Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Vẽ trang trí trường TH Hoàng Văn <br />
Thụ<br />
<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU 2<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài 2<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu 3<br />
<br />
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 3<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu 3<br />
<br />
II. PHẦN NỘI DUNG 3<br />
<br />
1. Cơ sở lý luận 3<br />
<br />
2. Thực trạng 4<br />
<br />
2.1 Thuận lợi khó khăn 4<br />
<br />
2.2 Thành công hạn chế 5<br />
<br />
2.3 Mặt mạnh mặt yếu 5<br />
<br />
2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động 6<br />
<br />
2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra 6<br />
<br />
3. Giải pháp, biên pháp 7<br />
<br />
3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 7<br />
<br />
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biên pháp 7<br />
<br />
3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp 18<br />
<br />
3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 18<br />
<br />
3.5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 18<br />
<br />
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của 19<br />
vấn đề nghiên cứu<br />
<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 19<br />
<br />
1. Kết luận 19<br />
<br />
2. Kiến nghị 20<br />
Người thực hiện : Hà Thị Phương Thảo Đơn vị trường TH Hoàng Văn Thụ 1<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Vẽ trang trí trường TH Hoàng Văn Thụ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU <br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Trong cuộc sống của chúng ta ngày nay có muôn vàn cái đẹp. Cái đẹp <br />
trong thiên nhiên, cái đẹp trong mối quan hệ xã hội, cái đẹp trong nghệ <br />
thuật, ... Mĩ thuật giúp con người biết cảm thụ và sáng tạo ra cái đẹp, đồng <br />
thời đấu tranh loại trừ cái xấu làm cho cuộc sống ngày một hoàn thiện, hoàn <br />
mĩ hơn. Vẽ trang trí cũng là một trong các hình thức rèn luyện cho học sinh vận <br />
dụng những hiểu biết đã học để có thể tiếp cận và sáng tạo ra cái đẹp, tạo <br />
điều kiện để phát triển năng khiếu mĩ thuật. Trang trí được dùng cho tên một <br />
phân môn của Mĩ thuật ở trường học phổ thông, được học sinh thích thú học <br />
tập vì nó gắn liền với cuộc sống, học tập, vui chơi của các em. Trang trí không <br />
chỉ giúp cho học sinh tạo ra cái đẹp muôn màu, muôn vẻ mà còn phát triển khả <br />
năng suy nghĩ, tìm tòi để luôn luôn có cái mới, cái khác, cái lạ…Vẽ trang trí có <br />
tính chất tổng hợp kiến thức của các phân môn, kích thích thói quen quan sát, <br />
tìm tòi và khám phá cái đẹp của thiên nhiên và cuộc sống xung quanh. Học <br />
trang trí các em được rèn luyện, bồi dưỡng, phát triển phẩm chất của người <br />
lao động sáng tạo không ngừng. Trang trí rèn luyện cho học sinh cách quan sát, <br />
khả năng tìm tòi, tư duy, sáng tạo góp phần hình thành phẩm chất của con <br />
người lao động mới, giúp học sinh nhận thức được vẻ đẹp của mĩ thuật dân <br />
tộc luôn có ý thức giữ gìn, bảo tồn nền mĩ thuật đậm đà bản sắc ấy.<br />
Trong chương trình là các bài học trang trí cơ bản, khả năng của học <br />
sinh sẽ dần được nâng cao theo từng lớp học. Vì vậy việc học trang trí được <br />
tiến hành đúng quy trình, khơi gợi niềm đam mê, óc sáng tạo và chất lượng <br />
phân môn được nâng lên. Những hiểu biết về trang trí trong cuộc sống sẽ làm <br />
cho các em thêm yêu mến và luôn muốn sáng tạo ra cái đẹp. Chính vì vậy tôi <br />
chọn đề tài: "Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Vẽ <br />
trang trí trường TH Hoàng Văn Thụ".<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
a. Mục tiêu<br />
Áp dụng một số biện pháp để nâng cao chất lượng phân môn Vẽ trang trí. <br />
Giúp học sinh nắm vững được những kiến thức cơ bản về vẽ trang trí: Cách <br />
sử dụng màu, cách vẽ họa tiết, phân biệt và thực hiện được bài trang trí cơ bản <br />
và trang trí ứng dụng. Từ đó thúc đẩy khả năng tư duy, sự sáng tạo, tính tò mò <br />
sự hiếu kì của các em trên mọi chất liệu. Giúp học sinh cảm thụ được vẻ đẹp <br />
của các sản phẩm mĩ thuật. Yêu quí, trân trọng và biết phát huy, giữ gìn bản <br />
sắc văn hóa dân tộc, có thị hiếu thẩm mĩ đúng đắn.<br />
b. Nhiệm vụ<br />
Người thực hiện : Hà Thị Phương Thảo Đơn vị trường TH Hoàng Văn Thụ 2<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Vẽ trang trí trường TH Hoàng Văn Thụ<br />
<br />
<br />
Đưa ra một số biện pháp làm thay đổi ý thức, thái độ, tình cảm; thay đổi <br />
kiến thức; rèn luyện kĩ năng vẽ. Nghiên cứu thực trạng kết quả dạy và học <br />
trong phân môn Vẽ trang trí của học sinh qua các bài thực hành. Tiến hành thực <br />
nghiệm để chứng minh được rằng một số biện pháp đó khắc phục được tình <br />
trạng và nâng cao chất lượng dạy, học phân môn Vẽ trang trí.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Vẽ trang trí <br />
trường TH Hoàng Văn Thụ .<br />
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu<br />
Áp dụng một số biện biện pháp để nâng cao chất lượng phân môn Vẽ <br />
trang trí<br />
Học sinh lớp 2 trường TH Hoàng Văn Thụ<br />
Năm học 2015 2016<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp đọc tài liệu, Tìm hiểu thông tin trên Internet...<br />
Phương pháp khảo sát<br />
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm<br />
Phương pháp rèn luyện thực hành<br />
Phương pháp trò chơi<br />
Phương pháp thực nghiệm<br />
Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đổi mới, thời kỳ công nghiệp hóa, <br />
hiện đại hóa đất nước. Yếu tố cơ bản là phát triển nguồn nhân lực con người <br />
hay nói cách khác là đổi mới giáo dục trong đó có môn Mĩ thuật. Xuất phát từ <br />
nhận thức trước đây thường xem môn Mĩ thuật là môn phụ cho nên chưa được <br />
quan tâm về trang thiết bị, đồ dùng dạy học, đặc biệt là phương pháp dạy học <br />
chủ yếu còn mang nặng phương pháp dạy học máy móc, rập khuôn, chưa chú <br />
trọng đến giáo dục thẩm mĩ. Vì vậy hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được <br />
mục tiêu của môn học. <br />
Trang trí mang sắc thái và mang màu sắc dân tộc rõ nét nhất bởi nó xuất <br />
phát từ nhu cầu cuộc sống của cộng đồng, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia và như <br />
vậy nó mang tính giáo dục sâu sắc. Đối với người dạy và người học cần phải <br />
<br />
Người thực hiện : Hà Thị Phương Thảo Đơn vị trường TH Hoàng Văn Thụ 3<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Vẽ trang trí trường TH Hoàng Văn Thụ<br />
<br />
<br />
nắm vững kiến thức cơ bản về trang trí mới phát huy và nâng cao được năng <br />
lực sáng tạo, óc thẩm mĩ vốn có trong mỗi người và uốn nắn được thị hiếu cho <br />
đúng hướng. Để nâng cao hiệu quả dạy, học phân môn vẽ trang trí, ngoài <br />
những kiến thức cần thiết về măt lý thuyết và một số kĩ năng thực hành, người <br />
giáo viên giảng dạy cần phải biết vận dụng khoa học, linh hoạt những phương <br />
pháp và hình thức dạy học sao cho phù hợp với lứa tuổi. Nghệ thuật trang trí <br />
gắn liền với nhu cầu thưởng thức cái đẹp của con người.Trong mọi mặt hoạt <br />
động của con người, từ lao động học tập đến vui chơi giải trí đều có sự đóng <br />
góp của nghệ thuật trang trí. Trang trí hiện diện trong đời sống thông qua <br />
những hình hoa văn trang trí trên chiếc đĩa hình tròn, trên tấm thảm, họa tiết <br />
trên viên gạch lát, những đồ vật quen thuộc đó đều chứa đựng những giá trị <br />
nghệ thuật mà cơ sở của nó là nghệ thuật trang trí.<br />
2. Thực trạng<br />
Qua thực tế giảng dạy trong một thời gian, tôi nhận thấy học sinh <br />
rất thích học vẽ, thích được vẽ. Nhưng số học sinh có năng khiếu mĩ thuật thì <br />
ít và đa phần học sinh vẽ chưa đẹp, chưa đúng, lúng túng trong khi chọn bố <br />
cục, hình mảng, họa tiết, dùng màu trong trang trí, sử dụng còn hạn chế các <br />
họa tiết, các mảng giống nhau, bằng nhau, như nhau về đậm nhạt, về hình và <br />
màu sắc sắp xếp đối xứng nhau qua một trục hoặc nhiều trục hay sắp xếp đối <br />
xứng qua tâm. Cách sắp xếp này thường thấy ở các bài trang trí hình cơ bản <br />
như hình tròn, hình vuông, đường diềm. <br />
Học sinh chưa nắm được các gam màu, các hòa sắc, độ tương phản của <br />
màu, sự bổ trợ lẫn nhau của màu. Các em còn nghèo về trí tưởng tượng các <br />
họa tiết, vẽ các họa tiết chưa cân đối, vẽ màu chưa trọng tâm, chưa theo <br />
nguyên tắc trang trí, chưa nắm được các nguyên tắc cơ bản trong các bài trang <br />
trí nên khi học vẽ trang trí các em rất bỡ ngỡ, lúng túng không biết nên trang trí <br />
như thế nào. Bước đầu học sinh mới làm quen những thuật ngữ về mĩ thuật <br />
như : "trang trí cơ bản"; "trang trí ứng dụng"; "các mảng họa tiết"; "họa tiết vẽ <br />
đơn giản", "họa tiết cách điệu"; "các họa tiết đối xứng nhau qua các đường <br />
trục",...vv<br />
Một số học sinh chưa được phụ huynh quan tâm đúng mức, chưa <br />
có đầy đủ vở vẽ hoặc đồ dùng phục vụ môn Mĩ thuật. Tôi thiết nghĩ cần đưa <br />
ra một số biện pháp nhằm khắc phục các tình trạng trên giúp học sinh lớp 2 <br />
học tốt hơn phân môn Vẽ trang trí.<br />
2.1. Thuận lợi khó khăn<br />
*Thuận lợi<br />
Bản thân là giáo viên được đào tạo hệ sư phạm chính quy, được tham <br />
gia bồi dưỡng chuyên môn của cấp trên tổ chức, có đủ điều kiện để đáp ứng <br />
cho việc dạy học môn Mĩ thuật ở trường tiểu học.<br />
Người thực hiện : Hà Thị Phương Thảo Đơn vị trường TH Hoàng Văn Thụ 4<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Vẽ trang trí trường TH Hoàng Văn Thụ<br />
<br />
<br />
Hiện nay sách vở, đồ dùng hỗ trợ cho việc dạy và học của giáo viên <br />
và học sinh được trang bị tương đối đầy đủ.<br />
Ban giám hiệu quan tâm và chỉ đạo kịp thời.<br />
Qua quá trình học tập, tìm hiểu qua sách báo, tài liệu cũng như quá <br />
trình giảng dạy đã giúp cho tôi có những kinh nghiệm thiết thực trong khi thực <br />
hiện.<br />
Học sinh yêu thích môn Mĩ thuật.<br />
* Khó khăn<br />
Hầu hết học sinh ở đây đều là con em thuần nông, con em dân tộc <br />
thiểu số nên điều kiện đầu tư đồ dùng học tập cho các em còn hạn chế;<br />
Do quan niệm của một số cha mẹ học sinh về môn học này cho rằng <br />
đó là môn học phụ, chưa coi trọng kết quả của giáo viên và học sinh, thiếu sự <br />
quan tâm mua sắm đồ dùng học tập, điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất <br />
lượng học tập của học sinh và giảng dạy của giáo viên, gây cảm giác chán <br />
nản, không tự tin khi đến trường của các em;<br />
Ngoài ra tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh trong nhà <br />
trường chưa phong phú, chưa phù hợp các bài học cụ thể… Vì thế ảnh hưởng <br />
lớn đến kết quả học tập và giảng dạy của giáo viên và học sinh.<br />
2.2. Thành công hạn chế <br />
* Thành công<br />
Phát huy tính tích cực, độc lập suy nghĩ, nắm được các kiến thức cơ <br />
bản về phân môn vẽ trang trí và các ứng dụng của trang trí trong cuộc sống.<br />
