SKKN: Một số giải pháp quản lý - chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học
lượt xem 78
download
Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp quản lý - chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học là một mặt giáo dục cơ bản, được thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm góp phần thực hiện quá trình đào tạo nhân cách học sinh, đáp ứng với mục tiêu giáo dục, đáp ứng những yêu cầu đa dạng của xã hội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Một số giải pháp quản lý - chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ - CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
- I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1. Cơ sở lý luận: Hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp là một bộ phận của công tác giáo dục toàn diện học sinh, nó gắn bó hữu cơ với việc dạy và học trên lớp, nó là một bộ phận trong kế hoạch giáo dục của nhà trường và người Hiệu trưởng phải có trách nhiệm quản lý tất cả các hoạt động giáo dục trong đó có hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp. Hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp do nhà trường phối hợp với các lưc lượng trong và ngoài nhà trường quản lý và tổ chức cho tất cả các học sinh với các hình thức: Sinh hoạt tập thể, vui chơi, tham quan, du lịch, đố vui học tập, văn nghệ, thể dục thể thao… phù hợp với đặc điểm, trình độ học sinh Tiểu học. Vai trò của giáo dục Ngoài giờ lên lớp là “góp phần hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kỹ năng cơ bản để học tiếp trung học hoặc đi vào cuộc sống lao động”. Như vậy, giáo dục Ngoài giờ lên lớp có một vị trí rất quan trọng trong hoạt động giáo dục học sinh, nó là một bộ phận cấu thành chủ yếu trong hoạt động giáo dục trẻ em một cách toàn diện chứ không phải là hoạt động “phụ khóa” trong nhà trường Tiểu học. Hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp là cầu nối tạo nên mối quan hệ hai chiều giữa nhà trường và xã hội. Qua đó, nhà trường phát huy được vai trò tích cực đối với xã hội và ngược lại huy động được sức mạnh của xã hội tham gia phát triển nhà trường và giáo dục học sinh. Nó còn là một trong những kế hoạch đào tạo, giáo dục của nhà trường được quy định trong Điều lệ trường Tiểu học. Thông qua hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp đã củng cố, mở rộng, khắc sâu kiến thức về văn hóa – khoa học kĩ thuật cho học sinh; trực tiếp rèn luyện phẩm chất nhân cách, tài năng, xu hướng nghề nghiệp cho học sinh để cho học sinh có niềm tin và hành động theo những chuẩn mực đạo đức; tạo điều kiện cho học sinh hòa nhập cuộc sống với cộng đồng xã hội, rèn luyện một số kỹ năng giao tiếp, ứng xử, tự quản, tự tổ chức các hoạt động của cá nhân và tập thể; phát huy vai
- trò của nhà trường và đời sống xã hội, tạo điều kiện để các lực lượng ngoài xã hội cùng tham gia và xây dựng nhà trường. 2. Cơ sở thực tiễn: * Thuận lợi và khó khăn : a. Thuận lợi : Tập thể Cán bộ quản lý - Giáo viên - Công nhân viên nhiệt tình an tâm công tác, khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ; xây dựng được khối đoàn kết nhất trí trong nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho trường thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của ngành; giữ vững thành tích “ Trường tiên tiến xuất sắc” nhiều năm liền. Đội ngũ giáo viên có tay nghề vững vàng, trình độ khá đồng đều; tích cực tham gia các phong trào của nhà trường, của ngành. Nhà trường - Đảng - Chính quyền địa phương và phụ huynh học sinh luôn có sự phối kết hợp chặt chẽ trong các hoạt động cả nhà trường cũng như ở địa phương. b. Khó khăn : - Một số ít giáo viên chưa thực sự tham gia tích cực vào các hoạt động của nhà trường ( sức sáng tạo, linh hoạt…). Tổng phụ trách Đội là giáo viên kiêm nhiệm lại mới về trường nên chưa có thời gian chuyên sâu công tác Đội. Bên cạnh đó một số ít giáo viên chỉ chú trọng hoạt động dạy trên lớp và coi hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp là một hoạt động “ phụ khóa” trong nhà trường. - Từ Tâm 1 thuộc xã Phước Hải là vùng ven bãi ngang theo quyết định của Chính phủ, dân số sống chủ yếu bằng nghề nông, địa hình là vùng cuối kênh thường xuyên hạn hán lũ lụt xảy ra. Tỉ lệ dân nghèo chiếm 13.5%. - Cha mẹ phần đông ít quan tâm đến việc giáo dục dạy dỗ con em học tập ở nhà còn khoán trắng cho nhà trường và thầy cô ở lớp. Trước những thuận lợi khó khăn trên, là Hiệu trưởng trực tiếp phụ trách hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp, tôi thấy rõ tầm quan trọng của hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp, cần có một định hướng đúng đắn, một kế hoạch khả thi để chỉ
