Đề tài : Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC <br />
<br />
Trang<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU …….…….………………......………………………2<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài ...…………………………………….....…………….2<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài …………………………….....…………3<br />
3. Đối tượng nghiên cứu ………………..………….....………..…………3<br />
<br />
4. Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………….3<br />
5. Phương pháp nghiên cứu ………………………..………….………….3<br />
<br />
II. PHẦN NỘI DUNG ..……..………………………………...…………3<br />
<br />
1. Cơ sở lý luận ………………………..……………………………….... 3<br />
<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu……………………………….………….4<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp.......................................................5<br />
<br />
a. Mục tiêu giải pháp........……………..………………………………..…5<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp…….……………………….5<br />
<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp. ………..…….……….. 16<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi <br />
và hiệu quả ứng dụng………………………………………….......…..…17<br />
<br />
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ …….…….……………………….……18<br />
<br />
1. Kết luận………………………………………………….……………18<br />
2. Kiến nghị ………………………………………………….………….19<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Lê Thị Liên 1 Đơn vị: Trường Tiểu học Y <br />
Ngông <br />
Đề tài : Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
<br />
Như chúng ta đã biết, tất cả các trường tiểu học ở Việt Nam đều <br />
học chung một chương trình, một bộ sách giáo khoa các môn học, đều đánh <br />
giá kết quả học tập của học sinh trên một chuẩn thống nhất về kiến thức, <br />
kĩ năng và đều dạy học trực tiếp bằng tiếng Việt. Trong khi, điều kiện dạy <br />
học ở các vùng miền rất khác nhau và không phải tất cả học sinh tiểu học <br />
đều biết tiếng Việt trước tuổi đến trường. Tiếng Việt là ngôn ngữ thứ <br />
nhất đối với học sinh người dân tộc Kinh nhưng lại là ngôn ngữ thứ hai đối <br />
với học sinh người dân tộc thiểu số. <br />
<br />
Trong những năm học vừa qua, công tác tăng cường tiếng Việt cho <br />
học sinh dân tộc thiểu số luôn được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các <br />
cấp, ban ngành vì vậy chất lượng học tập tiếng Việt của các em đã có <br />
nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, do sự chi phối của nhiều yếu tố <br />
khác nhau trong quá trình dạy học nên công tác giáo dục học sinh vùng dân <br />
tộc thiểu số vẫn còn nhiều khó khăn hạn chế, chất lượng học tập của học <br />
sinh vẫn còn thấp so với mặt bằng chung.<br />
Thực tế cho thấy, ở các vùng khó khăn có nhiều học sinh dân tộc <br />
thiểu số nói chung và trường tiểu học Y Ngông nói riêng, cha mẹ học sinh <br />
phần lớn nằm trong diện lao động nghèo lại đông con, điều kiện kinh tế <br />
gia đình còn khó khăn, nên chưa quan tâm đúng mức đến việc học của con <br />
em mình ở trường cũng như ở nhà. Đa số học sinh dân tộc thiểu số trước <br />
tuổi đến trường chưa nói, giao tiếp thành thạo bằng tiếng Việt. Bên cạnh <br />
đó, các em lại ít nhận được tác động từ môi trường gia đình, cộng đồng. <br />
Hơn nữa, tiếng mẹ đẻ còn có thể là rào cản đối với việc học tiếng Việt <br />
của các em. Hầu hết giáo viên không biết nói tiếng nói tiếng dân tộc nên <br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Lê Thị Liên 2 Đơn vị: Trường Tiểu học Y <br />
Ngông <br />
Đề tài : Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số<br />
<br />
<br />
công tác phối hợp với cha học sinh để nâng cao chất lượng dạy học còn <br />
nhiều hạn chế. <br />
<br />
Làm thế nào để học sinh dân tộc thiểu số khắc phục được rào cản <br />
ngôn ngữ, học tốt các môn học trong chương trình tiểu học và đạt chuẩn <br />
kiến thức kĩ năng chung là vấn đề tôi luôn băn khoăn, trăn trở để tìm giải <br />
pháp hữu hiệu nhất. Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài “Một số biện <br />
pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số”.<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
<br />
Nghiên cứu và lựa chọn một số giải pháp phù hợp với đối tượng học <br />
sinh nhằm giúp giáo viên thực hiện hiệu quả việc tăng cường tiếng Việt <br />
cho học sinh dân tộc thiểu số, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục <br />
trong nhà trường.<br />
Thông qua việc nghiên cứu, khảo sát nhằm lựa chọn và thực hiện các <br />
giải pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số trong nhà <br />
trường đảm bảo tính bền vững, hiệu quả.<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Nghiên cứu thực trạng công tác tăng cường tiếng Việt cho học sinh <br />
dân tộc thiểu số qua các năm học và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng <br />
cao chất lượng dạy học theo định hướng tăng cường tiếng Việt cho học <br />
sinh dân tộc thiểu số trong nhà trường.<br />
<br />
4. Phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
Giáo viên, học sinh trường Tiểu học Y Ngông, xã Dur Kmăl, huyện <br />
Krông Ana năm học 2015 2016 và một số tài liệu, văn bản hướng dẫn có <br />
liên quan đến công tác tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số <br />
trong trường tiểu học.<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu.<br />
<br />
Phương pháp khảo nghiệm.<br />
<br />
Người viết: Lê Thị Liên 3 Đơn vị: Trường Tiểu học Y <br />
Ngông <br />
Đề tài : Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số<br />
<br />
<br />
Phương pháp điều tra nghiên cứu các sản phẩm hoạt động.<br />
Phương pháp thống kê toán học.<br />
