SKKN: Một số biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen chữ cái<br />
<br />
<br />
I. Phần mở đầu:<br />
1. Lý do chọn đề tài:<br />
Việc hướng dẫn cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi “Làm quen chữ cái là cơ <br />
hội tốt để sớm hình thành ở trẻ những năng lực hoạt động ngôn ngữ thái <br />
độ, phát triển trí tuệ và kỹ năng làm quen với chữ cái. Qua đó giáo dục tình <br />
cảm và phát triển tư duy mở rộng vốn từ cho trẻ góp phần vào việc phát <br />
triển toàn diện nhân cách, chuẩn bị cho trẻ một hành trang “Tiếng việt” <br />
vững chắc để trẻ bước vào lớp 1 một cách toàn diện.<br />
Bản thân tôi là một giáo viên mầm non tôi luôn suy nghĩ làm thế nào <br />
để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ được tốt, đặc biệt là việc <br />
nâng cao chất lượng làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. <br />
Đây là nhiệm vụ quan trọng và cần phải có sự nỗ lực phấn đấu, quyết tâm <br />
cao. Cần phải chú trọng công tác chuyên môn, làm tốt công tác xã hội hóa <br />
giáo dục nhằm đưa chất lượng giáo dục ngày càng đi lên đáp ứng với yêu <br />
cầu sự nghiệp giáo dục mầm non trong thời đại hiện nay. Tôi được nhà <br />
trường phân công công tác giảng dạy trẻ ở độ tuổi 5 6 tuổi. Qua những <br />
năm trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy rằng để trẻ làm quen chữ viết một <br />
cách có hiệu quả đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, chịu khó, biết vận <br />
dụng những thủ thuật một cách linh hoạt, sáng tạo trong quá trình lên lớp <br />
để trẻ lĩnh hội đầy đủ kiến thức của bộ môn để từ đó trẻ có sự tập trung <br />
chú ý và thật sự có hứng trong học tập.<br />
Nhận thức được tầm quan trọng cũng như những khó khăn trong quá <br />
trình tổ chức hoạt động tôi đã cố gắng học hỏi kinh nghiệm ở các đồng <br />
nghiệp, nghiên cứu các biện pháp hữu hiệu nhất nhằm truyền thụ đến trẻ <br />
sao cho trẻ lĩnh hội một cách nhẹ nhàng, thoải mái hơn tránh được sự gò <br />
bó. Là giáo viên chủ nhiệm lớp lá trường Mầm non Sơn ca thường xuyên <br />
tiếp xúc với trẻ, hơn ai hết tôi hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý cũng như khả <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Vũ Thị Lợi Trường Mầm Non Sơn ca 1<br />
SKKN: Một số biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen chữ cái<br />
<br />
<br />
năng, nhu cầu của trẻ và dựa vào những gì mà tôi đã tích lũy được trong <br />
những năm qua nên tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp <br />
để nâng cao chất lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen chữ cái”.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:<br />
* Mục tiêu:<br />
Chương trình giáo dục mầm non hướng tới mục tiêu giúp trẻ phát <br />
triển toàn diện, hài hòa về các mặt: Thể chất, nhận thức, thẩm mỹ, ngôn <br />
ngữ tình cảm xã hội và chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp một sau này vì vậy <br />
mục tiêu chính là tìm ra một số biện pháp để nâng cao chất lượng làm quen <br />
với chữ cái ở trường mầm non thêm phong phú và hiệu quả. <br />
* Nhiệm vụ: <br />
Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ giao tiếp, hình thành cho trẻ những kỹ <br />
năng nhận biết chữ cái, luyện phát âm, kỹ năng cầm bút tập sao chép các <br />
chữ, từ, câu đơn giản…Giúp trẻ hình thành và phát triển tư duy.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu:<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với <br />
chữ viết.<br />
4. Giới hạn của đề tài:<br />
Đề tài nghiên cứu trẻ 5 – 6 tuổi Trường Mầm non Sơn ca – Huy ện <br />
Krông Ana – Tỉnh Đăk lăk năm học 2016 – 2017.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu:<br />
Muốn đề tài này được thành công tôi đã sử dụng những phương pháp <br />
như sau:<br />
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận:<br />
Phương pháp đọc sách, nghiên cứu tài liệu.<br />
Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Tài liệu tập huấn chương trình <br />
giáo dục mầm non mới. Chương trình bồi dưỡng thường xuyên.<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Vũ Thị Lợi Trường Mầm Non Sơn ca 2<br />
SKKN: Một số biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen chữ cái<br />
<br />
<br />
b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.<br />
Phương pháp quan sát, đàm thoại.<br />
Ghi chép quá trình phát triển của trẻ.<br />
Phương pháp dự giờ: Tôi luôn luôn học hỏi đồng nghiệp thông qua <br />
các buổi dự giờ, thao giảng, dự giờ chuyên đề… tìm ra các biện pháp để áp <br />
dụng phù hợp với lớp mình.<br />
C) Phương pháp thống kê toán học.<br />
Phương pháp xử lý số liệu.<br />
II: Phần nội dung:<br />
1. Cơ sở lí luận:<br />
Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong việc phát triển trí tuệ cho trẻ. Ngôn <br />
ngữ là phương tiện nhận thức thế giới xung quanh, là cơ sở của mọi sự suy <br />
nghĩ, là công cụ của tư duy. Vì vậy trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ <br />
lứa tuổi mầm non, việc hình thành và phát triển ngôn ngữ cho trẻ là nhiệm <br />
vụ hết sức quan trọng. Làm quen với chữ viết giúp trẻ hình thành và phát <br />
triển một số năng lực thái độ cần thiết cho việc học tiếng việt ở phổ thông <br />
sau này. Thông qua việc chơi trò chơi, đọc thơ, kể chuyện đọc đồng dao, <br />
ca dao…Giúp trẻ rèn khả năng nghe, bắt chước , khả năng phát âm, nói và <br />
