Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 5<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
<br />
TT Mục Trang<br />
<br />
1 I. Phần mở đầu 2<br />
<br />
2 1. Lí do chọn đề tài 2<br />
<br />
3 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2<br />
<br />
4 3. Đối tượng nghiên cứu 2<br />
<br />
5 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 2<br />
<br />
6 5. Phương pháp nghiên cứu 3<br />
<br />
7 II. Phần nội dung 3<br />
<br />
8 1 .Cơ sở lí luận 3<br />
<br />
9 2. Thực trạng 4<br />
<br />
10 3. Giải pháp, biện pháp 5<br />
<br />
11 a. Mục tiêu của giải pháp 5<br />
<br />
12 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp 6<br />
<br />
13 c. Mối quan hệ giữa các giải pháp 12<br />
<br />
14 d. Kết quả khảo nghiệm 12<br />
<br />
15 III. Kết luận, kiến nghị 13<br />
<br />
16 1. Kết luận 13<br />
<br />
17 Kiến nghị 14<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trường TH Lê Hồng Phong GV: Nguy<br />
1 ễn Thị Kim <br />
Anh<br />
Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 5<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lí do chọn đề tài<br />
Tiểu học là bậc học nền móng trong hệ thống giáo dục quốc dân.. Đây là <br />
bậc học quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em, thời gian hình thành nhân <br />
cách và năng lực (trí tuệ và thể chất). Nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở <br />
ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm <br />
mỹ và các kỹ năng cơ bản khác. Việc đào tạo, giáo dục toàn diện cho học sinh <br />
tiểu học luôn được đặt lên hàng đầu. Ở Trường Tiểu học Lê Hồng Phong chúng <br />
tôi cũng như vậy! Chúng tôi luôn quan tâm, chú trọng việc nâng cao chất lượng <br />
giáo dục toàn diện cho các em. Muốn đạt được điều đó thì việc đầu tiên phải làm <br />
chính là duy trì sĩ số học sinh, đảm bảo tỉ lệ chuyên cần. Có đi học chuyên cần thì <br />
các em mới có điều kiện tiếp cận và lĩnh hội kiến thức một cách đầy đủ và mang <br />
lại kết quả học tập tốt. Nhưng với điểm trường mà tôi đã dạy, học sinh phần đa <br />
là con em người dân tộc thiểu số, gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Cha mẹ các em <br />
phải lo bữa ăn hàng ngày cho gia đình, một số phụ huynh ít quan tâm đến việc học <br />
tập của các em nên việc các em nghỉ học, bỏ học ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài <br />
và kết quả học tập là điều không tránh khỏi. <br />
Chính vì lẽ đó mà sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, tôi luôn trăn trở <br />
và đặt cho mình một câu hỏi: “Làm thế nào để duy trì sĩ số, đảm bảo tỉ lệ <br />
chuyên cần?”. Do đó, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số biện pháp duy trì <br />
sĩ số học sinh lớp 5”. <br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài là nghiên cứu các biện pháp để thấy được <br />
một số khó khăn và đưa ra một số giải pháp tối ưu, có tính khả thi để khắc <br />
phục có hiệu quả tình trạng học sinh bỏ học. Nhằm giữ vững và duy trì tốt sĩ <br />
số học sinh của lớp, trường, góp phần thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục <br />
tiểu học tại địa bàn. Góp phần giữ gìn và phát huy kết quả đạt được của phổ <br />
cập giáo dục tiểu học cho địa phương.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Một số biện pháp nhằm duy trì sĩ số học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Lê <br />
Hồng Phong, xã Ea Na, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk.<br />
Trường TH Lê Hồng Phong GV: Nguy<br />
2 ễn Thị Kim <br />
Anh<br />
Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 5<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu<br />
Để nghiên cứu đề tài này, tôi tập trung tìm hiểu và đưa ra một vài kinh <br />
nghiệm về duy trì sĩ số học sinh lớp 5E, năm học 20152016 Trường Tiểu học <br />
Lê Hồng Phong, xã Ea Na, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk. Từ đó rút ra một <br />
số bài học và đề xuất một số biện pháp tăng tính hiệu quả về công tác duy trì <br />
sĩ số trong giai đoạn hiện nay.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận:<br />
Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu.<br />
b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:<br />
Phương pháp điều tra.<br />
Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.<br />
Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm.<br />
c) Phương pháp thống kê toán học:<br />
<br />
<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lí luận<br />
Theo Thông tư số 41/2010/TTBGDĐT ngày 30/10/2010 và Thông tư số <br />
50/2012/TTBGDĐT ngày 18 tháng 12 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Sửa <br />
đổi, bổ sung Điều 40 của Thông tư số 41/2010/TTBGDĐT ngày 30 tháng 12 năm <br />
2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường Tiểu học <br />
quy định độ tuổi của học sinh tiểu học từ sáu đến mười bốn tuổi (tính theo năm). <br />
Đây là lứa tuổi các chưa làm chủ được bản thân, chưa nhận thức được điều gì là <br />
đúng và điều gì là sai, hay bắt chước và chịu tác động của mọi việc xảy ra xung <br />
quanh mình. Khả năng tiếp thu kiến thức nhanh hay chậm của từng nhóm đối <br />
tượng học sinh cũng khác nhau. Ở số đông các em, ý thức học tập chưa cao, chưa <br />
hiểu rõ mục đích của việc học. Các em đi học phần nào là do sự bắt buộc của gia <br />
đình, chỉ một phần nhỏ là ham thích đi học (vì đi học được mặc quần áo đẹp, <br />
