intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử ở trường THPT Ba Đình

Chia sẻ: Trần Thị Ta | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:35

97
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của đề tài gồm Thực trạng của việc dạy và học Lịch sử ở trường THPT Ba Đình; Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử ở trường THPT Ba Đình. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử ở trường THPT Ba Đình

  1. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC  MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT BA ĐÌNH  PHẦN I/ ĐẶT VẤN ĐỀ Trên thế  giới, các nước đều coi môn Lịch sử  là môn học cơ  bản trong  chương trình giáo dục phổ thông. Nước ta trên con đường hội nhập quốc tế,  môn Lịch sử  càng giữ  vai trò quan trọng trong trang bị kiến thức cơ sở, giáo   dục các giá trị truyền thống, góp phần xác lập bản lĩnh con người Việt Nam.  Do vậy, trong những năm qua công tác giáo dục Lịch sử được chú trọng không   chỉ trong nhà trường mà trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng. Thế  nhưng, trong những năm gần đây, tình trạng học sinh không yêu thích, không  học Lịch sử  ngày càng phổ  biến và kéo theo đó là chất lượng  ở  các trường  THPT, ở các kì thi Đại học, Cao đẳng rất thấp.  Thậm chí học sinh không lựa  chọn thi môn Lịch sử khi được quyền lựa chọn môn thi tốt nghiệp. Mà lịch sử  là một trong những yếu tố cơ bản trong quá trình làm nên 2 từ: “Đất Nước”.   Thực trạng đó đang gióng lên hồi chuông báo động về nỗi lo “mất gốc” của  thế  hệ  trẻ.  PGS.TS Phạm Mai Hùng, Phó Chủ  tịch Hội Khoa học Lịch sử  Việt Nam cho rằng: “Không phải ngẫu nhiên mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong   bộn bề  công việc vẫn không quên nhắc nhở: “Dân ta phải biết sử  ta. Cho   tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Không hiểu lịch sử  ông cha chắc chắn   khó có thể định hướng cho hiện tại, chưa nói đến tương lai”. Làm thế  nào để  các thế  hệ  học sinh “biết” và trên cơ  sở   ấy “tường”  (hiểu sâu sắc) về lịch sử dân tộc? Đó luôn là nỗi trăn trở của các cấp quản lý   giáo dục, đặc biệt với giáo viên giảng dạy môn Lịch sử.  Là một giáo viên  Lịch sử, tuổi   đời, tuổi  nghề  còn trẻ, luôn trăn trở  với nghề,   bản thân đã  nghiên cứu thực tiễn đối tượng học sinh để  tìm ra cách dạy phù hợp, hiệu   quả. Sau một thời gian tìm tòi và nghiên cứu, tôi quyết định chọn đề  tài:  “Một số  biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử   ở  trường   THPT Ba Đình” làm sáng kiến kinh nghiệm. 1
  2. PHẦN II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng của việc dạy và học Lịch sử ở trường THPT Ba Đình Qua khảo sát thực tế tại nhiều giờ học Lịch sử ở trường THPT Ba Đình,  tôi nhận thấy phần lớn học sinh không hào hứng, tập trung xây dựng bài.  Cũng chính hiệu quả giờ học còn nhiều hạn chế nên chất lượng bộ môn cũng  thấp. Bản thân ra đề  kiểm tra khi chấm bài của học sinh không ít lần khiến  tôi phải bật cười. Chẳng hạn như, trong các bài kiểm tra của các em có những  đoạn viết: “Chiến tranh thế giới thứ  nhất để  lại hậu quả  vô cùng nặng nề,   lôi cuốn  1,5 người  vào vòng khói lửa, làm chết  10 người  và  bị  thương 20   người”, “chiến tranh thế  giới thứ  nhất thật phi nhân tính, làm chết  vô số   người”. Có em lại viết:  “Ngày 22/12/1975, sau khi gấp rút miền Nam Việt   Nam thực dân Pháp phong kiến tay sai Mĩ đã hoàn toàn khâm phục trước lòng   thương dân và sự đoàn kết của toàn thể đất nước chống thù trong giặc ngoài”  hay “Để  phản đối chiến tranh đặc biệt của Mĩ, nhà sư  Thích Quảng Đức đã  treo cổ ở Ngã Tư Sở”... Mặt khác, qua điều tra 526 học sinh lớp 12 trường THPT Ba Đình, có tới   90% học sinh học sinh trả  lời các em rất ngại học môn Lịch sử. Đặc biệt,   việc học sinh lựa chọn môn Sử  để  thi THPT Quốc gia là rất ít: 19/526 học  sinh (3%). Vậy vì sao học sinh lại “ngại” học Lịch sử? Theo tôi, thực trạng đó xuất   phát từ những nguyên nhân sau: Thứ  nhất:  Học sinh không yêu thích Lịch sử  vì chương trình sách giáo   khoa  (SGK).  Do đặc trưng của môn Lịch sử  là mang tính quá khứ, những sự  kiện đã  xảy ra không thể  quan sát trực tiếp được mà chỉ  có thể  nhận thức một cách  gián tiếp thông qua các nguồn tài liệu. Lịch sử  không lặp lại mà chỉ  diễn ra  một lần, càng không thể  diễn ra trong phòng thí nghiệm như  những bộ  môn   khoa học khác. Vì vậy, SGK là một công cụ  cơ  bản, cần thiết và không thể  thiếu trong quá trình học tập.  Tuy nhiên, theo Giáo sư  Phan Huy Lê  "Hiện   nay, sách giáo khoa biên soạn quá nặng nề, la liệt các sự  kiện, sự  phân tích   khái quát rất chung chung, không gây được sự hứng thú học tập theo lối thông   2
