Một số giải pháp chỉ đạo đẩy mạnh và đa dạng hóa hoạt động giáo dục rèn luyện kỹ năng sống <br />
cho học sinh trường Tiểu học Y Ngông.<br />
_________________________________________________________________________<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Trang <br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU 2<br />
..........................................................................<br />
1. Lý do chọn đề 2<br />
tài ..........................................................................<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề 3<br />
tài .......................................................<br />
3. Đối tượng nghiên 4<br />
cứu ...................................................................<br />
4. Giới hạn của đề 4<br />
tài ........................................................................<br />
5. Phương pháp nghiên 4<br />
cứu ..............................................................<br />
II. PHẦN NỘI 5<br />
DUNG ......................................................................<br />
1. Cơ sở lý 5<br />
luận .................................................................................<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên 5<br />
cứu ......................................................<br />
3. Nội dung và hình thức của giải 7<br />
pháp...............................................<br />
a) Mục tiêu của giải 8<br />
pháp ..................................................................<br />
b) Nội dung và cách thức thực hiện giải 8<br />
pháp ....................................<br />
Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu , <br />
c) 11<br />
phạm vi và hiệu quả ứng dụng<br />
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 15<br />
1. Kết 15<br />
luận .........................................................................................<br />
=============================================================================================<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Văn Chinh Trang <br />
1 <br />
Một số giải pháp chỉ đạo đẩy mạnh và đa dạng hóa hoạt động giáo dục rèn luyện kỹ năng sống <br />
cho học sinh trường Tiểu học Y Ngông.<br />
_________________________________________________________________________<br />
<br />
2. Kiến 16<br />
nghị .......................................................................................<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
<br />
Giáo dục ở bậc Tiểu học có vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống <br />
giáo dục phổ thông, là bậc học nền tảng tạo cơ sở cho học sinh phát triển học <br />
tiếp các bậc học tiếp theo, vì vậy ngoài vốn kiến thức kỹ năng cơ bản trong <br />
học tập, lao động còn cần phải chú ý đến việc giáo dục rèn kỹ năng sống cho <br />
học sinh, dạy học sinh cách “làm người”, để học sinh có thêm vốn kinh <br />
nghiệm thích ứng với môi trường mới, yêu cầu mới. Thông qua phong trào thi <br />
đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" tạo nên diện mạo <br />
mới trong các trường học, góp phần gắn bó thầy, trò và cộng đồng trong học <br />
tập, rèn luyện, trau dồi kỹ năng sống và tích cực tham gia các hoạt động xã <br />
hội. <br />
<br />
Đối với học sinh, đặc biệt là học sinh bậc Tiểu học cần phải được giáo <br />
dục rèn luyện kỹ năng sống. Giáo dục kỹ năng sống càng trở nên cấp thiết đối <br />
=============================================================================================<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Văn Chinh Trang <br />
2 <br />
Một số giải pháp chỉ đạo đẩy mạnh và đa dạng hóa hoạt động giáo dục rèn luyện kỹ năng sống <br />
cho học sinh trường Tiểu học Y Ngông.<br />
_________________________________________________________________________<br />
<br />
với thế hệ trẻ, bởi vì các em là những chủ nhân tương lai của đất nước. Vì <br />
vậy, việc giáo dục kỹ năng sống cho thế hệ trẻ là vấn đề cấp thiết. Để giúp <br />
học sinh rèn luyện được những kỹ năng đó, đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ <br />
nhiều hoạt động, từ việc trang bị lí thuyết cho đến thực hành rèn luyện kỹ <br />
năng sống. Trong đó, các hoạt động trải nghiệm mang ý nghĩa hết sức quan <br />
trọng. Đối với các hoạt động giáo dục của giáo viên chuyên biệt, giáo viên chủ <br />
nhiệm lớp, tổng phụ trách Đội, lãnh đạo trường… Cần phải tiến hành những <br />
công việc hết sức tích cực, đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung; phải <br />
