CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br />
Độc lập Tự do Hạnh phúc<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC THAM MƯU ĐỂ <br />
TĂNG TRƯỞNG CƠ SỞ VẬT CHẤT Ở TRƯỜNG MẦM NON<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Quảng Bình, tháng 5 năm 2015<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br />
Độc lập Tự do Hạnh phúc<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC THAM MƯU ĐỂ <br />
TĂNG TRƯỞNG CƠ SỞ VẬT CHẤT Ở TRƯỜNG MẦM NON<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Họ tên: Hoàng Thị Lài<br />
Chức vụ: Hiệu trưởng<br />
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Trường <br />
Thủy<br />
Quảng Bình, tháng 5 năm 2015<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
1. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1.1. Lý do chọn đề tài:<br />
Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc <br />
dân được Luật giáo dục khẳng định, đây là bậc học vô cùng quan trọng, là cơ <br />
sở nền tảng cho quá trình học tập và phát triển tư duy của trẻ, hình thành <br />
những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa (XHCN) <br />
Việt Nam, chuẩn bị tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào trường phổ thông.<br />
Ngày nay, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta càng coi trọng vai trò của <br />
giáo dục, quan tâm nhiều hơn và đòi hỏi giáo dục phải đổi mới, phát triển đáp <br />
ứng nhu cầu về học tập và tiếp thu những kiến thức, kỹ năng phẩm chất, <br />
năng lực cần thiết trong thời kỳ công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) <br />
đất nước. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: <br />
"Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, <br />
hiện đại hoá, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới <br />
cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo <br />
dục là khâu then chốt” và “Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) có sứ mệnh nâng <br />
cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan <br />
trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam". <br />
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 2020 đã định hướng: "Phát triển <br />
và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao là <br />
một đột phá chiến lược". Chiến lược phát triển giáo dục 2011 2020 nhằm <br />
quán triệt và cụ thể hoá các chủ trương, định hướng đổi mới GD&ĐT, góp <br />
phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và <br />
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 2020 của đất nước. Nghị quyết <br />
Trung ương VIII khóa XI có hẳn một chuyên đề dành cho GD&ĐT đó là: “Đổi <br />
mới căn bản, toàn diện GD&ĐT đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện <br />
kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.<br />
Đối với giáo dục Mầm non việc đổi mới hình thức tổ chức hoạt động <br />
giáo <br />
dục, chăm sóc nuôi dưỡng là yêu cầu cấp thiết ở nước ta trong giai đoạn <br />
CNH, <br />
HĐH đất nước nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục Mầm <br />
non.<br />
Để đạt được mục tiêu trên, việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ <br />
mầm non phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ giáo viên và điều kiện cơ sở vật <br />
chất, trang thiết bị dạy học của từng cơ sở giáo dục. Muốn nâng cao chất <br />
1<br />
lượng trước hết phải nâng cao chất lượng đội ngũ đồng thời tăng cường xây <br />
dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học bởi đây là điều kiện, phương <br />
tiện để truyền tải kiến thức, tư duy cho trẻ. <br />
Ở trường Mầm non, nơi tôi công tác, trước đây trong điều kiện kinh tế <br />
còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn công tác chăm <br />
sóc giáo dục trẻ còn gặp nhiều hạn chế, phòng học chủ yếu là nhà thôn, <br />
mướn nhà dân học tạm, bàn ghế chưa theo quy chuẩn, thậm chí các cháu phải <br />
ngồi học dưới sàn đất hoặc kê miếng gỗ hay chồng sách vở làm bàn, đồ dùng <br />
đồ chơi còn thiếu nhiều và đơn giản nên chưa phát huy được tính tích cực cho <br />
trẻ.<br />
Hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của cơ sở vật chất trang thiết bị <br />
đồ dùng, đồ chơi ở cấp học Mầm non đã và đang đem lại tiềm năng sư phạm <br />
to lớn cho việc tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ có hiệu quả. Vì <br />
thế, chúng ta khẳng định cơ sở vật chất là một điều kiện cần thiết trong quá <br />
trình nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. <br />
Trong quá trình xây dựng phong trào giáo dục mầm non nói chung và sự <br />
nghiệp GD&ĐT tạo nói riêng, việc tham mưu xây dựng cơ sở vật chất là <br />
trách nhiệm đầu tiên của người cán bộ quản lý mà đặc biệt là người hiệu <br />
trưởng, muốn chất lượng dạy và học đạt kết quả cao thì đòi hỏi phải có cơ <br />
sở vật chất đầy đủ từ phòng học, phòng chức năng, các loại đồ dùng trang <br />
thiết bị dạy học…vì đây chính là điều kiện cần thiết để giúp trẻ phát triển <br />
nhanh hơn, đầy đủ hơn. <br />
Trong công tác quản lý, có lẽ đề tài này đã được nhiều nhà quản lý giáo <br />
dục nghiên cứu, song đối với bản thân tôi, là một người quản lý đang làm <br />
việc tại trường thuộc vùng khó khăn, điều kiện kinh tế của địa phương còn <br />
nghèo, đời sống của người dân quanh năm phụ thuộc vào nghề làm ruộng, <br />
làm rẫy, văn hóa xã hội phát triển chậm, nguồn kinh phí để đầu tư xây dựng <br />
cơ sở vật chất cho giáo dục rất hạn hẹp thì đây chính là vấn đề làm cho tôi <br />
quan tâm, trăn trở nhiều hơn cả. Vì điều này đã ảnh hưởng lớn đến chất <br />
lượng chăm sóc giáo dục trong nhiều năm qua, các cháu phải chịu nhiều thiệt <br />
