MỤC LỤC<br />
<br />
<br />
TT Nội dung Trang<br />
<br />
I 2<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1 Lý do chọn đề tài 2<br />
2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 3<br />
3 Đối tượng nghiên cứu 3<br />
4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3<br />
5 Phương pháp nghiên cứu 3<br />
<br />
II 3<br />
PHẦN NỘI DUNG<br />
1 Cơ sở lí luận 3<br />
2 Thực trạng 5<br />
2.1 Thuận lợi khó khăn. 5<br />
2.2 Thành công hạn chế 5<br />
2.3 Mặt mạnh mặt yếu 7<br />
2.4 Nguyên nhân, các yếu tố tác động 7<br />
2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra 8<br />
3 Giải pháp, biện pháp 9<br />
3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 9<br />
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp biện pháp 9<br />
<br />
̣<br />
3.3 Điêu kiên th<br />
̀ ực hiên giai phap, biên phap<br />
̣ ̉ ́ ̣ ́ 23<br />
<br />
́ ̣ ữa cac giai phap, biên phap<br />
3.4 Môi quan hê gi ́ ̉ ́ ̣ ́ 24<br />
<br />
́ ̉ ̉ ̣ ́ ̣ ̣ ̉<br />
3.5 Kêt qua khao nghiêm, gia tri khoa hoc cua vân đê nghiên c<br />
́ ̀ ứu. 24<br />
<br />
Kết quả thu được qua khao nghiêm, gia tri khoa hoc cua vân<br />
̉ ̣ ́ ̣ ̣ ̉ ́ <br />
4 24<br />
đê nghiên c<br />
̀ ưu.<br />
́<br />
III PHẦN KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 25<br />
<br />
1 Kết luận 25<br />
2 Kiến nghị 26<br />
<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
<br />
<br />
1<br />
Môn toán ở tiểu học có một tầm quan trọng đặc biệt. Thông qua môn <br />
toán trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về toán học, rèn cho học <br />
sinh kỹ năng tính, giải toán. Đồng thời qua dạy toán giáo viên hình thành cho <br />
học sinh phương pháp học tập; khả năng phân tích tổng hợp, óc quan sát, trí <br />
tưởng tượng tạo điều kiện phát triển óc sáng tạo, tư duy độc lập.<br />
Đối với mạch kiến thức: “Giải toán có lời văn” là một trong 5 mạch <br />
kiến thức cơ bản xuyên suốt chương trình Toán cấp tiểu học. Thông qua giải <br />
toán có lời văn, các em phát huy được trí tuệ, rèn luyện kỹ năng tổng hợp: <br />
đọc, viết, diễn đạt, trình bày, tính toán. Toán có lời văn là mạch kiến thức <br />
tổng hợp của các mạch kiến thức toán học, giải toán có lời văn các em sẽ <br />
được giải các bài toán về số học, các yếu tố đại số, các yếu tố hình học và <br />
đại lượng. Toán có lời văn là chiếc cầu nối giữa toán học và thực tế đời <br />
sống, giữa toán học với các môn học khác.<br />
Dạy học môn Toán ở lớp Một nhằm giúp học sinh:<br />
+ Bước đầu có một số kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về phép <br />
đếm, về các số tự nhiên trong phạm vi 100, về độ dài và đo độ dài trong <br />
phạm vi 20, về tuần lễ và ngày trong tuần, về giờ đúng trên mặt đồng hồ; về <br />
một số hình học (Đoạn thẳng, điểm, hình vuông, hình tam giác, hình tròn); về <br />
bài toán có lời văn.<br />
+ Hình thành và rèn luyện các kĩ năng thực hành đọc, viết, đếm, so sánh <br />
các số trong phạm vi 100; cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100; đo và ước <br />
lượng độ dài đoạn thẳng (với các số đo là số tự nhiên trong phạm vi 20 cm). <br />
Nhận biết hình vuông, hình tam giác, hình tròn, đoạn thẳng, điểm, vẽ điểm, <br />
vẽ đoạn thẳng). Giải một số dạng bài toán đơn về cộng trừ bước đầu biết <br />
biểu đạt bằng lời, bằng kí hiệu một số nội dung đơn giản của bài học và bài <br />
thực hành, tập so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá <br />
trong phạm vi của những nội dung có nhiều quan hệ với đời sống thực tế của <br />
học sinh.<br />
+ Chăm chỉ, tự tin, cẩn thận ham hiểu biết và học sinh có hứng thú học <br />
toán.<br />
Những năm gần đây đã có nhiều đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường <br />
miệt mài với đề tài nâng cao chất lượng “giải toán có lời văn cho học sinh lớp <br />
1” mang lại kết quả khả quan nhưng kết quả đó bao hàm với mọi đối tượng <br />
học sinh. Dựa trên hoàn cảnh thực tế tại đơn vị tôi với tỉ lệ trên 75% là học <br />
sinh đồng bào dân tộc thiểu số thì tôi rất trăn trở và suy nghĩ làm thế nào để <br />
học sinh đồng bào dân tộc thiểu số lớp Một làm được các phép tính cộng, trừ <br />
đã khó việc giải toán có lời văn thì càng khó hơn. Vì vậy tôi đã nghiên cứu đề <br />
tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng Giải toán có lời văn cho học <br />
sinh lớp 1 dân tộc thiểu số” <br />
<br />
<br />
2<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu<br />
Mục tiêu: <br />
+ Áp dụng một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn.<br />
+ Góp phần nâng cao chất lượng dạy học Toán nói chung và dạy giải <br />
toán có lời văn nói riêng.<br />
Nhiệm vụ: Nghiên cứu dạy giải toán có lời văn nhằm giúp học sinh:<br />
+ Nhận biết thế nào là một bài toán có lời văn.<br />
+ Biết giải và trình bày bài giải các bài toán đơn bằng một phép tính <br />
cộng hoặc một phép tính trừ.<br />
+ Bước đầu phát triển tư duy, rèn luyện phương pháp giải toán và khả <br />
năng diễn đạt đúng.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu, <br />
