SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI<br />
GI¸O DÔC<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MÃ SKKN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
Đề tài:<br />
Một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc<br />
cho học sinh lớp 4<br />
<br />
Lĩnh vực : Tiếng Việt<br />
Cấp : Tiểu học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Năm học: 2016 – 2017<br />
Một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
A. PHẦN MỞ ĐẦU 2<br />
1. Lí do chọn đề tài 2<br />
2. Mục đích nghiên cứu 3<br />
3. Đối tượng nghiên cứu 3<br />
4. Phương pháp nghiên cứu 3<br />
5. Phạm vi nghiên cứu 3<br />
6. Thời gian nghiên cứu 3<br />
B. PHẦN NỘI DUNG 4<br />
I.Cơ sở lí luận 4<br />
1. Mục tiêu dạy Tập đọc trong chương trình Tiếng Việt 4 4<br />
2. Nội dung chương trình dạy Tập đọc lớp 4 4<br />
3. Đặc điểm tâm lí của học sinh Tiểu học 4<br />
II. Cơ sở thực tiễn 5<br />
III.Một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 6<br />
3.1 Chuẩn bị kĩ giáo án 6<br />
3.2 Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài trước ở nhà 8<br />
3.3Hướng dẫn học sinh nâng cao kĩ năng đọc trong giờ Tập đọc 9<br />
3.4 Luyện đọc trong các giờ học khác 16<br />
3.5 Giáo viên tích cực bồi dưỡng chuyên môn để dạy đọc tốt 17<br />
IV.Kết quả thu được 17<br />
4.1Đối với học sinh 17<br />
4.2Đối với giáo viên 17<br />
C. KẾT LUẬN 18<br />
Kết luận và khuyến nghị 18<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1/19<br />
Một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4<br />
<br />
A.PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lí do chọn đề tài:<br />
Luận điểm chủ nghĩa Mác- Lê- Nin cho rằng: “Ngôn ngữ là phương tiện<br />
giao tiếp quan trọng nhất của loài người”.Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện<br />
giao tiếp quan trọng nhất mà còn là phương tiện đặc trưng cho loài người.<br />
Không có ngôn ngữ, con người- xã hội không tồn tại và phát triển. Vì vậy<br />
nhiệm vụ quan trọng nhất trong nhà trường Tiểu học là phát triển ngôn ngữ cho<br />
học sinh, đặt nền móng cho sự phát triển về mọi mặt cho học sinh.<br />
Thế hệ trẻ là những người chủ nhân tương lai của đất nước. Bởi thế, mục<br />
tiêu của giáo dục Tiểu học là hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho<br />
sự phát triển đúng đắn, lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kĩ năng cơ<br />
bản để học tiếp trung học hoặc tham gia lao động ở gia đình và xã hội.<br />
Tiếng Việt trong chương trình tiểu học gồm nhiều phân môn như: Tập đọc,<br />
Luyện từ và câu, Chính tả, Kể chuyện, Tập làm văn. Trong đó, Tập đọc là phân<br />
môn có vai trò quan trọng. Bởi vì Tập đọc là phân môn mang tính chất tổng hợp<br />
có nhiệm vụ trau dồi kiến thức về Tiếng Việt cho học sinh như phát âm, từ ngữ<br />
tạo kiến thức bước đầu về văn học, về bố cục, hình ảnh, hình thành những kiến<br />
thức về đời sống và giáo dục tính thẩm mĩ cho học sinh nhằm phát triển những<br />
nền tảng cơ bản cho nhân cách của con người. Mục đích của việc dạy Tập đọc ở<br />
tiểu học là nhằm hình thành những kĩ năng hoạt động giao tiếp ngôn ngữ cho<br />
học sinh. Nhiệm vụ quan trọng nhất của việc dạy Tập đọc là hình thành năng<br />
lực đọc cho học sinh như đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu và đọc diễn cảm. Việc<br />
rèn cho học sinh có kĩ năng đọc diễn cảm là khâu rất quan trọng. Bởi vì có đọc<br />
diễn cảm tốt thì học sinh mới cảm nhận được cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ,<br />
cảm nhận được nét đẹp về nội dung, hình thức của bài văn, bài thơ…Đồng thời<br />
tạo điều kiện cho học sinh học tốt các môn học khác. Học sinh biết sử dụng<br />
ngôn ngữ để thông tin, giao tiếp, tiếp thu những kiến thức của các phân môn và<br />
môn học khác như: Chính tả, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Đạo đức…Từ đó<br />
giáo dục học sinh tình yêu quê hương, đất nước, con người.<br />
Tập đọc là phân môn không thể thiếu được trong nội dung chương trình<br />
môn Tiếng Việt nói riêng hay chương trình Tiểu học nói chung. Từ lớp 1, 2, 3<br />
các em được hình thành và phát triển kĩ năng đọc trơn. Lên lớp 4 đòi hỏi các em<br />
phải tăng cường tốc độ đọc, đọc lướt để chọn thông tin nhanh, bước đầu biết đọc<br />
diễn cảm, hiểu ý nghĩa của bài và phát hiện một vài giá trị nghệ thuật trong các<br />
bài văn, thơ… Do đó, các em gặp phải không ít khó khăn khi đọc. Nguyên nhân<br />
có thể là do khả năng hiểu văn bản, khả năng phát âm… song có một số nguyên<br />
nhân xuất phát từ chính giáo viên. Bởi chính giáo viên là người hướng dẫn.<br />
Là một giáo viên dạy lớp 4 tôi băn khoăn vì những vấn đề đó.<br />
Vì vậy tôi quyết định tìm hiểu thực trạng và áp dụng một số giải pháp cho<br />
quá trình dạy học của mình. Đó cũng là lí do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp<br />
nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4”<br />
<br />
<br />
<br />
2/19<br />
Một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4<br />
<br />
2. Mục đích nghiên cứu:<br />
Nhằm nâng cao hiệu quả trong giờ dạy họcTiếng Việt nói chung và dạy<br />
học phân môn Tập đọc lớp 4 nói riêng.<br />
Đưa ra một số biện pháp để giúp học sinh nâng cao kĩ năng đọc.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu:<br />
Đề tài này tôi đã nghiên cứu và thực hiện tại lớp 4 do tôi phụ trách giảng<br />
dạy và chủ nhiệm.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu:<br />
Khi thực hiện nghiên cứu đề tài này, tôi đã kết hợp sử dụng các phương<br />
