Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh ở Trường Tiểu học Y Ngông<br />
<br />
<br />
I. Phần mở đầu<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
<br />
Công tác duy trì sĩ số ở trường tiểu học đóng vai trò rất lớn trong việc <br />
nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. Nó góp phần vào quả trình “nâng cao <br />
dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Ở các trường vùng khó khăn, <br />
vùng có nhiều học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số thì việc dạy học <br />
luôn gắn liền với công tác duy trì sĩ số. Đây là một công việc, một nhiệm vụ <br />
thường xuyên và liên tục đòi hỏi sự cố gắng và nỗ lực của mỗi giáo viên <br />
cũng như của tập thể nhà trường.<br />
<br />
Một thực tế cho thấy, các trường đóng trên địa bàn vùng khó khăn, <br />
vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nói chung cũng như <br />
trường Tiểu học Y Ngông nói riêng, cha mẹ học sinh phần lớn nằm trong <br />
diện gia đình khó khăn về kinh tế, lại đông con và hạn chế về trình độ nhận <br />
thức nên chưa quan tâm đến việc học hành của con em mình. Thay vì việc <br />
cho con em đến trường, họ lại muốn con nghỉ học đi làm rẫy, nương (theo <br />
mùa vụ) để tăng thêm thu nhập cho gia đình. Do đi học không chuyên cần <br />
nên kết quả học tập của các em ngày càng giảm sút, dẫn đến chán nản, vắng <br />
học ngày càng nhiều và bỏ học giữa chừng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng <br />
giáo dục.<br />
<br />
Vì vậy, công việc duy trì sĩ số học sinh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu <br />
số là vấn đề mà mà mỗi người làm trong ngành giáo dục, đặc biệt là những <br />
giáo viên đang hàng ngày trực tiếp giảng dạy trên lớp, giáo dục các em luôn <br />
trăn trở, lo lắng để tìm giải pháp hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng <br />
giáo dục. Đó cũng chính là lí do tôi chọn đề tài “Một số biện pháp duy trì sĩ <br />
số học sinh ở trường Tiểu học Y Ngông”.<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
<br />
<br />
Nguyễn Văn Quyết 1 Trường Tiểu học Y Ngông<br />
Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh ở Trường Tiểu học Y Ngông<br />
<br />
Mục tiêu<br />
<br />
Nghiên cứu, lựa chọn một số biện pháp phù hợp với thực tế đơn vị để <br />
đảm bảo duy trì sĩ số, khắc phục tình trạng học sinh hay nghỉ học, có nguy <br />
cơ bỏ học, qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Đồng thời nâng <br />
cao nhận thức của mọi người để làm tốt công tác vận động, duy trì sĩ số học <br />
sinh tại các trường trên địa bàn vùng khó khăn.<br />
<br />
Nhiệm vụ<br />
<br />
Xây dựng môi trường học tập thực sự thân thiện để thu hút học sinh <br />
đến trường. Phối hợp tốt giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc vận <br />
động học sinh ra lớp, làm tốt công tác duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng giáo <br />
dục học sinh.<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Nghiên cứu thực trạng học sinh đi học không chuyên cần, bỏ học và <br />
một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số<br />
<br />
4. Giới hạn của đề tài<br />
<br />
Nghiên cứu thực trạng việc duy trì sĩ số học sinh toàn trường nói <br />
chung cũng như trong khối lớp 5 nói riêng ở trường Tiểu học Y Ngông năm <br />
học và đề xuất một biện pháp duy trì sĩ số học sinh tại đơn vị.<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu tài liệu<br />
<br />
Phương pháp điều tra.<br />
<br />
Phương pháp thống kê.<br />
<br />
Phương pháp kiểm tra, đánh giá.<br />
<br />
Phương pháp đối chiếu, so sánh, tổng kết kinh nghiệm<br />