được gặp gỡ và vui chơi cùng các bạn, được cô giáo khen,…). Do đó, ý thức tự <br />
giác học tập của các em chưa có nên thiếu sự cần cù, sự cố gắng vượt qua khó <br />
khăn để học tập, dễ sinh ra lười biếng, ham chơi và dẫn đến học yếu, chán học <br />
và rồi bỏ học…<br />
<br />
Trường TH Lê Hồng Phong GV: Nguy<br />
3 ễn Thị Kim <br />
Anh<br />
Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 5<br />
Có một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là nhiều trường đưa ra rất <br />
nhiều phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phát huy tính tích cực, sáng <br />
tạo của học sinh mà quên đi việc bồi lấp lỗ hổng kiến thức cho học sinh yếu, <br />
học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Các em không có đủ thời gian cho học tập, <br />
điều kiện thiếu thốn; tâm lý không ổn định, thiếu tự tin trong học tập; ngôn <br />
ngữ tiếng Việt bị hạn chế; thiếu sự quan tâm, chăm sóc của gia đình và sự hỗ <br />
trợ của cộng đồng. Vì vậy nên người giáo viên cần nắm bắt tốt các công văn <br />
chỉ đạo của các cấp (CV 9890/BGDĐTGDTH về việc hướng dẫn nội dung, <br />
phương pháp giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn) để có hướng điều <br />
chỉnh nội dung, phương pháp và hình thức dạy học sao cho phù hợp với học <br />
sinh của lớp.<br />
Những đặc điểm nêu trên nếu không được quan tâm giáo dục kịp thời có <br />
thể ảnh hưởng tiêu cực đến tương lai của trẻ, nhưng nó cũng chính là điều <br />
kiện tốt để giáo viên tạo sự hứng thú cho các em. Nếu hàng ngày, khi đến <br />
trường các em được thầy cô ân cần chỉ bảo. Trong học tập, các em được hoạt <br />
động nhóm, được làm thí nghiệm, chơi các trò chơi học tập,… thì các em sẽ <br />
ham học hơn và thích đi học hơn. Và trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau <br />
của học sinh chúng ta cũng không thể áp dụng một cách cứng nhắc, dập khuôn <br />
trong giai đoạn đó mà còn tuỳ thuộc vào tố chất, năng lực, thể lực của học sinh <br />
đó cũng như những tác động của gia đình và xã hội của mỗi một cá nhân học <br />
sinh mà ta có những cách thức giáo dục thích hợp nhất cho chúng để chúng có <br />
thể phát triển một cách hài hoà trong học tập, nhận thức và thể hiện hành vi <br />
đúng đắn khi tham gia vào các mối quan hệ với cộng đồng xã hội trong tương <br />
lai. Chúng ta phải tìm ra những giải pháp thích hợp để giáo dục đối với từng <br />
đối tượng trẻ em, định hướng đúng đắn cho trẻ trong các hoạt động giáo dục, <br />
dạy học và vui chơi của trẻ một cách phù hợp nhất, tạo một bầu không khí, <br />
môi trường thật thân thiện để mỗi học sinh thấy vui thích và trông đợi được <br />
đến trường, xem trường lớp như ngôi nhà thứ hai của mình và để mỗi ngày <br />
đến trường với các em là một ngày vui.<br />
2. Thực trạng<br />
Là giáo viên làm công tác chủ nhiệm ở tiểu học thì bất cứ ai cũng mong <br />
muốn lớp mình phụ trách không có học sinh bỏ học. Nhưng thực tế thì không <br />
phải giáo viên nào, trường nào cũng đảm bảo được công tác duy trì sĩ số 100% <br />
khi trường đó ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. <br />
Trước khi tôi thực hiện đề tài này, cũng có những đồng nghiệp đã nghiên <br />
cứu và ứng dụng trong công tác nhưng hiệu quả chưa cao. Có thể do nhiều yếu <br />
tố chủ quan, khách quan mang lại. Tôi cũng có học hỏi và vận dụng nhưng kết <br />
Trường TH Lê Hồng Phong GV: Nguy<br />
4 ễn Thị Kim <br />
Anh<br />
Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 5<br />
quả không như mong muốn. Từ đó, tôi nghiền ngẫm và quyết định tìm hiểu <br />
mọi biện pháp để thu hút các em đến lớp, đến trường đảm bảo công tác duy trì <br />
sĩ số. Khi nghiên cứu đề tài này tôi cũng phần nào dựa trên một số biện pháp <br />
mà đồng nghiệp của mình đã nghiên cứu trước đó nhưng có phần cải biến cho <br />
phù hợp với đối tượng học sinh, hoàn cảnh gia đình và thời đại,…<br />
Trường Tiểu học Lê Hồng Phong có tất cả 3 điểm trường. Điểm trường <br />
nơi tôi làm công tác chủ nhiệm là buôn Eana với đại đa số dân cư là người dân <br />
tộc thiểu số. Hằng năm vẫn xảy ra tình trạng học sinh bỏ học. Các giáo viên và <br />
nhà trường cũng tìm mọi cách để những học sinh đó trở lại trường nhưng cũng <br />
chỉ được một thời gian sau đó lại nghỉ (Ví dụ: Em Y Hoàng bỏ học năm học <br />
2014 – 2015). Bên cạnh đó, lớp học mà tôi phụ trách cũng gặp phải những khó <br />
khăn nhất định: <br />
Học sinh là người dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm 1/2 số học sinh của <br />
lớp. Vốn tiếng Việt của các em còn hạn chế. Văn hóa, lối sống khác nhiều so <br />
với những gì thực tế học tập từ sách vở. Kết quả học tập chưa cao.<br />
Một số em điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, bố mẹ mải đi làm thuê <br />
kiếm sống không quan tâm đến việc học tập của con, phó mặc hết cho nhà <br />
trường và thầy cô giáo. <br />
Lớp có một em bố mẹ bỏ nhau, bố và mẹ không nuôi nên em ở với bà <br />
ngoại. Vì thế, việc học tập phần nào bị lơ đễnh.<br />
Có 3 em bố mẹ đi làm ăn nơi xa, các em sống với ông bà. C ó 1 em ham <br />
chơi, bị bạn bè xấu lôi kéo vào các trò game online thành nghiện. <br />
Một số em nhà ở xa trường học, đường sá đi lại khó khăn.<br />
Phần lớn học sinh rất thụ động, kĩ năng sống chưa được chú trọng, kĩ <br />
năng giao tiếp chưa tốt, kĩ năng giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp, ý thức <br />