Biện pháp nâng cao chất lượng “giải toán có lời văn” trong chương trình <br />
lớp 1 ở Tiểu học.<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng “giải toán có lời văn” trong <br />
chương trình toán 1. <br />
5 . Phương pháp nghiên cứu.<br />
Để thực hiện nội dung của đề tài, tôi đã sử dụng một số phương pháp <br />
cơ bản sau:<br />
Tổng hợp lý luận thông qua các tài liệu, sách giáo khoa và thực tiễn dạy <br />
học của lớp 1C khối I Trường Tiểu học Ea Bông.<br />
Đánh giá quá trình dạy toán. Loại bài giải toán có lời văn từ những năm <br />
gần đây.<br />
Tiến hành khảo sát chất lượng học sinh.<br />
Đúc rút kinh nghiệm qua quá trình nghiên cứu. <br />
<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lí luận<br />
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và sự thách thức <br />
trước nguy cơ tụt hậu trong cạnh tranh trí tuệ đòi hỏi phải đổi mới giáo dục, <br />
trong đó có sự đổi mới cơ bản về phương pháp dạy học. Những phương pháp <br />
dạy học kích thích sự tìm tòi, sự tư duy của học sinh. Mục tiêu giáo dục của <br />
Đảng đã chỉ rõ: “… Đào tạo có chất lượng tốt những người lao động mới có <br />
ý thức và đạo đức xã hội chủ nghĩa, có trình độ văn hoá phổ thông và hiểu <br />
biết kỹ thuật, có kỹ năng lao động cần thiết, có óc thẩm mỹ, có sức khoẻ <br />
tốt…”. Muốn đạt được mục tiêu này thì dạy và học Toán trong trường phổ <br />
thông là một khâu quan trọng của quá trình dạy học. Cố thủ tướng Phạm Văn <br />
Đồng cũng nói về vị trí vai trò của bộ môn Toán: “ Trong các môn khoa học và <br />
kỹ thuật, toán học giữ một vị trí nổi bật. Nó có tác dụng lớn đối với kỹ thuật, <br />
<br />
3<br />
với sản xuất và chiến đấu. Nó là một môn thể thao của trí tuệ, giúp chúng ta <br />
nhiều trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, <br />
phương pháp học tập, phương pháp giải quyết các vấn đề, giúp chúng ta rèn <br />
luyện trí thông minh sáng tạo. Hội nghị Ban Chấp hành trung ương khoá VIII <br />
lần thứ 2 đã chỉ rõ: “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, <br />
khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện tư duy sáng tạo của người <br />
học. Từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến, phương pháp hiện đại vào <br />
quá trình dạy học”. Trong luật Giáo dục, Khoản 2, điều 24 đã ghi: “Phương <br />
pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng <br />
tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi <br />
dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực <br />
tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học <br />
sinh”. Đổi mới cách thực hiện phương pháp dạy học là vấn đề then chốt của <br />
chính sách đổi mới giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Đổi mới cách <br />
thực hiện phương pháp dạy học sẽ làm thay đổi tận gốc nếp nghĩ, nếp làm <br />
của các thế hệ học trò chủ nhân tương lai của đất nước. Như vậy, đổi mới <br />
phương pháp dạy học sẽ tác động vào mọi thành tố của quá trình giáo dục và <br />
đào tạo. Nó tạo ra sự hiện đại hoá của quá trình này. Đổi mới phương pháp <br />
dạy học thực chất không phải là sự thay thế các phương pháp dạy học cũ <br />
bằng một loạt các phương pháp dạy học mới. Về mặt bản chất, đổi mới <br />
phương pháp dạy học là đổi mới cách tiến hành các phương pháp, đổi mới <br />
phương tiện và hình thức triển khai phương pháp trên cơ sở khai thác triệt để <br />
ưu điểm các phương pháp cũ và vận dụng linh hoạt một số phương pháp mới <br />
nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Mục <br />
đích của đổi mới phương pháp dạy học chính là làm thế nào để học sinh phải <br />
thực sự tích cực, chủ động, tự giác, luôn trăn trở tìm tòi, suy nghĩ và sáng tạo <br />
trong quá trình lĩnh hội tri thức và lĩnh hội cả cách thức để có được tri thức ấy <br />
nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình. Mặt khác môn toán thiết <br />
thực góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học theo đặc trưng và khả <br />
năng của môn Toán, cụ thể là chuẩn bị cho học sinh những tri thức, kỹ năng <br />
toán học cơ bản cần thiết cho việc học tập hoặc bước vào cuộc sống lao <br />
động. Đối với môn Toán lớp Một, môn học có vị trí nền tảng, là cái gốc, là <br />
điểm xuất phát của cả một bộ môn khoa học. Môn Toán mở đường cho các <br />
em đi vào thế giới kỳ diệu của toán học. Rồi mai đây, các em lớn lên, nhiều <br />
em trở thành vĩ nhân, trở thành anh hùng, nhà giáo, nhà khoa học, nhà thơ… <br />
trở thành những người lao động sáng tạo trên mọi lĩnh vực sản xuất và đời <br />
sống, trên tay có máy tính xách tay, trong túi có máy tính bỏ túi… nhưng không <br />
bao giờ các em quên được những ngày đầu tiên đến trường học đếm và tập <br />
viết 1, 2, 3 … học các phép tính cộng, trừ… Các em không quên được vì đó là <br />
kỷ niệm đẹp đẽ nhất của đời người và hơn thế nữa, những con số, những <br />
<br />
4<br />
phép tính ấy cần thiết cho suốt cả cuộc đời. Đối với mạch kiến thức : “Giải <br />
toán có lời văn”, là một trong năm mạch kiến thức cơ bản xuyên suốt chương <br />
trình Toán cấp tiểu học. Thông qua giải toán có lời văn, các em được phát <br />
