I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
<br />
Ở Tiểu học việc duy trì sĩ số đảm bảo tính chuyên cần đóng vai trò rất quan <br />
trọng trong việc học tập của học sinh. Nó là nền tảng giúp các em lĩnh hội kiến <br />
thức một cách đầy đủ, mang lại kết quả cao trong việc học tập và rèn luyện. <br />
Đây là mục tiêu quản lý về số lượng của nhà trường. Có duy trì được sĩ số <br />
trong nhà trường thì mới bảo đảm được vững chắc công tác phổ cập giáo dục tiểu <br />
học (PCGDTH), mới đảm bảo được hiệu quả đào tạo của nhà trường nhằm thực <br />
hiện đúng đường lối giáo dục của Đảng.<br />
Trường Tiểu học Lê Hồng Phong có phân hiệu buôn Drai 100% là học sinh <br />
dân tộc vùng đặc biệt khó khăn. Cuộc sống gia đình nghèo khổ, trình độ dân trí <br />
thấp. Học sinh hay nghỉ học để theo bố mẹ kiếm sống bằng nghề mò tôm bắt cá, <br />
bắt sâu, hái cà phê, lượm tiêu theo thời vụ. Nhiều em vốn quen sống tự do theo ý <br />
thích, lại chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học luôn có ý định bỏ <br />
buổi, nghỉ học…<br />
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm lớp tôi luôn <br />
suy nghĩ và trăn trở: “Làm thể nào để duy trì sĩ số học sinh và đảm bảo tỷ lệ <br />
chuyên cần/ ngày? ”. Đây cũng là một vấn đề quan trọng của việc chống bỏ học, <br />
bỏ buổi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của lớp của trường.<br />
Chính vì những lí do trên mà tôi chọn sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: “ Một <br />
số biện pháp duy trì sĩ số đối với học sinh dân tộc thiểu số” . Đề tài này đã được <br />
nghiên cứu và trải nghiệm thành công xin được trao đổi và chia sẽ với tất cả quý <br />
thầy cô và các bạn đồng nghiệp.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
<br />
* Mục tiêu <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
Điều tra, tìm hiểu rõ nguyên nhân nghỉ học, bỏ buổi ; phong tục tập quán và <br />
hoàn cảnh sống của học sinh dân tộc thiểu số ở buôn Drai để tìm ra các biện pháp <br />
khắc phục.<br />
Tổ chức nhiều hoạt động giáo dục (HĐGD) gây hứng thú học tập nâng cao <br />
chất lượng toàn diện. <br />
* Nhiệm vụ<br />
<br />
Là đưa ra một số biện pháp vận động học sinh đến lớp, đến trường đảm <br />
bảo tỷ lệ chuyên cần nhằm duy trì sĩ số ở trường Tiểu học Lê Hồng Phong.<br />
Trao đổi và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tích lũy thêm kinh nghiệm, giúp <br />
bản thân và giáo viên làm tốt công tác duy trì sĩ số.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Một số biện pháp duy trì sĩ số đối với học sinh dân tộc thiểu số.<br />
4.Giới hạn của đề tài<br />
Với đề tài này chỉ hướng vào một nội dung duy trì sĩ số đảm bảo tỉ lệ chuyên <br />
cần trên ngày ở trường tiểu học, đối tượng chính là học sinh lớp 2D, 3D <br />
Đề tài thực hiện từ năm học 2016 2017 và đến hết học kỳ 1 năm học 2017 <br />
2018 <br />
5.Phương pháp nghiên cứu<br />
* Để thực hiện tốt đề tài này, tôi xây dựng nhóm phương pháp nghiên cứu như <br />
sau:<br />
Phương pháp đàm thoại <br />
Là tiếp thu ý kiến của phụ huynh, học sinh, của giáo viên chủ nhiệm để tạo <br />
sự gần gũi, thân thiện, Từ đó hiểu được nguyên nhân để sàng lọc học sinh thành <br />
nhiều cấp độ nhận thức. <br />
Phương pháp điều tra, phóng vấn<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
Hàng ngày tôi kịp thời xử lý các thông tin, kết quả thu thập được trong quá <br />
trình nghiên cứu nhằm loại bỏ các biện pháp không thích hợp, đi sâu các biện pháp <br />
có tác dụng tích cực. Có được những hiểu biết sâu hơn về vấn đề đang nghiên cứu.<br />
Phương pháp trải nghiệm thực tế (chính)<br />
Đề xuất với giáo viên bộ môn, với phụ huynh một số phương pháp đổi mới <br />
nhằm nâng cao kết quả học tập cho học sinh chậm tiến. Sau đó cùng nhau phối <br />
hợp đánh giá.<br />
Phương pháp cải tiến <br />
Qua việc tìm ra nguyên nhân của vấn đề nghiên cứu . Từ đó đưa ra một số <br />
phương pháp cải tiến để tìm ra giải pháp tốt nhất làm cơ sở nghiên cứu.<br />
II.PHẦN NỘI DUNG<br />
1.Cơ sở lý luận<br />
Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nơi tạo <br />
những cơ sở ban đầu cơ bản và bền vững cho trẻ em tiếp tục học lên bậc học cao <br />
