MỤC LỤC<br />
Giải pháp trong công tác chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ tại <br />
trườngMầm non Họa Mi<br />
<br />
GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG<br />
<br />
PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG CHO TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM NON HỌA MI<br />
<br />
Phần thứ nhất: Mở đầu<br />
<br />
“Trẻ em như búp trên cành<br />
Biết ăn biết ngủ, biết học hành là ngoan”<br />
Trong cuộc sống, trẻ em được ví như những thiên thần, là những búp non <br />
chờ ngày nở rộ, tỏa hương sắc cho đời. Bởi lẽ ,“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày <br />
mai”, trẻ khỏe mạnh và thông minh là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương <br />
lai của cả dân tộc.Trẻ em là công dân tương lai của xã hội, là thế hệ măng non của <br />
đất nước nên ngay từ thủa lọt lòng, trẻ cần sự chăm sóc giáo dục chu đáo để phát <br />
triển toàndiện về cả thể chất lẫn trí tuệ.<br />
Từ khi sinh ra đến 6 tuổi trẻ luôn thích hoạt động, vận động tích cực. Vận <br />
động là sự chuyển động của cơ thể con người, trong đó có sự tham gia của hệ <br />
xương, hệ cơ và sự điều khiển của hệ thần kinh. Khi trẻ vận động, gân, cơ, khớp <br />
cùng phối hợp vận động và phát triển. Vì vậy, vận động có ý nghĩa quan trọng đối <br />
với sự phát triển thể chất của trẻ.Trẻ được vận động một cách phù hợp sẽ tạo <br />
điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hệ thần kinh, giúp cho quá trình cảm <br />
giác, tri giác, trí nhớ, tư duy phát triển tốt; đồng thời củng cố cho trẻ những kiến <br />
thức về sự vật hiện tượng xung quanh. Thông qua hoạt động phát triển vận động <br />
sẽ giúp trẻ có tinh thần tập thể, biết đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau...<br />
<br />
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, môi trường tự nhiên bị thu hẹp bởi các <br />
công trình xây dựng hiện đại khiến trẻ thiếu các khu vui chơi ngoài trời, ít cơ hội <br />
được hòa mình với cây cỏ. Trẻ mất dần tình yêu thiên nhiên, không còn thích nô <br />
đùa chạy nhảy mà khép mình trong thế giới riêng.Kém vận động thường dẫn đến <br />
ngại giao tiếp, ít tương tác xã hội, trẻ có xu hướng tự ti, lúng túng khi hoạt động <br />
tập thể, không thích giao lưu với bạn mới.Nhiều trẻ được tiếp xúc thường xuyên <br />
<br />
2<br />
Giải pháp trong công tác chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ tại <br />
trườngMầm non Họa Mi<br />
<br />
với các thiết bị công nghệ điện tử như ti vi, điện thoại gây ra những hậu quả khó <br />
lường như cận thị, thừa cân béo phì, trì trệ do lười vận động.Ngược lại, nhiều trẻ <br />
vì ít vận động nên hệ cơ xương không phát triển, suy dinh dưỡng thấp còi, chậm <br />
lớn, hệ miễn dịch kém.Một điều tưởng chừng như đơn giản lại bị bỏ qua trong <br />
hiện tại có thể ảnh hưởng đến tương lai tuổi dậy thì của trẻ sau này.<br />
<br />
Hiện nay, trên địa bàn huyện nói chung vàtrường Mầm non Họa Mi nói riêng <br />
đang tiếp tục nâng cao chất lượng chuyên đề phát triển vận động cho trẻ.Mặc dù <br />
chuyên đề này đã được đưa vào thực hiện từ năm học 2013 2014,nhưng trên thực <br />
tế khi tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ, giáo viên còn áp dụng <br />
phương pháp dạy học cũ, lối mòn, chưa chú trọng đến việc “Lấy trẻ làm trung <br />
tâm”; chưa lồng ghép tích hợp yếu tố văn học,... để gây cảm xúc tích cực cho trẻ. <br />
Hầu hết, ở tất cả hoạt động học, cô giáo là người hướng dẫn, trẻ là người phải <br />
thực hiện theo yêu cầu của cô. Mặc dù cô giáo luôn có vai trò động viên, khen ngợi <br />
trẻ kịp thời nhưng trẻ vẫn cảm thấy bị gò ép, không thoải mái, sợ sệt, dễ chánvì <br />
không được tự do vận động mà phải thụ động làm theo yêu cầu của cô.<br />
<br />
Vậy, làm thế nào để thiết kế các hoạt động này linh hoạt, sáng tạo nhằm lôi <br />
cuốn trẻ tham gia vào các hoạt độnggiáo dục phát triển vận độngmột cách tự giác, <br />
tích cực, hứng thú?Thấu hiểu sâu sắc tâm lý trẻ mầm non, qua thời gian dài trăn trở <br />
nghiên cứu và triển khai thực tế, năm học 20182019 này, tôi mạnh dạn thực hiện <br />
đề tài "Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục phát <br />
triển vận động cho trẻtại trườngMầm non Họa Mi ” nhằm thay đổi hình thức tổ <br />
chức, đổi mới phương pháp giảng dạy và xây dựng môi trường tốt phục vụ cho <br />
việc nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ.<br />
<br />
II. Mục đích nghiên cứu<br />
<br />
Tìm ra một số giải pháp nâng cao phát triển vận động cho trẻ trong trường <br />
<br />
Người thực hiện: Lê Thị Hằng<br />
3<br />
Giải pháp trong công tác chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ tại <br />
trườngMầm non Họa Mi<br />
<br />
Mầm non Họa Mi nhằm góp phần tích cực nâng cao sức khỏe, hình thành kỹ năng, <br />
kỹ xảo vận động và phát triển các tố chất thể lực nhanh nhẹn, mạnh mẽ, khéo léo, <br />
bền bỉ cho trẻđặc biệt là giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân, thấp còi.<br />
<br />
Phần thứ hai: Giải quyết vấn đề<br />
I. Cơ sở lí luận<br />
Nghị quyết Trung ương IV về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm <br />
sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân đã đề caoý nghĩa và vai trò của việc luyện <br />
tập thể dục, thể thao,qua đó ghi rõ: “Sức khỏe là vốn quí nhất của mỗi con người <br />
và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ <br />
quốc”.Bởi vậy, chú trọng phát triển vận động cho trẻ chính là cách thức phát triển <br />
sức khỏe dân tộc, là chìa khóa để Việt Nam mạnh mẽ vươn mình ra biển lớn.<br />
Vận động là sự hoạt động tích cực của các cơ quan, là một trong những điều <br />
kiện cơ bản để trẻ nhỏ nhận thức thế giới xung quanh. Theo TT28/2016 ngày 30 <br />
tháng 12 năm 2016 sửa đổi bổ sungChương trình Giáo dục mầm non, nội dung phát <br />
triển vận động cho trẻ mầm non, gồm:Tập động tác phát triển các nhóm cơ và hô <br />
hấp; Tập luyện các kĩ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận <br />
động; Tập các cử động bàn tay, ngón tay; các kĩ năng vận động như đi, chạy, <br />
nhảy,bò, tung bắt, némvà sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ.Phát triển vận động <br />
cho trẻ ở trường mầm nonkhông những được học trong các giờ vận động cơ bản <br />
mà còn phải được vận động trong nhiều khung giờ khác nhau như: Thể dục sáng, <br />
hoạt động ngoài trời, chơi trong góc, chơi với các dụng cụ thể dục, đồ chơi ngoài <br />
sân trường, tham gia vào các trò chơi vận động, trò chơi dân gian...<br />
Để làm được điều này, giáo viên cần chú trọng đặc điểm của lứa tuổi để <br />
xây dựng nội dung phát triển vận động khác nhau. Vận động của trẻ ở lứa tuổi nhà <br />
trẻ phát triển nhanh và tương đối nhịp nhàng, hoạt động cơ nhỏ ở bàn tay, ngón tay <br />
phối hợp tốt, trẻ có thể thực hiện nhiều hành động chơi khác nhau. Đối với trẻ 34 <br />
<br />
<br />
4<br />
Giải pháp trong công tác chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ tại <br />
trườngMầm non Họa Mi<br />
<br />
tuổi, quá trình cốt hóa diễn ra nhanh hơn, trẻ có khả năng thực hiện các hoạt động <br />
yêu cầu về sức mạnh, hệ thần kinh phát triển mạnh hơn. Trẻ có thể tập trung chú <br />
ý học, luyện tập trong khoảng 1015 phút liên tục. Tuy nhiên do quá trình hưng <br />
phấn mạnh hơn ức chế, trẻ có biểu hiện xung động cao, khó điều khiển hành vi <br />
theo yêu cầu giáo viên. Trẻ ở giai đoạn 45 tuổi có các phản xạ điều kiện được <br />
hình thành nhanh chóng song được củng cố rất chậm. Những thói quen vận động <br />
mới hình thành nếu không được lặp lại sẽ khó bền vững, dễ sai lệch. Riêng đối <br />
với trẻ 56 tuổi, trẻ trở nên cứng cáp hơn nhờ tỉ lệ cơ thể đã cân đối tạo tư thế <br />
vững chắc. Trẻ có ý thức vươn lên đạt thành tích cao trong luyện tập vận động, <br />
thói quen vận động được hình thành cụ thể hơn. Vì vậy, để trẻ khỏe mạnh với cân <br />
nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi, chương trình giảng dạy <br />
cần thực hiện các nội dung vận động cơ bản một cách hợp lý, theo n guyên tăc l<br />
́ ựa <br />
chọn vận động cho giờ thể dục:<br />
<br />
Trong mỗi giờ học thể dục thông thường giáo viên chỉ dạy một kĩ năng <br />
mới và để giúp trẻ luyện tập nâng cao, chính xác hóa các kĩ năng vận động giáo <br />
viên có thể kết hợp cho trẻ ôn luyện 1 2 kĩ năng vận động cũ dưới hình thức trò <br />
chơi vận động, hoặc ôn vận động cũ; <br />
<br />
Các vận động trong 1 giờ không trùng nhóm cơ, ví dụ: nếu vận động mới <br />
phát triển nhóm cơ tay (ném xa) thì vận động ôn phải là vận động phát triển nhóm <br />
cơ khác (chạy);<br />
<br />
Các vận động không nên cùng loại, ví dụ: nếu vận động mới là vận động <br />
di chuyển (bật xa) thì vận động ôn có thể là vận động thao tác (ném xa).<br />
<br />
II.Thực trạng<br />
<br />
1.Thuận lợi<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Thị Hằng<br />
5<br />
Giải pháp trong công tác chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ tại <br />
trườngMầm non Họa Mi<br />
<br />
Lãnh đạo địa phươ ng luôn quan tâm ủng hộ về kế hoạch của nhà trườ ng <br />
cũng như đồng tình cao trong vi ệc tuyên truyền phối hợp với các ban ngành, <br />
đoàn thể địa phươ ng về công tác giáo dục mầm non, nh ất là công tác tổ chức <br />
chuyên đề hàng năm.<br />
<br />
Trường có một số thiết bị cho việc phát triển vận động cơ bản.<br />
<br />
Có cây xanh bóng mát, sân chơi an toàn tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm <br />
với môi trường tự nhiên.<br />
<br />
Một số giáo viên đã sử dụng yếu tố văn học đểdẫn dắt logic theo tiết dạy.<br />
<br />
Một số phụ huynh nhiệt tình chia sẻ với giáo viên chủ nhiệm lớp về tình <br />
hình của trẻ ở nhà và luôn quan tâm đến trẻ thường xuyên dành thời gian trao đổi <br />
với cô giáo để cùng chăm sóc và giáo dục trẻ.<br />
<br />
Trẻ nhanh nhẹn hoạt bát thích vận động.<br />
<br />
Bản thân nhiều năm công tác tâm huyết với nghề,luôn luôn có ý thức phấn <br />
đấu vươn lên, thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu tài liệu như tạp chí, thông tin trên <br />
truyền hình... có liên quan, vận dụng vào công tác quản lý chỉ đạo việc chăm sóc và <br />
giáo dục trẻ nhất là việc thực hiện chuyên đềphát triển vận động cho trẻ.<br />
<br />
2.Khó khăn<br />
<br />
* Về phía nhà trường và giáo viên:<br />
<br />