Nắm chắc hơn cách vẽ, chọn họa tiết, về bố cục trong bài trang trí, <br />
các mảng hình, mảng chính, mảng phụ, cách vẽ màu có trọng tâm, sử dụng <br />
màu có hòa sắc, vẽ màu đều tay, cẩn thận,...<br />
Yêu nghệ thuật trang trí, cảm nhận được vẻ đẹp của trang trí trong <br />
cuộc sống, vận dụng và biết phát huy cái đẹp đã học vào cuộc sống hàng ngày.<br />
* Hạn chế<br />
Đồ dùng học tập của học sinh còn thiếu nhiều, học sinh còn hay quên đồ <br />
dùng khi đến lớp.<br />
2.3. Mặt mạnh mặt yếu <br />
* Mặt mạnh<br />
Học sinh yêu thích môn học, thích sáng tạo khi vẽ.<br />
Dành thời gian cho môn Mĩ thuật.<br />
<br />
Người thực hiện : Hà Thị Phương Thảo Đơn vị trường TH Hoàng Văn Thụ 5<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Vẽ trang trí trường TH Hoàng Văn Thụ<br />
<br />
<br />
* Mặt yếu<br />
Trong phân môn Vẽ trang trí các em còn yếu về họa tiết, các họa tết <br />
giống nhau nhưng vẽ chưa bằng nhau, vẽ họa tiết còn rời rạc, vụn vặt, rườm <br />
rà, sắp xếp bố cục trong bài vẽ chưa cân đối, em thì vẽ bố cục lỏng lẻo, em thì <br />
vẽ bố cục nặng nề và cũng mắc rất nhiều hạn chế về màu như : Vẽ màu còn <br />
theo ngẫu hứng không quan tâm đến các nguyên tắc trong trang trí, vẽ màu <br />
chưa đều tay, còn hở giấy, vẽ màu chưa trọng tâm, chưa rõ đậm nhạt.<br />
<br />
<br />
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động<br />
Đa số phụ huynh chưa chú ý đến việc học Mĩ thuật của con em mình còn <br />
quan niệm đây là môn học thứ yếu chưa cần thiết, không quan trọng, còn xem <br />
là môn học phụ, chủ yếu chỉ cần cho con học Tiếng Việt và Toán là chính, còn <br />
các em có vẽ được hay không thì không quan trọng mấy, nói gì việc quan tâm <br />
và đầu tư dụng cụ học tập để các em phát huy tính thẩm mĩ và học tốt môn Mĩ <br />
thuật.<br />
Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc mua đồ dùng học tập cho học <br />
sinh như (bút màu, sáp màu, bút chì tẩy, vở tập vẽ ...) cho các em học còn <br />
chiếm số lượng khá nhiều vì điều kiện hoàn cảnh gia đình nghèo, khó khăn.<br />
Tài liệu phục vụ cho việc học vẽ chưa nhiều, chưa phù hợp theo từng <br />
bài học cụ thể.<br />
Trong phân môn Vẽ trang trí đa số các em gặp hạn chế về khả năng <br />
tưởng tượng, tư duy. Nhất là vẽ các họa tiết đối xứng hoặc họa tiết giống <br />
nhau lại vẽ không bằng nhau, một số em vẽ màu chưa theo nguyên tắc trong <br />
trang trí.<br />
Sau khi biết rõ nguyên nhân chủ quan và khách quan tôi cố gắng, tìm <br />
hiểu, vạch ra một kế hoạch thực hiện trong bốn năm nay, tôi cố gắng biến <br />
những nguyên nhân, khó khăn trở ngại này không còn là trở ngại, khó khăn nữa <br />
và tìm những biện pháp hay hơn nữa nhằm đóng góp để nâng cao chất lượng <br />
để dạy tốt môn Mĩ thuật, ở lớp 2 và ở cấp tiểu học và hiện nay tiết dạy Mĩ <br />
thuật của tôi cũng đạt được kết quả khả quan hơn.<br />
2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.<br />
Tôi là giáo viên chuyên trách môn Mĩ thuật thuộc Trường tiểu học Hoàng <br />
Văn Thụ, ở nơi tôi công tác là một vùng sâu, học sinh đa số là con em nông dân <br />
nghèo, con em dân tộc thiểu số, có nhiều hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn <br />
phương tiện, đồ dùng học tập cho môn học Mĩ thuật, gia đình thiếu quan tâm <br />
mua sắm đồ dùng học tập cho học sinh vì thế nên còn hạn chế về nhiều mặt. <br />
Tôi luôn muốn học sinh ngày càng tiến bộ, hứng thú và yêu thích môn học. <br />
Trong những năm qua tôi luôn tìm tòi tự làm và nghiên cứu cách sử dụng các đồ <br />
Người thực hiện : Hà Thị Phương Thảo Đơn vị trường TH Hoàng Văn Thụ 6<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Vẽ trang trí trường TH Hoàng Văn Thụ<br />
<br />
<br />
dùng dạy học sao cho các tiết học đạt hiệu quả, học sinh hiểu và thực hành tốt <br />
hơn, nhớ kiến thức lâu hơn. Ngay từ đầu năm học tôi đã quan sát, khảo sát và <br />
phân hóa các đối tượng học sinh, kịp thời bồi dưỡng học sinh có năng khiếu và <br />
phụ đạo học sinh nắm chưa chắc kiến thức và kĩ năng thực hành còn chậm. <br />
Luôn vận dụng các phương pháp và hình thức dạy học phù hợp với các đối <br />
tượng học sinh giúp các em ngày càng yêu thích môn học, kĩ năng vẽ tốt hơn, <br />
yêu cái đẹp muốn tạo ra cái đẹp và vận dụng được vào học tập và trong cuộc <br />
sống hàng ngày.<br />
Học sinh rất yêu thích bộ môn Mĩ thuật nhưng kỹ năng vẽ và khả năng <br />
cảm thụ cái đẹp chưa nhiều, tư duy chưa tập trung, ít có tổ chức, hình ảnh <br />
tưởng tượng còn đơn giản hay thay đổi, vẽ các họa tiết chưa phong phú, có <br />
những em chưa có ý thức sắp xếp bố cục trong bài vẽ, có em vẽ bố cục lỏng <br />
lẻo, em vẽ bố cục lệch,...có em vẽ màu chưa hòa sắc, chưa theo nguyên tắc <br />
trong trang trí,..Tại sao lại như vậy? Chỉ vì các em nắm chưa chắc về kiến <br />
thức cơ bản trong phân môn vẽ trang trí. Chính vì vậy muốn thành công khi <br />
thực hiện đề tài người giáo viên cần nắm được tâm lý lứa tuổi học sinh, phải <br />
nắm chắc chương trình của mỗi lớp qua các bài cụ thể. Mỗi bài dạy trang trí <br />
đảm bảo đúng kiến thức cơ bản, có trọng tâm, đặc trưng riêng của bộ môn. <br />
Học sinh thường thực hiện theo bản năng, nếu giáo viên không hướng dẫn, <br />
không gợi ý thì các em sẽ lúng túng không thể thực hiện được bài, nên ngoài <br />
việc chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học, nội dung bài giảng giáo viên cần tổ chức <br />
các hoạt động học tập cho học sinh thêm hứng thú, yêu thích môn học và nhất <br />