cụ thể, thiết thực, kiên trì, năng động và sáng tạo trên cở sở phát huy vai trò <br />
chủ động của học sinh, khích lệ và động viên học sinh kịp thời. <br />
<br />
Điểm mới của đề tài là thống nhất giữa bồi dưỡng về nhận thức với <br />
thực tế công tác tổ chức thực hiện và các nhiệm vụ đặt ra từ thực tiễn. Thu <br />
hút, huy động nhiều lực lượng trong và ngoài nhà trường cùng tham gia. Các <br />
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được nâng lên chiếm một vị trí quan <br />
trọng trong công tác giáo dục. Vai trò của cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội, <br />
chính quyền đoàn thể, được thể hiện đậm nét, có tác động mạnh mẽ đến hiệu <br />
quả của các hoạt động rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Từng bước làm <br />
thay đổi quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục rèn luyện của học sinh, <br />
học sinh dần tự trang bị cho mình các kĩ năng tự phục vụ, học tập hợp tác… <br />
Tận dụng các thành tựu mới nhất của khoa học giáo dục và kinh nghiệm tiên <br />
tiến trong hoạt động này. Hình thành lực lượng nòng cốt có năng lực trong học <br />
sinh và làm nhiệm vụ tư vấn rèn luyện kỹ năng sống cho các học sinh khác. <br />
<br />
Với ý nghĩa đó tôi chọn đề tài “Một số giải pháp chỉ đạo đẩy mạnh và <br />
đa dạng hóa hoạt động giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh <br />
<br />
<br />
<br />
=============================================================================================<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Văn Chinh Trang <br />
3 <br />
Một số giải pháp chỉ đạo đẩy mạnh và đa dạng hóa hoạt động giáo dục rèn luyện kỹ năng sống <br />
cho học sinh trường Tiểu học Y Ngông.<br />
_________________________________________________________________________<br />
<br />
trường Tiểu học Y Ngông” nhằm góp phần vào phong trào thi đua: “Xây <br />
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. <br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài <br />
2.1 Mục tiêu<br />
<br />
Phân tích, đối chiếu với thực trạng của nhà trường trong thời điểm hiện <br />
tại để qua đó tìm ra các biện pháp, giải pháp mới hiệu quả hơn cho các hoạt <br />
động. <br />
<br />
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vừa mang tính chiến lược, vừa <br />
mang tính cấp bách, là động cơ và cũng là nhiệm vụ của nhà trường, gia đình <br />
và các tổ chức xã hội thường xuyên và lâu dài. <br />
<br />
Đạt được các mục tiêu của giáo dục, định hướng theo bốn trụ cột: Học <br />
để biết; Học để làm; Học để chung sống cùng nhau và học để khẳng định <br />
chính mình. <br />
<br />
2.2. Nhiệm vụ<br />
<br />
Đa dạng hóa các hoạt động giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống giúp cho <br />
học sinh có tinh thần và thái độ học tập tự giác, tích cực, sống có lý tưởng hoài <br />
bão, ứng xử, hành động mang tính nhân văn. Từ đó giúp cho học sinh có ý thức <br />
và trách nhiệm với chính bản thân mình và cộng đồng để tránh được các tệ <br />
nạn xã hội. <br />
<br />
Đạt hiệu quả cao trong phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, <br />
học sinh tích cực”.<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
=============================================================================================<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Văn Chinh Trang <br />
4 <br />
Một số giải pháp chỉ đạo đẩy mạnh và đa dạng hóa hoạt động giáo dục rèn luyện kỹ năng sống <br />
cho học sinh trường Tiểu học Y Ngông.<br />
_________________________________________________________________________<br />
<br />
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học Y Ngông nhằm góp phần <br />
đẩy mạnh phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích <br />
cực”.<br />
<br />
4. Giới hạn của đề tài<br />
<br />
Tìm hiểu thực trạng kỹ năng sống của học sinh trường tiểu học Y <br />
Ngông từ đó đưa ra một số giải pháp chỉ đạo đẩy mạnh và đa dạng hóa hoạt <br />
động giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh nhằm góp phần đẩy mạnh <br />
phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận<br />
Phương pháp phân tích<br />
Phương pháp khái quát hóa các vấn đề tìm hiểu nội dung<br />
b) Nhom ph<br />
́ ương pháp nghiên cứu thực tiễn<br />
<br />
Khảo sát thực tế trong giáo viên, học sinh. <br />
<br />
Thực hiện phương pháp phỏng vấn, hỏi đáp, điều tra. <br />
<br />
Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp. <br />
<br />
Sử dụng phương pháp thực nghiệm, đối chiếu, so sánh. <br />
<br />