  3. minh của học sinh và cũng không đạt được yêu cầu giáo dục phẩm chất, năng   lực của thế hệ trẻ”. Khi hỏi nhiều giáo viên Lịch sử và học sinh ­ những người tham gia trực   tiếp vào hoạt động dạy và học đều cho rằng : SGK Lịch sử  nhiều sự  kiện,  khô khan, thiếu trọng tâm; bài học lịch sử rút ra quá dài nên học sinh khó nhớ.   Chương trình SGK cấu tạo theo hình thức đồng tâm, trùng lặp giữa chương  trình THCS và THPT; một số vấn đề lịch sử quan trọng như: Chiến tranh biên   giới Tây Nam, Hoàng Sa, Trường Sa, vấn đề  mở  cõi của Nguyễn Hoàng…  chưa được đưa vào SGK, trong khi báo chí và các phương tiện truyền thông  đề cập rất nhiều. Điều này làm giảm hứng thú cho cả thầy và trò. Thứ  hai: Học sinh không yêu thích Lịch sử  vì cách học thực dụng, dạy   nhồi nhét. Ngày nay, do cơ chế thị trường với sự bùng nổ thông tin và sự “lên ngôi”  của  các ngành  kinh tế, khoa học kĩ thuật, công nghệ  đã chi phối khối thi,  ngành thi nên các em thường hướng tới học những môn tự nhiên, còn môn xã  hội nói chung và Lịch sử  nói riêng ít được quan tâm. Học sinh dành thời gian  cho các môn tự  nhiên hơn, không hẳn là học sinh yêu các môn tự  nhiên hơn,  mà quan trọng nhất là do các môn tự nhiên mang lại cho học sinh nhiều cơ hội  việc làm, thu nhập cao hơn so với môn xã hội. Có một số  lượng không nhỏ  sinh viên tốt nghiệp ra trường phải mất một thời gian dài mới xin được việc,  hoặc dù kiếm được việc cũng chưa chắc đã đúng chuyên ngành. Thứ ba: hoạt động kiểm tra đánh giá chưa đảm bảo yêu cầu khách quan,   chưa vận dụng đúng quy trình, áp đặt tính chủ  quan của người dạy. Đề  thi  nặng về  sự  kiện, chủ  yếu là tái hiện kiến thức đòi hỏi học sinh phải nhớ  nhiều, trong khi tuổi trẻ đầy năng động, sáng tạo cùng với sự  phát triển của  công nghệ thông tin như hiện nay thì cách học tập theo lối học thuộc lòng như  môn Sử khó được giới trẻ tiếp nhận. Xu hướng học và thi thực dụng của học   sinh với kiểu “ứng thi” đã làm cho môn Lịch sử  trở  nên xa lạ, xơ  cứng và  nhàm chán. Từ  câu chuyện học sinh xé đề  cương môn Sử  gây xôn xao dư  luận thời gian qua, chúng ta càng thấy rõ chế  độ  thi cử  nặng nề đã tác động   đến động cơ học tập của học sinh theo chiều hướng tiêu cực. Bên cạnh đó, trong khi chương trình không được phép dưới chuẩn, lượng  kiến thức quá nhiều lại bị gói trong khoảng thời gian ngắn nên đa số giáo viên  phải “chạy” để  kịp chương trình. Vì học sinh tỏ  ra không mặn mà với môn  3
  4. Sử, coi đó là môn phụ, do đó không ít giáo viên Lịch sử  cũng tự  cho mình là  giáo viên môn phụ. Sự tâm huyết, tận tụy cũng dần hao mòn dẫn đến lối dạy  nhồi nhét, một chiều của một số  giáo viên càng khiến cho học sinh không  hứng thú.   Vì vậy trách nhiệm của người giáo viên Lịch sử  là phải tìm ra những   phương pháp dạy học phù hợp, hiệu quả để tạo được hứng thú với học sinh,   bởi khi có hứng thú với môn học các em mới có động cơ, có nhu cầu lĩnh hội   kiến thức và tích cực tham gia vào quá trình nhận thức. Từ đó, kéo các em về  gần với lịch sử dân tộc, yêu thích môn Lịch sử.  Trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm, tôi xin nêu ra một số biện pháp  dạy học nhằm nâng cao chất lượng bộ môn mà bản thân đã áp dụng hiệu quả  với mong muốn được chia sẻ  và trao đổi nhiều hơn nữa với đồng nghiệp.  Phạm vi nghiên cứu của sáng kiến giới hạn trong chương trình Lịch sử 10 và  12. Lớp nghiên cứu thực nghiệm gồm: 12D, 12H, 10D và 10M. 2. MỘT SỐ  BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN  LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT BA ĐÌNH 2.1. Biện pháp cho tình trạng chương trình SGK dàn trải, nặng kiến  thức, nhiều sự kiện Vẫn biết chương trình SGK còn những hạn chế nhất định, nhưng vấn đề  này không thể giải quyết trong ngày một ngày hai, vì vậy tôi cho rằng người  giáo viên cần biết đối diện với thực tế rồi khéo léo, linh hoạt trong quá trình  dạy sẽ khắc phục được những hạn chế cơ bản của SGK, khiến học sinh cảm  thấy nhẹ nhàng khi tiếp cận, tìm thấy sự thú vị, đam mê với môn học. Thứ nhất: Nhận thức và xác định đúng kiến thức cơ bản Trong dạy học Lịch sử, nhận thức và xác định đúng kiến thức cơ  bản là  việc rất quan trọng? Vậy thế nào là kiến thức cơ bản. Theo nghĩa Hán ­ Việt,  “cơ” là nền, “bản” là gốc. Kiến thức cơ bản là kiến thức nền móng, gốc rễ.   Theo giáo trình Phương pháp dạy học lịch sử  nêu rõ:  “kiến thức cơ  bản là   kiến thức tối  ưu, cần thiết cho việc hiểu biết của học sinh về lịch sử (thế   giới và dân tộc). Nó gồm nhiều yếu tố: sự kiện lịch sử, các niên đại, địa danh   lịch sử, nhân vật lịch sử, các biểu tượng, khái niệm lịch sử, các quy luật,   nguyên lý, phương pháp học tập và vận dụng kiến thức”.   Với lượng kiến thức trong SGK cùng với việc đảm bảo thời gian và các  bước lên lớp thì giáo viên cần nhận diện được nội dung nào là cơ  bản để  4