pháp sau:<br />
- Phương pháp phân tích, tổng hợp lí thuyết: Tôi sử dụng phương pháp tổng hợp<br />
lí thuyết để nghiên cứu các vấn đề lí luận liên quan đến việc rèn kĩ năng đọc cho<br />
học sinh.<br />
- Phương pháp quan sát: Tôi tiến hành quan sát học sinh và giáo viên trong quá<br />
trình dạy tập đọc để thu thập thông tin nhằm bổ sung cho các phương pháp trên<br />
- Phương pháp trò chuyện: Tôi tiến hành trò chuyện với giáo viên, học sinh khối<br />
4 trường tôi để thu thập thông tin bổ sung cho các phương pháp trên.<br />
- Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm: Tôi tiến hành tổng kết, rút kinh<br />
nghiệm những kết quả thu được trong quá trình thực nghiệm.<br />
5. Phạm vi nghiên cứu:<br />
- Sách và các tài liệu giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài giảng, tài liệu liên<br />
quan đến Tiếng Việt.<br />
- Các biện pháp để hướng dẫn học sinh nâng cao kĩ năng đọc theo hướng phát<br />
huy tích cực<br />
-Thực trạng học Tập đọc của học sinh lớp tôi.<br />
- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên.<br />
6. Thời gian nghiên cứu:<br />
- Từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 3 năm 2017<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3/19<br />
Một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4<br />
<br />
B.PHẦN NỘI DUNG<br />
I. Cơ sở lí luận:<br />
1. Mục tiêu dạy Tập đọc trong chương trình Tiếng Việt 4:<br />
Phân môn Tập đọc giúp học sinh:<br />
- Củng cố,phát triển kĩ năng đọc trơn, đọc thầm đã được hình thành ở lớp 1, 2, 3;<br />
tăng cường tốc độ đọc, biết đọc lướt để chọn thông tin nhanh; bước đầu biết đọc<br />
diễn cảm.<br />
- Phát triển kĩ năng đọc hiểu ở mức cao hơn: nắm và vận dụng một số khái niệm<br />
như đề tài, cốt truyện, nhân vật, tính cách… để hiểu ý nghĩa của bài và phát hiện<br />
một vài giá trị nghệ thuật trong các bài văn, thơ<br />
- Mở rộng vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người để góp phần hình thành<br />
nhân cách của con người mới.<br />
2. Nội dung chương trình Tập đọc lớp 4:<br />
Chương trình Tập đọc lớp 4 được thiết kế với chủ điểm phong phú, bài đọc<br />
đa dạng, gồm 62 bài tập đọc thuộc các loại hình văn bản nghệ thuật, báo chí,<br />
khoa học, trong đó có 45 bài văn xuôi, 1 vở kịch, 17 bài thơ(có hai bài thơ ngắn<br />
được dạy trong cùng một tiết)<br />
Nếu như ở lớp dưới, chủ điểm học tập được xoay quanh những lĩnh vực rất<br />
gần gũi với học sinh như gia đình, trường học, tự nhiên và xã hội thì ở lớp 4, chủ<br />
điểm là những vấn đề đời sống của con người như tính cách, đạo đức, năng lực,<br />
sở thích… cụ thể như sau:<br />
Học kì I Học kì II<br />
-Thương người như thể thương thân -Người ta là hoa đất<br />
(Lòng nhân ái- tuần 1->3) (Năng lực, tài trí- tuần 19-> 21)<br />
-Măng mọc thẳng -Vẻ đẹp muôn màu<br />
(Trung thực, tự trọng – tuần 4-> 6) (Óc thẩm mĩ – tuần 22-> 24)<br />
-Trên đôi cánh ước mơ -Những người quả cảm<br />
(Ước mơ – tuần 7->9) (Lòng dũng cảm – tuần 25 -> 27)<br />
-Có chí thì nên -Khám phá thế giới<br />
(Nghị lực – tuần 11->13) (Du lịch, thám hiểm – tuần 29 -> 31)<br />
-Tiếng sáo diều -Tình yêu cuộc sống<br />
(Vui chơi – tuần 14->17) (Lạc quan, yêu đời - tuần 32 -> 34)<br />
Tuần 10,18, 28, 35 dành cho ôn tập giữa và cuối kì I, kì II.<br />
Thời lượng dành cho môn Tiếng Việt là 8 tiết/ tuần thì phân môn Tập đọc<br />
đã chiếm 2 tiết/tuần.<br />
3.Đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học:<br />
Học sinh tiểu học hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng, hiếu động, tò mò, thích<br />
hoạt động, khám phá, tự làm việc theo hứng thú của mình. Thầy cô là hình<br />
tượng mẫu mực nhất được trẻ tôn sung nhất, mọi điều trẻ đều nhất nhất nghe<br />
theo, sự phát triển nhân cách của học sinh Tiểu học phụ thuộc phần lớn vào quá<br />
trình dạy học và giáo dục của thầy cô trong nhà trường.<br />
Đọc, viết có được là nhờ tập đọc. Dạy Tập đọc đặc biệt là dạy cho học sinh<br />
đọc đúng, chính xác và hiểu được văn bản, đòi hỏi người thầy phải có phương<br />
4/19<br />
Một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4<br />
<br />
pháp dạy học phù hợp với đặc điểm tâm lí của học sinh Tiểu học, phù hợp với<br />
sự tiến bộ khoa học, xã hội, đáp ứng nhu cầu ham hiểu biết của học sinh Tiểu<br />
học và tăng cường giáo dục đạo đức, nhân cách cho trẻ.<br />
II. Cơ sở thực tiễn:<br />
1. Thuận lợi<br />
Giáo dục Tiểu học đang tiếp tục thực hiện và nâng cao chất lượng dạy và<br />
học theo chương trình sách giáo khoa, tài liệu giảng dạy được cung cấp đầy đủ.<br />
Các chuyên đề được tổ chức thường kì. Sách giáo khoa Tiếng Việt như vậy là<br />
vừa tầm với học sinh lớp 4.<br />
Bên cạnh đó, được sự quan tâm của Ủy ban nhân dân Quận, Phòng GD- ĐT,<br />
mỗi lớp ở trường tôi đều được trang bị một máy tính và máy chiếu giúp giáo<br />
viên thuận lợi rất nhiều trong dạy học nói chung và dạy Tập đọc nói riêng. Ban<br />
giám hiệu luôn chỉ đạo sát sao và giúp đỡ kịp thời khi giáo viên có vướng mắc<br />
về chuyên môn.<br />
2. Khó khăn<br />
Qua việc thực tế giảng dạy Tập đọc trong trường tiểu học nói chung hay<br />
trường tôi nói riêng, tôi thấy học sinh còn một số hạn chế sau:<br />
- Do khả năng tư duy của học sinh tiểu học còn dừng lại ở mức độ trực quan nên<br />
việc cảm thụ văn học của học sinh còn gặp nhiều khó khăn. Chất lượng cảm thụ<br />
văn học của học sinh chưa đồng đều dẫn đến chất lượng đọc diễn cảm chưa cao.<br />
- Một số học sinh có ngữ điệu đọc chưa phù hợp và kĩ thuật đọc chưa tốt<br />
