Một số biện pháp giúp học sinh chuyên cần đến lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục <br />
ở trường Tiểu học Y Ngông<br />
_________________________________________________________________________<br />
<br />
Mục Lục<br />
Trang <br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU 2<br />
...................................................................<br />
1. Lý do chọn đề 2<br />
tài ....................................................................<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề 3<br />
tài .................................................<br />
3. Đối tượng nghiên 3<br />
cứu .............................................................<br />
4. Phạm vi nghiên 3<br />
cứu ................................................................<br />
5. Phương pháp nghiên 3<br />
cứu ........................................................<br />
II. PHẦN NỘI 3<br />
DUNG ................................................................<br />
1. Cơ sở lý 3<br />
luận ...........................................................................<br />
2. Thực 4<br />
trạng ...............................................................................<br />
2.1. Thuận lợi, khó 4<br />
khăn .................................................................<br />
2.2. Thành công, hạn 5<br />
chế ...............................................................<br />
2.3. Mặt mạnh, mặt 5<br />
yếu .................................................................<br />
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác 6<br />
động ....................................<br />
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề thực trạng mà đề tài đặt 7<br />
ra .....<br />
3. Các giải pháp, biện 7<br />
<br />
=============================================================================================<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Văn Chinh Trang 1 <br />
Một số biện pháp giúp học sinh chuyên cần đến lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục <br />
ở trường Tiểu học Y Ngông<br />
_________________________________________________________________________<br />
<br />
pháp .........................................................<br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện 8<br />
pháp ..........................................<br />
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện 8<br />
pháp ...........<br />
3.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện 17<br />
pháp ..........................<br />
3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện 18<br />
pháp ............................<br />
4. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên 19<br />
cứu<br />
Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của <br />
5. 19<br />
vấn đề nghiên cứu<br />
III. KẾT LUẬN, KIẾN 19<br />
NGHỊ ....................................................<br />
1. Kết 19<br />
luận ...................................................................................<br />
2. Kiến nghị .............................................................................. 21<br />
<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
I.1. Lí do chọn đề tài<br />
Tại điều 2 và điều 3 Luật số 56/LCT/HĐNN8 ngày 16 tháng 8 năm <br />
1991 Luật Phổ cập giáo dục tiểu học quy định : “Giáo dục Tiểu học là bậc <br />
học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và <br />
phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất của trẻ em, <br />
nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con <br />
người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. <br />
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học, trong đó <br />
việc duy trì sĩ số và học sinh chuyên cần trên lớp là khâu quan trọng có tính <br />
chất quyết định chất lượng dạy và học trong nhà trường. Trong những năm <br />
=============================================================================================<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Văn Chinh Trang 2 <br />
Một số biện pháp giúp học sinh chuyên cần đến lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục <br />
ở trường Tiểu học Y Ngông<br />
_________________________________________________________________________<br />
<br />
học vừa qua; được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo <br />
Krông Ana; Đảng ủy, Chính quyền, các tổ chức đoàn thể địa phương, đặc <br />
biệt là sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban Giàn hiệu nhà trường cùng với <br />
sự nhiệt tình của đội ngũ giáo viên nên công tác duy trì sĩ số cũng như việc <br />
vận động học sinh đi học chuyên cần của học sinh trường Tiểu học Y <br />
Ngông đã có những chuyển biến tích cực. Tỷ lệ học sinh bỏ học không còn, <br />
tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần đã có những chuyển biến tích cực. <br />
Tuy nhiên tình trạng học sinh chưa đi học chuyên cần, học sinh hay <br />
nghỉ học vẫn còn đó là các em thường thích đi làm với mẹ để kiếm tiền <br />
hoặc ở nhà giúp bố mẹ làm việc vặt để bố mẹ đi làm. Đa phần gia đình <br />
đều đông con, điều kiện kinh tế khó khăn nên cha mẹ học sinh chưa quan <br />
tâm đến việc học hành của con cái. Học sinh trường tiểu học Y Ngông nói <br />
riêng, các trường có nhiều học sinh dân tộc nói chung, các em thường nghỉ <br />
học nhiều nhất vào dịp mùa rẫy, mùa cà phê để đi làm hay đi mót kiếm <br />
tiền. Chính vì thế mà tỉ lệ học sinh đi học chuyên cần thời điểm này thường <br />