hơn. Nhà trường Tiểu học có vị trí, chức năng, nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong <br />
việc hình thành nhân cách cho trẻ em, là nơi tổ chức một cách tự giác quá trình phát <br />
triển đúng đắn, lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kỹ năng học tập, rèn <br />
luyện của học sinh để trở thành học sinh năng khiếu và là tiền đề cơ bản phát triển <br />
những tài năng chủ nhân tương lai của đất nước. <br />
Vì vậy việc duy trì sĩ số trong các trường học, là một chủ trương lớn của ngành <br />
giáo dục nhằm cụ thể hoá Nghị quyết của Đảng các cấp, đây là giải pháp có tính <br />
chiến lược nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và bồi dưỡng những tài năng. <br />
2. Cơ sở thực tiễn <br />
Học sinh lớp 2 là lứa tuổi chuyển giao giữa giai đoạn ở hoạt động vui chơi <br />
sang giai đoạn học tập chính thức của bậc tiểu học. Ở lứa tuổi này các em luôn <br />
muốn tự làm theo ý thích của bản thân và ham chơi nhiều hơn là ham học ; Đồng <br />
thời các em cũng dễ bị cám dỗ, bắt chước theo bạn bè. Các em luôn muốn tìm hiểu, <br />
3<br />
khám phá thế giới xung quanh mình. Chính vì vậy, phải học tập, thực hiện theo <br />
những khuôn khổ của nhà trường là việc các em cảm thấy không thoải mái, không <br />
muốn tuân thủ. Từ đó, các em muốn thoát ra, muốn được tự do. Vậy phải làm gì để <br />
giúp các em học tập tốt, rèn luyện đạo đức theo những khuôn khổ, giáo huấn của <br />
nhà trường với tâm lý thoải mái, thích thú hơn là bị ép buộc ?<br />
Chính vì thế mà tôi đã đề ra những biện pháp cụ thể riêng, những cách làm việc <br />
riêng và luôn có sự đổi mới, tích cực để tạo sự mới mẻ, ham thích đối với học sinh <br />
nhằm thúc đẩy các em thực hiện tốt việc duy trì sĩ số.<br />
<br />
<br />
3.Thực trạng vấn đề nghiên cứu<br />
Trong nhiều năm làm công tác chủ nhiệm bản thân tự nhận thấy những năm <br />
gần đây tệ nạn xã hội phát triển ngày càng nhiều, đạo đức của một bộ phận học <br />
sinh ngày càng sa sút, việc học của một số ít học sinh giảm sút và dẫn đến bỏ học <br />
trong khi đó nhu cầu đòi hỏi của xã hội ngày càng cao.<br />
Trường học được nằm trên địa bàn vùng khó khăn, là một địa phương có nhiều <br />
đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nên phụ huynh học sinh phần lớn nằm trong <br />
diện lao động nghèo, hoàn cảnh khó khăn và diện xoá đói giảm nghèo lại nhiều. Vì <br />
thế việc đến trường của các em cũng hay gián đoạn do phải phụ giúp công việc gia <br />
đình, thêm vào đó kinh tế khó khăn không có điều kiện cho con em theo học, thời <br />
gian đầu tư cho học tập của các em hạn chế, dẫn đến kết quả học tập chậm tiến <br />
bộ nên dễ bị chán nản, vắng mặt ngày càng nhiều rồi bỏ học giữa chừng, còn một <br />
nguyên nhân khá phổ biến đó là tình trạng học sinh “nghiện” internet dẫn đến trốn <br />
học. Chính vì vậy mà việc duy trì sĩ số là vấn đề hết sức quan trọng trong giáo dục <br />
đào tạo đặc biệt là trong giai đoạn thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục hiện nay. <br />
a. Thuận lợi <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
Ban giám hiệu nhà trường đã cân nhắc lựa chọn kỹ lưỡng phân công giáo <br />
viên chủ nhiệm lớp là những người nhiệt tình, có tâm huyết với nghề tận tụy với <br />
học sinh.<br />
Một số giáo viên dạy môn chuyên thực sự quan tâm tới công tác duy trì sĩ <br />
số, nên đã có sự động viên, khuyến khích, dìu dắt các em trong học tập, để những <br />
học sinh chậm tiến bộ không cảm thấy tự ti trong học tập dẫn đến bỏ học nữa.<br />
GVCN có sự liên hệ phối hợp chặt chẽ với phụ huynh trong việc giáo dục <br />
học sinh.<br />
Sĩ số học sinh không đông, thuận lợi cho việc kiểm tra đôn đốc kịp thời.<br />
Đa số học sinh chấp hành tốt nội quy nề nếp, đi học chuyên cần, đúng giờ <br />
giấc quy định, tích cực tham gia các phong trào hoạt động Đội.<br />
Nhiều gia đình cũng đã có sự quan tâm đến việc học của con em mình, tích <br />
cực trong việc phối hợp với nhà trường giáo dục đạo đức học sinh, vận động con <br />
em chuyên cần trong học tập.<br />
b. Khó khăn<br />
Phân hiệu buôn Drai của Trường TH Lê Hồng Phong là một phân hiệu thuộc <br />
vùng đặc biệt khó khăn. Với 100 % dân tộc Ê đê. Tỷ lệ hộ đói nghèo và cận nghèo <br />
cao. Trình độ dân trí thấp, vì thế việc nhận thức về quyền lợi và nghĩa vụ học tập <br />
