Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp <br />
Một.<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
<br />
NỘI DUNG TRANG<br />
<br />
Mục lục 1<br />
<br />
Phần thứ nhất: Mở đầu.. 2<br />
<br />
I. Đặt vấn đề. 2<br />
<br />
II. Mục đích nghiên cứu. 2<br />
<br />
Phần thứ hai:Giải quyết vấn đề. 3<br />
<br />
I. Cơ sở lý luận của vấn đề. 3<br />
<br />
II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu. 4<br />
<br />
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề. 6<br />
<br />
IV. Tính mới của giải pháp. 19<br />
<br />
V. Hiệu quả của sáng kiến. 20<br />
<br />
Phần thứ ba:Kết luận, kiến nghị. 22<br />
<br />
I. Kết luận. 22<br />
<br />
II. Kiến nghị. 23<br />
<br />
Tài liệu tham khảo. 24<br />
<br />
Nhận xét của hội đồng chấm sáng kiến cấp trường – cấp 25<br />
huyện.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trần Thị Kim Huệ1<br />
Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp <br />
Một.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU.<br />
I. Đặt vấn đề.<br />
Tiểu học là bậc học mở đầu trong hệ thống giáo dục phổ thông, là bậc <br />
học nền móng của bậc Trung học cơ sở. Với mục tiêu ảnh hưởng đến sứ <br />
mệnh của nền tảng giáo dục được quy định ở khoản 2 điều 27 Luật Giáo dục <br />
năm 2005: “Giáo dục Tiểu học giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu <br />
cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ <br />
và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở.” Chúng ta <br />
có thể hiểu rằng việc xây dựng một nền móng chắc chắn, một bước đầu <br />
vững vàng là hành trang quan trọng hơn hết cho sự phát triển đúng đắn và lâu <br />
dài đó.<br />
“Xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một” <br />
đó là đề tài mà bất kì một giáo viên chủ nhiệm lớp Một nào cũng muốn tìm <br />
hiểu. Tại sao lại như vậy? Bởi nề nếp học tập khoa học sẽ giúp cho việc <br />
học tập thuận lợi và đạt kết quả cao. Nếu nói Tiểu học là bậc học mở đầu <br />
trong hệ thống giáo dục phổ thông thì lớp Một chính là lớp học mở đầu trong <br />
hệ thống đó. Lớp Một giữ vai trò đặc biệt quan trọng, bởi ở thời điểm này, <br />
các em bắt đầu vươn mình vào một “thế giới” mới, bắt đầu tập thích nghi <br />
với môi trường mới. Từ môi trường Mầm non vui chơi giữ vai trò chủ đạo, <br />
các hoạt động mang tính chất không bắt buộc, tính kỉ luật không đòi hỏi cao <br />
thì khi vào lớp Một các em mang trên mình nhiệm vụ của một học sinh thực <br />
thụ là học tập, các hoạt động mang tính chất bắt buộc theo nề nếp, đòi hỏi <br />
tính kỉ luật, khả năng tập trung cao, các em phải tập thích nghi với hàng loạt <br />
các thói quen trong học tập…Sự thay đổi này khiến các em gặp nhiều khó <br />
khăn ảnh hưởng đến tâm lí, thái độ dẫn đến tình trạng thụ động, rụt rè, ngại <br />
<br />
Người thực hiện: Trần Thị Kim Huệ2<br />
Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp <br />
Một.<br />
đến trường. Vì vậy, việc chuẩn bị để giảm bớt những khó khăn cho các em <br />
trong thời gian đầu lớp Một không phải là việc chọn trường, lớp hay cho các <br />
em làm quen với đọc và viết mà điều quan trọng là phải chuẩn bị tâm lí cho <br />
các em, đặc biệt là việc xây dựng nề nếp, thói quen học tập ban đầu bởi nề <br />
nếp học tập khoa học là bước quan trọngảnh hưởng đến cả quá trình học tập <br />
và phát triển sau này. <br />
Bất kì giáo viên nào được phân công chủ nhiệm và giảng dạy trực tiếp <br />
học sinh lớp Một cũng trăn trở về vấn đề rèn luyện đưa các em vào nề nếp <br />
học tập nhưng vẫn giữ được sự linh hoạt, sáng tạo của các em và làm thế nào <br />
để các em khởi động lớp Một với một tâm thế hào hứng, mong muốn đến <br />
trường, phát triển tự nhiên và tích cực. Đó là lí do tôi chọn đề tài “ Một số <br />
biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp <br />
Một” để nghiên cứu, thực hiện với lớp 1D năm học 2017 – 2018 và lớp 1D <br />
năm học 2018 – 2019 Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.<br />
II. Mục đích nghiên cứu.<br />
Cùng với những khó khăn của học sinh đầu cấp, cũng như những khó <br />
khăn của bản thân là giáo viên chủ nhiệm lớp Một trong việc xây dựng nề <br />
nếp học tập cho học sinh nhưng vẫn giữ được sự linh hoạt, sáng tạo, tích cực <br />
của học sinh, vẫn tạo được cho các em sự hứng thú khi đến lớp. Tôi nghiên <br />
cứu đề tài này nhằm mục đích:<br />
Đưa ra những giải pháp để giải quyết khó khăn của bản thân cũng <br />
như mong muốn học hỏi, chia sẻ cùng đồng nghiệp để có thể có những kế <br />
hoạch xây dựng, rèn luyện nề nếp học tập cho học sinh lớp Một một cách cụ <br />
thể, phù hợp với tâm sinh lí học sinh.<br />
Tạo một môi trường học tập thân thiện cho học sinh khi mới bước <br />
vào lớp Một, trang bị cho các em hành trang vững chắc để thực hiện tốt <br />
nhiệm vụ học tập, phát huy sự linh động, sáng tạo của các em và đặc biệt là <br />
tạo cho các em sự hứng thú và mong muốn được đến trường.<br />
Xây dựng một số nội dung phối hợp với tổ chức lớp, các giáo viên bộ <br />
môn và đặc biệt là với phụ huynh học sinh để thực hiện tốt việc xây dựng nề <br />
nếp học tập cho học sinh.<br />
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.<br />
