SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng CNTT vào công tác dạy và học tại <br />
trường MN Bình Minh – Buôn Tuôr A Dray sáp Krông Ana Đăk lăk<br />
<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài.<br />
<br />
Giáo dục Mầm non là một ngành học mở đầu và chiếm vị trí rất quan trọng <br />
trong hệ thống Giáo dục quốc dân. Hiện nay đất nước ta đang trong thời kỳ phát <br />
triển tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Những cơ sở ban đầu đặt nền móng <br />
cho việc hình thành nhân cách con người mới là rất cần thiết đồng thời chuẩn bị <br />
những điều kiện cần thiết để con người phát triển toàn diện sau này. Vì vậy, đòi <br />
hỏi những nhà giáo dục trẻ phải là những con người có đạo đức, mẫu mực, có <br />
kiến thức kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ, yêu nghề mến trẻ. <br />
<br />
Đây cũng chính là nhiệm vụ của ngành Giáo dục Mầm non, mắt xích đầu <br />
tiên trong hệ thống Giáo dục quốc dân, đào tạo con người, đào tạo nhân cách. <br />
Chính vì thế nhiệm vụ của nhà giáo dục là phải quan tâm trang bị cho trẻ những <br />
tri thức khoa học và nhân cách toàn diện để theo kịp thời đại. Muốn đạt được <br />
mục tiêu thì trước hết cần phải quan tâm đến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ <br />
trên mọi phương diện. Vì nó có tầm quan trọng rất lớn trong nhà trường, quyết <br />
định phần lớn chất lượng chuyên môn ở trường mầm non.<br />
<br />
Chỉ đạo giáo viên ứng dụng Công nghệ thông tin là một hoạt động nhằm <br />
giúp giáo viên đổi mới trong phương pháp giảng dạy. Công nghệ thông tin mở ra <br />
triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Các <br />
hình thức dạy học như dạy theo lớp, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những <br />
đổi mới trong môi trường Công nghệ thông tin.<br />
<br />
Thực tế hiện nay cho thấy ở một số trường mầm non trong huyện nói <br />
chung, trường MN Bình Minh nói riêng. Việc tăng cường ứng dụng Công nghệ <br />
thông tin vào dạy học vẫn chưa mang lại hiệu quả cao. Giáo viên chưa thường <br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thúy Đơn vị: Trường MN Bình Minh 1<br />
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng CNTT vào công tác dạy và học tại <br />
trường MN Bình Minh – Buôn Tuôr A Dray sáp Krông Ana Đăk lăk<br />
<br />
xuyên thực hiện ứng dụng CNTT vào các bài dạy. Cho nên cần có những biện <br />
pháp để tăng cường hơn nữa việc ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học nhằm <br />
mang lại hiệu quả và là phương tiện tốt cho việc nâng cao chất lượng dạy học và <br />
giáo dục trong trường Mầm non.<br />
<br />
Là một cán bộ quản lý trường Mầm non, tôi nhận thấy công tác chỉ đạo <br />
bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên và đặc biệt là ứng dụng CNTT trong công <br />
tác dạy và học là hết sức cần thiết. Nếu làm tốt công tác này sẽ giúp giáo viên <br />
thực hiện ứng dụng CNTT trong giảng dạy ngày càng thường xuyên hơn. Khám <br />
phá và lĩnh hội nhiều kỹ năng máy tính, khám phá thêm nguồn tri thức của nhân <br />
loại. Hình thức tổ chức các tiết học linh hoạt sáng tạo, thu hút sự chú ý của trẻ <br />
giúp họ bình tĩnh, tự tin khi lên lớp, từ đó nâng cao trình độ nghiệp vụ, tay nghề. <br />
Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo <br />
giáo viên ứng dụng Công nghệ thông tin vào công tác dạy và học tại trường <br />
MN Bình Minh – Buôn Tuôr A – Dray Sáp – Krông Ana – Đăk Lăk. <br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.<br />
<br />
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài này là điều tra đánh giá thực trạng <br />
của giáo viên trong đơn vị để tìm ra các giải pháp chỉ đạo bồi dưỡng về công <br />
tác ứng dụng CNTT nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Tạo được sự chuyển <br />
biến tích cực về mặt nhận thức của đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng <br />
chuyên môn nghiệp vụ, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển về ứng dụng CNTT để <br />
hoàn thành tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. <br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu. <br />
<br />
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng Công nghệ thông tin vào công <br />
tác dạy và học. <br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thúy Đơn vị: Trường MN Bình Minh 2<br />
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng CNTT vào công tác dạy và học tại <br />
trường MN Bình Minh – Buôn Tuôr A Dray sáp Krông Ana Đăk lăk<br />
<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. <br />
<br />
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng Công nghệ thông tin vào công <br />
tác dạy và học tại trường MN Bình Minh, Buôn Tuôr A, Dray Sáp, Krông Ana, <br />
Đăk Lăk Từ năm học 2015 2016 và tiếp tục thực hiện ở năm học 2016 2017.<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu. <br />
Phương pháp luyện tập, thực hành. <br />
Phương pháp kiểm tra, đánh giá. <br />
Phương pháp phân tích và tổng hợp. <br />
Phương pháp so sánh kiểm chứng.<br />
<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
<br />
1. Cơ sở lý luận. <br />
<br />
Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện <br />
và công cụ kỹ thuật hiện đại chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông nhằm <br />
tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất <br />
phong phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội. <br />
Ứng dụng CNTT trong GD&ĐT là một yêu cầu đặt ra trong những chủ trương <br />
chung của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong tất cả các lĩnh <br />
vực của đời sống kinh tế xã hội. Ứng dụng CNTT trong giáo dục còn là một <br />
điều tất yếu của thời đại. Thực tế này yêu cầu các nhà trường phải đưa các kỹ <br />