hiểu ngôn ngữ tiếng việt. Trong quá trình đó trẻ được cung cấp vốn từ về <br />
thế giới xung quanh, học cách diễn đạt, cách suy nghĩ…Bên cạnh đó ở <br />
trường mầm non trẻ được làm quen với 29 chữ cái của tiếng Việt. Từ đó <br />
trẻ nhận biết mặt chữ, phát âm đúng chữ cái, nghe phát âm tìm được chữ <br />
cái, nhìn vào chữ cái đọc được âm tương ứng. Ngoài ra, trẻ còn được đọc <br />
một số câu thơ, ca dao, đồng dao có chứa âm của chữ cái nhằm hoàn thiện <br />
bộ máy phát âm và khả năng ngôn ngữ mạch lạc, biểu cảm, nói đúng ngữ <br />
âm tiếng Việt. Ngoài ra, hoạt động làm quen với chữ cái còn giúp trẻ biết <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Vũ Thị Lợi Trường Mầm Non Sơn ca 3<br />
SKKN: Một số biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen chữ cái<br />
<br />
<br />
cầm bút, ngồi đúng tư thế khi tô, sao chép. Do đó, việc cho trẻ làm quen <br />
với chữ cái là một hoạt động rất quan trọng trong chương trình giáo dục <br />
trẻ 5 6 tuổi. Hoạt động này không chỉ hình thành những cơ sở ban đầu của <br />
kĩ năng nói tiếng mẹ đẻ mà còn giúp trẻ có những hiểu biết và kĩ năng cơ <br />
bản, hỗ trợ trực tiếp và tích cực cho bộ môn tiếng Việt ở trường Tiểu học. <br />
Làm quen chữ cái cô giáo tổ chức để trẻ hứng thú bước vào hoạt động <br />
văn học một cách tự nhiên như đọc thơ diễn cảm, kể lại chuyện sáng tạo, <br />
hóa thân vào các nhân vật trong các vai diễn trò chơi đóng kịch ...Từ đó trẻ <br />
chủ động tham gia các hoạt động văn học tích cực sáng tạo. Dưới sự đổi <br />
mới như hiện nay. Hoạt động làm quen chữ cái không phải là hoạt động <br />
độc lập, không theo một quy trình phân chia thành nhiều tiết như trước đây, <br />
không gò theo cấu trúc trong khi tổ chức hoạt động. Trong các hoạt động <br />
của tuổi mẫu giáo: Chơi giữ vai trò hoạt động chủ đạo, giữa hoạt động vui <br />
chơi và hoạt động học tập chưa có ranh giới rõ ràng. Khác với người lớn <br />
trẻ em thật sự học trong khi chơi, trẻ lĩnh hội các tri thức tiền khoa học <br />
trong trường mầm non theo phương châm “chơi mà học, học mà chơi”.<br />
Thông qua bộ môn làm quen chữ cái giúp trẻ phát triển một cách toàn <br />
diện nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển đó là mục đích hàng <br />
đầu của giáo dục mầm non. Là một giáo viên chủ nhiệm lớp mẫu giáo 5 – <br />
6 tuổi tôi luôn thực hiện đúng kế hoạch đúng chương trình giảng dạy là <br />
cho trẻ làm quen chữ cái ở mọi lúc mọi nơi thông qua các tiết học. Đối với <br />
tiết dạy tôi luôn thực hiện đúng chương trình, dạy đúng trình tự các bước, <br />
trong tiết dạy tôi luôn đầu tư nội dung song kết quả chưa cao, trẻ không <br />
hứng thú, không tập trung chú ý nghe giảng, không tích cực tham gia vào <br />
các hoạt động chính vì vậy kết quả đạt được chưa cao.<br />
Vì vậy, có thể nói việc hướng dẫn trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với chữ cái <br />
là cơ hội tốt để chuẩn bị hành trang vững chắc giúp trẻ bước vào lớp một <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Vũ Thị Lợi Trường Mầm Non Sơn ca 4<br />
SKKN: Một số biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen chữ cái<br />
<br />
<br />
thuận lợi hơn.<br />
2. Thực trạng:<br />
* Ưu điểm:<br />
Các cháu đi học đều và đã quen với trường lớp.<br />
Cô nắm vững phương pháp, yêu nghề mến trẻ, tận tình với trẻ và <br />
phụ huynh, được trau dồi kiến thức thường xuyên tập huấn các chuyên đề <br />
mới.<br />
Được sự quan tâm chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường thường <br />
xuyên quan tâm nhắc nhở, giúp đỡ về chuyên môn. Nhà trường đã kếp hợp <br />
với hội cha mẹ học sinh đầu tư mua sắm trang thiết bị điện tử như: Máy <br />
chiếu, màn hình, máy tính nhằm ứng dụng công nghệ giáo án điện tử trong <br />
việc tổ chức các hoạt động có chủ đích.<br />
Cô giáo cũng đã cố gắng học tập để nâng cao trình độ về chuyên <br />
môn nghiệp vụ, nâng cao kiến thức về công nghệ thông tin để phục vụ cho <br />
chương trình mới hiện nay của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.<br />
Đa số phụ huynh nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phải rèn luyện <br />
kỹ năng cho trẻ làm quen với chữ cái làm tiền đề cho trẻ bước vào lớp 1.<br />
* Hạn chế:<br />
Một số trẻ tuy cùng độ tuổi nhưng sự phát triển về ngôn ngữ, nhận <br />
thức cũng như tất cả các mặt khác còn hạn chế hơn so với các bạn của <br />
mình. Trẻ đọc chữ cái theo kiểu thuộc lòng. Trẻ phát âm chưa chuẩn, nói <br />
ngọng, nói lắp…khả năng tập trung chú ý chưa cao.<br />
Do đặc thù về vùng miền nên ảnh hưởng không nhỏ tới cách phát âm <br />
của trẻ như miền Bắc thì thường phát âm khó những chữ như: l, m, n. <br />
Miền nam thì có chữ : s, x…<br />
Một số trẻ còn chưa được phụ huynh quan tâm về việc học, chưa <br />
hiểu rõ vai trò của hoạt động cho trẻ làm quen với chữ viết, bên cạnh đó <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Vũ Thị Lợi Trường Mầm Non Sơn ca 5<br />
SKKN: Một số biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen chữ cái<br />
<br />
<br />
một số phụ huynh lại nôn nóng trong việc học chữ của con em mình nên đã <br />
dạy trước tập viết dẫn đến việc tiếp thu bài của tiết học không đồng đều, <br />
trẻ tỏ ra thờ ơ vì mình đã biết rồi nên không còn chú ý đến tiết học, còn khi <br />
viết vì phụ huynh dạy trước ở nhà nên viết sai nét chữ cho trẻ. Những thực <br />
trạng trên gây khó khăn trong việc truyền thụ kiến thức của cô và khả năng <br />