rất thấp.<br />
Để phát huy những ưu điểm đã đạt được cũng như tiếp tục đưa ra <br />
những giải pháp vận động học sinh đến lớp đều đặn, tăng tỉ lệ học sinh đi <br />
học chuyên cần nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu <br />
số đó cũng chính là lí do chúng tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giúp học <br />
sinh chuyên cần đến lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường <br />
Tiểu học Y Ngông”.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài <br />
Nghiên cứu, lựa chọn thông qua tìm hiểu, khảo sát thực trạng đối <br />
tượng học sinh, điều kiện thực tế của địa phương và nhà trường từ đó đưa <br />
ra một số giải pháp hiệu quả nhất để làm tốt công tác vận động học sinh <br />
<br />
=============================================================================================<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Văn Chinh Trang 3 <br />
Một số biện pháp giúp học sinh chuyên cần đến lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục <br />
ở trường Tiểu học Y Ngông<br />
_________________________________________________________________________<br />
<br />
trong độ tuổi đến trường, duy trì sĩ số, tăng tỉ lệ chuyên cần, nâng cao chất <br />
lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số trong nhà trường.<br />
Tạo sự quan tâm sâu sắc, sự gần gũi thân thiện giữa thầy với trò, giữa <br />
nhà trường với gia đình học sinh, giữa nhà trường với thôn buôn và các tổ <br />
chức chính quyền địa phương.<br />
Tạo sự quan tâm, đồng thuận, sự giúp đỡ của các tổ chức xã hội, các <br />
cá nhân cùng chung tay góp sức trong việc giúp đỡ học sinh đến trường <br />
nhằm nâng cao chất lựơng giáo dục học sinh vùng dân tộc thiểu số.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu <br />
Một số biện pháp giúp học sinh chuyên cần đến lớp nhằm nâng cao <br />
chất lượng giáo dục.<br />
4. Phạm vi nghiên cứu<br />
Học sinh trường Tiểu học Y Ngông, xã Dur Kmăl, huyện Krông Ana, <br />
tỉnh Đăk Lăk.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp điều tra, khảo sát;<br />
Phương pháp tìm hiểu thực trạng;<br />
Phương pháp đánh giá, so sánh, đối chiếu;<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
Việc học sinh đi học chuyên cần đóng vai trò quan trọng trong việc <br />
nâng cao chất lượng học tập của học sinh nói chung và học sinh dân tộc <br />
thiểu số nói riêng. Nó là nền tảng giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách <br />
đầy đủ, không bị hụt kiến thức và mang lại kết quả học tập tốt nhất cho <br />
các em.<br />
<br />
<br />
=============================================================================================<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Văn Chinh Trang 4 <br />
Một số biện pháp giúp học sinh chuyên cần đến lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục <br />
ở trường Tiểu học Y Ngông<br />
_________________________________________________________________________<br />
<br />
Muốn công tác giáo dục đạt hiệu quả thì trước hết phải chú ý đến tỉ lệ <br />
chuyên cần của học sinh. Học sinh có ra lớp đều thì việc tiếp thu bài mới <br />
tốt và đó cũng là điều kiện thiết yếu giúp các em nắm vững kiến thức các <br />
môn học. Kết quả học tập tốt sẽ là động lực hữu hiệu nhất giúp học sinh <br />
ham học, yêu thích được đến trường để học tập. Chính điều đó đã góp <br />
phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.<br />
2. Thực trạng.<br />
2.1. Thuận lợi, khó khăn <br />
a. Thuận lợi<br />
Trường vinh dự được mang tên người con của Tây Nguyên Y Ngông <br />
Niê Kđăm nên có nhiều tổ chức, cá nhân có tấm lòng hướng về trường, <br />
giúp đỡ và tổ chức nhiều chương trình nhằm giúp hoc sinh đến trường. Đặc <br />
biệt là được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo, <br />
các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương trong việc xây dựng cơ sở vật <br />
chất, trang thiết bị dạy học cũng như nguồn nhân lực phục vụ cho công tác <br />
giáo dục của nhà trường.<br />
Các đoàn thể phối kết hợp tốt với nhà trường trong việc vận động các <br />
tổ chức, cá nhân, các nhà từ thiện xã hội giúp đỡ về mọi mặt để giúp đỡ <br />
học sinh học sinh. <br />
Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tự giác, có tinh thần trách nhiệm trong <br />
công tác. Đa số giáo viên có kinh nghiệm trong công tác vận động học sinh <br />
dân tộc thiểu số, học sinh có hoàn cảnh khó khăn đến trường.<br />
b. Khó khăn<br />
Học sinh toàn trường hàng năm có đến trên 98% là học sinh dân tộc <br />
thiểu số. Nhân dân chiếm 97% làm nghề nông, quanh năm lam lũ với việc <br />
đồng áng, nương rẫy. Trình độ dân trí còn thấp, đời sống nhân dân còn gặp <br />
nhiều khó khăn nên không quan tâm nhiều đến việc học tập của con cái. <br />
=============================================================================================<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Văn Chinh Trang 5 <br />
Một số biện pháp giúp học sinh chuyên cần đến lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục <br />
ở trường Tiểu học Y Ngông<br />
_________________________________________________________________________<br />
<br />
Học sinh thuộc diện đói nghèo chiếm 1/3 nên các em thường ở nhà để phụ <br />
giúp bố mẹ công việc làm ăn. Mỗi dịp mùa cà phê hay làm nương rẫy thì tỉ <br />
lệ các em đến lớp chỉ đạt 70 80%.<br />
2.2. Thành công, hạn chế<br />
a. Thành công<br />
Từ những thuận lợi và khó khăn kể trên, tôi đã tìm tòi học hỏi, nghiên <br />
