intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Một số giải pháp trong công tác quản lý, chỉ đạo, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh trường THPT Nguyễn Trường Thúy

Chia sẻ: Lê Văn Nguyên | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:33

114
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm đề tài "Một số giải pháp trong công tác quản lý, chỉ đạo, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh trường THPT Nguyễn Trường Thúy" nhằm trao đổi với các trường THPT trong toàn tỉnh về việc nâng cao hiệu quả của hoạt động mới mẻ này, góp phần nhỏ bé vào công cuộc đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Một số giải pháp trong công tác quản lý, chỉ đạo, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh trường THPT Nguyễn Trường Thúy

SỞ GD & ĐT NAM ĐỊNH<br /> TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRƯỜNG THUÝ<br /> -----ššššš-----<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> SÁNG KIẾN DỰ THI CẤP TỈNH<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> BÁO CÁO SÁNG KIẾN<br /> <br /> §Ò tµi:<br /> MỘT SỐ GIẢI PHÁP  TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO<br /> NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KỸ  <br /> THUẬT<br /> CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRƯỜNG THÚY<br /> <br /> <br /> <br /> Tác giả: TRẦN XUÂN TRÀ <br /> Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Ngữ văn<br /> Chức vụ: Phó hiệu trưởng<br /> Nơi công tác: Trường THPT Nguyễn Trường Thúy<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 1<br /> Xuân Trường, tháng 5 năm 2016<br /> <br /> <br /> SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH<br /> TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRƯỜNG THÚY<br /> <br /> <br /> <br /> THÔNG TIN CHUNG VỀ<br /> SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DỰ THI CẤP TỈNH<br /> <br /> 1. Tên sáng kiến:  “Một số  giải pháp trong công tác quản lý, chỉ đạo, nhằm  <br /> nâng cao hiệu quả hoạt động  nghiên cứu khoa học kỹ thuật  của học sinh  <br /> trường THPT Nguyễn Trường Thúy”<br /> 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Hoạt động thi nghiên cứu khoa học dành <br /> cho học sinh THPT <br /> 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ năm học 2013­ 2014 đến nay.<br /> 4. Tác giả:<br /> Họ tên: Trần Xuân Trà<br /> Ngày sinh: 04/4/1971<br /> Nơi thường trú: Xuân Trung, Xuân Trường, Nam Định<br /> Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ Ngữ văn<br /> Chức vụ công tác: Phó hiệu trưởng<br /> Nơi làm việc, địa chỉ liên hệ: Trường THPT Nguyễn Trường Thúy<br /> Điện thoại: 0979703715<br /> Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến.<br /> 5. Nơi áp dụng sáng kiến:<br /> Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Trường Thúy<br /> Địa chỉ: Xã Thọ Nghiệp, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định<br /> Điện thoại: 0350.887.0006<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 2<br /> 3<br /> MỤC LỤC<br /> Trang<br /> Thông tin chung về SKKN dự thi cấp tỉnh 2<br /> Mục lục 3<br /> A. Điều kiện, hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến 4<br /> B. Mô tả giải pháp 6<br /> I. Thực trạng hoat đông NCKHKT cua hoc sinh tr<br /> ̣ ̣ ̉ ̣ ương THPT Nguyên <br /> ̀ ̃ 6<br /> Trương Thuy tr<br /> ̀ ́ ươc khi tao ra sang kiên<br /> ́ ̣ ́ ́<br /> 1. Hoc sinh b<br /> ̣ ỡ ngỡ khi tham gia NCKHKT 6<br /> 2. Giao viên ch<br /> ́ ưa tự tin khi được phân công hương dân hoc sinh NCKHKT<br /> ́ ̃ ̣ 6<br /> 3. Lanh đao nha tr<br /> ̃ ̣ ̀ ương lung tung trong công tac quan ly, chi đao<br /> ̀ ́ ́ ́ ̉ ́ ̉ ̣ 6<br /> II. “Một số giải pháp trong công tác  quản lý, chỉ đạo  nâng cao hiệu quả  7<br /> hoạt động nghiên  cứu khoa học kỹ  thuật của học  sinh trường THPT  <br /> Nguyễn Trường Thúy”<br /> 1.Đây manh công tac tuyên truyên, nâng cao nhân th<br /> ̉ ̣ ́ ̀ ̣ ức vê muc đich, y nghia<br /> ̀ ̣ ́ ́ ̃  7<br /> cua hoat đông NCKHKT <br /> ̉ ̣ ̣ ở nha tr<br /> ̀ ương phô thông….<br /> ̀ ̉<br /> 2. Xây dựng kê hoach, tô ch<br /> ́ ̣ ̉ ưc triên khai hoat đông NCKHKT cua hoc sinh<br /> ́ ̉ ̣ ̣ ̉ ̣   10<br /> phu h<br /> ̀ ợp vơi điêu kiên th<br /> ́ ̀ ̣ ực tê cua đ<br /> ́ ̉ ơn vị<br /> 3. Lam tôt cvoong tac xa hôi hoa va đông viên thi đua, khen th<br /> ̀ ́ ́ ̃ ̣ ́ ̀ ̣ ưởng hoaṭ   25<br /> đông NCKHKT <br /> ̣ ở nha tr<br /> ̀ ương<br /> ̀<br /> C. Hiêu qua do sang kiên đem lai<br /> ̣ ̉ ́ ́ ̣ 26<br /> <br /> D. Cam kêt́ 28<br /> E. Thư muc tham khao<br /> ̣ ̉ 29<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 4<br />  A. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN : <br /> Nhằm đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng đa  <br /> dạng hóa các hình thức tổ  chức dạy học, khuyến khích học sinh trung học nghiên  <br /> cứu, sáng tạo khoa học, kĩ thuật, biết vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết  <br /> những vấn đề thực tiễn cuộc sống, nâng cao năng lực người học, ngày 02/11/2012 <br /> Bộ  Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã ban hành Thông tư  38/2012/TT­BGDĐT, kèm <br /> theo Quy chế  thi nghiên cứu khoa học, kĩ thuật (NCKHKT) cấp quốc gia học sinh <br /> trung học cơ sở và trung học phổ thông, bắt đầu thực hiện từ năm học 2011­ 2012.  <br /> Từ  đó đến nay, NCKHKT đã trở  thành hoạt động thường xuyên, liên tục của học <br /> sinh trung học trên phạm vi cả  nước, phát triển cả  về  qui mô và số  lượng, chất <br /> lượng dự  án. Theo thống kê của Bộ  GDĐT, năm 2013, toàn quốc mới có 33 Sở <br /> GDĐT tham gia cuộc thi cấp quốc gia, với tổng số 140 dự án dự thi, đến năm 2016  <br /> đã có 63 tỉnh/ thành phố  tham gia, với 400 dự án dự  thi. Đặc biệt, trong mấy năm <br /> qua, Việt Nam liên tục tham gia Hội thi khoa học, kĩ thuật quốc tế  tại Hoa Kì và <br /> đều có dự án đoạt giải (01 giải Nhất năm 2012; 02 giải Tư năm 2013; 02 giải Tư <br /> và 1 giải Đặc biệt năm 2014; 01 giải Tư và 01 giải Đặc biệt năm 2015). Điều ấy  <br /> chứng tỏ  hoạt động NCKHKT dành cho học sinh trung hoc đã và đang được Bộ <br /> GDĐT và các Sở  GD&ĐT quan tâm, chỉ  đạo sát sao, ngày càng thu hút học sinh  <br /> tham dự và đạt được những thành tích ban đầu rất khả quan.<br /> Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ GDĐT, mấy năm qua Sở GD&ĐT Nam Định đã <br /> tổ chức Hội thi NCKHKT cấp tỉnh dành cho học sinh trung học. Hội thi đã thu hút <br /> được các trường THPT, các Phòng  GD&ĐT trong tỉnh tham gia. Kể từ đó đến nay <br /> năm nào Sở  GD&ĐT Nam Định cũng tuyển chọn được một số  dự  án tham gia và <br /> đạt giải Hội thi NCKHKT cấp Quốc gia. Nó góp phần khẳng định tiềm năng, thế <br /> mạnh của một đơn vị nhiều năm liền là lá cờ đầu toàn quốc về GDĐT.<br /> Tuy nhiên,  ở  các trường trung học phổ  thông (THPT), NCKHKT vẫn còn là <br /> hoạt động mới mẻ không chỉ đối với học sinh, mà đối với cả các bộ quản lý và đội  <br /> ngũ giáo viên. Bởi lâu nay hoạt động NCKHKT là “lãnh địa” của các trường Đại <br /> học, Cao đẳng, các viện, học viện. Ở đó, các sinh viên, học viên thường là ít nhất  <br /> sau một năm học mới bước đầu làm quen với hoạt động NCKHKT dưới sự hướng  <br /> dẫn của các chuyên gia, các nhà khoa học có bề dạy kinh nghiệm, có học hàm, học  <br /> vị cao. Không ít người cho rằng, việc NCKH đối với học sinh phổ thông là quá xa <br /> vời, vì mục tiêu chính của các em chỉ  cần nắm vững kiến thức và kỹ  năng  ở <br /> chương trình giáo dục phổ thông, vượt qua kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học.  <br /> Hơn nữa, để triển khai hoạt động NCKHKT đối với học sinh đạt hiệu quả, đòi hỏi  <br /> phải có đội ngũ các nhà khoa học giỏi làm tư vấn, trong khi kinh nghiệm NCKHKT  <br /> của nhiều thầy, cô giáo vẫn còn hạn chế. Mặt khác, giáo viên và học sinh đã phải  <br /> dành quá nhiều thời gian cho việc thực hiện nhiệm vụ dạy và học. Và vì là hoạt <br /> động mới mẻ, nên công tác quản lý, chỉ  đạo của các trường THPT còn rất nhiều <br /> lúng túng. Đấy là chưa kể kinh phí đầu tư cho hoạt động này khá tốn kém…<br /> Vậy làm thế  nào để  nâng cao hiệu quả  hoạt động NCKHKT của học sinh  ở <br /> các trường THPT? Từ  thực tế  hoạt động NCKHKT và những thành tích mà nhà <br /> trường đã đạt được trong mấy năm qua ở lĩnh vực này, chúng tôi nhận thấy, muốn <br /> 5<br /> nâng cao hiệu quả  hoạt động NCKHKT dành cho học sinh, trước hết phải tăng  <br /> cường công tác quản lý, chỉ đạo của Ban giám hiệu và tập thể lãnh đạo nhà trường.  <br /> Vì thế, tôi đã chọn “Một số giải pháp trong công tác  quản lý, chỉ đạo  nâng cao  <br /> hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh trường THPT  <br /> Nguyễn Trường Thúy” làm đề  tài sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) nhằm trao đổi <br /> với các trường THPT trong toàn tỉnh về việc nâng cao hiệu quả của hoạt động mới  <br /> mẻ  này, góp phần nhỏ  bé vào công cuộc đổi mới phương pháp và nâng cao chất  <br /> lượng dạy học hiện nay.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 6<br />  B. MÔ TẢ GIẢI PHÁP : <br />  I)   Thực   trạng   ho<br />   ạt   động   NCKHKT    của   học   sinh   trường   THPT   Nguyễn  <br />  Trường Thúy trước khi  t  ạo ra  sáng ki<br />   ến: <br /> 1) Học sinh bỡ ngỡ khi tham gia NCKHKT:<br /> Như  đã nói  ở  trên, NCKHKT là hoạt động mới mẻ  đối với học sinh THPT. <br /> Đặc biệt, trường THPT Nguyễn Trường Thúy mới được thành lập từ  năm 2007, <br /> điểm tuyển sinh đầu vào của học sinh rất thấp so với mặt bằng chung của tỉnh  <br /> Nam Định nên năm học 2013 – 2014, khi lần đầu tiên tham gia hoạt động NCKHKT <br /> các em hết sức bỡ  ngỡ. Bởi từ  trước tới nay các em chưa hề  biết tới hoạt động  <br /> này. Do vậy, những kiến thức sơ đẳng nhất của hoạt động NCKHKT, như: Nghiên <br /> cứu khoa học là gì? Bố cục của một dự án NCKHKT ra sao? Những phương pháp <br /> nghiên cứu nào được sử dụng khi thực hiện dự án? Tiến trình thực hiện một dự án <br /> như thế nào?... các em đều chưa hề biết tới. Vì thế các em còn dè dặt đăng ký tham  <br /> gia NCKHKT khi nhà trường phát động, tổ  chức cho học sinh đăng ký dự  thi. Nhà <br /> trường phải giao chỉ tiêu về các khối, lớp để tổ chức Hội thi cấp trường.<br /> Qua Hội thi cấp trường năm học 2013­ 2014, chúng tôi thấy, từ  việc hình <br /> thành ý tưởng, lựa chọn đề  tài, đến cách triển khai nội dung, bố  cục dự án… các  <br /> em đều dễ sa vào những lỗi thường gặp khi NCKHKT, như: ý tưởng xa với, thiếu  <br /> tính khả thi (Chinh phục sao Hỏa); chọn đề tài chưa thể hiện rõ đối tượng và phạm  <br /> vi nghiên cứu (Mô hình cửa báo động)… Đấy là một trong những lý do gợi dẫn tôi <br /> thực hiện đề tài này.<br /> 2) Giáo viên chưa tự tin khi được phân công hướng dẫn học sinh NCKHKT:<br /> Cũng như  hầu hết các trường THPT mới thành lập trên địa bàn tỉnh Nam  <br /> Định, đội ngũ giáo viên trường THPT Nguyễn Trường Thúy phần đông còn rất trẻ,  <br /> vừa mới tốt nghiệp ra trường và chủ  yếu đạt trình độ  Đại học nên chưa có nhiều  <br /> kinh nghiệm trong hoạt động NCKHKT. Bởi vậy, sau khi nhà trường đã lựa chọn  <br /> được những ý tưởng khả  thi, phân chia thành các lĩnh vực, cử  giáo viên tham gia  <br /> hướng dẫn học sinh NCKHKT phù hợp với trình độ  chuyên môn của mình, đa số <br /> giáo viên đều e ngại và cảm thấy thiếu tự tin trước nhiệm vụ này.