- Các em thường ngắt nghỉ hơi chưa đúng ở một số câu dài, cấu trúc ngữ pháp<br />
phức tạp, phản ánh cách hiểu sai nghĩa từ hoặc không để ý đến nghĩa của từ.<br />
Ngoài ra, các em đọc chưa thể hiện được tình cảm của người đọc. Với bài kể<br />
chuyện, ít học sinh phân biệt giọng nhân vật, đọc tốc độ đều đều, chưa biết nhấn<br />
giọng vào một số từ gợi cảm, gợi tả…<br />
- Một số em còn thiếu tự tin trong giao tiếp, nhút nhát, đây cũng là yếu tố làm<br />
ảnh hưởng đến cách đọc của học sinh.<br />
Xuất phát từ thực trạng đó nên ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo<br />
sát phân loại chất lượng học tập phân môn Tập đọc (đặc biệt là mức độ đọc diễn<br />
cảm) của học sinh(61 HS lớp tôi ) để có biện pháp giảng dạy phù hợp với từng<br />
đối tượng học sinh. Cụ thể như sau:<br />
<br />
NHÓM CHẤT LƯỢNG ĐỌC SỐ LƯỢNG<br />
Nhóm 1 Học sinh đọc đúng, lưu loát, diễn cảm 12 em<br />
Nhóm 2 Học sinh đọc đúng, trôi chảy nhưng đọc nhỏ 30 em<br />
Nhóm 3 Học sinh còn ngọng 3 em<br />
Nhóm 4 Học sinh đọc còn chưa lưu loát 16 em<br />
<br />
<br />
III. Một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4<br />
3.1. Chuẩn bị kĩ giáo án.<br />
5/19<br />
Một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4<br />
<br />
Để nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4, công việc vô cùng quan<br />
trọng không thể thiếu đó chính là khâu chuẩn bị. Giờ dạy có đạt hiệu quả hay<br />
không phần lớn là nhờ việc chuẩn bị của giáo viên có chu đáo không. Xác định<br />
được tầm quan trọng đó, tôi đã tiến hành như sau:<br />
- Soạn bài cụ thể, chi tiết, thể hiện từng hoạt động của thầy và trò. Xây<br />
dựng các phương pháp giảng dạy kết hợp với các phương tiện dạy học một cách<br />
linh hoạt để giờ dạy nhẹ nhàng và đạt hiệu quả.<br />
- Nắm chắc yêu cầu về rèn đọc của từng bài. Đọc kĩ bài Tập đọc sắp dạy,<br />
trao đổi cách đọc cùng đồng nghiệp, dự kiến các tình huống học sinh sẽ mắc<br />
phải và cách xử lí những tình huống đó.<br />
- Tìm hiểu kĩ nội dung văn bản để hiểu được các biện pháp nghệ thuật mà<br />
tác giả dùng, từ đó xác định được cách đọc đối với từng đoạn, từng bài, thể hiện<br />
đúng sắc thái tình cảm của bài và ghi nhớ cách đọc ấy.<br />
- Nắm vững hệ thống câu hỏi trong bài Tập đọc, đưa ra thêm những câu<br />
hỏi dẫn dắt để giúp học sinh phân tích và khai thác nội dung.<br />
- Rèn đọc diễn cảm để phát huy tác dụng truyền cảm trực tiếp nội dung<br />
bài văn, bài thơ đến học sinh.<br />
- Các bài văn, bài thơ trong SGK của giáo viên được ghi vắn tắt những<br />
lưu ý về giọng đọc, sắc thái tình cảm (câu, đoạn, toàn bài)<br />
VD: Bài “ Mẹ ốm” (Tiếng việt 4- tập 1)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bài: “ Trung thu độc lập” (TV4- Tập 1)<br />
<br />
6/19<br />
Một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
- Ngoài ra, những từ nào đọc nhấn giọng phải được gạch chân. Những câu văn<br />
nào khó đọc tôi sử dụng các ký hiệu để lưu ý học sinh khi đọc:<br />
Ký hiệu ngắt hơi (/), nghỉ hơi (//),ngoài ra có thể sử dụng thêm các ký<br />
hiệu đọc diễn cảm nếu thấy cần thiết như: lên giọng ( ), xuống giọng ( ), nhấn<br />
giọng hoặc kéo dài giọng ( -> ) ở những từ ngữ quan trọng cần lưu ý khi đọc bài<br />
văn, bài thơ.<br />
VD: Khi đọc bài “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”<br />
(Tiếng Việt 4- Tập 2)<br />
Câu thơ: “ Con mơ cho mẹ / hạt gạo trắng ngần<br />
Mai sau con lớn/ vung chày lún sân…//<br />
Hay khi đọc bài: “Tre Việt Nam” (TV4 – Tập 1)<br />
Đoạn thơ: “ Tre xanh /<br />
Xanh tự bao giờ ? //<br />
Chuyện ngày xưa ….. (-) / đã có bờ tre xanh…..// ”<br />
- Trong giáo án tôi ghi rõ trọng tâm luyện đọc diễn cảm từng bài phù hợp với<br />
đối tượng học sinh (chú ý kiểu câu nào, thể hiện tình cảm gì, đoạn nào cần luyện<br />
kĩ…) và có dự kiến các đối tượng học sinh ở từng đoạn.<br />
- Thiết kế, tổ chức các hình thức dạy học linh hoạt, sáng tạo để tạo không<br />
khí sôi nổi, vui, nhẹ nhàng trong tiết học.<br />
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học chu đáo để sử dụng có hiệu quả, tạo ấn tượng<br />
sâu sắc tới học sinh.<br />
7/19<br />
Một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4<br />
<br />
- Hướng dẫn học sinh cách đọc bài:<br />
+ Khi đọc cần tập trung vào bài đọc.<br />
+ Đọc với niềm say mê có nghĩa là “sống” với nhân vật, biết vui, buồn,<br />
sướng, khổ cùng nhân vật.<br />
Tuy nhiên trong quá trình lên lớp còn nhiều tình huống sư phạm có thể<br />
xảy ra, cần xử lí. Song theo tôi, sự chuẩn bị cho bài dạy càng chu đáo bao nhiêu<br />
càng giúp cho người giáo viên chủ động sáng tạo trên lớp bấy nhiêu.<br />
3.2. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài trước ở nhà:<br />
Để giúp các em học tốt một bài Tập đọc, tôi thường hướng dẫn các em<br />
chuẩn bị bài một cách chu đáo. Cụ thể như sau:<br />
- Trước tiên, các em cần đọc thành tiếng ít nhất 5 lần, sau đó đọc thầm.<br />
Tìm hiểu xem bài Tập đọc đó có thể chia thành mấy đoạn (hoặc mấy khổ thơ) và<br />
nội dung mỗi đoạn (mỗi khổ thơ) là gì.<br />
- Học sinh đọc kĩ phần giải nghĩa các từ ngữ ở cuối bài. Dùng bút gạch<br />
chân những từ ngữ mình thấy khó hiểu để buổi học tới nghe cô giáo giảng hoặc<br />
nhờ cô giải đáp.<br />
- Tập trả lời miệng các câu hỏi về tìm hiểu nội dung bài trong sách giáo<br />
khoa bằng hiểu biết của mình (tránh đọc nguyên lời văn trong sách). Từ đó học<br />
sinh có thể hiểu được ý chính của bài Tập đọc.<br />
- Tìm hiểu bài tập đọc thuộc thể loại gì?(thơ hay văn xuôi). Học sinh có<br />
