MỤC LỤC<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Trong những năm gần đây, việc sửa đổi, bổ sung, thay sách giáo khoa Tin <br />
học Tiểu học và mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn của Bộ và của các Sở giáo <br />
dục – Đào tạo đồng thời cũng là việc bồi dưỡng phương pháp giảng dạy mới <br />
đã hoàn chỉnh từ cấp Tiểu học đến bậc Trung học phổ thông.<br />
<br />
Theo các nhà chuyên môn thì một trong những tình trạng học sinh yếu kém <br />
đó là do “Phương pháp giảng dạy chưa tốt”. Nghị quyết Đại hội XI Đảng <br />
Cộng sản Việt Nam cũng luôn nhấn mạnh đến cần phải đổi mới chương trình <br />
và phương pháp giảng dạy để ngày càng đạt chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu <br />
phát triển của đất nước ta.<br />
<br />
Như vậy, phương pháp giảng dạy trong quá trình lên lớp của giáo viên ở <br />
nhà trường có tầm quan trọng đặc biệt, nếu không muốn nói là có ý nghĩa <br />
quyết định, vì người giáo viên dù có chuẩn bị nội dung phong phú và chu đáo <br />
đến đâu đi nữa nếu không sử dụng đúng phương pháp giảng dạy thì chắc chắn <br />
sẽ làm cho khả năng tiếp thu kiến thức của học trò bị hạn chế và kết quả sẽ <br />
không đạt được như mục tiêu đề ra trong tiết học.<br />
<br />
Đối với môn tin học thì điều đó lại càng cần thiết, vì có những kiến thức <br />
trừu tượng, khó hiểu, mà các em lại không có nhiều thời gian cho môn học này, <br />
và cũng vì các em phải tập trung cho các môn học chính. Nhưng làm sao vận <br />
<br />
1<br />
dụng tốt phương pháp thảo luận nhóm để giảng dạy môn Tin học? Sẽ được tổ <br />
chức như thế nào? Mục tiêu của bài là gì? Cách thực hiện ra sao?... Quả là một <br />
vấn đề đang đặt ra nhiều thử thách mà người giáo viên cần phải nghiên cứu <br />
giải quyết. Để góp phần giải quyết phần nào những khó khăn nói trên, tôi xin <br />
trình bày đề tài “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt môn Tin học <br />
khối lớp 4”.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
Môn tin học ở bậc tiểu học bước đầu giúp học sinh làm quen với một số <br />
kiến thức ban đầu về CNTT như: Một số bộ phận của máy tính, một số thuật <br />
ngữ thường dùng, rèn luyện một số kỹ năng sử dụng máy tính, … <br />
Hình thành cho học sinh một số phẩm chất và năng lực cần thiết cho <br />
người lao động hiện đại như: <br />
Góp phần hình thành và phát triển tư duy thuật giải. <br />
Bước đầu hình thành năng lực tổ chức và xử lý thông tin. <br />
Có ý thức và thói quen sử dụng máy tính trong hoạt động học tập, lao động xã hội <br />
hiện đại. <br />
Có thái độ đúng khi sử dụng máy tính các sản phẩm tin học.<br />
Bước đầu hiểu khả năng ứng dụng CNTT trong học tập<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Học sinh khối lớp 4 trường Tiểu học Lê Hồng Phong. <br />
Một số biện pháp hướng dẫn học sinh khối lớp 4 học tốt môn Tin học để nâng <br />
cao chất lượng môn Tin học khối lớp 4 nói riêng và toàn trường nói chung.<br />
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
Các biện pháp dạy học môn Tin học đối với khối lớp 4 trường Tiểu học <br />
Lê Hồng Phong năm học 2014 – 2015. <br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
* Phương pháp nghiên cứu lí luận<br />
<br />
Bộ môn tin học là một bộ môn mới ở trường tiểu học và chủ yếu là sủ <br />
dung phương pháp trực quan sinh động để ứng dụng thực hành do đó việc <br />
nghiên cứu lí luận là không thể thiếu do vậy khi xây dựng đề tài này tôi đã <br />
nghiên cứu các tài liệu tham khảo sau: Giáo trình Word thực hành, Giáo trình <br />
Excel thực hành, Tin Học Thực Hành, Đồ họa thực hành, Hướng dẫn sửa lỗi <br />
máy tính, Giáo trình photoshop, Sách giáo khoa quyển 1, Sách giáo khoa quyển <br />
2, Sách giáo khoa quyển 3. <br />
<br />
* Phương pháp ứng dụng thực tiễn<br />
Phương pháp quan sát.<br />
Kiểm tra việc học tập của học sinh (bài cũ, bài mới)<br />
Phương pháp điều tra. (Phỏng vấn học sinh khối 3,4, 5. Sử dụng bảng biểu đối <br />
chiếu). <br />
Phương pháp khảo nghiệmThăm lớp, dự giờ. Kiểm tra chất lượng sau giờ học.<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
+ Nghị quyết 40/2000/QH10 và chỉ thị 14/2001/CTTT ngày 9/12/2000 về <br />
việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông: Nội dung chương trình là tích <br />
cực áp dụng một cách sáng tạo các phương pháp tiên tiến, hiện đại, ứng dụng <br />
CNTT vào dạy và học. <br />
+ Thông tư số 14/2002/TTBGD&ĐT ngày 1/4/2002 về việc hướng dẫn <br />
quán triệt chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
+ Chỉ thị 29/CT của Trung Ương Đảng về việc đưa CNTT vào nhà <br />
