Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác duy trì sỹ số học sinh tại <br />
trường mầm non Hoa Phượng<br />
<br />
<br />
<br />
I. Phần mở đầu<br />
1. Lý do chọn đề tài.<br />
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nguồn nhân lực là yếu tố <br />
quyết định tốc độ phát triển và sự phồn vinh của đất nước. Đại hội lần thứ XII của <br />
Đảng khẳng định tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo <br />
dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học, <br />
phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu <br />
vực. Chính vì vậy ngành Giáo dục cần phải có những đổi mới về nội dung chương <br />
trình phù hợp, đổi mới phương pháp dạy và học một cách tích cực. Giáo dục không <br />
chỉ hoàn thành việc đào tạo những con người thích ứng với xã hội mà còn đào tạo ra <br />
những con người đủ phẩm chất và trí tuệ để đón đầu sự phát triển của xã hội. <br />
Giáo dục mầm non là tiền đề cho giáo dục tiểu học với nhiệm vụ chăm sóc <br />
giáo dục trẻ từ 0 đến 5 tuổi một lứa tuổi vô cùng quan trọng. Giáo viên mầm non <br />
chính là người trực tiếp truyền tải kiến thức và nhân cách làm người cho trẻ, là <br />
những người trực tiếp chăm sóc, giáo dục và quản lý trẻ, quyết định lớn về sự phát <br />
triển toàn diện của trẻ ở trường Mầm non.<br />
Khi trẻ đến trường trẻ được tiếp cận những kiến thức trong chương trình <br />
Giáo dục Mầm non giúp trẻ hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người <br />
trẻ. Trẻ được tham gia rất nhiều các hoạt động như học tập, vui chơi, lao động…. <br />
thông qua đó để giáo dục trẻ. Song nếu trẻ không được đến trường, đến trường <br />
không thường xuyên hoặc bỏ học thì chúng ta đã thất bại trong sự nghiệp trồng <br />
người.<br />
Bản thân là cán bộ quản lý phụ trách chuyên môn của trường mầm non Hoa <br />
Phượng tôi luôn ý thức tầm quan trọng của Giáo dục mầm non. Tuy nhiên địa bàn <br />
trường đóng là vùng đồng bào dân tộc tại chỗ, vùng kinh tế khó khăn so với mặt <br />
bằng chung của thị trấn nên phụ huynh chưa thật sự thấy được tầm quan trọng của <br />
Giáo dục mầm non vì vậy việc đưa con em mình tới trường lớp mầm non chưa <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Thị Quyên 1<br />
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác duy trì sỹ số học sinh tại <br />
trường mầm non Hoa Phượng<br />
<br />
được cha mẹ trẻ quan tâm, trẻ đi học không thường xuyên, tỷ lệ chuyên cần không <br />
cao, còn có trường hợp bỏ học giữa chừng...<br />
Từ những thực trạng trên, tôi luôn suy nghĩ phải làm như thế nào để trẻ đi <br />
học thường xuyên hơn, tăng tỷ lệ chuyên cần và đặc biệt không còn tình trạng bỏ <br />
học nên đã lựa chọn đề tài“Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác duy <br />
trì sỹ số học sinh tại trường mầm non Hoa Phượng”.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.<br />
̣<br />
Muc tiêu nghiên c ưu cua đê tai: Áp d<br />
́ ̉ ̀ ̀ ụng một số biện pháp sư phạm chỉ đạo, <br />
hỗ trợ giáo viên làm tốt công tác duy trì sỹ số học sinh.<br />
Mục đích nghiên cưu cua đê tai: <br />
́ ̉ ̀ ̀ Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác duy trì sỹ <br />
số học sinh.<br />
̣ ̣<br />
Nhiêm vu nghiên c ưu cua đê tai:<br />
́ ̉ ̀ ̀<br />
̣ ̣ ̀ ̀ ̀ ̣ ́ ột số biện pháp để giáo viên cung<br />
Nhiêm vu ma đê tai đăt ra nhăm cung câp m<br />
̀ ̉ <br />
̣<br />
cô kinh nghiêm và làm t<br />
́ ốt công tác duy trì sỹ số tại lớp mình phụ trách bằng nhiều <br />
cách khác nhau, thông qua tất cả các hoạt động theo quy định của trường lớp mầm <br />
non.<br />
̉ ̣ ́ ể tạo được hứng thú, sáng tạo <br />
Giúp giáo viên tim ra cac giai phap, biên phap đ<br />
̀ ́ ́<br />
trong các hoạt động nhằm giúp cho trẻ thích đến trường lớp. <br />
Sau khi vận dụng đề tài sẽ góp phần đắc lực đối với giáo viên trong quá trình <br />
thu hút trẻ đến trường, tăng số lượng trẻ đi học chuyên cần từ đó duy trì sỹ số trẻ <br />
đến lớp...<br />
3. Đối tượng nghiên cưu:<br />
́<br />
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác duy trì sỹ số học sinh<br />
4. Pham vi nghiên c<br />
̣ ưu:<br />
́<br />
Khuôn khổ nghiên cứu một số biện pháp nhằm giúp giáo viên làm tốt công <br />
tác duy trì sỹ số học sinh<br />
Đối tượng khảo sát học sinh trường mầm non Hoa Phượng<br />
Thời gian nghiên cứu từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 03 năm 2018<br />
5. Phương phap nghiên c<br />
́ ưu<br />
́:<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Thị Quyên 2<br />
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác duy trì sỹ số học sinh tại <br />
trường mầm non Hoa Phượng<br />
<br />
a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận<br />
Phương pháp thu thập những thông tin qua các tài liệu, nguồn thông tin trên <br />
internet, những vấn đề thực tiễn liên quan đến công tác duy trì sỹ số học sinh.<br />
b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn<br />
Phương pháp quan sát: Quan sát trong quá trình giáo viên tổ chức hoạt động, <br />
công tác chủ nhiệm.<br />
Phương pháp điều tra: Trò chuyện, trao đổi với các giáo viên, và cha mẹ trẻ.<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tham khảo những bản báo cáo, tổng kết <br />
chất lượng hàng năm của nhà trường.<br />
Tham khảo những kinh nghiệm của các giáo viên, đồng nghiệp.<br />
Phương pháp thử nghiệm: Thử áp dụng các giải pháp vào công tác chăm sóc <br />