của người dân trong Buôn chưa cao. Qua thời gian giảng dạy học sinh dân tộc thiểu <br />
số tôi nhận thấy: <br />
* Về phía học sinh:<br />
Nhiều em thuộc gia đình nghèo, đông con, các em không có áo quần lành lặn <br />
để đến lớp như bao bạn khác. Những học sinh này thường mặc cảm, tự ti về hoàn <br />
cảnh, tự cho thân phận của mình không bằng bạn bè, tự tách biệt khỏi tập thể, các <br />
em luôn cảm thấy lòng tự trọng bị tổn thương và chán nản dẫn đến bỏ học .<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
5<br />
Phần đa học sinh dân tộc, bố mẹ không biết chữ nên khi đi học về không có <br />
ai kèm, dẫn đến học yếu, các em phải ở lại lớp nhiều năm liền cảm thấy xấu hổ <br />
không ham muốn đến trường.<br />
Một số em mồ côi cha (mẹ), bố mẹ ly hôn phải ở với ông bà, các em này <br />
thường có tính khí bất thường, hay quậy phá, giận hờn, đánh nhau, tự ti, lúc nào <br />
cũng mặc cảm, tự cho mình thua kém và tự xa lánh bạn bè không muốn đến lớp .<br />
Một số em thuộc gia đình có mức kinh tế trung bình bố mẹ ít quam tâm đến <br />
con cái, lo kiếm sống, suốt ngày để các em lêu lổng không quản lý giờ giấc. Các em <br />
thích tự do học ít chơi nhiều, hay trốn học, thường nói dối cha mẹ.<br />
* Về phía giáo viên:<br />
Giáo viên chủ nhiệm là người kinh không biết tiếng Ê đê, không hiểu phong <br />
tục tập quán của học sinh, phương pháp vận động học sinh đến trường chưa khéo <br />
léo còn cứng nhắc nên hiệu quả chưa cao. <br />
Việc thực tế phụ huynh còn ít và hay qua loa nên việc theo dõi giúp đỡ học <br />
sinh còn nhiều hạn chế.<br />
Bảng khảo sát tỉ lệ chuyên cần đầu năm<br />
<br />
Chuyên Bỏ Nguy cơ bỏ học<br />
Năm <br />
cần buổi<br />
học<br />
TSHS SL TL SL TL SL TL<br />
2016 2017 28 17 61.0 % 06 21.4 % 05 17.6%<br />
2016 2017 19 11 57.8 % 4 21.1 % 4 21.1 %<br />
<br />
<br />
Với những thực trạng trên, để đảm bảo tỷ lệ chuyên cần và duy trì sĩ số, đòi <br />
hỏi người giáo viên phải có bản lĩnh, sự nhiệt tình tấm lòng bao dung, nhân hậu, <br />
yêu thương học sinh như con em của chính mình. <br />
Vì vậy việc đưa ra một số biện pháp nhằm duy trì sĩ số học sinh là việc làm <br />
cấp bách và rất cần thiết.<br />
4. Nội dung và hình thức của giải pháp.<br />
6<br />
a.Mục tiêu của giải pháp<br />
Trao đổi kinh nghiệm với ban giám hiệu, các giáo viên chủ nhiệm, các tổ <br />
chức đoàn thể trong nhà trường và địa phương một số giải pháp nhằm phòng và <br />
chống học sinh bỏ học, huy động học sinh đã bỏ học quay lại trường.<br />
Giúp các em học sinh, các bậc phụ huynh nhận thức sâu sắc về tác hại của <br />
việc thất học, từ đó nhận thấy sự cần thiết của việc học: Học để lập nghiệp, học <br />
để chung sống, học để làm người…<br />
Tìm ra giải pháp hay nhất để duy trì sĩ số học sinh trong nhà trường, vận động <br />
học sinh đã bỏ học quay lại trường, huy động học sinh trong độ tuổi ra lớp đầy đủ. <br />
Từ đó <br />
nhằm nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh dân tộc thiểu số.<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp<br />
Là giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn suy nghĩ nên làm gì? Làm bằng cách nào? Để <br />
giúp các em đến lớp 100% . Bởi vì các em đi học chuyên cần sẽ được lĩnh hội kiến <br />
thức một cách đầy đủ và mang lại kết quả học tập tốt. Vì vậy mỗi buổi học, tiết <br />
học tôi luôn gần gũi thân thiện để các em thấy được việc học chữ, học làm người <br />
là nhu cầu tất yếu của mỗi học sinh. Từ đó các em thích đến lớp, tích cực tự giác <br />
học tập phấn đấu con ngoan trò giỏi xứng đáng là chủ nhân tương lai sau này. Từ <br />
những nguyên nhân nêu trên , tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp để duy trì sĩ <br />
số học sinh dân tộc thiểu số như sau: <br />
* Biện pháp 1: Làm tốt công tác chủ nhiệm<br />
Sau buổi nhận lớp, tôi cho học sinh làm lí lịch ghi rõ họ tên cha mẹ, nghề <br />
nghiệp; Hoàn cảnh sinh sống nơi ở của gia đình: Nắm xem bao nhiêu em có hoàn <br />
cảnh gia đình khá giả? Bao nhiêu em gia đình khó khăn? Bao nhiêu em có sổ hộ <br />
nghèo? Cận nghèo? Con thứ mấy trong gia đình? Công việc thường ngày ở nhà của <br />
học sinh? Ngoài ra, tôi còn trao đổi với giáo viên chủ nhiệm của lớp năm trước để <br />