thòi vì không được học trong một ngôi trường khang trang, sạch sẽ, thoáng <br />
mát như các bạn ở vùng thuận lợi khác. Và thế nên, đối với trường tôi, đây là <br />
một đề tài mới, vừa có tính thực tiễn, vừa mang tính chiến lược lâu dài góp <br />
phần to lớn vào quá trình xây dựng hoàn thiện cơ sở vật chất, nhằm nâng cao <br />
chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện đáp ứng nhu cầu bức thiết về giáo <br />
<br />
<br />
2<br />
dục mầm non trong giai đoạn hiện nay và nhằm xây dựng trường Mầm non <br />
đạt chuẩn quốc gia.<br />
Chúng ta khẳng định cơ sở vật chất là điều kiện, phương tiện để nhà <br />
trường thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục và đồng thời hướng tới xây <br />
dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Song, trong thực tế, theo phân cấp quản lý <br />
thì Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp chưa thực sự đầu tư nhiều cho mầm <br />
non, cơ sở vật chất, trang thiết bị còn hạn chế, chưa đáp ứng với sự nghiệp <br />
phát triển giáo dục. Chính vì vậy, tôi luôn trăn trở và tìm các giải pháp để tích <br />
cực tham mưu với các cấp lãnh đạo, nhằm tăng trưởng cơ sở vật chất ở <br />
trường mầm non một cách có hiệu quả nhất. Sau đây tôi xin trình bày sáng <br />
kiến kinh nghiệm của mình với đề tài: "Một số giải pháp trong công tác <br />
tham mưu để tăng trưởng cơ sở vật chất ở trường Mầm non". <br />
1.2. Điểm mới của đề tài, sáng kiến, giải pháp:<br />
Đề tài sáng kiến của tôi đi sâu vào việc nghiên cứu vấn đề tham mưu <br />
để tăng trưởng cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học nhằm nâng cao <br />
chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non và xây dựng trường đạt chuẩn <br />
quốc gia. <br />
Qua đó đưa ra những giải pháp có tính hệ thống nhằm áp dụng vào thực <br />
tiễn mang lại hiệu quả trong công tác tham mưu để tăng trưởng cơ sở vật <br />
chất cho nhà trường ngày càng vững mạnh như: Nghiên cứu các tài liệu quy <br />
định về chuẩn CSVC và trang thiết bị ở trường mầm non. Lập kế hoạch xây <br />
dựng cơ sở vật chất. Xác định rõ trách nhiệm của Ban giám hiệu. Công tác <br />
tham mưu của Hiệu trưởng để nhằm tăng trưởng CSVC, trang thiết bị dạy <br />
học trong nhà trường. Công tác xã hội hoá giáo dục. Tăng cường công tác <br />
quản lý, sử dụng, bảo quản CSVC, trang thiết bị dạy học của nhà trường.<br />
1.3. Phạm vi áp dụng<br />
Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp trong công tác <br />
tham mưu để tăng trưởng cơ sở vật chất ở trường mầm non” với mục <br />
đích tăng trưởng cơ sở vật chất, phục vụ tốt nhất cho công tác chăm sóc giáo <br />
dục trẻ, phù hợp với xu thế phát triển giáo dục mầm non hiện nay, Đề tài đã <br />
được áp dụng tại trường tôi và có tính khả thi cao. Vì thế, đề tài này được áp <br />
dụng cho tất cả các trường mầm non ở các vùng miền tại huyện Lệ Thủy và <br />
có thể áp dụng rộng rãi ở các trường mầm non trong toàn tỉnh Quảng Bình. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
2. PHẦN NỘI DUNG<br />
2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu <br />
Đối với trường Mầm non tôi đang công tác, có 01 điểm trường gồm có <br />
03 lớp Mẫu giáo và 01 nhóm trẻ cộng đồng với 116 cháu trong đó có 01 lớp <br />
mẫu giáo lớn: 33 cháu, 01 lớp mẫu giáo nhỡ: 15 cháu, 01 lớp mẫu giáo bé: 32 <br />
cháu, 01 nhóm trẻ 2436 tháng: 36 cháu. Tổng số 04 phòng học, 01 phòng <br />
chức năng, 01 bếp bán trú, 01 nhà xe, 01 phòng kho, 03 phòng vệ sinh, đồ chơi <br />
ngoài trời 05 loại.<br />
Song được sự hổ trợ của UBND Huyện Lệ Thủy, tham mưu tích cực <br />
với <br />
UBND xã về công tác xã hội hóa giáo dục Mầm non, chú trọng phát triển cơ <br />
sở vật chất, trang thiết bị trong nhà trường mà cụ thể là qua duyệt kế hoạch <br />
phát triển đầu năm và kế hoạch xây dựng, mua sắm trong năm học:<br />
Với tình hình thực tế chung ở địa phương và Nhà trường, để thực hiện <br />
được đề tài của mình bản thân tôi may mắn có nhiều thuận lợi cơ bản đó là.<br />
Thuận lợi: <br />
Lãnh đạo địa phương đã quan tâm, đồng tình cao về kế hoạch phát triển <br />
quy mô trường lớp giai đoạn 2011 2015 của nhà trường, các cấp ủy đảng, <br />
chính quyền thường xuyên chăm lo đến giáo dục nói chung và giáo dục mầm <br />
non nói riêng. Đây là động lực mạnh mẽ nhất giúp tôi tự tin hơn trong quá <br />
trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.<br />
Sự phối hợp chăt chẽ giữa các tổ chức, đoàn thể như: Ban chấp hành xã <br />
đoàn, Đoàn thanh niên các thôn, Hội phụ nữ, mặt trận, Hội khuyến học xã và <br />
4<br />
đặc biệt là Ban chấp hành hội phụ huynh trong công tác vận động xã hội hóa <br />
giáo dục.<br />
Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của Lãnh đạo, <br />
chuyên viên Phòng GD&ĐT, sự quan tâm giúp đỡ của UBND huyện, UBND <br />
tỉnh.<br />
Trường có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và có diện tích khá rộng: <br />
2922,0m2<br />
Bên cạnh đó, nhà trường có đội ngũ CB, GV, NV nhiệt tình, chịu thương <br />
chịu khó, có năng lực trong công tác, khả năng tiếp cận chương trình đổi mới <br />
nhanh.<br />
Khó khăn: <br />
Do điều kiện kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân còn thấp, <br />
nhận thức của lãnh đạo địa phương, các bậc phụ huynh còn mang nặng ý <br />
thức mong chờ. Ngân sách của địa phương còn hạn hẹp, Nhà nước chưa có sự <br />
đầu tư thích đáng cho giáo dục Mầm non. P hòng học chủ yếu là nhà cấp 4; <br />
một số phòng chức năng còn thiếu; trang thiết bị nhà trường chưa đảm bảo <br />
yêu cầu để thực hiện chương trình giáo dục mầm non hiện nay. Những khó <br />