triển trí tuệ, được rèn luyện kỹ năng tổng hợp: đọc, viết, diễn đạt, trình bày, <br />
tính toán. Toán có lời văn là mạch kiến thức tổng hợp của các mạch kiến thức <br />
toán học, giải toán có lời văn các em sẽ được giải các loại toán về số học, các <br />
yếu tố đại số, các yếu tố hình học và đo đại lượng. Toán có lời văn là chiếc <br />
cầu nối giữa toán học và thực tế đời sống, giữa toán học với các môn học <br />
khác. <br />
2. Thực trạng<br />
2.1. Thuận lợi và khó khăn<br />
a. Thuận lợi<br />
Toán có lời văn có những thuận lợi nhất định: Những bài toán có lời văn <br />
là những bài toán lấy từ thực tế cuộc sống. Nội dung bài toán được thông qua <br />
những câu văn nói về những quan hệ tương quan và phụ thuộc, có liên quan <br />
đến sự việc xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Cái khó của bài toán có lời văn <br />
là: phải biết lược bỏ những yếu tố về lời văn đã che đậy bản chất toán học <br />
của bài toán, hay nói cách khác là chỉ ra được các mối quan hệ giữa các yếu tố <br />
toán học chứa đựng trong bài toán và nêu ra cách giải thích hợp để từ đó tìm <br />
được phép tính đúng và có đáp số đúng của bài toán. Bên cạnh đó cái khó từ <br />
phía học sinh là: ít em chịu khó đọc kỹ đề, phần lớn các em chưa biết dựa vào <br />
dữ kiện bài toán để phân tích và suy ngẫm hoặc phân tích không đúng hướng, <br />
không lôgic. <br />
b. Khó khăn<br />
Trong quá trình giảng dạy ở Tiểu học Ea Bông, kể từ khi về trường tới <br />
nay tôi luôn được phân công dạy học sinh dân tộc thiểu số. Vì vậy, qua thời <br />
gian giảng dạy tôi nhận thấy các em phát âm đa số là số là thiếu dấu, viết sai <br />
lỗi chính tả. Đặc biệt học sinh lớp Một và hầu hết giáo viên đều phàn nàn khi <br />
dạy đến phần giải toán có lời văn ở lớp Một. Học sinh rất lúng túng khi nêu <br />
câu lời giải, thậm chí nêu sai câu lời giải, viết sai phép tính, viết sai đáp số. <br />
Những tiết đầu tiên của giải toán có lời văn mỗi lớp chỉ có khoảng 20% số <br />
học sinh biết nêu lời giải, viết đúng phép tính và đáp số. Số còn lại là rất mơ <br />
hồ, các em chỉ nêu theo quán tính hoặc nêu miệng thì được nhưng khi viết các <br />
em lại rất lúng túng, làm sai, một số em làm đúng nhưng khi cô hỏi lại không <br />
biết để trả lời. Chứng tỏ các em chưa nắm được một cách chắc chắn cách <br />
giải bài toán có lời văn. Giáo viên phải mất rất nhiều công sức khi dạy đến <br />
phần này. <br />
2.2. Những thành công và hạn chế <br />
a. Những thành công<br />
<br />
<br />
5<br />
Trong những năm học qua, đã có một vài đồng nghiệp cũng trăn trở về <br />
các biện pháp “giải toán có lời văn” và bên cạnh đó nhà trường đã tổ chức các <br />
cuộc thi và giao lưu giữa các lớp trong tổ khối nhằm phát hiện học sinh năng <br />
khiếu môn Toán và đạt kết quả như sau.<br />
Kết quả điều tra năm học 2013 – 2014 <br />
<br />
HS viết HS viết <br />
Lớ sĩ HS viết HS giải đúng <br />
đúng câu đúng phép <br />
TT p số đúng đáp số cả 3 bước<br />
lời giải tính<br />
1 1A 20 8 40% 10 50% 10 50% 8 40%<br />
2 1B 26 12 46,2% 18 69,2% 14 53,8% 12 46,2%<br />
3 1C 22 10 38,5% 13 49,9% 19 73,1% 10 38,5%<br />
<br />
Kết quả điều tra năm học 2014 2015<br />
<br />
HS viết HS viết <br />
Lớ sĩ HS viết HS giải đúng <br />
đúng câu đúng phép <br />
TT p số đúng đáp số cả 3 bước<br />
lời giải tính<br />
1 1A 14 10 71.4% 12 85,7% 12 85,7% 10 71,4%<br />
2 1B 20 15 75% 17 85% 17 85% 15 75%<br />
3 1C 20 14 70% 16 80% 16 80% 14 70%<br />
<br />
Qua cuộc khảo sát trong bài kiểm tra của học sinh cho thấy chất lượng <br />
giải toán có lời văn được nâng lên rõ rệt. Lỗi của học sinh trong bài khảo sát <br />
Tỷ lệ Giỏi 9,10 đạt 29/54 trình bày còn bẩn. Khá 7,8 đạt 39/54 em trình bày <br />
còn bẩn, câu lời giải chưa chuẩn. Trung bình 5,6 đạt 45/54 em chỉ làm đúng <br />
phép tính và đáp số, sai tên đơn vị, sai câu lời giải. Yếu dưới 5 đạt 9 em <br />
không biết làm bài. <br />
Phần lớn học sinh biết làm bài toán có lời văn, kết quả của bài toán <br />
đúng. Học sinh ham học, có hứng thú học tập môn Toán nói chung và “Giải <br />
toán cơ lời văn” nói riêng. Học sinh bước đầu biết vận dụng bài toán có lời <br />
văn vào thực tế.<br />
b. Những hạn chế <br />
Về học sinh: Trong các tuyến kiến thức toán ở chương trình toán Tiểu <br />
học thì tuyến kiến thức “Giải toán có lời văn” là tuyến kiến thức khó khăn <br />
nhất đối với học sinh, và càng khó khăn hơn đối với học sinh lớp Một dân tộc <br />
thiểu số. Bởi vì đối với lớp Một vốn từ, vốn hiểu biết, khả năng đọc hiểu, <br />
khả năng tư duy lôgic của các em còn rất hạn chế. Một nét nổi bật hiện nay <br />
nói chung là học sinh chưa biết cách tự học, chưa học tập một cách tích cực. <br />
Nhiều khi với một bài toán có lời văn các em có thể đặt và tính đúng phép tính <br />
6<br />
của bài nhưng không thể trả lời hoặc lí giải là tại sao các em lại có được <br />
phép tính đúng như vậy. Thực tế hiện nay cho thấy các em thực sự lúng túng <br />
khi giải bài toán có lời văn. Một số em chưa biết tóm tắt bài toán, chưa biết <br />