  5. nhấn mạnh, khai thác sâu; nội dung nào có thể phân phối thời gian ít, thậm chí   hướng dẫn để  học sinh tự  khai thác, tránh xa vào những phần không trọng   tâm, dàn trải, tuần tự một cách máy móc theo SGK. Tuy nhiên, xác định kiến   thức cơ bản không đồng nghĩa với việc cắt xén chương trình. Từ đó, sẽ giảm  được áp lực cho học sinh, tạo được điểm nhấn trong bài giảng ; khơi dậy  hứng thú, đam mê của học sinh. Ví dụ  1: Trong bài 8. Nhật Bản (Lịch sử  12), tôi xác định kiến thức cơ  bản  ở  mục I. Nhật Bản từ  năm 1945 đến năm 1952 và mục II. Nhật Bản từ  năm 1952 đến năm 1973. Ở mục I, giáo viên giúp học sinh biết được tình hình  Nhật Bản sau chiến tranh thế giới II và những cải cách dân chủ ở Nhật Bản   trong thời gian bị  chiếm đóng. Nhấn mạnh chính sách đối ngoại của Nhật  Bản ­ chủ  chương liên minh chặt chẽ  với Mĩ ; làm rõ được vấn đề  tại sao   Nhật Bản chủ  trương liên minh với Mĩ và chấp nhận đứng dưới “chiếc ô”  bảo hộ hạt nhân của Mĩ? Học sinh đánh giá thế nào về chính sách đó của giới  cầm quyền Nhật? Mục II là phần kiến thức cơ bản, trọng tâm nhất của bài.   Trong mục này học sinh cần biết những biểu hiện của giai đoạn phát triển  “thần kỳ” ở Nhật Bản. Hiểu được tại sao sau chiến tranh thế giới II, cả Nhật   và Mĩ đều phát triển mạnh mẽ  và trở  thành một trong ba trung tâm kinh tế  ­  tài chính của thế  giới, nhưng chỉ  Nhật Bản được gọi là “thần kỳ”? Nguyên  nhân thúc đẩy sự phát triển “thần kỳ” của Nhật là gì? Trong đó nguyên nhân  nào là quan trọng nhất? Tại sao? Liên hệ với Việt Nam. Với mục III ­ Nhật Bản từ  năm 1973 đến năm 1991 và mục IV ­ Nhật   Bản từ năm 1991 đến năm 2000. Tôi mạnh dạn sử dụng lượng nhỏ thời gian  để phân tích nét chính về tình hình kinh tế và chính sách đối ngoại của Nhật  trong giai đoạn này để tập trung thời gian cho mục I và mục II, phân tích về  tình hình Nhật Bản sau chiến tranh, so sánh với nước Mĩ để  làm sáng tỏ  sự  “thần kỳ” của Nhật Bản.  Ví dụ  2: khi dạy bài 25. Tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá dưới triều   Nguyễn nửa đầu thế  kỷ  XIX (Lịch sử  10); giáo viên cần xác định đúng trọng  tâm để khai thác sâu kiến thức: Nội dung về tình hình văn hoá ­ giáo dục, giáo   viên nên đầu tư ít thời gian vì phần này đã được học ở hai giai đoạn thế kỷ X   ­ XV và thế kỷ XVI ­ XVIII; đến giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX vẫn là sự kế  thừa và phát triển những thành tựu văn hoá, giáo dục của các giai đoạn trước.  Thời gian nên dành cho mục 1 ­ Xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước, chính  5
  6. sách ngoại giao và mục 2 ­ Tình hình kinh tế và chính sách ngoại giao của nhà  Nguyễn. Ở hai mục này, giáo viên tập trung khai thác sâu về chính sách ngoại   giao “đóng cửa” đất nước và chính sách kinh tế độc quyền về ngoại thương,   hạn chế  thương nghiệp của nhà Nguyễn để  học sinh hiểu rằng đó là chính  sách sai lầm và gây phương hại đến vận mệnh quốc gia sau này. Thứ hai: Dạy học theo chủ đề Ví dụ  1: với  bài 16.  Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa   tháng Tám (1939 ­ 1945). Nước Việt Nam Dân chủ  Cộng hoà ra đời (Lịch sử  12). Theo như  phân phối chương trình, bài này sẽ  dạy trong 4 tiết. Tôi cho  rằng đây là một nội dung rất quan trọng trong tiến trình lịch sử  Việt Nam, là  bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Qua thực tiễn giảng dạy tôi nhận thấy,  với bài 16 nếu giáo viên thiết kế bài dạy theo đúng thứ tự trong SGK học sinh   tỏ ra rất mơ hồ, không nhớ được kiến thức trọng tâm, thậm chí còn than thở:   “sao nhiều đề  mục thế”,  “chỉ  ghi tên bài và đề  mục cũng hết trang giấy”;  thậm chí ngay cả người dạy cũng gặp khó khăn với các đề mục trong SGK. Vì vậy với bài này, tôi thiết kế  dạy theo chuyên đề:  Cách mạng tháng   Tám năm 1945. Với chuyên đề này tôi cũng thực hiện trong 4 tiết nhưng mỗi   tiết dạy sẽ khai thác chuyên sâu vào một nội dung để học sinh khắc sâu kiến   thức, không cảm thấy nhàm chán. Tiết 1, 2: Hoàn cảnh lịch sử  và quá trình chuẩn bị  mọi mặt của Đảng   trong những năm 1939 ­ 1945. Với thời lượng 2 tiết giáo viên có thể khai thác về hoàn cảnh lịch sử của  cuộc cách mạng tháng Tám, quá trình chuẩn bị mọi mặt của Đảng: Đường lối   lãnh đạo, xây dựng lực lượng, tổ  chức, căn cứ  địa cách mạng… để  đi tới  thắng lợi cuối cùng. Tiết 3: Vấn đề tình thế và thời cơ của cách mạng tháng Tám. Vai trò của   Nguyễn Ái Quốc với cách mạng tháng Tám năm 1945. Khi hỏi về thời cơ của cách mạng tháng Tám năm 1945 chắc hẳn nhiều  học sinh trả lời được: Cách mạng tháng Tám diễn ra trong thời cơ “ngàn năm  có một”, nhưng tại sao lại ví đó là thời cơ  “ngàn năm có một”? Tại sao   dù  đang bị  ốm giữa núi rừng Tân Trào, Bác Hồ vẫn chỉ thị: “Lúc này thời cơ đã   đến, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả  dãy Trường Sơn cũng phải kiên   quyết giành cho được độc lập”? Lịch sử đã đi qua, bài học về nhận định thời  cơ  và chớp thời cơ  cách mạng của Ðảng trong cách mạng tháng Tám 1945  6
