I. Phần mở đầu<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Từ xưa ông cha ta đã có câu ‘‘Trẻ lên ba cả nhà học nói ’’, vì vậy học nói là <br />
vấn đề vô cùng quan trọng đối với trẻ nhỏ nói chung và các cháu là dân tộc thiểu <br />
số nói riêng. Ở trường tôi các cháu là dân tộc thiểu số chiếm 42,5%, tổng số học <br />
sinh toàn trường. Lớp tôi đang trực tiếp giảng dạy 100% các cháu đều là dân tộc <br />
thiểu số nên bản thân tôi là giáo viên đứng lớp, luôn mong muốn các cháu được <br />
tiếp cận với tiếng Việt một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất trong công tác giảng <br />
dạy tiếng Việt cho trẻ, để từ đó các cháu có một nền tảng ngôn ngữ vững vàng <br />
cho hành trang tiếp theo của các cấp học. <br />
Nhiệm vụ của giáo dục mầm non là khâu đầu tiên của hệ thống giáo dục <br />
Quốc dân. Giáo viên Mầm non được xem là người thầy đầu tiên đặt nền móng cho <br />
việc đào tạo nhân cách con người. Ở độ tuổi mầm non, trẻ mới bắt đầu trong quá <br />
trình học nói, vì vậy mà cung cấp vốn tiếng Việt cho trẻ, đặc biệt trẻ dân tộc thiểu <br />
số là vô cùng quan trọng. Bởi vì các cháu thường dùng tiếng mẹ đẻ hàng ngày do <br />
tiếp xúc những người thân trong gia đình nên gặp khó khăn trong việc tiếp thu <br />
tiếng Việt, dẫn đến cháu khó tiếp thu lời giảng của cô bằng ngôn ngữ tiếng Việt. <br />
Chính vì vậy việc cung cấp vốn tiếng Việt cho trẻ Dân tộc thiểu số là vấn đề cần <br />
được quan tâm, nhằm hình thành và phát triển những kỹ năng nghe, hiểu, và giao <br />
tiếp bằng tiếng Việt cho trẻ ở các bậc học tiếp theo và trong cuộc sống hàng ngày.<br />
Vì thực tế trong cuộc sống, chúng ta sử dụng lời nói để trò chuyện, đàm <br />
thoại, thảo luận, trình bày những hiểu biết, suy nghĩ, giải thích một vấn đề nào đó <br />
trong cuộc sống như: Kể lại được sự việc, câu chuyện đã được nghe, được chứng <br />
kiến, hay tự mình nghĩ ra, sáng tạo ra. Trẻ cần tập nghe, hiểu lời nói của cô của <br />
những người xung quanh. Sau đó tập trình bày suy nghĩ và sự hiểu biết của mình <br />
theo ngôn ngữ tiếng Việt. Để trẻ hiểu và nói được tiếng Việt một cách thành thạo <br />
<br />
<br />
Trang 1<br />
là cả một quá trình học tập và rèn luyện cho cả cô và trẻ ở bậc học Mầm non, <br />
nhằm phát triển ở trẻ các kỹ năng, hiểu, nói, trò chuyện, đàm thoại, kể chuyện, <br />
một cách thành thạo nhất. Chính vì vậy, việc dạy làm quen tăng cường tiếng Việt <br />
và các bộ môn khác như làm quen chữ cái hay làm quen Văn học là vô cùng quan <br />
trọng đối với các cháu là dân tộc thiểu số.<br />
Bản thân tôi là một giáo viên của trường Mầm non Ea Na, dạy tại phân hiệu <br />
buôn Tơ Lơ, xã Ea Na, nên 100% lớp là các em dân tộc Êđê. Hầu hết các em đến <br />
trường đều nói bằng tiếng mẹ đẻ, khả năng nghe và hiểu tiếng Việt của trẻ rất <br />
hạn chế, bên cạnh đó bố mẹ trẻ lại ít quan tâm đến việc động viên trẻ đến lớp, <br />
còn trẻ chưa có ý thức về vấn đề nề nếp trong lớp học. Là giáo viên chủ nhiệm <br />
lớp, tôi trăn trở và xây dựng kế hoạch từ đầu năm học.<br />
Đối với trẻ dân tộc thiểu số chịu rất nhiều thiệt thòi do điều kiện tiếp xúc <br />
với môi trường xung quanh, xã hội còn ít. Và tầm nhìn của trẻ còn hạn chế, ngôn <br />
ngữ phổ thông đối với trẻ cũng thật xa lạ nên việc học đến với trẻ cũng thật ngỡ <br />
ngàng. Bởi vậy, trẻ không hiểu hết ngôn ngữ tiếng Việt của cô.<br />
Với tình hình thực tế của trẻ dân tộc thiểu số như vậy, bản thân tôi luôn trăn <br />
trở, suy nghĩ nhiều lúc thấy vô cùng lo lắng, không biết làm gì và làm như thế nào, <br />
bằng phương pháp gì để giúp trẻ hiểu và nói được tiếng Việt một cách trôi chảy, <br />
chính vì điều băn khoăn trăn trở ấy tôi đã tìm tòi nghiên cứu “Một số biện pháp tăng <br />
cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số độ tuổi 5 6 tuổi tại lớp lá 4 trường Mầm <br />
non Ea Na ”.<br />
Nhằm giúp trẻ dân tộc thiểu số học tiếng Việt một cách nhẹ nhàng nhưng <br />
hiểu được tiếng Việt một cách sâu sắc hơn từ đó trẻ tự tin giao tiếp với nhau trong <br />
cuộc sống và hứng thú học tập, tham gia vào các hoạt động trong trường Mầm non <br />
đạt kết quả tốt hơn.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
* Mục tiêu của đề tài<br />
Trang 2<br />
Tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số là một việc làm hết sức cần <br />
thiết, tưởng chừng như rất dễ nhưng thực tế lại rất khó, đòi hỏi cả một quá trình, <br />
phải có sự kiên trì của cả giáo viên và trẻ. Dạy trẻ làm quen với tiếng Việt là dạy <br />
cái gì, dạy như thế nào? Trẻ làm quen với tiếng Việt với tư cách là bộ môn Khoa <br />
học hay với tư cách là một công cụ, một phương tiện giao tiếp. Cách trả lời những <br />
câu hỏi trên sẽ liên quan tới việc lựa chọn nội dung, phương pháp cho trẻ dân tộc <br />
thiểu số tiếp cận, làm quen dần với Tiếng việt. Từ đó tôi mạnh dạn đưa ra “Một <br />
số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số độ tuổi 5 6 tuổi tại lớp <br />
lá 4 trường Mầm non Ea Na ”. nhằm giúp trẻ nắm những kiến thức cơ bản của b ậc <br />
học Mầm non như sau: Đưa ra một số kinh nghiệm trong việc vận dụng phương <br />
pháp và các hình thức tổ chức tăng cường tiếng Việt cho. Nhằm tạo điều kiện giúp <br />
trẻ nghe và hiểu được lời hướng dẫn các hoạt động của giáo viên, thông qua việc <br />
tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số.<br />
Người giáo viên tổ chức các hoạt động trong lớp đạt kết quả như: Trò chuyện <br />
với trẻ bằng tiếng Việt, trẻ nghe, hiểu, giao tiếp với nhau bằng tiếng Việt và thể <br />
hiện các hành động tương ứng với lời nói, giúp trẻ dần thích ứng với ngôn ngữ thứ <br />
hai.<br />