Trang thiết bị, dạy học,dụng cụ luyện tập giáo dục phát triển vận động cho <br />
trẻ còn thiếu, diện tích đất ở điểm lẻ chật hẹp không có sân cho trẻ tập luyện.<br />
<br />
Giáo dục phát triển vận động cho trẻ mới chủ yếu tổ chức cho trẻ trên tiết <br />
dạy, giáo viên truyền thụ kiến thứcáp đặt cho trẻ làm theo; chưa chú ý đến rèn phát <br />
triển vận động cho trẻ ngoài tiết học; chưa chú ý đến việc sưu tầm đồ dùng tự tạo <br />
cho trẻ tham gia hoạt động ngoài trời;tổ chức các hoạt động phát triển vận động <br />
<br />
<br />
6<br />
Giải pháp trong công tác chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ tại <br />
trườngMầm non Họa Mi<br />
<br />
còn cứng nhắc chưa đổi mới hình thức tổ chức, chưa linh hoạt sáng tạo khiến trẻ <br />
gò bó chưa hứng thú học cho nên các hoạt động phát triển thể chất chưa đạt hiệu <br />
quả cao.<br />
<br />
Việc sử dụng các tác phẩm văn học hầu như chưa được giáo viên khai thác, <br />
vận dụng đưa vào sử dụng để làm tăng hứng thú say mê luyện tập cho trẻ.<br />
<br />
* Về phía phụ huynh:<br />
Đa phần phụ huynh chưa có kiến thức về giáo dục phát triển vận động cho <br />
trẻ nên chưa chú trọng đến việc tập luyện vận động cho con.Mặt khác, phụ <br />
huynhquá cưng chiều con, sợ con em bị va chạm, tổn thương khi tham gia các hoạt <br />
động thể dục thể thao, vì vậy mà tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân, thấp còi cao.<br />
*Khảo sát thực trạng cuối năm học 20172018 và đầu năm học 20182019<br />
<br />
TT Kết Khảo sát đầu năm học 20182019<br />
quả <br />
cuối <br />
năm <br />
học <br />
2017<br />
2018<br />
<br />
Đánh TS<br />
Nội Đánh giá<br />
giá GV<br />
dung<br />
TS T K ĐYC KĐYC T K ĐYC KĐYC<br />
Giáo viên nhận thứGV<br />
c vai trò của <br />
1 việc giáo dục phát triển vận <br />
động cho trẻ 18 5 8 5 17 5 8 4<br />
Sáng tạo trong việc thiết lập <br />
môi trường, các hoạt động giáo <br />
2<br />
dục phát triển vận động cho <br />
trẻ 18 4 5 9 17 4 5 8<br />
Sáng tạotrong việc lồng ghép <br />
tích hợp yếu tố văn học để <br />
3<br />
nâng cao phát triển vận động <br />
cho trẻ 18 4 5 9 17 4 5 8<br />
Làm tốt công tác phối hợp với <br />
phụ huynh để cùng làm đồ <br />
4 18 7 6 4<br />
dùng , dụng cụ, luyện tập cho <br />
trẻ 17 7 6 4<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Thị Hằng<br />
7<br />
Giải pháp trong công tác chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ tại <br />
trườngMầm non Họa Mi<br />
<br />
* Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra<br />
<br />
Từ kết quả khảo sát trên cho thấy việc thiết kế môi trường giáo dục trẻ <br />
hoạt động mới chỉ thể hiện ở hình thức “có”, chưa có chiều sâu, còn mang tính <br />
ápđặt theo giáo viên,do đó hiệu quả mang lại chưa cao. Giáo viên chưa thực sự <br />
năng động, sáng tạo, chưa lồng ghép tích hợp các nội dung khác vào chuyên đề <br />
phát triển vận động, làm cho các tiết học cứ lặp đi lặp lại theo một quy trình cứng <br />
nhắc.Mặt khác giáo dục phát triển vận động cũng chỉ gói gọn theo giáo trình giảng <br />
dạy cũ, không kích thích được sự tích cực, chủ động của trẻ, không thu hút trẻ <br />
tham gia vào các hoạt động một cách tích cực. Những điều này đã và đang ảnh <br />
hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ ở trường mầm non.<br />
<br />
III.Các giảipháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề<br />
<br />
Giải pháp 1:Chuẩn bị điều kiện vật chất và đảm bảo an toàn cho hoạt <br />
động phát triển vận động<br />
<br />
Biện pháp 1: Khảo sát, đánh giá thực trạng chất lượng dụng cụ cho hoạt <br />
động phát triển vận độngtại các lớpvà có kế hoạch tham mưu với các cấp lãnh <br />
đạo<br />
<br />
Để có cơ sở đưa ra kế hoạch nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận <br />
động cho trẻ phù hợp với thực tế của nhà trường, ngay từ đầu năm học, tôi đã tiến <br />
hành khảo sát thực trạng về số lượng, chất lượng các đồ dùng, dụng cụ luyện tập <br />
của trẻcho phát triển vận động trong nhà trường hiện có. <br />
<br />
Tại các lớp,sốlượng và chất lượng đồ dùng phục vụ cho hoạt động này còn <br />
thiếu nhiều và chấtlượng không đảm bảo.Cụ thể toàn trường 9 lớp mà chỉ còn 2 <br />
chiếc thang leo có thể sửdụng được,ghế thể dục sử dụng đã lâu khôngđảm bảo an <br />
toàn trong quá trình trẻ thực hiện vận động;đồ dùng của các nhóm lớp hầu như <br />
cũng trong tình trạng “có”nhưng chưa đủ hoặc làchất lượng đồ dùng không đảm <br />
<br />
<br />
8<br />
Giải pháp trong công tác chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ tại <br />
trườngMầm non Họa Mi<br />
<br />
bảo. Với các loại đồ dùng mua sẵn do ngân sách phục vụ chuyên môn có hạn,phụ <br />
huynh đóng góp tiền mua đồ dùng không cao do thu nhập của người nôngdân thấp <br />
nên số lượng đồ dùng mua hàng năm thường là không đủ...Trường chưa có khu <br />
phát triển thể chất riêng biệt, do đó các hoạt động thể chất thường phải thực hiện <br />
trong lớp vào những ngàytrời mưa,cộng thêm đồ dùng, đồ chơi thiếu dẫn đến đến <br />
chất lượng của hoạt động phát triển vận động chưa cao. <br />
<br />
Từ kết quả đánh giá này, tôi đã cùngban giám hiệu nhà trườngtham mưu với <br />