năng công nghệ vào trong chương trình giảng dạy của mình. Một trường học mà <br />
không có CNTT là một nhà trường không quan tâm gì tới các sự kiện đang xảy ra <br />
trong xã hội. CNTT không chỉ dừng ở việc đổi mới phương pháp dạy học mà nó <br />
còn tham gia vào mọi lĩnh vực trong trường Mầm non, đặc biệt trong vai trò của <br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thúy Đơn vị: Trường MN Bình Minh 3<br />
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng CNTT vào công tác dạy và học tại <br />
trường MN Bình Minh – Buôn Tuôr A Dray sáp Krông Ana Đăk lăk<br />
<br />
quản lý. CNTT là công cụ hỗ trợ đắc lực ở tất cả các khâu, các nội dung công tác <br />
của người quản lý, từ việc lập kế hoạch, xếp thời khóa biểu, lịch công tác đến <br />
việc thanh kiểm tra, thống kê, đánh giá, xếp loại, ...<br />
<br />
Công nghệ thông tin phát triển đã mở ra những hướng đi mới cho ngành <br />
giáo dục trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. Sự phát triển của <br />
hàng loạt các phần mềm giáo dục và có rất nhiều những phần mềm hữu ích cho <br />
người giáo viên mầm non như Bộ Office, Lesson Editor/ Violet, Flash, Photoshop, <br />
Kismatrs,…Các phần mềm này rất tiện ích và trở thành một công cụ đắc lực hỗ <br />
trợ cho việc thiết kế giáo án điện tử và giảng dạy trên máy tính, máy chiếu, bảng <br />
tương tác cũng như trên các thiết bị hỗ trợ khác như Tivi, đầu Video…vừa tiết <br />
kiệm được thời gian cho giáo viên, tiết kiệm được chi phí cho nhà trường mà vẫn <br />
nâng cao được tính sinh động, hiệu quả của giờ dạy. Nếu trước đây các cô phải <br />
rất vất vả để có thể tìm kiếm những hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài <br />
giảng thì hiện nay với ứng dụng CNTT giáo viên có thể sử dụng Internet để chủ <br />
động khai thác tài nguyên giáo dục phong phú, chủ động quay phim, chụp ảnh làm <br />
tư liệu cho bài giảng điện tử. Chỉ cần vài cái nhấp chuột là hình ảnh những con <br />
vật ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ màu sắc, những hàng chữ biết đi và những <br />
con số biết nhảy theo nhạc hiện nhảy ra với hiệu ứng của âm thanh sống động <br />
ngay lập tức thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú của học sinh , vì được <br />
chủ động hoạt động nhiều hơn để khám phá nội dung bài giảng. Đây có thể coi là <br />
một phương pháp ưu việt vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, vừa <br />
thực hiện được nguyên lý giáo dục của Vưgotxki: Dạy học lấy học sinh làm <br />
trung tâm một cách dễ dàng.<br />
<br />
Có thể thấy ứng dụng của CNTT đã tạo ra một biến đổi về chất trong <br />
<br />
hiệu quả giảng dạy của ngành Giáo dục Mầm non, tạo ra một môi trường giáo <br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thúy Đơn vị: Trường MN Bình Minh 4<br />
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng CNTT vào công tác dạy và học tại <br />
trường MN Bình Minh – Buôn Tuôr A Dray sáp Krông Ana Đăk lăk<br />
<br />
dục mang tính tương tác cao giữa giáo viên và học sinh. Công nghệ thông tin được <br />
áp dụng ngày càng rộng rãi trong quá trình dạy học. Nếu không muốn tụt hậu giáo <br />
viên cần sớm tìm hiểu và nắm vững tin học cơ sở, ứng dụng Công nghệ thông tin <br />
trong giờ học.<br />
<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.<br />
<br />
2.1. Ưu điểm.<br />
<br />
Trong những năm gần đây việc ứng dụng CNTT trong các trường học được <br />
ngành giáo dục chú trọng; Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học hàng năm của <br />
Phòng GD&ĐT đều đề cập đến nhiệm vụ ứng dụng CNTT. Bộ phận CNTT của <br />
Phòng đã có kế hoạch chỉ đạo cụ thể, đưa vấn đề ứng dụng CNTT của các <br />
trường học vào công tác thi đua. Đặc biệt, quán triệt Nghị quyết 29NQ/TW và <br />
Nghị quyết 44/NQCP về đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong truyền thông và dạy <br />
học; Quán triệt đến cán bộ, giáo viên, nhân viên về nội dung các văn bản Quy <br />
phạm pháp luật có nội dung ứng dụng CNTT đã ban hành. <br />
<br />
Do nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng Công nghệ thông tin <br />
vào trong giảng dạy, nhiều năm nay đơn vị đã đưa việc sử dụng CNTT vào các <br />
hoạt động của trẻ ở các lớp. <br />
<br />
Trường có tương đối đầy đủ cơ sở vật chất phương tiện công nghệ, trang <br />
thiết bị, đồ dung đ<br />
̀ ồ chơi phục vụ giảng dạy như máy tính, máy in, Tivi, đầu đĩa, <br />
máy Photo... dành cho hoạt động dạy và học của các lớp. Các máy đều được nối <br />
mạng Internet, thuận tiện cho việc cập nhật, trao đổi thông tin kịp thời. Ban giám <br />
hiệu luôn sát sao chỉ đạo giáo viên về chuyên môn, thường xuyên dự giờ thăm lớp <br />
để nâng cao chất lượng giảng dạy. Bản thân thường xuyên được tham dự những <br />
buổi thao giảng, dự giờ, thi giáo viên dạy giỏi có ứng dụng CNTT do trường, <br />
Phòng Giáo dục tổ chức.<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thúy Đơn vị: Trường MN Bình Minh 5<br />
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng CNTT vào công tác dạy và học tại <br />
trường MN Bình Minh – Buôn Tuôr A Dray sáp Krông Ana Đăk lăk<br />
<br />
Đội ngũ giáo viên trong đơn vị có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình, yêu <br />
nghề.<br />
Một số giáo viên có kinh nghiệm sử dụng máy vi tính, sẵn sàng chia sẻ kinh <br />
nghiệm, giúp đỡ đồng nghiệp trong học tập và công tác.<br />
<br />
2.2. Hạn chế.<br />
<br />
Việc đầu tư mua sắm máy móc và kết nối mạng Internet phụ thuộc vào <br />
đường truyền và điều kiện kinh tế giáo viên.<br />
<br />
Một số giáo viên chưa có chứng chỉ tin học, việc ứng dụng CNTT của một <br />
bộ phận giáo viên còn nhiều hạn chế, chưa thực sự chịu khó học hỏi.<br />
<br />