là luôn luôn chủ động chuẩn bị tốt đồ dùng học tập trước khi đến lớp. Giáo <br />
viên biết mở rộng kiến thức mỗi bài dạy bằng sự hướng dẫn học sinh tìm tòi, <br />
sáng tạo (tìm họa tiết, tìm bố cục, tìm màu cho hài hòa). Hướng dẫn học sinh <br />
cách vẽ bài trang trí, góp ý riêng theo sự sáng tạo của từng em. Giáo viên phải <br />
biết vận dụng dạy kĩ thuật vẽ kết hợp học cách cảm thụ cái đẹp của các tác <br />
phẩm nghệ thuật, của thế giới xung quanh. Tạo không khí lớp học vui vẻ, nhẹ <br />
nhàng, hấp dẫn, sử dụng từ ngữ phù hợp, tạo không khí như đang trò chuyện, <br />
trao đổi nội dung bài học với học sinh, lồng ghép thêm trò chơi học tập trong <br />
tiết học giúp các em càng yêu thích môn học và nhớ kiến thức lâu hơn. Qua sự <br />
hướng dẫn và phương pháp rèn luyện của giáo viên các em vẽ đẹp hơn, mạnh <br />
dạn, tự tin hơn, biết phối hợp các mảng họa tiết hài hòa, sinh động, sáng tạo, <br />
có ý thức lựa chọn màu sắc phù hợp, có đậm có nhạt và không lạm dụng màu. <br />
Điều đó khẳng định nhiệm vụ của giáo viên cần quan tâm nắm vững phương <br />
pháp giảng dạy, sử dụng đồ dùng dạy học khoa học có hiệu quả và luôn tâm <br />
huyết trong những giờ dạy thì kết quả sẽ tốt hơn, chất lượng bài vẽ của các <br />
em ngày càng tiến bộ. <br />
3. Giải pháp, biện pháp<br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Người thực hiện : Hà Thị Phương Thảo Đơn vị trường TH Hoàng Văn Thụ 7<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Vẽ trang trí trường TH Hoàng Văn Thụ<br />
<br />
<br />
Giúp học sinh nắm chắc hơn về kiến thức luyện thêm kĩ năng thực hành <br />
trong phân môn Vẽ trang trí. Chất lượng phân môn Vẽ trang trí của học sinh <br />
khối lớp 2 được nâng lên rõ rệt.<br />
Biết cảm nhận cái đẹp ở xung quanh, biết tạo ra cái đẹp theo khả năng <br />
của mình, biết giữ gìn, phát huy và vận dụng cái đẹp đó vào học tập và trong <br />
cuộc sống hàng ngày.<br />
Luôn có hứng thú trong các tiết học, trong giờ học luôn tự tin, thoải mái <br />
không gò bó, tự do sáng tạo.<br />
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
* Khi dạy vẽ trang trí cần chú ý những kiến thức cơ bản sau:<br />
Thứ nhất là: Giúp học sinh chuẩn bị tốt đồ dùng học tập<br />
Đồ dùng học tập rất quan trọng trong giờ Mĩ thuật bởi tiết học chủ yếu <br />
là thực hành, nếu không có đồ dùng các em sẽ không tập trung học và còn làm <br />
việc riêng hoặc phá các bạn bên cạnh làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập <br />
của cả lớp. Để tiết Mĩ thuật các em luôn có đồ dùng đầy đủ tôi kiểm tra đồ <br />
dùng của các em liên tục, tuyên dương các bạn luôn đầy đủ đồ dùng học tập. <br />
Huy động các em mang 2 cây bút chì cho bạn mượn, rồi khi thực hành trong <br />
nhiều tiết tôi cho các em ngồi theo nhóm 4 để các em dùng màu chung của <br />
nhau. Ngoài ra tôi luôn mang theo vài cây bút chì, giấy A5, màu vẽ cho các em <br />
mượn. Chính vì vậy sẽ không có em nào ngồi chơi mà không thực hành, làm <br />
cho các em trong lớp đoàn kết hơn và luôn biết giúp đỡ nhau trong học tập.<br />
Thứ hai là: Tự làm và sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả.<br />
Cũng như dạy các bài vẽ ở các phân môn khác khi dạy các bài vẽ trang trí <br />
việc chuẩn bị đồ dùng dạy học là rất quan trọng và rất cần thiết. Đồ dùng dạy <br />
học là phương tiện cần thiết cho việc truyền đạt và tiếp nhận kiến thức và <br />
không thể thiếu trong quá trình dạy học, học sinh nhận thức nội dung bài học <br />
dưới sự tổ chức của giáo viên trong đó có sự hỗ trợ của đồ dùng dạy học. Đối <br />
với học sinh tiểu học việc sử dụng đồ dùng dạy học lại càng quan trọng hơn vì <br />
nó giúp các em quan sát sự vật hiện tượng một cách trực quan, giúp học sinh <br />
nhận thức sâu sắc hơn nội dung bài học, hình thành tốt kĩ năng kĩ xảo. Việc sử <br />
dụng đồ dùng dạy học là rất quan trọng, bởi đồ dùng dạy học là sự hiển diện <br />
của kiến thức, có khả năng lột tả những gì trìu tượng nhất mà kênh chữ và lời <br />
diễn tả ít hiệu quả. Đôi khi lời nói lại không có tác dụng đối với học sinh. Đồ <br />
dùng dạy học giúp học sinh tiếp thu kiến thức nhanh đối với môn Mĩ thuật <br />
nhất là học sinh lớp hai. Đồ dùng không thể thiếu được trong bất kì tiết học <br />
nào của bài học, người giáo viên cần chuẩn bị đồ dùng chu đáo, thích hợp, đúng <br />
lúc, đúng chỗ sẽ tăng hiệu quả và hứng thú say mê học tập của các em. Vậy <br />
<br />
<br />
Người thực hiện : Hà Thị Phương Thảo Đơn vị trường TH Hoàng Văn Thụ 8<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Vẽ trang trí trường TH Hoàng Văn Thụ<br />
<br />
<br />
cần chuẩn bị đồ dùng như thế nào để các tiết học đạt hiệu quả cao. Tôi đã <br />
mạnh dạn đưa ra ý kiến như sau :<br />
Để làm đồ dùng dạy học phục vụ cho các bài vẽ trang trí, tốt nhất là sử <br />
dụng bài vẽ của học sinh. Các bài vẽ này phải có những nét điển hình để có <br />
thể giúp cho giáo viên khai thác phục vụ tốt cho bài dạy, gồm 3 loại : loại tốt, <br />
loại trung bình và loại chưa đạt yêu cầu. <br />
Trước khi sử dụng, giáo viên cần suy nghĩ, tìm hiểu nội dung của từng bài <br />
vẽ, tránh sử dụng bài vẽ mẫu một cách hời hợt hoặc tùy tiện, thiếu cân nhắc.<br />
Ngoài các bài vẽ mẫu, giáo viên cần chuẩn bị hình gợi ý cách vẽ theo yêu <br />
cầu cụ thể của từng bài.<br />
Giáo viên cần luyện tập thành thục cách vẽ bảng và kết hợp vẽ bảng với <br />
phương pháp dạy học một cách hợp lí để giúp cho học sinh tiếp thu tốt và dễ <br />
dàng hơn. <br />
Ngoài việc sử dụng các bài vẽ trang trí của học sinh tôi còn tự làm và huy <br />