- đạo cho giáo viên và học sinh. Tôi đã cùng với Ban chỉ đạo hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp tìm ra giải pháp, cách thức để nâng cao hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học Từ Tâm 1. II. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP: Để nâng cao chất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp trong nhà trường, gắn giáo dục nhà trường với cộng đồng, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực theo Chỉ thị 40/2008/CT-BGD&ĐT. Trong sáu nội dung của Chỉ thị 40 thì có bốn nội dung có các tiêu chí liên quan đến tổ chức các hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp, như: Nội dung 1: Xây dựng trường lớp xanh sạch, đẹp, an toàn. Nội dung 3: Rèn kỹ năng sống cho học sinh. Nội dung 4: Tổ chức các hoạt động tập thể vui chơi lành mạnh Nội dung5: Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa cách mạng ở địa phương. Để thực hiện tốt các nội dung trên cần thực hiện một số giải pháp sau để hoạt động giáo dục Ngoài giờ lêp lớp đạt kết quả tốt: Giải pháp thứ nhất: Quán triệt nhận thức cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên. Trong giáo dục không thể tách rời việc chỉ đạo tổ chức thực hiện Chỉ thị 40/2008/CT-BGD&ĐT với việc tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp. Nội dung của Chỉ thị 40/2008/CT-BGD&ĐT chính là tiền đề để xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp. Muốn thực hiện tốt phong trào thi đua xây dựng “ Trường học thân thiện - Học sinh tích cực” thì trước hết phải tổ chức hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp mang lại hiệu quả thiết thực. Là người Hiệu trưởng trong nhà trường tôi luôn trăn trở: Phải làm gì? Làm như thế nào để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp?
- Muốn nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp thì trước hết phải có những tác động làm cho mọi thành viên trong nhà trường ( kể cả nhân viên bảo vệ ) hiểu rõ vai trò, vị trí của hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp để từ đó tích cực tham gia vào hoạt động này. Xác định như vậy nên ngay đầu năm học 2011 – 2012, tôi đã thành lập Ban chỉ đạo hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp: (như sau) để cùng bàn bạc tìm ra biện pháp, cách thức để nâng cao hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học Từ Tâm 1. * Ban chỉ đạo hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp : Trưởng ban : Bùi Thị Nữ Hiệu trưởng - Bí thư chi bộ Phó ban: Nguyễn Thị Lệ Thu Phó hiệu trưởng Vũ Ngọc Thành Tổng phụ trách Đội Nguyễn Văn Hùng Bí thư chi đoàn Phạm Thị Phương Lan Chủ tịch hội đồng trường Các thành viên : Nguyễn Thị Bích Phượng Lưu Thị Bích Thủy Nguyễn Thị Hồng Nguyễn Thị Bích Phí Thị Hương Lan Nguyễn Thị Băng Tâm Nguyễn Thị Hoàng Ngân Phan Viết Huân Đó là : - Căn cứ vào Hướng dẫn của Bộ, Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo, căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh thực tế của nhà trường, Trước hết Hiệu trưởng phải có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp và đưa nội dung hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp vào kế hoạch năm học cụ
- thể. Trong kế hoạch phải xác định được mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể, chỉ tiêu phấn đấu và định hướng hoạt động tránh qua loa vài dòng chung chung. - Đưa kế hoạch hoạt động ra bàn bạc thống nhất trong ban chỉ đạo, đội ngũ cán bộ cốt cán rồi triển khai trong hội đồng sư phạm cùng với kế hoạch năm học. Nhằm: + Thống nhất nội dung hoạt động. + Bàn biện pháp thực hiện tích cực. + Từng bộ phận có kế hoạch cụ thể. - Bên cạnh đó, tôi còn tuyên truyền để mọi người hiểu rõ: Chất lượng dạy học là một quá trình toàn diện, nó không chỉ đánh giá xếp loại về mặt trí dục mà còn đánh giá xếp loại căn cứ vào hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp. Qua đó, tôi nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và công nhân viên thấy được trách nhiệm, vai trò của từng tổ khối, từng thành viên trong nhà trường với việc rèn luyện và