trường. <br />
<br />
+ Trong nhiệm vụ năm học 2011/2012 Bộ trưởng giáo dục đào tạo nhấn <br />
mạnh: Khẩn trương triển khai chương trình phát triển nguồn nhân lực CNTT <br />
của chính phủ và đề án dạy Tin học ứng dụng CNTT và truyền thông của <br />
ngành. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp <br />
dạy học và công tác quản lý giáo dục.Tiếp tục thực hiện tổ chức dạy học <br />
môn Tin học theo Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết <br />
định số 16/2006/QĐBGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ Giáo dục và <br />
Đào tạo.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2. Thực trạng<br />
2.1. Thuận lợi và khó khăn<br />
a. Thuận lợi <br />
* Nhà trường<br />
Được sự quan tâm của Phòng GD&ĐT Krông ana, Tổng công ty cổ phần phân <br />
bón Bình Điền đã tạo điều kiện hỗ trợ cho nhà trường có hai phòng máy tính <br />
phục vụ cho công tác dạy và học của giáo viên và học sinh trường TH Lê Hồng <br />
Phong.<br />
Tuy môn Tin học mới chỉ là môn học tự chọn nhưng nhà trường đã tạo điều <br />
kiện để học sinh có thể học từ khối lớp 3, tạo điều kiện sắm sửa máy móc, <br />
trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học môn Tin học. <br />
<br />
<br />
4<br />
* Giáo viên<br />
Giáo viên được đào tạo những kiến thức đạt chuẩn về tin học để đáp ứng <br />
yêu cầu cho dạy và học môn tin học trong bậc tiểu học. <br />
* Học sinh<br />
Vì là môn học trực quan, sinh động, môn học khám phá những lĩnh vực mới <br />
nên học sinh rất hứng thú học, nhất là những tiết thực hành. <br />
b. Khó khăn<br />
Nhà trường đã có hai phòng máy vi tính để cho học sinh học nhưng lại ở <br />
hai phân hiệu vì vậy vẫn còn hạn chế về số lượng cũng như chất lượng, mỗi <br />
ca thực hành có tới 3 – 4 em ngồi cùng một máy nên các em không có nhiều thời <br />
gian để thực hành làm bài tập một cách đầy đủ. Hơn nữa nhiều máy cấu hình <br />
máy đã cũ, chất lượng không còn tốt nên hay hỏng hóc, ảnh hưởng rất nhiều <br />
đến chất lượng học tập của học sinh. <br />
Đời sống kinh tế của địa phương còn gặp nhiều khó khăn, rất ít học sinh <br />
ở nhà có máy vi tính. <br />
Học sinh chưa có sách giáo khoa để học, các em chỉ được học những kiến <br />
thức thông qua bài giảng của giáo viên dạy trên lớp. <br />
Đa số các em học sinh chỉ được tiếp xúc với máy vi tính ở trường là chủ <br />
yếu, do đó sự tìm tòi và khám phá máy vi tính với các em còn hạn chế, nên việc <br />
học tập của học sinh vẫn còn mang tính chậm chạp. <br />
2.2. Thành công và hạn chế<br />
a. Thành công<br />
Có được sự quan tâm chú ý của các cấp uỷ đảng, nhà trường, phụ huynh tạo <br />
điều kiện mua sắm máy móc thiết bị để các em có được phòng máy học tập.<br />
Đề tài tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên chủ động xây dựng kế <br />
hoạch chương trình giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh tiểu học.<br />
<br />
<br />
5<br />
Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, học sinh tiếp cận với công nghệ <br />
thông tin.<br />
Các phần mềm phục vụ giảng dạy như:<br />
+ Phần mềm soạn thảo văn bản: Học sinh ứng dụng từ các môn học <br />
Tập Làm Văn để trình bày đoạn văn bản sao cho phù hợp, đúng cách. ứng <br />
dụng soạn thảo văn bản để soạn thảo giải những bài toán đã học ở bậc tiểu <br />
học. <br />
+ Phần mềm vẽ: Học sinh ứng dụng trong môn Mỹ thuật, học được từ môn mỹ <br />
thuật để vẽ những hình ảnh sao cho sinh động, hài hoà thẩm mĩ. <br />
Trong chương trình tin học ở bậc tiểu học được phân bố xen kẽ giữa <br />
các bài vừa học, vừa chơi. Điều đó sẽ rèn luyện cho học sinh óc tư duy sáng <br />
tạo trong quá trình chơi những trò chơi mang tính bổ ích giúp cho học sinh <br />
thư giãn sau những giờ học căng thẳng ở lớp, … <br />
Học sinh hứng thú say mê với bộ môn tin học, giúp các em sáng tạo, <br />
chăm chỉ tìm tòi khám phá.<br />
b. Hạn chế <br />
Xây dựng trên cơ sở kinh nghiệm và thử nghiệm còn mới mẻ.<br />
Đa phần học sinh ở nhà không có máy tính, chủ yếu là sử dụng máy ở <br />
trường nên việc thực hành các thao tác gặp khó khăn.<br />
Đội ngũ giáo viên phần lớn là giáo viên lớn tuổi, việc ứng dụng công nghệ <br />
thông tin vào việc giảng dạy còn hạn chế nên sự hợp tác trong việc nghiên <br />
cứu đề tài chưa cao.<br />
Học sinh hai phân hiệu là người dân tộc Ê đê, sự hiểu biết của các em còn <br />
hạn chế, sự tìm tòi khám phá còn gặp nhiều bỡ ngỡ vì ngôn ngữ đặc thù của <br />
môn Tin học là ngôn ngữ trừu tượng, khó hiểu. Một số thông tin trên máy <br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