giáo dục trẻ năm học 2017 2018 tại trường Mầm non Hoa Phượng.<br />
c. Phương pháp thống kê toán học<br />
II. Phần nội dung:<br />
1. Cơ sở ly luân đê th<br />
́ ̣ ̉ ực hiên đê tai:<br />
̣ ̀ ̀<br />
Như các nhà tâm lý học đã nhận xét: Sự khởi đầu ở một đứa trẻ theo quy <br />
luật khách quan là những tư duy trừu tượng, trẻ được nhận thức thông qua các đồ <br />
vật, hiện tượng đơn giản, lúc này trẻ sẽ được bắt đầu mọi thứ chỉ bởi sự nhận <br />
biết và làm quen với thế giới bên ngoài mà thôi. Chính vì thế, bậc học mầm non đã <br />
nghiên cứu chương trình giáo dục cho từng lứa tuổi phù hợp theo quá trình phát <br />
triển tư duy của trẻ. Do đó, việc trẻ được học ở trường mầm non là việc cung cấp <br />
những kiến thức đơn giản thông qua các hoạt động “học bằng chơi, chơi mà học” <br />
nhưng nó lại là một điều rất quan trọng đối với trẻ.<br />
Theo kết quả khảo sát về sự sẵn sàng đi học của trẻ 5 tuổi (EDI) năm 2013. <br />
Bà Trần Thị Mỹ An, chuyên gia giáo dục của ngân hàng thế giới cho rằng, dường <br />
như các yếu tố kinh tế, xã hội, văn hóa có ảnh hưởng đến tỷ lệ phần trăm trẻ bị <br />
thiếu hụt hoặc có nguy cơ bị thiếu hụt một lĩnh vực phát triển trở lên. Đời sống <br />
càng khó khăn, kém phát triển thì tỷ lệ phần trăm trẻ bị thiếu hụt một lĩnh vực phát <br />
triển trở lên càng cao.<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Thị Quyên 3<br />
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác duy trì sỹ số học sinh tại <br />
trường mầm non Hoa Phượng<br />
<br />
Bà Mỹ Anh còn thông tin thêm, trẻ được đi học liên tục từ 3 đến 5 tuổi có <br />
lợi nhiều cho mức độ sẵn sàng đi học của trẻ. Và, tỷ lệ thiếu hụt trong một lĩnh <br />
vực phát triển trở lên ở trẻ đi học liên tục từ 3 đến 5 tuổi thấp hơn so với trẻ không <br />
đi học liên tục từ 3 đến 5 tuổi. Đối với trẻ ăn bán trú tại trường, tỉ lệ trẻ bị thiếu <br />
hụt ít nhất một lĩnh vực trở lên thấp hơn so với trẻ chỉ được đi học một buổi.<br />
2. Thực trang v<br />
̣ ấn đề nghiên cứu:<br />
*. Ưu điểm và hạn chế của vấn đề nghiên cứu:<br />
Ưu điểm của vấn đề nghiên cứu:<br />
Đội ngũ giáo viên trẻ nhiệt tình yêu nghề mến trẻ, tận tụy với công việc. <br />
Tiếp cận nhanh các đổi mới trong phương pháp giáo dục và ứng dụng Công nghệ <br />
thông tin.<br />
Một số phụ huynh đã quan tâm đến việc học của con em, thấy được tầm <br />
quan trọng của giáo dục Mầm non. Chính vì vậy năm học 20172018 trường mở <br />
thêm một lớp nhà trẻ độ tuổi từ 25 đến 36 tháng.<br />
Cơ sở vật chất tương đối đảm bảo, sân trường rộng rãi thống mát, đồ dùng <br />
đồ chơi đầy đủ ở phân hiệu Thôn 1.<br />
Hạn chế của vấn đề nghiên cứu<br />
Cơ sở vật phân hiệu Buôn Rung nằm trong khuôn viên trường tiểu học nên <br />
còn thiếu thốn nhiều, sân chơi không đảm bảo, đồ chơi ngoài trời còn nhiều hạn <br />
chế . <br />
Trường có 65% học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số và lao động <br />
nông thôn, điều kiện sống và sinh hoạt của gia đình đang hết sức khó khăn, bố mẹ <br />
thường xuyên đi làm nương rẫy ở xa bỏ mặc con cái ở nhà hoặc dẫn đi theo.<br />
Một số giáo viên chưa thực sự chủ động linh hoạt trong việc tổ chức cho trẻ <br />
các hoạt động, chưa thực sự chú trọng các hoạt động ngoại khóa, khâu tuyên truyền <br />
còn hạn chế chưa đa dạng<br />
*. Các nguyên nhân của vấn đề nghiên cứu<br />
Các nguyên nhân ưu điểm của vấn đề nghiên cứu:<br />
+ Nguyên nhân chủ quan:<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Thị Quyên 4<br />
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác duy trì sỹ số học sinh tại <br />
trường mầm non Hoa Phượng<br />
<br />
Đa số giáo viên đã biết xây dựng nội dung tuyên truyền tới các bậc cha mẹ <br />
học sinh để phụ huynh hiểu tầm quan trọng của việc cho trẻ đến trường mầm non<br />
Luôn có ý thức học hỏi, dồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, biết lắng nghe, <br />
biết sửa sai, không bảo thủ nên chuyên môn nghiệp vụ tương đối vững vàng.<br />
+ Nguyên nhân khách quan<br />
Các đồng chí giáo viên được bố trí công tác phù hợp năng lực, giáo viên có <br />
tình thần tự học cao.<br />
Một sô phụ huynh nhận thức được việc cho con em mình đến trường lớp <br />
mầm non là quan trọng trong việc phát triển toàn diện cho trẻ.<br />
Cơ sở vật chất trang thiết bị tại Thôn 1 Phân hiệu chính được đầu tư xây <br />
dựng và tương đối đầy đủ. <br />
Các nguyên nhân hạn chế của vấn đề nghiên cứu:<br />
+ Nguyên nhân chủ quan:<br />
Một số là giáo viên trẻ mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm trong vấn <br />
đề thu hút trẻ đến lớp và làm tốt công tác duy trì sỹ số học sinh.<br />
Vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng nông thôn điều kiện kinh tế nhiều khó <br />
khăn nên việc tiếp cận công nghệ thông tin trên mạng còn nhiều hạn chế.<br />
Các cháu học sinh con em đồng bào dân tộc thiểu số do bố mẹ đi làm rẫy <br />
mang đi theo, một số cháu theo bố mẹ đi làm công nhân lò gạch nên việc đi học <br />
chuyên cần chưa cao…<br />
Việc chuẩn bị các đồ dùng cho các hoạt động của giáo viên chưa được <br />
thường xuyên, chưa thật sự chú tâm.<br />
+ Nguyên nhân khách quan<br />
Một số phụ huynh chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của việc cho con <br />
em mình đến trường mầm non.<br />
Đặc thù là vùng đặc biệt khó khăn nên việc đầu tư cơ sở vật chất trang thiết <br />