* Nhiệm vụ của đề tài<br />
Là đưa ra một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non nói chung <br />
và trẻ dân tộc thiểu số ở trường Mầm non Ea Na, phân hiệu Buôn Tơ Lơ nói riêng.<br />
Bản thân cần nắm được tâm lý và nguyện vọng của trẻ để từ đó xây dựng các <br />
phương pháp, hình thức, biện pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số <br />
ngay ở độ tuổi 5 6 tuổi.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ 5 6 tuổi.<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
<br />
Trang 3<br />
“Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số độ tuổi 5 <br />
6 tuổi tại lớp Lá 4 trường Mầm non Ea Na ”<br />
Thời gian nghiên cứu từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 2 năm 2017.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
a. Phương pháp nghiên cứu lý luận<br />
Sáng kiến này được tôi thực hiện với những phương pháp sau:<br />
Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu: Phương pháp này giúp cho sự định <br />
hướng của sáng kiến.<br />
Phương pháp khái quát hoá các nhận định độc lập: Tôi kiểm tra tiếng Việt <br />
của trẻ trong một năm học 2016 2017.<br />
b. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn<br />
Đây là phương pháp chính, để kiểm nghiệm những phương pháp và biện pháp <br />
nêu ra có liên quan đến sáng kiến kinh nghiệm. Sáng kiến này được thực hiện trên <br />
điều kiện thực tế của trường mầm non Ea Na tại lớp Lá 4 phân hiệu buôn Tơ Lơ <br />
năm học 2016 2017.<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.<br />
Phương pháp khảo nghiệm thử nghiệm.<br />
Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.<br />
c. Phương pháp thống kê toán học<br />
Phương pháp này nhằm giúp cho quá trình nghiên cứu thống kê tỷ lệ % ở các <br />
mục tiêu về kết quả đạt được và chưa đạt được ở trẻ.<br />
II. Phần nội dung<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
Tiếng Việt rất quan trọng đối với mọi người dân Việt Nam nói chung, đặc <br />
biệt đối với trẻ dân tộc thiểu số nói riêng. Song, trong thực tế hiện nay đa số trẻ <br />
vùng sâu, vùng xa vùng dân tộc thiểu số, trước khi đến trường chỉ sống trong gia <br />
<br />
Trang 4<br />
đình, ở các thôn buôn nhỏ, trong môi trường tiếng mẹ đẻ. Do vậy, trẻ chỉ nắm <br />
được tiếng mẹ đẻ ở dạng khẩu ngữ.<br />
Trẻ biết rất ít hoặc thậm trí không biết tiếng Việt. Trong khi đó tiếng Việt là <br />
ngôn ngữ chính thức dùng trong trường và cơ sở giáo dục khác. Trên thực tế tiếng <br />
nói các dân tộc thiểu số, hầu như chưa có vai trò rõ rệt trong việc hỗ trợ tiếng Việt <br />
trong giáo dục. Vì vậy, cho đến nay nhìn chung việc dạy học tiếng Việt cũng như <br />
việc dạy học bằng tiếng Việt ở các vùng dân tộc thiểu số chỉ đạt kết quả thấp. <br />
Đặc biệt ở trường Mầm non Ea Na phân hiệu Buôn Tơ Lơ chúng tôi đa số các cháu <br />
dân tộc Êđê nghe và nói tiếng Việt rất hạn chế mặc dù cô giáo có kèm cặp nhiệt <br />
tình đến mức nào chăng nữa thì trẻ vẫn nói bằng hai thứ tiếng, mà chủ yếu là tiếng <br />
mẹ đẻ, nhất là trong các giờ chơi như chơi ở các góc, hay các giờ chơi tự do. Sở dĩ <br />
như vậy là do tiếng Việt không phải là một phương tiện sử dụng dễ dàng đối với <br />
học sinh dân tộc thiểu số. Ở đây học sinh chỉ dùng tiếng Việt nói với giáo viên khi <br />
cần thiết, còn ngoài ra trẻ vẫn thường xuyên sử dụng ngôn ngữ riêng của dân tộc <br />
mình để nói chuyện với nhau. Chính vì vậy, dẫn đến chất lượng chăm sóc giáo dục <br />
trẻ không thể đạt được kết quả như mong muốn. Vì vậy là giáo viên trực tiếp <br />
giảng dạy lớp Lá 4 phân hiệu buôn Tơ Lơ trường Mầm non Ea Na với 100% các <br />
cháu là dân tộc Êđê. Tôi nhận thấy cần có những biện pháp bổ xung, tăng cường <br />
tiếng Việt cho trẻ ngay từ độ tuổi Mầm non 5 6 tuổi. Với khẩu ngữ “Học ăn, học <br />
nói, học gói, học mở ”.<br />
Là giáo viên chủ nhiệm trực tiếp giảng dạy các cháu, tôi đã tích cực tham mưu <br />
với Nhà trường kịp thời, có hiệu quả, tập trung chỉ đạo sâu sát phân hiệu, kịp thời <br />
tháo gỡ vướng mắc, giải quyết khó khăn, đảm bảo kết quả dù rất nhỏ nhưng nhìn <br />
thấy rõ, đo kiểm minh bạch, khách quan để cha mẹ học sinh và cộng đồng tin <br />
tưởng, đồng thuận ủng hộ. <br />
Nhà trường cần tranh thủ sự hỗ trợ về mọi mặt của nhiều tổ chức, trong quá <br />
trình triển khai tổ chức thực hiện tăng cường tiếng Việt cho trẻ, đó là nhiệm vụ <br />
Trang 5<br />
quan trọng của ngành giáo dục nói chung, và trường Mầm non nói riêng.<br />
Từ đó sẽ đáp ứng việc nâng cao được chất lượng giáo dục cho trẻ em vùng <br />
sâu, vùng sa, vùng dân tộc thiểu số.<br />
Dạy tiếng Việt cho trẻ nói chung, dạy tiếng Việt cho trẻ dân tộc nói riêng <br />
đều bắt đầu bằng việc dạy và phát triển vốn từ cho trẻ. Trước hết, dạy trẻ tập nói <br />
các từ gần gũi, sau đó các câu nói đơn giản, rồi mới đến câu phức tạp. Tùy theo <br />
khả năng của trẻ, cô giáo dạy trẻ ở các mức độ khác nhau. Khi trẻ mới bắt đầu <br />
học tiếng Việt, cô giáo dạy một vài từ trong một ngày. Khi trẻ đã có một số vốn từ <br />
nhất định, mức độ tiếp thu ngôn ngữ của trẻ nhanh hơn thì cô giáo có thể dạy trẻ <br />
số từ nhiều hơn. Các từ được ôn luyện thường xuyên trong các hoạt động khác <br />
nhau, ngữ cảnh, ngôn ngữ khác nhau, trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi có khả năng học thông <br />
thạo được từ 600 đến 800 từ tiếng Việt trong một năm.<br />
Việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số, tuỳ theo điều kiện khả <br />
năng của từng lớp, từng trẻ để đưa ra các biện pháp tích cực như: Dạy tiếng Việt <br />
thông qua chữ cái, kể chuyện, đọc thơ và các hoạt động khác… Việc lặp lại các từ <br />