thể nắm được cách đọc chung của từng loại văn bản.<br />
- Để giúp học sinh đọc tốt, tôi cũng kết hợp với phụ huynh học sinh thống<br />
nhất phương pháp hướng dẫn học sinh học phân môn Tập đọc tại gia đình (ngay<br />
buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm). Từ đó, phụ huynh học sinh có thể giúp<br />
đỡ con em mình chuẩn bị tốt các bài Tập đọc của giờ học sau.<br />
Ví dụ học sinh chuẩn bị bài “Đường đi Sa Pa” như sau:<br />
- Đọc thành tiếng 5 lần.<br />
- Đọc kĩ các từ chú thích ở cuối bài: Sa Pa, rừng cây âm âm, áp phiên,<br />
Hmông, Tu Dí, Phù Lá<br />
- Tìm hiểu xem bài có thể chia thành mấy đoạn? Nội dung mỗi đoạn cho<br />
biết điều gì?<br />
- Đọc thầm các đoạn và trả lời câu hỏi trong sách<br />
Phần tìm hiểu này giúp học sinh nhớ nội dung bài. Với sự chuẩn bị kĩ như<br />
vậy của học sinh nên buổi học ở trên lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học<br />
sinh sẽ đọc lưu loát, tiến tới đọc hay,các em chủ động trong việc nắm bắt nội<br />
dung bài đọc, phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học.<br />
Chính vì có sự chuẩn bị chu đáo như vậy nên trong những giờ tập đọc tôi<br />
giúp cho học sinh đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu văn bản và đọc diễn cảm khi<br />
cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tác phẩm.<br />
<br />
<br />
3.3. Hướng dẫn học sinh nâng cao kĩ năng đọc trong giờ Tập đọc<br />
<br />
8/19<br />
Một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4<br />
<br />
Theo tôi, để nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh thì không chỉ đợi đến<br />
bước luyện đọc lại của mỗi giờ Tập đọc mới rèn cho học sinh mà phải lồng ghép<br />
vào tất cả các bước của một giờ Tập đọc thì hiệu quả mới cao. Bởi vì, học sinh<br />
muốn đọc hay được thì trước hết học sinh phải phải đọc đúng, phải hiểu nội<br />
dung bài, …Chính vì vậy để nâng cao kĩ năng đọc trong các giờ Tập đọc tôi<br />
thường tiến hành như sau:<br />
a.Khởi động:<br />
Để đọc tốt, các em phải thích đọc, có hứng thú học Tập đọc. Chính vì vậy,<br />
ngay từ đầu tiết học tôi chú trọng việc tạo hứng thú cho các em. Thay vì việc gọi<br />
bất kì 1,2 học sinh đọc 1 đoạn do cô chỉ định trong bài cũ để kiểm tra kết quả<br />
luyện đọc giờ trước của học sinh thì tôi cho một hoặc hai em đọc đoạn mình<br />
thích và hỏi vì sao con thích đoạn đó.<br />
Những bài Tập đọc bắt đầu một chủ điểm, tôi cũng không kiểm tra bài cũ<br />
mà tôi giới thiệu chủ điểm rồi bắt vào bài mới một cách nhẹ nhàng, tự nhiên.<br />
Ví dụ: Với chủ điểm “Măng mọc thẳng”, tôi cho học sinh quan sát tranh và<br />
nêu nội dung bức tranh sau đó giới thiệu: Măng non là biểu tượng của thiếu nhi,<br />
của đội Thiếu niên Tiền Phong, cũng là tượng trưng cho tính trung thực, vì bao<br />
giờ măng cũng mọc thẳng. Thiếu nhi là thế hệ măng non của đất nước rất cần<br />
trở thành những con người trung thực và trong lịch sử dân tộc ta có nhiều tấm<br />
gương đáng khâm phục về sự chính trực, ngay thẳng. Một trong những tấm<br />
gương đó chính là Tô Hiến Thành mà chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài Tập đọc ngày<br />
hôm nay.<br />
Có bài tôi cho học sinh xem một đoạn clip, nghe một đoạn trong bài hát<br />
hoặc cho chơi trò chơi liên quan đến bài đọc rồi bắt vào bài.<br />
Ví dụ: Bài “Đôi giày ba ta màu xanh” – Sách T. Việt tập 1, tôi cho học<br />
sinh xem clip về một cậu bé lang thang đánh giày trên đường phố rồi giới thiệu<br />
vào bài.<br />
Bài “Cánh diều tuổi thơ” – Sách T. Việt tập 1, tôi cho học sinh xem clip<br />
về trẻ em nông thôn chơi thả diều -> giới thiệu bài mới.<br />
Bài “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” – sách T.Việt tập 2, tôi<br />
cho học sinh nghe một đoạn bài hát có liên quan rồi giới thiệu bài.<br />
Bài “Bốn anh tài” tôi tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi vận động nghe nhạc<br />
bài “Vũ điệu thần tiên” học sinh nhảy tại chỗ theo nhạc, sau đó người quản trò<br />
dừng nhạc, học sinh phải đứng yên không động đậy, học sinh nào cử động sẽ<br />
thua. Giáo viên sẽ khen những bạn nhanh và khéo sau đó bắt vào bài mới.<br />
Có bài tôi dựa vào vốn hiểu biết của học sinh để vào bài như bài “Kéo co”,<br />
tôi cho 1 đến 3 học sinh giới thiệu về trò chơi kéo co mà con biết rồi giới thiệu.<br />
Với cách khởi động như vậy, tôi đã tạo được hứng thú cho các em khi bắt<br />
đầu một tiết học.<br />
b. Luyện đọc đúng<br />
Để học sinh đọc diễn cảm tốt bài văn, bài thơ, đoạn văn, khâu đầu tiên tôi<br />
thường quan tâm là kĩ năng đọc đúng của học sinh. Theo như việc khảo sát phân<br />
loại chất lượng đọc của học sinh đầu năm thì học sinh lớp tôi còn hạn chế là ba<br />
<br />
9/19<br />
Một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4<br />
<br />
em đọc còn ngọng phụ âm l/ n . Những em này thường rất e ngại khi đọc bài.<br />
Chính vì vậy trước hết tôi rèn cho các em phát âm chính xác, rồi đọc đúng, đọc<br />
thông thạo, lưu loát rồi mới tiến đến rèn kĩ năng đọc diễn cảm.Trong phạm vi đề<br />
tài này việc sửa ngọng cho học sinh tôi sẽ không đi sâu mà sẽ trình bày kĩ phần<br />
trọng tâm của đề tài là nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh.<br />
Muốn đọc hay được thì trước hết phải đọc đúng. Ngắt, nghỉ đúng là một<br />
yêu cầu về kĩ thuật đọc, nó chính là một điều kiện quan trọng để đọc diễn cảm<br />
và cảm thụ bài đọc. Chính vì vậy với mỗi bài dạy tôi chọn từ luyện đọc theo khả<br />