tính sử dụng bằng thuật ngữ và tiếng Anh chuyên ngành, nên các em còn gặp <br />
nhiều khó khăn trong việc học tập và thực hành máy tính.<br />
2.3. Những mặt mạnh mặt yếu của đề tài<br />
a. Mặt mạnh <br />
Hình thành cho học sinh một số phẩm chất và năng lực cần thiết cho <br />
người lao động hiện đại như: <br />
Góp phần hình thành và phát triển tư duy thuật giải. <br />
Bước đầu hình thành năng lực tổ chức và xử lý thông tin. <br />
Có ý thức và thói quen sử dụng máy tính trong hoạt động học tập, lao động xã <br />
hội hiện đại. <br />
Có thái độ đúng khi sử dụng máy tính các sản phẩm tin học.<br />
Bước đầu hiểu khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập<br />
Có ý thức tìm hiểu công nghệ thông tin trong các hoạt động xã hội. <br />
b. Mặt yếu <br />
Học sinh còn bỡ ngỡ e dè với các phần mềm do phần lớn được sử <br />
dụng bằng câu lệnh ngoại ngữ chuyên ngành mà học sinh khó ghi nhớ.<br />
2.4. Các nguyên nhân và các yếu tố tác động<br />
Môn Tin học mới chỉ là môn tự chọn trong chương trình bậc tiểu học <br />
nên chương trình và sự phân phối chương trình bước đầu chưa có sự thống nhất <br />
và đang hoàn chỉnh. <br />
Hiện nay Bộ giáo dục và đào tạo mới đang thí điểm dạy môn Tin học <br />
vào cho một số tỉnh và thành phố như thành phố Hải Phòng, Hà nội, Hạ Long, <br />
Hồ Chí Minh ... <br />
Việc biên soạn SGK vẫn còn nhiều bất cập chưa hợp lý đặc biệt rất khó <br />
khăn cho giáo viên trong việc cập nhật update phần mềm thực hành cho học sinh <br />
tiểu học.<br />
<br />
<br />
7<br />
Việc nối mạng và sử dụng mạng lan đôi khi còn gặp một số vấn đề khó <br />
khăn vì điều kiện hoàn cảnh của trường ở vùng sâu, vùng xa nên đường truyền <br />
chưa được ổn định.<br />
2.5. Phân tích đánh giá các vấn đề mà thực trạng đề tài đã đặt ra<br />
Trong những năm qua, ngành giáo dục đã xây dựng một kế hoạch tổng thể <br />
về công nghệ thông tin, mục tiêu phấn đấu Tin học phải được sử dụng để hỗ trợ <br />
cho việc dạy và học các môn học khác. Tuy nhiên đối với trường Tiểu học Lê <br />
Hồng Phong vẫn còn gặp nhiều khó khăn.<br />
Thực hành trên máy tính là bắt buộc và là một cấu thành của bài giảng lý <br />
thuyết. Nhiều kiến thức và bài học được diễn đạt thông qua các bược thực hành <br />
và thao tác cụ thể trên máy tính. Đối với môn Tin học, giáo viên rất khó truyền đạt <br />
khi không có máy tính để minh họa hay thực hành các thao tác mẫu của bài học. <br />
Nếu trong giờ học trên lớp học truyền thống chỉ với phấn và bảng thì việc tiếp <br />
thu kiến thức bài học có thể bị giảm đến 90%, vì lứa tuổi của các em còn nhỏ, <br />
nhất là học sinh khối lớp 4.<br />
Ví dụ: trong bài Thông tin được lưu ở đâu? <br />
Giáo viên khi đến lớp phải chuẩn bị các đồ dùng trực quan như ổ đĩa cứng, <br />
ổ đĩa CD, thiết bị nhớ Flash (thẻ nhớ), USB,….<br />
Giáo viên cần chỉ ra cho học sinh biết được đâu là thiết bị nhớ trong, đâu là <br />
thiết bị nhớ ngoài, …. Từ đó dẫn vào bài học. Khi ta soạn xong một tệp văn bản, <br />
ta lưu vào đâu, đặt tên, đường dẫn,…. Quan trọng nhất là các bước tạo một thư <br />
mục riêng để lưu trữ bài làm và tài liệu của mình. Giáo viên có thể liên hệ thực tế <br />
đến tủ sách vở, tủ quần áo của học sinh ở nhà, nếu để ngăn nắp gọn gang thì dễ <br />
tìm kiếm, nếu để lộn xộn thì sẽ khó khăn trong việc tìm kiếm đồ dùng cũng như <br />
tài liệu, thì dữ liệu trong máy tính cũng vậy. Khi ta sắp xếp dữ liệu theo từng thư <br />
mục, ta sẽ dễ dàng tìm được khi ta cần dùng đến.<br />
<br />
<br />
<br />
8<br />
Từ đó, tôi nghiên cứu bài giảng áp dụng với các môn Tập làm văn, mỹ <br />
thuật, toán, …. trong các tiết thực hành để các em khắc ghi bài học sâu sắc hơn <br />
đồng thời giúp các em có kĩ năng luyện gõ phím, thao tác nhanh với chuột máy <br />
tính. <br />
Đối tượng nghiên cứu là các em học sinh tiểu học, trường học thuộc địa bàn <br />
vùng xa, điều kiện kinh tế còn thấp, phụ huynh các em hầu hết làm nghề nông, <br />
gia đình các em không có điều kiện phục vụ cho việc học tập của các em. Hơn <br />
nữa, điều kiện mua máy tính cho các em học chưa có, chính vì vậy các em chỉ tiếp <br />
xúc với máy tính trong giờ Tin học, mà mỗi lớp chỉ học được 2 tiết/ tuần, lớp học <br />
lại đông, không đủ số lượng máy phục vụ cho các em, chính vì vậy mà các em đã <br />
ít có cơ hội tiếp xúc với máy tính, ít nhiều cũng ảnh hưởng đến chất lượng học <br />
tập của các em bởi việc dạy hiện nay vẫn chủ yếu nặng về lý thuyết và nhẹ ở <br />
phần thực hành. <br />
Tuy gặp nhiều khó khăn do các yếu tố tác động, nhưng là một nhà giáo <br />