Sự hiểu biết về CNTT của đa số GV trong trường còn chưa được chuyên <br />
sâu. Nhiều thuật ngữ, cùng các kỹ thuật máy tính phức tạp chưa nắm bắt được.<br />
<br />
Thời gian giáo viên phải làm việc ở trường chiếm rất nhiều, thời gian còn <br />
lại giáo viên phải lo cho gia đình nên việc nghiên cứu, thực hành còn hạn chế.<br />
<br />
Một số ít giáo viên chưa táo bạo, sợ con cái nghiện chơi Game nên không <br />
dám đầu tư máy móc…<br />
<br />
Nhân lực phục vụ cho việc phát triển ứng dụng CNTT trong quản lý còn <br />
thiếu. Công tác bảo quản, bảo trì chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến máy <br />
móc hư hỏng nhiều.<br />
<br />
* Số liệu thống kê điều tra sự hiểu biết và ứng dụng CNTT của giáo viên <br />
qua một số mặt, kết quả thu được như sau:<br />
<br />
TS Có Có Có kết nối Các hình thức ứng dụng CNTTTT trong day học<br />
GV CC máy vi mạng<br />
tin A tính Cố 3G Soạn Khai thác Dạy học Dạy học Học tập, <br />
định bài thông tin bằng giáo máy tìm hiểu <br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thúy Đơn vị: Trường MN Bình Minh 6<br />
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng CNTT vào công tác dạy và học tại <br />
trường MN Bình Minh – Buôn Tuôr A Dray sáp Krông Ana Đăk lăk<br />
<br />
<br />
tính, qua kiến thức <br />
qua mạng <br />
trên các qua mạng <br />
Internet <br />
máy vi án điện tử phần Internet<br />
phục vụ <br />
tính mềm <br />
dạy học<br />
vui học<br />
<br />
8 4 5 2 2 5 2 1 1 2<br />
% 50 62.5 25 25 62.5 25 12.5 12.5 25<br />
Qua bảng khảo sát cho thấy số liệu quá khiêm tốn mà người làm nhiệm vụ <br />
quản lý phải trăn trở. Số lượng ứng dụng CNTT trong giáo viên còn rất mỏng, <br />
chủ yếu tập trung ở một số ít giáo viên có sự say mê tìm tòi, số này hầu như là <br />
khối trưởng của các khối.<br />
<br />
Qua dự giờ khảo sát chất lượng giờ dạy đầu năm cũng như thi giáo viên <br />
dạy giỏi cấp trường tôi nhận thấy các tiết dạy có ứng dụng CNTT rất khiêm tốn, <br />
chỉ mới dùng lại ở tiết thao giảng, chuyên đề và trong một số giờ dạy được <br />
chuyên môn báo trước. Ngoài ra việc giáo viên tự chuẩn bị tiết dạy có ứng dụng <br />
CNTT để học sinh học còn ít. Giáo viên chưa biết khai thác tiện ích mà CNTT hỗ <br />
trợ, đồng nghĩa với việc chậm đổi mới phương pháp dạy học, mà chậm đổi mới <br />
phương pháp thì việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện rất hạn chế. Thật <br />
vậy, nếu người giáo viên không tiếp cận Tin học, không biết tham khảo tài liệu <br />
qua mạng Internet thì việc cập nhật kiến thức thực tế vào bài giảng sẽ không đạt, <br />
việc đầu tư tiết dạy nghèo nàn, học sinh ít hứng thú học tập, tiết dạy nặng nề…<br />
<br />
2.3. Nguyên nhân các yếu tố tác động. <br />
<br />
Việc ứng dụng CNTT của giáo viên trường MN Bình Minh còn nhiều hạn <br />
chế bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính là:<br />
<br />
* Nguyên nhân chủ quan.<br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thúy Đơn vị: Trường MN Bình Minh 7<br />
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng CNTT vào công tác dạy và học tại <br />
trường MN Bình Minh – Buôn Tuôr A Dray sáp Krông Ana Đăk lăk<br />
<br />
Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên của trường chưa được trang bị sâu <br />
những kiến thức về Công nghệ thông tin, hầu hết giáo viên tự học lẫn nhau nên <br />
các thuật ngữ Tin học không nắm bắt được.<br />
<br />
Kiến thức và kỹ năng về CNTT của giáo viên còn hạn chế, chưa đủ vượt <br />
ngưỡng để đam mê và sáng tạo. Có thể thấy sự sáng tạo đam mê, ứng dụng <br />
CNTT ở các giáo viên trẻ nhưng khó có thể thấy ở những giáo viên đã có tuổi <br />
thậm chí còn là sự né tránh, làm cho xong.<br />
<br />
Đây là việc làm khó đối với giáo viên khi khả năng Tin học, ngoại ngữ còn <br />
thấp. Một số giáo viên lớn tuổi, viêc tự học không có điều kiện.<br />
<br />
Hầu hết chị em ngại học, một số có biết chút ít nhưng không có điều kiện <br />
thực hành, có người sợ virut lây lan làm mất dữ liệu nên ít truy cập.<br />
<br />
Một số giáo viên muốn kết nối mạng nhưng không có đường dây cố định <br />
mà sử dụng 3G đường truyền yếu, lưu lượng ít.<br />
<br />
* Nguyên nhân khách quan.<br />
<br />
Cơ sở vật chất của trường tuy được đầu tư, có bổ sung hằng năm nhưng <br />
chưa đáp ứng được nhu cầu ứng dụng CNTT trong trường học.<br />
<br />
Nguồn tài chính đầu tư cho việc ứng dụng CNTT của trường còn ít, đường <br />
truyền yếu, không có máy chiếu nên cản trở nhiều đến việc giáo viên thực <br />
hành tiết dạy trình chiếu. <br />
<br />
Việc kết nối và sử dụng mạng Internet chưa được thực hiện triệt để và có <br />
chiều sâu. Sử dụng không thường xuyên do thiếu kinh phí, do tốc độ đường <br />
truyền. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chỉ mới <br />
dừng lại ở việc xóa mù Tin học nên giáo viên chưa đủ kiến thức, mất nhiều thời <br />
gian và công sức để sử dụng CNTT trong lớp học một cách có hiệu quả.<br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thúy Đơn vị: Trường MN Bình Minh 8<br />
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng CNTT vào công tác dạy và học tại <br />
trường MN Bình Minh – Buôn Tuôr A Dray sáp Krông Ana Đăk lăk<br />
<br />
Tuy máy tính điện tử có nhiều tiện ích cho việc giảng dạy của giáo viên, <br />
nhưng công cụ hiện đại này không thể hỗ trợ và thay thế hoàn toàn cho các <br />
phương pháp trực quan khác của người giáo viên Mầm non. Đôi lúc vì là máy móc <br />
nên có thể gây ra một số tình huống bất lợi cho tiến trình giảng dạy như: mất <br />
điện, máy bị treo, bị vi rút... và mỗi khi có sự cố như vậy giáo viên khó có thể <br />
hoàn toàn chủ động điều khiển tiến trình bài giảng theo như ý muốn. <br />
<br />
Mặt khác, phương pháp dạy học cũ vẫn còn như một lối mòn khó thay đổi. <br />