tiếp thu của trẻ.<br />
Kết quả khảo sát đầu năm của lớp tôi như sau:<br />
Stt Khả năng Số trẻ Đạt Chưa <br />
KS đạt<br />
1 Trẻ nhận biết và phát âm đúng 27 75% 26%<br />
2 Trẻ tô, đồ đúng chữ cái 27 78% 22%<br />
3 Trẻ cầm vở, để vở ngồi đúng tư 27 81,5% 18,5%<br />
thế.<br />
4 Trẻ hứng thú, tích cực tham gia 27 85% 15%<br />
hoạt động làm quen chữ viết<br />
Nhìn vào bảng khảo sát trên tôi thấy những biện pháp thông thường, <br />
bài soạn rập khuôn cứng nhắc chưa có biện pháp mới tác động thì chất <br />
lượng đạt được trên trẻ chưa cao vì vậy bản thân tôi luôn suy nghĩ, tìm ra <br />
những biện pháp triển khai để trẻ được hoạt động cá nhân một cách tích <br />
cực, kiến thức của trẻ được bổ sung và củng cố phong phú, giúp trẻ phát <br />
hiện ra nhiều mới lạ.<br />
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã thực hành thực tế tại lớp tôi và <br />
hiệu quả đem lại sau những lần áp dụng các biện pháp là trẻ lớp tôi rất <br />
hứng thú và phấn khởi khi được học môn làm quen chữ cái. Nếu khắc phục <br />
được các mặt hạn chế trên sẽ giúp tôi có những kinh nghiệm giúp nâng cao <br />
chất lượng cho trẻ 5 6 tuổi làm quen với chữ cái tốt hơn và sẽ gây hứng <br />
thú cho trẻ khi tham gia vào hoạt động. Nếu trẻ tiếp thu bài một cách hào <br />
hứng và hứng thú đấy chính là điều thành công nhất. Khi tham gia vào các <br />
hoạt động làm quen chữ cái trẻ không những nhận biết được mặt chữ, phát <br />
<br />
Người thực hiện: Vũ Thị Lợi Trường Mầm Non Sơn ca 6<br />
SKKN: Một số biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen chữ cái<br />
<br />
<br />
âm đúng chữ cái…mà qua hoạt động còn giúp trẻ hoàn thiện hơn về bộ <br />
máy phát âm và khả năng ngôn ngữ mạch lạc, biểu cảm, nói đúng ngữ âm <br />
tiếng Việt.<br />
Khi vận dụng đề tài này thì phải trải qua thực nghiệm tại lớp và <br />
muốn tiết dạy thành công đòi hỏi phải có sự đầu tư về chuyên môn lẫn đồ <br />
dùng. Ví dụ như muốn tiến hành một tiết làm quen chữ cái nếu muốn thu <br />
hút trẻ thì phải làm mũ, chữ cái, mô hình…Với nhiều chủ đề khác nhau rất <br />
khó khăn cho việc cất giữ để sử dụng đồ dùng lâu dài vì lớp học chật chội <br />
chưa có thư viện, phòng kho…<br />
Cô đã tổ chức cho trẻ làm quen với chữ cái ở mọi lúc mọi nơi, tạo <br />
môi trường phong phú, đa dạng để lôi cuốn sự tò mò của trẻ. Đã biết cách <br />
lồng ghép đan cài các môn học khác, các trò chơi chữ cái vào trong tiết dạy <br />
nhằm tạo thêm hào hứng và hứng thú trong hoạt động của trẻ tránh sự <br />
nhàm chán và mệt mỏi trên trẻ.<br />
* Nguyên nhân chủ quan:<br />
Do đặc điểm tâm sinh lí của trẻ khác nhau: Bộ máy phát âm của trẻ <br />
chưa thực sự hoàn thiện, khả năng ghi nhớ của trẻ còn yếu. Tư duy của trẻ <br />
còn hạn chế, kinh nghiệm dùng từ của trẻ chưa được luyện tập nhiều. Vì <br />
vậy trẻ dùng từ và nói các câu còn sai, trẻ nói ngọng, nói lắp.<br />
* Nguyên nhân khách quan:<br />
Một số giáo viên chưa chịu khó tìm tòi tài liệu và học hỏi kinh nghiệm <br />
từ đồng nghiệp. Vì vậy chất lượng giáo dục chưa cao.<br />
Đồ dùng đồ chơi chưa đa dạng, phong phú. Trẻ chịu ảnh hưởng của <br />
môi trường ngôn ngữ xung quanh trẻ không tốt, trẻ phải sống trong môi <br />
trường giao tiếp nghèo nàn, ít có cơ hội được giao tiếp với mọi người xung <br />
quanh nên trẻ ngại giao tiếp...Trẻ phải sống trong môi trường quá ồn ào <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Vũ Thị Lợi Trường Mầm Non Sơn ca 7<br />
SKKN: Một số biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen chữ cái<br />
<br />
<br />
ảnh hưởng đến nhạy cảm của tai trẻ làm trẻ nghe kém và phát âm sai, <br />
không chính xác...<br />
Từ những thực tế đó, tôi suy nghĩ không biết làm thế nào để tạo hứng <br />
thú trong giờ học và để giờ học đạt kết quả cao và có chất lượng, giúp trẻ <br />
5 – 6 tuổi làm quen với hoạt động chữ cái một cách nhẹ nhàng, thoải mái. <br />
Trong các quá trình dạy và học hỏi các kinh nghiệm của các đồng nghiệp, <br />
tôi đã áp dụng một số biện pháp sau trong giờ dạy.<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:<br />
a. Mục tiêu của giải pháp<br />
Nhằm giúp trẻ nâng cao khả năng nắm bắt nhớ mặt chữ, phát âm, tô, <br />
đồ, sao chép chữ cái một cách chính xác. Không mang tính trừu tượng, khô <br />
khan. Giúp trẻ phát triển hài hòa về thể chất lẫn tinh thần thông qua 5 mặt <br />
phát triển. Qua đó để thu hút, lôi cuốn trẻ vào giờ học.<br />
b. Nội dung và cách thực hiện giải pháp.<br />
Từ xưa đến nay giáo viên thường chú ý đến việc tổ chức các hoạt <br />
động cho trẻ một cách cứng nhắc và rập khuôn, chưa linh hoạt sáng tạo <br />
cũng như chưa phát huy được tính tích cực chủ động tự giác của trẻ. Vì <br />
vậy hiệu quả giáo dục chưa cao, kỹ năng của trẻ chưa được rèn luyện <br />
nhiều. Muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ <br />
chúng ta có nhiều biện pháp, trong đó biện pháp tạo môi trường hoạt động <br />
tích cực cho trẻ mang lại hiệu quả rất cao. Những lợi ích đầu tiên đó sẽ <br />
tạo ra môi trường học tập thân thiện, gần gũi, tích cực cho trẻ. Thu hút trẻ <br />
đến trường và nâng cao chất lượng công tác chăm sóc giáo dục. Phát triển <br />
khả năng hợp tác giữa trẻ với trẻ và với cô giáo. Việc tạo ra một môi <br />
trường học tập tốt, tạo cho các em sự gần gũi coi lớp học như gia đình <br />
của mình là trách nhiệm của mỗi cô giáo chúng ta, để trẻ thấy mỗi ngày <br />