bảo vệ của công và ý thức kỉ luật khi tham gia hoạt động tập thể, đặc biệt là <br />
tính tự giác, tích cực học tập,… hạn chế. <br />
Với những thực trạng trên, để duy trì sĩ số học sinh ở lớp chủ nhiệm, đặc <br />
biệt là học sinh ở khối lớp 5có nhiều học sinh dân tộc thểu số là một nhiệm vụ <br />
bắt buộc đối với cá nhân tôi.<br />
Việc duy trì sĩ số học sinh nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, không bắt <br />
buộc theo một khuôn mẫu nào cả nên tôi vừa học, vừa làm, vừa rút kinh <br />
nghiệm. <br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:<br />
<br />
Trường TH Lê Hồng Phong GV: Nguy<br />
5 ễn Thị Kim <br />
Anh<br />
Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 5<br />
a. Mục tiêu của giải pháp:<br />
Mục tiêu chủ yếu và quan trọng nhất của giải pháp, biện pháp duy trì sĩ <br />
số học sinh là tạo cho các em niềm vui khi đến trường . Từ đó, các em có cơ hội <br />
tiếp thu bài một cách đầy đủ nhất, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn <br />
diện về mặt kiến thức, năng lực và phẩm chất của học sinh trong quả trình <br />
dạy học một cách chủ động, dễ dàng và chắc chắn. <br />
Việc phổ biến và đề ra nội quy ngay từ đầu năm học giúp các em định <br />
hướng được nhiệm vụ của bản thân trong năm học. <br />
Quan tâm, giúp đỡ học sinh khắc phục khó khăn trong học tập, thoát khỏi <br />
sự tự ti, mặc cảm và học sinh có hoàn cảnh khó khăn thì sẽ các em vững tin vào <br />
bản thân hơn. Qua đó thêm yêu trường lớp, thầy cô và bạn bè.<br />
Phối hợp chặt chẽ với các giáo viên bộ môn, giáo viên dạy thay và Tổng <br />
phụ trách Đội giúp giáo viên nắm bắt kịp thời, chính xác tình hình học tập, rèn <br />
luyện và cả những thay đổi bất thường mỗi học sinh trong lớp. Từ đó có <br />
hướng điều chỉnh phù hợp trong dạy học và giáo dục.<br />
Tận dụng tối đa sự tác động của môi trường xã hội tạo mối liên hệ gắn <br />
kết giữa nhà trường – gia đình – cộng đồng để giáo dục học sinh phát triển <br />
một cách toàn iện nhất.<br />
Tổ chức tốt tiết sinh hoạt tập thể sinh hoạt lớp, t ạo môi trường giáo <br />
dục tốt giúp các em hứng khởi hơn trong học tập, gắn bó học sinh với học <br />
sinh; học sinh với giáo viên; học sinh với trường lớp,…<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
Thứ Nhất: Phổ biến nội quy ngay từ đầu năm tới học sinh phụ <br />
huynh<br />
Tổ chức học nội quy lớp ngay tuần đầu của năm học. Quy định rõ: học <br />
sinh phải đi học đều và đúng giờ, nghỉ học phải có lí do và được cha mẹ xin <br />
phép. <br />
Tổ chức họp phụ huynh học sinh đầu năm, thông báo cho phụ huynh biết <br />
về quy định và nhờ phụ huynh hàng ngày theo dõi, nhắc nhở. <br />
Học sinh đến trường đều tự mình đánh dấu vào Bảng theo dõi “Ngày em đến <br />
lớp”.<br />
Gọi điện thoại liên lạc trực tiếp với phụ huynh đối với những trường <br />
hợp học sinh tự ý bỏ học. (Tôi đã nắm được 20/25 số điện thoại của phụ <br />
huynh học sinh trong lớp). 5 em (Y Sa Muel Niê, H Nang Êban, Y Truyền Byã, <br />
Trường TH Lê Hồng Phong GV: Nguy<br />
6 ễn Thị Kim <br />
Anh<br />
Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 5<br />
Y Khuyến Byã, Y Huy Byã) không có vì bố mẹ không dùng điện thoại nên phải <br />
đến tận nhà tìm hiểu nguyên nhân và trao đổi cách khắc phục.<br />
Chính nhờ thế mà những học sinh ở lớp tôi chủ nhiệm chỉ nghỉ học 1 <br />
ngày không phép thì đến hôm sau đi học lại bình thường, nên năm 20152016 <br />
lớp tôi chủ nhiệm không có hiện tượng học sinh bỏ học giữa chừng. <br />
Thứ hai: Giúp học sinh khắc phục khó khăn trong học tập: <br />
Bản thân giáo viên phải luyện nói (tăng cường tiếng Việt) cho học sinh <br />
trong mỗi tiết học, mọi lúc, qua việc trò chuyện, tâm sự với các em; mỗi tuần <br />
một tiết sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp và hướng dẫn học sinh <br />
đọc thêm sách báo tại thư viện của lớp, học ở nhà cùng với việc phân công học <br />
sinh khá cùng đọc hỗ trợ đối với những học sinh gặp khó khăn trong nói và <br />
đọc. (Ví dụ: Có em Y Sa Muel Niê nói và viết hay sai lỗi chính tả nhiều. Mỗi <br />
khi đọc bài, các bạn góp ý nhiều khiến Muel bực bội, đến buổi chiều là nghỉ <br />
học luôn. Tôi đã đến nhà động viên Muel trở lại lớp. Trên lớp, mỗi giờ luyện <br />
đọc, luyện viết, tôi đều đến gần động viên, nhận xét, hướng dẫn để Muel <br />
khắc phục những lỗi hay gặp phải một cách nhẹ nhàng và hài hước giúp em ấy <br />
hòa đồng cùng các bạn trong nhóm, trong lớp. Mặt khác, tôi cũng gặp và họp <br />
riêng với những học sinh trong nhóm của Muel. Hướng dẫn các em cách giúp <br />
bạn. Dần dần Muel cũng khá hơn và đi học đều.)<br />
Giáo viên hướng dẫn học sinh gặp khó khăn trong tính toán về cách nhận <br />
dạng kiến thức, củng cố kiến thức bằng cách ôn luyện theo mỗi ngày. Quan <br />
tâm đặc biệt đến các em, hướng dẫn những học sinh khá, giỏi cùng học với các <br />
em. Hoặc trực tiếp cùng gia đình phối hợp hướng dẫn các em học ở nhà, ở <br />
trường. Đồng thời động viên, tuyên dương kịp thời những em có tiến bộ rõ nét, <br />
khuyến khích các em có sự phấn đấu cao hơn, cụ thể: <br />
+ Em Phạm Tuấn Vũ hỗ trợ em Y Sa Muel Niê. <br />
+ Em Phạm Văn Huy hỗ trợ em Y Huy byã.<br />
+ Em Nguyễn Thị Minh hỗ trợ em Vũ Quang Tiến<br />
Do vậy, kết quả học tập của những đôi bạn cùng tiến trên có sự tiến bộ rõ <br />
rệt.<br />