cứu và áp dụng thử nghiệm các giải pháp duy trì sĩ số chuyên cần trên lớp <br />
tại trường Tiểu học Y Ngông trong thời gian công tác. Kết quả cho thấy tỉ <br />
lệ học sinh chuyên cần trên lớp có ổn định hơn, hoạt động dạy và học thật <br />
sự đi vào nề nếp, chất lượng giáo dục toàn diện từng bước được nâng cao; <br />
chất lượng học sinh cũng được cải thiện nhiều, Tỷ lệ học sinh lên lớp <br />
được nâng lên qua từng năm học; tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học giảm hẳn, <br />
học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học năm học 2014 – 2015 đạt tỷ lệ <br />
100%, công tác Phổ cập Giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi được duy trì tốt.<br />
Giáo viên có trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy cũng như vận <br />
động học sinh đi học chuyên cần.<br />
Trường tổ chức nhiều các hạt động nhằm hỗ trợ những học sinh có <br />
hoàn cảnh khó khăn ra lớp.<br />
b. Hạn chế<br />
Điều kiện kinh tế của cha mẹ học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn, <br />
học sinh thuộc diện đói nghèo chiếm 1/3 nên các em thường ở nhà để phụ <br />
giúp bố mẹ công việc làm ăn.<br />
Dân trí ở địa phương còn thấp, chưa coi trọng công tác giáo dục nên <br />
không quan tâm đến việc học của con em mình.<br />
2.3. Mặt mạnh, mặt yếu<br />
a. Mặt mạnh<br />
<br />
=============================================================================================<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Văn Chinh Trang 6 <br />
Một số biện pháp giúp học sinh chuyên cần đến lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục <br />
ở trường Tiểu học Y Ngông<br />
_________________________________________________________________________<br />
<br />
Đề tài thực hiện đã có tác động tích cực đến nhận thức và trách nhiệm <br />
của đội ngũ giáo viên trong nhà trường, cha mẹ học sinh, sự quan tâm giúp <br />
đỡ của cộng đồng xã hội cũng như các cấp chính quyền địa phương trong <br />
việc tuyên truyền, vận động học sinh đi học chuyên cần, đảm bảo duy trì sĩ <br />
số góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường nói riêng và các <br />
trường trên địa bàn xã nói chung.<br />
b. Mặt yếu<br />
Trên 98% học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là dân tộc <br />
Êđê, Tày, Nùng; trong đó dân tộc Êđê là chủ yếu. Hàng ngày các em chủ <br />
yếu giao tiếp bằng tiếng đồng bào của mình nên việc tiếp thu Tiếng Việt <br />
trong các giờ học còn gặp nhiều khó khăn.<br />
Trường học quá xa đối với phần lớn nhà ở của giáo viên, trường có <br />
nhiều điểm lẻ, các điểm lẻ nên công tác quản lý cũng như phối hợp vận <br />
động học sinh ra lớp còn gặp nhiều hạn chế,<br />
Vẫn còn một số cha mẹ học sinh chưa coi trọng việc học của con em <br />
mình nên tỉ lệ chuyên cần của học sinh đôi lúc chưa đạt kết quả như mong <br />
muốn.<br />
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động <br />
Do trường đóng trên địa bàn đặc biệt khó khăn chủ yếu là học sinh <br />
đồng bào, trường có nhiều điểm lẻ, cha mẹ học sinh ban ngày thường đi <br />
làm nên công tác phối hợp đến nhà vận động học sinh đi học chuyên cần <br />
gặp rất nhiều khó khăn.<br />
Nhận thức của học sinh về học tập chưa cao. Một số em học yếu, <br />
thường bi quan trước lực học của mình, thiếu niềm tin vào khả năng học <br />
tập, dẫn đến tâm lý chán nản muốn nghỉ học. Một số em còn mải chơi trốn <br />
học, sao nhãng việc học.<br />
<br />
=============================================================================================<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Văn Chinh Trang 7 <br />
Một số biện pháp giúp học sinh chuyên cần đến lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục <br />
ở trường Tiểu học Y Ngông<br />
_________________________________________________________________________<br />
<br />
Hoàn cảnh gia đình các em hầu hết còn khó khăn, trình độ dân trí <br />
thấp, phụ huynh chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học, chưa <br />
quan tâm đúng mức đến việc học tập của con em.<br />
Chưa có sự phối kết hợp đồng bộ nhịp nhàng giữa nhà trường với gia <br />
đình và các đoàn thể xã hội, chính quyền địa phương trong công tác vận <br />
động học sinh đi học chuyên cần. <br />
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt <br />
ra<br />
Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành giáo dục với chính quyền <br />
địa phương các xã về công tác duy trì sĩ số cũng như đầu tư cơ sở vật chất, <br />
vận động, khuyến khích học sinh đến trường. Chính quyền địa phương nên <br />
có những biện pháp xử lý đối với gia đình chưa giáo dục tốt con mình đi <br />
học chuyên cần.<br />
Ban Lãnh đạo nhà trường đưa ra những giải pháp, biện pháp tốt nhất <br />
để phối kết hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể và chỉ <br />
đạo đội ngũ giáo viên khắc phục những khó khăn trên.<br />
Đội ngũ giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm phải đoàn kết, <br />
kiên trì, bền bỉ, quyết không nản lòng và thường xuyên liên hệ phối kết hợp <br />
chặt chẽ với BĐD CMHS lớp cũng như cha mẹ của học sinh, thường xuyên <br />
quan tâm từng buổi, từng ngày đến lớp của học sinh để tạo môi trường và <br />
dần tạo thói quen cho học sinh.<br />
Các tổ chức trong nhà trường xác định công tác tuyên truyền, vận <br />
động học sinh ra lớp là một trong những hoạt động đặc biệt quan tâm của <br />
tổ chức nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. <br />
Ban đại diện cha mẹ học sinh (BĐD CMHS) phối hợp chặt chẽ với <br />