đến trường thực sự là một ngày vui. Vì vậy tôi đã lựa chọn những biện <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Vũ Thị Lợi Trường Mầm Non Sơn ca 8<br />
SKKN: Một số biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen chữ cái<br />
<br />
<br />
pháp sau để nâng cao chất lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen chữ cái một <br />
cách tốt hơn:<br />
* Biện pháp 1: Lập kế hoạch cho từng chủ đề và tổ chức hội thi “ Bé <br />
với chữ cái”.<br />
Trước hết giáo viên phải chọn nội dung phù hợp với từng chủ đề để <br />
xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ. Căn cứ vào nhiệm vụ năm học của phòng <br />
giáo dục và đào tạo, căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng lớp để đưa ra <br />
những nội dung phù hợp từng chủ đề từng đối tượng cụ thể và bám sát kế <br />
hoạch, sắp xếp các nhóm chữ cái phù hợp với chủ đề.<br />
Ví dụ: Tháng 9: Chủ đề Trường mầm non: Làm quen chữ cái o, ô, ơ.<br />
Chủ đề Bản thân: Làm quen chữ cái: a, ă, â.<br />
Giáo viên chọn đề tài sưu tầm tài liệu có liên quan đến đề tài.<br />
Tháng 10: Trang trí lớp tạo môi trường chữ viết cho trẻ hoạt động , <br />
khảo sát chất lượng trẻ đầu năm…<br />
Hay chủ đề Thế giới thực vật tôi cho trẻ làm quen nhóm chữ l, m, n<br />
Tổ chức ngày hội “Bé với chữ cái ” nhằm giúp trẻ rèn luyện kỹ năng <br />
đọc, nhớ và phát âm chính xác, khích lệ lòng yêu thích môn học, góp phần <br />
cũng cố và hoàn thiện các kỹ năng đọc ở trẻ. Nó xác định kết quả giáo dục <br />
của cô và sự tập luyện của trẻ, tạo ra không khí thi đua giữa các lớp trong <br />
khối lá.<br />
+ Dự kiến thời gian tổ chức vào cuối tháng 12.<br />
+ Đối tượng: Học sinh khối lá<br />
+ Hình thức tổ chức: Phát âm chữ cái, rung chuông vàng, trò chơi tìm <br />
chữ cái…<br />
Trong ngày hội, tất cả trẻ đều được tham gia trực tiếp vào hoạt <br />
động, thi đua một cách tích cực, hào hứng, sôi nổi.Quá trình hoạt động tập <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Vũ Thị Lợi Trường Mầm Non Sơn ca 9<br />
SKKN: Một số biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen chữ cái<br />
<br />
<br />
thể và để lại cho trẻ những cảm xúc vui tươi, phấn khởi, óc thẫm mĩ về <br />
“Những nghệ sĩ tí hon” khi biểu diễn.<br />
* Biện pháp 2: Tạo môi trường cho trẻ làm quen với chữ cái và làm quen <br />
mọi lúc mọi nơi.<br />
Môi trường xung quanh trong đó có các yếu tố giúp trẻ được thường <br />
xuyên tiếp xúc, tương tác với chữ cái là điều hết sức quan trọng trong hoạt <br />
động cho trẻ làm quen với chữ cái. Vì vậy, tôi không ngừng nghiên cứu để <br />
tạo ra môi trường phong phú, đa dạng và lôi cuốn sự tò mò của trẻ. Giáo <br />
viên tân dụng những khoảng tường với vị trí phù hợp để tạo môi trường <br />
làm quen với chữ viết như: Sưu tầm tranh ảnh có nội dung phù hợp với trẻ <br />
và có từ ở dưới dán lên tường để hằng ngày trẻ quan sát qua đó trẻ nhận <br />
biết các chữ cái.Ví dụ: Chủ đề thế giới động vật,như tranh “ Con mèo” qua <br />
bức tranh trẻ nhận biết được đặc điểm của con mèo và nhận biết được <br />
những chữ cái m, n trong từ “ Con mèo” dưới bức tranh. Hay tranh “con <br />
lợn” cho trẻ làm quen chữ cái l…<br />
Dán nhãn vào mọi thứ đồ dùng trong lớp để trẻ dần hình thành được <br />
mối liên hệ giữa lời nói và chữ viết ví dụ như trong chủ đề Gia đình cho <br />
trẻ làm quen với chữ cái a, ă, â trong chủ đề gia đình tôi ôn luyện bằng cách <br />
yêu cầu trẻ tìm chữ a,ă, â trong các từ chỉ tên đồ vật trong lớp như: Chữ â <br />
trong từ “cái ấm”, chữ ă trong từ “khăn mặt”…<br />
Ví dụ: Tôi gắn ký hiệu riêng kèm theo tên trẻ ở nơi để dồ dùng cá <br />
nhân của trẻ như giá để cặp, để khăn, để ly…trẻ sẽ được nhìn tên và biết <br />
tên mình có bao nhiêu chữ cái và bắt đầu bằng chữ cái gì..Từ đó bắt chước <br />
và sao chép lại tên mình và tên bạn ghi tên mình vào các tác phẩm do mình <br />
tự làm ra.<br />
Ở góp phân vai tôi ghi tên các nhóm thực phẩm lên giá bán hàng và <br />
cho trẻ tìm những chữ cái đã học trong từ chỉ thực phẩm để phát âm, nếu <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Vũ Thị Lợi Trường Mầm Non Sơn ca 10<br />
SKKN: Một số biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen chữ cái<br />
<br />
<br />
phát âm đúng thì mới được mua hàng. Ngoài ra thu hút trẻ bằng cách tạo <br />
thêm môi trường có nhiều chữ cái ở các góc hoạt động: Tạo hình, thư viện, <br />
âm nhạc, Góc thiên nhiên, góc tuyên truyền…đây là góc trẻ thường xuyên <br />
hoạt động nên có tác dụng ôn tập và cũng cố chữ cái cho trẻ. <br />
Hoạt động ngoài trời: Như chủ đề thế giới thực vật cô cho trẻ đi <br />
tham quan “vườn rau của bé” cô chuẩn bị những dòng chữ mang tên của <br />
từng loại rau ở dưới mỗi loại rau trong vườn rau. Như v ậy s ẽ giúp trẻ <br />
củng cố lại những chữ đã học và làm quen những chữ chưa học.<br />
Hoạt động góc: + Ở góc học tập: Trẻ cùng chơi với cô bằng cách <br />
ghép chữ cái, tập tô, đồ, sao chép chữ cái…<br />
+ Ở góc thư viện cô chuẩn bị các loại truyện tranh với nội dung và <br />
hình thức phong phú theo chủ đề cho trẻ xem. <br />
Ví dụ: Chủ đề thế giới động vật tôi trưng bày sách về các con vật với <br />
dòng chữ “ Vườn sở thú” Tôi cho trẻ sưu tầm các tranh ảnh các con vật sau <br />
đó yêu cầu trẻ tìm các chữ cái có trong họa báo cắt và ghép thành từ chỉ tên <br />
con vật theo mẫu cho trước.<br />