Lãnh đạo địa phương làm mái che sân trường cho tất cả các phân hiệu từ nguồn <br />
kinh phí xã hội hóa giáo dục, để có không gian cho trẻ học và chơi thuận lợi, đầu <br />
tư, trang bị bổ sung đầy đủ những đồ dùng, dụng cụ còn thiếu như ghế thể dục, <br />
cột bóng rổ, cột ném bóng, ...Đồng thời tôi chỉ đạo giáo viên tích cực tìm kiếm <br />
những phế liệu để làm thêm dụng cụ cho trẻ luyện tập như lốp xesơn màu cho <br />
đẹp rồi cột lại làm thang leo,làm cổng chui, chai sữa nhỏ rửa sạchdính lại làm gậy <br />
thể dục tập buổi sáng , vải vụn làm nơ, dây khâu bao xé nhỏ làm bông tua, vổ ốc, <br />
nắp chai chơi ô ăn quan và chơi cắp cua bỏ giỏ, vẽ xuống sàn những ô vòng hình <br />
các con vật ngộ nghĩnh cho trẻ bật nhảy chụm chân và tách chân…. Việc lựa chọn <br />
đồ dùng dụng cụ tập luyện cho trẻ rất quan trọng, là việc làm thường xuyên mà <br />
người giáo viên phải quan tâm.<br />
Biện pháp 2:Chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường phát triển vận động cho <br />
trẻ<br />
Đối với môi trường trong lớp:<br />
Cần có một góc nhỏ để sắp đặt các trang thiết bị, các đồ chơi, đồ dùng khác <br />
nhau, phù hợp khả năng của trẻ, khuyến khích trẻ thực hiện vận động mà trẻ thích <br />
và có thể. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Thị Hằng<br />
9<br />
Giải pháp trong công tác chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ tại <br />
trườngMầm non Họa Mi<br />
<br />
Tạo môi trường giáo dục phát triển vận động cho trẻ là việc làm rất quan <br />
trọng có ảnh hưởng rất lớn tới sự vận động của trẻ.Trang trí lớp học xanh, sạch, <br />
đẹp, sinh động, hấp dẫn phù hợp tâm lý trẻ nhỏhứng thú tham gia vận động.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Góc vận động trong lớp<br />
<br />
Các lớp học được trang bị đầy đủ theo danh mục đồ dùng đồ chơi tối thiểu <br />
về nội dung giáo dục phát triển vận độngtheo chương trình giáo dục mầm non. <br />
Mỗi lớp đều có góc vận động sắp xếp nhiều đồ chơi sáng tạo, tạo cơ hội cho trẻ <br />
được vận động mọi lúc, mọi nơi theohướng mở.Góc vận động trang bị các loại <br />
bóng, bowling,túi cát, vòng, gậy thể dục, nơ, bông tua,...Cần sắp xếp sao đểở <br />
những nơi trẻ thuận tiện sử dụng kích thích, khêu gợi hứng thú, tích cực vận động <br />
của trẻ. <br />
<br />
Đối với môi trường ngoài lớp học: <br />
<br />
Các khu vực trên sân cũng được bố trí hợp lý, tăng cường đủ các nội dung <br />
chơi, chú trọng phát triển cả vận động thô và vận động tinh.Các đồ chơi tự tạo <br />
cũng được quan tâm, bố trí xem kẽ với đồ chơi hiện đại để trẻ được luyện tập các <br />
kỹ năng vận động cơ bản : Đi, chạy, nhảy, bò, trườn, trèo, tung, ném…. Các đồ <br />
chơi sáng tạo do giáo viên tự làm đều là những đồ chơi đạt giải cấp trường được <br />
<br />
<br />
10<br />
Giải pháp trong công tác chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ tại <br />
trườngMầm non Họa Mi<br />
<br />
nhân rộng và làm thêm mới: thang leo, sân đá bóng mini, cổng chui, bộ chơi cầu <br />
lông, bộ ném bóng,cầu khỉ… từ các nguyên vật liệu thu gom phế thải được phụ <br />
huynh ủng hộ như: lốp xe, bìa cát tông, tre….<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đồ chơi ngoài trời giáo viên tự làm<br />
<br />
Để việc khai thác, sử dụng hiệu quả thiết bị, đồ chơi cho trẻ phát triển vận <br />
động, trường đã bố trí cho các lớp luân chuyển khu vực chơi theo lịch để mọi trẻ <br />
có cơ hội tham gia chơi những đồ chơi khác nhau trong khuôn viên trường.<br />
<br />
Sắp xếp đồ chơi ngoài trời hợp lý,các khu vực chơi đảm bảo an toàn, dễ <br />
quan sát trẻ, tuân theo nguyên tắc đảm bảo nhiều cơ hội cho trẻ vận động, sáng <br />
tạo. <br />
<br />
Tạo khoảng trống của sân trường cho trẻ có không gian tập thể dục buổi <br />
sáng, trẻ có địa điểm để tham gia các hoạt động phát triển thể chất. <br />
<br />
Chỉ đạo giáo viên chuẩn bị không gian và dụng cụ trước khi tổ chức hoạt <br />
động<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Thị Hằng<br />
11<br />
Giải pháp trong công tác chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ tại <br />
trườngMầm non Họa Mi<br />
<br />
Mỗi hoạt động giáo dục thể chấtcó các đặc tính khác nhau, do đó địa điểm <br />
tổ chức vận động cũng cần được chú trọng để phù hợp với nội dung bài học. <br />
Trước khi tổ chức hoạt động vận động, giáo viên cầnbố trí đủ dụng cụ để tập các <br />
bài tập phát triển chung, tạo sự thích thú cho trẻ như: vòng, cờ, nơ, gậy… ; vận <br />
động cơ bản tùy theo từngnội dungmà giáo viên chuẩn bị dụng cụ và không gian <br />
cho trẻ thực hành.Các trò chơivận động mang tính chất tập thể thường có số lượng <br />
người tham gia chơi đông,đòi hỏi địa điểm chơi phải rộng như trò chơi:“đuổi <br />
bắt”,“chạy tiếp sức”,“ nhảy bao bố”... nên tổ chức cho trẻ chơi sân trường bằng <br />
phẳng đảm bảo an toàn và đủ diện tích cho trẻ chơi. Vào những ngày thời tiết hay <br />
mưa sân trường ướt, trơn, giáo viên có thể cho trẻ học môn giáo dục thể chất ở <br />
trong lớp; ở những điểm lẻ sân tập chật hẹp thì giáo viên thay đổi lớp tập trước, <br />
lớp tập sau. Những tháng thời tiết nắng nhiều, giáo viên cho trẻ hoạt động bằng <br />
các hoạt động dưới bóng cây, vào đầu giờ học buổi sáng.<br />
<br />
Phát động phong trào làm đồ dùng, dụng cụ cho trẻ luyện tập<br />
<br />
Hiện nay đồ dùng, có rất nhiều trên thị trường, tuy nhiên xét về phương <br />
diện giáo dục thì chúng không thể để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu và mục đích của <br />
chương trình dạy học ở trường mầm non, ảnh hưởng đến kinh tế của các bậc phụ <br />
huynh. Vì vậy,muốn tổ chức hoạt động giáo dục thể chất đạt kết quả cao, mỗi <br />
giáo viên nên tạo ra đồ dùng, dụng cụ luyện tập cho lớp mình .Đồ dùng, đồ chơi tự <br />
tạo có muôn hình, muôn vẻbởichúng được tạo ra từ nguyên vật liệu phế thải dễ <br />
kiếm, dễ làm.Đồ dùng, đồ chơi sáng tạogóp phần nâng cao và hình thành mối quan <br />
hệ thân thiện, tự tin giữa cô và trẻ và giữa trẻ với nhau.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
Giải pháp trong công tác chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ tại <br />
trườngMầm non Họa Mi<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đồ dùng, dụng cụ luyện tập cho trẻ do giáo viên tự làm<br />
<br />
Mỗi giáo viên trước khi tổ chức một hoạt động cho trẻ, hay chơi một trò <br />
chơi cần phải tìm hiểu về nội dung của vận động, cách chơi và luật chơi cũng như <br />
việc sử dụng những dụng cụ gì cho trẻ luyện tập để từ đó tạo ra những bộ đồ <br />
dùng, dụng cụ luyện tập cho phù hợp với đề tài và trẻ.<br />
<br />
Giải pháp 2:Nâng cao chất lượng phát triển vận động qua các hoạt động <br />
giáo dục và thực hiện công tác tuyên truyền<br />
<br />
Biện pháp1: Chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượngphát triển vận động ở <br />
các hoạt động trong ngày<br />
<br />
Giờ thể dục buổi sáng:<br />
<br />
Như chúng ta đã biết, thể dục buổi sáng góp phần tăng cường các quá trình <br />
sinh lí trong cơ thể sau giấc ngủ dàicó khả năng gây mệt mỏi, đặc biệt là ở trẻ <br />
mầm non. Buổi sáng ngay sau khi trẻđến lớp, tập thể dục đơn giản giúp trẻ tập hít <br />
thở sâu, điều hòa nhịp thở, tăng cường quá trình trao đổi chất và tuần hoàn trong cơ <br />
thể, giúp các khớp dây chẳng được mềm dẻo, linh hoạt, đồng thời hỗ trợ cho trẻ <br />
những hoạt động trong ngày của trẻ thêm nhịp nhàng, nhanh nhẹn, tạo cho trẻ tâm <br />
trạng thỏa mải, vui tươi đón ngày hoạt động mới. Vì vậy, tôi đã lên thời gian biểu <br />
<br />
Người thực hiện: Lê Thị Hằng<br />
13<br />
Giải pháp trong công tác chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ tại <br />
trườngMầm non Họa Mi<br />
<br />
để giáo viên tập thể dục buổi sáng cho trẻ vào một giờ nhất định 7h 30 sáng sau <br />
giờ đón trẻ, thời gian tập cho trẻ tùy theo từng độ tuổi,đối với trẻ nhà trẻ thời gian <br />
tập 810 phút, trẻ mẫu giáo tập 15 20 phút. Trang bị dụng cụ như gậy nơ, <br />
cờ,vòng , bông tua,…và thường xuyên thay đổi dụng cụ kết hợp với nhạctheo chủ <br />
đề để tạo hứng thú cho trẻ.<br />
<br />
Ví dụ: Ở chủ đề “Thế giới động vật” có thể chọn bài: “Con cào cào" hoặc <br />
các bài hát vui nhộn, nhí nhảnh như bài "Gà trống, mèo con và cún con” hoặc một <br />
số con vật khác phù hợp. <br />
<br />
Thể dục sáng được thay đổi phần nhạc kết hợp những bài tập dân vũ mới lạ <br />
giúp trẻ hứng thú hơn song vẫn đảm bảo phát triển các nhóm cơ theo yêu cầu của <br />
chương trình. <br />
<br />
Giờ dạo chơi ngoài trời<br />
<br />
Tổ chức cho trẻ chơi với các đồ chơi ngoài trời dướ i sự giám sát của giáo <br />
viên như: Chui qua c ổng, trèo lên xuống thang, đá bóng, đánh cầu lông…<br />
<br />
Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động, trò chơi dân gian như: ô ăn <br />
quan,kéo co, đi cà kheo, vẽ phấn, ch ơi v ới cát nướ c...Làm kèn bằng lá chuối, làm <br />
con trâu bằng lá mít…phát triển vận động tinh. Tổ chức cho trẻ nhổ cỏ, nh ặt lá <br />
cây, xếp hột hạt để giúp trẻ giúp trẻ phát triển cơ tay…<br />
<br />
Giờ hoạt động có chủ đích(tiết học thể dục)<br />
<br />
Trước đây giờ học thể dục vẫn còn một số thực trạng chung đó là: Giáo <br />
viên thực hiện thường xuyên, nhưng hiệu quả giáo dục không cao, do giáo viên còn <br />
lúng túng khi lựa chọn nội dung, còn áp dụng phương pháp dạy họccũ cô giáo làm <br />
mẫu và trẻ làm theo, trẻ ít được tương tác với đồ dùng.Vì vậy, tôi đã chỉ đạo giáo <br />
viên đổi phương pháp dạy học theo quan điểm “Lấy trẻ làm trung tâm”. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
Giải pháp trong công tác chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ tại <br />
trườngMầm non Họa Mi<br />
<br />
Lựa chọn nội dung vận động cho giờ học phù hợp với đặc điểm của trẻ theo <br />
độ tuổi; phù hợp với đặc điểm thực tiễn phát triển vận động của trẻ ở từnglớp; <br />
Tổ chức giờ học cho trẻ với hình thức “học mà chơi,chơi bằng học” trẻ được nói <br />
lên ý tưởng, suy nghĩ của mình với những đồ dùng, dụng cụ mà cô giáo đã chuẩn bị <br />
sẵn. Ví dụ như tiết học: “bật chụm chân và tách chân qua các ô vòng”, cô cho trẻ <br />
chơi tự do với những chiếc vòng( lăn ,xếp chồng lên nhau,…); sau đó cô gợi ý hỏi <br />
trẻ xem nên chơi gì và chơi như thế nào với những chiếc vòng này ( bật chụm <br />
chân, tách chân,…).<br />
<br />
Để giờ học thực sự hướng đến trẻ,“Lấy trẻ làm trung tâm”, giáo viên phải <br />
nắm bắt được tâm lý chung của trẻ, phải hiểu và quan tâm đến những điều trẻ <br />
thích. Lứa tuổi mầm non thường hồn nhiên, ngây thơ,nên mỗi giờ học cần lồng <br />
ghép tích hợp những yếu tố phù hợp như những câu chuyện, bài thơ, đồng dao, ca <br />
dao,…mới mang lại thành công.<br />
<br />
Thực tế tổ chức hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ không chỉ <br />
phát triển về thể lực mà còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, nhận thức phát triển tình <br />
cảm xã hội và thẩm mỹ. Với mỗi đề tài, tôi chỉ đạo giáo viên phải tìm hiểu nghiên <br />
cứu trước khi sưu tầm, lựa chọn các tác phẩm văn học để xây dựng bài học theo <br />
chủ đề. Một câu chuyện, hay bài thơ được kết hợp dẫn dắt phần mở đầu nội dung <br />
cho đến kết thúc hoạt động sẽ kích thích trẻ sự tò mò hấp dẫn trong trẻ.<br />
<br />
Ví dụ: Hoạt động giáo dục thể chất với nội dung thực hiện “Bò chui qua <br />
cổngném bóng vào đích”, “Chủ đề Chú bộ đội” có thể tóm tắt cho trẻ nghe thơ <br />
“chú bộ đội hành quân trong mưa” các chú bộ đội hành quân, đường đi hành quân <br />
phải trèo đèo lội suối vượt qua nhiều chặng đường nguy hiểm.<br />
<br />
+ Phần khởi động: cho trẻ đi hành quân, đi kết hợp các kiểu đi mũi chân, má <br />
chân, gót chân.<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Thị Hằng<br />
15<br />
Giải pháp trong công tác chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ tại <br />
trườngMầm non Họa Mi<br />
<br />
+ Trọng động: Tập luyện bò chui qua cổng, ném bóng vào đích, tiếp theo đó <br />
cho trẻ thi đua giữa các trẻ với nhau, trẻ rất hứng thú tích cực tham gia hoạt động.<br />
<br />
+ Phần hồi tĩnh:Các chú bộ đội gửi tặng mỗi bạn một niềm mơ ước sau này <br />
lớn lên sẽ trở thành các chú bộ đội“Trẻ đi nhẹ nhàng trên nền nhạc du dương”.<br />
<br />
Ngoài các bài thơ giáo viên còn có thể áp dụng cáccâu chuyện như “Tích <br />
Chu”, “Cây tre trăm đốt”,… ca dao, đồng dao để gây hứng thú dạy trẻ, kích thích <br />
trẻ tích cực tham gia các hoạt động.<br />
<br />
Tổchức"ngày hội thể dục thể thao" cấp tr ườngnâng cao chất lượ ng phát <br />
triển vận động cho trẻ<br />
<br />
Cùng với phương châm “học mà chơi, chơi mà học”, ngoài những hoạt động <br />
học tập, vui chơi, chúng ta cũng cần quan tâm đến các hoạt động ngoại khóa của <br />
trẻ. Tổ chức ngày hội thể thao kích thích lòng yêu thể dục, thể thao, góp phần <br />
củng cố và hoàn thiện kĩ năng vận động ở trẻ, tạo không khi thi đua, rèn luyện thể <br />
dục giữa trẻ các lớp trong trường.<br />
<br />
"...Muốn khỏe mạnh thì hãy tập thể thao<br />
Ai muốn khoẻ đẹp thì xin tập thể thao"<br />
<br />
Những câu hát ngộ nghĩnh, giàu hình ảnh trong bài hát:“Con Cào Cào” của <br />
nhạc sĩ Khánh Vinhđược các bé trường Mầm non HọaMi thuộc làu trongngày <br />
"Hộithểdục, thể thao” cấp trường.Hoạt động thường niên này của nhà trường <br />
được đông đảo học sinh hứng thú tham gia, góp phần rèn luyện cơ thể trẻ, khích <br />
lệ lòng yêu thích thể dục, thể thao, tạo không khíthi đuasôi nổi giữa các lớp trong <br />
trường.<br />
<br />
Với nội dung phong phú, thiết thực, hình thức nhẹ nhàng, ngắn gọn, nghiêm <br />
túc và sáng tạo, trẻ được trải qua các phần thi: <br />
<br />
Phần thi thứ nhất: “Diễu hành”.<br />
<br />
<br />
16<br />
Giải pháp trong công tác chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ tại <br />
trườngMầm non Họa Mi<br />
<br />
Phần thi thứ hai: “Đồng diễn”.<br />
<br />
Phần thi thứ ba : “Tài năng, bé yêu”.<br />
<br />
Phần thi thứ tư : “Đoàn kết phối hợp chung sức”.<br />
<br />
Phần thi thứ nhất"diễu hành":Là phần thi chào hỏi các đội sẽ đi các kiểu đi <br />
theo nhạc mà ban tổ chức đã chuẩn bị sẵnsao cho chuyển tiếp giữa phần này với <br />
phần khác được kết hợp hài hòa với các điệu nhạc khác nhau: Vui nhộn, nhí nhảnh và <br />
du dương trầm bổngđể trẻ giới thiệu về đội chơi của mình.<br />
<br />
Phần thi thứ hai"đồng diễn": Phần thi này được tổ chức cho trẻ tập các <br />
động tác tay, chân, bụng, bật tập kết hợp với dụng cụ thể dục.<br />
<br />
Phần thi thứ ba“Tài năng, bé yêu”: Các đội tham gia hội thi phải thể hiện tài <br />
năng của mình bằng một bài biểu diễn Earobic.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trẻ thể hiện tài năng bằng bàiEarobic<br />
Phần thi thứ tư“Đoàn kết phối hợp chung sức": Phần thi này được tổ chức <br />
cho trẻ tập các bài tập khác nhau để các lớp thi đua với nhau nhằm mục đích phát <br />
triển kỹ năng nhanh nhẹn, khéo léo của từng độ tuổi. Các đội thi cùng thực hiện <br />
các trò chơi vận động như sau: kéo co, nhảy bao bố.<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Thị Hằng<br />
17<br />
Giải pháp trong công tác chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ tại <br />
trườngMầm non Họa Mi<br />
<br />
Hình ảnh con trẻ vui đùa, chạy nhảy cùng bạn đồng trang lứa có lẽ chính là <br />
kỉ niệm đẹp, trong trẻo nhất của lứa tuổi mầm non trong lòng cô và cha mẹ. Trẻ có <br />
thể chứng minh bản thân đã lớn trong các trò chơi vận động, thể hiện năng khiếu, <br />
cá tính riêng để từ đó cha mẹ hiểu thêm về những đứa trẻ đáng yêu của mình. <br />
<br />
Ngoài các nội dung trên để phát triển vận động cho trẻ, giáo viên không chỉ <br />
quan tâm tới các tiết học, hoạt động ngoài trời,… mà còn chú ý rèn cho trẻ thói <br />
quen lao động tự phục vụ như: tự rửa tay, rửa mặt, vệ sinh góc chơi, tự cởi quần <br />
áo, đeo cặp, cất cặp, giúp cô trực nhật làm những việc vừa sức.<br />
<br />
Biện pháp 2: Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền phối hợp với <br />
phụ huynh và cộng đồng để nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ<br />
<br />
Nhiều bậc cha mẹ có quan điểm sai lầm khi chú trọng phát triển trí tuệ hơn <br />
việc phát triển thể chất hoặc vô tình lãng quên giá trị của vận động trong hành <br />
trang khôn lớn của con. Do đó, ngay từ đầu năm học, tôi đã chỉ đạo giáo viên xây <br />
dựng nội dung và các hình thức tuyên truyền về nội dung giáo dục phát triển vận <br />
động cho trẻ trong năm học với mục tiêu hướng đến nâng cao hiểu biết của cha <br />
mẹ và cộng đồng về sự cần thiết phải xây dựng môi trường vận động an toàn và <br />
phát triển vận động bên trong, bên ngoài lớp học. Việc tuyên truyền được thông <br />
qua các hình thức cụ thể như sau:<br />
<br />
Thông qua các hội thi, lễ của nhà trường, giáo viên tạo điều kiện cho cha mẹ <br />
trực tiếp tham gia cùng con hoặc tham gia tổ chức chương trình cùng nhà trường, <br />
hay đơn giản là đến cổ vũ động viên tinh thần trẻ phấn đấu.<br />
<br />
Trong buối họp phụ huynh thông báo những trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi, <br />
hay những trẻ thừa cân béo phì để phụ huynh biết. Giáo viên phân tích cho phụ <br />
huynh biết thêm một trong những nguyên nhân gây ra cho trẻ béo phì là do ít vận <br />
động, hoặc là trẻ thấp còi có thể cải tạo tình trạng này bằng một số bài tập thể <br />
dục như: đu tay, chơi bóng rổ...Ngoài ra, giáo viên còn chia sẻ các kết quả mà cô <br />
<br />
18<br />
Giải pháp trong công tác chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ tại <br />
trườngMầm non Họa Mi<br />
<br />
trò đã đạt được trong nội dung phát triển vận động để thúc đẩy tinh thần của phụ <br />
huynh.<br />
<br />
Tuyên truyền phụ huynh cùng nhau góp sức làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ <br />
chơi ngoài trời như tận dụng lốp xe cũ, tre gỗ có sẵn, thùng phi, thùng gỗ… làm <br />
xích đu làm cổng , làm cầu bập bênh, làm đồ chơi cho trẻ leo trèo hay tập đi thăng <br />
bằng… góp sức cùng cô và trẻ làm đồ dùng, học liệu để dạy trẻ học hoặc giúp đỡ <br />
trang trí lớp học... <br />
<br />
Tuyên truyền phụ huynh tăng cường đưa trẻ tham gia các hoạt động giao <br />
lưu, dạo chơi dã ngoại, tham quan cùng với gia đình, bạn bè, cho trẻ tự mang vác <br />
một số đồ dùng cá nhân vừa sức, cho trẻ đi bộ, leo trèo có sự quan sát của người <br />
lớn để tăng cường dẻo dai, sức bền, rắn chắc xương tăng cường sức khỏe đồng <br />
thời giáo dục trẻ tính tự lập, lòng kiên nhẫn, chịu khó, tự phục vụ mình, không <br />
trông chờ vào người khác…<br />
<br />
Đối với các hoạt động trong ngày: Ở nhà bố mẹ không làm thay hết mọi <br />
việc cho trẻ mà tập cho trẻ làm những công việc đơn giản vừa sức. Cha mẹ cùng <br />
trẻ chuẩn bị và sắp xếp hợp lý trang phục cho trẻ để khi đến lớp. Trẻ được thoải <br />
mái vận động, chạy nhảy. Phụ huynh không nên gò ép con cái trong khuôn khổ hay <br />
đặt các quy định nghiêm khắc quá mức khiến trẻ nhút nhát, ngại vận động.<br />
<br />
Qua biện pháp này tôi thấy hầu hết phụ huynh đều có nhận thức về phát <br />
triển vận động cho trẻ, quan tâm hơn đến việc chăm sóc nuôi dưỡng cũng như phát <br />
triển thể lực cho trẻ nên thể chất của học sinh trong trường được nâng lên rõ rệt. <br />
Một số phụ huynh rất phấn khởi khi được tham dự các hoạt động của các con.<br />
<br />
Thêm vào đó, lãnh đạo địa phương đã tạo điều kiện mọi mặt cho công tác <br />
tuyên truyền cũng như vận động nhân dân, phụ huynh, hỗ trợ kinh phí đầu tư mua <br />
sắm các đồ dùng hiện đại nhưcầu trượt liên hoàn, xích đu, cho các lớp, góp phần <br />
<br />
Người thực hiện: Lê Thị Hằng<br />
19<br />
Giải pháp trong công tác chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ tại <br />
trườngMầm non Họa Mi<br />
<br />
nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong nhà trường, đáp ứng được yêu cầu đổi mới <br />
của ngành giáo dục.<br />
<br />
IV. Tính mới của giải pháp<br />
<br />
Qua đề tài này, tôi đã đưa ra những biện pháp nhằm thay đổi lối mòn trong <br />
việc tổ chức các hoạt động cho một giờ thể dục cứng nhắc trong việc áp dụng <br />
lượng vận động chođộ tuổi theo quy định, ít chúý đến cá biệt hóa các trẻ trong lớp. <br />
Mỗi ngày đi học của trẻ nên là khoảng thời gian tươi đẹp và vui vẻ nhất, do đó, cô <br />
giáo – những người mẹ thứ hai dịu hiền phải biết cách khéo léo lồng ghép nội <br />
dung phát triển vận động vào các hoạt động trong ngày cho trẻ. Tạo cho trẻ cơ hội <br />
tham gia các trò chơi vận động trong giờ học thể dục một cách thoải mái và phù <br />
hợp với khả năng vận động.Ngoài ra,văn học được xem là một trong những <br />
phương tiện giáo dục trẻ phát triển toàn diện, giúp trẻ tham gia hoạt động tích cực, <br />
