Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường trong trường Tiểu học<br />
<br />
<br />
Mục lục<br />
<br />
Trang<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU. ……………...………………………………………2<br />
1. Lý do chọn đề tài. …………….…………………………………….2<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. ……………………………………3<br />
3. Đối tượng nghiên cứu .………………..……………………………4<br />
4. Giới hạn của đề tài. ……………………………………………….4<br />
5. Phương pháp nghiên cứu. ………………………………………….4<br />
II. PHẦN NỘI DUNG. ………..…………………………………………4<br />
1. Cơ sở lý luận. ………………………..…………………………….. 4,5<br />
2. Thực trạng. ………...……..……………………………………….6<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp …………………………………8<br />
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp ……………………………………...8<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp ………………8 12<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp ………………………..... 13<br />
d.Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu……….. 13<br />
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ …………………………………………14<br />
1. Kết luận …………………………………………………………14<br />
2. Kiến nghị ……………………………………………………….15<br />
3. Tài liệu tham khảo……………………………………………………...17<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Văn Vinh TH Hoàng Văn Th<br />
1 ụ<br />
Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường trong trường Tiểu học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG <br />
TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài.<br />
Trong thời gian gần đây, bạo lực học đường đã trở thành một đề tài nóng <br />
bỏng, gây xôn xao trong dư luận và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng, hiệu <br />
quả giáo dục cũng như đến tình hình an ninh và trật tự xã hội. Rất nhiều bài báo và <br />
các diễn đàn đã phản ánh về tình trạng học sinh đánh nhau mang tính bạo lực ở <br />
trong và ngoài trường học, kể cả ở học sinh tiểu học. Có một số vụ việc xảy ra đã <br />
gây hậu quả nghiêm trọng, gây tâm lý lo lắng, bức xúc trong đời sống của xã hội <br />
nói chung, cha mẹ học sinh và học sinh nói riêng. Có thể thấy rằng vấn đề bạo lực <br />
học đường diễn ra gần đây là một trong những biểu hiện của tình trạng đạo đức <br />
học sinh đang xuống cấp. Nguyên nhân và những biểu hiện của tình trạng bạo lực <br />
trong nhà trường cần phải được nhận diện và phân tích một cách khoa học nhằm <br />
tìm ra những giải pháp hiệu quả để phòng tránh và ngăn ngừa cho các thế hệ học <br />
sinh trong nhà trường hiện nay.<br />
Giáo dục phẩm chất, hình thành và xây dựng nhân cách làm người cho thế <br />
hệ trẻ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của giáo dục nói chung và trường tiểu học <br />
nói riêng, nhằm đạt mục tiêu giáo dục của Đảng ta: “Giáo dục thế hệ trẻ trở thành <br />
những công dân có tình yêu Tổ quốc, tình yêu quê hương thiết tha, có trí thức, có <br />
sức khoẻ, có năng lực đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất <br />
nước”.<br />
Để giáo dục phẩm chất, hình thành nhân cách cho học sinh Đảng, Nhà nước <br />
đã có nhiều văn bản hướng dẫn Ngành Giáo dục & Đào tạo, các thầy giáo, cô giáo <br />
nêu cao tấm gương đạo đức, có phương pháp giáo dục đúng đắn nhằm đạt mục <br />
đích giáo dục. Song song với thành tựu to lớn trong việc đào tạo nguồn nhân lực và <br />
giáo dục nhân cách công dân, Ngành giáo dục còn rất nhiều trăn trở về những <br />
khiếm khuyết của một số nhà giáo cùng với những biểu hiện vi phạm đạo đức <br />
của một số học sinh cá biệt. Đó là những biểu hiện của: “ Bạo lực học đường”.<br />
“Bạo lực học đường” là vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay, là nỗi trăn <br />
trở của mỗi nhà trường, của người làm công tác giáo dục. Hiện tượng giáo viên <br />
đối xử thiếu thân thiện với học sinh, có hành vi ngược đãi, thiếu công bằng trong <br />
giáo dục gây bất bình trong xã hội, ảnh hưởng uy tín của người thầy giáo. Hay <br />
<br />
<br />
Nguyễn Văn Vinh TH Hoàng Văn Th<br />
2 ụ<br />
Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường trong trường Tiểu học<br />
<br />
<br />
những hành vi gây gỗ, đánh nhau, dùng những ngôn ngữ xúc phạm của học sinh <br />
gây mất đoàn kết ảnh hưởng đến quá trình vui chơi, học tập của các em. Nếu <br />
không có biện pháp quản lý giáo dục, không có sự chỉ đạo chặt chẽ, thống nhất từ <br />
hiệu trưởng đến giáo viên và gia đình các lực lượng xã hội khác thì khó mà các em <br />
có được sự tiến bộ thay đổi nhận thức và hành vi trong việc ứng xử với moị <br />
người xung quanh được.<br />
Để hình thành thói quen có hành vi phẩm chất tốt ở các em, có thói quen ứng <br />
xử đúng mực với ông bà, cha mẹ những người xung quanh đặc biệt là với những <br />
người cùng trang lứa, nhằm giúp các em không ngừng phấn đấu tu dưỡng nâng cao <br />