Nguyễn Văn Quyết 2 Trường Tiểu học Y Ngông<br />
Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh ở Trường Tiểu học Y Ngông<br />
<br />
<br />
II. Phần nội dung<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
Duy trì sĩ số học sinh có vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao <br />
chất lượng giáo dục, hạn chế tối đa tình trạng học sinh bỏ học. Học sinh bỏ <br />
học giữa chừng là một trong những yếu tố tạo nên mối nguy hại lớn cho xã <br />
hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. <br />
Thật vậy, một dân tộc mà dân trí thấp kém thì khó có điều kiện để tiếp thu <br />
và phát huy tinh hoa văn hóa, khoa học, công nghệ mới của nhân loại. Do đó <br />
chúng ta cần làm tốt công tác duy trì sĩ số học sinh, giảm tỷ lệ học sinh lưu <br />
ban, bỏ học để góp phần xây dựng sự nghiệp giáo dục phát triển bền vững. <br />
<br />
Mục tiêu của việc duy trì sĩ số sĩ số ở trường tiểu học góp phần vào <br />
việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh cũng như giúp các em có cơ <br />
hội phát triển toàn diện bản thân. Đồng thời nó cũng là yếu tố quan trọng <br />
giúp giáo viên thực hiện tốt kế hoạch giáo dục học sinh.<br />
<br />
Để công tác giáo dục đạt hiệu quả cần rất nhiều yếu tố chủ quan và <br />
khách quan, trong đó việc các em đi học chuyên cần đóng một phần không <br />
nhỏ. Học sinh có đi học đều, đầy đủ thì việc tiếp thu bài mới tốt hơn. Nắm <br />
vững kiến thức các môn học trong chương trình một cách liền mạch và có hệ <br />
thống, đây là yếu tố quan trọng thu hút các em ham thích đi đến trường.<br />
<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu<br />
<br />
Trường Tiểu học Y Ngông đóng trên địa bàn vùng đặc biệt khó khăn <br />
của xã DurKmăn. Hàng năm, tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số chiếm đến <br />
khoảng 98% tổng số học sinh toàn trường. Trình độ dân trí còn thấp, đời <br />
sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, học sinh thuộc diện đói nghèo chiếm <br />
tỉ lệ khá cao nên sự quan tâm của cha mẹ học sinh đến việc học tập của con <br />
em mình rất hạn chế. Hầu hết học sinh thường nghỉ học theo mùa vụ để <br />
phụ giúp gia đình lao động tăng thêm thu nhập nên rất khó khăn cho giáo viên <br />
Nguyễn Văn Quyết 3 Trường Tiểu học Y Ngông<br />
Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh ở Trường Tiểu học Y Ngông<br />
<br />
trong việc dạy học cũng như việc vận động học sinh đến trường. Nhiều gia <br />
đình sống và sinh hoạt trên nương rẫy nên việc vận động học sinh ra lớp còn <br />
gặp nhiều khó khăn. Một số giáo viên mới ra trường nên kinh nghiệm giáo <br />
dục học sinh, đặc biệt là giáo dục học sinh dân tộc thiểu số còn nhiều hạn <br />
chế.<br />
<br />
Trong những năm gần đây, công tác duy trì sĩ số học sinh luôn được sự <br />
quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo, sự đồng thuận, ủng hộ của <br />
của chính quyền địa phương, ban đại diện cha mẹ học sinh. Đội ngũ giáo <br />
viên nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của công tác duy trì sĩ số, đảm bảo <br />
chuyên cần, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc giáo dục học sinh. Các <br />
tổ chức trong và ngoài nhà trường có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, tạo <br />
được môi trường học tập thân thiện thu hút học sinh đến trường. Hầu hết <br />
học sinh đã tìm được niềm vui thực sự khi đến trường, các em đã tích cực, tự <br />
giác và chủ động hơn trong học tập, rèn luyện. <br />
<br />
Công tác vận động học sinh đi học đã được giáo viên, nhà trường hết <br />
