Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc <br />
thiểu số tại trường MN Hoa Pơ Lang<br />
<br />
<br />
PHỤ LỤC<br />
Trang<br />
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU……………………………………………..2 <br />
I. Đặt vấn <br />
đề………………………………………………………….....3 <br />
1. Lý do lý luận…………………………………………………………...3<br />
2. Lý do thực tiễn…………………………………………………………<br />
3<br />
3. Đối tượng nghiên cứu: ……………………………………………….3<br />
4. Phạm vi nghiên cứu: ………………………………………………....3<br />
5 Thời gian: ……………………………………………………………..3<br />
II. Mục đích nghiên cứu ………………………………………………3<br />
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ……………………………….3<br />
I. Cơ sở lí luận của vấn <br />
đề……………………………………………..4<br />
II. Thực trạng của vấn đề………………………………………………<br />
4<br />
2.1. Vài nét về địa bàn thực hiện hiện sáng kiến……………………….4<br />
2.2. Thực trạng của đề tài……………………………………………….4<br />
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn <br />
đề………………..7<br />
3.1. Giải pháp 1: Công tác chỉ đạo của hiệu <br />
trưởng……………………….7<br />
3.2. Giải pháp 2: Chỉ đạo xây dựng môi trường tiếng Việt trong lớp <br />
học.7<br />
a) Biện pháp 1........................................................................................8<br />
b) Biện pháp 2........................................................................................9<br />
c) Biện pháp 3..........................................................................................9<br />
d) Biện pháp 4 .........................................................................................9<br />
3.3. Giải pháp 3: Chỉ đạo xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt <br />
ngoài lớp học.................................................................................................10<br />
a) Biện pháp1......................................................................................10<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuân Nhi 1<br />
Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc <br />
thiểu số tại trường MN Hoa Pơ Lang<br />
<br />
b) Biện pháp 2 ……………………………………………………… ....11<br />
c) Biện pháp 3………………………………………………………….12<br />
VI. Tính mới của giải pháp……………………………………………<br />
12<br />
V. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm…………………………………<br />
13<br />
Phần thứ ba: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ…………………………….14<br />
I. Kết luận……………………………………………………………..14<br />
II. Kiến nghị……………………………………………………………15<br />
<br />
<br />
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU<br />
I. Đặt vấn đề<br />
1. Lý do lý luận<br />
Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống quốc dân. Giáo <br />
dục Mầm non thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ <br />
3 tháng tuổi đến sáu tuổi. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát <br />
triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu <br />
tiên của nhân cách.<br />
Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Nhiệm vụ <br />
năm học 2018– 2019 của ngành học mầm non là tiếp tục thực hiện có hiệu <br />
quả chương trình giáo dục mầm non, tổ chức tốt các hoạt động cho trẻ theo <br />
hướng lấy trẻ làm trung tâm, đặc biệt quan tâm xây dựng môi trường tăng <br />
cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số ở những đơn vị có trẻ em là DTTS.<br />
Để nâng cao chất lượng giáo dục trước hết chúng ta phải nâng cao chất <br />
lượng đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn, vững vàng về nghiệp vụ, có <br />
phẩm chất đạo đức tốt, có phong cách tự tin gần gũi trẻ, biết ứng dụng công <br />
nghệ thông tin và khai thác những thông tin trên mạng để áp dụng vào các <br />
hoạt động thiết thực một cách hợp lý và mang tính giáo dục cao, biết phối <br />
hợp chặt chẽ với phụ huynh để nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ. Tăng <br />
cường tổ chức lồng ghép tiếng Việt vào các hoạt động theo hướng lấy trẻ <br />
làm trung tâm.<br />
2. Lý do thực tiễn<br />
Trên thực tế đối với những trẻ thành thạo tiếng phổ thông việc giao <br />
tiếp việc giao tiếp và thu nhận tri thức và thực hiện những yêu cầu của giáo <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuân Nhi 2<br />
Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc <br />
thiểu số tại trường MN Hoa Pơ Lang<br />
<br />
viên một cách dễ dàng song đối với trẻ dân tộc thiểu số đây là cả một vấn đề <br />
khó khăn mà đòi hỏi nhà giáo dục cần phải có nhứng biện pháp phù hợp.<br />
Đặc biệt tại trường MN Hoa Pơ Lang có trên 70% là trẻ DTTS, trẻ mới <br />
đến lớp tiếp xúc với tiếng Việt còn gặp nhiều khó khăn, trẻ tỏ ra e dè, nhút <br />
nhát, thiếu tự tin, nhiều trẻ không biết tiếng Việt, mặt khác hầu hết giáo viên <br />
rất ít biết tiếng dân tộc thiểu số, bởi phần lớn trong số họ đều từ những giáo <br />