nắm rõ hơn về hoàn cảnh gia đình của từng học sinh. Sau đó tôi tập hợp thành một <br />
7<br />
quyển sổ theo dõi, phân loại đối tượng học sinh, đặc biệt học sinh có hoàn cảnh <br />
khó khăn có nguy cơ nghỉ học, bỏ buổi.<br />
Chọn ra ban tự quản là những em có học lực khá trở lên, đầy đủ uy tín, gương <br />
mẫu do chính tập thể lớp bầu ra. Tôi phân công cụ thể trách nhiệm rõ ràng, người <br />
nào việc đó. Ngoài ra còn bầu các nhóm trưởng để giải quyết những vấn đề khó <br />
trong các môn học. Thêm vào đó còn chọn một em năng động khéo léo theo dõi các <br />
hoạt động của các bạn trong lớp để báo cáo riêng cho mình. Khi nắm bắt kịp thời <br />
các thông tin về tình hình của lớp mình thì công tác duy trì sĩ số và phát huy tính tích <br />
cực trong công tác chuyên cần của học sinh được tốt hơn.<br />
Tăng cường công tác phụ đạo học sinh chậm tiến bộ vào những buổi chiều để <br />
giảm nguy cơ bỏ học do chán nản. <br />
Thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học theo hướng: “Phát huy tính tích <br />
cực, tự giác, chủ động, sáng tạo tiếp thu kiến thức của học sinh, xây dựng cho học <br />
sinh phương pháp tự học…” khuyến khích sự chuyên cần, ý thức vươn lên, khuyến <br />
khích học sinh tham gia đóng góp ý kiến, cùng các giáo viên thực hiện các tiết dạy <br />
có hiệu quả hơn. Từ đó giúp học sinh “Hiểu bài sâu, nhớ bài lâu”, ham thích học <br />
tập, có động cơ, thái độ học tập đúng đắn”.<br />
Trong các kỳ họp phụ huynh GVCN luôn lắng nghe nắm bắt nguyện vọng của <br />
phụ huynh, thông báo những khoản đóng góp; Luôn chú ý đến gia đình nghèo, kiến <br />
nghị lên cấp trên các khoản đóng góp, vận động các em trong lớp tổ chức thăm hỏi, <br />
động viên các gia đình gặp hoàn cảnh không may những việc làm nhỏ bé đó sẽ tạo <br />
được tình cảm gắn bó, các em biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau với tinh thần đoàn <br />
kết tương trợ.<br />
* Biện pháp 2: Gửi thư, Phiếu liên lạc, điện thoại<br />
Bên cạnh việc tiếp xúc trực tiếp với gia đình của các em thì sau mỗi tháng học <br />
tập hoặc sau mỗi lần kiểm tra định kì. Tôi đều gửi Phiếu liên lạc thông báo cho gia <br />
đình biết được tình hình học tập của con em mình để có biện pháp hổ trợ ệc giáo <br />
8<br />
dục các em. Trong quá trình giảng dạy nếu như các em có hiện tượng nghỉ học <br />
giữa buổi hoặc bỏ buổi học tôi sẽ trao đổi với phụ huynh các em, thông qua điện <br />
thoại hoặc gửi thư đến gia đình của các em để cùng nhau tháo gỡ kịp thời.<br />
Ví dụ: Lớp tôi có em Y. Tranh hay nghỉ học buổi chiều mà không có lí do. <br />
Tôi đã tranh thủ giờ ra chơi trực tiếp đến nhà của em thì được biết gia đình em <br />
người lớn không có nhà do đi làm mướn. Em phải giữ nhà, trông em nên không đến <br />
lớp được. Hôm sau, tôi đến gia đình em một lần nữa. Qua trao đổi, gia đình đã cho <br />
em đi học và từ đó trở về sau em không còn nghỉ học nữa.<br />
Hoặc em H.Nanh có bố mẹ làm ăn tận Đăk Nông, không có dịp tiếp xúc trực <br />
tiếp với Cha mẹ của em, tôi đã liên hệ bằng điện thoại để thông báo tình hình học <br />
tập của em cho Cha mẹ em biết. Thỉnh thoảng, gia đình em cũng liên lạc với tôi qua <br />
điện thoại. Cuối cùng, việc học cũng như năng lực, phẩm chất của em tiến bộ rất <br />
rõ: Cuối năm học 2016 2017 em được Hiệu trưởng tặng giấy khen vì có thành tích <br />
học tập Xuất sắc.<br />
In sẵn sổ liên lạc, lấy chữ ký và chữ viết của phụ huynh làm mẫu, gửi sổ liên <br />
lạc về gia đình theo định kỳ hoặc đột xuất – đưa ý kiến nhận xét và yêu cầu của <br />
phụ huynh đến ban giám hiệu nhà trường.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
9<br />
<br />
<br />
( Hình ảnh gần gũi chia sẻ và kèm cặp học sinh 2D chậm tiến bộ )<br />
<br />
* Biện pháp 3. Bố trí, giao việc cho học sinh chậm tiến bộ<br />
Giáo viên thường xuyên tìm những việc nhỏ, thích hợp hàng ngày ở lớp để giao <br />
các em. Đặc biệt những học sinh chậm tiến bộ trong học tập lại có tính nhút nhát, <br />
rụt rè để các em mạnh dạn, gần gũi thầy cô hơn. Và các em này sẽ rất vui, rất tự <br />
hào và cảm thấy mình đã làm việc có ích và từ đó học tập được tốt hơn.<br />
VD: Em Y Thăng hơi cá biệt, đến trường lại hay đánh bạn, nghịch ngợm...là <br />