Thứ ba: Giúp học sinh thoát khỏi sự tự ti, mặc cảm: <br />
Lúc này vai trò của giáo viên hết sức quan trọng đối với tâm hồn trẻ. Người <br />
thầy có thể là cha mẹ hoặc là người bạn và sự điều này giúp cho các em vượt qua <br />
khó khăn. Chính vì vậy, mỗi người thầy là người tương tác với các em trong việc <br />
học tập, sinh hoạt và cốt yếu là luôn cân bằng giữa tư cách là người giữ kỷ <br />
Trường TH Lê Hồng Phong GV: Nguy<br />
7 ễn Thị Kim <br />
Anh<br />
Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 5<br />
cương, là người bạn tâm tình mỗi khi các em cần sự giúp đỡ. Do vậy, mỗi lời hỏi <br />
thăm, mỗi cử chỉ chăm sóc của cô thầy sẽ giúp các em thoát khỏi mọi tự ti, mặc <br />
cảm. <br />
Có em Vũ Quang Tiến chuyển từ trường khác về lớp 5E từ đầu năm học <br />
20152016. Lúc mới về em luôn mặc cảm bởi hoàn cảnh nhà nghèo, nói cà lăm <br />
và lại làm quen với mô hình trường học mới (VNEN), bởi nơi em theo học <br />
trước đó là chương trình hiện hành, lực học của em cũng không được tốt lắm. <br />
Tôi đã luôn quan tâm đến em, hướng dẫn em hòa nhập với mô hình học mới, <br />
bạn mới,…. Tôi hỏi han em giống như một người mẹ, người chị, người bạn. <br />
Tiếp xúc nhiều với cô, với các bạn em dần quen và trở nên mạnh dạn hơn. Có <br />
những giờ học Tiến trở nên xuất chúng khiến nhiều bạn ngạc nhiên với câu <br />
trả lời khá hoàn hảo và sáng tạo của mình. Những lúc đó tôi đã tuyên dương <br />
khích lệ tinh thần của em. Tiến cảm thấy rất phấn khởi và thêm yêu trường <br />
lớp, thầy cô giáo và các bạn mới. Từ đó đến nay, Tiến đã mạnh dạn và tự tin <br />
hơn nhiều, em luôn đi học đều và đúng giờ. Có khi bị ốm, bố mẹ điện thoại <br />
xin phép cô giáo rồi nhưng Tiến cũng chỉ nghỉ một buổi đi khám bệnh, buổi <br />
chiều vẫn lên lớp học. <br />
Thứ tư: Quan tâm đến học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn: <br />
Rà soát, nắm bắt những học sinh có hoàn cảnh nghèo, gia cảnh khó khăn <br />
đăng kí cho các em được nhận dụng cụ, sách vở, quần áo do Nhà trường và <br />
Liên đội và các tổ chức từ thiện hỗ trợ ngay từ đầu năm. <br />
Mua sẵn bút chì, thước, ruột bút kim,… để trong cặp. Khi các em cần thì <br />
đã có ngay để dùng.<br />
Kêu gọi các học sinh trong lớp dành tặng bạn một số quần áo cũ và tranh <br />
thủ sự hỗ trợ từ một số giáo viên, phụ huynh có khả năng để trang bị thêm <br />
những dụng cụ còn lại cho những em có hoàn cảnh khó khăn để các em được <br />
yên tâm đến trường, không phải mặc cảm vì nhà nghèo, thiếu thốn. (Ví dụ: <br />
Trong lớp, có em Trần Văn Tài theo bố đi câu mực ở biển Nghệ An, mẹ mải <br />
mê chơi cờ bạc nên Tài đã đến lớp tập trung muộn hơn các bạn. Khi đến lớp, <br />
không có một loại sách vở, dụng cụ học tập nào. Tôi đã liên lạc và gặp mặt <br />
mẹ Tài để trao đổi tìm cách giúp em. Mẹ Tài sẽ phải mua sắm vở và đồ dùng <br />
học tập cho em còn tôi thì xin với Nhà trường tạo điều kiện cho em mượn một <br />
bộ sách hướng dẫn học. Được sự giúp đỡ của Ban Giám hiệu và sự phối hợp <br />
của phụ huynh, Tài đã có đầy đủ các loại sách vở và dụng cụ học tập cần thiết <br />
khi đến lớp). <br />
<br />
<br />
Trường TH Lê Hồng Phong GV: Nguy<br />
8 ễn Thị Kim <br />
Anh<br />
Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 5<br />
Thứ năm: Phối hợp chặt chẽ với các giáo viên bộ môn, giáo viên dạy <br />
thay và Tổng phụ trách Đội:<br />
Trường Tiểu học lê Hồng Phong chúng tôi thực hiện dạy 9 buổi/tuần. <br />
Giáo viên làm công tác chủ nhiệm thực hiện dạy 23 tiết/tuần. Như vậy, với <br />
những số tiết còn lại là giáo viên chuyên và giáo viên dạy thay. Vì vậy nếu <br />
không có sự phối hợp chặt chẽ giữa các giáo viên chuyên, giáo viên dạy thay <br />
với Tổng phụ trách Đội và giáo viên chủ nhiệm để duy trì tốt sĩ số thì việc học <br />
sinh nghỉ học, bỏ tiết là điều khó tránh khỏi. <br />
Đầu năm học 20152016, lớp 5E tôi dạy có mấy trường hợp (Nguyễn <br />
Văn Đức, Y Khuyến Byã, Y Huy Byã, Y Sa muel Niê,…) cứ đến tiết chuyên <br />
(Tiếng Anh, Tin học, Đạo đức, Kĩ Thuật,…) là nghỉ học, bỏ tiết hoặc tùy tiện <br />
đổi chỗ trong lớp. Những buổi sau đến lớp, nghe học sinh trong lớp và giáo <br />
viên bộ môn phản ánh lại tôi thấy khá bức xúc. Tôi liền trao đổi với các giáo <br />
viên chuyên cùng phối hợp để chấn chỉnh kịp thời những điều đó. Tiếp đến, tôi <br />
gắn trực tiếp sơ đồ chỗ ngồi, những lưu ý của học sinh mà giáo viên cần giúp <br />
đỡ trên bàn giáo viên để các giáo viên đến dạy đều nắm rõ được tên và vị trí <br />
của từng em. Về lớp, tôi nhắc nhở và phân tích để các em thấy được tầm quan <br />
trọng của việc đi học đều, học đúng, học đủ các môn học và hoạt động giáo <br />
dục. Sau đó, tình trạng này đã chấm dứt hoàn toàn. Tất cả học sinh đều tự giác, <br />
tích cực trong các tiết học, môn học và các em đều thể hiện lòng tôn kính của <br />
mình với thầy cô.( Em Nguyễn Văn Đức sau đó có sự tiến bộ rõ rệt về nhiều <br />
mặt: đi học chuyên cần, học tập tốt, chấp hành tốt các quy định của lớp, của <br />
trường,…Em còn được các thầy cô nhận xét, khen ngợi nhiều hơn trong vở.) <br />
Và tôi cũng không còn nghe thấy các thầy cô phàn nàn về học sinh của lớp <br />
mình nữa mà thay vào đó là những lời khen: Lớp học ngoan, chăm chỉ; các em <br />
rất lễ phép, tích cực trong học tập và hoạt động giáo dục.<br />
Thứ sáu: Tận dụng tối đa sự tác động của môi trường xã hội: <br />
Có nhiều học sinh bộc phát nhân cách của mình một cách nhanh chóng <br />