bị còn hạn chế tại 2 phân hiệu Buôn Rung và Buôn Êcăm.<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:<br />
̣ ̉ ̉<br />
a. Muc tiêu cua giai phap<br />
́<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Thị Quyên 5<br />
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác duy trì sỹ số học sinh tại <br />
trường mầm non Hoa Phượng<br />
<br />
Đánh giá đúng thực trạng, thấy được những hạn chế của vấn đề nghiên <br />
cứu để tìm ra các giải pháp biện pháp phù hợp. Thông qua đó giúp giáo viên làm tốt <br />
công tác chủ nhiệm từ đó tạo được niềm tin cho phụ huynh và trẻ thu hút trẻ thích <br />
đến trường<br />
Một số biện pháp tác động trực tiếp đến phụ huynh nhằm thay đổi cách <br />
nhìn của phụ huynh, tạo sự tin tưởng giúp phụ huynh an tâm khi đưa con em đi học <br />
ở trường lớp mầm non, từ đó giáo viên biết cách thu hút trẻ đến trường và tăng tỷ <br />
lệ trẻ đi học chuyên cần.<br />
Khi áp dụng những biện pháp này thành công sẽ mang lại kết quả sau:<br />
<br />
<br />
Giáo viên làm tốt hơn trong công tác chủ nhiệm, xác định rõ vai trò của việc <br />
chuẩn bị môi trường cho trẻ hoạt động. Tự tin hơn trong việc tổ chức các hoạt <br />
động chăm sóc – giáo dục trẻ.<br />
Trẻ phát triển đồng đều các lĩnh vực, phát huy tính tích cực của trẻ, giúp trẻ <br />
hứng thú hơn trong mọi hoạt động. <br />
Trẻ mạnh dạn, tự tin, phản ứng tốt với mọi tình huống hàng ngày của trẻ. <br />
Cha mẹ học sinh thấy được sự thay đổi của con em mình, từ đó có sự phối <br />
hợp tốt hơn giữa nhà trường, giáo viên và cha mẹ học sinh để công tác thu hút trẻ <br />
đến trường từ đó để chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng tốt hơn.<br />
̣<br />
b. Nôi dung va cach th<br />
̀ ́ ưc th<br />
́ ực hiên giai phap<br />
̣ ̉ ́<br />
*Biện pháp 1: Chỉ đạo giáo viên trong công tác tuyên truyền<br />
Công tác tuyên truyền ở cấp học Mầm non đóng vai trò rất quan trọng, đặc <br />
biệt là vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhận thức việc cho trẻ đến <br />
trường của phụ huynh còn hạn chế, trẻ lứa tuổi mầm non chưa cần thiết phải đến <br />
trường.<br />
Chính vì vậy, trách nhiệm huy động và đi học thường xuyên đối với trẻ mầm <br />
non là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và của toàn xã hội, trong đó trách nhiệm <br />
chính thuộc về trường Mầm non, mà trực tiếp chính là Giáo viên Mầm non.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Thị Quyên 6<br />
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác duy trì sỹ số học sinh tại <br />
trường mầm non Hoa Phượng<br />
<br />
Chỉ đạo Giáo viên Bám sát kế hoạch, văn bản chỉ đạo của cấp trên, của nhà <br />
trường đầu năm học, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch, nội dung tuyên truyền phù <br />
hợp với tình hình của lớp, của địa phương mà giáo viên đang công tác.<br />
Công tác tuyên truyền có thể thông qua hệ thống thông tin của xã, của các <br />
ban ngành mà trường đóng trên địa bàn, đến tận hộ gia đình để tuyên truyền, thông <br />
qua các buổi họp phụ huynh, bản tin của các lớp.<br />
Kế hoạch tuyên truyền phải có nội dung, tầm quan trọng của Giáo dục Mầm <br />
non một cách cụ thể và giáo viên phải kiên trì thực hiện, biết chọn lọc và khai thác <br />
nội dung, tổ chức hình thức tuyên truyền phù hợp khi trao đổi cùng phụ huynh. <br />
Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, với lãnh đạo nhà trường để <br />
đưa nội dung bài viết, hình ảnh, lời nói phù hợp, có sức thuyết phục thì mới đến tai <br />
người nghe và mới có hiệu quả. <br />
Trao đổi giờ đón và trả trẻ: Ví dụ: Trò chuyện với phụ huynh hoạt động <br />
trong ngày của trẻ, khen trẻ hôm nay đi học ngoan, nghe lời cô, tích cực tham gia các <br />
hoạt động tạo cho trẻ cảm giác được cô khen và thích thú đi học.<br />
Hướng dẫn giáo viên tổ chức ngày hội ngày lễ: Ngày hội Nhà giáo Việt Nam <br />
20/11. Ngày hội quốc tế phụ nữ 8/3…mời phụ huynh tham gia để tuyên truyền, <br />
thông qua đó chúng ta tăng cường cũng cố, ôn luyện các kiến thức đã dạy cho các <br />
cháu một cách hiệu quả để phụ huynh thấy rằng trẻ đến trường mầm non là được <br />
học tập, tiếp thu nhiều điều bổ ích chứ không phải vui chơi, hoặc đó chỉ là nơi giữ <br />
trẻ. Bên cạnh đó hướng dẫn, chỉ đạo cho Giáo viên xây dựng các tiết hội giảng, <br />
chuyên đề về những đổi mới trong chương trình giáo dục mầm non để phụ huynh <br />
thấy được tầm quan trọng của Giáo dục Mầm non.<br />
Giáo viên và cha mẹ học sinh luôn phải có sự trao đổi, gắn kết và hỗ trợ lẫn <br />
nhau trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ, thường xuyên trao đổi và tìm hiểu tâm <br />
sinh lí của từng trẻ. Việc trao đổi bằng nhiều hình thức như bảng tin tuyên truyền <br />
ở lớp, giờ đón trẻ, trả trẻ và qua sổ bé ngoan, giáo viên trao đổi với cha mẹ của trẻ <br />
những kết quả giáo dục ở con mình, tạo điều kiện cho giáo viên và bậc cha mẹ trẻ <br />
nắm bắt thông tin kịp thời những vấn đề có liên quan đến trẻ, các thông tin của lớp, <br />
thông tin sức khỏe, ở lớp cũng như ở nhà.<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Thị Quyên 7<br />
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác duy trì sỹ số học sinh tại <br />
trường mầm non Hoa Phượng<br />
<br />
Ví dụ: Thường xuyên trao đổi với phụ huynh, trò chuyện với phụ huynh để <br />
nắm bắt hoàn cành gia đình, nếu có trường hợp bất thường như phụ huynh có ý <br />
định cho con nghỉ học để kịp thời động viên và cùng phụ huynh có hướng giải <br />