học sinh lưu ban nhiều năm. Giáo viên chủ nhiệm liền phân cho em đó làm sao Đỏ. <br />
(nói rằng đây là nhiệm vụ rất quan trọng muốn làm tốt thì phải cố gắng thể hiện <br />
mình thật <br />
tốt). Chỉ trong vòng vài ngày em đó không còn nghịch phá nữa. Đến trường ăn mặc <br />
gọn gàng và làm công tác sao Đỏ rất tích cực. Chi trong vòng một tháng học lực của <br />
em đó đã chuyển biến từ học yếu chuyển lên trung bình và cuối năm đã trở thành <br />
học sinh khá. Đó là do khi được phân công làm sao Đỏ em đó thấy mình được tôn <br />
trọng và cố gắng xứng đáng với sự tôn trọng đó, xứng đáng với nhiệm vụ được <br />
<br />
<br />
10<br />
giao nên đã tự giác sửa mình tốt hơn, cố gắng học tập tốt để các bạn, thầy cô tôn <br />
trọng mình hơn.<br />
Ở lớp cũng như về nhà, giáo viên cũng phải biết giao cho các em chậm tiến bộ <br />
bài tập, (nhằm giúp các em lấy lại kiến thức đã mất) lưu ý là ở mức độ vừa phải <br />
tránh ngay lúc đầu đưa ra một lượng kiến thức quá lớn khiến các em thấy việc học <br />
quá nặng nề. Từ đó để các em coi thầy cô là chỗ dựa tinh thần và tạo được mối <br />
quan hệ tình cảm thầy trò, làm cho các em thích đến trường hơn ở nhà.<br />
* Biện pháp thứ 4 : Theo dõi – Kiểm tra sĩ số /ngày<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
- Hằng ngày bước vào lớp tôi kiểm tra sĩ số học sinh qua sơ đồ vị trí lớp và bảng <br />
theo dõi dán trên góc lớp sát cửa ra vào. Nếu thấy em nào vắng mặt liền xuống nhà <br />
tìm và trao đổi với phụ huynh nhằm giúp các em đi học chuyên cần.<br />
Cuối tuần tôi tổng kết ngày nghỉ của các em rồi phân tích cho các em thấy nghỉ <br />
học như thế nào là chính đáng và không chính đáng, việc nghỉ học của mình không <br />
những làm ảnh hưởng đến kết quả học tập và hạnh kiểm của bản thân, mà còn <br />
làm phiền lòng đến lớp, thầy cô và bạn bè.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
Bên cạnh đó tôi cũng thường xuyên kiểm tra hòm thư: “Điều em muốn nói” để <br />
nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của các em để kịp thời chia sẻ và giúp đỡ các <br />
em.<br />
Giờ ra chơi các em luôn quấn quýt bên tôi nghe tôi kể chuyện cổ tích các em coi <br />
tôi như người bạn thân. Nhờ vậy mà các em thích đi học, siêng năng trong việc <br />
dọn vệ sinh, nhiều em thường hay ốm lặt vặt nhưng vẫn cố gắng đến lớp chứ <br />
không bao giờ nghỉ học cả.<br />
* Biện pháp thứ 5: Xây dựng phong trào “Giúp bạn vượt khó ”<br />
<br />
Trong lớp có em Y.Vĩ, Y.Thuyết, Y.Khanh vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, <br />
điều kiện học tập thiếu thốn, thiếu tình yêu thương của bố mẹ, làm cho các em <br />
buồn nản, tủi thân mà không muốn đến lớp. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Cụ thể, trong 2 năm gần đây phong trào “ Giúp bạn vượt khó ” luôn được sự <br />
quan tâm rất nhiều, ngay từ đầu năm tôi lên kế hoạch và phát động trong 2 đợt <br />
chính đó là đợt đầu năm học và đợt tết Nguyên Đán. Kêu gọi các lớp ở phân hiệu <br />
chỉnh (học sinh người kinh) làm kế hoạch nhỏ, tiết kiệm tiền, quà bánh hàng ngày <br />
<br />
12<br />
đóng góp lại mua tập, bút, áo quần, sách vở…vv. Mục đích giáo dục các em tinh <br />
thần tương thân tương ái giúp bạn có điều kiện học tập tiến bộ, vơi đi những khó <br />
khăn mà các em phải gánh chịu. Món quà dù nhiều hay ít nhưng đó là nguồn an ủi, <br />
động viên rất lớn đối với các em có hoàn cảnh khó khăn giúp các em vui vẻ và thích <br />
đi học hơn.<br />
Bên cạnh đó tôi đã mạnh dạn đề bạt với Ban Giám Hiệu (BGH), Hội Khuyến <br />
học chăm lo : quần áo, đồ dùng học tập, quà tết,…cho các em học sinh có hoàn <br />
cảnh khó khăn nhưng rất tích cực trong học tập. Từ đó động viên khuyến khích <br />
phụ huynh học sinh có hướng khắc phục cho con em đến trường đều đặn.<br />
* Biện pháp thứ 6: Tạo môi trường giáo dục tốt<br />
Với trường lớp khang trang, đội ngũ giáo viên nhiệt tình và sự quan tâm chỉ đạo <br />
sát sao của BGH, sân chơi rộng rãi thoáng mát như hiện nay. Đó là một thuận lợi <br />
rất lớn để xây dựng một môi trường sư phạm tốt cho học sinh vui chơi, học tập <br />
làm cho học sinh ngồi trong lớp học thấy vui tươi, thích thú không nặng nề, sợ sệt. <br />
Tôi luôn coi trọng và bảo quản tài sản của trường, chăm sóc trường lớp như nhà <br />