giảng dạy môn kiến thức trừu tượng này, tôi đã kết hợp nhiều cách dạy khác nhau <br />
nhằm tạo hứng thú cho các em khi dạy phần lý thuyết.<br />
Ví dụ: Trong phần soạn thảo văn bản, tôi dùng mạng lan để giúp các em <br />
quan sát kĩ hơn từng thao tác của giáo viên, và quản lý được học sinh của mình. <br />
Trong giờ thực hành, học sinh thao tác máy, tôi có thể kiểm tra và biết được các <br />
em đang làm gì, ai thực hành tốt hơn để tuyên dương trước lớp. Trong giờ thực <br />
hành soạn thảo văn bản của lớp 4 và 5, tôi khuyến khích các em viết thể loại văn <br />
mà các em vừa mới học nhằm giúp các em vừa luyện gõ phím vừa khắc sâu bài <br />
học hơn. <br />
Trong phần mềm vẽ Paint cho học sinh lớp 3, 4, 5 tôi dạy bằng máy chiếu, <br />
vì trong phần này, lý thuyết và thực hành song song nhau. Chính vì vậy, để các em <br />
quan sát trực quan và cùng tập vẽ với giáo viên trên máy của mình, qua cách đó các <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
9<br />
em sẽ nắm bài tốt hơn, các em sẽ áp dụng môn mỹ thuật vào phần thực hành <br />
Paint.<br />
Với từng phần mềm, người giáo viên nghiên cứu, linh hoạt bài giảng của <br />
mình sẽ làm cho tiết học sinh động hơn và học sinh có hứng thú trong tiết học Tin <br />
học.<br />
<br />
<br />
3. CÁC GIẢI PHÁP BIỆN PHÁP<br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp<br />
Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của Đề tài. <br />
Biện pháp và việc dạy tin học trong bậc tiểu học. <br />
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
* Trước khi thực hiện Đề tài, tôi đã khảo sát khối lớp 4,5 thông qua giờ dạy lý <br />
thuyết, dạy thực hành, kiểm tra bài cũ. Khi tổng hợp kết quả thu được: <br />
<br />
Trước khi thực hiện đề tài<br />
Mức độ thao tác<br />
<br />
Mức độ Số học sinh Tỷ lệ<br />
Thao tác nhanh, đúng 23/93 24%<br />
Thao tác đúng 35/93 38%<br />
Thao tác chậm 24/93 26%<br />
<br />
Chưa biết thao tác 11/93 12%<br />
<br />
<br />
* Một số biện pháp để dạy tin học có hiệu quả hơn trong bậc tiểu học<br />
1. Xây dựng kế hoạch bài dạy<br />
Ngay từ bài học đầu tiên trong chương trình học Tin học, giáo viên <br />
phải xác định rõ cho học sinh nhận biết các bộ phận của máy tính và tác dụng <br />
của các bộ phận đó bằng cách cho học sinh quan sát ngay trong giờ giảng lý <br />
thuyết. <br />
10<br />
Ví dụ: Bài làm quen với máy tính (lớp 3) <br />
Khi giáo viên giới thiệu bộ phận con chuột, giáo viên phải mô tả con <br />
chuột, có mấy loại con chuột, trên thân con chuột có những phím nào, chức <br />
năng của các phím đó, tay đặt lên con chuột đó như thế nào<br />
Học sinh quan sát con chuột, quan sát thao tác của cô giáo khi sử dụng chuột <br />
trong quá trình học tập. <br />
Giáo viên biết kết hợp giữa giờ lý thuyết và thực hành sao cho phù hợp, không <br />
nên xem nhẹ giờ dạy lý thuyết thì mới thực hành tốt được cũng như khi học sinh <br />
thực hành tốt thì sẽ hiểu sâu hơn về lý thuyết. <br />
Ví dụ: Khi học bài các thao tác với tệp tin văn bản (khối 4). Giáo viên <br />
dạy phần lưu văn bản, mở văn bản. Khi học lý thuyết học sinh mới chỉ hiểu là <br />
lưu văn bản vào trong máy là để văn bản đó không bị mất đi, có thể mở ra <br />
được. Nhưng đến khi thực hành học sinh mới thực sự hiểu rằng khi lưu văn <br />
bản đó luôn luôn được lưu trữ và tồn tại trong máy, có thể mở ra bất cứ lúc nào <br />
để chỉnh, xem và chỉnh sửa. <br />
Giáo viên nên tận dụng những phương tiện sẵn có của môn tin học áp dụng vào <br />
trong giảng dạy lý thuyết để học sinh dễ quan sát và nhận biết, giúp cho buổi học <br />
thực hành của hiệu quả hơn. <br />
Qua đợt khảo sát đầu năm học học với học sinh khối 4 (lớp 4A và lớp 4B) <br />
dạy bài các thao tác với tệp tin văn bản. Lớp 4A dạy có sử dụng đồ dùng trực <br />
quan bằng máy tính, thao tác trên máy tính. bài khám phá máy tính . Giáo viên <br />
hướng dẫn trực tiếp học sinh trên máy <br />
<br />
Tệp <br />
Tệp: Khi em lưu bài thơ soạn thảo <br />
bằng Word hay bức tranh vẽ bằng <br />
chương trình Paint, hình ảnh chụp, <br />
báo cáo bằng Excel,… thông tin đó <br />
được ghi trên đĩa cứng, USB, thiết <br />
bị nhớ flash,… thành 1 tệp. Mỗi tệp <br />
<br />
11<br />
có 1 tên. Mỗi tệp sẽ là 1 biểu <br />
tượng. Tệp có thể là chương trình <br />
máy tính hoặc dữ liệu. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thư mục Thư mục: Là nơi chứa các tệp có <br />
tác dụng quản lí dữ liệu. Trong thư <br />
mục có thể chứa các thư mục khác <br />
gọi là thư mục con. Mỗi thư mục <br />