năng phát âm của lớp, chọn từ học sinh phát âm chưa chuẩn để luyện. Chọn câu,<br />
đoạn khó hoặc là từ“đắt” để luyện kĩ, lưu ý học sinh cách ngắt nghỉ khi không<br />
có dấu câu (ngắt nghỉ tâm lí, ngắt theo sự biểu hiện ý nghĩa). Phân công nhóm<br />
bàn đọc và phân vai hợp lí (luân phiên nhóm trưởng điều khiển). Sau đó tôi cho<br />
đại diện một vài nhóm nhận xét mình, nhận xét bạn đọc rồi mới gọi một hoặc<br />
hai nhóm đọc trước lớp. Với việc gọi học sinh nhận xét minh, nhận xét bạn như<br />
vậy, tất cả các nhóm đều phải đọc một cách nghiêm túc tránh được tình trạng<br />
học nhóm chỉ là hình thức mà học sinh lại được rèn thêm về kĩ năng đọc.<br />
Dạy học sinh đọc diễn cảm trước hết phải dạy học sinh ngắt, nghỉ đúng<br />
khi đọc, đặc biệt là với những câu văn dài khó đọc. Nếu học sinh ngắt, nghỉ hơi<br />
không đúng, khi học sinh đọc bài, ta nghe không thoát ý, không thể hiện được<br />
tình cảm, cảm xúc của câu, đoạn văn, bài đọc.<br />
Ví dụ: Học sinh ngắt nghỉ như sau:<br />
“Những đám mây trắng/ nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác<br />
bồng bềnh huyền ảo.//”<br />
(Bài: “Đường đi Sa Pa” - TV4- Tập 2)<br />
Ta thấy học sinh ngắt, nghỉ chưa đúng. Chính vì vậy mà không thoát được<br />
ý của câu văn. Đối với câu này cần sửa lại cho học sinh cách ngắt, nghỉ hơi bằng<br />
cách:<br />
Tôi gọi học sinh có khả năng đọc mẫu, bạn khác phát hiện cách ngắt, nghỉ<br />
hơi của bạn, sau đó yêu cầu học sinh giải thích dựa vào đâu mà con có cách ngắt<br />
hơi như thế. Học sinh hoặc cô giáo giải thích dựa vào bộ phận chủ ngữ và vị ngữ<br />
trong câu. “Những đám mây trắng nhỏ” là chủ ngữ còn “sà xuống cửa kính ô tô<br />
tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo” là vị ngữ.<br />
Vậy cách đọc ngắt nghỉ hơi đúng là:<br />
“Những đám mây trắng nhỏ /sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác<br />
bồng bềnh huyền ảo.//”<br />
Để hướng dẫn học sinh xác định đúng cách ngắt, nghỉ trong câu dài, khi<br />
đọc tôi căn cứ vào những đặc điểm sau:<br />
- Ý nghĩa của các từ, cụm từ trong câu và ý nghĩa của cả câu văn.<br />
- Đặc điểm tính cách, thái độ, tình cảm, lời nói nhân vật.<br />
- Diễn biến tâm lí, cảm xúc khi đọc.<br />
Như vậy, ngoài việc ngắt nghỉ ở các dấu câu còn có các trường hợp ngắt, nghỉ như:<br />
- Ngắt, nghỉ tâm lí.<br />
- Ngắt, nghỉ theo ý nghĩa.<br />
<br />
10/19<br />
Một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4<br />
<br />
Ví dụ: Khi đọc một số bài văn xuôi, học sinh thường mắc lỗi ngắt giọng ở<br />
những câu văn dài. Các em thường ngắt giọng để lấy hơi một cách tùy tiện như<br />
sau:<br />
- Đây, những bức tường buồng nhẵn / bóng như mặt ghế đá, hoàn toàn<br />
được ghép bằng những tảng đá lớn đẽo gọt vuông vức và lựa ghép vào nhau kín/<br />
khít như xây gạch vữa.<br />
(Ăng Co Vát ,TV 4 tập 2 trang 123).<br />
Ở đây học sinh đã mắc sai lầm khi ngắt giọng tách một từ ra làm đôi. Nếu<br />
ngắt như trên ta thấy ''những bức tường buồng'' có nhẵn, có bóng song chưa thật<br />
tới mức ''nhẵn bóng''. Những tảng đá lựa ghép vào nhau có “kín” có “khít”<br />
nhưng chưa thật “kín khít”.<br />
Trong trường hợp này, tôi cho học sinh nhận xét bạn đọc , phát hiện ra chỗ<br />
bạn ngắt hơi chưa đúng, giải thích lí do. Nếu học sinh chưa giải thích được giáo<br />
viên cho học sinh giải nghĩa từ “nhẵn bóng” và “kín khít” hoặc giáo viên là<br />
người giải thích cho học sinh hiểu nghĩa từ. Từ việc hiểu đúng nghĩa từ các em<br />
có cách ngắt nghỉ hơi đúng.<br />
Vậy cách đọc đúng là:<br />
- Đây/ những bức tường buồng nhẵn bóng như mặt ghế đá, hoàn toàn<br />
được ghép bằng những tảng đá lớn đẽo gọt vuông vức/ và lựa ghép vào nhau kín<br />
khít như xây gạch vữa.<br />
Do không nắm được quan hệ ngữ pháp giữa các từ trong câu văn mà học<br />
sinh cũng dễ đọc sai chỗ ngắt giọng như:<br />
- Nổi bật trên hoa văn/ trống đồng là hình ảnh con người hòa với thiên nhiên.<br />
(Trống đồng Đông Sơn - TV4 tập 2 trang 17).<br />
Với ví dụ trên, học sinh đã đọc sai chỗ ngắt giọng, tách cụm từ' ''hoa văn<br />
trống đồng '' ra làm hai ; Do đó ''Nổi bật trên hoa văn'' trở thành trạng ngữ và<br />
"trống đồng'' trở thành chủ ngữ, làm câu văn bị sai về nghĩa.<br />
Các khảo sát cũng cho thấy, khi đọc thơ, học sinh mắc lỗi ngắt nhịp là do<br />
không tính đến nghĩa mà chỉ đọc theo áp lực của nhạc thơ.<br />
Ví dụ:<br />
- Mồ hôi/mẹ rơi má em nóng hổi.<br />
(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - TV4, tập 2 trang 48).<br />
Hai câu thơ trên học sinh đã ngắt sai, đã tách ''mồ hôi'' ra khỏi cụm từ ''mồ<br />
hôi mẹ rơi '', làm cho nghĩa câu thơ trở nên khác ý của tác giả.<br />
Để khắc phục những lỗi trên, tôi giúp học sinh nắm được các quan hệ nghĩa<br />
của từ trong câu, tạo cho học sinh thói quen thường xuyên thay đổi nhịp thơ<br />
tùy vào quan hệ giữa các từ trong câu bằng cách lưu ý học sinh trong khi đọc<br />
phải hiểu ý nghĩa của từ, của câu thơ. Nếu chưa hiểu có thể tra từ điển hoặc cần<br />
chủ động hỏi cô giáo.<br />
Đối với các bài tập đọc là những bài thơ thì trước hết tôi chú ý dạy học<br />
sinh cách ngắt nhịp các câu thơ cho đúng. Vì thường khi đọc thơ, học sinh mắc<br />
11/19<br />
Một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4<br />
<br />
lỗi ngắt nhịp là do không tính đến nghĩa mà chỉ đọc theo áp lực của nhạc thơ.<br />
Dường như một cách tự nhiên, nếu không được lưu ý về nghĩa, học sinh sẽ ngắt<br />
nhịp tạo ra sự cân đối về mặt âm thanh khi đọc từng câu thơ. Với thơ bốn tiếng,<br />