lòng yêu quê hương đất nước, yêu chủ nghĩa xã hội… có phẩm chất năng động <br />
sáng tạo, có vốn hiểu biết sâu rộng đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp <br />
hoá, hiện đại hoá.<br />
Đây cũng là nền tảng quan trọng đối với công tác quản lý giáo dục đạo đức <br />
của những nhà quản lý. Đối tượng giáo dục đạo đức học sinh là những nhân cách <br />
đang vươn lên để trở thành người công dân có ích, các em mang đặc thù lứa tuổi và <br />
chủ thể của giáo dục đạo đức, các em học sinh tiểu học chưa có đủ điều kiện về <br />
nhận thức tình cảm, ý chí quyết định kết quả phát triển tài và đức.<br />
Thực tế hiện nay trong khi cơ chế thị trường đang bộc lộ nhũng mặt tích <br />
cực và tiêu cực khi quá trình đô thị hoá ở địa phương đang diễn ra với tốc độ nhanh <br />
chóng, thông tin bùng nổ, quá trình hội nhập…do đó nhu cầu giao tiếp trở nên vô <br />
cùng bức xúc nó đòi hỏi giáo dục nói chung, đặc biệt là giáo dục đạo đức càng trở <br />
nên phức tạp khó khăn. Số các em chưa ngoan ngày càng tăng đặc biệt hiện nay <br />
tình trạng sử dụng bạo lực để giải quyết mối quan hệ giữa các học sinh với nhau <br />
ngày càng gia tăng. Do đó việc làm trước tiên của các nhà quản lý, chăm lo bồi <br />
dưỡng giáo dục đạo đức cho người học, ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường, <br />
hình thành lối ứng xử có văn hoá coi đó là việc làm trước tiên và là cái gốc cho sự <br />
phát triển nhân cách.<br />
Như Bác Hồ đã dạy “Bây giờ phải học, học để yêu tổ quốc, yêu nhân dân, <br />
yêu lao động, yêu khoa học, yêu đạo đức” học để có đạo đức “để hành động có <br />
đạo đức”, nhằm góp phần nâng cao hiểu biết và trang bị những kỹ năng cần thiết <br />
trong phòng tránh và ngăn ngừa hành vi bạo lực cũng như các tệ nạn xã hội trong <br />
cộng đồng xã hội nói chung và nhà trường nói riêng vì lẽ đó tôi đã đi sâu vào tìm <br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Văn Vinh TH Hoàng Văn Th<br />
3 ụ<br />
Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường trong trường Tiểu học<br />
<br />
<br />
hiểu và giải quyết thực trạng bạo lực học đường ở trường tiểu học Hoàng Văn <br />
Thụ thông qua các hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp. <br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.<br />
a. Mục tiêu:<br />
Tôi chọn đề tài “Một số biện pháp phòng, chống bạo lực học đường ở <br />
trường tiểu học” nhằm mục đích sau:<br />
Hiện tượng sử dụng bạo lực trong những năm qua ở ngoài xã hội có chiều <br />
hướng gia tăng và nó ảnh hưởng lớn đến các nhà trường dẫn đến hiện tượng học <br />
sinh giải quyết những mâu thuẫn với nhau bằng bạo lực cũng có chiều hướng gia <br />
tăng. Do đó những nhà quản lý giáo dục cần có những biện pháp quản lý phù hợp <br />
nhằm giảm bớt tiến tới chấm dứt hiện tượng học sinh giải quyết mâu thuẫn bằng <br />
bạo lực trong các nhà trường điều mà cả xã hội quan tâm.<br />
b. Nhiệm vụ:<br />
Khi vận dụng đề tài vào thực tiễn nhằm giảm thiểu tình trạng bạo lực học <br />
đường, từng bước hạn chế và chấm dứt tình trạng bạo lực diễn ra trong trường <br />
học, đáp ứng yêu cầu cuộc vận động xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh <br />
tích cực” đạt hiệu quả cao.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu.<br />
Một số biện pháp phòng, chống bạo lực học đường trong trường tiểu học. <br />
4. Giới hạn của đề tài.<br />
Biện pháp phòng, chống bạo lực học đường trong trường tiểu học Hoàng <br />
Văn Thụ nhằm góp phần nâng cao hiểu biết và trang bị những kỹ năng cần thiết <br />
trong phòng tránh và ngăn ngừa hành vi bạo lực cũng như các tệ nạn xã hội trong <br />
cộng đồng xã hội nói chung và nhà trường nói riêng. Đề tài nghiên cứu trong năm <br />
học 2015 – 2016 và học kỳ I năm học 2016 – 2017 tại trường tiểu học Hoàng Văn <br />
Thụ. Đề tài có thể được vận dụng tốt tại trường và nhân rộng trong các trường <br />
tiểu học.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp quan sát; <br />
Phương pháp điều tra;<br />
Phương pháp trò chuyện; <br />
Phương pháp thống kê;<br />
<br />
<br />
Nguyễn Văn Vinh TH Hoàng Văn Th<br />
4 ụ<br />
Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường trong trường Tiểu học<br />
<br />
<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lý luận <br />
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục phổ thông và giúp học sinh phát triển toàn <br />
diện về đức, trí, thể, mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con <br />
người Việt Nam xã hội chủ nghĩa… Trong sự nghiệp trồng người nội dung chủ <br />
yếu của việc vun đắp cho cái gốc nhân cách là vấn đề đạo đức “Học ăn học nói” <br />
nếu chúng ta chủ trương gắn giáo dục đạo đức phải tiến hành trong suốt cuộc đời. <br />
Đạo đức tồn tại trong một dạng ý thức hoạt động và giao lưu trong toàn bộ hoạt <br />