cũng có 1 tên.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
Còn lớp 4B dạy sử dụng đồ dùng trực quan bằng hộp thoại miêu tả hình <br />
ảnh trong máy tính. Trong bài “Chương trình máy tính được lưu ở đâu”<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đĩa CD<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
* Khi tổng hợp kết quả thu được<br />
<br />
Mức độ thao tác LỚP 4A LỚP 4B<br />
<br />
Số HS Tỷ lệ Số HS Tỷ lệ<br />
<br />
Thao tác nhanh 12/22 54% 11/20 55%<br />
<br />
Thao tác chậm 9/22 42% 9/20 45%<br />
Đĩa cứng<br />
Chưa biết thao Thiết bị Thiết bị <br />
1/22 4% 0/20 20%<br />
tác nhớ Flash nhớ USB<br />
<br />
<br />
13<br />
Ví dụ: Dạy bài vẽ đường thẳng, giáo viên giao bài tập thực hành, sau đó <br />
hướng dẫn (theo nhóm) trực tiếp trên máy cho học sinh dễ quan sát thao tác của <br />
cô và lời nói của cô. trong khi thực hành, nếu em học sinh nào chưa thực hành <br />
được, giáo viên lại hướng dẫn cho em đó hoặc bắt tay em đó và hướng dẫn <br />
các thao tác. <br />
Ví dụ : Trong bài thực hành vẽ đường thẳng, đường cong lớp 4 Giáo viên gợi ý <br />
hướng dẫn như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC VẼ<br />
Bước 1 : Chọn công cụ vẽ đường <br />
thẳng<br />
<br />
<br />
Bước 2 : Chọn nét vẽ<br />
<br />
<br />
Bước 3 : Chọn màu vẽ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
? Làm thế nào để vẽ đường thẳng <br />
được, thẳng đứng theo chiều dọc Giữ phím Shift<br />
hoặc chiều ngang. Nêu các bước vẽ Bước1: Chọn công cụ đường thẳng<br />
đường thẳng. Bước2: Giữ phím Shift và vẽ đường <br />
<br />
? Để đường cong không bị méo và bị thẳng đó<br />
mất em phải làm gì. Nêu các bước Chọn kích chuột thêm 1 lần vào đường <br />
vẽ đường cong. cong<br />
Bước1: Chọn công cụ vẽ đường cong<br />
Bước2: Vẽ đường thẳng và uốn cong <br />
đường thẳng <br />
Bước 3 Kích chuột thêm 1 lần vào <br />
đường cong <br />
2. Xây dựng các bài thực hành với nội dung phù hợp<br />
<br />
<br />
<br />
15<br />
Hệ thống các bài tập thực hành, các bài tập phù hợp với nội dung của bài <br />
giảng, liên hệ với một số môn học khác trong chương trình học của các em. Các <br />
bài tập không quá dài, nâng dần từ mức đơn giản đến phức tạp, ngoài ra giáo <br />
viên cũng phải kết hợp những bài đã học trước để học sinh ôn lại và vận dụng <br />
vẽ một cách có hệ thống. <br />
Trong một giờ thực hành với bài vẽ hình vuông sau: <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ở hình trên ngoài vẽ hình vuông ra học sinh còn phải sử dụng công cụ vẽ <br />
đường thẳng, vẽ đường cong một chiều, màu vẽ đã học ở bài trước để vẽ và <br />
trang trí cho các hoa văn của hình vuông trên. Từ hình vuông trên các em sẽ liên <br />
tưởng đến bài học trang trí hình vuông (Môn mỹ thuật lớp 4) và sáng tạo vẽ <br />
một số hình vuông đã học ở môn Mỹ thuật 4. <br />
Trong giờ thực hành giáo viên nên tạo sự tranh đua giữa các nhóm <br />
bằng cách phân công các nhóm làm bài thực hành, sau đó các nhóm nhận xét, chấm <br />
điểm (dưới sự chỉ dẫn của giáo viên) của nhau để tạo được sự hào hứng học tập <br />
và sáng tạo trong quá trình thực hành. <br />
3. Tận dụng những nguồn tài nguyên sẵn có của máy vi tính, hoặc truy <br />
cập mạng để tìm kiếm thông tin, tìm kiếm tài nguyên trên Internet phục vụ <br />
cho quá trình dạy và học. <br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
4. Tạo một số trò chơi để học sinh củng cố lại kiến thức một cách có hệ <br />
thống. <br />
Đây không chỉ là trò chơi trong môn Tin học, mà còn áp dụng được cho <br />
nhiều môn học khác như: Tiếng Việt, Toán, Tiếng Anh, Khoa học, Lịch sử, Địa <br />
lý, Tự nhiên xã hội. <br />
Giáo viên thiết kế một số trò chơi trí tuệ như Chiếc nón kỳ diệu, Giải ô <br />
chữ bí mật, Thỏ tìm cà rốt, khu vườn bí ẩn,…. <br />
Sau mỗi bài học lý thuyết, sau các tiết thực hành hoặc sau mỗi chương <br />
giáo viên củng cố lại bài học, mạch kiến thức để học sinh khắc sâu kiến thức <br />
hơn.<br />
5. Lên kế hoạch bồi dưỡng<br />
Giáo viên có kế hoạch bồi dưỡng để nâng cao kiến thức bản thân đáp ứng <br />
được những yêu cầu đổi mới, cập nhật thông tin một cách đầy đủ, chính xác <br />
giúp giáo viên có điều kiện bổ sung và mở rộng những kiến thức, giúp giáo viên <br />
đánh giá sự tiếp thu của học sinh và trình độ tư duy của các em. Giáo viên có <br />
điều kiện trực tiếp uốn nắn những tri thức sai lệch, không chuẩn xác và định <br />
hướng kiến thức cần thiết cho học sinh. Kiểm nghiệm tính đúng đắn của <br />
những phương pháp, phương thức giảng dạy và học tập có tính đặc thù của <br />