<br /> Qua thực tế  Hội thi NCKHKT cấp trường năm học 2013 – 2014, chúng tôi <br /> cũng thấy, một số giáo viên và học sinh chưa tự tin trước những câu hỏi phản biện  <br /> của Ban giám khảo nên tính thuyết phục của các dự án chưa cao. Đây cũng là lý do <br /> để tôi chọn đề tài SKKN này.<br /> 3) Lãnh đạo nhà trường lúng túng trong công tác quản lý, chỉ đạo:<br /> Vì là hoạt động hoàn toàn mới đối với các trường THPT, nên cũng như nhiều  <br /> cơ  sở  giáo dục khác, Ban giám hiệu và tập thể  lãnh đạo trường THPT Nguyễn <br /> Trường  Thúy còn lúng túng trong công tác quản lý, chỉ   đạo học  sinh tham gia  <br /> NCKHKT.<br /> Bên cạnh tính mới mẻ, sở  dĩ lãnh đạo nhà trường còn lúng túng, bị  động <br /> trong công tác quản lý, chỉ  đạo hoạt động này còn do  ảnh hưởng của thực trạng <br /> nền giáo dục hiện tại quá xem nặng việc học và thi cử. Học sinh và giáo viên phần  <br /> lớn chỉ tập trung vào việc dạy và học là chính, chưa thật sự quan tâm và xem hoạt <br /> <br /> 7<br /> động NCKHKT  là nền tảng góp phần đổi mới phương  pháp và nâng cao chất  <br /> lượng dạy và học.<br /> Hơn nữa, như đã nói ở trên, do chất lượng tuyển sinh đầu vào thấp; đội ngũ  <br /> giáo viên nhà trường phần đông còn rất trẻ  chưa có kinh nghiệm trong hoạt động <br /> NCKHKT dễ  nảy sinh tâm lý e ngại, thiếu tự  tin khi được phân công hướng dẫn <br /> học sinh thực hiện đề  tài; lại là trường mới thành lập,  cơ  sở  vật chất còn nhiều <br /> thiếu thốn chưa đáp ứng đủ cho hoạt động NCKHKT; một số phụ huynh có tâm lý  <br /> e sợ không muốn cho con em mình tham gia hoạt động NCKHKT vì sẽ ảnh hưởng  <br /> đến kết quả học tập nên thiếu sự ủng hộ và động viên khuyến khích;  chế độ chính <br /> sách của nhà nước lại chưa đủ  sức thu hút giáo viên, học sinh tham gia NCKHKT;<br /> … Đó là những khó khăn của lãnh đạo nhà trường trong quá trình chỉ đạo, tổ chức,  <br /> triển khai hoạt động NCKHKT của học sinh. Đây chính là lý do cơ bản để tôi chọn  <br /> “Một số giải pháp trong công tác quản lý, chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động  <br /> nghiên cứu khoa học kỹ  thuật của học sinh trường THPT Nguyễn Trường  <br /> Thúy” làm đề tài SKKN. <br /> II) Một số giải pháp trong công tác quản lý, chỉ  đạo nâng cao hiệu quả  hoạt  <br /> động NCKHKT của học sinh trường THPT Nguyễn Trường Thúy:<br /> Từ   thực   trạng   hoạt   động   NCKHKT   của   học   sinh   trường   THPT   Nguyễn  <br /> Trường Thúy và kết quả đã đạt được của nhà trường ở lĩnh vực này mấy năm qua, <br /> chúng tôi thấy, để nâng cao hiệu quả NCKHKT của học sinh, cán bộ  quản lý cần  <br /> thực hiện tốt các giải pháp cơ bản sau:<br />  1)     Đẩy mạnh công tác tuyền truyền nâng cao nhận thức     về mục đích, y nghia ́ ̃  <br /> của hoạt động NCKHKT  ở  nhà trường phổ  thông tới toàn thể  cán bộ, giáo <br /> viên, học sinh và phụ huynh nhà trường:<br /> Sở  dĩ học sinh bỡ ngỡ khi tham gia NCKHKT, cán bộ, giáo viên thiếu tự  tin  <br /> khi được phân công, hướng dẫn học sinh thực hiện dự án, phụ huynh chưa thực sự <br /> đồng thuận, chưa tích cực động viên, khuyến khích con em mình tham gia hoạt <br /> động này, trước hết là do họ  chưa hiểu hết mục  đích, ý nghĩa của hoạt động <br /> NCKHKT dành cho học sinh. Bởi vậy, để  nâng cao hiệu quả  của hoạt động này, <br /> lãnh đạo trường THPT Nguyễn Trường Thúy đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền  <br /> nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa của hoạt động NCKHKT tới toàn thể  <br /> cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh trường.<br /> 1.1. Về hình thức tuyên truyền:<br /> Tuy nhiên, vì đây là hoạt động mới, để  cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ <br /> huynh nâng cao nhận thức về  mục đích, ý nghĩa của hoạt động NCKHKT, nhà <br /> trường cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, sao cho những vấn đề cơ bản, <br /> nhất là mục đích, ý nghĩa của hoạt động NCKHKT thấm sâu vào mọi thành viên  <br /> trong Hội đồng giáo dục nhà trường, được mọi người đồng tình, ủng hộ, tích cực  <br /> hưởng ứng, tham gia.<br /> Để đạt được mục tiêu ấy, ngay từ đầu năm học, sau khi nhận được các văn <br /> bản hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ và của Sở về việc tổ chức Hội thi NCKHKT dành <br /> <br /> <br /> 8<br /> cho học sinh trung học, lãnh đạo nhà trường đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền <br /> bằng cách phối hợp các hình thức cơ bản sau:<br /> + Tuyên truyền thông qua các buổi họp Hội đồng, họp cha mẹ học sinh, các <br /> tiết sinh hoạt đầu tuần của Ban giám hiệu nhà trường.<br /> + Tuyên truyền thông qua các tiết sinh hoạt lớp cuối tuần của giáo viên chủ <br /> nhiệm.<br /> + Tuyên truyền qua hệ thống phát thanh của Ban chấp hành Đoàn trường.<br /> + Tuyên truyền qua hệ thống Bản tin của nhà trường.<br /> + Đặc biệt, năm học 2013 – 2014, khi lần đầu tiên tham gia dự thi NCKHKT  <br /> cấp tỉnh, trường THPT Nguyễn Trường Thúy còn tổ  chức cho hơn 50 cán bộ  giáo <br /> viên, học sinh và đại diện cha mẹ  học sinh tham quan các gian trưng bày, dự  học <br /> sinh thuyết trình về  kết quả dự án và trả  lời các câu hỏi của Ban giám khảo cuộc <br /> thi. Qua đó, cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ  huynh hiểu sâu hơn về  hoạt động <br /> NCKHKT   ở   nhà   trường,   tạo   tiền   đề   cho   việc   nâng   cao   hiệu   quả   hoạt   động  <br /> NCKHKT của nhà trường trong những năm tiếp theo.<br /> 1.2. Về nội dung tuyên truyền:<br />  a) Bản chất của nghiên cứu khoa học     (NCKH) và hoạt động NCKHKT  ở nhà  <br /> trường phổ thông:<br /> Như  đã nói  ở  trên, những kiến thức sơ  đẳng nhất về  NCKH học sinh cũng <br /> chưa hề  biết đến; cả  giáo viên, học sinh và phụ  huynh đều có tâm lý e ngại, lo <br /> lắng, hoang mang khi bản thân, hoặc con em mình tham gia NCKH. Bởi vậy, trước <br /> hết lãnh đạo nhà trường phải làm tốt công tác tuyên truyền để  giáo viên, học sinh <br /> và phụ huynh hiểu rõ bản chất của NCKH và hoạt động NCKH ở nhà trường phổ <br /> thông. Có như vậy giáo viên và học sinh mới chủ động, tự  tin khi tham gia hướng  <br /> dẫn và NCKH; phụ huynh mới đồng thuận, khuyến khích, động viên, tạo mọi điều <br /> kiện thuận lợi cho con em mình tham gia hoạt động này.<br /> Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về NCKH. Nhưng theo nghĩa chung nhất,  <br /> NCKH là quá trình nhận thức khoa học, là hoạt động trí tuệ  đặc thù bằng những  <br /> phương pháp nghiên cứu nhất định để  tìm ra một cách chính xác và có mục đích  <br /> những điều mà con người chưa biết đến hoặc biết chưa đầy đủ, tức là tạo ra sản  <br /> phẩm mới dưới dạng tri thức mới về nhận thức hoặc phương pháp.  Bản chất của  <br /> NCKH là hoạt động sáng tạo của các nhà khoa học nhằm nhận thức thế giới, tạo ra  <br /> hệ thống tri thức có giá trị  để  sử  dụng vào cải tạo thế giới. Mục đích của NCKH <br /> không chỉ nhằm vào việc nhận thức thế giới mà còn cải tạo thế giới vì cuộc sống <br /> của con người…Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu, mà NCKH phân chia thành  <br /> các  loại hình khác nhau, như: Nghiên cứu cơ bản (nhằm tìm tòi, sáng tạo ra những  <br /> tri thức mới, những giá trị  mới cho nhân loại); Nghiên cứu  ứng dụng (nhằm vận  <br /> dụng những tri thức cơ  bản  để  tạo ra những quy trình công nghệ  mới, những  <br /> nguyên lý mới trong quản lý kinh tế ­ xã hội); Nghiên cứu triển khai (nhằm tìm khả <br /> năng áp dụng đại trà các nghiên cứu ứng dụng vào thực tế sản xuất và đời sống xã <br /> hội); Nghiên cứu dự  báo (nhằm phát hiện những triển vọng, những khả  năng, xu  <br /> hướng mới của sự phát triển của khoa học và thực tiễn). <br /> <br /> 9<br /> Hoạt động NCKHKT ở nhà trường phổ thông vừa mang bản chất chung của  <br /> NCKH, vừa có nét đặc sắc riêng. Mục tiêu cơ bản của hoạt động NCKHKT ở nhà <br /> trường phổ  thông không có tham vọng tìm tòi, sáng tạo ra những tri thức mới,  <br /> những giá trị mới cho nhân loại. Đấy là nhiệm vụ của các nhà khoa học chuyên sâu.  <br /> NCKHKT ở nhà trường phổ thông chủ yếu nhằm tạo sân chơi bổ ích, giúp học sinh <br /> áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống theo quan niệm “học đi đôi với  <br /> hành”. Đồng thời, qua hoạt động này, tạo cơ hội cho các em tiếp cận, làm quen với  <br /> phương pháp, kỹ năng NCKHKT, phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo <br /> và hứng thú trong học tập, sinh hoạt của học sinh. Từ   đó, nâng cao phẩm chất,  <br /> năng   lực   học   sinh,   phát   hiện   và   bồi   dưỡng   những   học   sinh   có   thiên   hướng <br /> NCKHKT để đào tạo nhân tài cho đất nước.<br /> Như vậy, hoạt động NCKHKT ở nhà trường phổ thông không đến mức “quá <br /> tải” như quan niệm của một số cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh mà đấy là  <br /> sự  đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, góp phần quan trọng vào việc “đổi <br /> mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”. Bằng những kiến thức, kỹ  năng cơ <br /> bản đã được trang bị, dưới sự  gợi dẫn của giáo viên, học sinh hoàn toàn có thể <br /> tham gia và thực hiện có hiệu quả  hoạt động NCKHKT. Điều cốt yếu là các em  <br /> phải hình thành được ý tưởng khoa học có tính khả thi, có niềm đam mê nghiên cứu <br /> và chủ động, tự tin, tích cực, sáng tạo trong quá trình thực hiện dự án. <br /> b) Mục đích, ý nghĩa của hoạt động NCKHKT dành cho học sinh:<br /> Bên cạnh việc tuyên truyền về bản chất của NCKH và hoạt động NCKHKT  <br /> ở nhà trường phổ thông, lãnh đạo nhà trường còn phải tuyên truyền để cán bộ, giáo  <br /> viên, học sinh và phụ huynh hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của hoạt động này.<br /> Nghị  quyết số  29 Hội nghị lần thứ 8 của Ban chấp hành Trung ương Đảng <br /> Khóa XI  khẳng định “…Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát  <br /> huy tốt nhất tiềm năng, khả  năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ  <br /> quốc, yêu đông bao; s<br /> ̀ ̀ ống tốt và làm việc hiệu quả.  Đối với giáo dục phổ  thông,  <br /> tập trung phát triển trí tuệ, thể   chất, hinh thanh phâm chât, năng l<br /> ̀ ̀ ̉ ́ ực công dân,  <br /> phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề  nghiệp cho học sinh. Nâng  <br /> cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo  <br /> đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ  năng thực hành, vận dụng kiến  <br /> thức vào thực tiễn. Phát triển khả  năng sáng tạo, tự  học, khuyến khích học tập  <br /> suốt đời…”. Đưa hoạt động NCKHKT vào các trường phổ  thông, góp phần quan <br /> trọng vào việc “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”, hướng tới các  <br /> mục đích, ý nghĩa cơ bản sau:<br /> ­   NCKHKT   ở   trường   phổ   thông   trước   hết   nhằm   khuyến   khích   học   sinh <br /> nghiên cứu, sáng tạo khoa học, công nghê, kĩ thu ̣ ật, vận dụng kiến thức đã học để <br /> giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống. Qua đó, giúp học sinh bước đầu làm <br /> quen với hoạt động NCKHKT và hiểu ra rằng, NCKHKT không phải là “lãnh địa”  <br /> riêng của sinh viên, học viên ở  các trường Đại học, Cao đẳng, các viện, học viện,  <br /> mà chính là phương châm “học đi đôi với hành”, nhằm “ phát hiện và bồi dưỡng  <br /> năng khiếu, định hướng nghề  nghiệp cho học sinh… nâng cao chất lượng giáo dục  <br /> toàn diện…   phát triển khả  năng sáng tạo, tự  học, khuyến khích học tập suốt  <br /> 10<br /> đời…”. Từ đó, khơi dậy, nhóm lên niềm yêu thích, đam mê tìm tòi, sáng tạo, cuốn  <br /> hút học sinh tích cực hưởng ứng, tham gia hoạt động NCKHKT.<br /> ­ Đồng thời, NCKHKT  ở  trường phổ  thông còn góp phần   đổi mới hình thức <br /> tổ  chức hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả  học tập của học sinh;  <br /> thúc đẩy giáo viên tự  bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ; phát  <br /> triển năng lực và phẩm chất của học sinh; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện  <br /> trong các trường trung học. Bởi lâu nay hoạt động dạy học chủ  yếu diễn ra trong  <br /> không gian lớp học, việc kiểm tra, đánh giá chỉ  tập trung vào kết quả  học tập của <br /> học sinh bằng hình thức cho điểm. NCKHKT tạo cơ hội cho học sinh tham gia các <br /> hoạt động trải nghiệm, sáng tạo ngoài không gian lớp học và giúp các em được dịp  <br /> bộc lộ phẩm chất, năng lực bản thân. Việc kiểm tra, đánh giá học sinh cũng không <br /> chỉ bó hẹp bằng hình thức cho điểm trên lớp. Vì thế  giáo viên cần phải tự  học, tự <br /> bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng hình thức tổ chức  <br /> dạy học và kiểm tra, đánh giá mới này, cũng như  mục tiêu đổi mới phương pháp  <br /> dạy học, nâng cao chất lượng toàn diện của học sinh.<br /> ­ Bên cạnh đó, NCKHKT còn tạo cơ hội để giáo viên tham gia hướng dẫn học <br /> sinh NCKHKT; học sinh có cơ  hội giới thiệu kết quả  NCKHKT của mình. Nhờ <br /> vậy, tư  duy khoa học, kiến thức chuyên sâu của giáo viên và học sinh được nâng <br /> lên rõ rệt, tạo cơ sở cho việc nâng cao chất lượng dạy học. Cũng nhờ vậy, các kỹ <br /> năng thuyết trình, phản biện, tự  học, tự  nghiên cứu của học sinh ngày một nâng <br /> cao.<br /> ­ Không những thế, những sản phẩm NCKHKT có chất lượng tham gia Hội  <br /> thi cấp tỉnh, cấp quốc gia, quốc tế được Hội đồng giám khảo đánh giá cao còn tạo  <br /> cơ hội cho học sinh trong xét đỗ Tốt nghiệp và tuyển vào các trường Đại học, Cao  <br /> đẳng (theo chế  độ   ưu tiên, khuyến khích giống với thi học sinh giỏi các môn văn <br /> hóa). Đây chinh là động lực, là mục tiêu phấn đấu của học sinh tham gia NCKHKT. <br />  ­ Đặc biệt, NCKHKT còn là dịp để giáo viên và học sinh tăng cường trao đổi,  <br /> giao lưu văn hóa, giáo dục giữa các nhà trường, các địa phương và tạo cơ  hội để <br /> hội nhập quốc tế. Bởi trong quá trình thực hiện đề  tài, học sinh cần thực hiện các  <br /> hoạt động trải nghiệm, nhất là khi các dự  án được lựa chọn tham gia Hội thi cấp  <br /> tỉnh, cấp quốc gia, quốc tế, giáo viên và học sinh có cơ hội giao lưu văn hóa, giáo  <br /> dục làm giàu thêm vốn văn hóa và nâng cao kỹ năng sống, giá trị sống cho bản thân.<br /> Như  vậy, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về  mục đích, ý nghĩa của hoạt <br /> động NCKHKT ở nhà trường không chỉ góp phần nâng cao nhận thức của  đội ngũ <br /> cán bộ  quản lý, giáo viên, cha mẹ  học sinh và cộng đồng xã hội về   mục đích,  ý <br /> nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động này, mà còn khơi dậy, nhóm lên niềm yêu <br /> thích, đam mê NCKHKT trong nhà trường. Hiểu rõ bản chất hoạt động NCKHKT <br /> và mục đích, ý nghĩa của hoạt động này, học sinh sẽ  tích cực, chủ  động, sáng tạo  <br /> hơn khi tham gia NCKHKT, giáo viên sẽ tự tin hơn khi được phân công hướng dẫn  <br /> học sinh thực hiện dự án.<br />  2) Xây dựng  k   ế  hoạch, tổ  chức triển khai  ho<br />   ạt động  NCKH<br />    KT<br />     c<br />   ủa hoc sinh<br /> ̣   <br />  phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị : <br /> <br /> 11<br /> 2.1. Xây dựng kế hoạch:<br /> Trong công tác quản lý, chỉ  đạo, bất cứ  một hoạt  động lớn nào của nhà  <br /> trường người cán bộ quản lý cũng cần phải xây dựng kế hoạch. Bởi xây dựng kế <br /> hoạch và quản lý bằng kế hoạch là một trong những biện pháp cơ bản để nâng cao <br /> hiệu quả của công tác quản lý, cũng như hiệu quả các hoạt động trong nhà trường. <br /> Vì thế, cùng với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của đội <br /> ngũ giáo viên, học sinh lãnh đạo nhà trường cần quan tâm, chú trọng tới việc xây  <br /> dựng kế hoạch tổ chức, triển khai hoạt động NCKHKT cho học sinh.<br /> Cũng như  mọi bản kế  hoạch khác, khi xây dựng kế  hoạch cho hoạt  động <br /> NCKHKT, lãnh đạo nhà trường cần căn cứ  vào các văn bản, hướng dẫn chỉ  đạo <br /> của Bộ  GDĐT và của Sở  GD&ĐT Nam Định về  việc tổ  chức Hội thi NCKHKT <br /> dành cho học sinh trung học hằng năm, nhất là Thông tư  tư số 38/2012/TT­BGDĐT <br /> ngày 02/11/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế thi nghiên <br /> cứu khoa học, kỹ  thuật cấp quốc gia học sinh trung học  và điều kiện thực tế  của <br /> đơn vị, đặc điểm của địa phương để  xây dựng kế  hoạch, tổ  chức triển khai hoạt <br /> động NCKHKT của học sinh ở đơn vị mình cho phù hợp. <br /> Chẳng hạn, năm học 2015­2016, trường THPT Nguyễn Trường Thúy đã xây  <br /> dựng kế hoạch tổ chức, triển khai hoạt động NCKH­KT cho học sinh như sau:<br /> <br /> SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br /> Trường THPT Nguyễn Trường  Độc lập – Tự do – Hạnh phúc<br /> Thúy Xuân Trường, ngày 09  tháng 9  năm 2015<br /> Số: 05/KH ­ NTT<br /> V/v tổ chức, triển khai cuộc thi NCKH­KT  <br /> cho học sinh trung học năm học 2015­<br /> 2016<br /> <br /> KẾ HOẠCH<br /> TỔ CHỨC TRIỂN KHAI CUỘC NGHIÊN CỨU THI KHOA HỌC, KỸ THUẬT<br /> CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRƯỜNG THÚY NĂM HỌC 2015 ­ 2016<br /> <br /> ­ Căn cứ  Thông tư  số: 38/2012/TT­BGDĐT ngày 02/11/2012 của Bộ  Giáo  <br /> dục và Đào tạo về  việc ban hành Quy chế  thi nghiên cứu khoa học, kỹ  thuật cấp  <br /> quốc gia học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông;<br /> ­   Căn cứ  Công văn số  3162/BGDĐT­GDTrH ngày 24/6/2015 của Bộ  Giáo  <br /> dục và Đào tạo về  việc hướng dẫn tổ chức Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho  <br /> học sinh trung học năm học 2015­2016<br /> ­ Căn cứ công văn số  954/ SGDĐT­GDTrH ngày 21  tháng 8  năm 2015 của  <br /> Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định  hướng dẫn triển khai hoạt động NCKH và  tổ  <br /> chức Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học  năm học 2015­2016<br /> Trường THPT Nguyễn Trường Thúy xây dựng kế  hoạch tổ  chức hội thi  <br /> NCKHKT cấp trường năm học 2015 – 2016 dành cho tất cả học sinh các khối lớp  <br /> như sau:<br /> <br /> 12<br /> * MỤC ĐÍCH:<br /> ­ Khuyến khích học sinh trung học nghiên cứu, sáng tạo khoa học, công nghê,̣  <br /> kĩ thuật, vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề  thực tiễn cuộc  <br /> sống;<br /> ­ Góp phần thúc đẩy đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy học, đổi  <br /> mới hình thức và phương pháp đánh giá kết quả  học tập, phát triển năng lực học <br /> sinh, nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học;<br /> ­ Khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, cơ sở nghiên cứu, các tổ <br /> chức, cá nhân tham gia, hỗ  trợ  hoạt động nghiên cứu, sáng tạo khoa học, kĩ thuật <br /> của học sinh trung học;<br /> ­ Tạo cơ  hội để  học sinh trung học giới thiệu kết quả  nghiên cứu, sáng tạo <br /> khoa học, kĩ thuật của mình; tăng cường trao đổi, giao lưu văn hóa, giáo dục giữa  <br /> các địa phương và hội nhập quốc tế.<br />   * NỘI DUNG : <br />     Th<br /> ­   ời gian tổ chức thi: <br /> + Cấp trường:  HS đăng kí dự  án hay ý tưởng của dự  án (chậm nhất là <br /> ngày   30/9/2015);   nhà   trường   tổ   chức   thi   khoảng   từ   ngày   1/12/2015   đến   ngày  <br /> 05/12/2015<br /> +  Cấp Tỉnh: Tổ chức thi ngày 12/12/2015 đến ngày 13/12/2015<br /> +  Cấp bộ: Tổ chức thi trong tháng 3/2016 Tại thành phố Hải Phòng<br /> ­ Đối tượng dự thi:<br /> + Toàn thể học sinh từ lớp 10 đến 12 trong nhà trường. Học sinh có thể tham  <br /> gia dự thi dưới hình thức cá nhân hay đồng đội (mỗi đội không quá 02 học sinh).<br /> + Học sinh các lớp khác nhau có thể tham gia một đề tài.<br /> ­ Lĩnh vực dự thi:<br /> Bao gồm 20 lĩnh vực sau: Khoa học động vật; Khoa học xã hội và hành vi; <br /> Hoá sinh; Y sinh và khoa học sức khoẻ; Sinh học tế bào và phân tử; Hoá học; Sinh  <br /> học trên máy tính và sinh ­ tin; Khoa học trái đất và môi trường; Hệ  thống nhúng;  <br /> Năng lượng: hóa học; ; Năng lượng: Vật lí; Kĩ thuật cơ  khí; Kĩ thuật môi trường;  <br /> Khoa học vật liệu; Toán học; Vi sinh; Vật lí và thiên văn; ; Khoa học thực vật; Rô <br /> bốt và máy thông minh; Phần mềm hệ thống . <br /> ­ Nội dung dự thi:<br /> + Nội dung cuộc thi là kết quả nghiên cứu của các dự án/ đề tài khoa học, kĩ <br /> thuật thuộc 20 lĩnh vực trên.<br /> + Dự án có thể của 01 học sinh (gọi là dự án cá nhân) hoặc tối đa không quá  <br /> 2 học sinh (gọi là dự án tập thể)<br /> + Đảm bảo tính trung thực trong nghiên cứu khoa học; không gian lận, sao  <br /> chép trái phép, giả  mạo, sử  dụng hay trình bày nội dung, kết quả  nghiên cứu của  <br /> người khác như là của mình.<br /> ­ Người hướng dẫn: Mỗi dự án dự thi do 01 người hướng dẫn nghiên cứu do <br /> thủ  trưởng đơn vị  ra quyết định cử. Một người hướng dẫn không quá 02 dự  án  <br /> NCKH của học sinh trong cùng thời gian,<br /> 13<br /> ­ Đăng kí dự thi:<br /> Học sinh gứi đăng kí tên đề  tài hay ý tưởng sáng tạo về  trường trước ngày <br /> 30/9/2015 để  nhà trường phân công giáo viên hướng dẫn  (Học sinh lưu ý cần  <br /> phải gửi đăng kí sớm để  nhà trường phê duyệt trước khi thí nghiệm nghiên  <br /> cứu).<br /> Hồ  sơ  đăng kí dự  thi cấp trường gửi về  trường trước ngày 25/11/2015 bao <br /> gồm:   <br /> + Phiếu học sinh (Phiếu 1A);<br /> + Phiếu phê duyệt dự án (Phiếu 1B);<br /> + Phiếu người hướng dẫn/bảo trợ (Phiếu 1);<br /> + Kế hoạch nghiên cứu (theo mẫu hướng dẫn kèm theo Phiếu 1A);<br /> + Báo cáo kết quả nghiên cứu;<br /> + Phiếu xác nhận của cơ quan nghiên cứu (nếu có);<br /> + Phiếu xác nhận của nhà khoa học chuyên ngành (nếu có);<br /> + Phiếu đánh giá rủi ro (nếu có);<br /> + Phiếu dự án tiếp tục (nếu có);<br /> + Phiếu tham gia của con người (nếu có);<br /> + Phiếu cho phép thông tin (nếu có);<br /> + Phiếu nghiên cứu động vật có xương sống (nếu có);<br /> + Phiếu đánh giá rủi ro chất nguy hiểm (nếu có);<br /> + Phiếu sử dụng mô người và động vật (nếu có).<br /> Hồ  sơ  đăng kí dự  thi cấp tỉnh gửi về  Sở  GD&ĐT Nam Định  trước ngày <br /> 07/12/2015 (Giống như cấp trường)<br /> Các mẫu phiếu nói trên có thể tải trên mạng http//truonghocketnoi.edu.vn<br />             ­ Giải thưởng cấp trường: <br /> + Lựa chọn 06 dự án có chất lượng nhất để trao giải (01 giải Nhất, 01 giải  <br /> Nhì, 01 giải Ba; 03 giải Khuyến khíc).<br /> + Trong các dự án đạt giải ở Hội thi cấp trường lựa chọn từ 01 đến 02 dự án <br /> tốt nhất tham gia thi cấp tỉnh vào ngày 12/12/2015.<br /> + Chế độ khen khưởng (theo quy chế hiện hành).<br />  * KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI  :<br />  <br /> Thời gian Công việc Người thực hiện<br /> ­ Tổ chức tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa và qui <br /> chế cuộc thi tới cán bộ, giáo viên và học sinh; ­ Ban Giám hiệu<br />  <br /> ­ Xây dựng kế hoạch cuộc thi; ­ BCH Đoàn TN<br />  <br /> ­ Phát động , hướng dẫn học sinh  đăng kí tham gia  ­ GVCN<br /> Tháng 9/2015<br /> cuộc thi; ­ GV bộ môn<br /> ­ Nhận tên đề tài đăng kí của học sinh;<br /> Tháng 9/2015  ­ Tiếp tục nhận tên đề tài đăng kí của học sinh; ­ Ban Giám hiệu<br /> đến tháng  ­ Phân loại đề tài theo các lĩnh vực nghiên cứu; ­ GV hướng dẫn<br /> 10/10/2015 ­ Phê duyệt dự án; ­ Tác giả<br /> ­ Phân công giáo viên hướng dẫn;<br /> 14<br /> ­ Học sinh có thể bắt đầu thực hiện đề tài<br /> <br /> ­ Ban Giám hiệu<br /> ­ GV hướng dẫn<br /> Từ 10/10/2015  ­ Học sinh tiếp tục hoàn thiện đề tài;<br /> ­ BCH Đoàn TN<br /> đến 30/11/2015 ­ Gửi hồ sơ về trường trước ngày 25/11/2015<br /> ­ GVCN<br /> ­ Tác giả<br /> ­ Thành lập ban tổ chức cuộc thi cấp trường; ­ Ban Giám hiệu<br /> ­ Tổ chức cuộc thi cấp trường; ­ GV hướng dẫn<br /> Tháng 12/2015 ­ Chọn dự  án thi cấp tỉnh; hoàn thiện hồ  sơ  nhóm­ BCH Đoàn TN<br />  <br /> nghiên cứu nộp Sở  GD&ĐT Nam Định trước ngày­ GVCN <br /> 07/12/2015; ­ Tác giả<br /> ­ Tác giả<br /> ­  Hoàn thiện hồ sơ gửi về bộ (nếu có) ­ Người bảo trợ <br /> Từ 01/2016 <br /> ­ Tham gia cuộc thi cấp Quốc gia tổ chức tại thành(n<br />   ếu có)<br /> đến 3/2016<br /> phố Hải Phòng (nếu được lựa chọn). ­ GV hướng dẫn<br />  <br />  <br /> <br /> * TỔ CHỨC THỰC HIỆN:<br />  + Cần phối hợp chặt chẽ  giữa Ban Giám hiệu, giáo viên hướng dẫn, Ban  <br /> chấp hành (BCH) Đoàn trường, giáo viên chủ  nhiệm lớp, giáo viên bộ  môn, phụ <br /> huynh học sinh và các nhà khoa học (nếu có) trong việc hướng dẫn, động viên học  <br /> sinh lựa chọn và nghiên cứu các đề tài.<br /> + Nhà trường phát động phong trào tham gia hội thi đến học sinh toàn trường;  <br /> tuyên truyền giới thiệu về cuộc thi (Mục đích, ý nghĩa, nội dung, thể lệ, …);<br /> ­ BCH Đoàn trường thực hiện việc tuyên truyền rộng rãi cho toàn thể học sinh  <br /> trong các buổi chào cờ  đầu tuần; qua bảng tin, qua chương trình phát thanh hàng <br /> tuần và khuyến khích đông đảo học sinh tham gia; đồng thời phối hợp tốt với Ban  <br /> tổ chức cuộc thi trong suốt quá trình hội thi diễn ra hoạt động NCKHKT;<br /> ­ BCH Đoàn trường, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn giúp đỡ, hướng <br /> dẫn học sinh hình thành ý tưởng khoa học và nghiên cứu đề tài.<br />             Trên đây là kế hoạch tổ chức hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học năm  <br /> học 2015­2016. Tổ chức cho học sinh nghiên cứu khoa học và tham dự  hội thi các  <br /> cấp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường năm học 2015­2016 và  <br /> những năm học tiếp theo nhằm đáp  ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. <br /> Nhà trường đề  nghị  các thầy cô giáo và tập thể liên quan triển khai, thực hiện tốt <br /> kế hoạch này Trong quá trình triển khai, nếu có gì vướng mắc xin liên hệ  số điện  <br /> thoại : 03508870006 để hướng dẫn, trao đổi, phối hợp giải quyết.<br /> Hiệu trưởng<br />                                                                                       (Ký tên, đóng dấu) <br />                                       <br /> Nơi nhận:<br /> ­ BGH;<br /> <br /> 15<br /> + Niêm yết tại phòng HĐSP trường;<br /> ­ Bảng tin và chương trình phát thanh của học sinh;<br /> ­ Website;<br /> ­ Lưu VT.<br /> Xây dựng kế  hoạch tổ  chức, triển khai hoạt động NCKH­KT cho học sinh <br /> vừa đảm bảo cho hoạt động này diễn ra đúng tiến trình theo quy định, vừa là cơ sở <br /> để lãnh đạo nhà trường kiểm tra, đôn đốc, nâng cao hiệu quả NCKH­KT.<br />   2.2. Những điểm cần lưu ý khi t  ổ  chức triển khai  ho   ạt động  NCKH<br />    KT<br />     c<br />   ủa  <br />  hoc sinh<br /> ̣  : <br /> Trên   cơ   sở   kế   hoạch   đã   xây   dựng,   khi   tổ   chức   triển   khai   hoạt   động <br /> NCKHKT cho học sinh, lãnh đạo nhà trường cần quan tâm, chỉ  đạo sát sao các <br /> nhiệm vụ cơ bản sau:<br /> 2.2.1. Phat đông phong trao tham gia cu<br /> ́ ̣ ̀ ộc thi NCKHKT cấp trường, cấp tỉnh  <br /> trong từng năm hoc t ̣ ới toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường: <br /> Bên cạnh việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của đội <br /> ngũ giáo viên và học sinh, nhà trường cần phát động phong trào tham gia cuộc thi  <br /> NCKHKT để động viên, khuyến khích, khơi dậy, nhóm lên niềm yêu thích, đam  <br /> mê NCKH KT  trong Hội đồng Sư phạm nhà trường.<br /> Để nâng cao hiệu quả của hoạt động này, trước hết lãnh đạo nhà trường tổ <br /> chức phát động cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường tích cực ủng hộ, nhiệt  <br /> tình tham gia hướng dẫn học sinh NCKHKT, coi đó là nghĩa vụ và trách nhiệm của  <br /> mỗi người trong công cuộc đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học. <br /> Đồng thời, lãnh đạo nhà trường giao cho Ban chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí <br /> Minh phát động toàn thể  đoàn viên, thanh niên trường tích cực tham gia cuộc thi <br /> NCKHKT cấp trường, cấp tỉnh và cấp quốc gia. Trong đó, dưới sự chỉ đạo của đội <br /> ngũ cán bộ lớp, cán bộ Đoàn và vai trò tham mưu tư vấn của giáo viên chủ nhiệm, <br /> giáo viên bộ môn, mỗi tập thể lớp ít nhất có một dự án đăng ký dự thi cấp trường  <br /> để lựa chọn tham gia Hội thi cấp tỉnh. <br /> Đặc biệt, để  thúc đẩy hoạt động này, lãnh đạo nhà trường cần xác định rõ <br /> với Hội đồng Sư  phạm nhà trường: Việc tham gia nghiên cứu và hướng dẫn học <br /> sinh NCKHKT là một trong những nhiệm vụ  trọng tâm, cũng là một trong những  <br /> tiêu chí để đánh giá, xếp loại thi đua đối với cán bô, giáo viên, học sinh và các tập  <br /> thể  lớp. Có như  vậy mới cuốn hút được đông đảo cán bộ, giáo viên, nhân viên và <br /> học sinh tích cực hưởng  ứng, tham gia NCKHKT. Nó không chỉ  khiến hoạt động <br /> NCKHKT thực sự  trở thành một hình thức tổ  chức dạy học mới cần trải nghiệm,  <br /> mà còn nâng cao hiệu quả của hoạt động này, góp phần đổi mới phương pháp dạy <br /> học, bồi dưỡng và nâng cao phẩm chất, năng lực, nhất là năng lực NCKHKT của  <br /> cán bộ, giáo viên và học sinh.<br />  2.2.2.  T<br />   ổ  chưc hôi thao, tâp huân bôi d<br /> ́ ̣ ̉ ̣ ́ ̀ ưỡng cho can bô, giao viên va hoc sinh<br /> ́ ̣ ́ ̀ ̣   <br />  các   quy   định,   hướng   dẫn   về    c u   ộc   thi    và   những   kiến   thức   cơ   bản   về  <br /> NCKHKT<br /> a) Các quy định, hướng dẫn về cuộc thi:<br /> <br /> <br /> 16<br /> Hằng năm Bộ GDĐT đều có văn bản hướng dẫn, chỉ đạo và nêu những quy <br /> định chung về cuộc thi NCKHKT dành cho học sinh chủ yếu dựa trên Thông tư  số <br /> 38/2012/TT­BGDĐT ngày 25/11/2012. Trên cơ  sở  đó, các Sở  GD&ĐT có các văn <br /> bản hướng dẫn, chỉ đạo về các trường THPT, các phòng GD&ĐT trong toàn tỉnh tổ <br /> chức, triển khai cuộc thi NCKHKT theo từng năm học. Ở đó, bên cạnh việc nêu rõ  <br /> mục đích, ý nghĩa cuộc thi NCKHKT, các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo đều nêu rõ: <br /> Đối tượng dự thi; nội dung thi; thời gian và cách thức tổ  chức cuộc thi  ở các cấp; <br /> hồ sơ đăng kí dự thi; tiêu chí đánh giá dự án dự thi...<br /> Tuy nhiên, điều cốt yếu lãnh đạo nhà trường cần  tập trung tổ chức cho cán  <br /> bộ, giáo viên và học sinh thảo luận về hai vấn đề trọng tâm cơ bản trong Thông <br /> tư  38/2012/TT­BGDĐT ngày 25/11/2012 của Bộ GDĐT. Đó là nội dung thi và tiêu  <br /> chí đánh giá dự án dự thi.<br /> * Nội dung thi : Là kết quả nghiên cứu của các dự án khoa học hoặc dự án kỹ <br /> thuật thuộc 20 lĩnh vực quy định trong quy chế của cuộc thi. Cụ thể là:<br /> TT Lĩnh vực Lĩnh vực chuyên sâu<br /> Hành vi; Tế  bào; Mối liên hệ  và tương tác với môi trường tự  nhiên; <br /> Khoa   học   động <br /> 1 Gen và di truyền; Dinh dưỡng và tăng trưởng; Sinh lí; Hệ  thống và  <br /> vật<br /> tiến hóa;…<br /> Khoa học  xã hộiĐi   ều dưỡng và phát triển; Tâm lí; Tâm lí nhận thức; Tâm lí xã hội và <br /> 2<br /> và hành vi xã hội học;…<br /> Hóa­Sinh phân tích; Hóa­Sinh tổng hợp; Hóa­Sinh­Y; Hóa­Sinh cấu <br /> 3 Hóa Sinh<br /> trúc;…<br /> Y   Sinh   và   khoa Chẩn đoán; Điều trị; Phát triển và thử  nghiệm dược liệu; Dịch tễ <br /> 4<br /> học Sức khỏe học; Dinh dưỡng; Sinh lí học và Bệnh lí học;…<br /> Sinh   học   tế   bàoSinh lí t<br />   ế bào; Gen; Miễn dịch; Sinh học phân tử; Sinh học thần kinh;<br /> 5<br /> và phân tử …<br /> Hóa phân tích; Hóa học trên máy tính; Hóa môi trường; Hóa vô cơ;  <br /> 6 Hóa học<br /> Hóa vật liệu; Hóa hữu cơ; Hóa Lý;…<br /> Sinh   học   trênKĩ thu<br />   ật Y sinh; Dược lí trên máy tính; Sinh học mô hình trên máy  <br /> 7 máy tính và Sinh tính; Tiến hóa sinh học trên máy tính; Khoa học thần kinh trên máy  <br /> ­Tin tính; Gen;…<br /> Khoa   học   TráiKhí quy<br />   ển; Khí hậu; Ảnh hưởng của môi trường lên hệ sinh thái; Địa <br /> 8 đất   và   Môich   ất; Nước;…<br /> trường<br /> Vi điều khiển; Giao tiếp mạng và dữ liệu; Quang học; Cảm biến; Gia <br /> 9 Hệ thống nhúng<br /> công tín hiệu;…<br /> Năng lượng: HóaNhiên li<br />   ệu thay thế; Năng lượng hóa thạch; Phát triển nhiên liệu tế <br /> 10<br /> học bào và pin; Vật liệu năng lượng mặt trời;…<br /> Năng lượng: VậtNăng l  ượng thủy điện; Năng lượng hạt nhân; Năng lượng mặt trời; <br /> 11<br /> lí Năng lượng nhiệt; Năng lượng gió;…<br /> Kĩ thuật hàng không và vũ trụ; Kĩ thuật dân dụng; Cơ  khí trên máy <br /> 12 Kĩ thuật cơ khí tính; Lí thuyết điều khiển; Hệ  thống vận tải mặt đất; Kĩ thuật gia <br /> công công nghiệp; Kĩ thuật cơ khí; Hệ thống hàng hải;…<br /> <br /> 17<br /> Xử  lí môi trường bằng phương pháp sinh học; Khai thác đất; Kiểm  <br /> Kĩ   thuật   môi <br /> 13 soát ô nhiễm; Quản lí chất thải và tái sử  dụng; Quản lí nguồn nước;<br /> trường<br /> …<br /> Khoa   học   vậtV   ật liệu sinh học; Gốm và Thủy tinh; Vật liệu composite; Lí thuyết  <br /> 14<br /> liệu và tính toán; Vật liệu điện tử, quang và từ; Vật liệu nano;Pô­li­me;…<br /> Đại số; Phân tích; Rời rạc; Lý thuyết Game và Graph; Hình học và Tô <br /> 15 Toán học<br /> pô; Lý thuyết số; Xác suất và thống kê;…<br /> Vi  trùng và  kháng  sinh;  Vi  sinh  ứng  dụng; Vi khuẩn; Vi sinh  môi <br /> 16 Vi Sinh<br /> trường; Kháng sinh tổng hợp; Vi­rút;…<br /> Thiên văn học và Vũ trụ học; Vật lí nguyên tử, phân tử và quang học;  <br /> Vật   lí   và   ThiênLý ­ Sinh; V<br />   ật lí trên máy tính; Vật lí thiên văn; Vật liệu đo; Từ, Điện  <br /> 17<br /> văn từ và Plasma; Cơ học; Vật lí hạt cơ bản và hạt nhân; Quang học; La­<br /> de; Thu phát sóng điện từ; Lượng tử máy tính; Vật lí lí thuyết;…<br /> Nông nghiệp; Mối liên hệ và tương tác với môi trường tự  nhiên; Gen <br /> Khoa   học   Thực <br /> 18 và sinh sản; Tăng trưởng và phát triển; Bệnh lí thực vật; Sinh lí thực <br /> vật<br /> vật; Hệ thống và tiến hóa;…<br /> Rô   bốt   và   máyMáy sinh h<br />   ọc; Lí thuyết điều khiển; Rô bốt động lực;…<br /> 19<br /> thông minh<br /> Phần   mềm   hệ Thuật toán; An ninh máy tính; Cơ  sở  dữ  liệu; Hệ  điều hành; Ngôn <br /> 20<br /> thống ngữ lập trình;…<br /> Trên cơ sở các lĩnh vực nghiên cứu được quy định trong quy chế cuộc thi, cán  <br /> bộ, giáo viên và học sinh trao đổi, thảo luận, lựa chọn lĩnh vực cũng như  đề  tài <br /> nghiên cứu phù hợp với năng lực, sở  trường của mình. Có như  vậy, các em mới <br /> hiểu thấu đáo về vấn đề mình nghiên cứu, tạo tiền đề để  nâng cao hiệu q
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2