chính quyền, các tổ chức đoàn thể, buôn trưởng, già làng... làm tốt công tác <br />
<br />
=============================================================================================<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Văn Chinh Trang 8 <br />
Một số biện pháp giúp học sinh chuyên cần đến lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục <br />
ở trường Tiểu học Y Ngông<br />
_________________________________________________________________________<br />
<br />
tuyên truyền, giáo dục, vận động đến từng hộ gia đình bằng nhiều hình <br />
thức khác nhau để người dân dần dần có ý thức tích cực hơn.<br />
3. Các giải pháp, biện pháp<br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
Nâng cao được tỷ lệ học sinh chuyên cần trên lớp đồng thời thúc đẩy <br />
công tác duy trì sĩ số học sinh ngày một bền vững hơn, hoàn thiện công tác <br />
Phổ cập Giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, đảm bảo nề nếp dạy và học, <br />
thúc đẩy phong trào thi đua hai tốt trong nhà trường.<br />
Ban lãnh đạo nhà trường làm tốt công tác phối hợp gia đình, nhà trường <br />
và xã hội.<br />
Tạo môi trường thân thiện giúp học sinh tham gia nhiều các hoạt động <br />
ngoại khóa mang tính giáo dục bổ ích, phù hợp với tâm lý lứa tuổi và mang <br />
đậm bản sắc văn hóa địa phương giúp học sinh hứng thú đến trường.<br />
Quan tâm, động viên giúp đỡ vật chất lẫn tinh thần đến hộ nghèo, gia <br />
đình có học sinh không đi học chuyên cần để công tác vận động học sinh ra <br />
lớp được dễ dàng hơn.<br />
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
a. Thực hiện tốt vai trò của ban giám hiệu trong công tác quản lý chỉ <br />
đạo: <br />
Ban giám hiệu đã xây dựng kế hoạch và đưa ra quan điểm rõ ràng đến <br />
từng tổ khối trưởng và giáo viên trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, đưa <br />
vào nghị quyết chuyên môn đầu năm và được công khai đến từng giáo viên, <br />
cha mẹ học sinh xác định duy trì sĩ số học sinh đảm bảo chuyên cần trên <br />
lớp là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng và mang tính chiến lược để nâng <br />
cao chất lượng giáo dục. Đồng thời giao chỉ tiêu duy trì sĩ số và học sinh <br />
chuyên cần đến lớp là một tiêu chí để đánh giá công tác thi đua của mỗi <br />
<br />
=============================================================================================<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Văn Chinh Trang 9 <br />
Một số biện pháp giúp học sinh chuyên cần đến lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục <br />
ở trường Tiểu học Y Ngông<br />
_________________________________________________________________________<br />
<br />
giáo viên. Bên cạnh đó chỉ đạo cho giáo viên chủ nhiệm ngay sau khi nhận <br />
lớp phải nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh, bằng <br />
cách phát cho mỗi em một phiếu điều tra và yêu cầu các em điền đầy đủ <br />
các thông tin trong phiếu, s au đó đóng thành cuốn theo thứ tự danh sách học <br />
sinh để phân loại đối tượng học sinh và có biện pháp vận động thích hợp; <br />
mẫu phiếu như sau:<br />
PHIẾU THÔNG TIN VỀ HỌC SINH<br />
TRƯỜNG TIỂU HỌC Y NGÔNG– NĂM HỌC 20…20….<br />
<br />
Họ tên học sinh:.........................................................Nam hay <br />
Nữ......................<br />
Sinh ngày tháng <br />
năm:...........................tại:...........................................................<br />
Dân tộc:.............................................................Tôn <br />
giáo:....................................<br />
Tên Cha: ................................................Số <br />
ĐTDĐ…………………..................<br />
Tên Mẹ: ................................................. Số <br />
ĐTDĐ…………….........................<br />
Địa chỉ gia đình (ghi theo giây hô khâu th<br />
́ ̣ ̉ ương tru ): Buôn.....................<br />
̀ ́<br />
….......<br />
Xã................................ Huyện …..................... <br />
Tỉnh ..........................................<br />
Hiện em đang ở với ai (cha mẹ, anh chị, cô dì, chú bác, người bảo <br />
hộ):............<br />
Năm h ọc trước (20…20…) đã học lớp ... <br />
…….GVCN:....................................<br />
<br />
=============================================================================================<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Văn Chinh Trang <br />
10 <br />
Một số biện pháp giúp học sinh chuyên cần đến lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục <br />
ở trường Tiểu học Y Ngông<br />
_________________________________________________________________________<br />
<br />
Xếp loại cuối năm : Năng lực:............................. Phẩm <br />
chất:.............................<br />
Được lên lớp thẳng, kiểm tra lại, ở lại <br />
lớp:.........................................................<br />
Đội viên : .........................................Năm kết <br />
nạp : ...........................................<br />
Môn học thích <br />
nhất : ...........................................................................................<br />
Môn h ọc cảm thấy <br />
khó : ......................................................................................<br />
Bạn thân <br />
nhất : ....................................................................................................<br />
Ước mơ của <br />
em : .................................................................................................<br />