môn học, cũng như đối với phần, chương, mục của bài giảng để bài học được <br />
sinh động và học sinh có hứng thú hơn trong học tập.<br />
<br />
<br />
3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp và biện pháp đề tài<br />
Muốn có giờ dạy đạt hiệu quả cao, bản thân mỗi giáo viên dạy Tin học <br />
nhận thức được cần phải có kế hoạch bồi dưỡng Tin học cho bản thân bằng <br />
cách tự tìm tòi, tham khảo các tài liệu có liên quan và có thể hỏi các đồng <br />
nghiệp của trường bạn. <br />
<br />
<br />
<br />
17<br />
Bên cạnh tìm hiểu kiến thức về Tin học, giáo viên cũng phải tìm hiểu các <br />
kiến thức khác như văn hoá, kinh tế, chính trị, xã hội để tự nâng cao nhận thức <br />
của bản thân. <br />
3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp và biện pháp<br />
Từ việc xác định rõ vai trò và tầm quan trọng của việc nghiên cứu đề tài <br />
cũng như nhiệm vụ trọng tâm của đề tài, Tôi đã sử dụng các phương pháp <br />
nghiên cứu lí luận, quan sát trò chuyện, khảo nghiệm và một số phương pháp <br />
khác.<br />
Bộ môn tin học là bộ môn mới và chủ yếu là thực hành. Để tạo được <br />
sự hào hứng học tập và sáng tạo trong quá trình thực hành giáo viên phải biết t ận <br />
dụng những nguồn tài nguyên sẵn có của máy vi tính, hoặc truy cập mạng để <br />
tìm kiếm thông tin, tìm kiếm tài nguyên trên Internet phục vụ cho quá trình dạy <br />
và học. <br />
Nắm bắt sâu sát đối tượng học sinh áp dụng những biện pháp phù hợp tạo <br />
điều kện thuận lợi để các em tiếp thu bài tốt nhất. Sưu tầm một số trò chơi có <br />
ích để rèn luyện về ngón khi sử dụng bàn phím (Mario Typing), phần mềm luyện <br />
tư duy, tính toán, nhanh nhạy, giải trí (Solitare, minesweeper) <br />
Muốn có giờ dạy đạt hiệu quả cao, bản thân mỗi giáo viên dạy Tin học nhận <br />
thức được cần phải có kế hoạch bồi dưỡng Tin học cho bản thân bằng cách tự <br />
tìm tòi, tham khảo các tài liệu có liên quan và có thể hỏi các đồng nghiệp của <br />
trường bạn. <br />
Những việc cụ thể cần làm khi chuẩn bị một bài dạy<br />
Để tiết dạy của mình đạt kết quả cao thì việc soạn giáo án là nhiệm vụ <br />
rất quan trọng. Nếu như trước giờ lên lớp giáo viên đã có sự chuẩn bị chu đáo <br />
về giáo án và các phương tiện dạy học thì sẽ vững tin hơn khi lên bục giảng. <br />
Vậy việc chuẩn bị một giáo án cần làm những công việc gì?<br />
+ Nghiên cứu tài liệu và xác định nội dung dạy học:<br />
<br />
18<br />
Nghiên cứu vị trí, yêu cầu các bài học trong kế hoạch dạy học cả năm, nghiên <br />
cứu kĩ sách giáo khoa, sách hướng dẫn giảng dạy, sách bài tập và các tài liệu có <br />
liên quan tới bài đó.<br />
Xác định cụ thể vị trí và mối liên quan của bài học với bài trước và bài sau.<br />
Xác định cụ thể mục tiêu bài học, mức độ yêu cầu về 3 mặt: Kiến thức mới, <br />
phát triển tư duy và khả năng suy luận, rèn luyện kĩ năng.<br />
Xác định kiến thức trọng tâm và quan tâm bồi dưỡng cho những học sinh có <br />
khả năng giỏi về bộ môn tin học<br />
Lựa chọn những phương pháp dạy học cụ thể và chuẩn bị các phương tiện <br />
tương ứng. Đặc biệt cần lựa chọn một số bài tập ở lớp và ở nhà (có hướng <br />
dẫn những chỗ cần thiết nhất là đối với những học sinh kém). Xác định bài tập <br />
bắt buộc và bài tập kèm thêm ( chia thành 2 loại cho học sinh trung bình và học <br />
sinh khá giỏi). Tự để học sinh thực hành các câu lệnh đã học sau đó hướng dẫn <br />
cho các em thực hành những bài tập khó hơn và gợi ý khả năng tư duy sáng tạo <br />
của học sinh.<br />
Soạn các câu lệnh gợi ý hay hướng dẫn học sinh làm bài tập ở nhà. Khi làm <br />
các bài tập trên phải luôn chú ý tới tính vừa sức với mỗi học sinh.<br />
+ Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh về bài học <br />
Tình hình nắm vững kiến thức đã học có liên quan đến bài mới.<br />
Các vấn đề còn tồn tại cần được giải quyết trong bài mới (Kiến thức nào đã <br />
học cần được củng cố và tiếp tục rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, thái độ học tập, <br />
tinh thần trách nhiệm và ý thức kỉ luật của học sinh yếu kém).<br />
Soát lại tình hình sách giáo khoa, các bài tập thực hành và tận dụng tối đa <br />
đường truyền mạng lan là thế mạnh của bộ môn tin học.<br />
3.5. Kết quả thu được qua khảo nghiệm và giá trị của đề tài<br />
Qua quá trình áp dụng vào giảng dạy tin học khối 4, so sánh với bảng<br />
tổng hợp trước đó đã thu được kết quả như sau<br />
<br />
<br />
19<br />
Trước khi thực Sau khi thực <br />
Mức độ thao hiện đề tài hiện đề tài Mức độ <br />
tác Số học Số học tăng giảm<br />
Tỷ lệ Tỷ lệ<br />
sinh sinh<br />
Thao tác nhanh <br />