động thêm các em khéo tay, có năng khiếu mĩ thuật cùng làm các bài trang trí <br />
bằng những miếng xốp và những họa tiết rời. Các họa tiết được phân loại họa <br />
tiết chính và họa tiết phụ, mặt sau của các miếng họa tiết được dán bằng keo <br />
trong sau đó dán keo hai mặt, khi học sinh thực hiện dán họa tiết lên nền nếu <br />
dán chưa đúng có thể bóc dán lại dễ dàng. Mặt sau của các bài trang trí được <br />
dán nam châm rất <br />
dễ dàng gắn trên bảng. Khi dạy các bài vẽ đường diềm, hình vuông, hình tròn <br />
tôi chỉ việc hướng dẫn cho học sinh gắn các họa tiết chính và họa tiết phụ từ <br />
đó các em hình dung rất nhanh và nắm rất chắc về nguyên tắc trong trang trí về <br />
nguyên tắc đối xứng qua trục, họa tiết chính, họa tiết phụ...Muốn bao quản <br />
được lâu và dễ dàng thay đổi họa tiết tôi đã ép plastic, mỗi khi học sinh thực <br />
hiện ghép thành bài trang trí các em rất dễ dàng thay đổi.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện : Hà Thị Phương Thảo Đơn vị trường TH Hoàng Văn Thụ 9<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Vẽ trang trí trường TH Hoàng Văn Thụ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(Các họa tiết và bài trang trí sử dụng các miếng ghép bằng xốp màu)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện : Hà Thị Phương Thảo Đơn vị trường TH Hoàng Văn Thụ 10<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Vẽ trang trí trường TH Hoàng Văn Thụ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(Hình ảnh các em tham gia ghép các họa tiết rời thành bài trang trí hoàn <br />
chỉnh và quan sát giáo viên phân tích các nguyên tắc trong trang trí)<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện : Hà Thị Phương Thảo Đơn vị trường TH Hoàng Văn Thụ 11<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Vẽ trang trí trường TH Hoàng Văn Thụ<br />
<br />
<br />
Thứ ba là: Giúp học sinh nắm được một số kiến thức cơ bản <br />
về trang trí <br />
Màu sắc trong trang trí.<br />
Màu sắc trong thiên nhiên: Màu sắc trong thiên nhiên rất phong phú. <br />
Người ta chỉ nhận biết màu sắc khi có ánh sáng. Ánh sáng có 7 màu: đỏ, da <br />
cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Màu trên cầu vồng Màu ở cánh đồng hoa<br />
Màu cơ bản: Đỏ, vàng, lam (hay còn gọi là những màu gốc) vì từ 3 màu <br />
này người ta có thể pha trộn ra được rất nhiều màu sắc khác .<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Màu nhị hợp: Là màu do pha trộn 2 màu cơ bản với nhau mà thành thì gọi <br />
là màu nhị hợp.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Màu bổ túc: <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện : Hà Thị Phương Thảo Đơn vị trường TH Hoàng Văn Thụ 12<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Vẽ trang trí trường TH Hoàng Văn Thụ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Màu tương phản: Các cặp màu tương phản:<br />
Đỏ và vàng<br />
Đỏ và trắng<br />
Vàng là lục<br />
Các cặp màu tương phản thường được dùng trong trang trí khẩu hiệu.<br />
Màu nóng: Là màu tạo cho người nhìn vào nó có cảm giác ấm, nóng.<br />
VD: Đỏ, vàng, da cam.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Màu lạnh: Là màu tạo cho người nhìn vào nó có cảm giác mát, lạnh.<br />
VD: Lam, tím, lục.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
* Khái niệm về bố cục trong trang trí<br />
<br />
<br />
Người thực hiện : Hà Thị Phương Thảo Đơn vị trường TH Hoàng Văn Thụ 13<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Vẽ trang trí trường TH Hoàng Văn Thụ<br />
<br />
<br />
Bố cục trong trang trí là sự sắp xếp các yếu tố trang trí (hình mảng, đường <br />
nét, đậm nhạt, màu sắc) theo những quy tắc của trang trí, phù hợp với từng thể <br />
loại trang trí, góp phần tạo ra những sản phẩm trang trí có giá trị thẩm mỹ <br />
phục vụ nhu cầu tinh thần ngày càng cao của con người.<br />
* Một số nguyên tắc bố cục trong trang trí <br />
Nguyên tắc tương phản trong trang trí <br />
Trong trang trí nguyên tắc tương phản luôn được sử dụng để tạo cho trang <br />
trí có sự đa dạng phong phú để làm nổi phần nào, mảng nào trong bố cục : Có <br />
nghĩa là các yếu tố có tính chất đối lập nhau luôn được khai thác trong trang trí <br />
để cái nọ tôn cái kia lên. Chẳng hạn như :<br />
+ Về hình mảng: Muốn rõ mảng to phải có mảng nhỏ để so sánh <br />
thấy được tương quan.<br />
+ Về đậm nhạt: Muốn làm nổi mảng sáng phải có mảng tối.<br />
+ Về đường nét: Để thay đổi sự đơn điệu của nhiều đường nét <br />
cong cần có nét xiên, nét gấp khúc.<br />
+ Về hình thể: Bên cạnh mảng vuông cần có mảng tròn, mảng tam <br />
giác, quả trám, các mảng đa giác khác…<br />
+ Về màu sắc: Để làm nổi phần nào, ý nào dùng tương phản về <br />
nóng lạnh của màu hoặc tương phản về sắc độ của nhau .<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(Hình: 1 Màu tương phản nóng, lạnh)<br />
Nguyên tắc cân đối trong trang trí <br />
Đây là một nguyên tắc hết sức cơ bản trong trang trí. Nó có ý nghĩa là sự <br />
sắp xếp hài hòa, hợp lí giữa các mảng với tổng thể không có mảng quá to phá <br />
vỡ khung hình định trang trí, hoặc quá nhỏ làm bố cục bị lỏng lẻo, vụn vặt. Sự <br />
cân đối có nghĩa là các mảng, các họa tiết, các độ đậm nhạt và màu sắc phải <br />
<br />
Người thực hiện : Hà Thị Phương Thảo Đơn vị trường TH Hoàng Văn Thụ 14<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Vẽ trang trí trường TH Hoàng Văn Thụ<br />
<br />
<br />