chính là để trẻ nghe và ghi nhớ các câu, từ trong từng nội dung bức tranh. Ví dụ: Cô <br />
mời bạn Y’ Nêpan đi tìm bức tranh có hình ảnh (người mẹ bế em bé )... Để trẻ làm <br />
quen với từ “Mẹ bế em bé”.<br />
2. Thực trạng<br />
Năm học 2016 2017 toàn trường có 404 học sinh trong đó có 172 học sinh <br />
dân tộc thiểu số chiếm 42,5%. Với phần trăm học sinh dân tộc thiểu số chiếm tỷ <br />
lệ cao như vậy, nên lãnh đạo nhà trường đã gặp không ít khó khăn trong công tác <br />
triển khai và lên kế hoạch giảng dạy cho các lớp đặc biệt việc phân công giáo viên <br />
về đúng lớp tại các lớp có 100% học sinh là dân tộc thiểu số.<br />
* Về ưu điểm<br />
Được sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo Phòng GD& ĐT huyện Krông Ana, <br />
sự quan tâm chính quyền địa phương và lãnh đạo Nhà trường Mầm non Ea Na, nên <br />
Trang 6<br />
phân hiệu buôn Tơ Lơ đã có cơ sở vật chất kiên cố, phòng học thoáng mát sạch sẽ, <br />
sân chơi rộng rãi, nhà trường đã đầu tư một số trang thiết bị trong công tác dạy và <br />
học. Bên cạnh đó, giáo viên yêu nghề mến trẻ, tận tụy với học sinh, hết lòng hết <br />
sức nuôi dạy trẻ.<br />
Đặc biệt là có sự cần cù chịu khó và tinh thần đoàn kết, giáo viên và sự phối <br />
kết hợp giúp đỡ từ phía Hội cha mẹ học sinh. Đã tạo cho trường Mầm non Ea Na <br />
yên tâm về mặt tinh thần và ổn định về cơ sở vật chất.<br />
Gây hứng thú cho trẻ hoạt động, có môi trường xanh sạch đẹp, tạo được <br />
môi trường đảm bảo các hoạt động trong lớp, giúp trẻ có đủ điều kiện để phát <br />
triển tiếng Việt.<br />
Bên cạnh những ưu điểm trên vẫn còn một số tồn tại như sau:<br />
Lớp lá 4 phân hiệu Buôn Tơ Lơ thuộc trường Mầm non Ea Na là vùng sâu, <br />
vùng xa và đặc biệt khó khăn của xa Ea Na. Một số trẻ chưa học qua lớp mầm, <br />
chồi, đã học thẳng lên lớp lá như cháu Y Hur Ayun, Y – Thum Niê, Y Quy <br />
Bkrông chính vì vậy việc nghe và hiểu tiếng Việt của trẻ là rất khó khăn.<br />
Dân cư sống không tập chung, 100% là đồng bào dân tộc Êđê, việc bất đồng <br />
ngôn ngữ giữa cô và trẻ, do vậy làm ảnh hưởng đến việc chăm sóc giáo dục trẻ. <br />
Địa hình phức tạp việc đi đến lớp học của trẻ mầm non còn gặp nhiều khó khăn.<br />
Mặt bằng kinh tế của người dân còn thấp, chủ yếu làm ruộng, làm rẫy, một <br />
số phụ huynh chưa nhận thức được rõ về tầm quan trọng của việc dạy tiếng Việt <br />
cho con em mình nó có tác dụng cần thiết như thế nào đối với việc nhận thức và <br />
hình thành nhân cách của trẻ.<br />
Mặt khác, một số phụ huynh không biết chữ, không được học qua trường lớp <br />
nào nên khả năng nhận thức của phụ huynh rất hạn chế dẫn đến không quan tâm <br />
đến việc học của con em mình. Phụ huynh không kết hợp với giáo viên để chăm lo <br />
việc học cho con em mình đạt kết quả tốt hơn<br />
Chính từ những khó khăn đó vào đầu năm học khi tôi chưa áp dụng sáng kiến <br />
Trang 7<br />
kinh nghiệm trong công tác dạy học ở lớp Lá 4, chưa có kế hoạch đưa các biện <br />
pháp dạy tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số thì chúng ta thấy kết quả thông qua <br />
các lĩnh vực thể hiện qua bảng kiểm tra đầu vào như sau:<br />
<br />
Lĩnh vực GD trẻ Trẻ không hiểu Trẻ hiểu Trẻ rất hiểu<br />
<br />
Phát triển ngôn ngữ 18/27 = 66,6% 6/27 = 22,2% 3/27 = 11,1%<br />
<br />
Phát triển nhận thức 16/27 = 59,2% 8/27 = 29,6% 3/27 = 11,1%<br />
<br />
Phát triển TCXH 16/27 = 59,2% 7/27 = 25,9% 4/27 = 14,8%<br />
<br />
Phát triển thể chất 13/27 = 48,1% 9/27 = 33,3% 5/27 = 18,5%<br />
<br />
Phát triển thẩm mỹ 14/27 = 51,8% 10/27 = 37,0% 3/27 = 11,1%<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyên nhân chủ quan dẫn đến kết quả trên: Do đầu năm cô vẫn chưa có <br />
phương hướng về công tác dạy trẻ làm quen tiếng Việt cho trẻ.<br />
Nguyên nhân khách quan: Do môi trường sống tạo ra, trẻ sống trong gia đình, <br />
thôn buôn 100% người dân dùng tiếng mẹ đẻ.<br />
Từ những ưu điểm, khuyết điểm, và nguyên nhân trên đã thôi thúc tôi cần có <br />
“Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số độ tuổi 5 6 tuổi <br />
tại lớp Lá 4 trường Mầm non Ea Na”.<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br />
a. Mục tiêu của giải pháp<br />
Hiểu được ngôn ngữ phổ thông.<br />
Biết lắng nghe và phát âm đúng tiếng Việt.<br />
Trẻ mạnh dạn tự tin giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ tiếng Việt<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp<br />
<br />
Trang 8<br />
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch, lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động cho <br />
trẻ làm quen tăng cường tiếng Việt.<br />
Khi lên kế hoạch dạy trẻ làm quen tăng cường tiếng Việt, trước hết tôi bám <br />
sát kế hoạch hoạt động của Nhà trường, trên cơ sở đó tôi xây dựng kế hoạch phù <br />
hợp với tình hình của lớp, lựa chọn nội dung cho trẻ làm quen tăng cường tiếng <br />
Việt, nhẹ nhang, đi từ dễ đến khó phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ.<br />
Trước tiên để xây dựng được một kế hoạch tôi dựa trên kế hoạch giáo dục <br />
trẻ mầm non, bộ chuẩn phát triển trẻ 5 6 tuổi, sau đó nhìn vào tình hình thực tế <br />
của nhà trường, của lớp để lựa chọn nội dung phù hợp với trình độ nhận thức của <br />
trẻ mình. Khi lựa chọn giải pháp này, tôi phải theo dõi sự phát triển của từng trẻ <br />
trong tiết học, ở mọi lúc mọi nơi, để điều chỉnh các yêu cầu về hình thức luyện <br />
tập. Hệ thống câu hỏi, đàm thoại từng trẻ giúp trẻ không khó khăn trong việc lĩnh <br />
hội kiến thức. <br />
Xây dựng các góc hoạt động khác nhau trong lớp, có gắn các từ tiếng Việt <br />
nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân, theo nhóm nhỏ được nhiều hơn, <br />
hình thức hoạt động phong phú, đa dạng hơn. Để trẻ học tiếng Việt thực sự có <br />
hiệu quả, giúp trẻ tự khám phá và phát triển ngôn ngữ giao tiếp.<br />
Ví dụ: Kế hoạch tổ chức cho trẻ làm quen tăng cường tiêng Việt cho trẻ 5 6 <br />
tuổi. <br />
Chủ đề: Trường Mầm non (3 tuần ), tôi chọn các đề tài như sau: Thơ “Bàn <br />
tay cô giáo ”. Làm quen chữ cái o ô ơ. Sau khi chọn các đề tài phù hợp với chủ đề <br />
thì đưa ra yêu cầu với trẻ, với bài thơ “Bàn tay cô giáo ” tôi dựa vào các CS65, <br />
CS79, CS112. để đưa ra mục đích yêu cầu với trẻ lớp mình như sau. <br />
Cô cho trẻ làm quen tăng cường tiếng Việt thông qua tiết dạy thơ bằng cách <br />
cho trẻ đọc và phát âm chuẩn từng câu, từng từ trong bài thơ, cô cho trẻ đọc theo <br />
lớp, tổ, cá nhân, cô nhấn mạnh những từ khó hiểu và lồng ghép giải thích cho trẻ <br />
hiểu ý nghĩa của từ đó, như vậy sẽ giúp trẻ hiểu nhiều hơn ngôn ngữ tiếng Việt, <br />
Trang 9<br />
từ đó giúp trẻ định hướng và hình dung được ý nghĩa của từ.<br />
Cần xây dựng các hoạt động học tiếng Việt phù hợp với mục tiêu và yêu cầu <br />
giáo dục theo chủ đề.<br />
Ngoài ra khi lên kế hoạch tôi bám sát vào từng tháng, từng mùa, từng sự kiện, <br />
hoạt động diễn ra tại địa phương để lựa chọn đề tài cho phù hợp với các ngày lễ <br />
hội các sự kiện đang diễn ra (Ví dụ chủ đề: Tết và mùa xuân) phải đưa vào học kỳ <br />
II, có năm vào tháng một, có năm vào tháng hai nên phải lựa chọn thời gian diễn ra <br />
lễ hội đó để trẻ hòa vào không khí phấn khởi, sây mê tìm hiểu và hứng thú với các <br />
hoạt động học, từ đó trẻ lĩnh hội các kiến thức một cách nhẹ nhàng không bị gò bó <br />
hay gượng ép, như vậy khả năng tiếp thu bài sẽ nhanh hơn.<br />
Biện pháp 2: Tổ chức các tiết học làm quen tăng cường tiếng Việt nhẹ <br />
nhàng lôi cuốn trẻ. <br />
Giáo viên truyền thụ những kiến thức tăng cường tiếng Việt thông qua các <br />
tiết học. Ví dụ cô cho trẻ làm quen với câu “Khai giảng năm học mới ” của chủ đề <br />
trường Mầm non. Trước tiên, cô xếp trẻ ngồi sao cho hợp lí với quy trình của <br />
phòng học, sau đó cô đưa tranh Ngày Khai giảng năm học mới, trẻ quan sát và cô <br />
gợi hỏi: Tranh gì? Từ những câu hỏi gợi mở, cô nhẹ nhàng dẫn dắt trẻ vào hoạt <br />
động. Cô cho quan sát từ “Khai giảng năm học mới ”, cô phát âm câu “Khai giảng <br />
năm học mới ”, sau đó cả lớp phát âm lại, sau đó đến tổ rồi cá nhân phát âm lại <br />
càng nhiều càng tốt. Bên cạnh đó, cô tổ chức một vài trò chơi nhỏ để tiết học <br />
không nhàm chán nhưng phải chú ý sửa sai cho trẻ.<br />
Mặt khác để góp phần đưa các biện pháp dạy tiếng Việt cho trẻ mầm non, <br />
giáo viên trực tiếp giảng dạy các cháu, tôi đã tổ chức họp tuyên truyền phụ huynh <br />
tích cực hợp tác với giáo viên, cùng thống nhất dạy tiếng Việt cho trẻ mọi lúc mọi <br />
nơi. Đặc biệt khi trẻ ở nhà các thành viên trong gia đình cần dùng tiếng Việt giao <br />
lưu với trẻ thường xuyên. Giáo viên cần phải có trách nhiệm gần gũi trò chuyện <br />
với trẻ kết hợp với cử chỉ, hành động để trẻ dần được làm quen với tiếng Việt <br />
Trang 10<br />
một cách tự nhiên không gò bó. <br />
Ví dụ: Thông qua biện pháp trực quan hành động giúp cho người học tiếp thu <br />
có hiệu quả và học ngôn ngữ mới một cách tự nhiên hứng thú. Mục đích của <br />
phương pháp này nhằm giúp cho người học đạt được các mục đích như: hiểu và <br />
sử dụng ngôn ngữ mới trong giao tiếp, hình thành và rèn luyện kỹ năng nghe, nói <br />
một ngôn ngữ mới. Không cho trẻ nói khi chưa thực hiện thành thạo được các hành <br />
động, để có thể tập trung lắng nghe chuẩn xác. Khi đã nghe rõ, hiểu, thuộc và tự <br />
tin làm đúng, trẻ sẽ tự muốn nói và có thể tự thực hành với bạn của mình, giáo <br />
viên cần cho trẻ đều được thực hành ở mỗi lần học. Chỉ sử dụng ngôn ngữ đơn <br />
giản, ngắn gọn, không dẫn dắt, giảng giải nhiều vì trẻ chưa hiểu tiếng việt.<br />
Khi dạy trẻ, giáo viên cần xác định trước những loại từ, câu nào sẽ sử dụng <br />
khi hướng dẫn trẻ. Nên sử dụng các điệu bộ cử chỉ để ra hiệu cho trẻ hiểu ý đồ <br />
của mình, thay cho việc nói nhiều của người dạy. Lúc đầu dạy từ 1 2 từ dễ hiểu <br />
kết hợp với hành động như: Đứng lên, ngồi xuống... đến ngày hôm sau cô giáo cần <br />
cho trẻ ôn lại những gì được học ngày hôm trước, để khắc sâu sự ghi nhớ bằng <br />
hình thức chơi mà không cần phải giữ nguyên thứ tự từ các bước ngày hôm trước <br />
dạy nữa ví dụ: Đứng lên ngồi xuống, ngồi xuống đứng lên, rửa tay rửa chân… <br />
Dạy tiếng Việt với biện pháp trực quan hành động với đồ vật, biện pháp này dạy <br />
trẻ các từ mới như: Cái bàn, cái ghế, quyển vở…<br />
Ngoài ra, tôi còn sử dụng các biện pháp dạy trẻ học tiếng Việt qua kể <br />
chuyện, đóng vai, đối với mỗi câu chuyện, làm các đồ chơi minh hoạ, đơn giản <br />
tượng trương cho các nhân vật chính, sử dụng các nhân vật có sẵn để làm đồ dùng <br />
minh hoạ. Hoặc trẻ học tiếng Việt thông qua việc dạy trẻ nhận biết và phát âm <br />
đúng 29 chữ cái tiếng việt. Nội dung chủ yếu của việc dạy này là giúp trẻ nhận <br />
biết và phát âm đúng chữ cái. Chúng ta có thể coi việc giúp trẻ làm quen với chữ cái <br />
là cốt lõi của việc làm quen với tiếng Việt có nghĩa là việc cho trẻ làm quen với <br />
chữ cái chưa phải là tất cả những nội dung công việc giúp trẻ làm quen với tiếng <br />
Trang 11<br />
Việt. Cách gọi làm quen với tiếng Việt thường gợi ra một phạm vi nội dung rộng <br />
rãi hơn so với cách gọi làm quen với chữ cái. Do đó có thể thấy nội dung dạy trẻ <br />