Việc dạy học tương tác giữa người máy, dạy theo nhóm, dạy phương pháp tư <br />
duy sáng tạo cho học sinh, cũng như dạy học sinh cách biết, cách làm và cách tự <br />
khẳng định mình vẫn còn mới mẻ đối với giáo viên Mầm non. Đòi hỏi giáo viên <br />
phải kết hợp hài hòa các phương pháp dạy học đồng thời phát huy ưu điểm của <br />
phương pháp dạy học này làm hạn chế những nhược điểm của phương pháp dạy <br />
học truyền thống. Điều đó làm cho CNTT dù đã được đưa vào quá trình dạy học, <br />
vẫn chưa thể phát huy tính trọn vẹn tích cực và tính hiệu quả của nó. Việc sử <br />
dụng CNTT để đổi mới phương pháp dạy học chưa được nghiên cứu kỹ, dẫn <br />
đến việc ứng dụng nó không đúng chỗ, không đúng lúc, nhiều khi lạm dụng nó.<br />
<br />
Từ những kết quả trên tôi nhận định: Kỹ năng ứng dụng CNTT của giáo <br />
viên tỷ lệ thuận với chất lượng học của học sinh, nếu giáo viên được bồi dưỡng <br />
về Tin học, biết sử dụng các phần mềm dành cho việc soạn bài thì tiết dạy đạt <br />
hiệu quả hơn.<br />
<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp.<br />
<br />
a. Mục tiêu của giải pháp.<br />
<br />
Tuy bản thân chưa có kinh nghiệm nhiều trong việc ứng dụng CNTT, <br />
nhưng nhận thức được vị trí, vai trò và nhiệm vụ của việc ứng dụng CNTT cho <br />
giáo viên trong đơn vị là rất quan trọng nên tôi nhờ đến sự hỗ trợ của bạn bè, <br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thúy Đơn vị: Trường MN Bình Minh 9<br />
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng CNTT vào công tác dạy và học tại <br />
trường MN Bình Minh – Buôn Tuôr A Dray sáp Krông Ana Đăk lăk<br />
<br />
mục đích chính là chỉ ra được một số biện pháp có hiệu quả trong công tác ứng <br />
dụng Công nghệ thông tin vào hoạt động dạy và học tại trường MN Bình Minh. <br />
<br />
Giúp đội ngũ giáo viên có một số hiểu biết cơ bản về Tin học, biết vận <br />
dụng những hiểu biết ban đầu để áp dụng vào công tác góp phần nâng cao chất <br />
lượng đội ngũ và chất lượng giáo dục của trường. Nhằm bổ sung kiến thức, hoàn <br />
thiện kĩ năng sư phạm, đẩy mạnh sự phát triển về nghiệp vụ cho tất cả giáo viên <br />
trong nhà trường, thông qua đó, giúp giáo viên có đủ năng lực tham gia vào công <br />
cuộc đổi mới Giáo dục Mầm non, theo kịp và đáp ứng tốt các yêu cầu phát triển <br />
của xã hội.<br />
<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.<br />
<br />
Xác định con người là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định sự <br />
thành công trong việc ứng dụng CNTT vào trong quản lý và giảng dạy. Do đó, nhà <br />
trường đặc biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ Tin học, đặc biệt <br />
là các kỹ năng ứng dụng CNTT cho đội ngũ giáo viên. Để hiểu rõ trình độ và kỹ <br />
năng Tin học của đội ngũ, ngoài việc tìm hiểu hồ sơ giáo viên, nhà trường đã tiến <br />
hành khảo sát thực tế. Kết quả cho thấy 50% giáo viên có chứng chỉ Tin học từ A <br />
trở lên nhưng trong đó kỹ năng sử dụng máy tính của một số giáo viên còn hạn <br />
chế, nhiều giáo viên chưa biết soạn bài bằng powerpoint, trình bày văn bản chưa <br />
đúng thể thức quy định. Xuất phát từ thực tế đó, nhà trường đã tiến hành bồi <br />
dưỡng bằng các biện pháp cụ thể sau:<br />
<br />
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, lợi ích của việc <br />
ứng dụng CNTT cho đội ngũ giáo viên trong trường. <br />
<br />
Bằng nhiều hình thức quán triệt trong Chi bộ, Ban giám hiệu, Công đoàn, <br />
Đoàn thanh niên và các tổ chức khác trong nhà trường. Cung cấp, tuyên truyền các <br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thúy Đơn vị: Trường MN Bình Minh 10<br />
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng CNTT vào công tác dạy và học tại <br />
trường MN Bình Minh – Buôn Tuôr A Dray sáp Krông Ana Đăk lăk<br />
<br />
văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, của Bộ, Sở, Phòng GD&ĐT, UBND <br />
huyện, xã... về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong nhà trường. Xây dựng kế <br />
hoạch có tính chất chiến lược lâu dài, kết hợp triển khai theo từng mảng công <br />
việc, giao trách nhiệm cho các tổ chức trong nhà trường thực hiện nhiệm vụ về <br />
ứng dụng CNTT. Tạo sự đồng thuận, nhất trí trong Ban giám hiệu và các tổ <br />
chuyên môn trong nhà trường. <br />
<br />
Tuyên truyền cho giáo viên thấy rõ hiệu quả và yêu cầu mang tính tất yếu <br />
của ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp giảng dạy thông qua các buổi <br />
sinh hoạt chuyên môn tổ khối, hội thảo, chuyên đề. Thông qua dự giờ thăm lớp và <br />
qua việc triển khai các cuộc thi có ứng dụng CNTT do ngành tổ chức. Để giáo <br />
viên thấy được sự cần thiết của ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học. Trên cơ <br />
sở đã nhận thức đúng đắn, sâu sắc, giáo viên sẽ chủ động tìm tòi những giải pháp <br />
phù hợp với yêu cầu ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học. Góp phần đổi <br />
mới tư duy, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học. <br />
<br />
Phát động sâu rộng thành phong trào và đề ra yêu cầu cụ thể về số tiết ứng <br />
dụng CNTT đối với mỗi giáo viên để chính họ qua áp dụng thấy được hiệu quả <br />
và sự cần thiết của việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy, đặc biệt là đối với đổi <br />
mới phương pháp dạy học. <br />
<br />
Ví dụ: Tất cả giáo viên phải biết soạn bài trên máy tính và biết trình bày <br />
văn bản theo thể thức quy định. Soạn ít nhất 2 tiết có ứng dụng CNTT/GV/tháng <br />
<br />
Lãnh đạo nhà trường phải là người tiên phong, đi đầu trong việc ứng dụng <br />
các tiện ích của CNTT thông tin đem lại, tạo ra phong trào và là tấm gương sáng <br />
cho cán bộ, giáo viên trong nhà trường noi theo. Cần động viên, khuyến khích các <br />