viên chuyển nơi khác đến. Số GV này cũng chưa từng được tiếp cận với <br />
chương trình đào tạo liên quan đến ngôn ngữ dân tộc thiểu số, hoặc phương <br />
pháp dạy học tiếng Việt như ngôn ngữ thứ 2 tại trường sư phạm. Tình trạng <br />
bất đồng ngôn ngữ giữa người học và người dạy, giáo viên nói mà trẻ không <br />
hiểu diễn ra khá phổ biến, trẻ không sử dụng thành thạo tiếng Việt sẽ ảnh <br />
hưởng đến chất lượng giáo dục. <br />
Để tháo gỡ khó khăn này, tôi đã chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên trong <br />
trường về phương pháp lồng ghép tiếng Việt thông qua các hoạt động theo <br />
quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, thiết kế xây dựng môi trường tiếng <br />
Việt, lập kế hoạch trên quan điểm lồng ghép tiếng Việt. Có nghĩa là xây <br />
dựng dựa trên hứng thú, nhu cầu, kinh nghiệm và khả năng của trẻ. Với mục <br />
tiêu sẽ tạo cơ hội cho trẻ được phát triển toàn diện, không chỉ chú trọng tới <br />
sự phát triển trí tuệ mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển thể chất và khả <br />
năng giao tiếp xã hội của trẻ.”. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài <br />
“Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho <br />
trẻ dân tộc thiểu số tại trường mầm non Hoa Pơ Lang”<br />
3. Đối tượng nghiên cứu: <br />
Đưa ra một số giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường tăng cường tiếng <br />
Việt cho trẻ dân tộc thiểu số tại trường Mầm non Hoa Pơ Lang.<br />
4. Phạm vi nghiên cứu: <br />
Chỉ đạo xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ DTTS tại <br />
trường Mầm non Hoa Pơ Lang.<br />
5. Thời gian: Học kỳ I năm học 20172018 đến học kỳ I năm học 2018<br />
2019<br />
II. Mục đích nghiên cứu <br />
Tìm hiểu thực trạng việc xây dựng môi trường tiếng Việt cho trẻ <br />
DTTS và đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường tiếng Việt cho trẻ DTTS <br />
tại nhà trường. Vận dụng những kiến thức có sẵn, tìm hiểu và nghiên cứu, áp <br />
dụng các giải pháp vào việc tăng cường tiếng Việt phù hợp giúp trẻ phát <br />
triển hài hòa và đặc biệt việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuân Nhi 3<br />
Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc <br />
thiểu số tại trường MN Hoa Pơ Lang<br />
<br />
+ Tìm hiểu và nghiên cứu thực trạng, đua ra một số giải pháp, biện pháp <br />
nhằm chỉ đạo xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ DTTS tại <br />
trường Mầm non Hoa Pơ Lang.<br />
+ Áp dụng một số giải pháp, biện pháp trong việc xây dựng môi trường <br />
tăng cường tiếng Việt cho trẻ DTTS.<br />
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
I. Cơ sở lí luận của vấn đề<br />
Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt, tồn tại và phát triển theo <br />
sự tồn tồn tại, phát triển của xã hội loài người. Là phương tiện nhận thức <br />
thế giới xung quanh, là cơ sở của mọi sự suy nghĩ, là công cụ của tư duy.<br />
Đối với trẻ dân tộc thiểu số ngôn ngữ thứ hai đóng vai trò đặc biệt <br />
quan trọng trong việc phát triển tư duy, hình thành và phát triển nhân cách; là <br />
công cụ để giao tiếp, học tập, vui chơi….trẻ có nhu cầu tìm hiếu thế giới <br />
xung quanh thông qua ngôn ngữ, lời nói của người lớn, trẻ làm quen với các <br />
sự vật, hiện tượng và hiểu những đặc điểm tính chất cấu tạo, công dụng… <br />
của chúng và trẻ học được từ tương ứng (từ hình ảnh trực quan đi vào nhận <br />
thức của trẻ cùng một lúc). Ngôn ngữ giúp trẻ mở rộng hiểu biết về thế giới <br />
xung quanh. Từ ngữ giúp cho việc cũng cố những biểu tượng đã được hình <br />
thành. Song trên thực tế hiện nay hầu hết trẻ e thuộc vùng sâu, vùng xa vùng <br />
dân tộc thiểu số, trước khi đến trường trẻ chỉ sống trong gia đình, ở các thôn, <br />
buôn, trong môi trường hoàn toàn tiếp xúc với tiếng mẹ đẻ. Do vậy trẻ chỉ <br />
biết được tiếng mẹ đẻ, trẻ ít giao tiếp hoặc thậm chí không biết tiếng Việt, <br />
trong khi đó tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức thường dùng giao tiếp hàng <br />
ngày và đặc biệt hơn khi đến trường lớp điều đầu tiên trẻ phải biết tiếp xúc <br />
với tiếng Việt. Vì vậy với cương vị là người quản lý đơn vị vùng sâu, vùng <br />
xa vùng có trẻ em là người dân tộc thiểu số, tôi nhận thấy cần đưa ra những <br />
biện pháp, giải pháp tích cực nhằm tăng cường tiếng Việt cho trẻ ngay từ khi <br />
trẻ bước vào trường, lớp mầm non, muốn làm được tốt và đạt hiệu quả <br />
trước hết cần xây dựng môi trường tiếng Việt cho trẻ hoạt động, xây dựng <br />
môi trường an toàn, thân thiện, trình bày đẹp mắt, thu hút, giúp trẻ chủ động <br />
tham gia vào các hoạt động, trẻ có cơ hội trải nghiệm và giao tiếp tiếng Việt <br />
một cách tích cực, từ đó giúp trẻ mở rộng vốn từ, hình thành ở trẻ sự tự tin và <br />
dễ dàng học hỏi, dễ dàng bày tỏ những suy nghỉ, chia sẽ hiểu biết của mình <br />