Học sinh thuộc diện ưu tiên (con liệt sĩ, con thương binh, bệnh binh, dân <br />
tộc ít người, con gia đình thuộc diện cận nghèo, hộ nghèo có giấy chứng <br />
nhận hợp lệ) : .................................................<br />
Khoảng cách từ nhà đến trường : ..........................Phương tiện đi <br />
học : ............<br />
Những đề xuất của em và gia đình ( nếu <br />
có):......................................................<br />
.............................................................................................................................<br />
Dur Kmăl, ngày….. tháng….. năm 20….<br />
Chữ ký của cha (mẹ) hoạc sinh Học sinh ký tên<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
=============================================================================================<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Văn Chinh Trang <br />
11 <br />
Một số biện pháp giúp học sinh chuyên cần đến lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục <br />
ở trường Tiểu học Y Ngông<br />
_________________________________________________________________________<br />
<br />
<br />
<br />
Vào tuần đầu tiên của năm học mới, nhà trường trực tiếp chỉ đạo giáo <br />
viên chủ nhiệm phối hợp với cha mẹ học sinh để xây dựng sơ đồ cộng <br />
đồng của từng lớp. Trong sơ đồ cộng đồng mô tả một cách đơn giản về <br />
cộng đồng địa phương gồm tất cả các ngôi nhà nơi các gia đình học sinh <br />
trong lớp đang sinh sống, đường đi lại, sông suối, ao, hồ, giếng nước..., <br />
những nơi có thể nguy hiểm với học sinh…; qua đó giúp cho giáo viên xác <br />
định được những thuận lợi và khó khăn khi học sinh đi học; biết được <br />
những địa điểm mà học sinh có thể gặp nguy hiểm để hướng dẫn các em <br />
phòng tránh rủi ro; biết được những địa điểm và cách đi thăm gia đình học <br />
sinh, giúp học sinh biết tìm đường đến nhà bạn. Giáo dục học sinh ý thức <br />
được mình là một thành viên của cộng đồng, để từ đó nâng cao ý thức xây <br />
dựng, giữ gìn cộng đồng và chăm chỉ, chuyên cần hơn trong học tập.<br />
<br />
Prao SƠ ĐỒ CỘNG ĐỒNG LỚP 1B <br />
Lớp 5A<br />
đi Cư <br />
Đường <br />
<br />
<br />
Y Nguyên Y Khuê<br />
H Mai Y Kren<br />
H Hoa<br />
Hiếu<br />
<br />
<br />
H Khen ri H Si Na<br />
<br />
H Ju hi<br />
Y Nhi Y Sô Ri<br />
H Jan Y Sô<br />
Y Phúc<br />
HOÀI<br />
g<br />
Đường buôn Krang Cổng trường<br />
ngan<br />
Y Thê My Y Can Y Ju<br />
ng Nhà Rông<br />
H Châu<br />
Đườ<br />
H Yua Y Tú<br />
<br />
Rẫy cà phê Rẫy cà <br />
H Yến Nhi phê<br />
TRƯỜNG TH Y NGÔNG<br />
<br />
<br />
=============================================================================================<br />
Rẫy cà phê<br />
Người viết: Nguyễn Văn Chinh Trang <br />
12 <br />
Một số biện pháp giúp học sinh chuyên cần đến lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục <br />
ở trường Tiểu học Y Ngông<br />
_________________________________________________________________________<br />
<br />
<br />
<br />
Sơ đồ cộng đồng lớp 1B trường tiểu học Y Ngông<br />
Hàng tuần, hàng tháng lãnh đạo nhà trường cần trực tiếp kiểm tra việc <br />
duy trì sĩ số học sinh chuyên cần ở từng lớp và dành thời gian đi dự giờ sinh <br />
hoạt lớp cuối tuần ở một số lớp để nắm bắt tình hình của học sinh, nắm <br />
vững số học sinh bỏ học và có nguy cơ bỏ học. Xác định rõ nguyên nhân <br />
học sinh bỏ học và có nguy cơ bỏ học để phối kết hợp với các tổ chức <br />
đoàn thể ở địa phương và nhà trường, tạo điều kiện giúp đỡ vận động các <br />
em đi học đầy đủ, đồng thời tham mưu với hiệu trưởng đưa vào xếp loại <br />
thi đua, tuyên dương khen thưởng kịp thời những lớp duy trì tốt sĩ số chuyên <br />
cần.<br />
b. Tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức của phụ huynh và học <br />
sinh:<br />
Với đặc điểm của nhà trường gần 100% học sinh là người dân tộc Ê<br />
đê, điều kiện kinh tế nhân dân trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, trình độ <br />
dân trí còn hạn chế nên việc quan tâm đến học hành của con em chưa chu <br />
đáo, các em chưa có ý thức cao trong việc học tập và ra lớp. Vì vậy để đảm <br />
bảo duy trì sĩ số học sinh chuyên cần trên lớp nhằm ổn định nề nếp và nâng <br />
cao chất lượng dạy học trong nhà trường thì vấn đề tuyên truyền vận động <br />
nâng cao nhận thức cho phụ huynh và học sinh là một giải pháp quan trọng <br />
mang tính quyết định đến sự thành công trước mắt cũng như lâu dài. <br />
Vậy nên, nhiệm vụ này đã được chúng tôi coi trọng và thực hiện một <br />
cách thường xuyên qua các buổi sinh hoạt chào cờ đầu tuần, qua các lần <br />
tiếp xúc với phụ huynh và các lần họp phụ huynh học sinh, các ngày lễ, sơ, <br />
tổng kết, họp dân, họp đoàn thể, ngành, liên hệ chặt chẽ với ban tự quản <br />
<br />
<br />
=============================================================================================<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Văn Chinh Trang <br />
13 <br />
Một số biện pháp giúp học sinh chuyên cần đến lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục <br />
ở trường Tiểu học Y Ngông<br />
_________________________________________________________________________<br />
<br />
thôn buôn, phát huy vai trò của những người có uy tín trong cộng đồng như <br />
già làng, buôn trưởng trong việc thông tin, tuyên truyền. <br />
c. Nâng cao tư tưởng, nhận thức chính trị; Phát huy vai trò, tinh thần <br />
trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp:<br />
Giáo viên chủ nhiệm lớp thường có nhiều thời gian gần gũi học sinh <br />