động, đời sống của con người, chúng ta khẳng định rằng đạo đức nảy sinh từ cuộc <br />
sống hiện thực, cái thiện cái ác nảy sinh từ quan hệ kinh tế, xã hội và liên quan <br />
đến việc phát triển văn hoá giáo dục thông qua các hoạt động mà đạo đức con <br />
người luôn luôn phát triển và hoàn thiện.<br />
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh “Việc xây dựng con người trong sự <br />
nghiệp giáo dục ngày nay là rất quan trọng”.<br />
Với tầm chiến lược có mục tiêu phương pháp như Bác đã từng dặn “Ta xây <br />
dựng con người cũng phải có định hướng rõ ràng…”<br />
Nếu như nhân cách là cái làm người này khác người kia thì đạo lý làm người <br />
là yếu tố để dân tộc ta trở thành chính mình. Sự phá vỡ đạo lý là một nguy cơ đối <br />
với sự tồn vong của dân tộc, của một nền văn hoá.<br />
Vậy giáo dục học sinh có thói quen sử dụng vũ lực không phải một sớm một <br />
chiều mà phải trải qua một quá trình nhận thức đạo đức không phải sẵn có mà <br />
phải được rèn luyện.<br />
“ Hiền dữ đâu phải là tính sẵn<br />
Phần nhiều do giáo dục mà nên”<br />
( Hồ Chủ Tịch)<br />
Nhà trường là nơi có điều kiện giáo dục thế hệ trẻ nên thầy cô phải được <br />
trang bị đầy đủ tri thức về giáo dục đạo đức, giảng dạy có chất lượng, mặt khác <br />
phải cảm hoá được thế hệ trẻ. Thầy cô là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.<br />
Xuất phát từ những vấn đề trên nên việc xây dựng kế hoạc quản lý giáo dục <br />
học sinh nói chung và phòng chống, ngăn ngừa bạo lực học đường nói riêng trong <br />
nhà trường là một yêu cầu của người hiệu trưởng.<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Văn Vinh TH Hoàng Văn Th<br />
5 ụ<br />
Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường trong trường Tiểu học<br />
<br />
<br />
Nhiệm vụ của quản lý giáo dục học sinh giúp học sinh lĩnh hội được tư <br />
tưởng, nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức của xã hội. Giáo dục các em về tình cảm, <br />
lòng yêu thương con người, biết coi trọng mối quan hệ tình cảm, tôn trọng thầy cô, <br />
quan hệ mật thiết với người xung quanh. Từ đó giúp các em có ý thức được việc rèn <br />
luyện tư cách, phẩm chất đạo đức của bản thân qua lời nói việc làm…<br />
Bồi dưỡng tình cảm đạo đức tích cực và bền vững, rèn luyện thói quen hành <br />
vi đạo đức làm cho chúng trở thành bản tính tự nhiên của cá nhân và duy trì lâu bền <br />
các thói quen để ứng xử đúng đắn trong mọi hoàn cảnh.<br />
+ Hình thành nếp sống văn hoá:<br />
Trong công tác quản lí giáo dục đạo đức học sinh có ý nghĩa quan trọng <br />
trong việc hình thành nhân cách lối sống đạo đức cho các em thông qua đó các em ý <br />
thức được hành vi đạo đức của mình và vận dụng kiến thức đạt được để áp dụng <br />
vào điều kiện thực tế của đời sống xã hội và xây dựng mối quan hệ đoàn kết giúp <br />
đỡ lẫn nhau trong sinh hoạt và trong học tập.<br />
2. Thực trạng:<br />
Do hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh những năm qua có lúc có lực <br />
lượng giáo dục chưa phát huy hết vai trò trong việc giáo dục đạo đức cho các em. <br />
Đặc biệt là phía các gia đình học sinh do mải làm kinh tế còn phó mặc cho nhà <br />
trường, hoặc có biện pháp dạy con phản giáo dục. Do tác động mạnh của xã hội, <br />
các trò chơi bạo lực trực tuyến đã gây không ít khó khăn cho việc giáo dục quản lý <br />
của nhà trường. Số các em không nghe lời thầy cô, mải chơi không chịu học bài <br />
sử dụng bạo lực trong giải quyết mối quan hệ bạn bè có chiều hướng gia tăng nếu <br />
không có sự chỉ đạo đi vào chiều sâu của hiệu trưởng.<br />
Về phía gia đình, chưa chú ý đến học tập tu dưỡng của con cái, mải làm ăn <br />
kinh tế chỉ biết cho con tiền mà không biết con cái sử dụng như thế nào vào mục <br />
đích gì chính vì vậy số học sinh trốn học đi chơi có chiều hướng thay đổi theo <br />
hướng tiêu cực. Do tác động nặng nề của mặt trái nền kinh tế thị trường ở một <br />
địa phương có các loại hình dịch vụ phát triển đặc biệt là các trò chơi điện tử của <br />
các quán Internet. Với <br />
các trò chơi bạo lực xuất hiện nhan nhản với các nhân vật hiếu chiến sẵn sàng <br />
đâm chém nhau đã ăn sâu vào trong trí não các em.<br />
Đồ chơi mang tính bạo lực được bố mẹ mua cho từ nhỏ, nay có tiền sẵn bố <br />
mẹ cho ăn sáng lại tiếp tục mua chơi như súng, kiếm, đao…<br />
<br />
<br />
Nguyễn Văn Vinh TH Hoàng Văn Th<br />
6 ụ<br />
Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường trong trường Tiểu học<br />
<br />
<br />
Mặt khác hoàn cảnh gia đình một số học sinh trong gia đình bố mẹ luôn sử <br />
dụng bạo lực để giải quyết các mối quan hệ trong gia đình<br />
Về mặt tâm lý một số em bị sức ép như sức ép trong học tập …khi bị dồn <br />
nén các em không kiểm soát được cảm xúc đã bùng phát ra qua những hành động <br />