bằng tiếng Việt với cô với bạn bè. Thông qua các hoạt động học tập, vui <br />
chơi và trò chuyện ở mọi lúc mọi nơi mà dần dần trẻ thành thạo và ngược lại <br />
mọi hoạt động ở trường cũng tạo cho trẻ phát triển ngôn ngữ thứ hai. <br />
Căn cứ thông tư số 17/2009/TTBGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 và <br />
được sửa đổi, bổ sung một số nội dung theo Thông tư số 28/2016/TT<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuân Nhi 4<br />
Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc <br />
thiểu số tại trường MN Hoa Pơ Lang<br />
<br />
BGDDT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành <br />
chương trình Giáo dục mầm non. <br />
Căn cứ vào thông tư 36/2011/TTBGDĐT ban hành chương trình bồi <br />
dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non. <br />
Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “ Tăng cường tiếng <br />
Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn <br />
20162020, định hướng đến năm 2025” trên địa bàn huyện Krông Ana.<br />
Thực hiện Kế hoạch số 25/KHPGD&ĐT ngày 19 tháng 9 năm 2017 <br />
của Phòng Giáo dục và Đào tạo Krông Ana về việc triển khai chuyên đề “Xây <br />
dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016 2020.<br />
Căn cứ kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường thực <br />
trạng nhằm đưa ra một số giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường tăng cường <br />
tiếng Việt cho trẻ DTTS tại trường Mầm non Hoa Pơ Lang.<br />
II. Thực trạng của vấn đề<br />
2.1. Vài nét về địa bàn thực hiện hiện sáng kiến<br />
Xã Dur Kmăl nằm phía Đông nam huyện Krông Ana, cách Trung tâm <br />
huyện 12 km, địa hình chủ yếu là đồi núi và những cánh đồng trũng. Toàn xã <br />
gồm 01 thôn, 06 buôn, trong đó có 04 buôn đặc biệt khó khăn. Tổng điện tích <br />
tự nhiên : 7035 ha toàn xã có 1558 hộ, 7208 nhân khẩu trong đó số hộ dân tộc <br />
thiểu số 772 hộ có 3649 khẩu chiếm tỉ lệ 50%; hộ nghèo 269 chiếm tỉ lệ <br />
17,0% dân số toàn xã số hộ cận nghèo 222 hộ. Nhân dân sinh sống chủ yếu là <br />
nghề nông nghiệp, một số con em trong hộ gia đình của xã chưa thông thạo <br />
tiếng phổ thông, một số hộ gia đình vì hoàn cảnh khó khăn, chưa quan tâm <br />
đến con em trong độ tuổi đến lớp, vì vậy tỷ lệ huy động trẻ ở độ tuổi 23 <br />
tuổi những năm trước còn thấp.<br />
Trường có 7 điểm, một điểm chính và 6 điểm lẻ với 430 trẻ trong <br />
năm học 20172018, trong đó trẻ em dân tộc thiểu số chiếm trên 70%, có 04 <br />
trẻ dân tộc thiểu số chiếm trên 90%.<br />
Năm học 20182019: Số lớp: 17 lớp; Nhà trẻ: 2; Mẫu giáo: 15, trong <br />
đó MG 5 tuổi: 07.<br />
Số trẻ: 445; nữ: 216; DTTS: 266, nữ DT: 127 ; trong đó; Nhà trẻ: 58; <br />
trẻ mẫu giáo: 387( trẻ 5 tuổi: 125).<br />
Tổng số CBVC: 37; CBQL: 03; GV: 31 ; NV: 03; DTTS: 9 (8 n ữ); <br />
Đảng viên: 17.<br />
Giáo viên đứng lớp: 31/17 lớp; tỷ lệ: 1.82 GV/lớp. <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuân Nhi 5<br />
Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc <br />
thiểu số tại trường MN Hoa Pơ Lang<br />
<br />
Trình độ chuyên môn: Đạt chuẩn 37/37: tỷ lệ: 100%; trên chuẩn <br />
32/37: tỷ lệ: 86,5.Trong đó:<br />
CBQL: 03; đạt chuẩn 100%; trên chuẩn: 100%.<br />
Giáo viên trên chuẩn: 27/31; tỷ lệ: 87%.<br />
2.2. Thực trạng của đề tài<br />
Khảo sát chất lượng tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số <br />
học kỳ I năm học 20172018 nhằm xác định thực trạng, đưa ra một số giải <br />
pháp xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt phù hợp nâng cao chất <br />
lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ DTTS các nhóm, lớp.<br />
Khảo sát thực tế trẻ DTTS học kỳ I năm học 20172018 khi chưa <br />
xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt<br />
<br />
STT Kết quả<br />
Nội dung<br />
TS Đạt% Chưa đạt%<br />
<br />
Trẻ nói thành thạo tiếng Việt 288 15 85<br />
1<br />
<br />
<br />
Trẻ nghe và hiểu một số yêu cầu của qua 288 12 88<br />
2<br />
một số nội dung hoạt động<br />
<br />
Trẻ biết giao tiếp và diễn đạt mạch lạc một 288 25 75<br />
3<br />
số câu từ<br />
<br />
4 Trẻ tự tin giao tiếp với bạn , mạnh dạn trao 288 22 78<br />
đổi trò chuyện cùng cô<br />
<br />
<br />
<br />
* Thuân lợi:<br />
Trường luôn được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và <br />
Đào tạo, tổ chức tập huấn, chuyên đề, căn cứ kế hoạch xây dựng các tiêu chí, <br />
kiểm ra, tư vấn đến đơn vị. Đặc biệt sự quan tâm của phụ huynh trong việc <br />
hỗ trợ nguyên vật liệu giúp cô và trò thực hiện tốt kế hoạch. Đội ngũ cán bộ <br />
giáo viên đoàn kết nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, nhiều giáo viên có chuyên <br />
môn vững vàng, thực sự là tấm gương tự học và sáng tạo, có tinh thần trách <br />
nhiệm trong công tác, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ được nâng lên.<br />