c) Phương pháp thống kê toán học<br />
<br />
Thống kê số lượng học sinh để đánh giá chất lượng trước và sau khi áp <br />
dụng đề tài.<br />
<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
<br />
<br />
=============================================================================================<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Văn Chinh Trang <br />
5 <br />
Một số giải pháp chỉ đạo đẩy mạnh và đa dạng hóa hoạt động giáo dục rèn luyện kỹ năng sống <br />
cho học sinh trường Tiểu học Y Ngông.<br />
_________________________________________________________________________<br />
<br />
Chỉ thị 40CT/TW cuả Ban Bí thư nêu rõ: “Phát triển giáo dục là quốc <br />
sách hàng đầu…là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và <br />
cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nồng cốt có vai trò quan trọng ”;<br />
<br />
Chỉ thị 40/2008BGDĐT ngày 27/7/2008 v/v Phát động phong trào thi đua <br />
xây dựng THTT, HSTC trong các trường phổ thông giai đoạn 20082013 và các <br />
văn bản chỉ đạo của SGD&ĐT; PGD&ĐT.<br />
<br />
Một trong 5 nội dung hết sức quan trọng hiện nay của phong trào thi đua <br />
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đó là giáo dục rèn luyện <br />
kỹ năng sống cho học sinh. Cùng với xu thế, thế giới đang có sự thay đổi về <br />
mọi mặt như khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin phát triển mạnh đã tác <br />
động đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Một số chuẩn mực đạo đức, <br />
quy tắc ứng xử, quy tắc sống cũng bị ảnh hưởng. Đặc biệt là thế hệ trẻ, các <br />
em dễ dàng học theo, bắt chước một số thói hư, tật xấu xâm nhập từ bên <br />
ngoài, thế giới trên mạng internet…<br />
<br />
Học sinh sống trong một xã hội phát triển cần phải được trang bị những <br />
kỹ năng thích hợp để hòa nhập với cộng đồng, với xu thế toàn cầu hóa. Đối <br />
với học sinh, đặc biệt là học sinh bậc Tiểu học cần phải được giáo dục rèn <br />
luyện kỹ năng sống. Giáo dục kỹ năng sống càng trở nên cấp thiết đối với thế <br />
hệ trẻ, bởi vì các em là những chủ nhân tương lai của đất nước. Lứa tuổi học <br />
sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham <br />
hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, <br />
còn thiếu kinh nghiệm sống, hiếu động, dễ bị lôi kéo,…Vì vậy, việc giáo dục <br />
kỹ năng sống cho thế hệ trẻ hiện nay là vấn đề cấp thiết.<br />
<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu<br />
<br />
<br />
=============================================================================================<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Văn Chinh Trang <br />
6 <br />
Một số giải pháp chỉ đạo đẩy mạnh và đa dạng hóa hoạt động giáo dục rèn luyện kỹ năng sống <br />
cho học sinh trường Tiểu học Y Ngông.<br />
_________________________________________________________________________<br />
<br />
Trường Tiểu học Y Ngông được thành lập năm 2008 với ba điểm <br />
trường đóng trên ba buôn đặc biệt khó khăn của xã Dur Kmăl. Tỉ lệ học sinh <br />
dân tộc thiểu số hàng năm chiếm trên 98% tổng số học sinh toàn trường. Hầu <br />
hết cha mẹ các em là thuần nông, hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, cha mẹ <br />
học sinh chủ yếu đi làm thuê, làm nghề tự do ở các thành phố lớn, có thu nhập <br />
không ổn định nên ít quan tâm đến việc học tập của con em mình. <br />
<br />
Điều kiện tiếp cận của học sinh với sách báo, các kênh truyền thông, <br />
mạng internet còn hạn chế. Nhận thức của một số giáo viên, đặc biệt là cha <br />
mẹ học sinh, các tổ chức đoàn thể của địa phương chưa nhận thức đúng mức <br />
về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của việc giáo dục rèn luyện kỹ năng sống <br />
cho học sinh. <br />
<br />
Đa số học sinh chưa có nhận thức đúng về công tác giáo dục, ý thức tự <br />
giác chưa cao, thiếu tập trung học tập, kỹ năng diễn đạt trình bày trước đám <br />
đông còn rụt rè, số đông học sinh ứng xử với nhau chưa thật sự có văn hóa. <br />
Tinh thần và thái độ học tập học sinh chưa cao, còn nhiều học sinh lười học, <br />
các em rất dễ bị kích động dẫn đến làm những việc riêng...Nói chung kỹ năng <br />
sống của học sinh trong trường là chưa tốt, chưa đạt được những kỹ năng cơ <br />
bản nhất của một học sinh bậc tiểu học là nền tảng cần phải có. <br />
<br />
Thực tế hiện nay việc nhận thức tầm quan trọng, cần thiết rèn kỹ năng <br />
sống cho học sinh ở một số giáo viên còn hạn chế. Qua dùng phiếu thăm dò, <br />
