SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GV: Thái Thị Luận<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
I.PHẦN MỞ ĐẦU <br />
<br />
..................................................................................................................<br />
<br />
2<br />
<br />
3.2.4. Tạo cơ hội cho học sinh chia sẻ trách nhiệm, giúp đỡ nhau trong học tập, <br />
rèn luyện ở lớp, ở nhà <br />
<br />
.............................................................................................<br />
<br />
20<br />
3.2.5. Tôn trọng bản sắc văn hóa dân tộc, nhất là phong tục tập quán. <br />
<br />
................<br />
<br />
23<br />
3.2.6. Rèn luyện các thói quen và hành vi văn minh <br />
<br />
.................................................<br />
<br />
27<br />
3.5.7. Phối hợp kịp thời với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. . 29<br />
. <br />
III.PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ <br />
<br />
...............................................................................<br />
<br />
31<br />
<br />
1.Kết luận <br />
<br />
.........................................................................................................................<br />
<br />
31<br />
<br />
2.Kiến nghị <br />
<br />
.......................................................................................................................<br />
<br />
32<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT<br />
DTTS Dân tộc thiểu số<br />
HSDTTS Học sinh dân tộc thiểu số<br />
TCTV Tăng cường tiếng việt<br />
GDTH Giáo dục tiểu học<br />
HS Học sinh<br />
GV Giáo viên<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GV: Thái Thị Luận<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
<br />
Một trong những điều kiện có ý nghĩa quyết định vị thế cùng sự bình đẳng giữa <br />
các quốc gia, dân tộc trong cùng khu vực hay trên thế giới là chất lượng nguồn nhân lực. <br />
Việc tập trung đầu tư phát triển nguồn nhân lực có trình độ khoa học kỹ thuật và kỹ <br />
năng làm việc cao, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong <br />
xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới như hiện nay là một đòi hỏi khách <br />
quan.<br />
<br />
Để đáp ứng yêu cầu khách quan ấy, giáo dục đào tạo là công cụ quan trọng bậc <br />
nhất, có ý nghĩa quyết định trong việc đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao. Vai trò <br />
quan trọng của giáo dục đào tạo thể hiện ở chỗ nó phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo nguồn <br />
nhân lực không chỉ trên bình diện xã hội rộng lớn, mà còn có khả năng tiếp cận đến từng <br />
cá nhân, từ đó, giáo dục và đào tạo đóng vai trò tạo nguồn trực tiếp về mặt chủ thể cho <br />
các quá trình phát triển kinh tế xã hội và đóng góp trực tiếp vào tăng trưởng kinh tế xã <br />
hội của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc.<br />
<br />
Trong thời kỳ đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta, cơ hội học tập <br />
và nâng cao trình độ của đồng bào các dân tộc thiểu số ngày càng nhiều hơn. Đến nay, <br />
các tỉnh miền núi đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và chống tái mù chữ. Tuy <br />
nhiên chất lượng giáo dục của học sinh dân tộc thiểu số nhìn chung còn thấp so với mặt <br />
bằng của cả nước.<br />
<br />
Ở địa bàn huyện KrôngAna nói chung và trường Tiểu học Lê Hồng Phong nói <br />
riêng tỷ lệ số học sinh dân tộc thiểu số khá cao, đặc biệt tại Phân hiệu Buôn Đrai. Bản <br />
thân tôi là một giáo viên đã nhiều năm gắn bó với nghề, với trường nên tôi nhận thức <br />
được rất rõ chất lượng giáo dục cũng như các điểm hạn chế của các em học sinh dân tộc <br />
thiểu số.<br />
<br />
Để củng cố và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong việc nâng cao chất lượng giáo <br />
dục cho các em học sinh dân tộc, tôi chọn nghiên cứu và xây dựng đề tài “ Một số biện <br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GV: Thái Thị Luận<br />
<br />
<br />
pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh dân tộc tại trường Tiểu học Lê Hồng <br />
Phong”. <br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
<br />
Xác định được thực trạng về chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên, cơ sở <br />
vật chất, chất lượng của các em học sinh dân tộc thiểu số của nhà trường.<br />
<br />
Đưa ra được một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho các em học sinh <br />
dân tộc thiểu số trong nhà trường.<br />
<br />
<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Nghiên cứu một số phương pháp truyền thống, phương pháp mới mà giáo viên nhà <br />
trường đã thực hiện trong quá trình giảng dạy những năm học vừa qua đối với học <br />
sinh trường Tiểu học Lê Hồng Phong, một số hoạt động ngoài giờ lên lớp có liên <br />
quan đến việc nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh DTTS.<br />
<br />
Học sinh DTTS ở trường Tiểu học Lê Hồng Phong, chất lượng và hiệu quả đào <br />
tạo của nhà trường trong những năm gần đây, những thuận lợi – khó khăn và điều <br />
kiện dạy học của nhà trường.<br />
<br />
Chất lượng đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Lê Hồng Phong.<br />