quyết.<br />
Xây dựng kế hoạch tuyên truyền với nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ đến <br />
phụ huynh từ đó giúp giáo viên có định hướng rõ ràng trong việc nuôi dạy trẻ hàng <br />
ngày, tạo được mối liên hệ phối hợp giữa giáo viên và cộng đồng từ đó việc chăm <br />
sóc giáo dục trẻ và công tác duy trì sỹ số được diễn ra thuận lợi hơn.<br />
*Biện pháp 2: Hướng dẫn giáo viên xây dựng môi trường Lấy trẻ làm trung <br />
tâm:<br />
Môi trường giáo dục trong trường Mầm non là những điều kiện tự nhiên – xã <br />
hội cần thiết trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở trường.<br />
Muốn thu hút trẻ đi học, đi học chuyên cần, tích cực tham gia các hoạt động <br />
đòi hỏi mỗi giáo viên không chỉ dùng lời nói xuông mà phải biết tạo môi trường <br />
giáo dục cho trẻ (Môi trường tự nhiên, xã hội, vật chất). Yêu cầu này không chỉ đặt <br />
ra cho riêng giáo viên mà ngay cả người quản lý phụ trách chuyên môn phải hướng <br />
dẫn giáo viên:<br />
*. Xây dựng môi trường ngoài lớp học:<br />
Môi trường ngoài lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động <br />
nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ. Cần định hướng cho giáo viên <br />
xây dựng một môi trường ngoài lớp học an toàn, đẹp, hấp dẫn.<br />
Ví dụ: Cần phải xây dựng những khu vực chơi, sắp xếp, bố trí hợp lý, đẹp <br />
mắt: Khu vực chơi với đồ chơi ngoài trời (Cầu trượt, xích đu, đu quay, bộ đồ chơi <br />
liên hoàn…) Khu vực chơi với đất, cát, đá, sỏi… Khu vực trồng hoa, trồng sau chăm <br />
sóc hoa…<br />
Các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi được bảo dưỡng thường xuyên, giữ gìn <br />
vệ sinh và tạo sự hấp dẫn đối với trẻ.<br />
Chỉ đạo giáo viên tận dụng những nguồn nguyên vật liệu sẵn có ở địa <br />
phương và phế liệu để xây dựng các khu vực chơi<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Thị Quyên 8<br />
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác duy trì sỹ số học sinh tại <br />
trường mầm non Hoa Phượng<br />
<br />
Ví dụ: Tận dụng những lốp xe ô tô, xe máy để làm những bật bênh, cổng <br />
chui, cột ném trúng đích… và lốp xe làm những bồn hoa với những loài hoa đầy <br />
màu sắc, rất hấp dẫn. Ngoài ra những cây tre những quả bầu được sử dụng để làm <br />
những đồ chơi thác nước cho trẻ chơi với cát nước…<br />
*. Xây dựng môi trường trong lớp học:<br />
Trong lớp học không thiếu những góc chơi của trẻ, do đó để lớp học thêm lôi <br />
cuốn giáo viên đã tạo nên một môi trường với những màu sắc sinh động, những <br />
nhân vật ngộ nhĩnh…Môi trường với không gian, cách sắp xếp phù hợp, gần gũi, <br />
quen thuộc với cuộc sống hàng ngày của trẻ, phản ánh kinh nghiện, văn hóa của địa <br />
phương; luôn thay đổi để tạo sự hấp dẫn mới lạ đối với trẻ.<br />
Cần chú ý kỹ lưỡng việc chuẩn bị học liệu và phương tiện cho các hoạt <br />
động tại các góc nhằm thu hút trẻ tham gia, kích thích trẻ tham gia và làm phong phú <br />
hoạt động chơi và học của trẻ. Các học liệu và phương tiên cần đa dạng, phong <br />
phú thay đổi thường xuyên theo từng chủ đề, sắp xếp hợp lý, đẹp và đảm bảo an <br />
toàn cho trẻ khi trẻ tham gia hoạt động.<br />
Ví dụ: Chủ đề nhánh “Những con vật đáng yêu” giáo viên sẽ trang trí các góc <br />
làm nổi bật chủ đề “Những con vật đáng yêu” bằng các tranh ảnh về những con <br />
vật đáng yêu, các hình xốp, các con vật bằng nhựa… tại các góc sẽ xây dựng các <br />
góc chơi: Như góc xây dựng “Xây trang trại chăn nuôi”, góc nghệ thuật: Làm tranh <br />
cát, vẽ tô màu, gấp lá về các con vật… Chuẩn bị đầy đủ các học liệu để trẻ hứng <br />
thú và tích cực tham gia hoạt động.<br />
Chuẩn bị môi trường cho trẻ vui chơi hoạt động chính là từng bước hình <br />
thành cho trẻ những kỹ năng xã hội, tạo điều kiện cho trẻ được giao tiếp, được vui <br />
chơi, thể hiện tình cảm yêu thương, tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ những suy nghĩ, tâm <br />
tư nguyện vọng của bản thân. Giáo viên phải luôn quan tâm, hỗ trợ để giúp trẻ cảm <br />
thấy được tôn trọng, được tin tưởng và an toàn khi đến trường, thích đến trường <br />
thường xuyên, chuyên cần hơn<br />
*Biện pháp 3: Tổ chức tốt các hoạt động có chủ đích nhằm thu hút trẻ tham <br />
gia.<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Thị Quyên 9<br />
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác duy trì sỹ số học sinh tại <br />
trường mầm non Hoa Phượng<br />
<br />
Tổ chức hoạt động có chủ đích nhằm giúp cung cấp cho trẻ kiến thức mới <br />
và trẻ sẽ được trải nghiệm qua các hoạt động của cô. Trong trường Mầm non tổ <br />
chức hoạt động có chủ đích là việc truyền thụ kiến thức cho trẻ thông qua các môn <br />
học.<br />
Để trẻ thích thú, hoạt động hứng thú và sôi nổi trong giờ học làm quen với <br />
chữ cái đạt kết quả cao tôi hướng dẫn giáo viên vận dụng một số trò chơi vào các <br />
tiết học cụ thể như:<br />
Ví dụ: Tiết làm quen với chữ cái b, d, đ<br />
Chủ đề: Thế giới động vật<br />
Chủ đề nhánh: Những con vật sống trong rừng.<br />
Với tiết học này tôi tổ chức dưới hình thức trò chơi “Chiếc nón kỳ diệu”.<br />
Để trẻ hứng thú tham gia chủ động tích cực trong các hoạt động học và chơi <br />
khi vào bài hướng dẫn giáo viên đóng vai trò người dẫn chương trình đi vào giới <br />
thiệu chương trình “Chào đón các bé đến với trò chơi Chiếc nón kỳ diệu, với chủ <br />