phân tích đề toán để tìm ra lối giải, chưa biết tổng hợp để trình bày bài giải, <br />
diễn đạt vụng về, thiếu lôgic. Ngôn ngữ toán học còn rất hạn chế, kỹ năng <br />
trình bày thiếu chính xác, thiếu khoa học, chưa có biện pháp, phương pháp <br />
học toán và giải toán một cách máy móc rập khuôn, bắt chước.<br />
Trình bày bài làm còn chưa sạch đẹp, một số học sinh chưa biết cách <br />
đặt câu lời giải phù hợp hoặc không hiểu nội dung bài toán có lời văn dẫn <br />
đến không làm được bài.<br />
Về giáo viên: Một số giáo viên ngại sử dụng đồ dùng minh hoạ, ngại <br />
tóm tắt bằng sơ đồ hình vẽ hoặc đoạn thẳng, sử dụng phương pháp phân <br />
tích, tổng hợp trong việc giúp học sinh tìm đường lối giải và giải toán còn <br />
khó hiểu.<br />
Về đồ dùng dạy học: Tư duy của học sinh lớp Một là tư duy cụ thể, để <br />
học sinh học tốt “giải toán có lời văn” trong quá trình giảng dạy rất cần đồ <br />
dùng thiết bị dạy học để minh họa. Trong những năm qua, các trường Tiểu <br />
học đã được cung cấp khá nhiều trang thiết bị về đồ dùng dạy học đồng bộ <br />
để dạy cho cả cấp học để dạy theo lớp nhưng thống kê theo danh mục thì số <br />
lượng vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu dạy “giải toán có lời văn”.<br />
Về cha mẹ học sinh: Một số phụ huynh chỉ quan tâm dấu hiệu bên ngoài <br />
của việc học tập đó là chỉ cần biết tính toán là được. Bên cạnh đó phần đa <br />
hoàn cảnh gia đình các em còn khó khăn do đó cha mẹ hầu như chỉ chăm lo <br />
làm kinh tế mà chưa thực sự quan tâm tới việc học tập và giúp đỡ các em tháo <br />
gỡ kịp thời những khúc mắc, khó khăn trong học tập khiến các em bỡ ngỡ khi <br />
làm bài, đặc biệt là giải toán có lời văn dẫn đến sự chán nản, thiếu tự tin, từ <br />
đó tạo nên những lỗ hổng kiến thức trong học tập của các em.<br />
Bên cạnh những thành công mà đồng nghiệp tôi đã thực hiện được thì <br />
không ít mặt hạn chế và tồn tại cần được khắc phục. Chính vì vậy tôi đã xây <br />
dựng sáng kiến riêng cho bản thân mình nhằm sử dụng các biện pháp để nâng <br />
cao chất lượng “giải toán có lời văn”.<br />
2.3. Những mặt mạnh, mặt yếu<br />
a. Mặt mạnh<br />
Khi thực hiện đề tài này được sự ủng hộ và động viên của Lãnh đạo <br />
nhà trường, cha mẹ học sinh và đa số giáo viên trong tổ khối I nhằm mang <br />
đến cho cả giáo viên và học sinh kết quả cao nhất. <br />
b. Mặt yếu<br />
Thời gian thực hiện đề tài còn hạn chế.<br />
Tài liệu phục vụ cho đề tài chưa đáp ứng được yêu cầu đạt ra.<br />
2.4. Nguyên nhân, các yếu tố tác động <br />
<br />
7<br />
+ Nguyên nhân từ phía HS:<br />
Về học sinh: Trong các tuyến kiến thức toán ở chương trình toán Tiểu <br />
học thì tuyến kiến thức “Giải toán có lời văn” là tuyến kiến thức khó khăn <br />
nhất đối với học sinh, và càng khó khăn hơn đối với học sinh lớp Một. Bởi vì <br />
học sinh lớp Một: Vốn từ, vốn hiểu biết, khả năng đọc hiểu, khả năng tư duy <br />
lôgic của các em còn rất hạn chế. Một nét nổi bật hiện nay nói chung học <br />
sinh chưa biết cách tự học, chưa học tập một cách tích cực. Nhiều khi với <br />
một bài toán có lời văn các em có thể đặt và tính đúng phép tính của bài nhưng <br />
không thể trả lời hoặc lý giải là tại sao các em lại có được phép tính như vậy. <br />
Thực tế hiện nay cho thấy, các em thực sự lúng túng khi giải bài toán có lời <br />
văn, diễn đạt vụng về, thiếu lôgic. Ngôn ngữ toán học còn rất hạn chế, kỹ <br />
năng tính toán, trình bày thiếu chính xác, thiếu khoa học. <br />
+ Nguyên nhân từ phía giáo viên:<br />
Về giáo viên: Vẫn còn một số giáo viên chuyển đổi phương pháp giảng <br />
dạy còn lúng túng, chưa phát huy được tích cực chủ động của học sinh, <br />
phương pháp dạy học truyền thống đã ăn sâu vào tư duy vào lề lối dạy học <br />
hàng ngày. Một số giáo viên dạy theo cách thông báo kiến thức sẵn có, dạy <br />
theo phương pháp thuyết trình có kết hợp với đàm thoại, thực chất vẫn là <br />
“thầy truyền thụ, trò tiếp nhận ghi nhớ”. <br />
+ Những sai lầm và khó khăn thường gặp của giáo viên và học sinh khi <br />
dạy và học tuyến kiến thức : “Giải toán có lời văn” ở lớp Một: Về mặt nhận <br />
thức giáo viên còn coi việc dạy “Giải toán có lời văn” cho học sinh lớp Một <br />
là đơn giản, dễ dàng nên chưa tìm tòi nghiên cứu để có phương pháp giảng <br />
dạy hiệu quả, đôi khi giáo viên giảng cho học sinh lớp Một đã diễn đạt như <br />
với các lớp trên làm học sinh khó hiểu và không thể tiếp thu được kiến thức <br />
trong việc giải các bài toán có lời văn. Khả năng phối hợp, kết hợp với nhiều <br />
phương pháp để dạy tuyến kiến thức: “Giải toán có lời văn” ở lớp Một còn <br />
thiếu linh hoạt. Giáo viên còn lúng túng khi tạo các tình huống sư phạm để <br />
nêu vấn đề. Chưa khuyến khích động viên và giúp đỡ một cách hợp lý các <br />
nhóm cũng như các đối tượng học sinh trong quá trình học. Khả năng kiên trì <br />
của học sinh lớp Một trong quá trình học nói chung cũng như học “Giải toán <br />
có lời văn” nói riêng còn chưa cao. <br />
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt <br />
ra<br />
Vấn đề nâng cao chất lượng “giải toán có lời văn” ở lớp Một hiện nay <br />