<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
<br />
1. Cơ sở lí luận<br />
<br />
Theo Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh <br />
tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 20162020, định hướng đến 2025” <br />
phấn đấu đến năm 2020, hằng năm, 100% học sinh tiểu học người dân tộc <br />
thiểu số được tập trung tăng cường tiếng Việt.<br />
<br />
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Quốc gia, được sử dụng <br />
trong nhà trường. Đối với học sinh dân tộc thiểu số, tiếng Việt có vai trò <br />
đặc biệt quan trọng. Việc không thông thạo tiếng Việt sẽ là rào cản rất lớn <br />
trong quá trình nắm bắt tri thức của học sinh. <br />
<br />
Tăng cường tiếng Việt là một trong những giải pháp nhằm giúp học <br />
sinh dân tộc thiểu số có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt để <br />
hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học; tạo tiền đề để học tập, lĩnh hội <br />
tri thức của các cấp học tiếp theo; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục <br />
học sinh dân tộc thiểu số trong nhà trường.<br />
<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu<br />
<br />
Trong những năm học vừa qua, công tác tăng cường tiếng Việt cho <br />
học sinh dân tộc thiểu số luôn được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Phòng <br />
Giáo dục và Đào tạo, chính quyền địa phương. Lãnh đạo nhà trường luôn <br />
xác định đúng tầm quan trọng của việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh <br />
dân tộc thiểu số vì vậy đã xây dựng được kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ, <br />
đưa ra một số biện pháp phù hợp để tăng cường tiếng Việt cho học sinh. <br />
Hàng năm, 100% số học sinh dân tộc thiểu số trong toàn trường được tăng <br />
cường tiếng Việt. Đa số giáo viên nhiệt tình, có trách nhiệm trong công tác, <br />
có ý thức tự học, tự rèn, khắc phục hạn chế, hoàn thành tốt nhiệm vụ được <br />
giao. <br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Lê Thị Liên 4 Đơn vị: Trường Tiểu học Y <br />
Ngông <br />
Đề tài : Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số<br />
<br />
<br />
Trường Tiểu học Y Ngông được thành lập năm 2008 với ba điểm <br />
trường đóng trên ba buôn đặc biệt khó khăn của xã Dur Kmăl. Tỉ lệ học <br />
sinh dân tộc thiểu số hàng năm chiếm trên 98% tổng số học sinh toàn <br />
trường. Hầu hết các em thuộc diện gia đình có hoàn cảnh khó khăn, trình <br />
độ dân trí thấp, nhận thức về giáo dục và chăm lo việc học hành của cha <br />
mẹ học sinh đối với con em còn nhiều hạn chế. Vì vậy việc phối hợp với <br />
cha mẹ học sinh để nâng cao chất lượng học tập cho các em gặp không ít <br />
khó khăn.<br />
<br />
Đội ngũ giáo viên chủ yếu là người dân tộc kinh từ vùng thuận lợi <br />
chuyển vào công tác tại đơn vị. Hầu hết giáo viên không biết nói tiếng dân <br />
tộc cũng như không hiểu biết nhiều về phong tục tập quán của đồng bào <br />
nên công tác vận động học sinh ra lớp, phối hợp với cha mẹ học sinh để <br />
tăng cường tiếng Việt, nâng cao chất lượng dạy học còn nhiều hạn chế. <br />
Một số giáo viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm về chuyên môn <br />
nên còn gặp những<br />
khó khăn nhất định trong công tác dạy học.<br />
<br />
Xuất phát từ thực trạng trên, để tiếp tục pháp huy những điểm mạnh <br />
đồng thời khắc phục những hạn chế, cần phải đưa ra một số giải pháp <br />
thiết thực hơn, phù hợp đối tượng học sinh, điều kiện của đơn vị, địa <br />
phương để thực hiện hiệu quả việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh <br />
dân tộc thiểu số, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục học sinh trong <br />
nhà trường.<br />
<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br />
<br />
a. Mục tiêu của giải pháp<br />
<br />
Giúp giáo viên thực hiện hiệu quả một số giải pháp tăng cường <br />
tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số. <br />
<br />
Từng bước nâng cao kĩ năng sử dụng tiếng Việt nhằm giúp học sinh <br />
có kĩ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt để hoàn thành chương <br />
trình lớp học; tạo tiền đề để học tập, lĩnh hội tri thức của các lớp học, cấp <br />
<br />
<br />
Người viết: Lê Thị Liên 5 Đơn vị: Trường Tiểu học Y <br />
Ngông <br />
Đề tài : Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số<br />
<br />
<br />
học tiếp theo; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc <br />
thiểu số trong nhà trường. <br />
<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp<br />
<br />
b.1. Nâng cao năng lực chuyên môn về công tác tăng cường tiếng <br />
Việt cho đội ngũ giáo viên<br />
<br />
“Không có việc gì khó<br />
Chỉ sự lòng không bền<br />
Đào núi và lấp biển<br />
Quyết chí ắt làm nên.’’ <br />
(Hồ Chí Minh)<br />
<br />
Đúng vậy, dù công tác tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc <br />
thiểu số ở vùng đặc biệt khó khăn, gian nan, vất vả đến đâu, nhưng nếu <br />
đội ngũ giáo viên thực sự yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao <br />
trong công việc thì chắc chắn sẽ vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành tốt <br />
nhiệm vụ. Bởi chính lòng yêu nghề, mến trẻ sẽ giúp đội ngũ giáo viên quan <br />
tâm nhiều hơn đến hiệu quả công việc của mình, trong đó có công tác tăng <br />
cường tiếng Việt. Vì vậy, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên có <br />
tầm quan trọng chiến lược, có tính chất quyết định chất lượng dạy học <br />
trong nhà trường. Tuy nhiên, công tác bồi dưỡng đội ngũ muốn đạt hiệu <br />
quả cao cần phải thực hiện một cách có kế hoạch, phù hợp với yêu cầu <br />
thực tiễn của nhà trường và nhu cầu của đội ngũ giáo viên. <br />
Bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn về công tác tăng cường <br />
tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số là một trong những khâu quan <br />
trọng giúp giáo viên thực hiện hiệu quả các biện pháp tăng cường tiếng <br />
Việt cho học sinh. Thông qua các hình thức sinh hoạt chuyên môn, nhà <br />
trường chú trọng bồi dưỡng cho giáo viên một số vấn đề cơ bản sau:<br />
<br />
Bản chất của tăng cường tiếng Việt là giúp học sinh chưa biết <br />
hoặc biết nói ít tiếng Việt có thể học tập các môn học trong hệ thống giáo <br />
dục sử dụng tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức. Tăng cường tiếng Việt <br />
<br />
<br />
Người viết: Lê Thị Liên 6 Đơn vị: Trường Tiểu học Y <br />
Ngông <br />
Đề tài : Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số<br />
<br />
<br />
không có nghĩa là tăng thêm lượng kiến thức mà chúng ta có thể giảm bớt <br />
hay nói cách khác là điều chỉnh lượng kiến thức làm cho nó dễ hiểu hơn, <br />
phù hợp hơn với đối tượng học sinh.<br />
Tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số có vai trò quan <br />
quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. Bởi vì, đối <br />
với học sinh dân tộc thiểu số tiếng Việt là ngôn ngữ thứ 2. Học sinh học <br />
bằng ngôn ngữ 1 (NN1) so với ngôn ngữ 2 (NN2) có sự khác biệt, cụ thể: <br />
+ Học sinh học bằng NN1 có vốn tiếng Việt khoảng 4000 từ (trước <br />
khi đi học), tư duy trực tiếp bằng TV (tiếp cận TV t ự nhiên), tiếp thu ngôn <br />
ngữ hiệu quả từ nghe – nói – đọc – viết và có tác động tích cực của gia <br />
đình, cộng đồng.<br />
+ Học sinh học bằng NN2 thường không biết hoặc biết ít tiếng <br />
Việt, tư duy gián tiếp (tiếp cận tiếng Việt áp đặt), tiếp thu tiếng Việt hạn <br />
chế do không hình thành ngay được mối liên hệ giữa âm thanh và chữ viết, <br />
giữa âm thanh và ngữ nghĩa – ngữ pháp. Các em ít nhận được tác động từ <br />
môi trường gia đình, cộng đồng và chịu sự ảnh hưởng tiêu cực của tiếng <br />
mẹ đẻ. <br />
Khi thực hiện tăng cường tiếng Việt cho học sinh, giáo viên cần <br />
giúp các em tiếp cận với kiến thức, kĩ năng các môn học thông qua kinh <br />
nghiệm mà các em trích lũy được trước đó (có thể bằng tiếng mẹ đẻ), theo <br />
mức độ từ dễ đến khó. Chú ý đến học sinh, đến cuộc sống và môi trường <br />
học tập của các em, tạo điều kiện để học sinh được học tập theo đặc điểm <br />
cá nhân. Vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học <br />
khác nhau nhằm lôi cuốn học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động học <br />
tập. Sử dụng đồ dùng học tập đa dạng, thường xuyên trong các hoạt động <br />
học tập.<br />
<br />
Hiểu được sự khác biệt giữa học sinh kinh và học sinh dân tộc thiểu <br />
số khi học tiếng việt sẽ giúp giáo viên lựa chọn được những phương pháp, <br />
hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh dân tộc thiểu số <br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Lê Thị Liên 7 Đơn vị: Trường Tiểu học Y <br />
Ngông <br />
Đề tài : Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số<br />
<br />
<br />
ở địa phương; tạo điều kiện thuận lợi để giúp học sinh học bằng NN2 lấp <br />
được chỗ trống về sự chênh lệch khoảng 4000 từ (trước khi đến trường).<br />
<br />
b.2. Thực hiện hiệu quả công tác Chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ <br />
trước tuổi đến trường<br />
<br />
Chuẩn bị tiếng Việt là bước đầu của tăng cường tiếng Việt. Chuẩn <br />
bị tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số trước khi học lớp một giúp các em <br />
có thể nghe hiểu một số câu, từ ngữ để giao tiếp với giáo viên, bạn bè; <br />
nhận diện được các chữ cái tiếng Việt, biết cách cầm bút, tư thế ngồi viết, <br />
thuộc một số bài hát, các nề nếp học tập...; có tâm thế sẵn sàng đi học, học <br />
các môn học và thực hiện các hoạt động giáo dục.<br />
<br />
Công tác chuẩn bị tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số thường <br />
được tổ chức trong dịp hè, trong khoảng thời gian một tháng vào trước năm <br />
học. Để thực hiện hiệu quả công tác này, trước hết, lãnh đạo nhà trường <br />
cần xây dựng kế hoạch Chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số trước <br />
khi học lớp một; phân công nhiệm vụ cụ thể và triển khai kế hoạch kịp <br />
thời đến từng giáo viên trong trường; phối hợp tốt với thôn buôn và cha mẹ <br />
học sinh điều tra vận động học ra lớp.<br />
Chương trình học được thực hiện theo chương trình “Tập nói tiếng <br />
Việt cho học sinh dân tộc” theo tài liệu “Kế hoạch bài học Chuẩn bị tiếng <br />
Việt cho trẻ em trước tuổi đến trường” của Bộ (tài liệu được cấp phát <br />
cho giáo viên tập huấn hè 2008), gồm 60 bài, 180 tiết. Căn cứ vào đối <br />
tượng HS cụ thể của từng lớp, lãnh đạo nhà trường chỉ đạo giáo viên lựa <br />
chọn một số nội dung ở tài liệu (phù hợp với đối tượng) để dạy cho trẻ.<br />
Ví dụ:<br />
Căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị, giáo viên lựa chọn số <br />
lượng, <br />
<br />
thời lượng bài dạy cụ thể trong thời gian một tháng như sau: Tổng số bài <br />
dạy<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Lê Thị Liên 8 Đơn vị: Trường Tiểu học Y <br />
Ngông <br />
Đề tài : Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số<br />
<br />
<br />
là 30 bài, mỗi bài học trong 03 tiết, mỗi tiết khoảng 30 phút, sau mỗi tiết <br />
học có 05 phút chuyển tiết, giữa mỗi buổi học có 15 phút để vui chơi. <br />
<br />
Trong mỗi tiết học, ngoài thời gian tập nói, giáo viên dành từ 15 <br />
đến 20 phút để hướng dẫn học sinh tập nhận diện các chữ cái từ dễ đến <br />