I. Cơ sở lý luận của vấn đề.<br />
Nề nếp học tập là những nội quy, quy định về học tập, những quy tắc <br />
được thống nhất giữa giáo viên và học sinh nhằm hỗ trợ quá trình học tập <br />
được diễn ra đúng quy định, khoa học, logic.<br />
Xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh là việc <br />
giúp cho học sinh chủ động, tự giác nắm và thực hiện theo những nội quy, <br />
Người thực hiện: Trần Thị Kim Huệ3<br />
Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp <br />
Một.<br />
quy định, quy tắc đó.Đây là một yếu tố quan trọng quyết định đến quá trình <br />
học tập lâu dài. Việc xây dựng nề nếp học tập đối với học sinh lớp Một <br />
không phải là chuyện nhanh chóng, dễ dàng, cần phải xây dựng đúng nguyên <br />
tắc, phù hợp nhưng vẫn đảm bảo sự thoải mái, không rập khuôn cho học <br />
sinh. Với việc làm này, giáo viên chủ nhiệm là người đóng vai trò quyết định <br />
sự thành công hay thất bại.Vậy giáo viên chủ nhiệm là những ai?Vai trò của <br />
họ như thế nào?<br />
Giáo viên chủ nhiệm là một trong những giáo viên đang giảng dạy ở <br />
lớp có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện đứng ra làm chủ nhiệm lớp trong một <br />
năm học hoặc trong tất cả các năm tiếp theo của cấp học. <br />
Một giáo viên chủ nhiệm lớp cần xác định rõ vai trò của mình:<br />
Ở vai trò quản lí: Giáo viên chủ nhiệm là người thực hiện nhiệm vụ <br />
quản lí lớp học; xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch giáo dục, đôn <br />
đốc, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh trong <br />
lớp. Thường xuyên liên hệ với các giáo viên bộ môn, với phụ huynh học sinh <br />
để tìm hiểu, thông báo tình hình học tập của học sinh trong lớp.<br />
Ở vai trò tổ chức: <br />
+ Giáo viên chủ nhiệm tổ chức thành lập Ban cán sự lớp hoặc Bộ máy <br />
tự quản lớp, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân, các tổ, nhóm, đồng thời <br />
tổ chức thực hiện các hoạt động theo kế hoạch cá nhân, theo kế hoạch, phong <br />
trào thi đua của nhà trường và của các cấp. <br />
+ Là người xây dựng tập thể học sinh thành một khối đoàn kết bằng <br />
các biện pháp tổ chức, giáo dục học sinh bằng sự gương mẫu, bằng tình cảm. <br />
Nắm bắt tình hình, hoàn cảnh, tính cách cũng như tâm lí của mỗi học sinh <br />
trong lớp.<br />
Ở vai trò phối hợp với các lực lượng giáo dục: Gia đình, nhà trường, <br />
xã hội là ba lực lượng giáo dục, trong đó nhà trường là cơ quan giáo dục <br />
chuyên nghiệp, hoạt động có mục tiêu, nội dung chương trình và phương <br />
pháp giáo dục khoa học. Do vậy giáo viên chủ nhiệm phải là người chủ đạo <br />
trong điều phối các hoạt động giáo dục cùng với các lực lượng giáo dục đó <br />
một cách hiệu quả.<br />
Trong một xã hội hội nhập, phát triển như hiện nay cũng như những <br />
đổi mới trong giáo dục nhằm phát huy tính tích cực của học sinh thì một giáo <br />
viên chủ nhiệm mang trên mình trách nhiệm to lớn, đặc biệt với học sinh lớp <br />
Một, giáo viên chủ nhiệm cần phải ý thức rõ hơn về nhiệm vụ của mình, xác <br />
định sẽ gặp cái khó, cái khổ hơn những lớp lớn. Chính vì điều đó, theo tôi <br />
không chỉ là xây dựng nề nếp học tập mà còn phải xây dựng theo hướng phát <br />
huy tính tích cực của học sinh, đó là vấn đề mang tính thực tiễn cần nghiên <br />
cứu và thực hiện.<br />
Người thực hiện: Trần Thị Kim Huệ4<br />
Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp <br />
Một.<br />
II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.<br />
1. Thuận lợi.<br />
Qua quá trình dạy học, tôi nhận thấy, việc xây dựng nề nếp học tập có <br />
những thuận lợi nhất định: <br />
Trong chương trình học ở tuần học đầu tiên, một số môn học có các <br />
tiết học làm quen, đây là cơ hội, thời gian để giáo viên chuẩn bị và thực hiện <br />
việc xây dựng nề nếp học tập.<br />
Học sinh ngoan, nhiều em chăm chỉ, có ý thức học tập cao. Đa số các <br />
em là người địa phương nên thuận lợi trong việc nắm bắt nội dung cần thực <br />
hiện.<br />
Đa số phụ huynh quan tâm đến con em mình, tạo điều kiện tốt nhất <br />
khi các em đến trường, thường xuyên hỏi han, tạo mối liên hệ giữa phụ <br />
huynh với giáo viên chủ nhiệm và Nhà trường.<br />
Trong những năm qua, Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm từ các <br />
cấp lãnh đạo, cán bộ ngành tạo điều kiện để trường có đầy đủ các thiết bị <br />
dạy học, các đồ dùng dạy học trực quan, phòng học khang trang, rộng rãi, số <br />
lượng học sinh trong lớp đảm bảo chất lượng dạy và học.<br />
2. Khó khăn.<br />
Có thể thấy rằng bên cạnh những thuận lợi, còn có những khó khăn <br />
như:<br />
Ở giai đoạn đầu, các em chưa thích nghi với sự thay đổi môi trường <br />
cũng như hình thức học tập, chưa có ý thức học tập và vẫn còn mang trong <br />
mình tâm lí vui chơi là chính.<br />
Giáo viên chưa nghiêm khắc với học sinh, kinh nghiệm sư phạm còn <br />
hạn chế.<br />
Một số phụ huynh vì hoàn cảnh khó khăn, làm xa nhà, không có nhiều <br />
thời gian để hướng dẫn, rèn luyện cho con khi ở nhà, dẫn đến tình trạng <br />
“khoán trắng” cho giáo viên.<br />
3. Thực trạng lớp 1C trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi năm học <br />
2016 – 2017.<br />