đề: "Những con vật sống trong rừng” Đến tham gia trò chơi hôm này gồm có 03 đội <br />
thi, Lần lượt giới thiệu từng đội chơi (các đội chơi đứng lên giơ tay vẫy).<br />
Lần lượt cho các đội lên chơi, mời đội trưởng lên quay chiếc nón và khi đội <br />
trưởng lên quay mũi tên chỉ vào ô chữ nào thì đọc to chữ đó lên.<br />
Cô nhận xét và thưởng cho trẻ những chiếc mũ về lớp...<br />
* Trò chơi “Chiếc túi bí mật ”<br />
Cô cho trẻ sờ các chữ xốp trong túi, sờ cấu tạo chữ và phát âm chữ đó.<br />
* Trò chơi “ Cắm hoa tặng cô”<br />
* Luật chơi: Trẻ cắm đúng hoa có chữ cái cô yêu cầu trong vòng 3 phút đội <br />
nào cắm được bình hoa và đúng theo yêu cầu là đội thắng cuộc <br />
Cách chơi : Cô chia trẻ thành ba đội chơi yêu cầu mỗi đội cắm một lọ hoa <br />
có chữ cái, mỗi trẻ lên chơi mỗi lượt chỉ cắm một bông hoa có chữ cái theo yêu <br />
cầu vào lọ hoa của tổ mình.<br />
*Trò chơi “Tìm chữ qua thơ”<br />
Cho trẻ lên tìm và đếm xem có bao nhiêu chữ (o.ô.ơ) trong bài thơ và gắn hoa <br />
vào dưới chữ cái đó...<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Thị Quyên 10<br />
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác duy trì sỹ số học sinh tại <br />
trường mầm non Hoa Phượng<br />
<br />
Việc tổ chức cho trẻ một tiết học làm quen với chữ cái với hình thức theo <br />
một “chương trình” xuyên suốt tiết học với cô giáo là người dẫn chương trình kết <br />
hợp khéo léo các trò chơi, có khoảng thời gian cho trẻ thư giãn bằng các trò chơi <br />
linh động xen kẽ trẻ cảm thấy thoải mái với không khí học vui vẻ, sôi nổi, trẻ tích <br />
cực tham gia.<br />
Bằng các trò chơi mới trẻ sẽ hứng thú khám phá những điểm mới của bài <br />
học, tạo được sức hút mạnh mẽ của trẻ vào bài học và giúp trẻ khắc sâu trí nhớ về <br />
cấu tạo chữ được làm quen.<br />
Cho nên với mỗi tiết dạy tôi chỉ đạo giáo viên luôn tìm tòi, sáng tạo những <br />
trò chơi mới, cách chơi mới ứng dụng với các hình thức khác nhau, thường xuyên <br />
thay đổi trò chơi để tạo sự mới lạ hứng thú với trẻ.<br />
Đối với tiết dạy Khám phá khoa học<br />
Ví dụ: Trong tiết dạy làm quen Tìm hiểu về ngày 20/11<br />
Hướng dẫn giáo viên dẫn dắt hoạt động như một chương trình giao lưu tìm <br />
hiểu về ngày 20/11. Trẻ được trải nghiệm, được đóng vai, được tự đặt câu hỏi <br />
những thắc măc của bản thân.<br />
Như vậy trẻ rất vui vẻ hào hứng, kích thích tư duy, làm phong phú vốn từ <br />
và ngôn ngữ mạch lạc ...<br />
Phần mở đầu hoạt động có thể sử dụng một tiết mục văn nghệ giúp thu <br />
hut trẻ, ổn định trẻ ngay đầu giờ hoạt <br />
Cuối giờ hoạt động, giáo viên cũng kích thích khả năng sáng tạo nghệ thuật <br />
của trẻ bằng cách tận dụng những vật liệu từ thiên nhiên để làm vòng hoa, vòng <br />
tay, thiệp tặng các cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.<br />
Một tiết dạy được tổ chức như một chương trình, giáo viên chỉ định hướng, <br />
khơi gợi để trẻ thực hiện ý đồ của minh và tạo hứng thú, tiết dạy vui t ươi, trẻ <br />
thêm phần hoạt bát nhanh nhẹn.<br />
Thực hiện chương trình Giáo dục Mầm non theo, với những thay đổi trong <br />
cách tổ chứ, nội dung phong phú không gò bó, rập khuôn sẽ giúp cho giáo viên có <br />
thể tổ chức các hoạt động rất linh hoạt, sáng tạo, tạo một môi trường thật sự hấp <br />
dẫn cho trẻ trải nghiệm và tiếp nhận kiến thức.<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Thị Quyên 11<br />
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác duy trì sỹ số học sinh tại <br />
trường mầm non Hoa Phượng<br />
<br />
Hoạt động ngoài trời: Ví dụ: đối với chủ đề “thực vật”<br />
Cho trẻ được quan sát, trò chuyện về thế giới xung quanh. Cho trẻ quan sát <br />
vườn hoa. Cô sử dụng những câu hỏi gợi mở, bắt buộc trẻ phải suy nghĩ trả lời, <br />
dạy cho trẻ cách cảm thụ vẻ đẹp tự nhiên của thiên nhiên mà lại tư duy, nhớ lâu, <br />
ấn tường như: Đang là mùa xuân, thời tiết ấm áp có mưa xuân khiến các loại hoa <br />
đua nở ( tên gọi, màu sắc, mùi hương...) <br />
Các loại hoa được xen kẽ màu sắc tạo nên cái rực rỡ của bức tranh mùa xuân <br />
(hình dáng cánh và lá của từng loại hoa, trồng ở đâu?, tác dụng...). Gió thổi nhẹ làm <br />
rung rinh, bươm bướm chuồn chuồn dập dìu, con ong tìm mật... Quan sát con vật, <br />
nhà cửa, đồ chơi ngoài trời, cây, ôtô, các hiện tượng thiên nhiên.... <br />
Trò chuyện về cảnh vật thiên nhiên nơi trẻ được tham quan du lịch, dùng <br />
ngôn ngữ cung cấp cho trẻ tư duy về âm thanh, đường nét, màu sắc, không gian, <br />
thời gian của cảnh vật. Cho trẻ xếp hình, vẽ tự do.... chơi ở góc tạo hình: vẽ, nặn, <br />
xé, dán, tô màu, dán hình,... trang trí lớp học, góc chủ đề cùng với cô,... làm đồ dùng, <br />
đồ chơi để phục vụ các môn học khác. Trò chuyện, tả về những người thân, cô <br />
giáo và các bạn.<br />
* Biện pháp 4: Chỉ đạo giáo viên tổ chức tốt các hoạt động lễ hội, các buổi <br />
ngoại khóa.<br />
Như chúng ta đã biết, lễ hội là một phần không thể thiếu trong sinh hoạt của <br />
trẻ nhỏ, đáp ứng nhu cầu cảm xúc, giao lưu và là một trong những hoạt động giáo <br />
dục hấp dẫn. Sự hấp dẫn của ngày hội, ngày lễ sẽ tạo ra ấn tượng sâu sắc đối với <br />
trẻ, làm cho trẻ có thể nhận thức và ghi nhớ lâu, hình thành dần cho trẻ ý niệm về <br />
những ngày hội, ngày lễ và có ý nghĩa giáo dục tác động đến trẻ một cách nhẹ <br />
nhàng. Đồng thời, giúp trẻ có cơ hội thể hiện tình cảm, thái độ của mình với những <br />