khó, tập tô, tập viết các âm vần. <br />
Để đạt hiệu quả tốt, giáo viên cần tăng cường việc sử dụng đồ dùng <br />
dạy học (các thiết bị dạy học, tranh ảnh trực quan, đồ dùng dạy học tự <br />
làm...), tuyệt đối tránh dạy chay, hình thức. Cuối đợt học, giáo viên tổ chức <br />
khảo sát với từng học sinh để có kế hoạch phụ đạo, bồi dưỡng trong năm <br />
học.<br />
<br />
Đa số học sinh tham gia học tập là học sinh dân tộc thiểu số có hoàn <br />
cảnh gia đình khó khăn nên không thể vận động các em đóng góp để chi trả <br />
tiền bồi dưỡng cho giáo viên. Vì vậy, nhà trường có thể trích nguồn kinh <br />
phí chi thường xuyên của đơn vị để động viên, bồi dưỡng cho giáo viên <br />
trực tiếp giảng dạy.<br />
<br />
b.3. Tăng cường tiếng Việt trong các môn học<br />
<br />
Như chúng ta đã biết, trong điều kiện thực hiện một chương trình và <br />
một bộ sách giáo khoa, dù dạy học các môn học, bài học bằng tiếng Vệt <br />
cho học sinh Kinh hay học sinh dân tộc thiểu số thì giáo viên đều phải bám <br />
sát một chuẩn chung quốc gia về kiến thức và kĩ năng của các môn học. Để <br />
đáp ứng chuẩn này, khi dạy học các môn học cho học sinh dân tộc thiểu số, <br />
giáo viên cần tiến hành một số biện pháp tăng cường tiếng Việt nhằm giúp <br />
học sinh học bằng tiếng Việt có hiệu quả. <br />
Căn cứ vào tình hình thực tiễn của đơn vị, đối tượng học sinh, lãnh <br />
đạo nhà trường chỉ đạo giáo viên lựa chọn các biện pháp tăng cường tiếng <br />
Việt đảm bảo tính thiết thực, phù hợp với đối tượng học sinh. Dưới đây là <br />
một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số mà <br />
đơn vị trường tiểu học Y Ngông đã lựa chọn và thực hiện hiệu quả: <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Lê Thị Liên 9 Đơn vị: Trường Tiểu học Y <br />
Ngông <br />
Đề tài : Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số<br />
<br />
<br />
Chỉ đạo giáo viên chủ động điều chỉnh nội dung, thời lượng dạy <br />
học các môn học khác để tập trung vào dạy môn Tiếng Việt, Toán.<br />
<br />
Thực hiện dạy học phân hóa đối tượng học sinh như: phân hóa theo <br />
sở <br />
<br />
thích, khả năng tiếp thu, đặc điểm cá nhân của học sinh,...<br />
Sử dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; <br />
tăng cường tổ chức dạy học theo nhóm, trò chơi học tập; sử dụng đồ <br />
dùng dạy học thường xuyên, có hiệu quả; khuyến khích sử dụng các trò <br />
chơi học tập để tăng cường tiếng Việt và yêu thích tiếng Việt cho học <br />
sinh.<br />
<br />
Tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích giáo viên tự học tiếng mẹ <br />
đẻ của học sinh để giúp các em vượt qua rào cản ngôn ngữ (có thể sử dụng <br />
song ngữ để giải nghĩa từ,…) <br />
Sử dụng hiệu quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Tài liệu bổ <br />
trợ tiếng Việt 1,2,3” để tăng cường tiếng Việt cho học sinh trong các buổi <br />
học thứ hai.<br />
<br />
Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phối hợp chặt chẽ với giáo viên bộ <br />
môn để tăng cường tiếng Việt cho học sinh trong tất cả các môn học (giáo <br />
viên chủ nhiệm lập danh sách những học sinh cần tăng cường tiếng Việt <br />
cho giáo viên bộ môn, giáo viên bộ môn dành thời gian trong mỗi tiết học <br />
để tăng cường tiếng Việt cho học sinh).<br />
Riêng khối lớp một, chỉ đạo giáo viên thực hiện phương án tăng <br />
thời lượng tiếng Việt từ 350 tiết lên 500 tiết (3 tiết/ bài) đối với chương <br />
trình hiện hành ( trong những năm học trước và năm học 20162017). <br />
<br />
Bên cạnh việc thực hiện tăng cường tiếng Việt cho học sinh trong <br />
tất cả các môn học, việc tổ chức dạy học môn Tiếng Êđê cho học sinh dân <br />
tộc thiểu số trong nhà trường cũng rất cần thiết. Học tiếng mẹ đẻ không <br />
chỉ giúp học sinh biết giữ gìn những bản sắc văn hóa riêng, chữ viết của <br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Lê Thị Liên 10 Đơn vị: Trường Tiểu học Y <br />
Ngông <br />
Đề tài : Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số<br />
<br />
<br />
dân tộc mình mà còn hỗ trợ đắc lực cho các em trong việc học tập các môn <br />
học khác, đặc biệt là môn tiếng Việt. <br />
<br />
Để giúp giáo viên thực hiện hiệu quả các biện pháp tăng cường <br />
tiếng Việt trong các môn học, lãnh đạo nhà trường phải thực sự đồng hành <br />
cùng giáo viên. Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, dự giờ thăm lớp, <br />
lãnh đạo nhà trường góp ý, chia sẻ và cùng giáo viên tháo gỡ những khó <br />
khăn trong quá trình thực hiện.<br />
<br />
<br />
<br />
b.4. Xây dựng môi trường học tiếng Việt cho học sinh<br />
<br />
b.4.1. Xây dựng môi trường học tiếng Việt trong nhà trường<br />
Những ấn tượng trực giác hết sức quan trọng đối với trẻ em, đặc <br />
biệt là giai đoạn đầu của bậc tiểu học. Nếu hằng ngày học sinh học sinh <br />
được tiếp xúc với một không gian lớp học và trường học tiếng Việt, thì <br />
chắc chắn tiếng Việt sẽ dần dần được khắc sâu vào trí nhớ của các em. Vì <br />
vậy, xây dựng môi trường học tiếng Việt trong nhà trường là một trong <br />
những yếu tố giúp giáo viên thực hiện hiệu quả công tác tăng cường tiếng <br />
Việt cho học sinh dân tộc thiểu số. Tùy vào tình hình thực tiễn, nhà trường <br />
định hướng cho giáo viên tạo cảnh quan tiếng Việt phù hợp.<br />
<br />
Ví dụ: <br />
Đối với không gian lớp học tiếng Việt, có thể bao gồm: cờ Tổ <br />
quốc, ảnh Bác Hồ, năm điều Bác Hồ dạy,…; danh sách lớp, khẩu hiệu <br />
theo chủ đề, truyện tranh, sách đọc thêm,…; mô hình, tranh ảnh, mẫu vật, <br />
bản đồ, bảng chữ cái,…; các sản phẩm của học sinh (bài viết chữ đẹp, <br />
tranh vẽ, sản phẩm thủ công…). <br />
<br />