Cơ sở vật chất của nhà trường từng bước được cải thiện, tương đối <br />
đảm bảo cho việc thực hiện nhiệm vụ dạy và học.<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuân Nhi 6<br />
Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc <br />
thiểu số tại trường MN Hoa Pơ Lang<br />
<br />
Tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi tới trường cao hơn những năm học <br />
trước, chất lượng giáo dục dần được nâng lên. Nhận thức của phần lớn các <br />
bậc phụ huynh học sinh về việc học của con em mình dần có sự thay đổi.<br />
* Khó khăn: <br />
Trường thuộc vùng khó khăn, có nhiều điểm lẻ, khoảng cách các điểm <br />
trường cách xa nhau, các lớp thuộc các điểm lẻ hầu hết trẻ dân tộc thiểu số <br />
đều là lớp ghép nhiều độ tuổi, khả năng nghe, hiểu tiếng Việt của trẻ ở <br />
nhiều mức độ khác nhau, giáo viên gặp khó khăn trong việc tổ chức các hoạt <br />
động.<br />
Trẻ DTTS chiếm trên 70% trong tổng số trẻ toàn trường, phần lớn trẻ <br />
độ tuổi nhà trẻ, lớp mầm trước khi đến lớp đều sống trong môi trường tiếng <br />
mẹ đẻ<br />
Có 85% giáo viên dạy trẻ em dân tộc thiểu số là người Kinh, không <br />
thông thạo tiếng dân tộc của trẻ. Việc bất đồng về ngôn ngữ làm hạn chế <br />
giao tiếp, giảm hiệu quả truyền đạt ngôn ngữ tiếng Việt giữa cô và trẻ. <br />
Ngược lại một số ít giáo viên ngừoi dân tộc lạm dụng tiếng dân tộc trong khi <br />
tổ chức hoạt động cho trẻ.<br />
Đa số trẻ dân tộc thiểu số còn nhút nhát, nói tiếng Việt còn ngọng, khả <br />
năng giao tiếp, sử dụng từ ngữ, sử dụng câu, nói và hiểu tiếng Việt của trẻ <br />
còn hạn chế <br />
Tài liệu, đồ dùng, đồ chơi hỗ trợ tăng cường tiếng Việt cho trẻ em dân <br />
tộc thiểu số còn hạn chế, chưa phong phú.<br />
* Nguyên nhân chủ quan<br />
Một số giáo viên chưa thực sự chú trọng trong việc tăng cường tiếng <br />
Việt cho trẻ.<br />
Việc phối hợp giữa gia đình trẻ với giáo viên chưa có sự thống nhất, <br />
trẻ đến lớp cô dạy giao tiếp bằng tiếng Việt, về nhà phụ huynh cho trẻ sử <br />
dụng bằng tiếng mẹ đẻ nên đã làm ảnh hưởng đến chất lượng trong việc <br />
tăng cường tiếng Việt.<br />
* Nguyên nhân khách quan<br />
Trường đóng trên địa bàn vùng đồng bào Dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn <br />
nên việc huy động công tác xã hội hóa nhằm đầu tư cơ sở vật chất trang thiết <br />
bị còn hạn chế.<br />
Với đặc thù trường chiếm tỷ lện trẻ DTTS trên 70% trong tổng số trẻ toàn <br />
trường, trong đó có trẻ 50% trẻ mới ra lớp bắt đầu tiếp xúc với tiếng Việt.<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuân Nhi 7<br />
Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc <br />
thiểu số tại trường MN Hoa Pơ Lang<br />
<br />
Tài liệu, đồ dùng hỗ trợ giáo viên trong việc tăng cường tiếng Việt còn hạn <br />
chế.<br />
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề<br />
Từ những thực trạng nêu trên, để giúp trẻ người dân tộc thiểu số có <br />
những hiểu biết ban đầu, cũng như việc chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ trước khi <br />
bước vào học các lớp tiếp theo, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp như <br />
sau:<br />
3.1. Giải pháp 1: Công tác chỉ đạo của hiệu trưởng<br />
Triển khai các văn bản chỉ đạo về “ Xây dựng tăng cường tiếng Việt <br />
cho trẻ dân tộc thiểu số” của các cấp đến 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên <br />
trong toàn trường.<br />
Chỉ đạo giáo viên xây dụng môi trường dựa trên “ Tiêu chí xây dựng <br />
môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ em ngừoi dân tộc thiểu số”.<br />
Xây dựng kế hoạch, lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ làm <br />
quen với tiếng Việt.<br />
Thiết kế xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt trong và ngoài <br />
lớp, đảm bảo phong phú, phù hợp giúp trẻ trải nghiệm, khám phá mở rộng <br />
hiểu biết kiến thức nâng cao chất lượng dạy và học.<br />
Tham gia, tổ chức cho giáo viên tập huấn các lớp bồi dưỡng về việc <br />
tăng cường tiếng Việt, đảm bảo cho giáo viên dạy vùng dân tộc cơ bản biết <br />
một số tiếng, câu từ về tiếng mẹ đẻ của trẻ để giao tiếp, tổ chức các hoạt <br />
động chăm sóc, giáo dục trẻ.<br />
Chỉ đạo giáo viên căn cứ vào thực tế, số lượng trẻ còn hạn chế tiếng <br />
Việt để xây dựng kế hoạch, nội dung tăng cường tiếng Việt phù hợp với đối <br />
tượng.<br />
Phối hợp với phụ huynh tổ chức các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo <br />
nhằm tạo sân chơi và môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ.<br />
3.2. Giải pháp 2: Chỉ đạo xây dựng môi trường tiếng Việt trong lớp học <br />
Xây dựng môi trường hoạt động trong lớp học là một hình thức hoạt <br />
động đặc biệt trong đời sống của trẻ mầm non, đó là nơi trẻ thỏa mản sở <br />