là một vấn đề nan giải mà đa số giáo viên và nhà trường quan tâm. Để nâng <br />
cao chất lượng giải toán có lời văn phải có kế hoạch cụ thể cho đội ngũ giáo <br />
viên thông qua việc nâng cao trình độ chuyên môn và tiếp tục đổi mới phương <br />
pháp giáo dục theo hướng tích cực, sáng tạo của học sinh nhiệm vụ đặt ra <br />
chúng ta phải đưa ra phương pháp dạy hiệu quả nhất.<br />
<br />
8<br />
Một trong những yếu tố không thể thiếu trong việc nâng cao chất lượng <br />
“giải toán có lời văn” ở lớp Một là việc tăng cường động viên các em học <br />
sinh luyện tập thực hành giải toán có lời văn mọi lúc mọi nơi. Kiên trì, bền bỉ <br />
là yếu tố góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy của <br />
đội ngũ giáo viên từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.<br />
Để nâng cao chất lượng giảng dạy thì việc Tăng cường sử dụng <br />
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phát huy tính tích cực của học sinh <br />
càng không thể thiếu trong mỗi bài dạy, tiết dạy học toán.<br />
Thường xuyên đánh giá để có biện pháp giúp đỡ học sinh kịp thời đây là <br />
yếu tố vô cùng quan trọng góp phần rất lớn trong việc nâng cao chất lượng <br />
giải toán có lời văn nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung. Việc thường <br />
xuyên đánh giá nhằm phát huy năng lực của từng học sinh, và kịp thời động <br />
viện khích lệ tinh thần học tập của các em.<br />
Đồng thời việc kết hợp giữa Gia đình – Nhà trường Xã hội cũng là vấn <br />
đề lớn để nâng cao chất lượng giảng dạy. <br />
3. Giải pháp, biện pháp.<br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp:<br />
Chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh lớp Một trong hai năm <br />
qua đã có những chuyển biến đi lên đáng kể, tuy nhiên vẫn chưa đạt được <br />
mức chất lượng tối thiểu theo quy định của trường, ngành Giáo dục đề ra. Để <br />
tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh lớp Một <br />
trường Tiểu học Ea Bông trong giai đoạn hiện nay nhằm đạt chất lượng tối <br />
thiểu, mục tiêu chính của tôi như sau:<br />
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp, biện pháp<br />
Nắm bắt nội dung chương trình Để dạy tốt môn Toán lớp Một nói <br />
chung, “Giải bài toán có lời văn” nói riêng, điều đầu tiên mỗi giáo viên phải <br />
nắm thật chắc nội dung chương trình, sách giáo khoa. Nhiều người nghĩ rằng <br />
Toán tiểu học, và đặc biệt là toán lớp Một thì ai mà chả dạy được. Đôi khi <br />
chính giáo viên đang trực tiếp dạy cũng rất chủ quan và cũng có những suy <br />
nghĩ tương tự như vậy. Qua dự giờ một số đồng chí giáo viên tôi nhận thấy <br />
giáo viên dạy bài nào chỉ cốt khai thác kiến thức của bài ấy, còn các kiến thức <br />
cũ có liên quan giáo viên nắm không thật chắc. Người ta thường nói “Biết 10 <br />
dạy 1” chứ không thể “Biết 1 dạy 1” vì kết quả thu được sẽ không còn là 1 <br />
nữa. <br />
Dạy “Giải toán có lời văn” ở lớp Một theo từng mức độ.<br />
Mức độ 1: Ngay từ đầu học kỳ I các bài toán được giới thiệu ở mức độ <br />
nhìn hình vẽ viết phép tính. Mục đích cho học sinh hiểu bài toán qua hình <br />
vẽ, suy nghĩ chọn phép tính thích hợp.<br />
<br />
<br />
<br />
9<br />
Thông thường sau mỗi phép tính ở phần luyện tập có một hình vẽ gồm 5 <br />
ô vuông cho học sinh chọn ghi phép tính và kết quả phù hợp với hình vẽ. Ban <br />
đầu để giúp học sinh dễ thực hiện sách giáo khoa ghi sẵn các số và kết quả :<br />
Ví dụ: Bài 5 trang 46 <br />
a)<br />
<br />
1 2 = 3<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Chỉ yêu cầu học sinh viết dấu cộng vào ô trống để có : 1 + 2 = 3<br />
b) Đến câu này nâng dần mức độ học sinh nhìn vào hình vẽ để hình dung số <br />
quả bóng và phải đặt được các số để thành phép tính và kết quả <br />
<br />
+ =<br />
<br />
<br />
Kết quả đạt được là:<br />
1 + 2 = 3<br />
<br />
<br />
Và yêu cầu tăng dần, học sinh có thể nhìn từ một tranh vẽ bài 4 trang 77 <br />
diễn đạt theo 2 cách . <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Cách 1: Có 8 hộp thêm 1 hộp, tất cả là 9 hộp. <br />
<br />
8 + 1 = 9<br />
<br />
<br />
Cách 2: Có 1 hộp đưa vào chỗ 8 hộp, tất cả là 9 hộp. <br />
<br />
10<br />
<br />
1 + 8 = 9<br />
<br />
<br />
Tương tự câu b : Có 7 bạn và 2 bạn đang đi tới. Tất cả là 9 bạn. <br />
<br />
Cách 1: <br />
7 + 2 = 9<br />
<br />
Cách 2:<br />
<br />
2 + 7 = 9<br />
Giáo viên hướng dẫn để các em biết được hướng đi của hình mũi tên thì <br />
học<br />
sinh phải làm phép tính gì?<br />
Đến bài 3 trang 85<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Học sinh quan sát và cần hiểu được: <br />
Lúc đầu trên cành có 10 quả. Sau đó rụng 2 quả . Còn lại trên cành 8 quả. <br />
<br />
10 2 = 8<br />
<br />
Ở đây giáo viên cần động viên các em diễn đạt trình bày miệng ghi đúng <br />
phép tính. Tư duy toán học được hình thành trên cơ sở tư duy ngôn ngữ của <br />
học sinh. Khi dạy bài này cần hướng dẫn học sinh diễn đạt trình bày động <br />
viên các em viết được nhiều phép tính để tăng cường khả năng diễn đạt cho <br />
học sinh. <br />