làm quen với tiếng Việt không chỉ là dạy trẻ phát âm, dạy trẻ tập tô 29 chữ cái mà <br />
còn dạy trẻ đọc đúng các chữ cái, các từ trong tranh, hiểu được nội dung của từ và <br />
biết dùng từ để diễn đạt thành câu, muốn được như vậy trước hết ta phải giúp trẻ <br />
nhận biết và phát âm đúng 29 chữ cái trong tiếng Việt.<br />
Có một số ít trẻ nói được tiếng Việt nhưng chưa biết các chữ cái hay từ ngữ <br />
của tiếng Việt. Vì vậy việc dạy trẻ làm quen với chữ cái giúp trẻ nhận biết chính <br />
xác cấu tạo của chữ cái, cách phát âm để từ đó trẻ nghe cô phát âm để tìm được <br />
chữ cái tương ứng, nhìn chữ cái phát âm được chữ cái.<br />
Ví dụ: Hôm nay cô cho trẻ nhận biết chữ s –x chẳng hạn:<br />
Cô cho trẻ xem tranh " Hoa Sen xanh " cho trẻ đọc từ: Hoa sen xanh<br />
Trẻ nhận biết trong từ Hoa sen xanh có bao nhiêu tiếng ? Có mấy chữ cái ?<br />
Rồi cô ghép thẻ chữ rời cho cháu nhận biết dấu thanh tìm chữ đã học rồi phát <br />
âm lại những chữ đó. Còn lại cô giới thiệu cho trẻ làm quen s x, tôi phân tích các <br />
nét cơ bản cấu tạo nên chữ cái s x, cho trẻ phát âm chữ s x nhiều lần giúp trẻ <br />
khắc sâu cấu tạo của chữ cái và trẻ nhận biết một cách chính xác từng chữ cái.<br />
Cung cấp vốn tiếng Việt cho trẻ thông qua việc làm quen với chữ cái:<br />
Sau khi giúp trẻ làm quen và nắm được 29 chữ cái trong tiếng Việt tôi tiến <br />
hành cho trẻ tham gia các trò chơi với chữ cái, cho trẻ tập tô chữ cái giúp trẻ dần <br />
dần nắm được toàn bộ hệ thống chữ cái qui định trong chương trình, đồng thời <br />
chính xác hoá cách phát âm. Do đặc điểm của lứa tuổi nên việc giáo dục trẻ mẫu <br />
giáo được tiến hành theo phương châm học mà chơi, chơi mà học. Từ đó tôi luôn <br />
nghĩ cần phải phát huy hết tác dụng của các trò chơi để dạy trẻ. Điều đáng chú ý là <br />
trẻ mầm non xã Ea Na rất ham thích được học qua hình ảnh trực quan, tổ chức <br />
hoạt động học thông qua các trò chơi. Mỗi khi được nhìn thấy đồ dùng, đồ chơi trẻ <br />
rất vui, thích tìm hiểu sờ mó và cùng nhau khám phá. nắm bắt được đặc điểm này <br />
Trang 12<br />
chúng tôi đã không ngừng học và sưu tầm những trò chơi hay, mới lạ trên báo chí, <br />
thông tin đại chúng để đưa vào dạy trẻ phù hợp theo nội dung từng chủ đề.<br />
Ví dụ: Trò chơi tìm chữ cái s x trong từ “Hoa sen ” Tôi viết bài thơ lên giấy <br />
Rô ki (mỗi tờ tranh đã được viết nôi nội dung một bài ), chia lớp thành 2 đội, mời <br />
đại diện của 2 đội lên dùng bút tìm và gạch chân chữ s x có trong các từ trong mỗi <br />
câu thơ và đọc chữ cái gạch chân. Đội nào tìm và gạch chân được nhiều chữ s x thì <br />
chiến thắng và được tuyên dương.<br />
Tôi còn cho trẻ nhận biết và phát âm chữ cái qua nhiều trò chơi khác như "Nối <br />
chữ cái với từ có chứa chữ cái đó ”, “Tìm chữ cái trong đoạn thơ ”… Dạy trẻ phát <br />
âm tiếng Việt thông qua trò chơi tìm chữ cái theo yêu cầu của cô"<br />
Tăng cường tiếng Việt thông qua trò chơi gắn chữ cái trên đồ dùng, đồ chơi, <br />
“Xếp chữ cái bằng hột hạt ".<br />
"Xếp các nét cơ bản tạo thành chữ cái "...<br />
Bên cạnh đó tôi luôn tranh thủ thời gian tự làm thêm một số đồ dùng đồ chơi <br />
để cho trẻ được thực hành trải nghiệm. Tôi thiết nghĩ trẻ được thực hành trải <br />
nghiệm nhiều với đồ dùng đồ chơi sẽ giúp trẻ ghi nhớ chữ cái một cách sâu sắc <br />
hơn, tập phát âm tiếng Việt một cách chuẩn hơn. Từ đó cũng góp phần không nhỏ <br />
vào việc cung cấp vốn tiếng Việt cho trẻ. Qua một thời gian thực hiện, lớp tôi tiến <br />
bộ rõ rệt, trẻ hứng thú trong học tập, nhiều cháu thuộc chữ cái và phát âm đúng chữ <br />
cái do tôi cung cấp. Tôi tiến hành lên kế hoạch nghiên cứu và áp dụng việc cung <br />
cấp tiếng Việt vào các hoạt động như:<br />
Tăng cường tiếng Việt cho trẻ thông qua môn văn học:<br />
Để giúp trẻ học ngôn ngữ và nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt <br />
trong học tập cũng như trong cuộc sống. Tôi nghĩ trước hết cần dạy trẻ những kỹ <br />
năng chú ý nghe và phát âm thông qua môn văn học là vô cùng cần thiết. Trước khi <br />
vào dạy học thơ hay kể một câu chuyện nào đó, điều đầu tiên tôi chú ý là lựa chọn <br />
bài thơ, câu chuyện không quá dài, có nội dung hấp dẫn trẻ để cung cấp, vì trẻ dân <br />
Trang 13<br />
tộc thiểu số rất hiếu động thời gian tập trung chú ý nghe cô giảng rất ngắn, nắm <br />
được điểm yếu này của trẻ vùng dân tộc thiểu số, là giáo viên tôi luôn tạo ra tình <br />
huống vui nhộn để lôi cuốn trẻ vào giờ học bằng một giọng nói lúc trầm lúc bổng <br />
để gây sự chú ý, khơi gợi tính tò mò của trẻ, đã tạo được tâm thế cho trẻ trước khi <br />
vào học tôi tiến hành đi vào giờ học chính bằng ngôn ngữ giới thiệu hấp dẫn từ <br />
ngữ thật gần gũi, thật dễ hiểu đối với trẻ, giáo viên đọc thơ hay kể chuyện với <br />
giọng thật truyền cảm, phối hợp các động tác minh học phù hợp, để lôi cuốn trẻ <br />
chăm chú lắng nghe, để lĩnh hội từng câu, từng lời của cô, tiếp đến tôi giảng nội <br />
dung câu chuyện, bài thơ một cách ngắn gọn để giúp trẻ dễ hiểu, tôi tiến hành cho <br />
trẻ đọc thơ theo tôi từng câu, tôi luôn đổi cách cho trẻ đọc thơ theo lớp tổ, nhóm, cá <br />
nhân, hay bạn nam và bạn nữ thi đua nhằm tạo khí thế cho trẻ trong một giờ học <br />
thơ, còn đối với chuyện thì cần kể nhiều lần và đàm thoại theo trình tự nội dung <br />
câu chuyện, và thể hiện giọng điệu, tính cách của từng nhân vật trong chuyện một <br />
cách phù hợp nhằm giúp trẻ khắc sâu hơn nội dung cũng như tính cách của các <br />
nhân vật trong chuyện, sau đó tôi tiến hành mời cháu khá lên kể lại chuyện cho cả <br />
lớp nghe, tôi không quên khuyến khích trẻ bằng một món quà hay thưởng bằng <br />