thích, nhu cầu vui chơi, nhận thức và cảm nhận về thế giới xung quanh, hoạt <br />
động trong lớp giúp trẻ rèn luyện, cũng cố kiến thức đã học, là nơi trẻ được <br />
trải nghiệm khám phá những cái mới lạ và phát huy khả năng sáng tạo của <br />
trẻ. Môi trường giáo dục được xây dựng phù hợp với nội dung giáo dục của <br />
từng độ tuổi, từng chủ đề phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu, nội dung <br />
giáo dục nói chung và nội dung dạy tăng cường tiếng Việt nói riêng của các <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuân Nhi 8<br />
Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc <br />
thiểu số tại trường MN Hoa Pơ Lang<br />
<br />
lớp. Môi trường của các nhóm, lớp phải tạo cho trẻ có nhiều cơ hội học tập <br />
và được hoạt động với môi trường tiếng Việt.<br />
a) Biện pháp 1<br />
Các nhóm, lớp có trẻ dân tộc thiểu số xây dựng góc tăng cường tiếng <br />
Việt<br />
Khuyến khích trẻ cùng cô thay thế, trang trí góc cho phù hợp, trẻ rất <br />
thích thú và phấn khởi khi được cùng cô tham gia thực hiện, trẻ tự tin, mạnh <br />
dạn hơn trong quá trình tiếp xúc với các đồ dùng quen thuộc có những biểu <br />
tượng phong phú về chữ viết tiếng Việt.<br />
Ở góc này giáo viên cần linh hoạt lựa chọn hình ảnh phù hợp với từng <br />
chủ đề chủ điểm trong năm học. <br />
b) Biện pháp 2<br />
Trẻ được tiếp xúc thường xuyên với các chữ cái trang trí trong lớp học, <br />
ở các góc chơi (góc học tập – sách, góc xây dựng, góc nghệ thuật, góc bán <br />
hàng....).<br />
Khai thác tối đa các góc chơi trong lớp để gắn các chữ cái phù hợp với <br />
chủ đề vào các hoạt động, chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ. <br />
Giáo viên thường xuyên bổ sung, thay thế các vật liệu, các chữ cái phù <br />
hợp với chủ đề.<br />
c) Biện pháp 3<br />
Sử dụng các ký hiệu ngôn ngữ cho trẻ làm quen tiếng Việt thông qua <br />
góc học tập, góc sách, truyện tranh nhằm tạo thói quen sử dụng tiếng việt cho <br />
trẻ DTTS; ví dụ: tạo cây thư mục chữ cái, giỏ học chữ cái, anbum sách, hộp <br />
chữ cái...<br />
Trẻ mẫu giáo vùng DTTS trẻ chủ yếu tiếp xúc ngôn ngữ bằng hình <br />
ảnh, đó là phương tiên trực quan sinh động, hấp dẫn nhất nhằm cung cấp vốn <br />
hiểu biết cho trẻ. Chính vì đặc điểm này mà giáo viên cần tăng cường sử <br />
dụng hình ảnh trong việc cung cấp vố từ, chữ cái tiếng Việt cho trẻ.<br />
Tùy theo từng chủ đề cần dạy mà giáo viên lựa chọn hình ảnh. Và hình <br />
ảnh đó cần phải rõ ràng, đảm bảo thẩm mỹ, dưới mỗi hình ảnh cần có từ <br />
gắn liền.<br />
d) Biện pháp 4 <br />
Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, do vậy thông qua trò <br />
chơi giáo viên đã chủ động lồng ghép vào các nội dung tăng cường tiếng Việt <br />
nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ giúp trẻ hứng thú tiếp thu và hào hứng hơn.<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuân Nhi 9<br />
Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc <br />
thiểu số tại trường MN Hoa Pơ Lang<br />
<br />
Tạo hứng thú tích cực cho trẻ thông qua việc sử dụng môi trường ký <br />
hiệu ngôn ngữ thông qua trò chơi.<br />
Giáo viên linh hoạt sử dụng trò chơi trong hoạt động giáo dục dưới <br />
nhiều hình thức đa dạng, sử dụng trò chơi ở mọi lúc mọi nơi như chơi trong <br />
một phần giờ học; sử dụng trò chơi xuyên suốt giờ học; chuyển tiếp giữa các <br />
hoạt động; tạo tình huống có vấn đề....;. Bên cạnh đó, giáo viên cần tăng <br />
cường sử dụng các hột hạt cho trẻ xếp chữ cái, chữ số hoặc xếp hình các con <br />
vật, đồ vật, đồ dùng...<br />
Vậy khi vận dụng các biện pháp tăng cường tiếng Việt trong các nhóm, <br />
lớp cần chú trọng môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt tích cực thông qua <br />
nhiều hình thức như: tổ chức các giờ học, các trò chơi bằng cách lồng ghép <br />
tiếng Việt thông qua các hoạt động buổi chiều trong tuần, tổ chức các trò <br />
chơi cần chú trọng về phát triển ngôn ngữ, các hoạt động khác giáo dục khác <br />
có sự tăng cường giao lưu, giao tiếp bằng tiếng Việt giữa trẻ tr ẻ, gi ữa tr ẻ <br />
cô và những người xung quanh.<br />
Một số hình ảnh xây dựng môi trường trong lớp học tại trường MN <br />
Hoa Pơ Lang.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuân Nhi 10<br />
Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc <br />
thiểu số tại trường MN Hoa Pơ Lang<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3.3. Giải pháp 3: Chỉ đạo xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt <br />
ngoài lớp học<br />
Xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt ngoài lớp học là yếu tố <br />
góp phần tích cực trong các hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục <br />
trẻ toàn diện hoặc thiết kế các trò chơi vận động trước lớp, giúp trẻ hòa <br />
mình với thiên nhiên và góp phần giúp trẻ có khả năng sao chép từ, khi tham <br />