Ngoài ra, cô có thể sưu tầm một số truyện tranh mới cho trẻ xem.<br />
+ Ở góc nghệ thuật: Cô cùng trẻ làm các tấm thiệp chúc mừng và dán <br />
ở các góc. Sao chép chữ trong tấm thiệp…<br />
+ Ở góc vi tính: Sử dụng và ứng dụng các ý tưởng trò chơi từ chương <br />
trình Kidsmart vào các hoạt động giúp trẻ thêm hứng thú.<br />
Tôi trò chuyện với trẻ về các món ăn. Hôm nay chúng ta ăn món gì? Có <br />
ngon không? Bạn Lan có thích ăn không? Và tập cho trẻ thói quen mời cô <br />
và các bạn trước khi ăn thông qua bài thơ “Mời bạn ăn”. Trước khi đi ngủ <br />
tôi cho trẻ đọc bài thơ “Giờ đi ngủ” và nói lời chúc “Chúc bạn ngủ ngon”…<br />
Cho trẻ chơi các trò chơi tìm chữ cái như: Chữ nào biến mất: Cô tạo <br />
các hình có kèm tên khái niệm, khi click chuột vào hình ảnh đó thì một chữ <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Vũ Thị Lợi Trường Mầm Non Sơn ca 11<br />
SKKN: Một số biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen chữ cái<br />
<br />
<br />
cái biến mất. Cô mời trẻ đoán chữ cái đã biến mất. Nếu trẻ đoán đúng thì <br />
chữ cái sẽ xuất hiện với kích cỡ lớn hơn trên màn hình kèm theo lời khen <br />
của cô.<br />
Trò chơi ô chữ kì diệu: Cô tạo những hình ô số trên màn hình, mỗi ô <br />
số ẩn phía sau là những chữ cái theo các kiểu chữ in thường, viết thường <br />
và in hoa. Yêu cầu trẻ mở ô chữ ứng với mỗi ô trẻ đọc được tên chữ cái và <br />
nói được kiểu chữ cái đó. <br />
Đây là hoạt động thường gây hứng thú cho trẻ nhất. Nếu trẻ chơi <br />
chưa đạt, cô có thể giúp trẻ từ từ làm quen dần. Ngoài ra cô có thể giới <br />
thiệu một số câu đố, các bài đồng giao để giúp trẻ làm quen với chữ cái.<br />
* Biện pháp 3: Sáng tác , sưu tầm trò chơi, câu đố các bài đồng dao và <br />
làm đồ dùng đồ chơi phục vụ hoạt động làm quen với chữ cái.<br />
Trò chơi giúp trẻ làm quen với chữ cái : Để giải quyết nhiệm vụ học <br />
tập thông qua trò chơi đạt hiệu quả cao nhất bản thân tôi đã tìm những trò <br />
chơi hấp dẫn trẻ, phải xen kẽ giữa trò chơi tĩnh và trò chơi động giúp trẻ <br />
hứng thú và qua đó củng cố và khắc sâu những chữ cái mà trẻ đã được làm <br />
quen trước đó.<br />
Cô chuẩn bị sưu tầm các câu đố về các chữ cái để đố trẻ thông qua <br />
hoạt động câu đố giúp trẻ nhận biết và phân biệt các chữ cái đã được làm <br />
quen như:<br />
Ví dụ : “ Nét tròn em đọc chữ o<br />
Khuyết đi một nữa sẽ cho chữ gì?”<br />
(Chữ C)<br />
Trẻ nhỏ thường hay nói ngọng chữ l, n nên tôi đưa những bài đồng <br />
dao vào hoạt động vui chơi để luyện phát âm cho trẻ như: <br />
Ví dụ: <br />
“Đi cầu đi quán<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Vũ Thị Lợi Trường Mầm Non Sơn ca 12<br />
SKKN: Một số biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen chữ cái<br />
<br />
<br />
Đi bán lợn con<br />
Đi mua cái soong<br />
Đem về đun nấu<br />
Mua quả dưa hấu<br />
Về biếu ông bà…<br />
Kẻo trời sắp tối”<br />
Tư duy của trẻ mẫu giáo mang tính trực quan hành động vì vậy để <br />
hoạt động giáo dục đạt hiệu quả cao tôi thường thiết kế, làm nhiều đồ <br />
dùng, đồ chơi phục vụ cho việc tổ chức hoạt động như: Mô hình đồ vật, <br />
con vật được gắn chữ cái…sẽ kích thích sự chú ý của trẻ khi thao tác với <br />
các đồ dùng, đồ chơi đó. Giáo viên hướng dẫn trẻ cùng làm đồ dùng, đồ <br />
chơi để sử dụng trong các tiết dạy đồng thời thường xuyên sưu tầm tranh <br />
ảnh đẹp phù hợp với bài dạy đặc biệt là nguồn tài liệu trên internet. Vì <br />
vậy, tôi thường tận dụng các nguyên liệu, phế liệu sẵn có ở địa phương để <br />
làm đồ dùng dạy học. Yêu cầu các bộ đồ dùng có giá trị sử dụng lâu dài, có <br />
tính thẩm mĩ, đảm bảo an toàn cho trẻ. <br />
Ví dụ chủ đề Gia đình tôi sẽ tổ chức cho trẻ làm những tấm thiệp <br />
chúc mừng có ghi tên hoặc kí hiệu rồi trang trí xung quanh lớp. Hoặc chủ <br />
đề thế dưới thực vật tôi sẽ cho trẻ cắt hoặc vẽ những bông hoa sau đó gắn <br />
chữ cái lên những bông hoa đó, hay với chủ đề thế giới động vật tôi cho trẻ <br />
cắt dán những con vật dán lên tường và dán những chữ cái rời mang tên con <br />
vật đó để trẻ làm quen…<br />
Ngoài ra tôi còn chọn một số bài thơ ngắn theo từng chủ đề viết bằng <br />
chữ to để trẻ tìm gạch chân chữ cái trẻ đã biết, đọc những chữ cái đã biết. <br />
* Biện pháp 4: Tổ chức hoạt động làm quen chữ cái bằng giáo án điện <br />
tử :<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Vũ Thị Lợi Trường Mầm Non Sơn ca 13<br />
SKKN: Một số biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen chữ cái<br />
<br />
<br />
Muốn giờ học làm quen với chữ cái đạt hiệu quả cao và giúp trẻ <br />
chủ động, tích cực tham gia vào hoạt động thì việc ứng dụng công nghệ <br />
thông tin đóng vai trò rất quan trọng trong việc thu hút sự chú ý của trẻ vào <br />
các hoạt động giáo dục.<br />
Ví dụ: Trong chủ đề Gia đình, tôi tổ chức cho trẻ làm quen chữ cái e, ê <br />
như sau:<br />
* Hoạt động 1: Trò chuyện với trẻ về Gia đình:<br />
Cho trẻ ngồi xúm lại bên cô, hướng trẻ nhìn lên màn hình và hỏi trẻ: <br />
“ Đây là biểu tượng gì ?” ( Biểu tượng ngôi nhà). Sau đó đưa ra những câu <br />
hỏi về Gia đình. Trẻ kể về gia đình mình có mấy người, là những ai? <br />
Trong gia đình có mấy thế hệ?...<br />
Sau đó cô củng cố lại cho trẻ hiểu: “ Mỗi chúng ta, ai cũng có một <br />
ngôi nhà để ở và một gia đình đầm ấm với những người thân yêu như ông, <br />
bà, bố, mẹ, anh, chị, em…Tôi giảng cho trẻ hiểu rõ hơn về mối quan hệ <br />