bạo lực.<br />
Tác động trực tiếp từ lối sống của một bộ phận thanh niên hư từ nơi khác <br />
đến, cùng với cách giải quyết mâu thuẫn giữa các thanh niên giữa các địa phương <br />
trong thời gian qua bằng vũ lực đã tác động tiêu cực đến suy nghĩ và hành động <br />
của các em. <br />
Công tác quản lý trong nhà trường hiện nay dường như vẫn còn thiên về <br />
hành chính và nặng thành tích. Những hoạt động giáo dục ngoại khóa chưa được <br />
quan tâm đúng mức, chưa đầu tư thỏa đáng. Phong trào “xây dựng trường học thân <br />
thiện, học sinh tích cực” tuy đã có tác động làm tốt dần môi trường giáo dục <br />
nhưng chưa thực sự đi vào chiều sâu.<br />
Hình thức xử lý học sinh vi phạm hiện nay chưa thực sự hiệu quả. Việc <br />
“Nghiêm trị” là cần thiết, nhưng phải xem xét hình thức kỷ luật sao cho vừa có tác <br />
dụng răn đe, vừa khiến cho các em cảm thấy được quan tâm thực sự.<br />
Mối quan hệ thầy – trò ngày nay dường như đang có những khoảng cách. <br />
Đôi khi, thầy cô không còn là “tấm gương sáng” cho học sinh noi theo. Thêm vào <br />
đó, sự phối hợp giữa nhà trường – gia đình và xã hội còn lỏng lẽo, thiếu chặt chẽ.<br />
Cách cư xử nội tâm hay sự biểu lộ: Cách cư xử nội tâm phản ánh sự rút lui, <br />
ức chế, lo lắng hay chán nản. Do ít bộc lộ ra bên ngoài, những học sinh này <br />
thường không được các thầy, cô giáo trong trường chú ý tới.<br />
Các yếu tố tâm lý cá nhân: Nhiều nghiên cứu cho thấy, một số yếu tố tâm lý <br />
cá nhân gắn liền với những mức độ gây hấn cao, và đây là dấu hiệu của các nguy <br />
cơ về bạo lực.<br />
Yếu tố môi trường gia đình: Môi trường gia đình được cho là có ảnh hưởng <br />
nhiều nhất tới hành vi ở học sinh. Hành vi bạo lực của cha mẹ, tính hung hãn và <br />
hiếu chiến của họ đều được trẻ em quan sát và ghi dấu ấn khi chúng sống trong <br />
môi trường gia đình.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Văn Vinh TH Hoàng Văn Th<br />
7 ụ<br />
Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường trong trường Tiểu học<br />
<br />
<br />
Việc tiếp xúc với bạo lực trên vô tuyến truyền hình và trò chơi game trực <br />
tuyến, ở một mức độ nào đó làm gia tăng tính hung hãn ở trẻ em, và sự hung hãn <br />
này lại có thể được đưa vào trường học.<br />
Như vậy, môi trường gia đình, tính cách, hành vi của cha mẹ là yếu tố chủ <br />
yếu tác động và có ảnh hưởng rất lớn tới hành vi, nhân cách của trẻ ngay từ rất <br />
sớm, lúc mới sinh ra cho đến tuổi trưởng thành. <br />
Yếu tố môi trường xung quanh và đời sống cộng đồng: Nhiều nghiên cứu đã <br />
chỉ ra rằng môi trường xung quanh và đời sống cộng đồng cũng tạo bối cảnh cho <br />
hành vi bạo lực học đường. Các cộng đồng có tỷ lệ tội phạm và sử dụng ma túy <br />
cao thường tác động xấu đến nhân cách trẻ và lối sống không lành mạnh đó len lỏi <br />
vào học đường.<br />
Yếu tố môi trường trường học: Một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra sự liên <br />
quan giữa môi trường trường học với hành vi bạo lực ở trường học. Đối với học <br />
sinh, thành tích học tập của các em tỉ lệ nghịch với hành động chống lại kỷ cương, <br />
quy định của nhà trường và xã hội.<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:<br />
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
Khi vận dụng các giải pháp và biện pháp này vào thực tế nhằm giải quyết <br />
triệt để vấn nạn bạo lực học đường xảy ra trong nhà trường nói chung và trường <br />
Tiểu học nói riêng.<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.<br />
* Đối với giáo viên:<br />
Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên nắm rõ hoàn cảnh kinh tế, gia đình của <br />
từng học sinh; quan tâm, theo dõi tình hình học tập, rèn luyện của học sinh lớp <br />
mình; kịp thời phản ánh với nhà trường những biểu hiện tiêu cực của học sinh. <br />
Nếu giáo viên nắm được thông tin về khả năng xảy ra xung đột giữa hai hay nhiều <br />
học sinh, hãy trao đổi với ban giám hiệu nhà trường, đồng thời phối hợp tốt với <br />
gia đình để có thể có biện pháp ngăn chặn kịp thời. <br />
Giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm cần quan tâm gần gũi, nghe ngóng <br />
và trao đổi tình cảm với học trò, nhất là với các trò có khả năng sử dụng bạo lực <br />
để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp khuyên giải phù hợp tạo bầu không khí <br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Văn Vinh TH Hoàng Văn Th<br />
8 ụ<br />
Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường trong trường Tiểu học<br />
<br />
<br />
trong lớp đoàn kết, thương yêu và giúp nhau cùng tiến bộ thì sẽ ngăn ngừa được <br />
tình trạng bạo lực.<br />
Giáo viên cần phải tôn trọng học sinh, đối xử bình đẳng với tất cả học <br />