gia các trò chơi vận động giúp trẻ giao tiếp, tương tác với nhau bằng tiếng <br />
Việt giúp vốn từ của trẻ dần hoàn thiện hơn.<br />
a) Biện pháp1<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuân Nhi 11<br />
Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc <br />
thiểu số tại trường MN Hoa Pơ Lang<br />
<br />
Xây dựng môi trường tiếng Việt (gồm môi trường vật chất và môi <br />
trường xã hội), ở trường mầm non phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản, nhằm <br />
đáp mục tiêu ứng nội dung của chương trình GDMN, đảm bảo công bằng với <br />
tất cả trẻ trong lớp, phát huy các điều kiện thực tế của địa phương, tạo được <br />
môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt thuận lợi cho trẻ.<br />
Xây dựng vườn hoa, cây cảnh, vườn rau, vườn thuốc nam, vườn rau ăn <br />
quả ...ở các vị trí hợp lý. Viết tên và cắm biển tên cho chúng. Thường xuyên <br />
tổ chức cho trẻ chăm sóc, khám phá MTXQ để mở rộng vốn tiếng Việt cho <br />
trẻ. Nhà vệ sinh có ghi biển hướng dẫn khu vệ sinh năm ,nữ, biển cấm đi <br />
chân đất, biển hướng dẫn đi xong dội nước, rửa tay bằng xà phòng, gắn các <br />
vị trí hợp lý, dễ quan sát. Chú ý thiết kế xây dựng các góc hoạt động cho trẻ <br />
ngoài lớp học như (góc thiên nhiên, góc vận động..) tận dụng các điều kiện <br />
cơ sở vật chất sẵn cáo của trường, tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có tại <br />
địa phương để giao nhiệm vụ cho trẻ, khuyến khích trẻ giao tiếp, tương tác <br />
với nhau bằng tiếng Việt.<br />
Ví dụ: Xây dựng góc thiên nhiên cho trẻ chơi với cát, nước, chăm sóc <br />
cây nên để cho trẻ chơi theo nhóm, trong quá trình chơi giáo viên nên khuyến <br />
khích trẻ giao tiếp với nhau bằng tiếng Việt. <br />
Toàn bộ môi trường chơi trong lớp và ngoài lớp phải sạch sẽ, an toàn.<br />
b) Biện pháp 2 <br />
Việc lồng ghép vào các hoạt động giáo dục trong ngày được chú trọng <br />
bằng cách xây dựng môi trường giáo dục phù hợp với nội dung giáo dục của <br />
từng độ tuổi, từng chủ đề dạy học, phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu <br />
nội dung giáo dục nói chung và nội dung dạy tăng cường tiếng Việt nói riêng <br />
của các nhóm, lớp trong trường mầm non. Tạo cho trẻ mầm non có nhiều cơ <br />
hội học tập, trải nghiệm tích cực với tiếng Việt trong lớp.<br />
Lồng ghép tăng cường tiếng Việt hợp lý vào chương trình chăm sóc <br />
nuôi dưỡng giáo dục hằng ngày. Chuyên đề tăng cường tiếng Việt cho trẻ <br />
dân tộc thiểu số không có thời lượng cụ thể trong chương trình giáo dục <br />
mầm non. Muốn thực hiện chuyên đề có chất lượng chỉ có thể lồng ghép nội <br />
dung của chuyên đề vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ một cách linh <br />
hoạt, hợp lý, tránh làm nặng nề, áp lực đối với trẻ.<br />
Quán triệt nội dung trên và chỉ đạo giáo viên lồng ghép vào hoạt động <br />
trong ngày theo chủ đề của năm học.<br />
c) Biện pháp 3<br />
Đẩy mạnh việc phối hợp tạo môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt <br />
ngay từ trong nhà trường và trong gia đình, phối hợp chặt chẽ với cha mẹ trẻ, <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuân Nhi 12<br />
Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc <br />
thiểu số tại trường MN Hoa Pơ Lang<br />
<br />
thường xuyên giao tiếp với trẻ bằng tiếng Việt ngay tại gia đình. Đồng thời <br />
tuyên truyền để khuyến khích cộng đồng nơi trẻ đang sinh sống tăng cường <br />
giao tiếp với trẻ bằng tiếng Việt.<br />
Cha mẹ trẻ thường xuyên trao đổi, phối hợp, tham gia, giám sát các <br />
hoạt động giáo dục trẻ ở trường nói chung và hoạt động giáo dục phát triển <br />
ngôn ngữ tiếng Việt nói riêng cho trẻ dân tộc thiểu số; giáo viên cần quan tâm <br />
xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt bằng sự giao tiếp giữa trẻ các độ <br />
tuổi với nhau (cùng độ tuổi, khác độ tuổi) và có sự đen xen về độ tuổi cùng <br />
như trình độ tiếng Việt để trẻ có nhiều cơ hội học tập và chia sẽ lãnh nhau, <br />
không kỳ thị hoặc phân biệt đối xử khác.<br />
Sử dụng đa dạng các tình huống dạy trẻ giao tiếp bằng tiếng Việt, đặc <br />
biệt là trẻ dân tộc thiểu số ít người, cần tổ chức các hoạt giáo dục ngoài lên <br />
lớp, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm tạo sân chơi và môi trường <br />
giao tiếp tiếng Việt cho trẻ, thiết lập mối quan hệ cộng đồng dân tộc nơi trẻ <br />
sinh sống để xây dựng môi trường tiếng Việt tại gia đình.<br />
Việc xây dựng môi trường ngoài lớp giáo viên cần đẩy mạnh công tác <br />
tuyên truyền, huy động sự vào cuộc của chính quyền địa phương, các cơ quan <br />
, các tổ chức xã hội và nhân dân trên địa bàn phối hợp, tạo điều kiện để phát <br />
triển giáo dục mầm non, trong đó cần quan tâm đến việc tạo môi trường <br />
tiếng Việt thông qua bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi; phối <br />