những tràng pháo tay động viên. <br />
Chính nhờ như vậy học sinh lớp tôi ngày càng ham thích học thơ, kể chuyện, <br />
nhiều cháu thuộc thơ, kể lại câu chuyện một cách hoàn chỉnh, như vậy việc cung <br />
cấp vốn Tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số của tôi gặt hái được nhiều thành công <br />
hơn so với trước, tôi vô cùng phấn khởi và tiếp tục áp dụng một số biện pháp khác <br />
để ngày nâng cao hiệu quả hơn.<br />
Cung cấp vốn Tiếng Việt cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi:<br />
Thực tế cho ta thấy rằng bất đồng ngôn ngữ là rất khó khăn trong giao tiếp, vì <br />
vậy ngoài những biện pháp nêu trên áp dụng có hiệu quả, tôi tiến hành cung cấp <br />
vốn Tiếng Việt cho trẻ thông qua mọi lúc mọi nơi.<br />
Biệp pháp 3: Sử dụng phương tiện trực quan trong hoạt động làm quen tăng <br />
Trang 14<br />
cường tiếng Việt. <br />
Sử dụng công nghệ thông tin.<br />
Để đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của công nghệ thông tin mà ngành Giáo <br />
dục đặt ra, khi hoạt động Làm quen tăng cường tiếng Việt cần đầu tư sử dụng có <br />
hiệu quả, hơn nữa trẻ mầm non với đặc điểm tư duy trực quan hành động là chủ <br />
yếu, khả năng tập trung của trẻ còn ngắn và chưa bên vững nhưng trẻ rất hứng thú <br />
với các hình ảnh trực quan minh họa gây ấn tượng tá động đến mọi giác quan như: <br />
hình ảnh, âm thanh, màu sắc, sống động … Vì thế, việc ứng dụng công nghệ thông <br />
tin để thiết kế và sử dụng giáo án điện từ, cài đặt và sử dụng một số phần mềm <br />
vui chơi, học tập đa dạng và phong phú. Sẽ kích thích hứng thú, sự tập trung chú ý <br />
và ghi nhớ có chủ định của trẻ vào bài giảng.<br />
Ví dụ: Cô cho tổ cho trẻ làm quen với từ “con vật sống trong rừng ” qua chủ <br />
để thế giới động, cụ thể ở đây cô cho trẻ quan sát hình ảnh con “con voi, con sư tư, <br />
con nai… ” dưới hình ảnh cô có từ “con vật sống trong rừng ”, cô sẽ tải hình ảnh <br />
video và dạy trẻ thông qua máy tính, từ hình ảnh trong đoạn video trẻ sẽ được lôi <br />
cuốn bởi những con vật mới lạ, ngộ nghĩnh, kích thích sự tò mò của trẻ, từ đó giúp <br />
tập trung trong giờ học, trẻ tiếp thu bài tốt hơn và có hiệu quả hơn, mặt khác thông <br />
qua đó trẻ không cảm thấy chán nản và mệt mỏi, mà giúp trẻ chú ý vào giờ học lâu <br />
hơn khả năng tiếp thu bài nhanh mà những đồ dùng dạy học khác không thể nào <br />
mang lại được.<br />
Ngoài việc sử dụng công nghệ thông tin cho việc minh họa cho một số bài <br />
dạy ở trên lớp, giáo viên còn thiết kế các bài dạy để có thể đàm thoại về nội dung <br />
tác phẩm hoặc cho trẻ thể hiện từng đoạn trong tác đề tài dạy tăng cường tiếng <br />
Việt.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 15<br />
Biện pháp 4: Tích hợp tăng cường tiếng Việt vào các hoạt động khác trong <br />
ngày. <br />
Như chúng ta đã biết khả năng tiếp thu của trẻ dân tộc thiểu số rất chậm, <br />
mau quên nhưng khi đã nhớ được thì lại nhớ rất lâu nên tôi tiến hành cho trẻ tiếp <br />
xúc với vốn tiếng Việt bằng phương châm “Mưa dầm thấm lâu ” cho nên việc <br />
cung cấp ngôn ngữ tiếng Việt ở mọi lúc, mọi nơi vô cùng hiệu quả, ví dụ: Giáo <br />
viên luôn vui vẻ, thương yêu trẻ, sửa sang quần áo, chải tóc cho trẻ và không quên <br />
kèm theo một số câu hỏi giao lưu như: Con mặc quần áo đẹp quá. Con ăn cơm <br />
chưa ? Ăn bao nhiêu cơm ? Ăn với thức ăn gì ? Con ăn có ngon không ? Hay tôi hỏi <br />
về gia đình trẻ: Nhà con có bao nhiêu người ? Con có em bé không ? Mẹ con làm <br />
nghề gì ?... Qua trò chuyện với trẻ như vậy. Giáo viên sẽ nắm được khả năng phát <br />
âm của mỗi trẻ để có biện pháp và giành nhiều thời giờ hơn giúp trẻ phát âm đúng, <br />
phát âm chuẩn tiếng Việt.<br />
Giờ chơi tự do tôi hay dẫn trẻ đến các góc trò chuyện và phát âm các từ có <br />
trong tranh, từ ở các góc, giáo viên cần dạy trẻ phát âm nhiều lần và cho trẻ chỉ <br />
phát âm chữ cái có trong tranh con vật, hoa, cây quả… có từ mang chữ cái đang <br />
học, trẻ đọc qua nhiều lần như vậy. Trẻ dân tộc trường tôi phát âm chuẩn hơn và <br />
mạnh dạn hơn trong giao tiếp với cô, với bạn, bạn biết chỉ cho bạn chưa biết, <br />
hoặc mạnh dạn đến hỏi cô, từ đó trẻ không còn rụt rè như trước nữa. Ngoài ra <br />
trong giờ hoạt động ngoài trời tôi còn chỉ đạo Giáo viên chủ nhiệm các lớp cho trẻ <br />
ôn kiến thức đã học qua trò chuyện, đọc thơ, kể chuyện, chơi các trò chơi dân gian, <br />
cho trẻ đọc đồng dao, ca dao trong hoạt động này giúp trẻ phát âm thành thạo hơn, <br />
lưu loát hơn. Tạo không khí thân thiện, gần gũi giữa cô giáo và trẻ, vấn đề này đặc <br />
biệt cần thiết và không thể thiếu được đối với trẻ dân tộc thiểu số.<br />
Giờ vui chơi tôi cho trẻ đóng các vai khác nhau, trẻ được giao lưu trao đổi <br />
mua bán và thể hiện hết vai chơi của mình, bên cạnh đó tôi luôn theo sát trẻ để kịp <br />
thời sửa sai uốn nắn mỗi khi trẻ hỏi hoặc trả lời không có trọng tâm hay trẻ dùng <br />
Trang 16<br />
tiếng mẹ đẻ. Chính nhờ vậy mà học sinh trường tôi đa số trẻ biết dùng từ để diễn <br />
đạt thành câu có nghĩa trong giao tiếp với bạn và cô giáo.<br />
Biện pháp 5: Tuyên truyền phối hợp với cha mẹ tăng cường tiếng Việt cho <br />
trẻ.<br />
Trong một buổi học trẻ được tiếp xúc với cô giáo rất nhiều nhưng chúng ta <br />
biết phối hợp với gia đình trong việc cung cấp vốn tiếng Việt cho trẻ lại càng tốt <br />
hơn vì vậy tôi đã tiến hành cho mời các bậc phụ huynh đến họp vào dịp đầu năm và <br />
cuối năm học, thông báo kết quả học của mỗi cháu cho phụ huynh nắm và đặc biệt <br />
không quên cho phụ huynh biết khả năng tiếp thu kiến thức bài học bằng ngôn ngữ <br />