được bố trí cân bằng làm cho mắt người xem được dẫn đi hết diện tích được <br />
trang trí không có sự bố trí bị lệch hoặc bị dồn vào một phía.<br />
* Một số hình thức thường được sử dụng trong trang trí:<br />
+ Hình thức nhắc lại: Một họa tiết hay một nhóm họa tiết được vẽ lặp <br />
lại nhiều lần, có thể đảo ngược theo một trật tự nhất định gọi là sắp xếp nhắc <br />
lại.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(Hình 2: Bài trang trí theo hình thức nhắc lại)<br />
+ Hình thức đối xứng (đăng đối): Hình thức đối xứng là sử dụng các họa <br />
tiết, các mảng màu giống nhau vẽ đối diện với nhau qua một trục (hoặc nhiều <br />
trục). Cũng có thể dùng các họa tiết khác nhau nhưng có cùng một kích thước, <br />
một hình dáng (nhìn đại thể thì giống nhau, nhưng chi tiết thì khác nhau).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện : Hà Thị Phương Thảo Đơn vị trường TH Hoàng Văn Thụ 15<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Vẽ trang trí trường TH Hoàng Văn Thụ<br />
<br />
<br />
(Hình 3: Bài trang trí theo hình thức đối xứng (đăng đối))<br />
+ Hình thức xen kẽ: Hai hay nhiều họa tiết được vẽ xen kẽ nhau và lặp <br />
lại gọi là sắp xếp xen kẽ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(Hình 4 : Bài trang trí theo hình thức xen kẽ)<br />
+ Hình thức mảng hình không đều: Các mảng hình, hoạ tiết tuy không đều <br />
nhau nhưng vẫn tạo ra sự thăng bằng, cân xứng, thuận mắt trong bài vẽ thì <br />
được gọi là sắp xếp mảng hình không đều.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(Hình 5: Bài trang trí theo hình thức mảng hình không đều)<br />
Yêu cầu về bố cục của một bài trang trí<br />
Để có một bố cục trang trí đẹp khi sắp xếp cần đảm bảo một số yêu cầu <br />
chính sau đây :<br />
Về phân bố hình mảng<br />
+ Phân bố hình mảng phải cân đối có trọng tâm để làm nổi ý đồ <br />
của bố cục và để tập trung sự chú ý của người xem .<br />
+ Hình mảng cần có sự đa dạng về kích thước và hình thể.<br />
+ Bố trí mảng đặc cần quan tâm đến mảng trống<br />
Phân bố đậm nhạt: Là sử dụng tương phản của các độ đậm, độ nhạt <br />
để làm nổi bật phần chính và dìm đi chi tiết phụ không cần thiết, họa tiết có <br />
<br />
Người thực hiện : Hà Thị Phương Thảo Đơn vị trường TH Hoàng Văn Thụ 16<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Vẽ trang trí trường TH Hoàng Văn Thụ<br />
<br />
<br />
chỗ ẩn, chỗ hiện đẹp mắt. Khi phân bố đậm nhạt nên sử dụng 3 sắc độ : <br />
Sáng, trung gian và đậm. Bắt đầu không nên dùng ngay độ đậm trước mà nên <br />
đi từ độ vừa, trên cơ sở đó mà nhấn mạnh và nhấn sáng ở những chỗ cần thiết <br />
theo ý đồ của người trang trí.<br />
<br />
<br />
Thứ tư là : Lồng ghép trò chơi trong học tập<br />
Trò chơi 1: Chọn hoạ tiết<br />
Mục tiêu: <br />
Rèn luyện kĩ năng sắp xếp hoạ tiết, màu sắc, hình vẽ cho hài hoà, phù <br />
hợp.<br />
Chuẩn bị:<br />
+ Một số bộ họa tiết hoa, lá, con vật bằng đề can hoặc xốp màu cắt <br />
rời phù hợp với nội dung bài học.<br />
+ Một số hình vẽ chưa trang trí phù hợp với nội dung bài học (số <br />
lượng hình tương ứng với nhóm học tập trong lớp).<br />
+ Hồ dán, keo dán, nam châm.<br />
Cách chơi: <br />
+ Giáo viên chia lớp thành các nhóm học tập và phát cho mỗi nhóm <br />
2 bộ phiếu bao gồm hoạ tiết và hình chưa trang trí (hình vuông, đường diềm, <br />
hình tròn,...).<br />
+ Thời gian sắp xếp hoạ tiết vào hình trang trí cho mỗi đội là 1 <br />
phút, yêu cầu sắp xếp cho phù hợp, nhóm nào nào ghép nhanh, ghép phù hợp <br />
nhóm đó thắng cuộc.<br />
Trò chơi 2: Tìm ô tương ứng<br />
Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng thực hiện các bước tiến hành một bài vẽ <br />
trang trí.<br />
Chuẩn bị:<br />
+ Những tấm bìa có nội dung ghi các bư ớc tiến hành một bài vẽ <br />
trang trí.<br />
+ Hồ dán, nam châm.<br />
Cách chơi: Chọn 2 đội, mỗi đội có số học sinh tương ứng với các bước <br />
tiến hành bài vẽ theo nội dung bài học lên đứng vào vị trí quy định.<br />
+ Giáo viên phát cho mỗi đội 1 bộ phiếu có nội dung các bước tiến <br />
hành một bài vẽ theo nội dung bài học. <br />
<br />
Người thực hiện : Hà Thị Phương Thảo Đơn vị trường TH Hoàng Văn Thụ 17<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Vẽ trang trí trường TH Hoàng Văn Thụ<br />
<br />
<br />
+ Nghe hiệu lệnh của giáo viên, lần lượt từng học sinh của mỗi đội <br />
lên dán các mảnh bìa có nội dung ghi các bước tiến hành một bài vẽ lên bảng, <br />
đội nào dán nhanh, đúng đội đó thắng cuộc<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bước 1 Vẽ hình vuông và kẻ các đường trục<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bước 2 Hoàn thành và vẽ màu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bước 3 Vẽ các mảng chính và các mảng phụ<br />
<br />
<br />
<br />
Vẽ họa tiết chính, phụ vào các mảng cho <br />
Bước 4<br />
Phù hợp.<br />
<br />
<br />
Trò chơi 3: Vẽ màu vào hình có sẵn <br />
Mục tiêu: Củng cố kỹ năng chọn và vẽ màu <br />
Chuẩn bị: Một số hình vẽ (phù hợp với bài học) chưa có màu (giấy A4), <br />
màu vẽ, nam châm.<br />
Cách chơi: Treo các hình vẽ đã chuẩn bị lên bảng yêu cầu 4 học sinh lên <br />
vẽ màu trong thời gian một bài hát của các bạn trong lớp.<br />
Ngoài ra còn một số trò chơi như : Thi vẽ tiếp họa tiết, Kể tên các đồ vật <br />
có trang trí theo nội dung bài học (trang trí đường diềm, trang trí hình vuông, <br />
hình tròn,...). Để mở rộng thêm kiến thức có thể cho các em chơi trò chơi: <br />
Trang trí trên đồ vật (cắt tạo dáng các đồ vật như mũ, váy, áo,... sau đó chuẩn <br />