Đối với không gian trường học tiếng Việt có thể là: khẩu hiệu, áp <br />
phích, bản tin,…; tên lớp, tên phòng chức năng,…<br />
<br />
Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của không gian lớp học, giáo viên <br />
lựa chọn và trưng bày các sản phẩm cho phù hợp. Có những sản phẩm <br />
được trưng bày cố định suốt cả năm học (khẩu hiệu, danh sách lớp,…), <br />
<br />
Người viết: Lê Thị Liên 11 Đơn vị: Trường Tiểu học Y <br />
Ngông <br />
Đề tài : Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số<br />
<br />
<br />
nhưng cũng cần có những sản phẩm khác được thay đổi theo tháng, tuần <br />
cho phù hợp với chủ đề, nội dung bài học và khả năng tiếng Việt của học <br />
sinh. Tránh sự đơn điệu, thiếu linh hoạt trong trưng bày sẽ làm cho học <br />
sinh cảm thấy nhàm chán, không phát huy được hiệu quả như mong muốn. <br />
<br />
Bên cạnh đó, nhà trường cần thực hiện tốt việc xây dựng mô hình <br />
thư viện trường học thân thiện: thư viện xanh, thư viện lớp học, thư viện <br />
lưu động,…Tăng cường các hoạt động giao tiếp trong trường học, lớp học <br />
thông qua hoạt động học tập, vui chơi,…để thực hiện hiệu quả xây dựng <br />
môi trường học tiếng Việt trong nhà trường.<br />
b.4.2. Xây dựng môi trường học tiếng Việt trong gia đình<br />
Thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ là một trong những nguyên nhân ảnh <br />
hưởng đến chất lượng học tiếng Việt của học sinh. Vì vậy, cần làm tốt <br />
công tác phối hợp với cha mẹ học sinh để xây dựng môi trường tiếng Việt <br />
trong gia đình. Dưới đây là một số giải pháp xây dựng môi trường tiếng <br />
Việt trong gia đình mà chúng tôi đã triển khai và thực hiện hiệu quả: <br />
Khảo sát để nắm được điều kiện cụ thể của từng gia đình học sinh <br />
như: ti vi, sách báo, góc học tập,… <br />
Xây dựng kế hoạch vận động, hướng dẫn cha mẹ học sinh tạo môi <br />
trường tiếng Việt phù hợp với điều kiện từng gia đình, như: tạo góc học <br />
tập cho con em, đóng bàn ghế học tập, chọn vị trí đặt bàn học đủ ánh sáng, <br />
trang trí góc học tập (thời khóa biểu, giấy khen,…); hướng dẫn cha mẹ học <br />
sinh tạo điều kiện về thời gian và nhắc nhở con em học bài, quan sát việc <br />
học của con em, nhắc nhở con em nghe radio, xem ti vi, đọc sách báo (nếu <br />
gia đình có), khuyến khích cha mẹ học sinh giao tiếp với con bằng tiếng <br />
Việt,…<br />
b.4.3. Tổ chức hiệu quả các hoạt động ngoài giờ lên lớp<br />
Hoạt động ngoài giờ lên lớp đóng một vai trò quan trọng góp phần <br />
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, thực hiện mục tiêu <br />
giáo dục trong nhà trường. Chính từ những hoạt động như: hoạt động tập <br />
<br />
<br />
Người viết: Lê Thị Liên 12 Đơn vị: Trường Tiểu học Y <br />
Ngông <br />
Đề tài : Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số<br />
<br />
<br />
thể, hoạt động xã hội,...không chỉ trang bị cho các em những kiến thức cơ <br />
bản mà còn góp phần thực hiện hiệu quả việc tăng cường tiếng Việt cho <br />
học sinh dân tộc thiểu số, trau dồi cho các em những kĩ năng sống, kĩ năng <br />
giao tiếp, hình thành nhân cách học sinh, đem lại niềm vui cho các em khi <br />
đến trường.<br />
Để tổ chức hiệu quả các động ngoài giờ lên lớp, chúng tôi đã giao <br />
nhiệm vụ cho Tổng phụ trách đội phối hợp với Bí thư đoàn trường căn cứ <br />
hướng dẫn về hoạt động ngoài giờ lên lớp của Phòng Giáo dục và Đào tạo, <br />
nhiệm vụ năm học của nhà trường và đối tượng học sinh để xây dựng kế <br />
hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp ngay từ đầu năm. Thường xuyên kiểm <br />
tra, đánh giá việc triển khai thực hiện kế hoạch, rút kinh nghiệm và có sự <br />
điều chỉnh phù hợp trong quá trình thực hiện. <br />
<br />
Kế hoạch tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp được bàn bạc thống <br />
nhất trong đội ngũ cán bộ cốt cán trước khi triển khai trong hội đồng sư <br />
phạm cùng với kế hoạch năm học, nhằm thống nhất nội dung hoạt động <br />
và bàn biện pháp tổ chức thực hiện tích cực, hiệu quả nhất. Phân công <br />
nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhà trường thực hiện các nội <br />
dung hoạt động ngoài giờ lên lớp như: tổ chức các hội thi văn nghệ, thể <br />
dục thể thao, trò chơi dân gian, các hội thi vẽ tranh theo các chủ đề, Kể <br />
chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Hội thi nghi thức Đội, Giao <br />
lưu Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số,...<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Lê Thị Liên 13 Đơn vị: Trường Tiểu học Y <br />
Ngông <br />
Đề tài : Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số<br />
<br />
<br />
* Một số hình ảnh Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
H1: Hội thi Phụ trách đội giỏi<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
H2: Tổ chức các trò chơi dân gian trong tiết Hoạt động tập thể đầu tuần<br />
Bên cạnh việc tổ chức các hội thi, xây dựng môi trường xanh, sạch, <br />
đẹp cũng là một trong những tiêu chí được nhà trường hết sức quan tâm. <br />
<br />
<br />
Người viết: Lê Thị Liên 14 Đơn vị: Trường Tiểu học Y <br />
Ngông <br />
Đề tài : Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số<br />
<br />
<br />
Trước hết, phải xác định mục tiêu rõ ràng để giáo viên và học sinh thực <br />
hiện: giữ vệ sinh khuôn viên trường, vệ sinh nguồn nước, hệ thống thoát <br />
nước; giữ gìn vệ sinh và cảnh quan môi trường, có nhiều cây xanh bóng <br />
mát trong sân trường,... Tổ chức cho học sinh chăm sóc cây thường xuyên; <br />
vệ sinh phòng học đủ ánh sáng, thoáng mát, bàn ghế đúng qui cách, đủ chỗ <br />
ngồi; trang trí <br />
<br />
lớp học thân thiện.<br />