tiếng Việt của mỗi cháu ra sao và từ đó thống nhất với phụ huynh xây dựng nội <br />
quy của trường mầm non là “Tất cả mọi người khi đến trường, lớp đều phải nói <br />
bằng Tiếng việt ” và nhà trường rất mong phụ huynh hợp tác trong việc cung cấp <br />
tiếng Việt cho trẻ thường xuyên ở nhà như: Phụ huynh dùng tiếng Việt để trao đổi <br />
với con em mình nhiều hơn, kèm cặp con em nhiều hơn trong môn học chữ cái, trẻ <br />
nắm được chữ cái, thuộc chữ cái, viết được chữ cái, phát âm đúng chữ cái và nhất <br />
là nói thạo tiếng Việt nhất định con của phụ huynh tiếp thu bài một cách dễ dàng, <br />
học giỏi hơn trong cấp học mầm non và nhất là trong các cấp học sau này. Từ <br />
những lời nói ấy đã thúc đẩy phụ huynh quan tâm đến con em mình hơn, chăm lo <br />
cung cấp vốn tiếng Việt ở nhà cho trẻ nhiều hơn. <br />
Tôi tăng cường dạy tiếng Việt cho trẻ. Bên cạnh đó, tôi phối hợp cùng phụ <br />
huynh tạo dựng cảnh quan môi trường đẹp và hấp dẫn tại lớp nhằm tạo động lực, <br />
sức hút đối với trẻ trong tiết học. Qua đó công tác tăng cường dạy tiếng Việt cho <br />
trẻ dân tộc thiểu số được tổ chức dễ dàng thực hiện và đạt kết quả tốt.<br />
Đề tài này giúp giáo viên nhận thức đúng đắn hoạt động dạy tiếng Việt cho <br />
trẻ dân tộc thiểu số bậc học mầm non. Trẻ biết thêm được một ngôn ngữ mới, <br />
nhằm giúp trẻ tự tin khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Từ đó trẻ tham gia <br />
vào các hoạt động một cách hứng thú, tạo cơ hội mở rộng được tầm nhìn và kiến <br />
Trang 17<br />
thức cho trẻ bước vào bậc học tiếp theo đạt kết quả tốt hơn.<br />
Kết hợp với cha mẹ học sinh tận dụng nguồn nguyên vật liệu sẵn có của địa <br />
phương như: vỏ trứng gà hoặc vịt, nan tre hoặc nứa, vỏ hộp xốp, chai nước giải <br />
khát, vỏ hộp thuốc, vỏ hộp dầu rửa bát… làm đồ dùng có ghi tên đồ vật tương ứng <br />
giúp trẻ phát triển tiếng Việt. <br />
Nhờ vậy học sinh lớp Lá 4 phân hiệu buôn Tơ Lơ trường mầm non Ea Na <br />
hiện nay nói thành thạo, lưu loát ngôn ngữ tiếng Việt, biết dùng từ, câu để diễn đạt <br />
điều trẻ muốn nói, không còn trẻ nói câu không rõ nghĩa, câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ, <br />
mạnh dạn giao lưu cùng cô giáo, cùng bạn bè và mọi người xung quanh<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ bổ xung cho nhau thì cần có những <br />
biện pháp then chốt và hỗ trợ. Biện pháp xây dựng kế hoạch phù hợp với tình hình <br />
của lớp, của trẻ là biện pháp cốt lõi của đề tài cùng với những biện pháp hỗ trợ <br />
như tích hợp tăng cường tiếng Việt vào các hoạt động hàng ngày, tạo môi trường <br />
hoạt động tăng cường tiếng Việt, sử dụng các phương tiện trực quan tổ chức tiết <br />
học nhẹ nhàng lôi cuốn trẻ, phối hợp với cha mẹ trẻ. Mỗi một biện pháp có một <br />
tác dụng riêng và giải quyết từng vấn đề của thực trạng nhưng củng cố chung một <br />
nhiệm vụ cung cấp kiến thức về hoạt động làm quen tăng cường tiếng Việt cho trẻ <br />
hứng thú, mạnh dạn và phát triển ngôn ngữ, điều đó đã làm nên thành công của sáng <br />
kiến kinh nghiệm cùng hướng tới mục tiêu giúp trẻ học tốt tăng cường tiếng việt.<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm <br />
vi và hiệu quả ứng dụng.<br />
* Đánh giá: Qua thực tế giảng dạy tiếng Việt tại lớp Lá 4 phân hiệu Buôn <br />
Tơ Lơ trường Mầm non Ea Na tôi thu được kết quả tnhư sau:<br />
<br />
Lĩnh vực Gd trẻ Trẻ không hiểu Trẻ hiểu Trẻ rất hiểu<br />
<br />
Phát triển ngôn ngữ 2/27 = 7,4% 10/27 = 37,0% 5/27 = 55,5%<br />
<br />
Trang 18<br />
Phát triển nhận thức 1/27 = 3,7% 11/27 = 40,7% 15/27 = 55,5%<br />
Phát triển TCXH 1/27 = 3,7% 10/27 = 37,0% 16/27 = 59,2%<br />
Phát triển thể chất 0/27 = 0% 9/27 = 33,3% 18/27 = 66,6%<br />
Phát triển thẩm mỹ 1/27 = 3,7% 7/27 = 25,9% 19/27 = 70,3%<br />
<br />
<br />
Sau đây là những hình ảnh tư liệu về điều kiện, cơ sở vật chất, trang thiết <br />
bị tại lớp ở phân hiệu Mầm non Ea Na:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tăng cường bổ sung tiếng Việt ở các góc hoạt động của trẻ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 19<br />
Trẻ học tiếng Việt thông qua giờ làm quen với chữ cái<br />
<br />
Đây là biện pháp đơn giản tạo môi trường chữ viết, giúp tăng cường tiếng <br />
Việt cho trẻ thiểu số ở độ tuổi mầm non mà tôi thực hiện từ tiếng Việt tương ứng <br />
với tranh minh hoạ.<br />
Qua một vài kinh nghiệm tôi tự nghiên cứu và áp dụng cung cấp tiếng Việt <br />
vào lớp mình đạt được kết quả như sau:<br />
Đến nay đã có trên 95% cháu nhận biết nhanh và phát âm đúng 29 chữ cái <br />
tiếng Việt. 93% cháu biết cách tô các nét cơ bản và tô đúng quy trình. 95% cháu <br />
hiểu được ngôn ngữ tiếng Việt, biết dùng ngôn ngữ tiếng Việt để diễn đạt thành <br />
câu có nghĩa, trẻ nói lưu loát bằng ngôn ngữ tiếng Việt.<br />
Ngoài việc học trẻ đã mạnh dạn tự tin khi giao tiếp với cô giáo, với bạn bè <br />
lúc ở nhà cũng như lúc ở trường.<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị<br />
1. Kết luận<br />
Việc cung cấp tăng cường vốn tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số là một vấn <br />
đề rất khó. Đòi hỏi cần có sự chỉ đạo sáng suốt của người quản lý trường học và <br />
giáo viên phải thật sự yêu thương gần gũi trẻ. Luôn tạo tình cảm cho trẻ giao lưu <br />
trò chuyện với cô, nghe hiểu lời nói của cô. Cuốn hút trẻ tham gia vào các hoạt <br />
động phát triển ngôn ngữ thực sự hứng thú. Được thực hiện thông qua các hoạt <br />
động giáo dục ở lớp và được tích hợp vào một số hoạt động khác trong chương <br />
trình chăm sóc giáo dục trẻ. Từ những vốn kinh nghiệm tích luỹ ít ỏi về việc tăng <br />