mà bề ngoài khó nhận biết. <br />
Ở trường, việc học tập của các em có dấu hiệu của một sự khủng <br />
hoảng như: học không vào, trốn học, không hài lòng với sự nhắc nhở của thầy <br />
cô, nhất là sự nổi lên rầm rộ của phong trào chơi game đang diễn ra phổ biến. <br />
Ở nhà, các em làm cho cha mẹ phải trăn trở, lo lắng và không nghe lời <br />
dạy dỗ của cha mẹ, hay lơ đễnh không thèm để ý bất cứ chuyện gì cả. <br />
<br />
<br />
Trường TH Lê Hồng Phong GV: Nguy<br />
9 ễn Thị Kim <br />
Anh<br />
Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 5<br />
Đối với những trường hợp trên, giáo viên cần linh động các biện pháp giải <br />
quyết, bảo đảm mối quan hệ gắn bó giữa gia đình, nhà trường, tăng cường biện <br />
pháp thuyết phục mà không chê trách, răn đe, trách phạt. Để hướng các em hòa <br />
nhập cùng tập thể lớp, có thể phân công các em đảm trách một nhiệm vụ nào đó <br />
trong lớp hay ghi tên, động viên các em tham gia vào đội tuyển của các môn thể <br />
thao hay các phong trào khác trong hoạt động của lớp học, của nhà trường. Từ <br />
đó, sự say mê trong nhiệm vụ mới, được sự tin yêu của bạn bè, được sự thương <br />
mến của thầy, cô sẽ giúp em vượt qua mọi thị hiếu do môi trường tác động.<br />
Cụ thể, trong lớp tôi có em Nguyễn Văn Đức ở thôn Tân Lập. Nhà nghèo, <br />
đông anh em, bố ham rượu chè, mẹ suốt ngày đi làm thuê kiếm tiên nuôi cả nhà. <br />
Ngay cả các khoản đóng góp theo quy định của trường, của lớp gia đình cũng <br />
không có để nộp. Bản thân em Đức lại thích chơi game nên việc em nghỉ học <br />
không có lí do diễn ra liên tục trong một thời gian dài khiến tôi khá vất vả. Khi <br />
đến lớp, cô giáo hỏi lí do thì em không khi nào nói thật. Tôi đã tìm hiểu qua các <br />
giáo viên chủ nhiệm trước, các giáo viên chuyên,…Tiếp theo, tôi đến nhà và gặp <br />
được mẹ của em Đức. Tôi và mẹ của Đức phối hợp với nhau để giúp Đức đi <br />
học chuyên cần hơn. Hôm nào Đức nghỉ học là tôi điện thoại báo cho phụ <br />
huynh, một lúc sau thấy Đức đã lên lớp. Hỏi ra mới biết mẹ đã tìm Đức từ quán <br />
internet. Có lần khác, Đức nghỉ học, tôi điện thoại cho mẹ em nhưng mẹ lại <br />
đang đi làm thuê cho người ta ở nơi xa thế là tôi chạy ra các quán internet để tìm <br />
em vào giờ giải lao. Những ngày sau đó, dường như Đức cũng phần nào cảm <br />
thấy có lỗi nên không nghỉ học nhưng thái độ hợp tác trên lớp có vẻ miễn cưỡng <br />
không thật sự thoải mái. Cuối buổi học, tôi gặp riêng Đức hỏi chuyện, phân tích <br />
cho em thấy những cái được cái mất của việc nghỉ học,… Những buổi học trên <br />
lớp, tôi luôn quan tâm đến Đức một cách tự nhiên, hài hòa. Giao cho em phụ <br />
trách vị trí Phó ban Thư viện của lớp. Khi đảm nhận trọng trách này, em sẽ có <br />
cơ hội tiếp cận nhiều hơn với các tài liệu có trong thư viện của lớp mà không <br />
phải qua khâu trung gian. Các bạn khác muốn mượn tài liệu phải thông qua em, <br />
như vậy em thấy được mình cũng có vai trò quan trọng đối với tập thể mà cố <br />
gắng. Càng ngày, em càng muốn chứng tỏ khả năng của mình với các bạn nên <br />
không còn nghĩ đến chuyện nghỉ học nữa. Cũng có những buổi em nghỉ học <br />
nhưng đều có lí do chính đáng do người lớn xin phép. Những buổi học sau lên <br />
lớp, em rất tích cực học hỏi bạn về bài đã học hôm trước để theo cho kịp các <br />
bạn. Việc đưa được Đức đến lớp đều là thành công lớn nhất trong ngần ấy năm <br />
dạy học của tôi. Ngạc nhiên hơn nữa là cuối năm học, Đức đã hoàn thành khá <br />
tốt các bài kiểm tra, đặc biệt là môn Tiếng Việt đạt 8 điểm. Các khoản đóng <br />
góp tôi cũng xin với nhà trường miễn hết cho em. Các khoản của lớp, bản thân <br />
tôi hỗ trợ cho em phần nào còn nữa là sự hỗ trợ của cả tập thể lớp. <br />
Trường TH Lê Hồng Phong GV: Nguy<br />
10 ễn Thị Kim <br />
Anh<br />
Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 5<br />
Mặt khác, đối với những em có mặc cảm do có sự khác biệt về thành <br />
phần dân tộc (Kinh, Êđê …) hoặc do chưa thích nghi với môi trường như: <br />
chuyển trường, lưu ban thì lúc này vai trò của giáo viên rất quan trọng. Giáo <br />
viên sẽ lồng ghép giáo dục khi dạy một số bài Địa lí lớp 4, bài Dân cư nước ta <br />
(Địa lí lớp 5) . Giáo viên cũng có thể kể câu chuyện “Kinh và Ba na đều là anh <br />
em” để hướng tới sự đoàn kết là một. Bên cạnh đó, những cử chỉ, giọng nói <br />
của giáo viên tạo nên sự gần gũi giữa hai mối quan hệ là rất cần thiết. Một cái <br />
xoa đầu, một lời hỏi thăm là bản thân giáo viên đã tạo cho học sinh một sự tin <br />
tưởng, dễ gần. Lòng cảm mến của học sinh đối với giáo viên, giúp các em xóa <br />
đi những mặc cảm, tự ti để hòa nhập với tập thể tốt hơn và ý định chán nản, <br />
bỏ học, nghỉ học sẽ dễ dàng xóa đi trong đầu óc non nớt của các em. <br />
Có các em: Y Sa Muel Niê, Y Huy Byã, H Nang Êban,… những ngày đầu <br />
nhận lớp, thấy các em có vẻ rụt rè. Tôi âm thầm theo dõi và tìm hiểu nguyên <br />
nhân thì được biết hoàn cảnh của các em ấy khá phức tạp. Y Huy có bố mẹ đã li <br />
dị, em ấy ở với bà ngoại và dì ruột đang học THCS. Y Sa Muel, bố mẹ đi làm ở <br />
Thành phố Hồ Chí Minh, em ở với bà ngoại. H Nang gia đình thuộc hộ nghèo, <br />
em còn thường xuyên bị chảy mồ hôi ở tay và chân, …Học lực của 3 em đều ở <br />
mức yếu (qua bài kiểm tra khảo sát đầu năm). Thỉnh thoảng các em ấy lại nghỉ <br />