Quá quá trình dạy học, tôi theo dõi và khảo sát nề nếp học tập ở cuối kì <br />
1 của học sinh lớp 1C năm học 2016 2017 được kết quả như sau:<br />
Bảng 1: Bảng khảo sát nề nếp học tập lớp 1C<br />
<br />
STT NHÓM ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH SỐ LƯỢNG TỈ LỆ<br />
1 Nhóm học sinh hay nói leo, không giơ tay phát 10/23 43,5%<br />
<br />
Người thực hiện: Trần Thị Kim Huệ5<br />
Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp <br />
Một.<br />
<br />
biểu.<br />
2 Nhóm học sinh không chủ động chuẩn bị sách 13/23 56,5%<br />
vở, thường xuyên quên mang sách vở, đồ dùng <br />
học tập.<br />
3 Nhóm học sinh không biết xếp sách vở, đồ dùng 13/23 56,5%<br />
học tập ngăn nắp, không biết cách bảo quản <br />
sách vở, đồ dùng.<br />
4 Nhóm học sinh thường xuyên không học bài ở 12/23 52,2%<br />
nhà.<br />
5 Nhóm học sinh không có thói quen làm theo hiệu 11/23 47,8%<br />
lệnh của giáo viên<br />
6 Nhóm học sinh ngồi học sai tư thế. 13/23 56,5%<br />
Ghi chú: Ở bảng thống kê này, một học sinh có thể nằm trong nhiều nhóm <br />
đối tượng.<br />
Qua bảng thống kê có thể thấy, ở giai đoạn đầu, các em còn gặp rất <br />
nhiều khó khăn trong việc thực hiện nề nếp học tập , điều đó xuất phát từ <br />
những nguyên nhân sau:<br />
Học sinh chưa ghi nhớ được nội dung cần thực hiện, chưa hiểu được <br />
tầm quan trọng của việc xây dựng nề nếp học tập.<br />
Một số học sinh chưa được rèn luyện nếp sống nề nếp từ nhỏ, tính <br />
cách quá hiếu động hoặc quá thụ động.<br />
Một số học sinh sống xa cha mẹ, các em không được nhiều sự quan <br />
tâm từ người thân.<br />
Đa số cha mẹ nuông chiều, hoặc không kiên trì hướng dẫn con làm, <br />
làm hết việc cho con nên các em chưa biết tự phục vụ cho bản thân. <br />
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.<br />
Với hơn 4 năm dạy lớp Một, tôi nhận thấy bất kì giáo viên chủ nhiệm <br />
nào cũng có những kế hoạch để xây dựng nề nếp học tập và không ai dám <br />
chắc rằng sẽ không gặp khó khăn trong vấn đề này. Và với tôi cũng vậy, từ <br />
những khó khăn với học sinh cũng như của giáo viên chủ nhiệm khi xây dựng <br />
nề nếp học tập phát huy được tính tích cực của học sinh, tôi xin đưa ra một <br />
số giải pháp để hạn chế những khó khăn đó như sau:<br />
Giải pháp 1: Ổn định tâm lí, tạo môi trường thân thiện cho học sinh.<br />
Giải pháp 2: Xây dựng nội dung để lập kế hoạch chủ nhiệm.<br />
Giải pháp 3: Nắm bắt tâm sinh lí, phát huy hiệu quả phương pháp trực <br />
quan.<br />
<br />
Người thực hiện: Trần Thị Kim Huệ6<br />
Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp <br />
Một.<br />
Giải pháp 4: Tổ chức tốt công tác phối hợp với Ban cán sự lớp, giáo <br />
viên bộ môn, phụ huynh học sinh.<br />
Giải pháp 5: Tích cực thực hiện công tác làm gương và nêu gương, <br />
khen thưởng học sinh.<br />
1. Ổn định tâm lí, tạo môi trường thân thiện với học sinh.<br />
Với học sinh đầu cấp, những ngày đầu đến trường luôn gặp những khó <br />
khăn nhất định, đặc biệt là khó khăn về tâm lí.Bước vào một môi trường mới <br />
với bao nhiêu điều lạ, lạ trường, lạ bạn, lạ thầy cô, lạ cả nhiệm vụ học <br />
tập,đa phần các em sẽ cảm thấy lạc lỏng, ngại tiếp xúc. Chính vì lẽ đó, giáo <br />
viên chủ nhiệm mang trên mình nhiệm vụ như một chiếc cầu nối, nối lại tất <br />
cả các yếu tố mới với học sinh của mình, tạo được sự gần gũi, mang đến cho <br />
các em một cảm giác an toàn để từ đó các em có thể mở lòng hơn, tích cực <br />
giao lưu với bạn bè hơn. <br />
Để thực hiện được điều này, ở tuần 0, tôi tổ chức cho học sinh một <br />
buổi giao lưu làm quen với trường học, với các bạn trong lớp bằng các hoạt <br />
động: giới thiệu bản thân, giao lưu văn nghệ, tham quan trường học bằng các <br />
hình thức khác nhau nhưtổ chức trò chơi, tham quan thực tế, thi đua,… từ đó <br />
giúp các em tự tin, mạnh dạn thể hiện mình hơn, tạo được tinh thần đoàn kết <br />
giữa các học sinh với nhau. <br />
Ví dụ: Nhằm giúp các em ghi nhớ tên bạn mình, mạnh dạn trước đám <br />
đông, sau khi cả lớp giới thiệu, tôi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “ Bắn <br />
tên”.<br />
Nam: “Bắn tên, bắn tên”<br />
Cả lớp: “Tên gì? Tên gì?”<br />
Nam: “Tên Vy, tên Vy.”<br />
Vy: “Bắn tên, bắn tên.”…(tương tự như bạn Nam nhưng sẽ nêu tên <br />
một bạn khác không trùng với tên bạn mình nêu trước đó).<br />
Đối với việc tham quan trường học, tôi tổ chức cho học sinh tham quan <br />
xung quanh trường học, giới thiệu và nêu chức năng các phòng như: phòng <br />
thư viện, phòng thiết bị, phòng giáo viên, công trình vệ sinh, các lớp học… <br />
giúp các em hiểu hơn về môi trường học tập mới, mạnh dạn ra ngoài giao lưu <br />
với các bạn ngoài lớp và các anh chị lớp trên.<br />
Khi các em đã ổn định tâm lí, đã cảm thấy được sự thân thiện của môi <br />
trường học tập mới, chúng ta sẽ lấy đó làm bước đà cho việc hình thành, rèn <br />
luyện nề nếp học tập ban đầu, đó cũng chính là yếu tố góp phần thành công <br />
cho quá trình học tập và rèn luyện sau này.<br />
2. Xây dựng nội dung để lập kế hoạch hình thành nề nếp học tập <br />
<br />
Người thực hiện: Trần Thị Kim Huệ7<br />
Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp <br />
Một.<br />
cho học sinh.<br />