hợp trong chăm sóc, giáo dục trẻ. Môi trường giáo dục được xây dựng phù <br />
hợp với nội dung giáo dục của từng độ tuổi, từng chủ đề phục vụ cho việc <br />
thực hiện các mục tiêu, nội dung giáo dục nói chung và nội dung dạy tăng <br />
cường tiếng Việt nói chung ở các nhóm, lớp, môi trường ngoài lớp học tạo <br />
cho trẻ có nhiều cơ hội học tập và được hoạt động với môi trường tiếng <br />
Việt cho dù trẻ học trong lớp đơn hay lớp ghép.<br />
Một số hình ảnh xây dựng môi trường ngoài lớp học tại trường MN Hoa Pơ <br />
Lang<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuân Nhi 13<br />
Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc <br />
thiểu số tại trường MN Hoa Pơ Lang<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
VI. Tính mới của giải pháp<br />
Trên cơ sở trước đây chỉ đạo giáo viên lồng ghép tiếng Việt vào các <br />
hoạt động mọi lúc, qua nghiên cứu vấn đề thực trạng đưa ra giải pháp xây <br />
dựng môi trường tiếng Việt giúp nâng cao nhận thức và trách nhiệm của giáo <br />
viên, phụ huynh và cộng đồng trong việc xây dựng môi trường tăng cường <br />
tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số nhằm nâng chất lượng mang lại hiệu quả <br />
trong công tác giáo dục trẻ dân tộc thiểu số.<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuân Nhi 14<br />
Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc <br />
thiểu số tại trường MN Hoa Pơ Lang<br />
<br />
Tạo môi trường, khuôn viên phù hợp với mọi lứa tuổi, tổ chức nhiều <br />
hoạt động phù hợp với nội dung cho trẻ trải nghiệm, khám phá nhằm nâng <br />
cao chất lượng ngôn ngữ trong giao tiếp, trong sự diễn đạt tiếng Việt của trẻ <br />
một cách tốt nhất. <br />
Giáo viên năng động, sáng tạo trong việc lựa chọn nội dung phù hợp <br />
với đối tượng trẻ với điều kiện thực tế của trẻ, của lớp, của trường. Cung <br />
cấp tiếng Việt cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi, trẻ được học tiếng Việt theo trình <br />
tự nhất định từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Hình thành cho trẻ sự <br />
tự tin, dễ dàng học hỏi, dễ dàng bày tỏ nhứng suy nghỉ, chia sẽ hiểu biết của <br />
mình bằng tiếng Việt với cô và bạn bè.<br />
Đề tài dễ áp dụng, dễ thực hiện đối với các nhóm, lớp, đơn vị có trẻ <br />
dân tộc thiểu số. <br />
V. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm<br />
Đối chiếu kết quả khảo sát khi chưa xây dựng môi trường tăng <br />
cường tiếng Việt và sau khi xây dựng MTTV <br />
<br />
<br />
Kết quả học kỳ I Kết quả học kỳ I <br />
năm học 2017 năm học 20182019<br />
STT<br />
Nội dung 2018<br />
<br />
TS Đạt% Chưa TS Đạt% Chưa <br />
đạt% đạt%<br />
<br />
Trẻ nói thành thạo tiếng Việt 28 1 85 266 95 5<br />
1<br />
8 5<br />
<br />
Trẻ nghe và hiểu một số yêu cầu 28 1 88 266 96 4<br />
2<br />
của qua một số nội dung hoạt động 8 2<br />
<br />
Trẻ biết giao tiếp và diễn đạt mạch 28 2 75 266 94 6<br />
3<br />
lạc một số câu từ 8 5<br />
<br />
4 Trẻ tự tin giao tiếp với bạn, mạnh 28 22 78 266 98 2<br />
dạn trao đổi trò chuyện cùng cô 8<br />
<br />
Qua kết quả khi áp dụng xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt <br />
cho thấy chất lượng giảng dạy, chăm sóc giáo dục của giáo viên trong nhà <br />
trường ngày càng được nâng lên rõ rệt. Hầu hết trẻ nói, hiểu và giao tiếp <br />
bằng tiếng Việt mạch lạc, tự tinh hơn so với khi chưa áp dụng xây dựng môi <br />
trường. Nhìn vào bảng ta thấy tỷ lệ trẻ đạt tăng lên rõ rệt ở tất cả các mặt. <br />
Tỷ lệ trẻ chưa đạt yêu cầu giảm nhiều so với khi chưa áp dụng biện pháp.<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuân Nhi 15<br />
Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc <br />
thiểu số tại trường MN Hoa Pơ Lang<br />
<br />
Những vấn đề đang nghiên cứu đã mang lại hiệu quả cho đội ngũ cán, <br />
giáo viên. Những giải pháp, biện pháp của đề tài đưa ra đã góp phần thiết <br />
thực giúp giáo viên nắm bắt về nội dung, phương pháp kịp thời, có tính sáng <br />
tạo trong việc xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc <br />
thiểu số ở các hoạt động đáp ứng với yêu cầu phát triển của giáo dục mầm <br />
non hiện nay.<br />
Phần thứ ba: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
I. Kết luận<br />
Qua thời gian nghiên cứu về lí luận và thực tiễn đưa ra một số biện <br />
pháp chỉ đạo xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt tại trường Mầm <br />
non Hoa Pơ Lang nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ tại đơn vị, chất <br />
lượng giáo dục trẻ tốt góp phần vào việc xây dựng và phát triển trẻ ở cấp <br />
học tiếp theo, tạo tiền đề vững chắc cho trẻ bước vào trường tiểu học được <br />
tốt. Muốn đạt được điều điều đó, người cán bộ quản lý phải luôn gương <br />
mẫu đi đầu trong mọi hoạt động, học tập, nghiên cứu, chỉ đạo sát sao trong <br />