  7. vẫn còn nguyên giá trị. Tôi cho rằng đây là một vấn đề  thú vị  và quan trọng  cần khai thác để học sinh thấy được vai trò lãnh đạo của Đảng, của Bác đối   với thắng lợi của cách mạng tháng Tám. Từ  bài học của cuộc cách mạng   tháng Tám năm 1945 rút ra những bài học lịch sử  trong các cuộc đấu tranh của  dân tộc cũng như trong giai đoạn hiện nay. Tiết 4: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Nguyên nhân thắng lợi, ý   nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm. Khi thiết kế  dạy bài 16 (Lịch sử  12) theo chuyên đề, kết hợp với sử  dụng công nghệ thông tin, phương pháp kể chuyện lịch sử, sử dụng hình ảnh   và phim tư  liệu sẽ  tạo được hứng thú, phát huy tính tích cực cho học sinh.   Việc dạy học theo chuyên đề ­ khai thác sâu vào một đơn vị kiến thức sẽ giúp   học sinh dễ tiếp cận vấn đề, biết và hiểu vấn đề  có chiều sâu, từ  đó có thể  vận dụng vào thực tiễn một cách hiệu quả. Ví dụ  2: Theo như  phân phối chương trình Lịch sử  12: bài 1.   Sự  hình   thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949),  học  1 tiết và bài 9. Quan hệ quốc tế trong và sau thời kỳ chiến tranh lạnh, học 2  tiết. Trong quá trình dạy tôi nhận thấy, nội dung của hai bài này thực chất nói  về một vấn đề và được thiết kế trong hai bài. Nhưng vì khoảng cách giữa hai  bài này khá xa nhau, khi dạy đến bài 9 giáo viên sẽ  phải yêu cầu học sinh   nhắc lại kiến thức của bài 1 để  kết nối với nội dung bài 9. Vì vậy tôi cho   rằng khi dạy hai bài này nên thiết kế  thành một chuyên đề  để  đảm bảo sự  thông suốt của kiến thức, thuận lợi cho việc khai thác tư liệu lịch sử của giáo  viên, giúp cho học sinh tiếp cận nội dung theo hệ thống từ  đó việc hiểu và  nhớ kiến thức cũng dễ dàng hơn. Tôi thiết kế  thành chuyên đề: “Quan hệ  quốc tế  1945 ­ 2000” và dạy  trong 3 tiết với những nội dung chính: 1. Hội nghị Ianta (2/45) và những thoả thuận của 3 cường quốc 2. Sự thành lập Liên hợp quốc 3. Thời kì chiến tranh lạnh ( 1947 ­ 1989) 4. Chiến tranh lạnh chấm dứt, nguyên nhân và hệ quả 5. Thế giới sau chiến tranh lạnh 2.2. Biện pháp cho tình trạng chương trình SGK nhiều từ ngữ quân   sự, chính trị khô khan, khó học, khó nhớ 7
  8. Do đặc thù bộ  môn nên từ  ngữ  mang tính quân sự, chính trị  khô khan   khiến học sinh khó học, khó nhớ. Vì vậy trong quá trình dạy, giáo viên có thể  tích hợp với Ngữ văn, Địa lý, Âm nhạc, Giáo dục quốc phòng, Giáo dục công   dân...  Thứ nhất: Tích hợp với Ngữ văn “Văn ­ Sử  bất phân” là cách nói để  khẳng định mối quan hệ  khăng khít  giữa hai môn học này. Tích hợp kiến thức Ngữ  văn vào dạy học Lịch sử  có  vai trò rất lớn trong việc tạo hứng thú cho học sinh, giảm bớt sự  khô cứng  của bộ  môn. Ngược lại, thông qua việc liên hệ  kiến thức văn học trong các  hoàn cảnh lịch sử cụ thể cũng góp phần bổ trợ kiến thức, giúp học sinh hiểu   rõ hơn về  hoàn cảnh ra đời của tác phẩm văn học từ  đó có thể  cảm thụ  tốt  nhất tác phẩm, phát huy được hiệu quả  của phương pháp dạy học tích hợp   liên môn. Ví dụ 1: Sử dụng kiến thức Ngữ văn để minh hoạ sự kiện Bài  20. Cuộc   kháng   chiến   toàn   quốc   chống   thực   Dân   Pháp   kết   thúc   1953­ 1954 (Lịch sử  12), khi dạy phần chiến dịch Điện Biên Phủ  1954, giáo  viên minh họa cho học sinh về tinh thần đoàn kết, dũng cảm của quân dân ta   qua câu thơ trích trong bài “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” của Tố Hữu:  Mấy tầng mây, gió lớn mưa to Dốc Pha Đin, chị gánh anh thồ Đèo Lũng Lô, anh hò chị hát Dù bom đạn, xương tan thịt nát Không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh.      Để rồi: Súng nổ rung trời giận dữ Người lên như nước vỡ bờ Nước Việt Nam từ máu lửa Rũ bùn đứng dậy sáng loà.                                                                    ( Nguyễn Đình Thi) Với bài 22.  Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế  quốc Mĩ   xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất 1965 ­ 1973 (Lịch  sử 12), khi nhấn mạnh vai trò hậu phương miền Bắc trong cuộc kháng chiến   chống Mĩ cứu nước, giáo viên minh hoạ: Hỡi Miền Bắc đó nặng đôi vai 8
  9. Gánh cả non sông vượt dặm dài Xẻ dọc trường sơn đi cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lai. Ví dụ 2:  Sử dụng kiến thức Ngữ văn để khai thác kiến thức Ở  bài 18. Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỷ X ­   XV  (Lịch sử  10). Khi dạy về  sự  phát triển nông nghiệp của giai đoạn này,  giáo viên trích dẫn câu thơ: Đứng mãi nào hay ngày đã tận Khắp đồng lúa tốt tựa mây xanh                                                                             (Bùi Tông Quán) Hoặc nhân dân thời Lê có câu: Đời vua Thái Tổ, Thái Tông Thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng buồn ăn. Sau đó giáo viên cho học sinh nhận xét về tình hình kinh tế nông nghiệp  nước ta từ thế kỷ X ­ XV. Bài 19. Công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm  ở  các thế  kỷ  X ­ XV   (Lịch sử  10), khi tìm hiểu về  các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược  Mông ­ Nguyên thế kỷ XIII, giáo viên có thể trích dẫn một đoạn trong “Hịch   tướng sĩ” của Trần Hưng Đạo: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối,   ruột đau như  cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ  hận chưa thể lột da, ăn gan, uống   máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong   thây ngựa cũng nguyện xin làm”. Yêu cầu học sinh nêu ý nghĩa của bài hịch.  Giải thích nguyên nhân vì sao một đế quốc lớn mạnh chưa từng có trong lịch  sử thế giới lúc bấy giờ ­ quân Mông Cổ dưới sự lãnh đạo của Thành Cát Tư  Hãn đã xâm lược rất nhiều nước Châu Á: Trung Quốc, Cao Ly, Nhật Bản;  ở  Châu Âu vó ngựa Mông Cổ đã tiến đến Ba Lan, Đức, Hungari và tới sát Italia   vào đầu thế  kỷ  XIII, khiến cả  Châu Âu chấn động; lực lượng kị  binh thiện  chiến đánh đâu thắng đấy, nhưng cả ba lần xâm lược Đại Việt đều thất bại? Bài 26. Tình hình xã hội nửa đầu thế  kỷ  XIX và phong trào đấu tranh   của nhân dân (Lịch sử 10), khi học về phần tình hình xã hội và đời sống nhân   dân ta nửa đầu thế kỷ XIX, giáo viên trích dân câu thơ của nhân dân thời đó: Con ơi, mẹ bảo con này Cướp đêm là giặc, cướp ngày  là quan. Bài vè đương thời cũng có câu: 9
  10.                   ...Xác đầy nghĩa địa Thây thối bên cầu Trời ảm đạm u sầu   Cảnh hoang tàn đói rét. Chỉ qua mấy câu thơ trên học sinh có thể thấy được tình hình xã hội Việt  Nam nửa đầu thế kỷ XIX và lý giải được tại sao nhân dân ta lại vùng lên đấu   tranh mạnh mẽ, quyết liệt.  Thứ 2: Đưa âm nhạc vào giảng dạy Lịch sử Không phải ngẫu nhiên vượt qua bao thử thách nghiệt ngã của thời gian,   cho đến nay những ca khúc cách mạng Việt Nam vẫn vẹn nguyên sức sống.  Chính những thời khắc lịch sử trọng đại của dân tộc, những tấm gương chiến  đấu quên mình… đã lay động cảm xúc của bao thế hệ nhạc sĩ và mỗi ca khúc  cách mạng chính là một trang sử bằng âm thanh để cho thế hệ hôm nay nhìn  lại quá khứ. Vì vậy, lịch sử dân tộc luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho âm   nhạc. Những ca khúc cách mạng có thể  như  một kênh thông tin để  khai thác   kiến thức, cũng có thể như một công cụ để minh hoạ sự kiện lịch sử. Nhưng   hơn  nữa tôi muốn đưa âm nhạc vào giảng dạy để  rèn luyện kỹ  năng sống,   khơi dậy niềm đam mê, hứng thú của học sinh. Khi nói về  sự  kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, giáo viên cho học   sinh nghe bài hát Đảng cho ta mùa xuân do nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác năm  1960, nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng. Hay khi dạy về cách mạng Tháng Tám năm 1945, trong dòng người tiến  vào nội thành Hà Nội để đấu tranh giành chính quyền có chàng thanh niên 23  tuổi  Xuân Oanh. Cảm xúc bất chợt đến trong tâm hồn tràn đầy nhiệt huyết,   giai điệu và ca từ  bài hát cứ  thế  trào ra theo từng bước chân của nhạc sĩ trẻ  tuổi. Sáng tác đến đâu, đoàn người hát theo đến đó và đúng khi đoàn người   tiến đến trước Nhà hát Lớn thì bài hát cũng vừa vặn hoàn thành. Toàn dân Việt Nam đứng đều lên góp sức một ngày Thề đem xương máu quyết lòng chiến đấu cho tương lai Mười chín tháng Tám khi quốc dân căm hờn kêu thét Tiến lên cùng hô mau diệt tan hết quân thù chung… (Mười chín tháng Tám) 10
  11. Bài hát thậm chí còn chưa được đặt tên đã nhanh chóng theo mọi ngả  đường truyền đi khắp đất nước, trở  thành nguồn động viên cho nhân dân  khắp nơi đấu tranh giành chính quyền.  Rồi sau đó, “Chín năm làm một Điện Biên, nên vành hoa đỏ, nên thiên sử   vàng”, không khí ngày chiến thắng trong chiến dịch lịch sử  Điện Biên Phủ  năm 1954 được nhạc sĩ Đỗ  Nhuận thể  hiện trong ca khúc “Giải phóng Điện   Biên”.  Hay khi Mĩ thực hiện chiến lược chiến tranh Cục bộ   ở  miền Nam và   chiến tranh phá hoại miền Bắc (1965 ­ 1968), trong một lần đi thực tế  trên  tuyến đường giao thông ác liệt tại Quảng Bình ­ Quảng Trị  năm 1966. Xúc   động trước tinh thần dũng cảm, lạc quan của các nữ  thanh niên xung phong   làm đường, nhạc sĩ Xuân Giao đã sáng tác ca khúc “Cô gái mở đường”....  Cũng trong mạch cảm xúc viết về những thời khắc lịch sử trọng đại của  dân tộc trong ngày 30/4/1975, một loạt những ca khúc đã ra đời thể hiện niềm   vui sướng, hân hoan, niềm hạnh phúc vô bờ và niềm tự hào dân tộc của nhân  dân Việt Nam:  Đất nước trọn niềm vui  (Hoàng Hà),  Như  có Bác Hồ  trong   ngày vui đại thắng (Phạm Tuyên), Bài ca thống nhất (Võ Văn Di), Mùa Xuân   trên thành phố Hồ Chí Minh (Xuân Hồng)… Trong các giờ  học việc lồng ghép giới thiệu về  bài hát, thậm trí là cho  học sinh nghe, cho học sinh hát một đoạn trong bài hát viết về sự kiện lịch sử  đó chắc chắn sẽ  tạo ra được một giờ  học thú vị, nhẹ  nhàng, bổ  ích. Không  những giúp học sinh hứng thú với môn học, dễ nhớ, nhớ  lâu, nhớ  vấn đề  có  chiều sâu; mà đó còn là một điều kiện tốt để  học sinh có thể  tiếp cận, đón  nhận và yêu thích những bài hát cách mạng ­ những bài hát về  những năm  tháng không thể nào quên của dân tộc, để thầy cô có thể truyền  “lửa” cho các  em, kéo các em đến gần với lịch sử dân tộc. Rèn luyện kỹ năng sống cho các  em, rèn luyện tư  duy sáng tạo và khả  năng cảm thụ, thiết nghĩ đó cũng là  trách nhiệm của bộ môn Lịch sử. 2.3.   Biện   pháp   cho   tình   trạng   chương   trình   SGK   phản   ánh   một   chiều; vừa thừa, vừa thiếu Một thực trạng hiện nay là SGK viết chủ  yếu về  thiệt hại của  địch,   những mất mát, hy sinh, bi hùng lại bị  bỏ  qua. Lịch sử  không chỉ  có một  chiều. Các em cần được nghe về  lịch sử  theo đúng nghĩa của nó để  có cái  11