tổ chức vui chơi lành mạnh cho học sinh. - Khi triển khai, tổ chức mỗi hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp, tôi đều mở rộng, phát huy tính tích cực dân chủ qua buổi họp định kỳ của Hội đồng sư phạm nhà trường hàng tháng. Để khuyến khích mọi thành viên trong nhà trường cùng sáng tạo, tìm ra những cách làm sinh động mang tính khả thi, đồng thời dựa vào thực tế của nhà trường để hoạt động cho phù hợp với điều kiện và khả năng thực hiện của toàn trường, của học sinh theo từng khối lớp… Chẳng hạn, khi tổ chức chơi các trò chơi dân gian, cần chú ý đến mức độ khó, dễ của trò chơi, điều kiện sân chơi sao cho đảm bảo an toàn, hiệu quả; còn tổ chức “Đố vui học tập” thì hệ thống câu hỏi phải phù hợp với hiểu biết của học sinh từng khối lớp… - Thông qua các buổi họp phụ huynh học sinh lớp, các cuộc họp ban chấp hành Hội cha mẹ học sinh, tôi đã chủ động nêu tác dụng, tuyên truyền về các hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp và đề xuất các biện pháp phối hợp nhằm kêu gọi, tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng ngoài nhà trường đối với công tác này, như :
- Thành lập quỹ Khuyến học để khen thưởng học sinh, khen thưởng các phong trào thi đua … Như vậy: Với biện pháp “dân chủ hóa” lãnh đạo nhà trường, tôi đã làm cho mọi người nhận thức đúng về vai trò, vị trí của hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp. Từ đó, mọi thành viên trong nhà trường đều đồng tình, ủng hộ và tham gia tích cực vào các hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp. Giải pháp thứ hai: Xây dựng kế hoạch và phân công phân nhiệm. 1. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Căn cứ hướng dẫn về hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp của Bộ, Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo, nhà trường xây dựng chương trình và nội dung phù hợp để triển khai thực hiện. Tôi chỉ đạo hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp chủ yếu giao cho giáo viên chủ nhiệm lớp và Tổng phụ trách là chính. Với yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mỗi giáo viên phải thực hiện hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp 4 tiết/ tháng. Qua chỉ đạo và giám sát, tôi nhận thấy các hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp mà giáo viên trong nhà trường tổ chức mang lại hiệu quả cao. ( Kế hoạch đính kèm) a. Các bước lập kế hoạch : Họp Ban chỉ đạo hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp để lên kế hoạch tháng / năm. Kế hoạch hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp dựa vào Chỉ thị nhiệm vụ năm học, kế hoạch của Đoàn - Đội, kế hoạch Chữ thập đỏ, kế hoạch xây dựng “ Trường học thân thiện – Học sinh tích cực”... Ban chỉ đạo hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp cùng bàn bạc, thảo luận để xây dựng nội dung các hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp cho từng tháng một cách tổng thể (nội dung các hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp tháng sẽ được cụ thể qua từng tuần).
- Kế hoạch hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp được thông qua Chi bộ, Hội nghị Cán bộ - Công chức để mọi thành viên trong nhà trường có định hướng trước về các hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp, thời gian tổ chức của từng tháng. Họp Ban chỉ đạo để xây dựng kế hoạch tháng hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp: Dựa vào kế hoạch tổng thể mà Ban chỉ đạo đã thống nhất xây dựng, Tổng phụ trách Đội và phụ trách Văn thể chịu trách nhiệm cụ thể hóa thành kế hoạch tháng (nội dung, biện pháp thực hiện, chuẩn bị, phân công) …Kế hoạch hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp được thông qua Hội đồng sư phạm nhà trường định kỳ hàng tháng để cho mọi thành viên trong nhà trường cùng thảo luận, bổ sung cho kế hoạch phù hợp với điều kiện của nhà trường và mang tính khả thi. b. Nội dung và giải pháp thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp: b.1. Kế hoạch hoạt động giữa giờ: Theo kế hoạch mỗi giáo viên phải thực hiện hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp 4 tiết/ tháng, ngoài ra còn phải đảm bảo 100% học sinh nắm vững bài thể dục giữa giờ và hai bài múa tập thể : “ Trái đất này là của chúng mình” và “ Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”. Học sinh toàn trường thể dục giữa giờ hoặc múa hát tập thể với bài: “ Ước mơ xanh” Tổng phụ trách Đội kết hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp có trách nhiệm hướng dẫn, uốn nắn, sửa chữa những sai sót các động tác thể dục của bài thể dục giữa giờ để cho học sinh tập đúng, đều và đẹp. ( Bởi, các động tác thể dục tập không đúng sẽ phản tác dụng ). Đồng thời bố trí cho những học sinh nòng cốt khối 4 - 5 đứng làm mẫu trước đội hình của khối lớp 1. Sinh hoạt tập thể : chơi trò chơi dân gian, múa hát, kể chuyện … quản trò là lớp trưởng hay phó văn thể của lớp ( khối 1 -2 - 3 có đội viên lớp 4 -5 hướng dẫn )