cô giáo cao tuổi có kinh nghiệm, say mê CNTT, say sưa tìm tòi phương pháp giảng <br />
dạy mới. Tổng hợp, góp ý, kết hợp các phương pháp dạy học truyền thống và <br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thúy Đơn vị: Trường MN Bình Minh 11<br />
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng CNTT vào công tác dạy và học tại <br />
trường MN Bình Minh – Buôn Tuôr A Dray sáp Krông Ana Đăk lăk<br />
<br />
phương pháp dạy học hiện đại để đạt được hiệu quả cao nhất trong dạy học, coi <br />
đó là tấm gương sáng cho cán bộ, giáo viên trẻ noi theo.<br />
<br />
Có chế độ ưu tiên, khuyến khích, động viên, khen thưởng, tuyên dương các <br />
cá nhân ứng dụng hiệu quả CNTT trong công việc và đổi mới phương pháp dạy <br />
học. Coi đó là một tiêu chí thi đua cho các cá nhân trong nhà trường.<br />
<br />
Chỉ đạo cho đội ngũ giáo viên là đoàn thanh niên nòng cốt đi đầu trong học <br />
tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, Tin học. Tạo <br />
thói quen truy cập mạng Internet, cập nhật thông tin, sưu tầm dữ liệu, phần mềm <br />
Giáo dục, đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp giáo dục <br />
trẻ.<br />
<br />
Tạo mọi điều kiện cho cán bộ, giáo viên đi học tập, bồi dưỡng nâng cao <br />
trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực CNTT.<br />
<br />
Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào giảng <br />
dạy.<br />
<br />
Xây dựng kế hoạch là một trong các nhiệm vụ của quản lí để chỉ đạo giáo <br />
viên thực hiện các nội dung mà nhà trường cần thực hiện trong năm học. Kế <br />
hoạch được ví như chìa khóa mở đường đi đến mục đích. Kế hoạch có tầm quan <br />
trọng đặc biệt, nó như kim chỉ nam, có tác dụng chỉ đạo, chỉ đường cho hoạt <br />
động thực hiện theo một con đường đã định sẵn. Nó như ngọn đèn pha dẫn lối <br />
cho chúng ta thực hiện công việc một cách khoa học. Vì vậy, nếu xây dựng được <br />
kế hoạch coi như ta đã thành công được một nửa công việc. Nhìn vào tình hình <br />
thực trạng của nhà trường, cũng như những ưu điểm và hạn chế về việc giáo <br />
viên ứng dụng CNTT vào công tác dạy và học tại đơn vị. Do vậy, ngay từ đầu <br />
năm học tôi đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào giảng <br />
dạy.<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thúy Đơn vị: Trường MN Bình Minh 12<br />
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng CNTT vào công tác dạy và học tại <br />
trường MN Bình Minh – Buôn Tuôr A Dray sáp Krông Ana Đăk lăk<br />
<br />
Kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học của Hiệu trưởng ban hành phải <br />
là một phương án tổng hợp bao gồm các yếu tố: Mục tiêu, thời gian, không gian, <br />
nội dung của các hoạt động, nguồn nhân lực, vật lực, tài chính, phương án tổ <br />
chức bộ máy, sắp xếp cán bộ cho việc triển khai thực hiện. Phải xác định các <br />
mục tiêu, các bước đi cụ thể về ứng dụng CNTT vào dạy học cho từng giai đoạn, <br />
từng học kỳ, từng năm học. Cụ thể như:<br />
<br />
Xây dựng kế hoạch về khai thác và sử dụng kinh phí đầu tư: Không chỉ <br />
dừng ở việc đầu tư trang thiết bị, mà cần chú trọng hơn trong kế hoạch kinh phí <br />
cho bảo trì, bảo dưỡng; mua phần mềm; lắp đặt và khai thác đường truyền <br />
Internet, xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử phục vụ dạy học và quản lý...<br />
<br />
Xây dựng kế hoạch về con người: Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, nâng cao <br />
trình độ cho đội ngũ hiện nay, có kế hoạch bồi dưỡng chuyên sâu các kỹ năng <br />
soạn thảo văn bản trên máy tính để thiết kế giáo án, sử dụng phần mềm hỗ trợ <br />
dạy học, kỹ năng khai thác và sử dụng thông tin trên mạng, kỹ năng tổ chức dạy <br />
học bằng trình chiếu....Trong kế hoạch cần chỉ rõ ai chịu trách nhiệm tổ chức <br />
thực hiện, chỉ đạo hoạt động, kiểm tra theo kế hoạch đã đề ra.<br />
<br />
Thành lập Ban chỉ đạo ứng dụng CNTT trong nhà trường do Hiệu trưởng <br />
hoặc ủy quyền cho một đồng chí trong Ban giám hiệu làm trưởng ban để theo dõi, <br />
giúp đỡ các cán bộ, giáo viên, tích hợp và triển khai các hoạt động về ứng dụng <br />
CNTT, coi tiêu chí ứng dụng CNTT là một tiêu chí thi đua trong nhà trường. <br />
<br />
Cụ thể tại đơn vị: Hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học có liên quan <br />
chặt chẽ với các hoạt động chuyên môn nên công việc này tôi giao trực tiếp cho <br />
đồng chí Phó Hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn, vì hai đồng chí này có trình <br />
độ, kĩ năng về CNTT và có kinh nghiệm trong chỉ đạo đổi mới dạy học đối với <br />
giáo viên.<br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thúy Đơn vị: Trường MN Bình Minh 13<br />
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng CNTT vào công tác dạy và học tại <br />
trường MN Bình Minh – Buôn Tuôr A Dray sáp Krông Ana Đăk lăk<br />
<br />
Biện pháp 3: Bồi dưỡng nguồn nhân lực có chất lượng về CNTT cho <br />
nhà trường. <br />
<br />
Muốn ứng dụng CNTT vào giảng dạy hiệu quả thì ngoài những hiểu biết <br />
căn bản về nguyên lý hoạt động của máy tính và các phương tiện hỗ trợ. Đòi hỏi <br />
giáo viên cần phải có kỹ năng vi tính thành thạo (thực tế cho thấy nhiều người có <br />
chứng chỉ hoặc bằng cấp cao về Tin học nhưng nếu ít sử dụng thì kỹ năng sẽ mai <br />
một, ngược lại chỉ với chứng chỉ A –Tin học văn phòng nhưng nếu bạn chịu khó <br />
học hỏi, thực hành thì việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy sẽ chẳng mấy khó <br />
khăn). Nhận thức được điều đó, nhà trường rất chú trọng việc bồi dưỡng kỹ năng <br />
ứng dụng CNTT cho giáo viên thông qua nhiều hoạt động như:<br />
<br />
Hằng năm, luân phiên cử cán bộ, giáo viên đi học để nâng cao trình độ <br />