  12. nhìn thực sự  khách quan, để  có thể  vận dụng kiến thức Lịch sử  vào cuộc  sống và từ hiện thực cuộc sống biết trân trọng giá trị của lịch sử.  Một nghịch lý hiện nay là trong khi các em rất mơ hồ về lịch sử dân tộc   nhưng lại rất thạo lịch  sử Trung Hoa. Trong khi không biết Trần Quốc Tuấn   và Trần Hưng Đạo là một người hay hai người? Triều Lý do ai sáng lập, có   vai trò như  thế  nào trong lịch sử  phong kiến Đại Việt? Nhưng lại rất hiểu  Tần Thuỷ  Hoàng, Chu Nguyên Chương đã gây dựng nghiệp lớn ra sao, hay  cuộc đời và sự  nghiệp của Tôn Trung Sơn thế  nào?... Bởi vì những trang sử  Trung Hoa được trình bày gắn với những con người lịch sử và được thể hiện   bằng nhiều hình thức, qua nhiều con đường phong phú, đa dạng và dễ  tiếp  nhận. Giáo sư  Nguyễn Thị  Côi, trường Đại học Sư  phạm Hà Nội cho rằng:  “Lịch sử là phải có con người, nhưng trong sách giáo khoa từ lớp 9 đến lớp   12 đều thiếu vắng con người”. Chính vì thực tế này nên khi giảng dạy người   giáo viên cần tìm tòi, sáng tạo, cập nhật thông tin thường xuyên để  bổ  sung   kiến thức kịp thời cho học sinh. Thứ  nhất: Sử  dụng phim tư  liệu, kể  chuyện nhân vật vào dạy học   Lịch sử Ví dụ  1: Bài 20. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết   thúc 1953 ­ 1954 (Lịch sử 12). Bài này nói về cuộc tiến công chiến lược Đông  ­ Xuân 1953 ­ 1954 và chiến thắng Điện Biên Phủ  năm 1954 với đỉnh cao là  Hiệp định Giơnevơ. Và khi nhắc đến Điện Biên Phủ  thần thánh là ta sẽ  nhớ  ngay đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Khó có thể  thống kê hết có bao nhiêu  cuốn sách viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp của các tác giả  trong và ngoài  nước, chỉ  biết rằng cuộc đời và sự  nghiệp của ông đã trở  thành nguồn cảm  hứng vô tận cho rất nhiều ngòi bút. Những cuốn V õ Nguyên Giáp (nguyên  bản tiếng Pháp là Giap) của tác giả  người Pháp Georges Boudarel, hay cuốn  Võ Nguyên Giáp ­ Chiến thắng bằng mọi giá của tác giả  người Mỹ  Cecil B.  Currey đã được dịch thành nhiều thứ tiếng và lưu hành khắp các châu lục. Ở  trong nước, cuốn Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tư lệnh của các tư lệnh, chính   ủy của các chính ủy do Vũ Trọng Đại làm chủ biên và viết lời dẫn nhập cũng  là một cuốn sách  ảnh nổi tiếng tập hợp 100 sự kiện tiêu biểu nhất về  cuộc   đời và sự nghiệp của Đại tướng. 12
  13.  Thế nhưng, trong bài này, tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp không hề xuất   hiện lần nào ở trong SGK. Nếu giáo viên dạy một cách máy móc thì học sinh  sẽ hiểu được gì, cảm nhận được gì khi học xong bài 20? Vì vậy, khi dạy bài  này tôi sử dụng một số câu chuyện về Đại tướng Võ Nguyên Giáp với quyết  định mang tính lịch sử, Bế Văn Đàn lấy vai mình làm giá súng, Tô Vĩnh Diện  dùng thân chèn pháo, Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ  châu mai... những   hình tượng bất diệt trong chiến dịch Điện Biên Phủ, để giúp học sinh hiểu về  tầm vóc của chiến dịch, hiểu về giá trị  của tinh thần đoàn kết dân tộc, hiểu  được để có chiến thắng lẫy lừng, để có giờ khắc lá cờ đỏ  sao vàng tung bay   trên nóc hầm Đơcattơri biết bao anh hùng đã ngã xuống. Từ đó học sinh biết  trân trọng lịch sử  và thấy được giá trị  của hoà bình mà các  em đang được  sống. Ví dụ 2: Với bài 23. Khôi phục và phát triển kinh tế xã hội ở miền Bắc,   giải  phóng hoàn toàn miền  Nam 1973 ­  1975   (Lịch sử  12), khi dạy phần  nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử  của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu  nước 1954 ­ 1975; ngoài việc phân tích yếu tố  lãnh đạo của Đảng, khi phân   tích về truyền thống của dân tộc, tinh thần yêu nước nồng nàn của nhân dân  Việt Nam, tôi minh hoạ cho học sinh thấy điều đó qua hình ảnh mẹ Việt Nam  anh hùng Nguyễn Thị Thứ. Bởi cả 9 người con của mẹ đã hy sinh trong kháng  chiến để đổi lấy hai chữ “Hòa bình” cho ngày hôm nay. Thứ  hai: Cập nhật những vấn đề  mang tính thời sự, chưa có trong   chương trình SGK Đã là những sự kiện mang tính thời sự thì không thể có trong SGK. Tuy   nhiên có những sự kiện đã và đang diễn ra hiện nay mang tính lịch sử và thời  sự  sâu sắc. Ví dụ: hiện nay vấn đề biển Đông luôn là vấn đề rất được quan  tâm không chỉ  trong khu vực mà cả  trên thế  giới. Thời gian gần đây những  hành động của Trung Quốc càng làm cho tình hình biển đông nóng lên và thêm  phức tạp. Tàu Trung Quốc tấn công tàu  13 kiểm ngư Việt Nam