- Phát thanh măng non : tổ chức vào thứ tư hàng tuần, đội phát thanh “ măng non “ được thành lập theo lớp ( chủ yếu là lớp 4 - 5 ). Nội dung phát thanh là tìm hiểu về Đội – Sao nhi đồng, thông tin về Đội - Sao, gương “ Người tốt - Việc tốt “( Báo Thiếu niên tuần ), văn nghệ, đố vui học tập, đố vui chữ thập đỏ, tuyên truyền … Tổng phụ trách Đội có trách nhiệm chuẩn bị nội dung, chọn bài đọc phù hợp với chủ đề trong tháng/ tuần. Đội phát thanh lớp chuẩn bị các tiết mục văn nghệ, câu hỏi đố vui. Phụ trách Y tế học đường chuẩn bị nội dung tuyên truyền về phòng chống các bệnh, tìm hiểu về cây thuốc nam. Hoạt động giữa giờ của học sinh dưới sự giám sát của giáo viên trực và đội xung kích chữ thập đỏ. Khi kết thúc các hoạt động giữa giờ, giáo viên trực tuần nhận xét, đánh giá, thông báo điểm trước trường và ghi vào sổ trực để xếp loại thi đua cho các lớp và giáo viên chủ nhiệm . Trong giờ ra chơi giữa giờ, cùng với việc tổ chức cho học sinh tham gia tập thể dục giữa giờ, múa hát tập thể, hướng dẫn và khuyến khích các em chơi các trò chơi dân gian ( thời gian các em chơi tự do) Để chọn được đội tuyển có năng khiếu luyện tập thi đấu, đầu năm nhà trường tổ chức Đại hội điền kinh cấp trường, mỗi giáo viên phụ trách từng bộ môn chịu trách nhiệm chính tuyển chọn ra đội tuyển và có kế hoạch luyện tập. b.2. Hoạt động Đội – Sao : Ngoài kế hoạch sinh hoạt Đội - Sao của Tổng phụ trách phải thực hiện hàng tuần, các lớp còn phải sinh hoạt 15 phút ( thời gian được tính trong tiết Hoạt động tập thể ) Đội - Sao, giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm hướng dẫn. Để cho sinh hoạt 15 phút Đội – Sao hoạt động có hiệu quả và tránh hiện tượng giáo viên chủ nhiệm thực hiện một cách hời hợt (hoặc không thực hiện), tôi phân công cho Tổng phụ trách lên kế hoạch sinh hoạt 15 phút hàng tuần (nội dung dựa trên kế hoạch của Hội Đồng Đội, các phong trào thi đua của ngành cấp trên… các nội dung này được đưa vào kế hoạch của Đội) và thông báo đến giáo viên chủ
- nhiệm trong ngày thứ hai “Hội ý đầu tuần”. Giáo viên chủ nhiệm dựa vào nội dung kế hoạch của Đội để cụ thể hóa trong bài soạn (tiết Hoạt động tập thể) và thực hiện theo điều kiện thực tế của lớp mình. 2. Phân công phân nhiệm các hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp cho các thành viên: - Phân công cụ thể, phối kết hợp phân công cho từng thành viên trong nhà trường thực hiện các nội dung hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp như sau: + Giáo viên chủ nhiệm : Thực hiện nội dung chương trình theo kế hoạch, giảng dạy an toàn giao thông, đôn đốc, hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động lớn khi nhà trường tổ chức. + Tổng phụ trách Đội : Nghiên cứu, lồng ghép phù hợp chương trình vào các buổi sinh hoạt Sao - Đội và Chào cờ đầu tuần. Tổ chức các hội thi như: Hội thi làm lồng đèn vui Trung thu, Văn nghệ, thể dục thể thao, trò chơi dân gian, các hội thi kỹ năng sống, vẽ tranh theo các chủ đề, viết thư UPU, Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tại buổi tiết chào cờ đầu tuần, Hội thi nghi thức Đội, các hoạt động thi ứng xử tình huống giao tiếp trong Đội viên, hoạt động đóng kịch, xây dựng tiểu phẩm theo chủ đề … + Chi Đoàn nhà trường: Hỗ trợ đắc lực cho Đội Thiếu niên tiền phong trong việc tổ chức các chương trình hoạt động. + Cán bộ thư viện: Trực tiếp tổ chức hội thi tìm hiểu qua Sách, báo, tài liệu ở thư viện thông qua các hội thi tìm hiểu theo Chủ điểm. Hàng tháng có thi đua, phát thưởng và tổng kết kịp thời. Các chủ điểm bám theo các ngày lễ lớn trong tháng và theo chủ điểm của chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Giải pháp thứ ba: Hiệu trưởng phối hợp chỉ đạo các ban ngành về hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp.
- Hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp là một hoạt động quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường. Giúp các em biết tự giáo dục, tự rèn luyện, tự hoàn thiện mình. Nên: * Hiệu trưởng tổ chức phối hợp với Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh đưa chương trình hoạt động của Đội vào kế hoạch của trường: Thể hiện thành lịch trình công tác, có lịch hoạt động hàng tháng, hàng tuần tiến tới ổn định thành nề nếp thường xuyên, hoạt động đều đặn, cân đối trong suốt năm học tránh gây nhiễu cho việc dạy học trên lớp. Trên thực tế hoạt động của Đội phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Cơ sở vật chất, yếu tố con người, nhận thức của cha mẹ học sinh và đội ngũ giáo viên, yếu tố tài chính, hoàn cảnh gia đình học sinh các văn bản chỉ đạo về nội dung công tác Đội của Hội đồng đội, mà lập nên kế hoạch của trường. Từ đó chọn ra các hoạt động phù hợp với trường và xác định yêu cầu nhiệm vụ cụ thể, lập kế hoạch sát hợp qua Ban chỉ đạo hoạt động Ngoài giờ lên lớp, liên tịch, hội đồng sư phạm và qua công tác thường xuyên giữa Hiệu trưởng và Tổng phụ trách Đội để triển khai công tác tháng, công tác tuần. * Hiệu trưởng cộng tác với giáo viên Tổng phụ trách và giúp đỡ tạo điều kiện cho Đội hoạt động. Hiệu trưởng đưa ra yêu cầu của người Tổng phụ trách là hiểu biết về đoàn đội, phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu có năng khiếu tổ chức các hoạt động xã hội, có sức khoẻ năng lực vận động học sinh và các lực lượng xã hội. Việc quản lý và đánh giá lao động của Tổng phụ trách phải dựa vào chương trình, kế hoạch công tác, hiệu quả công tác kết hợp với đánh giá của đoàn ngành giáo dục, Hội đồng đội và tập thể sư phạm nhà trường. * Hiệu trưởng giúp đỡ, tạo điều kiện cho Đội hoạt động.
- Trong công tác với Đội, Hiệu trưởng giao tiếp với Tổng phụ trách, ban chỉ huy Liên đội, trực tiếp chỉ đạo công tác Đội cho nhịp nhàng, thống nhất về nội dung, hình thức. Hiệu trưởng giúp đỡ và tạo điều kiện phát triển về số và chất lượng đội viên, giúp đỡ cho Tổng phụ trách có biện pháp thu hút những học sinh tích công tác xã hội, giúp đội xây dựng hệ thống công tác xã hội phù hợp với nguyện vọng sở thích của học sinh. Thường xuyên hướng dẫn Tổng phụ trách đội rút kinh nghiệm cải tiến công tác Đội, hỗ trợ kinh phí và cơ sở vật chất cho hoạt động của Đội. * Hiệu trưởng chỉ đạo đội ngũ cán bộ công chức phối hợp với Đội. Hiệu trưởng cần bảo đảm cho mỗi cán bộ công chức nhất là giáo viên chủ nhiệm biết ý nghĩa, vai trò đặc điểm của Đội, mối liên hệ giữa hoạt động Đội và hoạt động chung của trường. Yêu cầu trong các buổi sinh hoạt đội như: Sinh hoạt chủ điểm, Đại hội liên đội, Đại hội cháu ngoan Bác Hồ phải có sự tham dự của giáo viên chủ nhiệm. Khi phát động các cuộc thi cần phổ biến cho đội ngũ giáo viên, giúp giáo viên chủ nhiệm nắm vững nội dung cách thức trước khi triển khai cho lớp. Để đảm bảo cho giáo viên thực hiện tốt các yêu cầu đã đặt ra biện pháp quan trọng là đưa việc thực hiện các yêu cầu này vào đánh giá thi đua. Bồi dưỡng giáo viên chủ nhiệm các kinh nghiệm năng lực công tác Đội và cách thức tổ chức hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp. * Hiệu trưởng chỉ đạo đoàn viên thanh niên chi đoàn về công tác Đội. Chi đoàn giáo viên có vai trò nhiệm vụ giúp đỡ Đội thiếu niên trong nhà trường hoạt động như giúp học sinh có đủ năng lực tự quản. Cùng các em tham gia các hội thi, để thực hiện tốt phong trào mỗi đoàn viên giáo viên là một phụ trách Đội.