khảo sát thực tế cho thấy một số giáo viên còn lúng túng cả về nội dung, biện <br />
pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh. Nhận thức của nhiều giáo viên còn mơ <br />
hồ, chưa rõ, chưa đầy đủ rèn kỹ năng sống cho học sinh là rèn những kỹ năng <br />
gì; vì thế không thể tìm ra được biện pháp, hình thức tổ chức hữu hiệu để rèn <br />
kỹ năng sống cho học sinh. Nhà trường đã có tổ chức một số hoạt động nhằm <br />
<br />
=============================================================================================<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Văn Chinh Trang <br />
7 <br />
Một số giải pháp chỉ đạo đẩy mạnh và đa dạng hóa hoạt động giáo dục rèn luyện kỹ năng sống <br />
cho học sinh trường Tiểu học Y Ngông.<br />
_________________________________________________________________________<br />
<br />
rèn kỹ năng sống cho học sinh nhưng còn chung chung, chưa đi sâu, chưa rõ <br />
nét. <br />
<br />
Việc giáo dục học sinh yêu cái đẹp, viết chữ đẹp, làm các sản phẩm <br />
học tập còn hạn chế. <br />
<br />
2.1. Đối với giáo viên chủ nhiệm lớp<br />
<br />
Giáo viên cơ bản mới chú ý đến việc giáo dục chất lượng học sinh, tuy <br />
nhiên có một số ít giáo viên thiếu sự giáo dục, răn đe học sinh hay nghịch, cách <br />
ứng xử và giao tiếp trong cuộc sống. <br />
<br />
Một số giáo viên chưa tích cực tổ chức phương pháp dạy học tích cực, <br />
tạo điều kiện để học sinh học nhóm, trao đổi kinh nghiệm học tập lẫn nhau. <br />
<br />
Các tiết sinh hoạt Đội, sinh hoạt Sao nhi đồng và sinh hoạt tập thể chưa <br />
đa dạng về hình thức, chưa phong phú về nội dung…<br />
<br />
2.2. Đối với giáo viên dạy môn chuyên biệt<br />
<br />
Giáo viên dạy các môn Đạo đức, Nghệ thuật, Lịch sử, Địa lý mặc dù đã <br />
được được tập huấn dạy học các bài phải tích hợp rèn luyện kỹ năng sống <br />
cho học sinh nhưng vẫn chưa chú trọng rèn kĩ năng thực hành, chủ yếu hình <br />
thành trên lý thuyết. <br />
<br />
Qua kiểm tra giáo án của các giáo viên dạy bộ môn ngoài Toán, Tiếng <br />
Việt thì có một số giáo án phần mục tiêu còn ít đề cập việc rèn luyện kỹ năng <br />
sống cho học sinh. <br />
<br />
2.3. Đối với giáo viên Tổng phụ trách Đội<br />
<br />
Qua kiểm tra, theo dõi việc đánh giá, giáo dục lồng ghép rèn luyện kỹ <br />
năng sống cho học sinh có thực hiện tuy nhiên chưa đúng mức, chưa được xem <br />
trọng và hiệu quả đem lại chưa được như mong muốn. <br />
=============================================================================================<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Văn Chinh Trang <br />
8 <br />
Một số giải pháp chỉ đạo đẩy mạnh và đa dạng hóa hoạt động giáo dục rèn luyện kỹ năng sống <br />
cho học sinh trường Tiểu học Y Ngông.<br />
_________________________________________________________________________<br />
<br />
Nhà trường chỉ đạo Đội Thiếu niên Tiển Phong tổ chức các hoạt động <br />
ngoại khóa theo kế hoạch của ngành và Hội đồng đội huyện, tuy nhiên việc tổ <br />
chức các hoạt động này chủ yếu được tổ chức ở cấp Liên đội còn việc tổ <br />
chức và kiểm tra các hoạt động rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh ở các lớp <br />
thì chưa được chú trọng đúng mức. <br />
<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br />
<br />
a. Mục tiêu của giải pháp<br />
<br />
Nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên về giáo dục kỹ năng sống cho <br />
học sinh cũng như việc phối kết hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà <br />
trường nhằm đẩy mạnh và đa dạng hóa các hoạt động ngoài giờ lên lớp góp <br />
phần đẩy mạnh phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh <br />
tích cực”.<br />
<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp<br />
<br />
b.1. Tổ chức đánh giá về phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân <br />
thiệnhọc sinh tích cực”, trong đó chú trọng nội dung “rèn luyện kỹ năng sống <br />
cho học sinh tiểu học”<br />
<br />
Qua đó chỉ ra các tồn tại, hạn chế, những tiêu chí chưa đạt và tìm ra <br />
nguyên nhân, bài học kinh nghiệm trong việc chỉ đạo nội dung giáo dục rèn <br />
luyện kỹ năng sống cho học sinh. <br />
<br />
b.2. Củng cố và kiện toàn ban chỉ đạo xây dựng “THTTHSTC” <br />
<br />
Củng cố và kiện toàn Ban chỉ đạo phong trào thi đua “Xây dựng trường <br />
học thân thiện học sinh tích cực”: chú ý đến những cá nhân điển hình, có năng <br />
lực tổ chức, giảng dạy, có những sáng kiến mới hay và tâm huyết với trẻ đưa <br />
vào thành viên Ban chỉ đạo. <br />