bị một số ọc tiết rời và cho các em tự chọn và trng trí đồ vật theo ý thích của <br />
mình,...vv<br />
Thứ năm là: Rèn kĩ năng cảm thụ mĩ thuật và vận dụng kiến <br />
thức vào cuộc sống<br />
<br />
<br />
Người thực hiện : Hà Thị Phương Thảo Đơn vị trường TH Hoàng Văn Thụ 18<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Vẽ trang trí trường TH Hoàng Văn Thụ<br />
<br />
<br />
Là khả năng nhận biết cái đẹp, sau khi học sinh quan sát sẽ đưa ra những <br />
nhận xét về cái đẹp thông qua bố cục, hình dáng cấu trúc tỷ lệ, màu sắc, đậm <br />
nhạt từ đó vận dụng vào bài học và trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên mỗi <br />
học sinh có cảm nhận riêng về cái đẹp, giáo viên giảng dạy cần hướng cho <br />
học sinh cách cảm thụ cái đẹp một cách cơ bản. Cái đẹp ở đây bao gồm cả <br />
hình thức và nội dung, hình thức thể hiện được nội dung theo quan điểm nghệ <br />
thuật phải bắt nguồn từ cuộc sống và phục vụ cuộc sống. Đó là nghệ thuật <br />
đích thực, phải biết chắt lọc lựa chọn h ình tượng đẹp để phản ánh trong “Tác <br />
phẩm” thông qua môn học phát triển khả năng thực hành, kỹ năng phát hiện và <br />
ứng xử tích cực góp phần giáo dục cho học sinh thị hiếu thẩm mỹ và có ý thức <br />
vươn tới “Chân, thiện, mỹ”, trở thành người công dân tốt có trách nhiệm đối <br />
với đất nước.<br />
Là khả năng vận dụng sự hiểu biết về cái đẹp vào trong cuộc sống một <br />
cách toàn diện như thông qua cách ăn mặc, đầu tóc, lối sống, tiện nghi sinh <br />
hoạt. Ứng dụng vào việc sắp xếp sách vở, vẽ hình, trình bày bài các môn học <br />
khác như: Toán, Tiếng việt,... Vì trang trí bắt nguồn từ thực tế đời sống xã hội, <br />
trang trí là làm đẹp hơn cái vốn có ban đầu, học trang trí ta sẽ biết làm đẹp <br />
cuộc sống xung quanh, làm đẹp cho gia đình và làm đẹp cho chính mình.<br />
3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
Giáo viên có đủ kiến thức và kĩ năng sư phạm theo yêu cầu môn học, <br />
cấp học. Luôn yêu nghề, tâm huyết với nghề. Không ngừng phấn đấu, học <br />
hỏi, đổi mới, sáng tạo, đầu tư cho chuyên môn của mình.<br />
Được sự quan tâm của tổ chuyên môn và lãnh đạo nhà trường.<br />
Sự hứng thú, lòng yêu thích môn học, luôn sẵn sàng hợp tác của học <br />
sinh.<br />
3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.<br />
Nắm được các kiến thức cơ bản, các nguyên tắc trong trang trí, cách sắp <br />
xếp các họa tiết, nguyên tắc vẽ màu, tạo được các họa tiết theo ý thích và sắp <br />
xếp chúng cân đối, hài hòa đó chính là mối liên kết chặt chẽ giữa các giải <br />
pháp, biện pháp này. Vậy để học tốt môn học trước tiên học sinh cần chuẩn bị <br />
tốt đồ dùng học tập, giáo viên cần chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học, các phương <br />
pháp và hình thức dạy học phù hợp với các đối tượng học sinh. Khi đã chuẩn <br />
bị tốt được hai vấn đề trên thì việc cung cấp kiến thức cho học sinh là điều <br />
quan trọng nhất vì khi nắm chắc kiến thức các em sẽ thực hành tốt và kĩ năng <br />
vẽ cũng sẽ tiến bộ rất nhiều, các em sẽ tự tin và yêu thích môn học hơn, bởi vì <br />
chưa nắm chắc kiến thức mới dẫn đến các thực trạng như tôi đã nêu ở trên. <br />
Khi các em đã nắm được kiến thức tôi có đưa thêm phần trò chơi học tập lồng <br />
vào trong tiết học giúp các em nắm chắc và nhớ kiến thức lâu hơn nữa. Từ đó <br />
các em vận dụng được các kiến thức, kĩ năng, sự cảm nhận về cái đẹp của <br />
Người thực hiện : Hà Thị Phương Thảo Đơn vị trường TH Hoàng Văn Thụ 19<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Vẽ trang trí trường TH Hoàng Văn Thụ<br />
<br />
<br />
mình vào học tập và cuộc sống hàng ngày.Vậy để giúp các em học sinh lớp 2 <br />
học tốt phân môn Vẽ trang trí thì giáo viên không nên bỏ qua bất kì biện pháp, <br />
giải pháp nào. Các biện pháp, giải pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.<br />
3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
Vào đầu năm học tôi đã dạy và khảo sát chất lượng phân môn Vẽ trang <br />
trí cho học sinh khối lớp 2 kết quả khảo sát như sau :<br />
<br />
Bài vẽ họa tiết cân đối, Bài vẽ đạt yêu cầu, Bài vẽ chưa đạt <br />
Tổng số <br />
màu có trọng tâm, có sáng chưa có sáng tạo yêu cầu<br />
học sinh<br />
tạ o<br />
<br />
84 10 54 20<br />
<br />
Sau khi khảo sát chất lượng các bài vẽ trang trí kết quả không cao, tôi <br />
đã trăn trở suy nghĩ tìm ra giải pháp để nâng cao chất lượng vẽ trang trí môn Mĩ <br />
thuật và để các em thực sự yêu thích môn học. Tôi đã nghiên cứu kỹ từng bài <br />
dạy, nghĩ ra nhiều cách dạy, nắm được các kiến thức cơ bản trong phân môn <br />
vẽ trang trí và vận dụng một số biện pháp giúp học sinh học tốt hơn trong phân <br />
môn Vẽ trang trí.<br />
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề <br />
nghiên cứu<br />
Sau khi thực hiện các giải pháp, biện pháp cho học sinh toàn khối 2 tôi <br />
thấy chất lượng phân môn Vẽ trang trí trong học kì I chất lượng các bài vẽ <br />
của các em tốt hơn nhiều. Học sinh nắm chắc hơn về các nguyên tắc trong <br />
trang trí, về các họa tiết chính, họa tiết phụ, họa tiết đối xứng phải vẽ như thế <br />
nào vẽ màu tươi sáng, hài hòa, có đậm có nhạt, màu vẽ đều và gọn. Một số <br />
học sinh đã phát huy được năng khiếu của mình tự tin thể hiện bài vẽ bằng <br />
cảm xúc riêng, có nhiều bài vẽ thể hiện rất tốt về họa tiết và màu sắc. Chất <br />
lượng phân môn vẽ trang trí được nâng lên rõ rệt.<br />
Kết quả cụ thể như sau : <br />
<br />