- ( Cô và trò đang sáng tạo làm nhà) (HS đang trình bày suy nghĩ sáng tạo làmnhà) Giải pháp thứ tư: Kết hợp trong việc thực hiện các phong trào thi đua: Ngoài việc quy định bắt buộc về thực hiện chương trình thì các nội dung hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp được đánh giá qua các đợt thi đua trong năm học của nhà trường. Hàng tháng, nhà trường tuyên dương học sinh xuất sắc trong tháng, mỗi lớp chọn 01 học sinh có thành tích cao nhất trong hoạt động xây dựng tập thể lớp, do tập thể học sinh trong lớp bình chọn. Thực hiện tốt phong trào “Vườn hoa điểm 10”, “Tiết học tốt” “Tiết dạy tốt”… trong học sinh và giáo viên.
- (Vườn hoa điểm mười trong lớp học) (Cô và trò lớp 2B trong tiết Hoạt động tập thể) Mỗi lớp có bản tự đăng ký xây dựng lớp học, trường học thân thiện, học sinh tích cực phù hợp với tình hình của lớp, được tập thể học sinh bàn bạc, thống nhất đăng ký từ đầu năm. Phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực được triển khai rộng rãi trong cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh. Hoạt động của Đội ở trường học gắn với hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp và các hoạt động ngoại khoá.
- (Bảng đăng ký thi đua của lớp) (HS tham gia phần thi Rung chuông vàng trong hội thi Phòng chống bạo lực học đường) Giải pháp thứ năm: Đẩy mạnh hoạt động hướng về cộng đồng: Cộng đồng là môi trường của xã hội và gia đình mà các em đang sống và vui chơi, nên mọi hoạt động diễn ra hàng ngày là thói quen mà các em phải rèn luyện để có được những hành vi tốt. Chính các em là người cộng tác viên tuyên truyền đến mọi người trong gia đình và cộng đồng với những hình ảnh hoạt động của cộng đồng trong xã hội thường diễn ra với những hành vi sai trái cần phải sửa. Như: - Thực hiện công tác cùng tuyên truyền về An toàn giao thông thông qua hoạt động mít tinh, cổ động tháng an toàn giao thông, năm an toàn giao thông.
- HS tham gia cổ động tuyên truyền mọi người Toàn cảnh HS tham gia Hoạt động ngoại khóa thực hiện tốt an toàn giao thông - Thực hiện công tác giữ gìn vệ sinh cảnh quan, tuyên truyền với mọi người về giữ gìn vệ sinh chung như: 5 phút nhặt rác đầu giờ, bỏ rác đúng quy định, chăm sóc cây cảnh, công trình măng non. Các em tham gia giữ vệ sinh sân trường 5 (Học sinh chăm sóc bồn hoa hàng ngày) phút nhặt rác đầu giờ)
- - Công tác hỗ trợ ủng hộ các bạn nghèo, các bạn ở vùng sâu, vùng xa với phong trào tương thân, tương ái: Hỗ trợ Bạn nghèo đủ các điều kiện đến lớp, Tết vì bạn nghèo, ủng hộ trường vùng khó. - Thực hiện tốt việc nhận chăm sóc gia đình chính sách: Các đoàn thể trong nhà trường cùng hướng dẫn Đội Thiếu niên tiền phong thực hiện nhận chăm sóc, thăm hỏi các gia đình chính sách, tặng quà nhân các ngày Lễ, Tết, 27/7… Qua đó giáo dục học sinh về truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Giải pháp thứ sáu: Chỉ đạo phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường: Nhà trường – Gia đình – Xã hội luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đây là sự kết hợp rất quan trọng không thể tách rời hay thiếu đi một yếu tố nào vì các em là những mần non tương lai của đất nước. Chính vì vậy trong công tác giáo dục và hoạt động giáo dục ngoài giờ cần phải: - Thực hiện kế hoạch phối hợp liên ngành giữa đơn vị với các ban ngành ,đoàn thể tại địa phương để làm tốt công tác giáo dục. Cụ thể: + Phối hợp với Xã Đoàn, Ban văn hoá xã trong công tác tổ chức các hoạt động lớn như Văn nghệ, thể dục thể thao, sân chơi hè cho học sinh. + Phối hợp với Cựu chiến binh thực hiện nội dung giáo dục truyền thống cho học sinh nhân các buổi lễ. Chăm sóc gia đình Thương binh, liệt sĩ, gia đình có công. - Các đoàn thể trong nhà trường thực hiện tốt công tác phối hợp, đặc biệt là chủ động trong các hoạt động bề nổi, các hoạt động lớn của nhà trường. - Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường có những giải pháp tích cực, đóng góp công sức và tiền của vào các hoạt động giáo dục chung, đặc biệt là hỗ trợ khen thưởng, huy động sự đóng góp của các mạnh thường quân.