  14. Giàn khoan HD­981 Vì vậy, cập nhật thường xuyên và truyền tải đến học sinh để  các em   nhận thức vấn đề  và ứng xử một cách đúng đắn là trách nhiệm của các thầy   cô giáo, đặc biệt là giáo viên Lịch sử. 2.4. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh a. Tổ chức đóng vai lịch sử Đây là một hình thức tổ chức dạy học khiến học sinh rất thích thú. Với  phương pháp này học sinh như được tham gia vào lịch sử, được đặt bản thân  vào hoàn cảnh lịch sử để hiểu và có nhận xét, đánh giá khách quan về lịch sử  dân tộc. Bởi vì: Nói cho tôi nghe, tôi sẽ quên; chỉ cho tôi thấy, tôi sẽ nhớ; cho  tôi tham gia, tôi sẽ hiểu.  Ví dụ: với bài 19. Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế   kỷ  X ­ XV (Lịch sử  10). Khi dạy về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược  Mông ­ Nguyên  ở  thế  kỷ  XIII, giáo viên có thể  tổ  chức cho 3 học sinh đóng   vai các nhân vật lịch sử: Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo.  Cả  lớp đóng vai các quần thần và phụ  lão trong cả  nước dự  hội nghị  Diên   Hồng. b. Tổ chức các trò chơi Lịch sử  Thứ nh    ất : Tổ chức  trò chơi ô chữ  Ví dụ: với  bài 27. Tổng kết lịch sử  Việt Nam từ  1919  đến năm 2000  (Lịch sử  12). Đây là bài tổng kết toàn bộ  lịch sử  Việt Nam hiện đại, lượng   kiến thức nhiều, người dạy cũng thấy khó khăn trong việc ôn tập, tổng kết;   1 ười học thì thường không thích những bài kiểu này. Vì vậy, kết hợp   còn ng vớ2i việc ôn tập, tôi thiết kế “trò chơi ô chữ” ­ Mở các ô chữ bí mật để tìm ra  từ khoá cho trò chơi: 3 4 5 6 Tõ kho¸ 14 7
  15. Nội dung từ  khoá: Đây là mong muốn cháy bỏng của nhân dân hai   miền Nam ­ Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Hàng ngang số 1: Đây là phong trào đấu tranh sôi nổi, quyết liệt ở miền   Nam trong những năm 1959 ­ 1960. (Đồng khởi) Hàng ngang số  2: Chiến thắng này mở  ra khả  năng ta có thể  đánh bại  hoàn toàn chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ. (Ấp Bắc) Hàng ngang số 3: Nhân dân miền Bắc đã làm nên chiến thắng vĩ đại nào  năm 1972? (Điện Biên Phủ trên không) Hàng ngang số  4: Văn bản pháp lý này là thắng lợi lớn của ta trên mặt  trận ngoại giao, tạo một bước ngoặt quan trọng cho cuộc kháng chiến chống  Mĩ cứu nước. (Hiệp định Pari) Hàng ngang số 5: Chiến thắng nào của quân ta đã giúp Bộ  chính trị đánh  giá đúng tình hình Mĩ  ­ Ngụy, từ  đó củng cố  và hoàn thành kế  hoạch giải  phóng hoàn toàn Miền Nam? (Phước Long) Hàng ngang số  6: Đây là chiến dịch cuối cùng của quân ta trong cuộc   Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975. (Hồ Chí Minh) Hàng ngang số 7: Đây là tên người chiến sĩ đã cắm lá cờ giải phóng trên   nóc Dinh độc lập trưa ngày 30/4/2015. (Bùi Quang Thận) Từ khoá: Thống nhất đất nước Thứ 2: Tổ chức trò chơi điền bản đồ trống Ví dụ: trong bài 20. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp   kết thúc 1953 ­ 1954.  Phần cuộc Tiến công chiến lược đông   xuân 1953 ­  15
  16. 1954, giáo viên chuẩn bị 4 bản đồ trống về hình thái chiến trường đông  xuân   1953 ­ 1954, bút màu, miếng giấy nhỏ có băng keo hai mặt. Giáo viên chia lớp  thành 4 đội thi với nội dung:   Trình bày cuộc tiến công chiến lược đông ­   xuân 1953 ­ 1954 của quân ta trên bản đồ trống.  Việc tổ  chức trò chơi này khiến cho học sinh hiểu tại sao Bộ  chính trị  quyết định mở  chiến dịch tấn công địch ở  khắp chiến trường Đông Dương?   Tại sao kế  hoạch Nava thất bại? Hiểu về nghệ thuật quân sự  lấy yếu địch   mạnh, lấy ít địch nhiều của ta.  c. Tổ chức hoạt động nhóm Phương pháp hoạt động nhóm kích thích lòng ham mê học tập của học  sinh, tránh lối học thụ động. Việc tranh luận để bảo vệ quan điểm của nhóm  khiến cho học sinh hiểu vấn đề  sâu hơn, nhớ  lâu hơn. Từ phương pháp hoạt  động nhóm còn rèn luyện cho học sinh các kĩ năng như: Kĩ năng hợp tác, kĩ  năng hùng biện, kĩ năng xử lý tình huống. Hoạt động nhóm không nhất thiết là mỗi nhóm một vấn đề  bởi nếu tổ  chức theo cách đó, sẽ  không thể  so sánh mức độ  hoạt động giữa các nhóm,  không gây ra tranh luận và các nhóm chỉ tìm hiểu một vấn đề của mình mà bỏ  qua phần tìm hiểu kiến thức của nhóm khác. Để  hoạt động nhóm hiệu quả  giáo viên nên tung ra một vấn đề  có tính mâu thuẫn để  học sinh lựa chọn và  bảo vệ quan điểm của nhóm mình trước sự phản đối của các nhóm khác. Ví dụ:  trong  bài 17.  Nước Việt Nam Dân chủ  Cộng hoà từ  sau ngày   2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946  (Lịch sử  12). Mục II ­ Bước đầu xây  dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài  chính. Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và thảo luận vấn đề: Sau cách mạng   tháng Tám, đất nước ta phải đối diện với muôn vàn khó khăn, đứng trước tình  trạng “ngàn cân treo sợi tóc”.  Trong các khó khăn về  xây dựng chính quyền   cách mạng, nạn đói, nạn dốt và khó khăn về  tài chính; chúng ta nên đặt vấn   đề giải quyết khó khăn nào lên hàng đầu? Vì sao? Hay với bài 24. Việt Nam trong những năm đầu sau thắng lợi của cuộc   kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm  1975  (Lịch sử  12).   Mục III ­ Hoàn  thành thống nhất đất nước về  mặt Nhà nước 1975 ­ 1976; giáo viên có thể  chia lớp thành 3 nhóm và thảo luận vấn đề: Sau thắng lợi mùa Xuân 1975, tại   sao phải thống nhất đất nước? Không thống nhất có được không? Tại sao? 16