<br />
11<br />
Mức độ 2: Đến cuối học kì I học sinh đã được làm quen với tóm tắt <br />
bằng lời:<br />
Bài 3 trang 87 <br />
B, Có : 10 quả bóng <br />
Cho : 3 quả bóng<br />
Còn :.... quả bóng? <br />
<br />
<br />
10 3 = 7<br />
<br />
Học sinh từng bước làm quen với lời thay cho hình vẽ, học sinh dần dần <br />
thoát ly khỏi hình ảnh trực quan từng bước tiếp cận đề bài toán. Yêu cầu học <br />
sinh phải đọc và hiểu được tóm tắt, biết diễn đạt đề bài và lời giải bài toán <br />
bằng lời, chọn phép tính thích hợp nhưng chưa cần viết lời giải.<br />
Tuy không yêu cầu cao, tránh tình trạng quá tải với học sinh, nhưng có <br />
thể động viên học sinh khá giỏi làm nhiều cách, có nhiều cách diễn đạt từ <br />
một hình vẽ hay một tình huống sách giáo khoa. <br />
Mức độ 3: Giới thiệu bài toán có lời văn bằng cách cho học sinh tiếp <br />
cận với một đề bài toán chưa hoàn chỉnh kèm theo hình vẽ và yêu cầu hoàn <br />
thiện (tiết 81 bài toán có lời văn). Tư duy học sinh từ hình ảnh phát triển <br />
thành ngôn ngữ, thành chữ viết. Giải toán có lời văn ban đầu được thực hiện <br />
bằng phép tính cộng là phù hợp với tư duy của học sinh.<br />
Cấu trúc một đề toán gồm 2 phần: phần cho biết và phần hỏi, phần cho <br />
biết gồm có 2 yếu tố. <br />
Mức độ 4: Để hình thành cách giải bài toán có lời văn, sách giáo khoa <br />
đã nêu một bài toán, phần tóm tắt đề toán và giải bài toán hoàn chỉnh để học <br />
sinh làm quen.( Bài toán trang 117)<br />
Giáo viên cần cho học sinh nắm vững đề toán, thông qua việc tóm tắt <br />
đề toán. Biết tóm tắt đề toán là yêu cầu đầu tiên để giải bài toán có lời văn.<br />
Bài giải gồm 3 phần : câu lời giải, phép tính và đáp số.<br />
Chú ý rằng tóm tắt không nằm trong lời giải của bài toán, nhưng phần <br />
tóm tắt cần được luyện kỹ để học sinh nắm được bài toán đầy đủ, chính xác. <br />
Câu lời giải trong bài giải không yêu cầu mọi học sinh phải theo mẫu như <br />
nhau, tạo diều kiện cho học sinh diễn đạt câu trả lời theo ý hiểu của mình. <br />
Quy ước viết đơn vị của phép tính trong bài giải học sinh cần nhớ để thực <br />
hiện khi trình bày bài giải. <br />
Bài toán giải bằng phép tính trừ được giới thiệu khi học sinh đã thành <br />
thạo giải ài toán có lời văn bằng phép tính cộng. Giáo viên chỉ hướng dẫn <br />
cách làm tương tự, thay thế phép tính cho phù hợp với bài toán.<br />
<br />
<br />
12<br />
Ở lớp Một, học sinh chỉ giải toán về thêm, bớt với một phép tính cộng <br />
hoặc trừ, mọi học sinh bình thường đều có thể hoàn thành nhiệm vụ học tập <br />
một cách nhẹ nhàng nếu được giáo viên hướng dẫn cụ thể.<br />
GV dạy cho học sinh giải bài toán có lời văn cần thực hiện tốt các bước <br />
sau:<br />
+ Đọc và tìm hiểu đề bài.<br />
+Tìm đườ ng lối giải bài toán.<br />
+ Trình bày bài giải<br />
+ Ki ểm tra l ại bài giải.<br />
Mu ốn h ọc sinh hi ểu và có thể giải đượ c bài toán thì điề u quan <br />
trọng đầu tiên là phải giúp các em đọc và hiểu đượ c nội dung bài toán. <br />
Giáo viên cần tổ chức cho các em đọc kỹ đề toán, hiểu rõ mộ t số từ khoá <br />
quan tr ọng nh ư " thêm, và, tất cả, ... " ho ặc "b ớt, bay đi, ăn mất, còn <br />
lại, ..." (có thể kết hợp quan sát tranh vẽ để hỗ trợ). Để họ c sinh dễ hiểu <br />
đề bài, giáo viên cần gạch chân các từ ngữ chính trong đề bài. Một số <br />
giáo viên còn gạch chân quá nhiều các từ ngữ, hoặc g ạch chân các từ chưa <br />
sát với nội dung c ần tóm tắt. Khi gạch chân nên dùng phấn màu khác cho <br />
dễ nhìn.<br />
Trong giai đoạn đầu, giáo viên nên giúp học sinh tóm tắt đề toán <br />
bằng cách đàm thoại " Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?" và dựa vào <br />
câu trả lời của học sinh để viết tóm tắt, sau đó cho học sinh dựa vào tóm <br />
tắt để nêu lại đề toán. Đây là cách rất tốt để giúp học sinh ngầm phân tích <br />
đề toán.<br />
N ếu h ọc sinh g ặp khó khăn trong khi đọc đề toán thì giáo viên nên <br />
cho các em nhìn tranh và trả lời câu hỏi. <br />
Ví dụ : Bài 3 trang 118, giáo viên có thể hỏi:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
13<br />
+ Em thấy d ưới ao có mấy con vịt? (Dướ i ao có 5 con v ịt)<br />
+ Trên bờ có mấy con v ịt? (Trên bờ có 4 con vịt)<br />
+ Trên bờ và dướ i ao có tất cả mấy con v ịt? (Có tất cả 9 con vịt)<br />
Trong tr ường h ợp không có tranh ở sách giáo khoa thì giáo viên có <br />
thể gắn mẫu vật (gà, vịt, ...) lên bảng từ để thay cho tranh; ho ặc dùng tóm <br />
tắt bằng lời ho ặc s ơ đồ đoạn thẳng để hỗ trợ học sinh đọ c đề toán. <br />
Thông thườ ng có 3 cách tóm tắt đề toán:<br />
Cách 1: Tóm tắt bằng l ời:<br />
Ví dụ 1 : Lan có : 3 quy ển v ở<br />
Vy có : 2 quy ển v ở<br />
C ả hai b ạn có: ... quy ển v ở? <br />
Cách 2: Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng:<br />
Ví dụ 2 : Bài 2 trang 123<br />
<br />
A 5 cm B 3 cm C<br />
? cm<br />
Cách 3: Tóm tắt bằng sơ đồ mẫu vật:<br />
Ví dụ 3 : <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Có : Thêm : <br />
<br />
Có tất cả :.....con thỏ?<br />
14<br />
Với các cách tóm tắt trên sẽ làm cho học sinh dễ hi ểu và dễ sử <br />