của mình để cùng nhau lao động, làm vệ sinh, trang trí trường lớp xanh sạch đẹp.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
13<br />
Giờ ra chơi, tôi tổ chức hướng dẫn các em vui chơi tập thể, đọc sách thư viện <br />
để tạo sự gắn bó thương yêu học sinh và sự gần gủi thân mật giữa cô và trò. Hàng <br />
tháng tôi tổ chức những tiết học vui cuối tuần. Trong tiết sinh hoạt sao nhi đồng, <br />
sinh hoạt chủ điểm với hình thức đố vui, ôn tập, hái hoa, thể dục thể thao. Tổ chức <br />
sinh nhật theo tháng…<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
<br />
Các hoạt động ngoại khóa như tham quan xung quanh trường, thi kể chuyện, <br />
vẽ tranh, hát …. bằng hình thức này tôi đã tạo cho các em sự vui thích, tìm tòi tham <br />
gia tích cực cho phong trào của lớp của trường. Vì vậy cứ đến ngày cuối tuần là <br />
các em rất buồn vì sắp phải xa không khí học tập, hứng thú ấy và mong gặp nhau <br />
trong những tuần học tới, kể cho nhau nghe những gì vui nhất mà các em đã tham <br />
gia và chứng kiến .<br />
* Biện pháp thứ 7 : Phối kết hợp với các đoàn thể trong trường và Phụ huynh<br />
Đối với các giáo viên dạy môn chuyên<br />
Việc phối hợp với các giáo viên chuyên là hết sức quan trọng nhằm theo dõi sĩ <br />
số học sinh. Mặt khác có những em học sinh thích học môn này, lại không thích <br />
môn kia vì những lý do khác nhau do vậy tôi luôn tìm hiểu cặn kẽ các nguyên nhân <br />
từ các giáo viên bộ môn để cùng với giáo viên bộ môn đề ra các biện pháp thích <br />
hợp nhằm giúp các em có thể có kết quả học tập tốt hơn. Từ đó các em sẽ hứng <br />
thú học tập và đi học đều đặn hơn. Hơn nữa thông qua việc phối hợp với các giáo <br />
viên dạy môn chuyên trong trường để phát hiện về năng khiếu cũng như sở thích, <br />
15<br />
những hạn chế của từng học sinh để từ đó phát hiện và bồi dưỡng kịp thời giúp <br />
các em phát triển một cách toàn diện hơn.<br />
Đối với Đoàn thanh niên tổ chức cho học sinh viết cam kết đi học chuyên <br />
cần<br />
đúng giờ.<br />
Đối với Đội thiếu niên tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp như; “ vui hội <br />
trăng rằm ,Trung thu” , “nhảy bao bổ”, “đi xe đạp chậm, thi cắm hoa”…vv, nhằm <br />
thu hút học sinh tham gia đến trường học tập; tổ chức đăng ký tuần, tháng học tập <br />
tốt. Thành lập tổ kiểm tra việc học bài ở nhà của học sinh thường xuyên . Chính vì <br />
vây mà các em rất thích đến trường học tập.<br />
Đối với phụ huynh học sinh<br />
Học sinh học giỏi hay chậm tiến bộ trước hết phụ thuộc vào rất nhiều từ phía <br />
gia đình, gia đình thiếu sự quan tâm trong việc giáo dục, chăm lo việc học hành của <br />
con em mình. Thêm vào đó, những tác động xấu của môi trường xã hội đã lôi kéo <br />
các em như ham chơi, đua đòi, nghe bạn bè xấu rủ rê, dẫn đến lơ là việc học hành, <br />
gây nên chán nản, bỏ học. Một gia đình êm ấm, hòa thuận, cha mẹ biết chăm lo cho <br />
con cái, tạo điều kiện thuận lợi để con em học hành, biết giáo dục con ích lợi của <br />
việc học thì học sinh sẽ học tốt hơn. <br />
Ví dụ: Em H.Rian làm mất bút , không giảm đến trường học vì không có bút <br />
chép bài, không làm bài được, có thể sợ cô phạt. <br />
Bố mẹ H.Rian kịp thời mua bút cho con, yêu cầu con cẩn thận hơn thì H.Rian <br />
sẽ vui vẻ đi học và tiếp thu bài một cách đầy đủ. <br />
Nhưng nếu bố mẹ H.Rian không quan tâm, la mắng hoặc không mua bút thì sẽ <br />
làm cho em H.Rian đi học với tâm trạng lo sợ thầy cô la và có thể trốn học, bỏ học <br />
nhiều buổi. Từ đó trở thành học sinh chậm tiến bộ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
Vì thế gia đình là chỗ dựa lớn nhất của các em nên phải thường xuyên quan <br />
tâm và lo lắng cho con cái, giúp các em đi học chuyên cần và nâng cao chất lượng <br />
học tập.<br />
* Biện pháp thứ 8: Tạo mối gắn kết thân thiện giữa cô và trò<br />
Học sinh dân tộc rất thích được khen và vuốt ve âu yếm. Đặc biệt muốn cô <br />
giáo tặng cho một vật gì đó dù là rất nhỏ. <br />
Đồng thời cũng rất thích được cô viết những lời khen bằng mực đỏ vào vở để <br />
về nhà khoe với bố mẹ. Nhờ những lời khen đó mà các em rất vui sướng, thích đến <br />
trường học và phát huy được tính tích cực tự giác hơn trong học tập. <br />