các em sẽ ngắt nhịp 2/2, với thơ 5 tiếng các em ngắt nhịp 2/3 hoặc 3/2, thơ lục<br />
bát ngắt nhịp 2/2/2…<br />
Bên cạnh việc dạy học sinh ngắt giọng thể hiện đúng quan hệ ngữ nghĩa –<br />
ngữ pháp còn cần phải dạy ngắt giọng biểu cảm, là chỗ ngừng lâu hơn bình<br />
thường hoặc chỗ ngừng không do lôgic ngữ nghĩa mà do dụng ý của người đọc<br />
nhằm gây ấn tượng về cảm xúc, tập trung chú ý của người nghe vào những từ<br />
ngữ sau chỗ ngừng, những từ ngữ mang trọng âm ngữ nghĩa.<br />
VD: Trong bài : “Gà Trống và Cáo” ( TV4 – Tập 1), tôi chú ý cách ngắt<br />
giọng cho học sinh trong đoạn thơ sau:<br />
“Nhác trông/ vắt vẻo trên cành<br />
Anh chàng Gà Trống/ tinh ranh lõi đời,<br />
Cáo kia, đon đả ngỏ lời:<br />
“Kìa/ anh bạn quý/ xin mời xuống đây…”<br />
c. Tìm hiểu bài:<br />
Phần tìm hiểu bài trong giờ tập đọc cũng rất quan trọng. Vì tìm hiểu bài<br />
tốt thì học sinh mới nắm được nội dung của văn bản, phát hiện được những giá<br />
trị nghệ thuật của các bài văn, bài thơ từ đó các em sẽ đọc hay hơn.<br />
Phần tìm hiểu bài tôi thường áp dụng hình thức dạy học như sau:<br />
- Dựa vào hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa để xác định nội dung của bài.<br />
- Bổ sung câu hỏi để học sinh trả lời theo lôgic, trình tự diễn biến nội dung<br />
truyện, bài đọc giúp các em dễ dàng tiếp nhận bài học.<br />
VD: Khi dạy bài: “Chị em tôi” TV4- Tập 1<br />
Ngoài những câu hỏi trong sách giáo khoa:<br />
1. Cô chị nói dối ba để đi đâu?<br />
2. Vì sao mỗi lần nói dối cô chị lại thấy ân hận?<br />
3. Cô em đã làm gì để cô chị thôi nói dối?<br />
4. Vì sao cách làm của cô em lại giúp cô chị tỉnh ngộ?<br />
Tôi đã xây dựng hệ thống câu hỏi để dẫn dắt học sinh tìm hiểu bài như sau:<br />
? Cô chị xin phép ba đi đâu?<br />
?Cô có đi học nhóm thật không? Con đoán xem cô đi đâu?<br />
? Cô nói dối ba như vậy đã nhiều lần chưa?<br />
? Vì sao cô lại nói dối ba được nhiều lần như vậy?<br />
? Vì sao cô chị mỗi lần nói dối ba cô chị lại thấy ân hận?-> kết hợp giải nghĩa từ<br />
“tặc lưỡi”<br />
? Theo con đoạn 1 nói đến chuyện gì?<br />
->Từ các câu hỏi dẫn dắt này, học sinh hiểu được cô chị ham chơi, hay nói dối,<br />
bởi vì người cha thì tin tưởng vào con mình.<br />
? Theo con, lời người chị con đọc thế nào?(lễ phép)- 1,2 HS thể hiện lời chị.<br />
? Lời của ba con đọc thế nào?(nhẹ nhàng) -> 1,2 HS thể hiện lời ba<br />
? Cô em đã làm gì để cô chị thôi nói dối?<br />
12/19<br />
Một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4<br />
<br />
? Theo con vì sao cách làm của cô em lại giúp cô chị nhận ra việc làm sai của<br />
mình?<br />
? Với cách làm đó cô cho thấy cô em là người thế nào?<br />
->Cô em là người thông minh, khéo léo, giúp cô chị nhận ra lỗi của mình bằng<br />
cách bắt chước việc làm của cô chị.<br />
-> Rút ra giọng đọc của cô em(Khôn khéo)<br />
? Cô chị nghĩ ba sẽ làm gì khi biết mình nói dối?<br />
Giải nghĩa từ “cuồng phong”<br />
? Thái độ của ba ra sao? -> rút ra cách đọc giọng ba.(Buồn rầu)-> 2 học sinh đọc<br />
? Sau khi được em giúp nhận ra thói xấu của mình, cô chị đã thay đổi thế nào?<br />
? Nội dung chính của đoạn 3 là gì?<br />
? Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?<br />
Với hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinh dễ dàng hiểu tính cách của từng nhân<br />
vật trong câu chuyện từ đó tự phát hiện ra giọng đọc phù hợp với tính cách của<br />
nhân vật ấy.<br />
- Ngoài ra, tôi còn bổ sung câu hỏi về liên hệ, vận dụng thực tế để giáo dục ý<br />
thức, hành động thực tiễn cho học sinh.<br />
- Tìm từ “đắt” để giải nghĩa theo văn cảnh nhằm khái quát ý nghĩa tư tưởng của<br />
bài đọc.<br />
- Quan sát tranh, phân tích để khái quát ý nghĩa, nội dung bài học.<br />
-Có bài tôi sử dụng sơ đồ tư duy để khái quát nội dung<br />
VD : Bài “Bốn anh tài” TV4 – tập 2<br />
Để chốt lại nội dung bài tôi đưa ra sơ đồ sau:<br />
<br />
<br />
Cẩu quyết<br />
Khây chí<br />
<br />
<br />
Nắm<br />
Tay sốt diệt<br />
Đóng sắng<br />
Cọc trừ<br />
yêu<br />
Lấy Tai<br />
Tát<br />
hăm tinh<br />
hở<br />
Nước<br />
<br />
Móng<br />
Tay hăng<br />
Đục hái<br />
Máng<br />
10<br />
<br />
Khi quê hương bị yêu tinh tàn phá, thương dân bản, Cẩu Khây đã quyết chi<br />
lên đường diệt trừ yêu tinh. Trên đường đi, cậu gặp những người bạn. Khi biết<br />
13/19<br />
Một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4<br />
<br />
được ý chí của anh, Nắm Tay Đóng Cọc đã sốt sắng, Lấy Tai Tát Nước hăm hở<br />
và Móng Tay Đóng Cọc đã hăng hái xin đi theo. Bốn anh em họ có chung chí<br />
hướng quyết diệt trừ yêu tinh để cứu dân bản.Thật đáng quý khi có sức khỏe và<br />
tài năng nhưng đáng trân trọng và khâm phục hơn là họ biết đem sức khỏe và<br />
tài năng để giúp dân, giúp nước. Chính vì vậy mà họ được nhân dân gọi là bốn<br />
anh tài.<br />
Trong khâu hướng dẫn tìm hiểu bài để giúp học sinh cảm thụ bài văn tôi<br />
luôn lồng việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh (Luyện đọc theo đoạn)<br />
VD : Khi dạy bài: “Đường đi Sa Pa” (TV4 – Tập 2)<br />
+ Tìm những chi tiết miêu tả cảnh đẹp trên đường Sa Pa.<br />
+ Em hãy miêu tả cảnh đẹp trên đường đi Sa Pa qua cách đọc của mình.<br />
Việc luyện đọc diễn cảm cũng có lúc lồng được vào khâu tìm hiểu bài như<br />
vậy nhưng cần có mức độ để đảm bảo việc tiếp thu những nét chính về nội<br />
dung, nghệ thuật của văn bản một cách liên tục sẽ làm cho giờ học sinh động,<br />
nhẹ nhàng, hào hứng.<br />
d. Luyện đọc diễn cảm<br />
Để dạy học sinh thể hiện kết quả hiểu, cảm nhận văn bản bằng giọng đọc<br />