cường tiếng Việt ấy tôi đã áp dụng và có hiệu quả cao, ở tại trường mình. Cuối <br />
năm học này trẻ 95% trẻ dân tộc thiểu số nói được tiếng Việt lưu loát, đủ câu, đủ <br />
ý.<br />
Chỉ còn 0,5% số trẻ nói chưa được thành thạo nhưng cũng đã nghe hiểu được <br />
<br />
Trang 20<br />
tiếng Việt. Qua việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp tăng <br />
cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số độ tuổi 5 6 tuổi tại lớp lá 4 trường <br />
mầm non Ea Na ” vào trường chúng tôi, tuy là một lớp 100% trẻ dân tộc thiểu số.<br />
Phụ huynh rất nhiệt tình trong công việc quyên góp phế liệu cho cô giáo làm <br />
đồ dùng đồ chơi. Một số phụ huynh rất thích con mình hiểu biết nhiều về ngôn <br />
ngữ tiếng Việt đã tích cực hợp tác với giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc dạy <br />
tiếng Việt cho con em mình đạt kết quả. Bên cạnh đó cũng gặp không ít khó khăn. <br />
Cháu thường dùng tiếng mẹ đẻ, ít hiểu tiếng Việt nên dẫn đến cháu khó tiếp thu <br />
lời hướng dẫn, chỉ bảo của cô giáo bằng tiếng việt. Cha mẹ các cháu có một số <br />
không biết chữ, ít quan tâm đến việc học hành của con cái. <br />
Trên đây là một vài kinh nghiệm áp dụng trong quá trình dạy trẻ dân tộc thiểu <br />
số được thực hiện và đạt hiệu quả cao, những biện pháp trên tuy không có gì mới <br />
lạ đối với các bạn nhưng đối với trẻ dân tộc thiểu số thì vô cùng mới mẽ và có tác <br />
dụng. Tuy nhiên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý bổ <br />
sung của chuyên môn mầm non, Ban Thi đua Phòng Giáo dục và Đào tạo Krông <br />
Ana. Để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện và được vận dụng vào <br />
thực tế. Nhằm ngày một nâng cao tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số. Tạo điều <br />
kiện thuận lợi cho trẻ mầm non nghe hiểu và thực hiện tốt các hoạt động ở <br />
trường, tự tin khi bước vào bậc học tiếp theo.<br />
2. Kiến nghị<br />
Tôi mong nhà trường đầu tư thêm trang thiết bị đồ chơi, tài liệu về tăng <br />
cường tiếng Việt, hình ảnh, sách báo, đồ dùng theo thông tư để giáo viên dạy học <br />
hiệu quả hơn và đồng thời giúp học sinh tiến bộ nhiều hơn nữa trong việc học <br />
tiếng Việt. <br />
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm nhằm góp phần tăng cường dạy tiếng Việt <br />
cho trẻ dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, mà tôi <br />
nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu sáng kiến này qua một năm học. Tôi thấy <br />
Trang 21<br />
còn có hạn chế, nên không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong sự góp ý của <br />
chuyên cấp trên, để sáng kiến này hoàn thiện và được áp dụng vào thực tế./.<br />
Ea Na, ngày 15 tháng 2 năm 2017<br />
Người viết sáng kiên<br />
́<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
H’ Dra Bkrông<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
<br />
Tài liệu thử nghiệm dạy trẻ làm quen với tiếng Việt trong:<br />
+ Tạp chí giáo dục Mầm non <br />
+ Tài liệu tập huấn phương pháp dạy tiếng Việt cho trẻ em vùng dân tộc <br />
thiểu số.<br />
Sách Tâm lý học lứa tuổi (Bộ GD&ĐT)<br />
Các trang web về giáo dục trẻ mầm non.<br />
Hướng dẫn thực hiện chăm sóc giáo dục trẻ lứa tuổi 5 6 tuổi.<br />
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.<br />
Thực trạng của trường MN Ea Na và kinh nghịêm bản thân.<br />
Sổ tay công tác giáo viên khối Mầm non.<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 22<br />
MỤC LỤC<br />
I. Phần mở đầu:........................................................................................1<br />
1. Lý do chọn đề tài:................................................................................1<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:...........................................................2<br />
3. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................3<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài..........................................3<br />
5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................3<br />
a, Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận..............................................3<br />
b, Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn...........................................4<br />
c, Phương pháp thống kê toán học...........................................................4 <br />
II. Phần nội dung.....................................................................................4<br />
1. Cơ sở lý luận........................................................................................4<br />
2. Thực trạng............................................................................................6<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp ................................................8<br />
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp......................................................6<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp.......................................8<br />
c. Mối quan hệ giữa các biện pháp ........................................................17<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứ.........17<br />
III. Kết luận, kiến nghị............................................................................19<br />
1 Kết luận...............................................................................................19<br />
2 Kiến nghị ............................................................................................20<br />
* Danh mục tài liệu tham khảo...