chuyên môn về Tin học, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng sử dụng CNTT cho giáo <br />
viên cốt cán để sử dụng được máy vi tính, phần mềm ứng dụng vào giảng dạy. <br />
Đồng thời mời các chuyên gia và giáo viên giảng dạy có kinh nghiệm về hướng <br />
dẫn trực tiếp, thuyết trình bằng máy chiếu, thảo luận, hỏi đáp, thực hành tại <br />
trường. Tập trung chủ yếu vào những kỹ năng mà giáo viên cần sử dụng trong <br />
quá trình soạn giảng hàng ngày. Ví dụ: Cách lấy thông tin, khai thác các phần <br />
mềm thông dụng, các bước soạn một bài trình chiếu. Cách chuyển đổi các loại <br />
phông chữ, sử dụng một số phương tiện như máy chiếu, máy quay phim, chụp <br />
ảnh…..<br />
<br />
Từ những giáo viên mạng lưới này sẽ tự bồi dưỡng cho những giáo viên <br />
khác trong trường về những kiến thức cơ bản của Tin học để có khả năng sử <br />
dụng tốt máy vi tính trong công tác Học thầy không tày học bạn. Qua kinh nghiệm <br />
cho thấy một cách học nhanh nhất của Tin học đó là học tập kinh nghiệm qua <br />
truyền tay và chỉ bảo trực tiếp qua máy tính ngay từ tổ, nhóm chuyên môn. Bằng <br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thúy Đơn vị: Trường MN Bình Minh 14<br />
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng CNTT vào công tác dạy và học tại <br />
trường MN Bình Minh – Buôn Tuôr A Dray sáp Krông Ana Đăk lăk<br />
<br />
hình thức người biết nhiều dạy cho người biết ít, người biết ít dạy cho người <br />
chưa biết, giáo viên nhiều tuổi học cách ứng dụng CNTT ở đồng nghiệp trẻ của <br />
mình, chú trọng việc hành theo quan niệm: Nói với tôi có thể tôi sẽ quên, chỉ cho <br />
tôi có thể tôi sẽ nhớ, cho tôi làm tôi sẽ hiểu . Biện pháp này dễ áp dụng, được chị <br />
em vận dụng, sau một thời gian vốn hiểu biết về Tin học của giáo viên tăng lên <br />
rất nhiều.<br />
<br />
Thực hiện việc bồi dưỡng ngắn ngày, trực tiếp cho giáo viên có những <br />
kiến thức và kỹ năng cần thiết để ứng dụng các thiết bị và phần mềm nhằm đổi <br />
mới nội dung giảng dạy, phương pháp, đánh giá. Vận dụng phương tiện CNTT <br />
vào tự học, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Định hướng cho giáo viên luôn có <br />
ý thức sưu tầm tài liệu hướng dẫn ứng dụng CNTT hiệu quả, bộ phận chuyên <br />
môn nghiên cứu chọn lọc tài liệu, photo phát cho giáo viên. Bằng cách làm này nhà <br />
trường đã có nhiều tài liệu hay, dễ thực hành cho giáo viên sử dụng như: Tài liệu <br />
hướng dẫn soạn giáo án powerpoint, sử dụng máy chiếu, thiết kế bài giảng điện <br />
tử e Learning...<br />
<br />
Động viên giáo viên tích cực tự học, khiêm tốn học hỏi, sẵn sàng chia sẻ, <br />
luôn cầu thị tiến bộ, thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp. Chuyên môn nhà <br />
trường phải là bộ phận kết nối, là trung tâm tạo ra một môi trường học hỏi <br />
chuyên môn tích cực.<br />
<br />
Ví dụ: Chỉ đạo tổ trưởng tổ CNTT bồi dưỡng cho giáo viên thông qua buổi <br />
sinh hoạt tổ chuyên môn, qua các giờ dạy mẫu, thao giảng dự giờ nhằm đúc rút <br />
kinh nghiệm cho những giáo viên khác.<br />
<br />
Chỉ đạo các nhóm giáo viên có chuyên môn nghiệp vụ tốt cùng Ban chỉ đạo <br />
ứng dụng CNTT tham gia thiết kế bài giảng điện tử elearning. Qua đó, nâng lên <br />
một tầm cao mới cho việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy của đội ngũ giáo viên <br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thúy Đơn vị: Trường MN Bình Minh 15<br />
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng CNTT vào công tác dạy và học tại <br />
trường MN Bình Minh – Buôn Tuôr A Dray sáp Krông Ana Đăk lăk<br />
<br />
trong nhà trường. Quan tâm đến việc bồi dưỡng giáo viên giỏi và có khả năng <br />
triển khai các phần mềm hay bài giảng trên máy tính. Kết nối mạng Internet cho <br />
các máy tính để các cán bộ, giáo viên tranh thủ, truy cập lấy thông tin phục vụ <br />
công việc của mình. <br />
<br />
Để làm được điều đó, Ban giám hiệu đặc biệt là Phó Hiệu trưởng, các tổ <br />
trưởng chuyên môn phải luôn quan tâm sâu sát, đi đầu gương mẫu, cùng học hỏi, <br />
cùng làm với giáo viên thì mới hiểu được họ yếu ở điểm nào, gặp khó khăn ở <br />
khâu nào, cần giúp đỡ gì (trong các buổi tập huấn về CNTT, thì Phó Hiệu trưởng <br />
và các tổ trưởng chuyên môn của nhà trường đều tham gia). Nói đi đôi với làm <br />
luôn được coi là biện pháp hữu hiệu nhất để thúc đẩy phong trào phát triển.<br />
<br />
Biện pháp 4 : Tăng cường các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, kỹ <br />
thuật Tin học, hiện đại hoá trang thiết bị trong nhà trường. <br />
<br />
Hàng năm xây dựng kế hoạch tham mưu các cấp lãnh đạo duyệt bổ sung <br />
thêm trang thiết bị, máy tính cho nhà trường. Tiết kiệm các khoản chi tiêu trong <br />
năm, tranh thủ các dự án để mua sắm, bổ sung thêm trang thiết bị, máy tính, mạng <br />
máy tính phục vụ cho giảng dạy và ứng dụng CNTT.<br />
<br />
Ví dụ: Mua 01 máy tính bàn + 01 láp tốp cho lớp chồi và tổ chuyên môn...<br />
<br />
Tích cực làm tốt công tác xã hội hóa để huy động nhân dân, cộng đồng, cha <br />
mẹ học sinh, các nhà hảo tâm tài trợ đóng góp cho nhà trường để trang bị thêm cơ <br />
sở vật chất, máy tính và mạng máy tính cho nhà trường. <br />
<br />
Khuyến khích giáo viên mua sắm máy móc để chủ động trong soạn giảng <br />
và làm hồ sơ sổ sách là rất cần thiết. Trong đơn vị có một số giáo viên hoàn cảnh <br />
khó khăn, hoặc lý do tuổi cao, có vấn đề sức khỏe nhưng tôi đã tìm cách động <br />
viên để họ thấy được tầm quan trọng của việc mua máy, nối mạng Internet. Vì <br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thúy Đơn vị: Trường MN Bình Minh 16<br />
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng CNTT vào công tác dạy và học tại <br />
trường MN Bình Minh – Buôn Tuôr A Dray sáp Krông Ana Đăk lăk<br />