sự kiện mà trẻ được trải nghiệm thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ. Thông <br />
qua hoạt động lễ hội giúp giáo viên ôn luyện, củng cố nội dung đã học , và qua đó <br />
cũng giáo dục trẻ tình cảm đạo đức, tình yêu quê hương đất nước, lòng biết ơn và <br />
yêu mến nhũng người đã quan tâm chăm sóc. Điều đặc biệt đó là hoạt động hướng <br />
đến trẻ, trẻ được tham gia thảo luận khi tổ chức hoạt động, được đề xuất, đóng <br />
góp ý tưởng<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Thị Quyên 12<br />
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác duy trì sỹ số học sinh tại <br />
trường mầm non Hoa Phượng<br />
<br />
Ví dụ: Tổ chức lễ hội “Bé vui đón tết – mừng xuân”<br />
Trẻ được cảm nhận những thay đổi về thời tiết, khí hậu, cây cối, các loại <br />
trái cây, các loại hoa, các hoạt động khác biệt...<br />
Trẻ được thảo luận, đóng góp ý tưởng như: Trang trí sân khấu bằng đồ vật <br />
gì?<br />
Cách làm các đồ vật trang trí như thế nào? Bằng nguyên vật liệu gì? Mua thêm vật <br />
liệu gì, trẻ sẽ mang vật liệu gì?<br />
Cô và trẻ cùng chuẩn bị làm các đồ dùng cho buổi lễ: Gói quà, vẽ viết thiếp <br />
chúc mừng, cắt hoa mai đào, làm bánh chưng...<br />
Luyện tập các tiết mục văn nghệ để biểu diễn.<br />
Khi tổ chức chương trình văn nghệ, giáo viên chính là người dẫn chương <br />
trình và trẻ chính là những diễn viên biểu diễn, thể hiện xuất sắc vai diễn của <br />
mình.<br />
Tổ chức hoạt động lễ hội, cần chỉ đạo giáo viên lựa chọn kiến thức cung <br />
cấp cho phù hợp, không tham lam, ôm đồm quá nhiều, chỉ cung cấp kiến thức cần <br />
thiết tuy nhiên cần chú ý khi tổ chức bất kỳ hoạt động nào tất cả các trẻ đều phải <br />
được tham gia, không để trẻ bị đứng ngoài cuộc, vì vậy phải biết phân công công <br />
việc phù hợp, ngoài lựa chọn những trẻ nổi bật thực hiện những công việc quan <br />
trong cần chú ý đến những trẻ khác, phân trẻ đó vào các tiết mục đồng diễn hoặc <br />
những tiết mục theo nhóm, tránh để trẻ có cảm giác bị bỏ rơi, bị cho ra ngoài tạo <br />
cảm giác tự ti, tủi thân, xa lánh mọi người.<br />
Bên cạnh các hoạt động lễ hội, giáo viên tổ chức các buổi dã ngoại, tham <br />
quan các địa điểm tại địa phương để trẻ được trải nghiệm thực tế, trẻ được hít thở <br />
không khí trong lành, tham gia các trò chơi tập thể, giúp trẻ phát triển kỹ năng giao <br />
tiếp, cư xử đúng đắn.<br />
Ví dụ: Cho trẻ đi tham quan các nhà cộng đồng tại các buôn làng, tổ chức các <br />
trò chơi tập thể để trẻ được vui chơi. Đi thăm, chúc mừng các chú bộ đội nhân ngày <br />
22/12.<br />
Hoạt động dã ngoại giúp tạo ra sự cân bằng giữa học tập và thư giãn để trẻ <br />
em phát triển tốt cả về thể chất và tinh thần. Giúp cho trẻ cảm thấy không bị gò bó, <br />
<br />
Người thực hiện: Lê Thị Quyên 13<br />
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác duy trì sỹ số học sinh tại <br />
trường mầm non Hoa Phượng<br />
<br />
được thỏa sức tận hưởng cuộc sông xung quanh trẻ dươi sự bao quát và định hướng <br />
của giáo viên.<br />
Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch cho các buổi dã ngoại trong năm học, <br />
chuẩn bị tinh thần cho phụ huynh và trẻ trước khi đi tổ chức dã ngoại, hướng dẫn <br />
trẻ chuẩn bị các đồ dùng mang theo ,bao quát theo dõi trẻ tốt khi đi dã ngoại.<br />
* Biện pháp 5: Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp.<br />
Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp thực hiện công tác chăm sóc và giáo <br />
dục đối với trẻ. Muốn làm tốt công tác chủ nhiệm phải đòi hỏi giáo viên thật sự <br />
yêu nghề, hết lòng yêu thương trẻ, đối xử công bằng với trẻ, không ngừng bồi <br />
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân. Đảm bảo chất lượng chăm sóc, giáo <br />
dục trẻ, được trẻ và phụ huynh tin yêu.<br />
Một câu hỏi đặt ra “Làm thế nào để làm tốt công tác chủ nhiệm”?<br />
Giáo viên phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ nhóm lớp mình chủ <br />
nhiệm, theo dõi đánh giá sự khác biệt của từng trẻ trong lớp, tìm hiểu từng hoàn <br />
cảnh gia đình trẻ, để từ đó có hướng giáo dục theo từng cá nhân, phải xem những <br />
học sinh trong lớp như chính con em mình ở nhà. Có như vậy giáo viên mới lấy <br />
được lòng tin, sự tin tưởng của trẻ.<br />
Theo dõi trẻ hằng ngày, nắm bắt tình hình sức khỏe trẻ, nắm cụ thể hôm nay <br />
trẻ đi học, trẻ nghỉ học để theo dõi chuyên cần của trẻ. Nếu trẻ nghỉ học quá nhiều <br />
ngày trong tháng phải có hướng giải quyết để tạo điều kiện cho trẻ đi học thường <br />
xuyên.<br />
Ví dụ: Trẻ nghỉ học nhiều cần trao đổi trực tiếp với phụ huynh, để phụ <br />
huynh thấy được vai trò giáo dục mầm no, nếu trẻ không thích đi học thì cần phải <br />
có sự phối hợp và thay đổi phương pháp giáo dục đối với trẻ giúp trẻ thích đi học.<br />
Thường xuyên thay đổi, đổi mới phương pháp chăm sóc giáo dục đối với trẻ <br />
nhóm lớp. Thực hiện tốt các nội dung về chuẩn bị môi trường hoạt động cho trẻ, <br />
thực hiện các hình thức đổi mới trong các hoạt động có chủ đích, thường xuyên tổ <br />
chức các hoạt động lễ hội để trẻ cảm nhận được việc đến trường mầm thú vị, <br />
thích thú.<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Thị Quyên 14<br />
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác duy trì sỹ số học sinh tại <br />
trường mầm non Hoa Phượng<br />
<br />
Thường xuyên lời nói khích lệ, nêu gương, khuyến khích những hành vi, lời <br />