(biết sử dụng một số kĩ năng thông thường đã biết như: ngắt, nghỉ hơi ở câu<br />
văn; ngắt nhịp câu thơ; nhấn giọng, kéo dài giọng ; lên - xuống giọng,…) Giáo<br />
viên không chỉ hướng dẫn học sinh đọc đúng mà còn phải đọc cho hay (diễn<br />
cảm) và hình thành ý thức học tốt. Ở mỗi bài dạy phần luyện đọc lại (luyện đọc<br />
diễn cảm) tôi tổ chức theo hình thức sau:<br />
- Nếu bài tập đọc nào quá khó thì giáo viên có thể đọc mẫu đoạn diễn cảm<br />
cho học sinh lắng nghe.<br />
- Chọn những học sinh có giọng đọc phù hợp để đọc trình bày cho cả lớp<br />
nghe. Cả lớp sẽ nhận xét để tìm giọng đọc phù hợp với từng đoạn , bài.<br />
- Yêu cầu đọc diễn cảm ở mức độ phù hợp.<br />
- Kiểm tra và rèn đọc nhiều cho đối tượng học sinh đọc chậm, đọc vấp<br />
(đánh giá nhìn vào sự tiến bộ của từng cá nhân).<br />
- Quan tâm đầu tư hướng dẫn nâng cao cho học sinh có khả năng phát<br />
triển,…<br />
Ở mỗi một bài tập đọc tôi sẽ định hướng cho học sinh chọn một đoạn<br />
trọng tâm hoặc một đoạn hay nhất của bài để luyện đọc kĩ. Trên cơ sở học sinh<br />
đã tìm hiểu kĩ nội dung của bài, phát hiện được những giá trị nghệ thuật trong<br />
các bài văn bài thơ; biết ngắt nghỉ hơi đúng ở những câu văn dài (đối với những<br />
bài văn xuôi) hay ngắt nghỉ đúng nhịp thơ (đối với những bài thơ), tôi yêu cầu<br />
các em sẽ tự đưa ra cách đọc phù hợp với nội dung từng đoạn, nội dung cả bài:<br />
giọng đọc như thế nào? Nhấn giọng ở những từ ngữ nào ? Cụ thể ở mỗi bài tôi<br />
sẽ chiếu đoạn văn cần luyện đọc kĩ lên màn hình rồi yêu cầu học sinh lên bảng<br />
nêu giọng đọc và đánh dấu cách đọc (sử dụng các kí hiệu mà tôi đã quy định với<br />
học sinh ). Sau đó, tôi cùng với học sinh cả lớp nhận xét để đa ra cách đọc phù<br />
hợp nhất rồi cho học sinh luyện đọc.<br />
<br />
14/19<br />
Một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4<br />
<br />
Sau đây là ví dụ về cách đọc diễn cảm một số đoạn văn, thơ, mà tôi đã<br />
hướng dẫn học sinh:<br />
Bài “Người ăn xin” (TV4 – Tập 1)<br />
Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:<br />
- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.<br />
Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt<br />
nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi:<br />
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. – Ông lão<br />
nói bằng giọng khản đặc.<br />
Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của<br />
ông lão.<br />
Giọng đọc: Nhẹ nhàng, thương cảm, ngậm ngùi, xót xa. Lời cậu bé đọc<br />
với giọng xót thương ông lão, lời ông lão xúc động trước tấm lòng của cậu bé.<br />
<br />
Bài: “Chị em tôi” – TV4 – Tập 1<br />
<br />
Hai chị em về đến nhà , tôi mắng em gái dám<br />
nói dối ba bỏ học đi chơi, không chịu khó học<br />
hành. Nhưng đáp lại sự giận dữ của tôi, nó chỉ<br />
thủng thẳng:<br />
- Em đi tập văn nghệ.<br />
- Mày tập văn nghệ ở rạp chiếu bóng à?<br />
Nó cười , giả bộ ngây thơ:<br />
- Ủa, chị cũng ở đó sao? Hồi nãy chị bảo đi học<br />
nhóm mà!<br />
Tôi sững sờ, đứng im như phỗng. Ngước nhìn<br />
ba, tôi đợi một trận cuồng phong. Nhưng ba tôi<br />
chỉ buồn rầu bảo:<br />
- Các con ráng bảo ban nhau mà học cho nên<br />
người.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bài: “Truyện cổ nước mình” TV4 tập 1<br />
<br />
15/19<br />
Một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4<br />
<br />
<br />
Tôi yêu truyện cổ nước tôi<br />
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa .<br />
. Thương người rồi mới thương ta<br />
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm<br />
Ở hiền thì lại gặp hiền<br />
. Người ngay thì được phật, tiên độ trì.<br />
Mang theo truyện cổ tôi đi<br />
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa<br />
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa<br />
.<br />
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi.<br />
e. Củng cố:<br />
Ở phần này trước khi cho học sinh khái quát lại nội dung ý nghĩa của bài<br />
học, tôi thường tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi như: Thi đọc diễn cảm,<br />
sắm vai nhân vật,…để tạo không khí học tập vui vẻ, thoải mái, tự nhiên; thường<br />
xuyên thay đổi trò chơi để tạo hứng thú cho học sinh.<br />
<br />
3.4. Luyện đọc trong các giờ học khác.<br />
Để giúp học sinh đọc đúng, đọc hay, tôi không chỉ rèn đọc cho học sinh<br />
trong giờ Tập đọc mà còn rèn cho học sinh trong các giờ học khác.<br />
- Trong giờ Chính tả : Tôi thường kết hợp luyện tập chính tả với việc rèn<br />
cách phát âm. Khi đọc chính tả tôi phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải tạo điều kiện<br />
cho học sinh viết đúng => đọc đúng. Với các bài tập phân biệt phụ âm dễ lẫn<br />
như: l/n, s/x, r/d/gi, sau khi học sinh làm bài xong, tôi cho các em đọc lại các từ<br />
đó một cách chính xác. Tôi tập trung sửa ngọng cho học sinh<br />
- Với những câu chuyện vui trong giờ Luyện từ và câu hay trong giờ<br />
Tập làm văn, tôi chú trọng rèn kĩ năng nói cho học sinh. Học sinh không chỉ<br />
được mở rộng vốn từ vựng mà còn được luyện nói rõ nghĩa, đủ ý qua tiết Tập<br />
làm văn tập xây dựng đoạn văn hay lập dàn ý cho một bài văn…<br />
- Đặc biệt trong giờ Kể chuyện, tôi yêu cầu học sinh ngoài việc kể đúng<br />
nội dung câu chuyện cần phải kể sáng tạo kết hợp với cử chỉ, điệu bộ, thể hiện<br />
đúng giọng từng nhân vật trong truyện.<br />
- Ngay trong tất cả các tiết học như Đạo đức, Khoa học, Lịch sử, Địa lí,<br />
Hướng dẫn tự học, Sinh hoạt tập thể, tôi cũng quan tâm rèn đọc cho học sinh với<br />