sinh. Định kiến, phân biệt trong lớp là một trong những nguyên nhân dẫn đến hành <br />
vi bạo lực học đường. Vì vậy, giáo viên cần tránh định kiến và phân biệt đối xử <br />
trong lớp. Giáo viên cũng cần cương quyết không chấp nhận những học sinh có lời <br />
nói hoặc hành vi thể hiện sự định kiến hoặc gây chia rẽ trong lớp nhằm tạo ra <br />
trong lớp học môi trường an toàn và thân thiện giữa các học sinh.<br />
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần sử dụng kiến thức của môn học <br />
có liên quan như kiến thức về môi trường xã hội, về quan hệ giữa người với <br />
người... để giáo dục đạo đức cho học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên phải kịp thời <br />
định hướng, điều chỉnh các hành vi của những em có xu hướng bạo lực vào các <br />
hoạt động tích cực của tập thể.<br />
Tạo điều kiện cho học sinh tham gia một cách tích cực vào các hoạt động <br />
trường, lớp, đặc biệt các hoạt động như giáo dục về sự bình đẳng, tư vấn, hòa <br />
giải cho học sinh...Đây là biện pháp quan trọng ngăn chặn bạo lực xảy ra trong nhà <br />
trường.<br />
Tổ chức các hoạt động nhằm tạo cho các em cơ hội thể hiện lòng yêu <br />
thương và tôn trọng người khác. Khi tham gia các hoạt động xã hội, mối quan hệ <br />
xã hội rộng mở, các em sẽ học hỏi và thiết lập các mối quan hệ tích cực cho sự <br />
phát triển tâm lý của các em.<br />
Giáo viên cần nâng cao khả năng nhận biết các dấu hiệu của bạo lực. <br />
Trước khi có hành động bạo lực, ở các học sinh sẽ có những biểu hiện nhất định <br />
và giáo viên nên nắm bắt những dấu hiệu này. Những dấu hiệu cảnh báo trước về <br />
bạo lực gồm: Đột nhiên có biểu hiện thiếu quan tâm, thờ ơ với xung quanh; Ám <br />
ảnh với các trò chơi bạo lực; Trầm cảm và tính khí thất thường, không ổn định; <br />
Không kiềm chế cảm xúc, sự tức giận của bản thân...<br />
Giáo viên tổ chức các buổi giáo dục về phòng chống bạo lực cho học sinh. <br />
Nếu có một vụ bạo lực học đường đang là tin tức được dư luận quan tâm, giáo <br />
viên nên tận dụng điều này để đưa nó vào lớp học của mình. Giáo viên có thể <br />
tham lận với học sinh về những dấu hiệu cảnh báo của bạo lực, những việc nên <br />
làm khi phát hiện ra những dấu hiệu đó.<br />
<br />
<br />
Nguyễn Văn Vinh TH Hoàng Văn Th<br />
9 ụ<br />
Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường trong trường Tiểu học<br />
<br />
<br />
Khuyến khích học sinh chia sẻ với bạn về những thông tin bạo lực. Hãy <br />
thể hiện cho học sinh biết bạn luôn sẵn sàng lắng nghe và là chỗ dựa tin cậy để <br />
các em có thể chia sẻ những mối quan tâm hoặc lo ngại về những hành vi bạo lực <br />
có thể xảy ra. Cởi mở với học sinh và luôn sẵn sàng lắng nghe các em là cơ sở để <br />
có thể phòng tránh bạo lực xảy ra.<br />
Giáo viên cần dạy cho học sinh cách thức giải quyết xung đột và kỹ năng <br />
làm chủ cảm xúc của mình. Nếu làm chủ được cảm xúc của mình chỉ sau một vài <br />
phút tức giận, học sinh sẽ không tiếp tục có hành vi bạo lực.<br />
Giáo viên cần lôi kéo sự tham gia của cha mẹ học sinh vào giải quyết vấn <br />
đề. Cũng như với các học sinh, giáo viên nên có sự liên hệ, tạo kênh thông tin để <br />
liên hệ, trao đổi một cách cởi mở với cha mẹ học sinh về vấn đề bạo lực với con <br />
cái họ. Giáo viên càng giữ mối liên hệ thường xuyên với cha mẹ học sinh thì càng <br />
đạt được hiệu quả cao trong giải quyết vấn đề bạo lực đối với các học sinh của <br />
mình. <br />
* Đối với nhà trường:<br />
Nhà trường cần phối hợp với gia đình và các tổ chức khác tạo điều kiện <br />
cho các em được bày tỏ lòng thương yêu và tôn trọng người khác, như tham gia các <br />
hoạt động tập thể đi thăm các gia đình thương binh liệt sĩ, thăm người ốm đau hay <br />
các trại trẻ mồ côi, trại dưỡng lão...để các em biết được giá trị cao cả của lòng <br />
yêu thương và sự chia sẻ. <br />
Nhà trường cần chú trọng công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức, kỷ luật nền <br />
nếp học đường, tinh thần trách nhiệm, làm từ thiện, nhân đạo...thông qua các giờ <br />
sinh hoạt chủ nhiệm, chào cờ, ngoại khóa...<br />
Thành lâp Tổ trật tự trường học, định kỳ hoặc đột xuất, họp với giáo viên <br />
chủ nhiệm, ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường, lớp...để phân tích những tác <br />
hại của việc vi phạm nội quy nhà trường, pháp luật nói chung, bạo lực học đường <br />
nói riêng đối với mỗi học sinh để từ đó thống nhất biện pháp giáo dục.<br />
Giúp học sinh nhận ra và sửa chữa khuyết điểm và thực hiện tốt nội quy <br />
trước thầy cô giáo, gia đình và chính quyền địa phương. Kiên quyết xử lý những <br />
trường hợp vi phạm đã nhiều lần giáo dục nhưng không tiến bộ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Văn Vinh TH Hoàng Văn Th<br />
10 ụ<br />
Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường trong trường Tiểu học<br />