sức coi trọng. Hơn nữa, sự phối hợp với thôn buôn cùng chính quyền xã cũng <br />
là một nhân tố góp phần thành công trong công tác duy trì sĩ số. Đội ngũ cán <br />
công chức, viên chức trong nhà trường đã nhận thức sâu sắc tầm quan trọng <br />
của việc duy trì sĩ số đối với công tác giáo dục học sinh. Vì vậy luôn nêu cao <br />
tinh thần trách nhiệm, có sự đồng thuận, phối hợp chặt chẽ trong việc thực <br />
hiện các giải pháp, biện pháp nhằm vận động học sinh ra lớp. Tuy nhiên tỉ lệ <br />
học sinh đi học không chuyên cần, có nguy cơ bỏ học vẫn còn khá cao không <br />
chỉ ở Trường Tiểu Y Ngông mà nó còn diễn ra ở trường khác trên địa bàn xã <br />
Dur Kmăn.<br />
<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br />
<br />
a) Mục tiêu của giải pháp<br />
<br />
Nguyễn Văn Quyết 4 Trường Tiểu học Y Ngông<br />
Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh ở Trường Tiểu học Y Ngông<br />
<br />
Đưa ra những giải pháp, biện pháp phù hợp với đối tượng học sinh và <br />
thực tế của lớp, nhà trường, địa phương để thực hiện việc duy trì sĩ số học <br />
sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.<br />
<br />
Làm thay đổi quan niệm, nhận thức người dân và toàn xã hội về công <br />
tác xã hội hóa giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện <br />
học sinh.<br />
<br />
b) Nội dung và cách thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Biện pháp 1 : Nắm tình hình của lớp<br />
<br />
Phải nói rằng, công tác duy trì sĩ số ở các trường tiểu học vùng nhiều <br />
học sinh dân tộc thiểu số như Trường Tiểu học Y Ngông là công việc <br />
thường xuyên, liên tục và có thành công hay không là nhờ công sức rất lớn <br />
của giáo viên chủ nhiệm. Chính lòng yêu nghề, sự nhiệt tình là động lực giúp <br />
giáo viên quan tâm nhiều hơn đến hiệu quả công việc của mình, trong đó có <br />
công tác duy trì sĩ số.<br />
<br />
Để thực hiện hiệu quả công tác duy trì sĩ số, giáo viên chủ nhiệm phải <br />
nắm được tình hình của lớp. Vì vậy, sau khi nhận lớp, giáo viên chủ nhiệm <br />
cần trao đổi với giáo viên chủ nhiệm lớp dưới để nắm thông tin của lớp, về <br />
những đối tượng học sinh cần lưu ý, trong đó đáng quan tâm hơn là những <br />
em hay nghỉ học, có nguy cơ bỏ học.... Thông qua đó, giúp giáo viên chủ <br />
nhiệm biết được một số nguyên nhân dẫn đến học sinh hay nghỉ học, có <br />
nguy cơ bỏ học như : hoàn cảnh gia đình các em còn khó khăn, chưa lo đủ cái <br />
ăn, cái mặc nên các em phải nghỉ học; gia đình chưa thật sự quan tâm đến <br />
việc học của các em; một số em lại không thích đến trường,...Từ đó giáo <br />
viên sẽ tìm ra những biện pháp để động viên học sinh ra lớp. <br />
Một số thông tin cần thiết mà giáo viên chủ nhiệm cần nắm được <br />
ngay sau khi nhận lớp như :<br />
<br />
<br />
Nguyễn Văn Quyết 5 Trường Tiểu học Y Ngông<br />
Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh ở Trường Tiểu học Y Ngông<br />
<br />
Tổng số học sinh, nữ, dân tộc, nữ dân tộc<br />
Chất lượng giáo dục năm học lớp 4<br />
Học sinh thuộc hộ nghèo, gia đình đông con,...<br />
Học sinh khuyết tật, mồ côi cha (mẹ), con thương binh, con liệt sĩ,...<br />
Học sinh năng khiếu, khó khăn về học,...<br />
Học sinh lớn tuổi, lưu ban nhiều năm, đi học không chuyên cần, có <br />
nguy cơ bỏ học,...<br />
<br />
Trong thực tế, những em hay nghỉ học thường có khả năng tiếp thu bài <br />
hạn chế, đã lưu ban ở các lớp dưới. Vì vậy các em thường xấu hổ, không tự <br />
tin đến lớp, đó cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện <br />
tượng đi học không đều và nguy cơ bỏ học là rất cao. Đồng thời do nhận <br />