giữa những người thân trong gia đình thông qua tranh ảnh về gia đình trên <br />
màn hình (Gia đình có hai thế hệ, gia đình có ba thế hệ…). Cho trẻ hát <br />
những bài hát có ý nghĩa để tặng những người thân yêu trong gia đình của <br />
mình ( Ví dụ: bài hát “ Cả nhà thương nhau”…<br />
* Hoạt động 2: Làm quen với chữ cái e, ê:<br />
Cho trẻ xem hình ảnh hai chị em trên màn hình. Phía dưới có từ “Hai <br />
chị em”. Cô mời một trẻ lên ghép từ “Hai chị em” giống trên bảng. Sau đó <br />
cho trẻ tìm chữ cái đã học trong từ. Tiếp theo tôi gọi một trẻ lên tìm chữ <br />
cái có một nét cong trái và một nét gạch ngang ( trẻ lên tìm chữ e). Sau đó <br />
tôi tiến hành cho trẻ làm quen với chữ cái theo trình tự:<br />
+ Bật màn hình cho trẻ xem chữ cái e.<br />
+ Cô phát âm mẫu chữ cái e. Trẻ phát âm theo lớp, tổ, cá nhân.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Vũ Thị Lợi Trường Mầm Non Sơn ca 14<br />
SKKN: Một số biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen chữ cái<br />
<br />
<br />
+ Trẻ nêu nhận xét về cấu tạo chữ ( chữ cái e gồm một nét cong trái và <br />
một nét gạch ngang)<br />
+ Khi trẻ miêu tả cấu tạo chữ xong, tôi click chuột vào hiệu ứng để các <br />
nét của chữ cái e lần lượt hiện ra kích thích trẻ tập trung quan sát, thích thú <br />
dẫn đến trẻ sẽ nhớ lâu.<br />
+ Tôi củng cố lại cấu tạo chữ e và phân tích nét chữ. Tôi đã cho lần <br />
lượt từng nét chữ xuất hiện theo quy trình chữ viết như: Nét gạch ngang ra <br />
trước, nét cong trái xuất hiện dính liền vào nét gạch ngang tạo thành một <br />
chữ cái e hoặc phân tích đến nét nào thì nét đó đổi màu để trẻ dễ nhớ.<br />
+ Giới thiệu thêm chữ cái e in hoa và e in thường: Tôi cho lần lượt từng <br />
chữ xuất hiện trên màn hình để trẻ quan sát và phát âm….Tương tự chữ <br />
cái ê.<br />
Hỏi trẻ chữ cái e và ê khác nhau ở điểm nào? Khi trẻ trả lời xong tôi <br />
củng cố lại trên màn hình bằng cách làm hiệu ứng cho mũ chữ cái ê xoay <br />
một vòng để trẻ dễ hiểu như vậy trẻ dễ nhận biết và cũng rất thích thú.<br />
* Hoạt động 4: Trò chơi chữ cái<br />
Tôi chọn những trò chơi phù hợp với từng nhóm chữ cái. Để gây hứng <br />
thú cho trẻ, trò chơi mà tôi sử dụng trong các hoạt động cho trẻ làm quen <br />
với chữ cái thường xuyên được thay đổi và làm mới. Trò chơi phải ngắn <br />
gọn dễ hiểu luôn kết hợp giữa hai yếu tố động và tĩnh, đảm bảo tính vừa <br />
sức và luôn thay đổi hình thức để tránh nhàm chán cho trẻ. Thường xuyên <br />
sử dụng hình thức thi đua để khuyến khích sự nỗ lực cố gắng của trẻ.<br />
Một số trò chơi sử dụng trong hoạt động làm quen với chữ cái:<br />
Đối với trẻ mầm non vui chơi là hoạt động đóng vai trò chủ đạo vì <br />
vậy trong quá trình tổ chức hoạt động trẻ được tham gia nhiều trò chơi thì <br />
càng hứng thú từ đó khiến hoạt động trở nên hấp dẫn, tạo sự chú ý cần <br />
thiết ở trẻ. Trong hoạt động làm quen với chữ cái có sử dụng giáo án điện <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Vũ Thị Lợi Trường Mầm Non Sơn ca 15<br />
SKKN: Một số biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen chữ cái<br />
<br />
<br />
tử tôi thường xuyên tạo ra nhiều trò chơi hấp dẫn với máy tính như: “ Ô <br />
chữ kì diệu”, “ chữ cái nào biến mất”…Từ đó giờ hoạt động không còn bị <br />
nhàm chán mà trở nên sôi nổi và trẻ tích cực tham gia hoạt động…<br />
Bên cạnh đó giáo viên cần phải rèn cho trẻ cách tô, đồ, sao chép và <br />
ngồi đúng tư thế: Để thực hiện cho trẻ tô, đồ, sao chép đúng và đẹp thì <br />
giáo viên cần phải thường xuyên nhắc nhở trẻ ngồi thẳng lưng đầu hơi <br />
cúi, tay phải cầm bút, tay trái cầm vở, lúc đầu năm học tôi đã thấy có một <br />
số trẻ cầm bút bằng bốn đầu ngón tay và cầm bút sát xuống đầu bút chì, tô <br />
chệch ra ngoài nét chấm mờ. Qua quá trình rèn luyện tôi đã hướng dẫn trẻ <br />
và thu được kết quả khả quan. Trẻ đã ngồi đúng tư thế khi tô, đồ, sao chép <br />
và trẻ thích thú hơn khi học tiết làm quen chữ cái.<br />
* Biện pháp 5: Cho trẻ làm quen chữ cái thông qua các hoạt động khác:<br />
Ghi nhớ không chủ đích là đặc trưng tư duy của trẻ mẫu giáo, trẻ ghi <br />
nhớ nhanh và cũng nhanh quên vì vậy muốn phát triển khả năng ghi nhớ có <br />
chủ đích và nhận biết chữ cái, giáo viên cần phải nhắc lại chữ cái đã học <br />
mọi lúc mọi nơi.<br />
Tích hợp với môn học làm quen văn học:<br />
Ví dụ chủ đề gia đình cho trẻ làm quen chữ cái e, ê thông qua bài thơ <br />
“Em yêu nhà em” <br />
“ Chẳng đâu bằng chính nhà em<br />
Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo<br />
Có nàng gà mái hoa mơ…”<br />
Tôi cho trẻ thi đua lên gạch chân chữ e, ê có trong đoạn thơ trên.<br />
Lồng ghép vào hoạt động âm nhạc:<br />
Trong hoạt động giáo dục âm nhạc tôi thường xuyên tìm những bài hát <br />
về chủ đề chữ cái. Từ đó giúp việc làm quen với chữ cái của trẻ trở nên <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Vũ Thị Lợi Trường Mầm Non Sơn ca 16<br />
SKKN: Một số biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen chữ cái<br />
<br />
<br />
thú vị và dễ nhớ hơn như nhóm chữ o, ô, ơ trong bài “ Hạt sương” “Hạt <br />
sương bé tí tẹo, đựng cả ông mặt trời…” <br />
Lồng ghép hoạt động làm quen chữ cái vào hoạt động giáo dục thể <br />
chất: Trong hoạt động phát triển thể chất “Ném xa bằng một tay” tôi dán <br />
chữ cái trẻ đã biết vào túi cát. Trước khi ném tôi yêu cầu trẻ đọc chữ cái <br />