<br />
<br />
Tổ chức tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường. Tổ tư vấn tâm lý gồm <br />
những thầy, cô giáo có kinh nghiệm giáo dục, hiểu biết về tâm lý lứa tuổi, pháp <br />
luật nhà nước, đạo đức, chuẩn mực xã hội...<br />
Xây dựng hộp thư “Điều em muốn nói” để các học sinh phản ánh những <br />
tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của các em. Hiệu trưởng trực tiếp, thường xuyên <br />
xử lý thông tin từ hộp thư và bảo mật thông tin do các em cung cấp.<br />
Phát huy vai trò của sao đỏ nhà trường trong giáo dục học sinh. Lựa chọn, <br />
phân công các học sinh chăm ngoan, có uy tín, có ý thức trách nhiệm để tham gia <br />
giúp đỡ bạn bè. <br />
Tổ chức và yêu cầu giáo viên nhất là tổng phụ trách, giáo viên trực ban, <br />
giáo viên chủ nhiệm hàng ngày nhất là các giờ ra chơi hãy ra ngoài để quan sát học <br />
sinh, để biết những trò chơi, những hoạt động của học sinh, để biết học sinh mình <br />
với học sinh khác.<br />
Nhà trường cần trao trách nhiệm và đặt niềm tin nơi học sinh. Ngay từ đầu <br />
năm học nên đưa ra các nội quy cụ thể để xây dựng nền nếp trường lớp và môi <br />
trường học tập thân thiện, tích cực. Giáo viên phối hợp với học sinh trong lớp <br />
phân công trách nhiệm cho các thành viên trong lớp để các em thấy rõ mình có trách <br />
nhiệm xây dựng tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh.<br />
Nhà trường tổ chức các buổi giao lưu rộng rãi giữa các lớp, các trường, các <br />
tổ chức, đoàn thể. Trong lớp, tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể, đi tham quan, dã <br />
ngoại để giáo dục tinh thần tập thể cho mỗi học sinh. Tổ chức các buổi giao lưu <br />
văn nghệ, thể dục thể thao giữa các lớp trong toàn khối, toàn trường để các em <br />
hiểu và gần gũi nhau hơn.<br />
Nhà trường cần phối hợp với chính quyền, cộng đồng dân cư, các ban <br />
ngành, đoàn thể tạo nhiều sân chơi nhằm giúp các em thư giãn và có điều kiện <br />
giao lưu, gần gũi, thân thiện với nhau qua các hoạt động phong trào, các chương <br />
trình ngoại khóa như: thành lập các câu lạc bộ theo sở thích; tổ chức các buổi sinh <br />
hoạt chủ điểm nhân cacsc ngày lễ; tổ chức các hội thi...Chính những hoạt động <br />
trên đã giảm bớt những căng thẳng trong học tập, gắn kết các em lại với nhau, tạo <br />
sự thân thiện, gần gũi.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Văn Vinh TH Hoàng Văn Th<br />
11 ụ<br />
Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường trong trường Tiểu học<br />
<br />
<br />
Giáo dục học sinh không có những cái nhìn định kiến, nói với các em hãy <br />
bỏ tất cả những định kiến bên ngoài lớp học và tạo cho lớp học là nơi an toàn để <br />
các em bày tỏ suy nghĩ và có các cuộc thảo luận.<br />
Bồi dưỡng cho các lực lượng làm công tác giáo dục nhận biết được những <br />
dấu hiệu cảnh báo ở học sinh trước những bạo lực có thể xảy ra.<br />
Hãy lắng nghe học sinh nói về bạo lực học đường, hãy cởi mở để đón nhận các <br />
em<br />
Hãy dân chủ thảo luận việc ngăn chặn bạo lực với học sinh, hãy sử dụng <br />
học sinh là lực lượng chính ngăn ngừa bạo lực, tổ chức để học sinh được tham gia <br />
và giáo viên hãy tham gia vào tổ chức của các em để giúp đỡ các em trong công tác.<br />
Tổ chức các buổi nói chuyện hướng dẫn những giải pháp và kỹ năng kiểm <br />
soát những cơn tức giận, hướng dẫn các em cách xử lý xung đột, cách giải quyết <br />
những bất đồng không cần đến bạo lực.<br />
Tạo niềm tin cho học sinh khi giáo viên giải quyết mâu thuẫn giữa các em.<br />
* Đối với gia đình:<br />
Gia đình là nôi nuôi dưỡng các em từ nhỏ, bố mẹ sẽ là những người thầy <br />
đầu tiên dẫn dắt các em bước vào đời. Nhưng hiện nay, có rất nhiều gia đình phó <br />
mặc việc dạy bảo con cái cho thầy cô và nhà trường. Nhiều bậc cha mẹ chỉ mải lo <br />
làm giàu mà không có thời gian dành cho gia đình, không có bữa cơm chung, không <br />
có giờ sinh hoạt chung, tư vấn cho con cái như một người thầy, như một người <br />
bạn. Chỉ lo cung cấp về tiền bạc thôi thì không thể nào đảm bảo sự trưởng thành <br />
về nhân cách cho con em mình. Đó là một trong những nguyên nhân sâu xa khiến <br />
các em dễ chán nản, luôn có cảm giác thiếu tình yêu thương từ gia đình nên hành <br />
động nông nổi, phó mặc bản thân soosngs lối sống buông thả. Vì vậy cha mẹ cần <br />
quan tâm chăm sóc con, là tấm gương tốt cho con cái.<br />
Để cùng với nhà trường giáo dục con cái, cha mẹ phải là người có kiến <br />
thức. Kiến thức ở đây có thể từ kinh nghiệm, có thể qua học tập trong sách vở và <br />
trong cuộc sống. Tuy nhiên, dù kiến thức nào thì cha mẹ cũng phải biết lựa chọn <br />
những vấn đề phù hợp với yêu cầu của xã hội, phù hợp với hoàn cảnh và tâm lý <br />