dụng.<br />
V ới cách viết thẳng theo c ột nh ư: 14 quyển và 26 quả<br />
12 quy ển 33 qu ả<br />
... quy ển ? ... qu ả?<br />
Ki ểu tóm tắt như thế này khá gần gũi với cách đặt tính dọc nên có <br />
tác dụng gợi ý cho học sinh l ựa ch ọn phép tính giải.<br />
Giai đoạn đầu nói chung bài toán nào cũng nên tóm tắt rồi cho học <br />
sinh dựa vào tóm tắt nêu đề toán. Cần lưu ý dạy giải toán là mộ t quá trình <br />
không nên vội vàng yêu cầu các em phải đọc thông thạo đề toán, viết <br />
đượ c các câu lời giải, phép tính và đáp số để có một bài chuẩn mực ngay <br />
từ tuần 23, 24. Chúng ta cần bình tĩnh rèn cho học sinh t ừng b ước, mi ễn <br />
sao đến cuối năm (tuần 33, 34, 35) h ọc sinh đọc và giải đượ c bài toán là <br />
đạt yêu cầu. <br />
Sau khi giúp học sinh tìm hiểu đề toán để xác định rõ cái đã cho và <br />
cái phải tìm.<br />
Chẳng h ạn: Nhà An có 5 con gà, mẹ mua thêm 4 con gà. Hỏi nhà An <br />
có tất cả mấy con gà?<br />
Bài toán cho bi ết gì? (Nhà An có 5 con gà)<br />
M ẹ mua thêm bao nhiêu con gà nữa? (Mẹ mua thêm 4 con gà)<br />
Bài toán hỏi gì? (Nhà An có tất cả mấy con gà?)<br />
Giáo viên nêu tiếp: "Muốn bi ết nhà An có tất cả mấy con gà em làm <br />
phép tính gì? (tính cộng) Bao nhiêu cộng bao nhiêu? (5 + 4); 5 + 4 b ằng <br />
bao nhiêu? (5 + 4 = 9); ho ặc: " Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà em <br />
tính thế nào? (5 + 4 = 9); ho ặc: "Nhà An có tất cả mấy con gà ?" (9) Em <br />
tính thế nào để đượ c 9 ? (5 + 4 = 9).<br />
Tới đây giáo viên gợi ý để học sinh nêu tiếp "9 này là 9 con gà", nên <br />
ta viết "con gà" vào trong d ấu ngo ặc đơn: 5 + 4 = 9 (con gà). <br />
Sau khi h ọc sinh đã xác định đượ c phép tính, nhiều khi vi ệc h ướng d ẫn <br />
học sinh đặt câu lời giải còn khó hơn việc chọn phép tính và tính ra đáp <br />
số. Với học sinh l ớp 1, l ần đầu tiên đượ c làm quen với cách giải loại toán <br />
này nên các em rất lúng túng. Có thể dùng một trong các cách sau:<br />
Cách 1 : Dựa vào câu hỏi của bài toán rồi bỏ bớt từ đầ u (Hỏi) và <br />
cuối (mấy con gà ?) để có câu lời giải:"Nhà An có tất cả:" hoặc thêm từ <br />
"là" để có câu lời giải: Nhà An có tất cả... là: <br />
Cách 2 : Đưa từ "con gà" ở cuối câu hỏi lên đầu thay thế cho từ <br />
"Hỏi" và thêm từ Số (ở đầu câu), là ở cuối câu để có: "Số con gà nhà An <br />
có tất cả là:"<br />
Cách 3 : Dựa vào dòng cuối cùng của tóm tắt, coi đó là "từ khoá" của <br />
câu lời giải r ồi thêm thắt chút ít. <br />
<br />
15<br />
Ví dụ: Từ dòng cuối của tóm tắt: "Có tất cả: ... con gà ?". Học sinh <br />
viết câu lời giải: " Nhà An có tất cả là:"<br />
Cách 4 : Giáo viên nêu miệng câu hỏi: "Hỏi nhà An có tất cả mấy con <br />
gà?" để học sinh tr ả l ời mi ệng: "Nhà An có tất cả 9 con gà" rồi chèn phép <br />
tính vào để có cả bướ c giải (gồm câu lời giải và phép tính):<br />
Nhà An có tất cả số con gà là:<br />
5 + 4 = 9 (con gà)<br />
Cách 5 : Sau khi h ọc sinh tính xong: 5 + 4 = 9 (con gà), giáo viên chỉ <br />
vào 9 và hỏi: "9 con gà ở đây là số gà của nhà ai?" (là số gà nhà An có tất <br />
cả). Từ câu trả lời của học sinh ta giúp các em chỉnh sửa thành câu lời <br />
giải: "Số gà nhà An có tất cả là" v.v...<br />
Giáo viên cần tạo điều kiện cho các em tự nêu nhiều câu lời giải <br />
khác nhau, sau đó bàn bạc để chọn câu thích hợp nhất. Không nên bắt <br />
buộc học sinh nh ất nh ất ph ải vi ết theo m ột ki ểu.<br />
Có thể coi vi ệc trình bày bài giải là trình bày một sản phẩm của tư <br />
duy. Thực tế hi ện nay các em học sinh l ớp 1 trình bày bài giải còn rất hạn <br />
chế, kể cả học sinh khá giỏi. Cần rèn cho học sinh nề n ếp và thói quen <br />
trình bày bài giải một cách chính xác, khoa học, sạch đẹp dù trong giấy <br />
nháp, bảng lớp, bảng con hay v ở, gi ấy ki ểm tra. C ần trình bày bài giải <br />
một bài toán có lời văn như sau:<br />
Bài giải<br />
Số gà nhà An có tất cả là:<br />
5 + 4 = 9 (con gà)<br />
Đáp số : 9 con gà <br />
N ếu l ời gi ải ghi: "S ố gà nhà An là:" thì phép tính có thể ghi: “5 + 4 = <br />
9 (con)”. (L ời gi ải đã có sẵn danh t ừ "gà").<br />
Giáo viên cần hiểu rõ lý do tại sao t ừ "con gà" lại đượ c đặt trong <br />
dấu ngoặc đơn? “Con gà” là giá trị của đơn vị chung cho cả ba ch ữ s ố <br />
trong một phép tính. Đúng ra thì 5 + 4 chỉ bằng 9 thôi (5 + 4 = 9) ch ứ 5 + 4 <br />
không thể bằng 9 con gà đượ c. Do đó, nếu viết:"5 + 4 = 9 con gà" là sai. <br />
Nói cách khác, nếu vẫn mu ốn đượ c kết quả là 9 con gà thì ta phải viết <br />
như sau mới đúng: "5 con gà + 4 con gà = 9 con gà". Song cách viết phép <br />
tính với các đơn vị đầy đủ như vậy khá phiề n phức và dài dòng, gây khó <br />
khăn và tốn nhiều thời gian đối với học sinh lớp 1. Ngoài ra học sinh cũng <br />
hay viết thiếu và sai như sau: <br />
5 con gà + 4 = 9 con gà <br />
5 + 4 con gà = 9 con gà <br />
5 con gà + 4 con gà = 9<br />
Về m ặt toán học thì ta phải dừng lại ở 9, nghĩa là chỉ đượ c viết 5 + <br />
4 = 9 thôi.<br />
<br />
16<br />
Song vì các đơn vị cũng đóng vai trò rất quan tr ọng trong các phép <br />
tính giải nên vẫn phải tìm cách để đưa chúng vào phép tính. Do đó, ta mới <br />