Nhằm đạt được mục tiêu xây dựng nề nếp học tập, giáo viên cần xây <br />
dựng kế hoạch hình thành và rèn luyện nề nếp học tập thường xuyên và lâu <br />
dài. Việc xây dựng kế hoạch cần thực hiện một số nội dung như sau: <br />
Bảng 2: Các nội dung cần xây dựng trong kế hoạch chủ nhiệm.<br />
<br />
CHUẨN <br />
STT NỘI DUNG CÁCH THỰC HIỆN THỜI GIAN<br />
BỊ<br />
1 Giới thiệu quy mô Tham quan thực tế các Đầu năm <br />
trường lớp cho học phòng học, phòng phụ trợ, học.<br />
sinh. …<br />
Giới thiệu các môn Yêu cầu học sinh mang Đầu năm <br />
học của học sinh bộ sách lớp Một để cho học. Bộ sách <br />
lớp Một. học sinh lấy sách theo yêu lớp 1.<br />
cầu của giáo viên.<br />
1 Quán triệt việc đi Cho học sinh học nội Quán triệt <br />
học đầy đủ và quy vào thời gian đầu. vào đầu năm <br />
đúng giờ. học.<br />
<br />
Phối hợp với phụ huynh Nhắc nhở <br />
cùng thực hiện vì đa số khi cần thiết.<br />
học sinh lớp 1 được ba <br />
mẹ đưa đón.<br />
2 Hướng dẫn học Giới thiệu các loại sách, Đầu năm <br />
sinh chuẩn bị đầy vở. học.<br />
đủ sách vở, đồ Hướng dẫn học sinh tự Hướng dẫn <br />
dùng học tập trước Chuẩn bị <br />
thực hiện theo thời khóa vào đầu năm. rổ đựng <br />
khi đên lớp; biết biểu bằng hình ảnh. Nhắc nhở học <br />
cách bảo quản đồ đồ dùng <br />
sinh khi cần trên lớp.<br />
dùng học tập. thiết.<br />
Hướng dẫn cách bảo Trang trí <br />
quản bút: đậy nắp sau khi Hướng dẫn hình ảnh <br />
viết xong; kiểm tra và thu vào đầu năm. đồ dùng ở <br />
dọn đồ dùng vào cặp cẩn Nhắc nhở học góc học <br />
thận sau mỗi buổi học. sinh khi cần tập.<br />
thiết.<br />
3 Rèn luyện thói Cho học sinh biết khi Hướng dẫn <br />
quen giơ tay phát nào cần giơ tay phát biểu. vào đầu năm <br />
biểu khi có ý kiến, Hướng dẫn cách giơ tay và rèn luyện <br />
không nói leo. phát biểu. thường xuyên <br />
trong mỗi tiết <br />
Nhắc nhở học sinh học.<br />
<br />
Người thực hiện: Trần Thị Kim Huệ8<br />
Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp <br />
Một.<br />
<br />
không được phát biểu khi <br />
chưa có sự đồng ý của <br />
giáo viên.<br />
4 Hướng dẫn tư thế Hướng dẫn và thực hiện Hướng dẫn <br />
ngồi viết, cách mẫu cho học sinh quan vào đầu năm <br />
cầm bút, cách giơ sát. và rèn luyện <br />
bảng con và xóa Cho học sinh học thuộc thường xuyên <br />
bảng đảm bảo vệ tư thế ngồi viết, nhắc lại trong mỗi tiết <br />
sinh. tư thế ngồi viết trước khi học.<br />
vào viết bài.<br />
Hướng dẫn xóa bảng <br />
nhẹ nhàng, hướng xuống <br />
đất để tránh bay bụi phấn <br />
vào các bạn.<br />
5 Rèn luyện thói Cho học sinh nghe và Hướng dẫn Hình ảnh <br />
quen thực hiện quan sát một số lệnh của vào đầu năm. các lệnh.<br />
theo lệnh của giáo giáo viên yêu cầu: lấy Rèn luyện <br />
viên. sách, lấy bảng, lấy vở, thường xuyên.<br />
vòng tay lên bàng, đọc <br />
trơn, đọc phân tích, đọc 4 <br />
mức độ,…<br />
6 Hướng dẫn cách Kiểm tra việc dán nhãn Đầu năm <br />
giữ sách vở sạch tên, bao bọc sách vở của học.<br />
sẽ. học sinh. <br />
Nhắc nhở học sinh luôn Nhắc nhở <br />
giữ tay sạch sẽ trước khi thường xuyên. <br />
viết bài.<br />
Theo dõi, <br />
Nhắc nhở học sinh luôn nhắc nhở <br />
chuẩn bị giấy lót tay khi thường xuyên.<br />
viết bài.<br />
<br />
<br />
7 Phân loại mức độ Từ kết quả nhận bàn Đầu năm <br />
học tập của học giao ở mầm non, qua một học.<br />
sinh tháng học tập, giáo viên <br />
tổ chức phân loại học <br />
sinh tạm thời theo các <br />
nhóm: Chăm học, lười <br />
học, tiếp thu bài tốt, <br />
chậm tiếp thu bài…<br />
8 Hình thành kĩ năng Hướng dẫn học sinh tự Hình thành <br />
<br />
Người thực hiện: Trần Thị Kim Huệ9<br />
Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp <br />
Một.<br />
<br />
nhận xét và tự nhận xét mình từ kết quả và rèn luyện <br />
nhận xét. đã có của giáo viên. trong quá trình <br />
Hướng dẫn học sinh học tập.<br />
nhận xét bạn bằng vốn <br />
hiểu biết của mình.<br />
9 Quán triệt việc Nhắc nhở học sinh viết Hình thành <br />
học tập ở nhà. bài, ôn lại bài đã học. thói quen ở <br />
Liên hệ với phụ huynh thời gian <br />
theo dõi việc học tập của đầu.Kiểm tra <br />
học sinh. việc thực <br />
hiện trong quá <br />
trình học.<br />
10 Thực hiện công tác Thành lập Ban cán sự Thành lập <br />
phối hợp lớp, phân công nhiệm vụ vào đầu năm <br />
cụ thể học, có thể <br />
Phối hợp với Ban cán sự thay đổi sau 2 <br />
lớp, giáo viên bộ môn, tháng.<br />
phụ huynh học sinh. Phối hợp <br />
thường xuyên <br />
và lâu dài.<br />
Bên cạnh đó, giáo viên luôn chuẩn bị một cuốn sổ tay ghi lại sự tiến bộ <br />
cũng như những biểu hiện bất thường cần khắc phục của học sinh để thuận <br />
tiện cho việc theo dõi, giúp đỡ học sinh.<br />
Việc xây dựng các nội dung trên là cơ sở để giáo viên thực hiện tất cả <br />
các việc theo thời gian đã vạch ra, tránh trường hợp bỏ sót một nội dung nào <br />
đó hoặc không rèn luyện thường xuyên. Đây còn là bước mở đầu cho hành <br />
trình xây dựng và rèn luyện nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học <br />
sinh lớp Một.<br />
3. Nắm bắt tâm sinh lí, phát huy hiệu quả phương pháp trực quan.<br />
Việc nắm bắt cũng như hiểu được tâm lí của từng học sinh và tâm lí <br />