lứa tuổi, phù hợp với đặc điểm của từng đứa trẻ. Cha mẹ phải cập nhật thông tin, <br />
nắm bắt được nhu cầu tâm lý của con mình, có phương pháp giáo dục phù hợp với <br />
từng em và cần thường xuyên quan tâm, chăm sóc con cái. Trong thực tế vẫn còn <br />
<br />
<br />
Nguyễn Văn Vinh TH Hoàng Văn Th<br />
12 ụ<br />
Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường trong trường Tiểu học<br />
<br />
<br />
những gia đình thể hiện sự quan tâm con không đúng cách hoặc thiếu sự quan tâm <br />
là nguyên nhân dẫn đến việc làm hư hỏng các em.<br />
Cha mẹ phải là người bạn luôn gần gũi, tôn trọng, lắng nghe con tâm sự, <br />
chia sẻ, luôn sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn, giúp đỡ con vượt qua những khó khăn. Dành <br />
chút thời gian quan tâm tới con em mình và cùng thầy cô, nhà trường tạo dựng cho <br />
các em những hành trang vững chắc bước vào đời. Đó là điều cần và đủ cho thế <br />
hệ tương lai đang có xu hướng trệch đường.<br />
Cha mẹ cố gắng trở thành người bạn của con. Muốn con không trở thành <br />
nạn nhân của nạn bạo lực học đường, người làm cha mẹ phải dành nhiều thời <br />
gian cho con, quan tâm tới con thường xuyên. Các bậc cha mẹ cần cố gắng trở <br />
thành người bạn lớn của con, khơi gợi, trò chuyện với con về vấn đề học tập, bạn <br />
bè, thầy cô ở trường. Phải làm thế nào cho con tin tưởng và tạo được một không <br />
khí gia đình thật cởi mở, ấm cúng. Có như thế khi gặp mâu thuẫn với bạn bè, <br />
chúng mới không giấu nhẹm mọi việc trước cha mẹ và các bậc cha mẹ mới có <br />
khả năng phòng ngừa bạo lực từ xa.<br />
Cha mẹ phải là tấm gương tốt. Cách hành xử của cha mẹ với nhau, cách <br />
ứng xử của cha mẹ với những người xung quanh có ảnh hưởng rất lớn đến sự <br />
hình thành nhân cách đứa trẻ. Những người làm cha mẹ phải gương mẫu trong <br />
giao tiếp, ứng xử; biết kiểm soát cảm xúc và hành vi của mình, không có hành vi <br />
bạo lực với nhau, với con cái và mọi người xung quanh.<br />
Gia đình phải được xây dựng trên cơ sở bình đẳng, tiến bộ, cha mẹ phải <br />
bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.<br />
Cha mẹ phải thường xuyên liên lạc và phối hợp với nhà trường. Cha mẹ <br />
thường xuyên liên lạc và phối hợp chặt chẽ, tích cực với nhà trường và cộng đồng <br />
trong việc giáo dục con. Việc trao đổi thông tin giữa nhà trường – gia đình là rất <br />
cần thiết trong việc giáo dục, định hướng sự phát triển cho các em học sinh để <br />
tránh những hành vi bạo lực ở các em.<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.<br />
Trong các biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường trong <br />
trường Tiểu học, các biện pháp khi vận dụng phải kết hợp một cách linh hoạt và <br />
nhuần nhuyễn, phải có mối quan hệ giữa các biện pháp để hiệu quả đạt cao nhất. <br />
Việc giáo dục đạo đức cho học sinh cần phải có sự phối hợp giữa gia đình – nhà <br />
<br />
<br />
Nguyễn Văn Vinh TH Hoàng Văn Th<br />
13 ụ<br />
Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường trong trường Tiểu học<br />
<br />
<br />
trường –Xã hội, trong các biện pháp ở trên các biện pháp đối với giáo viên là then <br />
chốt, đối với gia đình và nhà trường đều nắm vai trò rất quan trọng. Nếu khi vận <br />
dụng các giải pháp, biện pháp vào không có sự kết hợp, giữa các giải pháp và biện <br />
pháp không có mối quan hệ với nhau thì kết quả, hiệu quả thu được sẽ không cao.<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.<br />
Nhờ những giải pháp, biện pháp trên hàng ngày, hàng tuần giáo viên chủ <br />
nhiệm, nhà trường nhận được nhiều thông tin của học sinh về nhiều mặt trong đó <br />
có những thông tin về hiện tượng học sinh mâu thuẫn có khả năng đánh nhau để <br />
nhà trường kịp thời can thiệp giải quyết.<br />
Với sự kiên quyết trong thực hiện các giải pháp trên, vì vậy trong những <br />
năm qua trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ đã đạt được nhiều thành tích trên các <br />
mặt công tác: Tập thể cán bộ, giáo viên đoàn kết, thân ái, có trách nhiệm cao trong <br />
công tác giáo dục và giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Học sinh chăm học, ngoan hơn. <br />
( Mặc dù vẫn còn những xích mích nho nhỏ) nhưng không có hiện tượng “ Bạo <br />
lực học đường” xảy ra.<br />
Môi trường giáo dục của nhà trường được tốt lên, cảnh quan được cải <br />
thiện rất nhiều, chất lượng dạy và học ngày càng tăng. Các phong trào thi đua <br />
được các cấp, các ngành và chính quyền địa phương đánh giá cao.<br />
Đề tài này có thể được vận dụng có hiệu quả trong các trường tiểu học <br />
nói chung và vận dụng vào các buổi sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt lớp…<br />
Do sự quản lý chặt chẽ lại có sự quan tâm của các cấp, các ngành nên việc <br />
giáo dục phẩm chất cho học sinh đã có tiến bộ ngày càng tốt.<br />