và được học sinh tin yêu nhất. Giáo viên chủ nhiệm lớp không chỉ là người <br />
dạy chữ mà còn dạy học sinh nhiều điều tốt đẹp khác và cũng là người <br />
hiểu được tâm tư, tình cảm của trẻ nhiều nhất. Vì thế tôi đã thực hiện một <br />
số giải pháp như sau:<br />
Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến học tập và quán triệt các chủ <br />
trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước một cách <br />
kịp thời đầy đủ cho giáo viên. <br />
Bên cạnh đó tôi thường xuyên nhắc nhở giáo viên chủ nhiệm lớp tổ <br />
chức tốt việc sinh hoạt 15 phút đầu giờ, theo dõi việc chuyên cần của học <br />
sinh hàng ngày cũng như cả năm học, tổ chức thi đua giữa các tổ trong lớp <br />
để duy trì sĩ số. Tôi yêu cầu giáo viên chủ nhiệm lớp thiết kế bảng theo dõi <br />
sĩ số chung cả lớp hoặc theo nhóm, trên bảng có ghi tên cụ thể của từng <br />
học sinh; ngày tháng và các ô tương ứng; chẳng hạn như :<br />
NGÀY EM ĐẾN TRƯỜNG<br />
Lớp …Tháng .....Năm học …<br />
Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4<br />
Từ ngày… Từ ngày… Từ ngày… Từ ngày…<br />
Họ và tên đến ngày đến ngày đến ngày đến ngày<br />
T T T T T T T T T T T T T T T T T T T T<br />
2 3 4 5 6 2 3 4 5 6 2 3 4 5 6 2 3 4 5 6<br />
Y Na Niê x x<br />
H Lý Niê x x<br />
…<br />
<br />
<br />
<br />
=============================================================================================<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Văn Chinh Trang <br />
14 <br />
Một số biện pháp giúp học sinh chuyên cần đến lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục <br />
ở trường Tiểu học Y Ngông<br />
_________________________________________________________________________<br />
<br />
Hàng ngày mỗi học sinh khi đến lớp sẽ tự động điền vào phần ô tương <br />
ứng với ngày đi học hoặc giáo viên có thể giao cho một học sinh phụ trách <br />
và tổng hợp báo cáo hàng tuần. Mục đích để tạo sự hứng thú cho học sinh, <br />
các em mong đến trường để tự mình ghi thêm thành tích chuyên cần cho <br />
mình; giúp học sinh phát triển tính tự giác, đi học đúng giờ và có tinh thần <br />
trách nhiệm trong học tập; đồng thời xây dựng cho các em ý thức được đi <br />
học là một quyền lợi đặc biệt, chứ không phải là nghĩa vụ bắt buộc và các <br />
em có được cảm giác thoải mái, vui vẻ khi đi học. Thông qua đó giáo viên <br />
nắm chắc số học sinh không đến lớp từng ngày. Khi học sinh nghỉ học, dù <br />
có phép hay không phép, dù bất cứ lý do gì những buổi học sau phải tiếp <br />
xúc để thăm hỏi các em. Những trường hợp nghỉ không phép thì phải tìm <br />
hiểu nguyên nhân và có biện pháp để chấn chỉnh, chẳng hạn như liên hệ <br />
ngay với phụ huynh học sinh, hỏi học sinh gần nhà nguyên nhân học sinh đó <br />
nghỉ học, đồng thời hỏi trực tiếp học sinh đã đi học trở lại vì sao ngày hôm <br />
qua không đi học và động viên khuyến khích những học sinh đó cố gắng đi <br />
học đều. Đôi khi cũng có những lý do khá đặc biệt, giáo viên có thể chia sẻ <br />
với các em, làm cho các em cảm thấy vui hơn khi được thầy cô quan tâm <br />
đến mình, tạo cho các em sự thân thiết, tin tưởng để có thể dễ dàng bộc lộ <br />
tâm tư tình cảm, điều mong muốn của chính mình khi cần thiết. Nếu trong <br />
lớp có em thường xuyên vắng học hay có dấu hiệu bỏ học thì vào tận hộ <br />
gia đình để tìm hiểu nguyên nhân, nếu do cha mẹ để con em ở nhà thì vận <br />
động cha mẹ cho con em đi học đều, nếu do học sinh thì động viên để học <br />
sinh đi học lại.<br />
Đầu năm học, tổng hợp phiếu đăng ký thi đua mà giáo viên đã đăng ký, <br />
lấy kết quả duy trì sĩ số chuyên cần hàng ngày và cả năm học để làm định <br />
lượng xếp loại thi đua giáo viên cuối năm. Nếu lớp nào duy trì vượt mức <br />
=============================================================================================<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Văn Chinh Trang <br />
15 <br />
Một số biện pháp giúp học sinh chuyên cần đến lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục <br />
ở trường Tiểu học Y Ngông<br />
_________________________________________________________________________<br />
<br />
chỉ tiêu thì sẽ được cộng điểm và ngược lại. Ngoài việc lấy kết quả duy trì <br />
sĩ số chuyên cần để làm định lượng xếp loại thi đua giáo viên cuối năm thì <br />
tôi còn tham mưu ban thi đua khen thưởng nhà trường trích quỹ khuyến học <br />
để thưởng cho giáo viên làm tốt theo các mức nhất khối, nhì khối.<br />
d. Tạo môi trường học tập thân thiện lôi cuốn học sinh:<br />
Môi trường học tập thân thiện là môi trường học tập mà nơi đó các em <br />
học sinh đuợc đảm bảo an toàn trong các hoạt động vui chơi và học tập, <br />
được đối xử bình đẳng, học sinh được thể hiện quyền làm chủ, được tham <br />
gia tối đa vào hoạt động học tập và được thụ hưởng chương trình giáo dục <br />
hiệu quả. Việc tạo môi trường học tập thân thiện có tác dụng tích cực đến <br />
việc thu hút và giữ chân học sinh. Vì vậy, tôi đặc biệt quan tâm đến công <br />
tác dọn vệ sinh, khuôn viên trường lớp, trồng cây xanh tạo cảnh quan môi <br />
trường sư phạm. Bên cạnh đó, tôi thường xuyên nhắc nhở giáo viên Tổng <br />
phụ trách Đội có các hình thức và nội dung sinh hoạt Đội phong phú, phù <br />
hợp với đặc thù của nhà trường. Xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài giờ, <br />
bao gồm hoạt động giữa giờ ra chơi, sinh hoạt mười lăm phút đầu giờ…<br />
Nội dung các hoạt động này chủ yếu tập trung vào việc tổ chức cho học <br />