việc thiết kế xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc <br />
thiểu số trong nhà trường, để làm tốt và có hiệu quả đòi hỏi người cán bộ <br />
quản lý phải luôn quan tâm việc đưa chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ bằng <br />
cách nào, như thế nào để đạt hiệu quả cao, chính vì vậy, việc xây dựng môi <br />
trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số tại trường mầm non <br />
Hoa Pơ Lang là rất cần thiết và không thể thiếu được trong việc nâng cao <br />
chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ. <br />
Chỉ đạo giáo viên trang trí, sắp xếp, bố trí linh hoạt các khu vực trong <br />
lớp theo hướng tận dụng các không gian để cho trẻ hoạt động phù hợp; <br />
thường xuyên thay đổi vị trí, cách bố trí các góc theo từng chủ đề để tạo sự <br />
mới mẻ thu hút trẻ khám phá. Tích cực làm đồ dùng, đồ chơi và tăng cường <br />
bổ sung các nguyên vật liệu tự nhiên đáp ứng nhu cầu của trẻ. Sắp xếp đồ <br />
dùng đồ chơi, học liệu phù hợp với tầm với của trẻ; tạo điều kiện cho trẻ dễ <br />
dàng tự lựa chọn và sử dụng sự vật, đồ vật, đồ chơi để thực hành, trải <br />
nghiệm, tham gia các hoạt động mọi lúc mọi nơi.<br />
Tích cực chủ động làm tốt công tác tuyên truyền đến cha mẹ trẻ bằng <br />
nhiều hình thức (các buổi họp phụ huynh, qua hội thi, góc truyền truyên, bảng <br />
tin, qua việc đón trẻ, trả trẻ …), tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ, các hoạt <br />
động ngoại khóa có sự tham gia của cộng đồng, của cha mẹ trẻ; qua đó gắn <br />
kết tình cảm giữa cô với trẻ, phụ huynh với cô giáo nhằm vận động phụ <br />
huynh ủng hộ về nguyên vật liệu … giúp giáo viên và học sinh thiết kế, sáng <br />
tạo nhiều sản phẩm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc dạy và học đạt hiệu <br />
quả.<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuân Nhi 16<br />
Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc <br />
thiểu số tại trường MN Hoa Pơ Lang<br />
<br />
Thực sự gương mẫu, giàu lòng nhân ái yêu thương tôn trọng gần gũi <br />
đồng nghiệp, tận tuỵ, trách nhiệm với công việc được giao trong nhiều năm <br />
phụ trách công tác quản lý giáo dục mầm non tôi tự rút ra được một bài học <br />
kinh nghiệm đưa ra những giải pháp thiết thực giúp cho những người làm <br />
quản lý có thêm một số kinh nghiệm trong việc quản lý, chỉ đạo.<br />
II. Kiến nghị<br />
Phòng GD&ĐT tiếp tục tham mưu tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng <br />
cao năng lực cho đội ngũ giáo viên về phương pháp, kĩ năng tăng cường tiếng <br />
Việt cho trẻ dân tộc thiểu số.<br />
Tổ chức cho CBQL và giáo viên được giao lưu học tập kinh nghiệm <br />
thực hiện chương trình giáo dục mầm non trong và ngoài tỉnh nhằm có thêm <br />
kinh nghiệm quản lý và giảng dạy tại đơn vị.<br />
Trên đây là “Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường tăng cường <br />
tiếng Việt tại trường Mầm non Hoa Pơ Lang” tôi đã thực hiện và đạt hiệu <br />
quả tại đơn vị, rất mong được sự góp ý xây dựng từ các đồng nghiệp, các cấp <br />
lãnh đạo giúp tôi hoàn thiện hơn trong quá trình viết sáng kiến kinh nghiệm.<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Xuân Nhi<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………<br />
<br />
TM CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG<br />
PHÓ HIỆU TRƯỞNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuân Nhi 17<br />
Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc <br />
thiểu số tại trường MN Hoa Pơ Lang<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
<br />
STT Tên tài liệu Tác giả (nhà xuất bản)<br />
<br />
1 Lý luận và phương pháp phát triển Nhà xuất bản Đại học Huế <br />
ngôn ngữ cho trẻ em năm 2013<br />
<br />
2 Hướng dẫn tăng cường tiếng Việt Bộ Giáo dục và Đào tạo <br />
cho trẻ mầm non vùng dân tộc thiểu Nguyễn Thị Hiếu (Chủ <br />
số biên) <br />
<br />
<br />
3 Hướng dẫn tổ chức và sử dụng môi Bộ Giáo dục và Đào tạo <br />
trường giáo dục trong các cơ sở giáo Nguyễn Bá Minh (Chủ <br />
dục mầm non. biên) <br />
<br />
<br />
4 Tài liệu hướng dẫn cộng tác viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo <br />
cộng đồng, cha mẹ tăng cường tiếng Nguyễn Thị Hiếu (Chủ <br />
Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu biên) <br />
số<br />
<br />
<br />
5 Hướng dẫn tăng cường tiếng Việt Bộ Giáo dục và Đào tạo <br />
cho trẻ mầm non vùng dân tộc thiểu Nguyễn Thị Hiếu (Chủ <br />
số, các tiêu chí xây dựng môi trường biên) <br />
tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc <br />
thiểu số <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuân Nhi 18<br />
Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc <br />
thiểu số tại trường MN Hoa Pơ Lang<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuân Nhi 19<br />