<br />
máy móc hỗ trợ kiến thức chuyên môn cho mình và mang thêm rất nhiều hiểu biết <br />
cho mọi thành viên của gia đình. Giáo viên có máy sẽ chủ động hơn khi thực hành <br />
dạy trình chiếu, không phải phụ thuộc vào máy của trường.<br />
<br />
Để giúp giáo viên có điều kiện tiếp cận CNTT và thực hành, khai thác có <br />
hiệu quả các ứng dụng của Tin học vào giờ học, nhà trường đã chủ động liên hệ <br />
với Trung tâm chi nhánh Viettel huyện Krông Ana hợp đồng lắp đặt hệ thống <br />
Wifi, đầu tư đường truyền, nâng cấp hệ thống mạng Internet. Những việc làm <br />
này đã góp phần giúp giáo viên có nhiều cơ hội hơn trong việc ứng dụng CNTT.<br />
<br />
Song song với việc khai thác sử dụng, nhà trường luôn chú trọng khâu quản <br />
lý cơ sở vật chất, trang thiết bị như: Giao trách nhiệm cụ thể cho các bộ phận, <br />
GVCN các lớp thường xuyên bảo dưỡng, quan tâm bồi dưỡng kiến thức cho <br />
người sử dụng với phương châm Giữ tốt dùng bền nhằm khai thác tối đa, có <br />
hiệu quả trang thiết bị được cung cấp.<br />
<br />
Ví dụ: Vào đầu năm học, chỉ đạo bộ phận thiết bị đi kiểm kê CSVC – thiết <br />
bị của từng lớp, bộ phận và bàn giao lại cho GVCN lớp đó tự bảo quản, sử dụng <br />
(có biên bản bàn giao cụ thể). Đến cuối học kỳ cuối năm học, bộ phận thiết bị <br />
sẽ đi kiểm tra lại và so sánh với biên bản kỳ trước xem có hư hỏng nhiều không. <br />
Đề xuất vời nhà trường có phương án khen thưởng đối với những lớp biết bảo <br />
quản thiết bị tốt.<br />
<br />
Biện pháp 5: Chỉ đạo xây dựng giáo án điện tử và khai thác tư liệu <br />
phục vụ việc ứng dụng CNTT vào các giờ hoạt động chung.<br />
<br />
Bên cạnh đội ngũ, máy móc thiết bị, thì chúng tôi bỗi dưỡng giáo viên <br />
xây dựng giáo án điện tử về các bài dạy theo chủ đề trong năm học trong <br />
quá trình ứng dụng CNTT. Việc thiết kế một bài giảng điện tử hoặc ứng dụng <br />
CNTT trong các hoạt động giáo dục đòi hỏi phải có quá trình tìm kiếm hoặc tạo <br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thúy Đơn vị: Trường MN Bình Minh 17<br />
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng CNTT vào công tác dạy và học tại <br />
trường MN Bình Minh – Buôn Tuôr A Dray sáp Krông Ana Đăk lăk<br />
<br />
dựng rất công phu. Ban giám hiệu nhà trường tư vấn cho cán bộ giáo, viên tích <br />
cực khai thác tài liệu trên trang web của ngành, trang Violet của các trường khác <br />
và của cá nhân CBGV trong toàn ngành để tạo thêm tư liệu phong phú trong việc <br />
thiết kế bài giảng điện tử hoặc ứng dụng CNTT trong các hoạt động giáo dục.<br />
<br />
Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT nhằm đổi mới phương pháp dạy và học <br />
theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Mỗi giáo viên dạy trung <br />
bình ít nhất 2 tiết có ứng dụng CNTT/ tháng (theo kế hoạch đã đề ra), giao cho <br />
cán bộ phụ trách thiết bị tổng hợp số tiết dạy học có ứng dụng CNTT của mỗi <br />
giáo viên và báo cáo về Ban chỉ đạo. Bộ phận chuyên môn nhà trường chú trọng <br />
dự giờ thăm lớp, rút kinh nghiệm và tổ chức sinh hoạt chuyên môn trao đổi về <br />
cách ứng dụng CNTT một cách chọn lọc, phù hợp với đối tượng, nhằm phát huy <br />
có hiệu quả tác dụng của phương tiện, tránh lạm dụng CNTT quá nhiều dẫn đến <br />
tiết dạy không hiệu quả. <br />
<br />
Ví dụ: Môn KPKH: Tìm hiểu một số con vật sống dưới nước: Giáo viên có <br />
thể quay Clip về những con vật sống dưới nước cho trẻ quan sát. Trẻ rất hứng <br />
thú khi được quan sát con cá, con tôm đang bơi dưới nước, đặc biệt trẻ tập trung <br />
chú ý khi được xem các con vật bơi lội, bắt mồi. <br />
<br />
Mặt khác nhằm tránh tình trạng để trẻ ngồi thụ động trong giờ học tập chỉ <br />
ngồi xem và nghe cô giảng, cần nhắc nhở giáo viên thường xuyên dung nh<br />
̀ ững <br />
câu hỏi kích thích tư duy để trẻ giải quyết, phát huy tính tích cực ở trẻ. <br />
<br />
Ví dụ: Cho trẻ lên phân nhóm các con vật sống trong gia đình, sống <br />
dưới nước bằng cách cho trẻ nhấp chuột vào hình ảnh. Hiệu ứng hình ảnh của <br />
các con vật sẽ chạy lên phía trên màn hình từ đó khắc sâu thêm kiến thức cho trẻ <br />
về các con vật sống dưới nước và con vật sống trong gia đình. <br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thúy Đơn vị: Trường MN Bình Minh 18<br />
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng CNTT vào công tác dạy và học tại <br />
trường MN Bình Minh – Buôn Tuôr A Dray sáp Krông Ana Đăk lăk<br />
<br />
Với những kiến thức này trẻ sẽ lĩnh hội được nhiều kiến thức cơ bản <br />
về thế giới xung quanh phong phú và đa dạng. Giáo viên cũng giúp trẻ phát huy <br />
tính tích cực sáng tạo và luôn hấp dẫn trong các hoạt động dạy và học. Việc sử <br />
dụng đồ dung tr<br />
̀ ực quan trên máy vi tính mang lại cho trẻ hứng thú và kích thích <br />
trẻ tham gia vào hoạt động hơn nữa, bởi trên máy vi tính các hình ảnh xuất hiện <br />
và mất đi hay kèm theo các hiệu ứng mới là hấp dẫn theo ý muốn của giáo viên, <br />
trẻ sẽ tập trung sự chú ý trước những điều mới lạ, tiết học sẽ càng đạt hiệu quả <br />
hơn. <br />
<br />
Biện pháp 6: Tổ chức tập huấn, chia sẻ các nguồn tài nguyên.<br />
<br />
Nhà trường cần đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong giáo dục theo hướng <br />
Tin học hóa quản lý giáo dục và sử dụng CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc <br />
lực nhất cho việc đổi mới phương pháp quản lý và dạy học như:<br />
<br />
+ Triển khai chương trình quản lý nhân sự, hệ thống thông tin quản lý giáo <br />
dục trong nhà trường.<br />
<br />
+ Khai thác tốt các phần mềm quản lý đang thực hiện trong nhà trường theo <br />
sự chỉ đạo của ngành: Phần mềm phổ cập, dinh dưỡng, Pơmis, Emis…<br />
<br />