lứa tuổi là rất cần thiết trong giáo dục học sinh tiểu học nói chung và học <br />
sinh lớp Một nói riêng, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo <br />
dục.<br />
Với giải pháp này, tôi thực hiện đổi mới trong một số nội dung sau:<br />
3.1 Chuẩn bị và bảo quản sách vở, đồ dùng học tập khi đến trường.<br />
Với học sinh lớp Một, tư duy của các em chủ yếu là tư duy trực quan, <br />
việc quan sát hình ảnh sẽ là phương pháp tối ưu nhất trong thời gian này. Ở <br />
giai đoạn đầu năm học các em còn chưa phân biệt được sách, vở, đồ dùng học <br />
<br />
Người thực hiện: Trần Thị Kim Huệ10<br />
Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp <br />
Một.<br />
tập, chưa nắm được tên các môn học và 100% học sinh đều nhờ ba mẹ, <br />
người thân giúp đỡ. Để giúp HS tự mình chuẩn bị, phát huy năng lực tự phục <br />
vụ của học sinh tôi thực hiện việc làm quen bằng phương pháp quan sát trực <br />
quan.<br />
Trước khi đến lớp, các em cần soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập. Để <br />
học sinh tự thực hiện được, ngày đầu năm học tôi phát mỗi học sinh một <br />
Thời khóa biểu có hình ảnh kèm theo và hình ảnh các đồ dùng học tập để học <br />
sinh nhận biết và chuẩn bị.<br />
Ví dụ 1: Để soạn sách vở trước khi đến lớp, các em sẽ quan sát Thời <br />
khóa biểu sau:<br />
THỜI KHÓA BIỂU _LỚP 1D<br />
9 buổi/tuần<br />
(Áp dụng từ ngày 28/08/2017)<br />
<br />
<br />
BUỔI TIẾT THỨ 2 THỨ 3 THỨ 4 THỨ 5 THỨ 6<br />
<br />
<br />
Tiếng Việt Đạo đức Toán Tiếng Việt<br />
1 HĐTT<br />
<br />
<br />
Tiếng Việt Tiếng Việt Âm nhạc Tiếng Việt Tiếng Việt<br />
2<br />
<br />
SÁNG<br />
Tiếng Việt Toán TN&XH Tiếng Việt<br />
Thể dục<br />
3<br />
<br />
<br />
Toán Mĩ thuật Thủ công Toán<br />
<br />
4 HĐTT<br />
<br />
<br />
CHIỀU 1 Toán Toán Toán Toán Nghỉ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trần Thị Kim Huệ11<br />
Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp <br />
Một.<br />
<br />
Tiếng Việt Tiếng Việt Tiếng Việt Tiếng Việt<br />
2<br />
<br />
<br />
Tiếng Việt Tiếng Việt Tiếng Việt Tiếng Việt<br />
3<br />
<br />
<br />
Khi phát thời khóa biểu cho học sinh, giáo viên hướng dẫn cách sử <br />
dụng, đọc qua các mục cho học sinh hiểu: Thứ, buổi, buổi nghỉ…và cho các <br />
em thực hiện thử một lần trên lớp. Từ những hình ảnh kèm theo bên dưới <br />
môn học mỗi ngày, học sinh có thể tự soạn đầy đủ sách vở cho mình trước <br />
khi đến lớp mà không cần sự giúp đỡ của người thân. <br />
Ngoài việc soạn sách vở, giáo viên nhắc nhở học sinh xếp sách vở <br />
đúng theo thứ tự từ trên xuống dưới của mỗi ngày, bảng con để ở cuối cùng. <br />
Khi đến lớp các em sẽ lấy theo đúng thứ tự đã xếp bỏ vào hộc bàn, học xong <br />
môn nào, xếp sách, vở môn đó vào cặp. Việc làm này tuy nhỏ nhưng khắc <br />
phục được việc đến tiết học các em sẽ lục tung cặp để tìm, gây mất thời <br />
gian, mất trật tự trong lớp học, ngoài ra sẽ tránh được việc để quên, thất lạc <br />
sách vở khi ra về.<br />
Ở thời gian đầu thực hiện, phụ huynh chỉ cần kiểm tra lại xem các <br />
em đã sắp xếp đúng hay chưa để có thể kịp thời hỗ trợ khi cần thiết.<br />
Chúng ta có thể hiểu được tâm lí của học sinh khi mới bước vào buổi <br />
học các em sẽ hứng thú, tích cực hơn những tiết học cuối. Theo khảo sát thực <br />
tế, tôi nhận thấy hầu hết học sinh thích học môn Toán hơn môn Tiếng Việt <br />
bởi môn Toán viết ít, đọc ít và có kết quả rõ ràng, môn Tiếng Việt thì viết <br />
nhiều: viết Tập viết, viết Chính tả, viết bảng con dẫn đến tình trạng lười <br />
học. Hiểu được điều này, khi làm Thời khóa biểu cho lớp, tôi sắp xếp các <br />
môn học Toán và Tiếng Việt phù hợp với tâm lí, sở thích của các em. Vào <br />
buổi sáng, ở những tiết cuối, khi cơ thể cảm thấy không còn nhiều năng <br />
lượng lại học những môn học không thuộc sở thích các em, điều này chắc <br />
chắn ảnh hưởng đến chất lượng môn học, tôi xếp học môn Tiếng Việt trước <br />
môn Toán sau. Vào buổi chiều, ở đầu tiết các em thường hay buồn ngủ, tôi <br />
xếp học môn Toán trước và Tiếng Việt sau.<br />
Ví dụ 2: Đối với việc chuẩn bị đồ dùng học tập, cũng bằng phương <br />
pháp trực quan, tôi chuẩn bị mỗi học sinh một trang hình ảnh về các đồ dùng <br />
học tập để các em tự chuẩn bị ở nhà. <br />
Vào đầu giờ học, trước khi vào giờ học, tôi cho 2 phút để học sinh <br />
chuẩn bị đồ dùng vào một cái rổ đặt giữa bàn. Việc chuẩn bị này giúp các em dễ <br />
<br />
Người thực hiện: Trần Thị Kim Huệ12<br />
Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp <br />
Một.<br />
dàng lấy đồ dùng khi cần, không mất thời gian tìm và tránh trường hợp rơi và <br />
hỏng đồ dùng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1: Lớp 1D trong giờ Tập viết<br />
Sau mỗi giờ học, trước khi ra về, tôi cho học sinh 2 phút thu dọn và <br />
kiểm tra đồ dùng học tập. Ở giai đoạn đầu, các em còn hay quên đồ dùng và <br />
không nhớ mình có những đồ dùng gì.Để khắc phục điều này, ngay ở góc học <br />
tập, tôi trang trí các đồ dùng học tập để các em có thể nhìn đó và kiểm tra đồ <br />
dùng trước khi ra về.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2: Góc học tập lớp 1D<br />
Với việc thực hiện giải pháp trên, tôi nhận thấy học sinh tích cực, tự <br />