+ Kết quả xếp loại về phẩm chất của học sinh trường tiểu học Hoàng Văn <br />
Thụ trong năm học 2015 – 2016 và Học kì I năm học 2016 – 2017 như sau:<br />
Kết quả xếp loại phẩm chất<br />
Tổng <br />
Năm học số học T Đ CĐ/CCG<br />
sinh SL TL SL TL SL TL<br />
Đầu năm 2015<br />
363 325 89,5% 38 10,5%<br />
2016<br />
Cuối năm 2015 <br />
363 352 97% 11 3%<br />
2016<br />
Đầu năm 2016 359 325 90,5 9 9,5<br />
<br />
Nguyễn Văn Vinh TH Hoàng Văn Th<br />
14 ụ<br />
Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường trong trường Tiểu học<br />
<br />
<br />
<br />
2017<br />
<br />
Cuối Học kì I năm <br />
359 212 59% 143 39,9% 4 1,1%<br />
2016 2017<br />
<br />
Số vụ đánh nhau chửi nhau do đùa nhau đã giảm đi rõ rệt. <br />
Như vậy qua một học kỳ thực hiện đồng bộ các giải pháp, các biện pháp <br />
phòng chống bạo lực học đường đã đạt được kết quả đáng phấn khởi, không còn <br />
hiện tượng gây gỗ đánh nhau trong trường học. <br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận:<br />
Trên đây là một số giải pháp, biện pháp của bản thân trong việc phòng <br />
chống “Bạo lực học đường” đã được tập thể giáo viên và học sinh nhà trường <br />
thực hiện đồng nhất từ năm học 2015 2016 đến nay, phong trào này được dư <br />
luận xã hội đồng tình và phối hợp giúp đỡ và động viên, vì vậy trường Tiểu học <br />
Hoàng Văn Thụ được đánh giá là một điểm sáng trong Ngành Giáo dục và Đào tạo <br />
Krông Ana, góp phần cho sự nghiệp Giáo dục ở địa phương ngày càng phát triển.<br />
Công tác giáo dục đạo đức học sinh nhất là học sinh chưa ngoan thường sử <br />
dụng vũ lực cần có sự quan tâm của Đảng, chính quyền các cấp, các ngành quản <br />
lý tốt sinh hoạt văn hoá cho lành mạnh. Công tác giáo dục cho thế hệ trẻ ngày nay <br />
vô cùng phức tạp đòi hỏi quản lý công tác giáo dục đạo đức học sinh đặc biệt học <br />
sinh chưa ngoan phải tiến hành thường xuyên liên tục. Phải linh hoạt năng động áp <br />
dụng nhiều biện pháp cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể với từng loại đối tượng. <br />
Có như vậy mới đào tạo cho xã hội lớp người mang đầy đủ nhân cách của con <br />
người Việt Nam : Nhân, nghĩa, dũng, lễ, trí, tín trong thời đại ngày nay.<br />
2. Kiến Nghị<br />
Để phòng, chống “Bạo lực học đường” ngày càng hiệu quả, góp phần cho <br />
môi trường giáo dục ngày càng tốt hơn.<br />
Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo::<br />
Tổ chức hội thảo chuyên đề cho các trường về “công tác chủ nhiệm lớp”. <br />
Tổ chức cuộc thi phòng chống bạo lực học đường cho học sinh, mở các lớp về kỹ <br />
năng sống cho học sinh trong các dịp hè và các hoạt động ngoại khóa phong phú.<br />
Cần có các văn bản quy định để quản lý tốt hơn các dịch vụ vui chơi, đặc <br />
biệt là các cửa hàng Internet, các trò chơi mang tính bạo lực, quy định thời gian mở <br />
cửa, đóng cửa của các quán Internet nhằm giảm tình trạng các em chơi khuya.<br />
<br />
Nguyễn Văn Vinh TH Hoàng Văn Th<br />
15 ụ<br />
Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường trong trường Tiểu học<br />
<br />
<br />
Chính quyền các cấp quản lý chặt chẽ ngăn chặn các loại văn hoá phẩm <br />
mang tính bạo lực, nghiêm cấm việc buôn bán các thứ đồ chơi có tính bạo lực. <br />
Ngành viễn thông quản lý không cho chơi trò chơi điện tử mang tính bạo <br />
lực.<br />
Nhà trường và cộng đồng xã hội cần tạo một môi trường an toàn xung <br />
quanh nhà trường.<br />
Cần có sự phối hợp các cấp các ngành, tạo sự đồng thuận giữa các lực <br />
lượng giáo dục. <br />
NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Văn Vinh<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG<br />
…………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
(Ký, ghi rõ họ tên)<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN<br />
…………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
(Ký, ghi rõ họ tên)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Văn Vinh TH Hoàng Văn Th<br />
16 ụ<br />
Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường trong trường Tiểu học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
Tìm hiểu qua các loại sách báo.<br />
Tìm hiểu tình hình của một số trường trên địa bàn thị trấn.<br />
Tìm hiểu thực tế nhà trường và của địa phương.<br />
Giáo dục kỹ năng phòng chống Bạo lực học đường và tệ nạn xã hội cho học sinh <br />
tiểu học – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.<br />
Kỹ năng và các tình huống ứng xử sư phạm NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.<br />
<br />
Nguyễn Văn Vinh TH Hoàng Văn Th<br />
17 ụ<br />
Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường trong trường Tiểu học<br />
<br />
<br />
Tâm lý học lứa tuổi NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Văn Vinh TH Hoàng Văn Th<br />
18 ụ<br />