học mà không có lí do. Tôi đã trò chuyện riêng với từng em, hỏi han về mọi <br />
chuyện và động viên các em. Bên cạnh đó tôi cũng gặp trực tiếp dì của Y Huy, <br />
mẹ của H Nang cùng tìm biện pháp giúp các em tiến bộ. Riêng với Y Sa muel, <br />
tôi đến nhà nhưng đều không gặp được bà của em (gia đình không ai dùng điện <br />
thoại). Tôi đã nhờ đến Hội phụ huynh của lớp, nhờ phụ huynh của những học <br />
sinh gần nhà giúp đỡ. Trên lớp, tôi phân các học sinh khá giỏi giúp đỡ các em. <br />
Cho các em tham gia vào đội quản Sao, hướng dẫn các học sinh lớp 1, 2 xếp <br />
hàng tập thể dục đầu giờ (có sự hướng dẫn của GVCN). Cả ba thấy mình có uy <br />
với các em nên khá mạnh dạn khi làm nhiệm vụ được giao. Các em hồ hởi nói <br />
về những em nhỏ mà mình phụ trách. Những ngày sau đó, các em rất nhớ nhiệm <br />
vụ của mình. Biết được vai trò của mình như thế nào nên các em đều rất cố <br />
gắng. Khi có cơ hội là tôi đưa ra những lời khen với các em. Các em cảm thấy <br />
được quan tâm, tin tưởng nên việc nghỉ học không lí do đã hoàn toàn không còn. <br />
Và việc học tập của các em cũng có sự tiến bộ rõ rệt. Cuối năm, cả ba em đều <br />
hoàn thành chương trình.<br />
Thứ bảy: Tổ chức tốt tiết sinh hoạt tập thể sinh hoạt lớp<br />
Phối hợp với Đội thiếu niên tổ chức các buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp <br />
vui tươi, sinh động, hấp dẫn để các em thấy gần gũi hơn với mọi người.<br />
<br />
<br />
Trường TH Lê Hồng Phong GV: Nguy<br />
11 ễn Thị Kim <br />
Anh<br />
Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 5<br />
Tuyên dương, khen thưởng kịp thời những cá nhân, nhóm đạt duy trì sĩ số <br />
suốt cả tuần để làm gương cho lớp và khen những em có tiến bộ về mặt học tập <br />
để các em thấy nhiệm vụ học tập của mình và mỗi ngày đến trường thật sự là <br />
một ngày vui. <br />
Đối với những mặt học sinh còn hạn chế, nhắc nhở nhẹ nhàng kèm theo <br />
hướng dẫn, uốn nắn cho các em để tuần sau các em thực hiện tốt hơn.<br />
Ngoài ra, cần nêu gương các anh, chị học sinh những năm trước dù đầu <br />
năm còn yếu kém nhưng nhờ sự kiên trì, cố gắng đến cuối năm cũng đã đạt <br />
loại Khá, Giỏi để củng cố lòng tin nơi các em.<br />
Mời cha mẹ học sinh tham gia vào tiết sinh hoạt lớp để nắm bắt được <br />
tình hình học tập và rèn luyện của con em mình. <br />
Ví dụ: Trong năm học, tôi có tổ chức tiết sinh hoạt tập thể theo nhu cầu <br />
của đông đảo học sinh trong lớp. Thay vì múa hát, tìm hiểu lịch sử,… tôi tổ <br />
chức thi đấu một số nội dung thể thao theo sở thích của các em như nhảy dây, <br />
đá cầu, cầu lông,…. Các em rất hào hứng và luôn mong muốn được cô tổ chức <br />
như thế nên ngoài việc hăng say học tập thì các em cũng tích cực rèn luyện ở <br />
lớp, ở nhà. Từ đó, một số em quên hắn những trò chơi vô bổ và ham đến <br />
trường hơn.<br />
Thứ tám: Tạo môi trường giáo dục tốt<br />
Cùng học sinh trang trí lớp học, các góc học tập thật sinh động., khuyến <br />
khích lấy ý tưởng của các em. <br />
Mỗi ngày bước vào lớp, tôi đều quan sát cả lớp. Thấy các em có mặt đầy <br />
đủ là lòng tôi rất vui. Nhất là những hôm thời tiết khắc nghiệt như: mưa, gió, … <br />
Những hôm ấy, tôi cho lớp hoan nghênh bằng một tràng pháo tay để động viên <br />
khích lệ tinh thần các em. Trong giờ dạy, tôi đầu tư soạn giảng phân hóa theo đối <br />
tượng học sinh sao cho phù hợp với trình độ mọi học sinh trong lớp nhất là <br />
những em học yếu nhằm kích thích học sinh hứng thú học tập, tiếp thu bài nhanh <br />
hơn. Lồng ghép những câu chuyện thực tế mang tính giáo dục vào các tiết dạy để <br />
tạo hứng thú cho các em trong mỗi giờ học.<br />
Tôi cũng thật sự hòa nhập cùng các em trong giờ dạy hoạt động ngoại <br />
khoá hay trò chơi của đố vui qua hình thức Giải ô chữ trong các tiết Ôn tập …<br />
Với trường lớp khang trang như hiện nay, đội ngũ giáo viên nhiệt tình, <br />
sự quan tâm của Ban Giám hiệu, sân chơi rộng rãi thoáng mát, “lớp học như là <br />
nhà” đó là một thuận lợi rất lớn để xây dựng môi trường học tập tốt cho học <br />
sinh vui chơi, học tập. Phải tùy hoàn cảnh cụ thể, tạo khung cảnh giáo dục tốt <br />
Trường TH Lê Hồng Phong GV: Nguy<br />
12 ễn Thị Kim <br />
Anh<br />
Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 5<br />
làm cho học sinh ngồi trong lớp học thấy vui tươi, thích thú và được bày tỏ ý <br />
kiến của mình với bạn, với cô, không nặng nề, sợ sệt. Luôn cùng nhau chăm <br />
sóc, lao động, làm vệ sinh, trang trí trường lớp.<br />
Giờ ra chơi, tôi tổ chức hướng dẫn các em vui chơi tập thể, đọc sách báo <br />
trong thư viện của lớp của trường để tạo sự gắn bó thương yêu trong học sinh và <br />
sự gần gũi thân mật giữa học sinh với giáo viên nhà trường….Trong những năm <br />
qua, bằng hình thức này tôi đã tạo cho các em sự vui thích, tìm tòi tham gia tích cực <br />
cho phong trào của lớp, của trường, của huyện tổ chức. <br />
Ngoài ra: để ngăn ngừa, khắc phục và phát huy sự thành công của nghệ <br />
thuật thuyết phục học sinh trở lại trường lớp sau khi nghỉ, b ỏ h ọc thì bản thân <br />
giáo viên cần kết hợp chặt chẽ nhiều mặt khác như: <br />
Lập kế hoạch giáo dục cá nhân để cung cấp kiến thức, phát triển năng <br />
lực và hạn chế tối đa những khó khăn của học sinh như đã nêu, giúp các em hòa <br />
nhập một cách tốt nhất với các bạn. <br />
Bố trí chỗ ngồi thuận lợi, quan tâm và dành nhiều thời gian trò chuyện <br />