Tổ chức hiệu quả các hoạt động tập thể lành mạnh giúp xây dựng <br />
mối quan hệ tốt giữa thầy và trò, trò và trò. Giúp học sinh có kĩ năng giao <br />
tiếp bằng tiếng Việt, ứng xử hợp lí các tình huống trong cuộc sống, kĩ năng <br />
làm việc và học tập theo nhóm, có ý thức rèn luyện và bảo vệ sức khoẻ, <br />
phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội… vì vậy, trong những năm học <br />
gần đây, không có tai nạn đáng tiếc nào xẩy ra với học sinh. Các em tự tin <br />
hơn trong giao tiếp, tích cực, tự giác hơn trong việc chấp hành các nội quy <br />
của nhà trường.<br />
<br />
b.5. Tăng cường công tác vận động duy trì sĩ số, tăng tỉ lệ chuyên <br />
cần<br />
<br />
Duy trì sĩ số, đảm bảo chuyên cần đóng vai trò quan trọng trong việc <br />
nâng cao chất lượng học tập của học sinh nói chung và công tác tăng cường <br />
tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số nói riêng. Nó là nền tảng giúp các <br />
em lĩnh hội kiến thức một cách đầy đủ và mang lại kết quả học tập tốt <br />
nhất. Để làm tốt công tác duy trì sĩ số, tăng tỉ lệ chuyên cần, chúng tôi đã <br />
thực hiện một số biện pháp sau:<br />
b.5.1. Công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội.<br />
Bác Hồ đã chỉ rõ: “ Giáo dục các em là việc chung của gia đình, nhà <br />
trường và xã hội. Bố mẹ, thầy giáo và người lớn phải cùng nhau phụ trách, <br />
trước hết là phải làm gương cho các em hết mọi việc". Điều đó cho thấy <br />
tầm quan trọng của việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong <br />
công tác giáo dục học sinh.<br />
<br />
<br />
Người viết: Lê Thị Liên 15 Đơn vị: Trường Tiểu học Y <br />
Ngông <br />
Đề tài : Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số<br />
<br />
<br />
Muốn công tác phối hợp đạt hiệu quả cao, trước hết nhà trường phải <br />
thực sự là trung tâm văn hóa giáo dục ở địa phương. Luôn gương mẫu trong <br />
việc gìn giữ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội ở địa phương. Từ <br />
đó, địa phương sẽ đồng thuận, đồng lòng, đồng sức tham gia xây dựng nhà <br />
trường, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa hai bên.<br />
Chuẩn bị cho năm học mới, ban giám hiệu nhà trường đã tổ chức <br />
thống kê số liệu học sinh đầu năm; tích cực tham mưu với cấp ủy, chính <br />
quyền phối hợp cùng các ban ngành đoàn thể địa phương tập trung truyên <br />
truyền lồng ghép trong các buổi họp thôn buôn, thông qua đài truyền thanh <br />
của xã về ngày toàn dân đưa trẻ đến trường. Làm tốt công tác tuyển sinh <br />
trẻ trong độ tuổi vào lớp 1. Đối với những gia đình ở xa thôn buôn, chúng <br />
tôi phân công giáo viên dân tộc tại chỗ đến tận nhà học sinh để vận động <br />
cha mẹ học sinh đưa trẻ đến trường nhập học.<br />
Sau ngày tựu trường, chỉ đạo giáo viên nắm tình hình sĩ số học sinh <br />
đến lớp, tìm hiểu nguyên nhân những học sinh chưa ra lớp, phối hợp với <br />
ban đại diện cha mẹ học sinh, chính quyền thôn buôn tìm biện pháp vận <br />
động phù hợp với từng đối tượng học sinh để huy động tối đa số học sinh <br />
trong độ tuổi đến trường. Thường xuyên kiểm tra việc đi học chuyên cần <br />
của học sinh nhằm phát hiện kịp thời những đối tượng học sinh có nguy cơ <br />
bỏ học để có giải pháp khắc phục, không để học sinh bỏ học lâu ngày rồi <br />
mới tìm hiểu nguyên nhân và vận động. <br />
Phối hợp với ban chỉ đạo xã tuyên truyền nâng cao nhận thức của gia <br />
đình và cộng đồng về vai trò của công tác giáo dục. Vận động các gia đình <br />
tạo điều kiện cho con em được đi học và thường xuyên quan tâm đến việc <br />
học của con em mình. <br />
Tham mưu với các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể cùng quan tâm <br />
chăm lo cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của địa phương. Từ đó, huy <br />
động các nguồn lực và các lực lượng tích cực vận động học sinh đi học, <br />
học sinh bỏ học trở lại trường, hỗ trợ kịp thời những gia đình khó khăn để <br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Lê Thị Liên 16 Đơn vị: Trường Tiểu học Y <br />
Ngông <br />
Đề tài : Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số<br />
<br />
<br />
con em họ được đến trường như: hỗ trợ quần áo, sách vở, đồ dùng học <br />
tập...<br />
<br />
b.5.2. Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm <br />
Giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng trong việc giúp nhà trường <br />
thực hiện tốt công tác giáo dục học sinh, trong đó có công tác duy trì sĩ số. <br />
Một giáo viên chủ nhiệm tốt không chỉ giúp lớp mình học tốt mà còn biết <br />
cách để giúp học sinh siêng năng học tập, yêu thích đến trường và làm tốt <br />
công tác duy trì sĩ số học sinh.<br />
<br />
Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong công tác duy trì sĩ số, <br />
đảm bảo chuyên cần, ngay sau khi tổ chức bàn giao chất lượng học sinh, <br />
chúng tôi tổ chức giao nhiệm vụ, chỉ tiêu duy trì sĩ số học sinh cho từng <br />
giáo viên chủ nhiệm lớp, xem đó là một trong những tiêu chí quan trọng để <br />
xét thi đua cuối năm. Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm kiểm tra thường xuyên <br />
việc đi học chuyên cần của học sinh. Nếu học sinh nghỉ học không có lý do <br />
quá hai ngày, giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm đến nhà học sinh để vận <br />
động các em trở lại lớp. Trường hợp học sinh vẫn không ra lớp sau khi đã <br />
được vận động thì phải báo ngay cho ban giám hiệu nhà trường để kịp thời <br />
phối hợp ban đại diện cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương có biện <br />
pháp vận động học sinh đi học lại.<br />
Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên phối hợp chặt chẽ với gia đình để <br />