=============================================================================================<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Văn Chinh Trang <br />
9 <br />
Một số giải pháp chỉ đạo đẩy mạnh và đa dạng hóa hoạt động giáo dục rèn luyện kỹ năng sống <br />
cho học sinh trường Tiểu học Y Ngông.<br />
_________________________________________________________________________<br />
<br />
b.3. Xây dựng kế hoạch bổ sung<br />
<br />
Nội dung “Đẩy mạnh và đa dạng hóa hoạt động giáo dục và rèn luyện <br />
kỹ năng sống cho học sinh”. Phân công và giao nhiệm vụ cụ thể: <br />
<br />
Nhà trường phối hợp với HĐĐ, Đoàn xã… tổ chức các hoạt động tại địa <br />
phương như về nguồn và chăm sóc các khu vi tích văn hóa lịch sử ở trong và <br />
ngoài xã, thăm các bà mẹ Việt nam Anh hùng, gia đình có công cách mạng <br />
trong xã… <br />
<br />
Nhà trường có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch chỉ đạo cho các tổ chức <br />
đoàn thể trong đơn vị thực hiện. <br />
<br />
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh kết hợp với TPT đội xây dựng kế hoạch và <br />
trực tiếp chỉ đạo các hoạt động trong năm học và triển khai đến tận học sinh. <br />
<br />
BCH Kiên đội phối hợp với các tổ chức và các tổ chức đoàn thể địa <br />
phương, các đơn vị kết nghĩa tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn <br />
nghệ…<br />
<br />
Đội TNTP Hồ Chí Minh – TPT – GVCN GVCB chịu trách nhiệm về <br />
xây dựng các câu lạc bộ năng khiếu và câu lạc bộ rèn luyện kỹ năng sống…, <br />
phân công người hướng dẫn các câu lạc bộ này xây dựng kế hoạch hoạt động <br />
cụ thể theo tuần, tháng, năm. <br />
<br />
b.4. Tổ chức các đợt tập huấn cho cán bộ giáo viên trong nhà trường<br />
<br />
+ Hướng dẫn làm hồ sơ HĐNGLL, Hồ sơ Đội TNTP Hồ Chí Minh.<br />
<br />
+ Các kỹ năng sống cần thiết đối với học sinh Tiểu học. <br />
<br />
+ Phương pháp rèn kỹ năng sống. Đặc biệt lồng ghép với các bộ môn… <br />
<br />
+ Các bài tập tình huống về kỹ năng sống và cách giải quyết. <br />
<br />
=============================================================================================<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Văn Chinh Trang <br />
10 <br />
Một số giải pháp chỉ đạo đẩy mạnh và đa dạng hóa hoạt động giáo dục rèn luyện kỹ năng sống <br />
cho học sinh trường Tiểu học Y Ngông.<br />
_________________________________________________________________________<br />
<br />
+ Kỹ năng tổ chức các trò chơi, tổ chức câu lạc bộ…trong trường học. <br />
<br />
+ Viết cam kết giữa học sinh gia đình nhà trường và giáo viên chủ <br />
nhiệm, về việc thực hiện giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. <br />
<br />
+ Đặc biệt tăng cường công tác kiểm tra, dự giờ các tiết sinh hoạt tập <br />
thể, HĐNGLL, sinh hoạt Đội và Sao nhi đồng của BGH, TPT Đội để đánh giá <br />
thực chất việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh của giáo viên trên lớp. <br />
<br />
b.5. Tiến hành tập huấn kỹ năng sống, kỹ năng truyền thông cho đội cờ <br />
đỏ làm nồng cốt<br />
<br />
Tổ chức tập huấn, phát hành tài liệu, xem phim về các mô hình giáo dục <br />
rèn luyện kỹ năng sống. <br />
<br />
Bằng phương pháp thảo luận những tình huống thực tiển, kết hợp với <br />
phương pháp vấn đáp, hình ảnh trực quan để trang bị kiến thức kỹ năng cho <br />
học sinh. Đây là những hạt nhân nòng cốt của phong trào để “Trẻ em truyền <br />
thông cho nhau” sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, thiết thực hơn. <br />
<br />
b.6. Tổ chức các hoạt động HĐNGLL, Hoạt động ngoại khóa<br />
<br />
* Tổ chức truyền thông cho học sinh nhà trường: <br />
<br />
Vào các buổi chào cờ đầu tuần, hoặc các buổi sinh hoạt lớp. <br />
<br />
Lồng ghép vào các ngày lễ lớn, các cuộc thi. <br />
<br />
Người thực hiện: Chủ yếu là PHT,TPT, giáo viên chủ nhiệm lớp và <br />
đội cờ đỏ cốt cán đã được tập huấn. <br />
<br />
Nội dung truyền thông: Các kỹ năng sống theo từng chủ đề: <br />
<br />
+ Giáo dục đạo đức và giá trị đạo đức trong cuộc sống qua các câu ca <br />
dao, thành ngữ, tục ngữ. <br />
<br />
=============================================================================================<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Văn Chinh Trang <br />
11 <br />
Một số giải pháp chỉ đạo đẩy mạnh và đa dạng hóa hoạt động giáo dục rèn luyện kỹ năng sống <br />
cho học sinh trường Tiểu học Y Ngông.<br />
_________________________________________________________________________<br />
<br />
+ Phòng chống nghiện Game và tệ nạn xã hội. <br />
<br />