sinh múa hát sân trường, chơi các trò chơi dân gian, trò chơi tập thể, thi đố <br />
vui để học, giao lưu tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số cấp trường, <br />
cụm trường, huyện... để giảm bớt mệt mỏi, căng thẳng, nhàm chán, tạo <br />
cho học sinh có được niềm vui đến trường.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
=============================================================================================<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Văn Chinh Trang <br />
16 <br />
Một số biện pháp giúp học sinh chuyên cần đến lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục <br />
ở trường Tiểu học Y Ngông<br />
_________________________________________________________________________<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Liên đội tổ chức trò chơi “kéo co” cho các chi đội và Sao nhi đồng<br />
Mặt khác tôi thường nhắc nhở giáo viên giảng dạy cần chủ động linh <br />
hoạt đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp đối <br />
tượng học sinh, phát huy tính tích cực của các em, giúp các em có hứng thú <br />
tìm hiểu, tự chiếm lĩnh tri thức, khi dạy cần tạo ra tiếng cười trên lớp, <br />
tránh trách phạt và động viên nhắc nhở là chính, ứng dụng công nghệ thông <br />
tin trong giảng dạy. Đặc biệt phải coi trọng việc dạy cho học sinh các kỹ <br />
năng sống, thông qua những hoạt động xã hội, với thiên nhiên, với môi <br />
trường, với địa phương, qua những hoạt động văn hóa, thể dục thể thao <br />
vui tươi, lành mạnh; trang bị cho các em ý thức giữ gìn trường lớp, xanh, <br />
sạch đẹp; giáo dục các em đạo lý tôn sư trọng đạo, lòng nhân ái...Bố trí <br />
không gian phòng học như trang trí ảnh, đồ dùng dạy học, bài làm tốt của <br />
học sinh; sắp xếp các góc học tập hợp lý; sắp xếp bàn ghế theo hình thức <br />
tổ chức các hoạt động nhóm là một yếu tố rất quan trọng để lôi kéo học <br />
sinh đến truờng và học có hiệu quả.<br />
=============================================================================================<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Văn Chinh Trang <br />
17 <br />
Một số biện pháp giúp học sinh chuyên cần đến lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục <br />
ở trường Tiểu học Y Ngông<br />
_________________________________________________________________________<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tổ chức Giao lưu Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số và<br />
Phụ trách Sao giỏi – Nhi đồng chăm ngoan<br />
Vào đầu mỗi năm học, nhà trường tổ chức khảo sát chất lượng đầu <br />
năm, xây dựng kế hoạch chỉ đạo cho giáo viên bồi dưỡng học sinh năng <br />
khiếu và phụ đạo học sinh có khó khăn về học tập. Với những hoạt động <br />
như vậy đã tạo được mối quan hệ tình cảm gần gũi, chia sẻ với các em từ <br />
đó đã tạo cho các em ngày một hứng thú đến trường hơn.<br />
Thường xuyên tạo mọi điều kiện thuận lợi và động viên giáo viên tích <br />
cực nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, học tiếng <br />
dân tộc Êđê, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học để có những tiết <br />
dạy sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn học sinh và giao tiếp tốt với phụ huynh, <br />
thuận lợi trong công tác tuyên truyền vận động. <br />
đ. Kịp thời giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn: <br />
<br />
=============================================================================================<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Văn Chinh Trang <br />
18 <br />
Một số biện pháp giúp học sinh chuyên cần đến lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục <br />
ở trường Tiểu học Y Ngông<br />
_________________________________________________________________________<br />
<br />
Để học sinh biết tiết kiệm, biết thể hiện tinh thần giúp đỡ lẫn nhau, <br />
nhất là giúp đỡ bạn nghèo bằng những việc làm và hành động cụ thể, biết <br />
phấn đấu vươn lên trong cuộc sống cũng như trong học tập, đồng thời vừa <br />
thực hiện tốt cuộc vận động “trường học thân thiện, học sinh tích cực”; <br />
phát huy truyền thống "lá lành đùm lá rách", "lá rách ít đùm lá rách nhiều". <br />
Đầu mỗi năm học tôi chỉ đạo giáo viên rà soát, nắm thông tin từng học sinh <br />
thuộc diện đặc biệt khó khăn, học sinh mồ côi cha; mẹ...một cách chính <br />
xác. Tôi phối hợp với tổ chức Công đoàn khuyến khích tập thể CBGV<br />
CNV trong nhà trường nhận đỡ đầu học sinh đặc biệt khó khăn, học sinh <br />
nghèo. Phân công giáo viên trực tiếp đến gặp phụ huynh, kịp thời động viên <br />
tinh thần gia đình học sinh và nêu được ý nghĩa của việc học tập, để phụ <br />
huynh có trách nhiệm quan tâm đến con em nhiều hơn trong quá trình học ở <br />
nhà. Đồng thời vào các ngày lễ lớn trong năm tham mưu với chính quyền <br />
điạ phương, tổ chức vận động các mạnh thường quân, nhà hảo tâm giúp đỡ <br />
về vở viết, quần áo, học bổng …<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thầy Hiệu trưởng tặng quà. Tổ chức phát quà Trung Thu cho học sinh. <br />
e. Làm tốt công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các tổ chức <br />
đoàn thể, chính quyền địa phương:<br />
=============================================================================================<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Văn Chinh Trang <br />
19 <br />
Một số biện pháp giúp học sinh chuyên cần đến lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục <br />
ở trường Tiểu học Y Ngông<br />