ghi thêm đơn vị "con gà" ở trong dấu ngo ặc đơn để chú thích cho số 9 đó. <br />
Có thể hiểu rằng ch ữ "con gà” viết trong dấu ngoặc đơn ở đây chỉ có mộ t <br />
sự ràng buộc về mặt ng ữ nghĩa với số 9, chứ không có sự ràng buộc chặt <br />
chẽ về toán học với số 9. Như vậy cách viết 5 + 4 = 9 (con gà) là một <br />
cách viết phù hợp. <br />
Học sinh Tiểu học đặc biệt là học sinh lớp Một thườ ng có thói quen <br />
khi làm bài xong không hay xem, ki ểm tra l ại bài đã làm. Giáo viên cần <br />
giúp học sinh xây dựng thói quen học tập này. Cần kiểm tra về l ời gi ải, <br />
về phép tính, về đáp số hoặc tìm cách giải hoặc câu trả lời khác. <br />
Khi giải bài toán có lời văn giáo viên lưu ý cho học sinh hiểu rõ những <br />
điều đã cho, yêu cầu phải tìm, biết chuyển dịch ngôn ngữ thông thường thành <br />
ngôn ngữ toán học, đó là phép tính thích hợp.<br />
Ví dụ, có một số quả cam, khi được cho thêm hoặc mua thêm nghĩa là <br />
thêm vào, phải làm tính cộng; nếu đem cho hay đem bán thì phải làm tính <br />
trừ,...<br />
Giáo viên hãy cho học sinh tập ra đề toán phù hợp với một phép tính đã <br />
cho, để các em tập tư duy ngược, tập phát triển ngôn ngữ, tập ứng dụng kiến <br />
thức vào các tình huống thực tiễn.<br />
Ví dụ, với phép tính 3 + 2 = 5.Có thể có các bài toán sau:<br />
Bạn Hà có 3 chiếc kẹo, chị An cho Hà 2 chiếc nữa. Hỏi bạn Hà có <br />
mấy chiếc kẹo?<br />
Nhà Nam có 3 con gà mẹ Nam mua thêm 2 con gà. Hỏi nhà Nam có tất <br />
cả mấy con gà?<br />
Có nhiều đề bài toán học sinh có thể nêu được từ một phép tính. Biết <br />
nêu đề bài toán từ một phép tính đã cho, học sinh sẽ hiểu vấn đề sâu sắc hơn, <br />
chắc chắn hơn, tư duy và ngôn ngữ của học sinh sẽ phát triển hơn.<br />
* Tìm ra điểm yếu của học sinh: <br />
Học sinh biết giải toán có lời văn nhưng kết quả chưa cao.<br />
Số học sinh viết đúng câu lời giải đạt tỷ lệ thấp. <br />
Lời giải của bài toán chưa sát với câu hỏi của bài toán.<br />
* Quá trình nghiên cứu và thực nghiệm:<br />
Trong phạm vi 27 tiết dạy từ tiết 81 đến tiết 108 tôi đặc biệt chú ý vào 1 số <br />
tiết chính sau đây:<br />
Tiết 81: Bài toán có lời văn (trang 115)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
17<br />
Có ...bạn, có thêm ... bạn đang đi tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn?<br />
HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi <br />
Điền vào chỗ chấm số 1 và số 3. <br />
Qua tìm hiểu bài toán giúp cho học sinh xác định được bài có lời văn gồm <br />
2 phần:<br />
Thông tin đã biết gồm 2 yếu tố.<br />
Câu hỏi ( thông tin cần tìm )<br />
Từ đó học sinh xác định được phần còn thiếu trong bài tập ở trang116:<br />
Có 1 con gà mẹ và 7con gà con. Hỏi có tất cả bao nhiêu con gà?<br />
Kết hợp giữa việc quan sát tranh và trả lời câu hỏi gợi ý của giáo viên, <br />
học<br />
sinh hoàn thành bài toán 4 trang 116:<br />
Có 4 con chim đậu trên cành, có thêm 2 con chim bay đến. Hỏi có tất cả <br />
bao nhiêu con chim? <br />
Tiết 82: Giải toán có lời văn. ( trang 117)<br />
Giáo viên nêu bài toán . Học sinh đọc bài toán<br />
Đây là bài toán gì? Bài toán có lời văn.<br />
Thông tin cho biết là gì ? Có 5 con gà, mua thêm 4 con gà.<br />
Câu hỏi là gì ? Hỏi nhà An có tất cả mấy con <br />
gà ? <br />
Dựa vào tranh vẽ và tóm tắt mẫu <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
18<br />
Tóm tắt<br />
Có : 5 con gà<br />
Thêm : 4 con gà<br />
Có tất cả : ... con gà?<br />
<br />
GV đưa ra cách giải bài toán mẫu: <br />
Bài giải<br />
Nhà An có tất cả số con gà là:<br />
5 + 4 = 9 (con gà )<br />
Đáp số: 9 con gà<br />
Bài 1 trang 117: Học sinh đọc bài toán phân tích đề bài điền vào tóm <br />
tắt<br />
và giải bài toán.<br />
Tóm tắt: <br />
An có : 4 quả bóng<br />
Bình có : 3 quả bóng<br />
Cả hai bạn có :....quả bóng?<br />
Bài giải <br />
Cả hai b ạn có số quả bóng là hoặc Số quả bóng hai bạn có <br />
là:<br />
4 + 3 = 7 (quả bóng)<br />
Đáp số: 7 quả bóng <br />
Bài 2 trang 118<br />
<br />
<br />
19<br />
Tóm tắt:<br />
Có : 6 bạn <br />
Thêm : 3 bạn <br />
Có tất cả :... bạn? <br />
Bài giải <br />
Có tất cả số bạn là :<br />
6 + 3 = 9( bạn )<br />
Đáp số: 9 bạn<br />
Qua 2 bài toán trên tôi rút ra cách viết câu lời giải như sau: Lấy dòng thứ <br />
3 <br />
của phần tóm tắt, thêm chữ là: <br />
Ví dụ : Cả hai bạn có là:<br />
Có tất cả là: <br />
Tiết 85 Luyện tập <br />
Bài 1 trang 122 HS đọc đề toán – phân tích bài toán ( như trên )<br />
Điền số vào tóm tắt <br />
Vài ba học sinh nêu câu lời giải khác nhau<br />
GV chốt lại một cách trả lời mẫu:<br />
Số quả bóng của An có tất cả là:<br />
=> Vậy qua bài tập trên học sinh đã mở rộng được nhiều cách viết câu <br />
lời giải khác nhau, song giáo viên chốt lại cách viết lời giải như sau:<br />
Thêm chữ Số + đơn vị tính của bài toán trước cụm từ có tất cả là <br />
như ở tiết 82 đã làm.<br />
Riêng với loại bài mà đơn vị tính là đơn vị đo độ dài (cm) cần thêm chữ <br />
dài vào trước chữ là<br />
20<br />
<br />
Ví dụ <br />
Tóm tắt <br />
Đoạn thẳng AB : 5cm<br />
Đoạn thẳng BC : 3cm<br />