<br />
Thực trạng về cơ sở vật chất của nhà trường, đặc điểm kinh tế và xã hội của khu <br />
vực.<br />
<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
Nghiên cứu một số phương pháp dạy và học, những thành tựu trong việc đổi mới <br />
phương pháp dạy học đối với học sinh dân tộc thiểu số ở tất cả các khối từ lớp 1 đến <br />
lớp 5 đặc biệt là kết quả của việc nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số của các <br />
giáo viên đứng lớp và các giáo viên bộ môn ở trường Tiểu học Lê Hồng Phong.<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Tổng hợp số liệu về thực trạng chất lượng học sinh dân tộc thiểu số ở trường <br />
Tiểu học Lê Hồng Phong, tổng hợp các số liệu về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật <br />
chất.<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GV: Thái Thị Luận<br />
<br />
<br />
Phân tích, so sánh chất lượng, hiệu quả đào tạo trước khi thực hiện biện pháp và <br />
sau khi áp dụng các biện pháp mới.<br />
<br />
Tham khảo ý kiến của giáo viên và học sinh về những thuận lợi, khó khăn, hiệu <br />
quả đạt được và những hạn chế khi thực hiện những giải pháp để nâng cao chất <br />
lượng giáo dục học sinh DTTS.<br />
<br />
II.PHẦN NỘI DUNG<br />
<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
<br />
1.1. Cơ sở thực tiễn<br />
<br />
Nâng cao chất lượng học sinh DTTS là một yêu cầu trọng tâm trong đường lối phát <br />
triển giáo dục của nước ta hiện nay. Chính phủ và Nhà nước đã và đang đưa ra nhiều <br />
đường lối, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các em học sinh dân tộc <br />
thiểu số được học tập, được nâng cao chất lượng giáo dục. Giáo dục tiểu học đối với <br />
các em học sinh dân tộc thiểu số là một nền tảng vô cùng quan trọng để các em tiếp cận <br />
tốt hơn với kho tàng tri thức của nhân loại. Giai đoạn tiểu học sẽ là bước để các em tiếp <br />
thu ngôn ngữ Tiếng Việt, các kiến thức cơ bản và là một bước để các em thay đổi tư duy <br />
vốn có về mục đích và ý nghĩa của việc học tập. <br />
<br />
1.2. Cơ sở lý luận khoa học<br />
<br />
Giáo dục là hoạt động hướng tới con người, bằng những biện pháp hướng<br />
tới truyền thụ: Tri thức và khái niệm, kỹ năng và lối sống, tư tưởng và đạo<br />
đức. Từ đó hình thành năng lực, phẩm chất, nhân cách, phù hợp với mục đích, mục tiêu, <br />
hoạt động lao động, sản xuất và lối sống xã hội.<br />
<br />
Chất lượng giáo dục là sự đáp ứng mục tiêu đề ra của giáo dục: Là nhằm<br />
đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức<br />
khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã <br />
hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng <br />
yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.<br />
<br />
2. Thực trạng<br />
<br />
2.1. Thuận lợi và khó khăn<br />
<br />
a. Thuận lợi: <br />
<br />
<br />
4<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GV: Thái Thị Luận<br />
<br />
<br />
Đảng và nhà nước luôn quan tâm coi trọng công tác dân tộc và giáo dục dân tộc có <br />
đường lối chính sách rõ ràng, pháp luật rõ ràng, các văn bản dưới luật chi tiết cụ <br />
thể. <br />
<br />
Các cấp quản lí ngành Giáo dục luôn quan tâm chỉ đạo sát sao, đặc biệt là chất <br />
lượng giáo dục HSDTTS.<br />
<br />
Công tác xã hội hóa giáo dục ở thôn buôn được nâng cao, các tổ chức đoàn thể <br />
tham gia nhiệt tình.<br />
<br />
Đội ngũ giáo viên nhiệt tình đa số có năng lực và tâm huyết đối với chất lượng <br />
giáo dục nói chung và chất lượng HSDTTS nói riêng.<br />
<br />
Bản thân sống gần gũi với người dân Ê đê, có hiểu biết về ngôn ngữ, phong tục <br />
tập quán, lối sống, thông thạo địa bàn. <br />
<br />
Về cộng đồng dân cư đồng bào DTTS và HSDTTS. Ngày nay, hoạt động kinh tế <br />
xã hội, phong tục tập quán, một số nếp sống trong cộng đồng dân cư đã thay đổi <br />
theo hướng tiến bộ làm cho cha mẹ học sinh và HSDTTS xóa bản tính tự nhiên, <br />
dựa vào thiên nhiên mà họ đã có nhu cầu phải học, trước hết là học để biết “cái <br />
chữ”. <br />
<br />
Về cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học môn Tiếng Việt và TCTV cho <br />
HSDTTS ngày càng được trường và các cấp quan tâm đầu tư. Đặc biệt là ở 2 điểm <br />
trường buôn Eana và Buôn Drai.<br />
<br />
b. Khó khăn: <br />
<br />
Có sự bất đồng về ngôn ngữ giữa giáo viên với học sinh; giữa giáo viên với phụ <br />
huynh. <br />
<br />
Nhận thức và nhu cầu học tập của một bộ phận không nhỏ đồng bào dân tộc thiểu <br />
số cò thấp, tỉ lệ chuyên cần của HSDTTS vẫn chưa cao.<br />
<br />
Phong tục tập quán, đặc điểm tâm lí, văn hóa dân tộc cũng tác động, ảnh hưởng <br />
đến chất lượng học tập của các em.<br />
<br />
Đời sống kinh tế của đồng bào dân tộc Êđê ở hai buôn Eana và buôn Drai còn gặp <br />
nhiều khó khăn cũng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng học tập của các em.<br />
<br />
2.2. Thành công và hạn chế<br />
<br />
<br />
5<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GV: Thái Thị Luận<br />
<br />
<br />
a. Thành công: <br />
<br />
HSDTTS được huy động đến trường cao. Trường Tiểu học Lê Hồng Phong nói <br />
riêng và xã Eana nói chung được cấp trên công nhận đạt Phổ cập GDTH đúng độ <br />