+ Trong dạy và học, chỉ đạo, khuyến khích giáo viên tăng cường khai thông <br />
tin trên mạng internet để tra cứu, tải các thông tin, phần mềm phục vụ công tác <br />
chuyên môn và đổi mới phương pháp ở nhà trường và đây cũng là môi trường <br />
thuận lợi giúp các giáo viên khai khác nhanh nhất các nguồn thông tin hiện đại <br />
trên thế giới. <br />
<br />
+ Sử dụng tốt các phần mềm thiết kế bài dạy như: phần mềm Microsoft <br />
PowerPoint, Violet,...<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thúy Đơn vị: Trường MN Bình Minh 19<br />
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng CNTT vào công tác dạy và học tại <br />
trường MN Bình Minh – Buôn Tuôr A Dray sáp Krông Ana Đăk lăk<br />
<br />
+ Thông báo thông tin điện tử (Website) của Phòng, Sở và địa chỉ email <br />
chung của nhà trường để CBGVNV nắm bắt các thông tin, hoạt động của ngành, <br />
của nhà trường nhanh chóng và chính xác. Yêu cầu mỗi cán bộ, giáo viên lập và <br />
đăng ký một địa chỉ email cố định với nhà trường.<br />
<br />
Các kế hoạch năm học, học kì, tháng, tuần của nhà trường và các đoàn thể <br />
đều được gửi vào hộp thư điện tử của nhà trường, tạo thói quen cho giáo viên <br />
cập nhật thông tin qua thư điện tử. Giáo viên nào không cập nhật sẽ không nắm <br />
bắt được kế hoạch cho nên đó cũng là điều kiện buộc người giáo viên phải thay <br />
đổi nếp nghĩ, nếp tư duy, từ đó có sự đầu tư mua máy tính, kết nối mạng tại gia <br />
đình để đáp ứng yêu cầu công việc.<br />
<br />
Biện pháp 7: Kiểm tra, đánh giá việc ứng dụng CNTT và bảo quản <br />
thiết bị của nhà trường.<br />
<br />
Việc kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong <br />
quản lý giáo dục. Có thể nói kiểm tra, đánh giá việc khai thác sử dụng, ứng dụng <br />
CNTT là một phần quyết định của việc ứng dụng có thành công ở trường học hay <br />
không. Cùng với việc kiểm tra, đánh giá đầy đủ, chính xác những thông tin thu <br />
được trong quá trình ứng dụng CNTT vào dạy học tại trường Mầm non, sẽ giúp <br />
cho các nhà quản lý đưa ra quyết định điều chỉnh cần thiết. <br />
<br />
Phát hiện những sai sót trong các khâu bảo quản, ứng dụng, sử dụng. Chủ <br />
động phòng ngừa, phát hiện và xử lý sai sót kịp thời để đề ra các giải pháp khắc <br />
phục khó khăn, vướng mắc, ứng phó mọi tình huống bất thường xảy ra.<br />
<br />
Căn cứ vào kế hoạch chung của năm học, kế hoạch ứng dụng CNTT vào <br />
dạy học, công tác kiểm tra chuyên môn, kiểm tra chuyên đề,... Chỉ đạo Phó Hiệu <br />
trưởng (tổ trưởng tổ CNTT) thành lập đoàn kiểm tra các nội dung của hoạt động <br />
ứng dụng CNTT trong dạy học theo kế hoạch đã đề ra, tham mưu Hiệu trưởng <br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thúy Đơn vị: Trường MN Bình Minh 20<br />
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng CNTT vào công tác dạy và học tại <br />
trường MN Bình Minh – Buôn Tuôr A Dray sáp Krông Ana Đăk lăk<br />
<br />
duyệt, ra quyết định kiểm tra. Để việc kiểm tra đảm bảo mục tiêu cần tổ chức <br />
bộ máy và thiết kế các hoạt động kiểm tra cho phù hợp. Bộ máy kiểm tra phải là <br />
những người vừa thạo kiến thức về CNTT vừa có nghiệp vụ về công tác kiểm <br />
tra để đảm bảo tính khách quan trong quá trình kiểm tra, đồng thời phát hiện kịp <br />
thời những thiếu sót, lệch lạc cũng như những gương tốt điển hình trong việc <br />
thực hiện các hoạt động.<br />
<br />
Có nhiều hình thức kiểm tra mà nhà trường đã tiến hành như: Kết hợp với <br />
kiểm tra chuyên đề, thao giảng…để đánh gia xếp loại rút kinh nghiệm, tư vấn <br />
cho giáo viên nhằm từng bước bồi dưỡng nâng cao chất lượng từng hoạt động <br />
trong đó hoạt động dạy có ứng dụng CNTT là trọng tâm. Qua dự giờ các tiết dạy <br />
của giáo viên, Ban giám hiệu cùng phân tích ưu điểm, nhược điểm cần khắc phục <br />
trong thời gian tới. Đồng thời đề xuất những ý kiến mới, sáng tạo trong quá trình <br />
tổ chức hoạt động để giáo viên có thêm kinh nghiệm thiết kế bài giảng bằng giáo <br />
án điện tử được tốt hơn.<br />
<br />
Ví dụ: Kiểm tra việc khai thác các nguồn tài liệu để ứng dụng vào tiết học, <br />
kiểm tra việc xây dựng hình ảnh có phù hợp với độ tuổi trẻ, chủ đề hoặc phong <br />
tục tập quán, đặc thù vùng miền hay chưa. Cần góp ý, chỉnh sửa kịp thời để giáo <br />
viên nắm bắt được và rút kinh nghiệm cho những bài giảng lần sau.<br />
<br />
Như vậy, cần nhận thức được rằng việc ứng dụng CNTT vào công tác dạy <br />
và học trong trường Mầm non có thể đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của gia <br />
đình, xã hội, nhằm mục đích xây dựng con người mới phục vụ công cuộc công <br />
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trên cơ sở mục tiêu giáo dục, mỗi cơ quan <br />
đoàn thể, mỗi cá nhân trong cộng đồng có thể tham gia vào việc khai thác, ứng <br />
dụng CNTT phù hợp với khả năng và điều kiện của cá nhân, đơn vị để góp phần <br />
thiết thực vào việc chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng tốt đẹp hơn.<br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Thị Thúy Đơn vị: Trường MN Bình Minh 21<br />
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng CNTT vào công tác dạy và học tại <br />
trường MN Bình Minh – Buôn Tuôr A Dray sáp Krông Ana Đăk lăk<br />
<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.<br />
<br />
Tuy mỗi biện pháp đưa ra với những nội dung cụ thể khác nhau, nhưng <br />
̣ khăng khít với nhau, biên phap nay se hô tr<br />
luôn co môi quan hê <br />
́ ́ ̣ ́ ̀ ̃ ̃ ợ cho biên phap kia<br />
̣ ́ <br />
đi từ dễ đến khó, có tác dụng hỗ trợ thúc đẩy nhau nhăm hoa quyên cac nôi dung<br />
̀ ̀ ̣ ́ ̣ <br />
̣ ̉ ̣ ̉<br />
lai đê đi đên môt thê thông nhât không th<br />
́ ́ ́ ể tách rời. Các biện pháp đồng bộ dễ tiến <br />
hành, dễ thực hiện, phù hợp với thực tế của đơn vị