Bài vẽ họa tiết cân đối, Bài vẽ đạt yêu cầu, Bài vẽ chưa <br />
Tổng số <br />
màu có trọng tâm, có sáng chưa có sáng tạo đạt yêu cầu<br />
học sinh<br />
tạ o<br />
<br />
84 20 56 8<br />
<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận<br />
<br />
<br />
Người thực hiện : Hà Thị Phương Thảo Đơn vị trường TH Hoàng Văn Thụ 20<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Vẽ trang trí trường TH Hoàng Văn Thụ<br />
<br />
<br />
Qua quá trình thực hiện giải pháp tôi thấy trong giờ học học sinh tìm ra <br />
được các họa tiết, vận dụng màu vào bài vẽ rất tốt, bố cục và hình vẽ không bị <br />
lệ thuộc vào các đồ dùng xung quanh như sách vở hay cách vẽ của thầy cô <br />
giáo. Các em tự tìm ra cách vẽ cho riêng mình. Tôi nhận thấy các em có cảm <br />
hứng với phân môn Vẽ trang trí hơn trước và đặc biệt có rất nhiều em tiến bộ <br />
trong cách vẽ, cách nghĩ không sao chép lại bài vẽ của người khác. Tôi thiết <br />
nghĩ muốn có học trò tốt người thầy, người cô phải có những phương pháp, <br />
biện pháp thích hợp, luôn suy nghĩ tìm tòi sáng tạo, tìm ra những giải pháp phù <br />
hợp với điều kiện thực tế trong giảng dạy, nhằm giúp các em tiếp cận với cái <br />
đẹp, tạo điều kiện cho năng khiếu thẩm mĩ của các em phát triển.<br />
Người thầy, người cô phải thật sự yêu nghề và truyền tình yêu cho học <br />
sinh.<br />
Trong quá trình giảng dạy khi sử dụng những đồ dùng trực quan phải phù <br />
hợp nội dung bài học, đẹp mắt, lôi cuốn để thu hút được sự chú ý, tập trung <br />
vào bài học, khơi gợi niềm đam mê trong con người các em. Khi đặt nội dung <br />
các câu hỏi nên đặt những câu hỏi khơi gợi thông tin, kích thích trí tò mò và tư <br />
duy sáng tạo của học sinh.<br />
Vận dụng trò chơi cũng là cách phát huy tính tích sáng tạo, yêu nghệ thuật <br />
của học sinh, luôn tạo cho các em những giờ học tập thú vị, thoải mái “học mà <br />
chơi, chơi mà học” để từ đó giúp các em phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng <br />
sáng tạo thông qua việc tái tạo hình ảnh trong bài vẽ của mình.<br />
Thực hiện tốt những điều này sẽ giúp các em bộc lộ mình một cách thoải <br />
mái, giờ học không gò bó, nặng nề như trước.<br />
2. Kiến nghị<br />
Để tạo điều kiện cho việc dạy và học của thầy và trò được thuận lợi <br />
hơn, bản thân là một giáo viên dạy bộ môn Mĩ thuật tôi có một số kiến nghị và <br />
đề xuất với nhà trường như sau :<br />
Để học sinh học tốt, vẽ đẹp thì ngành giáo dục, nhà trường cần tạo mọi <br />
điều kiện tốt hơn như: Trang bị cơ sở vật chất để tiện cho việc dạy và học. <br />
Cần tăng cường tuyên truyền, khuyến khích cho học sinh và phụ huynh <br />
phải học tốt, học đều các môn học, tránh học lệch.<br />
Trong quá trình nghiên cứu và viết đề tài này không tránh khỏi những <br />
thiếu sót, hạn chế. Rất mong nhận được sự đóng góp nhiệt tình và kịp thời của <br />
đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn <br />
thiện hơn.<br />
Tôi xin chân thành cảm ơn!<br />
Durkmăl, ngày 25 tháng 2 năm 2016<br />
<br />
Người thực hiện : Hà Thị Phương Thảo Đơn vị trường TH Hoàng Văn Thụ 21<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Vẽ trang trí trường TH Hoàng Văn Thụ<br />
<br />
<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hà Thị Phương Thảo<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG<br />
....................................................................................................................... <br />
....................................................................................................................... <br />
....................................................................................................................... <br />
....................................................................................................................... <br />
....................................................................................................................... <br />
<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN <br />
(Ký tên, đóng dấu)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện : Hà Thị Phương Thảo Đơn vị trường TH Hoàng Văn Thụ 22<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Vẽ trang trí trường TH Hoàng Văn Thụ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN<br />
....................................................................................................................... <br />
....................................................................................................................... <br />
....................................................................................................................... <br />
....................................................................................................................... <br />
....................................................................................................................... <br />
....................................................................................................................... <br />
<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN <br />
(Ký tên, đóng dấu)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
<br />
STT Tên tài liệu Tác giả<br />
<br />
Tâm lý học đại cương Nhà xuất bản ĐHSP(Nguyễn <br />
1<br />
Xuân Thức (chủ biên))<br />
<br />
2 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Nhà xuất bản giáo dục<br />
<br />
SGV, vở tập vẽ, vở thực hành môn Nhà xuất bản giáo dục<br />