thức của bố mẹ chưa cao, thường để các em ở nhà đi làm phụ giúp gia đình.<br />
<br />
Như vậy, nắm tình hình lớp là công việc đầu tiên mà mỗi giáo viên <br />
chủ nhiệm cần làm tốt để có kế hoạch cụ thể đối với lớp mình chủ nhiệm. <br />
Trong đó có kế hoạch vận động, duy trì sĩ số học sinh khi bước vào năm học <br />
mới.<br />
<br />
Biện pháp 2 : Giáo viên chủ nhiệm là người “tiên phong’’ trong công <br />
tác vận động học sinh ra lớp<br />
<br />
Chất lượng giáo dục học sinh ở vùng có điều kiện khó khăn phụ thuộc <br />
nhiều vào việc bảo đảm duy trì được sĩ số. Nếu học sinh nghỉ học hoặc đi <br />
học không chuyên cần sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập của các <br />
em, các kiến thức không liền mạch, các em lại gặp khó khăn nhiều hơn trong <br />
học tập và lao động, ... <br />
<br />
Giáo viên chủ nhiệm là người sát sao và gần gũi học sinh hơn ai hết. <br />
Khi biết học sinh đi học không chuyên cần và có nguy cơ bỏ học thì bằng <br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Văn Quyết 6 Trường Tiểu học Y Ngông<br />
Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh ở Trường Tiểu học Y Ngông<br />
<br />
mọi cách phải vận động ngay các em đi học lại. Tuyệt đối không để tình <br />
trạng học sinh bỏ học lâu ngày rồi mới tìm hiểu nguyên nhân và vận động.<br />
<br />
Khi có được thông tin về học sinh nghỉ học, trước hết, giáo viên chủ <br />
nhiệm cần trực tiếp đến nhà em học sinh đó để tìm hiểu nguyên nhân, thuyết <br />
phục gia đình để vận động học sinh ra lớp. <br />
<br />
Đối với những học sinh đi học không chuyên cần, có nguy cơ bỏ học <br />
do do khả năng tiếp thu bài chậm, lớn tuổi hơn các bạn trong lớp nên ngại đi <br />
học. Giáo viên chủ nhiệm phải làm tốt vai trò là “người mẹ’’, “người bạn’’ <br />
của các em, luôn gần gũi, động viên, khích lệ học sinh. Từ đó, giáo viên lựa <br />
chọn biện pháp phù hợp để giúp đỡ học sinh tiếp thu bài tốt hơn, vượt qua <br />
mặc cảm, tự tin đến lớp. Giáo viên có thể sử dụng một số biện pháp như <br />
phát động phong trào: “Đôi bạn cùng tiến’’, “Bạn giúp bạn’’,... để học sinh <br />
trong lớp giúp những bạn học còn chưa tốt vươn lên trong học tập. Thông <br />
qua đó, giúp các em xóa bỏ mặc cảm để tự tin đến lớp. <br />
<br />
Đối với những học sinh đi học không chuyên cần, có nguy cơ bỏ học <br />
do các nguyên nhân khác, giáo viên chủ nhiệm cần trao đổi với lãnh đạo nhà <br />
trường để tìm biện pháp hữu hiệu. Giáo viên chủ nhiệm cần tích cực phối <br />
hợp với gia đình, nhà trường, chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn <br />
thể trong và ngoài nhà trường để có biện pháp vận động học sinh ra lớp. <br />
<br />
Vai trò của giáo viên trong việc vận động học sinh rất quan trọng, là <br />
người “tiên phong’’ trực tiếp trong công tác vận động học sinh ra lớp, là nhân <br />
tố tạo nên sự thành công trong công tác duy trì sĩ.<br />
<br />
Biện pháp 3 : Làm tốt công tác phối hợp với gia đình học sinh, nhà <br />
trường, các tổ chức xã hội<br />
<br />
Hồ Chí Minh đã chỉ rõ : “ Giáo dục các em là việc chung của gia đình, <br />
nhà trường và xã hội. Bố mẹ, thầy giáo và người lớn phải cùng nhau phụ <br />
<br />
Nguyễn Văn Quyết 7 Trường Tiểu học Y Ngông<br />
Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh ở Trường Tiểu học Y Ngông<br />
<br />
trách, trước hết là phải làm gương cho các em hết mọi việc’’. Điều đó cho <br />
thấy tầm quan trọng của việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội <br />
trong công tác giáo dục học sinh.<br />
<br />
Đối với gia đình học sinh, việc thường xuyên được nghe giáo viên chủ <br />