_________________________________________________________________________<br />
<br />
Để đạt được kết quả cao phải phối hợp tốt giữa gia đình, nhà trường <br />
và các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương n hà trường phải tranh thủ <br />
sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các thôn buôn, cha mẹ học sinh <br />
trong việc vận động học sinh đến lớp đến trường. Tham mưu với đảng ủy, <br />
UBND xã để có sự chỉ đạo cho các thôn buôn vào cuộc, cùng nhà trường có <br />
trách nhiệm trong công tác giáo dục. Để trong các cuộc họp buôn, được <br />
lồng ghép nội dung quan trọng đó là tuyên truyền và vận động các bậc cha <br />
mẹ học sinh tạo điều kiện cho con em đến lớp, phối hợp tốt với nhà trường <br />
trong công tác giáo dục. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tặng đồ dùng học tập cho học sinh nghèo Hè 2015<br />
<br />
3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
<br />
<br />
=============================================================================================<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Văn Chinh Trang <br />
20 <br />
Một số biện pháp giúp học sinh chuyên cần đến lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục <br />
ở trường Tiểu học Y Ngông<br />
_________________________________________________________________________<br />
<br />
Thực hiện Hướng dẫn số 1012/PGDĐTGDTH ngày 17 tháng 9 năm <br />
2014 của Phòng GD& ĐT huyện Krông Ana về thực hiện nhiệm năm học <br />
2014 – 2015 cấp tiểu học;<br />
<br />
Thực hiện Hướng dẫn số 179/PGDĐTGDTH, ngày 29 tháng 9 năm <br />
2015 của Phòng GD& ĐT huyện Krông Ana về thực hiện nhiệm năm học <br />
2015 – 2016 cấp tiểu học;<br />
Căn cứ kế hoạch các năm học 2014 2015 và 2015 2016 của nhà <br />
trường ;<br />
Căn cứ điều kiện thực tế nhà trường và đối tượng học sinh cũng như <br />
thực tế của địa phương và nhân dân trên địa bàn các thôn buôn.<br />
3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp <br />
Để thực hiện tốt công tác vận động học sinh đến lớp, tăng tỉ lệ chuyên <br />
cần nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh thì các giải <br />
pháp trên cần có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và tổ chức thực hiện một <br />
cách đồng bộ, kịp thời. Trong đó người giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò <br />
chủ chốt.<br />
Cần có sự chỉ đạo chặt chẽ của nhà trường, sự đồng thuận của tập <br />
thể cán bộ viên chức, sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, chính <br />
quyền địa phương, các cá nhân, các tổ chức trong và ngoài nhà trường cũng <br />
như các bậc cha mẹ học sinh thì mới đạt được kết quả như mong muốn.<br />
4. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
Qua quá trình thực hiện đề tài đã thu được những kết quả rất đáng <br />
khích lệ. Từ năm học 2014 – 2015 đến nay, nhà trường đã làm tốt công tác <br />
duy trì sĩ số, tăng tỉ lệ chuyên cần góp phần nâng cao chất lượng giáo dục <br />
toàn diện cho học sinh. Cụ thể :<br />
Năm Tổng Trước khi thực hiện đề tài Sau khi thực hiện đề tài<br />
=============================================================================================<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Văn Chinh Trang <br />
21 <br />
Một số biện pháp giúp học sinh chuyên cần đến lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục <br />
ở trường Tiểu học Y Ngông<br />
_________________________________________________________________________<br />
<br />
Tỉ lệ HS đi Tỉ lệ HS đi Tỉ lệ HS đi Tỉ lệ HS đi <br />
số học chuyên học chưa học chuyên học chưa <br />
học<br />
HS cần chuyên cần cần chuyên cần<br />
TS TL% TS TL% TS TL% TS TL%<br />
2014 <br />
294 289 98,2 5 1,8 291 98,9 3 1,1<br />
2015<br />
<br />
Kết quả hàng năm của trường được cấp trên ghi nhận và khen thưởng. <br />
Cụ thể :<br />
Năm học 2013 2014, xếp loại phong trào Xây dựng trường học thân <br />
thiện, học sinh tích cực loại Xuất sắc, trường đạt Tập thể Lao động tiên <br />
tiến, UBND huyện khen thưởng ;<br />
Năm học 2014 2015, xếp loại phong trào Xây dựng trường học thân <br />
thiện, học sinh tích cực loại Xuất sắc, trường đạt Tập thể Lao động tiên <br />
tiến, xuất sắc và được UBND huyện khen thưởng ;<br />
Học sinh tích cực tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng <br />
như hưởng ứng các hội thi do nhà trường phòng giáo dục tổ chức.<br />
Cảnh quan khuôn viên trường xanh, sạch, đẹp thu hút học sinh đến <br />
trường. Đa số học sinh tích cực, tự giác hơn trong học tập, rèn luyện ; tự <br />
tin, thân thiện hơn trong giao tiếp và mỗi ngày đến trường đã thực sự là <br />
một niềm vui đối với các em. Đặc biệt là những cố gắng của trường thời <br />
gian qua đã tạo được những ấn tượng tốt đẹp, sự quan tâm chia sẻ của <br />
cộng đồng xã hội.<br />
Những kinh nghiệm trên sẽ được tiếp tục vận dụng và thực hiện có <br />
hiệu quả trong các năm học tiếp theo.<br />
5. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn <br />
đề nghiên cứu<br />
=============================================================================================<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Văn Chinh Trang <br />
22 <br />
Một số biện pháp giúp học sinh chuyên cần đến lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục <br />
ở trường Tiểu học Y Ngông<br />
_________________________________________________________________________<br />
<br />
Qua khảo nghiệm cho thấy công tác quản lý, chỉ đạo đã đi vào trọng <br />
tâm, trọng điểm điều đó không chỉ góp phần tác động lớn đến nhận