khăn trên ảnh hưởng không nhỏ đến công tác xây dựng CSVC, trang thiết bị <br />
đồ dùng đồ chơi phục vụ cho chăm sóc giáo dục trẻ theo khoa học.<br />
* Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng trên:<br />
Phòng học chủ yếu nhà cấp 4, các phòng học và trang thiết bị đã <br />
xuống cấp.<br />
Kinh tế của địa phương còn gặp nhiều khó khăn, đời sống của nhân <br />
dân còn thấp, nhận thức của một số phụ huynh còn mang tính ỷ lại, trông chờ <br />
vào Nhà nước.<br />
Do tiến độ dự án kiên cố hóa trường học xây dựng nhà cao tầng ở <br />
điểm trung tâm đang còn chậm. <br />
Công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo chưa thiết thực.<br />
Những nguyên nhân trên có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chăm <br />
sóc, giáo dục trẻ trong nhà trường. Là một cán bộ quản lý, tôi luôn trăn trở, <br />
suy nghĩ mình phải làm thế nào để có đủ điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng <br />
yêu cầu đổi mới trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ trong điều kiện kinh tế <br />
của địa phương còn khó khăn, nhân dân còn nghèo. Tôi cũng đã nghiên cứu các <br />
Chỉ thị; Nghị quyết; các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước mong sao <br />
tìm được giải pháp, và rồi tôi đã nghĩ đến phương châm “Nhà nước và nhân <br />
dân cùng làm”. Nhưng làm sao để thu hút, vận động được các cấp, các ngành <br />
5<br />
và toàn xã hội cùng tham gia? Có lẽ, đối với chức trách nhiệm vụ của mình, <br />
thì chỉ bằng “con đường” tham mưu, làm tốt công tác tham mưu mới đẩy <br />
nhanh việc xây dựng và tăng trưởng CSVC, trang thiết bị cho nhà trường và <br />
xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia năm học 20142015.<br />
Bởi vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “Một số giải pháp trong công tác tham <br />
mưu để tăng trưởng cơ sở vật chất ở trường Mầm non” là để xác định vai trò <br />
của người Hiệu trưởng, làm tốt vấn đề này, tôi thiết nghĩ, sẽ giúp nhà trường <br />
có CSVC, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ trong giai <br />
đoạn hiện nay, đồng thời cũng là góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân <br />
lực cho xã hội.<br />
2.2. Các giải pháp và việc làm cụ thể:<br />
Ngày nay trong tình hình đổi mới đất nước, sự nghiệp giáo dục mầm <br />
non đòi hỏi không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, lấy chất <br />
lượng để duy trì phát triển số lượng. Muốn làm được điều đó cần phải, kết <br />
hợp sức mạnh cộng đồng, kết hợp sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước và đóng <br />
góp của nhân dân, sự phối hợp của các tổ chức chính trị, đoàn thể trong việc <br />
tạo điều kiện xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Trong vấn đề <br />
này, người Hiệu trưởng là cầu nối giữa nhà trường với các cấp lãnh đạo ở <br />
địa phương, các ban ngành, các tổ chức chính trị, đoàn thể để tham mưu, phối <br />
hợp cùng tích cực tham gia thực hiện <br />
các kế hoạch của nhà trường có hiệu quả cao nhất.<br />
Nói như vậy có nghĩa là, tham mưu có vai trò rất quan trọng trong công <br />
tác quản lý của người Hiệu trưởng. Chính vì vậy, bản thân tôi thấy công tác <br />
tham mưu là một trong những giải pháp có tính quyết định việc hoàn thành tốt <br />
nhiệm vụ của người cán bộ quản lý. Muốn làm tốt công tác tham mưu trong <br />
việc tăng trưởng CSVC của nhà trường cần có những giải pháp sau:<br />
* Giải pháp 1: Nghiên cứu các tài liệu quy định về chuẩn CSVC và <br />
trang thiết bị ở trường Mầm non: <br />
Đây là giải pháp đầu tiên và vô cùng quan trọng đối với người quản lý. <br />
Người quản lý phải nghiên cứu đầy đủ các loại tài liệu và nắm chắc được <br />
những yêu cầu tối thiểu, cụ thể về các điều kiện về CSVC, trang thiết bị của <br />
trường Mầm non lúc đó mới có căn cứ để lập kế hoạch phát triển. Để xây <br />
dựng được kế hoạch có tính khả thi cao tôi đã tập trung nghiên cứu Quyết <br />
định số 05/VBHNBGDĐT ngày 13 tháng 02 năm 2014 của Bộ giáo dục và <br />
Đào tạo Ban hành Điều lệ Trường Mầm non; Thông tư số 02/2014/TT<br />
BGDĐT ngày 08 tháng 02 năm 2014 của Bộ Giáo dục và đào tạo Ban hành <br />
6<br />
Quy chế công nhận trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia; Thông tư số <br />
02/2010/TTBGDĐT ngày 11 tháng 2 năm 2010 Ban hành Danh mục Đồ dùng <br />
Đồ chơi Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho Giáo dục mầm non ; Các văn <br />
bản trên quy định tiêu chuẩn cụ thể về cơ sở vật chất cần thiết đối với <br />
trường mầm non như: diện tích phải đảm bảo yêu cầu tối thiểu 1,5m 2/trẻ, <br />
phòng học 55m2/phòng, diện tích hiên chơi rộng 2m, lan can cao 0,8m… diện <br />
tích các phòng chức năng, các phòng hiệu bộ... đều phải đảm bảo diện tích <br />
tối thiểu phù hợp với các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Ngoài ra, ở trường <br />
mầm non các loại đồ dùng đồ chơi trang thiết bị cũng cần đủ về số lượng và <br />
đạt chất lượng (theo Thông tư số 02/2010/TTBGDĐT ngày 11 tháng 2 năm <br />
2010 của Bộ GD&ĐT Ban hành Danh mục Đồ dùng Đồ chơi Thiết bị dạy <br />
học tối thiểu dùng cho Giáo dục mầm non) như: các loại đồ dùng học tập: bộ <br />
học toán, lô tô, vở các loại….; đồ chơi lắp ghép, xếp hình, …các trang thiết bị <br />
như: ti vi, máy tính, đầu đĩa…Các loại đồ dùng đồ chơi đó đóng vai trò vô <br />
cùng quan trọng trong quá trình hoạt động của trẻ ở các độ tuổi bởi vì thông <br />
qua các loại đồ dùng đồ chơi tạo nhân cách trẻ hình thành và phát triển. Các <br />
tiêu chí về cơ sở vật chất trường học được đưa vào chương trình mục tiêu <br />
quốc gia xây dựng nông thôn mới 2010 2020 của Chính phủ (Quyết định số <br />