23/93 24% 33/93 36% Tăng : 12%<br />
đúng<br />
Thao tác đúng 35/93 38% 44/93 47% Tăng : 9 %<br />
Thao tác chậm 24/93 26% 16/93 17% Giảm : 9 %<br />
Chưa biết thao <br />
11/93 12% 0 0 % Giảm : 12 %<br />
tác<br />
<br />
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề <br />
nghiên cứu<br />
Từ bảng kết quả trên cho thấy các biện pháp áp dụng vào việc dạy học <br />
Tin học tiểu học đã trình bày ở trên các em không những nắm chắc kiến thức mà <br />
còn thấy các em học tập phấn khởi hơn, tiếp thu bài nhanh hơn, có chất lượng <br />
thực sự. <br />
<br />
Đề tài “Hướng dẫn học sinh học tốt bộ môn tin học tiểu học” sẽ phần <br />
nào giúp các đồng nghiệp có thêm những kinh nghiệm nhằm góp phần quan <br />
trọng vào việc giảng dạy bộ môn tin học còn mới mẻ trong trường tiểu học <br />
hiện nay đặc biệt là những trường đang bắt đầu áp dụng bộ môn tin học trong <br />
trường tiểu học.<br />
Công bằng trong việc đánh giá chất lượng học sinh, tạo niềm tin vững <br />
chắc từ phía học sinh, đồng nghiệp và phụ huynh học sinh.Phát hiện kịp thời <br />
những kiến thức bị hổng của học sinh để kịp thời phụ đạo bằng nhiều hình <br />
thức. Phát hiện những tiến bộ dù là rất nhỏ của các em để kịp thời khuyến <br />
khích , động viên học sinh hứng thú học tập, sáng tạo.<br />
Hình thành cho học sinh một số phẩm chất và năng lực cần thiết cho <br />
người lao động hiện đại như: <br />
<br />
20<br />
+ Góp phần hình thành và phát triển tư duy thuật giải. <br />
+ Bước đầu hình thành năng lực tổ chức và xử lý thông tin. <br />
+ Có ý thức và thói quen sử dụng máy tính trong hoạt động học tập, lao động xã <br />
hội hiện đại. <br />
+ Có thái độ đúng khi sử dụng máy tính các sản phẩm tin học.<br />
+ Bước đầu hiểu khả năng ứng dụng CNTT trong học tập<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận<br />
<br />
Nâng cao hiệu quả giáo dục luôn là vấn đề cấp bách đựơc đặt lên hàng <br />
đầu trong sự nghiệp giáo dục. Dạy tốthọc tốt là mục tiêu mà những người làm <br />
công tác giáo dục hướng tới. Tôi xin trích dẫn lời nói của nguyên Tổng Bí Thư <br />
Nông Đức Mạnh trong lễ khai giảng năm học mới tại một trường ở thị xã Sơn <br />
Tây “ Muốn có chất lượng, hiệu quả ở một trường học, giữa hai yếu tố dạy và <br />
học thì yếu tố học là cực kỳ quan trọng. Dạy tốt mà học không tốt thì cũng <br />
không có được kết qủa tốt. Muốn tiếp thu tốt kiến thức, các thầy, cô giáo dạy <br />
thì học sinh phải chăm chỉ học”.<br />
<br />
Trong những năm gần đây, nhiều nội dung của công tác thi đua trong <br />
nghành giáo dục đã đựơc cụ thể hoá bằng các cuộc vận động “ Hai không” <br />
cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là tấm gương tự học và sáng tạo” phong trào <br />
“ Xây dựng trường học thân thiện Học sinh tích cực”. Những cái tên như thế <br />
đã thực sự gắn với trách nhiệm và đựơc sự ửng hộ của các thầy cô giáo, các <br />
bậc phụ huynh và toàn xã hội.<br />
<br />
Theo tôi song song với việc bồi dưỡng nhân tài, nâng cao chất lượng <br />
giáo dục thì việc đưa giảng dạy bộ môn Tin học là nhiệm vụ cần thiết và cấp <br />
bách góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với việc <br />
phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ mới Thời kỳ bùng nổ công nghệ thông <br />
<br />
<br />
21<br />
tin phù hợp với quan điểm của Đảng là: Phấn đấu nước ta tới 2020 là nước <br />
công nghiệp hiện đại và ngay trong nhiệm vụ năm học 2011/2012 Bộ trưởng <br />
giáo dục đào tạo nhấn mạnh: Khẩn trương triển khai chương trình phát triển <br />
nguồn nhân lực công nghệ thông tin và đề án dạy Tin học ứng dụng công nghệ <br />
thông tin và truyền thông của ngành. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông <br />
tin trong đổi mới phương pháp dạy học và công tác quản lý giáo dục. Tiếp tục <br />
thực hiện tổ chức dạy học môn Tin học theo Chương trình giáo dục phổ thông <br />
ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐBGDĐT ngày 05 tháng 5 năm <br />
2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo <br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm mang nội dung “Hướng dẫn học sinh học tốt b ộ <br />
môn tin học tiểu học” sẽ phần nào giúp các đồng nghiệp có thêm những kinh <br />
nghiệm nhằm góp phần quan trọng vào việc giảng dạy bộ môn tin học còn mới <br />
mẻ trong trường tiểu học hiện nay đặc biệt là những trường đang bắt đầu áp <br />
dụng bộ môn tin học trong trường tiểu học.<br />
<br />
Những biện pháp tôi vừa trình bày không phải quá xa lạ đối với chúng ta, <br />
nó tựa như những thứ “Rau cỏ trị bệnh” mà ta bắt gặp trong cuộc sống đời <br />