+ Các vấn đề của cuộc sống và cách giải quyết vấn đề. <br />
<br />
+ Kỹ năng giao tiếp để an toàn, kỹ năng ứng xử văn hoá. <br />
<br />
+ Kỹ năng nhận biết và sống với chính mình, sống với mọi người. <br />
<br />
+ Các hình thức xâm hại trẻ em. <br />
<br />
+ Phòng tránh đuối nước, phòng tránh cháy nổ, an toàn giao thông. <br />
<br />
+ Kỹ năng hợp tác và làm việc theo nhóm. <br />
<br />
+ Kỹ năng đánh giá và tự đánh giá. <br />
<br />
Hình thức truyền thông: diễn thuyết, thi tìm hiểu, sân khấu hoá, tiểu <br />
phẩm, thông qua các trò chơi dân gian. <br />
<br />
+ Tổ chức thông qua hoạt động ngoại khóa, văn nghệ, thể dục thể <br />
thao ,giao lưu, về nguồn và qua các cuộc thi. <br />
<br />
+ Tổ chức tết trung thu cho học sinh toàn trường (thi lồng đèn), lồng <br />
ghép các kỹ năng sống, thi nghi thức, nghi lễ Đội, thi giao lưu học sinh giỏi <br />
cho học sinh đồng bào dân tộc thiểu số, ngày hội đọc sách, thi các trò chơi dân <br />
gian…<br />
<br />
+ Phối hợp với bộ phận Đoàn – Đội tổ chức tìm hiểu các di tích văn hóa <br />
lịch sử địa phương vào các ngày chủ điểm như 20/11, 22/12, 26/3, 19/5… từ đó <br />
đã tạo một sân chơi lành mạnh giúp các em có điều kiện bộc lộ năng lực, kỹ <br />
năng sống, sự hiểu biết, khả năng ứng xử tình huống, kỹ năng nhận xét đánh <br />
giá,nhận thức đúng sai, kỹ năng tự bảo vệ rèn luyện bản thân, kỹ năng làm <br />
việc hợp tác, ứng xử nhanh nhẹn linh hoạt văn minh lịch sự, rèn luyện nhân <br />
cách, giáo dục đạo đức lối sống, hòa nhập tập thể… Tăng cường sự gắn bó <br />
đoàn kết trong lớp, trong trường. <br />
=============================================================================================<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Văn Chinh Trang <br />
12 <br />
Một số giải pháp chỉ đạo đẩy mạnh và đa dạng hóa hoạt động giáo dục rèn luyện kỹ năng sống <br />
cho học sinh trường Tiểu học Y Ngông.<br />
_________________________________________________________________________<br />
<br />
b.7. Giáo dục kĩ năng sống thông qua tổ chức các hội thi <br />
<br />
BGH bám sát nhiệm vụ năm học ngành đề ra, xây dựng các kế hoạch <br />
cuộc thi sát thực, tổ chức thi và đánh giá một cách nghiêm túc. <br />
<br />
Tham mưu nhà trường dành thời gian bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh <br />
năng khiếu để động viên kịp thời. Lựa chọn đội ngũ giáo viên có năng lực, tay <br />
nghề vững vàng trực tiếp bồi dưỡng. <br />
<br />
c. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, <br />
phạm vi và hiệu quả ứng dụng<br />
<br />
Qua quá trình điều tra khảo sát, thống kê trước và sau khi thực hiện các <br />
giải pháp đề tài đã thu được những kết quả rất đáng khích lệ từ đầu năm học <br />
đến hết học kì I năm học 2016 – 2017 với kết quả như sau:<br />
<br />
c.1. Một số kĩ năng tự phục vụ của học sinh lớp 1<br />
<br />
Tự sắp xếp SGK vở đúng thời <br />
Tự giác đi học đúng giờ<br />
khóa biểu<br />
Chưa tự giác, <br />
Cần người lớn Tự giác, không <br />
Tự sắp xếp bố mẹ phải <br />
giúp đỡ cần nhắc nhở<br />
nhắc nhở nhiều<br />
TSHS Điều tra khảo sát trước khi áp dụng đề tài (đầu năm học)<br />
50 SL TL % SL TL % SL TL % SL TL %<br />
<br />
11 22 39 78 13 26 37 74<br />
<br />
Điều tra khảo sát sau khi áp dụng đề tài (cuối học kì I)<br />
<br />
SL TL % SL TL % SL TL % SL TL %<br />
<br />
23 46 27 54 26 52 24 48<br />
<br />
c.2. Một số kỹ năng ở lớp 2 và 3: <br />
=============================================================================================<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Văn Chinh Trang <br />
13 <br />
Một số giải pháp chỉ đạo đẩy mạnh và đa dạng hóa hoạt động giáo dục rèn luyện kỹ năng sống <br />
cho học sinh trường Tiểu học Y Ngông.<br />
_________________________________________________________________________<br />
<br />
Nội dung: “Thảo luận nhóm” qua quan sát HS thực hành thảo luận nhóm <br />
trong một số tiết TNXH. <br />
<br />
Thực hành thảo luận nhóm<br />
<br />
Chưa biết cách lắng nghe, hay <br />
Biết cách lắng nghe, hợp tác<br />
tách ra khỏi nhóm<br />
<br />
Điều tra khảo sát trước khi áp dụng đề tài (đầu năm học)<br />
<br />
SL TL % SL TL %<br />
<br />
TSHS 27 29 66 71<br />
<br />
93 Điều tra khảo sát sau khi áp dụng đề tài (cuối học kì I)<br />
<br />
SL TL % SL TL %<br />
<br />
45 48 48 52<br />
<br />
c.3. Một số kỹ năng ở lớp 4: <br />
<br />
Nội dung: “Điều hành cuộc họp lớp của lớp trưởng” qua quan sát HS <br />
thực hành cùng GVCN: <br />
<br />
Kỹ năng điều hành<br />
<br />
Biết cách, tự tin Chưa biết cách, còn rụt rè<br />
<br />
Điều tra khảo sát trước khi áp dụng đề tài (đầu năm học)<br />
<br />
TSHS SL TL % SL TL %<br />
<br />
5 2 40 3 60<br />
<br />
Điều tra khảo sát sau khi áp dụng đề tài (cuối học kì I)<br />
<br />
SL TL % SL TL %<br />
<br />
3 60 2 40<br />
<br />
=============================================================================================<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Văn Chinh Trang <br />
14 <br />
Một số giải pháp chỉ đạo đẩy mạnh và đa dạng hóa hoạt động giáo dục rèn luyện kỹ năng sống <br />
cho học sinh trường Tiểu học Y Ngông.<br />
_________________________________________________________________________<br />
<br />
c.4. Một số kỹ năng ở lớp 5: <br />
<br />
Nội dung: ứng xử với bạn khi chơi các trò chơi dân gian tập thể. Khảo <br />
sát qua quan sát thực tế, kết hợp với GVCN, TPTĐ đánh giá HS:<br />
<br />
Ứng xử tình huống trong chơi trò chơi tập thể<br />
<br />
Biết cách ứng xử hài hòa khá Hay cãi nhau, xô đẩy bạn khi <br />
phù hợp chơi<br />
<br />
Điều tra khảo sát trước khi áp dụng đề tài (đầu năm học)<br />
TSHS<br />
SL TL % SL TL %<br />
40 29 11<br />
<br />
Điều tra khảo sát sau khi áp dụng đề tài (cuối học kì I)<br />
<br />
SL TL % SL TL %<br />
<br />
34 85 6 15<br />
<br />
Sau khi áp dụng đề tài đã cho thấy tinh thần và thái độ học tập học sinh <br />
được nâng lên, qua các tiết học lý thuyết, luyện tập, thí nghiệm thực hành học <br />
sinh tự tin hơn, năng động hơn, mạnh dạn phát biểu ý kiến hơn. Thể hiện qua <br />
việc đánh giá và hội ý rút kinh nghiệm sau các tiết dạy của giáo viên và điểm <br />
thi đua hàng tuần của các lớp được nâng lên từng bước một cách rỏ rệt; số tiết <br />
dạy của giáo viên, yêu cầu đánh giá ở mục về học sinh học tập tích cực đều <br />
đạt kết quả khả quan. <br />
<br />
Đa số các em học sinh biết cách giải quyết mâu thuẩn và các xung đột <br />
phát sinh trong và ngoài nhà trường, tình trạng các em nói chuyện riêng với <br />
nhau giảm đáng kể. Đặc biệt là nạn đánh nhau, bạo lực học đường tính đến <br />
thời điểm này không xảy ra. <br />
<br />
=============================================================================================<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Văn Chinh Trang <br />
15 <br />
Một số giải pháp chỉ đạo đẩy mạnh và đa dạng hóa hoạt động giáo dục rèn luyện kỹ năng sống <br />
cho học sinh trường Tiểu học Y Ngông.<br />
_________________________________________________________________________<br />
<br />
+ Khả năng diễn đạt trước đám đông của một bộ phận học sinh trước <br />
đây rất nhút nhát, rụt rè nay tự tin hơn, dám nghĩ hơn, dám phát biểu nhận xét <br />
một cách khá đầy đủ, lưu loát suy nghĩ của mình khi được yêu cầu phát biểu ý <br />
kiến. <br />
<br />
+ Việc ứng xử giao tiếp có văn hóa, văn minh lịch sự hơn trước. Trong <br />
giờ ra chơi, trong các hoạt động tập thể rất ít khi nghe các em nói bậy, nói leo, <br />
các em gọi bạn, xưng hô khá thân mật. <br />
<br />
+ Thời điểm sau tết Nguyên đán học sinh trong trường chấp hành rất tốt <br />
luật giao thông, không có học sinh vi phạm tệ nạn xã hội. Có thể nói học sinh <br />
nhà trường đã thực hiện các mặt này rất tốt so với thời gian này của năm học <br />
trước. <br />
<br />
+ Qua tìm hiểu các em đã có nhiều kỹ năng bảo vệ bản thân, năng lực <br />
nhận thức và xử lý tình huống, không để bạn xấu rủ rê trốn học chơi game… <br />
<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ <br />
<br />
1. Kết luận<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm về “Một số giải pháp chỉ đạo đẩy mạnh và đa <br />
dạng hóa hoạt động giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh trường <br />
Tiểu học Y Ngông” mang một ý nghĩa rất quan trọng và là việc làm hết sức <br />
cần thiết, bởi lẽ các em sẽ học được cách rèn luyện và rút ra những kinh <br />
nghiệm, kỹ năng mà các em sẽ gặp lại trong cuộc sống, là bài học quý báu <br />
mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc để các em tự hoàn thiện mình. <br />
<br />
Hiện nay ngành giáo dục đang phát động phong trào thi đua: “Xây dựng <br />
trường học thân thiện, học sinh tích cực” thì việc rèn luyện kỹ năng sống có <br />
một ý nghĩa hết sức quan trọng. Qua đó, giúp các em nhìn lại những việc làm <br />
<br />
=============================================================================================<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Văn Chinh Trang <br />
16 <br />
Một số giải pháp chỉ đạo đẩy mạnh và đa dạng hóa hoạt động giáo dục rèn luyện kỹ năng sống <br />