nhiệm trao đổi kết quả học tập và rèn luyện của con mình là cầu nối cần <br />
thiết để làm tốt công tác tuyên truyền, vận động học sinh đi học, đảm bảo sĩ <br />
số lớp. <br />
<br />
Bên cạnh đó, công tác phối hợp giữa Ban Đại diện cha mẹ học sinh, <br />
nhà trường, chính quyền thôn buôn, đặc biệt là những những người có uy tín <br />
ở địa phương có vai trò rất quan trọng trong việc tuyên truyềnvận động học <br />
sinh ra lớp.<br />
<br />
Ví dụ: Năm học 20142015, tôi chủ nhiệm lớp 5A, có em H Ưp Ênuôl, <br />
vì hoàn cảnh khó khăn nên gia đình bắt em phải bỏ học để ở nhà phụ giúp <br />
gia đình. Sau khi đã mà vẫn chưa vận động được học sinh ra lớp, tôi đã báo <br />
cáo với lãnh đạo nhà trường để tìm cách giải quyết. Bên cạnh đó, tôi tích <br />
cược phối hợp với nhà trường, Ban Đại diện cha mẹ học sinh, chính quyền <br />
địa phương để chia sẻ khó khăn với gia đình học sinh và vận động học sinh <br />
ra lớp. Với sự nỗ lực, tinh thần trách nhiệm, tình yêu thương, chúng tôi đã <br />
thuyết phục được gia đình để em được tiếp tục đến trường học tập.<br />
<br />
Như vậy, việc vận động học sinh không phải là việc riêng của giáo <br />
viên chủ nhiệm, của nhà tường mà đó là công việc cần sự chung tay giúp sức <br />
của nhiều người, của toàn xã hội. Do đó giáo viên phải biết cách phối hợp <br />
để hoàn thành công việc, trách hiệm được giao.<br />
<br />
Biện pháp 4 : Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh<br />
<br />
Thực tế cho thấy rằng, học yếu là một trong những nguyên nhân dẫn <br />
đến học sinh hay mặc cảm, dễ chán học và bỏ học. Vì vậy cần phải nâng <br />
<br />
Nguyễn Văn Quyết 8 Trường Tiểu học Y Ngông<br />
Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh ở Trường Tiểu học Y Ngông<br />
<br />
cao chất lượng học tập ở học sinh. Để làm được điều này, giáo giáo viên <br />
không chỉ cần có chuyên môn tốt mà còn phải có sự kiên trì, hiểu tâm lý học <br />
sinh. Người giáo viên cần phải có cái tâm, có phương pháp dạy học phù hợp, <br />
các bài tập dành cho học sinh phải vừa sức, chú ý động viên là chính để các <br />
em dễ tiếp thu bài và không nảy sinh tâm lý "sợ học" dẫn đến chán học và <br />
bỏ học.<br />
<br />
Muốn nâng cao chất lượng học tập của học sinh, trước hết giáo viên <br />
cần thực hiện tốt việc phân hóa đối tượng học sinh trong lớp, từ đó xây <br />
dựng kế hoạch, điều chỉnh phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù <br />
hợp. Phát động các phong trào thi đua học tập.<br />
<br />
Mặt khác, giáo viên cần có ý thức thường xuyên trau dồi kiến thức, <br />
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. <br />
Tăng cường sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học, tích cực đổi mới phương <br />
pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh theo hướng phát huy tính <br />
tích cực, chủ động, sáng tạo. Tổ chức các tiết học vui tươi, nhẹ nhàng, hiệu <br />
quả, kích thích được sự khám phá, tìm tòi, tạo hứng thú cho các em trong học <br />
tập. Cần tránh sự căng thẳng, khô cứng trong các tiết học làm cho các em <br />
chán học dẫn tới bỏ học.<br />
<br />
Chú trọng và quan tâm nhiều hơn đối tượng học sinh khó khăn về học, <br />
học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tạo được mối quan hệ tốt giữa thầy và trò <br />
để các em xem thầy cô giáo thực sự là chỗ dựa tinh thần, từ đó các em sẽ <br />
thích được đến trường để học tập cùng "người mẹ thứ hai" của mình.<br />
<br />
Sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn có tác <br />
động không nhỏ trong công tác duy trì sĩ số học sinh, đặc biệt là tỉ lệ chuyên <br />
cần trong các buổi học thứ hai. Thực tế cho thấy học sinh th ường vắng h ọc <br />