tiếp xúc với các em. Đồng thời, luôn tạo ra các tình huống mà từng học sinh <br />
đều có thể thệ hiện mình trong đó, còn giáo viên thì cổ vũ, khuyến khích mọi <br />
thành công của các em dù là những thành công rất nhỏ nhất. <br />
Phối hợp với Đội Thiếu niên, Công đoàn trong nhà trường để có sự hỗ <br />
trợ và thường xuyên trao đổi với phụ huynh về kế hoạch giáo dục, thuyết phục <br />
các em. Động viên các em tham gia vào các câu lạc bộ văn nghệ, thể thao của <br />
lớp, của trường để tạo sự thích thú cho các em .<br />
Hợp tác với Ban tự quản lớp lập ra “Đôi bạn cùng tiến” và đề ra những <br />
hình thức thi đua khen thưởng để khích lệ tinh thần học tập của các em. <br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:<br />
Mỗi biện pháp có chức năng, vai trò riêng nhưng giữa chúng có mối liên <br />
hệ chặt chẽ với nhau, biện pháp này hỗ trợ, bổ sung cho biện pháp kia. Tất cả tạo <br />
thành một mắt xích không thể tách rời nhau. Đi sâu vào phân tích ta thấy việc phổ <br />
biến nội quy trường lớp tới học sinh và phụ huynh ngay từ đầu năm các em sẽ có <br />
ý thức đi học đều. Từ đó các em có thể khắc phục được những khó khăn trong học <br />
tập để rồi thoát khỏi sự ti, mặc cảm. Những em có hoàn cảnh khó khăn được sự <br />
quan tâm của thầy cô, bạn bè khi tham gia các tiết sinh hoạt tập thể, trang trí lớp,<br />
… các em sẽ được thể hiện năng khiếu, năng lực, sở thích của bản thân. Và đó <br />
cũng chính là những giải pháp thiết thực giúp duy trì sĩ số học sinh. Tất cả cần <br />
<br />
<br />
Trường TH Lê Hồng Phong GV: Nguy<br />
13 ễn Thị Kim <br />
Anh<br />
Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 5<br />
được thực hiện xen kẽ, nhịp nhàng trong mỗi hoạt động giáo dục của quá trình <br />
giáo dục. <br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:<br />
Kết quả năm học 20152016:<br />
<br />
Kết quả năm học Sĩ Nữ Dân tộc Tỉ lệ chuyên Duy trì sĩ số<br />
số cần/ngày<br />
<br />
Đầu năm học 25 10 12 92 96% 100%<br />
<br />
Cuối năm học 25 10 12 99100% 100%<br />
<br />
Qua quá trình thực hiện, ý thức học tập và kết quả giáo dục của các em <br />
học sinh đã được nâng cao rất nhiều. Các em không còn ý định bỏ học, không <br />
còn tìm lí do để trốn học và học tập tiến bộ hơn. Nhờ sự tác động tư tưởng <br />
của giáo viên mà gia đình phụ huynh học sinh đã nhận thức rõ hơn tầm quan <br />
trọng của việc học và trách nhiệm của mình trong việc quản lí, giáo dục các <br />
em. Cụ thể trong năm học 2015 – 2016, sĩ số học sinh lớp dù có biến động <br />
nhưng cuối cùng đã được giữ vững. Kết quả đạt được như sau:<br />
+ Về Chuẩn KTKN: Hoàn thành 100%<br />
+ Về năng lực: Đạt 100%.<br />
+ Về phẩm chất: Đạt 100%. <br />
+ Cuối năm: Hoàn thành chương trình lớp 5: 100%<br />
Không có học sinh nào bỏ học giữa chừng. <br />
Như vậy, với các giải pháp và biện pháp duy trì sĩ số học sinh đã phát huy <br />
tính tự giác, tích cực trong việc thực hiện chuyên cần, góp phần nâng cao chất <br />
lượng giáo dục của lớp lên một cách rõ rệt. Học sinh đạt thành tích cao hơn về <br />
mặt kiến thức; có năng lực và phẩm chất ngày càng phát triển đáp ứng được nhu <br />
cầu học tập ở các lớp học cao hơn. Các em ngày càng hào hứng mỗi khi đến <br />
trường, tự tin hơn trong giao tiếp, mạnh dạn bày tỏ các ý kiến của bản thân trước <br />
tập thể,…<br />
Những giải pháp đề ra nhằm duy trì sĩ số học sinh, nâng cao chất lượng <br />
giáo dục. Với những giải pháp đó còn có tác dụng tranh thủ sự tham gia của phụ <br />
huynh vào quá trình giáo dục học sinh. Và theo đánh giá của bản thân, tôi thấy <br />
các giải pháp này có thể áp dụng vào tất cả các lớp học, cấp học; theo chương <br />
trình VNEN hay hiện hành đều tốt, nó sẽ mang lại một kết quả giáo dục tốt. <br />
Trường TH Lê Hồng Phong GV: Nguy<br />
14 ễn Thị Kim <br />
Anh<br />
Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 5<br />
Cần tạo được môi trường thân thiện trong nhà trường. Sự gắn bó mật <br />
thiết giữa thầy với thầy, thầy với trò, giữa học sinh với học sinh,...tạo được <br />
không khí vui vẻ học tập, vui chơi trong suốt thời gian ở tr ường thì chắc chắn <br />
các em sẽ đến lớp đến trường đều đặn, bằng sự tự giác, tích cực và sẽ cảm <br />
thấy tiếc nuối khi phải bỏ học, nghỉ học.<br />
<br />
<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận:<br />
Trong công việc duy trì sĩ số học sinh, muốn thành công hay không thì khi tổ <br />
chức, nên thực hiện đến nơi, đến chốn, phải kiên trì, không nóng vội chạy theo <br />
thành tích. Khi thực hiện, Ban Giám hiệu phải thường xuyên theo dõi kiểm tra việc <br />
duy trì sĩ số và động viên giáo viên kịp thời để điều chỉnh khi có sự chệch hướng.<br />
Để thực hiện tốt công tác duy trì sĩ số học sinh, bản thân giáo viên phải luôn <br />
đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn và tạo cơ hội cho học sinh được tham gia <br />
tiếp xúc với mọi người, tham gia hoạt động và học tập với các bạn để được lĩnh <br />
hội những kiến thức văn hóa, hình thành những kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi. <br />
Tạo sự sôi nổi, vui vẻ trong giờ học luôn đem đến cho học sinh những cảm giác <br />
thoải mái, đồng thời giúp đưa học sinh vào hoạt động học một cách tự nhiên mà <br />
không phải gò bó. <br />
Sự động viên thật là quan trọng đối với chúng ta, nhất là đối với lứa tuổi học <br />
sinh tiểu học. Do vậy, thầy cô giáo không thể quên rằng một chức năng không thể <br />