cho học sinh trường Tiểu học Y Ngông.<br />
_________________________________________________________________________<br />
<br />
của mình từ trong hành động, trong suy nghĩ, lời nói việc làm. Nó còn giúp các <br />
em hoàn thiện hơn về nhân cách, về lối sống, các em sẽ tích cực hơn. Có kỹ <br />
năng tham gia các hoạt động mang ý nghĩa cộng đồng, hòa đồng, thân ái, đồng <br />
cảm chia sẻ với mọi người xung quanh và hơn hết là sống tốt, sống có ý nghĩa <br />
và có một niềm tin thiết tha hơn về cuộc sống hiện tại và tương lai. <br />
<br />
Qua kết quả đã trình bày của sáng kiến kinh nghiệm thì đề tài này có thể <br />
áp dụng vào các trường trong huyện rất khả thi. Mô hình này rất dễ dàng thực <br />
hiện dành cho học sinh các trường với các hình thức phong phú nêu trên, làm <br />
cho các em cảm nhận được kỹ năng sống, giá trị sống là những kỹ năng, <br />
những chuẩn mực trong một xã hội văn minh. Nó có thể xem là hành trang hết <br />
sức cần thiết cho các em trong cuộc sống, là những vốn sống không thể thiếu <br />
của một người lao động chân chính trong thời kỳ đất nước ta đang hội nhập <br />
với nền kinh tế thế giới. Trước mắt giúp cho các em đổi mới phương pháp, <br />
tích cực học tập và biết tự điều chỉnh hành vi, tự giác chấp hành tốt nội qui <br />
nhà trường. <br />
<br />
Việc triển khai không khó khăn, chỉ yêu cầu có kế hoạch cụ thể, sự <br />
phối hợp chặt chẽ và sự quyết tâm hoàn thành kế hoạch đề ra. Phong trào <br />
được sự thành công như đã nêu trên là nhờ sự quan tâm chỉ đạo của Ngành qua <br />
các đợt tập huấn và hơn hết là sự phối hợp chặt chẽ giữa người thực hiện đề <br />
tài với Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, giáo viên chủ nhiệm, sự hăng hái tích <br />
cực của các thành viên cốt cán trong Câu lạc bộ rèn luyện kỹ năng sống của <br />
học sinh trường. Điều ấy đã tiếp thêm sức mạnh, sự tự tin, chủ động sáng tạo <br />
trong công việc của người làm công tác tổ chức quản lý hoạt động ngoại khóa <br />
để góp phần cùng với nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh <br />
một cách toàn diện, góp một phần không nhỏ để thực hiện thành công nhiệm <br />
vụ của giáo dục trên địa bàn huyện nhà.<br />
=============================================================================================<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Văn Chinh Trang <br />
17 <br />
Một số giải pháp chỉ đạo đẩy mạnh và đa dạng hóa hoạt động giáo dục rèn luyện kỹ năng sống <br />
cho học sinh trường Tiểu học Y Ngông.<br />
_________________________________________________________________________<br />
<br />
2. Kiến nghị<br />
<br />
Đối với Nhà trường: Đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất, trang thiết bị <br />
dạy học tạo cho các em có một sân chơi mang tính tập thể, qua đó các em sẽ <br />
được rèn luyện kỹ năng sống, cùng các trò chơi dân gian mang đậm bản sắc <br />
văn hóa dân tộc. <br />
<br />
Đối với phòng Giáo dục và Đào tạo: Tiếp tục phối hợp với Hội Đồng <br />
Đội huyện đưa hoạt động giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh sinh <br />
hoạt thêm vào dịp hè, đặc biệt là đối với học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu <br />
số, vùng đặc biệt khó khăn là một trong những nội dung hoạt động quan trọng <br />
của Hội đồng Đội huyện. <br />
<br />
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân trong quá trình công tác. <br />
Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để kinh nghiệm <br />
trên được đầy đủ và hoàn thiện hơn.<br />
<br />
Xin chân thành cảm ơn!<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Krông Ana, tháng 1 năm 2017<br />
<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Văn Chinh<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
=============================================================================================<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Văn Chinh Trang <br />
18 <br />
Một số giải pháp chỉ đạo đẩy mạnh và đa dạng hóa hoạt động giáo dục rèn luyện kỹ năng sống <br />
cho học sinh trường Tiểu học Y Ngông.<br />
_________________________________________________________________________<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
HIỆU TRƯỞNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Vũ Văn Tuyển<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
=============================================================================================<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Văn Chinh Trang <br />
19 <br />