Hiểu được đặc điểm tâm lí, tôi luôn theo dõi sát về thái độ cũng như kết quả <br />
học tập nhằm để động viên, khuyến khích các em dù chỉ là tiến bộ nhỏ bằng <br />
những món quà như cục tẩy, bút chì màu, vở…vào cuối tuần.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
17<br />
<br />
<br />
Đối với học sinh khá hơn tôi thường tán thưởng biểu dương bằng những tràng <br />
pháo tay trước lớp. Nhờ thế mà các em luôn đi học đều và đúng giờ đảm bảo tỷ lệ <br />
chuyên cần 100%.<br />
Tóm lại: Muốn làm tốt công tác duy trì sĩ số người giáo viên chủ nhiệm cần <br />
biết động viên và khuyến khích kịp thời những hoạt động, việc làm mang tính chất <br />
sửa đổi ở các em chứ không phải phê bình. Phải theo dõi từng bước chuyển biến <br />
của các em mà động viên để học sinh đó không nghĩ mình bị “ Ghét bỏ” Phải biết <br />
phối hợp chặt chẽ giữa 3 môi trường giáo dục: “ Nhà trường Gia đình và xã <br />
hội” ; phải biết động viên, khyến khích, khen thưởng kịp thời.<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp và biện pháp.<br />
Trong các biện pháp tôi vừa trình bày trên thì biện pháp 1: “Làm tốt công tác <br />
chủ nhiệm” và biện pháp thứ 5 : Phối kết hợp với các đoàn thể trong trường và <br />
18<br />
phụ huynh” là hai biện pháp làm nòng cốt. Các biện pháp còn lại luôn hỗ trợ và tác <br />
động qua lại , có một mỗi quan hệ biện chứng cho nhau tạo điều kiện để duy trì sĩ <br />
số và nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh dân tộc thiểu số.<br />
Tóm lại để thực hiện tốt đề tài này thì các biện pháp trên không thể thiếu hoặc <br />
tách rời nhau được, bởi biện pháp trước là tiền đề là điều kiện thì biện pháp sau là <br />
kết quả cho biện pháp trước. Như vậy người giáo viên cần phải biết vận dụng các <br />
biện pháp trên một cách khéo léo và khoa học thì hiệu quả mới đạt được như mong <br />
muốn.<br />
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề.<br />
*Kết quả khảo nghiệm <br />
Việc duy trì sĩ số đảm bảo tỷ lệ học sinh chuyên cần đối với hoc sinh dân tộc <br />
thiểu số tại buôn DRai, tôi thấy nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của lớp . <br />
Tỷ lệ học sinh năng khiếu ngày càng tăng và giảm tỷ lệ học sinh chậm tiến bộ <br />
ngày càng rõ rệt. <br />
Đa số học sinh thích đi học hơn, tình trạng học sinh nghỉ học, bỏ buổi không <br />
còn nữa . Đặc biệt trong năm học 2016 2017 không có học sinh nào bỏ học. Các <br />
em sống vui vẻ, hòa đồng hơn, các em tự tin trong sinh hoạt tập thể và giao tiếp; <br />
biết bộc lộ những suy nghĩ của mình với bạn bè, thầy cô giáo trong trường.<br />
<br />
Đặc biệt nổi bật nhất là em Y.Vỹ, Y.Thăng, Y.Tranh, H.BLiêm, H.Nên, <br />
YKhanh vv…<br />
Kết quả đạt được :<br />
Chuyên Bỏ Nguy cơ bỏ học<br />
Năm <br />
cần buổi<br />
học<br />
TSHS SL TL SL TL SL TL<br />
2016 2017 28 17 61.0 % 06 21.4 % 05 17.6%<br />
Học kỳ 1<br />
19 100 % 0 0 0 0<br />
2016 2017 19<br />
<br />
<br />
<br />
19<br />
* Giá trị khoa học của việc nghiên cứu<br />
Sau khi thực hiện đề tài đạt kết quả như bản thống kê trên. Điều này chứng<br />
tỏ công tác duy trì sĩ số được các giáo viên trong trường chú trọng hơn. Phát huy<br />
hết vai trò của các lực lượng trong nhà trường và ngoài xã hội cùng tham gia vận <br />
động học sinh đi học chuyên cần. <br />
Giáo viên cũng đã hiểu thêm về phong tục tập quán, lối sống của đồng bào,<br />
mạnh dạn, tự tin trao đổi hướng dẫn cách học ở nhà, biết thông cảm chia sẻ <br />
những khó khăn với học sinh và phụ huynh tạo mối quan hệ thân thiết hơn với bà <br />
con đồng bào để nâng cao hiệu quả giáo dục chung của toàn xã hội. Từ đó điều <br />
chỉnh các hoạt động dạy học tích cực hơn.<br />
Đây là một trong những thành công lớn của quá trình vận dụng nghiên cứ đề tài <br />
trên.<br />
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />
<br />
1. Kết luận<br />
<br />
Từ kinh nghiệm thực tế cho thấy, cùng với việc quan tâm tìm hiểu đến phong <br />
tục tập quán, đời sống kinh tế gia đình học sinh, cộng với việc tăng cường công tác <br />
tuyên truyền vận động học sinh và gia đình để con em được học tập, sự quan tâm <br />
của nhà trường, thôn buôn thì tình trạng học sinh nghỉ học, bỏ buổi sẽ được khắc <br />
phục hoàn toàn.<br />