nói tốt của trẻ, giáo viên cần tuyên dương và khen thưởng trẻ kịp thời. <br />
Ví dụ: Trong giờ chơi có luật, cô tuyên dương những trẻ chơi đúng luật, , <br />
cô tuyên dương trẻ khi thể hiện tốt vai chơi của mình. Còn một số bạn chơi chưa <br />
được tốt các con mệt hôm sau ta cố gắng nhé…<br />
Giáo viên cần sử dụng các hình thức khen, chê phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ. <br />
Biểu dương trẻ là chính, nhưng không lạm dụng. Cần tuyên dương và khuyến <br />
khích trẻ để trẻ tự hào, tự nhận biết được hành động vừa làm là đúng và tiếp tục <br />
phát huy. Những sản phẩm của trẻ cô giáo nên treo ở những nơi các bạn đều thấy, <br />
hàng ngày cho trẻ cắm cờ, cuối tuân phát hoa bé ngoan dán vào sổ gửi về cho cha <br />
mẹ xem để cha mẹ học sinh thấy được sự thay đổi của con em mình, từ đó có sự <br />
phối hợp tốt hơn giữa nhà trường, giáo viên và cha mẹ học sinh để công tác chăm <br />
sóc giáo dục trẻ ngày càng tốt hơn<br />
Thực hiện tốt công tác tham mưu cơ sở vật chất đầy đủ khang trang sẽ tạo <br />
điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của trẻ, các bậc cha mẹ trẻ sẽ tin tưởng hơn <br />
khi cho con em tới trường vì vậy hằng năm, vào đầu năm học tôi đều xây dựng kế <br />
hoạch đề xuất với lãnh đạo nhà trường cùng các đồn thể trong đơn vị đầu tư, tu <br />
sửa CSVC và mua sắm trang thiết bị phù hợp với địa phương và tình hình thực tế <br />
của nhà trường. là một xã thuộc vùng khó khăn.<br />
Huy động mọi nguồn lực hợp lý của nhân dân trồng thêm cây xanh, vườn <br />
hoa, đồ dùng phục vụ bán trú, sinh hoạt của trẻ, đảm bảo cho trẻ ăn bán trú, được <br />
chăm sóc, nuôi dưỡng theo chương trình Giáo dục mầm non. <br />
Phụ huynh và giáo viên là hai thành phần giáo dục có mối liên hệ chặt chẽ <br />
nhằm góp phần vào sự phát triển tồn diện của trẻ trong việc chăm sóc và giáo dục <br />
trẻ: vì gia đình là một động lực rất lớn thúc đẩy và rèn luyện ý thức hoạt động của <br />
trẻ, gia đình còn là nguồn lực về cơ sở, vật chất tạo điều kiện cho giáo viên thực <br />
hiện tốt các hoạt động.<br />
Do đó giáo viên ngoài tuyên truyền cho phụ huynh và cộng đồng hiểu về tầm <br />
quan trọng của việc cho con em mình tới trường lớp mầm non thì giáo viên phải <br />
biết cách vân dụng khéo léo trong việc phối hợp với phụ huynh để chăm sóc giáo <br />
<br />
Người thực hiện: Lê Thị Quyên 15<br />
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác duy trì sỹ số học sinh tại <br />
trường mầm non Hoa Phượng<br />
<br />
dục trẻ được tốt hơn là vô cùng quan trọng. Vì một mình nhà trường giáo dục trẻ <br />
không chưa đủ: Ví dụ: một trẻ một tháng chỉ đi học dược hai ba buổi đến lớp khóc <br />
phụ huynh lại mang con về đưa đi rẫy, cô giáo ngoài việc dỗ dành ân cần … với <br />
cháu phái thuyết phục phụ huynh chịu khó bằng mọi cách để trẻ di học đều và trẻ <br />
không sợ đi học mà hứng thú trong việc đến trường…<br />
́ ̣ ữa cac giai phap, biên phap:<br />
c. Môi quan hê gi ́ ̉ ́ ̣ ́<br />
̉ ̣<br />
Cac giai phap, biên phap khi th<br />
́ ́ ́ ực hiên đê tai co môi quan hê mât thiêt v<br />
̣ ̀ ̀ ́ ́ ̣ ̣ ́ ới <br />
̣ ́ ̃ ̃ ợ cho biên phap kia đ<br />
nhau, biên phap nay no se hô tr<br />
́ ̀ ̣ ́ ể cùng thực hiện tốt cac nôi<br />
́ ̣ <br />
̣ ơi nhau đê đi đên môt thê thông nhât la tim ra cac giai phap tôi <br />
dung lai v ́ ̉ ́ ̣ ̉ ́ ́ ̀ ̀ ́ ̉ ́ ́ ưu nhât́ <br />
nhưng vân đam bao đ<br />
̃ ̉ ̉ ược tinh chinh xac, khoa hoc va lô gic gi<br />
́ ́ ́ ̀ ́ ữa cac giai phap va<br />
́ ̉ ́ ̀ <br />
̣<br />
biên phap.<br />
́<br />
̉ ực hiên cac giai phap, biên phap nay cân phai đam bao tinh chinh xac,<br />
Đê th ̣ ́ ̉ ́ ̣ ́ ̀ ̀ ̉ ̉ ̉ ́ ́ ́ <br />
̣<br />
khoa hoc, câu truc lôgic, h<br />
́ ́ ợp li, chăt che, phai đam bao đ<br />
́ ̣ ̃ ̉ ̉ ̉ ược phương phap nghiên<br />
́ <br />
cưu phu h<br />
́ ̀ ợp vơi đôi t<br />
́ ́ ượng nghiên cứu.<br />
̉ ̉ ̣ ̉ ́ ̉ ́ ̣<br />
Đam bao nôi dung cua cac giai phap, biên phap.<br />
́<br />
Để thực hiện tốt công tác huy động, thu hút trẻ đến trường từ đó làm tốt <br />
công tác duy trì sỹ số, tỷ lệ chuyên cần thì vấn đề biện pháp làm tốt công tác tuyên <br />
truyền là vấn đề đầu tiên, khi trẻ đến trường công tác tạo môi trường trong ngoài <br />
lớp, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng đồ chơi cho mọi hoạt động, sau đó ta áp dụng vào các <br />
hoạt động như thế nào... và quá trình chăm sóc giáo dục, tổ chức tốt các hoạt động <br />
lễ hội, dã ngoại cho trẻ, làm tốt công tác chủ nhiệm. <br />
̉ ̉ ̣ ́ ̣ ̣ ̉<br />
d. Kêt qua khao nghiêm, gia tri khoa hoc cua vân đê nghiên c<br />
́ ́ ̀ ưu, ph<br />
́ ạm vi và <br />
hiệu quả ứng dụng:<br />
Qua quá trình triển khai và thực hiện, Tôi đã nhận được kết quả rất đáng <br />
mừng:<br />
Cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của Hiệu trưởng nhà trường, đội ngũ giáo <br />
viên và sự phối kết hợp của các bậc phụ huynh và sự nổ lực hết mình của bản thân <br />
nên tôi đã khắc phục được những khó khăn khi thực hiện các biện pháp để đạt <br />
được những kết quả như sau:<br />
a. Đối với giáo viên <br />
<br />
Người thực hiện: Lê Thị Quyên 16<br />
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác duy trì sỹ số học sinh tại <br />
trường mầm non Hoa Phượng<br />
<br />
Có nhiều kinh nghiệm trong việc tuyên truyền thu hút vận động trẻ đến lớp, <br />
đi học chuyên cần cao, công tác duy trì sỹ số cuối năm đạt kết quả tốt. <br />