thường. Bất cứ ai cũng có thể hiểu và áp dụng được. Tuy vậy, trong thực tế <br />
không phải lúc nào cũng đựơc giáo viên chú trọng nó đòi hỏi ở lương tâm <br />
người thầy, cần phải coi học sinh như chính những đứa con của mình. Khi <br />
những cố gắng của người giáo viên đạt kết quả tốt, được học sinh tin yêu. Đó <br />
mới chính là phần thưởng lớn nhất trong cuộc đời dạy học của mình.<br />
<br />
Tôi mong muốn những biện pháp cũng như quan điểm của mình được <br />
quý vị đón nhận và áp dụng triển khai trong để chứng minh tính khả thi của <br />
sáng kiến kinh nghiệm rất mong Ban giám hiệu và các đồng chí đồng nghiệp <br />
góp ý kiến để sáng kiến kinh nghiệm ngày càng hoàn thiện hơn. <br />
<br />
Xin chân thành cảm ơn.<br />
<br />
<br />
22<br />
2. Kiến nghị<br />
Môn tin học là môn chủ yếu thực hành trên máy tính là dụng cụ học tập <br />
có giá trị cao về vật chất do đó cần có sự quan tâm đúng mức của các cấp các <br />
ngành và nhà trường tạo điều kiện sắm sửa máy móc, trang thiết bị phục vụ cho <br />
việc dạy và học môn tin học để giúp cho các em có điều kiện học tập tốt nhất.<br />
- Tìm tòi sáng tạo cách dạy, cách học tạo sự hứng thú tiếp thu bài.<br />
- Yêu nghề, mến trẻ, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ…<br />
- Thăm lớp dự giờ, hội thảo, chuyên đề với các thành viên tổ chuyên biệt để chia <br />
sẻ phương pháp và kinh nghiệm giảng dạy trong tổ cũng như học hỏi ở các bộ <br />
môn khác. <br />
- Tích cực tham mưu với nhà trường để tăng cường nâng cấp máy, trang thiết <br />
bị dạy học. <br />
- Cần có sự quan tâm đúng mực quản lý thời gian và tạo điều kiện mua sắm máy <br />
tính để các em thực hành ở nhà.<br />
<br />
. Eana, ngày 12 tháng 12 năm 2015<br />
Người thực hiện <br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Kim Hà<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
23<br />
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA BAN GIÁM HIỆU NHÀ TRƯỜNG<br />
<br />
........................................................................................................................<br />
........................................................................................................................<br />
........................................................................................................................<br />
........................................................................................................................<br />
........................................................................................................................<br />
.........................................................................................................<br />
.........................................................................................................<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CẤP HUYỆN<br />
.........................................................................................................<br />
24<br />
.........................................................................................................<br />
.........................................................................................................<br />
.........................................................................................................<br />
.........................................................................................................<br />
.........................................................................................................<br />
.........................................................................................................<br />
.........................................................................................................<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
25<br />
DANH MỤC TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÊN TÀI LIỆU TÁC GIẢ<br />
<br />
<br />
Giáo trình Word thực hành Văn Thông<br />
<br />
<br />
Giáo trình Excel thực hành Văn Thông<br />
<br />
<br />
Tin Học Thực Hành Trịnh Kim Thoa<br />
<br />
<br />
Đồ họa thực hành Quang Hân<br />
<br />
<br />
Hướng dẫn sửa lỗi máy tính Dương Mạnh Hùng<br />
<br />
<br />
Giáo trình photoshop Dương Trung Hiếu<br />
<br />
<br />
Sách giáo khoa quyển 1 Bộ giáo dục và đào tạo<br />
<br />
<br />
Sách giáo khoa quyển 2 Bộ giáo dục và đào tạo<br />
<br />
<br />
Sách giáo khoa quyển 3 Bộ giáo dục và đào tạo<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
26<br />