tuổi.<br />
<br />
HSDTTS có cơ hội học tập và hòa nhập nhiều hơn.<br />
<br />
Cộng đồng người đồng bào dân tộc đã có thay đổi nhận thức về việc học và nhu <br />
cầu được học.<br />
<br />
Chất lượng giáo dục môn Tiếng Việt cho HSDT ngày càng được nâng cao, hầu hết <br />
các em đều đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học, đa số các em có vốn tiếng Việt <br />
đủ để làm phương tiện tìm hiểu kiến thức các môn học khác. <br />
<br />
Khi nghiên cứu đề tài này bản thân tôi nhận được nhiều sự giúp đỡ hợp tác của <br />
đồng nghiệp, HSDTTS và ban tự quản.<br />
<br />
b. Hạn chế: <br />
<br />
Tuy với sự nỗ lực của thầy và trò, các em đều đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng môn <br />
học theo quy định nhưng vẫn còn một số hạn chế cần phải khắc phục:<br />
<br />
Học sinh hạn chế về hưởng nền giáo dục gia đình và cộng đồng nơi cư trú, có ít <br />
cơ hội được giao tiếp tiếng Việt ở cộng đồng .<br />
<br />
Phụ huynh chưa tích cực giúp con em mình giao tiếp và sử dụng tiếng Việt. <br />
<br />
Chất lượng sử dụng tiếng Việt của các em HS DTTS chưa cao.<br />
<br />
Tiếng Việt thuộc ngữ hệ Việt – Mường có nhiều đặc điểm khác hẳn so với tiếng <br />
Êđê thuộc ngữ hệ Môn – Khơ Me về cấu trúc, cú pháp, … nên các em HSDT tiếp <br />
thu tiếng Việt rất khó. <br />
<br />
2.3. Mặt mạnh và mặt yếu <br />
<br />
a. Mặt mạnh: <br />
<br />
Bản thân đã nhiều năm phụ trách lớp có tỷ lệ HSDTTS cao, giao tiếp trực tiếp với <br />
HSDTTS và phụ huynh nên nắm bắt được nhiều thông tin phản hồi từ phía gia <br />
đình học sinh.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GV: Thái Thị Luận<br />
<br />
<br />
Công tác xã hội hóa giáo dục được Cấp ủy và Ban tự quản thôn buôn, các tổ chức <br />
Đoàn Thanh niên, hội Phụ nữ quan tâm, ủng hộ. <br />
<br />
Đội ngũ giáo viên được tập huấn đầy đủ về TCTV và có tinh thần tích cực học <br />
tập, bồi dưỡng thường xuyên; có tình thương yêu đối với học sinh, luôn nhiệt tình, <br />
trách nhiệm trong công tác giáo dục HSDT và TCTV cho HSDT.<br />
<br />
Bản thân sống gần gũi với cộng đồng người Êđê, tìm hiểu, học tập được ngôn <br />
ngữ, phong tục tập quán, đời sống của người dân Êđê nên thuận tiện nhiều trong <br />
việc giáo dục học sinh dân tộc Êđê.<br />
<br />
Công tác thông tin tuyên truyền về giáo dục cũng được thực hiện thường xuyên.<br />
<br />
Trường có giáo viên chuyên dạy tiếng Êđê.<br />
<br />
b. Mặt yếu: <br />
<br />
Các hoạt động ngoài giờ lên lớp để tạo sự gần gũi giữa giáo viên và các học sinh <br />
dân tộc thiểu số chưa đạt hiệu quả cao.<br />
<br />
Chất lượng học tập của các học sinh dân tộc thiểu số chưa đạt được kết quả tốt <br />
nhất<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động <br />
<br />
Các nguyên nhân, các yếu tố tác động dẫn đến những thành công là:<br />
<br />
Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước luôn đề cao coi trọng công tác giáo <br />
dục dân tộc.<br />
<br />
Được sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của các cấp quản lí giáo dục.<br />
<br />
Đội ngũ giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức tích cực đổi mới phương <br />
pháp dạy học và trăn trở với chất lượng HSDT.<br />
<br />
Một số tập tục lạc hậu trong cộng đồng dân tộc bị bãi bỏ, điều kiện tự nhiên <br />
không còn ưu đãi cho cuộc sống tự nhiên mà yêu cầu sản xuất, phát triển kinh tế, <br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GV: Thái Thị Luận<br />
<br />
<br />
giao lưu văn hóa,.. cần phải biết thông tin, khoa học kĩ thuật cũng là yếu tố tác <br />
động khiến đồng bào DTTS thay đổi nhận thức và có nhu cầu cần phải học.<br />
<br />
Nguyên nhân, các yếu tố tác động làm cho chất lượng học tập tiếng Việt của <br />
HSDT còn hạn chế là: <br />
<br />
Nội dung chương trình học chưa thực sự phù hợp, người dạy thì hạn chế về ngôn <br />
ngữ, văn hóa, tâm lí,… của học sinh nên khó có biện pháp TCTV.<br />
<br />
Người học cũng học bằng ngôn ngữ thứ hai nên gặp nhiều rào cản.<br />
<br />
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề thực trạng và đề tài đã đặt ra.<br />
<br />
2.5.1. Khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa.<br />
<br />
Giáo dục ngôn ngữ ở các tỉnh miền núi luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, <br />
dạy học tiếng Việt cho học sinh Tiểu học người dân tộc ở các tỉnh Tây Nguyên luôn là <br />
nhiệm vụ hàng đầu của những người đang giảng dạy tại nơi đây. Đó là việc dạy học <br />
tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ thứ hai cho học sinh dân tộc thiểu số đang cư trú tại <br />
dải đất này, các dân tộc như Jrai, Bahnar... Mục đích của việc giáo dục ngôn ngữ này là <br />
nhằm cung cấp cho các em một công cụ giao tiếp, một phương tiện tư duy, nhanh chóng <br />
hòa nhập cộng đồng, cùng sống dưới mái nhà chung Việt Nam, cùng chung tiếng nói, <br />
cùng sử dụng một ngôn ngữ, phát huy sức mạnh của toàn dân tộc trong sự nghiệp cách <br />
mạng mới. Thế nhưng xét về mặt chất lượng, hiệu quả giáo dục ngôn ngữ hiện nay ở <br />
các tỉnh Tây Nguyên, như Gia Lai, KonTum, ĐăkLăk vẫn còn thấp.<br />
<br />
Khác với học sinh người kinh, trước khi đến trường, đa số học sinh người dân<br />
tộc thiểu số chưa biết sử dụng tiếng Việt. Thực tế cũng có số ít các em được trải qua sự <br />
chăm sóc của vườn trẻ, nhưng vốn kiến thức ban đầu về tiếng Việt, như những mẫu hội <br />
thoại đơn giản mang tính bắt đầu, những kỹ năng cơ bản như nghe, nói mà trường Mầm <br />
Non đã trang bị cho các em, vì những lý do khách quan khác nhau đã không còn theo các em <br />
bước vào lớp1. Bởi trong sinh hoạt gia đình, cộng đồng, người dân ở đây, cũng như các <br />
em chỉ sử dụng tiếng mẹ đẻ nên khi bước ra thế giới bên ngoài, vào môi trường giáo dục <br />
phổ thông, tiếng Việt lúc bấy giờ là ngôn ngữ thứ hai của các em. Việc giao tiếp thông <br />
thường với thầy cô giáo đã khó khăn, và cũng có khi là không thể, việc nghe giảng những <br />
kiến thức về các môn học khác nhau bằng tiếng Việt lại càng khó khăn hơn đối với các <br />
em. Đến trường, đến lớp là các em bước đến một môi trường sinh hoạt hoàn toàn xa lạ, <br />
<br />
<br />
<br />
8<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GV: Thái Thị Luận<br />
<br />
<br />
tâm lý rụt rè, e sợ luôn thường trực trong các em, làm giảm tốc độ bước chân các em đến <br />
trường.<br />
<br />
Mặc dù một số ít học sinh đã trải qua các lớp ở bậc Mầm non nhưng đối với các <br />
em, trường Tiểu học vẫn là một môi trường hoàn toàn mới, tiếng Việt là một ngôn ngữ <br />
hoàn toàn xa lạ. Sự tồn tại của tình trạng này trong đời sống các em là do điều kiện sử <br />
dụng ngôn ngữ trong đời sống sinh hoạt cộng đồng, là do tâm lý sử dụng ngôn ngữ mẹ <br />
đẻ rất tự nhiên, bản năng. Những buổi sinh hoạt cộng đồng, những lần hội họp, người <br />
địa phương chỉ sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ. Họ ngại sử dụng tiếng Việt, có lẽ vì vốn kiến <br />
thức về tiếng Việt ở họ quá ít ỏi, cũng có lẽ vì bản năng ngôn ngữ mẹ đẻ thường trực <br />
trong họ. Chính vì thế, mỗi lần các cán bộ xã, huyện về chủ trì một cuộc họp nào đó ở <br />
buôn, làng, họ phát biểu bằng tiếng Việt rất khó khăn. Thói quen này trong sử dụng ngôn <br />
ngữ sẽ ảnh hưởng vào trong đời sống gia đình của mỗi cá nhân, học sinh vẫn sử dụng <br />
tiếng mẹ đẻ khi rời trường, rời lớp. Dần dà các em không thể sử dụng tiếng Việt, quên <br />
ngay những kiến thức về tiếng Việt đã học trên lớp, từ đó, đã khiến cho các em thụ động, <br />
thiếu linh hoạt khi ở môi trường giao tiếp lớn hơn, vượt khỏi môi trường cộng đồng dân <br />
cư nhỏ hẹp.<br />
<br />
2.5.2. Hạn chế về điều kiện kinh tế và nhận thức của đồng bào dân tộc.<br />
<br />
Tiếp xúc, quan sát học sinh dân tộc thiểu số, tôi nhận thấy rằng, các em học sinh ở <br />
đây đã biết ý thức về nguồn gốc của mình. Cái nghèo luôn nhắc nhở con người sống <br />
trong cảnh khốn cùng cần hiểu sâu sắc về nguồn gốc, về điều kiện, hoàn cảnh sống của <br />
bản thân. Nghèo đã giúp con người ta vươn lên nhưng nghèo cũng làm cho con người luôn <br />
mặc cảm, tự ti, bằng lòng với cuộc sống hiện tại. Mặc cảm số phận đã khiến con người <br />
không thể thoát khỏi những thiếu thốn vật chất, không thể vươn xa hơn không gian sống <br />
hiện tại. Những học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số nơi đây không có sự hồn nhiên <br />
của tuổi trẻ, không chỉ có "ngày hai buổi đến trường", các em còn phải miệt mài trên <br />
nương rẫy trỉa lúa, trồng ngô,...lo cho cuộc sống vật chất. Nghe những đồng nghiệp tâm <br />
sự, rằng "chúng tôi phải vào tận buôn lùng sục các em, đưa các em đến trường."; cũng có <br />
nhiều giáo viên chia sẻ, "Tôi phải dùng tiền lương của mình để mua quà ăn, đồ dùng học <br />
tập cho các em, rồi mới đưa các em trở lại trường. Nhưng có lúc cũng không thành <br />
công!",... Theo tôi, cái gốc rễ của vấn đề là ở chỗ, cái nghèo truyền kiếp đã quy định <br />
trách nhiệm của các em đối với gia đình. Cái ăn từng bữa còn chưa có, chưa đủ thì học <br />
chữ để làm gì, suy nghĩ của các em và gia đình của các em là vậy! Họ không hiểu rằng, <br />
<br />
9<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GV: Thái Thị Luận<br />
<br />
<br />
chính cái chữ sẽ giúp con người thoát khỏi cuộc sống nghèo khó hiện tại, giúp con người <br />
hoạch định tương lai. Cho nên vào thời điểm mùa màng, số lượng học sinh trên lớp học <br />
rất ít. Một số học sinh có ý thức học tập, đến mùa màng, cũng xin phép giáo viên chủ <br />
nhiệm, nhà trường nghỉ phép vài hôm, nhưng rồi các em cũng quên trở lại trường khi mùa <br />
hái cà phê kết thúc. Giáo viên lại phải nhọc công tìm đến tận nhà, vận<br />
động các em đến trường.<br />
<br />
Con người là chủ thể nhận thức. Nhận biết về bản thân, về mọi vật xung quanh là <br />
sự sống bản năng của con người. Người dân tộc thiểu số luôn ý thức về nguồn gốc, về <br />
điều kiện sống, hoàn cảnh sống của mình. Chính điều này đã khiến cho học sinh Tiểu <br />
học dân tộc thiểu số tiếp nhận những kiến thức về tiếng Việt khó khăn, tạo rào cản ngăn <br />
cách hoạt động sống của các em với môi trường xã hội rộng lớn, làm cho các em khó tiếp <br />
xúc, hòa nhập cộng đồng. Nhìn ra được cái hạn chế, điều tốt đẹp của bản thân là con <br />
người đã phát triển ở một mức nào đó về nhận thức. Nghĩa là con người đã biết đặt mình <br />
trong nhiều mối quan hệ trong xã hội. Ý thức là nguồn động viên cho sự vươn lên thoát <br />
khỏi hoàn cảnh thực tại nhưng cũng có ý thức tạo cho con người tính mặc cảm, tự ty thân <br />
thế, số phận, làm thui chột hao mòn năng lực, tri thức bản thân. Học sinh Tiểu học dân <br />
tộc thiểu số đến trường trong tâm thế "hèn mọn" đó. Các em cũng đã biết nhìn ngắm <br />
những trang phục của các bạn học sinh người Kinh, nhìn lại trang phục của mình. Nhiều <br />
em học sinh đến trường bằng những đôi dép cũ kỹ, hoặc trong trang phục không lành lặn, <br />
hay với những đồng phục bắt buộc nhàu nát mà các em không chỉ dành cho đến trường, <br />
hay cùng với những cuốn tập bị bỏ quên ngay sau khi rời lớp. Tâm tư ấy cũng phần nào <br />
làm cho tinh thần học tiếng Việt của các em học sinh Tiểu học người dân tộc thiểu số bị <br />
suy giảm.<br />
<br />
Như đã phân tích ở trên, chính điều kiện sống như thế đã không tạo cho các em<br />
một môi trường học tập, một góc học tập cá nhân, lại càng không thể xây dựng trong các <br />
em ý thức học tập, rèn luyện. Vốn kiến thức về tiếng Việt ở các em hạn chế, ít ỏi là <br />
điều hiển nhiên. Chính vì thế, các em rất ngại phải giao tiếp bằng tiếng Việt, lo sợ phải <br />
phát biểu xây dựng bài trong giờ học, lo ngại phải giao tiếp với giáo viên ngoài giờ học, <br />
đặc biệt là các em rất khó tiếp thu bài ở những môn học khác. Điều này đồng nghĩa với <br />
việc kiềm hãm sự phát triển tư duy ở các em, khó tạo ra một môi trường giáo dục thân <br />
thiện! Học sinh đã bắt đầu lo lắng cho mỗi giờ đến lớp, "sợ" phải đến trường. Học tập <br />
lúc này là công việc quá khó khăn đối với các em. Đối với người dân tộc Êđê, không gian <br />
<br />
<br />
10<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GV: Thái Thị Luận<br />
<br />
<br />
sống của họ rất đặc trưng, không có ranh giới giữa không gian sinh hoạt gia đình và <br />
đương nhiên sẽ không có không gian sống cá nhân. Đây chính là đặc trưng văn hóa của <br />
người dân tộc Tây Nguyên. Không gian sống đặc thù này của người Tây Nguyên khắc sâu <br />
trong các em về truyền thống văn hóa, về cội nguồn. Chúng ta nhận biết không gian sống <br />
đặc biệt ấy qua kiến trúc nhà ở của họ, một không gian chung cho tất cả những người <br />
trong gia đình. Chính vì vậy, việc tạo một không gian học tập cho học sinh là điều không <br />
thể. Hoạt động sống này đã không tạo điều kiện học tập cho các em, mà còn làm cho <br />
chất lượng học tập của các em ngày càng giảm sút. Đối với các em, tự học là chủ yếu, <br />
bởi vì anh chị, cha mẹ, người thân trong gia đình hoặc không có khả năng hướng dẫn, <br />
hoặc không có ý thức trách nhiệm đôn đốc nhắc nhở quản lý, hay do hoàn cảnh sống khó <br />
khăn mà gia đình đã không chú trọng tới việc học của con, em mình. Điều này cho thấy đa <br />
số các em không được nằm trên một cái nền học vấn nhất định nào đó của gia đình. Việc <br />
học tập của các em phải nhờ đến sự tận tâm của giáo viên, nhờ vào kế hoạch giáo dục <br />
của nhà trường. Cho nên ý thức học tập là đặc tính rất cần được chúng ta xây dựng cho <br />
các em.<br />
<br />
2.5.3. Khó khăn của đội ngũ giáo viên<br />
<br />
Đa số giáo viên người Kinh giảng dạy đều không biết ngôn ngữ Dân tộc, nếu biết <br />
thì cũng chỉ dừng ở mức độ rất ít nên họ không thể so sánh, đối chiếu, liên hệ khi gặp <br />
những huống cần thiết trong dạy học tiếng Việt cho đối tượng học sinh đặc biệt này. <br />
Mặt khác, về<br />
phong tục tập quán, họ lại càng không có điều kiện tìm hiểu, cho nên họ khó có thể tiếp <br />
cận với phụ huynh, gia đình các em, khó có thể tiếp xúc gần gũi, rút ngắn khoảng cách, <br />
xóa ranh giới không cần thiết giữa thầy và trò, để dạy tiếng Việt hiệu quả.<br />
<br />
3. Giải pháp, biện pháp<br />
<br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Các giải pháp và biện pháp được đưa ra dưới đây nhằm hướng đến các mục tiêu <br />
cơ bản sau: <br />
<br />
Tạo được sự gần gũi giữa giáo viên và các em học sinh dân tộc thiểu số.<br />
<br />
Xây dựng môi trường tốt nhất về vật chất và tinh thần để các em học sinh dân tộc <br />
thiểu số có điều kiện học tập tốt hơn.<br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GV: Thái Thị Luận<br />
<br />
<br />
Tạo điều để các em học sinh dân tộc thiểu số có cơ hội học tập, nâng cao kiến <br />
thức ngoài thời gian học ở lớp.<br />
<br />
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
<br />
3.2.1. Tìm hiểu tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của các em học sinh dân tộc <br />
<br />
́ ́ ́ ̉ ̣ ́ ́ ́ ưng biên phap giao<br />
Giao viên noi chung, giao viên chu nhiêm noi riêng muôn co nh ̃ ̣ ́ ́ <br />
̣ ̀ ợp vơi hoc sinh va co hiêu qua thi rât cân tim hi<br />
duc phu h ́ ̣ ̀ ́ ̣ ̉ ̀ ́ ̀ ̀ ểu tâm tư, tình cảm, nguyện <br />
vọng của học sinh về lớp học. Viêc tim hi<br />
̣ ̀ ểu tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của học sinh <br />
về lớp học không nhưng giup giao viên hiêu ro h<br />
̃ ́ ́ ̉ ̃ ơn vê t<br />
̀ ừng hoc sinh trong l<br />
̣ ơp ma con biêt<br />
́ ̀ ̀ ́ <br />
được nhưng mong muôn cua cac em vê tâp thê l<br />
̃ ́ ̉ ́ ̀ ̣ ̉ ớp hoc cua minh cung nh<br />
̣ ̉ ̀ ̃ ư hiêu ro m<br />
̉ ̃ ức độ <br />
̉ ̣ ́ ới lơp hoc, đôi v<br />
hai long cua hoc sinh đôi v<br />
̀ ̀ ́ ̣ ́ ới từng môn hoc. T<br />
̣ ừ đo giao viên co thê đ<br />
́ ́ ́ ̉ ưa ra <br />
nhưng đê nghi, s<br />
̃ ̀ ̣ ự giup đ<br />
́ ỡ đôi v<br />
́ ới môi ca nhân môt cach phu h<br />
̃ ́ ̣ ́ ̀ ợp nhât .<br />
́<br />
<br />
̉ ̀ ̉<br />
Đê tim hiêu tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của học sinh về lớp học co thê co nhiêu<br />
́ ̉ ́ ̀ <br />
cach khac nhau nh<br />
́ ́ ư trao đôi, tro chuyên, lây y kiên ca nhân qua phiêu thăm do… Đ<br />
̉ ̀ ̣ ́ ́ ́ ́ ́ ̀ ể thực <br />
hiện hoạt động này, giáo viên cần chuẩn bị trước các câu hỏi về thông tin muốn hỏi. <br />
̉ ́ ̣ ̀ ̣ ̉<br />
Ngay ca khi co môt vai hoc sinh nao đo không săn sang chia se tâm t<br />
̀ ́ ̃ ̀ ư, tinh cam thi giao<br />
̀ ̉ ̀ ́ <br />
̣ ́ ̣ ́ ̉ ̉ ơi. Co thê tim hiêu vê nh<br />
viên cung không nên ep buôc cac hoc sinh đo phai tra l<br />
̃ ́ ̀ ́ ̉ ̀ ̉ ̀ ững hoc̣ <br />
̀ ́ ̣ ̀ ơp, cung đia ban. Cân kiên tri trong môt sô tr<br />
sinh nay qua cac ban cung l ́ ̀ ̣ ̀ ̀ ̀ ̣ ́ ường hợp cu thê.<br />
̣ ̉<br />
<br />
3.2.2. Tạo môi trường tâm lý an toàn, thoải mái và tôn trọng<br />
<br />
Môi trường tâm lý thoải mái trong học tập và hoạt động sẽ tạo điều kiện cho HS <br />
tham gia hiệu quả hơn vào bài học và các hoạt động của lớp học nói chung. Nó còn góp <br />
phần kiến tạo nên một bầu không khí tâm lý, tinh thần hài hòa, cân bằng trong lớp học, <br />
giúp HS được làm quen với một “xã hội thu nhỏ” lành mạnh, có văn hóa, có sự tôn trọng <br />
và chia sẻ của mọi thành viên. Điều này không chỉ giúp ích cho quá trình học tập trong <br />
nhà trường, mà còn mang lại lợi ích thiết thực về sau khi các em gia nhập cuộc sống của <br />
những người trưởng thành, thực sự tham gia vào môi trường xã hội rộng lớn.<br />
<br />
GV cũng thu nhận được nhiều lợi ích nếu cùng HS tạo ra được một môi trường <br />
tâm lí thuận lợi cho việc học tập, như: dễ dàng hơn trong quản lý hành vi và hoạt động <br />
của HS, huy động được HS tham gia tốt hơn vào quá trình học tập, HS đạt được kết quả <br />
học tập tích cực hơn, xây dựng được tập thể lớp đoàn kết, giúp đỡ, giúp GV quản lý lớp <br />
hiệu quả hơn,…<br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GV: Thái Thị Luận<br />
<br />
<br />
Về phía nhà trường nói chung, một môi trường học tập thoải mái, tin cậy, và hứng <br />
thú mà các lớp học kiến tạo được sẽ mang lại cho nhà trường một bầu không khí sư <br />
phạm lành mạnh, tạo điều kiện lý tưởng nhất cho mọi hoạt động của HS, GV, cán bộ <br />
nhà trường cũng như sự tham gia của phụ huynh HS. Đây chính là một trong những điều <br />
kiện cốt lõi để thực hiện chủ trương “trường học thân thiện, HS tích cực”, làm cho mỗi <br />
một ngày tới trường của cả HS và GV đều là một ngày hứng thú, hiệu quả. <br />
<br />
Một số cách thức tạo môi trường tâm lý an toàn, thoải mái, tin tưởng, tôn trọng <br />
trong lớp học: <br />
<br />
Nỗ lực xây dựng, duy trì lòng tin của HS với GV và với tập thể lớp ngay từ <br />
những ngày đầu tiếp cận lớp học: Lòng tin là một trong những cơ sở quan trọng cho bất <br />
kỳ hoạt động tập thể, hoạt động nhóm nào giữa các cá nhân. Một số GV, do vị trí và <br />
quyền lực nhất định của mình, có thể làm cho HS cảm thấy sợ và nể, nhưng không được <br />
các em tin tưởng, yêu quí, và ngược lại, có những GV hết sức bình thường nhưng luôn <br />
được các em tìm đến chia sẻ mọi điều khó khăn, khúc mắc. Vì vậy, có thể nói tạo dựng <br />
được lòng tin của HS đối với mình tức là GV đã xây dựng được nền tảng quan trọng nhất <br />
của công việc quản lý lớp học và kiến tạo bầu không khí tâm lý, tinh thần thoải mái, tin <br />
cậy trong tập thể lớp. Thiếu sự tin tưởng ở GV, HS sẽ chỉ thực hiện các yêu cầu, nhiệm <br />
vụ GV đề ra vì trách nhiệm hoặc sự phục tùng mà thiếu vắng yếu tố nhiệt huyết, tình <br />
yêu và sự tận tụy đối với công việc được giao.<br />
<br />
Một điều lưu ý đối với GV là mặc dù tạo dựng lòng tin ở HS là không dễ dàng, <br />
song nếu để lòng tin đó một lần bị phá vỡ hay sứt mẻ thì sẽ vô cùng khó khăn để khôi <br />
phục lại, thậm chí là bất khả thi (Trong dân gian có câu: một lần bất tín, vạn lần bất tin). <br />
Do vậy, duy trì sự tin tưởng của HS và bầu không khí tin cậy, chia sẻ trong mọi thành <br />
viên lớp học là một nhiệm vụ quan trọng mà GV phải cùng cả lớp thường xuyên nỗ lực <br />
để thực hiện trong suốt quá trình học tập, làm việc cùng nhau.<br />
<br />
Tăng cường mối quan hệ thầytrò và tạo sự gắn kết, hiểu biết, tin tưởng giữa <br />
HS trong lớp thông qua nhiều hình thức hoạt động sáng tạo và đa dạng: Mối quan hệ <br />
thầytrò là một trong những nhân tố quan trọng nhất tạo nên bầu không khí tâm lý của <br />
lớp học và có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của quản lý lớp hcoj. Ngoài hoạt động học <br />
tập hàng ngày, trong điều kiện và hoàn cảnh cho phép, GV có thể cùng HS và một số GV <br />
khác tổ chức các hoạt động nhóm nhỏ, trò chơi tương tác, câu lạc bộ, hoạt động ngoại <br />
khóa và giáo dục ngoài giờ lên lớp theo các chủ đề do HS đề xuất hoặc có sự tham gia và <br />
<br />
13<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GV: Thái Thị Luận<br />
<br />
<br />
gợi ý của nhà trường/phụ huynh HS,… Qua những hoạt động đa dạng như vậy, GV tạo <br />
điều kiện tốt nhất cho HS dần dần học cách tự quản, tự tổ chức hoạt động của mình; <br />
biết liên kết và giao lưu với lớp và khối lớp khác, trường khác để cùng tổ chức hoạt động <br />
chung. <br />
<br />
Một số dạng hoạt động khác cũng có thể giúp gắn kết HS và tạo điều kiện cho <br />
GV hiểu thêm về HS của mình, như: thăm gia đình HS, thường xuyên trao đổi với ban cán <br />
sự lớp để có hướng giúp đỡ các HS gặp khó khăn đột xuất hoặc thuộc diện phải trợ giúp <br />
thường xuyên; xây dựng các cặp đôi và nhóm “bạn giúp bạn” về hoạt động học tập hoặc <br />
trợ giúp khó khăn trong cuộc sống hàng ngày; tổ chức các buổi sinh hoạt lớp trong đó HS <br />
được “nói về mình”, thể hiện cá tính, những năng lực, sở trường bản thân hoặc chỉ đơn <br />
giản là tranh luận, đóng góp ý kiến cá nhân về một chủ đề nào đó đang được bàn luận <br />
trong lớp/trường/xã hội, v.v.<br />
<br />
Bản thân GV luôn cư xử một cách tôn trọng, hiểu biết, chan hòa và thân thiện với <br />
HS. Sự gương mẫu của người giáo dục luôn luôn và vẫn sẽ là một trong những phương <br />
pháp sư phạm quan trọng nhất của khoa học dạy học và giáo dục – môn khoa học đặc <br />
biệt của con người và vì con người. Nếu bản thân GV không cảm thấy thoải mái, hứng <br />
thú mỗi khi bước vào lớp học, không hành xử gương mẫu như chính những gì mình mong <br />
muốn HS phải thể hiện, thì khó có thể tin rằng GV đó sẽ tạo ra được một môi trường <br />
học tập hứng khởi và bầu không khí tâm lý thuận lợi cho sự phát triển nhân cách và sự <br />
tiến bộ của HS. Sự gương mẫu đòi hỏi GV không chỉ cần có chuyên môn, có hiểu biết <br />
về khoa sư phạm và nghiệp vụ sư phạm, mà còn phải có sự nhất quán, đúng mực trong <br />
lời nói và hành động, sự ý thức rõ ràng về tác động, ảnh hưởng của việc làm và ngôn ngữ <br />
của mình tới mỗi HS. <br />
<br />
Cá nhân hóa quá trình dạy học và GD, đặc biệt lưu tâm đến những điểm đặc <br />
trưng về văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh… của HSDTTS. Việc cá nhân hóa hoạt động dạy <br />
học và GD phải dựa trên cơ sở hiểu biết về phong cách học tập của những HS khác nhau <br />
cũng như hoàn cảnh, điều kiện sống của từng em. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh kết <br />
quả học tập và khả năng lĩnh hội kiến thức của HS phụ thuộc một phần đáng kể vào <br />
phong cách học tập cá nhân, như có em học tốt nhất với hình ảnh, biểu tượng, có em lại <br />
thể hiện ưu thế với ngôn ngữ, cách diễn đạt, v.v. Nếu nắm bắt được những đặc điểm <br />
này của từng nhóm HS trong lớp, GV có thể tạo điều kiện tốt nhất cho mỗi em phát triển <br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GV: Thái Thị Luận<br />
<br />
<br />
khả năng, thế mạnh của mình trong học tập cũng như hoạt động tập thể, giúp các em tự <br />
tin và ngày càng tiến bộ hơn. <br />
<br />
Bên cạnh đó, những hiểu biết của GV về đặc điểm văn hóa, tinh thần, tín <br />
ngưỡng… của các DTTS trong địa phương cũng sẽ là một thế mạnh giúp GV tiếp cận <br />
HS của mình tốt hơn, quản lý lớp học hiệu quả hơn, tạo được sự tin cậy và chia sẻ đối <br />
với nhóm HSDTTS trong lớp. Việc tìm hiểu này đương nhiên sẽ tốn thời gian và công <br />
sức của GV, song hiệu quả mang lại đối với lớp và với bản thân công tác quản lý lớp học <br />
của người GV thì không thể phủ nhận.<br />
<br />
Bài trí, sắp xếp không gian và bối cảnh lớp học theo phong cách thân thiện với <br />
người học, tích cực, sáng tạo. Không chỉ đơn thuần là nơi diễn ra các hoạt động học tập <br />
hàng ngày, không gian lớp học tác động không nhỏ tới tâm lý, tinh thần, động cơ và hứng <br />
thú học tập của HS. Bàn ghế trong lớp nên bố trí theo các nhóm với khoảng từ 46 người <br />
để HS dễ dàng thực hiện các hoạt động học theo nhóm nhỏ. Bố trí những góc trưng bày <br />
nho nhỏ ở cuối lớp như góc thư viện, góc trò chơi, góc cây xanh, huy động HS tự cung <br />
cấp sản phẩm của mình để trang trí, bày biện cho các góc này, hoặc GV tìm cách liên hệ <br />
với các đơn vị trong trường như Đoàn thanh niên, thư viện trường… để yêu cầu hỗ trợ <br />
về nguồn tài liệu. GV nên hỏi ý kiến của chính HS trong việc bài trí lớp học và tôn trọng <br />
nguyện vọng, sáng kiến, ý tưởng riêng của các em trong sự hài hòa với điều kiện và qui <br />
định của nhà trường. Một không gian lớp học sinh động, hấp dẫn sẽ làm cho HS yêu quí <br />
lớp của mình hơn và cảm thấy vui thích, phấn khởi mỗi khi đến trường.<br />
<br />
Kết hợp việc dạy học hàng ngày với các hoạt động “khởi động”, “thư giãn” nhỏ <br />
hoặc trò chơi đơn giản để tạo hứng thú học tập và tăng cường tinh thần đồng đội, tính <br />
hợp tác cũng như rèn luyện nhiều kỹ năng khác nhau cho HS. Một số thầy cô giáo chúng <br />
ta thường chỉ coi trọng chất lượng giờ giảng dạy trên lớp mà không chú ý nhiều đến <br />
những dạng hoạt động “xây dựng tinh thần nhóm” hoặc mang tính “khởi động”, “thư <br />
giãn”, giúp HS tạo cảm giác thỏai mái, hứng thú trước, trong, hoặc giữa các tiết học. Đó <br />
có thể là những trò chơi nho nhỏ, một vài động tác thể dục vui đơn giản, đôi ba câu đố <br />