Trình độ, chuyên môn nghiệp vụ được nâng cao.<br />
Xây dựng được môi trường học tập và vui chơi cho trẻ trong và ngoài lớp có <br />
khoa học.<br />
Bổ sung được nhiều đồ dùng,đồ chơi cho các hoạt động học và chơi.<br />
Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, được phụ huynh và học sinh tin yêu.<br />
b. Đối với trẻ<br />
Trẻ đi học thường xuyên, đầy đủ hơn. Tăng tỷ lệ chuyên cần. <br />
Trẻ hào hứng đi học, tích cực tham gia hoạt động chung và các hoạt động <br />
khác.<br />
Trẻ có nề nếp và thói quen tốt trong học tập , vui chơi và các kỹ năng khác.<br />
Trẻ hứng thú thể hiện mình một cách thoải mái thông qua các hoạt động <br />
nhóm, tập thể ...<br />
Về phụ huynh.<br />
Phụ huynh đã hiểu rõ tầm quan trọng của việc đưa con em mình đến trường <br />
mầm non, nên 100% các bậc phụ huynh đồng tình ủng hộ rất tích cực cả tinh thần, <br />
lẫn vật chất tạo điều kiện cho trường Mầm non Hoa Phượng tăng về số lượng và <br />
chất lượng trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ.<br />
* Kết quả cụ thể như sau:<br />
Đầu năm Cuối năm<br />
T Trẻ đi Đạ Số trẻ Chiếm Tổng số Trẻ đi Đạt % Số trẻ Chiếm <br />
Tổng học t % đi học tỷ lệ % học sinh học đi học tỷ lệ %<br />
số chuyên không chuyên không <br />
học cần chuyên cần chuyên <br />
sinh cần cần<br />
2 1 6<br />
237 166 70 71 30 237 230 95 7 0.5<br />
<br />
<br />
Công tác duy trì sỹ số cuối năm đạt 100%<br />
III. Phần kết luận và kiến nghị<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Thị Quyên 17<br />
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác duy trì sỹ số học sinh tại <br />
trường mầm non Hoa Phượng<br />
<br />
1 Kết luận<br />
Việc thu hút trẻ đến trường, lớp mầm non là một nhiệm vụ trọng tâm trong <br />
những nội dung lớn của chương trình chăm sóc giáo dục cho trẻ Mầm non.<br />
Đây là việc làm có ý nghĩa đối với các trường Mầm non, đặc biệt là các cháu <br />
lứa tuổi mầm non vì nếu trẻ được đi học thường xuyên, liên tục trẻ sẽ không bị <br />
thiếu hụt một lĩnh vực phát triển, trẻ sẽ phát triển toàn diện, chính vì vậy đòi hỏi <br />
giáo viên phải biết tuyên truyền, vận động để huy động trẻ đến trường và tăng số <br />
lượng trẻ đi học chuyên cần để duy trì sỹ số trẻ cuối năm đạt kết quả cao.<br />
Để trẻ hứng thú đi học, đi học thường xuyên tích cực tham gia các hoạt <br />
động, cần cung cấp cho trẻ những kiến thức, kỹ năng với cách tổ chức mới lạ, hấp <br />
dẫn thông qua các hoạt động “học bằng chơi, chơi mà học” tạo cho trẻ cảm giác <br />
hứng thú, không gò bó, nhàm chán, ngoài ra tổ chức qua các hội thi, buổi văn nghệ, <br />
ngày hội, ngày lễ cho bé...<br />
Để làm tốt công tác thu hút trẻ đến trường trước hết đòi hỏi người giáo viên <br />
phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ trong độ tuổi này, nắm bắt tâm tư <br />
nguyện vọng của cha mẹ trẻ.<br />
Môi trường hoạt động quyết định một phần rất lớn đến việc tiếp nhận kiến <br />
thức của trẻ, thay đôi thường xuyên cách trang trí lớp và làm đồ dùng, đồ chơi sinh <br />
động hấp dẫn từng những nguyên vật liệu săn có ở địa phương.<br />
Cô giáo cần mẫu mực yêu thương, tôn trọng đối xử công bằng với trẻ, coi <br />
trẻ như con của mình, cô giáo cần phải tạo hứng thú cho trẻ trong mọi hoạt động.<br />
2. Kiến nghị<br />
Các cấp các ngành quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất để trường lớp <br />
khang trang nhằm thu hút được học sinh ngay từ đầu năm học. <br />
Tổ chức giáo viên dạy giỏi đi tham quan trường bạn để được giao lưu học <br />
hỏi, đúc rút kinh nghiệm trong công tác thu hút trẻ thích đến trường, lớp mầm non <br />
nhằm phục vụ tốt hơn trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại đơn vị.<br />
Đối với giáo viên thường xuyên nêu cao tinh thần tự học, tự rèn để nâng cao <br />
chất lượng giảng dạy và trinh độ chuyên môn.<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Thị Quyên 18<br />
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác duy trì sỹ số học sinh tại <br />
trường mầm non Hoa Phượng<br />
<br />
Trên đây là một số kinh nhiệm mà bản thân tôi rút ra được từ tình hình thực <br />
tế của Trường mầm non Hoa Phượng, tôi không chỉ dừng lại ở kết quả mà cố gắng <br />
học hỏi hơn nữa để tìm ra những giải pháp tối ưu nhằm đáp ứng yêu cầu cao hơn <br />
trong việc duy trì sỹ số tại trường Mầm non.<br />
Tuy nhiên bản kinh nghiệm này còn nhiều hạn chế, kính mong sự góp ý giúp <br />
đỡ của Hội đồng sáng kiến các cấp, của bạn bè đồng nghiệp để tôi có kinh nghiệm <br />
tốt hơn trong công tác hướng dẫn giáo viên duy trì sỹ số học sinh trong trường lớp <br />
mầm non. Tôi xin chân thành cảm ơn./. <br />
Buôn Trấp, ngày 20 tháng 3 năm 2018<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lê Thị Quyên<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
……………………………………………………………………………………….......<br />
……………………………………………………………………………………….......<br />
……………………………………………………………………………………….......<br />
……………………………………………………………………………………….......<br />
……………………………………………………………………………………….......<br />
……………………………………………………………………………………….......<br />
……………………………………………………………………………………….......<br />
<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Thị Quyên 19<br />
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác duy trì sỹ số học sinh tại <br />
trường mầm non Hoa Phượng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
<br />
STT Tên tài liệu Tác g