thiếu được trong các chức năng của nghề giáo là động viên, khích lệ trẻ. Khi thất <br />
bại cũng không nản lòng, dù vấp phải khó khăn trở ngại cũng không bi quan, phải <br />
luôn tin ở học trò, yêu thương các em thực sự, đem hết khả năng và lòng nhiệt <br />
huyết của mình để giảng dạy, tự phấn đấu vươn lên hoàn thành nhiệm vụ. <br />
Việc tham mưu với các cấp chính quyền địa phương, đẩy mạnh công tác <br />
tuyên truyền, vận động tới gia đình học sinh, tranh thủ sự ủng hộ của các lực <br />
lượng trong toàn xã hội để học sinh đi học chuyên cần. <br />
Duy trì sĩ số học sinh không phải là kinh nghiệm mới mẻ. Và để có kinh <br />
nghiệm làm tốt đề tài này đòi hỏi người giáo viên phải có lương tâm nghề <br />
nghiệp cộng với lòng yêu nghề mến trẻ, là tấm gương sáng để học sinh noi <br />
theo. Tôi tin rằng với những biện pháp mà bản thân đã thực hiện tại lớp chủ <br />
nhiệm trong những năm học vừa qua sẽ đem lại thành quả tốt cho việc giáo dục <br />
toàn diện học sinh ở Trường Tiểu học lê Hồng Phong nói riêng và các trường <br />
tiểu học nói chung.<br />
Trường TH Lê Hồng Phong GV: Nguy<br />
15 ễn Thị Kim <br />
Anh<br />
Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 5<br />
2. Kiến nghị:<br />
Để đảm bảo được công tác duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng giáo dục và <br />
tiến tới mục tiêu phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi. Cần có sự quan tâm <br />
hỗ trợ đúng mức của toàn xã hội. Tôi xin mạnh dạn có một số đề xuất như sau: <br />
<br />
* Đối với Đội thiếu niên: <br />
<br />
Tổng phụ trách Đội cần tăng cường hơn nữa những buổi sinh hoạt <br />
ngoài giờ cho các điểm trường lẻ (phân hiệu)<br />
<br />
* Đối với nhà trường: <br />
<br />
Có hình thức khen thưởng kịp thời đối với lớp, đối với giáo viên chủ <br />
nhiệm không có học sinh bỏ học.<br />
<br />
* Đối với chính quyền các cấp: <br />
<br />
Luôn tạo mọi điều kiện giúp đỡ về vật chất cho những em học sinh nghèo <br />
và những em có hoàn cảnh khó khăn để các em được đến trường như các bạn <br />
khác và tham gia vận động học sinh bỏ học đi học lại cùng với giáo viên chủ <br />
nhiệm. <br />
<br />
Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã đúc kết được trong quá <br />
trình công tác. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng Giám <br />
khảo và toàn thể đồng nghiệp để đề tài của tôi tiếp tục được hoàn thiện hơn./. <br />
<br />
Ea na, ngày 17 tháng 3 năm 2017 <br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Kim Anh<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trường TH Lê Hồng Phong GV: Nguy<br />
16 ễn Thị Kim <br />
Anh<br />
Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 5<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Tạp chí giáo dục (trên mạng internet). <br />
2. Chỉ thị 11CT/TW của Bộ chính trị khóa X.<br />
3. Thông tư 36/2009/TTBGDĐT.<br />
4. Công văn số 9890/BGDĐTGDTH.<br />
5. Điều lệ Trường Tiểu học. <br />
6. Giáo dục học đại cương – Nhà xuất bản Giáo dục 1998 – Đặng Vũ <br />
Hoạt.<br />
7. Tâm lí học Tiểu học Nhà xuất bản Giáo dục 2003 – Bùi Văn Huệ.<br />
8. Kim chỉ nam nhân cách học trò Phạm Khắc Chương.<br />
9. Luật Giáo dục sửa đổi năm 2005.<br />
Trường TH Lê Hồng Phong GV: Nguy<br />
17 ễn Thị Kim <br />
Anh<br />
Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 5<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN CẤP TRƯỜNG<br />
.........................................................................................................................................................<br />
.........................................................................................................................................................<br />
.........................................................................................................................................................<br />
.........................................................................................................................................................<br />
.........................................................................................................................................................<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trường TH Lê Hồng Phong GV: Nguy<br />
18 ễn Thị Kim <br />
Anh<br />
Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 5<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN CẤP HUYỆN<br />
.........................................................................................................................................................<br />
.........................................................................................................................................................<br />
.........................................................................................................................................................<br />
.........................................................................................................................................................<br />
.........................................................................................................................................................<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trường TH Lê Hồng Phong GV: Nguy<br />
19 ễn Thị Kim <br />
Anh<br />