- III. Các hình thức kết hợp với Đội về Hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học có hiệu quả là: - Hoạt động Đội ở Tiểu học bao gồm các nội dung và hình thức sau đây: + Xây dựng Đội gồm các hình thức hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đội viên và phong trào đội. + Các hoạt động có tác dụng trực tiếp đến công tác giáo dục học tập, các hội thi, câu lạc bộ, các hình thức hoạt động nhằm phát huy tính tích cực xã hội. + Công ích xã hội, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. + Hoạt động nhân đạo, từ thiện. + Vui chơi giải trí tham quan, du lịch. - Phân loại theo các chủ điểm hoạt động kỷ niệm ngày lễ lớn. + Tổ chức sinh hoạt chủ điểm. Vì tuỳ theo từng chủ điểm mà việc tổ chức thực hiện có những nét đặc thù riêng nhưng chúng tiếp nối với nhau tạo nên những đợt thi đua sôi nổi thúc đẩy hoạt động của Đội đi lên cùng với hoạt động chung của nhà trường. Nội dung của các chủ điểm, các phong trào xoay quanh các vấn đề thi đua nâng cao chất lượng học tập rèn luyện, xây dựng nề nếp, giữ gìn kỷ luật tạo môi trường lành mạnh góp phần hình thành nhân cách cho học sinh. Như: - Tháng 9 +10: chủ đề: “Về an toàn giao thông”. Hình thức tổ chức: Cho học sinh tìm hiểu về các biển báo hiệu giao thông, câu hỏi về luật lệ giao thông, cổ động tuyên truyền. - Tháng 11: Chủ đề: “Kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam” Hình thức tổ chức: Thi văn nghệ toàn trường. - Tháng 12: chủ đề: “Kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam”.
- Hình thức tổ chức: cho học sinh tìm hiểu về truyền thống anh dũng của quân đội nhân dân Việt Nam. - Tháng 1+2: Chủ đề: “Ngày học sinh, sinh viên” và chủ đề “Mừng Đảng mừng xuân” Hình thức tổ chức: Thi văn nghệ toàn trường. - Tháng 3: Chủ đề “Kỷ niệm ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh”. Hình thức tổ chức: Tổ chức hội thi kỹ năng sống của Đội viên. - Tháng 4: Cho học sinh sinh hoạt trả lời các câu hỏi thi tìm hiểu về ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nước, làm báo tường. - Tháng 5: Cho học sinh sinh hoạt kỷ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ. Hình thức tổ chức: Tổ chức văn nghệ giữa các lớp. Tổng kết các phong trào thi đua. + Tổ chức hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, hoạt động kỷ niệm các ngày lễ có ý nghĩa lớn trong giáo dục tư tưởng đạo đức, giáo dục truyền thống cho Thiếu nhi. Nếu tổ chức tốt sẽ đem lại hiệu quả giáo dục cao, giúp cho các em xác định rõ trách nhiệm của mình để đi theo con đường của cha ông. Đây cũng là dịp để Đội khẳng định vị trí vai trò của mình trong xã hội, đồng thời thu hút các lực lượng xã hội ủng hộ giúp đỡ tạo điều kiện cho Đội và phong trào thiếu nhi phát triển. * Lưu ý: Hiệu Trưởng phải chỉ đạo cho Tổng phụ trách đội lập kế hoạch từ đầu năm học bao gồm nội dung, quá trình tổ chức kinh phí và các điều kiện khác, xác định hình thức hoạt động phù hợp với từng nội chủ đề, chủ điểm, khi thực hiiện phải chủ động phân công, chỉ đạo phối hợp.