vào buổi học thứ hai (không phải buổi giáo viên chủ nhiệm dạy). Có thể vì <br />
do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên các em ở nhà phụ giúp gia đình tăng thêm <br />
<br />
Nguyễn Văn Quyết 9 Trường Tiểu học Y Ngông<br />
Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh ở Trường Tiểu học Y Ngông<br />
<br />
thu nhập hay có thể do các em không thích môn học do giáo viên bộ môn <br />
dạy,... Vì vậy giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu nguyên nhân, phối hợp cùng giáo <br />
viên bộ môn đề ra các biện pháp thích hợp nhằm giúp các em có kết quả học <br />
tập tốt hơn ở các môn học, từ đó các em sẽ hứng thú học tập và đi học đều <br />
đặn.<br />
<br />
Biện pháp 5 : Xây dựng môi trường học tập thân thiện<br />
<br />
Môi trường học tập thân thiện là môi trường học tập mà ở đó trẻ <br />
được tạo điều kiện để học tập có kết quả, được an toàn trong sự bảo vệ, <br />
được công bằng và dân chủ, được phát triển sức khỏe thể chất và tinh thần. <br />
Trường học, lớp học được coi như ngôi nhà chung, ngôi nhà thứ hai của các <br />
em, giúp các em thêm yêu trường, yêu lớp, hứng thú trong học tập và đem lại <br />
hiệu quả cao trong giáo dục.<br />
<br />
Môi trường học tập thân thiện phải đảm bảo một số điều kiện như: <br />
lớp học phải đẹp, sạch sẽ, thoáng đãng, ánh sáng đầy đủ, bàn ghế luôn được <br />
lau chùi và sắp xếp gọn gàng, xây dựng được một tập thể lớp đoàn kết, các <br />
thành viên trong lớp giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau tiến bộ. <br />
<br />
Để xây dựng đượ môi trường học tập thân thiện, giáo viên cần hướng <br />
dẫn học sinh tham gia tích cực các hoạt động ở trường, lớp phù hợp với lứa <br />
tuổi của mình như : tham gia lao động, vệ sinh trường lớp; trang trí lớp học <br />
thân thiên; chăm sóc cây xanh trong khuôn viên trường; ... Thông qua các hoạt <br />
động đó, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cũng như các em thấy được <br />
trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân, tạo dựng được khối đoàn kết, giúp đỡ <br />
nhau trong mọi hoạt động giữa các học sinh trong lớp, trong trường. Đó cũng <br />
chính là một trong những yếu tố quan trọng nhằm thu hút học sinh yêu thích <br />
đến trường.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Văn Quyết 10 Trường Tiểu học Y Ngông<br />
Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh ở Trường Tiểu học Y Ngông<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
H1 : Học sinh chăm sóc cây xanh trong khuôn viên trường<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
H2 : Trang trí lớp học thân thiện<br />
Nguyễn Văn Quyết 11 Trường Tiểu học Y Ngông<br />
Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh ở Trường Tiểu học Y Ngông<br />
<br />
<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Các giải pháp, biện pháp được nêu trong đề tài có mối quan hệ chặt <br />
chẽ với nhau, có sự thống nhất và có mục tiêu là duy trì sĩ số học sinh nhằm <br />
thực hiện có hiệu quả trong công tác giáo dục.<br />
<br />
Giải pháp thứ nhất là tiền đề, là cơ sở giúp giáo viên thực hiện tốt chủ <br />
vai là “tiên phong’’ trong công tác vận động học sinh ra lớp, làm tốt công tác <br />
phối hợp với gia đình học sinh, nhà trường, các tổ chức xã hội. Các giải pháp <br />
nâng cao chất lượng giáo dục học sinh và xây dựng môi trường học tập thân <br />
thiện, có vai trò trong việc giúp giáo viên chủ nhiệm thực hiện tốt công tác <br />
duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh.<br />
<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
<br />