giáo dục học sinh. Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm cần hướng dẫn, khuyến <br />
khích học sinh tham gia tích cực các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Bằng việc <br />
tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp sẽ giúp các em được tiếp xúc với <br />
môi trưòng rộng lớn hơn, phong phú hơn. Từ đó, học sinh học hỏi được <br />
nhiều hơn, có kĩ năng giao tiếp bằng tiếng Việt tốt hơn, yêu thích đến <br />
trường hơn và từng bước giúp các em hoàn thiện nhân cách của mình.<br />
<br />
b.5.3. Phối hợp tốt giữa giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn<br />
Sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn có vai trò <br />
hết sức quan trọng trong công tác duy trì sĩ số học sinh, đặc biệt là tỉ lệ <br />
chuyên cần của học sinh trong các buổi học thứ hai. Vì vậy, bên cạnh việc <br />
<br />
Người viết: Lê Thị Liên 17 Đơn vị: Trường Tiểu học Y <br />
Ngông <br />
Đề tài : Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số<br />
<br />
<br />
giao trách nhiệm cho giáo viên chủ nhiệm, chúng tôi cũng gắn trách nhiệm <br />
cho giáo viên bộ môn trong công tác phối hợp vận động học sinh đi học <br />
đều, duy trì sĩ số học sinh.<br />
Học sinh thường vắng học vào buổi học thứ hai có thể vì do hoàn <br />
cảnh gia đình khó khăn nên các em ở nhà phụ giúp gia đình tăng thêm thu <br />
nhập. Cũng có thể vì các em không thích môn học do giáo viên bộ môn <br />
dạy,...Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu nguyên nhân, phối hợp <br />
cùng giáo viên bộ môn đề ra các biện pháp thích hợp nhằm giúp các em có <br />
kết quả học tập tốt hơn ở các môn học, từ đó các em sẽ hứng thú học tập <br />
và đi học đều đặn. Hơn nữa, thông qua việc trao đổi với giáo viên bộ môn, <br />
giáo viên chủ nhiệm sẽ nắm được số lượng của học sinh nghỉ học qua <br />
từng buổi học, tiết học, kịp thời tìm hiểu nguyên nhân để có pháp phù hợp <br />
vận động học sinh đi học chuyên cần.<br />
b.5.4.Nâng cao chất lượng học tập của học sinh<br />
Tiếp thu bài chậm là một trong những nguyên nhân dẫn đến học sinh <br />
dễ <br />
<br />
chán học và bỏ học. Để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh ở vùng <br />
đặc biệt khó khăn, có nhiều học sinh dân tộc thiểu số, người giáo viên <br />
không chỉ cần có chuyên môn tốt mà còn phải có sự kiên trì, tận tụy, hiểu <br />
tâm lý học sinh. Nếu người giáo viên yêu cầu ở các em quá cao hay phương <br />
pháp dạy học không phù hợp có thể khiến các em nẩy sinh tâm lý "sợ học" <br />
dẫn đến chán học và bỏ học. Vì vậy, bài giảng cần phải vừa sức với học <br />
sinh nhưng vẫn đảm bảo chuẩn kiến thức và thu hút được các em trong <br />
học tập. <br />
<br />
Để thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh, ngay <br />
từ đầu năm học, chúng tôi đã chỉ đạo giáo viên tổ chức khảo sát chất lượng <br />
học sinh. Thông qua khảo sát, giáo viên nắm bắt trình độ nhận thức của <br />
từng em, phân loại các đối tượng học sinh trong lớp từ đó xây dựng kế <br />
hoạch dạy học phù hợp. <br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Lê Thị Liên 18 Đơn vị: Trường Tiểu học Y <br />
Ngông <br />
Đề tài : Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số<br />
<br />
<br />
Khuyến khích giáo viên tăng cường sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy <br />
học, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học <br />
sinh dân tộc thiểu số theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo <br />
của học sinh. Tổ chức các tiết học vui tươi, nhẹ nhàng, hiệu quả, kích <br />
thích được sự khám phá, tìm tòi, tạo hứng thú cho các em trong học tập. <br />
Tạo nhiều cơ hội để học sinh được giao tiếp bằng tiếng Việt trong các <br />
hoạt động học, cần tránh sự căng thẳng, khô cứng trong các tiết học làm <br />
cho các em chán học dẫn tới bỏ học.<br />
<br />
Thường xuyên liên hệ, Phối hợp với cha mẹ học sinh để hướng dẫn <br />
học sinh chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp. Tuyên dương, khen thưởng <br />
kịp thời những học sinh có tiến bộ, đạt thành tích cao trong học tập. Từ đó, <br />
nhân rộng điển hình trong toàn trường. Gắn trách nhiệm cho từng giáo viên <br />
trong việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh, lấy chất lượng giáo <br />
dục học sinh làm tiêu chí để đánh giá giáo viên cuối năm học.<br />
<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Các giải pháp, biện pháp trong đề tài có mối quan hệ chặt chẽ, lôgic <br />
với nhau. Đội ngũ giáo viên trong nhà trường thực sự yêu nghề, mến trẻ, có <br />
tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, có năng lực chuyên môn là một <br />
trong những khâu quan trọng giúp giáo viên thực hiện hiệu quả các biện <br />
pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh. Bên cạnh đó, làm tốt công tác duy <br />
trì sĩ số, đảm bảo chuyên cần sẽ là nền tảng quan trọng giúp giáo viên thực <br />
hiện hiệu quả công tác tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số <br />
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh trong nhà trường. <br />
Giáo viên cần linh hoạt khi thực hiện các giải pháp, biện pháp trên để <br />
đạt được hiệu quả cao nhất.<br />
<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên <br />
cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng<br />
<br />
Đề tài thực hiện đã góp phần thiết thực trong công tác tăng cường <br />
tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số tại đơn vị. Các giải pháp tăng <br />
<br />
<br />
Người viết: Lê Thị Liên 19 Đơn vị: Trường Tiểu học Y <br />
Ngông <br />