Biện pháp duy trì sĩ số học sinh dân tộc thiểu số là một hệ thống giải pháp liên <br />
<br />
hoàn. Đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề, cần phải có sự nỗ lực cố gắng của giáo <br />
viên dạy môn chuyên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm và sự ủng hộ giúp đỡ nhiệt <br />
tình của các lực lượng trong nhà trường và ngoài xã hội thì mới đem lại kết quả <br />
ngày càng cao. <br />
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Thật vậy, một <br />
dân tộc mà dân trí thấp kém thì khó có điều kiện để tiếp thu và phát huy tinh hoa <br />
văn hóa, khoa học, công nghệ mới của nhân loại. Chúng ta làm tốt công tác duy trì <br />
20<br />
sĩ số học sinh, giảm tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học đến mức thấp nhất để góp <br />
phần xây dựng sự nghiệp giáo dục huyện nhà phát triển bền vững. Góp phần thực <br />
hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”<br />
2. Kiến nghị<br />
<br />
* Đối với giáo viên<br />
Giao tiếp với đồng bào và học sinh dân tộc bằng tiếng Êđê.<br />
Tăng cường công tác tự học, tự rèn, tích cực nghiên cứu học tập chương trình <br />
bồi dưỡng thường xuyên do BGD quy định. <br />
Tâm huyết với nghề, tận tụy, thân thiện với học sinh nhất là học sinh DTTS<br />
Tích cực đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục <br />
toàn diện cho học sinh. <br />
* Đối với gia đình<br />
Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho học sinh học tập, động viên con em đi học <br />
chuyên cần.<br />
* Đối với thôn buôn<br />
Thật sự quan tâm, chăm lo đến công tác giáo dục của địa phương, vận động <br />
tuyên truyền ra lớp đúng độ tuổi.<br />
Trên đây là một số biện pháp duy trì sĩ số nhằm nâng cao tỷ lệ học sinh chuyên <br />
cần cho học sinh ở trường Tiểu học Lê Hồng Phong Tuy nhiên, tùy theo thực tế <br />
của từng trường và từng địa phương để lựa chọn các giải pháp phù hợp và đạt hiệu <br />
quả cao. Rất mong được sự góp ý chân thành và chia sẻ kinh nghiệm của các bạn <br />
đồng nghiệp.<br />
Tôi xin chân thành cám ơn!<br />
<br />
Ea Na, ngày 17 tháng 2 năm 2018<br />
<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
21<br />
Phan Thị Kim Thân<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
NÔI DUNG TRANG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
1<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
4. Giới hạn của đề tài<br />
5. phương pháp nghiên cứu 2<br />
<br />
<br />
PHẦN II. NỘI DUNG <br />
1. Cơ sở lý luận<br />
3<br />
2. Cơ sở thực tiễn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
22<br />
3.Thực trạng của vấn đề<br />
a. Thuận lợi<br />
4<br />
<br />
<br />
b.Khó khăn<br />
5<br />
<br />
<br />
4.Nội dung và cách thức của giải pháp<br />
a. Mục tiêu của giải pháp<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp 6<br />
<br />
<br />
* Biện pháp 8 15 <br />
16<br />
<br />
<br />
c.Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn 17<br />
đề nghiên cứu<br />
<br />
III PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận 18<br />
<br />
<br />
2. Kiến nghị 19<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
23<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
1. Báo GD thời đại <br />
2. Điều lệ trường Tiểu học .<br />
3. Tạp chí giáo dục <br />
4. Thông tư 22<br />
5. Bồi dưỡng thường xuyên<br />
<br />
<br />
<br />
24<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG<br />
……………………………………………………………………………<br />
………………………………………………...........................................<br />
……………………………………………………………………………….<br />
25<br />
……………………………………………………………………………<br />
………………………………………………...........................................<br />
……………………………………………………………………………<br />
<br />
<br />
Chủ tịch hội đồng sáng kiến<br />
(Ký tên, đóng dấu) <br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN<br />
……………………………………………………………………………<br />
………………………………………………...........................................<br />
……………………………………………………………………………….<br />
……………………………………………………………………………<br />
………………………………………………...........................................<br />
……………………………………………………………………………<br />
Chủ tịch hội đồng sáng kiến<br />
<br />
(Ký tên, đóng dấu) <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
26<br />