800/QĐTTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng chính phủ về phê <br />
duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn <br />
2010 20120).<br />
<br />
* Giải pháp 2. Lập kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất<br />
Kế hoạch là khâu đầu tiên trong chu trình quản lý. Nếu không có kế <br />
hoạch sẽ không thực hiện được chức năng quản lý. Kế hoạch chính là yếu tố <br />
then chốt trong việc thực hiện nhiệm vụ duy trì và phát triển nhà trường. Vì <br />
vậy, tôi luôn luôn coi trọng và thực hiện nghiêm túc việc xây dựng, hoạch <br />
định kế hoạch đối với tất cả các hoạt động của nhà trường, đặc biệt đối với <br />
công tác lập kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất, đây là một trong những giải <br />
pháp quan trọng mang tính chiến lược lâu dài xuyên suốt quá trình hoạt động <br />
của nhà trường, xây dựng cơ sở vật chất không chỉ một năm, hai năm mà phải <br />
10 năm, 15 năm thậm chí 20 năm vẫn còn giá trị sử dụng. Để làm được điều <br />
này, là một người quản lý khi xây dựng kế hoạch cần phải có cái nhìn tổng <br />
thể và tầm nhìn chiến lược, cần phải xác định rõ mục tiêu cần đạt được là gì. <br />
Tổ chức rà soát toàn bộ CSVC, đối chiếu theo cac tiêu chu<br />
́ ẩn, xác định các <br />
hạng mục còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu để đưa vào trong kế hoạch phát <br />
7<br />
triển. Trên cơ sở căn cứ vào thực trạng hiện có, các thuận lợi cũng như khó <br />
khăn để xây dựng kế hoạch sát thực, tính khả thi cao, như vậy sự thành công <br />
của các kế hoạch đề ra là hoàn toàn có cơ sở và mục tiêu sẽ đạt được. <br />
Có nhiều loại kế hoạch cần xây dựng đó là kế hoạch dài hạn, kế hoạch <br />
trung hạn, kế hoạch ngắn hạn. <br />
Kế hoạch dài hạn gọi là chiến lược phát triển giáo dục mầm non từ 5 <br />
đến 10 năm và được xây dựng trên cơ sở giáo dục đào tạo của UBND huyện <br />
giai đoạn 2010 2020; <br />
Kế hoạch trung hạn có thời gian 5 năm, kế hoạch này cần phải bám sát <br />
Nghị quyết của Đảng bộ xã theo nhiệm kỳ, kế hoạch của Phòng GD&ĐT đây <br />
là cơ sở để xây dựng kế hoạch ngắn hạn (2 3 năm); <br />
Kế hoạch ngắn hạn thường có tính khả thi và hiệu quả thực hiện cao <br />
hơn, tiến độ nhanh hơn, đặc biệt là những trường nằm trong kế hoạch xây <br />
dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Tôi đã lên kế hoạch xây dựng trường mầm <br />
non đạt chuẩn quốc gia năm học 20142015 được UBND xã và Phòng <br />
GD&ĐT phê duyệt để thực hiện xuyên suốt trong năm học và đem đến kết <br />
quả cao. <br />
Các kế hoạch trên đều được bổ sung theo kế hoạch từng năm học. Một <br />
điều cần lưu ý khi xây dựng kế hoạch là Kế hoạch phải phù hợp với điều <br />
kiện của địa phương và đặc điểm tình hình của nhà trường. Chính vì thế, khi <br />
xây dựng kế hoạch tôi đã bám sát các văn bản hướng dẫn của của các cấp, <br />
như: <br />
Quyết định số 60/2011/QĐTTG ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính <br />
phủ về Quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn <br />
2011 2015... <br />
Quyết định số 6233/QĐUBND ngày 04 tháng 11 năm 2011 của UBND <br />
Huyện về việc phê duyệt kế hoạch phát triển GD&ĐT giai đoạn 20112015;<br />
Nghị quyết số 29NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ tám <br />
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo <br />
dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều <br />
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.<br />
Nghị quyết Đảng bộ xã khóa XXIII ngày 08 tháng 05 năm 2010. <br />
Nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ lần thứ XXII, Nghị quyết Đại hội tỉnh <br />
Đảng bộ lần thứ XV và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; <br />
<br />
<br />
<br />
8<br />
Thông tư số 02/2014/TTBGDĐT ngày 08 tháng 02 năm 2014 của Bộ <br />
Giáo dục và đào tạo Ban hành Quy chế công nhận trường Mầm non đạt <br />
chuẩn quốc gia;<br />
Kế hoạch phải thể hiện rõ mục tiêu từ tổng thể đến chi tiết, thời gian <br />
bắt đầu thực hiện, các tổ chức tham gia thực hiện, nguồn đầu tư, tổng kinh <br />
phí thực thiện và dự kiến móc hoàn thành. Bên cạnh đó, kế hoạch cần nêu rõ <br />
các hạng mục đầu tư mới hay tu sửa nâng cấp hoàn chỉnh, mua sắm các loại <br />
trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý, hành chính, công tác dạy và học, <br />
công tác bán trú…. Không những thế, trước khi xây dựng kế hoạch cần nắm <br />
chắc số lượng trẻ hiện tại và dự đoán số lượng trẻ sẽ huy động vào lớp <br />
trong những năm tiếp theo để có số lượng trẻ tương ứng với số phòng học, <br />
số lớp, các loại đồ dùng, đồ chơi cần thiết như: bàn ghế, giá góc, sạp, chăn, <br />
chiếu và ấn định số lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên. <br />
Ví dụ 1: Xây dựng kế hoạch dài hạn 2014 2020 ở trường tôi<br />
Năm 2014, tôi đã làm kế hoạch, tờ trình về quy hoạch khuôn viên, quy <br />
mô, trường lớp, chương trình kiên cố hoá xây dựng 04 phòng học cao tầng; <br />
Ví dụ 2: Kế hoạch trung hạn 2010 2015 xây dựng Mầm non đạt chuẩn <br />
quốc gia mức độ I.<br />
Kế hoạch này phù hợp với Nghị quyết Đảng Bộ xã khóa XXIII ngày 08 <br />
tháng 05 năm 2010; Sau khi hoàn thành kế hoạch dài hạn trên cơ sở kế hoạch <br />
của UBND huyện và của Phòng GD&ĐT, tôi bắt tay vào xây dựng kế hoạch <br />
trung hạn. <br />
Về quy mô trường lớp ở điểm trường Trung tâm đã có 4 phòng học và 01 <br />
nhà bếp, nay bổ sung trong kế hoạch xây mới 04 phòng học cao tầng (hiện tại <br />
đang được UBND tỉnh đầu tư xây dựng 3.338 tỷ đồng và sẽ đưa vào sử dụng <br />
trong năm học 2015 2016). Xây dựng hàng rào, khuôn viên được UBND <br />
huyện đầu tư xây dựng 642.569 triệu đồng. Xây dựng các phòng chức năng <br />
như phòng hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, văn phòng UBND huyện đầu tư <br />
kinh phí 732.914 triệu đồng.<br />
Ngoài ra, những hạng mục cấp thiết thì tôi đưa vào kế hoạch hàng năm <br />
để tranh thủ các nguồn vốn huy động được từ công tác xã hội hóa và nhà <br />
trường chủ động bàn bạc thực hiện như: tu sửa, mua sắm các loại đồ dùng,… <br />
* Giải pháp 3: Xác định rõ trách nhiệm của Ban giám hiệu <br />
Ban giám hiệu nhà trường phải là những người nắm vững chuyên <br />
môn, hiểu tường tận những văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp về cấp <br />
<br />
<br />
9<br />
học Mầm non để tuyên truyền làm rõ nhận thức vai trò, vị trí của cấp học <br />
Mầm non nhất là trong giai đoạn hiện nay. <br />
Xây dựng đề án phát triển dài hạn của nhà trường, giai đoạn 2014 <br />
2020 <br />
cụ thể, rõ ràng, chính xác, có tính khả thi, được HĐND xã nhất trí thông qua <br />
và <br />
trở thành Nghị quyết.<br />
Dựa trên kế hoạch dài hạn, có kế hoạch cụ thể cho từng năm sát đúng <br />
với tình hình thực tế của địa phương, của nhà trường đảm bảo tính đồng bộ <br />
hóa cao. <br />
Tham mưu tích cực với lãnh đạo địa phương để có kế hoạch tích lũy <br />
nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường theo hướng xây <br />
dựng trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1.<br />
Thực hiện tốt công tác quản lý chỉ đạo các hoạt động của nhà trường.<br />
Thực hiện đúng việc thu theo Công văn số 2093/SGDĐTKHTC ngày <br />
29 tháng 8 năm 2013 của Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình về việc hướng dẫn <br />
thực hiện nhiệm vụ trọng tâm công tác Kế hoạch Tài chính năm học 2013<br />
2014; Công văn số 1196/UBNDTCKHGDĐTNV ngày 10 tháng 9 năm 2013 <br />
về việc thực hiện các khoản thu, chi tại các trường học thuộc Phòng <br />
GD&ĐT. Công văn số 1374/UBNDGDĐTTCKHNV ngày 20 tháng 10 năm <br />
2014 của UBND huyện Lệ Thủy về việc điều chỉnh công văn số <br />
1196/UBNDTCKHGDĐTNV ngày 10/9/2013.<br />
Chỉ đạo công tác nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ; tiếp tục <br />
đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục, kết hợp đồng thời với <br />
việc tăng cường làm đồ dùng, đồ chơi để phát huy tính tích cực, sáng tạo của <br />
trẻ nhằm tạo lòng tin trong quần chúng nhân dân, phụ huynh, thu hút mọi <br />
người quan tâm đến sự phát triển giáo dục Mầm non.<br />
Gắn trách nhiệm bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất cho giáo viên ở các <br />
lớp. <br />
Động viên đội ngũ giáo viên tích cực, nhiệt tình trong công tác, sáng <br />
tạo <br />
trong việc làm đồ dùng, đồ chơi có tính giáo dục, hiệu quả sử dụng cao.<br />
Khích lệ đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường cùng với Ban <br />
giám hiệu nhà trường vận động các thành viên trong cộng đồng hỗ trợ kinh <br />
phí, công sức để tăng trưởng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động chăm sóc, <br />
giáo dục trẻ ở trường Mầm non.<br />
10<br />
Tận dụng mọi cơ hội của các chương trình dự án, các nhà hảo tâm để <br />
đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp và mua sắm trang thiết bị. <br />
Đẩy mạnh phong trào xã hội hóa giáo dục trên địa bàn toàn xã, thực <br />
hiện kế hoạch phát triển giáo dục Mầm non phù hợp với chiến lược phát <br />
triển kinh tế xã hội ở địa phương.<br />
* Giải pháp 4: Công tác tham mưu của Hiệu trưởng<br />
Để kế hoạch xây dựng CSVC, trang thiết bị trở thành hiện thực thì <br />
công tác tham mưu của Hiệu trưởng quyết định đến sự thành công hay thất <br />
bại kế hoạch đó. Vì vậy, Hiệu trưởng phải xác định được đối tượng mình <br />
cần tham mưu đó là Phòng GD&ĐT, Đảng ủy HĐND UBND xã. <br />
Chính vì thế, sau khi đã lập xong kế hoạch một cách cụ thể, thông qua <br />
Hội đồng Sư phạm nhà trường, tôi trực tiếp chủ động tham mưu với Đảng <br />
ủy, HĐND, UBND xã. Việc tham mưu không phải lúc nào cũng gặp thuận <br />
lợi, nhất là đối với đơn vị thuộc vùng khó khăn, nên đòi hỏi phải khéo léo, <br />
chọn thời điểm phù hợp, phải kiên trì, kết hợp với tuyên truyền,....<br />
Muốn tham mưu có hiệu quả cần phải chuẩn bị kỹ nội dung, đề xuất <br />
những vấn đề cốt lõi của việc tăng trưởng CSVC cho nhà trường được tiến <br />
hành trong năm học, có thứ tự ưu tiên, việc nào làm trước, việc nào làm sau,<br />
…<br />
Tham mưu quy hoạch mạng lưới trường lớp vừa mang tính tổng thể <br />
vừa mang tính chi tiết như: điều tra, dự đoán số lượng trẻ đến năm 2016 ở <br />
các độ tuổi để dự kiến số lớp tương ứng với số phòng học cần đầu tư xây <br />
dựng; xác định phạm vi tập trung dân cư, điều kiện tự nhiên, xã hội, mặt <br />
bằng, diện tích để quy hoach khuôn viên tr<br />
̣ ường lớp, Để làm được điều này <br />
thì việc trước hết cần làm tốt công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo, các <br />
ban ngành hiểu thêm về nhiệm vụ, chức năng của ngành học củng như yêu <br />
cầu cấp thiết của công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong giai đoạn hiện nay. <br />
Tham mưu đầy đủ với các ban ngành như: Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, <br />
UBND, UBMT và trước hết là các đồng chí lãnh đạo chủ chốt, không chỉ <br />
tham mưu ở cấp địa phương mà còn phải tranh thủ ý kiến của lãnh đạo Phòng <br />
GD&ĐT, ý kiến của UBND huyện. <br />
Chính vì thế, tôi đã nhiều lần gặp gỡ, trao đổi và làm tờ trình trình lên <br />
các cấp lãnh đạo đề đạt nguyện vọng, những khó khăn của nhà trường và nhu <br />
cầu cần thiết của công tác chăm sóc giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn <br />
quốc gia. Sau nhiều lần tham mưu, nhà trường đã nhận được sự quan tâm của <br />
các cấp lãnh đạo, cụ thể: <br />
11<br />
Năm 2013, xây dựng 03 phòng vệ sinh với kinh phí UBND tỉnh hổ trợ <br />
300 triệu đồng. <br />
Năm 2014, UBND tỉnh đầu tư xây dựng 04 phòng học cao tầng và công <br />
trình hoàn thành vào tháng 5/2015. <br />
Năm 2014, UBND huyện hổ trợ kinh phí xây dựng hàng rào với số tiền <br />
642.569 triệu đồng hoàn thành vào tháng 02/2015. Năm 2014, UBND huyện <br />
hổ trợ kinh phí từ nguồn giáo dục tăng trưởng CSVC, trang thiết bị với số <br />
tiền 65 triệu đồng.<br />
Năm 2015, UBND huyện hổ trợ kinh phí xây dựng các phòng chức năng <br />
như phòng hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, văn phòng với số tiền 732.914 triệu <br />
đồng. Năm 2015, UBND huyện hổ trợ kinh phí tăng trưởng CSVC, mua sắm <br />
trang thiết bị phục vụ các phòng học và phòng chức năng với số tiền 198 triệu <br />
đồng.<br />
Bên cạnh đó, Sở GD&ĐT hỗ trợ đồ dùng đồ chơi ngoài trời, nhiều loại <br />
đồ dùng khác….<br />
Ngoài ra, nhà trường còn nhận được sự hỗ trợ từ các ban ngành, tổ <br />
chức như: Hội cha mẹ học sinh, Hội phụ nữ, Ban chấp hành xã đoàn, Đoàn <br />
thanh niên các thôn, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm,….trong và ngoài địa <br />
bàn với số tiền là 54 triệu đồng. <br />
Như vậy, qua thực tế cho thấy việc xây dựng cơ sở vật chất ở các <br />
trường học đòi hỏi phải có nguồn kinh phí rất lớn, ngoài nguồn kinh phí mà <br />
Nhà nước cấp thì phần lớn còn tùy thuộc vào tình hình kinh tế của từng địa <br />
phương, còn đối với nguồn đóng góp của phụ huynh chỉ có mức độ, vì đời <br />
sống của nhân dân còn khó khăn. <br />
Tuy nhiên, trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm <br />
đến ngành học mầm non, đã có nhiều chính sách ưu tiên cho bậc học như: <br />
đầu tư xây dựng các chương trình kiên cố, hỗ trợ nhiều loại đồ dùng đồ chơi <br />
cho các trường như: đồ chơi ngoài trời, giá góc, đồ dùng giáo dục thể chất, <br />
các chế độ đãi ngộ cho các cháu và CB, GV, NV sự quan tâm này đã góp phần <br />
to lớn đến sự nghiệp phát triển giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay. <br />
* Giải pháp 5 : Công tác xã hội hóa giáo dục <br />
Để tăng trưởng CSVC trong trường học nói chung, trường Mầm non <br />
nói riêng, công tác xã hội hóa giáo dục đóng một vai trò rất quan trọng. Muốn <br />
thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục có hiệu quả cần quan tâm các đối <br />
tượng sau: <br />
1. Đối với phụ huynh<br />
<br />
12<br />
Tiến hành tổ chức họp Ban chấp hành (BCH) Hội phụ huynh ngay từ <br />
đầu năm học, thông qua kết quả đạt được của năm học trước và kế hoạch, <br />
nhiệm vụ năm học mới, trao đổi, bàn bạc các nội dung trong kế hoạch có liên <br />
quan đến <br />
sự tăng trưởng CSVC của nhà trường và thống nhất hướng giải quyết. <br />
Tiếp theo, tổ chức họp phụ huynh các lớp, thông qua kết quả họp <br />
BCH Hội phụ huynh. Tiếp tục trao đổi, bàn bạc và thống nhất các nội dung <br />
trong kế hoạch có liên quan đến sự tăng trưởng CSVC của nhà trường nhằm <br />
giúp phụ huynh hiểu rõ tình hình của nhà trường để chung tay, góp sức xây <br />
dựng trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia, đảm bảo đáp ứng hoạt động <br />
chăm sóc, giáo dục trẻ trong giai đoạn hiện nay.<br />
Tổ chức trưng bày sản phẩm của trẻ, thi làm đồ dùng dạy học, mời <br />
phụ huynh tham gia các hội thi do nhà trường tổ chức, như hội thi “Cô và cháu <br />
hát dân ca, Hò khoan Lệ thủy”; “Xây dựng môi trường xanh sạch đẹp, thân <br />
thiện và hiệu quả” "Làm đồ dùng đồ chơi"…tạo không khí vui tươi, cởi mở, <br />
chia sẻ thuận lợi cũng như khó khăn để rồi cùng chung tay xây dựng trường <br />
lớp.<br />
2. Đối với các ban ngành, tổ chức chính trị, đoàn thể trong địa <br />
phương<br />
Tăng cường công tác phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc ở địa <br />
phương để tập hợp được lực lượng giúp nhà trường tuyên truyền, vận động <br />
nhân dân tham gia phong trào xây dựng trường học, một trong những tiêu chí <br />
quan trọng về giáo dục để đạt chuẩn nông thôn mới.<br />
Tạo mối quan hệ công tác gắn bó mật thiết với các tổ chức chính trị, <br />
đoàn thể trong địa phương, như Hội phụ nữ, Ban chấp hành xã đoàn, Đoàn <br />
thanh niên, Hội cựu chiến binh, Hội người cao tuổi, Hội nông dân, Hội <br />
khuyến học, Trạm Y tế, Hội rễ…để được ủng hộ về tinh thần và ngày công <br />
lao động như tham gia làm vệ sinh, san lấp mặt bằng sân trường, trồng cây <br />
xanh, cây bóng mát,…(Công đoàn trường, Chi đoàn); tổ chức các hội thi: “Con <br />
khỏe con ngoan, mẹ tài năng duyên dáng”, giao lưu văn nghệ, giáo dục dinh <br />
dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm, …(Hội Phụ nữ),... nhằm không ngừng <br />
ngày càng nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Phối hợp với trạm y tế <br />
xã tổ chức uống vacxin, tiêm phòng sởi rubella, khám sức khỏe định kỳ cho <br />
trẻ 2 lần/năm và phòng chống các dịch bệnh. Kết hợp với Hội khuyến học để <br />
tổ chức phát thưởng những trẻ và cô giáo có thành tích cao trong năm học và <br />
<br />
13<br />
tặng thưởng những trẻ nghèo vượt khó trong dịp tết nguyên đán, các cô tham <br />
gia hội thi “Giáo viên dạy giỏi” cấp huyện đạt giải,...<br />
3. Đối với các cơ quan, doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn, nhà <br />
hảo tâm<br />
Nhà trường kêu gọi các cơ quan, doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn, <br />
các nhà hảo tâm từ thiện hỗ trợ kinh phí để nhằm tăng trưởng cơ sở vật chất, <br />
trang thiết bị cho nhà trường.<br />
Đầu năm học nhà trường đã tuyên truyền qua các thông tin đại chúng, <br />
qua <br />
trang websi của trường và viết thư ngõ để huy động mọi nguồn lực hỗ trợ <br />
kinh phí, góp phần xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ I, <br />
giữ vững cơ quan văn hoá, phấn đấu trường đạt tập thể lao động xuất sắc, <br />
xứng đáng với địa chỉ tin cậy của các bậc phụ huynh và toàn thể cộng đồng <br />
góp phần đưa sự nghiệp GD&ĐT xã nhà ngày càng phát triển đi lên. <br />
Tóm lại, mỗi tổ chức chính trị, đoàn thể có một sức mạnh riêng, Hiệu <br />
trưởng nhà trường cần phải biết dựa vào từng sức mạnh đó để tạo thành sức <br />
mạnh tổng hợp cùng chăm lo xây dựng cho sự nghiệp giáo dục mầm non.<br />
* Giải pháp 6. Tăng cường công tác quản lý, sử dụng, bảo quản <br />
CSVC của nhà trường<br />
Song song với việc xây dựng tăng trưởng cơ sở vật chất thì nhà trường <br />
cần làm tốt công tác sử dụng và bảo quản CSVC. Đây không phải là việc làm <br />
riêng của cán bộ quản lý mà đòi hỏi tất cả những người tham gia vào công tác <br />
giáo dục đều có trách nhiệm bảo quản, nhưng trước hết là đội ngũ CB, GV, <br />
NV trong nhà trường là những người đầu tiên phải làm tốt việc sử dụng và <br />
bảo quản CSVC. Bởi vì đội ngũ giáo viên, nhân viên là người trực tiếp sử <br />
dụng. Trong quá trình sử dụng, muốn phát huy hết công dụng, công suất, sự <br />
lâu bền của các loại đồ dùng trang thiết bị, thì nhà trường cần có cơ chế quản <br />
lý theo phương thức tự quản; có nghĩa là: những đồ dùng, trang thiết bị máy <br />
móc cần thiết cho người nào sử dụng thì phải có biên bản bàn giao, và người <br />
sử sụng phải có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn, có sự kiểm tra việc sử dụng <br />
và bảo quản CVSC, thành lập Ban kiểm kê tài sản và tiến hành kiểm kê 2 <br />
lần/năm, thanh lý những tài sản hư hỏng theo quy định.<br />
Ví dụ: Tài sản nhà bếp nhà trường giao cho cô dinh dưỡng và giáo viên <br />
làm cụm trưởng quản lý, các loại đồ dùng ở các lớp giáo cho giáo viên các lớp <br />
sử dụng và bảo quản.<br />
<br />
14<br />
Ban kiểm kê tài sản có đầy đủ các thành phần gồm: Trưởng Ban thanh <br />
tra nhân dân, CBQL phụ trách công tác cơ sở vật chất, tổ trưởng chuyên môn, <br />
kế toán và giáo viên các lớp. Khi kiểm kê, cập nhật danh mục đầy đủ và lập <br />
biên bản tại chỗ, phân thành các loại tài sản khác nhau để thuận lợi trong <br />
việc quản lý. Ở trường mầm non, có một khối lượng tài sản rất lớn ngoài tài <br />
sản kiên cố là hệ thống các phòng học, phòng chức năng….bên trong còn có <br />
các loại tài sản, đồ dùng trang thiết bị như: máy vi tính, máy chiếu, ti vi, âm <br />
ly, đầu đĩa…, các loại đồ dùng như: bàn ghế, đồ chơi, tài liệu trị giá đến hàng <br />
trăm triệu đồng, kinh phí này không chỉ của nhà nước mà còn là của nhân dân <br />
phụ huynh đóng góp, nếu chúng ta sử sụng không đúng mục đích và bảo <br />
quản không tốt không những làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục mà còn <br />
làm tổn thất đến tài sản chung của nhân dân, của Nhà nước. <br />
Chính vì thế, trong quá trình sử dụng tài sản, cơ sở vật chất nhà trường <br />
cần nêu cao vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân, gắn trách nhiệm cụ thể vào <br />
tiêu chí thi đua và thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra hàng tháng, hàng kỳ, <br />
hàng năm không bị thất thoát, hư hỏng. <br />
Đối với phòng học nhà trường chỉ đạo giáo viên các lớp thường xuyên <br />
vệ sinh sạch sẽ, giáo dục trẻ không viết, vẽ bậy lên tường, trang trí phòng <br />
học hợp lý, tạo sự thoáng mát sạch sẽ. Các phòng học tuy đã xây dựng lâu <br />
năm song tường nhà vẫn luôn mới, vững chắc và bền đẹp. <br />
2.3. Hiệu quả của đề tài <br />
Nhờ làm tốt công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo địa phương, <br />
phòng GD&ĐT,UBND huyện, UBND tỉnh; sự phối hợp nhịp nhàng với các <br />
ban ngành, các tổ chức chính trị, đoàn thể ở địa phương; sự khéo léo vận động <br />
với các cơ quan, doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn, các nhà hảo tâm,… nên <br />
cơ sở vật chất và trang thiết bị của nhà trường ngày càng được tăng trưởng và <br />
theo hướng đồng bộ hóa. <br />
So với các năm học trước, năm học 2014 2015 cơ sở vật chất đã tăng <br />
trưởng vượt bậc, trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo <br />
dục trẻ của nhà trường ngày càng đầy đủ, đồng bộ, hiện đại hoá, tạo điều <br />
kiện tốt cho nhà trường hoàn thành nhiệm vụ và tạo được lòng tin trong phụ <br />
huynh, trong nhân dân và là tiền đề vững chắc để trường phấn đấu đạt chuẩn <br />
quốc gia trong năm học 20142015.<br />
Từ kết quả trên đã làm “bứt phá” thành tích đem đến cho Đảng bộ, nhân <br />
dân và nhà trường những kết quả đáng ghi nhận: <br />
<br />
<br />
15<br />
Nhiều năm lên tục nhà trường đạt tập thể lao động tiên tiến và đạt <br />
chuẩn cơ quan văn hoá; <br />
Nhà trường tham gia các hội thi cấp huyện đều đạt giải ba và giải <br />
khuyến khích.<br />
Năm học 20142015 trường đã hoàn thành 04 phòng học cao tầng và làm <br />
sân kinh phí từ nguồn vốn từ xổ số kiến thiết tỉnh Quảng Bình: 3.338 tỷ <br />
đồng; Hàng rào, khuôn viên từ nguồn vốn kết dư từ GD huyện Lệ Thủy: <br />
642.569 triệu đồng; Làm phòng chức năng: Hiệu trưởng, phó hiệu trường, văn <br />
phòng từ nguồn vốn đầu tư sữa chữa huyện: 732.914 triệu đồng; UBND <br />
huyện hổ trợ tăng trưởng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ các phòng <br />
học, phòng chức năng để xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia với <br />
số tiền 263 triệu đồng. Công tác xã hội hóa giáo dục đạt kết quả khả quan <br />
trong năm học 20142015 trường đã nhận sự hổ trợ từ các đoàn thể, hội phụ <br />
huynh, hội rễ, BCH xã đoàn, Đoàn Thanh niên, các nhà hảo tâm, doanh <br />
nghiệp, các cá nhân…với số tiền 54 triệu đồng làm phòng PHT, đóng tủ âm <br />
nhạc, mua chậu hoa, cây cảnh… <br />
Những thành tích trên là động lực mạnh mẽ thúc đẩy ý chí quyết tâm của <br />
tập thể Hội đồng sư phạm nhà trường trong những năm học tiếp theo.<br />
3. PHẦN KẾT LUẬN<br />
3.1. Ý nghĩa của đề tài<br />
Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn dân, đầu tư cho giáo dục <br />
chính <br />
là đầu tư cho sự phát triển của toàn xã hội. Do đó, nhà trường phải tạo cho <br />
được mối quan hệ mật thiết với các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền địa <br />
phương, với các ban ngành, các tổ chức chính trị, đoàn thể, các cơ quan, doanh <br />
nghiệp đóng chân trên địa bàn, các nhà hảo tâm,…để không ngừng huy động <br />
sự chung tay góp sức về mọi mặt của toàn xã hội vì mục tiêu "Đào tạo nhân <br />
lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài" cho đất nước, xây dựng đất nước <br />
ngày càng phồn vinh.<br />
Qua thời gian làm công tác tham mưu để thực hiện tăng trưởng cơ sở <br />
vật chất cho nhà trường, bản thân tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau đây:<br />
+ Trong tham mưu phải khéo léo, kiên trì, nắm bắt và xử lý thông tin <br />
kịp thời, có hiệu quả.<br />
+ Phải xây dựng kế hoạch một cách chu đáo, đề ra chỉ tiêu cụ thể, đề <br />
xuất những biện pháp có tính khả thi cao và có lộ trình từng bước đi vững <br />
<br />
16<br />
chắc trong việc tăng trưởng CSVC cho nhà trường đáp ứng yêu cầu chăm sóc, <br />
giáo dục trẻ trong trường Mầm non hiện nay.<br />
+ Bám sát Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã và sự quan tâm đúng <br />
đắn của các cấp lãnh đạo, sự hỗ trợ tích cực của Hội đồng Giáo dục xã. Dựa <br />
vào đề án phát triển Giáo dục mầm non để xây dựng kế hoạch phát triển cơ <br />
sở vật chất cụ thể của từng năm.<br />
+ Thực hiện tốt việc đổi mới hình thức tổ chức, nội dung, phương <br />
pháp chăm sóc giáo dục trẻ, tăng cường công tác làm đồ dùng, đồ chơi phục <br />
vụ các hoạt động nhằm thu hút sự quan tâm và tạo lòng tin ở phụ huynh.<br />
+ Người cán bộ quản lý, đặc biệt là Hiệu trưởng phải làm tốt công tác <br />
tham mưu, công tác vận động xã hội hóa giáo dục, gắn bó mật thiết với các <br />
cấp lãnh đạo, các tổ chức chính trị, đoàn thể ở địa phương để tận dụng triệt <br />
để sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân vì sự nghiệp giáo dục.<br />
+ Bảo quản tốt cơ sở vật chất, tránh thất thoát trong xây dựng và sử <br />
dụng tối đa nguồn kinh phí để mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động học <br />
tập và vui chơi của trẻ ở trường Mầm non.<br />
+ Phối hợp chặt chẽ với BCH Hội phụ huynh để làm nòng cốt thúc đẩy <br />
sự tăng trưởng cơ sở vật chất cho nhà trường.<br />
+ Qua hàng kì tiến hành tổ chức sơ kết, tổng kết rút ra bài học kinh <br />
nghiệm bổ sung cho quá trình xây dựng CSVC, thiết bị dạy học.<br />
Ngày nay, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, <br />
coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Muốn nâng cao chất lượng chăm sóc giáo <br />
dục trẻ đạt kết quả tốt thì cần phải thực hiện xây dựng cơ sở vật chất và <br />
trang thiết bị phục vụ hoạt động học và vui chơi của trẻ. <br />
Công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho Giáo dục mầm non hiện <br />
nay vẫn còn hạn chế, đang đứng trước thách thức lớn đòi hỏi các cấp lãnh <br />
đạo, các ban ngành thực sự quan tâm nhiều hơn để thực hiện tốt công tác xây <br />
dựng và tăng trưởng cơ sở vật chất, đây là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết <br />
trong quá trình chỉ đạo. Như vậy, người quản lý giáo dục phải biết tham mưu <br />
và tổ chức tốt các hoạt động thực tiễn. <br />
Hiện nay, nhà trường đã và đang hoàn thiện dần các điều kiện về cơ sở <br />
vật chất nhằm đảm bảo cho việc chăm sóc, giáo dục trẻ và xây dựng trường <br />
Mầm non đạt chuẩn quốc gia. Bản thân tôi, tin tưởng rằng, trong những giai <br />
đoạn tiếp theo dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành, sự <br />
hỗ trợ đầu tư của toàn xã hội cho giáo dục mầm non sẽ giúp nhà trường phát <br />
triển ngang tầm với các trường bạn trong huyện. Với tôi, đây là, niềm vui <br />
17<br />
lớn, nó chắp cánh cho mình phấn đấu vươn lên góp phần xây dựng trường <br />
Mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ I, phấn đấu danh hiệu Tập thể lao <br />
động xuất sắc, giữ vững cơ quan văn hóa, chi bộ trong sạch vững mạnh tiêu <br />
biểu.<br />
3.2. Kiến nghị, đề xuất<br />
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi thấy rằng, để những giải pháp đưa <br />
ra thực sự mang lại hiệu quả, chất lượng cao, đòi hỏi phải có sự quan tâm <br />
tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo. Do vậy tôi mạnh dạn đề xuất nguyện <br />
vọng của mình như sau:<br />
Đối với UBND xã:<br />
+ Tiếp tục quan tâm, giúp đỡ cho nhà trường về xây dựng cơ sở vtj <br />
chất như hoàn thành công trình xây dựng các phòng chức năng kịp thời để <br />
công nhận trường đạt chuẩn quốc gia trong tháng 7 năm học 20142015. <br />
Đối với Phòng GD&ĐT:<br />
+ Tham mưu với UBND huyện hỗ trợ cho nhà trường kinh phí để mua <br />
sắm trang thiết bị dạy học đáp ứng với chương trình GDMN hiện nay. <br />
Tôi tin tưởng rằng, trong giai đoạn tiếp theo, dưới sự lãnh đạo của <br />
Đảng và sự quản lý của Nhà nước; sự quan tâm tạo điều kiện của các cấp, <br />
các ngành; sự đồng tình ủng hộ, đầu tư của toàn dân; sự phấn đấu, vượt khó <br />
khăn, đồng tâm nhất trí