Đề tài : Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số<br />
<br />
<br />
cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số được triển khai và thực <br />
hiện hiệu quả trong nhà trường. Kỹ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh <br />
được nâng lên; các em mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp; tích cực, tự <br />
giác hơn trong học học tập; chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số <br />
của nhà trường được nâng lên. Các giải pháp trên tiếp tục được áp dụng <br />
hiệu quả tại đơn vị trong năm học 20162017.<br />
<br />
Kết quả khảo nghiệm về kĩ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh <br />
dân tộc thiểu số năm học 20152016 cụ thể như sau:<br />
<br />
Tổng Trước khi thực hiện đề tài Sau khi thực hiện đề tài <br />
số (đầu năm học) (cuối năm học)<br />
học Có kĩ năng cơ Kĩ năng sử Có kĩ năng cơ Kĩ năng sử <br />
sinh bản trong việc dụng tiếng bản trong việc dụng tiếng <br />
dân sử dụng tiếng Việt còn hạn sử dụng tiếng Việt còn hạn <br />
tộc Việt, đáp ứng chế, chưa đáp Việt, đáp ứng chế, chưa đáp <br />
thiểu được yêu cầu ứng được yêu được yêu cầu ứng được yêu <br />
số học tập. cầu học tập. học tập. cầu học tập.<br />
<br />
TS % TS % TS % TS %<br />
<br />
276 185 67.0 91 33.0 262 96.3 10 3.7<br />
<br />
Kết quả tham gia các hội thi các cấp năm học 20152016 đạt được <br />
như sau: Thi học sinh giỏi toán, Tiếng Anh qua mạng cấp huyện đạt 02 <br />
em; Tham gia Hội khỏe Phù Đổng cấp huyện 01 học sinh đạt giải ba môn <br />
điền kinh; Giao lưu tiếng Việt học sinh dân tộc thiểu số cấp huyện phần <br />
thi năng <br />
lực đạt công nhận 06/06 học sinh tham gia, trong đó 02 em đạt giải ba.<br />
<br />
Thông qua khảo nghiệm, giúp bản thân nắm bắt được một cách <br />
chính xác thực trạng của vấn đề mà đề tài nghiên cứu. Từ đó đưa ra các <br />
giải pháp hợp lý nhất nhằm giải quyết vấn đề; kiểm tra, đánh giá kết quả <br />
thực hiện các giải pháp để có những điều chỉnh hợp lý trong quá trình thực <br />
hiện.<br />
<br />
Người viết: Lê Thị Liên 20 Đơn vị: Trường Tiểu học Y <br />
Ngông <br />
Đề tài : Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số<br />
<br />
<br />
Đề tài thực hiện đã có tác động tích cực đến ý thức của đội ngũ giáo <br />
viên trong công tác tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số và <br />
trang bị cho mình các kỹ năng, kiến thức cần thiết để đảm nhiệm công <br />
việc một cách tự tin hơn. <br />
<br />
Các giải pháp, biện pháp trong đề tài dễ thực hiện, có thể áp dụng cho <br />
các trường tiểu học có học sinh dân tộc thiểu số và đã được chia sẻ tại <br />
chuyên đề cấp huyện năm học 20152016.<br />
<br />
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
<br />
1. Kết luận<br />
<br />
Tăng cường tiếng Việt là một giải pháp nhằm nâng cao chất lượng <br />
giáo dục cho học sinh dân tộc thiểu số. Đây là việc làm xuyên suốt trong <br />
hoạt động giáo dục. Muốn thực hiện tốt các giải pháp trên, nhà trường cần <br />
thực hiện tốt một số vấn đề sau:<br />
Định hướng cho giáo viên lựa chọn các nội dung bồi dưỡng thường <br />
xuyên phù hợp với nhiệm vụ năm học, tình hình thực tế của đơn vị, địa <br />
phương và nhu cầu cần bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên. Nâng cao chất <br />
lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề trong nhà trường theo <br />
hướng lấy học sinh làm trung tâm, đặc biệt chú trọng đến các giải pháp <br />
tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số. Tạo điều kiện cho <br />
giáo viên dự giờ, thăm lớp, trao đổi kinh nghiệm trong trường, cụm chuyên <br />
môn cũng như các trường bạn trong huyện để nâng cao năng lực chuyên <br />
môn.<br />
<br />
Tổ chức hiệu quả lớp Chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ trước tuổi đến <br />
trường. <br />
Chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt công văn số 8114/BGDĐT ngày 15/9/2009, <br />
công văn số 145/TBBGDĐT ngày 2/7/2010 về việc Thông báo Kết luận <br />
của Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển tại hội nghị giao ban dạy học tiếng <br />
Việt cho học sinh dân tộc thiểu số. Công tác tăng cường tiếng việt cho học <br />
sinh dân tộc thiểu số phải được thực hiện thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi. <br />
<br />
<br />
Người viết: Lê Thị Liên 21 Đơn vị: Trường Tiểu học Y <br />
Ngông <br />
Đề tài : Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số<br />
<br />
<br />
Phối kết hợp tốt với các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và cha <br />
mẹ học sinh trong việc quan tâm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục và đào <br />
tạo của địa phương nói chung và của nhà trường nói riêng. Từ đó, huy động <br />
các nguồn lực và các lực lượng tích cực vận động học sinh đi học chuyên <br />
cần, làm tốt công tác duy trì sĩ số.<br />
<br />
2. Kiến nghị<br />
<br />
Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo: Tổ chức các chuyên đề về tăng <br />
cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số. <br />
<br />
Đối với nhà trường: Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao năng lực <br />
chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, đặc biệt là công tác tăng cường tiếng <br />
Việt cho học sinh dân tộc thiểu số.<br />
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân trong công tăng cường <br />
tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường Tiểu học Y Ngông. Rất <br />
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để những kinh <br />
nghiệm trên được đầy đủ và hoàn thiện hơn.<br />
Xin chân thành cảm ơn ! <br />
<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />