian không đủ để các em luyện tập, do đó sau mỗi bài <br />
viết trên lớp tôi thường yêu cầu các em về nhà tự luyện vào vở. Để tránh nhàm <br />
chán cho các em tôi thường cho thêm những bài thơ, bài văn yêu cầu các em viết <br />
ở nhà.<br />
Ví dụ: Để giúp các em phân biệt và luyện viết chữ ng – ngh tôi yêu cầu <br />
các em viết: <br />
Dù ai nói ngả nói nghiêng<br />
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.<br />
Sau mỗi bài luyện viết của học sinh, giáo viên thu tập vở của học sinh và <br />
nhận xét bằng bút đỏ, ghi các lỗi học sinh mắc phải để học sinh thấy được <br />
những điểm sai và làm tốt hơn cho những bài viết sau. <br />
2.2.3 Một số biện pháp hỗ trợ giúp học sinh viết tốt hơn<br />
a. Giáo viên phải là tấm gương cho học sinh học tập về viết chữ đẹp<br />
Để nâng cao chất lượng viết chữ đẹp ở học sinh lớp 2 thì người giáo <br />
viên phải là người viết chuẩn, đẹp và thường xuyên rèn luyện chữ viết. Bởi <br />
trong mắt học sinh thì cô giáo là “thần tượng” là người các em rất xem trọng và <br />
được các em lấy làm mẫu mực nhất. Bởi vậy giáo viên phải là người nắm <br />
vững kiến thức về cấu tạo, đặc điểm chữ viết và các kiểu mẫu chữ và chữ <br />
viết của giáo viên phải đúng, chuẩn và đẹp. Các em sẽ nhìn, quan sát và bắt <br />
chước những nét chữ từ đơn giản đến phức tạp của cô giáo. Nếu giáo viên viết <br />
chữ đẹp và có ý thức rèn chữ viết thì chất lượng chữ viết của lớp đó sẽ cao. <br />
Qua quan sát tôi thấy rằng nét chữ của các lớp khác nhau nhưng trong một lớp <br />
thì lại tương đối giống nhau và rất giống chữ của giáo viên, bởi học sinh lớp 2 <br />
rất dễ bắt chước. Do đó giáo viên cần phải thường xuyên rèn luyện chữ viết <br />
để nâng cao chất lượng chữ viết của mình. Điều mà giáo viên phải làm và làm <br />
thường xuyên đó là thể hiện nét chữ của mình trên bảng lớp mỗi ngày sao cho <br />
khoa học, đẹp, đúng mẫu để học sinh học hỏi. Giáo viên cần viết đúng chính <br />
tả, đúng mẫu, rõ ràng và ngay ngắn, cách trình bày lề bảng, dòng chữ ghi ngày <br />
tháng năm, tên môn, tên bài học cần được viết rất mẫu mực không qua loa và <br />
tuyệt đối là không được sai chính tả. Vậy nên đòi hỏi giáo viên phải viết hằng <br />
ngày, phải luyện tập thường xuyên để viết đúng mẫu chữ quy định và các bài <br />
viết luyện chữ đẹp và sáng tạo.<br />
b. Kết hợp với các môn học khác<br />
Để giúp học sinh hình thành thói quen luyện viết. Trong các tiết học khác <br />
tôi cũng yêu cầu học sinh luyện viết:<br />
Với phân môn chính tả, sau khi học sinh đọc các từ, các tiếng khó, hay <br />
sai, giáo viên cho học sinh rèn luyện viết chữ trên bảng con. <br />
Ví dụ bài “Trên chiếc bè” thì sau khi đọc bài, giáo viên hướng dẫn cho <br />
học sinh viết vào bảng con các từ khó Dế Trũi, ngao du, say ngắm, trong vắt, <br />
dưới đáy… trước khi các em viết vào vở để cho các em hình thành kiến thức <br />
trong đầu và viết cho quen tay, rèn cho các em tính cẩn thận, tỉ mỉ và rèn kĩ năng <br />
viết của mình.<br />
Với môn Toán thì sau khi giới thiệu bài, dạy cho học sinh những kiến <br />
thức cơ bản, giáo viên hướng dẫn cho học sinh viết lời giải, các chữ số, các <br />
dấu >,