- Thường xuyên tuyên truyền giáo dục đạo đức vào các buổi chào cờ, tiết sinh hoạt tập thể cho học sinh. Kiểm tra nề nếp ra vào lớp, 5 điều Bác Hồ dạy của học sinh. Để xây dựng nề nếp kỷ cương, kỷ luật giáo dục đạo đức cho học sinh Hiệu trưởng phải chỉ đạo cho Tổng phụ trách đội thành lập các đội như đội an toàn giao thông, đội nề nếp, đội cờ đỏ. Mỗi đội lựa chọn phân công 10 em tham gia. Đặc biệt tổng phụ trách Đội cùng với Hiệu trưởng thành lập theo dõi kỹ các em ở đội cờ đỏ, xem và theo dõi chấn chỉnh kịp thời thường xuyên những sai sót mà đội viên hay sao nhi đồng mắc phải. Ngoài ra hàng tháng tôi còn chỉ đạo cho giáo viên chủ nhiệm báo cáo các em đạt nhiều điểm 10 để tuyên dương khích lệ các em. Trong các giờ sinh hoạt đội để thay đổi không khí sinh hoạt đội Hiệu trưởng phải đề xuất và tạo điều kiện về vật chất và tinh thần cho các em. Có kế hoạch họp ban chấp hành Liên đội hàng tháng để đánh giá rút kinh nghiệm, nhắc nhở các hoạt động của đội với mục đích xây dựng củng cố nề nếp kỷ cương cho học sinh. Xây dựng đội nghi thức mẫu để tham gia sinh hoạt các ngày chủ điểm, các ngày lễ lớn. IV. Đánh giá kết quả, hiệu quả của sáng kiến: Qua áp dụng những sáng kiến nêu trên về hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp trong những năm học qua ở trường Tiểu học Từ Tâm 1 đã có sự chuyển biến lớn cả về nhận thức và chất lượng hoạt động kết quả như sau: - Sự chuyển biến của hoạt động giáo dục của trường thấy được đó là: Nề nếp sinh hoạt giữa giờ được duy trì tốt và hoạt động có hiệu quả; phong trào văn nghệ thể dục thể thao được phát triển và đạt được nhiều thành tích đáng kể. Thông qua các hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp, học sinh dược rèn các kỹ năng sống như : Biết phòng và chống một số bệnh, có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, không chơi
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số giải pháp “ Tăng cường công tác duy trì sĩ số lớp chủ nhiệm” bậc THCS
15 p | 729 | 123
-
SKKN: Một số giải pháp quản lý mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh trường THCS & THPT Bàu Hàm, tỉnh Đồng Nai
52 p | 1641 | 116
-
SKKN: Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh trường THPT Định Quán, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai
27 p | 438 | 81
-
SKKN: Một số giải pháp tổ chức hoạt động thu hút bạn đọc đến thư viện
14 p | 862 | 71
-
SKKN: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường Mầm non Bảo Khê
32 p | 1077 | 47
-
SKKN: Một số giải pháp xã hội hóa giáo dục trong việc xây dựng và phát triển cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong trường học
18 p | 588 | 44
-
SKKN: Một số giải pháp thực hiện để nâng cao chất lượng dạy và học Địa lý 9 trường THCS Vĩnh Thịnh
7 p | 699 | 43
-
SKKN: Một số biện pháp quản lí chỉ đạo việc duy trì sĩ số trong nhà trường đạt hiệu quả
16 p | 252 | 41
-
SKKN: Một số giải pháp phát huy vai trò tự quản của Ban chỉ huy Liên đội
18 p | 355 | 35
-
SKKN: Một số biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm đổi mới PPDH ở trường THPT số 2 Bảo Yên trong giai đoạn hiện nay
31 p | 203 | 25
-
SKKN: Một số giải pháp trong công tác quản lý, chỉ đạo, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh trường THPT Nguyễn Trường Thúy
33 p | 110 | 20
-
SKKN: Một số giải pháp chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT số 2 Sa Pa
22 p | 143 | 15
-
SKKN: Một số giải pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh năng khiếu trong Trường THPT chuyên Lào Cai
12 p | 119 | 15
-
SKKN: Một số giải pháp thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng “ trường học thân thiện, học sinh tích cực”
11 p | 146 | 13
-
SKKN: Một số biện pháp quản lí của hiệu trưởng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị giáo dục ở trường tiểu học.
19 p | 51 | 6
-
SKKN: Một số giải pháp quản lý hoạt động học của học sinh khối 2, 3 tại trường Tiểu học Tình Thương
24 p | 49 | 2
-
SKKN: Một số giải pháp củng cố, xây dựng trường học từ yếu kém vươn lên đạt tiên tiến cấp huyện
16 p | 81 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn