“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mẫu giáo 56 tuổi kỹ năng <br />
ứng phó với biến đổi khí hậu”<br />
_k2a_<br />
TÓM TẮT SÁNG KIẾN<br />
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến<br />
Trong những năm gần đây cụm từ “biến đổi khí hậu” không còn xa lạ <br />
đối với tất cả chúng ta. Thực trạng biến đổi khí hậu (BĐKH) hiện nay <br />
đang ngày càng trở thành vấn đề gay gắt của toàn nhân loại, con người <br />
phải đối mặt với ngày càng nhiều khó khăn do BĐKH gây nên. Do đó ứng <br />
phó BĐKH đang ngày được quan tâm vì cuộc sống của tất cả mọi người. <br />
Trẻ em, đặc biệt là trẻ mầm non rất nhạy cảm với những ảnh hưởng của <br />
môi trường, dễ bị tổn thương do các tác động của BĐKH. Vì vậy việc giáo <br />
dục cho trẻ về BĐKH, cách ứng phó với BĐKH có ý nghĩa vô cùng quan <br />
trọng và cần thiết.<br />
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến<br />
Với mong muốn giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ có ý thức bảo vệ <br />
môi trường, có hành vi văn minh nơi công cộng, nâng cao kiến thức về <br />
phòng tránh thiên tai, để tự bảo vệ mình, bảo về cộng đồng, góp phần nào <br />
đó giúp cho giáo viên có thể dễ dàng hơn trong việc thực hiện nội dung <br />
nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ứng phó với BĐKH, tôi đã mạnh dạn lựa <br />
chọn nội dung: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ <br />
mẫu giáo 56 tuổi kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu” để nghiên <br />
cứu và áp dụng sáng kiến từ thời điểm tháng 8/ 2016 đến tháng 2/2017 tại <br />
lớp mẫu giáo 56 tuổi mà tôi phụ trách. <br />
Để áp dụng sáng kiến cần có những điều kiện sau:<br />
Giáo viên trực tiếp giảng dạy tại trường mầm non có trình độ <br />
chuyên môn đạt chuẩn trở lên.<br />
Có đầy đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị về đồ dùng, đồ chơi...<br />
3. Nội dung sáng kiến<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mẫu giáo 56 tuổi kỹ năng <br />
ứng phó với biến đổi khí hậu”<br />
_k2a_<br />
3.1. Tính mới tính sáng tạo của sáng kiến<br />
Những năm gần đây được sự quan tâm của các cấp ngành liên quan, <br />
giáo viên trường tôi đã được cung cấp một số tài liệu hướng dẫn, tham <br />
khảo, tuy nhiên để áp dụng vào thực tế địa phương thì yêu cầu người giáo <br />
viên cần linh hoạt , sáng tạo. Tôi đã vận dụng linh hoạt tài liệu được cung <br />
cấp lựa chọn nội dung thích hợp với từng chủ đề để xây dựng kế hoạch <br />
chủ đề theo sự liên kết chặt chẽ giữa mục tiêu – mạng nội dung – mạng hoạt <br />
động của chủ đề đó. Tôi lựa chọn nhiều hình thức tổ chức các hoạt động <br />
gần gũi, sáng tạo, sinh động, một số bài thơ, vở kịch... có nội dung giáo <br />
dục trẻ ứng phó với BĐKH kích thích trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt <br />
động.<br />
3.2. Khả năng áp dụng sáng kiến<br />
Đề tài được thực hiện lần đầu tại trường tôi và tôi nhận thấy giáo <br />
dục trẻ kỹ năng ứng phó với BĐKH mang lại hiệu quả vô cùng to lớn vì <br />
khi trẻ có những kỹ năng đó nó giúp cho trẻ biết yêu thiên nhiên, bảo vệ <br />
môi trường, yêu quê hương đất nước và hơn hết là có thể tự tránh được <br />
những rủi ro bất ngờ xảy ra trong cuộc sống do thiên tai mang lại. Những <br />
biện pháp được trình bày trong sáng kiến rất dễ áp dụng và với tùy từng <br />
điều kiện nhà trường, tùy khả năng của giáo viên và học sinh mà mức độ <br />
áp dụng sẽ có sự chênh lệch phù hợp . Chính vì vậy tôi rất mong sáng kiến <br />
của mình được nhân rộng trong tất cả các trường mầm non, trên mọi địa <br />
bàn từ nông thôn đến miền núi ... để tất cả giáo viên, phụ huynh cùng quan <br />
tâm dạy trẻ.<br />
3.3. Lợi ích của sáng kiến<br />
Giúp giáo viên hiểu sâu hơn về nội dung giáo dục trẻ ứng phó <br />
BĐKH, từ đó có thêm kỹ năng xây dựng các hoạt động tích hợp nội dung <br />
giáo dục trẻ về BĐKH vào các hoạt động trong ngày của trẻ.<br />
<br />
<br />
2<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mẫu giáo 56 tuổi kỹ năng <br />
ứng phó với biến đổi khí hậu”<br />
_k2a_<br />
Giúp trẻ có hiểu biết cơ bản về BĐKH, có kỹ năng cần thiết để <br />
thích nghi, ứng phó với một số biểu hiện khi thay đổi thời tiết hay BĐKH; <br />
biết chủ động, tự tin, mạnh dạn chia sẻ thông tin với bạn bè, người lớn khi <br />
xảy ra các hiện tượng thiên tai, từ đó phòng tránh được những rủi ro của <br />
BĐKH. <br />
Tăng cường nhận thức của phụ huynh về vấn đề này, từ đó nâng <br />
cao ý thức trách nhiệm cùng kết hợp với giáo viên và nhà trường giáo dục <br />
trẻ ứng phó với BĐKH.<br />
4. Khẳng định giá trị, kết quả của sáng kiến<br />
Áp dụng sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo <br />
dục trẻ mẫu giáo 56 tuổi kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu” đã <br />
mang hiệu quả đáng kể. Bản thân tôi chủ động linh hoạt và sáng tạo hơn <br />
trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động có tích hợp nội dung giáo <br />
dục trẻ ứng phó với BĐKH một cách hiệu quả. Đa số trẻ đã có kiến thức, <br />
kỹ năng cũng như thái độ đúng đắn, từ đó hình thành ý thức trong từng hành <br />
động cụ thể. Phụ huynh đã quan tâm, tích cực kết hợp với giáo viên để rèn <br />
cho trẻ kỹ năng, thái độ đúng đắn về vấn đề này. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mẫu giáo 56 tuổi kỹ năng <br />
ứng phó với biến đổi khí hậu”<br />
_k2a_<br />
MÔ TẢ SÁNG KIẾN<br />
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến<br />
Biến đổi khí hậu hiện nay đang là vấn đề cấp bách của toàn cầu. <br />
Mặc dù con người có công lao to lớn trong việc cải tạo thiên nhiên, bắt <br />
thiên nhiên phục vụ cho lợi ích của mình, nhưng đồng thời con người cũng <br />
là thủ phạm chính gây nên BĐKH.<br />
BĐKH mà trước hết là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng <br />
là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21. <br />
Việt Nam là một trong những nước trên thế giới dễ bị tổn thương nhất bởi <br />
BĐKH nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, là một trong năm ổ bão của khu <br />
vực Châu Á Thái Bình Dương, thường xuyên phải hứng chịu nhiều loại <br />
bão, lụt., nước biển dâng và các hiện tượng thiên tai khác. <br />
Nhận thức được tầm quan trọng của BĐKH trong công cuộc xây <br />
dựng đất nước, Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển kinh tế đi đôi <br />
với bảo vệ môi trường và phát triển xã hội bền vững. Giáo dục BĐKH và <br />
cách ứng phó với BĐKH là cách hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và bền vững <br />
nhất trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu về BĐKH và cách ứng phó <br />
BĐKH. Mục đích của việc giáo dục là làm cho con người hiểu rõ tầm <br />
quan trọng của khí hậu và cách bảo vệ kí hậu từ những thói quen hành vi <br />
của mỗi người và cách để tồn tại khi có BĐKH xảy ra. Muốn làm được <br />
điều này phải qua một quá trình lâu dài và xuyên suốt ngay từ khi còn nhỏ <br />
đến khi trưởng thành<br />
Từ chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu: <br />
Quyết định số: 158/2008/QĐ–TTg ngày 02 tháng 12 năm 2008 của Thủ <br />
Tướng Chính Phủ, BGD&ĐT đã xây dựng đề án ‘‘Đưa các nội dung ứng <br />
phó với biến đổi khí hậu vào các chương trình GD&ĐT giai đoạn 2011 – <br />
2015” theo Quyết định số: 4619/QĐ– BGD&ĐT ngày 12 tháng 10 năm 2010 <br />
do Bộ trưởng BGD&ĐT ban hành.<br />
4<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mẫu giáo 56 tuổi kỹ năng <br />
ứng phó với biến đổi khí hậu”<br />
_k2a_<br />
Trên cơ sở những đề án, tiểu đề án của BGD&ĐT Vụ giáo dục mầm <br />
non, Sở giáo dục và đào tạo (SGD&ĐT) Tỉnh Hải Dương đã đưa ra nhiệm <br />
vụ giáo dục ứng phó với BĐKH vào chương trình giáo dục mầm non <br />
(GDMN) trong Công văn hướng dẫn số: 1152/SGD&ĐT GDMN ngày 26 <br />
tháng 8 năm 2013 về việc thực hiện nhiệm vụ GDMN Tỉnh Hải Dương.<br />
Trẻ mầm non rất nhạy cảm với những tác động và ảnh hưởng của <br />
môi trường xung quanh, dễ bị tổn thương bởi những tác động của <br />
BĐKH. Môi trường sống của trẻ ngày mai phụ thuộc vào chính những hành <br />
động của trẻ từ ngày hôm nay. Trẻ lứa tuổi mầm non rất thích tiếp xúc với <br />
thiên nhiên và cuộc sống xung quanh, dễ tiếp thu và hình thành những nề <br />
nếp, thói quen, những giá trị tốt đẹp, tạo cơ sở ban đầu cho việc hình thành <br />
nhân cách sau này.<br />
Vì vậy việc giáo dục hình thành ý thức, thái độ, đặc biệt là hành vi <br />
đúng đắn bảo vệ môi trường sống, cách ứng phó và giảm nhẹ hậu quả của <br />
BĐKH phải bắt đầu từ lứa tuổi mầm non. <br />
Đối với trẻ mẫu giáo đặc biệt là trẻ 5 tuổi là lứa tuổi chuẩn bị bước <br />
vào lớp 1, nhận thức của trẻ đã hoàn thiện hơn các lứa tuổi khác.Vì vậy <br />
không chỉ cung cấp cho trẻ vốn hiểu biết sơ đẳng về việc làm gì để ứng <br />
phó với BĐKH mà còn phải nâng cao vốn hiểu biết của trẻ, nâng cao kĩ <br />
năng ứng phó của trẻ với BĐKH. Từ đó bồi dưỡng cho trẻ tình yêu thiên <br />
nhiên, môi trường có tình yêu quê hương, đất nước, giáo dục trẻ ý thức <br />
trách nhiệm để trở thành một chủ nhân tương lai của đất nước.<br />
Việc giáo dục trẻ ứng phó với BĐKH đã được một số giáo viên thực <br />
hiện tuy nhiên chất lượng chưa cao, hành vi, kĩ năng của trẻ chưa được <br />
thành thục, mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp những kiến thức cơ bản để <br />
hiểu. Nội dung giáo dục trẻ về BĐKH trong trường mầm non cần phù hợp <br />
với mức độ phát triển của trẻ, phù hợp với những hiểu biết, thực tiễn và <br />
những quan sát hằng ngày của trẻ.<br />
5<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mẫu giáo 56 tuổi kỹ năng <br />
ứng phó với biến đổi khí hậu”<br />
_k2a_<br />
Với mong muốn đóng góp một phần để nâng cao chất lượng thực <br />
hiện nội dung giáo dục trẻ ứng phó với BĐKH, từ đó củng cố thêm cho trẻ <br />
ý thức, thái độ và kỹ năng sống bình tĩnh chủ động tự tin trong mọi tình <br />
huống có kỹ năng để bảo vệ chính mình, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: <br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 56 tuổi kĩ năng <br />
ứng phó với biến đổi khí hậu” để nghiên cứu.<br />
2. Thực trạng của vấn đề<br />
2.1. Khó khăn<br />
Trường chúng tôi nằm ở ngoại ô của thành phố, nơi tập trung đông <br />
dân cư, chủ yếu làm nghề buôn, nghề mộc, chăn nuôi nhỏ lẻ... trình độ <br />
dân trí còn hạn chế, phần lớn chưa quan tâm nhiều đến việc học hành của <br />
con, hoàn toàn phó mặc cho giáo viên trên lớp, chỉ chú tâm đến làm ăn kinh <br />
tế. Một số phụ huynh có điều kiện quan tâm tới con, thì luôn nóng vội <br />
trong việc dạy con. Vì chưa nhận được sự quan tâm, chăm sóc chu đáo của <br />
bố mẹ nên khả năng hiểu biết, tiếp thu những kỹ năng cần thiết để ứng <br />
phó với biến đổi khí hậu phòng chống thiên tai (BĐKHPCTT) của trẻ còn <br />
bị hạn chế.<br />
Trường tôi đang trong thời kỳ xây dựng, cơ sở vật chất chưa đầy <br />
đủ nên việc tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục và rèn kỹ năng cho <br />
trẻ còn gặp nhiều khó khăn.<br />
Trong những năm qua, đội ngũ giáo viên đã từng bước khẳng định <br />
về chuyên môn nghiệp vụ của mình, đã đầu tư vào bài dạy, các hoạt động <br />
một cách tích cực. Song, việc rèn kỹ năng ứng phó với BĐKHPCTT cho <br />
trẻ còn nhiều lúng túng, chưa linh hoạt. Một số ít giáo viên vẫn còn xem <br />
nhẹ việc rèn kỹ năng này cho trẻ vào trong các hoạt động. Tuy có đầu tư <br />
vào bài dạy, nhưng phương pháp và cách tổ chức hoạt động còn sơ sài, cô <br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mẫu giáo 56 tuổi kỹ năng <br />
ứng phó với biến đổi khí hậu”<br />
_k2a_<br />
chưa kịp thời uốn nắn cho trẻ về hành vi, thái độ của trẻ để giúp trẻ có <br />
được những kỹ năng cần thiết.<br />
Việc lựa chọn nội dung và phương pháp rèn kỹ năng ứng phó với <br />
BĐKH cho trẻ chưa phù hợp với điều kiện nhà trường, điều kiện của địa <br />
phương. Chưa phù hợp với nhận thức và khả năng của trẻ, đây là một vấn <br />
đề khiến tôi gặp nhiều khó khăn. <br />
2. 2. Thuận lợi<br />
Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, các <br />
phương tiện dạy học giúp tôi tổ chức tốt các hoạt động thực hành kỹ năng <br />
ứng phó với BĐKH cho trẻ.<br />
Đa số trẻ đã được học qua lớp 3 tuổi lớp 4 tuổi nên đã có kiến thức <br />
và kỹ năng nhất định. Trẻ mạnh dạn tự tin ham học hỏi và thích khám phá <br />
tìm hiểu thế giới xung quanh trẻ.<br />
Trình độ giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình, tâm <br />
huyết với nghề.<br />
Bản thân tôi luôn có ý thức học tập, tập huấn, nghiên cứu tài liệu <br />
tập san của nghành, báo trí, cập nhập các thông tin trên các phương tiện <br />
thông tin đại chúng về kỹ năng ứng phó với BĐKHPCTT cho trẻ.<br />
Trẻ ngoan tích cực tham gia vào các hoạt động do cô tổ chức.<br />
Chính từ những thuận lợi và khó khăn kể trên càng thôi thúc thôi <br />
nghiên cứu và viết về đề tài này.<br />
2.3. Điều tra thực trạng<br />
Trước khi nghiên cứu đề tài tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng <br />
nhận thức ứng phó với BĐKH của trẻ (Qua phiếu khảo sát phần phụ lục) <br />
vào thời điểm tháng 8 năm 2016 và đã thu được kết quả như sau:<br />
Bảng 1: Điều tra thực trạng. (tháng 8/2016)<br />
Số Mức độ Nhận thức Kỹ năng Thái độ<br />
Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ<br />
7<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mẫu giáo 56 tuổi kỹ năng <br />
ứng phó với biến đổi khí hậu”<br />
_k2a_<br />
trẻ<br />
Tốt 5 15.6 2 6,3 5 15,6<br />
32 Khá 12 37.5 5 15,6 12 37,5<br />
Trung bình 15 46.9 25 78.1 15 46,9<br />
<br />
=> Kết quả trên cho thấy số trẻ có nhận thức tốt chỉ là 5 trẻ <br />
chiếm.15.6% khá là 12 trẻ chiếm 37.5% và số trẻ trung bình là 15 trẻ <br />
chiếm 46.9%.<br />
Với kết quả như trên ta thấy: Đa số trẻ đã có một số hiểu biết về thời <br />
tiết, biết các mùa trong năm, biết chọn trang phục, thức ăn phù hợp thời <br />
tiết, biết trồng cây xanh, tiết kiệm năng lượng nhưng phần lớn trẻ chưa <br />
nắm được các hiện tượng của BĐKH, nguyên nhân và hậu quả của việc <br />
BĐKH.<br />
Về kỹ năng: Một số trẻ đã có kỹ năng chủ động chọn trang phục phù <br />
hợp với thời tiết, tham gia chăm sóc bảo vệ cây xanh, môi trường, tiết <br />
kiệm điện nước, vệ sinh cá nhân… nhưng chưa có kỹ năng phòng tránh, <br />
ứng phó với một số thảm họa thiên tai như mưa lũ, bão, cháy, sấm sét…<br />
Thái độ: Đa số trẻ chưa tự tin, mạnh dạn, chủ động chia sẻ thông tin <br />
với người lớn khi xảy ra các thảm họa thiên tai giả định.<br />
3. Các biện pháp thực hiện<br />
3.1. Biện pháp 1: Xác định nội dung giáo dục trẻ ứng phó với BĐKH <br />
Nội dung giáo dục trẻ ứng phó với BĐKH là một trong những nội <br />
dung được đặc biệt quan tâm trong năm học này, tôi dành thời gian tìm <br />
hiểu các thông tin từ đài, báo, các tài liệu trên mạng Internet, đặc biệt là <br />
sách báo của ngành các vấn đề về thích ứng, ứng phó với BĐKH, sưu tầm <br />
tranh ảnh, video, các vấn đề về BĐKH phù hợp với địa phương và phù hợp <br />
với khả năng nhận thức của trẻ…<br />
Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đặc biệt là bài giảng : <br />
http://cantho.edu.vn/mnvinhtrinh2/_content/tin_tuc_don_vi_khac/detail/_163<br />
36217146071495033.html của đồng chí Phó Hiệu trưởng trường mầm non <br />
8<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mẫu giáo 56 tuổi kỹ năng <br />
ứng phó với biến đổi khí hậu”<br />
_k2a_<br />
Vinh Trinh – Tỉnh Cần Thơ đã đưa lên. Tài liệu này giúp tôi có thêm kinh <br />
nghiệm lựa chọn nội dung ứng phó với BĐKH để đưa vào các hoạt động <br />
giáo dục trẻ sao cho phù hợp với chủ đề, với nhận thức của trẻ cũng như <br />
phù hợp với điều kiện của trường lớp và khả năng của giáo viên.<br />
Qua thời gian nghiên cứu Tôi đã lựa chọn và xây dựng nội dung giáo <br />
dục trẻ ứng phó với BĐKH như sau:<br />
Một số đặc điểm về thời tiết, dấu hiệu nhận biết thời tiết: Nắng, <br />
mưa, nóng, lạnh... diễn ra trong một thời gian ngắn, ở một khoảng không <br />
gian hẹp.<br />
Một số đặc điểm của 4 mùa, cách nhận biết các mùa trong năm.<br />
Một số biểu hiện của biến đổi khí hậu: Nắng nóng kéo dài, mưa, <br />
bão bất thường và nhiều, dông tố, lũ lụt kéo dài, rét đậm, rét hại... <br />
Một số nguyên nhân và hậu quả do biến đổi khí hậu gây ra.<br />
Cách ứng phó và giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu: nghe dự <br />
báo thời tiết hàng ngày để chọn trang phục, chọn thức ăn, đồ uống có lợi <br />
cho sức khỏe và phù hợp với thời tiết, trồng cây, chăm sóc vật nuôi, tiết <br />
kiệm năng lượng, thu gom, phân loại rác, tiết kiệm giấy, sử dụng lại các <br />
nguyên vật liệu, giấy cũ, hạn chế dùng túi ni lông, giữ vệ sinh cá nhân, vệ <br />
sinh nhà cửa, lớp học, đồ dùng đồ chơi, tìm hiểu về ngày trái đất, giờ trái <br />
đất...<br />
Một số kĩ năng để thích ứng với BĐKH:<br />
+ Nếu không có người lớn bên cạnh khi có thiên tai biết tìm nơi trú ẩn <br />
an toàn, biết gọi người lớn khi gặp nguy hiểm.<br />
+ Khi có mưa bão, sấm sét không chơi ngoài trời, không tắm mưa, <br />
không <br />
trú mưa dưới gốc cây to, cột điện…phải chạy ngay vào nhà, lớp học, đóng<br />
cửa lại, đứng xa các thiết bị điện, tránh những chỗ ẩm ướt <br />
<br />
<br />
9<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mẫu giáo 56 tuổi kỹ năng <br />
ứng phó với biến đổi khí hậu”<br />
_k2a_<br />
+ Khi xảy ra mưa lũ, tuyệt đối không được tự ý rời xa người lớn, <br />
tránh xa các vũng nước, hoặc chỗ có biển báo, tránh xa dây điện, cột điện, <br />
cây đổ… Biết giữ vệ sinh cá nhân, không sử dụng nước nhiễm bẩn trong <br />
mưa lũ, không <br />
dùng chung đồ dùng cá nhân… để phòng tránh dịch bệnh.<br />
+ Khi thấy cháy, hét to để báo cho người lớn và mọi người xung quanh <br />
biết. Gọi số điện thoại khẩn cấp 114, thông báo rõ địa điểm nơi đang cháy <br />
để lực lượng cứu hoả đến giúp đỡ....<br />
+ Tự tin, mạnh dạn, chủ động chia sẻ thông tin với bạn bè, người thân <br />
khi xảy ra hiện tượng thiên tai; Không sợ hãi, hoảng loạn, bình tĩnh thực <br />
hiện những yêu cầu, hướng dẫn của người lớn; Không tự ý ra khỏi nhà <br />
hoặc ra khỏi nơi sơ tán; Không được tự ý bơi, lội hoặc chơi đùa ở bờ sông, <br />
bờ suối, tránh bị tai nạn đuối nước.<br />
3.2. Biện pháp 2: Xây dựng tích hợp nội dung giáo dục trẻ ứng phó với <br />
BĐKH vào các chủ đề<br />
Giáo dục để trẻ có thể sẵn sàng thích nghi, ứng phó với BĐKH phù hợp <br />
với khả năng của trẻ là vô cùng quan trọng. Sau khi nghiên cứu kỹ nội dung <br />
giáo dục trẻ ứng phó với BĐKH, tôi đã lựa chọn những nội dung phù hợp <br />
để tích hợp vào các chủ đề trong năm học và luôn đảm bảo những nguyên <br />
tắc sau:<br />
Nguyên tắc 1: Tích hợp trong tất cả các lĩnh vực giáo dục: GD phát triển <br />
thể chất, GD phát triển nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội và <br />
thẩm mỹ. <br />
Nguyên tắc 2: Nội dung giáo dục đưa vào các hoạt động từ dễ đến khó, <br />
từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của trẻ, không <br />
trùng lặp, không gây quá tải, gần gũi, không xa lạ với trẻ, gắn với thực tế <br />
của địa phương <br />
<br />
<br />
10<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mẫu giáo 56 tuổi kỹ năng <br />
ứng phó với biến đổi khí hậu”<br />
_k2a_<br />
Nguyên tắc 3: Có thể được tích hợp trong toàn bộ hoạt động, trong một <br />
phần của hoạt động hoặc ở phần liên hệ thực tế.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mẫu giáo 56 tuổi kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu”<br />
_k2a_<br />
<br />
<br />
<br />
Tên chủ Thời <br />
STT Mục tiêu Nội dung Hoạt động<br />
đề gian<br />
<br />
1 Trường 3 tuần Biết cách sử dụng tiết kiệm Các cách tiết kiệm năng Trò chuyện về cách sử <br />
mầm non năng lượng khi ở trường, lớp. lượng ở trường, lớp bé. dụng điện nước khi ở <br />
của bé. Biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi, Một số hoạt động giữ gìn trường.<br />
vứt rác đúng nơi quy định… môi trường xanh – sạch – Bé trực nhật, chăm sóc góc <br />
đẹp thiên nhiên.<br />
Trò chơi: Thi đua nhặt lá sân <br />
trường, bé tập làm bác lao <br />
công <br />
<br />
2 Bé và gia 5 tuần Biết một số khu vực an toàn, Những nơi an toàn, không Trò chuyện: bé làm gì khi <br />
đình yêu không an toàn trong nhà và cách an toàn trong gia đình bé cần gặp hiện tượng thời tiết bất <br />
dấu. phòng tránh khi có hiện tượng tránh khi có hiện tượng bất thường khi ở trong nhà.<br />
thời tiết bất thường. thường.<br />
Biết chia sẻ thông tin với người Một số kỹ năng tự bảo vệ, Trò chơi: Thời tiết nào trang <br />
thân khi thấy có hiện tượng thiên chăm sóc bản thân khi có phục đấy, Ai thông minh <br />
tai xảy ra. BĐKH. dũng cảm, đội nào nhanh <br />
12<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mẫu giáo 56 tuổi kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu”<br />
_k2a_<br />
<br />
<br />
<br />
Biết chăm sóc bản thân để hơn…<br />
phòng tránh và giảm nhẹ hậu <br />
quả khi thời tiết thay đổi, thời <br />
tiết bất thường xảy ra.<br />
Biết một số kỹ năng tự bảo vệ <br />
khi gặp thiên tai trong gia đình.<br />
<br />
3 Bé tìm 4 tuần Biết đặc điểm của một số Bé với một số nghề. Trò chuyện về một số <br />
hiểu các nghề: Nghề dự báo thời tiết, nghề.<br />
nghề. Nghề công nhân vệ sinh môi Trò chơi: Nhà dự báo thời <br />
trường, Nghề cứu hỏa... tiết nhí, Bé tập làm MC thời <br />
Biết một số kỹ năng ứng phó Một số kỹ năng tự bảo vệ tiết...<br />
khi có cháy. khi có cháy. Trò chuyện: Khi bé thấy <br />
Biết thu gom và phân loại rác, Có một số kỹ năng bảo vệ cháy.<br />
tận dụng các nguyên phế liệu, môi trường hạn chế BĐKH Khám phá xã hội: rác để ở <br />
không sử dụng túi nilon... đâu? Tạo sản phẩm các <br />
nghề từ phế liệu.<br />
Trò chơi: Bé phân loại rác.<br />
<br />
13<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mẫu giáo 56 tuổi kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu”<br />
_k2a_<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4 Một số 4 tuần Biết một số biện pháp giữ sức Một số cách bảo vệ sức Trò chuyện; Bé làm gì để <br />
phương khoẻ đơn giản khi đi ra đường. khỏe khi đi ra đường. bảo vệ sức khỏe khi đi <br />
tiện và luật Biết kêu gọi người thân sử Những PTGT sạch, tiết đường?<br />
lệ giao dụng phương tiện giao thông kiệm năng lượng; những Bé khám phá những PTGT <br />
thông. (PTGT) bảo vệ môi trường, hạn PTGT gây ảnh hưởng đến không gây ô nhiễm môi <br />
chế sử dụng PTGT gây nhiều môi trường, hao tổn năng trường.<br />
tiếng ồn và khói bụi. lượng. Trò chơi: ai là người dũng <br />
Biết một số kỹ năng tự bảo vệ Một số kỹ năng tự bảo vệ cảm...<br />
khi gặp thiên tai trên đường. khi có thiên tai trên đường. Trò chuyện: Khi gặp thiên <br />
tai trên đường, bé cần nhớ.<br />
<br />
5 Thế giới 5 tuần Biết trồng nhiều cây xanh để Lợi ích của cây xanh đối Bé khám phá: Cây xanh lớn <br />
thực vật. góp phần giảm nhẹ hậu quả của với con người, ý thức chăm lên như thế nào?<br />
Tết và Mùa BĐKH. sóc và bảo vệ cây.<br />
TC: bé chăm sóc cây xanh... <br />
xuân Biết chặt phá rừng bừa bãi làm Các hoạt động của con <br />
Xem video nguyên nhân ô <br />
cho môi trường bị ô nhiễm, thiên người đối với thế giới thực <br />
nhiễm môi trường.<br />
tai xảy ra, ảnh hưởng đến con vật.<br />
Trò chơi: Chọn tranh đúng <br />
<br />
14<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mẫu giáo 56 tuổi kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu”<br />
_k2a_<br />
<br />
<br />
<br />
người. Nhận xét được một số về BVMT, Nói lời hay làm <br />
hành vi đúng hoặc sai của con việc tốt...<br />
người với môi trường. Truyện: Tiếng gọi rừng <br />
xanh<br />
<br />
6 Những con 4 tuần Thân thiện, yêu thích các con Lợi ích của động vật đối Tìm hiểu về vật nuôi trong <br />
ngộ nghĩnh vật và muốn bảo vệ, chơi với với con người, ý thức chăm gia đình; trong rừng; dưới <br />
chúng. sóc và bảo vệ động vật. nước; chim và côn trùng<br />
Biết các hành động săn bắt giết Các hành động của con Xem video: Tiếng gọi rừng <br />
hại thú rừng, thú quý hiếm, đánh người đối với thế giới động xanh. <br />
bắt thủy hải sản bừa bãi là sai vật<br />
trái và vi phạm pháp luật. <br />
Biết bảo vệ động vật, kêu gọi Ý thức bảo vệ các loài Trò chuyện: Bé làm gì khi <br />
mọi người tham gia bảo vệ các động vật quý hiếm thấy những loài vật quý hiếm <br />
loài động vật quý dần bị tuyệt chủng.<br />
<br />
7 Nước và 3 tuần Có hiểu biết đơn giản về thời Một số hiện tượng tự Trò chuyện về một số hiện <br />
một số tiết, dấu hiệu nhận biết thời tiết. nhiên: gió, mây, mưa, sấm, tượng tự nhiên.<br />
hiện tượng Biết một số biểu hiện của chớp... Bé khám phá một số biểu <br />
<br />
15<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mẫu giáo 56 tuổi kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu”<br />
_k2a_<br />
<br />
<br />
<br />
BĐKH: Rét đậm rét hại, nắng Biểu hiện, ích lợi và tác tượng thời tiết. <br />
tự nhiên<br />
nóng kéo dài, mưa bão thất hại của một số hiện tượng Xem video về các hiện <br />
thường và nhiều, lũ lụt kéo dài… tự nhiên với sức khỏe con tượng tự nhiên bất thường.<br />
Biết một số nguyên nhân và người. Bé khám phá về mưa<br />
hậu quả do BĐKH gây ra. Bé tìm hiểu về BĐKH<br />
Có hiểu biết về các mùa trong Bé khám phá 4 mùa trong <br />
năm. Bốn mùa, đặc trưng thời năm.<br />
Biết tiết kiệm năng lượng, biết tiết từng mùa. Khám phá: Bé dùng nước <br />
sử dụng nguồn năng lượng tự Cách tiết kiệm năng lượng sạch như thế nào?<br />
nhiên. nước trong sinh hoạt. Truyện: Cóc kiện trời, Nhà <br />
Biết một số kỹ năng tự bảo vệ vua kén rể.<br />
khi gặp thiên tai như lốc xoáy, Cách giữ sức khỏe phù hợp Trò chơi: Bé tập ứng phó với <br />
mưa bão, sấm sét… từng mùa, bảo vệ sức khỏe BĐKH, ai là người dũng cảm...<br />
khi gặp thiên tai.<br />
<br />
8 Quê 7 tuần Biết giữ vệ sinh, bảo vệ môi Tình yêu quê hương của Khám phá: Thủ đô Hà Nội, <br />
hương, đất trường nơi công cộng: Không vứt bé, bảo vệ và giữ gìn di tích Hải Dương, Việt Nam quê <br />
nước, bác rác bừa bãi, không ngắt lá bẻ lịch sử, ý thức giữ gìn thành hương, …<br />
<br />
16<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mẫu giáo 56 tuổi kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu”<br />
_k2a_<br />
<br />
<br />
<br />
Trò chuyện về ngày trái đất <br />
hồ, trường cành, phân loại và vứt rác đúng phố xanh, sạch, đẹp…<br />
22/4.<br />
tiểu học. nơi quy định… Ngày 22/4 và các hoạt <br />
Trò chơi: Rác để ở đâu, bé <br />
Có hiểu biết về ngày trái đất, động đặc trưng.<br />
phân loại rác, bé với giờ trái <br />
giờ trái đất, các hoạt động nhân <br />
đất…<br />
ngày trái đất.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
17<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mẫu giáo 56 tuổi kỹ năng <br />
ứng phó với biến đổi khí hậu”<br />
_k2a_<br />
Xây dựng kế hoạch tích hợp các nội dung giáo dục trẻ về BĐKH gắn <br />
với nội dung các chủ đề ngay từ đầu năm học theo sự liên kết chặt chẽ giữa <br />
mục tiêu – mạng nội dung – mạng hoạt động một cách khoa học, gắn với <br />
thực tế đã thực sự đã mang lại rất nhiều thuận lợi như giúp tôi chủ động xây <br />
dựng kế hoạch chủ đề, chủ động trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục, <br />
tạo cho trẻ hứng thú và cung cấp những kiến thức gần gũi, những kỹ năng <br />
cần thiết trong cuộc sống thực tế của trẻ, phù hợp với trẻ, từ đó nâng cao <br />
hơn nữa chất lượng giáo dục trẻ theo mục tiêu đã đề ra từ đầu năm học.<br />
Cụ thể: Trước khi nghiên cứu nội dung này, thật sự tôi cũng vẫn còn <br />
chưa nghĩ rằng, việc mình đã giáo dục và rèn cho trẻ những kỹ năng cần <br />
thiết để ứng phó với BĐKHPCTT bấy lâu nay, bằng những câu hỏi hàng <br />
ngày mà mình không nhận thấy: <br />
* Khi các con thấy cháy các con sẽ làm gì? <br />
* Sáng con đi học trời lạnh, con mặc áo ấm, đến trưa khi trời nắng, <br />
nóng, các con sẽ làm gì?<br />
* Khi ngọn lửa của đám cháy lan gần tới chỗ của con, con sẽ làm <br />
thế nào để thoát hiểm?<br />
* Trước khi chuẩn bị cho chuyến đi du lịch, các con cần chuẩn bị <br />
những gì? <br />
Nhưng để có những câu hỏi tương tự như thế, có chiều sâu và hiệu <br />
quả hơn để trở thành kỹ năng cần thiết thì đòi hỏi giáo viên phải đặt ra <br />
câu hỏi : Giúp trẻ hình thành những kỹ năng cần thiết để ứng phó với <br />
BĐKHPCTT là phải dạy như thế nào?<br />
+ VD1: Ở chủ đề “Trường Mầm non”, Tôi trò chuyện với trẻ về <br />
cách sử dụng điện, nước khi ở trường, biết vứt rác đúng nơi quy định, biết <br />
giữ môi trường xanh, sạch đẹp... giúp trẻ biết đó là những việc làm cần <br />
<br />
<br />
<br />
18<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mẫu giáo 56 tuổi kỹ năng <br />
ứng phó với biến đổi khí hậu”<br />
_k2a_<br />
thiết làm giảm sự ô nhiễm môi trường, góp phần chống lại sự biến đổi <br />
của khí hậu.<br />
+ VD2: Với chủ đề " Bé với gia đình" Tôi giúp trẻ nhận biết một <br />
số khu vực không an toàn và cách phòng tránh khi có hiện tượng bất <br />
thường, biết chia sẻ thông tin với người thân (gọi điện thoại...), biết chăm <br />
sóc và tự bảo vệ khi gặp thiên tai trong gia đình.<br />
* Trong khi cho trẻ chơi trò chơi ở góc: “Gia đình” với trò chơi <br />
“Nấu ăn”, tôi hướng dẫn trẻ, đặt nồi lên bếp ga đã đặt đúng giữa bếp <br />
chưa nếu không sẽ dễ đổ và xảy ra tai nạn, nấu xong phải nhớ tắt bếp, <br />
bắc nồi phải dùng cái lót tay để không bị bỏng.<br />
VD3: Chủ đề: “Một số ngành nghề” với đề tài nhỏ: “Nhận biết <br />
một số nguy cơ cháy nổ có thể gặp”. Tôi đã đưa ra nội dung của bài dạy <br />
như sau: (Tôi đã sưu tầm trên mạng cho trẻ xem các hình ảnh).<br />
+ Nhận biết một số nguồn gây ra lửa (bếp ga, bật lửa, xăng, dầu, nến, <br />
cồn...), các chất dễ cháy : rơm rạ, than củi, giấy....<br />
+ Biết ảnh hưởng tốt, xấu của lửa trong cuộc sống.<br />
+ Biết cách dập lửa an toàn (khăn ướt, nước, bình xịt, cát...).<br />
+ Cuối cùng tôi có thể đóng vai chú lính cứu hỏa, từ đó sẽ trang bị <br />
kiến thức và kỹ năng cần thiết cho trẻ để giúp trẻ phòng cháy, chữa cháy <br />
khi gặp tình huống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày.<br />
VD4: Chủ đề: “Thế giới thực vật Tết và Mùa xuân” .<br />
+ Giúp trẻ biết lợi ích của cây xanh đối với con người, biết trồng <br />
nhiều cây xanh để góp phần giảm nhẹ hậu quả của BĐKHPCTT.<br />
+ Cho trẻ xem video nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, biết chặt <br />
phá rừng bừa bài làm cho môi trường bị ô nhiễm, thiên tai, lũ lụt xảy ra, <br />
ảnh hưởng đến con người. Nhận biết một số hành vi đúng, sai của con <br />
người với môi trường <br />
<br />
19<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mẫu giáo 56 tuổi kỹ năng <br />
ứng phó với biến đổi khí hậu”<br />
_k2a_<br />
+ Trong giờ LQVH: Cô kể cho trẻ nghe câu truyện “Tiếng gọi của <br />
rừng xanh” sau đó cho trẻ chơi trò chơi “Chọn tranh đúng về bảo vệ <br />
môi trường”.<br />
VD5: Chủ đề: “Nước và một số hiện tượng tự nhiên” tôi cũng <br />
mạnh dạn đưa ra đề tài nhỏ: “Nhận biết một số nguy cơ đuối nước”.<br />
+ Giúp trẻ nhận biết các nguồn gốc nước từ đâu mà có, các loại nước, <br />
các hiện tượng tự nhiên liên quan đến nước.<br />
+ Nhận biết ích lợi, tác hại của nước trong cuộc sống hàng ngày.<br />
+ Biết cách phòng chống tai nạn do nước gây ra (không chơi gần sông <br />
hồ, nơi có nước lũ, nước đun sôi...). Biết kêu cứu, biết sơ qua quá trình <br />
cấp cứu ban đầu khi đuối nước (Trẻ 5 – 6 tuổi). Với hoạt động này tôi <br />
cũng lên mạng tìm kiếm và đưa ra những hình ảnh minh họa hành động trẻ <br />
lên làm và không lên làm. <br />
+ Cho trẻ chơi các trò chơi pha nước: (tưới cây, pha màu, pha nước <br />
hoa quả, đong nước...).<br />
VD6: Chủ đề : “Quê hương, đất nước, Bác hồ, trường tiểu học”.<br />
+ Dạy trẻ biết giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường, không vứt rác <br />
bừa bãi.<br />
+ Giáo dục trẻ tình yêu quê hương, đất nước, Bác Hồ.<br />
3.3. Biện pháp 3: Tích hợp nội dung giáo dục trẻ ứng phó với BĐKH <br />
vào các tình huống, các hoạt động hàng ngày<br />
Thời gian chủ yếu của trẻ trong một ngày là ở trường, lớp. Chính vì <br />
vậy, vai trò của cô giáo trong việc rèn luyện và hướng dẫn trẻ là rất quan <br />
trọng. Do đó, tôi luôn tận dụng mọi lúc, mọi nơi, mọi tình huống để dạy <br />
trẻ.. Tôi luôn cố gắng ích hợp một cách khéo léo để gây hứng thú và duy trì <br />
được hứng thú cho trẻ , phù hợp với điều kiện của lớp của chủ đề đang <br />
thực hiện.,<br />
<br />
20<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mẫu giáo 56 tuổi kỹ năng <br />
ứng phó với biến đổi khí hậu”<br />
_k2a_<br />
tạo cơ hội để trẻ được tích cực hoạt động, trải nghiệm.<br />
3.3.1. Đón trẻ, trò chuyện sáng<br />
Việc tích hợp nội dung giáo dục trẻ ứng phó BĐKH được tôi khai <br />
thác khá triệt để vào thời điểm này như sau:<br />
*Đón trẻ:<br />
Khi đón trẻ tôi chú ý quan sát, hướng dẫn trẻ biết tự cất đồ dùng cá <br />
nhân đúng nơi quy định, , tự mặc và cởi quần áo mà không cần sự giúp đỡ <br />
của người lớn để tự biết bảo vệ bản thân khi thay đổi nhiệt độ từ ngoài <br />
trời vào lớp học...<br />
* Trò chuyện: <br />
Hình thức: Cá nhân, tập thể, nhóm...<br />
Nội dung: Hướng dẫn trẻ biết chọn trang phục phù hợp với thời <br />
tiết, các vấn đề sức khỏe của trẻ, các biểu hiện của BĐKH, cách ứng phó <br />
và phòng tránh.<br />
Ví dụ: <br />
+ Bé đoán xem thời tiết hôm nay sẽ như thế nào?<br />
+ Mưa, bé thích và không thích, vì sao?<br />
+ Các bé sẽ chọn bạn nào ăn mặc phù hợp với thời tiết hôm nay? <br />
( Một bạn mặc áo dầy, quàng khăn ấm, một bạn mặc áo len)<br />
+ Vì sao hôm nay chúng ta lại phải mặc áo ấm?<br />
+ Các bé đoán xem vì sao khi đi ra đường chúng ta phải đeo khẩu <br />
trang?<br />
+ Trong hộp có rất nhiều lọ thuốc ho mà bố mẹ đã gửi cho các con <br />
từ sáng, hãy lên nhận lọ thuốc ho của mình nào. Vì sao có bạn bị ho, có bạn <br />
không bị ho? Làm thế nào để hết ho?<br />
+ Trò chơi: Nhà dự báo thời tiết nhí (Cách chơi: Trẻ lên gắn biểu <br />
tượng thời tiết phù hợp)<br />
<br />
<br />
21<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mẫu giáo 56 tuổi kỹ năng <br />
ứng phó với biến đổi khí hậu”<br />
_k2a_<br />
Trên đây là một số nội dung trò chuyện sáng tôi thường tổ chức gần <br />
gũi và hấp dẫn với trẻ thông qua những tình huống, những trò chơi, câu <br />
đố... từ đó hình thành cho trẻ kiến thức, kỹ năng về vấn đề này một cách <br />
khá dễ dàng.<br />
3.3.2. Hoạt động học<br />
Với Hoạt động học tôi thường lựa chọn những hoạt động nhẹ <br />
nhàng, phù hợp, tạo tình huống, câu hỏi... khuyến khích trẻ chủ động học <br />