giác chuẩn bị và bảo quản sách vở, đồ dùng của mình mà không phụ thuộc <br />
vào người thân.Từ đó dần hình thành cho các em năng lực tự phục vụ, tự <br />
quản, phát huy tối đa năng lực của các em.<br />
3.2 Làm quen, thực hiện theo các kí hiệu, hiệu lệnh của giáo viên.<br />
Với học sinh lớp Một, ở tuần học đầu tiên là tuần làm quen, giáo viên <br />
hướng dẫn học sinh hiểu và ghi nhớ các kí hiệu, lệnh ngay trong tuần này <br />
như lệnh: Lấy bảng, lấy sách, đọc các mức độ, đọc trơn, đọc phân tích, lệnh <br />
giơ bảng con, đọc bảng con,… Việc làm này giúp cho sự phối hợp giữa giáo <br />
viên và học sinh được thuận lợi, thoải mái và nhịp nhàng hơn trong quá trình <br />
Người thực hiện: Trần Thị Kim Huệ13<br />
Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp <br />
Một.<br />
học tập lâu dài. Đây là lần đầu tiên các em được làm quen với các kí hiệu, lần <br />
đầu được nghe các lệnh khi học tập, vậy giáo viên cần làm thế nào để các em <br />
dễ ghi nhớ và chú ý thực hiện theo. Với sự thuận lợi của hình ảnh trực quan, <br />
tôi thực hiện cho học sinh quan sát bằng những hình vẽ có liên quan, gợi nhớ <br />
cho các em hiểu được mục đích của giáo viên cần các em làm gì.<br />
Qua tìm hiểu thực tế ở một số lớp học cũng như trường học khác, đại <br />
đa số giáo viên sử dụng các chữ cái để lệnh cho học sinh lấy đồ dùng: Lấy <br />
sách: kí hiệu chữ S, lấy vở: kí hiệu chữ V, lấy bảng: kí hiệu chữ B. Với việc <br />
làm này, những học sinh chưa thuộc chữ cái, hoặc ghi nhớ chậm sẽ rất khó <br />
nhớ và khó có thể làm theo. Hiểu được điều này, cũng bằng những chữ cái <br />
đó, tôi thêm vào một số hình vẽ gợi mở, tạo điều kiện cho tất cả đối tượng <br />
học sinh đều hiểu và thực hiện được.<br />
Ví dụ: <br />
Kí hiệu lấy sách, vở, tôi vẽ hình trang sách, vở: một bên ghi chữ cái <br />
S hoặc V, và một bên ghi số trang cần mở.<br />
Kí hiệu lấy bảng là một hình chữ nhật tượng trưng cho cái bảng có <br />
ghi chữ cái B.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3: Các lệnh hỗ trợ học tập<br />
Kí hiệu đọc theo 4 mức độ: Sử dụng hình các mặt cười từ to đến nhỏ <br />
dần thể hiện 4 mức độ đọc: To – nhỏ nhẩm – thầm. Việc sử dụng những <br />
hình ảnh sinh động tạo được sự hứng thú cũng như chú ý của học sinh khi <br />
giáo viên lệnh đọc.<br />
Lệnh đọc trơn: Đưa thước nằm ngang thể hiện việc đọc không tách <br />
tiếng. Lệnh đọc phân tích: đặt thước dọc, nằm giữa phần đầu và phần vần <br />
thể hiện việc đọc theo cơ chế tách đôi.<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trần Thị Kim Huệ14<br />
Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp <br />
Một.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đọc trơn Đọc phân tích<br />
Hình 4, 5: Lệnh đọc trơn và đọc phân tích.<br />
3.3. Rèn luyện ngồi học đúng tư thế ngồi.<br />
Không như ở Mẫu giáo, bước vào lớp Một các em mang trên mình <br />
nhiệm vụ học tập là chính. Việc ngồi bàn học chiếm 90% thời gian đến lớp, <br />
chính vì vậy, việc rèn luyện cho học sinh ngồi học đúng tư thế là việc làm <br />
quan trọng, giúp cho quá trình học tập diễn ra thuận lợi, phòng chống một số <br />
bệnh tật về xương, mắt. Tuy nhiên, có thể thấy rằng ở lứa tuổi năng động, <br />
không ngồi yên được lâu thì việc rèn luyện cho học sinh ngồi đúng tư thế là <br />
một điều không dễ dàng. Các em thường ngồi hướng quay ngang sang bạn <br />
bên cạnh, cúi mặt, nằm dài lên bàn, gác chân lên bàn,…Để khắc phục điều <br />
đó, ngay từ đầu năm học, tôi hướng dẫn cho các em biết tư thế ngồi học <br />
đúng: Lưng thẳng, không tì ngực vào bàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở 20cm – <br />
30cm, hai chân song song thoải mái. Cùng với đó, tôi hướng dẫn học sinh rèn <br />
luyện thường xuyên và tự nhắc lại tư thế ngồi học mỗi ngày.<br />
Ngoài ra, để các em hiểu được tác hại của việc ngồi học không đúng tư <br />
thế, ngay ở góc học tập, tôi sử dụng một số hình ảnh về các bệnh cong vẹo <br />
cột sống, gù lưng, cận thị,… để các em thấy, hiểu được và có ý thức ngồi <br />
học đúng tư thế để bản thân tránh được những bệnh đó, giúp cho quá trình <br />
học tập diễn ra thuận lợi hơn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trần Thị Kim Huệ15<br />
Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp <br />
Một.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6, 7: Hình minh họa các bệnh có thể mắc phải do ngồi học sai tư thế.<br />
4. Tổ chức tốt công tác phối hợp với Ban cán sự lớp, các biệt đội <br />
trong lớp, giáo viên bộ môn, phụ huynh học sinh.<br />
4.1 Thành lập và phối hợp với Ban cán sự lớp, các biệt đội trong lớp.<br />
Ban cán sự lớp là lực lượng nồng cốt, giúp đỡ giáo viên thực hiện các <br />
nhiệm vụ quản lí, tổ chức lớp. Thành viên Ban cán sự lớp được thành lập <br />
thông qua việc ứng cử hoặc đề cử của giáo viên và tập thể lớp dựa trên năng <br />
lực cũng như phẩm chất của học sinh.<br />
Giáo viên chủ nhiệm tổ chức thành lập Ban cán sự lớp, phân công trách <br />
nhiệm cho từng cá nhân, các tổ, nhóm, đồng thời tổ chức thực hiện các hoạt <br />
động theo kế hoạch cá nhân, theo kế hoạch, phong trào thi đua của nhà trường <br />
và của các cấp.<br />
Để tạo cơ hội cho tất cả học sinh được phát huy năng lực của bản <br />