Đề tài thực hiện đã mang lại những hiệu quả rất đáng khích lệ trong <br />
công tác vận động sinh đi học, duy trì sĩ số góp phần nâng cao chất lượng <br />
giáo dục học sinh. Kết quả đạt đượccủa lớp 5C năm học 2013 2014 như sau <br />
:<br />
<br />
Đi học <br />
Tổng số Nguy cơ <br />
chuyên Kết quả giáo dục<br />
học sinh bỏ học<br />
cần<br />
100% học sinh trong lớp Hoàn thành <br />
Đầu chương trình Tiểu học;<br />
22 2 75%<br />
năm 01 giải Nhất múa, giải Nhì hát trong <br />
Hội thi văn nghệ cấp trường; <br />
Cuối 22 0 96%<br />
năm Đạt giải Nhì VSCĐ cấp trường;<br />
<br />
Đạt giải nhì Hội thi Phụ trách sao <br />
giỏi cấp trường;<br />
<br />
<br />
Nguyễn Văn Quyết 12 Trường Tiểu học Y Ngông<br />
Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh ở Trường Tiểu học Y Ngông<br />
<br />
<br />
Đạt danh hiệu Lớp Tiên tiến.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Những kinh nghiệm trên được chia sẻ, áp dụng trong nhà trường và đã <br />
thu được những kết quả rất khả quan.<br />
<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị<br />
<br />
1. Kết luận <br />
<br />
Duy trì sĩ số, đảm bảo chuyên cần có vai trò rất lớn trong việc góp <br />
phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Để đạt kết quả <br />
cao trong công tác này giáo viên chủ nhiệm cần : <br />
<br />
Luôn có ý thức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ; tích cực đổi mới <br />
phương pháp, hình thức giáo dục phù hợp đối tượng học sinh ; có tinh thần <br />
trách nhiệm cao đối với công việc, nhiệm vụ được giao.<br />
<br />
Phối kết hợp tốt với cha mẹ học sinh, các tổ chức đoàn thể trong và <br />
ngoài nhà trường, chính quyền địa phương trong việc động viên, giúp đỡ, huy <br />
động các nguồn lực để thực hiện tốt công tác vận động học sinh ra lớp và <br />
duy trì sĩ số. <br />
<br />
Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực của các <br />
tổ chức cá nhân và xã hội để hỗ trợ cho học sinh nghèo, học sinh có nguy cơ <br />
bỏ học. Phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các lực lượng trong và ngoài nhà <br />
trường để tổ chức hiệu quả hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng như giáo dục <br />
kĩ năng sống nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. <br />
<br />
Xây dựng môi trường học tập thân thiện để thực sự "Mỗi ngày đến <br />
trường là thêm một niềm vui" đối với các em.<br />
2. Kiến nghị <br />
Nguyễn Văn Quyết 13 Trường Tiểu học Y Ngông<br />
Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh ở Trường Tiểu học Y Ngông<br />
<br />
Đối với nhà trường: Tiếp tục làm tốt công tác chỉ đạo giáo viên vận <br />
động học sinh đi học chuyên cần, lấy đó là tiêu chí xét thi đua cuối năm học.<br />
<br />
Đối với Ban Đại diện cha mẹ học sinh, các cấp chính quyền cần <br />
quan tâm hơn nữa đến công tác phối hợp vận động học sinh ra lớp giúp nhà <br />
trường thực hiện tốt công tác giáo dục học sinh. <br />
<br />
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi rút ra được trong <br />
quá trình làm công tác chủ nhiệm. Rất mong sự góp ý của đồng chí, đồng <br />
nghiệp để những kinh nghiệm trên được đầy đủ và hoàn thiện hơn.<br />
<br />
Xin chân thành cảm ơn ! <br />
<br />
Krông Ana, tháng 3 năm 2017<br />
<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Văn Quyết<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
(Ký tên, đóng dấu)<br />
<br />
Nguyễn Văn Quyết 14 Trường Tiểu học Y Ngông<br />
Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh ở Trường Tiểu học Y Ngông<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Văn Quyết 15 Trường Tiểu học Y Ngông<br />