hỏi, mày mò, quan sát, thử, bày tỏ cảm xúc và cách làm riêng, rèn luyện kỹ <br />
năng đã biết... tạo ra những cơ hội và tình huống để mở rộng, tích hợp nội <br />
dung BĐKH vào các nội dung giáo dục đã xây dựng.<br />
* Hoạt động khám phá khoa học: Ví dụ như ở chủ đề “ Một số <br />
hiện tượng tự nhiên”<br />
Tôi cho trẻ quan sát tranh ảnh, xem các đoạn phim tư liệu sưu tầm <br />
trên mạng về các hiện tượng thời tiết{ như mưa, bão, lốc xoáy, sấm chớp, <br />
nắng nóng, hạn hán, lũ lụt…<br />
Qua các hoạt động thí nghiệm, trải nghiệm, đưa ra tình huống cho <br />
trẻ dự đoán, quan sát tranh ảnh băng hình tôi cung cấp những kiến thức đơn <br />
giản về đặc điểm của các hiện tượng thời tiết, thảm họa đó như: Gió làm <br />
mát, làm lưu thông không khí; gió mạnh làm đổ cây, làm bụi đường phố, <br />
làm đổ nhà cửa; các cách tránh gió như: Đội mũ, đeo khẩu trang, đi găng <br />
tay, trồng nhiều cây xanh, không ra ngoài trời lâu; mưa cung cấp cho con <br />
người và mọi vật, làm mát, giúp cho cây cối phát triển, mưa to làm cho <br />
đường phố ngập lụt, nhà cửa, quần áo ẩm ướt, có sấm chớp rất nguy <br />
hiểm. Cách tránh mưa: Khi ra đường phải đội mũ nón, mặc áo mưa, không <br />
chơi dưới gốc cây khi có mưa to, sấm chớp. Hạn hán là hiện tượng lượng <br />
mưa thiếu hụt kéo dài, làm giảm độ ẩm trong không khí, hạ thấp mức <br />
nước ao hồ, ít hoặc không có mưa kéo dài khiến sông suối, ao hồ cạn <br />
nước, cây cối khô héo, đất khô nứt nẻ, hạn hán làm cho trẻ nhỏ bị mất <br />
22<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mẫu giáo 56 tuổi kỹ năng <br />
ứng phó với biến đổi khí hậu”<br />
_k2a_<br />
nước mắc các bệnh về da và bệnh hô hấp. Giáo dục trẻ sử dụng tiết kiệm <br />
các nguồn nước. Dông xảy ra khi có gió mạnh, sấm sét, chớp, mưa rào. <br />
Lốc là một cột không khí xoáy hình cái phễu, di chuyển rất nhanh cuộn đi <br />
mọi thứ. Sấm sét, chớp xuất hiện khi trời mưa, trên bầu trời có tia chớp <br />
sáng và tiếng nổ lớn. Mưa đá là hiện tượng hạt mưa rơi xuống có dạng <br />
như những cục đá to nhỏ có hình dạng khác nhau. Tác hại: Dông, sét, lốc, <br />
mưa đá có thể làm phá hủy nhà cửa, trường học, sét có thể làm cháy nhà, <br />
cháy rừng, mưa đá rơi xuống có thể làm đồ nhà, đổ trường, tàn phá cây cối, <br />
làm chết người.; Các cách phòng tránh: Tìm chỗ chú ẩn an toàn, đứng xa <br />
cửa sổ, cửa ra vào, tránh xa chỗ ẩm ướt, không trú dưới gốc cây to, không <br />
cầm các vật bằng kim loại, rút các phích cắm điện. Lũ lụt làm mực nước <br />
dâng cao nhanh, làm ngập nhà cửa, cây cối, trường học, đường xá; Lũ lụt <br />
làm lây lan các nguồn dịch bệnh, làm ô nhiễm nguồn nước, nhiều trẻ em <br />
nhỏ không biết bơi dễ bị chết đuối. Bão kèm theo mưa lớn và gió mạnh, <br />
làm đổ nhà cửa, bật nóc nhà, gây ngập lụt: Trẻ nhỏ dễ bị gây nguy hiểm <br />
đến tính mạng, dễ bị chết đuối, phải nghỉ học dài ngày…<br />
Mở rộng: Tôi cung cấp cho trẻ những thông tin về tình trạng khí <br />
hậu thời tiết, các thảm họa, thiên tai thường xuyên xảy ra trên đất nước <br />
Việt Nam chúng ta gây ra hậu quả nghiêm trọng cả về tài sản và tính mạng <br />
con người, mà nguyên nhân chủ yếu là do biến đổi khí hậu.<br />
Giáo dục trẻ: Có những hành động thiết thực, vừa sức của trẻ để <br />
bảo vệ môi trường sống của chúng ta, Góp phần phòng ngừa, giảm nhẹ <br />
hậu quả của BĐKH, Giáo dục trẻ biết tự bảo vệ, chăm sóc, giữ gìn sức <br />
khỏe của bản thân, khi có các thiên tai thảm họa xảy ra phải bình tĩnh, dũng <br />
cảm, tìm nơi trú ẩn, lánh nạn bảo vệ tính mạng…<br />
Sau khi đàm thoại, trò chuyện cung cấp kiến thức, mở rộng thực tế <br />
tôi tổ chức cho trẻ chơi một số trò chơi nhằm ôn luyện củng cố những <br />
kiến thức trẻ vừa được học như: Trò chơi Đội nào nhanh nhất: Thi đua <br />
23<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mẫu giáo 56 tuổi kỹ năng <br />
ứng phó với biến đổi khí hậu”<br />
_k2a_<br />
giữa 3 đội lên chọn các hình ảnh hành động nên và không nên làm để ứng <br />
phó với BĐKH<br />
Trong các hoạt động học ở nhiều lĩnh vực khác nhau tôi cũng luôn <br />
quan tâm đến việc tích hợp nội dung trên một cách phù hợp nhất.<br />
* Hoạt động làm quen với toán : Toán là tiết học rất khó lồng ghép <br />
các chuyên đề tuy nhiên tôi cũng cố gắng lồng ghép như khi dạy số lượng, <br />
hơn kém, thêm bớt tôi luôn chọn những đồ dùng đơn giản như cây, nhà, <br />
mây, mặt trời... tôi tạo tình huống khi dạy thêm bớt như cô có 8 cây sau <br />
một trận động đất cây bị gãy hết 7 cây vậy cô còn bao nhiêu cây? Muốn có <br />
8 cây cô phải trồng thêm bao nhiêu cây? Trẻ học toán xong trẻ còn biết <br />
thêm về hiện tượng động đất (xem powerpoint).<br />
*Hoạt động làm quen với văn học: Tôi lựa chọn một số câu chuyện <br />
bài thơ để giáo dục trẻ về ứng phó với BĐKH như: Câu chuyện “Cóc kiện <br />
trời”, “Tiếng kêu cứu của rừng xanh”, bài thơ “Cả nhà chống bão” “ Rét <br />
về”...<br />
Ví dụ ở truyện “Con vật rơi xuống nước”: Tôi