thân, tôi thực hiện thành lập Ban cán sự lớp gồm: Lớp trưởng, lớp phó học <br />
tập, lớp phó lao động, lớp phó văn thể, tổ trưởng, tổ phó, bàn trưởng. Với lực <br />
lượng này, tạo điều kiện cho đa số các em được thể hiện mình, các em chủ <br />
động, tích cực hơn trong học tập để làm gương cho các bạn và còn thể hiện <br />
sự có ích của cá nhân các em trong tập thể lớp.<br />
Cùng với Ban cán sự lớp, giáo viên hướng dẫn Ban cán sự lớp tổ chức, <br />
quản lí việc học tập của bản thân và của các bạn. Mỗi thành viên thực hiện <br />
các nhiệm vụ cụ thể, khác nhau:<br />
Lớp trưởng: Quản lí chung, nhắc nhở các thành viên trong Ban cán sự <br />
thực hiện nhiệm vụ, nhắc nhở cả lớp chuẩn bị và thu dọn đồ dùng học tập.<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trần Thị Kim Huệ16<br />
Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp <br />
Một.<br />
Lớp phó học tập: Kiểm tra việc học tập của các bạn, tổ chức sinh <br />
hoạt học tập phút đầu giờ.<br />
Lớp phó văn thể: Tổ chức trò chơi, văn nghệ cho lớp ở các giờ giải <br />
lao.<br />
Lớp phó lao động: Kiểm tra việc dọn vệ sinh lớp, đôn đốc, nhắc nhở <br />
các tổ trưởng phân công nhiệm vụ dọn vệ sinh, tưới cây,… cho các thành viên <br />
trong tổ.<br />
Tổ trưởng: Quản lí chung tổ mình.<br />
Tổ phó: Cùng với tổ trưởng quản lí tổ, khi tổ trưởng vắng, tổ phó <br />
chịu trách nhiệm như một tổ trưởng.<br />
Bàn trưởng: Nhắc nhở việc chuẩn bị đồ dùng, việc học tập của bạn <br />
cùng bàn. Một tháng thay đổi bàn trưởng một lần để tạo điều kiện cho tất cả <br />
học sinh đều được phát huy năng lực của mình.<br />
Bên cạnh Ban cán sự lớp, tôi thực hiện thành lập các biệt đội trong lớp <br />
như:<br />
Biệt đội chữ viết đẹp: Thành viên của đội là những học sinh viết chữ <br />
đẹp, giữ vở sạch và học sinh viết tiến bộ. Nhiệm vụ của đội là rèn chữ, <br />
kiểm tra việc rèn chữ của các bạn trong lớp.Trong lớp, học sinh nào viết chữ <br />
tiến bộ, đẹp sẽ được gia nhập vào đội.<br />
Biệt đội giúp bạn: Thành viên của đội là những học sinh học giỏi, làm <br />
toán nhanh, chính xác, đọc tốt. Nhiệm vụ của đội là giúp đỡ những bạn làm <br />
toán chậm học tốt hơn, kiểm tra việc đọc, việc làm bài tập của các bạn trong <br />
lớp dưới sự phân công của giáo viên chủ nhiệm.<br />
Mỗi tháng sẽ tổ chức tổng kết các biệt đội, gia nhập thành viên mới, <br />
tuyên dương khen thưởng thành viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trần Thị Kim Huệ17<br />
Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp <br />
Một.<br />
Hình 8: Tổng kết, khen thưởng học sinh có thành tích tốt trong tháng.<br />
Qua quá trình thực hiện những việc như trên, tôi nhận thấy các em <br />
hứng thú với nhiệm vụ của mình, ham thích, tích cực học hỏi để làm gương <br />
cho các bạn, và cũng từ đây, nề nếp học tập của lớp được rèn luyện thường <br />
xuyên, giáo viên chủ nhiệm đỡ bớt phần nào thời gian trong việc rèn nề nếp <br />
học tập cho lớp.<br />
4.2 Phối hợp với giáo viên bộ môn.<br />
Cùng với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn chịu trách nhiệm dạy <br />
các môn chuyên biệt trong lớp gồm các môn: Mĩ thuật, Âm nhạc, Thể dục. <br />
Tuy thời lượng các tiết học không quá nhiều, nhưng các tiết học đó vẫn cần <br />
thực hiện theo nề nếp lớp học đã xây dựng. Để làm được điều này, tôi chủ <br />
động trao đổi với giáo viên bộ môn về một số nội quy, quy tắc trong lớp học <br />
để có thể hỗ trợ rèn luyện nề nếp học tập thường xuyên và lâu dài.Ở thời <br />
gian đầu, giáo viên bộ môn còn ngại, nhưng nhờ sự kiên trì, ủng hộ, phối hợp <br />
nhịp nhàng với giáo viên chủ nhiệm nên nề nếp lớp học được rèn luyện thành <br />
thói quen trong học tập.<br />
Ví dụ: Giáo viên bộ môn thường xuyên hướng dẫn học sinh nhận biết <br />
sách, vở của môn học đang dạy,thường xuyên nhắc nhở học sinh tư thế ngồi, <br />
cách phát biểu, cách sử dụng bảng con,…<br />
Giáo viên chủ nhiệm cần quán triệt tư tưởng, suy nghĩ cho học sinh về <br />
tầm quan trọng của tất cả các môn học, không có môn nào xem nhẹ hơn môn <br />
nào, các em cần tôn trọng các thầy cô bộ môn và chăm chỉ học tập ở tất cả <br />
các môn.<br />
4.3 Phối hợp với phụ huynh học sinh.<br />
Ngoài việc xây dựng nề nếp học tập trên lớp thì việc xây dựng nề nếp <br />
học tập ở nhà là một việc làm tất yếu mà phụ huynh đóng vai trò quan trọng. <br />
Việc phối hợp với phụ huynh là một việc làm mà mỗi người giáo viên hay <br />
nhà trường đều thực hiện, nhưng làm thế nào để phối hợp với phụ huynh <br />
phát huy được tính chủ động, tích cực học tập của học sinh khi ở nhà bởi <br />
chúng ta có thể hiểu đại đa số phụ huynh rất yêu thương, chiều chuộng con, <br />
đặc biệt khi con còn nhỏ. Ở lứa tuổi lớp Một, các em còn chưa ý thức được <br />
nhiệm vụ của mình do đó phụ huynh không kiên trì rèn luyện nề nếp học tập <br />
cho con mà thường làm thay con. Chính vì điều đó, các em thường ỷ lại vào <br />
ba mẹ và lười thực hiện nhiệm vụ của mình.Để tránh tình trạng này, giáo <br />
viên chủ nhiệm cần có những kế hoạch phối hợp với phụ huynh học sinh khi <br />
xây dựng, rèn luyện nề nếp học tập ở nhà.<br />
Hiện nay, đa số các phần bài học đều được giáo viên hướng dẫn và <br />