tự giác, đạt hiệu quả cao trong các tiết học thể dục.Tất cả hướng đến mục tiêu <br />
của nâng cao giáo dục phát triển vận động, đáp ứng được tinh thần giáo dục “lấy <br />
trẻ làm trung tâm”.<br />
<br />
V. Hiệu quả sáng kiến kinh nghi ệm<br />
<br />
Sau khi triển khai đề tài này, tôi nhận thấy hiệu quả giáo dục phát triển vận <br />
động cho trẻ trong trường Mầm non Họa Mi đã được nâng cao rõ rệt. Trẻ hứng thú <br />
và mạnh dạn hơn trong các giờ học, thoải mái bộc lộ năng khiếu vận động, thể <br />
hiện niềm vui thích đáng yêu của lứa tuổi, quyết đoán hơn khi đưa ra các quyết <br />
định hàng ngày. Kĩ năng vận động của trẻ được rèn luyện khá tốt thông qua các hội <br />
thi thể thao, tinh thần đồng đội được hình thành khi các lớp cùng thi đua trong các <br />
trò chơi vận động. <br />
<br />
Giáo viên hiểu sâu hơn về nội dung phát triển vận động, từ đó có thêm kỹ <br />
năng xây dựng các hoạt động giáo dục phát triển vận động chotrẻ,hình thức vận <br />
động linh hoạt, xuyên suốt trong các hoạt động hàng ngày và được tích hợp nhiều <br />
<br />
20<br />
Giải pháp trong công tác chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ tại <br />
trườngMầm non Họa Mi<br />
<br />
nội dung hấp dẫn như âm nhạc, truyện, ca dao, trò chơi vận động... làm mềm hóa <br />
nội dung bài học. Giáo viên đã xác định rõ mục tiêu phát triển vận động của trẻ ở <br />
trong trường mầm non là nâng cao thể lực, giảm tỉ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng nhẹ <br />
cân, thấp còi. <br />
<br />
* Bảng so sánh kết quả cuối năm học 2017 – 2018 và cuối năm học 20182019<br />
<br />
TT Kết Kết quả cuối năm học 20182019<br />
quả <br />
cuối <br />
năm <br />
học <br />
2017<br />
2018<br />
<br />
Đánh TS<br />
Đánh giá<br />
Nội giá GV<br />
dung TS T K ĐYC KĐ T K ĐYC KĐYC<br />
GV YC<br />
Giáo viên nhận thức vai trò <br />
1 của việc giáo dục phát triển 18<br />
5 8 5 17 12 5 0<br />
vận động cho trẻ<br />
Sáng tạo trong việc thiết lập <br />
môi trường, các hoạt đông <br />
2 18 4 5 9 17 9 6 2<br />
giáo dục phát triển vận động <br />
cho trẻ <br />
Sáng tạotrong việc lồng ghép <br />
tích hợp yếu tố văn học để <br />
3 18 4 5 9 17 9 5 3<br />
nâng cao phát triển vận động <br />
cho trẻ<br />
Làm tốt công tác phối hợp <br />
với phụ huynh để cùng làm <br />
4 18 7 6 4 17 12 5 0<br />
đồ dùng , dụng cụ, luyện tập <br />
cho trẻ <br />
<br />
Phần thứ ba : Kết luận,kiến nghị<br />
<br />
I.Kết luận<br />
<br />
Vì tương lai nâng cao tầm vóc người Việt, giáo dục phát triển vận động cho <br />
trẻ mầm non là bước đi đầu tiên trên một chặng đường dài.Giáo dục thể chất cho <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Thị Hằng<br />
21<br />
Giải pháp trong công tác chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ tại <br />
trườngMầm non Họa Mi<br />
<br />
trẻ mầm non là vấn đề cũ nhưng vẫn cần những phương pháp mới, những “chiếc <br />
bình mới” để thúc đẩy mục tiêu ấy mau chóng thành công tốt đẹp. <br />
<br />
Để làm được điều này, tôi đã bồi dưỡng cho giáo viên nắm vững các phương <br />
pháp, đổi mới hình thức tổ chức phát triển vận động cho trẻ. Các lớp được tạo môi <br />
trường theo các góc, có không gian cho trẻ phát triển vận động. Nâng cao phát <br />
triểnvận động làm tăng quá trình tuần hoàn hô hấp, thay đổi trạng thái cơ thể giữa <br />
các hoạt động, không chỉ góp phần nâng cao nhận thức mà còn giúp trẻ phát triển <br />
ngôn ngữ và trí tưởng tượng. Trường học chú trọng đầu tư cơ sở vật chất khang <br />
trang, đầy đủ. Phụ huynh và địa phương hiểu rõ về ý nghĩa của vận động nên đã <br />
tích cực hưởng ứng, hỗ trợ các hoạt động của nhà trường.Giáo dục thể chất cho <br />
trẻ mầm non mang nhiều ý nghĩa trong những năm tháng định hình tính cách cũng <br />
như suy nghĩ của trẻ. Để mỗi ngày của trẻ đến trường, là“ học mà chơi, chơi bằng <br />
học học”, những tiết học cần lồng ghép sinh động những hoạt động hấp dẫn, thu <br />
hút sự chú ý của các em. Vươn cao thể chất chính là nền tảng cho trí tuệ trẻ ngày <br />
càng vươn xa. <br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤMSKKNCẤP TRƯỜNG<br />
<br />
…………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………........................<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA HỌC<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
22<br />
Giải pháp trong công tác chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ tại <br />
trườngMầm non Họa Mi<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
ST TÊN TÀI LIỆU TÁC GIẢNHÀ XUẤT BẢN<br />
T<br />
<br />
1 Những sáng kiến kinh nghiệm chọn Nhà xuất bản Giáo dục Việt <br />
lọc Nam <br />
<br />
2 Thông tư 28/2016 sửa đổi bổ sung Nhà xuất bản Giáo dục Việt <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Thị Hằng<br />
23<br />
Giải pháp trong công tác chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ tại <br />
trườngMầm non Họa Mi<br />
<br />
<br />
Chương trình GDMN Nam<br />
<br />
3 Hướng dẫn tổ chức các hoạt động Nhà xuất bản Giáo dục Việt <br />
giáo dục phát triển vận động cho trẻ Nam<br />
trong trường mầm non<br />
<br />
4 mạng internet ( Google.com.vn)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
24<br />