  17. Mỗi nhóm có thể sẽ đưa ra một quan điểm khác nhau và lập luận để bảo   vệ quan điểm của nhóm mình. Cuối cùng, giáo viên sẽ tổng kết lại vấn đề.  3. Tiến hành thực nghiệm ­ Trong quá trình dạy học, tôi đã tiến hành thực nghiệm ở hai khối lớp 10   và 12 gồm: 12D, 12H (sĩ số 47) và 10D, 10M (sĩ số 40), không phải lớp chọn.   Bài 18 (tiết 3): Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực   dân Pháp 1946 ­ 1954 (Lịch sử  12)  và bài 15:  Thời Bắc thuộc và cuộc đấu   tranh giành độc lập dân tộc từ thế kỷ II TCN đên đầu thế kỷ X (Lịch sử 10).  ­ Cách thức thực nghiệm: + Lớp 12D và 10D: áp dụng sáng kiến + Lớp 12H và 10M: dạy học theo lối truyền thống “đọc ­ chép” ­ Kết quả  thực nghiệm: qua khảo sát tôi đã thu được kết quả  rõ rệt cả  hai mặt ý thức trong quá trình thăm dò ý kiến và kết quả  học tập thông qua   bài kiểm tra ở cả hai khối lớp 10 và 12 như sau (trong sáng kiến này chỉ minh  họa kết quả ở một khối ­ khối 12):  BẢNG ĐÁNH GIÁ Ý THỨC TRONG TIẾT HỌC Ý THỨC HỌC TẬP Không hào hứng Hào hứng, thích thú SL (HS) Tỉ lệ (%) SL (HS) Tỉ lệ (%) Lớp 12D 4/47 8,5 43/47 91,5 Lớp 12H 42/47 89,4 5/47 10,6 BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP QUA KIỂM TRA Điểm Điểm Điểm dưới  KẾT QUẢ HỌC TẬP khá, giỏi trung bình trung bình SL (HS) Tỉ   SL (HS) Tỉ   SL (HS) Tỉ lệ  lệ  lệ  (%) (%) (%) 100 Lớp 12D 30/47 63,8 14/47 29,8 3/47 6,4 90 80 Lớp 12H 5/47 10,6 27/47 57,5 15/47 31,9 70 60  Kết quả thể hiện bằng biểu đồ: (%) Không hào hứng 50 40 91,5% 89,4% Hào hứng, thích thú 30 20 10 17 0 12D 12H
  18. 8,5% 10,6% Biểu đồ đánh giá ý thức trong tiết học  % 70 63,8% 57,5% 60 50 40 31,9% Đi ểm dưới TB 29,8% Đi ểm TB 30 Đi ểm khá, giỏi 20 10,6% 6,4% 10 0 12D 12H ối v (ĐBi ới hai l ểu đ ớp 10D và 10M cũng cho k ồ đánh giá k ết quểảm tra ết quả học tập qua ki  tương tự). Thông qua các số  liệu trên, ta nhận thấy sự  khác biệt rõ ràng giữa lớp   đối chứng và lớp thực nghiệm về hiệu quả của việc áp dụng sáng kiến. Với kết quả  trên, tôi rất vui khi thấy mình đã thành công với việc đổi  mới phương pháp dạy học và tôi sẽ cố gắng học hỏi, tìm tòi để cho việc dạy   và học môn Lịch sử ngày càng tốt hơn. 18
  19. PHẦN III/ KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Hiện nay, một trong những quan điểm chỉ  đạo đổi mới căn bản, toàn  diện giáo dục là chuyển từ  chủ  yếu trang bị  kiến thức sang phát triển toàn   diện phẩm chất và năng lực của người học, kết hợp hài hòa dạy chữ, dạy   người và dạy nghề. Trong khi những vấn đề  lớn như  nội dung chương trình  SGK chưa thể điều chỉnh trong ngày một ngày hai, thì giáo viên chính là người  có thể khơi nguồn cảm hứng cho học sinh. Để làm được điều đó, người thầy  cần tìm tòi, sáng tạo, linh hoạt kết hợp nhịp nhàng các phương pháp dạy học  sao cho phù hợp với bài học, với đối tượng học sinh. Ngoài ra, trong từng tiết   học có thể lồng ghép để rèn luyện cho học sinh kĩ năng sống, kĩ năng ứng xử,  tính cập nhật thông tin, khả năng vận dụng kiến thức lịch sử vào cuộc sống.   Những tấm gương anh hùng từ  chính những câu chuyện lịch sử  sẽ  thôi thúc  các em noi gương trong các phong trào thanh niên:  “Mùa hè xanh”,  “Thanh   19
  20. niên tình nguyện”, “Hiến máu nhân đạo”… góp phần vào xây dựng và bảo  vệ  Tổ  quốc. Đó sẽ  là hành trang quan trọng để  các em vững vàng hơn, bản   lĩnh và tự tin hơn khi rời ghế nhà trường bước vào cuộc sống. Để sáng kiến này được áp dụng hiệu quả, tôi xin đưa ra một số đề xuất   sau: Thứ nhất: Các thầy cô giáo không ngừng trau dồi chuyên môn nghiệp vụ,  cập nhật thông tin thường xuyên và mạnh dạn thử  nghiệm những phương   pháp mới nhằm tạo ra những bài giảng hay, mới mẻ, tạo hứng thú đối với   học sinh. Thứ  hai: Các trường phổ  thông nên trang bị  hệ  thống máy móc, thiết bị  đầy đủ phục vụ cho giảng dạy và khai thác kiến thức của giáo viên.  Thứ ba: Mong rằng trong lần biên soạn SGK sắp tới sẽ khắc phục được  một số bất cập hiện nay, đáp ứng được với sự phát triển của xã hội. Sáng kiến mặc dù đã mang lại hiệu quả thiết thực song cũng không tránh  khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Xin chân thành cảm ơn! ĐƠN VỊ Nga   Sơn,   ngày   20     tháng   05     năm   2015 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của  mình viết, không sao chép nội dung  của người khác. Tác giả                   Nguyễn Tuấn Anh             Vũ Thị Duyên MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2 1 Thực trạng của việc dạy và học Lịch sử ở trường THPT Ba  2 Đình 2 Một số  biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử  4 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2