vui/đố mẹo… được GV hoặc chính HS đưa ra và chỉ cần 57 phút để thực hiện. Thời <br />
gian đầu, nếu HS chưa quen, GV chủ động chuẩn bị trước một số hoạt động để tổ chức <br />
cho HS. Sau đó, căn cứ vào năng lực của HS trong lớp, GV có thể cử ra một nhóm nhỏ HS <br />
(bao gồm thành viên đại diện của từng tổ trong lớp) chuyên phụ trách các hoạt động khởi <br />
<br />
<br />
<br />
15<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GV: Thái Thị Luận<br />
<br />
<br />
động như vậy của lớp, và các thành viên của nhóm lần lượt thay nhau tổ chức hoạt động <br />
cho lớp.<br />
<br />
Những dạng hoạt động này không chỉ giúp HS ‘tái tạo’ lại năng lượng cho việc <br />
học tập, mà còn có thể làm cho các em thêm gắn bó, đoàn kết, nâng cao tinh thần tập thể <br />
và kỹ năng hợp tác nhóm thông qua sự tương tác cá nhân để giải quyết nhiệm vụ mà các <br />
hoạt động đặt ra. Những hoạt động như vậy nếu được tổ chức thường xuyên chắc chắn <br />
sẽ giúp khích lệ tinh thần chung của tập thể lớp, góp phần tích cực vào việc kiến tạo <br />
một bầu không khí tâm lý thoải mái, an toàn, thân thiện cho lớp học. <br />
<br />
3.2.3. Quan tâm đến những khó khăn của học sinh<br />
<br />
Nếu xem nhà trường giống như một ‘xã hội’ thu nhỏ, thì mỗi một tập thể lớp học <br />
có thể được xem như một ‘tập con’, một cộng đồng thành viên của xã hội lớn đó, và vì <br />
vậy mỗi lớp học cũng hàm chứa những vấn đề, những khó khăn, thách thức mà bất kỳ <br />
một cộng đồng nào có thể gặp phải trong quá trình tương tác giữa các cá nhân. Một trong <br />
những vấn đề đó là việc GV tìm cách quan tâm phát hiện và giúp HS giải quyết những <br />
khó khăn, trở ngại các em gặp phải trong suốt quá trình học tập của mình. Sự quan tâm <br />
sâu sắc đối với HS được đánh giá như một trong bốn yếu tố cốt lõi khắc họa nên chân <br />
dung một người giáo viên hiệu quả . Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh <br />
lớp học có sự đa dạng về văn hóa, bao gồm toàn bộ hoặc một số HS người DTTS với <br />
những điểm đặc thù về hoàn cảnh sống, thói quen, và khả năng nhận thức Trong mỗi lớp <br />
học, HS có thể gặp phải một hoặc nhiều loại khó khăn nhất định, như: hoàn cảnh gia <br />
đình khó khăn về kinh tế hoặc thiếu sự quan tâm về tinh thần của cha mẹ; các vấn đề <br />
liên quan đến sức khỏe hoặc tình trạng thể chất nói chung (như khuyết tật, nói ngọng, <br />
nói lắp, chứng khó đọc, tự kỷ…); khó khăn về khả năng học tập và nhận thức, khả năng <br />
giao tiếp với người khác; khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì; mâu thuẫn hoặc xung đột với <br />
cha mẹ, bạn bè; gia đình quá chăm chút, nuông chiều làm cho trẻ thiếu những kỹ năng <br />
sống cần thiết; gia đình tan vỡ, ly tán, …<br />
<br />
Với riêng đối tượng HS người DTTS, một số khó khăn đặc thù có thể bao gồm: <br />
trở ngại trong sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, sự tự ti, mặc cảm tâm lý trong giao tiếp với <br />
bạn bè thuộc cộng đồng đa số, ảnh hưởng của một số phong tục, tập quán và thói quen <br />
nhất định của cộng đồng DTTS <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GV: Thái Thị Luận<br />
<br />
<br />
Việc GV phát hiện ra những trở ngại, khó khăn của HS trong lớp và hỗ trợ các em <br />
vượt qua chúng sẽ tạo cho HS có cảm giác được bảo vệ, chăm sóc và quan tâm, giúp các <br />
em có thêm nghị lực vượt khó. Bên cạnh đó, khi được GV chú ý đến những vấn đề khó <br />
khăn của mình, bản thân HS có thêm động lực để cố gắng hơn trong học tập và rèn <br />
luyện. Đồng thời, GV cũng được HS thêm yêu mến, tin cậy để có thể sẵn lòng chia sẻ <br />
nhiều hơn những khó khăn, khúc mắc của mình trong cuộc sống hoặc học tập. <br />
<br />
Quan tâm đến khó khăn của HS còn góp phần giúp GV xây dựng và duy trì được <br />
một tập thể lớp đoàn kết, tương trợ, nơi HS cảm thấy mình là một phần có ý nghĩa của <br />
cộng đồng lớp học và tích cực tham gia các hoạt động chung. Từ đó, từng bước hình <br />
thành, củng cố tinh thần trách nhiệm và ý thức tập thể cho HS. Điều này càng có ý nghĩa <br />
đối với nhóm thiểu số HS dân tộc thường hay mặc cảm, tự ti và ngại giao tiếp trong một <br />
tập thể có đông HS người Kinh hơn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Một số cách thức thực hiện việc quan tâm đến những khó khăn của học sinh<br />
<br />
Lập hồ sơ chi tiết của từng HS và thường xuyên cập nhật, bổ sung. Hồ sơ HS ở <br />
đây không chỉ thuần túy là một bản ‘trích ngang’ những thông tin về hoàn cảnh cá nhân, <br />
gia đình của HS như quan niệm truyền thống, mà còn bao gồm cả các sản phẩm trong quá <br />
trình học tập và hoạt động của HS như bài tập/bài thi các môn học, các bản thu hoạch, <br />
tranh vẽ sáng tác, bài thơ dự thi, bài báo tường, các nhận xét của những GV khác về HS, <br />
bằng chứng về việc khen thưởng/kỷ luật, v.v. Túi hồ sơ hoàn thiện của một HS chính là <br />
“cửa sổ để quan sát tư duy và quá trình học tập của HS”, mà GV thông qua đó có thể nhìn <br />
rõ hơn bức tranh sinh động, chân thực về các HS của mình bao gồm cả những thuận lợi, <br />
khó khăn mà em đó gặp phải trong học tập và cuộc sống.<br />
<br />
Việc xây dựng, quản lý và cập nhật hồ sơ HS có thể hiệu quả hơn nếu GV huy