hoàn thành ngay tại lớp duy chỉ có phần Tập viết ở nhà thì hoàn thành ở nhà, <br />
tuy nhiên giáo viên vẫn thường giao việc về nhà như đọc lại bài, xem lại bài <br />
Người thực hiện: Trần Thị Kim Huệ18<br />
Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp <br />
Một.<br />
đã học,… bởi đa số học sinh chỉ nghe lời cô dặn, cô dặn thì làm, không dặn <br />
thì không làm. Để rèn luyện tính chủ động học tập ở nhà cho các em, tôi phối <br />
hợp cùng phụ huynh lập thời gian biểu cho các em.Tùy vào thời gian sinh hoạt <br />
ở mỗi nhà, phụ huynh linh hoạt sắp xếp thời gian đủ để các em học Toán, <br />
học Tiếng Việt, các môn học khác. Trong thời gian biểu luôn có các nội dung <br />
thường xuyên thực hiện mỗi ngày, không cần cô nhắc các em cũng thực hiện: <br />
tập viết, đọc lại bài mới học và có các nội dung học các môn khác thì thay đổi <br />
theo thời khóa biểu.<br />
Ví dụ: Tôi giao nhiệm vụ học Tiếng Việt ở nhà và nhắc học sinh đây là <br />
nhiệm vụ làm mỗi ngày, cô không nhắc thì vẫn tự biết thực hiện.<br />
Hoàn thành phần tập viết ở nhà: Trong vở Em tập viết lớp 1 có phần <br />
kí hiệu hình ngôi nhà có nghĩa là viết ở nhà, các em mở vở và tự biết phải <br />
hoàn thành bài.<br />
Đọc lại bài mới học 3 5 lần: Đối với học sinh lớp 1, ở lớp các em <br />
được làm quen, ghi nhớ vần nhưng để các em đọc thông thạo, ghi nhớ bền <br />
vững thì các em cần đọc đi đọc lại nhiều lần.<br />
Từ việc xây dựng nề nếp ban đầu, các em chủ động hoàn thành nhiệm <br />
vụ ở nhà mà không cần giáo viên, ba mẹ hay người thân nhắc nhở. Để làm <br />
được điều này, ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm, giáo viên chủ nhiệm <br />
cần trao đổi, thống nhất với phụ huynh những nội dung mà giáo viên muốn <br />
rèn luyện để phát huy được tính chủ động, tích cực của học sinh, nhắc nhở <br />
phụ huynh tránh tình trạng làm thay con mà thay vào đó, phụ huynh chỉ kiểm <br />
tra, hỗ trợ con khi thật sự cần thiết. Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm cần <br />
thường xuyên liên lạc với phụ huynh để theo dõi tình hình xây dựng và rèn <br />
luyện nề nếp học tập ở nhà của học sinh. <br />
Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, việc liên hệ với phụ huynh <br />
học sinh không còn khó khăn. Giáo viên chủ nhiệm có thể liên hệ với phụ <br />
huynh qua điện thoại, qua mạng xã hội như facebook, zalo,… bên cạnh đó nhà <br />
trường triển khai thực hiện phần mềm VNEDU cũng tạo điều kiện để giáo <br />
viên liên hệ với phụ huynh một cách thường xuyên qua tin nhắn điện thoại <br />
mà không mất nhiều thời gian.<br />
Ví dụ: Với những phụ huynh sử dụng mạng xã hội như facebook, tôi <br />
lập nhóm Phụ huynh lớp 1D. Có những thông báo chung thì đăng vào nhóm để <br />
phụ huynh được biết. Tại đây, tôi cũng có thể gửi những hình ảnh của học <br />
sinh về các hoạt động học tập, vui chơi ở lớp để phụ huynh tiện theo dõi. <br />
Ngoài ra để trao đổi về tình hình học tập, rèn luyện nề nếp học tập ở lớp <br />
cũng như ở nhà của từng học sinh thì có thể gọi bằng ứng dụng facebook, <br />
zalo để có thể trao đổi thoải mái mà không lo ngại việc tốn phí.<br />
Với những phụ huynh không sử dụng mạng xã hội, tôi sử dụng phần <br />
<br />
Người thực hiện: Trần Thị Kim Huệ19<br />
Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp <br />
Một.<br />
mềm VNEDU để nhắn tin nội dung cần thông báo, với phần mềm này, giáo <br />
viên chỉ cần nhắn một tin nhắn và gửi một lần đến tất cả phụ huynh, thuận <br />
tiện và tiết kiệm được nhiều thời gian.<br />
Qua đây, có thể thấy rằng việc tổ chức tốt công tác phối hợp với các <br />
lực lượng như Ban cán sự lớp, giáo viên bộ môn, phụ huynh học sinh giúp cho <br />
việc xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực của học sinh được triệt <br />
để, thường xuyên, lâu dài và bền vững.<br />
5. Tích cực thực hiện công tác làm gương và nêu gương, khen <br />
thưởng học sinh.<br />
Ở lứa tuổi lớp 1 các em dễ chịu sự ảnh hưởng, cũng như tác động từ <br />
bên ngoài nên để thực hiện tốt nhiệm vụ của một giáo viên chủ nhiệm thì <br />
trước hết bản thân giáo viên phải luôn mẫu mực trong mọi việc làm, sinh <br />
hoạt, lời nói, khi đã hứa thì phải thực hiện, nếu không thực hiện phải nêu rõ <br />
lí do, luôn tạo niềm tin cho các em bởi mỗi giáo viên là tấm gương cho học <br />
sinh noi theo. Các em luôn dành trọn sự tin tưởng vào thầy cô của mình, bất kì <br />
việc làm nào của thầy cô các em đều cho là đúng và có thể học theo. Chính vì <br />
điều đó, người giáo viên cần chú ý tất cả các mặt từ hành động, thái độ, lời <br />
nói đến những việc dù là nhỏ nhặt nhất.<br />
Ví dụ: Giáo viên xây dựng, rèn luyện cho các em việc lau bảng bằng <br />
khăn và dùng thước để kẻ thì khi lau bảng chi tiết nhỏ giáo viên cũng tránh <br />
việc lau bằng tay hay kẻ một nét nhỏ cũng cần phải dùng thước. <br />
Bên cạnh đó, có thể hiểu rằng bất kì ai cũng muốn được khen và các <br />
em cũng vậy, việc tuyên dương, khen thưởng các em là động lực để các em <br />
cố gắng, tích cực hoạt động, hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập của mình hơn. <br />
Hiểu được điều đó, ở lớp tôi thường xuyên tổ chức tổng kết, tuyên dương <br />
khen thưởng cho nh