mục đích giúp các em đọc đúng, đọc hay.<br />
3.5 Giáo viên tích cực bồi dưỡng chuyên môn để dạy tốt.<br />
<br />
16/19<br />
Một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4<br />
<br />
Tôi thiết nghĩ để học sinh đọc diễn cảm tốt thì trước hết giáo viên phải là<br />
người đọc diễn cảm tốt. Với giáo viên đọc mẫu tốt cũng đã dạy cho họ sinh được<br />
rất nhiều. Chính vì vậy mà bản thân tôi luôn có ý thức rèn luyện cả giọng đọc<br />
lẫn năng lực cảm thụ văn học bằng nhiều biện pháp sau:<br />
- Đối với mỗi bài giảng tôi luôn đọc kĩ nhiều lần, tìm hiểu kĩ nội dung để<br />
giúp cho bài giảng đạt hiệu quả cao.<br />
- Thiết kế, tổ chức các hình thức dạy học linh hoạt.<br />
- Tích cực đổi mới phương pháp dạy học sao cho giờ học nhẹ nhàng, thoải<br />
mái, đạt hiệu quả cao.<br />
- Tập phát âm chuẩn, đọc diễn cảm tạo hứng thú cho học sinh.<br />
- Tăng cường dự giờ đồng nghiệp, dự các tiết chuyên đề của tổ, của<br />
trường,… để học tập phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp<br />
- Sưu tầm các bài thơ, bài văn hay để làm tài liệu cho bài giảng.<br />
- Ngoài ra người giáo viên phải có lòng yêu nghề, mến trẻ, tâm huyết với<br />
sự nghiệp giáo dục.<br />
Tóm lại, để học sinh có khả năng đọc tốt, đọc diễn cảm, tôi đã vận dụng<br />
những biện pháp giúp học sinh luyện đọc như trên. Đồng thời tôi luôn kết hợp<br />
linh hoạt sáng tạo việc tìm hiểu bài, luyện đọc trong từng tiết học.<br />
IV. Kết quả thu được:<br />
Do thực hiện những kinh nghiệm trên vào giảng dạy phân môn Tập đọc,<br />
tôi đã đạt đợc một số kết quả như sau:<br />
4.1. Đối với học sinh:<br />
Tất cả học sinh trong lớp tôi đều yêu thích phân môn Tập đọc. Các em<br />
đều nắm vững bài đọc, có thói quen luyện đọc kĩ bài, đọc diễn cảm khi tiếp xúc<br />
với bài văn, bài thơ,…Nhiều học sinh đã bộc lộ được khả năng đọc diễn cảm của<br />
mình làm xúc động người nghe. Chất lượng đọc của lớp tôi có sự tiến bộ rõ rệt<br />
so với đầu năm cụ thể như sau:<br />
Chất lượng khảo sát cuối năm:<br />
NHÓM CHẤT LƯỢNG ĐỌC SỐ LƯỢNG<br />
Nhóm 1 Học sinh đọc đúng, lưu loát, diễn cảm 25 em<br />
Học sinh đọc đúng, lưu loát, đọc to, rõ ràng 20 em<br />
Nhóm 2 Học sinh đọc đúng, trôi chảy nhưng đọc còn nhỏ 10 em<br />
Nhóm 3 Học sinh còn ngọng 1 em<br />
Nhóm 4 Học sinh đọc còn chưa lưu loát 5 em<br />
3. 2. Đối với giáo viên :<br />
- Nắm vững thêm phương pháp bộ môn.<br />
- Có cách giảng bài truyền cảm hơn thu hút sự chú ý và tạo hứng thú học<br />
tập cho học sinh.<br />
- Có ý thức trách nhiệm bồi dưỡng học sinh cảm thụ bài tốt, đọc diễn cảm.<br />
<br />
<br />
<br />
17/19<br />
Một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4<br />
<br />
C. PHẦN KẾT LUẬN<br />
1. Kết luận:<br />
Trên đây là một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh<br />
lớp 4 năm học 2016- 2017 do tôi trực tiếp giảng dạy, đạt được kết quả khả quan.<br />
Để thành công trong việc luyện đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 theo tôi cần chú<br />
ý một số điểm then chốt trong giảng dạy như sau:<br />
- Giáo viên cần nắm vững phương pháp bộ môn.<br />
- Áp dụng các phương pháp, hình thức dạy học linh hoạt, sáng tạo để gây<br />
không khí học tập sinh động, vui, nhẹ nhàng trong tiết học.<br />
- Giáo viên phải rèn luyện giọng đọc để có giọng đọc diễn cảm.<br />
- Xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp với mỗi bài dạy để bồi dưỡng năng<br />
lực cảm thụ văn học cho học sinh. Từ đó giúp học sinh đọc diễn cảm tốt, nâng<br />
cao cảm xúc thẩm mĩ và khám phá ra cái hay cái đẹp của văn chương.<br />
- Giáo viên cần phải kiên trì uốn sửa cách đọc cho học sinh .Bồi dưỡng<br />
vốn sống, phát huy năng lực cảm thụ văn, tôn trọng những suy nghĩ, cảm xúc<br />
chân thật , thơ ngây của học sinh. Đặc biệt là động viên khích lệ kịp thời khi học<br />
sinh có sự tiến bộ.<br />
- Giáo viên luôn phải cập nhật, nâng cao trình độ về công nghệ thông tin<br />
- Cần dành 20’->25’ trong tiết để luyện đọc. Tuỳ từng trình độ học sinh ,<br />
giáo viên có thể luyện kĩ đoạn trọng tâm. Cho học sinh thi đọc diễn cảm ở phần<br />
củng cố để giờ học thực sự là niềm mong đợi của học sinh.<br />
2. Khuyến nghị :<br />
Để giúp học sinh Tiểu học có điều kiện học tốt hơn môn tiếng Tiếng Việt<br />
nói chung cũng như phân môn Tập đọc nói riêng, tôi có một số ý khuyến nghị<br />
như sau:<br />
- Đề nghị Phòng giáo dục, nhà trường tiếp tục tổ chức các chuyên đề dạy<br />
Tập đọc để giáo viên học hỏi kinh nghiệm dạy.<br />
- Tiếp tục tổ chức lớp bồi dưỡng và nâng cao trình độ của giáo viên về tin<br />
học để giáo viên có thể tự thiết kế những bài giảng điện tử nhằm hỗ trợ cho<br />
việc luyện đọc nói riêng và gây hứng thú trong tiết học Tập đọc nói chung.<br />
Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã áp dụng trong giờ Tập đọc và<br />
đã đạt được kết quả khả quan. Tuy nhiên không tránh khỏi thiếu sót, hạn chế.<br />
Tôi rất mong muốn nhận được sự giúp đỡ, góp ý chân thành của đồng nghiệp để<br />
tôi thực hiện tốt hơn công việc giảng dạy của mình.<br />
Tôi xin chân thành cảm ơn!<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
18/19<br />
Một số biện pháp nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4<br />
<br />
Xác nhận của Ban giám hiệu Tôi xin cam đoan đây là SKKN<br />
của mình viết, không sao chép nội<br />
dung của người khác.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hà Nội, ngày 4 tháng 4 năm 2017<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
19/19<br />