dán trên túi cát của mình rồi dán đúng kỹ thuật.<br />
Lồng ghép chữ cái thông qua hoạt động khám phá khoa học: Trò chơi “ <br />
Ô chữ kì diệu”: Trong mỗi ô chữ là một chữ cái trẻ đã biết, phía sau ô chữ <br />
sẽ là hình ảnh các con vật khi chơi trẻ sẽ chọn cho mình một ô chữ nếu <br />
đọc được chữ cái trên ô chữ thì ô chữ sẽ mở ra hình con vật và tiếng kêu <br />
của nó.<br />
Tích hợp với hoạt động tạo hình.<br />
Sau khi trẻ đã hoạt động nhiều thì hoạt động tạo hình rất phù hợp với <br />
trạng thái tĩnh. Tôi cho trẻ tô màu khoảng trống có chứa các chữ cái theo <br />
yêu cầu của cô, hoặc cho trẻ cắt, xé và dán các chữ cái. <br />
Tích hợp thông qua hoạt động ngoài trời: Tôi tổ chức cho trẻ chơi trò <br />
chơi dân gian trong quá trình chơi tôi uốn nắn cách phát âm cho một số trẻ <br />
còn yếu…<br />
Khi trẻ chơi tự do quanh sân trường tôi yêu cầu trẻ phải đọc tên cây và tìm <br />
chữ cái đã học trong từ chỉ tên cây treo ở mỗi cây.<br />
* Biện pháp 6: Kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giúp trẻ <br />
làm quen với chữ cái.<br />
Để hoạt động làm quen với chữ cái đạt kết quả cao thì sự thống nhất <br />
giữa nhà trường và gia đình là hết sức cần thiết.Vì thế hằng ngay tôi <br />
thường xuyên thông báo với phụ huynh về chương trình hoạt động ở lớp <br />
cũng như sự phát triển của trẻ để phụ huynh kết hợp ôn luyện ở nhà.Trao <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Vũ Thị Lợi Trường Mầm Non Sơn ca 17<br />
SKKN: Một số biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen chữ cái<br />
<br />
<br />
đổi về một số nhược điểm của trẻ như: Cách phát âm, nhận mặt chữ, cách <br />
cầm bút, tư thế ngồi…Từ đó phụ huynh có thể uốn nắn thêm cho trẻ.<br />
Trong các buổi họp phụ huynh tôi đưa ra ý kiến nhằm thống nhất với <br />
phụ huynh về hoạt động làm quen chữ cái và để phụ huynh hiểu rằng: <br />
Việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 không chỉ đơn thuần là học thuộc 29 chữ <br />
cái mà cần phải hướng dẫn trẻ phát âm chính xác, nghe và hiểu nghĩa của <br />
từ, tư thế ngồi và cách cầm bút. Ngoài ra còn chuẩn bị tâm thế thoải mái, <br />
tự tin cho trẻ bước vào lớp 1. Bên cạnh đó việc tuyên truyền với phụ <br />
huynh không nên cho trẻ đi học trước chương trình lớp 1 là rất quan trọng.<br />
Vận động phụ huynh ủng hộ nguyên liệu, phế thải để làm đồ dùng, <br />
đồ chơi cho trẻ hoặc cùng kết hợp với giáo viên tạo ra những đồ chơi mới <br />
lạ, thu hút sự chú ý của trẻ, nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngày <br />
càng cao hơn. <br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:<br />
Khi giáo viên thực hiện các giải pháp, biện pháp cần phải chú ý đến <br />
những trình tự nhất định, phải bắt đầu từ đâu và kết thúc từ đâu, và các <br />
giải pháp, biện pháp khi thực hiện đề tài phải có mối quan hệ mật thiết <br />
với nhau, biện pháp này sẽ hỗ trợ biện pháp kia nhằm hòa quyện các nội <br />
dung lại với nhau để đi đến một thể thống nhất là tìm ra các giải pháp tối <br />
ưu nhất đó là biện pháp tổ chức hoạt động làm quen chữ cái bằng giáo án <br />
điện tử, nhưng vẫn đảm bảo được tính chính xác, khoa học và logic giữa <br />
giải pháp và biện pháp.<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:<br />
Sau một thời gian thực hiện, là một giáo viên trực tiếp đứng lớp tôi rất <br />
phấn khởi khi kết quả đạt được rất cao:<br />
* Đối với trẻ: <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Vũ Thị Lợi Trường Mầm Non Sơn ca 18<br />
SKKN: Một số biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen chữ cái<br />
<br />
<br />
Đa số trẻ hứng thú, sôi nổi tham gia hoạt động làm quen chữ cái. Phần <br />
lớn trẻ đã nhận biết và phát âm đúng chữ cái, không nói ngọng, nói lắp, đặc <br />
biệt trẻ biết cầm vở, cầm bút và ngồi đúng tư thế. Một số trẻ đến cuối <br />
năm đã biết sao chép nhiều từ mới. Cũng qua hoạt động này ngôn ngữ của <br />
trẻ được phát triển rõ rệt, trẻ yêu thích hoạt động, trẻ có thêm niềm vui, <br />
phấn khởi khi đến lớp. Trẻ thích nghe hát đọc thơ, kể chuyện, đóng vai các <br />
nhân vật trong truyện, nhân vật ngoài đời. Biết kể lại một số truyện đơn <br />
giản dựa theo câu hỏi hoặc lời dẫn truyện của cô.<br />
Qua quá trình thực hiện đề tài và áp dụng một số biện pháp, giải <br />
pháp cho trẻ làm quen chữ cái đã cho thấy:<br />
+ Trẻ lớp tôi thông minh sáng tạo hơn khi học các tiết làm quen chữ <br />
cái .<br />
+ Trẻ thích được đọc các chữ cái.<br />
+ Trẻ thích được đọc thơ, kể chuyện.<br />
+ Trẻ ghi nhớ thuộc thơ truyện lâu hơn.<br />
+ Trẻ phát âm đúng không nói ngọng, nói lắp.<br />
+ Trẻ biết sao chép một số từ mới.<br />
Kết quả Số Khi chưa áp Sau khi áp <br />
lượng dụng hình thức dụng hình <br />
trẻ đổi mới thức đổi mới<br />
Phát âm đúng chữ cái 27 50% 60% 70% 90%<br />
Nhận biết đúng mặt 29 27 70% 75% 100%<br />
chữ cái.<br />
Phát triển ngôn ngữ, 27 65% 70% 80% 90%<br />
diễn đạt tốt<br />
Tô viết trùng khít lên <br />
chấm mờ, hoàn thành vở 27 70% 75% 85% 90%<br />
tập tô sạch sẽ.<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Vũ Thị Lợi Trường Mầm Non Sơn ca 19<br />
SKKN: Một số biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen chữ cái<br />
<br />
<br />
Trẻ biết sao chép một 27 65% 70% 90% 95%<br />
số từ mới<br />
* Đối với giáo viên: <br />
Qua việc tổ chức hoạt động cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với chữ cái <br />
bản thân tôi đã có được nhiều kinh nghiệm, cách tổ chức hoạt động cũng <br />
có phần linh hoạt và sáng tạo hơn. Tôi đã vững vàng hơn khi cho trẻ làm <br />
quen với chữ cái, linh hoạt hơn trong việc giảng dạy, đúc rút được nhiều <br />
kinh nghiệm hơn cho bản thân.<br />
* Đối với phụ huynh:<br />
Phụ huynh càng tin tưởng, chăm lo hơn đến phương pháp giáo dục <br />
trẻ, có sự nhìn nhận đúng đắn về tầm quan trọng trong việc cho trẻ làm <br />
quen với 29 chữ cái trước khi vào lớp một. Đây là điều kiện cần thiết nhất <br />
để trẻ chuẩn bị tâm thế vững vàng trước khi bước vào lớp 1. Phụ huynh có <br />
ý thức trong việc cho trẻ làm quen với chữ cái thêm ở nhà, sẵn sàng sưu <br />
tầm vật liệu đóng góp cho lớp…Giữa phụ huynh và giáo viên có sự hợp tác <br />
tích cực. Và phụ huynh không còn ép trẻ học trước nữa.<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị:<br />
1. Kết luận:<br />
Hoạt động làm quen với chữ cái là một hoạt động quan trọng không <br />
thể thiếu và không thể xem nhẹ trong quá trình tổ chức hoạt động ở trường <br />
mầm non cho trẻ 5 6 tuổi. Qua thực hiện đề tài tôi nhận thấy muốn dạy <br />
trẻ đạt kết quả tốt giáo viên cần tự học hỏi bồi dưỡng kiến thức và luôn <br />
suy nghĩ tìm ra những biện pháp, những thủ thuật vào bài thật sáng tạo, để <br />
lôi cuốn trẻ tham gia vào hoạt động. Qua đó cần nắm được đặc điểm tâm <br />
sinh lý của trẻ, khả năng nhận thức, điều kiện sống của trẻ để có phương <br />
pháp giảng dạy, biện pháp phối hợp giáo dục hiệu quả hơn. Tạo môi <br />
trường chữ cái trong và ngoài lớp hấp dẫn, đẹp mắt và có đầy đủ đồ dùng <br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Vũ Thị Lợi Trường Mầm Non Sơn ca 20<br />
SKKN: Một số biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen chữ cái<br />
<br />
<br />
cho trẻ hoạt động. Cho trẻ ôn luyện chữ cái ở mọi lúc mọi nơi. Cần làm <br />
tốt công tác phối hợp phụ huynh và ban giám hiệu nhà trường để hỗ trợ cơ <br />
sở vật chất…<br />
Trên đây là một số kinh nghiệm giúp trẻ học tốt môn làm quen chữ cái <br />
mà tôi đã rút ra được trong quá trình dạy học giúp trẻ phát triển toàn diện 5 <br />
mặt. Rất mong được sự góp ý của cấp trên và các bạn đồng nghiệp để <br />
sáng kiến ngày càng tốt hơn.<br />
2. Kiến nghị:<br />
Là những giáo viên trực tiếp giảng dạy ở những nơi có hoàn cảnh khó <br />
khăn, một số phụ huynh chưa quan tâm đến tình hình học tập của các cháu. <br />
Để trẻ làm quen với chữ cái ngày càng tốt hơn, hứng thú hơn nữa. Rất <br />
mong muốn lãnh đạo cấp trên quan tâm nhiều hơn nữa trong việc bổ sung <br />
thêm thiết bị như màn hình ti vi thông minh ở các lớp mẫu giáo 5 tuổi để <br />
giáo viên có thể thuận lợi hơn nữa khi dạy môn làm quen chữ cái cho trẻ.<br />
Bản thân giáo viên chúng tôi sẽ luôn cố gắng và cố gắng hơn nữa làm <br />
thêm đồ dùng đồ chơi, tạo ra môi trường hoạt động cho trẻ ngày càng tốt <br />
hơn để trẻ tiếp thu bài được tốt hơn.<br />
Dray sáp ngày 12 tháng 01 năm 2017<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Vũ Thị Lợi<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Vũ Thị Lợi Trường Mầm Non Sơn ca 21<br />
SKKN: Một số biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen chữ cái<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG<br />
<br />
<br />
…………………………………………………………………………….<br />
…………………………………………………………………………….<br />
…………………………………………………………………………….<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN<br />
…………………………………………………………………………….<br />
…………………………………………………………………………….<br />
…………………………………………………………………………….<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Vũ Thị Lợi Trường Mầm Non Sơn ca 22<br />
SKKN: Một số biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen chữ cái<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
<br />
ST<br />
̀ ̣<br />
Tên tai liêu Tac gia<br />
́ ̉<br />
T<br />
1 Phương pháp tổ chức hoạt động làm quen <br />
với tác phẩm văn học.<br />
2 Phương pháp dạy trẻ học nói như thế nào Nhiều tác giả NXBGD <br />
3 Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ từ<br />
5 6 tuổi.<br />
4 Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ <br />
qua bộ môn LQCC.<br />
5 Dạy học tác phẩm văn học dành cho Hoàng Văn Cần<br />
thiếu nhi (NXBGD)<br />
6 Qua các trang mạng internet<br />
7 Bồi dưỡng thường xuyên<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Vũ Thị Lợi Trường Mầm Non Sơn ca 23<br />
SKKN: Một số biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen chữ cái<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
<br />
TT Nội dung Trang<br />
I PHẦN MỞ ĐẦU 1<br />
1 Lý do chọn đề tài 1<br />
2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2<br />
3 Đối tượng nghiên cứu 2<br />
4 Giới hạn của đề tài 2<br />
5 Phương pháp nghiên cứu 2<br />
II PHẦN NỘI DUNG 3<br />
1 Cơ sở lí luận 3<br />
2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu 4<br />
3 Nội dung và hình thức của giải pháp 7<br />
a Mục tiêu của giải pháp. 7<br />
b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp 8<br />
c Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 17<br />
d Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên 17<br />
cứu<br />
III PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 19<br />
1 Kết luận 19<br />
2 Kiến nghị 20<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Vũ Thị Lợi Trường Mầm Non Sơn ca 24<br />